Tải bản đầy đủ (.doc) (153 trang)

Ngôn ngữ ký hoàng phủ ngọc tường luận văn thạc sĩ ngữ văn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (676.98 KB, 153 trang )

Bộ giáo dục và đào tạo
Trờng đại học vinh

lê thị hải vân

ngôn ngữ ký
hoàng phủ ngọc tờng
Chuyên ngành: ngôn ngữ học
Mã số: 60.22.01

luận văn thạc sĩ ngữ văn

Ngời hớng dẫn khoa học:

PGS. TS. hoàng trọng canh

Vinh - 2011


LỜI CẢM ƠN
Hoàng phủ Ngọc Tường là một nhà văn lớn trong nền văn học Việt
Nam hiện đại. Thực hiện đề tài: “Ngôn ngữ ký Hoàng Phủ Ngọc Tường”,
chúng tôi mong muốn tìm hiểu và khám phá nhiều hơn nữa những nét độc
đáo trong ngôn ngữ ký của ông, đồng thời góp thêm tư liệu cho cho công việc
thẩm định và đánh giá những đóng góp của nhà văn đối với nền văn học
nước nhà nói chung và ký Việt Nam hiện đại nói riêng.
Để hoàn thành luận văn này, chúng tôi đã nhận được sự hướng dẫn,
giúp đỡ tận tình, quý báu của thầy giáo hướng dẫn PGS. TS. Hoàng Trọng Canh
và các thầy cô trong chuyên ngành Ngôn ngữ - Khoa Văn - Trường Đại học
Vinh cũng như các thầy cô, Ban chủ nhiệm khoa và cán bộ khoa Văn, khoa
sau Đại học.


Nhân dịp này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và lời cảm ơn chân
thành nhất tới tất cả quý thầy cô, những người thân, bạn bè đã giúp đỡ, động
viên tôi hoàn thành luận văn này.
Vinh, tháng 12 năm 2011
Tác giả


MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU...........................................................................................................5
1. Lý do chọn đề tài...........................................................................................5
2. Lịch sử vấn đề...............................................................................................6
3. Phạm vi tư liệu khảo sát..............................................................................10
4. Nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu.......................................................10
5. Nét mới của đề tài........................................................................................10
6. Bố cục của khóa luận...................................................................................11
Chương 1 NHỮNG GIỚI THUYẾT CHUNG LIÊN QUAN ĐỀ ĐỀ TÀI.....12
1.1. Ngôn ngữ nghệ thuật................................................................................12
1.1.1. Khái niệm ngôn ngữ nghệ thuật............................................................12
1.1.2. Ngôn ngữ văn xuôi và ngôn ngữ thơ.....................................................14
1.2. Ký và ngôn ngữ ký...................................................................................19
1.2.1. Khái niệm ký.........................................................................................19
1.2.2. Ngôn ngữ ký..........................................................................................26
1.3. Vài nét về Hoàng Phủ Ngọc Tường và ký của ông..................................29
1.3.1. Tác giả Hoàng Phủ Ngọc Tường...........................................................29
1.3.2. Ký Hoàng Phủ Ngọc Tường..................................................................32
1.4. Tiểu kết....................................................................................................35
Chương 2 TỪ NGỮ VÀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP TU TỪ NỔI BẬT TRONG
KÝ HOÀNG PHỦ NGỌC TƯỜNG...............................................................36
2.1. Các lớp từ ngữ nổi bật trong ký Hoàng Phủ Ngọc Tường.......................36

2.1.1. Khái niệm về từ và trường từ vựng ngữ nghĩa......................................36
2.1.2. Các lớp từ ngữ nổi bật trong ký Hoàng Phủ Ngọc Tường....................38
2.1.2.1. Từ láy..................................................................................................38
2.1.2.2. Từ địa phương....................................................................................62
2.1.2.3. Trường từ chỉ thiên nhiên...................................................................66
2.1.2.4. Trường từ chỉ chiến tranh...................................................................70
2.2. Một số biện pháp tu từ nổi bật trong ký Hoàng Phủ Ngọc Tường...........74
2.2.1. Khái niệm biện pháp tu từ.....................................................................74
2.2.2. Một số biện pháp tu từ nổi bật trong ký Hoàng Phủ Ngọc Tường........75
2.2.2.1. Biện pháp so sánh tu từ......................................................................75
2.2.2.2. Biện pháp liệt kê...............................................................................102
2.3. Tiểu kết...................................................................................................107
Chương 3 CÂU VĂN TRONG KÝ HOÀNG PHỦ NGỌC TƯỜNG..........109
3.1. Đặc điểm về câu văn trong ký Hoàng Phủ Ngọc Tường........................109
3.1.1. Khái niệm về câu.................................................................................109
3.1.2. Đặc điểm về câu văn trong ký Hoàng Phủ Ngọc Tường.....................111


4
3.1.2.1. Nhận xét chung về câu văn trong ký Hoàng Phủ Ngọc Tường........111
3.1.2.2. Các loại câu nổi bật và cách tổ chức câu trong ký Hoàng Phủ Ngọc
Tường............................................................................................................112
3.2. Tiểu kết...................................................................................................143
KẾT LUẬN...................................................................................................144
TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................146


5

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
1.1. Ra đời từ rất sớm và ngày càng khẳng định được vị thế của mình
trong tiến trình phát triển của lịch sử văn học, ký được xem là một loại hình
văn học đặc biệt thể hiện sự vạm vỡ của tư duy và chiều sâu khúc xạ của tâm
cảm. Ký Việt Nam hiện đại đã gặt hái được những thành quả lớn với những
tên tuổi nổi bật như Nguyễn Tuân, Tô Hoài, Thạch Lam, Võ Phiến, Băng Sơn,
Đỗ Chu, Hoàng Phủ Ngọc Tường...
1.2. Hoàng Phủ Ngọc Tường là một trong những tác giả kinh điển về
thể ký trong văn học Việt Nam hiện đại. Vượt qua sự gạn lọc khắc nghiệt của
thời gian, ông đã khẳng định được phong cách và dấu ấn của mình bằng
những trang viết uyên bác trong trí tuệ, tài hoa trong bút pháp và tinh tế trong
cảm nhận. Vốn học vấn uyên thâm cùng với vốn sống rộng lớn mà ông đã có
được trong những năm tháng lăn lộn trên Trường Sơn, gắn với tuyến lửa Vĩnh
Linh đã làm cho bút ký Hoàng Phủ Ngọc Tường đặc sắc, nổi bật ở sự kết hợp
nhuần nhuyễn giữa chất trí tuệ và chất trữ tình, giữa nghị luận sắc bén và chất
tư duy thẫm đẫm cùng với tấm lòng nhân văn cao cả của một nhà văn ham mê
sống và say mê viết về con người, về quê hương, đất nước...
1.3. Năm học 2008 - 2009, chương trình cải cách sách giáo khoa Ngữ
văn 12 đã trích dẫn một phần tác phẩm ký “ Ai đã đặt tên cho dòng sông? ”
của Hoàng Phủ Ngọc Tường đưa vào giảng dạy. Từ đó đã mở ra một cách tiếp
cận sâu rộng hơn về thể loại ký nói chung và ký Hoàng Phủ Ngọc Tường nói
riêng. Có thể thấy từ trước đến nay, với đặc trưng thể loại của mình, thể ký và
ký Hoàng Phủ Ngọc Tường chưa thật sự được chú ý, được đánh giá cao và
chưa có một công trình nghiên cứu một cách toàn diện, sâu sắc cả về nội dung
lẫn hình thức, đặc biệt là về mặt ngôn ngữ.


6
Vì vậy, việc tìm hiểu đặc điểm ngôn ngữ ký Hoàng Phủ Ngọc Tường
nhằm góp thêm một cái nhìn toàn diện hơn về những tác phẩm ký của ông, từ

đó góp phần đánh giá, khẳng định vị trí của thể ký nói chung và ký Hoàng
Phủ Ngọc Tường nói riêng trong tiến trình văn học Việt Nam hiện đại, cũng
như góp phần vào việc giảng dạy thể loại ký ở trường phổ thông thêm hoàn
thiện và sâu sắc.
2. Lịch sử vấn đề
Không phải đến năm 1972, Hoàng Phủ Ngọc Tường mới bắt đầu sáng
tác, nhưng ông đã lấy mốc 1972 khi tập bút ký “ Ngôi sao trên đỉnh Phu Văn
Lâu” được xuất bản làm mốc khởi nghiệp văn chương của mình. Hơn 30 năm
cầm bút, trong đó hơn 12 năm đã phải chống chọi với bệnh tật, nhưng cùng
với các nhà văn khác, Hoàng Phủ Ngọc Tường đã góp phần làm nên diện mạo
đời sống văn học của thời đại mình bằng những sáng tác đều đặn về thơ, nhàn
đàm và đặc biệt là bút ký.
Trước Hoàng Phủ Ngọc Tường, thể ký đã có nhiều cây bút lão luyện,
nhưng cho đến ngày nay, Hoàng Phủ Ngọc Tường được đánh giá là một trong
những cây bút xuất sắc của thể loại này. Cuối năm 2006, đầu 2007 ông được
trao tặng giải thưởng nhà nước về văn học nghệ thuật.
Đánh giá chung về sự nghiệp văn chương của Hoàng Phủ Ngọc Tường,
sách giáo khoa Ngữ văn 12 đã viết: “Hoàng Phủ Ngọc Tường là một trong
những nhà văn chuyên về bút ký. Nét đặc sắc trong bút ký của ông là sự kết
hợp nhuần nhuyễn giữa chất trí tuệ và chất trữ tình, giữa nghị luận sắc bén với
tư duy đa chiều tổng hợp từ vốn kiến thức phong phú về triết học, văn hóa,
lịch sử, địa lý...Tất cả được thể hiện qua lối hành văn hướng nội, súc tích, mê
đắm và tài hoa” [84].
Cũng đánh giá cao về Hoàng Phủ Ngọc Tường và những sáng tác của
ông, nhà văn Nguyên Ngọc cùng đã từng viết: “ Đối với anh Tường tôi nghĩ,


7
chẳng việc gì phải giới thiệu. Tên tuổi anh người đọc cả nước đều biết rõ, độc
giả ngoài nước cũng nhiều người biết và hâm mộ. Anh là một trong số mấy

nhà văn viết ký hay nhất của văn học ta hiện nay” [74, tr.853]; “Ngòi bút của
anh vốn là một ngòi bút trữ tình” [74, tr.848].
Và cũng không phải ngẫu nhiên, trong “Tác giả văn học Việt Nam”
Nguyễn Đăng Mạnh đã xếp Hoàng Phủ Ngọc Tường vào một trong những
nhà văn tiêu biểu của văn học Việt nam hiện đại với lời giới thiệu đầy trân
trọng: “Trong số nhiều nhà văn đã dành gần như toàn bộ lao động nghệ thuật
của mình cho thể ký hiện nay, Hoàng Phủ Ngọc Tường là một cây ký đắc
sắc” [65].
Tác giả Hoàng Cát cũng đã đưa đến cho bạn đọc một cái nhìn khá sâu
sắc và toàn diện và sâu sắc về ký Hoàng Phủ Ngọc Tường: “ Không hề có cái
gì gọi là “đao to búa lớn” trong các trang viết của nhà văn Hoàng Phủ Ngọc
Tường, cũng không hề có sự “bài binh bố trận” gì cầu kỳ, giật gân hoặc đánh
vào thị hiếu tò mò và tầm thường theo “mốt” thời thượng mấy năn gần đây,
nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường cứ rỉ rả, cứ lặng lẽ kể ra, viết ra những dòng
chữ bình dị nhất, nhưng đồng thời cũng là bình dị nhất trong trái tim của một
nhà văn tài năng” [10, tr.856].
Cùng với Hoàng Sỹ Nguyên và Huỳnh Như Phương, Hoàng Cát cũng
đánh gía rất cao tài năng viết ký của Hoàng Phủ Ngọc Tường, xem ông là một
nhà văn có phong cách viết bút ký văn học rất riêng và đặc sắc. Đồng thời
Hoàng Cát cũng cho rằng, thế mạnh của Hoàng Phủ Ngọc Tường là ở “Tri
thức văn học, triết học, lịch sử, địa lý sâu và rộng” [10, tr.857].
Trần Thùy Mai cũng cho rằng: “Văn là vẻ đẹp phát tiết ra bên ngoài,
chất là sức mạnh tiềm tàng từ bên trong. Khi đọc lại những bài nghiên cứu
về văn hóa - lịch sử của anh Tường, tôi lại nhớ đến ý nghĩ ấy. Nếu “văn” ở
đây là nét tài hoa duyên dáng trong từng câu, từng chữ đem lại cho người


8
đọc sự hứng thú và rung cảm, thì “chất” chính là sức mạnh của vốn sống,
vốn kiên thức rất quảng bác làm giàu thêm rất nhiều cho sự hiểu biết của

người đọc” [61].
Tài năng, sức sáng tạo của Hoàng Phủ Ngọc Tường còn được Hoàng
Sỹ Nguyên nhận thấy ở: “Cái tâm của một con người dào dạt; là tấm lòng yêu
mến da diết văn hóa dân tộc, yêu quê hương, đất nước; là trái tim luôn cùng
nhịp đập với nhân dân, đồng loại” [77, tr.16].
Không chỉ được đánh giá cao về mặt nội dung, mà ký Hoàng Phủ Ngọc
Tường còn được đánh giá, khẳng định về mặt nghệ thuật.
Nguyên Ngọc chỉ ra cách viết bút ký của Hoàng Phủ Ngọc Tường qua
nhận xét: “Cũng chính nhà văn gốc Séc Milan Kundera vừa nhắc đến trên một
lần đã nói: “Cái nền trầm tưởng của một cuốn tiểu thuyết được chống đỡ bởi
đôi ba từ trừu tượng (và) dường như đôi khi một cuốn tiểu thuyết chỉ là một
cuộc đuổi bắt dài đôi ba định nghĩa (mấy từ trừu tượng) cứ lủi trốn đó”. Tôi
nghĩ cách viết của Hoàng Phủ Ngọc Tường quả đúng là như vậy ” [74, tr.850].
Tác giả Phạm Xuân Nguyên lại khám phá ra chất Huế trong những
trang viết của Hoàng Phủ Ngọc Tường. Cái chất Huế đã làm cho ngôn từ của
một thể loại vốn tưởng như chỉ khô khan trong việc chuyển tải sự thật đã trở
nên ngọt ngào như những bài thơ trữ tình sâu lắng: “Ngỡ như không khác
được: viết về sông Hương là phải vậy, viết về “văn hóa vườn” ở Huế là phải
vậy. Đó là những áng văn, tôi phải nói là mình không quá lời đâu, vì câu chữ
được chọn lựa cân nhắc kỹ càng, vì hình ảnh được sáng tạo độc đáo, vì cảm
xúc phong phú, bất ngờ, mới mẻ” [78, tr.854].
“Chất Huế của ký Hoàng Phủ Ngọc Tường vượt ra ngoài phạm vi chỉ
cái cụ thể riêng biệt của Huế thành ra một tính chất văn phong của nhà văn.
Anh thiên về nhìn con người, sự vật, sự kiện được phán ánh dưới góc độ lịch
sử - văn hóa như đã nói và qua lăng kính của một sự cảm nhận dịu êm, nhẹ
nhàng” [78, tr. 855].


9
Trong bài viết: “Xin được nói về Hoàng Phủ Ngọc Tường như một thi

sĩ của thiên nhiên” Lê Thị Hường đã rất sâu sắc khi nhận xét: “ Những trang
ký viết về Huế là những trang thơ văn xuôi, góp phần khẳng định sự thành
công của anh về thể ký, đồng thời bộc lộ rõ một phong cách riêng” [45].
Còn Hoàng Cát thì lại cho rằng: “Nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường có
biệt tài móc xích và xâu chuỗi các hiện tượng và các sự kiện lại trong mối
tương quan rất biện chứng, tạo thành cái duyên hấp dẫn riêng trong các trang
viết của ông. Nó làm cho các con chữ của ông không chỉ sang trọng, chững
chạc mà còn mang đậm tính cập nhật” [10, tr.858].
Sức hấp dẫn của ký Hoàng Phủ Ngọc Tường còn ở chỗ tác giả đã “Sử
dụng thành công các thủ pháp nghệ thuật sinh động, đa dạng...Khả năng tung
hoành của cái tôi, nghệ thuật sử dụng yếu tố lịch sử, yếu tố dân gian, truyền
thống dân tộc” [104]; ở ngòi bút “Đẫm đầy một chất thơ, chất trữ tình sâu
lắng”[93]; ở “Những trang viết đẹp, tràn đầy cảm xúc, giàu tính trữ tình cách
mạng” [95].
Nguyễn Đăng Mạnh còn khẳng định: “Những trang văn của ông viết về
Huế đã chứa đựng nhiều đặc sắc của văn phong ông: trầm tính, lắng đọng
trong giọng điệu; phong phú dày dặn trong vốn liếng và kỹ lưỡng mà tự nhiên
trong ngôn từ, cú pháp” [65].
Cùng ý kiến trên, Lê Xuân Việt lại cho rằng: “Với Hoàng Phủ Ngọc
Tường, cảnh sắc thiên nhiên Huế in rõ bản sắc, bút pháp trong sáng tác của
anh. Anh viết về Sông Hương, Bạch Mã, về “thành phố vườn” của Huế với
những liên tưởng phong phú, đa dạng, mang dấu ấn của một cây bút tài hoa
trong hư cấu sáng tạo hình tượng riêng đầy tính nghệ thuật” [104].
Đứng trên những góc độ và khía cạnh khác nhau, nhưng có thể thấy
hầu hết các ý kiến đều đánh giá cao tài năng, tâm huyết và phong cách ký
Hoàng Phủ Ngọc Tường. Mặc dù là thể loại không được đánh giá cao về mặt


10
nghệ thuật, thế nhưng qua những nhận xét, đánh giá ấy có thể thấy được sức

sáng tạo, dấu ấn tài năng, phong cách độc đáo của Hoàng Phủ Ngọc Tường
trên từng trang ký. Và điều đó đã giúp chúng tôi có cái nhìn toàn diện hơn khi
thực hiện đề tài này.
3. Phạm vi tư liệu khảo sát
Để thực hiện đề tài này, chúng tôi tập trung khảo sát 66 tác phẩm ký
của Hoàng Phủ Ngọc Tường đã được xuất bản gồm:
- 30 tác phẩm ký được Trần Thức tuyển chọn và in trong: “Tuyển tập
Hoàng Phủ Ngọc Tường”, Tập 2, nhà xuất bản Trẻ xuất bản năm 2002.
- 31 tác phẩm ký trong tuyển tập “Miền cỏ thơm” được nhà xuất bản
Văn nghệ Thành Phố Hồ Chí Minh xuất bản năm 2007.
4. Nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu
4.1. Nhiệm vụ nghiên cứu
4.1.1. Khảo sát, tìm hiểu những đặc điểm nổi bật ngôn ngữ ký
Hoàng Phủ Ngọc Tường trên một số phương diện: từ ngữ, câu văn, phương
thức tu từ...
4.1.2. Khẳng định phong cách ký Hoàng Phủ Ngọc Tường.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Để tiến hành thực hiện đề tài này, chúng tôi đã sử dụng các phương
pháp nghiên cứu sau:
4.2.1. Phương pháp khảo sát - thống kê
4.2.2. Phương pháp phân tích - tổng hợp
4.2.3. Phương pháp so sánh - đối chiếu
5. Nét mới của đề tài
Ký của Hoàng Phủ Ngọc Tường chưa thật sự được đi sâu khám phá về
mặt ngôn ngữ. Hầu như chưa thấy có một công trình nghiên cứu nào có một


11
sự đánh giá sâu sắc và toàn diện về phương diện này. Vì vây, với đề tài này,
chúng tôi mạnh dạn đi sâu vào khảo sát, tìm hiểu những đặc điểm nổi bật về

ngôn ngữ ký của Hoàng Phủ Ngọc Tường. Qua đó góp phần khẳng định
phong cách, tài năng của Hoàng Phủ Ngọc Tường cũng như những đóng góp
to lớn của ông trong tiến trình văn học Việt Nam hiện đại.
Do tính chất mới mẻ của đề tài, nên trong quá trình khảo sát, tìm hiểu
sẽ không tránh khỏi những hạn chế và thiếu sót. Vì thế, chúng tôi rất mong
nhận được sự góp ý, bổ sung ý kiến của quý thầy cô cùng các bạn đồng
nghiệp để khóa luận có thể hoàn chỉnh hơn.
6. Bố cục của khóa luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, luận văn được triển
khai qua 3 chương:
Chương 1. Những giới thuyết chung liên quan đến đề tài
Chương 2. Từ ngữ và một số biện pháp tu từ nổi bật trong ký Hoàng
Phủ Ngọc Tường
Chương 3. Câu văn trong ký Hoàng Phủ Ngọc Tường


12
Chương 1
NHỮNG GIỚI THUYẾT CHUNG LIÊN QUAN ĐỀ ĐỀ TÀI
1.1. Ngôn ngữ nghệ thuật
1.1.1. Khái niệm ngôn ngữ nghệ thuật
Mỗi loại hình nghệ thuật đều được xây dựng trên những chất liệu cơ
bản và văn học nghệ thuật đã lấy ngôn ngữ làm công cụ, làm chất liệu cơ bản
của mình. Vậy, ngôn ngữ nghệ thuật (ngôn ngữ văn học) là gì? Từ điển thuật
ngữ văn học định nghĩa: ngôn ngữ nghệ thuật là “Ngôn ngữ mang tính nghệ
thuật được dùng trong văn học. Trong ngôn ngữ học, thuật ngữ này có ý nghĩa
rộng hơn, nhằm chỉ một cách bao quát các hiện tượng ngôn ngữ được dùng
một cách chuẩn mực trong các văn bản báo chí, đài phát thanh, trong văn học
và khoa học” [27, tr.185]. Còn từ điển giải thích thuật ngữ ngôn ngữ học lại
định nghĩa như sau: “Ngôn ngữ văn học được xem là một trong những hình

thức tồn tại chủ yếu của ngôn ngữ, một trạng thái ngôn ngữ tiêu biểu với
những đặc điểm khác biệt là: tính đa chức năng về mặt biểu đạt; đặc tính tinh
luyện và chuẩn mực về cấu trúc và nguồn gốc phương ngữ của ngôn ngữ văn
học…” [106]. Như vậy, ngôn ngữ nghệ thuật là ngôn ngữ mẫu mực đã được
chuẩn hoá chọn lựa nhằm phục vụ cho hoạt động giao tiếp, sự hình thành,
phát triển tư duy, trí tuệ và toàn bộ hoạt động tinh thần của con người.
Ngôn ngữ toàn dân là cội nguồn của ngôn ngữ nghệ thuật. Hay nói cách
khác, ngôn ngữ nghệ thuật đã được hình thành từ ngôn ngữ toàn dân. Nhưng
đó là sự hình thành trên cơ sở chắt lọc và gọt giũa nhằm diễn tả một nội dung
ý nghĩa nào đó mang tính nghệ thuật. Chính vì thế ngôn ngữ nghệ thuật luôn
mang dấu ấn cá nhân, thể hiện cá tính sáng tạo, tài năng và phong cách của
nhà văn. Mối quan hệ giữa ngôn ngữ nghệ thuật và ngôn ngữ tự nhiên là quan
hệ nguồn gốc và thứ sinh, là quan hệ giữa bộ phận và toàn thể. TS Huỳnh


13
Như Phương quan niệm: “Ngôn từ trong tác phẩm văn học là kiểu lời nói
nghệ thuật do nhà văn sáng tạo trên cơ sở sản phẩm ngôn ngữ của một xã hội
mà ông ta tiếp thu được” [30, tr.170]. Ngôn ngữ nghệ thuật vừa là công cụ tư
duy, vừa là phương tiện chuyển tải hình tượng nghệ thuật chủ quan của người
nghệ sỹ, vì thế nó bao giờ cũng là thứ tín hiệu giàu phẩm chất tâm lý xã hội,
vừa giàu tính truyền thống, vừa giàu tính hiện đại; là sự biểu hiện đầy đủ nhất,
nổi bật nhất của ngôn ngữ văn hoá và rộng hơn nữa là ngôn ngữ toàn dân.
Ngôn ngữ là yếu tố thứ nhất của văn học. Nó là yếu tố đầu tiên và cũng
là yếu tố cuối cùng thể hiện cá tính sáng tạo, phong cách và tài năng của
người nghệ sỹ. Nhà văn sử dụng ngôn ngữ để tạo nên tác phẩm của mình là
một quá trình sáng tạo đặc biệt. Bởi lẽ trong quá trình ấy, nhà văn đã không
ngừng tìm tòi, phát hiện, làm phong phú thêm chất liệu mình sử dụng, từ đó
mang đến cho ngôn ngữ những giá trị mới, đồng thời góp phần làm giàu thêm
cho ngôn ngữ dân tộc. Sở dĩ làm được điều đó vì ngôn ngữ nghệ thuật có hai

bình diện nghĩa. Một mặt nó có khả năng thể hiện nghĩa trong hệ thống ngôn
ngữ văn hoá với ý nghĩa vố có của từ; mặt khác nó lại có khả năng biểu hiện ý
nghĩa hình tượng của tác phẩm nghệ thuật. Một tác phẩm nghệ thuật ngôn từ
không đơn giản là sự lắp ghép từ ngữ mà thực sự phải ẩn chứa trong đó sự
sáng tạo mang tính nghệ thuật.
Căn cứ để phân biệt ngôn ngữ nghệ thuật với các hình thái ngôn ngữ
khác chính là ở chỗ ngôn ngữ nghệ thuật là thứ ngôn ngữ mang chức năng
thẩm mĩ. Chức năng đó được thể hiện ở chỗ tín hiệu ngôn ngữ trở thành yếu
tố tạo nên hình tượng. Vì vậy, ngôn ngữ nghệ thuật là cả một kho tàng kiến
thức chứa đựng trong nó truyền thống văn hoá, chiều sâu thẩm mĩ. “Đó là
ngôn từ giàu tính hình tượng và giàu sức biểu cảm nhất được tổ chức một
cách đặc biệt để phán ánh đời sống, thể hiện tư tưởng, tình cảm và tác động
thẩm mĩ tới người đọc” [59, tr.185]. Nó có khả năng khơi gợi ở người đọc sự


14
cảm thụ thẩm mĩ, nhưng để chiếm lĩnh được nó, người đọc sẽ phải tự nâng
mình lên một cách toàn diện.
Thuộc tính của ngôn ngữ nghệ thuật chính là tính chính xác, tính hàm
súc, tính đa nghĩa, tính tạo hình và tính biểu cảm. Trong đó tính tạo hình hay
còn gọi là tính hình tượng là thuộc tính bản chất nhất xuyên suốt và quy định
mọi thuộc tính khác trong ngôn ngữ nghệ thuật. Nói như thế không có nghĩa
trong ngôn ngữ giao tiếp thường ngày các thuộc tính ấy không có, mà chỉ là
chúng nhất thời, ngẫu nhiên, không bền vững, còn trong văn học nghệ thuật,
do có cấu trúc đặc thù lại được tổ chức đặc biệt nên chúng trở thành những
thuộc tính thực tại. Vì thế qua năng lực nghệ sĩ, ngôn từ đã tự biểu diễn, tự
nói lên cái mà chỉ nghệ thuật ngôn từ mới nói được.
1.1.2. Ngôn ngữ văn xuôi và ngôn ngữ thơ
Mọi tác phẩm văn học đều được xây dựng trên chất liệu cơ bản là ngôn
ngữ, nhưng ở những thể loại khác nhau của mình, văn học lại có cách xây

dựng và tổ chức ngôn từ riêng, theo đặc trưng của thể loại. Chính vì vậy, ngôn
ngữ văn xuôi khác với ngôn ngữ thơ (ngôn ngữ trữ tình), khác với ngôn ngữ
kịch. Và trong cái nhìn khái quát nhất người ta thường phân biệt ngôn ngữ thơ
và ngôn ngữ văn xuôi. Sự phân biệt này không chỉ làm cho chúng ta thấy
được sự đa dạng, phong phú, cũng như những nét độc đáo trong cách tổ chức
ngôn ngữ nghệ thuật mà con thấy được sự giao thoa giữa chúng như những
tìm tòi, sáng tạo không ngừng nghỉ của người nghệ sĩ và khả năng vô hạn của
ngôn ngữ nghệ thuật.
Là một bộ phận của ngôn ngữ nghệ thuật, ngôn ngữ văn xuôi là “một
thứ ngôn ngữ đặc biệt, thứ ngôn ngữ được xây dựng chồng lên trên ngôn ngữ
tự nhiên với tư cách là hệ thống thứ hai” [57]. Ngôn ngữ văn xuôi có hình
thức tổ chức theo lời mô phỏng ngôn ngữ tự nhiên, nghĩa là có một dạng tổ
chức rất gần với các dạng lời nói trong các chức năng phi nghệ thuật. Đó là


15
thứ ngôn ngữ có sự đan xen, hoà quyện giữa ngôn ngữ trần thuật của người kể
chuyện, ngôn ngữ của nhân vật, ngôn ngữ của cái tôi trữ tình; giữa lời nói trực
tiếp và lời nói gián tiếp; giữa các hình thức: độc thoại, đối thoại... Tất cả
chúng đều có vai trò nhất định đồng thời tương tác lẫn nhau trong kết cấu của
ngôn ngữ tác phẩm. Chính vì thế, các yếu tố ngôn ngữ của các phong cách
ngôn ngữ khác như: phong cách sinh hoạt, phong cách hành chính, chính
luận, phong cách báo chí…đều có thể có mặt trong ngôn ngữ văn xuôi. Tính
chất đa thanh của ngôn ngữ văn xuôi tự sự hiện đại xuất phát từ chính tính
phức tạp và đa diện của đời sống. Ngôn ngữ ấy không còn là cuộc đối thoại
của các cá nhân riêng biệt mà đã là cuộc trò chuyện, tranh luận của cả một
thời đại, thậm chí là của các thời đại. Điều đó đã làm cho ngôn ngữ văn xuôi
ngày càng phong phú, đa dạng và giàu sức biểu hiện hơn.
Khác với văn xuôi - thể loại văn học thuộc phương thức tự sự, thơ là
thể loại văn học thuộc phương thức biểu hiện trữ tình gắn liền với những rung

động, cảm xúc tươi mới, trực tiếp của cái tôi trữ tình. “Thơ là một cách tổ chứ
ngôn ngữ hết sức quái đản để bắt người tiếp nhận phải nhớ, phải cảm xúc và
phải suy nghĩ do chính hình thức tổ chức ngôn ngữ này” (Phan Ngọc). Do đó,
có thể thấy, ngôn ngữ thơ luôn được tổ chức một cách độc đáo, trước hết đó là
thứ ngôn ngữ được trau chuốt, gọt giũa đến mức tinh luyện từ vô số lời nói
hằng ngày để tạo nên tính đa tầng về ý nghĩa, từ đó giúp nhà thơ chuyển tải
được tối đa sự tinh tế, phức tạp trong đời sống tình cảm của con người. Ngôn
ngữ thơ vì thế là sự kết tinh và thăng hoa của nghệ thuật ngôn từ.
Trong văn xuôi, các đơn vị ngôn ngữ cùng một loạt giống nhau được
tập hợp nhờ thao tác lựa chọn thông qua mối quan hệ liên tưởng. Nhà văn có
thể chọn bất kỳ đơn vị nào trong mỗi loại tương đồng rồi kết hợp với nhau để
tạo nên thông báo. Lựa chọn đơn vị nào trong hệ thống là do dụng ý nghệ
thuật của tác giả. Tính tương đồng của các đơn vị ngôn ngữ luôn được dùng


16
để xây dựng các kết hợp trong thơ. Do đó thơ khai thác triệt để thủ pháp lặp
lại của các đơn vị ngôn ngữ từ cấp độ ngữ âm, từ đến cấu trúc để tạo nên giá
trị thẩm mĩ. Vì vậy, văn xuôi được sáng tạo trên trục kết hợp thì thơ ca lại
được sáng tạo trên trục lựa chọn và được thể hiện trên trục kết hợp. Ngôn ngữ
thơ thường được lựa chọn rất kỹ càng vì nó chứa nhiều ý nghĩa xuất phát từ ý
đồ nghệ thuật của tác giả. Mỗi từ ngữ khi đưa vào thơ đều qua trục lựa chọn
của tác giả và luôn là những kết hợp độc đáo khác với sự liên kết từ ngữ
thông thường. Thơ chỉ dùng một lượng rất hữu hạn các đơn vị ngôn ngữ để
biểu hiện cái vô hạn của cuộc sống cũng như cảm xúc con người. Ngôn ngữ
thơ vì thế là thứ ngôn ngữ được trau chuốt gọt giũa một cách đầy công phu và
tỉ mỉ. Nói như thế không có nghĩa là ngôn ngữ văn xuôi không có sự trau
chuốt, gọt giũa. Đã nói đến nghệ thuật là nói đến sự sáng tạo. Và dù cho ngôn
ngữ văn xuôi luôn hướng đến sự giản dị, sự dễ hiểu, thiên về sự lột tả rồi sau
đó mới thể hiện tính hàm súc trong chính sự lột tả ấy thì ngôn ngữ văn xuôi

vẫn luôn không ngừng tìm kiếm cái đẹp của ngôn từ trong chính bản thân thể
loại của mình. Ngôn ngữ văn xuôi cũng không chấp nhận sự rườm rà, sự thừa
thãi, sự vụng về trong câu chữ. Nhưng vì đặc trưng thể loại nên nó cho phép
nhà văn thoái mái hơn, dễ dàng hơn trong việc sử dụng ngôn từ.
Nhưng với thơ thì khác, ngôn ngữ thơ thiên về tính hàm súc, cô đọng
đến đậm đặc. Ngay cả khi cần lột tả thì thơ vẫn dùng thủ pháp “lời ít ý nhiều”,
“ý tại ngôn ngoại”. Ngôn ngữ thơ là ngôn ngữ của màu sắc, âm thanh và nhạc
điệu với những cấu trúc đặc biệt. Thơ là một văn bản ngôn từ được tổ chức
bằng nhịp điệu. Tuy nhiên đây không phải là nhịp điệu thông thường vốn có
của ngôn ngữ văn xuôi mà là nhịp điệu được cách luật hoá, được quy định.
Ngôn ngữ thi ca bị chi phối bởi luật hài thanh, sự phối hợp nhịp nhàng giữa
hai âm vực cao - thấp, trầm - bổng, bởi cách hiệp vần, khổ thơ, lời thơ…Vì
thế câu trong ngôn ngữ thơ có kích thước nội tại, ngôn ngữ thơ bao giờ cũng


17
chia cắt thành những đơn vị tương ứng với nhau theo những quy luật tuần
hoàn âm thanh. Còn ngôn ngữ văn xuôi là liền mạch. Câu trong văn xuôi
không theo một kích thước bó buộc nào cả, không bị gò bó bởi bất cứ một
khuôn mẫu nào.
Trong văn xuôi, ngôn từ mang tính miêu tả, nó ít tập trung vào chính
nó. Nhiều khi ngôn từ còn trở thành đối tượng miêu tả, thiên về tính đối thoại,
thu hút vào mình những “giọng nói” không trùng khít nhau, tạo nên tính đa trị
cho ngôn ngữ. Tuy nhiên, tính đa trị ày không hoàn toàn giống với ngôn ngữ
thơ. Khi đi vào thơ, ngữ nghĩa của ngôn từ không dừng lại ở nghĩa đen, nghĩa
gốc, nghĩa trên bề mặt câu chữ mà nó đã đi vào những tầng ý nghĩa mới mẻ
hơn, tinh tế hơn, sâu sắc hơn tạo nên nghĩa bóng, nghĩa biểu trưng cho ngôn
ngữ thơ ca. Do đó, ngôn ngữ thơ vừa là ngôn ngữ, vừa là sự phủ nhận ngôn
ngữ chính là ở lẽ đó. Với một hình thức tổ chức ngôn từ đặc biệt, kết cấu lời
nói trong tác phẩm trữ tình là một kết cấu đơn tuyến, loại trừ những điểm

nhìn, những quan điểm, những giọng điệu khác nhau. Một tác phẩm trữ tình
dù có diễn tả bao nhiêu mâu thuẫn, xung đột đi chăng nữa thì nó vẫn chỉ được
biểu hiện bằng một ngôn ngữ thống nhất. Nhà thơ không có quyền nói bằng
giọng của người khác, không có quyền giả giọng hay nhại giọng. Tất cả đòi
hỏi một thứ ngôn ngữ thống nhất, mang tính chủ quan, hoàn toàn phụ thuộc
vào một giọng điệu trữ tình nhất định.
Cả ngôn ngữ thơ và ngôn ngữ văn xuôi đều là ngôn ngữ giàu sức khơi
gợi, dù khả năng ấy ở ngôn ngữ thơ mạnh mẽ hơn. Ngôn ngữ thơ có một sức
hút kỳ lạ, nó không chỉ gợi lên sự vật, hiện tượng mà còn gợi ra nhiều liên
tưởng, tưởng tượng trong tư duy, tình cảm của người tiếp nhận. Từ đó mở ra
cho người đọc khả năng cảm thụ thẩm mĩ vô hạn từ vẻ đẹp của ngôn từ.
Sự khác nhau trong hình thức tổ chức ngôn từ, trong kết cấu lời nói đã
làm cho ngôn ngữ thơ và ngôn ngữ văn xuôi tưởng chừng như là hai thế giới


18
đối lập. Thế nhưng giữa chúng lại có sự giao thoa, đặc biệt là trong văn học
hiện đại, sự giao thoa này ngày càng được thể hiện rõ nét. Yếu tố của văn
xuôi tự sự đã len lỏi vào trong tác phẩm trữ tình và ngược lại. Và từ đó đã
xuất hiện một thể thức mới - thể thức thơ văn xuôi. Việc xuất hiện thể thức
này là một nhu cầu tự thân của thời đại, giống như sự xuất hiện những hình
thái nghệ thuật khác trong dòng chảy của lịch sử phát triển nghệ thuật. Thơ
văn xuôi xuất hiện như là một thể thức lưỡng tính, có nghĩa trước hết nó phải
là thơ, sau đó mang hình thức của văn xuôi. Hai yếu tố này phải là một, hợp
nhất, hoà quyện trong một thể thống nhất. Xét về mặt thể loại, thơ văn xuôi
là thơ tự do, cận nhánh, không vần. Tính chất của câu văn xuôi dần đẩy thơ
sát với hiện thực, gần hơn với cuộc sống. Đổi lại chất lãng mạn, bay bổng
của ngôn ngữ thơ có phần yếu đi, cảm xúc cũng vì thế mà có phần kém sâu
sắc. Thơ văn xuôi ra đời trên thế giới cách đây đã hơn 3 thể kỷ, nhưng ở
nước ta bài thơ văn xuôi đầu tiên được thừa nhận xuất hiện cùng phong trào

thơ mới. Sinh thời, Xuân Diệu bàn rất nhiều đến thể thức này, ông cho rằng
thơ văn xuôi không phải là “hình thức chủ nghĩa” mà là “một nhu cầu hiện
trạng của sáng tác thơ, muốn mở rộng các hình thức, các thể điệu đặng phục
vụ cho sự diễn đạt nội dung hiện nay đắc lực hơn nữa” (Báo Văn nghệ số 86,
ngày 16/1/1965).
Ví dụ:
“Ồ, Mẹ ơi, Hoàng tử trẻ đẹp sắp đi qua nhà ta. Làm sao con có thể
chăm chú vào việc làm sáng nay? Mẹ dạy con vấn tóc đi. Mẹ bảo con nên
mặc áo màu nào đi. Mà sao mẹ lại nhìn con ngỡ ngàng thể hở mẹ?
Con biết chắc chàng sẽ chẳng thèm nhìn lên ô cửa sổ nhà ta. Con biết
chàng sẽ vượt qua tầm nhìn mắt con trong khoảnh khắc chỉ còn điệu nhạc hư
ảo, chập chờn của tiếng sáo từ xa nức nở sẽ đến với con” (Mẹ ơi, Hoàng tử
trẻ đẹp sắp đi qua nhà ta - Tagore).


19
Ngay từ những năm đầu thể kỷ XX, Xuân Diệu đã viết những truyện
ngắn thẫm đẫm chất thơ. Rồi sau đó người ta lại bắt gặp ở Tự Lực Văn Đoàn,
ở Thạch Lam những trang văn nhẹ nhàng, những câu chuyện dường như
không có cốt truyện ngày càng thu hút và lôi cuốn người đọc. Ngôn ngữ thơ
đã len lỏi vào văn chương tự sự như một tất yếu của nhu cầu đời sống con
người. Trong tác phẩm văn xuôi, người ta đã bắt gặp sự lặp lại ở tất cả các cấp
độ từ ngữ:
“Đôi khi tôi nhớ người đàn bà ở Bàu Sen, nhớ bóng dáng xấp xãi, ngơ
ngác chạy theo bóng dáng chiếc ghe sáng ấy…Tôi nhớ Điền, bao gồm nhớ
một đồng loại, nhớ một cách trò chuyện, nhớ một người nghe được tiếng tim
mình và nhớ một người che chở…Dường như chúng tôi nhớ, nhớ cồn cào”
(Cánh đồng bất tận - Nguyễn Ngọc Tư).
Hình ảnh trong văn xuôi được diễn tả bằng một giọng điệu trữ tình và
những câu văn xuôi thì mang âm hưởng của cấu trúc thơ rõ rệt. Không chỉ có

truyện ngắn hay tiểu thuyết mà với thể loại ký văn học, một thể loại vốn dĩ
mang tính chất khô khan thì sự đan xen, hoà quyện này càng được khai thác
một cách triệt để.
1.2. Ký và ngôn ngữ ký
1.2.1. Khái niệm ký
Trong cuộc sống ngày càng bộn bề, phức tạp, ký đã ra đời và phát triển
như một tất yếu của lịch sử phát triển của văn học nghệ thuật. Ký là một trong
những thể loại thuộc hệ thống văn học ngoại nhập. Thế nhưng khi du nhập
vào nền văn học Việt Nam nó đã tạo được chỗ đứng quan trọng và ngày càng
khẳng định được vị trí của mình.
Ký là loại hình văn học phức tạp nhất trong văn xuôi tự sự Việt Nam
thời trung đại, bởi khái niệm ký hàm chứa một nội diện có biên độ hết sức co
dãn. Thoạt tiên, ký có nghĩa là ghi chép sự việc gì đó để khỏi quên và thường


20
được dùng để chỉ công văn giấy tờ mang tính hành chính. Cùng với sự ra đời
của văn học trung đại Việt Nam vào thế kỷ X, dần dần ký cùng với truyện
ngắn và tiểu thuyết chương hồi hợp thành văn xuôi tự sự trung đại.
Giai đoạn đầu tiên từ thế kỷ X đến thế kỷ XVI là giai đoạn đặt nền
móng cho dòng tự sự viết dưới dạng ký. Ở giai đoạn này ký chưa đạt được
thành tựu như truyện ngắn vì ký vẫn dựa hoàn toàn vào văn học chức năng,
trong đó đa phần là văn học chức năng lễ nghi. Mặt khác, nếu truyện được
phép đi tìm thời gian đã mất, được tưởng tượng thì ký bị hạn chế trong cái
khuôn viết về hiện tại, những điều phi hư cấu. Hơn nữa, đời sống lúc đó
không có nhu cầu về ký và phương tiện in khắc cũng chưa nhiều nên loại ký
viết thành tập chưa có điều kiện ra đời. Giai đoạn này, ký chủ yếu ở dưới
dạng văn khắc và tự bạt. Nội dung của văn khắc không nổi bật nhưng văn
phong khá đa dạng. Mỗi bài thường kết hợp giữa tả cảnh, tả tình, kể việc, kể
người với việc phát biểu trực tiếp cảm nghĩ cá nhân khiến chúng mang đậm

chất ký. Tự và bạt viết ra nhằm mục đích giới thiệu, bình tác phẩm của người
khác hoặc bản thân tác giả để bày tỏ quan điểm của mình đối với văn chương,
học thuật.
Giai đoạn thứ hai từ thế kỷ XV đến thế kỷ XVII, xảy ra nhiều biến cố
lịch sử. Sau khi giành được độc lập, vua Lê đặt ngay cho đình thần nhiệm vụ
sưu tầm, sao chép, khôi phục các thư tịch đã mất hoặc còn sót lại trong dân
gian. Sự bùng nổ về tác phẩm sưu tầm, san định cũng như sáng tác trên nhiều
lĩnh vực làm cho thể văn tự bạt bùng nổ theo. Tác giả của những tự bạt đã
trình bày trực tiếp và thẳng thắn quan điểm của mình trên nhiều lĩnh vực, bởi
vậy, vai trò của người sưu tầm, tuyển soạn phải ra sức biện bạch đúng sai. Ký
dưới dạng tự bạt đến hậu kì trung đại tách dần ra thành phê điểm văn học và
chia tay văn xuôi tự sự. Song, nó đã đặt nền móng cho loại ký nghệ thuật: bởi
Tự bạt chính là tiếng nói cá nhân người viết.


21
Ở giai đoạn này, ký chưa thành một thể riêng, nó chỉ là một phần nhỏ
nằm trong tác phẩm tự sự nhiều thiên. Ranh giới giữa truyện và ký hết sức mờ
nhạt, và phân biệt dựa vào thái độ người viết. Nếu người cầm bút tách mình
khỏi các sự kiện, các nhân vật đang được miêu tả như người ngoài cuộc thì
đấy là truyện, ngược lại, tác giả hòa mình với tư cách là người trong cuộc thì
đấy là ký. Hồ Nguyên Trừng với tác phẩm “Nam Ông mộng lục”, Lê Thánh
Tông với “Thánh Tông di thảo” và Nguyễn Dữ với “Truyền kì mạn lục” là
những người đặt nên móng cho ký trung đại với việc “ghép” đoạn suy tư và
bình giá đối tượng đang phản ánh vào cuối mỗi thiên tự sự.
Ký chỉ thực sự ra đời ở giai đoạn thứ ba từ thế kỷ XVIII đến giữa thế
kỷ XIX với sự ra đời của “Thượng kinh ký sự” (1783) của Lê Hữu Trác. Tác
phẩm là đỉnh cao, hoàn thiện thể ký trung đại, và là mẫu mực cho lối viết ký.
Sau đó hàng loạt tác phẩm khác ra đời như: “Bắc hành tùng ký” của Lê
Quýnh, “Vũ trung tùy bút” của Phạm Đình Hổ và “Tang thương ngẫu lục”

của Phạm Đình Hổ và Nguyễn Án... Với sự xuất hiện của “Thượng kinh ký
sự” có thể thấy chưa bao giờ ký trung đại có một tác phẩm mà cái tôi cá nhân
của tác giả bộc lộ một cách rõ ràng như thế: tôi thấy, tôi nghĩ, tôi chỉnh đốn
hành lý... Tác phẩm còn là sự kết hợp tài tình nhiều bút pháp nghệ thuật: du
ký, nhật ký, hồi ký…Vì thế nó được xem là tác phẩm ký nghệ thuật đích thực
đầu tiên của văn học Việt Nam.
Giai đoạn cuối cùng của ký trung đại Việt Nam là nửa cuối thế kỷ XIX.
Đây là giai đoạn đời sống xã hội và văn học nghệ thuật bị đảo lộn dưới những
chiến dịch xâm lược của thực dân Pháp. Cũng như truyện ngắn và tiểu thuyết
chương hồi, sau khi đạt đỉnh cao ở giai đoạn thứ ba, ký rơi vào bế tắc. Song, ở
giai đoạn này vẫn có một tác phẩm ký đáng chú ý là “Giá Viên biệt lục” của
nhóm tác giả Phạm Phú Thứ, Phan Thanh Giản và Ngụy Khắc Đản. Lúc này,
ký đứng trước sự lựa chọn lịch sử của mình, một là tiếp tục truyền thống viết


22
ký bằng chữ Hán, hai là viết ký bằng một thứ chữ mới - chữ Quốc ngữ hiện
đại. Đứng trước thời cuộc mới, ký đã tìm ra được con đường đi của mình. Tác
phẩm “Chuyến đi Bắc Kỳ năm ất hợi” (1876) của Trương Vĩnh Ký dã đánh
đấu bước chuyển của thể loại ký từ loại hình trung đại sang loại hình hiện đại.
Ký trung đại kết thúc vai trò lịch sử của mình nhường chỗ cho ký Việt Nam
hiện đại.
Trong đời sống hiện đại, khi đời sống xã hội, kỹ nghệ in ấn và báo chí
ngày càng phát triển thì ký ngày càng phát huy được sức mạnh của mình trong
việc thâm nhập sâu hơn vào các lĩnh vực đời sống, vào những khúc quanh,
những bước ngoặt của lịch sử, của thời đại. Ký hiện đại đã thực sự trở thành
một mảng lớn góp phần làm nên diện mạo của nền văn học dân tộc từ những
sáng tác của Nguyễn Ái Quốc từ những năm 20 tới “Việc làng” của Ngô Tất
Tố, “Ngõ hẻm ngoại ô” của Nguyễn Đình Lạp, “Vỡ đê” của Vũ Trọng Phụng,
“Ở rừng” của Nam Cao, “Ký sự Cao Lạng” của Nguyễn Huy Tưởng, “Sống

như anh” của Trần Đình Vân, “Họ sống và chiến đấu” của Nguyễn Khải,
“Sông Đà” của Nguyễn Tuân, “Rất nhiều ánh lửa” của Hoàng Phủ Ngọc
Tường, “Nổi niềm U Minh hạ”, “Đồng cỏ chát” của Võ Đắc Danh…
Vì thế: “Ký văn học là một thể loại cơ động, linh hoạt, nhạy bén trong
việc phán ánh hiện thực ở cái thế trực tiếp nhất, ở những nét sinh động và tươi
mới nhất. Tác phẩm ký vừa có khả năng đáp ứng được những nhu cầu bức
thiết của thời đại, đồng thời vẫn giữ được tiếng nói vang xa, sâu sắc của nghệ
thuật. [20, tr.210].
“Trong nghiên cứu văn học Việt Nam đương đại, ký là một thuật ngữ
dùng để gọi tên một thể loại văn học bao trùm nhiều “thể” hoặc “tiểu loại”:
bút ký, hồi ký, du ký…” [33].
“Ký là một loại hình trung gian, nằm giữa báo chí và văn học, gồm
nhiều thể, chủ yếu là văn xuôi tự sự như bút ký, hồi ký, du ký, phóng sự, ký


23
sự, nhật ký, tuỳ bút…Ký không nhằm vào việc miêu trình hình thành tính
cách cá nhân trong tương quan với hoàn cảnh. Những câu chuyện đời tư khi
chưa nổi lên thành các vấn đề xã hội cũng không phải là đối tượng quan tâm
của ký. Đối tượng nhận thức thẩm mĩ của ký, thường là một trạng thái đạo
đức - phong hoá xã hội (thể hiện qua những cá nhân riêng lẻ), một trạng thái
tồn tại của con người hoặc những vấn đề xã hội nóng bỏng” [27, tr.137].
Ký văn học là những hình thức ghi chép linh hoạt trong văn xuôi với
nhiều dạng khác nhau: tường thuật, miêu tả, bình luận về sự kiện và con
người có thật trong cuộc sống với nguyên tắc tôn trọng tính xác thực và chú ý
đến tính thời sự của đối tượng miêu tả.
“Khác với truyện ngắn, truyện vừa, đặc biệt là tiểu thuyết, ký có quan
điểm thể loại là tôn trọng sự thật khách quan của đời sống, không hư cấu. Nhà
văn viết ký luôn chú ý đảm bảo cho tính xác thực của hiện thực đời sống được
phán ánh trong tác phẩm. Ký thường không có cốt truyện có tính hư cấu. Sự

việc và con người trong ký phải xác thực hoàn toàn, có địa chỉ hẳn hoi” [27,
tr.137-138].
Như vậy xét về mặt nội dung, đề tài, chủ đề mà ký phán ánh là các
trạng thái dân sự như kinh tế, chính trị, xã hội và các trạng thái tinh thần như
phong hoá, đạo đức…Ký miêu tả trực tiếp hiện thực hoặc đi vào tái hiện
những thời đoạn lịch sử đã qua. Có những tác phẩm đi vào miêu tả tính cách
xã hội hoặc dân tộc trong cuộc sống, lại có những tác phẩm chú ý miêu tả các
phong tục, tập quán của đất nước vùng miền qua những nét tính cách tiêu
biểu…Có những tác phẩm ký mang tính chất trữ tình triết lý, lại có những tác
phẩm nghiêng về tính chất báo chí, chính luận biểu thị sự quan tâm mang tính
thời sự đến những trạng thái và xu hướng nhất định của sự phát triển xã hội.
Bên cạnh đó là những tác phẩm ký đậm chất tư liệu, hướng vào việc tái hiện
chính xác thực tại với những sự kiện có thực, kèm theo sự lý giải, đánh giá


24
của người viết. Vai trò của chủ thể sáng tạo trong ký văn học là chọn lọc sự
việc, con người tiêu biểu trong dòng thời sự bề bộn, phức tạp; nhận xét, đánh
giá, bình luận có tính chính luận hoặc biểu hiện cảm xúc trữ tình; vận dụng hư
cấu trong khuôn khổ người thực, việc thực và sau đó là tạo cho con người và
sự việc có thêm sức sống, sức biểu hiện.
Như vậy có thể thấy, một trong những đặc trưng quan trọng của thể ký
là sự có mặt của cái tôi cá nhân người cầm bút. Tất cả sự kiện trong tác phẩm
đều là những sự kiện mà bản thân người viết hoặc nhân vật trong tác phẩm
chứng kiến, tham dự. Điều đó đã góp phần đảm bảo, nâng cao tính xác thực
cho đối tượng được miêu tả, đồng thời luôn thể hiện được cái tầm của người
viết về các vấn đề của đời sống xã hội. Để làm được điều đó, đối với người
viết ký kiến thức uyên bác, tài liệu tham khảo là không bao giờ thừa. Tuy
nhiên tầm quan trọng bậc nhất đối với người viết ký vẫn là nguồn tri thức trực
tiếp từ sự quan sát, trải nghiệm trong cuộc sống thực tại. Do đó, người viết ký

vẫn luôn luôn là những người theo “chủ nghĩa xê dịch”, đi nhiều, tìm hiểu
nhiều, bước chân rong ruổi trên mọi nẻo đường.
Tính chất hư cấu ở ký rất hạn chế, nó phải luôn nằm trong khuôn khổ
sự thực của đời sống. Nhà văn có thể hư cấu trong những thành phần không
xác định như nội tâm nhân vật, cảm xúc, thiên nhiên cũng như việc sắp xếp,
tổ chức các sự kiện, các chi tiết một cách hợp lý và sinh động nhất. Thế
nhưng cảm xúc của người cầm bút cùng với sự linh hoạt, nhạy bén trong việc
sử dụng từ ngữ và các biện pháp tu từ đã mang lại cho ký một linh hồn và một
sức sống đặc biệt. Như nhà văn - nhà báo Võ Đắc Danh đã từng nói: “Tôi thì
cho rằng hiện thực cuộc sống đã quá phong phú rồi, hà tất gì phải hư cấu. Khi
tiếp cận đời sống, tôi đã gặp những chất liệu thật mà dù cho một nhà văn có
tài đến đâu cũng không thể tưởng tượng ra nổi”. Ký không được hư cấu,
nhưng ký là văn học nghệ thuật, trong khi hư cấu là một quá trình tất yếu của


25
mọi hoạt động sáng tạo nghệ thuật. Không phải tất cả những sự kiện của cuộc
sống hiện thực cứ đưa vào trang viết là trở thành tác phẩm ký. Nó phải được
định hình qua bàn tay sáng tạo của tác giả, qua sự tự do về tinh thần.
Nguyên tắc điển hình hoá của ký văn học là trên cơ sở viết về người
thực, việc thực và tôn trọng tính xác thực của đối tượng miêu tả để chọn lọc
những hình tượng tiêu biểu, mang tính thời sự và thể hiện chúng một cách kịp
thời, chính xác nhất.
Người ta phân chia ký văn học thành 3 thể loại tiêu biểu: tự sự (bút ký,
hồi ký, phóng sự, ký chân dung, ký điều tra…), trữ tình (tuỳ bút, nhật ký,
thư…), chính luận (bút ký chính luận, bình luận văn chương, tác phẩm chính
luận…). Các thể loại ký luôn luôn mở rộng khả năng phán ánh, sáng tạo của
mình để phù hợp với đối tượng miêu tả. Nếu như bút ký, tuỳ bút hướng vào
phán ánh cuộc sống khách quan đồng thời bộc lộ những suy nghĩ chủ quan
của tác giả, thì nhật ký lại ghi chép những câu chuyện riêng tư của người cầm

bút, du ký ghi lại những câu chuyện, những sự việc mà tác giả bắt gặp trên
đường đi, thì hồi ký lại ghi lại những diến biến của một câu chuyện, của một
nhân vật theo thời gian qua sự hồi tưởng…Có thể thấy, mỗi thể loại của ký
văn học mang những đặc trưng riêng nhằm tái hiện lại bộ mặt của đời sống xã
hội trong sự bộn bề của nó, nhưng ranh giới phân biệt giữa các thể loại này
chỉ mang tính chất tương đối.
Có thể nói ký là một loại văn tự sự hay nói như Goulaiep ký là một
biến thể của loại tự sự. Tính xác thực là đặc trưng quan trọng nhất và có tính
nguyên tắc của ký. Vì thế ký không nhằm thông tin thẩm mĩ mà là thông tin
sự thật nhưng không phải vì vậy mà ký thiếu tính nghệ thuật. Tính nghệ thuật
của ký vốn dĩ đã nằm trong bản thân hiện thực đời sống, hình ảnh về quê
hương đất nước, lịch sử vẻ vang của dân tộc, những nét đẹp của văn hoá,
phong tục, tập quán, những câu chuyện đời thường, những nhân vật tiêu


×