Tải bản đầy đủ (.doc) (132 trang)

Nâng cao hiệu quả sử dụng thiết bị dạy học trong phòng học bộ môn vật lý trường THPT áp dụng dạy học chương động lực học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (17.44 MB, 132 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
--------------

Bïi hoµng nam

NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG THIẾT BỊ DẠY HỌC
TRONG PHÒNG HỌC BỘ MÔN VẬT LÍ TRƯỜNG THPT
Áp dụng dạy học chương “Động lực học chất điểm”
Lớp 10 THPT, chương trình chuẩn
CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC VẬT

MÃ SỐ: 60.14.10

LUẬN VĂN THẠC SỸ GIÁO DỤC HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS PHẠM THỊ PHÚ

Vinh – 2010


Lời cảm ơn
Tác giả luận văn chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, Khoa
sau đại học, Khoa Vật lý, Tổ Phương pháp giảng dạy khoa Vật lý
của trường Đại học Vinh. Cảm ơn Ban giám hiệu, tổ Vật lý
trường THPT Đặng Thúc Hứa – Thanh Chương – Nghệ An, cảm
ơn Ban giám hiệu, tổ Vật lý các trường THPT trên địa bàn các
huyện dọc quốc lộ 46 – Tỉnh Nghệ An.
Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo, PGS.TS.
Phạm Thị Phú, người đã tận tình hướng dẫn, động viên và giúp
đỡ tác giả trong suốt thời gian nghiên cứu và hoàn thành luận


văn.
Tác giả xin chân thành cảm ơn Quý Thầy, Cô giáo và các
Bạn đồng nghiệp đã quan tâm giúp đỡ, đóng góp nhiều ý kiến quý
báu cho luận văn.
Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn đối với gia đình và những
người thân đã động viên và tạo điều kiện thuận lợi để tác giả hoàn
thành luận văn này.
Thanh Chương, ngày 25 tháng 11 năm 2010
Tác giả

Bùi Hoàng Nam


LỜI CAM ĐOAN


Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và kết
quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong
bất kỳ công trình nào khác.
Tác giả luận văn

Bùi Hoàng Nam

B¶ng viÕt t¾t
Viết tắt
PHBM
PHTT
PTDH
GV


Cụm từ
Phòng học bộ môn
Phòng học truyền thống
Phương tiện dạy học
Giáo viên
4


HS
SGK
SBT
TH
THPT
THCS
TN
ĐC

Học sinh
Sách giáo khoa
Sách bài tập
Trung học
Trung học phổ thông
Trung học cơ sở
Thực nghiệm
Đối chứng

5


MỤC LỤC

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO..................................................................................1
Bïi hoµng nam..............................................................................................................1
LUẬN VĂN THẠC SỸ GIÁO DỤC HỌC.................................................................1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Đổi mới phương pháp dạy học là một quá trình tất yếu của thời đại của cả
thế giới nói chung và của Việt Nam nói riêng. Trong nền kinh tế của thế kỉ
XXI này, nền giáo dục phải tạo ra con người có trí tuệ phát triển, tích cực,
năng động, sáng tạo, thể hiện tinh thần hợp tác và tính nhân văn cao. Nghị
quyết Trung ương 4 khóa VII, nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII của hội nghị
Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam đã đề cập rất cụ thể về
vấn đề đổi mới phương pháp dạy học.
Quá trình dạy học muốn thành công cần phải có sự kết hợp chặt chẽ giữa
nội dung, phương pháp và phương tiện dạy học. Muốn đổi mới phương pháp
dạy học đòi hỏi phải nắm vững về lí luận dạy học và sử dụng phương tiện dạy
học một cách hợp lí.
Thực nghiệm luôn đóng vai trò quan trọng hàng đầu trong vật lí học. Đặc
biệt quá trong quá trình dạy học ở trường THPT, các kiến thức phần lớn được
hình thành từ con đường thực nghiệm. Thí nghiệm là một khâu then chốt trong
phương pháp thực nghiệm. Hiện nay thiết bị thí nghiệm và một số thiết bị hiện
đại đã được Bộ giáo dục và đào tạo trang bị tương đối đầy đủ cho các trường
phổ thông cho tất cả các khối lớp. Tuy nhiên, do nhiều yếu tố chủ quan và
khách quan như khả năng làm thí nghiệm của giáo viên và học sinh còn hạn
chế, thiết bị thí nghiệm còn chưa đạt chất lượng, thời gian tiến hành thí nghiệm
chưa đảm bảo, phần nhiều giáo viên ngại phải “tay xách nách mang” thiết bị từ
phòng chứa thiết bị lên phòng học, cách sắp xếp, bố trí thiết bị ở phòng học bộ
môn chưa được hợp lí, … dẫn đến việc sử dụng thiết bị thí nghiệm của giáo
viên trong dạy học còn ít, việc hình thành kiến thức cho học sinh bằng con
đường thực nghiệm là chưa cao. Nhược điểm trên có thể được khắc phục nếu


6


chúng ta sử dụng một cách hợp lí phòng học bộ môn và các thiết bị dạy học
trong phòng học bộ môn.
Trong chương trình vật lí trung học phổ thông, đặc biệt là chương “Động
lực học chất điểm” chúng tôi thấy thiết bị được cung cấp tương đối đầy đủ, tuy
nhiên độ chính xác chưa thật sự cao. Hầu hết các kiến thức trong chương này
đều được xây dựng trên cơ sở thực nghiệm tuy nhiên thực tế thì giáo viên rất ít
sử dụng thiết bị thí nghiệm và các thiết bị hiện đại hỗ trợ để giảng dạy.
Vì những lí do nêu trên đồng thời để góp phần thúc đẩy việc sử dụng thiết
bị thí nghiệm, các thiết bị hiện đại khác vào dạy học và đổi mới phương pháp
dạy học chúng tôi chọn vấn đề nghiên cứu: “Nâng cao hiệu quả sử dụng thiết
bị dạy học trong phòng học bộ môn Vật lí trường THPT; áp dụng dạy học
chương “Động lực học chất điểm” – Lớp 10 THPT, chương trình chuẩn”
2. Mục đích nghiên cứu
Đề xuất biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng thiết bị dạy học trong
PHBM vật lí trên cơ sở khảo sát bức tranh thực trạng PHBM các trường
THPT thuộc các huyện: Hưng Nguyên, Nam Đàn, Thanh Chương, Đô Lương
(Các trường THPT dọc quốc lộ 46 tỉnh Nghệ An). Áp dụng dạy học chương “
Động lực học chấy điểm” – Vật lí 10 THPT, chương trình chuẩn.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu của đề tài
- Hoạt động dạy học vật lí.
- Phòng học bộ môn Vật lí.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phòng học bộ môn Vật lí các trường THPT thuộc các trường THPT
dọc quốc lộ 46 tỉnh Nghệ An.
- Chương “Động lực học chất điểm” - Lớp 10 THPT, chương trình

chuẩn.
4. Giả thuyết khoa học
Trên cơ sở bức tranh phản ánh đúng thực trạng PHBM Vật lí sẽ đề xuất
được các biện pháp hợp lí, khả thi, khai thác có hiệu quả các thiết bị dạy học
trong phòng học bộ môn Vật lí THPT trong điều kiện hiện nay của các trường
THPT, góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn Vật lí ở trường THPT.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Nghiên cứu cơ sở lí luận về phòng học bộ môn nói chung và phòng
học bộ môn Vật lí ở trường THPT nói riêng.
7


5.2. Xây dựng bức tranh thực trạng phòng học bộ môn vật lí ở các
trường THPT dọc quốc lộ 46 tỉnh Nghệ An.
5.3. Đề xuất các biện pháp khai thác hiệu quả PHBM Vật lí.
5.4. Nghiên cứu mục tiêu, nội dung, chương trình, các phương tiện
dùng cho dạy học chương “Động lực học chất điểm” – Lớp 10 THPT, chương
trình chuẩn.
5.5. Áp dụng thử nghiệm các biện pháp dạy học chương “Động lực học
chất điểm” – Lớp 10 THPT, chương trình chuẩn.
5.6. Thực nghiệm sư phạm các biện pháp đã đề xuất vào dạy học
chương “Động lực học chất điểm” – Lớp 10 THPT, chương trình chuẩn để
đánh giá tính khả thi, tính hiệu quả của các giải pháp đó; điều chỉnh và hoàn
thiện đề tài.
6. Phương pháp nghiên cứu
6.1. Nghiên cứu lí luận: Đọc các sách, tài liệu về những vấn đề liên
quan đến việc giải quyết các nhiệm vụ đã đề ra trong luận văn.
6.2. Nghiên cứu thực tiễn: điều tra thực trạng phòng học bộ môn và
việc sử dụng thiết bị dạy học trong phòng học bộ môn ở các trường THPT dọc
quốc lộ 46. Tìm hiểu và xây dựng videoclip thí nghiệm giáo khoa.

6.3. Thực nghiệm sư phạm ở trường THPT Đặng Thúc Hứa – Thanh
Chương – Nghệ An để đánh giá các giải pháp đã đề xuất trong luận văn.
7. Cấu trúc luận văn
Luận văn gồm 3 phần: (gồm: 77 trang chính văn; 45 trang phụ lục)
MỞ ĐẦU
NỘI DUNG
(gồm 3 chương)
CHƯƠNG 1: Cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn về phòng học bộ môn Vật lí ở
các trường phổ thông (23 trang)
CHƯƠNG 2: Đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng thiết bị dạy
học trong phòng học bộ môn Vật lí. Áp dụng dạy học chương “Động lực học
chất điểm” – Lớp 10 THPT, chương trình chuẩn. (34 trang)
CHƯƠNG 3: Thực nghiệm sư phạm (16 trang)
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
8. Đóng góp mới của đề tài

8


- Về lí luận: Hệ thống hóa một số cơ sở lí luận về PHBM và PHBM Vật
lí.
- Về ứng dụng:
+ Xây dựng được bức tranh thực trạng về việc sử dụng thiết bị dạy học
trong phòng học bộ môn Vật lí ở các trường THPT dọc quốc lộ 46 tỉnh
Nghệ An.
+ Đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng thiết bị dạy học
trong PHBM Vật lí. Cụ thể: Đề xuất ba nhóm biện pháp: Nhóm biện pháp
quản lí với 5 biện pháp; nhóm biện pháp đối với giáo viên với 6 biện pháp

và nhóm biện pháp đối với học sinh có 3 biện pháp.
+ Áp dụng các biện pháp đã đề xuất dạy học chương “Động lực học
chất điểm” – Lớp 10 THPT, chương trình chuẩn có được các sản phẩm cụ
thể là:
* Xây dựng được 3 đoạn Video clip với trường đoạn tổng cộng là 18
phút 8 giây dùng làm cơ sở dữ liệu cho 2 bài giảng điện tử giảng dạy nội
dung của chương nhằm khai thác PTDH trong PHBM vật lí.
* Thiết kế được 5 giáo án giảng dạy có sử dụng thiết bị dạy học phòng
học bộ môn Vật lí.
* Thiết kế được 3 bài giảng điện tử dùng để giảng dạy nội dung của
chương.
* Sử dụng được các bộ thí nghiệm có sẵn của phòng học bộ môn.
* Phát động phong trào tự làm thiết bị dạy học vật lí, sản phẩm cụ thể:
HS chế tạo được các lực kế.

9


PHẦN NỘI DUNG
Chương 1. Cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn về phòng học bộ môn vật lí
các trường THPT
1.1. Cơ sở lí luận về phòng học bộ môn vật lí THPT
1.1.1. Phòng học bộ môn [10]
Phòng học bộ môn (PHBM) là nơi diễn ra hoạt động dạy và học của
từng môn học (hoặc một vài môn học nhất định). Trong PHBM trang bị hệ
thống thiết bị dạy học bộ môn và hệ thống các thiết bị nghe nhìn được lắp đặt
phù hợp với bộ môn để giáo viên và học sinh sử dụng thuận lợi, đảm bảo chất
lượng dạy học môn học. Trong PHBM có bàn ghế chuyên dụng phù hợp lứa
tuổi học sinh và phù hợp đặc thù môn học, đủ về số lượng cho mỗi lớp học
sinh; có nguồn điện ổn định và đủ ánh sáng để phục vụ dạy và học, có hệ

thống cửa sổ kính đảm bảo thoáng mát về mùa hè và kín gió vào mùa đông.
Trong PHBM lắp đặt hệ thống thiết bị nghe nhìn (bảng, màn chiếu, máy
chiếu, máy vi tính, máy chiếu vật thể, ti vi, đầu đĩa, ... phù hợp môn học);
thiết bị thí nghiệm, thực hành được sắp xếp ở vị trí ngay bên cạnh thuận lợi
cho việc luân chuyển thiết bị dạy học theo nội dung bài học.
PHBM là nơi đảm bảo môi trường sư phạm cho việc thực hiện các chức
năng lí luận dạy học và chức năng lí luận nhận thức của phương tiện dạy học.
Thực chất của phương thức dạy học theo PHBM là dạy học được tiến
hành trong các phòng mà ở đó được sắp đặt sẵn các thiết bị dạy học phù hợp
môn học. Học sinh không học trong một phòng học cố định mà di chuyển
theo từng môn học đến PHBM của từng môn tương ứng. PHBM là tổ hợp
phòng học thông thường và phòng thí nghiệm (hay phòng thiết bị theo môn
học). Đổi mới toàn diện giáo dục hiện nay yêu cầu đổi mới tất cả các yếu tố
cấu trúc bao gồm: quan điểm, mục tiêu, nội dung, phương pháp, phương tiện,
10


phương thức, hình thức tổ chức dạy học. PHBM là phương thức tổ chức dạy
học, là môi trường sư phạm để triển khai có hiệu quả các phương tiện dạy
học.
Theo quan điểm triết học duy vật lịch sử, bất kỳ một quá trình lao động
nào cũng bao gồm ba yếu tố liên quan mật thiết với nhau: đối tượng lao động,
công cụ lao động và người lao động. Phương thức lao động là môi trường
(không gian vật chất và xã hội) để diễn ra quá trình lao động (sự tương tác của
người lao động lên đối tượng lao động thông qua các công cụ lao động). Khi
công cụ lao động biến đổi, phát triển thì phương thức lao động cũng phải biến
đổi để phù hợp với sự phát triển, thúc đẩy tăng năng suất và hiệu quả lao
động. Trong trường học, đối tượng lao động là nội dung dạy học, người lao
động là giáo viên và học sinh, công cụ lao động là các phương tiện, thiết bị
dạy học. Khi phương tiện dạy học thay đổi theo hướng hiện đại hóa, chuyên

môn hóa và tăng cường hoạt động tích cực tự giác sáng tạo của học sinh thì
phương thức dạy học cũng phải thay đổi theo hướng thiết bị dạy học luôn
trong tầm tay, thuận lợi cho sử dụng của giáo viên và học sinh. Phương thức
dạy học mới đáp ứng những yêu cầu trên chính là PHBM.
1.1.2. Phòng học bộ môn vật lí [10]
1.1.2.1. Khái niệm PHBM vật lí
PHBM vật lí là PHBM dành cho tổ chức các giờ học vật lí – một môn
học gắn liền với thí nghiệm và thực hành.
1.1.2.2. Vị trí của PHBM vật lí trong hệ thống phương tiện dạy học vật lí
Theo tác giả Nguyễn Đức Thâm: “phương tiện dạy học (PTDH) là các
phương tiện vật chất do giáo viên và (hoặc) học sinh sử dụng dưới sự chỉ đạo
của giáo viên trong quá trình dạy học, tạo những điều kiện cần thiết nhằm đạt
được mục đích dạy học” [18,190].
Tác giả Thái Duy Tuyên còn nêu tường minh ngoại diên của khái niệm
PTDH “các thiết bị dạy học, phòng dạy học, phòng thí nghiệm, bàn ghế, các
phương tiện kỹ thuật, v.v...” [20,236].
Như vậy, theo hai tác giả trên thì PHBM, PHTT cũng chỉ là một loại
phương tiện dạy học; còn theo tác giả Nguyễn Ngọc Quang thì “PTDH bao
gồm mọi thiết bị kỹ thuật từ đơn giản đến phức tạp được dùng trong quá trình
dạy và học để làm dễ dàng cho sự truyền thụ và lĩnh hội kiến thức, kỹ năng,
kỹ xảo” [13] ; nghĩa là phòng học (PHBM, PHTT) không thuộc ngoại diên
của khái niệm PTDH.
11


Tác giả Trần Doãn Quới coi PHBM là một phương thức dạy học (môi
trường vật chất và xã hội) của quá trình dạy học. [14,1-2]. PHBM không đơn
thuần là PTDH mà là “tổ hợp” các phương tiện dạy học, vì trong PHBM có
đầy đủ các PTDH cần thiết, các PTDH sử dụng trong PHBM tạo ra sự nhảy
vọt về chất trong việc nâng cao hiệu quả khai thác thiết bị nhằm thực hiện các

mục tiêu dạy học.
Hiện nay các PTDH hiện đại được trang bị và khai thác để khắc phục
các hạn chế của các PTDH truyền thống thì PHBM càng có vị trí đặc biệt
quan trọng. Đối với môn vật lí, thiết bị thí nghiệm giữ vị trí đặc thù, chỉ có thể
thực hiện được tốt các chức năng lí luận dạy học của thiết bị thí nghiệm khi
hoạt động dạy học diễn ra ở PHBM.
Như vậy PHBM là một phương thức dạy học, là tổ hợp các PTDH.
PHBM là môi trường thuận lợi để sử dụng phối hợp các PTDH nhằm khai
thác hiệu quả (chất lượng cao và chi phí thấp) các PTDH.
1.1.2.3. Chức năng của PHBM vật lí ở trường phổ thông
PHBM vật lí vừa là phòng học vừa là phòng thí nghiệm, nơi diễn ra
hoạt động dạy và học môn vật lí. PHBM vật lí có các chức năng như sau:
- Theo quan điểm triết học, PHBM là một phương thức dạy học, là môi
trường vật chất và xã hội để hoạt động dạy học diễn ra trong tương tác giữa
chủ thể của quá trình (giáo viên và học sinh) với nội dung dạy học thông qua
các phương tiện dạy học.
- Theo quan điểm giáo dục học, PHBM là khâu tổ chức quá trình dạy học
giáo dục nhằm thực hiện tối ưu các điều kiện vật chất kỹ thuật giáo dục, đảm
bảo thực hiện sự đồng bộ và tổng hợp các yếu tố cấu trúc của quá trình dạy
học: quan điểm, mục tiêu, nội dung, phương pháp, phương tiện, hình thức tổ
chức dạy học và kiểm tra đánh giá kết quả dạy học.
- Theo quan điểm của lí luận dạy học, PHBM vật lí là điều kiện vật chất cần
thiết để thực hiện tốt các nhiệm vụ của dạy học vật lí: giáo dưỡng, giáo dục,
phát triển và giáo dục kỹ thuật tổng hợp.
- Theo quan điểm của lí luận nhận thức, PHBM vật lí là môi trường thuận lợi
để khai thác triệt để các chức năng của các PTDH trên các bình diện khác
nhau: trực quan trực tiếp, trực quan gián tiếp và cả bình diện khái niệm ngôn
ngữ.
1.1.2.4. Các ưu điểm của PHBM vật lí so với PHTT


12


- Tạo điều kiện thuận lợi thực tế để giáo viên sử dụng PTDH với công suất
cao hơn. Các PTDH đều có chức năng cơ bản là “làm dễ dàng cho sự truyền
đạt của giáo viên và lĩnh hội kiến thức của học sinh đối với kiến thức, kỹ
năng, kỹ xảo”; nay trong PHBM các PTDH lại được bố trí “trong tầm tay”,
không phải mang vác, di chuyển thì không có lí do gì mà không sử dụng. Ví
dụ, thiết bị thí nghiệm trong dạy học vật lí có nhiều hình thức sử dụng (xem
sơ đồ 1.1)

Sơ đồ 1.1. Các hình thức thí nghiệm trong dạy học vật lí ở trường phổ
thông
Thí nghiệm giáo khoa

TN biểu diễn

Mở đầu

TN mở đầu

Nghiên cứu

TN trực diện

TN nghiên cứu

Củng cố

TN thực hành


TN thực tập

TN NC khảo sát

TN TH đồng loạt

TN NC minh họa

TN TH luân phiên

TN củng cố

TN củng cố

Chỉ có thể khai thác được các hình thức thí nghiệm này trong PHBM,
dạy học trong PHBM tạo các điều kiện cần thiết cho thí nghiệm và quan sát ở
nhà của học sinh.
- Cho phép thực hiện trọn vẹn hơn những yêu cầu sư phạm, tâm lí, vệ sinh
học đường và tổ chức lao động khoa học, đảm bảo an toàn lao động và hiệu
quả kinh tế trong quá trình dạy học – giáo dục trong môn vật lí. PHBM vật lí
13


có tác dụng đặc biệt trong việc tạo không khí nghiên cứu khoa học bởi chức
năng vừa là phòng học vừa là phòng thí nghiệm, học sinh – được đóng vai
nhà vật lí học tự tay thực hiện các thí nghiệm (hình thức thí nghiệm thực tập)
hoặc quan sát thu thập xử lí số liệu thí nghiệm (hình thức thí nghiệm biểu
diễn) tự tìm kiếm chiếm lĩnh kiến thức, kỹ năng vật lí dưới sự hướng dẫn
khích lệ của giáo viên, qua đó hình thành những phẩm chất cần thiết của

người lao động trong xã hội công nghiệp hiện đại.
- Nâng cao hiệu quả lao động của giáo viên, tăng mức độ “khẩn trương” của
giờ làm việc, tiết kiệm thời gian.
- Tạo điều kiện rèn luyện phát triển các kỹ năng về vật lí: quan sát, đo lường,
lắp ráp, tiến hành thí nghiệm, thu thập xử lí số liệu thí nghiệm, ...
- Tạo thuận lợi cho việc tổ chức hoạt động ngoại khóa nhằm bồi dưỡng phát
triển năng khiếu vật lí, năng lực sáng tạo của học sinh. PHBM vật lí là nơi
làm việc tốt nhất cho các nhóm “các nhà vật lí trẻ tuổi”, “các kỹ sư trẻ”.
Trong PHBM có các tủ đựng thiết bị để chế tạo các thiết bị dạy học vật lí tự
làm – đó là môi trường để dạy sáng tạo vật lí.
- PHBM vật lí mang lại hiệu quả kinh tế do chỗ thiết bị dạy học không bị lãng
phí trong kho mà khai thác hết công suất, khi được sử dụng thiết bị thường
xuyên được bảo dưỡng, không bị hỏng do không sử dụng. (Tình trạng lãng
phí thiết bị trong kho không sử dụng do không có PHBM đã gây lãng phí
nhiều tỷ đồng đang là vấn đề nhức nhối hiện nay ở trường phổ thông).
1.1.2.5. Cấu trúc, thiết bị phòng học bộ môn
Phòng học bộ môn được thiết kế đúng tiêu chuẩn do Bộ Giáo dục và
Đào tạo quy định. Bàn ghế trong phòng phải là loại chuyên dụng phù hợp với
lứa tuổi của từng cấp học và từng bộ môn, đủ về số lượng cho mỗi lớp học
sinh. Có bảng viết theo quy định.
Có nguồn điện ổn định, đủ ánh sáng cho học sinh học (đảm bảo tiêu
chuẩn ánh sáng do Bộ Y tế quy định).
Có thiết bị cấp nước đặt ở các vị trí khác nhau theo thiết kế đặc thù
từng bộ môn. PHBM Hóa học cần có thêm tủ hút khí độc, có hệ thống xử lý
hóa chất sau khi thực hành thí nghiệm.
Mỗi phòng có hệ thống tủ tường cửa kính để đựng thiết bị dạy học
dùng thường xuyên trong các giờ học.

14



Hệ thống nghe nhìn được lắp đặt trên bàn GV và ở các vị trí thích hợp.
Hình ảnh các nhà khoa học bộ môn được treo ở các vị trí trang trọng trong
phòng học bộ môn.
Có hệ thống cửa sổ kính đảm bảo thông thoáng về mùa hè, kín gió về
mùa đông.
Có phòng chứa thiết bị và chuẩn bị thí nghiệm, thực hành ngay bên
cạnh.
Có hệ thống xử lý nước thải đúng quy định về việc bảo vệ môi trường.
Có phương tiện chống ẩm, chống mối mọt, phòng cháy chữa cháy nổ.
Từng bước trang bị máy điều hòa không khí, máy hút bụi, máy hút ẩm để việc
bảo quản và sử dụng trang thiết bị tốt hơn.
1.2. Cơ sở pháp lý xây dựng PHBM
Nhận thức được tác dụng to lớn của phương thức dạy học theo hệ thống
PHBM, trong xu thế hội nhập quốc tế; trong công cuộc đổi mới toàn diện giáo
dục phổ thông, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành các văn bản về xây dựng
hệ thống PHBM, cụ thể:
1.2.1. Quy chế công nhận PHBM đạt chuẩn quốc gia, ban hành kèm theo
Quyết định số 32/2004/QĐ-BGDĐT ngày 24/9/2004 của Bộ trưởng Bộ Giáo
dục và Đào tạo.
Theo Quy chế này PHBM phải đạt các tiêu chuẩn về cơ sở vật chất, về
cán bộ chuyên trách, về tổ chức hoạt động và quản lý. Trong đó tiêu chuẩn về
cơ sở vật chất và nhân sự là vấn đề cốt lõi.
1.2.2. Quy định về PHBM, ban hành kèm theo Quyết định số 37/2008/QĐBGDĐT ngày 16/7/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Văn bản này
thay thế Quyết định số 32/2004/QĐ-BGDĐT ngày 24/9/2004 của Bộ trưởng
Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Văn bản này quy định về PHBM, bao gồm: Quy cách PHBM, các yêu
cầu kỹ thuật của PHBM, quản lý và sử dụng PHBM. Với mục đích thống nhất
trên phạm vi toàn quốc các điều kiện cần thiết về cơ sở vạt chất kỷ thuật của
PHBM phù hợp với chương trình giáo dục phổ thông và làm căn cứ xây mới

hoặc cải tạo PHBM nhằm nâng cao chất lượng dạy và học.
1.3. Thực tiễn PHBM vật lí trường THPT
Để có sự so sánh khi khảo sát thực trạng PHBM khu vực khảo sát,
chúng tôi tìm hiểu PHBM của một số nước tiên tiến trên thế giới và PHBM
của một số trường điểm trong nước.
15


1.3.1. PHBM một số nước tiên tiến trên thế giới
PHBM do các nhà khoa học Anh khởi xướng vào năm 1830. Nhà
trường châu Âu là nơi phát triển hình thức dạy học này. Dạy học theo hệ
thống PHBM trở thành xu thế quốc tế từ những năm 60 của thế kỷ trước.
Ở Liên Xô (cũ) từ những năm 50 của thế kỷ XX bắt đầu quá trình
chuyển từ phương thức dạy học theo PHTT sang phương thức PHBM, phải
mất ba thập kỷ mới hoàn tất quá trình chuyển đổi. Đến 1982 ở nước cộng hòa
Ukraina 100% trường phổ thông đã hoàn tất chuyển sang hệ thống PHBM.
Hiện này dạy học theo hệ thống PHBM vẫn duy trì ở trường phổ thông CHLB
Nga.
Ở Cộng hoà dân chủ Đức, đến cuối năm 1974 số trường phổ thông có ít
nhất 1 PHBM vật lí là 91% và khoảng 35% tổng số trường phổ thông đã
chuyển sang dạy học theo PHBM; đến 1981 đã có 95% số trường THCS (hệ
10 năm) và 100% số trường TH mở rộng (Hệ 11, 12 năm) đã dạy học theo
phương thức PHBM.
Ở Tiệp Khắc, Hung-ga-ri cũng ưu tiên trang bị PHBM, phổ biến là
PHBM vật lí, hóa học, sinh học, địa lí và học tiếng nước ngoài. Từ những
năm 1969 dạy học theo hệ thống PHBM ở Hung-ga-ri đã trở thành phổ biến ở
các trường trung học.
Ở Hà lan, hệ thống PHBM được xây dựng ở hầu hết các trường THPT
nhưng không cầu toàn. Ví dụ, một trường lớn ở thủ đô Am-xtec-đam đáng lẽ
cần nhiều PHBM vật lí nhưng trên thực tế chỉ xây dựng 01 phòng dùng cho

dạy học các bài học có thí nghiệm.
[14,6-8]
“Có dịp đến Phần Lan, một quốc gia có nền giáo dục được đánh giá
hiệu quả nhất thế giới, chúng tôi đã thăm hai trường trung học (một trường ở
thị trấn Parola, được thành lập từ năm 1960 và một trường vừa mới xây ở
thành phố Hammelina, cách thủ đô Helsinki hơn 100 km về phía bắc). Ở đó,
tất cả học sinh đều được học tại phòng học bộ môn theo thời khóa biểu, chứ
không chia mỗi lớp học một phòng như ở ta. Môn học nào cũng có phòng bộ
môn, có giáo viên được phân công chịu trách nhiệm. Bằng lối tổ chức phòng
học như thế này, tự nhiên các phòng học như ta vẫn thấy như hiện nay (phấn
trắng-bảng đen) bị xóa bỏ.
Người ta đã đầu tư rất thích đáng cho mỗi phòng bộ môn. Có thể nói,
đó là những phòng học mơ ước của chúng ta: có đủ ti vi, đầu máy, cassette,
máy tính, projector, overhead, camera vật thể, bảng đen, bảng trắng (để viết
16


bút dạ), các hệ thống bảng biểu của bộ môn, các loại thước đo... được để sẵn.
Phía cuối phòng bộ môn là một kho học cụ được nối với phòng học bằng cánh
cửa lớn. Vào phòng Vật lí, chúng tôi thấy ở đó trang bị cả cân tiểu ly, tính
chính xác đến bốn số thập phân. Tại phòng Hóa, có cả tủ sấy (mỗi món có giá
trị bằng bốn, năm chục triệu đồng Việt Nam). Ở phòng Sinh vật, riêng bộ mẫu
vật thật của hơn năm mươi loài chim và thú cũng đủ gây bất ngờ cho khách
tham quan. Tất cả các món đồ được trang bị trong phòng bộ môn đều có giá
trị sử dụng cao.
Tuy nhiên, không phải nhất nhất mọi thiết bị đều được làm sẵn, mà
khoảng 30% đồ dùng dạy học ở phòng bộ môn do thầy và trò cùng tìm kiếm,
tạo nên, bổ sung để bộ sưu tập ngày càng phong phú. Ví dụ, mô hình các phân
tử ở phòng Hóa học, sơ đồ mạch dẫn ở phòng Vật lí, các giống cây được
trồng trong chậu cảnh, bể kiếng nuôi các giống cá-tôm-cua và thực vật thủy

sinh trong phòng Sinh vật, bộ sưu tập các loại đá ở phòng Địa lí...”
[28]
Hình ảnh PHBM Vật lí của một trường THCS ở Pháp. (Hình ảnh do
Th.s. Lê Minh Triết (Học viên CH15 LL&PPGD Vật lí, ĐH Vinh) cung cấp)

17


Ở châu Á việc chọn phương thức dạy học theo PHBM cũng được áp
dụng phổ biến ở các nước tiên tiến như: Sing-ga-po, Thái lan, Trung quốc, ...
Ở Singapore, các PHBM được xây dựng rất khang trang về cơ sở vật
chất và đầy đủ hiện đại về thiết bị giảng dạy. Các phương tiện nghe nhìn và
máy vi tính được đặc biệt quan tâm. Số lượng tranh giáo khoa không nhiều,
hàng loạt tranh đã được đưa vào các băng ghi hình hay đĩa mềm của máy vi
tính. Các phương tiện nghe nhìn và máy vi tính trong các PHBM thường được
trang bị đủ đến tận từng học sinh (40 máy vi tính trong 1 phòng tin học). Một
trường thường có 2 PHBM vật lí, 1 PHBM nhạc, 1 PHBM thể dục thể thao, ...
Ở Thái lan, dạy học theo phương thức PHBM được thực hiện ở các
trường trung học, ở tiểu học cũng đã có PHBM tin học và phòng nghe nhìn
dưới dạng trung tâm tin học và trung tâm nghe nhìn dùng chung cho một số
trường tiểu học.
Ở Trung quốc, PHBM được quan tâm xây dựng ở các trường trung học
trọng điểm. Quảng Tây – một tỉnh xa thủ đô nhưng các PHBM vật lí, hóa học,
sinh vật cũng được xây dựng khá hiện đại về phòng, đồ gỗ và các thiết bị dạy
học. PHBM tin học có đến 60 máy vi tính, phòng học tiếng cũng có đủ chừng
ấy cabin đủ cho từng học sinh sử dụng. PHBM tin học cũng được đưa cả vào
các trường tiểu học thực nghiệm, ...
Ở Mông Cổ, mặc dù có nhiều khó khăn về hoàn cảnh địa lí và kinh tế,
trong năm 1980 cũng đã có đa số trường được trang bị tốt cho hệ thống
PHBM.

[14]
Qua một số dẫn chứng chúng ta thấy, rõ ràng xây dựng hệ thống
PHBM và chuyển dần từ phương thức học theo PHTT sang học theo hệ thống
18


PHBM là xu thế tất yếu có tính toàn cầu, nhằm cải tiến và nâng cao chất
lượng giáo dục trong nhà trường đặc biệt là hệ thống các trường trung học.
1.3.2. Xây dựng và sử dụng PHBM ở nước ta
Từ năm học 2002 – 2003, cùng với việc thực hiện đổi mới chương
trình, sách giáo khoa phổ thông, công tác thiết bị dạy học cũng được đầu tư
đáng kể. Tuy nhiên do đa số trường học đều chỉ có một vài phòng (hoặc kho)
chứa thiết bị nên hiệu quả khai thác rất thấp. Trước tình hình đó, năm 2003,
được sự đồng ý của lãnh đạo Bộ GD-ĐT, dự án phát triển giáo dục trung học
cơ sở (THCS) phối hợp với các Vụ chức năng của Bộ đã chỉ đạo thí điểm
“Dạy học theo PHBM” tại một số trường THCS thuộc tỉnh Hà Tây, đến năm
học 2004 – 2005 mở rộng thí điểm thêm tại 7 tỉnh nữa là: Vĩnh Phúc, Phú
Thọ, Lào Cai, Thái Bình, Hà Tĩnh, Đà Nẵng và Lâm Đồng. Từ năm 2006,
nhiều tỉnh thành trong cả nước bắt đầu triển khai xây dựng PHBM ở các
trường THCS.
[10]
Theo tài liệu [29], Hội thảo "Chỉ đạo, quản lí hoạt động đổi mới
phương pháp dạy học ở các trường phổ thông" của Bộ Giáo dục và Ðào tạo
do GS. Nguyễn Thiện Nhân, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Giáo dục
và Ðào tạo chủ trì được tổ chức ngày 3-1-2009 tại thành phố Vinh, tỉnh Nghệ
An, nhằm tiếp tục tìm kiếm giải pháp mới, góp phần nâng cao hiệu quả dạy
học. Hội thảo đã rút ra được những kết luận quan trọng:
- Dạy học bằng phòng học bộ môn là xu hướng chung mà các nước phát triển
trên thế giới đang thực hiện.
- Đổi mới giáo dục phổ thông cần chuyển dần từ phương thức dạy học theo

lớp cố định thành phương thức dạy học theo PHBM.
- Trong những năm qua, việc triển khai các phòng học bộ môn được thực
hiện ở hầu khắp các tỉnh, thành phố trong cả nước, bước đầu đã phát huy
được hiệu quả nâng cao chất lượng ở các cấp học. Trong đó, tổ chức quản lí
và học tập các phòng học bộ môn giai đoạn 2 Dự án THCS cùng Vụ Giáo dục
Trung học triển khai từ năm 2005 đến năm 2010 bước đầu tạo được những
bước chuyển quan trọng trong phát huy tính ưu việt của phòng học bộ môn.
Dự án THCS II đã xây dựng mới ở 343 trường THCS, trong đó có 67 trường
điểm của 63 tỉnh, thành phố và bảy trường dân tộc nội trú, mỗi trường gồm
một hệ thống sáu phòng học bộ môn là tin học, vật lí, hóa học, sinh học, ngoại
ngữ và thư viện. Các phòng học bộ môn vật lí, hóa học và sinh vật đều được
thiết kế hiện đại, có sự linh hoạt theo mô hình phòng học bộ môn của
19


Singapore bao gồm một phòng học và thực hành rộng 75 m 2 và ngay bên cạnh
là phòng chứa thiết bị và chuẩn bị thí nghiệm rộng 25 m2, bàn, ghế phù hợp
đặc trưng bộ môn và trang thiết bị hiện đại như máy Projector, máy tính...
Theo ông Lê Thu, Giám đốc Sở Giáo dục và Ðào tạo tỉnh Vĩnh Phúc thì
từ thực tiễn xây dựng phòng học bộ môn ở 94/144 trường THCS và 37/37
trường THPT của tỉnh cho thấy, mặc dù còn một số khó khăn nhưng học tập
trong các phòng học bộ môn đã giúp các giáo viên kết hợp giảng dạy lí thuyết
gắn với thực tế nhiều hơn, giảm đi những căng thẳng của lối dạy hàn lâm
trước đây. Các giờ học đã tạo hứng thú cho học sinh. Học sinh đã tích cực
chuẩn bị đồ dùng cho các giờ thí nghiệm thực hành như: Chuẩn bị hạt giống,
con giống, cây xanh...
Thực tiễn xây dựng và sử dụng PHBM ở trường trung học trong thời
gian qua đã khẳng định:
+ PHBM đã mang lại sự đa dạng, phong phú, gắn lí thuyết với thực tiễn, nâng
cao chất lượng giáo dục và đào tạo trong trường học.

+ Dạy học trong PHBM không chỉ mang lại kết quả cao trong việc nâng cao
chất lượng giáo dục, phát huy tốt hiệu quả trang thiết bị đồ dùng dạy học mà
còn phát huy sự sáng tạo của giáo viên và học sinh đáp ứng yêu cầu đổi mới
phương pháp dạy học, tăng cường sự tham gia của một cách tích cực, chủ
động, sáng tạo của học sinh trong các hoạt động giáo dục trong nhà trường.
Đó chính là việc tạo nên một môi trường giáo dục an toàn, bình đẳng, tạo
hứng thú cho học sinh trong học tập, góp phần tăng cường khả năng thực
hành của học sinh, nâng cao chất lượng giáo dục trên cơ sở tập trung mọi nỗ
lực của nhà trường vì người học, với các mối quan tâm thể hiện thái độ thân
thiện và tinh thần dân chủ.
a. Trường THCS Phạm Ngọc Thạch – Quận Sơn Trà – TP Đà Nẵng[30]
Trường THCS Phạm Ngọc Thạch nằm trên địa bàn của Phường Nại
Hiên Đông, Quận Sơn Trà. Đầu năm học 2007-2008, nhờ sự quan tâm của
ngành GD-ĐT, của địa phương cùng với sự nỗ lực phấn đấu của thầy và trò
Trường THCS Phạm Ngọc Thạch. Trường được thành phố đầu tư xây dựng
mới Phòng bộ môn Vật lí-Công nghệ khang trang sạch đẹp, có kích thước và
trang thiết bị đúng tiêu chuẩn của Bộ GD-ĐT. Phòng bộ môn gồm một phòng
chuẩn bị 20.79 m2, phòng thực hành 66.15 m2, có đầy đủ đồ dùng dạy học tối
thiểu theo qui định, có bàn ghế chuyên dụng phù hợp với lứa tuổi học sinh, hệ
thống tủ kệ đựng thiết bị dạy học sắp xếp theo từng khối học….
20


Hằng năm Phòng bộ môn Vật lí- Công nghệ đều có kế hoạch bổ sung
các thiết bị , tranh ảnh còn thiếu để đảm bảo các thí nghiệm biểu diễn của giáo
viên và thí nghiệm thực hành của học sinh ở các môn vật lí và công nghệ,
giúp học sinh nắm vững các kỹ năng thao tác của bài thực hành và các kiến
thức cần thiết áp dụng vào thực tế. Phòng bộ môn hoạt động theo giờ học của
nhà trường, có kế hoạch hoạt động cụ thể và căn cứ vào thời khóa biểu của
nhà trường. Có đội ngũ học sinh trực phòng bộ môn nhiệt tình, tích cực.

Cuối mỗi học kỳ, giáo viên thiết bị cùng giáo viên bộ môn tiến hành
kiểm kê phòng học bộ môn. Cuối năm học và năm tài chính, nhà trường thành
lập đoàn kiểm kê và tiến hành kiểm kê dụng cụ thiết bị , tranh ảnh và làm biên
bản kiểm kê, biên bản thanh lí theo qui định kiểm kê tài sản của nhà nước.
Năm học 2009-2010 Phòng bộ môn Vật Lí- Công Nghệ phấn đấu trở
thành phòng bộ môn đạt chuẩn quốc gia theo quyết định 37/2008/QĐBGD&ĐT của Bộ giáo dục và Đào tạo.
b. Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn – Đà Nẵng [10]
Trường THPT Lê Quý Đôn, địa chỉ số 1 Vũ Văn Dũng, Quận Sơn Trà,
Thành phố Đà Nẵng. Từ năm học 2003 – 2004 với kinh phí đầu tư nâng cấp
cơ sở vật chất phục vụ dạy và học trên 70 tỷ đồng, trường Lê Quý Đôn đã
dành một phần lớn kinh phí xây dựng hệ thống PHBM cho các môn: Vật lí,
Tin học, Hóa học, Sinh học. Đối với môn Vật lí có 2 phòng thí nghiệm vừa là
phòng thực hành thí nghiệm, vừa là PHBM. Đối với 3 lớp chuyên lí của 3
khối, đây là PHBM vật lí – nơi diễn ra các giờ học vật lí; đối với các lớp khác

21


đây là phòng thực hành các bài thí nghiệm thực hành bắt buộc trong chương
trình.
- Trang thiết bị dùng chung: phương tiện nghe nhìn (máy vi tính, projector,
màn chiếu, máy chiếu vật thể, bảng, loa, đầu đọc đĩa hình, ...), bàn ghế theo
đúng quy định của Bộ, chân dung các nhà Vật lí học, tủ đựng thiết bị bố trí
dọc theo tường.
- Thiết bị thí nghiệm: đầy đủ theo danh mục thiết bị dạy học tối thiểu môn vật
lí (dùng cho đào tạo đại trà), và hệ thống các bài thí nghiệm nâng cao do công
ty thiết bị giáo dục Thắng Lợi cung cấp.
- Các thiết bị đã được giáo viên vật lí của trường khai thác thường xuyên theo
phương châm: đúng, đủ bám sát chương trình (đối với các lớp không chuyên
vật lí); nâng cao chuyên biệt hóa đối với học sinh chuyên vật lí. Học sinh

chuyên vật lí có các bài thí nghiệm nghiên cứu bám sát chương trình dành cho
khối chuyên vật lí đồng thời các em còn được tiến hành các bài thí nghiệm
theo chuyên đề tự khảo sát xây dựng các quy luật vật lí hoặc đo đạc các đại
lượng vật lí mới thuộc về nội dung chuyên đề. Học sinh lớp chuyên được tổ
chức thành các nhóm nghiên cứu (các nhà sáng tạo trẻ) thực hiện các dự án
nghiên cứu như các nhà vật lí trẻ tuổi thiết kế chế tạo, sản phẩm nghiên cứu
là các mô hình, thiết bị thí nghiệm tự làm bổ sung cho hệ thống thiết bị của
PHBM.
c. Hình ảnh PHBM Vật lí trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai – TP Hồ
Chí Minh [27]

22


Thiết bị trong phòng: máy chiếu, máy vi tính, TV 29", đầu máy sử dụng
cả băng - đĩa, máy chiếu qua đầu, màn chiếu, bảng từ đôi. Bàn giáo viên mặt
đá rộng, cứng vững. Bàn học sinh bắt cố định vào sàn phòng, có đánh số thứ
tự. Ổ điện nơi bàn học sinh được cấp nguồn bằng một CB tổng trên phía bàn
giáo viên (bình thường ở chế độ Off cho an toàn).
Các đồ dùng dạy học khác được cất trong kho riêng, chỉ dọn ra khi giáo
viên đăng ký sử dụng. Phòng được ưu tiên cho bộ môn Lí, ngoài ra các môn
khác vẫn có thể đăng ký sử dụng khi cần.
d. PHBM Vật lý ở trường THPT Chuyên Phan Bội Châu - Nghệ An
Trường THPT chuyên Phan Bội Châu, địa chỉ số 48 Lê Hồng Phong,
Thành phố Vinh, Nghệ An có nhiệm vụ đào tạo mũi nhọn, bồi dưỡng nhân tài
của tỉnh Nghệ An. Hàng năm trường tuyển sinh 11 lớp năng khiếu theo các
môn chuyên: Toán, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Tin học, Ngữ văn, Lịch sử, Địa
lý, Anh văn, Pháp văn, Nga văn với chỉ tiêu không quá 35 học sinh/lớp.
Hiện nay môn Vật lý của trường có 01 phòng thực hành, 01 PHBM và 01
kho đựng thiết bị Vật lý

được bố trí liên thông.
PHBM Vật lý được
dùng cho các giờ học
Vật lý có sử dụng thiết
bị, thí nghiệm, được
công ty thiết bị Giáo dục
1 thiết kế, lắp đặt. Phòng
được trang bị bàn thí
nghiệm 02 chỗ ngồi
được cấp điện xoay
chiều và một chiều (điện
áp từ 0 - 24V), có các đồng hồ đo điện gắn vào bàn học, ghế mặt tròn cho
23


từng học sinh (các bàn đều được bố trí quay lên phía bảng) để có thể thuận lợi
cho cả tiết học lý thuyết và tiết thực hành. Phòng học có ảnh chân dung các
nhà Vật lý học, máy chiếu, màn chiếu... cuối phòng học có các giá thiết bị.
Phòng thực hành được bố trí sẵn các bài thực hành đồng loạt theo chương
trình. Trường có 01 cán bộ phụ trách thiết bị riêng cho môn Vật lý. Tuy nhiên
hiện nay PHBM của trường chưa đạt diện tích theo quy định. Trường đã được
phê duyệt đầu tư là trường trọng điểm của cả nước, ủy ban nhân dân tỉnh đã
phê duyệt dự án đầu tư xây dựng trường THPT chuyên Phan Bội Châu giai
đoạn 2010 - 2015 với tổng mức đầu tư xây dựng cơ sở 2 là hơn 315 tỷ đồng.
Trong đó tập trung xây dựng các phòng thí nghiệm, PHBM đạt tiêu chuẩn
quốc tế.
Trường THPT chuyên Phan Bội Châu đã đạt được sự chuyển biến mạnh
mẽ trong việc nâng cao chất lượng đào tạo. Kết quả từ 2005 - 2010 trường có
285 học sinh đạt học sinh giỏi quốc gia (trong đó 11 giải nhất, 69 giải nhì, 114
giải ba, 91 giải KK), 02 Huy chương vàng Olympic Vật lý quốc tế, 01 Huy

chương đồng Olympic Vật lý quốc tế, 01 Huy chương vàng Olympic vật lý
Châu Á…Với các kết quả trên nhà trường luôn được xếp trong tốp đầu của cả
nước về chất lượng, số lượng tỷ lệ học sinh giỏi quốc gia - quốc tế. Được Bộ
Giáo dục & Đào tạo tặng bằng khen về công tác bồi dưỡng học sinh giỏi và
bồi dưỡng giáo viên giai đoạn 2007 - 2010. Trường liên tục nằm trong tốp đầu
cả nước về kết quả thi Đại học, Cao đẳng, năm 2010 đứng thứ 6 cả nước về
học sinh có điểm bình quân bài thi cao và đứng đầu cả nước về học sinh đạt từ
27 điểm trở lên, 01 học sinh (duy nhất của cả nước) đạt điểm tuyệt đối 30/30.
Năm học 2009 - 2010 trường có kết quả học sinh giỏi quốc gia cao nhất từ
trước đến nay, có 63/66 học sinh dự thi đạt giải, có 3 học sinh được tham gia
đội tuyển dự thi quốc tế (01 học sinh dự thi Olympic Vật lý châu Á tại Đài
Loan, 02 học sinh dự thi Olympic Tin học quốc tế tại Canada).
e. Hình ảnh PHBM Vật lí trường THPT Lương Thế Vinh (TP.HCM) [33]

24


Giờ thực hành môn vật lí của HS lớp 10 Trường THPT Lương Thế Vinh
(TP.HCM)
1.3.3. Khảo sát thực trạng PHBM Vật lí THPT tại các trường THPT dọc
quốc lộ 46
1.3.3.1. Mục đích điều tra
Tìm hiểu thực trạng PHBM Vật lí THPT tại các trường THPT dọc quốc
lộ 46 làm cơ sở khai thác hiệu quả PHBM Vật lí nhằm nâng cao chất lượng
dạy học bộ môn vật lí ở trường THPT.
1.3.3.2. Các tiêu chí đánh giá [10]
a. Cơ sở vật chất: Phòng, thiết bị dùng chung, thiết bị thí nghiệm
- Phòng:
+ Tỷ lệ trường THPT có PHBM vật lí theo mô hình 2 – 3 khu vực.
+ Tỷ lệ trường THPT có Phòng thực hành vật lí cải tạo thành PHBM

vật lí
+ Tỷ lệ trường THPT có phòng thực hành vật lí
+ Tỷ lệ trường THPT chưa có PHBM hoặc phòng thực hành vật lí loại
chỉ có kho chứa thiết bị thí nghiệm vật lí.
+ Tỷ lệ trường THPT chưa có PHBM hoặc phòng thực hành vật lí chỉ
có kho chứa thiết bị chung Lí, Hóa, Sinh
- Thiết bị dùng chung:
+ Bàn ghế đúng quy cách
+ Thiết bị nghe nhìn: Máy chiếu projector, màn chiếu, ti vi, đầu đọc đĩa
CD, VCD, bảng các loại, chân dung các nhà Vật lí học, nội quy PHBM, ...
- Thiết bị thí nghiệm: Số lượng, chất lượng.
25


×