Tải bản đầy đủ (.doc) (94 trang)

Phong cách nghệ thuật tú mỡ trong dòng nước ngược

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (432.6 KB, 94 trang )

1
Bộ giáo dục và đào tạo
Trờng Đại học vinh
= = = = =*** = = = = =

Nguyễn doãn Quỳnh

Phong cách nghệ thuật tú mỡ
Trong Giòng nớc ngợc

Chuyên ngành lý luận văn học
Mã số: 60.22.32

Ngời hớng dẫn:
TS. Biện minh điền

VINH, 2006


2

Mở đầu
1. Mục đích và ý nghĩa của đề tài
1.1. Văn học trào phúng là một hiện tợng lớn, một dòng độc đáo trong
lịch sử văn học dân tộc, có sự nối tiếp từ trung đại đến hiện đại với nhiều phong
cách đặc sắc. Việc tìm hiểu, nghiên cứu nó đang là một yêu cầu cấp thiết.
1.2. Tú Mỡ là một hiện tợng trào phúng xuất sắc của văn học Việt Nam
hiện đại. Nhng những nghiên cứu về ông còn ít ỏi. Phong cách nghệ thuật của
Tú Mỡ là gì cho đến nay vẫn đang còn là một vấn đề bỏ ngỏ.
Giòng nớc ngợc là tác phẩm xuất sắc thể hiện đầy đủ bút lực trào phúng
của Tú Mỡ. Có thể nói đây là tác phẩm thể hiện rõ nhất, tập trung nhất cho


phong cách trào phúng của ông. Luận văn khảo sát Giòng nớc ngợc nhằm mục
đích xác định những đặc điểm cơ bản của phong cách nghệ thuật Tú Mỡ đợc
thể hiện qua tác phẩm xuất sắc này
1.3. Văn học trào phúng trong nhà trờng chiếm một phần quan trọng.
Nghiên cứu phong cách nghệ thuật Tú Mỡ qua tập thơ xuất sắc nhất của ông,
chúng tôi hy vọng góp thêm một tiếng nói cho việc tìm hiểu Tú Mỡ cũng nh
lịch sử văn học trào phúng Việt Nam, nhất là lịch sử văn học ở một giai đoạn
đặc thù (1930-1945).
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Hiện đã có một số bài viết phân tích, đánh giá về thơ trào phúng của Tú
Mỡ qua mấy tập thơ Giòng nớc ngợc. Song các bài viết đó mới chỉ dừng lại ở
tính chất giới thiệu, phê bình mà cha có sự nghiên cứu toàn diện sâu sắc trên tất
cả mọi vấn đề. Những bài viết đó đã đợc tác giả Mai Hơng su tầm và tuyển
chọn trong cuốn Tiếng cời Tú Mỡ do nhà xuất bản Văn hoá - Thông tin ấn hành
năm 2000. Sau đây xin đợc tóm lợc một vài nét những tìm tòi, đánh giá về Tú
Mỡ trong những bài nghiên cứu đã đợc tập hợp lại trong cuốn sách này.
Nhà nghiên cứu văn học Vũ Ngọc Phan đã giành cho Tú Mỡ một vị trí
trang trọng trong cuốn Nhà văn hiện đại với những nhận xét khái quát. Ông
thấy: Hai tập thơ Giòng nớc ngợc có cái giọng bình dân rất trong sáng chúng
ta vốn a thích xa nay. Giọng đùa cợt lẳng lơ của Hồ Xuân Hơng, giọng nhạo
đời của Trần Tế Xơng, giọng thù ứng ý nhị của Nguyễn Khắc Hiếu, giọng giao
duyên tình tứ của Trần Tuấn Khải, từng ấy giọng thơ nay có cả trong thơ trào
phúng của Tú Mỡ (dẫn theo Mai Hơng) [19, 9- 13]. Vũ Ngọc Phan còn thấy đợc Tú Mỡ viết rất nhiều lối thơ, vừa bình dân vừa cổ điển, vừa hiện đại: Lối


3
giễu nhại, lối phong giao, thù hứng, hát xẩm, văn tế, rồi cả phú và văn chầu
mà lối thơ nào cũng đều hay cả. Về bố cục ông nói thơ Tú Mỡ chính là
những bài ca dao dài, có cú pháp rõ ràng, có những lớp t tởng rõ rệt. Nh vậy
tuy không có sự phân tích cụ thể nhng Vũ Ngọc Phan đã chỉ ra đợc một số phơng diện đặc trng về nghệ thuật thơ Tú Mỡ từ giọng điệu, kết cấu đến việc sử

dụng thể thơ. Điều quan trọng là ông đã giải thích cơ sở của tiếng cời trong thơ
Tú Mỡ từ đặc điểm riêng của tâm hồn ngời Việt, tính cách ngời Việt, từ đó cho
thấy thơ Tú Mỡ đậm đà tính dân tộc, tính nhân dân.
Trong cuốn Văn nhân, thi nhân Việt Nam hiện đại (Nhà xuất bản Cộng
Lực, Hà Nội. 1942) tác giả Lê Thanh chia thơ Tú Mỡ ra thành hai loại: Loại
khôi hài và loại trào phúng. Mỗi loại tơng ứng với những lớp đối tợng khác
nhau, những kiểu tác giả khác nhau. Đặc biệt khi đề cập đến nghệ thuật thơ
trào phúng Tú Mỡ, tác giả đã tinh tế phát hiện ra: đầu đề ít chất thơ, có tính
cách cổ điển trong t tởng và trong lời văn, nhng cũng có tính hiện đại nhờ lối
nhạo lại, lối ngợc sách nh trong ngụ ngôn của La Phông Ten (dẫn theo Mai Hơng) [19, 53-85]. Ngoài việc chỉ ra u điểm ông cũng nói rõ nhợc điểm của thơ
Tú Mỡ: Chất trữ tình ít, thiếu lắng đọng cảm xúc. Rõ ràng nhìn trên đại thể, ngời nghiên cứu đã thấy đợc những thế mạnh và hạn chế của thơ Tú Mỡ trong nội
dung cũng nh trong hình thức nghệ thuật. So với Vũ Ngọc Phan trớc đây, bài
nghiên cứu này có đợc sự cụ thể hoá cần thiết, đủ để thuyết phục cho nhận định
mà ngời nghiên cứu đã nêu ra.
Sau này, các tác giả Xuân Diệu, Hà Minh Đức, Hà Văn Đức, Phan Cự Đệ
đã có sự phân tích cụ thể hơn đặc điểm nội dung và nghệ thuật thơ trào phúng
Tú Mỡ trên nhiều mặt. Họ đều chỉ ra rằng thơ trào phúng của Tú Mỡ trớc Cách
mạng hớng về nhiều đối tợng của xã hội đơng thời , nhng đối tợng nổi bật nhất
vẫn là bọn quan lại bù nhìn, nghị viên bù nhìn, hủ tục, tệ nạn xã hội. Điều đặc
biệt là trong những bài nghiên cứu này, các tác giả đã hớng vào mục đích chỉ ra
một cách hệ thống những đặc sắc nghệ thuật trào phúng của Tú Mỡ trong
Giòng nớc ngợc. Ví dụ: Xuân Diệu nhận thấy Tú Mỡ có sở trờng kể những
mẫu chuyện ngắn, có một hơi văn mát mẻ, sáng tạo yếu tố bất ngờ độc đáo
[19, 44 - 46]. Còn Phan Cự Đệ xem nghệ thuật thơ Tú Mỡ bao gồm hai đặc
điểm lớn. Thứ nhất tính dân tộc đại chúng thể hiện ở sự vận dụng tục ngữ và
ca dao một cách tự nhiên, trong sáng, có nhiều bài giản dị nh lời nói thờng.
Thứ hai là nghệ thuật trào phúng đặc sắc, biểu hiện ở khả năng vạch mâu thuẫn


4

nội tại của bản thân nhân vật, bản thân sự việc; ở sự tiếp thu một cách có sáng
tạo nghệ thuật trào phúng truyền thống của văn học dân tộc; ở lối kết thúc bất
ngờ ; ở lối thơ nhại [19, 138 -151].
Nh vậy sự nghiên cứu về thơ Tú Mỡ ngày càng trở nên sâu sắc, có những
phát hiện bất ngờ và chính xác. Nó dần đa việc nghiên cứu Tú Mỡ trên quan
điểm phong cách nghệ thuật. Tuy nhiên nếu bao quát lại, ta thấy các nhà
nghiên cứu trớc đây vẫn cha chỉ ra một cách hệ thống những phơng diện làm
nên phong cách của Tú Mỡ. Họ mới chỉ dừng lại ở việc khám phá, phát hiện
thơ ông trên một số đặc điểm về thể loại, về nghệ thuật sử dụng từ ngữ, về các
lớp nội dung trào phúng mà cha gắn nó với việc khái quát t tởng nghệ thuật,
quan niệm nghệ thuật của nhà thơ trớc cuộc đời. Đây sẽ là mảnh đất trống để
chúng tôi tiếp tục đi vào khám phá trong luận văn này.
Rõ ràng việc chỉ ra những thành quả nghiên cứu về thơ trào phúng của
Tú Mỡ của các tác giả đi trớc là rất có ý nghĩa. Nó giúp chúng tôi có cơ sở phát
triển sâu hơn, hệ thống hơn những nghiên về phong cách nghệ thuật Tú Mỡ
trong Giòng nớc ngợc.
3. Đối tợng nghiên cứu và giới hạn của đề tài
Đối tợng nghiên cứu của chúng tôi là phong cách nghệ thuật Tú Mỡ
trong Giòng nớc ngợc. Đề tài đợc khảo sát dựa trên tác phẩm Giòng nớc ngợc (3
tập) và Giòng nớc ngợc ngoại tập đợc in trong Tú Mỡ toàn tập, tập 1, Nhà xuất
bản Thanh niên, 1996, do Lữ Huy Nguyên, Hồ Quốc Cờng, Thanh Loan su tầm
và biên soạn. Ngoài ra một số tập thơ trào phúng khác sẽ đợc vận dụng nh là
những tài liệu hỗ trợ.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Trình bày cái nhìn tổng quan về thơ trào phúng và hiện tợng Tú Mỡ
trong dòng thơ trào phúng Việt Nam.
4.2. Xác định cảm quan trào phúng của Tú Mỡ trong Giòng nớc ngợc.
4.3. Xác định đặc sắc kết cấu, giọng điệu, ngôn ngữ thơ trào phúng Tú
Mỡ trong Giòng nớc ngợc.
5. Phơng pháp nghiên cứu

Xuất phát từ quan điểm phong cách học nghệ thuật, chúng tôi vận dụng
nhiều phơng pháp khác nhau để tìm hiểu, nghiên cứu vấn đề, trong đó có các
phơng pháp chính: Khảo sát thống kê, phân tích tổng hợp, so sánh - đối chiếu,
cấu trúc - hệ thống, phơng pháp loại hình.
6. Đóng góp của luận văn


5
Đây là lần đầu tiên những đặc điểm cơ bản của phong cách nghệ thuật
Tú Mỡ trong Giòng nớc ngợc mới đợc khảo sát, phân tích và xác định một cách
tập trung và có tính hệ thống.
7. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, luận văn đợc triển khai trong 3 chơng:
Chơng 1: Hiện tợng Tú Mỡ trong dòng thơ trào phúng Việt Nam
Chơng 2: Đặc sắc cảm quan trào phúng của Tú Mỡ trong Giòng nớc ngợc.
Chơng 3: Kết cấu, giọng điệu, ngôn ngữ thơ trào phúng Tú Mỡ trong
Giòng nớc ngợc.
Cuối cùng là phần tài liệu tham khảo.
Chơng 1
Hiện tợng Tú mỡ trong dòng thơ trào phúng
việt nam
1.1. Một số giới thuyết về thơ trào phúng
1.1.1. Khái niệm thơ trào phúng
Trên thế giới, khái niệm thơ trào phúng đã đợc khẳng định từ lâu, nhằm
chỉ một loại tác phẩm đặc biệt trong sáng tác văn học. Song cho đến nay cách
hiểu về về khái niệm đó vẫn cha có sự thống nhất hoàn toàn. Hiện có hai hớng
lý giải khác nhau về thơ trào phúng. Hớng thứ nhất xem thơ trào phúng và thơ
trữ tình là hai dạng khác nhau: Một bên lấy tâm trạng, cảm xúc của chủ thể làm
đối tợng để phản ánh (thơ trữ tình), còn một bên xem những mâu thuẫn mang
tính hài của đối tợng khách thể làm nội dung chính của mình (thơ trào phúng).

Quả thực, nếu quan sát tình hình thơ trào phúng Việt Nam những năm đầu thế
kỉ XX ta dễ thấy có nhiều bài thơ trào phúng mà tính chất trữ tình đợc biểu hiện
rất mờ nhạt. Các nhà thơ do quá say sa với việc đả kích, tố cáo trớc hiện thực
mà đa thơ trào phúng đi xa với lối trào phúng mang đậm tính trữ tình nh sáng
tác của Nguyễn Khuyến, Tú Xơng. Tuy nhiên, nhìn trên đại thể, phần lớn thơ
trào phúng đều bắt nguồn từ cái gốc trữ tình sâu lắng. Chính nhờ đó mà nó mới
có sức hấp dẫn, có khả năng trờng tồn trớc sự thanh lọc của thời gian. Mặt
khác, thơ trào phúng không phải bao giờ cũng chỉ hớng về khách thể. Trong
những truờng hợp đặc biệt, tiếng nói trong thơ trào phúng là tiếng nói của chủ
thể đợc cất lên từ các cung bậc tâm hồn của nhà thơ. Cho nên, cách hiểu về thơ
trào phúng theo hớng này tỏ ra thiếu sức thuyết phục. Nó không thể bao quát đợc sự phong phú, đa dạng và sinh động của thơ trào phúng nói chung.


6
Hớng thứ hai xem thơ trào phúng là một dạng đặc biệt của thơ trữ tình.
Theo hớng này nhiều ngời đã đa ra những lý giải hợp lí về khái niệm thơ trào
phúng. Để tạo cơ sở lí luận cho nhiệm vụ nghiên cứu của mình, chúng tôi xin
đợc nêu ra đây một số định nhĩa về thơ trào phúng mà lâu nay trong giới nghiên
cứu văn học đã đợc nhiều ngời chấp nhận.
Trong Dẫn luận nghiên cứu văn học, G.N.Pospelov đã xếp thơ trào
phúng vào nhóm thể tài trữ tình, ông viết: Thơ trào phúng là hình thức nhỏ của
thơ trữ tình. Trong lịch sử văn học, thơ trào phúng có nghĩa rộng (nh quan niệm
cổ Hi Lạp) và nghĩa hẹp (nh quan niệm sau này). Thơ trào phúng cổ Hi Lạp
(nguyên chữ là thơ đề tặng) bắt nguồn từ các câu đề tặng trên các vật thờ.
Thơ bia mộ là một dạng của thơ trào phúng... Nội dung, giọng cảm xúc của thơ
trào lộng cổ Hi Lạp rất đa dạng. Thơ trào phúng có thể bao gồm những ghi
chép về một sự vật hay một hiện tợng nào đó, có thể chứa đựng những lời giáo
huấn, sự châm chọc, thổ lộ tình yêu ... Nhng bao giờ nó cũng đòi hỏi t tởng
phải hàm súc, hình thức phải cô đọng.
ý nghĩa thứ hai của thơ trào phúng là ở nghĩa hẹp của nó, có từ thế kỷ I

của Công lịch; theo nghĩa này thơ trào phúng là bài thơ ngắn có nội dung hài hớc hay châm biếm hóm hỉnh, rất thờng dùng để chế giễu một ngời nào đó. Tính
chất hóm hỉnh trong thơ trào phúng là kết quả của sự dụng công kĩ lỡng về từ
ngữ (nó sử dụng rất rộng rãi các hình thức mỉa mai, chơi chữ, lối nói vòng, liên
tởng, so sánh ...), thơ trào phúng cần phải tạo ra đợc sự ngạc nhiên đột ngột nhờ
tính chính xác của nó [49, 295-296]. Rõ ràng qua một định nghĩa rất ngắn gọn
mà G.N.Pospelov không những đã chỉ ra đợc sự vận động biến đổi của thơ trào
phúng trong lịch sử văn học mà còn nêu lên thật cụ thể các phơng diện đặc trng
của loại thơ này. Đó là, về nội dung thơ trào phúng phân biệt mình với các loại
thơ trữ tình khác ở nội dung cảm xúc châm biếm, hài hớc; về hình thức nó thờng có dung lợng ngắn gọn, súc tích, hay sử dụng các yếu tố ngôn ngữ đặc biệt
và khả năng tạo yếu tố bất ngờ. Đây có thể xem là một định nghĩa tơng đối
hoàn chỉnh và đầy đủ về thơ trào phúng.
Trên cơ sở định nghĩa của G.N.Pospelov và thực tế tình hình văn học dân
tộc, các nhà nghiên cứu văn học và lý luận văn học Việt Nam cũng đã phát
biểu quan niệm về thơ trào phúng của riêng mình. Xích Điểu trong bài tựa cho
cuốn Thơ văn trào phúng Việt Nam từ thế kỉ XIII đến 1945 của Vũ Ngọc
Khánh, Nguyễn Tuân trong bài Thời và thơ Tú Xơng, Nguyễn Quốc Tuý trong
cuốn Thơ mới, bình minh thơ Việt Nam hiện đại đều xem cái gốc của thơ trào


7
phúng la trữ tình. Song có một định nghĩa tơng đối trọn vẹn có thể bao quát đợc
một cách ngắn gọn đặc trng của thơ trào phúng là định nghĩa của các tác giả
Phơng Lựu, Nguyễn Xuân Nam trong cuốn Lí luận văn học Việt Nam. Họ viết
Thơ trào phúng là một dạng trữ tình đặc biệt, trong đó tác giả thể hiện tình
cảm phủ nhận những điều xấu xa. Sức mạnh của thơ trào phúng phải là lòng
căm giận sâu xa những thói h tật xấu, những con ngời phản diện trong xã hội,
xuất phát từ một lý tởng thẩm mỹ đúng đắn, tiến bộ. Nếu chỉ xoay quanh ở
cách nói hóm hỉnh, cách chơi chữ vui đùa thì thơ trào phúng ít có ý nghĩa và
không còn sức hấp dẫn [34, 363]. ở đây ngoài việc chỉ ra đặc trng của thơ trào
phúng, định nghĩa còn đặc biệt nhấn mạnh đến sức mạnh của thơ trào phúng.

Sức mạnh đó nằm ở hình tợng nghệ thuật có khả năng phản ánh đợc đời sống
một cách sâu sắc, ở tình cảm mãnh liệt của tác giả khi viết về những đối tợng
xấu xa, tiêu cực trong cuộc sống.
Qua những định nghĩa trên đây, có thể thấy điểm chung trong quan niệm
của các nhà lí luận văn học và nghiên cứu văn học là họ đều xem thơ trào
phúng là một dạng đặc biệt của thơ trữ tình, thờng thiên về bộc lộ những tình
cảm hài hớc, châm biếm, phê phán, tố cáo... của chủ thể trớc các đối tợng đáng
cời. Nói nh Phecnăng Grech thơ trào phúng ấy là thơ trữ tình áp dụng vào một
đối tợng đáng ghét, lố bịch (dẫn theo Nguyễn Đình Chú: Tú Xơng nhà thơ lớn
của dân tộc) [58, 225].
Trong thực tế luôn tồn tại nhiều khái niệm: Thơ trào phúng, thơ trào
lộng, thơ châm biếm, thơ hài hớc... Những khái niệm này đôi khi đợc dùng thay
thế cho nhau, trong khi chúng không hoàn toàn đồng nghĩa. Cho nên khi xác
định khái niệm thơ trào phúng, ta buộc phải phân biệt nó với các khái niệm gần
gũi này. Bùi Quang Huy trong cuốn Thơ ca trào phúng Việt Nam cho rằng:
Chúng tôi quan niệm trào phúng là khái niệm bao trùm cả lĩnh vực văn học
của tiếng cời. Hài hớc, châm biếm, đả kích chỉ là những bộ phận trong lĩnh vực
ấy nếu xét về đối tợng phản ánh và mức độ phản ánh [24, 6]. Sự phân biệt ấy
cũng đã đợc các tác giả Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi nói rõ khi
trình bày khái niệm trào phúng. Họ cho: U mua, châm biếm, hài hớc chỉ là
những cung bậc khác nhau của trào phúng, và do đó không nên đồng nhất
châm biếm với trào phúng [16, 306]. Trong Dẫn luận nghiên cứu văn học
G.N.Pospelov cũng xem loại thơ trào phúng và thơ châm biếm là hai loại thuộc
tác phẩm trữ tình, nhng cách trình bày của ông thì cho thấy châm biếm chỉ là


8
một dạng đặc biệt của trào phúng, ở đó diễn tả sự phẫn nộ, căm giận của nhà
thơ đối với các mặt tiêu cực trong đời sống xã hội [49, 293].
Tóm lại, với cách hiểu theo hớng thứ hai này, khái niệm thơ trào phúng

tỏ ra có sức thuyết phục. Nó có thể trở thành công cụ hữu dụng cho việc tìm
hiểu thơ trào phúng của bất kì một tác giả nào.
1.1.2. Chức năng, nội dung và thi pháp thơ trào phúng
1.1.2.1. Chức năng và nội dung thơ trào phúng
Thơ trào phúng có nhiều chức năng nổi bật, gắn với mỗi chức năng là
một nội dung phản ánh. Sau đây chúng tôi sẽ đi vào trình bày một số chức năng
gắn liền với một số nội dung cơ bản của nó.
Do thơ trào phúng là một dạng đặc biệt thuộc lĩnh vực văn học của tiếng
cời mà một số ngời xem chức năng ban đầu của thơ trào phúng là chức năng
khôi hài, giải trí. Quả thật trong những sáng tác loại này ta bắt gặp không ít
những bài thơ đợc viết ra với mục đích tạo tiếng cời vui tơi, trong sáng. ở đó
ngời đọc trong chốc lát nh đợc giải thoát và trút bỏ bao gánh nặng u phiền.
Chẳng hạn tiếng cời trong ca dao:
Ngồi buồn đặt chuyện láo thiên
Hồi nhỏ tôi có đi khiêng ông trời
Ra đồng thấy muỗi bắt dơi
Bọ hung làm giỗ đi mời ông voi
Nhà tôi có một củ khoai
Xát năm thúng vẫn hẳn hòi còn d.
Hay trong thơ Bút Tre:
Anh đi công tác Plây
Cu dài dằng dặc biết ngày nào vê
Điểm chung của những bài thơ dạng này là dù viết theo lối nào (nói ngợc,
nói khoác, ép vần, ép thanh, tách từ ngữ nhờ quy tắc tạo nhịp) thì tác giả cũng
không đề cập đến ở đây một ý nghĩa chính trị xã hội nào cho thật cụ thể. Nó
chủ yếu hớng tới một tiếng cời mua vui, giải trí có tác dụng thanh lọc tâm hồn
con ngời. Khi đến với những câu thơ này, ngời đọc có thể tìm thấy những phút
th giãn thoải mái, có thể cảm nhận đợc sức lan toả của những cảm xúc vui vẻ,
khoẻ khoắn đang xâm nhập tâm hồn.
Nhng để có sức mạnh phê phán, tiếng cời trong thơ trào phúng phải vơn

tới những ý nghĩa xã hội sâu sắc. Nó phải là một thứ vũ khí, nói nh


9
G.N.Pospelov thơ trào phúng hài hớc và châm biếm là thứ vũ khí sắc bén
trong cuộc đấu tranh bằng văn học [49, 296].
ý nghĩa xã hội của tiếng cời trong thơ trào phúng đợc biểu hiện trớc hết
ở chức năng giáo dục của nó. Thơ trào phúng thờng hay viết về những thói h,
tật xấu. Cái xấu là nguồn gốc của cái hài, nhất là khi cái xấu mà không biết
mình là xấu, xấu nhng lại có tham vọng biểu hiện mình là cái có ý nghĩa tốt
đẹp. Thơ trào phúng là một phơng tiện tốt nhất có thể tác động vào nó, cải tạo
nó theo cách riêng của mình. Cách riêng đó thể hiện ở chỗ: Thơ trào phúng tóm
bắt lấy một mâu thuẫn nào đó của các hiện tợng đáng cời trong đời sống rồi tô
đậm nó lên để ngời đọc thấy rõ hơn, từ đó mà khinh ghét nó, xa lánh và phủ
nhận nó. Rõ ràng bằng cách này thơ trào phúng đã tác động vào t tởng thẩm mĩ
của ngời đọc, đa ngời đọc hớng tới những điều chân - thiện - mĩ.
Nh vậy, thấy tiếng cời phê bình, giáo dục trong thơ trào phúng mang
một ý nghĩa xã hội rõ rệt. Nó không còn là tiếng cời vô t , hồn nhiên nữa mà đã
có một mục đích rõ ràng.
Nhng nếu thơ trào phúng chỉ dừng lại ở đây thì nó cha thể trở thành một
loại vũ khí - vũ khí bằng tiếng cời. Để làm đợc điều này thơ trào phúng phải hớng đến tiếng cời tố cáo, phản kháng, qua đó góp một tiếng nói quan trọng cho
việc thực hiện lý tởng tiến bộ của thời đại. Nó phủ nhận không thơng tiếc
những gì là lố bịch, cản trở sự phát triển của xã hội, đi ngợc lại lợi ích của nhân
dân, của con ngời.
Thơ trào phúng thực hiện chức năng là vũ khí đấu tranh theo cách riêng
của mình. ở đây tiếng cời áp đảo kẻ thù bằng cách gây d luận rộng rãi mà
không uy quyền nào có thể dập tắt đợc. Khi nói về sức mạnh đó trong thơ trào
phúng dân gian, tác giả Trơng Chính, Phong Châu trong cuốn Tiếng cời dân
gian Việt Nam đã dẫn một ý kiến rất xác đáng của Hê ghen: Tiếng cời làm
trúc nhào thần tợng, thổi bay hết các vòng hoa, đồ trang sức phủ lên thần tợng,

làm cho thần tợng trở thành cục đất thó [6, 4]. Còn Ăng ghen thì nói: Trớc
hết cần phải viết về kẻ thù với một thái độ khinh miệt, chế giễu làm sao ngời
đọc có dịp biết mà chế nhạo Bitx Mác và đồng loã của hắn thêm một lần nữa,
thế đã là một thành tích lớn rồi. Giờ đây cần phải nâng cao tâm t của mọi ngời,
đồng thời phải nhắc nhở họ rằng Bitx Mác và đồng loã của hắn đều là những
con lừa, đều vẫn là đồ chó má, đều vẫn là một bọn đáng khinh bỉ, bất lực và
thảm hại trớc phong trào lịch sử. Vì vậy bất cứ một lời lẽ châm biếm nào đập
vào đồ chó má đó cũng đợc coi là quý giá (dẫn theo Trơng Chính) [6, 6].


10
Nh vậy thơ trào phúng không chỉ nhằm phê phán, đả kích cái xấu, cái
đáng cời mà còn có tác dụng xây dựng nhằm hớng đến một lí tởng thẩm mỹ tốt
đẹp. Vì vậy sức mạnh của thơ trào phúng là sức mạnh tinh thần cao quý.
1.1.2.2. Thi pháp thơ trào phúng
Để có đợc một cái nhìn toàn diện, sâu sắc về thi pháp thơ trào phúng đòi
hỏi phải có một chuyên luận riêng nghiên cứu về vấn đề này. ở đây chúng tôi
chỉ điểm qua một vài nét về đặc trng thi pháp thơ trào phúng, nhằm tạo cơ sở
cho việc đi sâu vào trọng tâm của đề tài .
Các nhà lý luận văn học và mỹ học từng khẳng định rằng đối tợng của
thơ trào phúng là cái hài nằm trong các hiện tợng của đời sống. Nhng bản chất
của cái hài theo Secnsepxki là sự trống rỗng và vô nghĩa ở bên trong đợc che
đậy bằng một vẻ bên ngoài huênh hoang, tự cho nó là có nội dung và có ý
nghĩa thực sự. Do đó cái xấu, hiểu theo nghĩa rộng của từ này là nguồn gốc, là
bản chất của hài kịch. Nhng phải là cái xấu không biết mình là xấu, nghĩa là nó
tự mâu thuẫn giữa nội dung và hình thức (dẫn theo Trơng Chính) [6, 11]. Để
thể hiện cái hài đó thơ trào phúng phải có thi pháp của nó với những hình thức
đặc biệt. Trớc hết, thơ trào phúng phải phát hiện đợc cái hài, tức đối tợng đáng
cời với mâu thuẫn của chính nó ( có thể là mâu thuẫn giữa hình thức với nội
dung, giữa bên trong và bên ngoài, giữa cái thật và cái giả, giữa bản chất và

hiện tợng...). Trên cơ sở của việc chỉ ra mâu thuẫn ở đối tợng đáng cời, tác giả
thơ trào phúng có thể vận dụng các yếu tố của tiếng cời nh hài hớc, mỉa mai,
châm biếm, phóng đại, khoa trơng... tô đậm mâu thuẫn trào phúng ở đối tợng
nhằm tạo ra tiếng cời ở độc giả. Có khi chỉ cần chỉ ra mâu thuẫn ở đối tợng,
không cần bình phẩm gì nhng bằng các quan hệ đối lập của thơ ca, vẫn có thể
tạo ra tiếng cời. Cách làm này thờng đợc vận dụng trong thơ ca trào phúng
trung đại.
Về thi pháp thể loại, nếu quan sát toàn bộ thơ trào phúng Việt Nam ta sẽ
nhận ra ở đây những nét đặc trng về cách sử dụng các thể loại thơ. Hầu nh nhà
thơ trào phúng nào cũng rất hay sử dụng thể thơ cách luật thất ngôn bát cú và
thất ngôn tứ tuyệt. Ưu điểm của những thể thơ này là ngắn gọn, súc tích, bố
cục, niêm, luật rất chặt chẽ, rõ ràng. Nhờ vào những u điểm đó, đặc biệt là nhờ
vào sự khai thác các hình thức bình đối, tiểu đối của thơ cách luật mà các nhà
thơ đã thể hiện mâu thuẫn hài một cách độc đáo. Nó có sức dồn nén đối tợng và
tạo ra tiếng cời vang bất ngờ.


11
Tuy nhiên, điều đặc biệt khiến ta ngạc nhiên là qua bàn tay sáng tạo của
ngời nghệ sĩ trào phúng, các thể thơ cách luật đã có đợc những cách tân mới
mẻ. ở nhiều sáng tác, các nhà thơ đã đa vào đó những câu hỏi tu từ, những h
từ, thán từ, những chi tiết của đời sống vốn rất kiêng kị ở thể loại cách luật. Đó
là cha kể đến sự phá cách của nhà thơ trong hình thức niêm, đối. Chẳng hạn sự
phá cách độc đáo của Hồ Xuân Hơng ở bài Đèo Ba Dội
Một đèo, một đèo, lại một đèo
Khen ai khéo tạc cảnh cheo leo
Cửa son đỏ hoét tùm hum nóc
Bậc đá xanh ùm lún phún rêu
Lắt lẻo cành thông cơn gió thốc
Đầm đìa lá liễu giọt sơng gieo

Hiền nhân quân tử ai mà chẳng
Mỏi gối chồn chân cũng muốn trèo
Hay là những vần thơ của Tú Xơng:
Thánh cắt ông vào chủ việc thi
Đêm ngày coi sóc chốn trờng thi
Chẳng hay gian dối vì đâu vậy?
Đ.mẹ thằng ông biết chữ gì.
(Chế ông huyện)
Đọc những bài thơ này ta thấy cái nghiêm trang của thể thơ cách luật đã
không còn nữa, mà thế vào đó là những cách nói rất đời thờng. Các thể thơ Đờng luật vẫn đợc các nhà thơ trào phúng sau này sử dụng với nhiều sáng tạo
độc đáo, thú vị.
Ngoài các thể thơ cách luật ra, thơ trào phúng còn hay sử dụng các thể
thơ lục bát, song thất lục bát, ngũ ngôn, thể thơ tự do. Các thể loại này rất phổ
biến trong thơ trào phúng thời hiện đại. Tính chất tự do, phóng túng về tổ chức
âm luật của chúng đã tạo nên một thế mạnh đặc biệt giúp các nhà nghệ sĩ trào
phúng có thể bộc lộ một cách tự nhiên những đánh giá của mình. Họ có thể vận
dụng các thể loại này vào hình thức kể chuyện, bình luận, liệt kê, hoặc thuật,
tả. Thể phú, văn tế cũng đợc dùng vào mục đích châm biếm, mỉa mai.
Nh vậy, các thể loại văn học qua sự vận dụng sáng tạo của các nhà thơ
trào phúng đã có đợc những nét mới trong thi pháp.
Bên cạnh những đặc trng về thể loại, ta có thể kể đến những đặc trng về
thi pháp ngôn ngữ. ở phơng diện này, G.N.Pospelov trong Dẫn luận nghiên


12
cứu văn học đã có một khái quát rất rõ ràng: Tính chất hóm hỉnh trong thơ
trào phúng là kết quả của sự dụng công kỹ lỡng về từ ngữ (nó sử dụng rộng rãi
các hình thức mỉa mai, chơi chữ, nói vòng quanh, liên tởng, so sánh ...) [49,
296]. Trong thơ trào phúng Việt Nam ngoài những hình thức ngôn ngữ đó, thơ
trào phúng còn hay sử dụng các hình thức tơng phản đối lập, giễu nhại, ngôn

ngữ thông tục... Tìm hiểu thơ trào phúng của Hồ Xuân Hơng, Nguyễn Khuyến,
Tú Xơng, Tú Mỡ ... ta sẽ thấy rõ điều đó.
Trên đây là một cái nhìn bao quát về đặc điểm thi pháp thơ trào phúng.
Một sự lớt qua nh thế cha thể nói lên tất cả nhng cũng giúp ngời nghiên cứu có
một điểm tựa nhất định để đi vào tìm hiểu thơ trào phúng của Tú Mỡ trong
Giòng nớc ngợc.
1.2. Thơ trào phúng Việt Nam - dòng thơ độc đáo trong lịch sử văn
học dân tộc
1.2.1. Tiến trình thơ trào phúng Việt Nam- một cái nhìn tổng quan
1.2.1.1. Thơ trào phúng từ thế kỷ X đến nửa đầu thế kỷ XVIII
Thơ trào phúng Việt Nam đã có cả một quá trình sinh thành và phát triển
lâu dài với hai bộ phận chính: Thơ trào phúng dân gian và thơ trào phúng trong
văn học viết. Song ở đây chúng tôi chỉ tìm hiểu tiến trình thơ trào phúng Việt
Nam ở bộ phận văn học viết, bởi vì đây là một lĩnh vực có thể khảo sát đợc dựa
trên những t liệu cụ thể, xác thực. Mặt khác, kết quả của sự khảo sát tỏ ra có
tác dụng thiết thực đối với việc đi sâu tìm hiểu phong cách nghệ thuật thơ trào
phúng Tú Mỡ. Giai đoạn từ thế kỷ X đến nửa đầu thế kỷ XVIII là chặng đầu
tiên của thơ trào phúng Việt Nam .
Cho đến nay, vẫn cha xác định đợc một cách chính xác ai là ngời đầu
tiên làm thơ trào phúng, và bài thơ nào đợc xem là bài thơ trào phúng đầu tiên.
Tuy nhiên theo t liệu mà Vũ Ngọc Khánh đa ra trong Thơ văn trào phúng Việt
Nam có thể khẳng định Nguyễn Sĩ Cố (thế kỷ XIII - XIV) là một trong những
ngời làm thơ trào phúng sớm nhất ở Việt Nam. Hai bài thơ của ông còn đợc lu
truyền mang tính chất trào phúng. Đó là bài Yết đền Tản Viên và Yết đền Uy
Hiển Vơng. Sang thế kỷ XV, có thể nói đến một số bài thơ trào phúng của
Nguyễn Biểu (Cỗ đầu ngời), của Lê Thánh Tông (Thằng mõ, Ăn mày, Con chó
đá). Đến thế kỷ XVI, XVII nổi bật lên là những bài thơ nôm trào phúng của
Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Văn Giai, Nguyễn Minh Triết. Đặc biệt thơ trào



13
phúng của Nguyễn Bỉnh Khiêm đã thể hiện một tiếng cời châm biếm, mỉa mai
rất mãnh liệt. Nhà thơ chủ yếu chĩa mũi nhọn vào cái thói đen bạc của cuộc
đời. Đầu thế kỷ XVIII có các tác giả: Nguyễn C Trinh, Phạm Nguyễn Du. Một
số bài thơ trào phúng của các nhà thơ này chủ yếu đợc viết bằng chữ Hán.
Nhìn chung thơ trào phúng Việt Nam giai đoạn này cha phát triển thành
một dòng thơ độc đáo. Nó chỉ xuất hiện một số bài ở một số tác giả tiêu biểu
mà thôi. Đây cũng là điều dễ hiểu: Thứ nhất xã hội phong kiến Việt Nam ở
những thế kỷ này cha phải đã rệu rã. Giai cấp thống trị cha bộc lộ những mặt
hạn chế, phản động nh sau này. Thêm nữa những ngời cầm bút lúc bấy giờ phần
lớn là tầng lớp quan lại có địa vị hoặc những nhà nho đợc đào tạo từ cửa Khổng
sân Trình. Họ luôn đặt lên hàng đầu lý tởng trung quân ái quốc, luôn khao khát
thực hiện những khát vọng lớn lao, những hoài bão cao cả. Cho nên làm thơ đối
với họ là cốt để ngôn chí, còn nếu làm thơ để cời cợt là thiếu nghiêm túc,
thiếu đứng đắn, là miệt thị trời đất, đắc tội với thánh hiền. Do quan niệm nh thế
mà việc sáng tác thơ trào phúng giai đoạn này cha phải là phổ biến. Thảng hoặc
mới có một số nhà nho có bản lĩnh giám thốt lên tiếng thở dài hoặc cợt đùa trớc
nhân tình thế thái.
Tuy nhiên nói nh thế không có nghĩa là thơ trào phúng giai đoạn này
không có gì đặc biệt. Về nội dung và hình thức thể hiện nó vẫn có những nét
độc đáo riêng đủ phân biệt với thơ trào phúng Việt Nam ở các giai đoạn sau
này. Cụ thể là:
Về nội dung nếu thơ trào phúng nói về cái tôi của nhà thơ thì đó cũng là
một cái tôi gắn liền với việc ngôn chí. ở đây sự cời cợt chỉ là hình thức để
nhà thơ nói lên cái chí của mình. Chẳng hạn Nguyễn Văn Giai ngôn chí
trong một bài thơ tự trào:
Tớ con ông trạng, cháu ông nghè
Nói khoác trên trời dới đất nghe
Sức khoẻ Hạng Vơng, cho một đấm
Cờ cao Đế Thích chấp đôi xe

Vợt ngay ra biển co tàu lại
Tốc thẳng lên non bắt cọp về
Mai mốt đem quân vào phủ Chúa
Ra tay diệt Mạc để phù Lê
(Nói khoác)
Khi viết về những đối tợng khách thể, thơ trào phúng Việt Nam giai đoạn
này thờng chú ý đến những cảnh sống lạc quan, vui vẻ, cuộc sống thanh bình d-


14
ới một triều đại. Nếu đề cập đến những mặt trái của cuộc đời thì các nhà thơ
chỉ thờng hớng về những đối tợng chung chung, thiếu cụ thể. Ví dụ thơ của
Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Văn Giai, Nguyễn Minh Triết.
Thế gian biến cải, vũng nên đồi
Mặn nhạt, chua cay, lẫn ngọt bùi
Còn bạc, còn tiền, còn đệ tử.
Hết cơm, hết rợu, hết ông tôi
(Nguyễn Bỉnh Khiêm)
Điều đặc biệt là trong thơ trào phúng Việt Nam từ thế kỷ X đến nửa đầu
thế kỷ XVIII không thấy xuất hiện đối tợng là vua chúa và quan lại. Có lẽ do
xuất phát từ quan niệm có sự phân biệt đối xử của nhà nho xa về thể loại thơ
trào phúng mà họ không chú ý đến loại đối tợng này. Họ viết về vua quan chủ
yếu gắn liền với thái độ ngợi ca hoặc để tỏ lòng, tỏ chí.
Rõ ràng tuy số lợng bài thơ còn ít, số tác giả tiêu biểu không nhiều nhng
thơ trào phúng Việt Nam giai đoạn này cũng có đợc những đặc sắc riêng.
1.2.1.2. Thơ trào phúng từ nửa sau thế kỷ XVIII đến hết thế kỷ XIX
Đến thời kỳ này thơ trào phúng Việt Nam có một sự phát triển bùng nổ,
vợt trội, với sự xuất hiện của hàng loạt tác giả tiêu biểu: Hồ Xuân Hơng,
Nguyễn Công Trứ, Nguyễn Khuyến, Tú Xơng ... Có thể nói cha bao giờ trong
văn học có nhiều ngời làm thơ trào phúng đến thế, và cha bao giờ có những nhà

thơ chuyên viết về trào phúng kiệt xuất nh thế. Nó làm thành một dòng thơ trào
phúng với những đặc trng riêng. Khi nói về nguyên nhân của sự phát triển này,
nhiều ngời đã nói về các điều kiện lịch sử xã hội cụ thể. Đó là một giai đoạn
lịch sử mà xã hội phong kiến đang bớc vào thời kỳ mạt vận. Nó đã bộc lộ bao
nhiêu sự xấu xa, thối nát đáng nguyền rủa. Đặc biệt vào những năm thuộc nửa
sau thế kỷ XIX, trớc sự kiện triều đình Huế đầu hàng Pháp và làm tay sai cho
chúng, tình cảnh xã hội Việt Nam lại càng trở nên điêu tàn. Đứng trớc thực
trạng đó những ngời có tâm huyết, có nhân cách không thể không lên tiếng
phản kháng. Một số nhà nho có chí khí mạnh mẽ đứng ra trực tiếp chống lại
chế độ phong kiến và bọn thực dân xâm lợc. Còn phần lớn các nhà nho có khí
tiết thì làm thơ để châm biếm, đả kích, phê phán, tố cáo những cái xấu xa mà
bọn thực dân và phong kiến đã gieo rắc xuống cuộc đời. Quả thật hiện thực xã
hội lúc này chính là một mảnh đất dồi dào để cho thơ trào phúng sinh thành và
phát triển mạnh mẽ. Nó tạo nên cơ sở khách quan để tiếng cời trào phúng đợc
cất lên một cách dễ dàng.


15
Nguyên nhân thứ hai góp phần thúc đẩy quá trình phát triển của thơ trào
phúng ở giai đoạn này là những biến đổi trong t tởng, thế giới quan của ngời
cầm bút. Đứng trớc thực trạng xã hội đó, lý tởng của nhà nho dờng nh đã sụp
đổ. Họ không còn tin vào vua, không còn say mê theo đuổi những ớc mơ hoài
bão lớn. Cho nên rút cục họ rơi vào tâm trạng bi thời mẫn thế, muốn đợc bứt
phá, giải thoát khỏi mọi điều chớng tai gai mắt. Họ phần lớn đều mợn tiếng nói
mỉa mai, châm biếm, tố cáo của thơ trào phúng để bày tỏ thái độ, lập trờng của
mình.
Trở lên, luận văn đã chỉ ra các nguyên nhân cơ bản tạo nên sự bùng nổ
của thơ trào phúng Việt Nam nửa sau thế kỉ XVIII đến hết thế kỉ XIX. Vậy đâu
là những đặc điểm tiêu biểu đã làm nên dấu ấn của thơ trào phúng ở giai đoạn
này?

Điều dễ nhận ra trớc hết là ở giai đoạn này có sự xuất hiện của dòng thơ
tự trào. Trớc đây có một số bài thơ mang tính chất tự trào của Nguyễn Văn
Giai, Nguyễn Minh Triết. Đó là những bài thơ tự trào theo kiểu ngôn chí. Đến
đây, nó đã có một nội dung khác. Các nhà thơ tự trào nhng không chỉ để khẳng
định, mà chủ yếu là để phê phán, phủ nhận mình. Nó làm thành một mảng thơ
rất đậm trong sáng tác của Nguyễn Khuyến, Tú Xơng.
Những mặt trái của cuộc đời, hiện thực xấu xa của xã hội thực dân nửa
phong kiến là những đề tài nổi bật của thơ trào phúng giai đoạn này. Điểm khác
với thơ trào phúng ở giai đoạn trớc là, khi viết về những đối tợng thuộc tầng lớp
thống trị, các nhà thơ đã không ngần ngại hớng tới những đối tợng rất cụ thể.
Nhiều khi họ đã gọi tên, chỉ mặt từng đối tợng một. Nguyễn Khuyến giễu đốc
học Hà Nam (Tặng Đốc học Hà Nam), chửi ông đồ Cự Lộc (Chế ông đồ Cự
Lộc); Tú Xơng vạch mặt ông cử Nhu (Chế ông huyện). Có thể nói, cha bao giờ
trong thơ trào phúng, các đối tợng quan lại, thầy đồ lại hiện lên gắn liền với
những lời lẽ phê phán trực tiếp nh thế. Đối tợng là bọn thực dân Pháp cũng đã
đợc đa vào trong nhiều sáng tác của Nguyễn Khuyến, Tú Xơng.
Đi liền với đề tài mới, cảm xúc mới là một hình thức biểu hiện mới. ở
giai đoạn này thơ trào phúng về cơ bản vẫn sử dụng các thể thơ cách luật (thất
ngôn bát cú, thất ngôn tứ tuyệt). Song hình thức thể loại đó đã có sự cách tân
diệu kì qua bàn tay tái tạo của ngời nghệ sĩ trào phúng. Những niêm, luật, đối
trong thơ không còn đợc tuân thủ nh trớc đây. Các nhà thơ đã đa vào đó nhiều
yếu tố ngôn ngữ thờng ngày: Các h từ, các câu hỏi, câu cảm thán, những lời


16
đánh giá trực tiếp. Ví dụ trong bài thơ Mùng hai tết viếng cô kí của Tú Xơng
đầy những câu hỏi, lời cảm thán:
Cô kí sao mà đã chết ngay ?
Ô hay ! trời chẳng nể ông Tây !
Gái tơ đi lấy làm hai họ

Năm mới vừa sang đợc một ngày.
Ngoài các thể thơ cách luật thơ trào phúng giai đoạn này còn sử dụng
một số thể loại khác nh song thất lục bát, lục bát, văn tế, phú. Trong giai đoạn
trớc thơ trào phúng không thấy sử dụng các hình thc thể loại này. Điều đó
chứng tỏ các nhà thơ trào phúng từ cuối thế kỉ XVIII đến hết thế kỉ XIX đã tìm
đợc những hình thức biểu hiện sinh động, có khả năng biểu hiện những cảm
xúc khác nhau trớc đối tợng gây cời.
1.2.1.3. Thơ trào phúng từ đầu thế kỉ XX đến năm 1945
Có thể nói ở thời kỳ này văn học trào phúng đặc biệt phát triển mạnh ở
bộ phận văn xuôi, nổi bật lên với các tác giả tiêu biểu: Nguyễn ái Quốc - Hồ
Chí Minh, Vũ Trọng Phụng, Nguyễn Công Hoan. Tuy nhiên điều này không có
nghĩa là thơ trào phúng giai đoạn này không có gì đặc biệt. Nó vẫn phát triển
mạnh mẽ trên nhiều phơng diện. Về lực lợng sáng tác, ngoài những lớp nhà nho
cuối mùa nh Nguyễn Thiện Kế, Kép Trà, Phan Điện...còn có thêm một số lực lợng sáng tác mới: Những nhà chí sĩ yêu nớc theo đuổi các phong trào Duy tân
nh Phan Bội Châu, Huỳnh Thúc Kháng, Phan Châu Trinh; một số ngời là trí
thức tiểu t sản nghèo nh Tú Mỡ, Đồ Phồn, Xích Điểu, Thợ Rèn.
Về nội dung, những đề tài của thơ trào phúng ở giai đoạn trớc vẫn đợc kế
thừa và phát huy cao độ. Thơ của Kép Trà, Phan Điện thể hiện sự châm biếm,
đả kích mãnh liệt đối với bọn quan lại cờng quyền, nhũng nhiễu nhân dân;
dòng thơ tự trào theo kiểu thị dân qua Tản Đà, Tú Mỡ đã có thêm nhiều đặc sắc
mới . Ngoài ra còn phải kể đến sự xuất hiện của một số đề tài mới mà thơ trào
phúng trớc đó không có. Đó là bọn nghị viên bù nhìn dốt nát, bọn trí thức Tây
học mất gốc. ở giai đoạn lịch sử này, những đối tợng vừa kể là sản phẩm lố
bịch do bọn thực dân Pháp nặn ra để dối lừa d luận. Song bằng con mắt thông
minh, sắc sảo, các nhà thơ trào phúng đã vạch mặt bọn chúng một cách triệt để
trong thơ của mình. Về cảm hứng, so với giai đoạn trớc thì giai đoạn này thơ
trào phúng chủ yếu thiên về cảm hứng phê phán, phủ định mang ý nghĩa chính
trị.



17
Nói về hình thức thể loại, ngoài những thể loại truyền thống ra các nhà
thơ trào phúng giai đoạn này còn sử dụng thêm một số thể loại của Thơ mới,
một số hình thức đợc tiếp thu từ thơ trào phúng phơng Tây nh lối thơ giễu nhại,
lối ngợc sách ngụ ngôn.
Nhìn chung thơ trào phúng Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến năm 1945
cũng có những bớc phát triển đáng ghi nhận . Nhà thơ trào phúng tiêu biểu
nhất, xuất sắc nhất của giai đoạn này chính là nhà thơ Tú Mỡ .
1.2.1.4. Thơ trào phúng từ 1945 đến nay
Sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945, thơ trào phúng Việt Nam vẫn
phát triển song đã có một diện mạo khác hơn. Các tác giả ở giai đoạn trớc vẫn
tiếp tục cầm bút nh Tú Mỡ, Đồ Phồn, Xích Điểu... ở giai đoạn này đề tài trào
phúng chủ yếu là bọn thực dân, đế quốc, bọn tay sai việt gian, bù nhìn và
những mặt phản diện khác của đời sống xã hội.
Về hình thức, thơ trào phúng sau Cách mạng sử dụng phong phú các thể
thơ ca hiện đại. Ngôn ngữ mang tính chất chiến đấu quyết liệt hơn, sắc sảo hơn,
mạnh mẽ hơn khi tấn công kẻ thù.
Vào những thập niên 80, 90 của thế kỷ XX thơ trào phúng hớng vào
những thói h tật xấu của con ngời trong thời đại mới .
Nhìn chung ở giai đoạn từ 1945 đến nay thơ trào phúng rất dồi dào,
phong phú nhng không có đợc những phong cách vợt trội. Tuy nhiên có một
hiện tợng đáng chú ý là hiện tợng thơ trào phúng của Bút Tre và xu hớng thơ
Bút Tre. Đây thực sự là một hiện tợng lạ mà để hiểu nó một cách thấu đáo phải
có sự nghiên cứu kỹ càng .
Tóm lại, trên đây là sự trình bày một cách khái quát tiến trình thơ trào
phúng Việt Nam từ thế kỉ X đến nay. Luận văn đã cố gắng trình bày những đ ờng nét chính trong hành trình của một dòng thơ- dòng độc đáo trong lịch sử
văn học dân tộc.
1.2.2. Vai trò của thơ trào phúng trong lịch sử văn học dân tộc
Thơ trào phúng có một vai trò hết sức quan trọng trong lịch sử văn học
Việt Nam. Sau đây xin đợc trình bày một số vai trò cơ bản của nó.

Trớc hết sự xuất hiện của thơ trào phúng bên cạnh các hình thức thể loại
khác đã làm cho văn học dân tộc trở nên sinh động, đa dạng, có khả năng phản
ánh đời sống một cách sắc sảo, thâm thuý qua nhiều góc nhìn. Thử so sánh thơ
trào phúng với thơ trữ tình thông thờng, thơ trào phúng với các thể loại văn
xuôi trào phúng ta sẽ thấy rõ điều đó.


18
Nếu thơ trữ tình thông thờng hớng đến bộc lộ những cảm xúc của tâm
hồn chủ thể thì thơ trào phúng không chỉ dừng lại ở đó. Bên cạnh sự phô bày
xúc cảm, nó còn vơn tới ghi nhận và bao quát bức tranh hiện thực của cuộc đời.
Lúc này, những chi tiết của hiện thực khách quan đã trở thành một nội dung
của sự phản ánh, tồn tại bình đẳng bên cạnh nội dung trữ tình. Thử so sánh hai
bài thơ sau của Hồ Xuân Hơng:
Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Bảy nổi ba chìm với nớc non
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Mà em vẫn giữ tấm lòng son.
(Bánh trôi nớc)
Mời hai bà mụ ghét chi nhau
Đem cái xuân tình vứt bỏ đâu
Rúc rích thây cha con chuột nhắt
Vo ve mặc mẹ cái ong bầu
Đố ai biết đó vông hay trốc
Còn kẻ nào hay cuống với đầu.
Thôi thế thì thôi, thôi cũng đợc
Nghìn năm càng khỏi tiếng nơng dâu.
(Quan thị)
Đây là hai bài thơ vịnh vật: Một bài vịnh bánh trôi nớc, một bài vịnh tên
quan thị. Thế nhng đặc trng về cách phản ánh và biểu hiện của hai bài này

không hoàn toàn giống nhau. ở bài thơ thứ nhất , tính chất trữ tình nổi lên khá
đậm nét. Những hình ảnh khách quan về bánh trôi nớc đã đợc cái tôi nội cảm
của nhà thơ hoá thân vào bằng các từ thân em, em, tấm lòng son. Do đó,
hình ảnh bánh trôi nớc đã trở thành một hình ảnh biểu trng, biểu tợng cho vẻ
đẹp, khát vọng sống, cho niềm tự hào kiêu hãnh của ngời phụ nữ trong xã hội
xa. Còn ở bài thơ thứ hai, ngời đọc cùng một lúc vừa nhận ra thái độ, tình cảm
châm biếm, chế nhạo của nhà thơ vừa thấy đợc một loại đối tợng lố bịch, đáng
cời. Và chính nhờ hình ảnh của tên quan thị đợc tái hiện một cách sinh động
mà tác giả đã tạo cho tiếng cời của mình sức vang dội cần thiết. Nó đợc cộng hởng thêm nhờ sự khơi gợi tiếng cời từ độc giả.
Nh vậy, ngoài chức năng bộc lộ tình cảm, thơ trào phúng còn có chức
năng phản ánh hiện thực. Điều đó làm cho thơ ca luôn có đợc sự rộng mở hấp


19
dẫn. Nó có thể đón nhận và dung nạp vào bản thân những khả năng nghệ thuật
kì diệu từ các thể loại khác để bao quát đợc nhiều mảng khác nhau của cuộc đời
Ngoài ra cũng cần phải nói thêm: Sự xuất hiện của thơ trào phúng bên
cạnh các thể loại văn xuôi trào phúng đã làm cho bộ phận văn học này trở nên
đa dạng. Nếu văn xuôi tự sự thực hiện chức năng trào phúng thông qua việc tái
hiện những số phận, những tính cách cụ thể thì thơ trào phúng lại hớng về khắc
hoạ đối tợng trên những nét tiêu biểu nhất, tập trung nhất, ấn tợng nhất. Do đó
quá trình tác động của thơ trào phúng đối với độc giả nhiều khi đạt đến độ
nhanh chóng, bất ngờ.
Nh vậy, có thể khẳng định, với những nguyên tắc nghệ thuật của riêng
mình, thơ trào phúng đã làm giàu có cho văn học dân tộc về hình thức khám
phá và biểu hiện đời sống. Nó cấp cho văn học những góc nhìn khác nhau để
có thể bao quát đợc đời sống một cách đa chiều.
Cùng với việc tạo ra sự phong phú về hình thức khám phá và biểu hiện,
thơ trào phúng còn làm cho nội dung cảm hứng của văn học dân tộc thêm
muôn màu, muôn vẻ. Ngời đọc không chỉ say mê với những tác phẩm thơ văn

dạt dào, chứa chan tình cảm yêu nớc của Nguyễn Trãi, thẫm đẫm tình cảm
nhân đạo của Nguyễn Du mà còn hấp dẫn bởi những vần thơ trào phúng đầy
tiếng cời với các cung bậc đa dạng của nó trong thơ Nguyễn Khuyến, Tú Xơng... Bên cạnh những vần thơ u sầu của Thơ mới (1932-1945), ta bắt gặp
những tiếng nói lạc quan trong thơ của Tú Mỡ. Bên cạnh tiếng nói ngợi ca sức
mạnh quật cờng của con ngời Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến chống
Pháp (1954-1954) và chống Mỹ (1954-1975 là những vần thơ đả kích, tố cáo
kẻ thù... Tất cả làm cho nội dung cảm hứng của văn học dân tộc trở nên bất tận.
Vai trò cơ bản thứ hai của thơ trào phúng là: Thơ trào phúng, nhất là thơ
trào phúng những năm cuối thế kỉ XIX với sự xuất hiện của các tác giả Nguyễn
Khuyến, Tú Xơng đã tạo ra những bớc chuẩn bị quan trọng cho sự hình thành
của chủ nghĩa hiện thực phê phán trong văn học Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX
(1930-1945). Vai trò này thực chất là một hệ quả đợc lẩy ra từ vai trò thứ nhất.
Bởi vì , nh trên đã nói, thơ trào phúng không chỉ có chức năng trữ tình mà còn
có chức năng phản ánh hiện thực. Mà đã phản ánh hiện thực thì nó phải luôn
tôn trọng những chi tiết của hiện thực khách quan, phải chú ý đến những điều
kiện lịch sử xã hội cụ thể của đối tợng phản ánh. Đây sẽ là những cơ sở ban đầu


20
cho sự hình thành những nguyên tắc phản ánh của chủ nghía hiện thực phê
phán trong văn học Việt Nam.
Vai trò thứ ba của thơ trào phúng đối với lịch sử văn học dân tộc là nó
đã thực hiện một phần sứ mệnh lịch sử quan trọng đặt ra cho văn học dân tộc là
biến văn học thành một trong những vũ khí đấu tranh mạnh mẽ trớc các thế lực
thù địch với đời sống của con ngời. Về phơng diện này, thơ trào phúng là bộ
phận văn học có tính chiến đấu mạnh mẽ hơn cả. Nó đợc xem là một loại vũ
khí đặc biệt. Nó chiến đấu bằng cách gây d luận rộng rãi trong quần chúng mà
không một uy quyền nào có thể dập tắt đợc. Thơ trào phúng biến kẻ thù thành
bia miệng, nói nh Hêghen: Tiếng cời làm trúc nhào thần tợng, thổi bay hết các
vòng hoa, đồ trang sức trên thần tợng, làm cho thần tợng trở thành cục đất thó

(dẫn theo Trơng Chính) [6, 4].
Có lẽ nhận thấy đợc vai trò quan trọng đó mà trong lịch sử văn học dân
tộc thơ trào phúng bao giờ cũng đợc sử dụng nh một vũ khí lợi hại để đấu tranh
chống lại mọi thế lực thù địch. Còn những giai cấp thống trị phản động thì luôn
tìm mọi cách để trù dập những nhà thơ trào phúng có t tởng tiến bộ trớc thời
đại.
Tóm lại, với những đặc điểm riêng trong cách phản ánh và thể hiện, thơ
trào phúng đã thể hiện một vai trò đặc biệt trong lịch sử văn học dân tộc. ở mỗi
thời kỳ, mỗi giai đoạn lịch sử, nó đều làm cho văn học dân tộc trở nên sinh
động và có những khả năng đặc biệt trong quá trình thực hiện sứ mệnh lịch sử
của mình.
1.3. Tú Mỡ trong dòng thơ trào phúng Việt Nam
1.3.1. Tú Mỡ trên con đờng đi đến hiện đại
Tuy đến với thơ ca vào lúc Thơ mới (1932- 1945) đã chiếm u thế tuyệt đối
trên thi đàn dân tộc, nhng thơ trào phúng của Tú Mỡ vẫn có sức hấp dẫn. Nó
hấp dẫn không chỉ vì nó đã khơi nối một dòng thơ cũ chảy róc rách, nớc thật
ngọt, vì nó là thứ nớc của nguồn xa mà ngời Việt Nam quen uống từ lâu [19,
9], mà còn vì nhà thơ đã không ngừng biến đổi thơ mình theo hớng hiện đại
hoá. Ta có thể hình dung về con đờng đến với hiện đại của Tú Mỡ là một con đờng đầy thử thách.
Trong bài Kinh nghiệm học tập và sáng tác thơ trào phúng in trong cuốn
Tú Mỡ toàn tập, tập 1, Tú Mỡ đã tự nói về con đờng đến với thơ trào phúng của
mình rằng: ... Trớc hết tôi mua quyển Việt Hán văn khảo để nghiên cứu các
thể thơ, ca, từ, phú, rồi mua những tập thơ của Hồ Xuân Hơng, Tú Xơng, Yên


21
Đổ, Tản Đà, Trần Tuấn Khải... ở mỗi tác giả tôi rút ra đợc những đặc sắc mà
tôi thích thú để noi theo, do đó các nhà thơ tiền bối và các nhà thơ đàn anh đã
ảnh hởng tốt ít nhiều đến sáng tác của tôi sau này... Ngoài những thi nhân kể
trên, tôi còn học ở ca dao, tục ngữ, truyện khôi hài, truyện tiếu lâm, một kho

tàng văn học vô cùng phong phú của dân tộc [41, 618-520]. Nh vậy, hành
trang ban đầu của Tú Mỡ ngoài năng khiếu bẩm sinh ra là những kiến thức mà
ông đã học tập đợc từ thơ ca trào phúng dân tộc. Tuy nhiên cần phải thấy rằng
việc học tập đó của nhà thơ không hề là một sự bắt chớc. Nhà thơ đã vận dụng
những yếu tố truyền thống một cách sáng tạo theo hớng hiện đại. Xin đợc minh
chứng cụ thể cho vấn đề này.
Trớc hết, Tú Mỡ đã vận dụng một cách sáng tạo các thể thơ ca của văn
học trào phúng dân tộc. Trên cơ sở cái nhìn nghệ thuật, quan niệm nghệ thuật
của con ngời thời hiện đại, ông đã cải biến nó trên nhiều nét đại thể để biểu
hiện một cách hiệu quả những cảm xúc mới trớc cuộc đời. Ví dụ: Thể thơ thất
ngôn bát cú và thất ngôn tứ tuyệt là những thể loại phổ biến của thơ ca trào
phúng truyền thống đã đợc Tú Mỡ kéo ra cho thật dài bằng cách thêm số dòng
thơ vào để nó trở thành một thể loại mới. Có thể thấy rõ hiện tợng này ở các bài
Tự thuật (thất ngôn thập bát cú), Thánh sợ cớp (thất ngôn thập nhị cú), Mỡ mà
chẳng ... mỡ (thất ngôn thập nhị cú), Giỗ trận (thất ngôn thập nhị cú)... ở một
số bài thơ khác, dựa vào kiểu t duy phân loại, phân khổ trong thơ hiện đại, Tú
Mỡ đã chia tách bài thơ của mình ra thành từng khúc đoạn khác nhau, mà mỗi
khúc đoạn thực ra là do một bài thơ thất ngôn bát cú hợp thành. Xin dẫn ra đây
một bài thuộc dạng này:
Trơ tráo kìa ai chẳng sợng sùng!
Mình trần trùng trục thú tinh không ?
Nõn nà một tấm băng trong muốt
Thỗn thện hai bầu tuyết trắng bong
Ngọc thẹn làn môi e ấp miệng
Hồ ghen sóng mắt đắm say lòng
Anh hoa phát tiết là nh thế
Ướm hỏi cô em đã mấy chồng?
Tởng băng trắng muốt, tuyết trong veo
Tuyết lấm, băng nhơ, rõ chán phèo!



22
Tiết sạch coi nhàm, trăng gió nhỡn
Hoa tàn vẫn rử bớm ông theo
Hồ tù ngán nỗi con rồng lộn
Ngọc vết thơng tình kẻ cố đeo
Nhắn khách Băng Tâm ai đó tá
Mỹ danh hai chữ, nghĩ buồn teo
(Lỡm cô Ngọc Hồ)
Rõ ràng, bài thơ có hai phần và mỗi phần có thể đợc tách ra thành một
bài thơ thất ngôn bát cú với đầy đủ những yếu tố đặc trng của nó.
ở thể thơ lục bát nhà thơ cũng có những cách tân độc đáo. Thơ lục bát
của Tú Mỡ mang đậm tính chất dân gian, nhng vẫn thể hiện tính hiện đại. Nhà
thơ thờng hay sử dụng dấu 3 chấm (...) giữa câu, khi cần thiết có thể kết thúc
bằng một câu lục, mở đầu bằng một câu ngũ ngôn hoặc một câu thơ bốn chữ.
Ví dụ, mở đầu bài thơ Cái tính trừ sai, tác giả giới thiệu:
Có một bà thông
Xấu duyên lấy phải ông chồng trai lơ
Những câu thơ lục bát cứ tuôn tràn theo sự phơi bày đối tợng của tác giả.
Đến khi kết thúc, nhà thơ đột ngột hạ xuống bằng một câu lục rất bất ngờ: Bà
làm cái tính trừ sai. Với kiểu tổ chức bài thơ theo lối này, Tú Mỡ đã biểu hiện
một kiểu kết cấu của thơ trữ tình hiện đại mở đầu rất đờng đột và kết thúc rất
chơi vơi. Đó là hệ quả có đợc do chỗ nhà thơ muốn phá vỡ cấu trúc hài hoà của
thơ lục bát truyền thống để nó có khả năng chuyển tải đợc những nội dung
phức tạp hơn khi nói về các đối tợng trào phúng.
Nh vậy, trên hành trình đến với thơ ca hiện đại, Tú Mỡ đã cấp cho các
thể thơ cũ một nguồn sinh lực mới, đủ sức làm nên những nét đặc sắc riêng.
Bên cạnh việc cách tân thể thơ truyền thống, Tú Mỡ cũng đã có những
cải biến rất độc đáo khi sử dụng hình thức ngôn ngữ của thơ trào phúng xa .
Ông nói ông đã từng học đợc ở Hồ Xuân Hơng lối viết thanh mà tục, lối chơi

chữ lắt léo, tài tình... học ở Tú Xơng lối châm biếm sâu cay, chua chát, những
ngọn roi quật vào bọn rởm đời, lối tự trào mà hoá ra chửi đời ... học ở cụ Tam
Nguyên Yên Đổ lối cời thanh cao của một nhà chí sĩ [41, 616- 619]. Đặc biệt
Tú Mỡ đã vận dụng một cách linh hoạt thành ngữ, tục ngữ trong sáng tác của
mình. Cha bao giờ trong thơ trào phúng trớc đó ta thấy đợc khả năng vận dụng


23
thành ngữ, tục ngữ độc đáo đến nh thế này. Hãy nghe trong lời khuyên chồng
của bà Lý Toét xuất hiện đầy thành ngữ:
Suốt quanh năm anh chỉ xoay một mặt lý tài
Bới bèo ra bọ, những toan bài mợn gió bẻ măng
Anh lý ơi ! Bỗng dng anh làm cho dậy nổi đất bằng
Xui Nguyên giục Bị, anh kéo chằng việc nọ việc kia
(Bà Lý Toét khuyên chồng)
Có thể thấy thành ngữ, tục ngữ đợc đặt rất đúng chỗ, đúng ngời làm cho
lời thơ có cái linh hoạt, bình dân dễ hiểu và rất gần gũi với mọi ngời. Điều này
thể hiện một xu hớng mới trong thơ Tú Mỡ: Xu hớng dân chủ hoá ngôn ngữ
vào trong sáng tác thơ ca.
Rõ là, những yếu tố của truyền thống qua sự sáng tạo của Tú Mỡ đã
mang một màu sắc hiện đại rõ rệt. Nó không hề là một thứ đã thành xa cũ mà
đã có thêm đợc những khả năng mới trong việc biểu hiện tâm hồn, xúc cảm của
nhà thơ trớc đối tợng gây cời.
Tuy nhiên cũng xin lu ý: Là một thanh niên trí thức tiểu t sản nghèo trớc
Cách mạng, Tú Mỡ mang trong mình cảm quan của con ngời hiện đại. Sinh ra
và lớn lên trong buổi giao thời, Tú Mỡ có những điều kiện thuận lợi để học tập
những sáng tác trào phúng của văn học phơng Tây, chủ yếu là văn học Pháp.
Ông tự nói về điều này: Học văn học trào phúng của nớc nhà cha đủ, tôi còn
phải học của nớc ngoài nữa ... Về sau tôi tìm đọc tác phẩm của Môlie, và học ở
đấy lối diễn tả cờng điệu hoá những cái xấu, cái rởm của ngời đời. Tôi đã đọc

tác phẩm châm biếm của Vônte và học ở đó lối đả kích và chế nhạo cái thối nát
của thời đại, dọn đờng cho Cách mạng Pháp [41, 621].
Nếu quá trình tiếp thu những yếu tố truyền thống của Tú Mỡ đợc thực
hiện theo nguyên tắc hiện đại hoá thì ở đây nhà thơ lại thực hiện sự sáng tạo
của mình theo nguyên tắc dân tộc hoá những yếu tố của văn học nớc ngoài.
Thực tế này đã đem lại cho thơ Tú Mỡ những điều hấp dẫn.
Đây là lối thơ giễu nhại Tú Mỡ học đợc từ thơ Pháp:
Ngậm một khối căm hờn trong buồng giấy
Ta ngáp dài trông ngày tháng dần qua
Khinh bọn phán già lẩm cẩm, ngẩn ngơ
Giơng mục kính riễu cái oai tham biện
(Nhớ thời oanh liệt)


24
Còn hàng loạt các bài thơ Gà chọi , Chó với mèo, Dậu đổ bìm leo... là
những bài thơ đợc sáng tác theo kiểu ngụ ngôn của La Phông Ten. Nhng những
nhân vật, những câu chuyện, tình tiết trong truyện ngụ ngôn của Tú Mỡ là
những tình tiết, câu chuyện gần gũi, dễ hiểu với ngời Việt Nam. Nó mang đậm
dấu ấn cách cảm, cách nghĩ rất dân tộc, một dân tộc gắn liền với nền nông
nghiệp lúa nớc lâu đời.
Ngoài ra Tú Mỡ cũng tiếp thu nhiều đặc điểm của thơ ca Việt Nam thời
hiện đại, cụ thể là Thơ mới (1932-1945). Đó là sự vận dụng các thể thơ tự do 8
chữ, 7 chữ, sự tổ chức bài thơ theo những hình thức kết cấu đặc biệt: Kết cấu
theo lối kể chuyện, theo hình thức nghị luận ...
Tất cả những điều trên đã làm sáng tỏ một vấn đề: Để đến với thơ hiện
đại, để khẳng định sức sống của thơ mình trong thơ ca hiện đại, Tú Mỡ đã có
một quá trình học tập vơn lên không mệt mỏi. Ông tiếp thu nguồn văn học từ
nhiều phía: Từ truyền thống, từ hiện đại để làm cho thơ mình trở nên đặc sắc,
đa dạng có khả năng tạo nên một dấu ấn sâu đậm trong văn học nớc nhà.

1.3.2. Tú Mỡ là nhà thơ trào phúng hiện đại xuất sắc
Để thấy đợc Tú Mỡ là nhà thơ trào phúng hiện đại xuất sắc phải có sự
tìm hiểu, phân tích thơ ông trên nhiều phơng diện. Công việc đó sẽ đợc chúng
tôi làm rõ trong chơng 2 và chơng 3. ở đây chỉ xin đi vào một vài khía cạnh có
tính chất nhận diện ban đầu về vị trí của nhà thơ trong thơ trào phúng Việt Nam
hiện đại.
Nếu chỉ tính đến số tập thơ của Tú Mỡ đợc xuất bản và sự đánh giá của
độc giả dành cho những tập thơ đó cũng đủ thấy Tú Mỡ là một cây bút rất dồi
dào. Trớc Cách mạng, Tú Mỡ có 3 tập thơ Giòng nớc ngợc nổi tiếng và một số
tập thơ khác; sau Cách mạng có Bút chiến đấu, Nụ cời kháng chiến, Nụ cời
chính nghĩa. Ông còn là tác giả của rất nhiều tập thơ viết về các anh hùng dân
tộc, tác giả của nhiều vở kịch. Tú Mỡ cũng đã đợc Nhà nớc tặng giải thởng cao
quý, giải thởng Hồ Chí Minh Chứng tỏ Tú Mỡ đã xác định đợc một chỗ đứng
vẻ vang trong thơ trào phúng hiện đại. Tuy nhiên để có sức thuyết phục cho
nhận định, công việc không chỉ dừng lại ở sự liệt kê ra một số tác phẩm lớn đợc ngợi ca của Tú Mỡ, quan trọng hơn là phải đi vào một số phơng diện cụ thể
những sáng tác của ông trong sự đối sánh với một số nhà thơ trào phúng cùng
thời (chủ yếu là thơ của Đồ Phồn) .


25
Nếu bao quát toàn bộ thơ trào phúng của Tú Mỡ trong tơng quan với thơ
trào phúng cùng thời, ta thấy đề tài trong thơ Tú Mỡ rất đa dạng, phong phú, có
khả năng bao quát cả một bức tranh đời sống xã hội Việt Nam dới thời Pháp
thuộc. Tuy cùng viết về những đề tài chung nh đế quốc, quan lại, nghị viên, hủ
tục, tệ nạn, nhng Tú Mỡ xuất sắc hơn ở khả năng khai thác chúng. Tú Mỡ có
trên 35 bài viết về bọn nghị viên , 9 bài về bọn thực dân Pháp, trong khi đó với
đề tài nghị viên Đồ Phồn chỉ có khoảng trên 5 bài, đề tài về thực dân cũng rất
ít. Một số bài thơ tiêu biểu đợc nhắc đến của Đồ Phồn là: Cụ thừa, Khóc cụ Tô
- Lăng- Sơ, Cái mề đay, Phạm Lê Bổng bà oán. Còn Trần Minh Tớc (tức
Xích Điểu) chỉ nổi tiếng với bài Hội nghị tăng thuế Tản Đà cũng là ngời rất

hay làm thơ trào phúng. Nhng thơ ông chủ yếu hớng tiếng cời đến cái tôi cá
tính, đầy ngông ngạo của mình. Cho nên chất hiện thực khách quan của đời
sống không đợc đậm nh thơ của Tú Mỡ.
Tú Mỡ không chỉ viết về những đề tài quen thuộc mà còn mở rộng biên
độ sang các đề tài mang tính thời sự quốc tế: Chuyện chiến tranh giữa các nớc
phơng Tây (Việc vạn quốc bên Tây), chuyện Tàu - Nhật chiến tranh, (Tàu Nhật
chiến tranh), chuyện Hítle dùng chính sách phát xít, chuyện hội quốc liên ...
Những đề tài này không thấy xuất hiện trong thơ trào phúng của các nhà thơ khác.
Xin đợc lu ý thêm: Với khả năng khai thác đề tài phong phú, cha hẳn Tú
Mỡ đã thể hiện đợc sự vợt trội của mình so với những nhà thơ trào phúng cùng
thời. Dẫu vậy đây vẫn là một con số biết nói, không hoàn toàn vô nghĩa. Nó nói
với chúng ta về một cây bút trào phúng có khả năng quan sát tinh tế, linh hoạt
đời sống; khả năng phát hiện vấn đề từ nhiều cái rất đỗi thân quen. Cho nên
trong số hơn 35 bài viết về bọn nghị viên ta thấy không bài nào giống bài nào.
Mỗi bài khai thác ở đối tợng một khía cạnh đặc biệt; khi thì ông nhìn bọn
chúng nh những kẻ sính h danh (Thẻ nghị viên, Cái mề đay, Ngôi thứ các ông
nghị), khi thì nhìn chúng nh những kẻ hám tiền, hám lợi (Cái chuông ông trùm,
Dân biểu tranh năng). Đôi khi chúng hiện lên nh một lũ bất tài vô dụng, chỉ
thích chè chén no say, chơi bời trác táng (Ông nghị đi hội đồng về, Các ông
nghị đi thăm đồn điền di dân). Rõ ràng qua một đề tài mà nhà thơ đã tô đậm
cái xấu, làm cho chúng trở nên xấu xa, lố bịch bằng nhiều bài thơ, nhiều góc
nhìn. Điều đó khiến những sáng tác của Tú Mỡ có sức ám ảnh hơn nhiều.
Cùng với sự bao quát các phạm vi đề tài trong đời sống, trình độ hiện đại
hoá trong thơ trào phúng cũng đợc Tú Mỡ thể hiện một cách xuất sắc . Nói


×