Tải bản đầy đủ (.doc) (125 trang)

Từ láy trong thơ mới (qua thi nhân việt nam) luận văn thạc sỹ ngữ văn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (474.72 KB, 125 trang )

Bộ giáo dục và đào tạo
Trờng đại học vinh

hoàng thị thơng

Từ LáY TRONG THơ MớI
(qua thi nhân việt nam )
Chuyên ngành: ngôn ngữ học
MÃ số: 60.22.01

luận văn thạc sĩ ngữ văn
Ngời hớng dẫn khoa học:

TS. trần văn minh
Vinh - 2011


LỜI CẢM ƠN
Với hình thức âm thanh và tính gợi hình, gợi cảm đặc biệt của mình, từ
láy là lớp từ có giá trị nghệ thuật cao trong ngơn ngữ văn chương, nhất là
ngôn ngữ thơ ca Việt Nam.
Vận dụng kiến thức lý thuyết của Việt ngữ học về từ láy, từ việc phân
tích, miêu tả cấu tạo, hoạt động ngữ pháp và vai trò nghệ thuật của từ láy
trong Thơ Mới 1932 - 1945 (qua tập Thi nhân Việt Nam của Hồi Thanh và
Hồi Chân), luận văn này góp phần khẳng định vai trị của từ láy trong ngơn
ngữ Thơ Mới nói riêng, trong ngơn ngữ thơ ca Việt Nam nói chung.
Trong q trình thực hiện đề tài, chúng tôi đã nhận được sự giúp đỡ,
động viên của các thầy giáo, cô giáo giảng dạy chuyên ngành Ngôn ngữ học
Khoa Ngữ Văn Trường Đại học Vinh; đặc biệt là sự hướng dẫn tận tình của
thầy giáo hướng dẫn - TS. Trần Văn Minh. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn
thầy giáo hướng dẫn, các thầy, cô và các bạn đồng nghiệp đã giúp đỡ chúng


tơi hồn thành luận văn.
Tuy đã cố gắng rất nhiều trong quá trình thực hiện, nhưng chắc rằng
luận văn của chúng tơi cịn có những thiếu sót. Với tinh thần cầu thị và lịng
biết ơn, chúng tơi rất mong nhận được những nhận xét, góp ý quý báu của các
thầy cô giáo và của những ai quan tâm đến đề tài này.
Vinh, tháng 12 năm 2011
Tác giả
Hoàng Thị Thương


MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU..........................................................................................................1
1.

Lý do chọn đề tài....................................................................................1

2.

Lịch sử vấn đề........................................................................................2

3.

Mục đích, nhiệm vụ, đối tượng nghiên cứu của đề tài...........................6

4.

Phương pháp nghiên cứu........................................................................7

5.


Đóng góp của đề tài...............................................................................7

6.

Bố cục của luận văn...............................................................................7

Chương 1. MỘT SỐ GIỚI THUYẾT LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI..........8
1.1.

LỚP TỪ LÁY TRONG TIẾNG VIỆT..................................................8

1.1.1. Một số cách hiểu về từ láy.....................................................................8
1.1.2. Phân loại từ láy tiếng Việt theo cấu tạo...............................................13
1.1.3. Nghĩa của từ láy tiếng Việt..................................................................20
1.2.

SỰ PHÙ HỢP GIỮA TỪ LÁY VÀ TÁC PHẨM VĂN HỌC............22

1.2.1. Đặc trưng của văn học..........................................................................22
1.2.2. Biểu hiện sự phù hợp giữa từ láy và tác phẩm văn học.......................25
1.3.

PHONG TRÀO THƠ MỚI VÀ THI NHÂN VIỆT NAM.....................31

1.3.1. Giản yếu về phong trào Thơ Mới 1932 - 1945...................................31
1.3.2. Thi nhân Việt Nam - điểm hội tụ những tinh hoa của phong trào
Thơ Mới...............................................................................................37
1.4.


TIỂU KẾT CHƯƠNG 1......................................................................39

Chương 2. CẤU TẠO VÀ HOẠT ĐỘNG NGỮ PHÁP CỦA
TỪ LÁY TRONG THI NHÂN VIỆT NAM............................41
2.1.

SỐ LƯỢNG TỪ LÁY TRONG THI PHẨM THƠ MỚI (QUA
THI NHÂN VIỆT NAM).......................................................................41

2.1.1. Số liệu thống kê....................................................................................41


1
2.1.2. Nhận xét...............................................................................................42


2.2.

CẤU TẠO CỦA TỪ LÁY TRONG THƠ MỚI (QUA THI
NHÂN VIỆT NAM)...............................................................................43

2.2.1. Kết quả thống kê - phân loại................................................................43
2.2.2. Miêu tả và nhận xét..............................................................................45
2.3.

HOẠT ĐỘNG NGỮ PHÁP CỦA TỪ LÁY TRONG THƠ MỚI
(QUA THI NHÂN VIỆT NAM)............................................................62

2.3.1. Từ loại của từ láy trong Thơ Mới (qua Thi nhân Việt Nam)...............62
2.3.2. Vai trò ngữ pháp của từ láy trong câu thơ của Thơ Mới......................70

2.3.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2......................................................................77

Chương 3. VAI TRÒ NGHỆ THUẬT CỦA TỪ LÁY TRONG
THƠ MỚI 1932 - 1945.............................................................79
3.1.

TỪ LÁY GÓP PHẦN TẠO NÊN ÂM ĐIỆU ĐẶC TRƯNG
CHO THƠ MỚI...................................................................................79

3.1.1. Nhận xét chung về âm điệu Thơ Mới..................................................79
3.1.2. Vai trò của từ láy đối với âm điệu trong một số bài thơ Mới...............85
3.2.

TỪ LÁY GÓP PHẦN MIÊU TẢ CẢNH VẬT, TÂM TRẠNG
TRONG THƠ MỚI..............................................................................91

3.2.1. Tính đa dạng về cảnh vật, tâm trạng trong Thơ Mới...........................91
3.2.2. Vai trò miêu tả của từ láy trong một số bài Thơ Mới.........................95
3.3.

TỪ LÁY GÓP PHẦN THỂ HIỆN PHONG CÁCH TÁC GIẢ
THƠ MỚI...........................................................................................102

3.3.1. So sánh tỉ lệ từ láy trong Thi nhân Việt Nam được dùng giữa một
số nhà thơ Mới...................................................................................102
3.3.2. Nét phong cách của một số nhà thơ Mới biểu hiện qua việc dùng
từ láy...................................................................................................106
3.4.


TIỂU KẾT CHƯƠNG 3....................................................................113

KẾT LUẬN..................................................................................................114
TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................................117


1

MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1.1. Trong vốn từ thuần Việt, từ láy là lớp từ nổi bật cả về hình thức
lẫn ngữ nghĩa. Lớp từ này đã được giới Việt ngữ học nghiên cứu nhiều ở
diện đồng đại về mặt cấu tạo và mặt ý nghĩa. Đây là lớp từ ra đời sớm, phát
triển nhanh về số lượng và được dùng nhiều trong hoạt động ngôn ngữ của
người Việt.
Cũng như các lớp từ khác, từ láy đã có những biến đổi nhất định về
hình thức và vai trị để đáp ứng được nhu cầu sử dụng ngày càng tinh tế của
người Việt. Với những đặc trưng về thanh âm và kiểu ngữ nghĩa riêng biệt
của mình, từ láy được dùng nhiều trong ngôn ngữ văn chương, nhất là trong
thơ ca Việt Nam từ xưa đến nay. Khảo sát thực tiễn sử dụng từ láy trong thơ
Việt Nam qua thi phẩm của một tác giả hoặc của một giai đoạn văn học là
hướng đi góp phần cho thấy vai trò nghệ thuật của lớp từ này.
1.2. Trong lịch sử thơ ca Việt Nam, phong trào Thơ Mới 1932 - 1945 là
cuộc cách tân lớn về nhiều mặt, qua đó đã tạo ra một bộ mặt mới cho thơ ca
Việt Nam không chỉ về cảm hứng thi nhân, về các thể thơ mà cịn cả ở
phương diện ngơn ngữ thơ. Do đó, hiện nay có khá nhiều bài thơ Mới đang
được dạy - học trong nhà trường.
Trong bức tranh nghệ thuật đa màu của ngôn ngữ Thơ Mới, từ láy có
một vai trị cần được khẳng định. Khảo sát kỹ lưỡng hoạt động của lớp từ láy

được dùng trong các thi phẩm Thơ Mới là hướng đi một mặt chứng minh vai
trị của chúng trong ngơn ngữ Thơ Mới 1932-1945 nói riêng, trong ngơn ngữ
thơ ca Việt Nam nói chung, mặt khác có thể góp phần cho việc dạy học các
bài thơ Mới có kết quả tốt hơn trong nhà trường.


2
2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ
2.1. Tình hình nghiên cứu từ láy trong tiếng Việt
Là một mảng từ quan trọng trong vốn từ tiếng Việt, từ láy đã thu hút
nhiều nhà nghiên cứu mấy thập kỷ qua. Nhiều nghiên cứu về từ láy của các
nhà ngơn ngữ trong và ngồi nước cơng bố tại các hội nghị khoa học, trên tạp
chí Ngơn ngữ, trong các giáo trình đại học và chun luận, chuyên khảo. Tuy
vậy, những vấn đề về từ láy vẫn chưa hoàn toàn thống nhất giữa các tác giả.
Chúng tơi xin điểm qua một số cơng trình nghiên cứu về từ láy tiếng Việt.
Trong giáo trình Ngữ pháp tiếng Việt (Tiếng - Từ ghép - Đoản ngữ) [2],
Nguyễn Tài Cẩn đã khảo sát và miêu tả tỉ mỉ các kiểu loại của từ láy. Ông nêu
rõ sự khác nhau giữa từ láy và dạng láy của từ: “… mặc dù đều là sản phẩm
của phương thức láy, nhưng từ láy ở bậc từ còn dạng láy của từ là đơn vị
tương đương ngữ”. Trong chuyên khảo Vấn đề cấu tạo từ của tiếng Việt hiện
đại [22], Hồ Lê miêu tả cấu tạo những kiểu dạng cụ thể của từ láy.
Nguyễn Hữu Quỳnh trong Ngữ pháp tiếng Việt hiện đại [30] xếp từ láy
vào một tiểu nhóm của từ ghép (gọi là từ ghép láy). “Từ ghép láy là những từ
ghép gồm hai hình vị kết hợp với nhau chủ yếu là theo quan hệ ngữ âm. Các
thành tố của từ ghép láy có mối quan hệ tương quan với nhau về thanh điệu
hoặc về các bộ phận ngữ âm tạo nên các thành tố đó, đồng thời chúng tạo nên
một nội dung ngữ nghĩa nhất định” [30;23]. Tác giả chia từ ghép láy thành từ
ghép láy hoàn toàn và từ ghép láy bộ phận.
Trong Từ và vốn từ tiếng Việt hiện đại [36], Nguyễn Văn Tu gọi từ láy
là từ lấp láy và cũng chia từ lấp láy ra thành từ lấp láy toàn bộ và từ lấp láy bộ

phận. Ơng cịn chú ý đến vấn đề từ loại của từ lấp láy.
Trong chuyên luận Từ láy trong tiếng Việt [11], Hoàng Văn Hành xem
láy như một cơ chế, một biện pháp cấu tạo từ theo những nguyên tắc nhất
định; từ đó ơng nêu ra đặc điểm riêng về cấu trúc và ngữ nghĩa của từ láy.


3
Trong giáo trình Ngữ pháp tiếng Việt [24], tác giả Đỗ Thị Kim Liên
định nghĩa: “Từ láy là những từ được cấu tạo dựa trên phương thức láy ngữ
âm, ví dụ: mấp mô, lấp lánh, chập chờn, chon von” [24;32]. Tác giả đưa ra 3
tiêu chí phân loại từ láy: 1) Số lượng âm tiết (chia ra: từ láy đôi, từ láy ba, từ
láy tư); 2) Bộ phận được láy (chia ra: từ láy hoàn toàn, từ láy bộ phận - gồm
láy vần và láy phụ âm đầu); 3) Tính chất mô phỏng hay không mô phỏng
(chia ra: từ láy tượng thanh, từ láy tượng hình, từ láy biểu trưng). Ngồi ra,
tác giả cịn đề cập đến vai trị của từ láy.
Nguyễn Thiện Giáp trong giáo trình Từ vựng học tiếng Việt [9] gọi từ
láy là ngữ láy âm: “Ngữ láy âm là những đơn vị được hình thành do sự lặp lại
hồn tồn hay lặp lại có kèm theo sự biến đổi ngữ âm nào đó của từ đã cho.
Chúng vừa có sự hài hịa về ngữ âm, vừa có giá trị gợi cảm, gợi tả. Hiện
tượng láy khơng chỉ riêng tiếng Việt mà cịn ở nhiều ngơn ngữ khác trong
vùng Đông Nam Á” [9; 86]. Tác giả chia ngữ láy âm thành ngữ láy âm đơn
nhất và ngữ láy âm mơ hình.
Bên cạnh các giáo trình, chun luận, chuyên khảo trên, có thể kể đến
một số bài viết tiêu biểu về từ láy đăng trên tạp chí Ngơn ngữ:
Trong bài viết “Những đặc điểm về từ láy tiếng Việt” [33], tác giả Đào
Thản đã xem xét những từ láy là những đơn vị có nghĩa từ vựng riêng và
được vận dụng riêng trong lời nói. Tác giả cũng giới thiệu các kiểu cấu tạo
của từ láy (từ láy hoàn toàn, từ láy gần hoàn toàn, từ láy bộ phận - láy âm đầu,
láy vần), từ đó rút ra đặc điểm và ý nghĩa của từ láy.
Trong bài “Vấn đề từ láy trong tiếng Việt” [29], tác giả Nguyễn Phú

Phong nghiên cứu vấn đề láy tăng và láy giảm qua sự láy có thay đổi thanh
điệu, từ đó tìm hiểu hướng láy, số lần láy, của loại từ láy này để đưa ra những
mơ hình của từ láy tăng và láy giảm.
Trong bài “Về những từ gọi là “từ láy” trong tiếng Việt” [37], tác giả
Hoàng Tuệ cho rằng: “Từ láy nên được xét về mặt cơ trình cấu tạo của nó


4
nữa, chứ không chỉ về mặt cấu trúc mà thôi”. Ông nhấn mạnh: “Nên hiểu láy
là một phương thức cấu tạo, những từ mà trong đó có sự tương quan âm nghĩa
nhất định, tương quan ấy có tính chất tự nhiên, trực tiếp nhưng tương quan ấy
tinh tế hơn nhiều và có thể nói là được cách điệu hóa. Sự cách điệu ấy chính
là sự biểu trưng hóa ngữ âm. Mối tương quan này tạo ra sắc thái biểu cảm gợi
ý, giá trị của từ láy”. Như vậy, tác giả coi từ láy là sự hòa phối ngữ âm giữa
những yếu tố tương ứng của các âm tiết. Đó là “một sự hịa phối ngữ âm có
tác dụng biểu trưng hóa”.
Trong bài viết “Từ láy tượng thanh trọng sự tương ứng giữa âm và
nghĩa"[9], tác giả Nguyễn Thị Hai đã nghiên cứu cấu tạo và phân loại về
nghĩa của từ tượng thanh, từ đó làm sáng tỏ sự tương ứng giữa âm và nghĩa
trong những loại từ này.
Trong bài “Từ láy và sự biểu trưng ngữ âm” [15], Phi Tuyết Hinh đã đi
sâu vào phân tích ý nghĩa của từ láy đó là giá trị gợi tả âm thanh, hình ảnh, giá
trị biểu cảm, đặc biệt tìm hiểu giá trị biểu trưng hóa của từ láy, mối quan hệ
giữa âm và nghĩa trong mỗi từ này, mối quan hệ tạo nên giá trị biểu trưng ngữ
âm của từ láy. Tác giả này cũng đã tìm hiểu hình thức cấu tạo và nội dung
ngữ nghĩa của dạng từ láy song tiết cấu tạo theo khuôn [X- “âp”+ X-Y] (như:
nhấp nhô, thấp thống, lập lịe…) trong bài viết “Thử tìm hiểu từ láy song
tiết dạng [X-âp + X-Y]” [14].
Trong bài “Từ láy trong tiếng Việt và sự cần thiết nhận diện nó” [16],
Phạm Văn Hồn đã tìm hiểu cách nhận dạng từ láy và giá trị biểu trưng hóa

của từ láy.
Trong bài “Đặc trưng ngữ pháp của từ tượng thanh trong sự tương ứng
giữa âm và nghĩa” [27], Hà Quang Năng và Bùi Thị Mai khảo sát hoạt động
của từ tượng thanh trong Truyện Kiều, Thơ Hồ Xuân Hương, Tắt đèn, Thân
phận của tình u của Bảo Ninh; từ đó rút ra nhận xét về hoạt động ngữ pháp
và bản chất ngữ pháp của lớp từ này trong tiếng Việt.


5
Tóm lại, các tác giả trên đã đi sâu vào nghiên cứu từ láy từ nhiều
phương diện khác nhau như định nghĩa, đặc điểm, cơ sở phân loại, cơ chế
hoạt động, vai trò, ý nghĩa của từ láy. Về mặt lí thuyết, đây là những kiến thức
cơ sở cần thiết để chúng tôi tham khảo, vận dụng khi thực hiện nhiệm vụ
nghiên cứu của đề tài này.
2.2. Tình hình nghiên cứu từ láy trong tác phẩm văn học
Từ láy là những từ có giá trị gợi tả, giá trị biểu cảm và giá trị phong
cách nổi trội so với từ ghép. Vì vậy từ láy được xem là một lớp từ đắc dụng
trong sáng tác văn chương. Hầu như nhà thơ, nhà văn nào cũng sử dụng từ láy
trong tác phẩm của mình, xem đó là một phương tiện ngơn từ mang tính nghệ
thuật để tác động sâu sắc đến người nghe, người đọc. Những tác giả có tên
tuổi thường sử dụng từ láy trong tác phẩm của mình như một cơng cụ thể hiện
phong cách riêng.
Đến nay, đã có một số đề tài nghiên cứu về từ láy trong tác phẩm văn
học. Chỉ riêng ở Trường Đại học Vinh, hơn mười năm lại nay đã có các đề tài
luận văn và khóa luận về từ láy được bảo vệ:
Khảo sát từ láy trong thơ Quốc âm thế kỷ XV qua Quốc âm thi tập và
Hồng Đức Quốc âm thi tập (Phan Viết Đan - Luận văn thạc sĩ - ĐHSP Vinh,
1996). Tác giả đã miêu tả số lượng, cấu tạo, tần suất và giá trị sử dụng của từ
láy trong thơ Quốc âm thế kỷ XV.
Từ láy trong Truyện Kiều và Truyện Lục Vân Tiên (Hoàng Thị Lan Luận văn thạc sĩ - ĐHSP Vinh, 1997). Tác giả khảo sát các loại từ láy và rút

ra tác dụng của từ láy đối với hai tác phẩm truyện thơ Nôm lục bát cùng
trong thế kỷ XIX.
Khảo sát từ láy trong thơ Xuân Diệu và thơ Chế Lan Viên (Đặng Thị
Lan - Luận văn thạc sĩ - ĐHSP Vinh, 1998). Tác giả đã khảo sát các loại từ láy
và đi sâu miêu tả, so sánh từ láy trong thi phẩm của hai nhà thơ lớn hiện đại.


6
Từ láy trong thể ngâm khúc (Lê Thị Hà, Khóa luận tốt nghiệp Đại học
Vinh, 2004) miêu tả số lượng, vai trò về mặt ngữ âm và ngữ nghĩa của từ láy
trong các khúc ngâm nổi tiếng trong văn học trung đại Việt nam..
Từ láy trong truyện ngắn Võ Thị Hảo (Nguyễn Thị Hải Yến - Khóa
luận tốt nghiệp Đại học Vinh, 2005) là đề tài khảo sát các loại từ láy và nêu
lên giá trị sử dụng của từ láy trong truyện ngắn của một nhà văn nữ hiện nay.
Tóm lại nghiên cứu về từ láy khơng phải là vấn đề mới mẻ. Việc khảo
sát từ láy trong các văn bản cụ thể cũng đã có nhiều cơng trình, từ khóa luận
tốt nghiệp đến luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. Tuy vậy, đến nay chưa có
cơng trình hoặc đề tài nào nghiên cứu về hình thức và vai trò nghệ thuật của
từ láy trong Thơ Mới 1932 - 1945. Vì vậy đây là đề tài khơng trùng với bất
cứ đề tài nào.
3. MỤC ĐÍCH, NHIỆM VỤ, ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
3.1. Mục đích
Qua việc khảo sát vốn từ láy trong Thi nhân Việt Nam về cấu tạo, ngữ
nghĩa và vai trò của lớp từ láy được dùng trong Thơ Mới 1932 - 1945, đề tài
góp phần khẳng định giá trị nghệ thuật của lớp từ láy này trong ngôn ngữ thơ
ca Việt Nam.
3.2. Nhiệm vụ
Để đạt được mục đích của đề tài luận văn, chúng tôi định ra các nhiệm vụ:
3.2.1. Giới thuyết một số vấn đề chung liên quan đến đề tài (từ láy,
ngôn ngữ thơ, phong trào Thơ Mới 1932 - 1945

3.2.2. Khảo sát miêu tả hình thức và ngữ nghĩa của các từ láy được
dùng trong các thi phẩm Thơ Mới tiêu biểu (qua sách Thi nhân Việt Nam của
Hoài Thanh - Hồi Chân).
3.2.3. Phân tích vai trị biểu nghĩa và giá trị nghệ thuật của lớp từ láy được
dùng trong các thi phẩm Thơ Mới tiêu biểu (qua sách Thi nhân Việt Nam).


7
3.3. Đối tượng nghiên cứu
Tất cả các từ láy trong các bài thơ được Hoài Thanh và Hoài Chân
tuyển chọn vào sách “Thi nhân Việt Nam “(Nxb. Văn học, Hà Nội, 1995).
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Để thực hiện nhiệm vụ của đề tài, chúng tôi sử dụng các phương pháp
và thủ pháp nghiên cứu sau:
4.1. Thống kê - phân loại (định lượng)
4.2. Phân tích - miêu tả (định tính)
4.3. So sánh đối chiếu
5. ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI
Đây là đề tài đầu tiên khảo sát lớp từ láy được dùng trong Thi nhân
Việt Nam về cấu tạo, ngữ nghĩa và vai trị. Đề tài góp phần khẳng định giá trị
nghệ thuật của lớp từ láy này trong ngôn ngữ thơ ca Việt Nam.
6. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN
Luận văn gồm các phần Mở đầu, Nội dung, Kết luận, Danh mục tài liệu
tham khảo. anh mục tài liệu tham khảo, trong đó phần Nội dung có 3 chương:
Chương 1. Một số giới thuyết liên quan đến đề tài
Chương 2. Cấu tạo và hoạt động ngữ pháp của từ láy trong Thơ Mới
1932 - 1945 (qua Thi nhân Việt Nam)
Chương 3. Vai trò nghệ thuật của từ láy trong Thơ Mới 1932 - 1945
(qua Thi nhân Việt Nam).



8
Chương 1

MỘT SỐ GIỚI THUYẾT LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
1.1. LỚP TỪ LÁY TRONG TIẾNG VIỆT
Láy là một hiện tượng đa diện và phức tạp nhưng đầy lý thú, xét cả từ
phương diện hình thái - cấu trúc cũng như từ mặt ngữ nghĩa và ngữ dụng học.
Trong mấy thập kỉ vừa qua, từ láy tiếng Việt là một trong những vấn đề đang
thu hút sự chú ý và quan tâm của nhiều nhà ngơn ngữ học trong và ngồi nước.
Sở dĩ như thế là vì từ láy mang trong mình những đặc trưng có tính chất loại
hình của tiếng Việt, cũng như của ngôn ngữ đơn lập khác ở phương Đơng. Tuỳ
theo cách hiểu, cách nhìn nhận của các nhà nghiên cứu, các nhóm nghiên cứu
mà lớp từ này có nhiều tên gọi khác nhau như: từ phản điệp (Đỗ Hữu Châu 1962), từ lắp láy (Hồ Lê - 1976), từ lấp láy (Nguyễn Nguyên Trứ, 1970), từ láy
âm (Nguyễn Tài Cẩn, 1975; Nguyễn Văn Tu - 1976), từ láy (Hoàng Tuệ 1978; Đào Thản - 1970; Hoàng Văn Hành - 1979, 1985; Nguyễn Thiện Giáp 1985; Đỗ Hữu Châu - 1981, 1986; Diệp Quang Ban - 1989) v.v…
1.1.1. Một số cách hiểu về từ láy
“Từ láy” một hiện tượng ngôn ngữ phức tạp và đa dạng. Càng đi vào
nghiên cứu hiện tượng này chúng ta càng cảm thông hơn với những băn
khoăn của các nhà nghiên cứu. Lịch sử ngôn ngữ học đã chứng kiến nhiều
cách tiếp cận, nhiều cách nhìn khác nhau đối với hiện tượng này.
Một số nhà nghiên cứu đã bỏ nhiều công phu để thu thập tư liệu và
miêu tả hiện tượng láy một cách khách quan và tỉ mỉ tiêu biểu như: M.B.
Esmeneau - 1951, A.N.Barinova - 1964, Đào Thản - 1970, Nguyễn Phú
Phong - 1977, …
Các tác giả này đã có những đóng góp q báu trong sự trình bày các
sự kiện và từ đó rút ra một số quy tắc cụ thể của việc cấu tạo từ láy (như các


9
quy tắc chuyển đổi ngữ âm, quy tắc hài thanh, các mơ hình cấu tạo của từ láy

v.v…). Nhờ vậy ở những mức độ khác nhau, các tác giả đã phác hoạ cho
chúng ta một bức tranh chung về hiện tượng từ láy trong tiếng Việt cũng như
trong một số ngôn ngữ khác.
Một số tác giả khác lại xem xét hiện tượng từ láy trong cách nhìn từ
góc độ của lý luận ngôn ngữ học đại cương như: O. Jespersen - 1922, L.
Bloomfield - 1933, E. Sapir - 1934, E. Nida - 1946, B.Pontier - 1967,…
Dưới đây, chúng tôi điểm lại một cách tổng quát những quan điểm
chính của các tác giả đi trước về từ láy.
1.1.1.1. Láy là phụ tố
Tiêu biểu cho quan điểm này là L. Bloomfield, ông đã bàn đến hiện
tượng láy nhiều lần. Trong cơng trình của mình “Ngơn ngữ” (1933), ở chương
“Hình thái học” L. Bloomfield xác định rằng “Những hình thái hạn chế mà
trong hiện tượng phái sinh thứ hai được thêm vào hình thái cơ sở thì gọi là
phụ tố”. Từ cách hiểu phụ tố như thế, ông cho rằng “Láy (reduplicalion) là
phụ tố, biểu hiện ở sự lặp lại một phần của hình thái cơ sở” (tr.218).
Sau L. Bloomfield có một số tác giả khác cũng theo quan điểm này, E.
Nidal (1946) thuộc trường phái ngôn ngữ học miêu tả Mỹ đã gộp láy và phụ
tố vào một phương thức cấu tạo từ tổng quát là phương thức phụ gia.
Trong Việt ngữ học thì người coi láy là phụ tố tiêu biểu là Lê Văn Lý
(1972), ông gọi từ láy là “từ ngữ kép phản phúc”. Trong cuốn “Sơ thảo ngữ
pháp Việt Nam”, Lê Văn Lý viết: "Láy là những từ ngữ đơn được lặp đi lặp
lại trong những yếu tố thành phần của chúng”[25;34]. Phải nói rằng những ý
kiến trên đây gây khơng ít tranh cãi trong giới ngơn ngữ học. Cho đến nay,
cuộc bàn cãi xung quanh vấn đề này vẫn còn tiếp tục.
1.1.1.2. Láy là ghép
Khi xem xét hiện tượng ghép, L. Bloomfield đã căn cứ vào mối quan
hệ giữa các thành tố mà phân biệt từ ghép cú pháp và từ ghép phi cú pháp. Từ


10

ghép cú pháp là từ mà các thành tố của nó nằm trong mối quan hệ ngữ pháp
giống như mối quan hệ giữa các từ trong một từ tổ tương ứng, Từ ghép phi cú
pháp là những hiện tương ứng ở trong ngữ pháp của ngơn ngữ. Từ cách nhìn
ấy L. Bloomfield cho rằng L. Bloomfield các từ ghép mà các thành tố khơng
hồn tồn rõ, cố nhiên cũng phải được xếp là phi cú pháp. Những từ láy nằm
ở vị trí trung gian giữa cực có tính chất cú pháp và cực có tính chất phi cú
pháp. Những từ ấy được L. Bloomfield gọi là từ ghép nửa cú pháp. Đặc điểm
của những từ này là quan hệ giữa các thành tố của chúng tương ứng với một
kết cấu cú pháp nào đó nhưng đồng thời lại vẫn có một sự sai lệch nhất định
so với quan hệ giữa các thành tố trong kết cấu cú pháp ấy.
Trong Việt ngữ học, các tác giả như Trương Văn Chình và Nguyễn
Hiền Lê cũng có cách nhìn tương tự. Trong cuốn “Khảo luận về ngữ pháp
Việt Nam”, các tác giả viết: “Chúng ta có nhiều từ hai âm, cũng có từ ba âm
và từ bốn âm. Tiếng đôi, tiếng ba, tiếng tư gọi là kép trong ngôn ngữ của
chúng ta, từ kép hai âm nhiều nhất, từ ghép ba, bốn ít hơn. Dù hai, ba, bốn âm
từ kép cũng chỉ diễn tả ý đơn giản như từ đơn” [4; 62]. Từ nhận thức như thế
các tác giả gộp láy với ghép vào một khái niệm chung, bao quát hơn gọi là “từ
kép”. Khái niệm “từ kép” này gần như tương đồng với khái niệm “từ ghép”
mà những nhà Việt ngữ học vốn quen dùng.
Nguyễn Tài Cẩn trong “Ngữ pháp tiếng Việt” đã cho rằng “Từ láy
âm là loại từ ghép trong đó theo con mắt nhìn của người Việt Nam hiện
nay, các thành tố trực tiếp được kết hợp lại với nhau chủ yếu là theo quan
hệ ngữ âm” [2;109].
Còn tác giả Nguyễn Văn Tu trong “Từ và vốn từ tiếng Việt hiện đại”,
quan niệm: “Trong tiếng Việt hiện đại có những từ gồm hai từ tố có quan hệ
ngữ âm thường được gọi bằng tên: từ lấp láy, từ trùng điệp, từ láy âm hoặc
từ láy… Thực ra trong số những từ kiểu này, có những từ thực sự là từ láy


11

âm và cũng có những từ láy âm ngẫu nhiên (đất đai, tuổi tác, hỏi han) vốn là
những từ thực. Nhưng hiện nay về mặt quan hệ ngữ âm, chúng ta cũng gọi
chung chúng là những từ láy âm” [36;68]. Tuy thừa nhận sự tồn tại của quan
hệ ngữ âm trong từ láy, nhưng Nguyễn Văn Tu vẫn cho rằng những từ láy
âm này là những từ ghép, vì “thực chất chúng được tạo ra bởi một từ tố với
bản thân nó” [36;68].
Như vậy quan điểm coi láy là ghép ở Trương Văn Chính và Nguyễn
Hiền Lê, Nguyễn Tài Cẩn cũng như nhiều tác giả khác, là triệt để hơn quan
điểm của L. Bloomfield. Nếu như L. Bloomfield L. Bloomfield chỉ xếp
những “từ trùng điệp” có biến đổi ít nhiều về âm trong tiếng Anh vào từ ghép
phi cú pháp thì các tác giả nói nhất loạt xếp vào hiện tượng ghép các kiểu từ
láy của tiếng Việt.
1.1.1.3. Láy là sự hồ phối ngữ âm có giá trị biểu trưng hố
Cách hiểu này có thể thấy ngay trong truyền thống ngữ văn học của
chúng ta cũng như trong ngôn ngữ học thế giới.
Trong truyền thống ngữ văn học của chúng ta, các tác giả Trần Trọng
Kim [18], Đinh Trọng Lạc [19] cho rằng: Láy là sự hoà phối ngữ âm, trong
hiện tượng láy có sự chi phối của “luật hài âm, hài thanh”, và từ láy phần lớn
là những từ “tượng thanh” và “tượng hình”.
B. Pottier bằng phương pháp so sánh loại hình và trên cứ liệu của nhiều
ngơn ngữ, ơng đã xác nhận có hiện tượng hài hồ ngữ âm. Hiện tượng này thể
hiện ở sự hài hoà nguyên âm và sự hài hoà phụ âm.
Theo quan niệm của B. Pottier thì hài hồ ngun âm là sự phân bố của
các nguyên âm ở hàng loạt chức năng ở trong một đơn vị xác định. Cịn hài
hồ phụ âm địi hỏi một hình vị (mỏphème) có phụ âm nào đó sẽ kéo theo một
phụ âm tương ứng khi cấu tạo từ vị (lexème).


12
Hiện tượng mà B. Potter nêu lên, nhìn từ góc độ nào đó, rất giống hiện

tượng láy. Nhưng vấn đề được đặt ra ở đây là sự hài hoà ấy có giá trị ngữ âm
khơng? Hay nói cách khác, âm và nghĩa ở đây có quan hệ gì với nhau khơng?
O. Jespersen trong nhiều cơng trình nghiên cứu của mình đã đi đến kết
luận: “Giá trị biểu trưng của âm có phạm vi ứng dụng rộng rãi từ sự mơ
phỏng trực tiếp các âm tự nhiên cho đến sự biến đổi về lượng của một số từ
mà những từ ấy vốn khơng có giá trị biểu trưng, nhưng vì được biến đổi do
những yêu cầu ngữ pháp, đã trở nên có giá trị biểu trưng”. (Ngơn ngữ; tr406).
Quả thực, phạm vi sử dụng của giá trị biểu trưng của âm thật rộng rãi. Giá trị
biểu trưng này không nhất thiết phải đi liên với hiện tượng hài âm, nhưng một
khi đã có hiện tượng hài âm thì dường như bao giờ cũng có giá trị tạo nghĩa
tức là có giá trị biểu trưng hố.
Vì vậy khi nói về giá trị biểu trưng của âm, các tác giả luôn sử dụng
dẫn liệu là từ láy. Cho nên, muốn hiểu được hiện tượng của từ láy thì khơng
thể khơng chú ý đến hiện tượng hài âm và giá trị biểu trưng hoá của nó.
Theo phương hướng này, trong bài viết: “Về những từ gọi là “từ láy”
trong tiếng Việt”, Hoàng Tuệ cho rằng: “Từ láy nên được xét về mặt cơ trình
cấu tạo của nó nữa, chứ khơng chỉ về mặt cấu trúc mà thơi” [37;22]. Ơng
nhấn mạnh: “Nên hiểu rằng láy là một phương thức cấu tạo, những từ mà
trong đó có sự tương quan âm nghĩa nhất định, tương quan ấy có tính chất tự
nhiên, trực tiếp nhưng tương quan ấy tinh tế hơn nhiều và có thể nói là được
cách điệu hố. Sự cách điệu ấy chính là sự biểu trưng hoá ngữ âm. Mối tương
quan này tạo ra sắc thái biểu cảm gợi ý, giá trị của từ láy” [37;22].
Như vậy thì “Láy khơng nên xem là có quan hệ ngữ âm giữa các âm
tiết một cách chung chung mà nên hiểu từ láy là khi có sự hoà phối ngữ âm
giữa những yếu tố tương ứng của các âm tiết: đó là một sự hồ phối ngữ âm
có tác dụng biểu trưng hố” [37;23].


13
Xét từ nhiều mặt, chúng ta có thể nhận định rằng quan điểm coi láy là

sự hoà phối ngữ âm có tác dụng biểu trưng hố là quan điểm có nhiểu ưu
điểm hơn quan điểm coi láy là phụ tố hoặc láy là ghép. Bởi vậy, cách nhìn
này chú ý đến cả hai mặt âm và nghĩa, đến mối quan hệ đặc biệt của hai mặt
ấy trong từ láy với tư cách một loại tín hiệu của ngơn ngữ.
Nếu như cách nhìn thứ nhất và cách nhìn thứ hai xem láy là phụ tố, là
ghép thì chỉ xét từ láy về mặt cấu tạo mà thơi. Cịn cách nhìn thứ ba này coi
láy là sự hồ phối ngữ âm có giá trị biểu trưng hoá đã xét từ láy về mặt cấu
tạo lẫn mặt ý nghĩa điều đó giải thích được rõ: láy để làm gì? Và vì sao từ
cùng một gốc, người ta lại tạo ra nhiều kiểu từ láy khác nhau…
Đồng thời cách nhìn này vừa xem xét nó trong sự hành chức với tư
cách một loại tín hiệu đặc thù của ngơn ngữ. Do đó cách nhìn này khác về bản
chất so với cách nhìn coi láy là ghép, hay phụ tố chủ yếu khái quát hoá khoa
học thiên về mặt hình thức, mặt cấu trúc ở trạng thái tĩnh, thì cách nhìn coi láy
là sự hồ phối ngữ âm lại đi tới một sự khái quát hoá, quán xuyến cả về mặt
cấu trúc và chức năng của hiện tượng trong trạng thái động.
Cách nhìn láy là sự hồ phối ngữ âm có giá trị biểu trưng hố với
những ưu điểm như đã phân tích ở trên, rất dễ chấp nhận. Chính vì vậy mà
luận văn này của chúng tơi cơ bản dựa vào quan điểm đó, lấy quan điểm đó
làm cơ sở khoa học cho quá trình quan sát từ láy trong những tác phẩm Thơ
Mới cụ thể trong tập Thi nhân Việt Nam.
1.1.2. Phân loại từ láy tiếng Việt theo cấu tạo
Trong tiếng Việt, từ láy là những từ song tiết được tạo ra bằng phương
thức láy. Láy là cách sắp đặt các tiếng (âm tiết) thành đơi kế cận nhau và sao
cho có sự hoà phối ngữ âm, sự hoà phối ngữ âm này tạo nên nghĩa của từ láy,
có giá trị biểu trưng hoá. Về mặt cấu tạo, chúng ta phân loại từ láy trong tiếng
Việt theo các tiêu chí sau:


14
1.1.2.1. Dựa theo số lượng tiếng có nghĩa

Có thể chia từ láy làm hai kiểu: từ láy khơng có tiếng gốc và từ láy có
một tiếng gốc (tiếng có nghĩa) trong từ.
a) Từ láy khơng có tiếng gốc. Ví dụ: bâng khuâng, lủng củng, thin thít,
đủng đỉnh, chấp chới, lửng thửng, chập chờn, chới với, mênh mơng, lanh
chanh, nhí nhảnh,...Nghĩa của các từ láy này hình thành nhờ sự phối hợp ngữ
âm giữa các tiếng. Đây là kiểu tiêu biểu cho phương thức láy.
Các từ láy kiểu này thường lập thành các nhóm gồm một số từ có sự tái
hiện của một yếu tố ngữ âm nhất định. Ví dụ loại từ láy có chung khn tY,
mY như: tủn mủn, tắt mắt, táy máy, tỉ mỉ, tò mò, tẩn mẩn,... ngồi nghĩa riêng
của từ thì các từ kiểu này có nét nghĩa chung là biểu thị hành động (thái độ)
chú ý đến cái nhỏ nhặt. Hoặc các từ láy có chung khn hình cấu tạo [ X-“âp”
+ X-Y] như: xập xùi, thấp thỏm, chấp chới, tấp tểnh, tập tễnh, khập khiễng,
sập sè,... có nét nghĩa chung là biểu thị những hành động trạng thái xẩy ra
theo chu kỳ. Các từ láy kiểu khơng có tiếng gốc là kiểu tiêu biểu cho phương
thức cấu tạo từ láy bằng việc phối hợp ngữ âm giữa các tiếng, nhờ đó tạo cho
từ láy có nghĩa hình tượng rất rõ về ngữ âm.
b) Từ láy có tiếng gốc gồm có hai kiểu: tiếng gốc đặt trước (ví dụ: làm
lụng, nhớ nhung, lẻ loi, vẽ vời, héo hon, nước nôi, lạnh lùng, nhỏ nhoi, nhanh
nhẹn, hẹp hịi...) và tiếng gốc đặt sau: (Ví dụ: nhấp nhơ, tù mù, thập thị, tưng
bừng,...) Tiếng gốc là cái gốc nghĩa của từ láy thuộc kiểu này và bản thân
tiếng gốc này dùng làm từ đơn tiết. Vị trí, trật tự của các tiếng gốc trong kiểu
từ láy này là cố định, vì thay đổi trật tự sẽ phá vỡ sự hồ phối ngữ âm vốn có
giữa các tiếng, làm mất nghĩa của các từ. Mặc dù nghĩa của từ láy xuất phát từ
nghĩa gốc, nhưng các từ láy có chung tiếng gốc lại khác nhau về nghĩa sắc
thái. Ví dụ: nho nhỏ (nhỏ ưa nhìn), nhỏ nhắn (nhỏ và dễ nhìn, dễ ưa), nhỏ nhẹ
(gắn với lời ăn tiếng nói), nhỏ nhen (tính ích kỷ, hẹp hịi), nhỏ nhoi (nhỏ và có


15
vẻ yếu ớt),...hay từ xanh xanh (có nghĩa giảm, màu sắc nhạt hơn màu “xanh”),

xanh xao (gợi đến tình trạng sức khỏe kém),...
1.1.2.2. Dựa theo phương thức láy
Có thể chia từ láy ra làm hai bậc: từ láy bậc một và từ láy bậc hai.a) Từ
láy bậc một (từ láy đơn) chính là từ láy đơi. Đó là những từ mà khi cấu tạo,
tiếng gốc được nhân đôi một bước sao cho giữa tiếng láy và tiếng gốc có được
sự hoà phối ngữ âm thể hiện quy tắc điệp và đối.
Ví dụ: đỏ -> đỏ đắn; tím -> tim tím; đẹp -> đẹp đẽ; khư -> khư
khư; chậm -> chầm chậm; khít -> khin khít; chúm -> chúm chím...
b) Từ láy bậc hai (từ láy kép)
Từ láy bậc hai bao gồm từ láy ba, từ láy tư. Các từ này đều là kết quả
của hai bước nhân đôi tiếng gốc theo quy tắc điệp đối. Nhưng cách nhân đôi
và những biểu hiện của quy tắc điệp và đối ở từ láy ba và từ láy tư có những
đặc điểm riêng.
- Từ láy ba là kết quả của hai bước nhân đơi tiếng gốc theo quy tắc
điệp và đối, ví dụ:
* Xốp -> xốp xộp (theo quy tắc điệp phụ âm đầu)
* Xốp xộp -> xốp xồm xộp (theo quy tắc điệp phụ âm đầu, đối khuôn
vần, nhờ chuyển đổi phụ âm cuối và thanh).
Nếu căn cứ vào vị trí của tiếng gốc và hướng nhân đơi, thì từ láy ba có
thể chia ra thành bốn kiểu sau:
Kiểu 1: mõm -> mõm mòm -> mõm mòm mom
Kiểu 2: xốp -> xốp xộp -> xốp xồm xộp
Kiểu 3: mơ -> lơ mơ -> lơ tơ mơ
Kiểu 4: dưng -> dửng dưng -> dửng dừng dưng
- Từ láy tư là kết quả của phép nhân đôi từ láy đôi dưới sự chi phối của
quy tắc điệp và đối.




×