Tải bản đầy đủ (.doc) (105 trang)

Phong vị cổ điển trong thơ mới lãng mạn 1932 1945 luận văn thạc sĩ ngữ văn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (417.34 KB, 105 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

PHẠM THỊ THU HIỀN

PHONG VỊ CỔ ĐIỂN
TRONG THƠ MỚI LÃNG MẠN 1932 - 1945

CHUYÊN NGÀNH: VĂN HỌC VIỆT NAM
MÃ SỐ: 60.22.34

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN

Người hướng dẫn khoa học:

TS. LÊ THANH NGA

NGHỆ AN - 2012


MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU...........................................................................................................4
1. Lý do chọn đề tài...........................................................................................4
2. Lịch sử vấn đề...............................................................................................4
3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi khảo sát...................................................7
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu................................................................7
5. Phương pháp nghiên cứu...............................................................................8
6. Đóng góp của luận văn..................................................................................8
7. Cấu trúc của luận văn....................................................................................8
Chương 1 PHONG VỊ CỔ ĐIỂN TRONG THƠ MỚI NHÌN TỪ PHƯƠNG


DIỆN NỘI DUNG.............................................................................................9
1.1. Những tiền đề xã hội - thẩm mỹ tạo nên phong vị cổ điển trong nội dung
của Thơ mới.......................................................................................................9
1.1.1. Sự mất mát những giá trị một thời..........................................................9
1.1.2. Tình thế của con người hiện đại............................................................11
1.2. Phong vị cổ điển trong Thơ mới lãng mạn 1932 - 1945 nhìn từ phương
diện cảm hứng.................................................................................................13
1.2.1. Phong vị cổ điển thể hiện qua cảm hứng yêu nước...............................13
1.2.2. Phong vị cổ điển thể hiện qua cảm hứng nhân đạo...............................20
1.2.3. Sự hoài niệm như một yếu tố “di truyền” từ văn chương cổ - trung đại
.........................................................................................................................26
1.3. Phong vị cổ điển thể hiện trong những tâm sự mang tính chất cá nhân - cá
thể....................................................................................................................31
1.3.1. Quan niệm mang tính cổ điển về bổn phận với cộng đồng...................31
1.3.2. Quan niệm mang tính cổ điển về bản lĩnh con người trong thế giới.....36
1.3.3. Quan niệm mang tính cổ điển về tình yêu, tình bạn, hạnh phúc lứa đôi
.........................................................................................................................41
Chương 2 PHONG VỊ CỔ ĐIỂN TRONG THƠ MỚI LÃNG MẠN 1932 1945 THỂ HIỆN TRÊN PHƯƠNG DIỆN HÌNH THỨC...............................48
2.1. Sự vận dụng những thể loại cổ điển.........................................................48
2.1.1. Sự vận dụng nguyện vẹn thể loại..........................................................48
2.1.2. Phong vị cổ điển trong các thể loại “phi truyền thống”........................53
2.2. Phong vị cổ điển thể hiện trên bình diện bút pháp...................................57
2.2.1. Ước lệ - tượng trưng..............................................................................57
2.2.2. Sử dụng điển tích, điển cố.....................................................................60
2.3. Phong vị cổ điển thể hiện trong việc lựa chọn và sử dụng thi liệu...........63
2.3.1. Sự miêu tả thời gian...............................................................................63
2.3.2. Sự miêu tả không gian...........................................................................69


3

2.3.3. Miêu tả hình ảnh, chi tiết.......................................................................73
Chương 3 MỘT SỐ NHÀ THƠ MANG ĐẬM PHONG VỊ CỔ ĐIỂN
TRONG THƠ MỚI LÃNG MẠN 1932 - 1945..............................................77
3.1. Quách Tấn................................................................................................77
3.2. Phạm Huy Thông......................................................................................85
3.3. Trường hợp ngoại lệ: Xuân Diệu - nhà thơ “mới nhất trong phong trào
Thơ mới”.........................................................................................................90
KẾT LUẬN.....................................................................................................96
TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................100


4
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Thơ mới lãng mạn thời kỳ 1932 - 1945 đã đạt được những thành tựu
nổi bật, mang vóc dáng của “một thời đại trong thi ca” (Hoài Thanh) và về cơ
bản đã hoàn tất quá trình hiện đại hóa thơ Việt Nam. Nghiên cứu Thơ mới là
góp phần khẳng định những thành tựu của nó cho thơ Việt Nam hiện đại.
1.2. Có lẽ bắt đầu từ cuộc chiến mới cũ hồi thơ mới xuất hiện, với
những đánh giá của Hoài Thanh trong “một thời đại trong thi ca”, cho đến
nay, có vẻ như bạn đọc vẫn chủ yếu thiên về cái mới trong Thơ mới mà ít
người chú ý đến một đặc điểm khá thú vị mang tính tất yếu của Thơ mới là
những giá trị truyền thống. Nghiên cứu phong vị cổ điển của Thơ mới, theo
chúng tôi, không chỉ là làm rõ một nét phong cách quan trọng của trào lưu
này, mà còn bổ sung những nhận thức lý luận về “sự di truyền thể loại” của
thơ ca nói riêng và văn học nói chung.
1.3. Hiện nay, Thơ mới được đưa vào giảng dạy ở các bậc học khá
nhiều. Sự có mặt một số lượng tác giả lớn và tác phẩm tiêu biểu như vậy càng
chứng tỏ người ta đã có cái nhìn đúng đắn về giá trị phong trào thơ ca này.
Việc tìm hiểu phong vị cổ điển trong Thơ mới sẽ góp phần vào việc nhìn

nhận, đánh giá những giá trị của Thơ mới ngày càng đầy đủ hơn, góp phần
giúp cho việc giảng dạy học tập mảng thơ này ngày càng hiệu quả hơn.
2. Lịch sử vấn đề
2.1. Trong lịch sử thơ ca dân tộc, phong trào Thơ mới 1932 - 1945 là
một hiện tượng văn học đặc biệt. Dưới những tác động của các điều kiện lịch
sử - xã hội đặc biệt, thơ mới trở thành hiện tượng văn học có số phận phức
tạp, với hành trình khá gập ghềnh. Ngay từ khi mới ra đời, Thơ mới đã được
đón chào, biểu dương nồng nhiệt, nhưng một thời gian không lâu sau đó, Thơ
mới rơi vào tình trạng “đóng băng” trong sự im lặng của người đọc và giới


5
nghiên cứu. Tuy nhiên, sau những năm 1986, Thơ mới đã trở lại trong đời
sống xã hội, trong lòng bạn đọc, trong tư duy của các nhà khoa học. Việc tìm
hiểu Thơ mới diễn ra một cách khẩn trương, sôi nổi, và thật không ngoa khi
nói rằng đã có một đội ngũ chuyên gia về thơ mới ra đời trong khoảng vài
thập niên ngắn ngủi cuối thế kỉ trước. Trong gần 80 năm, có khá nhiều công
trình nghiên cứu về Thơ mới. Tuy nhiên, mỗi công trình nghiên cứu có một
cách tiếp cận, khám phá riêng, ở các giai đoạn khác nhau. Chúng tôi xin điểm
một số công trình tiêu biêu nghiên cứu về Thơ mới:
Trước năm 1945: đây là thời kỳ đầu, việc nghiên cứu về Thơ mới chưa
nhiều. Có thể kể tới Việt Nam văn học sử yếu của Dương Quảng Hàm, Thi
Nhân Việt Nam của Hoài Thanh và Hoài Chân… Đặc biệt, những bài giới
thiệu về mỗi nhà thơ là phần đặc sắc nhất. Nó thực sự là những áng văn nghệ
thuật gây hứng thú cho độc giả và người nghiên cứu. Các công trình nghiên
cứu này chủ yếu tập trung làm nổi rõ thời đại cái “tôi” trong Thơ mới.
Giai đoạn từ 1945 - 1985: vẫn tiếp tục xuất hiện một số nghiên cứu về
Thơ mới. đó là các công trình của Phan Cự Đệ (Văn học lãng mạn Việt Nam
1930 - 1945), Bùi Văn Nguyên, Hà Minh Đức (Thơ ca Việt Nam hình thức và
thể loại), Huỳnh Lý, Nguyễn Đăng Mạnh, Nguyễn Hoành Khung, Nguyễn

Trác, Hoàng Dung (Lịch sử Văn học Việt Nam giai đoạn 1930 - 1945). Ở
Miền Nam có Thanh Lãng (Phê bình Văn học thế hệ 32), Phạm Thế Ngũ
(Việt Nam Văn học sử giản ước tân biên - Tập 3)…
Từ 1986 đến nay: cùng với những giá trị tinh thần của quá khứ, Thơ
mới được nhìn nhận lại một cách đầy đủ hơn, đúng đắn hơn, thể hiện trong
các công trình nghiên cứu: Thơ mới và sự đổi mới thi pháp Thơ trữ tình Việt
Nam (Trần Đình Sử), Thơ mới những bước thăng trầm (Lê Đình Kỵ), Một
thời đại trong thi ca (Hà Minh Đức), Con mắt Thơ (Đỗ Lai Thúy), Thơ mới,
bình minh thơ Việt Nam (Nguyễn Quốc Túy), Nhìn lại một cuộc cách mạng
trong thi ca (Huy Cận - Hà Minh Đức), Giảng văn văn học lãng mạn 1930


6
-1945 (Văn Tâm)… trên tạp chí Văn học có khá nhiều bài viết về Thơ mới:
“Hoài Thanh và Thi nhân Việt Nam” (Phong Lê), “Kế thừa truyền thống dân
tộc trong đổi mới thơ ca qua kinh nghiệm lịch sử của phong trào Thơ mới”
(Nguyễn Đăng Mạnh), “Loại hình câu Thơ mới” (Lê Tiến Dũng), “Thiên
nhiên như một biểu hiện của cái tôi trữ tình trong Thơ mới” (Phan Huy
Dũng), “Bàn thêm về vai trò và tác dụng của Thơ mới nhân đọc phong trào
Thơ mới của Phan Cự Đệ” (Nguyễn Đức Đàn), “Nói thêm về điểm khởi đầu
phong trào Thơ mới 1932 - 1945” (Lại Nguyên Ân), “Trở lại ý kiến về phong
trào Thơ mới” (Nguyễn Quốc Túy)…; và chắc chắn phải tính thêm vào đây
những luận án, chuyên luận của các chuyên gia khác về Thơ mới như Phan
Huy Dũng, Chu Văn Sơn, Nguyễn Đăng Điệp, Lê Thị Hồ Quang… Thời gian
này, việc nghiên cứu Thơ mới toàn diện hơn, sâu sắc hơn. Và do vậy, tầm vóc
Thơ mới hiện ra đầy đủ hơn. Tuy nhiên, vẫn chưa có một công trình nào thực
sự quy mô bàn về phong vị cổ điển trong Thơ mới.
2.2. Phong trào Thơ mới là cuộc cách tân, cách mạng thi ca. Tuy nhiên
để đi đến thành công đó, Thơ mới đã biết kế thừa truyền thống một cách tích
cực. Bởi truyền thống là những giá trị quý báu của cha ông gây dựng nên, là

nền tảng, cơ sở vững chắc cho cái mới phát triển. Nó có ý nghĩa quan trọng vô
cùng đặc biệt. Đã có nhiều công trình nghiên cứu về truyền thống, về chất cổ
điển trong Thơ mới. Nhưng các công trình đó mới chỉ tìm hiểu một nhà thơ và
nếu có trong phong trào Thơ mới còn chung chung chưa định danh rõ.
Trong cuốn Tuyển tập (tập 2) của Trần Đình Sử mới chỉ ra được sự tìm
về quá khứ, những giá trị đã mất là sự vô vọng, sự bất lực trước quy luật, thời
gian, là giây phút ngắn ngủi về cái đã mất trường tồn.
Hà Minh Đức Tuyển tập (tập 2), cái truyền thống ấy chỉ được phác qua
ở một khía cạnh tình yêu quê hương đất nước.
Luận văn Thạc sĩ của Lê Trung Kiệt có nhan đề Mùa cổ điển, tác phẩm
khép lại một thời thơ bảo vệ ngày 4 tháng 8 năm 1996 tại trường Đại học Sư


7
phạm Thành phố Hồ Chí Minh cũng cho thấy xu hướng nhìn lại quá khứ với
một thái độ khá tích cực, có nghĩa là ý thức tìm về truyền thống rất cao, cụ thể
là thơ Quách Tấn. Tuy nhiên, bản thân luận văn của Lê Trung Kiệt cũng mới
dừng lại ở mức độ của một tập thơ cụ thể của Quách Tấn mà chưa nhìn rộng
ra đến mức độ thể loại và cả quá trình thơ.
Cũng nói về phong vị cổ điển, trong bài viết trên diendankienthuc.net
bàn luận về Nét cổ điển và hiện đại trong bài thơ Tràng Giang của Huy Cận
đăng ngày 7/10/2011 cũng chỉ dừng lại tìm hiểu ở một bài thơ mà thôi.
Như vậy, nhìn một cách tổng quát, có thể nói rằng phong vị cổ điển truyền thống trong Thơ mới chưa thực sự được quan tâm, chú ý đúng mức.
Ngoài một số công trình nói trên đến nay chưa có một công trình nghiên cứu
khoa học nào đặt ra vấn đề tìm hiểu phong vị cổ điển trong Thơ mới lãng mạn
1932 - 1945. Xuất phát từ lý do đó, chúng tôi mạnh dạn chọn đề tài: “Phong
vị cổ điển trong Thơ mới lãng mạn 1932 - 1945” làm mục đích nghiên cứu.
3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi khảo sát
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Phong vị cổ điển trong thơ mới lãng mạn 1932 - 1945.

3.2. Phạm vi khảo sát
Để hoàn thành luận văn này, chúng tôi khảo sát nhiều nguồn tư liệu,
trong đó chủ yếu tập trung vào các bộ tuyển tập:
- Thi nhân Việt Nam - Hoài Chân, Hoài Thanh, Nxb Văn học, 2005.
- Thơ mới 1932 - 1945, tác giả và tác phẩm, Nxb Hội Nhà văn, 1998.
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Luận văn tập trung vào ba nhiệm vụ cơ bản
4.1. Nhận diện phong vị cổ điển trong Thơ mới lãng mạn 1932 - 1945
4.2. Phân tích phong vị cổ điển trong Thơ mới lãng mạn 1932 - 1945
thể hiện trên phương diện hình thức


8
4.3. Nhận diện một số nhà thơ mang đậm phong vị cổ điển trong Thơ
mới lãng mạn 1932 - 1945.
5. Phương pháp nghiên cứu
Trong luận văn này, chúng tôi vận dụng và kết hợp nhiều phương pháp
nghiên cứu khác nhau, bao gồm:
- Phương pháp phân tích, tổng hợp
- Phương pháp hệ thống - cấu trúc
- Phương pháp so sánh
- Phương pháp thống kê
- Phương pháp loại hình.
6. Đóng góp của luận văn
- Nhìn nhận, đánh giá những phong vị cổ điển trong Thơ mới một cách
tương đối hệ thống.
- Luận văn nếu được triển khai tốt, có thể làm tài liệu tham khảo cho
việc giảng dạy Thơ mới trong nhà trường phổ thông.
7. Cấu trúc của luận văn
Tương ứng với mục đích, nhiệm vụ đã đề ra, luận văn của chúng tôi

được cấu trúc thành 3 chương.
Chương 1. Phong vị cổ điển trong Thơ mới nhìn từ phương diện
nội dung
Chương 2. Phong vị cổ điển trong Thơ mới lãng mạn 1932 - 1945 thể
hiện trên phương diện hình thức
Chương 3. Một số nhà thơ mang đậm phong vị cổ điển trong Thơ mới
lãng mạn 1932 - 1945.


9
Chương 1
PHONG VỊ CỔ ĐIỂN TRONG THƠ MỚI
NHÌN TỪ PHƯƠNG DIỆN NỘI DUNG
1.1. Những tiền đề xã hội - thẩm mỹ tạo nên phong vị cổ điển trong
nội dung của Thơ mới
1.1.1. Sự mất mát những giá trị một thời
Từ khi thực dân Pháp đem quân sang xâm lược nước ta và thiết lập chế
độ thực dân, lịch sử Việt Nam đứng trước một bước ngoặt vĩ đại. Chế độ
phong kiến mục ruỗng giờ đây tan rã theo một xu thế không cưỡng được.
Công cuộc bình định của thực dân rồi cũng dần hoàn tất sau khi chúng đã đàn
áp được các phong trào cứu nước theo đường lối của các sĩ phu Cần Vương
và các nhà nho Duy Tân. Nền kinh tế tư bản từng bước hình thành với sự phát
triển của thương nghiệp, nông nghiệp, giao thông, bưu điện, các đô thị cũ biến
thành đô thị Âu hoá và các đô thị mới mọc lên mà ở đó tầng lớp thị dân ngày
càng trở nên đông đảo.
Việc thay đổi - dù chưa triệt để - mô hình kết cấu kinh tế - xã hội, việc
tiếp xúc với nền văn minh, văn hóa phương tây hiển nhiên dẫn đến sự thay
đổi trên hầu khắp các bình diện của đời sống, kể cả vật chất và tinh thần. Trừ
một vài trường hợp cực đoan hi hữu kiểu Nguyễn Đình Chiểu không dùng xà
phòng Tây, không mặc áo Tây… phần lớn người Việt đều không cưỡng lại

được, không đủ can đảm hoặc khả năng bảo thủ để ngoảnh mặt với những gì
thuộc về phương Tây mà lại tiện lợi đối với đời sống thường nhật, cho dù,
“một cái đinh cũng mang trong mình nó ít nhiều quan niệm phương Tây”
(Hoài Thanh - Hoài Chân trong Thi nhân Việt Nam). Không cứ là thanh niên
tân học, ngay cả các sĩ phu vốn xuất thân trong nền văn hóa Việt thuần khiết,
chịu sâu sắc sự kiềm tỏa của tinh thần Nho học, cũng dần bỏ cái búi tóc để
mang một mái tóc húi cua cho gọn ghẽ, nhẹ nhàng hơn, cũng “ở nhà Tây, đi


10
giày Tây, đội mũ Tây, mặc áo Tây (…) dùng đèn điện, đồng hồ, ô tô, xe lửa,
xe đạp…” [9, 16].
Việc bãi bỏ dần để đi đến kết thúc chế độ khoa cử truyền thống kéo
theo sự tàn lụi của văn chương truyền thống vốn phần lớn có nguồn gốc từ
nhu cầu tuyển chọn nhân tài và thực hiện chức năng giao tiếp trong lĩnh vực
hành chính. Các thể loại văn học mang chức năng nghệ thuật thuần túy, trong
đó có các thể thơ truyền thống cũng theo đó mà mất dần địa vị độc tôn, đến
mức nhà thơ Thành Nam đã phải ngậm ngùi chua xót trước cảnh người ta
“vứt bút lông đi nắm bút chì”, và ngậm ngùi: “Nào có ra gì cái chữ Nho, ông
nghè ông cống cũng nằm co”…
Nền giáo dục thay đổi với sự xuất hiện của các trường học Pháp - Việt,
cho ra lò một tầng lớp trí thức Tây học sẵn lòng tiếp nhận văn hóa phương
Tây. Trong các trường học thanh niên học sinh bắt đầu say sưa với văn minh
phương tây, với văn học phương Tây, trong đó có, và chủ yếu là văn học
Pháp. Thay vì đọc những Tứ thư, Ngũ kinh, Tam quốc diễn nghĩa, Thủy Hử…
bằng Hán văn, người trẻ hướng đến đọc những tác phẩm văn học Pháp như
Rousseau, Bernadin de St Piere, Rimbaud, Verlaine, Hugo, Balzac…
Chính những đổi mới trong sinh hoạt tư tưởng và sự tiếp xúc văn học
lãng mạn Pháp đã dần dần đem đến cho người thanh niên tiểu tư sản thành thị
những rung động mới. Họ yêu thuơng, mơ mộng, vui buồn đã khác các cụ nhà

nho ngày xưa nhiều lắm. Trong buổi diễn thuyết ở nhà Học hội Quy Nhơn hồi
tháng 6 năm 1934, Lưu Trọng Lư đã nói: “Các cụ ta ưa những màu đỏ choét,
ta lại ưa những màu xanh nhạt. Các cụ bâng khuâng vì tiếng trùng đêm
khuya, ta lại nao nao vì tiếng gà lúc đúng ngọ. Nhìn một cô gái xinh xắn,
ngây thơ, các cụ coi như đã làm một điều tội lỗi, ta thì cho là mát mẻ như
đứng trước một cánh đồng xanh. Cái ái tình của các cụ thì chỉ là sự hôn
nhân, nhưng đối với ta thì muôn hình trăm trạng, cái tình say đắm, cái tình


11
thoáng qua, cái tình gần gũi, cái tình xa xôi, cái tình trong giây phút, cái tình
ngàn thu” [9, 17].
Sự dứt khoát, quyết liệt của Lưu Trọng Lư trong đoạn văn vừa dẫn trên
đây là một thái độ cần thiết để đoạn tuyệt với quá khứ trong tình thế của cuộc
đấu tranh một mất một còn giữa thơ mới và thơ cũ. Và chính thái độ quyết liệt
ấy là hết sức cần thiết để nhanh chóng xác lập vị trí của “một cuộc hòa nhạc
tân kì” theo cách nói của Hoài Thanh; cần thiết vô cùng cho cuộc cách mạng
thi ca Việt. Tuy nhiên, trong thái độ ấy, khi đã có độ lùi thời gian, đứng ở một
vị trí khách quan mà quan sát, chúng ta dường như thấy ở đó thiếu đi một chút
sự bao dung, một chút độ lượng… Không thể phủ nhận quá khứ một cách triệt
để, nếu hiện tại không muốn phải trả giá. Và may mắn là Lưu Trọng Lư, chỉ
là một phát ngôn nhất thời và hăm hở, còn trong thơ ông, cái duyên với truyền
thống vẫn được gìn giữ, dù đấy là cái duyên thầm kín. Đành rằng là thế,
nhưng qua cái hăm hở của họ Lưu, chúng ta cũng thấy được phần nào tình thế
bi đát của những giá trị truyền thống. Việc xuất hiện phong vị cổ điển trong
Thơ mới, chính là những nỗ lực thầm kín, khắc khoải níu kéo những giá trị
ấy, cho dù, đôi khi, người làm thơ không hẳn ý thức được điều đó.
Lộ trình Thơ đã được mở rộng bởi một số bậc nhân tài, thậm chí xuất
chúng những người đến sau không còn phải mất công tranh cãi để tự khẳng
định nữa mà dồn tâm lực vào việc học tập kinh nghiệm của thơ pháp, đặc biệt

là thơ lãng mạn, thơ tượng trưng để sáng tạo nên cái mới. Tuy vậy, truyền
thống thơ phương Đông quý báu nhất là Đường thi cùng với thơ của các tác giả
cổ điển Việt Nam cũng được kế thừa một cách nghiêm túc. Như vậy, sự mất
mát những giá trị một thời đã sản sinh ra những bậc thi tài, xây dựng một nền
thi ca mới làm rạng ngời nền thơ đất Việt mà vẫn mang đậm phong vị cổ điển.
1.1.2. Tình thế của con người hiện đại
Sự phát triển của xã hội từ hình thái kinh tế này đến hình thái kinh tế
khác là một tất yếu của lịch sử. Trong sự vận động chung ấy, con người sẽ


12
ngày càng trở nên tinh khôn và nhân văn hơn. Đời sống hiện đại, tinh thần
hiện đại, đến một lúc nào đó sẽ xuất hiện mang lại cho loài người nói chung,
con người nói riêng một sinh khí mới. Tuy nhiên điều đó phải diễn ra trong
một quá trình mang tính chất quy luật. Dân tộc Việt Nam hồi đầu thế kỉ XX
không có cái may mắn ấy. Để bước đến ngưỡng cửa của đời sống hiện đại,
của tinh thần hiện đại, họ đã phải thực sự đối mặt với một cú shok, bởi những
chuyển biến bất thường của lịch sử. Khác với các quốc gia phương Tây
chuyển hóa từ xã hội truyền thống sang xã hội hiện đại một cách hợp quy luật
và họ luôn dự sẵn tinh thần ứng phó với mọi biến động, việc chuyển qua thời
hiện đại của Việt Nam hoàn toàn là một bất ngờ, một sự kiện không toan tính,
không cả dự báo. Đang là một xã hội phong kiến đã có lịch sử hàng ngàn
năm, một quốc gia tiểu nông có lịch sử hàng vạn năm với tinh thần bảo thủ,
ngoan cố, “nhất đán, một cơn gió từ phương Tây thổi tới”, khiến người ta gần
như bị rơi hẳn vào tình thế hiện đại. Trong những mừng vui hẳn có lo âu,
trong cái rộn ràng hẳn có những phấp phỏng, ngơ ngác. Những giá trị bị đảo
lộn khiến con người trở nên bơ vơ, hoang mang đến tột cùng, nhất là vào
những năm trước và trong chiến tranh thế giới thứ 2, hoặc thời kì sau Xô viết
Nghệ Tĩnh. Hàng triệu người đã chết theo nhiều cách, vì lòng yêu nước, vì
đói, và cả những cái chết lãng nhách dưới hồ Trúc Bạch (không phải ngẫu

nhiên mà Thơ mới lại chính thức hình thành và phát triển ngay trong những
năm khủng bố trắng). Lại nữa, người Việt tiếp nhận văn minh, nhưng lại là
thứ văn minh được mang đến bằng tàu đồng, đại bác. Nền văn minh được tiếp
nhận với trong thân phận nô lệ, nhiều khi thành ra một thứ văn minh áp bức.
Con người hiện đại nói chung và con người hiện đại trong văn chương thuở
ấy, thành ra rơi vào tình thế không chỗ nương tựa, không nơi bấu víu. Nhiều
khi họ mang trong mình nỗi u uất của những bóng ma Hời trong thơ Chế Lan
Viên, nỗi căm giận của con hổ trong thơ Thế Lữ hoặc nỗi cô đơn tột cùng của


13
người kĩ nữ trong thơ Xuân Diệu. Trên tinh thần đó, việc quay trở lại với
phong vị cổ điển của các nhà thơ mới chính là một cách trở về với truyền
thống, nhằm tìm lại những giá trị đã mất và thỏa mãn khao khát tìm được một
chỗ nương tựa cho cái tôi run rẩy, ngơ ngác mới phôi thai đã phải chứng kiến,
phải chống chọi với những chống chếnh, nhiều khi là cả sỉ nhục, nhất là đối
với những người mà tinh thần tự trọng dân tộc là một yếu tố quan trọng trong
đời sống tinh thần của họ. Họ trở về lặng lẽ chiêm ngắm những ông đồ, họ
lắng nghe tiếng địch sông Ô để biết tâm hồn mình đã là những hàng thành
quách cũ. Bởi lẽ đó, Thơ mới ra đời đánh dấu một bước ngoặt mới trong tư
duy nghệ thuật của con người với đầy đủ những biểu hiện hiện đại của nó,
Thơ mới đã tách ra khỏi tự nhiên, tách ra khỏi cộng đồng, tự giải phóng mình
ra khỏi mối ràng buộc khuôn phép như thời trung đại, nhưng Chính sự giải
phóng đó đã làm cho thế giới của con người được khám phá, mở rộng và ngày
càng phong phú thêm lên. Cũng nhờ thế mà đòi hỏi ở con người hiện đại phải
có cách nhìn nhận về thế giới khác hẳn so với thời trung - cổ đại; ý thức về
cuộc sống muôn màu sắc hơn. Nó góp phần tạo ra nhiều phong cách độc đáo,
đa dạng trong Thơ mới không còn chút e dè. Nhưng thơ mới cũng là nơi cất
giữ những gì còn có thể trong mênh mông thế giới phong vị cổ điển, xa xôi
mà gần gũi. Đấy chính là nỗi khắc khoải của một thế hệ đối với những giá trị

tốt đẹp xưa cũ.
1.2. Phong vị cổ điển trong Thơ mới lãng mạn 1932 - 1945 nhìn từ
phương diện cảm hứng
1.2.1. Phong vị cổ điển thể hiện qua cảm hứng yêu nước
Thực ra, cảm hứng yêu nước là một trong hai nguồn cảm hứng cơ bản,
xuyên suốt trong lịch sử văn học Việt Nam, từ những tác phẩm văn học dân
gian đến văn học trung đại, văn học hiện đại, và tinh thần ấy thường thể hiện
một cách đậm, rõ nhất trong văn học của những thời kì đất nước bị xâm lăng.


14
Việt Nam trong những năm hoài thai và thành tựu của phong trào thơ mới
cũng là một dân tộc đắm chìm trong nô lệ và cả dân tộc rên xiết dưới gót giày
xâm lược của thực dân Pháp. Các nhà thơ mới là những thanh niên sinh ra,
lớn lên trong nền văn minh được “khai hóa” bởi “nước mẹ đại Pháp”, trưởng
thành nhờ chính nền văn minh ấy, xét đến cùng vẫn phải chịu một cách sâu
sắc ân huệ của văn minh Pháp. Nhưng họ lại là người Việt Nam. Với những
gì chung đúc từ hồn thiêng sông núi, với sự nhạy cảm, thậm chí là mẫn cảm
của những người trẻ tuổi và giàu có trong tâm hồn, hiển nhiên họ thấm thía
được nỗi buồn vong quốc. Tình cảm yêu nước thể hiện trong sáng tác của họ,
với tư cách là một phạm trù mang ý nghĩa khách quan, là điều hợp quy luật
của ngày xưa, và của mai sau. Nhưng, trong ý nghĩa chủ quan, một số các nhà
thơ mới vẫn cấp cho tình cảm yêu nước khách quan kia vẻ đẹp của tinh thần
cổ điển. Những vần thơ yêu nước của họ, bên cạnh sự chia sẻ cá nhân tư
nhiên nhi nhiên, là những biểu hiện có dáng dấp của lối yêu nước cũ. Không
phải với tinh thần yêu nước là trung với vua, hết mình phục vụ cho triều đại,
vẻ đẹp cổ điển trong tinh thần yêu nước ở đây chính là sự hoài niệm những
giá trị cũ, sự tìm về với những tấm gương danh nhân của đất nước, sự hướng
tới những cá nhân xuất chúng… Nếu trước đó, Nguyễn Trãi và các nhà thơ
khác đã thể hiện tình cảm yêu nước với sự ý thức về cõi bờ thiêng liêng, việc

ca ngợi những tấm gương hiền kiệt đời xưa, thì tinh thần ấy cũng phảng phất
trong thơ Thế Lữ, Nguyễn Nhược Pháp, Huy Thông, Quách Tấn…
Người ta dường như thấy Quách Tấn luôn luôn muốn trở về với những
ngày xưa để nhìn thấy một non sông đất nước với đầy đủ những gì thuộc về
hồn thiêng của nó, hoặc suy tư với những nỗi chia li của xưa xa để nói về sự
loạn lạc của hiện tại. Chẳng thế mà ông ca ngợi, sẻ chia với “con voi già bến
Ngự”, ông mang trong mình giấc mộng Lê Hoàn, ông xót xa với Trần Khắc
Chung và Huyền Trân công chúa. Trong Giấc mộng Lê Hoàn, tác giả viết:


15
Ta sẽ đưa binh Nam đi vùng vẫy
Khắp bốn phương, trời đất mịt mùng tối tăm
Bầu trời mênh mang chuyển động tiếng loa gầm
… Binh Nam quốc như hải triều kiêu hãnh…
Trong những câu thơ trên, người đọc có thể liên tưởng đến những hình
ảnh hiệp, sĩ, quân vương tràn ngập trong văn học Trung Hoa, trong văn
chương Việt. Hoài bão gửi gắm trong Giấc mộng Lê Hoàn vừa có cái hiên
ngang của Phạm Ngũ Lão trong Thuật Hoài, vừa có cái da diết của Trương
Hán Siêu trong Bạch Đằng giang phú, lại có cái ngậm ngùi, bất lực của Đặng
Dung trong Cảm hoài… Ở Huyền Trân công chúa, đấy là tâm sự của hai nhân
vật chính trong tác phẩm, cũng là hai nhân vật chính của thiên tình sử diễm lệ
mà bi thương trong công cuộc mở mang bờ cõi của các vua Trần vào thời kì
oanh liệt của hào khí Đông A. Đọc vở kịch thơ này, người đọc có thể san sẻ
những cảm xúc cổ điển của tình yêu, nhưng cũng có thể nhìn thấy ở đó lòng
tự trọng dân tộc bị xúc phạm của Huyền Trân công chúa:
Ta chẳng muốn theo ai về Chiêm quốc!
Không! Không, ta chẳng hứng đi theo ai
Vượt bao núi, bao non, bao từng nước
Tới rừng hoang trông ngẩn lũ man di

Dù Chế vương ân cần hay cưỡng bách

Dù vua cha phải lôi đình nổi giận
Ta cũng không đặt bước xuống thuyền hoa
Thôi trông cung Vân Hồng, lầu Ngọc Phấn
Nơi các em ngày tháng nhớ thương ta
Trong đó ta thấy tâm sự của một người sắp phải xa rời cố quốc, mà nỗi
lòng nhớ nước của một mĩ nhân phải bỏ cả giang sơn, bỏ cả tình yêu của mình
để hiến thân cho một mưu toan chính trị. Vẻ đẹp cổ điển chính là lòng hoài


16
nhớ nước non, ở phút giây li biệt. Và, trong tâm thức văn hóa - văn học truyền
thống, ta còn thấy ở đó tâm sự, tình thế của những nhân vật đã đi vào lịch sử
văn hóa, văn học Trung Hoa như những biểu tượng bền vững: nàng Chiêu
Quân nơi cửa ải từ biệt xứ sở trên hành trình cống Hồ, phút biệt li của Tây Thi
và Phạm Lãi nhằm giúp Việt vương Câu Tiễn rửa mối hận trước Ngô vương
Phù Sai thời Đông Chu liệt quốc.
Trong những thập niên thực hiện công cuộc khai thác thuộc địa lần thứ
nhất và lần thứ hai, tiếng là “khai hóa”, là biến nước ta thành một nước công
nghiệp, nhưng về cơ bản, thực dân Pháp chỉ chú trọng phát triển những ngành
có lợi cho kinh tế mẫu quốc. Thực chất của công cuộc khai thác ấy là họ khai
thác thị trường lao động rẻ mạt và ra sức vơ vét tài nguyên làm giàu cho chính
quốc. Người Việt Nam hẳn thấy đau lòng vì hiện tượng đất nước cứ kiệt quệ
mãi dần trong thân phận nô lệ. Và vì thế, những nỗi đau lòng của Nguyễn Trãi
năm trăm năm trước trong Bình Ngô đại cáo được gợi lại trong không khí ảm
đạm của thời đại. Mọi so sánh đều là khập khiễng, nhưng không thể không
thừa nhận rằng nỗi đau của Nguyễn Nhược Pháp trong Đi cống có dáng dấp
của nỗi đau mà Nguyễn Trãi từng cất tiếng trong áng văn bất hủ của mình về
nạn vơ vét, triều cống. Điều đặc biệt là, sau khi miêu tả thái độ hung hăng của

những tên tướng giặc chỉ huy đoàn người triều cống, tác giả đã viết những câu
da diết cuối bài, như một ước mơ về một thời thái bình thịnh trị:
Hỡi ai đi thẩn thơ miền núi
Nhìn ngọn cây xanh gió thổi ào
Tưởng lại cờ xa vàng chói lọi
Nên yêu người cũ hồn trên cao.
Cờ vàng là biểu tượng của các triều đại Việt Nam, của dân tộc Việt
Nam thời trung đại, màu vàng gắn với uy quyền của các triều đại, cũng là gắn
với hồn thiêng sông núi. Và vì thế, mặc dù tác giả đã mượn một câu của Trần
Trọng Kim trong Việt Nam sử lược: “Lệ cống thì phải chọn nho sĩ, thầy thuốc,


17
thầy bói, thầy toán số và thợ thuyền mỗ hạng ba người, cùng các đồ sản vật
như sừng tê, ngà voi, đồi mồi, châu báu và các vật lạ”, như chỉ để nói một câu
chuyện trong quá khứ, nhưng thực ra, trong nỗi hoài niệm màu cờ vàng ấy,
chúng ta biết tấm lòng tác giả đang hướng về hiện tại. Sự thể hiện một cách
thầm kín ấy càng cho chúng ta thấy sự khắc khoải của nhà thơ. Của một thế
hệ đối với đất nước, trong những tín hiệu nghệ thuật đậm phong vị cổ điển.
Tương tự, bài Nàng Nguyễn Thị Kim khóc Lê Chiêu Thống là một khúc
bi ca, không phải chỉ về một người chồng, một người yêu, mà qua đó, là tình
cảm của tác giả dành cho quốc gia dân tộc:
Nhà tan, nước mất, chàng đi thôi
Thiếp nén lòng đau khóc nghẹn lời
Chậm bước đành nương mình bóng Phật
Mảng tin trông ngóng nhạn chưn giời
Chuông đồng canh vắng, hồn mê sảng
Giăng lạnh, đêm thâu, cú đổ hồi
Thê thảm chàng đi, về có vậy!
Thiếp chờ ai nữa, hỡi chàng ôi!

Trong sự hoài niệm về linh hồn cố quốc ấy của Nguyễn Nhược Pháp,
và, bên cạnh đó là Chế Lan Viên, Huy Thông, Thế Lữ, Quách Tấn, Vũ Đình
Liên… chúng ta có thể thấy được mối liên hệ với truyền thống của những
hoài niệm Đường thi, những xót xa của Trần Nguyên Đán, Nguyễn Trãi,
Đặng Dung, Bà huyện Thanh Quan, Nguyễn Đình Chiểu, Nguyễn Khuyến.
Nhất là Nguyễn Khuyến trong Quốc kêu cảm tác:
Khắc khoải sầu đưa giọng lửng lơ
Ấy hồn Thục đế thác bao giờ
Năm canh máu chảy đêm hè vắng
Sáu khắc hồn tan bóng nguyệt mờ
Có phải tiếc xuân mà đứng gọi


18
Hay là nhớ nước vẫn nằm mơ
Đêm ngày giục giã kêu ai đó
Giục khách giang hồ dạ ngẩn ngơ.
Huy Thông đã đem vào thơ một cảm hứng lịch sử hùng mạnh, thiết tha.
Hơi thở khoẻ, khí thở mạnh âm hưởng thơ vang dội, da diết. Cảm hứng lịch
sử hào hùng gắn liền với những sự kiện, nhân vật anh hùng trong lịch sử và
tâm hồn lành mạnh khoẻ khoắn của nhà thơ. Cảm hứng thi ca đó đem lại bao
hưng phấn, bao tin cậy. Nhưng một mặt khác lịch sử lại được khai thác và đến
trong thơ với những điệu buồn ai oán của tâm trạng những người dân mất
nước. Làm sao có thể vui được khi lịch sử của dân tộc trong chặng đường
hiện tại đang ngưng đọng trên những trang buồn, trang tăm tối. Quá khứ trở
thành một biểu tượng so sánh để ngưỡng mộ, nuối tiếc và ai oán. Cảm hứng
lịch sử ở các nhà thơ mới được nuôi dưỡng bằng tình yêu quê hương, đất
nước, dân tộc. Các nhà thơ không tìm đến lịch sử để khai thác những chuyện
kỳ lạ, hoặc lấy lịch sử làm cái cớ để mà thêu dệt, tô điểm những tưởng tượng
chủ quan. Trở về với lịch sử là thoát ly hiện tại, cách hiểu thông thường đó

chưa nói được hết tâm trạng của các nhà thơ trong phong trào Thơ mới. Trở
về với quá khứ lịch sử là một thái độ với hiện tại, một phản ứng với những
ước mơ không được thực hiện, một tâm trạng xót xa trong liên tưởng so sánh.
Nói như Chế Lan Viên “Khi đã buồn hiện tại. Thì quay về tháp xưa”. Điêu tàn
của Chế Lan Viên là tấm lòng yêu nước được biểu hiện kín đáo và thiết tha
qua một hiện tượng lịch sử, Chế Lan Viên đã từng ghi nhận tính chất chung
của cảm hứng lịch sử bi thiết “Điêu tàn có riêng gì cho nước Chiêm Thành
yêu mến của tôi đâu”. Điêu tàn là những trang viết xúc động, đau thương, vò
xé về mặt đất nước đã điêu tàn hay đang điêu tàn. Quá khứ được tái hiện với
những trang huy hoàng của một đất nước ở một thời thịnh trị với bao cung
điện đền đài lộng lẫy, những chiến tượng uy nghiêm, những cung nữ với xiêm
y nhẹ nhàng lả lướt. Hiện tại cũng khắc sâu bao đau thương với những vết


19
tích đã mai một dần nhưng vẫn còn rỉ máu. Trong Điêu tàn trí tưởng tượng và
cảm hứng thi ca nồng nàn và thiết tha về đất nước, con người.
Cảm hứng lịch sử trong thơ ca ở giai đoạn này như những lời hối tiếc,
những tiếng thở dài về cái mất cái còn trong cuộc đời hôm qua và hôm nay.
Vũ Đình Liên để một phần tâm hồn của mình lưu luyến với những cảnh xưa
“Lòng ta là những hàng thành quách cũ”. Mực tàu, giấy đỏ, câu đối tết…
những nét tinh hoa của một thời với hình ảnh một ông đồ xưa dần trở thành xa
lạ trong cảnh đời hiện tại. “Những người muôn năm cũ/ Hồn ở đâu, bây giờ?”.
Huy Cận gắn liền cảm hứng lịch sử với những hình ảnh của quê hương đất
nước. Một buổi chiều xưa, một nét đẹp xưa, tất cả dường như không còn nữa.
Quá khứ trở về trong hồi tưởng, trong đường nét của thời gian “Ngập ngừng
mép núi quanh co/ Lưng đèo quán dựng mưa lò mái ngang”, trong những hình
ảnh buồn ngưng đọng.
Đồn xa quằn quại bóng cờ
Phấp phơ buồn tự thuở xưa thổi về

Ngàn năm sực tỉnh lê thê
Trên thành son nhạt - chiều tơ cúi đầu
Hiện tại trong thơ Huy Cận nhiều buồn tủi, quá khứ trong thơ Huy Cận
cũng đượm buồn. Nỗi buồn không nhức nhối tê tái mà toả lan trong không
gian, thời gian, thấm vào cuộc sống và thiên nhiên, vào tâm hồn của đất nước.
Thơ Huy Cận có một nỗi buồn xưa, nỗi buồn như không có nguyên nhân,
không đong được trong những tâm trạng đầy vơi nhưng cũng không biết bao
giờ kết thúc. Khi ta nhìn một ngôi miếu cổ, một bến đò xưa, một đám mây xa,
thì dường như lại gặp bảng lảng hồn xưa trở về. Phải chăng đấy là hồn quê
hương, hồn non nước đang ngậm ngùi trong nỗi đau muôn thuở không hề tan
đi được.
Hỡi mây trắng, hỡi nước buồn, gió cũ
Sao chiều nay ảo não vị sơ xưa


20
Lòng ta nữa cũng trở về một chỗ
Trong nỗi đau thương vương tụ bao giờ
Thơ Huy Cận thấm đượm một cảm hứng lịch sử đi ngoài dòng sự kiện
của lịch sử. Nhiều nhà thơ khác lại tìm đến những câu chuyện xưa nổi tiếng:
những truyền thuyết, những dã sử… Huy Thông say mê với những chủ đề
lịch sử. Dù cảm hứng hào hùng (Tiếng địch sông Ô) hay bi thiết (Huyền Trân
công chúa) Huy Thông vẫn một niềm trân trọng với những trang viết đẹp
trong lịch sử. Tình yêu dân tộc vẫn là một chuẩn mực vững chắc nhất để phân
biệt đánh giá cái đúng, cái sai trong triều dâng của lịch sử. Cách khai thác
khác nhau, người thích những thiên tình sử, người thích những khúc tráng ca,
người vay mượn câu chuyện sử ở nước khác, nhưng nói chung đề tài về lịch
sử dân tộc, không xa lạ với tình yêu quê hương đất nước. Trong truyện thơ
Mỵ Châu Trọng Thuỷ, Xuân Diệu chủ yếu miêu tả mối tình giữa Mỵ Châu
Trọng Thuỷ một tình yêu đau đớn, xót xa. Cái chết của đôi trai gái này vì yêu

đương tuyệt vọng hay hối hận? Người con gái với tình yêu quá tin cậy và say
đắm để đến nỗi bị phản bội, cũng đã nhận ra lầm lỗi của mình.
Phá tan đất nước, giết cha già
Cũng chỉ vì con, con yếu đuối
Tội này tâu lưỡi gươm linh
Muôn kiếp xin vua đừng xá tội.
Tấn thảm kịch của đất nước phải chịu đựng cũng là tấn bi kịch của
người con gái.
1.2.2. Phong vị cổ điển thể hiện qua cảm hứng nhân đạo
Văn chương Việt Nam có hai truyền thống lớn: yêu nước và nhân đạo.
Truyền thống ấy phát triển xuyên suốt qua các thời kỳ lịch sử và đến thời kỳ
hiện đại biến chuyển trong nhiều sắc thái biểu hiện. Cảm hứng nhân đạo của
phong trào thơ mới từ lâu ít được quan tâm khai thác. Tuy thoát ly, lãng mạn,
lấy cái tôi làm điểm xuất phát và trung tâm của mọi cảm hứng sáng tạo. Thơ


21
mới vẫn xác lập được cảm hứng nhân đạo trong những mối quan hệ sâu sắc
giữa nhà thơ với cuộc đời. Cái chất phong vị cổ điển cũng được biểu hiện rõ
từ đây.
Những nhà thơ trong phong trào thơ mới gồm những gương mặt tiêu
biểu nhất đó là Thế Lữ, Lưu Trọng Lư, Xuân Diệu, Huy Cận, Chế Lan Viên,
Hàn Mặc Tử, Nguyễn Bính, Tế Hanh, Anh Thơ… đều là những tri thức
nghèo. Nhà thơ mới lãng mạn bậc nhất luôn gắn với mộng tưởng, những giấc
mơ đẹp cũng phải có lúc chua chát tự thú:
Nỗi đời cơ cực đang giơ vuốt
Cơm áo không đùa với khách thơ.
Và Xuân Diệu đã hiện thực biết bao khi tác giả hiểu rõ “chúng ta nay
trong cuộc thế ao tù”.
Thơ của Hàn Mặc Tử có nhiều trăng, hoa, nhạc, hương nhưng thật xót

xa khi có thể tìm thấy trong thơ ông một ý tưởng hiện thực chua chát:
Trời hỡi làm sao cho khỏi đói
Gió trăng có sẵn làm sao ăn?
Nhà thơ lãng mạn siêu thoát luôn nguyện cầu đến những đấng siêu
nhân đã phải đặt câu hỏi thiết thực về sự tồn tại. Chỉ qua hai trường hợp trên
chúng ta đã thấy khoảng cách giữa họ và cuộc đời được thu ngắn lại biết bao
và đặc biệt là khoảng cách với những người lao động nghèo khổ. Có thể tư
duy, cảm xúc của nhà thơ mới có lúc ở “tháp nghỉ, đài thơ” xa xôi nhưng về
cơ bản cuộc sống của họ cũng nằm trong cùng tầng mạnh với những người
luôn phải lo toan để kiếm sống. Cũng vì thế mà tình thương của họ với
những người nghèo khổ được biểu hiện chân thành, sâu sắc, mang đậm
phong vị cổ điển.
Vũ Đình Liên như cảm thấy sung sướng khi được những người đói rét,
trẻ em côi cút, bạn lầm than đói khát xem ông là “thi sĩ của những người thân
tàn ma dại”.


22
Rồi hết cả bầy rách rưới đui mù
Từ ông lão già cho đến đứa trẻ thơ
Dứt tiếng hát đều kêu lên cảm khái
“Anh là thi sĩ của những người thân tàn ma dại”.
Vũ Đình Liên đã sáng tạo được một hình tượng cụ thể mang đậm
dấu ấn của cuộc đời và gây nhiều xúc động. Ông đồ tượng trưng cho
người trí thức phong kiến lạc lõng và thất thế với thời buổi mới phải kiếm
sống vất vả.
Đó cũng là hình ảnh đẹp của một thời đang bị xoá mờ trong cuộc sống
thành thị đua chen:
Ông đồ vẫn ngồi đấy,
Qua đường không ai hay

Lá vàng rơi trên giấy
Ngoài trời mưa bụi bay
Năm nay đào lại nở
Không thấy ông đồ xưa
Những người muôn năm cũ
Hồn ở đâu bây giờ?
Thời gian trôi chảy trên từng dòng thơ và biết bao thương cảm của Vũ
Đình Liên với những số phận vất vả và đặc biệt là tình cảm xót xa trước
những biến đổi của cuộc đời. Hình ảnh ông đồ khắc khoải gợi nhớ thương vào
đến chốn sâu thẳm của tiềm thức như tiếng gọi đò trong thơ Tú Xương trước
cảnh “vật đổi sao dời”. Có lẽ hình ảnh nhân vật mà các nhà thơ nói đến nhiều
là người con gái giang hồ. Các nhà Thơ mới đã nêu lên được nhiều tâm trạng
đau khổ của người phụ nữ lâm vào cảnh đời bi kịch. Phan Văn Dật đã để cho
người con gái đau khổ có ý thức bảo vệ phần hồn trong trắng mặc dù thân thể
phải chịu tủi nhục giày xéo trong cảnh bùn nhơ. Bi Xuân Nương đã xót xa nói
với khách:


23
Hãy bằng lòng mình em
Hồn em tha cho nó.
(Bi Xuân Nương)
Đó cũng là tâm trạng cô gái trong thơ Thái Can:
Thân em thật đã bùn than lắm
Lòng quyết em còn giữ tiết trinh.
Xuân Diệu trong bài Lời kỹ nữ đã miêu tả sâu sắc nỗi lòng cô đơn của
người kỹ nữ:
Lòng kỹ nữ cũng sầu như biển lớn
Chớ để riêng em phải gặp lòng em.
Mối quan hệ du khách - người kỹ nữ - nhà thơ được thể hiện trong mối

tương quan đặc biệt. Xuân Diệu đã hoàn toàn hoá thân và đồng nhất với
người kỹ nữ khi nhà thơ phát hiện thấy những điểm tương đồng giữa nhà thơ
và người kỹ nữ. Cả hai cùng đem lời thơ, tiếng hát đến với cuộc sống chân
thành, thiết tha nhưng đều gặp sự thiếu chung tình: “Tình du khách thuyền
qua không buộc chặt”. Xuân Diệu đã mạnh dạn tìm thấy sự đồng cảm ở
những đối tượng mà cuộc đời cho là “xướng ca vô loài”. Trên đề tài này, các
nhà thơ mới tuy chưa chỉ ra được hướng giải thoát cho người con gái giang hồ
như Tố Hữu với Tiếng hát sông Hương. Nhưng về giá trị nhân đạo biểu hiện
ở sự thông cảm, đồng cảm thì các nhà thơ mới đã tạo hiệu quả đặc biệt.
Các nhà thơ mới đặc biệt quan tâm với đời sống ở những miền quê.
Những bức tranh chân thực miêu tả cảnh làng quê trong thơ Anh Thơ, Bàng
Bá Lân, Nguyễn Bính, Đoàn Văn Cừ. Đặc biệt nhấn mạnh đến truyền thống
và vẻ đẹp của quê hương qua những phong tục, tập quán, hội hè và quan hệ
thuần khiết hơn giữa người với người so với chốn thành thị đua chen. Điều
đáng quý là các nhà thơ đã không có cái nhìn của người ngoài cuộc. Ngay từ
trong buổi hoa niêm, Tế Hanh đã bộc lộ tấm lòng của mình qua lời con đường


24
quê luôn biết “chia sẻ cùng người nỗi ấm no” và cả “nỗi buồn lo khi mùa
màng mất” với sự hoà đồng chân thật:
Tôi thân tê tái trong da thịt
Hương đất hương đồng chẳng ngót tuôn.
(Lời con đường quê)
Anh Thơ với những bức tranh quê đã miêu tả được nhiều hình ảnh chân
thực của làng quê Việt Nam. Có niềm vui và cũng có những nỗi lòng xót xa
khi mùa màng hạn hán:
Rồi chiều đến khi mặt trời lặn đỏ
Mây phương Đoài tắm rực một bên sông
Các cô gái đua nhau thăm ruộng cỏ

Cuộn dây gầu chán nản tát đồng không.
(Đại hạn)
Mỗi nhà thơ mới dường như đều có một miền quê để ngợi ca trong thơ
và nhiều người lại có một làng quê cụ thể với nhiều gắn bó, yêu thương,
không có những ngăn cách khó vượt qua. Một số tác giả nói đến làng quê như
sự trở về cội nguồn, ở đây có thể tiếp sức về tinh thần và cũng ở đây có thể
chia sẻ với biết bao vui buồn cùng làng quê. Xuân Tâm quan sát cảnh lao
động vất vả ở nông thôn và không khỏi chạnh lòng xót xa:
Những tiếng vồ sâu đập đất dày
Đất khô dội tiếng nắng lung lay
Nông phu thất vọng đưa tay mỏi
Lau suốt mồ hôi tắm mặt mày
Họ có kiêng gì lửa chín da
Đoàn người lam lũ, cụm năm ba
Họ dâng thân thể cho trời đất
Từ thuở thanh xuân đến tuổi già


25
Qua sự phân tích trên ta thấy, các nhà thơ mới đã tạo dựng được một số
hình ảnh chân thực với ngòi bút nhân đạo và tấm lòng thương cảm chân tình.
Họ hướng về nguồn cội, kế thừa của những người đi trước. Với tình cảm đó
đã xuất hiện ở trong văn học cổ - trung đại. Đến Thơ mới có sự thay đổi chút
ít. Điều đó chứng tỏ rằng phong vị cổ điển được thể hiện qua cảm hứng nhân
đạo. Tình yêu thương con người, sự cảm thông cho những số phận bất hạnh,
nghèo khổ… trong văn học thời nào cũng có. Đó là truyền thống quý báu của
con người Việt Nam ta. Thơ mới còn bộc lộ sâu sắc ở phần tự nhận thức
những đau khổ xót xa về thân phận. Cảm hứng nhân đạo trong văn chương
thường được xác lập chủ yếu là ở tình cảm yêu thương trân trọng con người.
Người xưa đã nói “Thương người như thể thương thân” tìm hiểu đến cội

nguồn thì phần thương thân thật sự quan trọng. Những nhà thơ trong phong
trào Thơ mới đã cảm nhận sâu sắc về thân phận những tri thức, những nhà thơ
trong xã hội thực dân phong kiến. Họ có những hoài bão khát vọng và khát
vọng cháy bỏng nhất là mơ ước tự do, và được sống cho đúng với bản sắc và
nhân cách của mình. Chế Lan Viên đã nói lên cái bi kịch của cá nhân bị xô
đẩy trong vòng đời và như tìm thấy nét tương đồng giữa con người nhỏ bé với
biển cả mênh mông:
Hy vọng! Nghi ngờ! Điên cuồng! Cảm hứng!
Biển nằm nghe thổn thức giữa tâm can
Thời gian trôi chảy nhưng không gian lại dường như bất động, không
hề thay đổi, không thể khác đi. Nhà thơ như ở vào trạng thái cầm tù về tinh
thần và mơ ước.
Ôi ta muốn trong cõi trời tư tưởng
Với thời gian thay đổi cả không gian.
(Thay đổi)
Rõ ràng, cảm hứng nhân đạo được các nhà thơ mới thể hiện trên nhiều
cung bậc, nhiều trạng thái khác nhau. Điều đó chứng tỏ rằng, phong vị cổ điển
càng được biểu hiện đầy sắc màu hơn.


×