Tải bản đầy đủ (.doc) (112 trang)

Ngôn ngữ phê bình của nguyễn tuân trong các bài viết bàn về văn học nghệ thuật luận văn thạc sỹ ngữ văn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (520.36 KB, 112 trang )

Bộ giáo dục và đào tạo
Trờng Đại học Vinh

TRƯƠNG THị HằNG

NGÔN NGữ phê bình CủA NGUYễN TUÂN
TRONG CáC BàI VIếT BàN Về VĂN HọC NGHệ THUậT

CHUYấN NGNH: NGễN NG HC
M S: 60.22.01

LUN VN THC S NG VN

Ngi hng dn: TS. NG LU


2

Vinh - 2011


MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU...............................................................................................................5
1. Lý do chọn đề tài...........................................................................................5
2. Lịch sử vấn đề................................................................................................6
3. Đối tượng nghiên cứu....................................................................................8
4. Mục đích nghiên cứu.....................................................................................9
5. Phương pháp nghiên cứu................................................................................9
6. Cấu trúc luận văn............................................................................................9
Chương 1


PHÊ BÌNH VĂN HỌC, NGÔN NGỮ PHÊ BÌNH
VĂN HỌC, MẢNG BÀI VIẾT VỀ VĂN HỌC NGHỆ THUẬT
CỦA NGUYỄN TUÂN.......................................................................................10
1.1. Phê bình văn học và vấn đề ngôn ngữ phê bình văn học...................10
1.1.1. Tính khoa học và tính nghệ thuật của phê bình văn học.................10
1.1.2. Phê bình văn học ở Việt Nam qua các giai đoạn...............................13
1.1.3. Ngôn ngữ phê bình văn học..................................................................21
1.2. Mảng bài viết về văn học nghệ thuật của Nguyễn Tuân.....................28
1.2.1. Vị trí của mảng bài viết về văn học nghệ thuật trong sự nghiệp
trước tác của Nguyễn Tuân.............................................................................28
1.2.2. Các đối tượng được đề cập trong mảng bài của Nguyễn Tuân viết
về văn học nghệ thuật.....................................................................................30
1.2.3. Lối tiếp cận của Nguyễn Tuân về các hiện tượng văn học nghệ
thuật được đề cập............................................................................................33
Tiểu kết chương 1............................................................................................38
Chương 2
TỪ NGỮ TRONG CÁC BÀI VIẾT VỀ VĂN HỌC NGHỆ THUẬT
CỦA NGUYỄN TUÂN.......................................................................................40
2.1. Yêu cầu về sử dụng từ ngữ trong văn bản phê bình văn học và nhận
thức của Nguyễn Tuân về vấn đề sử dụng từ ngữ.......................................40
2.1.1. Yêu cầu về sử dụng từ ngữ trong văn bản phê bình văn học..........40
2.1.2. Nhận thức của Nguyễn Tuân về việc sử dụng từ ngữ ......................41
2.2. Những đặc điểm nổi bật về từ ngữ trong các bài viết về văn học
nghệ thuật của Nguyễn Tuân..........................................................................44
2.2.1. Sự phong phú của vốn từ và sự phóng khoáng trong sử dụng............44
2.2.2. Cách dùng thuật ngữ khoa học của Nguyễn Tuân...............................47
2.2.3. Từ ngữ Hán - Việt trong văn phê bình của Nguyễn Tuân.................53
2.2.4. Lớp từ ngữ hội thoại trong văn phê bình của Nguyễn Tuân.............57
2.2.5. Tính nghệ thuật trong việc sử dụng từ ngữ của Nguyễn Tuân.........61
2.2.6. Dấu ấn phong cách Nguyễn Tuân qua sử dụng từ ngữ......................63



4
Tiểu kết chương 2............................................................................................66
Chương 3
CÂU VĂN TRONG CÁC BÀI VIẾT VỀ VĂN HỌC NGHỆ THUẬT CỦA
NGUYỄN TUÂN.................................................................................................68
3.1. Ý thức của Nguyễn Tuân về vấn đề câu văn..........................................68
3.2. Những đặc điểm nổi bật của câu văn trong các bài viết về văn học
nghệ thuật của Nguyễn Tuân..........................................................................69
3.2.1. Sự linh hoạt, đa dạng về cấu tạo câu...................................................69
3.2.2. Tu từ cú pháp trong câu văn Nguyễn Tuân..........................................78
3.2.3. Gia tăng tính nghệ thuật của câu văn..................................................84
3.2.4. Dấu ấn phong cách ngôn ngữ của Nguyễn Tuân thể hiện qua cú pháp
...........................................................................................................................101
Tiểu kết chương 3 .........................................................................................103
KẾT LUẬN.......................................................................................................103
TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................107


5

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Xuất hiện trên văn đàn vào đầu thế kỷ 20, Nguyễn Tuân là một tên
tuổi lớn của văn học Việt Nam hiện đại, một nhà văn bậc thầy, một nhân cách
văn hoá mẫu mực, một cây bút có sức viết dồi dào. Ông đã để lại cho đời một
di sản quý báu với hàng trăm tác phẩm văn học, khẳng định được tên tuổi, vị
trí danh dự trong lòng công chúng độc giả. Ông được xem là “bậc thầy của
nghệ thuật ngôn từ”, “là một nghệ sĩ ngôn từ đưa cái đẹp thăng hoa” [1, tr.

369]… Đã có nhiều người nghiên cứu về ngôn ngữ Nguyên Tuân ở các cấp
độ, trong các thể loại văn học khác nhau như: truyện ngắn, tuỳ bút, bút ký,
kịch, thơ, phê bình văn học... Các công trình nghiên cứu đã có những nhận
định về đặc điểm ngôn ngữ Nguyễn Tuân: vốn từ vựng phong phú, cách dùng
từ mới lạ, táo bạo, lối nói sáng tạo, nghệ thuật so sánh tài hoa, câu văn biến
hoá linh hoạt, sự liên tưởng bất ngờ... Không chỉ sáng tác thơ, tiểu thuyết,
truyện ngắn, kí,... Nguyễn Tuân còn viết phê bình văn học nghệ thuật, dựng
chân dung văn học. Đây cũng là một mảng đặc sắc, không chỉ bộc lộ vốn tri
thức, quan điểm thẩm mĩ của nhà văn, mà còn cho thấy sự thống nhất của một
phong cách ngôn ngữ. Nói cách khác, phong cách ngôn ngữ của Nguyễn Tuân
sẽ được hình dung rõ nét hơn nếu ta tìm hiểu một cách đầy đủ cả mảng này
trong sự nghiệp của ông.
1.2. Hiện nay, việc nghiên cứu ngôn ngữ trong các loại văn bản đang là
hướng đi có nhiều triển vọng. Nhiều công trình khảo sát diễn ngôn dưới góc
độ ngôn ngữ đã có những khám phá sâu sắc, qua đó, các giá trị của văn bản
được khẳng định. Với một nhà văn như Nguyễn Tuân, việc áp dụng các thao
tác ngữ học đề nghiên cứu các trước tác của ông tỏ ra rất phù hợp. Bằng
chứng là đã có không ít công trình với những qui mô khác nhau lần lượt ra
đời. Trong bối cảnh đó, các bài viết của Nguyễn Tuân về văn học nghệ thuật


6
cũng rất đáng được tìm hiểu không chỉ ở phương diện nội dung, mà còn ở
phương diện ngôn ngữ. Kết quả nghiên cứu ở mảng này sẽ cho ta những cứ
liệu rất cần thiết để khẳng định một phong cách ngôn ngữ.
1.3. Trong chương trình Ngữ văn THCS và THPT hiện hành, một số
tác phẩm của Nguyễn Tuân đã có mặt. Không thể cảm thụ tốt giá trị các tác
phẩm của nhà văn độc đáo và phức tạp này nếu thiếu sự hiểu biết sâu sắc hình
thức ngôn từ mà ông sử dụng. Nhiều nhà nghiên cứu phê bình, các nhà giáo
với những bài viết tâm đắc của của họ về tác phẩm của Nguyễn Tuân trong

nhà trường đã chứng minh điều đó.
Từ những lý do trên, chúng tôi lựa chọn vấn đề Ngôn ngữ phê bình
của Nguyễn Tuân trong các bài viết bàn về văn học nghệ thuật làm đề tài
luận văn thạc sĩ ngành Ngôn ngữ học, với mong muốn được hiểu thêm một
khía cạnh trong sự nghiệp của nhà văn, đồng thời góp thêm những tư liệu cho
việc dạy học tác phẩm của Nguyễn Tuân trong nhà trường.
2. Lịch sử vấn đề
Đề tài về Nguyễn Tuân luôn gây được sự chú ý và hấp dẫn đối với
người đọc, nhất là giới nghiên cứu văn học.
Với một đời cầm bút, Nguyễn Tuân đã để lại cho đời những áng văn
chương đặc sắc: Vang bóng một thời, Chùa Đàn, Chiếc lư đồng mắt cua,
Thiếu quê hương, Sông Đà, Hà Nội ta đánh Mỹ giỏi... Bên cạnh đó, ông còn
có các bài tiểu luận đặc sắc về Tú Xương, Tản Đà, Vũ Trọng Phụng, Sê-khốp,
Đốt-tôi-epxki, về tranh Bùi Xuân Phái, về kịch bản phim Vợ chồng A Phủ, về
tiếng ta… được viết với bút pháp của một nhà văn bậc thầy đồng thời là nhà
khảo cứu đam mê, uyên bác. Tuy nhiên, từ trước đến nay, giới nghiên cứu chủ
yếu tập trung vào mảng sáng tác của Nguyễn Tuân, chưa có nhiều bài viết
đánh giá những mảng phê bình nghệ thuật của ông.


7
Nguyễn Đăng Mạnh có lẽ là nhà nghiên cứu đã tìm hiểu cách toàn diện
và đầy đủ nhất về con người và sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Tuân. Ông đã
cung cấp cho người đọc một cái nhìn bao quát về Nguyễn Tuân từ thân thế, sự
nghiệp đến quan điểm nghệ thuật. Về ngôn từ của Nguyễn Tuân, Nguyễn
Đăng Mạnh nhận định: “Câu văn Nguyễn Tuân cũng có nhiều kiểu kiến trúc
đa dạng. Ông là một nghệ sĩ ngôn từ biết chú trọng tới âm điệu, nhịp điệu của
câu văn xuôi… Nguyễn Tuân có một kho từ vựng hết sức phong phú mà ông
đã cần cù tích luỹ với lòng yêu say mê tiếng mẹ đẻ, mà không phải chỉ tích
luỹ những từ sẵn có. Ông luôn luôn có ý thức sáng tạo từ mới với tư cách

dùng từ mới. Vốn từ vựng đối với người viết văn như nước đối với cá. Từ
càng giàu có người viết càng thả sức tung hoành. Đọc Nguyễn Tuân, thấy ông
như con cá vùng vẫy thoải mái giữa hồ sâu nước cả là vì thế [39, tr.143].
Họa sĩ Tạ Tỵ cũng dành cho Nguyễn Tuân những lời đánh giá trân
trọng: “Mỗi tác phẩm của Nguyễn Tuân đều súc tích và chứa đựng sự buông
bắt, vượt thoát của ngôn ngữ đi vào thế giới riêng biệt mà chỉ có Nguyễn
Tuân mới đủ sức phung phí và sử dụng để hình thành một kiến trúc vĩ đại.
Mỗi chữ Nguyễn Tuân dùng đều trở nên quý giá. Nguyễn Tuân viết mà như
điêu khắc, cầu kì chạm chỗ vào mặt đá quý những nét trác tuyệt… Nói đến
Nguyễn Tuân là nói đến một giá trị hiển nhiên, là khơi sáng lại dòng thời gian
đã chìm khuất, là nhớ đến vùng trời xôn xao của thanh âm ngôn ngữ. Hành
trình đi vào tác phẩm của Nguyễn Tuân như hành trình vào một cung điện
tráng lệ đầy màu sắc diễm ảo” [70, tr.36].
Nhìn tác phẩm của Nguyễn Tuân từ phương diện nghệ thuật, Nguyễn
Lai cho rằng “Nguyễn Tuân là một nhà văn luôn có ý thức trân trọng, nâng
niu và giữ gìn sự phong phú giàu có của tiếng Việt. Ông đã tích luỹ cho mình
một vốn từ hết sức phong phú. Câu văn của Nguyễn Tuân giàu hình ảnh, giàu
sắc thái biểu cảm cùng với nhịp điệu không bị gò bó. Câu văn Nguyễn Tuân
rất khó bắt mạch quy luật ngữ pháp. Câu dài trong văn Nguyễn Tuân không


8
chỉ khắc phục được lối văn biền ngẫu mà nó còn gợi mở cách dùng từ tiếng
Việt với những câu dài phóng khoáng nhất… Văn Nguyễn Tuân chấm câu
khá tự do, cực đoan trong việc dùng dấu phẩy, mạnh dạn dùng dấu nối để tạo
tổ hợp định danh mới…” [29, tr.86].
Từ góc độ ngôn ngữ, đã có hàng loạt bài viết, nhiều luận văn thạc sĩ,
luận án tiến sĩ chọn tác phẩm Nguyễn Tuân làm đề tài nghiên cứu. Với đề tài
Ngôn từ nghệ thuật trong sáng tác của Nguyễn Tuân, luận án tiến sĩ của
Nguyễn Thị Ninh đã xem xét các cấp độ ngôn từ nghệ thuật trong sáng tác

của Nguyễn Tuân dưới ánh sáng thi pháp học. Trần Thị Phương Thuỷ với đề
tài Hình tượng tác giả trong ký của Nguyễn Tuân đã xem xét cái nhìn và nghệ
thuật tự sự, các sắc thái giọng điệu trong ký của Nguyễn Tuân. Luận án tiến sĩ
của tác giả Đặng Lưu với đề tài: Ngôn ngữ tác giả trong truyện Nguyễn Tuân
là công trình nghiên cứu ngôn ngữ trong tác phẩm thuộc thể loại truyện của
Nguyễn Tuân dưới góc nhìn phong cách học. Sau luận án tiến sĩ nêu trên, tác
giả tiếp tục nghiên cứu ngôn ngữ của Nguyễn Tuân một cách toàn diện, sâu
sắc hơn, thể hiện ở công trình đề tài khoa học cấp Bộ đã nghiệm thu: Phong
cách ngôn ngữ Nguyễn Tuân (2009).
Nhìn một cách bao quát, các công trình nêu trên đã đi sâu vào ngôn ngữ
các thể tài mà Nguyễn Tuân sáng tạo, nhất là truyện và tùy bút. Với đề tài
này, chúng tôi muốn đề cập đến nét độc đáo trong phong cách ngôn ngữ
Nguyễn Tuân ở một mảng chưa được giới nghiên cứu khai thác nhiều để có
cái nhìn toàn diện hơn về phong cách ngôn ngữ của nhà văn, đó là các bài tiểu
luận về văn học nghệ thuật của Nguyễn Tuân. Đề tài tuy khá mới mẻ, nhưng
những công trình nghiên cứu về ngôn ngữ thuộc các thể tài khác của Nguyễn
Tuân mà những người đi trước đã thực hiện là những tài liệu tham khảo rất bổ
ích, giúp chúng tôi xác lập được cách tiếp cận và hướng nghiên cứu của mình.
3. Đối tượng nghiên cứu


9
Trong khuôn khổ của luận văn này, chúng tôi tiến hành khảo sát tất cả
các bài viết của Nguyễn Tuân in trong cuốn Nguyễn Tuân bàn về văn học
nghệ thuật, Nxb Hội Nhà văn, 1999.
4. Mục đích nghiên cứu
Khảo sát một cách toàn diện các cấp độ ngôn ngữ trong các bài viết viết
về văn học nghệ thuật của Nguyễn Tuân; nhận diện những nét riêng về ngôn
ngữ của tác giả ở mảng bài viết này; so sánh, đối chiếu với cách dùng ngôn
ngữ trong các sáng tác của ông để nhận ra sự thống nhất của một phong cách

ngôn ngữ.
5. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sẽ sử dụng phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp thống kê, phân loại;
- Phương pháp phân tích ngôn ngữ;
- Phương pháp so sánh và đối chiếu.
6. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Phê bình văn học, ngôn ngữ phê bình văn học, mảng bài
viết về văn học nghệ thuật của Nguyễn Tuân.
Chương 2: Từ ngữ trong các bài viết về văn học nghệ thuật của
Nguyễn Tuân.
Chương 3: Câu văn trong các bài viết về văn học nghệ thuật của
Nguyễn Tuân
Sau cùng là Tài liệu tham khảo.


10
Chương 1
PHÊ BÌNH VĂN HỌC, NGÔN NGỮ PHÊ BÌNH
VĂN HỌC, MẢNG BÀI VIẾT VỀ VĂN HỌC NGHỆ THUẬT
CỦA NGUYỄN TUÂN
1.1. Phê bình văn học và vấn đề ngôn ngữ phê bình văn học
1.1.1. Tính khoa học và tính nghệ thuật của phê bình văn học
Về khái niệm phê bình văn học, nhà nghiên cứu Đỗ Lai Thúy nêu câu
hỏi: phê bình văn học là gì? Và theo ông, đây là câu hỏi thuộc loại bàn thể
luận. Loại câu hỏi này, lời hỏi chỉ là một, nhưng lời đáp thì có thể là nhiều,
thậm chí rất nhiều. Nhận thức về bản chất của phê bình văn học là một quá
trình, và quan niệm về phê bình văn học cũng đã từng có những chỗ rất khác
nhau. Nhưng dù chưa phải đã có sự nhất quán trong các quan niệm, thì cũng

không thể phủ nhận rằng, phê bình văn học là một hoạt động tất yếu của mọi
nền văn học. Sản phẩm nghệ thuật ra đời, đồng thời cũng phải chịu sự phán
xét của công chúng tiếp nhận: hoặc khen hoặc chê. Thái độ đó không chỉ của
bạn đọc nói chung, mà quan trọng hơn, ở một lớp "độc giả đặc biệt", có sự am
hiểu sâu sắc về văn học, có quan điểm lí thuyết, có vốn văn hóa sâu rộng: các
nhà phê bình văn học.
Theo Đỗ Lai Thúy, phê bình có thể hiểu theo nghĩa rộng, nghĩa thông
tục của ngôn ngữ thường nhật, hay nghĩa hẹp, nghĩa chuyên môn của khoa
học văn học. Theo nghĩa rộng, phê bình chỉ bất cứ sự khen chê, đánh giá nào
về một tác phẩm, một sự kiện văn học, từ một câu thơ câu văn cho đến một sự
nghiệp sáng tạo, một nền văn học. Nhưng phê bình văn học theo nghĩa là một
hoạt động chuyên môn thì chỉ xuất hiện khi nhân loại bước vào thời đại mới,
trước hết là ở châu Âu (đầu thế kỉ XIX) [60, tr.18-19]. Và cũng chỉ phê bình
hiểu theo nghĩa hẹp như vậy mới là một hoạt động vừa mang tính khoa học,
vừa mang tính nghệ thuật.


11
Phê bình văn học có có đối tượng riêng, có phương pháp riêng, và
chính điều này qui định tính khoa học của nó. Đối tượng của phê bình văn
học là trước hết là tác phẩm - yếu tố trung tâm của hệ thống văn học. "Người
ta có thể phê bình một một tác giả, một hiện tượng văn học, thậm chí một
thời đại văn học, nhưng cơ sở của tất cả các phê bình trên vẫn là phê bình tác
phẩm" [60, tr.25].
Theo nhận thức chung, tác phẩm văn học đã là đối tượng nghiên cứu
của một số khoa học xã hội và nhân văn. Tùy theo mục đích của mình, mỗi
khoa học có hướng tiếp cận riêng đối vôi tác phẩm văn học.
Xem tác phẩm là đối tượng, nhưng phê bình văn học của thế giới trước
thế kỉ XX coi tác phẩm như là sự mô phỏng cuộc sống, như là bản sao của
thiên nhiên. Chỉ từ thế kỉ XX, tác phẩm mới thực sự là một tồn tại tự thân, và

do vậy, mới là đối tượng nghiên cứu thực sự của khoa học văn học, trong đó
có phê bình văn học. Và cũng từ đây, phê bình văn học phải có quan niệm đầy
đủ về tác phẩm văn học, trên cơ sở đó mới có thể xác định các phương pháp
phù hợp.
Nói đến tác phẩm văn học là nói đến một sáng tạo ngôn từ. Từ chất liệu
có sẵn là ngôn ngữ tự nhiên, nhà văn tạo nên tác phẩm. Một tác phẩm văn học
chỉ thực sự có sức sống tự thân khi nó là sản phẩm độc đáo, mang tính đơn
nhất, không lặp lại.
Văn học là một loại hình nghệ thuật, do vậy, tác phẩm văn học phải là một
nghệ thuật. Nghĩa là nó có những thuộc tính chung với những loại hình nghệ
thuật mà con người đã tạo ra như âm nhạc, hội họa, kiến trúc, điêu khắc, múa,
sân khấu, điện ảnh. Đặc trưng chung của nghệ thuật là tính thẩm mĩ, tính gợi
cảm. Không tạo ra cái đẹp, không được xem là nghệ thuật. Mặt khác, không có
khả năng đánh thức cảm xúc của con người cũng chưa phải là nghệ thuật.
Tính khoa học của phê bình văn học thể hiện ở các phương pháp mà nó
vận dụng. Trên tiến trình phát triển của mình, phê bình văn học đã từng được
biết đến với các phương pháp: phê bình ấn tượng chủ nghĩa, phê bình tiểu sử


12
học, phê bình văn hóa - lịch sử, phê bình xã hội học mác xít, phê bình phong
cách học, phê bình thi pháp học, phê bình phân tâm học, phê bình văn học từ
hệ thống văn hóa. Mỗi phương pháp phê bình ra đời đều gắn với hệ tư tưởng,
với những quan niệm triết mĩ, với lí thuyết. Thiếu lí thuyết, nhà phê bình - nói
theo cách Nguyễn Hưng Quốc - không khác gì người mù. Trong tiểu luận Ba
chức năng chính của phê bình, Nguyễn Hưng Quốc viết: "Các lý thuyết văn
học vừa tồn tại như một sự phê bình đối với bản thân ý niệm văn học vừa tồn
tại như một cương lĩnh để các nhà phê bình cũng như người đọc nói chung
theo đó tiến hành công tác phê bình các tác phẩm văn học. Trong cách nhìn
này, phê bình văn học và lý thuyết văn học có quan hệ mật thiết với nhau:

không có một lý thuyết văn học nào không được hình thành trước hết như một
cách phê bình đối với một lý thuyết, hoặc ít nhất, đối với một cách nhìn nào
đó về văn học; và không có một hành động phê bình nghiêm chỉnh nào lại
không dựa trên một cơ sở lý thuyết nhất định. Khi tính chất đa nguyên về văn
hoá và thẩm mỹ càng phát triển, các nhà phê bình càng đối diện với nhu cầu
tự chứng minh và bênh vực cho các luận điểm của mình, do đó, càng phải lún
sâu vào lý thuyết: ngay cả khi họ thực lòng không thích lý thuyết thì họ cũng
bị buộc phải lý thuyết hoá thái độ phản - lý thuyết của họ" [52].
Hiện nay, người ta chia phê bình thành phê bình báo chí và phê bình
học thuật. Dĩ nhiên, phê bình học thuật có tính khoa học cao hơn, có đóng góp
nhiều hơn cho sự phát triển của bản thân nền phê bình cũng như sự tác động
tích cực đến hoạt động sáng tạo của người nghệ sĩ.
Không chỉ có tính khoa học, phê bình văn học còn mang tinh nghệ
thuật. Điều này bị qui định trước hết ở đối tượng của phê bình: tác phẩm văn
học là một hiện tượng thẩm mĩ. Hành trình "thám mã", khám phá những giá
trị của tác phẩm văn học của nhà phê bình không chỉ trông cậy ở sự "thông
minh", sự sắc sảo của lí trí, ở hiệu năng của lí thuyết được vận dụng, mà còn ở
sự rung động của tâm hồn. Nhà phê bình Đỗ Lai Thúy quan niệm: "Nhà văn


13
và nhà phê bình đều đi trên một lộ trình, nhưng ngược chiều nhau: sáng tác đi
từ ý tưởng đến ngôn ngữ bằng con đường trực giác nghệ thuật, còn phê bình
đi ngược lại từ ngôn ngữ đến ý tưởng bằng con đường ý thức khoa học" [60,
tr.55]. Ông cũng "định lượng hóa" thao tác của nhà văn và của nhà phê bình:
"Nói một cách định lượng thô thiển thì, khi sáng tác, nhà văn sử dụng 70%
trực giác, xuất thần, cảm hứng và 30% ý thức, còn khi phê bình tác phẩm, nhà
phê bình lại sử dụng 70% ý thức và 30% trực giác" [60, tr.55]. Một "liều
lượng trực giác" mà nhà phê bình cần đến trong hoạt động của mình như vậy
là điều có ý nghĩa quyết định để anh ta có thể chỉ ra chỗ ẩn giấu của cái đẹp

cũng như giải thích về cái đẹp được khám phá.
Nhà phê bình có vị thế độc lập với người sáng tạo. Bởi thế, văn bản phê
bình tồn tại song song với văn bản nghệ thuật mà nó tìm hiểu, đánh giá. Ở chỗ
này, nhà phê bình cũng được xem là người sáng tạo. Nếu sáng tạo của nhà
văn dựa trên chất liệu đời sống, thì nhà phê bình sáng tạo trên vật liệu đặc thù:
tác phẩm của nhà văn. Nhà phê bình là một nhà văn. Tác phẩm phê bình là
một tác phẩm văn chương. Người ta gọi đây là phê bình nghệ sĩ. Phê bình là
một tác phẩm nghệ thuật, là sự tái kiến tạo một phong cách từ một phong cách
khác, là sự biến đổi ngôn ngữ thành một ngôn ngữ khác. Trong lịch sử phê
bình của chúng ta, Thi nhân Việt Nam của Hoài Thanh và Hoài Chân là ví dụ
điển hình của phê bình nghệ sĩ, và chính tác phẩm này đã đem đến cho độc
giả nhã hứng đặc biệt như đọc những vần Thơ mới vậy.
1.1.2. Phê bình văn học ở Việt Nam qua các giai đoạn
1.1.2.1. Giai đoạn 1930 - 1945
Giai đoạn 1930 - 1945, nền văn học Việt Nam có bước phát triển vượt
bậc. Bên cạnh thơ, tiểu thuyết, truyện ngắn, phóng sự,... phê bình văn học
cũng khởi sắc và gặt hái những thành tựu quan trọng.
Sự ra đời của phê bình ở Việt Nam phải kể đến những bài đầu tiên có
tính chất đặt nền móng như Văn minh tân học sách của Đông Kinh nghĩa


14
thục. Sau đó, trong vòng một thập kỉ, đã xuất hiện một loại bài, hoặc các cuốn
sách mang tính chất phê bình, khảo cứu rõ rệt hơn như Nghề hát bội của ta và
nghề diễn kịch của người châu Âu của Nguyễn Văn Vĩnh; Việt Nam phong
tục của Phan Kế Bính; Tâm lí Thúy Kiều, Thế nào gọi là kịch, Văn học Pháp,
bàn về tiểu thuyết của Phạm Quỳnh; Lời khuyên học trò của Nguyễn Bá Học;
Văn tiêu khiển và văn biện thuyết của Hoàng Tích Chu; Nam thi hợp tuyển và
Tục ngữ phong dao của Nguyễn Văn Ngọc, các bài bàn về quốc văn của Ngô
Đức Kế... [67, tr.650].

Tuy nhiên, phê bình văn học chỉ thực sự đột khởi và có những thành
tựu đáng kể để trở thành một thể loại độc lập ở những năm 1930 - 1940 của
thế kỉ trước với những tác giả, tác phẩm đi vào lịch sử văn học văn học nói
chung, lịch sử phê bình nói riêng. Phải kể đến Việt Nam văn hóa sử cương
của Đào Duy Anh; Phê bình và cảo luận của Thiếu Sơn; Dưới mắt tôi của
Trương Chính; Việt Nam văn học cổ sử của Nguyễn Đổng Chi; Nhà văn hiện
đại của Vũ Ngọc Phan; Thi nhân Việt Nam của Hoài Thanh; Văn học khái
luận của Đặng Thai Mai, và một số bài của Lê Tràng Kiều, Trương Tửu... Ở
những bước đi ban đầu này, phê bình văn học tuy không tránh khỏi những
non nớt, thô vụng với những nhận xét mang tính chủ quan, cảm tính, nhưng
nhìn chung, nó đã nỗ lực hướng tới một ý thức khoa học cao trong nghề
nghiệp, "Biết mượn các phương pháp khoa học của Tây phương mà nghiên
cứu những vấn đề có liên quan đến văn hóa nước mình" (Dương Quảng
Hàm).
Hơn nửa thế kỉ trôi qua, đến nay, có những quan điểm của các nhà phê
bình tiền bối đã trở thảnh lỗi thời, nhưng không ít quan điểm đã vượt qua thời
gian, vẫn giữ được giá trị khoa học. Các tác giả có khi bộc lộ thái độ khắt khe
đối với tác phẩm của mình, nhưng thực tế của khoa học đã xác nhận chân giá
trị của chúng. Chính Hoài Thanh vào cuối đời đã tự nghiệm rằng, nếu không
có cuốn Thi nhân Việt Nam, mọi người chưa hẳn đã coi ông là một nhà văn.


15
Quả thật, với Thi nhân Việt Nam, người đọc không chỉ được thưởng thức cái
hay, cái đẹp đích thực của văn chương, mà còn cảm nhận được cái duyên
dáng, đặc sắc, tài hoa của người viết phê bình. Bằng vốn hiểu biết sâu rộng và
một năng lực cảm thụ văn chương tinh tế, nhà phê bình đã cho ta thấy được
Thơ mới - một thể loại văn học xuất hiện đã có một vị trí thế nào trong đời
sống văn học.
Song hành với Phê bình và cảo luận của Thiếu Sơn, Thi nhân Việt Nam

của Hoài Thanh là Việt Nam văn học sử yếu của Dương Quảng Hàm. Tác
phẩm này được coi là công trình văn học sử đầu tiên viết bằng quốc ngữ.
Công lao của Dương Quảng Hàm không chỉ phân chia được các giai đoạn văn
học Việt Nam từ thời Lý - Trần (thế kỉ X - XIV), thời kì - Lê Mạc (thế kỉ XV
- XVIII), thời kì cận đại (thế kỉ XIX), mà còn đánh giá được một cách khái
quát sự hình thành một nền quốc văn mới đầu thế kỉ XX với những tác gia và
tác phẩm hiện đại.
Bên cạnh những công trình nghiên cứu đáng ghi nhớ, đời sống phê bình
giai đoạn 1930 - 1945 còn được ghi nhận bởi các cuộc tranh luận về những
vấn đề văn học trên các tạp chí Tri tân, Tao đàn mà nổi bật là cuộc tranh luận
"nghệ thuật vị nghệ thuật" và "nghệ thuật vị nhân sinh" (1935 - 1939) thu hút
sự tham gia giữa một bên là Hải Triều, Hải Thanh, Hải Vân, Hồ Xanh, Bùi
Công Trừng, Lâm Mộng Quang... đại diện cho phái "vị nhân sinh" và bên kia
là Hoài Thanh, Thiếu Sơn, Lưu Trọng Lư, Lê Tràng Kiều, Thiều Quang... đại
diện cho phái "vị nghệ thuật". Cuộc tranh luận không chỉ phản ánh không khí
văn học một thời với những quan điểm học thuật khác nhau, mà còn đề cập
đến các vấn đề lí luận quan trọng như: chức năng phản ánh của văn học, tính
giai cấp và tính dân tộc trong văn học, mối quan hệ giữa phản ánh và tiếp
nhận, trách nhiệm công dân của người nghệ sĩ và vấn đề tự do trong sáng tác
văn học,... Có những vấn đề cuộc tranh luận nêu ra và đã ngã ngũ, nhưng có


16
những vấn đề chỉ dừng lại ở mức gợi mở và cho đến nay vẫn đòi hỏi đời sống
lí luận phải tiếp tục giải quyết.
Về không khí học thuật và những thành tựu của phê bình văn học
giai đoạn 1930 - 1945, nhà nghiên cứu Phạm Thế Ngũ rút ra mấy điểm cơ
bản sau đây:
- Thứ nhất, đây là một phong trào rộng lớn từ Bắc chí Nam, thu hút
hoạt động của một đội ngũ đông đảo. Trước kia, trên tờ Nam Phong đơn

chiếc, Phạm Quỳnh phải chèo chống mọi mặt, lúc viết về triết học, lúc viết về
khoa học, lúc khảo cứu về văn chương, lúc viết sử kí. Bây giờ người trí thức
có khả năng và thiện chí làm việc biên khảo nhiều hơn và chia nhau mỗi
người một địa hạt. Nhất là có những phần tử thanh niên tân học, hăng hái tìm
tòi, suy nghĩ, có khi bước sang cả mảnh đất cố học, Hán học mà trước đây học
vẫn thường thờ ơ, lạnh nhạt.
- Thứ hai, trong việc làm, hiển nhiên ta thấy sự du nhập gia tăng của
tinh thần khoa học cũng như của kiến thức học thuật Tây phương. Phương
pháp khoa học, óc lí luận tỏ rõ từ trong việc tìm kiếm và sử dụng tài liệu đến
cách trình bày lí luận và lối viết. Ngay ở địa hạt văn học và phê bình, người ta
không dừng lại ở lối bình tán chủ quan, thay vào đó, người ta kê cứu hoàn
cảnh, tìm ra các yếu tố cắt nghĩa thiên tài, phân tích "chất thơ", bình giải chi lí
từng vần, từng chữ [46, tr.675].
Tuy nhiên, bên cạnh đó, Phạm Thế Ngũ cũng chỉ ra những bất cập, non
yếu của nền phê bình trên bước đường hiện đại hóa. Đó là biên khảo những
công trình Hán học chủ yếu dựa vào những nhà nho "cuối mùa", cho nên
không tránh khỏi sơ sót, sai lầm (các bài phê bình đương thời đã kịp thời chỉ
ra). Đó là về Tân học, Tây học, sự đóng góp của lớp trẻ thoạt xem có vẻ dồi
dào, mới mẻ, song xét kĩ, chỉ mới có bề mặt, chưa có bề sâu. Mặt khác, vì cần
dựng lấy một lí thuyết để hướng dẫn sự hành động, nên người ta vội vàng để
có chủ kiến, dễ rơi vào những thiên kiến, mắc những sai lệch (chẳng hạn sự


17
vận dụng phân tâm học của Freud vào nghiên cứu Truyện Kiều theo cách làm
của Nguyễn Bách Khoa) [46, tr.678]. Ý kiến trên đây của Phạm Thế Ngũ có
sự gặp gỡ với nhận định của Dương Quảng Hàm: "Thể phê bình mới nhập
tịch vào làng văn học của nước ta, nên các tác phẩm hãy còn thưa thớt và
nhiều khi chưa xác đáng hoặc vì sự tây vị về cá nhân hay về đảng phái, hoặc
vì thiếu trí phê bình và phương pháp khoa học" [16, tr.557]. Tình trạng này

trong phê bình văn học Việt Nam thời tiền chiến, Nguyễn Hưng Quốc gọi đó
là sản phẩm của thế hệ "tiền lí thuyết" [53].
1.1.2.2. Giai đoạn 1945 - 1985
Đây là giai đoạn phê bình văn học của 40 năm dân tộc ta chiến đấu
dành độc lập, tự do dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Chiến
thắng Điện Biên Phủ đem lại hòa bình, độc lập cho miền Bắc, nhưng cả nước
lại bước tiếp vào cuộc chiến đấu chống Mĩ, và sau 30 năm chiến tranh máu
lửa, đã giành được thắng lợi vào năm 1975, thống nhất Tổ quốc. Về mặt kinh
tế, đây là giai đoạn đất nước sống trong cơ chế bao cấp, thích hợp với thời
chiến, nhưng đã trở nên trì trệ, kìm hãm sự phát triển trong thời bình, dẫn đến
cơn khủng hoảng toàn diện trong đời sống xã hội, thúc đẩy chủ trương đổi
mới năm 1986.
Đặc điểm nổi bật nhất của giai đoạn này là sự xác lập quyền lãnh đạo
toàn diện, triệt để của Đảng cộng sản đối với văn hóa, văn nghệ, là sự truyền
bá lí luận văn học mác xít và lí luận hiện thực xã hội chủ nghĩa, là xây dựng
nền văn nghệ mới và nền lí luận phê bình văn học mới theo định hướng xã hội
chủ nghĩa. Đây cũng là thời kì đất nước chia cắt hai miền, ở miền Nam, hoạt
động lí luận phê bình có những nét khác biệt so với miền Bắc.
Tuy tư tưởng văn nghệ mác xít đã đã được truyền bá vào Việt Nam từ
trước, đặc biệt là trong cuộc tranh luận với quan điểm "nghệ thuật vị nghệ
thuật" các năm 1936 - 1939 và trên các báo của Đảng, nhưng phải từ Đề


18
cương văn hóa Việt Nam của Đảng Cộng sản Đông Dương năm 1943, người
ta mới thấy rõ bước đầu Đảng nắm quyền lãnh đạo.
Sau Đề cương là là việc thành lập Hội Văn hóa Cứu quốc (4 - 1943).
Để cụ thể hóa nội dung bản Đề cương, Trường Chinh đã viết bài Mấy nguyên
tắc lớn của cuộc vận động văn hóa mới Việt Nam lúc này (Tạp chí Tiên
phong, số 2, 1945). Sau cách mạng tháng Tám thành công, Đại Hội của Hội

Văn hóa Cứu quốc họp lần thứ nhất vào tháng 9 - 1945. Đại hội lần thứ hai
họp vào tháng 10 - 1946, thu thập được 86 chữ kí của các nhà văn hóa. Tại
đại hội lần thứ hai, Trường Chinh đọc báo cáo Chủ nghĩa Mác và văn hóa
Việt Nam, lần đầu tiên trình bày có hệ thống tư tưởng mác xít và đường lối
văn hóa của Đảng Cộng sản.
Sau Hội nghị văn hóa toàn quốc, là sự thành lập Hội văn nghệ Việt
Nam vào tháng 7 năm 1948, Nguyễn Tuân được bầu làm Tổng thư kí. Tháng
4 - 1949 có Hội nghị văn nghệ bộ đội, tháng 9 - 1949 có Hội nghị tranh luận
văn nghệ Việt Bắc, tại đây, Tố Hữu thuyết trình báo cáo Văn nghệ dân chủ
mới; cách mạng hóa tư tưởng, quần chúng hóa sinh hoạt, Nguyễn Đình Thi
báo cáo về Phương pháp hiện thực xã hội chủ nghĩa. Các vấn đề văn nghệ và
tuyên truyền, thơ không vần của Nguyễn Đình Thi, hình thức văn nghệ cải
lương, độc tấu của Thanh Tịnh... đều được đem ra bàn bạc. Một bầu không
khí phê bình và tự phê bình được dấy lên trong giới hoạt động văn nghệ.
Năm 1951, Tố Hữu đọc báo cáo Xây dựng văn nghệ nhân dân Việt
Nam tại Đại hội Đảng lần thứ hai ở Việt Bắc. Sau khi đánh giá lại tương đối
toàn diện văn học truyền thống, ông đánh giá cao thành tựu văn chương cách
mạng và kháng chiến, trước hết là văn chương chính trị như của Chủ tichh Hồ
Chí Minh, Trường Chinh. Tuy nhiên, ông cũng cho rằng, riêng văn chương
sáng tác còn nghèo nàn. Ông phê bình lí luận văn nghệ còn thiếu sót, chưa
làm sáng tỏ ba nguyên tắc lớn, của nền văn nghệ mới. Lần đầu tiên ông chính
thức nêu vấn đề "Sự lãnh đạo của Đảng về văn nghệ", nhận định "phần đông


19
các đồng chí văn nghệ sĩ của Đảng chưa được cải tạo tư tưởng". Ông đề ra các
nhiệm vụ của nghệ sĩ: một là phải đi vào cuộc sống để sống và viết về công
nông binh; hai là phải cải tạo tư tưởng, học tập chủ nghĩa Macx - Lênin. Về
nghệ thuật, phải ra sức phát huy vốn văn nghệ cũ của dân tộc, nhất là văn
nghệ bình dân, mọi tìm tòi hình thức mới, kĩ thuật mới trái với tính cách quần

chúng đều là phiêu lưu, không thể đem lại kết quả tốt đẹp. Ông cũng không
quên nhắc nhở học tập văn nghệ tiến bộ thế giới.
Sau năm 1954, tổng kết Đại hội văn công, Tố Hữu nêu mấy vấn đề văn
nghệ. Thứ nhất, đi sâu vào chủ nghĩa hiện thực, phản đối chủ nghĩa tự nhiên
và chủ nghĩa công thức, đề cao vai trò nhận thức, tuyên truyền và giáo dục
của văn nghệ đối với chính sách và khẩu hiệu của Đảng, nhưng văn nghệ
không được ra mặt dạy đời. Thứ hai, tiếp nhận di sản văn nghệ dân tộc để làm
giàu bản sắc dân tộc. Thứ ba, nhiệm vụ của văn nghệ là biểu dương những
con người mới, những anh hùng của thời đại chúng ta, nêu thành những tấm
gương sáng để động viên, giáo dục nhân dân. Nhà văn phải nâng cao hiểu biết
và không nên lí tưởng hóa. Thứ tư, về hình thức nghệ thuật, ông cho rằng, mỗi
hình thức nghệ thuật là một hình thái sinh hoạt của tâm hồn, nó thể hiện một
bộ phận bản chất con người, ở trong máu thịt con người và thường nó chuyển
biến chậm hơn nội dung. Cho nên, đối với những hình thức cũ, không nên vội
vàng, hấp tấp sửa chữa theo ý muốn chủ quan.
Từ đầu 1956 đến 1958, ở miền Bắc xảy ra vụ Nhân văn - Giai phẩm.
Sau khi xử lí vụ này, Bộ Chính trị có nghị quyết, các ông Trường Chinh, Tố
Hữu có báo cáo. Tố Hữu tổng kết, cho rằng, Nhân văn - Giai phẩm là sự kiện
chính trị chống Đảng, chống chế độ. Từ đó, ông rút ra bài học về con người
tiểu tư sản bấp bênh của nghệ sĩ, đề ra yêu cầu đấu tranh tư tưởng phải kiên
quyết, triệt để, phê bình và tự phê bình thường xuyên, yêu cầu văn nghệ sĩ
kiên quyết cải tạo mình lâu dài, triệt để theo lập trường của giai cấp công
nhân, tư tưởng xã hội chủ nghĩa.


20
Tại Đại hội văn nghệ toàn quốc lấn thứ ba, tháng 12 - 1962, Trường
Chinh đọc báo cáo Tăng cường tính đảng, đi sâu vào cuộc sống mới để phục
vụ nhân dân, phục vụ cách mạng tốt hơn nữa. Trước đại hội, Tố Hữu cũng
nói chuyện với các nhà văn, chỉ ra cái hiện thực cách mạng mà văn nghệ sĩ

cần phản ánh, nhấn mạnh tính dân tộc của văn nghệ. Năm 1964, tại Hội nghị
Ban chấp hành Hội Liên hiệp văn học nghệ thuật Việt Nam, Tố Hữu lại đọc
báo cáo Đứng vững trên lập trường giai cấp vô sản, nâng cao nhiệt tình cách
mạng và tính chiến đấu trong văn nghệ, nhắc lại nhiệm vụ phản ánh hiện thực
của văn học, chỉ ra hiện thực cần phản ánh, chức năng giải quyết vấn đề chính
trị của văn học. Tố Hữu cũng chú ý phê phán chủ nghĩa xét lại hiện đại trên
thế giới.
Năm 1968, tại Đại hội văn nghệ toàn quốc, Trường Chinh đọc báo cáo
nhan đề Văn nghệ phải góp phần giải phóng miền Nam, bảo vệ miền Bắc xã
hội chủ nghĩa, xây dựng chủ nghĩa xã hội, tiến tới thống nhất nước nhà. Ông
tóm tắt đường lối xây dựng nền "văn nghệ dân tộc dân chủ" với "nội dung xã
hội chủ nghĩa và tính dân tộc", 'sử dụng phương pháp sáng tác hiện thực xã
hội chủ nghĩa".
Góp phần xác lập quan điểm của nền văn nghệ mới phải kể đến các bức
thư và lời phát biểu của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với văn hóa - nghệ thuật,
các bài phát biểu của Phạm Văn Đồng cũng như của một số nhà lãnh đạo cao
cấp của Đảng. Điều này càng thể hiện sự lãnh đạo của Đảng đối với văn nghệ
là triệt để, nhất quán.
Tuy nhiên, ngày hôm nay, khi nước nhà đã thống nhất và chúng ta đang
ở vào thế kỉ XXI, khi cuộc sống đã có nhiều thay đổi, những bức xúc của thời
chiến không còn, khi các thành trì lí luận mac xít một thời cũng hoàn toàn
thay đổi, khi chúng ta đã tiếp xúc với nhiều nguồn lí luận văn học tiến bộ trên
thế giới, nhìn lại hệ thống quan điểm văn nghệ 40 năm ấy, ta không thể không
nhận thấy, bên cạnh những mặt đúng đắn, cần thiết trong hoàn cảnh bấy giờ,


21
vẫn không tránh khỏi hạn chế, sơ lược, một chiều. Đó là lí do dẫn đến công
cuộc đối mới tất yếu nền văn nghệ ở giai đoạn sau, trong đó có đổi mới lí
luận, phê bình [55, tr.718-730].

Qua một số phác thảo trên đây, có thể thấy rằng, những nhà văn như
Nguyễn Tuân khi bước vào giai đoạn mới trong cuộc đời sáng tác của mình,
dù viết bất cứ thể loại gì đều không thể thoát li không khí chính trị xã hội.
Điều này phản ánh rõ trong các bài tiểu luận về văn học nghệ thuật của
Nguyễn Tuân.
1.1.3. Ngôn ngữ phê bình văn học
1.1.3.1. Ngôn ngữ phê bình văn học - một dạng thức của ngôn ngữ
văn học
Ngôn ngữ phê bình văn học là một bộ phận, một biểu hiện của ngôn
ngữ văn học (còn gọi là ngôn ngữ văn hóa, ngôn ngữ chuẩn, ngôn ngữ văn
chương [14, tr.311-312].
Theo Lại Nguyên Ân, ngôn ngữ văn học là dạng thức đã được chỉnh lí
của ngôn ngữ toàn dân, được những người dùng ngôn ngữ này coi là chuấn
mực. Theo nghĩa rộng, ngôn ngữ văn học là ngôn ngữ được dùng trong các
phương tiên thông tin đại chúng (báo chí, phát thanh, truyền hình, xuất bản
phẩm), nhà trường, sân khấu, khoa học, văn học (nghệ thuật ngôn từ, giấy tờ
quan phương, sự vụ... [2, tr.232].
Như vậy, ngôn ngữ văn học đối lập với ngôn ngữ thông tục, các
phương ngữ khu vực (của từng lãnh thổ), các phương ngữ xã hội (của từng
giới hẹp). Các chuẩn mực của ngôn ngữ văn học là chuẩn mực toàn dân,
nhằm mục đích chính là để toàn dân hiều được.
Ngôn ngữ văn học là là kết quả sự sáng tạo tập thể, là một trong những
thành tựu văn hóa chung của dân tộc sử dụng ngôn ngữ ấy. Phạm vi ứng dụng
quan trọng của nó chính là văn học (nghệ thuật ngôn từ). Tuy nhiên, không


22
nên nhầm lẫn giữa các khái niệm "ngôn ngữ văn học" (với nội hàm đã lí giải
trên đây) với "ngôn ngữ của văn học" (tức là ngôn từ nghệ thuật).
Ngôn ngữ văn học dưới dạng viết không chỉ được dùng trong văn học,

mà còn được dùng trong tác phẩm khoa học, báo chí, giấy tờ sự vụ; nó còn
được dùng dưới dạng nói, tức là lời hội thoại, nhất là ở các giao tiếp công cộng
và chính thống (quan phương). Ngôn ngữ được dùng ở các sáng tác văn học
không chỉ đóng khung trong phạm vi các chuẩn mực ngôn ngữ văn học; các
nhà văn còn sử dụng các thành phần ngôn ngữ thông tục, phương ngữ, biệt ngữ
(tiếng lóng) - từ là các thành phần không được coi là "ngôn ngữ văn học".
Mỗi ngôn ngữ văn học phát triển phục vụ những phạm vi hoạt động
chính của tập thể nói bằng ngôn ngữ ấy. Tùy thuộc phạm vi hoạt động mà nó
có những dạng thức sau: Thứ nhất, ngôn từ hội thoại - dùng trong giao tiếp
bình thường, không gắn liền với đề tài chuyên biệt. Thứ hai, ngôn từ chuyên
môn - dùng trong khuôn khổ các đề tài có ranh giới chặt chẽ. Thứ ba, ngôn từ
nghệ thuật - dùng trong các sáng tác văn học; việc sử dụng ngôn ngữ ở đây
chủ yếu hướng tới chức năng thẩm mĩ. Ở các dạng thức hoạt động chức năng
cụ thể nêu trên, việc tổ chức văn bản được thực hiện theo những nguyên tắc
khác nhau.
Sự hình thành và phát triển của ngôn ngữ văn học gắn bó ở mức đáng
kể với sự phát triển của văn tự (chữ viết). Chính việc được ghi lại bằng văn
tự đã làm định hình các chuẩn mực chung của ngôn ngữ văn học, làm hình
thành tính bắt buộc và tính cố định tương đối của các chuẩn mực ấy. Tuy
nhiên, phần lớn các ngôn ngữ văn học hiện đại đều gồm cả dạng nói và dạng
viết; hơn thế, những đặc điểm khác biệt căn bản bên trong một ngôn ngữ lại
gắn không phải với dạng nói hay dạng viết mà là với dạng sách vở và dạng
hội thoại của ngôn ngữ văn học (ví dụ, các phát biểu trước công chúng
thường hướng tới ngôn từ sách vở, dù được bộc lộ ở dạng nói; trong khi đó,
ở các văn bản nghệ thuật lại có sự mô phỏng nhiều đặc điểm của ngôn ngữ


23
hội thoại, dù được ghi bằng văn tự. Người ta gọi đây ngôn ngữ sinh hoạt
được tái hiện.

Ngôn ngữ văn học luôn luôn được phát triển và làm giàu, với điều kiện
thiết yếu cho hoạt động chức năng của ngôn ngữ là các chuẩn mực của nó
phải ổn định. Là thành tựu và sự phản ánh của văn hóa dân tộc, ngôn ngữ văn
học phải là nơi gìn giữ tất cả những gì có giá trị được biểu hiện bằng ngôn từ
đã được tạo ra bởi các thế hệ từng sử dụng ngôn ngữ ấy [2, tr.233].
Như vậy, ngôn ngữ văn học là khái niệm có sự bao hàm khá rộng các
loại diễn ngôn, mà phê bình văn học cũng chỉ là một dạng diễn ngôn trong đó.
Nói cách khác, ngôn ngữ phê bình văn học là một dạng thức của ngôn ngữ
văn học. Trong ngôn ngữ của nền quốc văn mới, lần đầu tiên, tiếng Việt có
một dạng thức ngôn ngữ mới, trước đó chưa từng biết đến. Với các ngôn ngữ
châu Âu, lối viết khảo luận phê bình đã có từ sớm, mà nguồn gốc là từ các tác
phẩm triết học, luận lí học, và sau đó là báo chí. Ở Việt Nam, báo chí chính là
cái nôi đầu tiên của ngôn ngữ phê bình. Từ báo chí, chúng mới dần dần thành
những chuyên khảo ở thập kỉ 30 của thế kỉ XX. "Sự có mặt của ngôn ngữ lí
luận phê bình đã có tác dụng rất tích cực trong việc làm thay đổi diện mạo
ngôn ngữ văn học ở nước ta. Nó cũng là một cái nền để ngôn ngữ văn học
mới có thêm nguồn lực mà phát triển" [55, tr.823-824].
1.1.3.2. Một số tính chất của ngôn ngữ phê bình văn học
Do đặc thù của thể loại và đối tượng tiếp cận, văn bản phê bình văn học
có sự kết hợp hài hoà giữa tính khoa học và tính nghệ thuật. Chính điều này
góp phần qui định những đặc điểm riêng của ngôn ngữ phê bình văn học.
a) Ngôn ngữ phê bình văn học trước hết phải có tính chính xác. Là một
bộ phận của khoa học xã hội và nhân văn, tính chính xác của phê bình văn
học dĩ nhiên có những sự khác biệt so với ngôn ngữ của khoa học tự nhiên,
nói cách khác, sự chính xác ở đây là có tính tương đối. Tính chính xác của
ngôn ngữ phê bình thể hiện ở các tri thức lí thuyết được trình bày hoặc vận


24
dụng; ở hệ thống thuật ngữ mà nó sử dụng để diễn đạt các nội dung khoa học;

ở sự trung thực trong trích dẫn ý kiến của người khác hoặc các dẫn từ các tác
phẩm... Chẳng hạn:
- "Nhà phê bình có thể có biệt nhãn đối với hiện tượng văn học này và
vô cảm đối với hiện tượng kia, ấy là chưa nói đến những bất công, thiên vị
xuất phát từ những động cơ phi văn học cá nhân hay phe nhóm. Belinski đã
phát hiện ra khá sớm Gogol, nhưng lại hờ hững đi qua Tiutchev, Baratynski
và nhiều văn tài kiệt xuất khác. Nhà phê bình nào ở Nga những năm 60 - 70
thế kỷ XIX ý thức được hết giá trị của những tiểu thuyết vĩ đại của
Dostoievski và Tolstoi? Cũng như thế, ở Pháp Baudelaire, Rimbaud,
Lautréamont, Mallarmé phải chịu đựng những lời chỉ trích chua cay của các
nhà phê bình nổi tiếng Brunetière, Mauras, Faguet, Gourmont. Ở ta Hoài
Thanh đã tỏ ra mẫn cảm với các nhà thơ lãng mạn, nhưng bối rối hay bàng
quan trước thơ siêu thực" [10].
- "Những nẻo đường lý luận văn học dẫu vòng vèo thế nào, thì rồi tất cả
các nhà tiểu thuyết, tất cả các nhà thơ đều nói về sự vật và hiện tượng (bao
gồm cả những sự vật và hiện tượng hư cấu) tồn tại trước ngôn ngữ và ngoài
ngôn ngữ: thế giới thì tồn tại, còn nhà văn thì viết - đó chính là văn học. Đối
tượng của phê bình hoàn toàn khác - không phải là “thế giới”, mà là một diễn
ngôn, diễn ngôn của một diễn ngôn khác; phê bình là diễn ngôn về một diễn
ngôn, đó là ngôn ngữ thứ sinh, hoặc một siêu ngữ (như cách diễn đạt của các
nhà lô gíc học), nó hành nghề trên ngôn ngữ thứ nhất (hay ngôn ngữ - đối
tượng). Cho nên, trong hoạt động của mình, phê bình cần tính đến hai loại
quan hệ - quan hệ giữa ngôn ngữ của nhà phê bình với ngôn ngữ của tác giả
được nghiên cứu và quan hệ của ngôn ngữ - đối tượng ấy với thế giới. Sự “cọ
xát” lẫn nhau giữa hai ngôn ngữ này làm nên định nghĩa của phê bình, rõ
ràng, nó khiến cho phê bình trở nên rất gần với một hình thức hoạt động trí


25
tuệ khác, ấy là lô gíc học, một khoa học cũng hoàn toàn dựa trên sự khác biệt

giữa ngôn ngữ - đối tượng và siêu ngữ" [6].
b) Ngôn ngữ phê bình văn học phải có tính chặt chẽ. Nếu sáng tác văn
học là sản phẩm của kiểu tư duy hình tượng, thì phê bình văn học lại là sản
phẩm của tư duy thiên về lô gic. Sức thuyết phục của văn bản phê bình phụ
thuộc vào "hàm lượng khoa học", ở những luận thuyết, ở các dẫn chứng minh
họa... Điều này được phản ánh rõ nét trong hình thức ngôn ngữ của văn bản
phê bình, ở đó, tính chặt chẽ thể hiện ở các kiểu lập luận, ở các thao tác phân
tích, giải thích, chứng minh... Ví dụ:
- "Khi nói đến việc xây dựng một lý thuyết văn học cho Việt Nam, điều
người ta thường làm đầu tiên là nhìn quanh để vay mượn. Có thời người ta
nhìn sang Trung Hoa. Có thời người ta nhìn sang Pháp. Có thời người ta nhìn
sang Nga. Có thời người ta nhìn sang Anh và Mỹ. Nhưng lý thuyết là cái gì
người ta không thể vay mượn một cách dễ dãi như vậy được: với cung cách
như thế, cái được vay mượn không phải là một lý thuyết mà chỉ là một giáo
điều: nó không mở rộng mà thậm chí còn thu hẹp tầm nhìn của chúng ta; nó
không những không giải phóng mà thậm chí còn biến chúng ta thành nô lệ.
Theo tôi, lý thuyết không được sáng tạo mà chỉ có thể được phát triển; nó chỉ
được phát triển sau khi đã được tiếp nhận một cách nghiêm túc và đặc biệt,
với một tinh thần phê phán cực cao. Nói cách khác, người ta không thể tiếp
cận lý thuyết như kẻ vô học; cũng không thể tiếp cận lý thuyết như một tên
học trò: người ta chỉ có thể tiếp cận lý thuyết như một tên học-trò-quật-khởi:
chăm chỉ nhưng không sùng tín. Nói cách khác, người ta chỉ có thể đến lý
thuyết qua con đường phê bình" [52].
c) Tính biểu cảm là một đặc điểm khá nổi bật của ngôn ngữ phê bình.
Do đối tượng của phê bình văn học là tác phẩm văn học - biểu hiện của cái
đẹp, có sức lây lan cảm xúc, tạo mối đồng cảm ở người đọc, cho nên, nhà phê
bình hoàn toàn có thể bộc lộ những rung cảm của mình ở từng trang viết.



×