Tải bản đầy đủ (.doc) (138 trang)

Nông thôn và người nông dân trong tiểu thuyết nguyễn kiên luận văn thạc sĩ ngữ văn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (577.19 KB, 138 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
---------------

BÙI THỊ THANH

NÔNG THÔN VÀ NGƯỜI NÔNG DÂN
TRONG TIỂU THUYẾT NGUYỄN KIÊN

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN

NGHỆ AN – 2012


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
---------------

BÙI THỊ THANH

NÔNG THÔN VÀ NGƯỜI NÔNG DÂN
TRONG TIỂU THUYẾT NGUYỄN KIÊN

CHUYÊN NGÀNH: LÍ LUẬN VĂN HỌC
MÃ SỐ: 60.22.32

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN
Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS. ĐINH TRÍ DŨNG

NGHỆ AN – 2012




MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU

1

1. Lý do chọn đề tài .....................................................................................

1

2. Lịch sử vấn đề .........................................................................................

1

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................

3

4. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu...............................................................

4

5. Phương pháp nghiên cứu..........................................................................

4

6. Đóng góp của luận văn.............................................................................


4

7. Cấu trúc luận văn.....................................................................................

4

Chương 1. NHÌN CHUNG VỀ SỰ NGHIỆP SÁNG TÁC TIỂU
THUYẾT CỦA NGUYỄN KIÊN ...............................................................

6

1.1. Giới thuyết chung về tiểu thuyết........................................................

6

1.1.1. Khái niệm tiểu thuyết.........................................................................

6

1.1.2. Đặc trưng và ưu thế của tiểu thuyết...................................................

7

1.2. Vài nét về đề tài nông thôn và người nông dân trong tiểu thuyết
Việt Nam hiện đại.......................................................................................

11

1.2.1. Nông thôn trong tiểu thuyết trước 1945.............................................


11

1.2.2. Nông thôn trong tiểu thuyết từ 1945 đến 1975..................................

2

1.2.3. Nông thôn trong tiểu thuyết từ 1975 đến nay....................................

0

1.3. Vài nét về sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Kiên...............................

27

1.4. Đề tài nông thôn và người nông dân trong tiểu thuyết Nguyễn

34

Kiên..............................................................................................................
Chương 2. HÌNH TƯỢNG CON NGƯỜI VÀ CUỘC SỐNG NÔNG
THÔN TRONG TIỂU THUYẾT NGUYỄN KIÊN....................................
2.1. Hình tượng con người.........................................................................

3
8


2.1.1. Những thanh niên giàu nhiệt huyết....................................................

45


2.1.2. Những người cán bộ lãnh đạo ở nông thôn .......................................

45

2.1.3. Những người phụ nữ bất hạnh...........................................................

45

2.2. Hình tượng cuộc sống.........................................................................

51

2.2.1. Xã hội nông thôn trong phong trào hợp tác hóa................................

62

2.2.2. Tâm lí tiểu nông của người nông dân ...............................................

67

2.2.3. Cuộc sống bấp bênh, đói nghèo.........................................................

67

2.3. Hình tượng thiên nhiên......................................................................

7

2.3.1. Thiên nhiên làng quê đẹp nhưng gợi buồn........................................


0

2.3.2. Thiên nhiên gắn bó hài hòa với tâm trạng, cảm xúc nhân vật...........

75

Chương 3. NGHỆ THUẬT THỂ HIỆN CON NGƯỜI VÀ CUỘC SỐNG

8

NÔNG THÔN TRONG TIỂU THUYẾT NGUYỄN KIÊN............................

1

3.1. Nghệ thuật xây dựng nhân vật...........................................................

8

3.1.1. Xây dựng nhân vật bằng cách lặp lại nhiều lần một chi tiết.............. 1
3.1.2. Xây dựng nhân vật bằng việc chú trọng khắc họa nội tâm................

8

3.1.3. Xây dựng nhân vật thông qua cách đặt tên........................................ 3
3.2. Nghệ thuật sử dựng ngôn ngữ ...... ....................................................
3.2.1. Sử dụng các thành ngữ dân gian .......................................................
3.2.2. Sử dụng thủ pháp so sánh .................................................................

8

6

3.2.3. Sử dụng phương ngữ Bắc bộ ............................................................

8

3.3. Nghệ thuật thể hiện không gian, thời gian........................................ 6
3.2.1. Nghệ thuật thể hiện không gian.........................................................

8

3.2.2. Nghệ thuật thể hiện thời gian............................................................. 6
KẾT LUẬN..................................................................................................

93

TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................

97
10
0
10


0
10
4
109
113
114

12
0
125
12
8


1
MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài
1.1. Nông thôn và người nông dân là một trong những mảng đề tài lớn
và có vị trí vững chắc trong nền văn học Việt Nam. Đã có rất nhiều nhà văn,
nhà thơ lớn viết và thành công trên đề tài này, trước hết phải kể đến Nguyễn
Khuyến, Nam Cao, Nguyễn Bính, Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Huy Thiệp,
Nguyễn Kiên, Đào Vũ, Vũ Thị Thường,... Nói riêng về lĩnh vực tiểu thuyết,
văn học Việt Nam đã có số lượng lớn tác phẩm viết về đề tài nông thôn và
người nông dân được đánh giá cao vì có những phát hiện, lí giải sâu sắc về
hiện thực cuộc sống cũng như con người nơi đây.
1.2. Nguyễn Kiên là nhà văn viết và có thành công nhất định về tiểu
thuyết. Những cuốn tiểu thuyết của ông đầy ắp hơi thở cuộc sống, là sách
hay trong thời của nó, có chỗ đứng trong lòng bạn đọc. Là người "cày sâu
cuốc bẫm" trong mảng đề tài nông thôn và người nông dân, Nguyễn Kiên
đã xác lập được vị trí của mình trong nền văn học Việt Nam hiện đại. Tìm
hiểu tiểu thuyết Nguyễn Kiên viết về đề tài nông thôn và người nông dân
giúp chúng ta có điều kiện nhìn lại để hiểu hơn về sự nghiệp văn học của
ông, cũng như đánh giá lại những đóng góp của tác giả - một người tâm
huyết với đề tài này - cho nền tiểu thuyết Việt Nam hiện đại.
1.3. Luận văn “Đề tài nông thôn và người nông dân trong tiểu thuyết
Nguyễn Kiên” sẽ giúp ích rất nhiều cho việc nghiên cứu văn học cũng như

việc giảng dạy tiểu thuyết nói chung và mảng sáng tác về đề tài nông thôn,
người nông dân nói riêng trong chương trình Ngữ văn ở trường phổ thông.
2. Lịch sử vấn đề
Nguyễn Kiên vào làng văn cách nay gần 60 năm, là tác giả của hơn
mười tập truyện ngắn, truyện vừa, tiểu thuyết, trong đó tác phẩm Chim


2
khách kêu đã được giải thưởng Hội nhà văn năm 2001. Năm 2002, cũng với
Chim khách kêu, nhà văn Nguyễn Kiên đã vinh dự nhận được giải thưởng
văn học Đông Nam Á. Chừng đó thôi đủ để khẳng định tài năng và vị trí
của nhà văn trong nền văn học Việt Nam hiện đại. Tuy nhiên, cho đến nay
chưa có công trình lớn nào tập trung nghiên cứu về những sáng tác của
Nguyễn Kiên. Bàn về những sáng tác của ông còn ít và mới chỉ dừng lại ở
những nhận xét, khái quát mang tính chung chung.
Trong cuốn Văn học Việt Nam hiện đại (1945 – 1975), khi đánh giá về
những thành tựu của văn xuôi 1954 – 1964, tác giả Mã Giang Lân viết:
“Thành tựu nổi bật của văn xuôi viết về nông thôn thể hiện trong những
sáng tác về thời kì xây dựng hợp tác hóa nông nghiệp. Những tác phẩm tiêu
biểu: Xung đột (Nguyễn Khải), Cái hom gió (Vũ Thị Thường), Cái lô cốt
(Châu Diên), Cái sân gạch, Vụ lúa chiêm (Đào Vũ), Hãy đi xa hơn nữa,
Người trở về (Nguyễn Khải), Đồng tháng năm (Nguyễn Kiên), Con trâu
bạc (Chu Văn)... Không chỉ bám sát hiện thực xây dựng chủ nghĩa xã hội,
phản ánh cuộc đấu tranh giữa hai con đường đang diễn ra quyết liệt, đa
dạng ở nông thôn mà còn giải quyết được nhiều vấn đề có ý nghĩa xã hội
rộng lớn trong quá trình đưa nông thôn từ sản xuất nhỏ lên sản xuất lớn,
chuyển người nông dân từ vị trí làm chủ cá thể sang cương vị làm chủ tập
thể” [33; 26]. Đánh giá này của tác giả Mã Giang Lân cho thấy: Nguyễn
Kiên là một trong những nhà văn viết và thành công ở đề tài nông nông
thôn và người nông dân, đặc biệt là ở thể loại truyện ngắn.

Cũng là những đánh giá về tài năng trên lĩnh vực truyện ngắn của
Nguyễn Kiên, trên trang , đăng tải nhận xét về nhà văn như
sau: “... Nguyễn Kiên như một bậc thầy truyện ngắn. Nhiều truyện ngắn của
ông đạt đến kinh điển do bố cục vững chãi, miêu tả tâm lí tự nhiên và tinh
tế. Đáng kể nhất trong văn Nguyễn Kiên là, do giữ các trong trách trên văn
đàn, ông không thể không viết về chiến tranh, về hiện thực cuộc sống (công


3
trường, hợp tác xã) nhưng ông biết nhanh chóng lách qua cái nền thoáng và
trong, đưa ngòi bút lách sâu vào số phận éo le của các nhân vật khiến bây
giờ đọc lại, những con người ấy vẫn đọng lại còn thời thế thì đã nhiều
chồng lấn nhạt nhòa”. Ở lĩnh vực truyện ngắn, Nguyễn Kiên không phải là
người đầu tiên viết về đề tài nông thôn và người nông dân, trước ông đã có
nhiều người viết và thành công. Là người đi sau nhưng nhà văn đã biết
chọn cho mình một lối đi riêng, một cách khai thác riêng nên sáng tác của
ông đã có chỗ đứng nhất định trong lòng độc giả một thời.
Nhà văn Vũ Tú Nam – một người bạn thân thiết của nhà văn Nguyễn
Kiên đã nhận xét về ông như sau: “Anh như người thợ thủ công, làm việc
cặn kẽ, cẩn thận, tỉ mỉ, chu đáo. Chúng ta thấy trong sáng tác của Nguyễn
Kiên ngôn ngữ Bắc bộ tinh tế, sinh động” [47; 2].
Không chỉ ở truyện ngắn, viết về đề tài nông thôn và người nông dân
của Nguyễn Kiên còn thành công ở thể loại tiểu thuyết. Tuy nhiên, đáng
tiếc là cho đến nay chưa có công trình nào nghiên cứu về mảng đề tài này
trong tiểu thuyết của ông.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của Luận văn là vấn đề nông thôn và người
nông dân trong tiểu thuyết Nguyễn Kiên
3.2. Phạm vi tư liệu khảo sát

Nguyễn Kiên chủ yếu sáng tác trên hai thể loại truyện ngắn và tiểu
thuyết. Trong phạm vi luận văn này chúng tôi chỉ tập trung nghiên cứu về
tiểu thuyết, cụ thể là ba tác phẩm sau: Vùng quê yên tĩnh, Nhìn dưới mặt
trời và Một cảnh đời. Các tác phẩm này được in trong sách Vùng quê yên
tĩnh, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội, 2008.


4
4. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
- Tìm hiểu những vấn đề về nông thôn và người nông dân đặt ra trong
tiểu thuyết Nguyễn Kiên.
- Tìm hiểu nghệ thuật thể hiện vấn đề nông thôn và người nông dân trong
tiểu thuyết Nguyễn Kiên.
- Bước đầu xác định vai trò, vị trí của tiểu thuyết Nguyễn Kiên trong dòng
chảy tiểu thuyết Việt Nam hiện đại, trước hết là mảng tiểu thuyết viết về
nông thôn.
5. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp phân tích, tổng hợp.
- Phương pháp so sánh, đối chiếu.
- Phương pháp khảo sát, thống kê.
6. Đóng góp của luận văn
Luận văn phân tích và làm rõ những khám phá riêng về con người,
cuộc sống ở nông thôn và những nét đặc sắc trong nghệ thuật thể hiện con
người, cuộc sống ở nơi đây trên thể loại tiểu thuyết của nhà văn Nguyễn
Kiên.
Luận văn có thể được dùng làm tài liệu tham khảo cho học sinh, sinh
viên, học viên ngành Ngữ văn và những ai quan tâm đến sáng tác của
Nguyễn Kiên nói chung và tiểu thuyết viết về đề tài nông thôn và người
nông dân nói riêng.
7. Cấu trúc luận văn

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, nội dung chính
của luận văn chia làm ba chương:
Chương 1: Nhìn chung về sự nghiệp sáng tác tiểu thuyết của Nguyễn
Kiên
Chương 2: Hình tượng con người và cuộc sống nông thôn trong tiểu
thuyết Nguyễn Kiên


5
Chương 3: Nghệ thuật thể hiện con người và cuộc sống nông thôn
trong tiểu thuyết Nguyễn Kiên


6
Chương 1
NHÌN CHUNG VỀ SỰ NGHIỆP SÁNG TÁC TIỂU THUYẾT
CỦA NGUYỄN KIÊN
1.1. Giới thuyết chung về tiểu thuyết
1.1.1. Khái niệm tiểu thuyết
Tiểu thuyết là thể loại đứng ở vị trí then chốt trong đời sống văn học
toàn nhân loại. Ngay từ thế kỉ XIX, nó đã được xem là “hình thái chủ yếu
của nghệ thuật ngôn từ”. Là thể loại có cấu trúc tự sự lớn, tiểu thuyết có
khả năng riêng trong việc phản ánh hiện thực. Trong lịch sử văn học nhân
loại, tiểu thuyết đạt được nhiều thành tựu rực rỡ nhất. Ở châu Âu, mặc dù
xuất hiện vào thời kì xã hội cổ đại tan rã và văn học cổ đại suy tàn nhưng
mãi đến thế kỉ XIX mới đạt đỉnh cao. Ở châu Á, tiểu thuyết xuất hiện sớm
nhất là ở Trung Quốc (khoảng thế kỉ III - IV). Thời kì phát triển nhất của
tiểu thuyết nước này là thời Minh - Thanh. Nhưng hình thức hiện đại của
tiểu thuyết Trung Quốc phải đợi đến những năm 20 của thế kỉ XX mới thực
sự xuất hiện. Ở Việt Nam, tiểu thuyết xuất hiện muộn. Mãi tới đầu thế kỉ

XIX, với sự xuất hiện của Hoàng Lê nhất thống chí của Ngô gia văn phái,
nước ta mới có tác phẩm có qui mô tiểu thuyết. Phải sang đầu thế kỉ XX,
nhất là với dòng văn học lãng mạn và hiện thực phê phán (1932 - 1945), ở
Việt Nam mới có tiểu thuyết hiện đại.
Xung quanh khái niệm tiểu thuyết có nhiều vấn đề phức tạp, không dễ
thống nhất. Đi tìm một định nghĩa đầy đủ về tiểu thuyết có thể ứng cho mọi
trường hợp trong thực tế văn học là điều khó có thể làm được. Các nhà lí
luận vì thế, tùy theo góc nhìn và hoàn cảnh phát biểu, khi thì nhấn mạnh
đặc điểm này, khi thì nhấn mạnh đặc điểm kia mà đưa ra quan điểm khác
nhau về tiểu thuyết.


7
Ở nước ngoài, Heghen gọi tiểu thuyết là “sử thi tư sản hiện đại” và
nhấn mạnh tính chất “văn xuôi” của tiểu thuyết. Nhà lí luận Dân chủ cách
mạng Nga, Biêlinxky cho tiểu thuyết là “Sự tái hiện thực tại với sự thực
trần trụi của nó”, là “xây dựng một bức tranh toàn vẹn, sinh động và thống
nhất”.
Ở Việt Nam, khái niệm tiểu thuyết cũng được bàn đến nhiều. Phạm
Quỳnh, Thanh Lãng, Nguyễn Văn Trung, Nguyễn Công Hoan đều có những
bài viết bàn về tiểu thuyết. Nhưng có lẽ người sớm nhất bàn về tiểu thuyết
là Phạm Quỳnh. Trong bài “Bàn về tiểu thuyết” đăng trên Nam Phong
(1921), Phạm Quỳnh viết: “Tiểu thuyết là một loại truyện viết bằng văn
xuôi đặt ra để tả tình tự người ta, phong tục xã hội hay là những sự tích lạ
đủ làm cho người đọc có hứng thú” [50; 12].
Cho đến nay, nhiều người tán đồng với định nghĩa về tiểu thuyết trong
sách Từ điển thuật ngữ văn học (của nhóm Lê Bá Hán, Trần Đình Sử,
Nguyễn Khắc Phi đồng chủ biên): “Tiểu thuyết là tác phẩm tự sự cỡ lớn có
khả năng phản ánh hiện thực đời sống ở mọi giới hạn không gian và thời
gian. Tiểu thuyết có thể phản ánh số phận của nhiều cuộc đời, những bức

tranh phong tục, đạo đức xã hội, miêu tả các điều kiện sinh hoạt giai cấp,
tái hiện nhiều tính cách đa dạng” [20; 328].
Như vậy, các ý kiến xung quanh cách hiểu về tiểu thuyết đã góp phần
giúp chúng ta có cái nhìn khá đầy đủ về nó. Trong phạm vi luận văn này,
chúng tôi sử dụng khái niệm trong sách Từ điển thuật ngữ văn học (của
nhóm Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi đồng chủ biên) làm cơ
sở nghiên cứu khoa học.
1.1.2. Đặc trưng và ưu thế của tiểu thuyết
1.1.2.1. Tiểu thuyết nhìn cuộc sống dưới góc độ đời tư
Nhìn cuộc sống dưới góc độ đời tư là một trong những đặc trưng quan
trọng hàng đầu của tiểu thuyết. Nếu sử thi thường quan tâm đến những vấn


8
đề của cộng đồng thì tiểu thuyết cơ bản quan tâm đến những vấn đề bình
thường, những con người, cá nhân có hoàn cảnh và số phận riêng. Vì quan
tâm đến cộng đồng nên sử thi thường nhìn nhận con người như những anh
hùng, những cá nhân tiêu biểu của cộng đồng. Ngược lại, tiểu thuyết phản
ánh con người trong đời thường với muôn mặt của nó: có tốt có xấu, có cao
cả có thấp hèn... Vì vậy mà Bakhtin cho rằng: “Nhân vật tiểu thuyết không
nên là “anh hùng” trong cái nghĩa sử thi và bi kịch của từ đó, mà nên
thống nhất trong bản thân các nét vừa chính diện vừa phản diện, vừa tầm
thường, vừa cao cả, vừa buồn cười, vừa nghiêm túc”.
Tuy nhiên, tùy theo từng thời kì nhất định mà cái nhìn đời tư có thể kết
hợp với các chủ đề thế sự hoặc lịch sử dân tộc. Khi yếu tố đời tư càng phát
triển thì chất tiểu thuyết càng tăng và ngược lại, khi yếu tố lịch sử dân tộc
càng phát triển thì chất sử thi càng đậm nét. Ở nước ta, giai đoạn 1945 1975 do gắn liền với hai cuộc kháng chiến hào hùng của dân tộc nên tiểu
thuyết mang đậm chất sử thi. Nhưng ở giai đoạn 1932 - 1945, đặc biệt là từ
sau 1975, do cuộc sống đã chuyển sang một thời kì mới nên chất thế sự
trong tiểu thuyết lại nổi lên đậm đặc. Nhà văn thiên về miêu tả các yếu tố

đời tư, đời thường của nhân vật, đặt nhân vật trong nhiều mối quan hệ phức
tạp của cuộc sống hàng ngày. Đến đây, tiểu thuyết thực sự được trở về với
mảnh đất quen thuộc của nó.
1.1.2.2. Chất văn xuôi
Chất văn xuôi là đặc trưng tiêu biểu cho nội dung của thể loại, nó làm
cho tiểu thuyết có sự khác biệt so với các thể loại khác. Đặc điểm này đòi
hỏi nhà văn phải tái hiện cuộc sống không lãng mạn hóa, không thi vị hóa
mà phải miêu tả cuộc sống khách quan với đầy đủ tính chất phức tạp và đa
dạng, “toàn vẹn và sinh động” của nó. Tính chất văn xuôi tạo nên một
trường lực mạnh mẽ để tiểu thuyết hấp thụ vào mình mọi yếu tố ngổn
ngang, bề bộn của cuộc đời, bao hàm cái cao cả lẫn cái tầm thường, cái


9
nghiêm túc lẫn cái buồn cười, cái bi lẫn cái hài. Nói cách khác đó là chất
văn xuôi của cuộc đời. Bằng cách ấy, tiểu thuyết đủ khả năng phơi bày đến
tận cùng sự phức tạp muôn màu của hiện thực đời sống.
1.1.2.3. Nhân vật tiểu thuyết thường là con người nếm trải
Con người nếm trải là khái niệm được đưa ra nhằm chỉ những nhân vật
phải chịu rất nhiều những trải nghiệm trong cuộc đời với bao nhiêu thăng
trầm, biến đổi, những đau khổ dằn vặt, suy nghĩ. Bởi lẽ, nhân vật trong tiểu
thuyết luôn chịu tác động của hoàn cảnh. Trong sử thi nhân vật tương đối
đơn giản, phù hợp với quan niệm phổ biến về kiểu loại nhân vật đó. M.
Bakhtin nhận xét, con người trong tiểu thuyết khác với sử thi là thường
không đồng nhất với chính nó. Một người có địa vị cao trong xã hội nhưng
lại xử sự rất xấu và ngược lại. Nghĩa là nhân cách con người tiểu thuyết
phức tạp hơn nhiều so với những lược đồ đơn giản về vị thế, giới tính, giai
cấp,…của chính họ. Vì vậy mặt tâm lí của nhân vật luôn là trung tâm nhấn
mạnh của tiểu thuyết. Điều này sử thi cổ đại và truyện trung đại chưa chú ý
nhiều. Có thể nói, không một loại hình nghệ thuật nào bỏ qua được khía

cạnh tâm lí nhưng phương pháp phân tích tâm lí vẫn là đặc trưng của tiểu
thuyết. Có người nói, tiểu thuyết khai phá cuộc sống bên trong con người,
là cuộc thăm dò cuộc sống con người là vì thế.
1.1.2.4. Thành phần chính yếu của tiểu thuyết không phải chỉ là cốt
truyện và tính cách nhân vật như ở truyện vừa và truyện ngắn trung cổ
Ở truyện vừa và truyện ngắn trung cổ trong các yếu tố cốt truyện, sự
kiện, nhân vật,... thì cốt truyện đóng vai trò quan trọng nhất, cốt truyện lấn
át nhân vật. Đến tiểu thuyết hiện đại vai trò của cốt truyện giảm bớt, thậm
chí nhiều tiểu thuyết cốt truyện không quan trọng (như Sống mòn của Nam
Cao), vai trò của nhân vật, của sự kiện tăng lên. Do đặc điểm này mà ở tiểu
thuyết xuất hiện càng nhiều yếu tố ngoài cốt truyện như: những suy tư của
nhân vật về thế giới, sự miêu tả môi trường, đồ vật, sự phân tích cặn kẽ diễn


10
biến tình cảm, những bình luận của người trần thuật... Người ta gọi đó là
những thành phần xen, phần “thừa” của cốt truyện. Trong tiểu thuyết
Banzac, chúng ta thấy được sự miêu tả trang phục, bàn ghế, giường tủ, cốc
chén,…một cách tỉ mỉ. Đọc tiểu thuyết V. Hugo, chúng ta còn biết được
cống ngầm Paris cấu tạo như thế nào và nhà thờ Đức Bà được khắc họa đến
từng chi tiết ra sao… Trong Sống mòn của Nam Cao, có đủ các chi tiết có
vẻ thừa: cảnh ngôi trường, cảnh căn buồng nhà ông Học, cảnh nhà Hải
Nam..., những suy nghĩ của Thứ về nghề nghiệp, về con người, về tương
lai, về Oanh, San, thằng Mô... Chính những chi tiết này làm cho tác phẩm
có một không khí, linh hồn, một sinh mệnh sống thực sự… Những chi tiết
kiểu này trong các loại tự sự cỡ vừa và nhỏ ít có.
1.1.2.5. Tiểu thuyết xóa bỏ khoảng cách giữa người trần thuật và nội
dung trần thuật
Theo Bakhtin, trong sử thi, giữa người trần thuật và nội dung trần
thuật luôn tồn tại một khoảng cách. Khoảng cách này quy định sự tôn kính,

lí tưởng hóa của tác giả với đối tượng miêu tả. Tiểu thuyết xóa bỏ khoảng
cách này để miêu tả hiện thực như cái đang xảy ra so với thời của người
trần thuật. Là người cùng thời, nên cho phép người trần thuật tiếp xúc, nhìn
nhận các nhân vật gần gũi như những người bình thường, có thể hiểu được
họ bằng kinh nghiệm của mình. Chính khoảng cách gần gũi này làm cho
tiểu thuyết trở thành một thể loại dân chủ, nó cho phép người trần thuật có
thể có thái độ thân mật, thậm chí suồng sã đối với nhân vật, do đó có thể
nhìn nhân vật từ nhiều chiều, sử dụng nhiều giọng nói. Tiểu thuyết hấp thu
mọi loại giọng điệu khác nhau của đời sống, cho nên có khả năng tạo nên
những đối thoại giữa các giọng khác nhau mà ta gọi là đa thanh, đa giọng.
1.1.2.6. Tiểu thuyết là thể loại có khả năng tổng hợp nhiều nhất những
đặc trưng nghệ thuật của các loại hình nghệ thuật khác


11
Tiểu thuyết là một thể loại mang bản chất tổng hợp. Từ trong tiềm
năng thể loại, tiểu thuyết có khả năng tổng hợp những phong cách nghệ
thuật của các thể loại văn học khác như thơ, kịch, kí,... và khả năng tổng
hợp những thủ pháp nghệ thuật của các loại hình lân cận như điện ảnh, hội
họa, điêu khắc, âm nhạc,... Vì vậy, nó tiếp thu những cái tốt đẹp của các thể
loại đã có, sáng tạo thêm những cái mới. Có thể bắt gặp trong tiểu thuyết
những rung động tinh tế, cảm xúc dâng trào của thơ ca, những xung đột xã
hội gay gắt của hình thái kịch, những mảng hiện thực nóng hổi chất sống
trực tiếp của kí, những sắc màu của hội họa, những điệp khúc, âm thanh của
âm nhạc, sự hỗ trợ, thay thế kí hiệu ngôn ngữ bằng những khuôn hình của
điện ảnh, những bức chân dung hài hòa, cân xứng của điêu khắc,... Tiểu
thuyết thế kỷ XIX và XX đã cung cấp nhiều mẫu mực về sự tổng hợp đó.
Chẳng hạn, tiểu thuyết sử thi - tâm lí của L.Tonxtoi, tiểu thuyết - kịch của
Marcel Proust, tiểu thuyết thế sự - trữ tình của M. Gorki, tiểu thuyết sử thi trữ tình của Hemingue,… Những hiện tượng tổng hợp đó cho thấy thể loại
tiểu thuyết là thể loại luôn vận động không đứng yên.

1.2. Vài nét về đề tài nông thôn và người nông dân trong tiểu
thuyết Việt Nam hiện đại
1.2.1. Nông thôn trong tiểu thuyết trước 1945
Xã hội Việt Nam trước 1945 có sự biến đổi to lớn, từ chế độ thuần
nhất phong kiến đã chuyển sang chế độ thực dân nửa phong kiến. Nghĩa là
có sự thay đổi trong cơ cấu xã hội, cơ cấu kinh tế và cơ cấu giai cấp, nhưng
riêng ở nông thôn Việt Nam thì nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, quan hệ
sản xuất phong kiến gắn liền với sự tồn tại của giai cấp địa chủ và nông dân
về cơ bản vẫn là như trước. Điều đáng nói là sự áp bức giai cấp ở đây (cụ
thể giữa địa chủ và nông dân), ngày một gay gắt hơn, căng thẳng hơn. Bức
tranh này chúng ta có thể nhận thấy rõ qua nhiều tác phẩm kí sự, truyện
ngắn, đặc biệt là những cuốn tiểu thuyết nổi tiếng của nhiều tác giả. Riêng


12
tiểu thuyết viết về nông thôn phải đến những năm 20 của thế kỉ XX mới
xuất hiện. Nhà văn Hoàng Minh Tường cho rằng: “Nếu chỉ bàn riêng về
văn học Việt Nam từ khi có chữ quốc ngữ thì đoản thiên tiểu thuyết thành
tựu đầu tiên có lẽ không ngoài “Sống chết mặc bay” của Phạm Duy Tốn
viết về cảnh khốn cùng ở nông thôn, ở những năm đầu thế kỉ XX” [60; 62].
Sau Phạm Duy Tốn ta có thể kể đến Hồ Biểu Chánh. Ông là nhà văn có
nhiều thành công ở đề tài nông thôn. Hồ Biểu Chánh không chỉ viết về quê
hương mình, không gian hiện thực trong tiểu thuyết của ông là cả vùng đất
Nam bộ. Viết về nông thôn Nam bộ, Hồ Biểu Chánh đã tập trung xây dựng
hình ảnh người nông dân, thể hiện đậm nét quan điểm nghệ thuật của một
nhà văn trong buổi giao thời của lịch sử văn học Việt Nam. Là một nhà văn
luôn quan tâm đến quần chúng lao động, Hồ Biểu Chánh không chỉ thể hiện
sự thông cảm, sẵn sàng chia sẻ trước những số phận bất hạnh mà còn trân
trọng những đức tính tốt đẹp của họ. Với những con người đáng yêu và
đáng trân trọng như thế, ông mong muốn họ sẽ được sống cuộc sống hạnh

phúc. Vì vậy, kết thúc tác phẩm bao giờ cũng có hậu. Tất cả những người
nông dân đại diện cho chính nghĩa đều được đền bù xứng đáng. Có thể thấy,
ước mơ ấy sẽ không thành hiện thực hoàn toàn nhưng một chút lãng mạn
tích cực đó lại có tác dụng xoa dịu nỗi đau của bao người đang còn phải
gánh lấy bao sự ngang trái của cuộc đời. Nếu không có sự thông cảm, yêu
thương đối với người nông dân nghèo khổ, chắc hẳn tác giả sẽ không có
được tình cảm trên. Tuy nhiên, qua tiểu thuyết của mình, Hồ Biểu Chánh
còn thể hiện cái nhìn còn lệch lạc, có phần xem nhẹ vai trò của người nông
dân trong xã hội. Từ đó, ông chưa xác định đúng mức vị trí của họ trong
cuộc đấu tranh xóa bỏ bất công, chống áp bức. Cuộc đấu tranh mặc dù còn
diễn ra tự phát, nhưng cũng có sức lan rộng ở Nam bộ vào những năm đầu
thế kỉ XX.


13
Đó là hai tác giả mở đầu cho nền tiểu thuyết Việt Nam hiện đại. Phải
đến những năm 30 của thế kỉ XX, tiểu thuyết Việt Nam hiện đại mới đạt
đến đỉnh cao. Vì vậy, khi tìm hiểu về tiểu thuyết nói chung và tiểu thuyết
viết về nông thôn và người nông dân nói riêng, chúng ta có thể bắt đầu từ
1932 để nghiên cứu.
Từ 1932 - 1945, các nhà văn đã có ý thức cao của một người cầm bút.
Mỗi nhà văn đã dần xác lập được quan điểm nghệ thuật và khuynh hướng
thẩm mĩ của riêng mình. Sự khác nhau này dẫn đến sự phân hóa thành
nhiều xu hướng trong nội bộ nền văn học. Văn học 1932-1945 phân ra làm
3 dòng chính: Văn học lãng mạn, Văn học hiện thực phê phán và Văn học
cách mạng. Riêng tiểu thuyết viết về đề tài nông thôn chủ yếu được xuất
hiện trong các sáng tác của văn học lãng mạn và văn học hiện thực phê
phán.
1.2.1.1. Nông thôn trong tiểu thuyết Tự lực văn đoàn
Tiêu biểu cho dòng văn học lãng mạn là nhóm Tự lực văn đoàn. Trước

thời kì Mặt trận dân chủ, các nhà văn Tự lực văn đoàn ít viết về nông thôn,
nếu có thì họ cũng như các nhà văn lãng mạn khác, coi thường hoặc khinh
khi, giễu cợt người dân quê. Đến thời kì Mặt trận dân chủ, thực tế xã hội và
tâm lí độc giả đã có ít nhiều thay đổi, Tự lực văn đoàn đã chuyển hướng
trang viết của mình về với nông thôn và người nông dân. Trên tuần báo
Ngày nay - cơ quan ngôn luận của nhóm - họ thêm mục "Bùn lầy nước
đọng" chuyên viết về dân quê. Khi viết về nông thôn và người nông dân,
các nhà văn Tự lực văn đoàn đã nhìn thấy được cuộc sống tối tăm, cực khổ
của nông dân. Họ thấy nông dân bị bóc lột, bị hà hiếp, đói rách, thất học...
bởi phải chịu hai tầng áp bức. Họ mong muốn đem những người sống trong
“bùn lầy nước đọng” này đến với cuộc sống vui tươi, hạnh phúc. Đặt trong
hoàn cảnh xã hội Việt Nam lúc bấy giờ, tư tưởng đó của Tự lực văn đoàn là
tiến bộ. Thái độ chân thành cảm thông với cuộc sống cơ cực của người dân


14
quê, mong muốn cải thiện cuộc sống nông thôn là điều đáng được trân
trọng nhưng Tự lực văn đoàn lại tin rằng những người địa chủ, trí thức sẽ là
những người dẫn dắt, nâng đỡ người nông dân thoát khỏi đời sống cơ cực.
Lấy chủ đề về nông thôn, về suy nghĩ của người thanh niên muốn gắn bó
với quê hương, phục vụ quê hương. Tác phẩm Hai vẻ đẹp của Nhất Linh
vẫn là câu chuyện về cái tôi, cái tôi đi tìm hạnh phúc trong con đường phục
vụ người nông dân. Nhân vật chính là Doãn, một chàng thanh niên vốn con
nhà nghèo, nhưng làm em nuôi bà Thượng nên được sang Pháp du học, thi
đỗ cử nhân Luật. Doãn không thích làm quan, suốt ngày mải mê vẽ những
bức tranh về nông thôn, vì Doãn muốn gần gũi với nỗi khổ của dân quê.
Tuy nhiên Doãn sống xa quê hương từ thuở bé, nên chàng không cảm nhận
được cái sục sôi, hăng say lao động của cuộc sống đời thực. Cần phải được
tiếp nhận cái sức nóng hổi của cuộc sống thực, cần được rèn luyện trong
thực tế đấu tranh mới có thể đi tới một chí hướng sâu sắc được. Sau những

suy nghĩ lao lung, Doãn mới có một lời tự hứa, chưa rõ Doãn sẽ làm gì. Tác
phẩm chấm hết, để lại cho người đọc một nỗi băn khoăn là bởi cái hướng
còn mơ hồ quá, chính tác giả cũng chẳng rõ Doãn sẽ làm gì !.
Tương tự, Duy trong Con đường sáng, Bảo, Hạc trong Gia đình cũng
giải quyết vấn đề một cách mơ hồ, không dứt khoát. Con đường sáng của
Hoàng Ðạo viết năm 1938. Hoàng Ðạo quan niệm: thanh niên trụy lạc thì
đau khổ. Họ phải sống có lí tưởng. Họ phải thoát con đường tối, con đường
trụy lạc, đi tìm "Con đường sáng". Con đường sáng ấy là ở cuộc sống phục
vụ dân quê. Nó gập ghềnh khúc khuỷu. Phải kiên trì đi tới mới thành công
và có hạnh phúc. Duy là một thanh niên có học, con nhà giàu và đã lao vào
con đường trụy lạc. Nhưng Duy sớm nhận ra được sự trống rỗng trong cuộc
đời. Có lúc Duy muốn quyên sinh. Duy lo sợ những ngày sắp tới Duy mơ
ước một cuộc đời giản dị, trong sạch. Duy tha thiết sống và tình yêu của
Thơ khiến cho Duy càng tha thiết với sự sống hơn. Gần Thơ, gần cuộc sống


15
nơi thôn dã, dần dần Duy đã tìm thấy hạnh phúc ở nơi đây. Quan tâm đến
đời sống của nông dân, Duy buồn rầu nhận thấy những nỗi khổ cực của họ.
Duy đi tìm lí tưởng, lí tưởng đó là :"làm dịu nỗi đau khổ của nông dân, đưa
những người sống tấm thảm kịch kia đến một đời êm đẹp". Thế là Thơ và
Duy bắt tay vào công việc. Nhưng công việc to lớn, khó khăn quá: "xung
quanh thành kiến mạnh mẽ và kiên cố quá, sự ngu độn dày đặc quá. Duy có
cái cảm tưởng rằng mình chỉ là một con ruồi mắc trong một cái mạng nhện,
vùng vẫy mãi không sao thoát ra được. Chàng cảm thấy cái yếu đuối, cái
hèn mọn của con người trước trái núi sừng sững ấy...". Chính bởi cái xu
hướng "bình dân" của tác phẩm không phải là xu hướng cách mạng, cho
nên: "sau một giây mộng tưởng ngắn ngủi. Duy càng thấy vô vị chua cay
của thực tế; ở đây chỉ có chàng với cái yếu đuối cái hèn mòn ...".
Gia đình của Khải Hưng viết 1936. Khải Hưng đã đối lập cuộc sống

được miêu tả như là sự thanh thản, đầy hạnh phúc của cặp vợ chồng Hạc,
Bảo "làm ruộng", với cuộc sống nhỏ nhen, kình địch về địa vị xã hội của
những anh chị em trong một đại gia đình phong kiến. Hạc đang học "Ðốc
tờ", bỏ về ấp cùng với Bảo thực hiện những công cuộc cải cách ở ấp mình
để nâng cao đời sống vật chất và tinh thần dân quê. Họ tuy vẫn thu tô
nhưng sau khi đã nạp đủ thuế còn lại bao nhiêu đem dốc cả vào công việc
cải thiện đời sống cho tá điền như phát thuốc, đắp đường, xây trường học,
sân vận động và dựng cả một khu nhà nghỉ mát. Như tất cả những nhân vật
thơ mộng khác của Khái Hưng, Bảo và Hạc đã thành công một cách dễ
dàng. Bảo và Hạc sống thỏa mãn, thanh thản trong công cuộc từ thiện ấy:
"Hạnh phúc của họ tức là hạnh phúc của ta... còn gì sung sướng bằng trông
thấy ở trước mắt những người dân quê mặt mũi sạch sẽ, nô đùa trò truyện
thảnh thơi...".


16
Như vậy, khi tin rằng những người địa chủ, trí thức sẽ là những người
dẫn dắt, nâng đỡ người nông dân thoát khỏi đời sống cơ cực là một suy
nghĩ hoàn toàn mang tính chất cải lương, nửa vời, ảo tưởng, bế tắc trong
việc giải quyết các vấn đề xã hội. Bởi vấn đề nông dân trong xã hội thuộc
địa nửa phong kiến những năm 1932 - 1945 gắn liền với vấn đề dân tộc.
Dân tộc có độc lập thì dân cày mới có ruộng. Đó là một quá trình đấu tranh
lâu dài chứ không thể giải quyết nóng vội ngày một ngày hai như trong các
tiểu thuyết của Tự lực văn đoàn được. Vì trên thực tế không thể dựa vào
lòng từ tâm, nhân ái của một hoặc một vài cá nhân là có thể thay đổi được
đời sống của người nông dân lúc bấy giờ.
Không chỉ ảo tưởng, bế tắc trong con đường giải phóng người nông
dân ra khỏi “bùn đen” mà các nhà văn Tự lực văn đoàn còn có hạn chế nữa
đó là có lúc lại tỏ ra khinh bỉ miệt thị người nông dân. Doãn trong Hai vẻ
đẹp cho rằng: "xã hội dân quê bao giờ cũng nghèo xơ, nghèo xác như bây

giờ. Hai mươi năm trước đây cũng vậy. Hai mươi năm sau nữa cũng thế
này thôi. Không có chút hy vọng gì về một sự đổi thay và kịch liệt như một
trận gió mạnh nổi lên thổi sạch hết bụi cát, rơm rác". Đối với Dũng trong
Ðoạn tuyệt thì cho nông dân quen sống với cảnh khổ: "không hề khao khát
một cuộc đời sáng sủa hơn, mong ước một ngày mai tươi đẹp hơn ngày
hôm nay".
Như vậy, bên cạnh những mặt đã đạt được thì tiểu thuyết viết về nông
thôn của nhóm Tự lực văn đoàn còn có không ít những mặt hạn chế. Do
đứng trên lập trường của giai cấp tư sản nên khi đi vào khai thác đề tài này,
các nhà văn đã có cái nhìn phiến diện, lệch lạc nghiêm trọng. Trong hoàn
cảnh lúc bấy giờ, dưới sự ảnh hưởng của văn học vô sản thế giới và sự phát
triển mạnh mẽ của cách mạng trong nước đã dẫn tới sự ra đời của một trào
lưu văn học tiến bộ hơn.


17
1.2.1.2. Nông thôn trong tiểu thuyết hiện thực phê phán
Đóng góp lớn nhất của tiểu thuyết viết về đề tài nông thôn là các sáng
tác của các nhà văn hiện thực phê phán. Văn học hiện thực phê phán 19321945 phát triển rất mạnh mẽ bởi nó có điều kiện từ trong đời sống chính trị
- xã hội. Thấm thía cảnh người nông dân nghèo khổ, bị chà đạp lên nhân
phẩm, các nhà văn hiện thực phê phán nhận thấy cái cách chống đối lại xã
hội của văn học lãng mạn là không thích hợp mà cần có một thứ văn
chương sắc lạnh hơn, hiệu quả hơn trong việc thúc đẩy đấu tranh của quần
chúng lao động chống lại bọn bóc lột. Mặc dù cũng thuộc ý thức hệ tư sản
nhưng các nhà văn thuộc dòng văn học hiện thực phê phán có nhiều điểm
tiến bộ. Họ đã thoát ra khỏi quan điểm “nghệ thuật vị nghệ thuật” của văn
học lãng mạn và đã đưa ra quan điểm “nghệ thuật vị nhân sinh”. Để làm
được nhiệm vụ phản ánh hiện thực phong phú của thời đại và tham gia vào
cuộc đấu tranh chung, văn học hiện thực phê phán đã sử dụng một số thể
loại có khả năng phản ánh cuộc sống sâu sắc và rộng lớn, trong đó tiểu

thuyết là thể loại được ưu tiên và tiêu biểu nhất cho thời kì này. Tiêu biểu
nhất vì nó chiếm số lượng lớn, đồng thời dung lượng phản ánh cuộc sống
cũng lớn hơn rất nhiều so với các thể loại khác. 1930 - 1945 là thời kì xã
hội Việt Nam phân hóa mạnh mẽ, có những mâu thuẫn gay gắt nhất và khu
vực thực sự được quan tâm và để lại dấu ấn nhất trong văn học chính là
nông thôn. Nhiều nhà văn hiện thực đã thành công trên thể loại tiểu thuyết
khi viết về nông thôn và người nông dân. Tiêu biểu là Ngô Tất Tố với Tắt
đèn, Nguyễn Công Hoan với Bước đường cùng, Vũ Trọng Phụng với Vỡ đê
và Giông tố... Đi sâu vào đề tài nông thôn và người nông dân các nhà văn
đã bóc trần được bộ mặt của xã hội thực dân nửa phong kiến. Họ đã thấy
được mâu thuẫn được đặt lên hàng đầu trong xã hội nông thôn lúc bấy giờ
là mâu thuẫn giữa nông dân và địa chủ, thấy được cuộc sống ảm đạm, ngột


18
ngạt, đầy tủi nhục của người nông dân, họ không chỉ bị tước mất cơm áo
mà còn bị tước mất nhân phẩm. Cuộc sống của người nông dân không
những bị bủa vây bởi nhiều hủ tục nhiêu khê, hà khắc mà họ còn phải gánh
chịu sự bóc lột, chèn ép của bọn nhà giàu tham lam vô độ, của bọn cường
hào sâu mọt hống hách, của bọn quan lại coi việc đục khoét là hành động
khôn ngoan.
Trước Cách Mạng tháng Tám, thuế má là tai họa khủng khiếp nhất đối
với người nông dân. Xoáy sâu vào thuế thân - một thứ thuế vô nhân đạo
trong chính sách thuế khóa dã man của chế độ thuộc địa, qua tác phẩm Tắt
đèn, Ngô Tất Tố đã phơi bày đến tận cùng bản chất bóc lột xấu xa, bẩn thỉu
của chế độ thực dân nửa phong kiến Việt Nam: bọn địa chủ độc ác, keo kiệt
(vợ chồng Nghị Quế); bọn cường hào gian tham, thô lỗ; bọn quan lại dâm
ô, bỉ ổi (quan phủ Tư Ân); bọn lính tráng, tay sai đầu trâu mặt ngựa tàn ác.
Tất cả hùa nhau lại cấu kết với thực dân, thi nhau hà hiếp, bóp đầu, bóp cổ,
đẩy người nông dân khốn khổ đến bước đường cùng (chị Dậu).

Trong Bước đường cùng (Nguyễn Công Hoan), tác giả đã vạch trần
bản chất xấu xa, đầy tội lỗi của bộ mặt cai trị nông thôn và dựng lên nhân
vật Nghị Lại - một nhân vật điển hình khá toàn diện về giai cấp địa chủ thối
nát, phản động với tính cách xảo quyệt, thủ đoạn đầy mưu mô. Tác giả tập
trung vạch trần tham vọng cướp ruộng đất của bọn địa chủ, chủ yếu bằng
thủ đoạn cho vay cắt cổ. Chính đây là nguyên nhân đã đẩy gia đình anh Pha
vào cảnh nhà nát cửa tan, tới cảnh bước đường cùng.
Ở tác phẩm Vỡ đê, dưới ngòi bút của Vũ Trọng Phụng, nạn nhân của
chế độ thực dân nửa phong kiến không chỉ là một vài người lẻ tẻ mà cả
hàng loạt người bị bần cùng hóa. Họ phải bỏ làng đi kiếm ăn với những
manh chiếu rách, những khăn nải sau lưng. Người đọc không khỏi bị ám
ảnh trước cảnh “người gánh hai cái thúng, trong thúng có một vài đứa bé,


19
trong mỗi đứa bé có vài ngày đói khát” hay cảnh những đưa bé trần truồng
chửi nhau vì một quả sung xanh, vài ngọn rau. Đó là những cảnh xảy ra
hàng ngày ở nông thôn nhưng chưa bao giờ được phản ánh đầy đủ, trung
thành như trong Vỡ đê.
Có thể nói đời sống nông thôn và số phận của người nông dân trong
văn học hiện thực phê phán đã được nhìn nhận một cách khác, tiến bộ hơn
so với cách nhìn của văn học lãng mạn, nó đi sâu vào bản chất của đời sống
hiện thực. Các nhà văn hiện thực phê phán đã phản ánh được mâu thuẫn
đang diễn ra gay gắt trong xã hội, lật tẩy bộ mặt thống trị, chỉ cho người
nông dân thấy rõ kẻ thù của mình và gieo vào lòng người một tinh thần
phản kháng mạnh mẽ, đồng thời phát huy được vẻ đẹp của người nông dân,
yêu thương họ như những người cùng cảnh ngộ. Đó là điều mà các nhà văn
lãng mạn chưa làm được.
Bên cạnh những đóng góp to lớn trên thì ở mảng đề tài nông thôn và
người nông dân, dòng văn học hiện thực phê phán còn có những hạn chế.

Các nhà văn mới chỉ dừng lại ở sự đồng cảm trước cảnh ngộ của người
nông dân; phê phán, tố cáo các thế lực đã đẩy họ vào con đường cùng chứ
chưa tìm ra cách đem lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho người dân, chưa
tìm được con đường đấu tranh đúng đắn để rồi nhân vật của học rơi vào bế
tắc, hoặc tìm đến cái chết, hoặc cam chịu cuộc sống nô lệ. Nông thôn trong
con mắt các nhà văn hiện thực lúc bấy giờ chỉ là bức tranh xám xịt, đen tối.
Người nông dân chỉ là nạn nhân đau khổ, bất lực chứ chưa phải là lực
lượng có khả năng giải phóng mình, nếu có thì cũng rất mờ nhạt. Vấn đề
nông thôn đến đây hầu như bế tắc và bi quan. Sự bế tắc và bi quan đó của
dòng văn học này một phần do các tác giả chưa ý thức sâu sắc vấn đề giai
cấp và đấu tranh giai cấp trong xã hội.
Như vậy, văn học trước Cách mạng tháng Tám nói chung và tiểu
thuyết trước cách mạng nói riêng xét ở mặt nào đó còn phiến diện. Điều này


20
có thể do văn học chưa có ánh sáng của Đảng dẫn đường. Mặc dù Đảng
cộng sản Việt Nam ra đời năm 1930, nhưng trong khoảng thời gian này,
Đảng chủ yếu hoạt động bí mật. Cho đến cách mạng tháng Tám thành công,
Đảng ra hoạt động công khai thì văn học mới có những hướng đi rõ ràng.
1.2.2. Nông thôn trong tiểu thuyết từ 1945 đến 1975
1.2.2.1. Thời kỳ 1945 - 1954
Cách mạng tháng Tám là một sự kiện vĩ đại trong lịch sử dân tộc Việt
Nam. Với thắng lợi này, nước ta từ một nước thuộc địa đã trở thành một
nước độc lập dưới chế độ dân chủ cộng hoà, đưa nhân dân ta từ thân phận
nô lệ trở thành người dân độc lập, tự do, làm chủ nước nhà. Và một điều
mà chúng ta dễ nhận thấy là bộ mặt của nông thôn Việt Nam đã có những
thay đổi to lớn. Thành công của cuộc Cách mạng đã đem đến cho người
nông dân cuộc sống mới, sinh mệnh mới. Giờ đây ruộng đất đã được trao
tận tay với quyền làm chủ và họ bắt đầu quá trình xây dựng và kiến thiết

cuộc sống mới. Nhưng trong quá trình xây dựng nông thôn mới vẫn còn
những vấn đề xã hội, những mặt tiêu cực cản trở bước phát triển. Trong sự
nghiệp chung của cách mạng, văn học đã có những đóng góp to lớn. Thời
đại mới yêu cầu văn học phải đổi mới. Để kịp thời phản ánh những vấn đề
mới mà cuộc sống đặt ra, những thế hệ nhà văn Việt Nam đã kịp thời “nhận
đường”, tự nguyện sống hòa mình với công nông binh và sáng tác theo định
hướng văn nghệ của Đảng.
Lịch sử giai đoạn này đã đặt người nông dân vào trong hoàn cảnh
mới là vừa thực hiện công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa phải tiếp tục
tham gia vào cuộc kháng chiến chống lại thực dân Pháp, giải phóng đất
nước. Chính vì vậy, trong những năm này, văn xuôi viết về nông thôn hầu
như không tách riêng ra thành một mảng rõ rệt với văn xuôi nói chung. Đề
tài nông thôn cũng nằm trong đề tài kháng chiến, hoà quyện trong một cái
tên chung là văn xuôi kháng chiến. Tiêu biểu là các tác phẩm Thư nhà của


×