Tải bản đầy đủ (.doc) (83 trang)

Quá trình vận động dân tộc cách mạng giải phóng dân tộc ở hoàng hoá thời kỳ 1939 1945

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (390.89 KB, 83 trang )

Khoá luận tốt nghiệp 1999 -

Nguyễn Văn Bài - 40B Sử
2003.

Lời cảm ơn!
Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Thạc sĩ Trần Văn Thức - ngời Thầy đã tận tình hớng dẫn giúp đỡ tác giả trong suốt quá trình nghiên cứu
và tác giả cũng xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong tổ bộ môn lịch sử
Việt Nam, Khoa Lịch sử trờng Đại học Vinh, Bảo tàng th viện huyện Hoằng
Hóa, Ban tuyên giáo Huyện ủy Hoằng Hóa, Phòng địa chính Thanh Hóa, Ban
tuyên giáo Tỉnh ủy Thanh Hóa, Ban nghiên cứu biên soạn lịch sử Thanh Hóa
đã tạo điều kiện giúp đở tác giả trong quá trình su tầm t liệu và hoàn thành
luận văn.
Cuối cùng tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn đối với Bố - Mẹ và bạn bè
thân thiết đã tạo điều kiện động viên tác giả hoàn thành luận văn này.
Vì thời gian và khả năng có hạn nên không thể tránh khỏi những hạn
chế của đề tài. Tác giả rất mong muốn sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô và
các bạn sinh viên.

Vinh, ngày 5 tháng 5 năm 2003
Tác giả:

Nguyễn Văn Bài

1


Khoá luận tốt nghiệp 1999 -

Nguyễn Văn Bài - 40B Sử
2003.



Mở đầu
1. Lý do chọn đề tài
Cách mạng tháng Tám năm 1945 là cuộc cách mạng giải phóng dân tộc
thuộc địa điển hình đã giành đợc thắng lợi. Thắng lợi đó đã mở ra một kỷ
nguyên mới, một thời đại mới trong lịch sử dân tộc và có tác động ảnh hởng
tích cực, rộng lớn tới toàn cục. Tuy nhiên ở từng địa phơng trong cả nớc cuộc
cách mạng đó mang những nét độc đáo riêng biệt mà Hoằng Hoá là một điển
hình tiêu biểu về việc giành và giữ chính quyền trong cách mạng tháng Tám.
Hoằng Hoá là một trong những địa phơng giành đợc chính quyền đầu tiên
trong cả nớc và giữ vững chính quyền đến ngày toàn quốc giành đợc độc lập.
Lê nin từng nói rằng: Giành chính quyền đã khó, song giữ chính quyền lại
càng khó hơn. Vậy điều gì đã làm nên sự kỳ diệu đó ở Hoằng Hoá trong
khi điều kiện lịch sử cha chín muồi trong toàn quốc?
Việc đi sâu vào nghiên cứu phong trào cách mạng giải phóng dân tộc ở
Hoằng Hoá (Thanh Hoá) trong thời kỳ 1939 - 1945 không chỉ đa lại những
đóng góp về lý luận khoa học mà còn có ý nghĩa thực tiễn to lớn. Từ đó giúp
chúng ta có cái nhìn toàn diện đầy đủ hơn về diện mạo của cuộc Cách mạng
tháng Tám trong cả nớc. Những bài học lịch sử quý giá rút ra từ phong trào
cách mạng ở Hoằng Hoá trong giai đoạn lịch sử này không chỉ có ý nghĩa cổ
vũ cho phong trào cách mạng của toàn tỉnh Thanh Hoá và cả nớc bấy giờ mà
đối với công cuộc bảo vệ quê hơng trong thời kỳ hiện nay nó vẫn còn giữ
nguyên giá trị.
Sinh ra và lớn lên trên mảnh đất Hoằng Hoá giàu truyền thống yêu nớc,
cách mạng, truyền thống lao động cần cù, sáng tạo, hiếu học... Đồng thời là
sinh viên khoa lịch sử sắp ra trờng đối với tôi việc nghiên cứu biên soạn
lịch sử địa phơng là một công việc hoàn toàn mới mẻ và hữu ích vì nó tập cho
tôi làm quen với kinh nghiệm, phơng pháp nghiên cứu khoa học lịch sử để tiến
2



Khoá luận tốt nghiệp 1999 -

Nguyễn Văn Bài - 40B Sử
2003.

tới phục vụ cho nghiên cứu - biên soạn, cũng nh giảng dạy lịch sử địa phơng
sau này.
Bởi những lý do trên mà tôi chọn đề tài: Quá trình vận động cách
mạng giải phóng dân tộc ở Hoằng Hoá thời kỳ 1939 - 1945 làm khoá luận tốt
nghiệp của mình.

2. lịch sử vấn đề.
Nhiều năm gần đây việc nghiên cứu biên soạn lịch sử địa phơng đợc
đẩy mạnh và trở thành một nhu cầu thực sự quan trọng có ý nghĩa giáo dục to
lớn đợc nhiều cấp, ngành ở địa phơng quan tâm, chú ý.
Cũng nh các địa phơng khác trong cả nớc, Thanh Hoá có nhiều công
trình nghiên cứu lịch sử có chất lợng cao nh Địa chí Thanh Hoá ,Lịch sử
Thanh Hoá Danh sỹ Thanh Hoá và việc học đời xa, Lịch sử Đảng bộ tỉnh
Thanh Hoá....
Nh các địa phơng khác, Hoằng Hoá cũng có những công trình lịch sử có
chất lợng cao nh : Địa chí văn hoá Hoằng Hoá, Lịch sử Đảng bộ Hoằng
Hoá, Hoằng Hoá 20 năm xây dựng, đổi mới và phát triển... Một số làng xã
của Hoằng Hoá cũng bắt đầu biên soạn lịch sử địa phơng mình nh: Lịch sử xã
Hoằng Lộc, Hoằng Quang, Lịch sử làng Hội Triều ( xã Hoằng Phong)....
Viết về phong trào cách mạng giải phóng dân tộc của nhân dân Hoằng
Hoá trong thời kỳ 1939 - 1945, cho đến nay đã đợc nhiều công trình lịch sử đề
cập tới với nhiều khía cạnh khác nhau. Đặc biệt phải kể đến những công trình
lịch sử sau:
- Lịch sử Đảng bộ và phong trào cách mạng của nhân dân Hoằng Hoá,

Tập 1 (1930-1975). Nhà in báo Thanh Hoá 1995. Công trình đã dành những
trang nhất định viết về lịch sử Hoằng Hoá từ năm 1939 đến 1945 (từ trang 73
đến trang 120).

3


Khoá luận tốt nghiệp 1999 -

Nguyễn Văn Bài - 40B Sử
2003.

- 55 năm hoạt động của Đảng bộ và nhân dân huyện Hoằng Hoá, Nhà
xuất bản Thanh Hoá, 1985, đề cập tới cách mạng Hoằng Hoá viết giai đoạn
1939 - 1945 các trang từ 18-40.
- Những sự kiện lịch sử Đảng Công sản Việt Nam huyện Hoằng Hoá
1925 - 1954. NXB Thanh Hoá 1982, cũng trình bày những sự kiện lịch sử tiêu
biểu ở Hoằng Hoá thời kỳ (1939 - 1945) ở các trang từ 26 - 67.
- Sơ giản lịch sử cách mạng tháng 8 (1939- 1945), NXB Thanh Hoá
1966, cũng đề cập tới một số nét lớn của cách mạng Hoằng Hoá 1939
1945, đặc biệt dành những trang viết nhất định nói về cuộc khởi nghĩa giành
chính quyền ở Hoằng Hoá vào cuối tháng 7 năm 1945 ở các trang 19, 52 - 55,
66 - 70.
- Niên biểu lịch sử Thanh Hoá, XN in Ba Đình Thanh Hoá 1998,
cũng giới thiệu những sự kiện lịch sử tiêu biểu của cách mạng Hoằng Hoá
(1939 - 1945) ở các trang: 111 - 112, 123 - 127, 129, 132 - 133 và 134.
- Lịch sử Đảng Bộ tỉnh Thanh Hoá, tập I, 1930 - 1954, NXB Thanh
Hoá, 2000, cũng đề cập đến cách mạng Hoằng Hoá thời kỳ 1939 - 1945 rải
rác ở các trang: 110, 113, 122 - 123, 125, 128, 156, 159 - 163.
- Sơ thảo lịch sử Đảng bộ ĐCSVN tỉnh Thanh Hoá, tập I (1939 1945), NXB Thanh Hoá, 1982. Công trình cũng thể hiện một số chủ trơng

của tỉnh đảng bộ Thanh Hoá về chỉ đạo cách mạng Hoằng Hoá và một số sự
kiện tiêu biểu của lịch sử Hoằng Hoá( 1939 - 1945) ở các trang: 74, 81 - 82,
107, 111 - 113, 119, 125 và 128 - 129.
-Vơn tới cao trào tập II ( trích Hồi ký cách mạng 1939 - 1945 ), NXB
Thanh Hoá 1977, cũng dành một đề mục ghi hồi ký của đồng chí Lê Chủ nói
về phong trào đấu tranh của Nhà máy diêm Hàm Rồng (Nhà máy bấy giờ
đóng tại thôn Từ Quang - xã Hoằng Long - Hoằng Hoá) từ trang 26 - 62.

4


Khoá luận tốt nghiệp 1999 -

Nguyễn Văn Bài - 40B Sử
2003.

- Năm mơi năm hoạt động của Đảng bộ ĐCSVN tỉnh Thanh Hoá.
NXB Thanh Hoá 1986, cũng đề cập đến cách mạng Hoằng Hoá 1939 - 1945 ở
các trang 31, 53 và 61 - 62.
- Lịch sử Thanh Hoá, tập V 1930 - 1945, NXB KHXHNV - Hà Nội
1996, cũng dành một chơng viết về phong trào chống Pháp ở Thanh Hoá trong
đó có một số sự kiện nhắc tới Hoằng Hoá (1930 - 1945).
- Sự phát triển của t tởng Việt Nam từ thế kỷ XIX đến cách mạng
tháng Tám Trần Văn Giàu, NXBCTQG - Hà Nội (1997) có đề cập đến sự
kiện chống bắt phu của nhân dân Hoằng Hóa vào tháng 11 - 1943, ở trang
544.
- Địa chí văn hoá Hoằng Hoá, Ninh Viết Giao, chủ biên, NXBKHXH
- Hà Nội 2000, cũng dành một đề mục trình bày những nét khái quát của cách
mạng Hoằng Hoá từ khi Ban Vận động phản đế cứu quốc Hoằng Hoá ra đời
tháng 5- 1940 đến Cách mạng tháng Tám thành công, từ trang 288 - 232.

- Địa chí Thanh Hoá, Q1 (địa lý và lịch sử) , NXB Thanh Hoá 1996,
cũng nhắc qua cách mạng Hoằng Hoá giai đoạn 1939 - 1945 ở các trang 533,
538, 544 - 547.
- Những sự kiện Lịch sử Đảng bộ tỉnh Thanh Hoá, 1925-1945, NXB
Thanh Hoá 1978, cũng nhắc tới một số sự kiện lịch sử Hoằng Hoá trong thời
gian này.v.v...
Nhìn chung các công trình nghiên cứu trên đây dù ít hay nhiều, trực tiếp
hay gián tiếp đã đề cập đến nhiều khía cạnh của đề tài do chúng tôi lựa chọn.
Song cha có một công trình nào nghiên cứu một cách có hệ thống, nhiều vấn
đề vẫn cha đợc làm sáng tỏ nh cha đánh giá đúng mức về vai trò của lực lợng
cách mạng Hoằng Hoá và rút ra những bài học cần thiết, những đặc điểm
riêng của cách mạng Hoằng Hoá trong thời kỳ 1939 - 1945.
Tuy nhiên những công trình nghiên cứu đợc đề cập trên sẽ là cơ sở ban
đầu vô cùng quý giá cho tác giả khi nghiên cứu, sẽ là nguồn t liệu bổ sung cho
5


Khoá luận tốt nghiệp 1999 -

Nguyễn Văn Bài - 40B Sử
2003.

tác giả hoàn thành đề tài nghiên cứu khoa học lịch sử với một số vấn đề cần
làm sáng tỏ.

3. Đối tợng và phạm vi nghiên cứu của đề tài.
a. Đối tợng nghiên cứu.
Đối tợng của đề tài là phong trào đấu tranh cách mạng của nhân dân
Hoằng Hoá trong thời kỳ 1939-1945. Do đó tác giả chủ yếu đi sâu vào tìm
hiểu các sự kiện lịch sử có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp tới đối tợng đã

xác định trên.
b. Phạm vi nghiên cứu:
Đề tài đợc giới hạn trong thời gian lịch sử từ 1939-1945 tức là từ khi
Nghị quyết trung ơng VI (tháng 11-1939) của Đảng Cộng sản Việt Nam về
chuyển hớng chiến lợc cách mạng Việt Nam cho đến khi cuộc khởi nghĩa
giành chính quyền ở Hoằng Hoá giành thắng lợi mà đỉnh cao là vào ngày
24/07/1945. Đây là phần trọng tâm của đề tài. Tuy nhiên để trình bày một
cách có hệ thống hơn chúng tôi điểm qua phong trào cách mạng ở Hoằng Hoá
trớc năm 1939, khái quát một số nét lớn về lịch sử Hoằng Hoá và vị trí địa lý
Hoằng Hoá. Đề tài cũng đợc xác định trong một không gian xác định là huyện
Hoằng Hoá.
Việc giới hạn đề tài trong phạm vi nh trên sẽ giúp chúng tôi có điều
kiện đi sâu vào nghiên cứu sâu hơn nhằm rút ra những nhận xét, đánh giá xác
đáng về phong trào cách mạng giải phóng dân tộc của nhân dân Hoằng Hoá
trong thời kỳ 1939-1945. Đây chính là mục đích cuối cùng mà đề tài cần đạt
đến.

6


Nguyễn Văn Bài - 40B Sử
2003.

Khoá luận tốt nghiệp 1999 -

4. Nguồn t liệu và phơng pháp nghiên cứu
a. Nguồn t liệu.
Để phục vụ nghiên cứu - biên soạn đề tài, chúng tôi su tầm tìm kiếm
các nguồn t liệu có liên quan tới phong trào cách mạng của nhân dân Hoằng
Hoá trong thời kỳ 1939-1945.

Nguồn t liệu thứ nhất phải kể đến các tài liệu đợc Ban nghiên cứu lịch
sử Đảng tỉnh Thanh Hoá tổ chức biên soạn nh:
- Sơ thảo lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam tỉnh Thanh Hoá, tập I,
1925-1945. NXB Thanh Hoá 1982.
- Sơ giản lịch sử Cách mạng tháng Tám ở Tỉnh Thanh Hoá. NXB
Thanh Hoá 1966.
- 42 năm hoạt động của đảng bộ Thanh Hoá. NXB Thanh Hoá 1974.
-50 năm hoạt động của Đảng bộ Thanh Hoá. NXB Thanh Hoá 1986.
- Lịch sử Đảng bộ tỉnh Thanh Hoá - tập 1-(1930-1954). NXB Thanh
Hoá 2000.
- Vơn tới cao trào, tập II. NXB Thanh Hoá1977 v .v. . .
Tuy nhiên đây là đề tài lịch sử riêng về Hoằng Hoá nên tôi chủ yếu su
tầm các t liệu do chính địa phơng Hoằng Hoá tổ chức biên soạn có liên quan
trực tiếp hoặc gián tiếp đến đề tài nh :
- Địa chí văn hoá Hoằng Hoá. NXB KHXH - HN 1995; Lịch sử
Đảng bộ và phong trào cách mạng của nhân dân Hoằng Hoá- tập I, (19301945). Nhà in báo Thanh Hoá 1995 ; Những sự kiện lịch sử Đảng bộ
ĐCSVN huyện Hoằng Hoá (1925-1954). NXB Thanh Hoá 1982, Văn kiện
Đảng bộ Hoằng Hoá v v ...
Các t liệu lịch sử dân tộc có tính chất tham khảo hoặc liên quan ít nhiều
tới đề tài nữa nh là: Văn kiện Đảng (1939-1945)- BNCLSĐ TW -1963; Đất
nớc Việt Nam qua các đời Đào Duy Anh, NXB Sử học 1962; Tên làng xã
Việt Nam đầu thế kỷ XX của tác giả Dơng Thị The - Phạm Thị Hoa dịch và
7


Nguyễn Văn Bài - 40B Sử
2003.

Khoá luận tốt nghiệp 1999 -


biên soạn, NXBKHXH 1988 v .v. . cũng đợc chúng tôi tham khảo sử dụng
trong quá trình thực hiện đề tài.
Ngoài ra chúng tôi cũng cố gắng tiếp xúc với một số nguồn t liệu gốc
nh: văn bản, ấn phẩm của chính quyền cách mạng có liên quan đợc lu trữ tại
Bảo tàng Hoằng Hoá, Ban tuyên giáo Huyện uỷ Hoằng Hoá, tham quan các di
tích lịch sử của Hoằng Hoá ...Đồng thời chúng tôi còn cố gắng lắng nghe ý
kiến của một số nhân chứng lịch sử, các vị lão thành cách mạng để thực hiện
đề tài của mình.
b) Phơng pháp nghiên cứu.
Nguồn sử liệu viết khoá luận này rất phong phú nhng cũng không kém
phần phức tạp. Do vậy việc lựa chọn phơng pháp nghiên cứu là một vấn đề hết
sức quan trọng, quyết định đến sự thành công hay thất bại của đề tài. Cho nên
nghiên cứu đề tài này tôi lựa chọn phơng pháp lịch sử và phơng pháp logic,
phơng pháp so sánh, xác minh phê phán t liệu lịch sử và phơng pháp điền dã su tầm lịch sử địa phơng.
Dựa vào các nguồn t liệu đã thu thập đợc, đặc biệt là các t liệu có liên
quan tới phạm vi của đề tài, công việc của chúng tôi không phải là lắp ghép
một cách máy móc, sao chép lại các nguồn t liệu sẵn có mà từ các nguồn t liệu
đó chúng tôi suy ngẫm, khái quát lại, phát hiện thêm những nét riêng biệt độc
đáo biến thành cái riêng của mình. Các tài liệu đó là cơ sở để chúng tôi thực
hiện đề tài này.

5. Bố cục của đề tài.
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo, nội dung
chính của luận văn đợc trình bày trong 3 chơng nh sau:
Chơng 1: Hoằng Hoá trong phong trào cách mạng 1930-1939.
Chơng 2: Hoằng Hoá với quá trình chuẩn bị lực lợng tiến tới khởi nghĩa
giành chính quyền (từ tháng 11 năm 1939 đến tháng 7 năm 1945).
Chơng 3: Khởi nghĩa giành chính quyền ở Hoằng Hoá .
8



Khoá luận tốt nghiệp 1999 -

Nguyễn Văn Bài - 40B Sử
2003.

Chơng 1:
hoằng hoá trong phong trào cách mạng
1930 - 1939
1.1. Vài nét khái quát về Hoằng Hoá.
1.1.1 Vị trí địa lý.
Hoằng Hoá là mảnh đất gắn bó hữu cơ với tỉnh Thanh Hoá, với Tổ quốc
Việt Nam trong suốt chiều dài lịch sử dân tộc.
Nằm ở hạ lu sông Mã, Hoằng Hoá là một huyện ven biển: Phía Đông
giáp biển; Phía Tây giáp các huyện Thiệu Hoá, Vĩnh Lộc; Phía Bắc giáp
huyện Hậu Lộc; Phía Nam giáp huyện Quảng Xơng, Thành Phố Thanh Hoá và
một phần huyện Đông Sơn.
Xét theo vĩ độ và kinh độ trên mặt địa cầu thì Hoằng Hoá ở vĩ tuyến 19 0
5050 Bắc ở Lạch Trào đến 1903030 vĩ độ Bắc ở núi Sơn Trang và kinh độ
10505050 ở Ngã Ba Bông đến 10505930 ở Lạch Trờng.
Nhìn vào địa hình Hoằng Hoá chúng ta thấy trừ phía Đông là biển còn
ba bề đều có sông Mã bao bọc . Đây là một vùng châu thổ đợc bồi đắp bởi nền
đất cũ do hiện tợng biển lùi và sự lắng đọng của phù sa sông Mã, sông Chu.
Nhìn chung có thể chia mảnh đất Hoằng Hoá làm hai vùng:
- Vùng ven biển: bờ biển Hoằng Hoá kéo dài từ cửa Lạch Trờng (cửa
sông Mã cũ) đến Lạch Trào (cửa sông Mã hiện tại ) dài 12km . Sách Thanh
Hoá dới triều Nguyễn ghi rằng: Thanh Hoá có nhiều cửa biển nhng chỉ có 2
cửa Hội Triều (Lạch Trào ) và Y Bính (Lạch Trờng) nếu có việc cần kíp thì hai
huyện Hoằng Hoá và Hậu Lộc giữ vị trí xung yếu [6; trang 8]. Các xã ven
biển gồm 8 xã thuộc tổng Ngọc Chuế cũ (8 xã là : Hoằng Trờng , Hoằng Hải,

9


Nguyễn Văn Bài - 40B Sử
2003.

Khoá luận tốt nghiệp 1999 -

Hoằng Yến, Hoằng Tiến, Hoằng Thanh, Hoằng Ngọc và Hoằng Đông ). Đây
là một dải đất cát rộng hẹp không đều, độ màu mỡ cũng không đều đợc hình
thành bởi các dòng hải lu xuôi ngợc dọc bờ biển bởi các đợt sóng nhào của
phù sa sông Mã, sông Chu. Đợc các dải cồn cát che chở và sự phát triển của
các dảỉ cồn cát đến đâu, c dân định c lập làng đến đó nên giờ đây chúng ta còn
thấy các tên làng nh: Cồn Tiền, Cồn Tân, Cồn Hậu, Cồn Định xã Hoằng Tiến
v.v...
- Vùng đồng bằng: bao gồm tất cả các xã còn lại thuộc 7 tổng trớc đây
(7 tổng là : Từ Minh, Bái Trạch, Hành Vĩ, Bút Sơn, Dơng Sơn, Dơng Thuỷ, Lỗ
Hơng). Những giải thích về vùng biển Hoằng Hoá có thể cắt nghĩa cho cả địa
bàn huyện Hoằng Hoá. Bởi lẽ nhiều xã trớc đây là biển nh xã Hoằng Thắng,
Hoằng Phong... Khi biển rút đi cùng với quá trình lịch sử địa lí đến một thời
gian nào đó hình thành vùng đồng bằng trũng, mà hễ ma nếu không có đê là
nớc ngập, nhắc chúng ta nhớ tới các dòng sông, các đầm lầy cũ. Vùng đất cao
vẫn có nhng rất ít, chỉ có mấy làng ven núi Sơn Trang (xã Hoằng Khánh), một
số làng ở Hoằng Trung.
Tóm lại bộ mặt địa hình Hoằng Hoá bằng phẳng phì nhiêu, bộ mặt địa
hình ấy không phải chỉ do thiên nhiên tạo ra mà phần lớn cảnh quan của đồng
bằng, độ màu mỡ của đồng bằng, sự sầm uất, trù mật của xóm làng.ở cái địa
bàn khá đông dân c này đều mang dấu vết của bàn tay trí não của con ngời
Hoằng Hoá ròng rã bao thế kỷ tạo nên một quê hơng giàu đẹp và rất đỗi tự
hào.

Địa hình Hoằng Hoá nh đã nói trên nhìn chung là bằng phẳng. Du
khách đến Hoằng Hoá muốn ngắm nhìn thiên nhiên cũng không phải chỉ thấy
sự bao la của đồng bằng mà còn có những ngọn núi xen kẽ nh núi Kim Trà
(Sơn Trang hay Nghĩa Trang) thuộc xã Hoăng Khánh, núi Linh Trờng (Kim
Chuế, Trờng Lệ, Lạch Trờng hay núi Hà Rò) nằm ở 3 xã Hoằng Yến, Hoằng
Hải, Hoằng Trờng, núi Băng Sơn (Mộc Sơn, núi Bng) thuộc địa phận làng
10


Khoá luận tốt nghiệp 1999 -

Nguyễn Văn Bài - 40B Sử
2003.

Xuân Sơn, xã Hoằng Sơn. Núi Ngọc Hàm Rồng (hay gọi núi con Nít) thuộc xã
Hoằng Long. Núi Cữi ở xã Hoằng Trinh... Mỗi vùng là mỗi một thắng cảnh
gắn với bao kỳ tích chiến đấu và xây dựng của tiền nhân nên núi nào cũng có
linh hồn, cũng lung linh sinh động, tiềm ẩn thể hiện những nét tinh hoa, khát
vọng, nỗi niềm của con ngời Hoằng Hoá, vẻ đẹp, đức cần cù, trí tuệ thông
minh của nhân dân Hoằng Hoá. Một số núi có vị trí đặc biệt quan trọng nh núi
Kim Trà, núi Linh Trờng, núi Ngọc Hàm Rồng. Dãy Kim Trà ở phía Bắc làm
ranh giới với Vĩnh Lộc, Hà Trung có nhiệm vụ án ngữ các đợt gió mùa Đông
Bắc vào mùa đông. Còn dãy Linh Trờng nằm ở phía Đông Bắc của Hoằng
Hoá có đỉnh cao nhất là 205m, có mỏm đá ăn lan ra biển nh múi hài có nhiêm
vụ ngăn chặn xu hớng chuyển dịch của Lạch Trờng về phía Nam giữ thế ổn
định lâu dài cho bờ biển Hoằng Hoá. Các núi thấp và nhỏ tạo nên cho cảnh
quan Hoằng Hoá trù mật trữ tình, phối hợp với dòng sông Mã bao bọc cùng hệ
thống sông ngòi chảy ngang dọc nh sông Cung nối liền 2 cửa biển Lạch Trờng
và Lạch Trào; sông Tuần chảy giữa huyện Hoằng Hoá nối thành mạng lới giao
thông đờng thuỷ lên rừng, xuống biển dễ dàng.

Hoằng Hoá nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa nhng lại ở vùng biển
nên hàng năm nhận đợc 3 luồng gió chính: gió mùa Đông Bắc, gió mùa Tây
Nam và gió mùa Đông Nam. Cũng nh toàn Tỉnh Thanh Hoá thời tiết Hoằng
Hoá chia làm hai mùa rõ rệt mùa nóng từ tháng 5 đến tháng 10 nhiệt độ trung
bình là 280C, có khi lên tới 400C cũng có ngày 210C, thờng xuyên giông bão.
Mùa lạnh từ tháng 1 đến tháng 4 năm sau, có nhiệt độ trung bình 20 0C, có khi
giảm xuống đột ngột còn 100C, khí hậu khô, lạnh thờng có sơng mù.
Với vị trí địa lý tự nhiên nh trên, Hoằng Hoá là huyện vừa có đờng biển,
đờng sông, đờng bộ thuận lợi cho phát triển giao thông, giao lu kinh tế, văn
hoá với nhiều vùng xung quanh. đặc biệt là tuyến giao thông quan trọng nh
quốc lộ 1A song song với một đờng sắt Bắc - Nam dài 9 km từ Nghĩa Trang
đến Hàm Rồng, hơn 30km đờng sông của các sông Mã, sông Bút, sông Cung.
11


Khoá luận tốt nghiệp 1999 -

Nguyễn Văn Bài - 40B Sử
2003.

Tuy nhiên, điều kiện địa lý nói trên cũng đa lại cho c dân Hoằng Hoá
không ít khó khăn, nhất là khó khăn trong sản xuất kinh tế nh lũ lụt, hạn hán
gây ảnh hởng tới mùa màng, vật nuôi, làm h hỏng các công trình thuỷ lợi...,
khiến cho c dân Hoằng Hoá luôn phải vật lộn với điều kiện thiên nhiên khắc
nghiệt để sinh tồn.
Về mặt địa lí hành chính, từ thời Hùng Vơng đến nay Hoằng Hoá trải
qua nhiều lần thay đổi tên gọi đơn vị hành chính nh:
ở thời Văn Lang- Âu Lạc, Hoằng Hoá là đất thuộc bộ Cửu Chân, một
trong 15 bộ của nớc ta bấy giờ. Sang thời Bắc thuộc cũng nh nhiều vùng trên
lãnh thổ Việt Nam, Hoằng Hoá bị phong kiến Trung Hoa đô hộ hơn 1000

năm. Trong hơn 1000 năm thống trị, chính quyền đô hộ đã nhiều lần thay đổi
tên gọi đơn vị hành chính nh: thời thuộc Hán, đất đai Hoằng Hoá thuộc quận
T Phố; đời Tam Quốc, Lỡng Tấn là đất huyện Kiến Sơ và Cao An. Thời Nam Bắc triều vẫn thế. Sang thời Tuỳ đổi tên là Long An. Đời thuộc Đờng đổi
Long An thành Sùng An (712), sau đổi thành Sùng Bình.
Vào năm 938 với chiến thắng Bạch Đằng của Ngô Quyền đa đất nớc ta
giành lại độc lập tự chủ lâu dài. Tiếp theo các nhà nớc Ngô - Đinh - Tiền
Lê...đã tìm cách bãi bỏ hẳn các tên gọi đơn vị hành chính cũ, cũng nh chế độ
quận huyện thời Bắc thuộc, chia nớc ta thành các đạo, phủ, trấn.
Từ thế kỷ X-XV, Hoằng Hoá thuộc đất của hai huyện Cổ Hoằng (vùng
nam Hoằng Hoá) và Cổ Đằng (vùng bắc Hoằng Hoá ngày nay) [2; tr 29].
Đời Lê sơ thế kỷ XV Thanh Hoá thuộc đạo Hải Tây: năm Quang
Thuận thứ 10 (1469), đổi làm Thanh Hoá Thừa tuyên - tên Thanh Hoá có từ
đây, huyện Cổ Đằng đổi thành huyện Hoằng Hoá [1; tr 198]. Cái tên Hoằng
Hoá chính thức bắt đầu từ đấy và tồn tại đến ngày nay.
Hoằng Hoá theo Tên làng xã Việt Nam đầu thế kỷ XX có 7 tổng,
161 xã, thôn, trang, sở, đến năm 1945 có 8 tổng, 169 xã, thôn.
12


Khoá luận tốt nghiệp 1999 -

Nguyễn Văn Bài - 40B Sử
2003.

Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, theo quy định của chính phủ Việt
Nam Dân Chủ Cộng Hoà, các phủ, huyện, châu đều gọi là huyện. Các huyện
chỉ điều chỉnh lại một số phần đất riêng. Hoằng Hoá vẫn đủ 8 tổng và nhập
thêm 1 làng của huyện Hậu Lộc là làng Trung Hoá nay thuộc xã Hoằng Trinh.
Hiện nay Hoằng Hoá có 47 xã, thị trấn huyện lỵ là Bút Sơn.
Nh vậy mặc dù tên gọi và một số phần đất có sự chuyển dịch qua các

thời kỳ nhng nhìn chung Hoằng Hoá vẫn luôn là địa bàn ổn định và phát triển
liên tục qua các qua các thời kỳ lịch sử.
1.1.2 Truyền thống yêu nớc và cách mạng
Gắn bó máu thịt với xứ Thanh, với Tổ quốc Việt Nam, Hoằng Hoá là
nơi hội tụ nhiều truyền thống tốt đẹp của dân tộc nh: truyền thống tự lực tự cờng, sáng tạo, hiếu học... , đặc biệt là truyền thống yêu nớc và cách mạng rất
đáng tự hào.
Trong hơn 1000 năm đô hộ của phong kiến Trung Hoa, cùng với nhân
dân Thanh Hoá và cả nớc, nhân dân Hoằng Hoá không ngừng vơn lên, kiên trì
đấu tranh chống lại âm mu đồng hoá của kẻ thù. Điều đó đã tạo ra cho Hoằng
Hoá một sắc thái riêng biệt, một truyền thống yêu nớc kiên cờng, là cơ sở cho
các phong trào cách mạng sau này.
Ngay từ cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trng vào Mùa xuân năm 40 bùng nổ ở
quận Giao Chỉ, nghĩa binh Hoằng Hoá đã có mặt ở trung tâm ban đầu của
cuộc khởi nghĩa. Thần tích làng Phú Hạng xã Tân Phú huyện Quốc Oai - Hà
Tây ghi rõ: ông Nguyễn Viên ở Hoằng Hoá giữ chức trởng doanh ở Cổ
Châu, lấy bà Trần Thị Lâm sinh đợc ả Lã sau đổi là nàng Đê và ngời con trai
tên là chàng Quốc. Đến tuổi trởng thành, ả Lã và chàng Quốc theo Hai Bà
khởi nghĩa và mất tại Cấm Khê. Hình ảnh chị em ả Lã còn ăn sâu trong tâm
khảm của nhân dân các vùng Hoài Đức (Hà Tây) và Gia Lơng ( Hà Bắc) [19;
tr183].

13


Nguyễn Văn Bài - 40B Sử
2003.

Khoá luận tốt nghiệp 1999 -

Thời thuộc Ngô vào năm 248, Triệu Trinh Nơng, ngời anh hùng xứ

Thanh khởi binh đánh giặc Ngô, bấy giờ tại ngã ba sông Tuần Ngu (xã Hoằng
Lý) đã có đồn tiền tiêu của Bà Triệu và quân của Bà Triệu còn đóng ở bãi
Cồn Binh ở Hoằng Giang và bãi binh ở Lộc Bồi - Hoằng Hợp. Nhân dân
nhiều nơi ở Hoằng Hoá cũng đã gia nhập vào đội quân khởi nghĩa của Bà
Triệu. Đến nay vẫn còn câu thơ lu truyền ở Quỳ Chử (xã Hoằng Quỳ) nh :
Phờng ta, phờng Tổ, tổ tiên
Nuôi quân Bà Triệu đã quen từng ngày
Voi ngựa trú ở mã này
Mỗi khi xung trận đánh rày quân Ngô [6; tr19].
Năm 542, Lý Bí dựng cờ khởi nghĩa đuổi quân Lơng, nhân dân Hoằng
Hoá đã góp phần xứng đáng vào cuộc khởi nghĩa này. Thắng lợi của cuộc khởi
nghĩa đã đem đến cho nhân dân Hoằng Hoá những giây phút thanh bình của
nhà nớc Vạn Xuân. Nhiều danh tớng của cuộc khởi nghĩa Lý Bý nh Lý Thiên
Bảo, Triệu Quang Phục đợc nhân dân Hoằng Hoá lập đền thờ cúng tế ở thôn
Dơng Thành (xã Hoằng Thành), ở Phợng Mao (xã Hoằng Phợng). . .
Trên dọc sông Tuần, sông Mã nhân dân vùng ven cũng đã đem thuyền
chiến, lơng thực ủng hộ Ngô Quyền từ ái Châu qua đây đi đánh giặc Nam
Hán tại sông Bạch Đằng.
Dới thời phong kiến, Hoằng Hoá là địa bàn chiến lợc quan trọng đợc
nhiều triều đại chú ý tới.
ở thời Lý (1010 - 1225), trong nhiều lần cất quân đánh Chiêm Thành,
các vua nhà Lý đã dừng lại ở Hoằng Hoá đễ tuyển thêm quân đánh giặc (1031,
1035, 1044). Bấy giờ Hoằng Hoá có nhiều tớng giỏi nh Lê Phụng Hiểu (xã
Hoằng Sơn) đợc vua Lý Thái Tổ phong làm Vũ Vệ tớng quân. Khi Thái Tổ
qua đời, các vơng gây biến, ông đã đánh dẹp đa Thái Tông lên ngôi, giữ yên
triều Lý. Ông còn có công lớn lao trong việc dẹp giặc Chiêm Thành giữ yên
bờ cõi phía Nam. Danh tớng Nguyễn Tuyên (Hoằng Lộc) cũng có nhiều công
14



Khoá luận tốt nghiệp 1999 -

Nguyễn Văn Bài - 40B Sử
2003.

lớn dới triều Lý, khi chết đợc phong làm phúc thần đợc lập đền thờ tại quê hơng.
Những năm kháng chiến chống quân Nguyên Mông và bọn giặc phơng
Nam ở đời Trần, cửa Lạch Trờng là nơi đọ sức quyết liệt giữa thuỷ quân triều
đình với quân địch. Nhiều làng xã quanh vùng đã nhanh chóng đóng bè mảng,
chặt cây vót nhọn để ủng hộ binh lính nhà vua. Hoằng Hoá cũng đóng góp cho
cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông nhiều danh tớng nh: Nguyễn Công
Đàn (Hoằng Thịnh), lập công lớn đợc nhà vua phong tới chức Phụ ký lang hầu
đô tổng thống. Khi chết đợc triều đình cho làm phúc thần, đền thờ hiện nay
còn ở làng Đoan Vĩ (Hoằng Thịnh). Danh tớng Hoàng Phụng Thế có công bắt
sống bọn phản loạn Phạm S Ôn chiếm giữ Thăng Long giúp nhà Trần thoát
khỏi sự xâm lợc của Chiêm Thành...
Dới thời thuộc Minh, có lần nghĩa quân Lam Sơn vợt qua sông Mã ở Cổ
Đằng, Lê Lợi đã đợc nhân dân nhiều nơi giúp đỡ. Về sau có ngời nh bà Hà Thị
Cai ở Nghĩa Hng ( Hoằng Xuân), đợc vua Lê ghi công lập đền thờ tởng niệm
tại quê nhà gọi là đền Quốc Mẫu. Hoặc có ngời đã trở thành danh tớng khai
quốc công thần của nhà Lê nh : Lê Viện (Hoằng Thành), từng chỉ huy đánh
thắng các trận Tuỵ Động, Chúc Động bao vây thành Đông Quan và hy sinh
anh dũng (1426). Khi đất nớc thanh bình đợc vua Lê Thái Tổ ban là Hoàng
Triều Trận Vong khen là hết lòng tiết tháo và truy tặng chức Lê triều
quận công.
Cuối năm Mậu Thân (1788) Quang Trung mang đại binh ra Bắc diệt
giặc Thanh thì nhân dân vùng bến đò Đồng Lộng ( xã Hoằng Tân- Hoằng
Hoá) đã tới tấp mang thuyền bè chở nghĩa quân vợt sông nhanh chóng.
Nửa sau thế kỷ XIX thực dân Pháp xâm lợc nớc ta, triều đình nhà
Nguyễn đại diện cho thế lực phong kiến từng bớc nhợng bộ, thoả hiệp, đầu

hàng dâng nớc ta cho giặc. Không cam chịu làm nô lệ, nhân dân nhiều nơi đã
anh dũng đứng lên chống thực dân Pháp xâm lợc. Ngay từ khi thực dân Pháp
15


Khoá luận tốt nghiệp 1999 -

Nguyễn Văn Bài - 40B Sử
2003.

đặt chân lên đất Thanh Hoá, nhân dân Hoằng Hoá đã tích cực tham gia phong
trào Cần Vơng do các sỹ phu yêu nớc lãnh đạo, tiêu biểu nh cụ Nguyễn Đôn
Tiết (Hoằng Đức), Cao Điển (Hoằng Giang), Lý Trực (Hoằng Trung) .Phong
trào yêu nớc do các sĩ phu yêu nớc Hoằng Hoá lãnh đạo đã liên kết phối hợp
với 2 cuộc khởi nghĩa nổi tiếng ở Thanh Hoá là Ba Đình và Hùng Lĩnh do
Tống Duy Tân, Trần Xuân Soạn lãnh đạo.
Sau phong trào Cần Vơng là phong trào Đông Du, Duy Tân, Đông Kinh
Nghĩa Thục và cuộc vận động chống thuế ở Trung Kỳ. Hoằng Hoá đã có
nhiều ngời tham gia nh thủ khoa Nguyễn Đôn Dự (Hoằng Đức), cử nhân
Nguyễn Đức Phơng ở Hoằng Long và một lớp trí thức mới nh Nguyễn Phục
Thuỷ ( Hoằng Đạt), Lơng Tái Tạo (tức Hàn Quang) ở xã Hoằng Phong...
Tinh thần yêu nớc của các vị tiền bối đã để lại một di sản thiêng liêng
cho các thế hệ con cháu Hoằng Hoá tiếp nối.
Kế tục truyền thống vẽ vang đó, các tầng lớp thanh niên, của quê hơng
Hoằng Hoá sau này nối tiếp cha ông tiếp bớc trên con đờng cứu nớc.
Năm 1925 1926, luồng gió cách mạng mới thổi vào Hoằng Hoá, các
đồng chí Lê Mạnh Trinh (Hoằng Lộc) Lê Tất Đắc (Hoằng Phúc) Phùng
Quang Diệu (Hoằng Đức), là những thanh niên yêu nớc tiêu biểu của Hoằng
Hoá sớm tiếp thu t tửơng cách mạng vô sản .
Từ sự tiếp thu này cùng với một số đồng chí ở tỉnh ngoài về hoạt động ở

Hoằng Hoá đã đa đến sự ra đời các tổ chức cách mạng tiền thân của Đảng.
Các tổ chức tiền thân lần lợt đợc ra đời ở Hoằng Hoá nh Việt Nam thanh niên
cách mạng đồng chí Hội thành lập năm 1927 ở Cự Đà (Hoằng Minh), các chi
bộ của Tân Việt cách mạng Đảng ra đời ở Phú Khê (Hoằng Phú), Yên Vực
(Hoằng Long), Hội Triều (Hoằng Phong).
Sự ra đời 2 tổ chức tiền thân cách mạng của Đảng ở Hoằng Hoá đã đáp
ứng đợc yêu cầu khách quan của lịch sử, trong việc xây dựng một Đảng tiền
phong lãnh đạo cách mạng, Đảng của giai cấp vô sản. Trên cơ sở của 2 tổ
16


Khoá luận tốt nghiệp 1999 -

Nguyễn Văn Bài - 40B Sử
2003.

chức Việt Nam Thanh Niên Cách Mạng Đồng Chí Hội và Tân Việt Cách
Mạng Đảng, ngày 1 tháng 9 năm 1930 chị bộ Đảng Cộng Sản Việt Nam
Hoằng Hoá đợc tổ chức. Từ đây nhân dân Hoằng Hoá đã đi lên với lịch sử đấu
tranh hào hùng của Đảng, tiến tới khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân
dân.
Tóm lại trải qua quá trình lịch sử đấu tranh dựng nớc và giữ nớc truyền
thống yêu nớc và cách mạng nhân dân Hoằng Hoá ngày càng đợc khẳng định
bên cạch các truyền thống cần cù sáng tạo, hiếu học.... Truyền thống đó là di
sản vô cùng quý giá để nhân dân Hoằng Hoá phát huy không ngừng trong việc
xây dựng và bảo vệ quê hơng, góp phần xứng đáng vào công cuộc xây dựng và
bảo vệ Tổ quốc Việt Nam thân yêu.

1.2 phong trào cách mạng ở Hoằng Hoá trong
những năm 1930-1939

Ngày mồng 3-2-1930 Đảng Cộng sản Việt Nam quang vinh ra đời. Đây
là một sự kiện có ý nghĩa chính trị lớn lao trong lịch sử dân tộc: là bớc ngoặt
lịch sử vô cùng quan trọng trong lịch sử cách mạng Việt Nam ta. Nó chứng tỏ
giai cấp vô sản ta đã trởng thành đủ sức lãnh đạo cách mạng [20; tr152].
Đồng thời nó chấm dứt thời kỳ đen tối không có đờng ra, chấm dứt sự khủng
hoảng bế tắc đờng lối cách mạng Việt Nam.
Từ đây dới sự lãnh đạo của Đảng và Nguyễn ái Quốc- Hồ Chí Minh,
nhiều chi bộ, Đảng bộ địa phơng đã lần lợt ra đời trên cả 3 miền đất nớc (BắcTrung- Nam), kể cả trong các cơ sở Việt kiều ở nớc ngoài.
Tháng 7-1930, Đảng bộ Đảng cộng sản Việt Nam tỉnh Thanh Hoá đợc
thành lập. Đồng chí Lê Thế Long trở thành Bí th Đảng bộ đầu tiên [8; tr 45].
17


Nguyễn Văn Bài - 40B Sử
2003.

Khoá luận tốt nghiệp 1999 -

Sự kiện lịch sử quan trọng ấy mở ra trong đời sống chính trị của nhân dân
Thanh Hoá con đờng tiến lên dới sự lãnh đạo của của Đảng tiền phong, của
giai cấp công nhân để tự giải phóng. Sau sự kiện này không lâu, tháng 9-1930,
chi bộ Đảng Cộng sản Việt Nam Hoằng Hoá đợc tổ chức ở thôn Cự Đà (xã
Hoằng Minh) do đồng chí Lê Viết Phồn làm Bí th chi bộ [6; tr 58]. Sự kiện
này đánh dấu một bớc chuyển biến mới của phong trào cách mạng ở Hoằng
Hoá .
Chi bộ Đảng vừa mới ra đời đã bị kẻ thù khủng bố ráo riết và tan rã
vào cuối tháng 10 năm 1930. Tuy nhiên, dới ảnh hởng đờng lối cách mạng của
Đảng, các phong trào đấu tranh của nhân dân Hoằng Hoá vẫn tiếp tục đợc duy
trì, phát triễn trong thời kỳ 1930-1931 và mở rộng trong thời kỳ Mặt trận Dân
chủ (1936-1939), tiến tới khởi nghĩa giành chính quyền .

Đầu năm 1931 đồng chí Lê Tất Đắc, Uỷ viên Xứ ủy Trung Kỳ quê ở xã
Hoằng Phúc - Hoằng Hoá, sau khi gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam ở Nghệ
An đợc xứ uỷ cử về Thanh Hoá gây dựng lại phong trào cách mạng và khôi
phục lại Đảng bộ tỉnh Thanh Hoá vừa mới bị khủng bố và tổ chức phong trào
đấu tranh chống địch khủng bố trên toàn tỉnh Thanh Hoá. Một lần nữa kẻ thù
bị phát hiện, khủng bố, bắt đợc đồng chí Lê Tất Đắc và một số đảng viên khác
làm cho phong trào tạm thời lắng xuống.
ở Hoằng Hoá vào thời điểm này tuy cha bắt đợc mối với Đảng bộ tỉnh
Thanh Hoá nhng một bộ phận thanh niên tiến bộ bấy giờ nh Hoàng Minh
Phụng, Hoàng Minh Việt, Phùng Quang Diệu, do ảnh h ởng của cao trào
cách mạng Xô Viết - Nghệ Tĩnh đã bí mật tập hợp nhau lại tại thôn Phú Vinh
xã Hoằng Vinh để tìm cách hoạt động. Trên cơ sở đó, họ đã liên hệ đợc với
một tổ chức Công hội đỏ của Nhà máy diêm Hàm Rồng (nhà máy cũ nằm trên
đất Từ Quang - Xã Hoằng Long - Hoằng Hoá) và tổ chức cho công nhân đấu
tranh đòi tăng lơng giảm giờ làm. Phong trào công nhân đã ảnh hởng tới
phong trào nông dân các khu vực lân cận. Tháng 9-1931 Công hội đỏ Nhà
18


Khoá luận tốt nghiệp 1999 -

Nguyễn Văn Bài - 40B Sử
2003.

máy diêm Hàm Rồng đã vận động rải truyền đơn hởng ứng kỷ niệm Cách
mạng tháng 10 Nga và Xô Viết - Nghệ Tĩnh. Cuộc rải truyền đơn đã lôi kéo đợc một bộ phận nông dân các làng Phợng Đình (xã Hoằng Anh), Yên Vực (xã
Hoằng Quang) tham gia hởng ứng [3;tr 17].
Cuối tháng 11-1931 cuộc đình công của nữ công nhân Nhà máy diêm
Hàm Rồng diễn ra ở nhà chấm thuốc và nhà que đòi tăng tiền công cho chị em
công nhân. Trớc áp lực của phong trào đấu tranh, bọn chủ nhà máy phải chấp

nhận cải thiện mội phần đời sống của công nhân cho chị em tăng từ 5 xu lên 6
xu một ngày [3;tr18]. Từ tháng lợi ấy, số công nhân làm khoán ở nhà máy,
càng thêm tin tởng đoàn kết chống áp bức, bóc lột.
Cũng trong năm 1931 phong trào đấu tranh của nông dân Hoằng Hoá
cũng phát triễn mạnh mẽ. Điển hình là cuộc đấu tranh của nông dân 2 thôn
Hồng Văn và Nhuệ Bút (xã Hoằng Thắng) dới sự chỉ đạo của đồng chí Phùng
Quang Diệu (Hoằng Đức ),đã tổ chức nông dân đấu tranh đòi miễn giảm su
thuế. Cuộc đấu tranh đã thu hút hơn 50 nông dân 2 thôn trên tham gia ký vào
bản kiến nghị gửi lên lý trởng và cai tổng Hành Vĩ đòi quyền lợi cho nông
dân. Hoảng sợ trớc phong trào đấu tranh của nông dân Hồng Văn, Nhuệ Bút,
bọn cai, lý ở địa phơng đã trình báo lên tri phủ cho lính về đàn áp và kết quả là
có 2 quần chúng tiêu biểu là Lý Xừ và Nguyễn Văn Tân bị chúng bắt và giải
về phủ trị tội, nhằm răn đe sự nỗi dậy của nông dân [6;tr 60-61]. Việc làm của
tri phủ đã bị nhân dân 2 thôn trên phản đối gay gắt, họ tập trung lực l ợng kéo
lên phủ đờng gây áp lực đòi tri phủ trả ngời và nêu yêu sách miễn giảm su
thuế, buộc tri phủ phải miễn cỡng chấp nhận thả 2 quần chúng tiêu biểu trên.
Thắng lợi của cuộc đấu tranh càng làm cho nông dân tin tởng hơn ở sức mạnh
đoàn kết của lực lợng mình. Đặc biệt phong trào đã gây tiếng vang trong toàn
huyện Hoằng Hoá.
Song cũng nh phong trào chung trong tỉnh Thanh Hoá, do thiếu sự chỉ
đạo cụ thể của tổ chức Đảng nên sau các cuộc đấu tranh này, phong trào đấu
19


Khoá luận tốt nghiệp 1999 -

Nguyễn Văn Bài - 40B Sử
2003.

tranh cách mạng của nhân dân Hoằng Hoá bị lắng xuống một thời gian từ

1932 - 1935 trớc sự tăng cờng khủng bố của bọn thực dân, phong kiến. Đến
thời kỳ Mặt trận Dân chủ (1936 - 1939), một phong trào đấu tranh mới lại
bùng lên mạnh mẽ thu hút đông đảo mọi tầng lớp nhân dân huyện Hoằng Hoá
tham gia hởng ứng.
Bớc sang năm 1936, tình hình thế giới và trong nớc có nhiều chuyển
biến mau lẹ. Mặt trận nhân dân đợc thành lập ở nhiều nớc nh: Tây Ban Nha,
Trung Quốc. Tháng 1-1936 Mặt trận nhân dân Pháp đợc thành lập, theo đó
chính phủ Mặt trận nhân dân Pháp lên nắm quyền (chính phủ Lê Ông Blum
làm thủ tớng) và có những chính sách tiến bộ đối với thuộc địa nh việc thả tù
chính trị ở các thuộc địa và cử ngời sang điều tra tình hình kinh tế - xã hội
thuộc địa. Tình hình đó gây ảnh hởng tích cc đến cuộc đấu tranh của các
thuộc địa Pháp, trong đó có Việt Nam.
Trớc tình hình quốc tế thuận lợi trên, Trung ơng Đảng chủ trơng chuyển
hớng sang đấu tranh công khai hợp pháp. Tại hội nghị Ban chấp hành Trung ơng của Đảng Cộng Sản Đông Dơng (tháng 7-1936) do đồng chí Lê Hồng
Phong chủ trì đã phát động phong trào đấu tranh đòi tự do, dân sinh, dân chủ,
cơm áo, hoà bình trong toàn quốc. Chủ trơng mới của Đảng có tác động tích
cực tới phong trào cách mạng của nhân dân Hoằng Hoá bấy giờ.
Tại Hoằng Hoá, ngay từ tháng 7-1936 đã hình thành Ban vận động đọc
sách báo công khai của Đảng do đồng chí Hoàng Minh Phụng chủ trì, thu hút
nhiều thanh niên, tri thức cách mạng tham gia. Ban vận động ra đời khẩn trơng
triễn khai phong trào đọc sách báo công khai của Đảng tại một số tổng ở
Hoằng Hoá nh Bái Trạch, Bút Sơn, Hành Vĩ , Ngọc Chuế [6;tr 63].
Đồng thời, Ban vận động còn tuyên truyền chủ trơng cách mạng của
Đảng trong các tầng lớp nhân dân trong toàn huyện Hoằng Hoá. Nhờ các hoạt
động tích cực của Ban vận động đọc sách báo công khai Hoằng Hoá mà các
chủ trơng đờng lối của Đảng nhanh chóng đợc phổ biến trong toàn huyện
20


Khoá luận tốt nghiệp 1999 -


Nguyễn Văn Bài - 40B Sử
2003.

Hoằng Hoá và đợc nhân dân tích cực hởng ứng trong các cuộc đấu tranh tiếp
theo.
Tháng 1-1937, thực hiện chủ trơng của tỉnh uỷ Thanh Hoá phát động
phong trào lấy chữ ký vào bản kiến nghị gửi Guýt Tanh Gô Đa (phái viên
chính phủ Mặt trận nhân dân Pháp sang Đông Dơng điều tra tình hình thuộc
địa), đòi quyền dân sinh, dân chủ .
ở Hoằng Hoá các đồng chí Phùng Quang Diệu, Lê Trọng Nghi, đã
kịp thời tổ chức vận động lấy chữ ký hởng ứng phong trào. Cuộc vận động
diễn ra sôi nổi ở các tổng Bút Sơn, Hành Vĩ, Bái Trạch, thu hút hơn 500 quần
chúng tham gia hởng ứng [3; tr19-20].
Qua hai cuộc vận động công khai rộng lớn, cuối tháng 7 năm 1936 và
đầu năm 1937, năng lực tổ chức, chỉ đạo phong trào của một số cán bộ nòng
cốt trong huyện Hoằng Hoá đợc nâng lên rõ rệt nhng phong trào cũng bộc lộ
những nhợc điểm quan trọng nh phong trào diễn ra cha đồng đều, chủ yếu mới
dừng lại ở một số làng tổng phía Nam huyện. Mặt khác phong trào mới đi sâu
vào một số quần chúng tiến bộ ở tầng lớp trên, lớp quần chúng cơ bản cha đợc
phát triễn rộng rãi nên cha có sức mạnh vững chắc.
Nhận thức đợc tồn tại này, Ban vận động chủ trơng đẩy mạnh các cuộc
vận động chống cờng hào nhũng nhiễu ở nông thôn đòi cải thiện quyền lợi dân
sinh, dân chủ hàng ngày của nông dân lao động .
Trong lúc đang chuẩn bị bớc vào cuộc đấu tranh của giai cấp nông dân
ở các làng tổng, thì một số tù chính trị ở Lao Bảo và nhà tù Thanh Hoá, do tác
động của phong trào Mặt trận Dân chủ, đã đợc trả lại tự do. Nhiều đồng chí đã
trở về địa phơng Hoằng Hoá hoạt động nh Lê Viết Phồn (xã Hoằng Minh ),
Trơng Khắc Khoan (xã Hoằng Đông)..., phối hợp với nhóm thanh niên cách
mạng ở Hoằng Hoá đẩy cuộc vận động dân chủ phát triển lên một bớc mới với

những cuộc đấu tranh thu đợc kết quả rõ rêt. Tiêu biểu là các cuộc vận động
21


Khoá luận tốt nghiệp 1999 -

Nguyễn Văn Bài - 40B Sử
2003.

chống cờng hào áp bức bóc lột ở 2 thôn Nguyệt Viên (xã Hoằng Quang) và Cự
Đà (xã Hoằng Minh).
Đầu tháng 4 năm 1937, nông dân làng Nguyệt Viên đã tổ chức cuộc
vận động đấu tranh đòi hội đồng lý, hơng phải trả số tiền đấu cố ruộng đất
công cho nông dân [3; tr 20]. Cuộc đấu tranh này diễn ra dới hình thức làm
đơn kiến nghị gửi lên quan trên và viết báo công khai tố cáo hành động tham
nhũng của hội đồng lý, hơng. Kết quả bọn lý hơng làng Nguyệt Viên phải trả
lại cho dân làng 300 quan tiền và một số tên bị cách chức. Trớc áp lực đấu
tranh của quần chúng và d luận báo chí , tháng 4-1937 Khâm sứ Trung Kỳ Gờ
- Ráp - Phơi phải chỉ thị cho Công sứ Thanh Hoá buộc hội đồng lý, hơng phải
bồi thờng cho dân và cắt chức một số tên trong hội đồng hơng, lý. Ngày 8-41937, tờ báo Dân chúng ở Sài Gòn đã đăng tin thắng lợi của cuộc đấu tranh
này [6,tr 66]. Thắng lợi của nông dân làng Nguyệt Viên đã cổ vũ cho phong
trào đấu tranh của nông dân toàn huyện Hoằng Hoá.
Đợc sự cổ vũ của phong trào đấu tranh của dân làng Nguyệt Viên, nông
dân ở nhiều làng tổng trong huyện cũng nỗi dậy đấu tranh chống bọn địa chủ,
cờng hào địa phơng. Điển hình là cuộc đấu tranh của nông dân làng Cự Đà
(Hoằng Minh) vào tháng 8-1937 nhằm hạ uy thế của tên lý trởng gian ác
trong làng. Phong trào đựơc sự chỉ đạo trực tiếp của đồng chí Lê Viết Phồn (Bí
th chi bộ Đảng Hoằng Hoá đầu tiên 9-1930) trực tiếp chỉ đạo. Cuộc đấu tranh
diễn ra liên tiếp trong một tuần lễ đã lôi khéo đợc một số tuần phu đứng về
phía quần chúng bắt trói tên lý trởng giải lên cho tri phủ Hoằng Hoá trị tội. Trớc áp lực mạnh mẻ của quần chúng, tri phủ buộc phải cho lính giải lý trởng về

làng cho nhân dân trị tội [6; tr 66]. Thắng lợi của dân làng Cự Đà một lần nữa
chứng tỏ sức mạnh đoàn kết của nhân dân Hoằng Hoá trong đấu tranh cách
mạng.
Cùng với các cuộc vận động trên, cuối năm 1937, cuộc vận động bầu cử
Viện dân biểu Trung Kỳ diễn ra sôi nổi trong huyện Hoằng Hoá. Đợc báo chí
22


Khoá luận tốt nghiệp 1999 -

Nguyễn Văn Bài - 40B Sử
2003.

công khai hớng dẫn, hội đọc sách báo công khai Hoằng Hoá tích cực cổ động
cho những ứng cử viên mà tỉnh Đảng bộ Thanh Hoá giới thiệu trên báo chí.
Kết quả tại khu vực Hoằng Hoá - Hậu Lộc các ứng cử viên gồm những nhân sĩ
tiến bộ đã trúng cử với tỉ lệ 522/883 phiếu bầu [6; tr 67]. Cuộc vận động bầu
cử Viện dân biểu Trung Kỳ một lần nữa chứng tỏ phong trào Mặt trận Dân
chủ Hoằng Hoá đợc mở rộng.
Từ thắng lợi của các cuộc vận động dân chủ trong năm 1937 ở Hoằng
Hoá đã gây đợc tiếng vang trong phong trào đấu tranh của cả tỉnh Thanh Hoá.
Vì vậy mà đầu năm 1938 phong trào cách mạng Hoằng Hoá tiếp tục nhận đợc
sự chỉ đạo của ỉnh uỷ Thanh Hoá. Đồng chí Lê Chủ, phó Bí th Đảng bộ tỉnh
Thanh Hoá đựơc cử về chỉ đạo phong trào cách mạng ở Hoằng Hoá. Sau một
thời gian thâm nhập vào phong trào, đến cuối tháng 5-1938 đã tổ chức ra Uỷ
ban vận động quần chúng huyện Hoằng Hoá tại thôn Phú Vinh (xã Hoằng
Vinh). Uỷ ban gồm có 3 đồng chí là Hoàng Minh Phụng, Hoàng Minh Việt và
Phùng Quang Diệu, do đồng chí Hoàng Minh Phụng làm trởng ban.
Chơng trình hoạt động của uỷ ban gồm:
-Vận động thành lập các hội tơng tế ái hữu.

-Vận động ủng hộ nhân dân Trung Hoa kháng Nhật.
-Tổ chức các hội quần chúng nh: Hội đọc sách báo công khai, Hôi học
sinh, Hội cứu tế đỏ ,Thanh niên, Phụ nữ...
-Vận động các cuộc tranh đòi dân sinh dân chủ hàng ngày.
-Vận động học chữ quốc ngữ [ 3; tr;22].
Uỷ ban vận động quần chúng là hình thức bớc đầu của Mặt trận Dân
chủ ở Hoằng Hoá trong thời kỳ 1936 -1939 .
Với một chơng trình hoạt động thích hợp của Uỷ ban vận động quần
chúng Hoằng Hoá, đến giữa năm 1938 đã tổ chức đợc hàng chục hội quần
chúng ở các địa phơng. Tiêu biểu và phổ biến hơn là các hội tơng tế ái hữu,
hội thanh niên, học sinh... . Ngoài ra Uỷ ban còn tổ chức đợc các phong trào
23


Nguyễn Văn Bài - 40B Sử
2003.

Khoá luận tốt nghiệp 1999 -

đấu tranh nh cuộc vận động làm kiến nghị gửi Viện dân biểu Trung Kỳ chống
Dự án thuế mới vào tháng 5-1938 thu hút trên 300 nông dân các làng Đại
Lộc, Trung Hy (nay thuộc Hoằng Vinh) tham gia ký và điểm chỉ vào bản kiến
nghị. Cuộc vận động còn thu hút đợc cả một số lý trởng tham gia. Tri phủ
Hoằng Hoá đã cho lính bắt giam các quần chúng tích cực nhằm khủng bố
phong trào. Nhân dân đia phơng đã kéo lên phủ đờng để đấu tranh đòi tri phủ
phải trả tự do cho những ngơì bị bắt. Trớc sức mạnh đấu tranh của quần
chúng, tri phủ phải nhựơng bộ, những ngời bị bắt đợc trả lại tự do. Đặc biệt
cuộc vận động truyền bá chữ quốc ngữ đã có ý nghĩa rộng lớn giúp cho việc
phổ biến học tập các đờng lối của Đảng đợc thuận lợi. ở các trờng học bấy
giờ, các tác phẩm kinh điển của chủ nghĩa Mác đợc thanh niên Hoằng Hoá

nghiên cứu nh T bản luận, chủ nghĩa duy vật biện chứng, duy vật lịch sử. Hoặc
những cuốn sách đợc thanh niên dùng làm tài liệu tuyên truyền lâu dài nh
cuốn Vấn đề dân cày của Qua Ninh và Vân Đình (tức Trờng Chinh và Võ
Nguyên Giáp). Từ trong những phong trào tr ờng học, tháng 3-1938 ở thôn
Cự Đà (Hoằng Minh) đã lập ra Đoàn thanh niên tân tiến [17; tr 104]. Đến
tháng 9 năm 1938 dới sự chỉ đạo của Uỷ ban vận động quần chúng Hoằng
Hoá, Đoàn thanh niên tân tiến Cự Đà đợc chuyển thành Đoàn thanh niên Dân
chủ Hoằng Hoá [6; tr72]. Đây là cơ sở tiền thân của Đoàn thanh niên Cộng
sản Hoằng Hoá . Bên cạnh Đoàn thanh niên Dân chủ, Hội phụ nữ Dân chủ
cũng đợc thành lập ở Yên Vực (Hoằng Long).
Cuối năm 1938 đầu năm 1939 phong trào đấu tranh của công nhân Nhà
máy diêm Hàm Rồng và đồn điền Yên Tập đã thu đựoc kết quả. Phong trào
công nhân cũng diễn ra dới hình thức hoà bình, lấy chữ ký vào bản kiến nghị
thu hút hàng trăm công nhân tham gia. Nội dung của bản kiến nghị đòi yêu
sách buộc chủ nhà máy phải chấp nhận ngày làm việc 8 giờ và tăng 20% lơng
cho công nhân. Bản kiến nghị đã đợc chuyển tới Ban thanh tra lao động Huế
và chính phủ Pháp tại Pari, buộc bọn chủ phải chấp nhận yêu sách của công
24


Khoá luận tốt nghiệp 1999 -

Nguyễn Văn Bài - 40B Sử
2003.

nhân. Tại đồn điền Yên Tập, Hội ái hữu đã tổ chức đấu tranh đòi giảm tô 20%
cho tá điền cũng thu đợc kết quả.
Nhân ngày quốc tế lao động 1-5-1939, thực hiện chủ trơng của Tỉnh
uỷ, Uỷ ban vận động quần chúng Hoằng Hoá đã vận động đợc hàng trăm
thanh niên các tổng phía nam Hoằng Hoá nh Bút Sơn, Bái Trạch, Hành Vĩ tổ

chức mít tinh. Các khẩu hiệu đựơc nêu cao trong cuộc mít tinh nh đòi tự do
dân chủ, miễn giảm su thuế, tự do ái hữu, nghiệp đoàn, thi hành luật lao động
8 giờ cho công nhân, thả tù chính trị, ủng hộ Liên bang Xô Viết, ủng hộ nhân
dân Trung Hoa kháng Nhật. Cuộc mít tinh đã biến thành cuộc biểu dơng lực
luơng cách mạng của nhân dân Hoằng Hoá.
Ngay sau cuộc mít tinh này, một đợt quyên góp ủng hộ nhân dân Trung
Hoa kháng nhật đựoc tổ chức nhân ngày Kỷ niệm song thất (tức ngày 7-7).
Đợc sự hớng dẫn của Uỷ ban vận động quần chúng Hoằng Hoá, hàng chục hội
ái hữu, hội thanh niên, học sinh đã sôi nỗi tổ chức các cuộc tuyên truyền,
quyên góp tiền bạc cho ngày kỷ niệm trên. Sáng ngày 7-7-1939 đoàn đậi biểu
nhân dân huyện Hoằng Hoá do đồng chí Hoàng Minh Phụng dẫn đầu đã mang
tiền bạc và gần 200 chữ ký của các tầng lớp nhân dân Hoằng Hoá tới chùa Hội
Quán ở Thị xã Thanh Hoá dự lễ mít tinh ủng hộ nhân dân Trung Hoa kháng
Nhật, do Tỉnh uỷ Thanh Hoá tổ chức. Bức th cùng với số tiền quyên góp đã đợc chuyển tới tận tay đồng chí Bùi Đạt, Tỉnh uỷ viên phụ trách cuộc mít tinh
để gửi cho đại diện Hoa Kiều ở Hội Quán. Đó là tình cảm quốc tế vô sản của
nhân dân Hoằng Hoá đối với cuộc kháng chiến của nhân dân Trung Hoa.
Cuộc mít tinh vừa kết thúc, bọn địch đã tung lực lợng vây bắt đồng chí Bùi
Đạt, ngời phụ trách cuộc mít tinh. Đó là dấu hiệu đầu tiên của cuộc khủng bố
dân chủ ở Thanh Hoá.
Ngày 14-7-1939, nhân kỷ niệm ngày cách mạng vô sản Pháp do Tỉnh
uỷ Thanh Hoá phát động thì kẻ thù điền cuồng khủng bố, đàn áp, bắt bớ các
chiến sĩ cộng sản và phong trào công khai dân chủ một cách quyết liệt. Tình
25


×