Tải bản đầy đủ (.doc) (95 trang)

Ngôn ngữ thơ hoàng cầm trong tập 99 tình khúc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (447.99 KB, 95 trang )

Bộ giáo dục và đào tạo
Trờng đại học vinh

Trơng quang sáng

ngôn ngữ thơ hoàng cầm
trong tập 99 tình khúc

Luận văn thạc sĩ ngữ văn

Vinh - 2010


Bộ giáo dục và đào tạo
Trờng đại học vinh

Trơng quang sáng

ngôn ngữ thơ hoàng cầm
trong tập 99 tình khúc
Chuyên ngành: NGÔN NGữ HọC
Mã số: 60.22.01

Luận văn thạc sĩ ngữ văn
Ngời hớng dẫn khoa học:

TS. TRầN VĂN MINH

Vinh - 2010



lời cảm ơn
tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới TS. Trần Văn Minh
- ngời đã tận tình hớng dẫn tôi trong quá trình thực hiện đề tài.
tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, các thầy giáo, cô giáo, các
GS, PGS, TS Khoa Ngữ Văn, khoa Đào tạo Sau Đại học - Trờng Đại học
Vinh; Ban giám hiệu, các đồng nghiệp tổ Ngữ văn trờng THPT Thanh Chơng
III - Nghệ An đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập và
nghiên cứu.
xin cảm ơn gia đình và ngời thân, cảm ơn sự động viên, khích lệ của
bạn bè đồng nghiệp.
Vinh, tháng 12 năm 2010
tác giả


Mục lục
Trang
Mở đầu
6
1. lý do chọn đề tài...........................................................................................6
2. Lịch sử vấn đề liên quan đến đề tài.............................................................7
3. Mục đích, nhiệm vụ, đối tợng nghiên cứu................................................10
4. Phơng pháp nghiên cứu..............................................................................10
5. Đóng góp của đề tài....................................................................................11
6. Bố cục luận văn..........................................................................................11
giới thuyết liên quan đến đề tài.........................................................................
1.1. Thơ và ngôn ngữ thơ...............................................................................12
1.1.1. Khái niệm thơ...................................................................................12
1.1.2. Đặc trng của ngôn ngữ thơ..............................................................14
1.2. hớng tiếp cận thơ từ góc độ ngôn ngữ....................................................16
1.2.1. về ngữ âm.........................................................................................16

1.2.2. Về ngữ nghĩa....................................................................................20
1.2.3. Về ngữ pháp.....................................................................................21
1.3. Hoàng Cầm và tập thơ 99 tình khúc...................................................21
1.3.1. hoàng cầm - cuộc đời.......................................................................21
1.3.2. Những đặc điểm chính trong sáng tác của Hoàng Cầm.................23
1.3.3. Tập thơ 99 tình khúc....................................................................30
1.4. tiểu kết chơng 1.......................................................................................31
vần điệu, nhịp điệu và từ ngữ Trong tập thơ 99 tình khúc.............................
2.1. vần điệu và nhịp điệu trong 99 tình khúc...........................................32
2.1.1. vần điệu............................................................................................32
2.1.2. Nhịp điệu trong 99 tình khúc...........................................................38
2.2.1. Lớp từ Hán - Việt.............................................................................46
2.2.2. Lớp từ láy.........................................................................................49
2.2.3. Từ chỉ thế giới h vô siêu hình..........................................................52
2.3. tiểu kết chơng 2.......................................................................................58
một số biện pháp tu từ nổi bật và cấu trúc bài thơ trong tập 99 tình
khúc...............................................................................................
3.1. một số biện pháp tu từ nổi bật trong tập 99 tình khúc.......................59
3.1.1. biện pháp tu từ ẩn dụ........................................................................59
3.1.2. biện pháp tu từ nhân hoá..................................................................63
3.2. thể thơ và nhan đề bài thơ trong 99 tình khúc....................................65
3.2.1. thể thơ...............................................................................................65
3.2.2. nhan đề bài thơ.................................................................................77
3.3. câu thơ trong 99 tình khúc..................................................................79
3.3.1. Câu thơ là câu hỏi tu từ....................................................................79
3.3.2. Câu thơ có hiện tợng tách biệt, vắt dòng.........................................84
3.3.3. câu thơ có sự kết hợp bất thờng về nghĩa........................................87
3.4. tiểu kết chơng 3.......................................................................................90
Kết luận 91
tài liệu tham khảo...............................................................................................



5


6

Mở đầu
1. lý do chọn đề tài
1.1. Trên văn đàn Việt Nam hơn nửa thế kỷ qua, đặc biệt trong lĩnh vực
sáng tác thơ ca, xuất hiện ngày càng nhiều những cây bút với nhiều kiểu thơ,
nhiều cách tân thơ. Dù vậy, để có một vị trí xứng đáng, tác giả phải là ngời có
bản lĩnh thơ vững vàng, có một phong cách thơ rõ rệt, đặc biệt phải tạo dựng
đợc cho mình một thế giới thơ riêng biệt, hấp dẫn. Hoàng Cầm là một trong
không nhiều cây bút nh thế. Ông là một trong những tác giả tiêu biểu cho nền
thi ca hiện đại Việt Nam. Trải qua mấy thập kỷ sáng tác với một sức sáng tạo
dồi dào và một niềm đam mê nghệ thuật kỳ lạ, Hoàng Cầm đã để lại nhiều tác
phẩm thuộc những thể loại khác nhau. Trong đó, thơ ca là thành tựu nổi bật
nhất của Hoàng Cầm. Năm tập thơ của ông đã đợc xuất bản: Ma Thuận
Thành, Lá diêu bông, Về Kinh Bắc, Bên kia sông Đuống, 99 tình khúc. Bài thơ
Bên kia sông Đuống từng đợc dạy - học nhiều năm ở môn Văn lớp 12 trờng
trung học phổ thông. Qua các sáng tác của mình, ông đã hoàn thiện đợc phong
cách thơ với một giọng điệu riêng, bản sắc riêng. Thơ Hoàng Cầm độc đáo và
gây không ít băn khoăn trăn trở cho ngời đọc bởi cấu tứ ngôn ngữ mới mẻ tài
hoa. Từ cách chọn chữ đặt câu đến xe kết âm thanh, màu sắc, hình ảnh,... tất
cả đều độc đáo, vừa mới lạ vừa thân quen. Đóng góp của Hoàng Cầm đợc ghi
nhận xứng đáng: năm 2007, ông đợc tặng Giải thởng Nhà nớc về Văn học Nghệ thuật lần thứ V (Báo Văn nghệ số 11, ngày 17/3/2007). Vì thế, việc
nghiên cứu thơ Hoàng Cầm là một nhu cầu chính đáng và thiết thực nhằm
khẳng định những đóng góp của ông đối với thơ ca Việt Nam hiện đại, nhất là
về phơng diện ngôn ngữ thơ.

1.2. Trong đời sống văn học đơng đại ở nớc ta, Hoàng Cầm vẫn luôn là
một hiện tợng văn học và văn hoá có sức hấp dẫn, cuốn hút đối với khá nhiều
nhà lý luận, phê bình văn học và cả một số nhà văn, nhà thơ. Chúng ta có thể
nhận thấy: phần lớn các nghiên cứu về thơ Hoàng Cầm (với phạm vi từ một
bài thơ nhỏ lẻ đến các tập thơ) đều thờng nghiêng theo hớng phân tích, phẩm
bình, đánh giá,... Mỗi bài viết, mỗi công trình nghiên cứu nh thế đều chỉ ra để
khẳng định những điểm nổi bật, những đóng góp nào đó của thi sĩ Hoàng Cầm
cho nền thơ Việt Nam hiện đại.
99 tình khúc là một tập thơ đặc biệt trên con đờng thơ của Hoàng
Cầm. Tập thơ là tuyển tập tất cả các bài thơ tình trong phần lớn cuộc đời làm


7
thơ của ông; đó là những cảm xúc, rung động từ khi tác giả còn là một cậu bé
cho đến khi đã có nhiều trải nghiệm trong cuộc sống.
Tuy vậy, đến nay vẫn cha có ai tập trung nghiên cứu một cách hệ thống
phơng diện ngôn ngữ trong tập thơ 99 tình khúc của ông để qua đó có một
cái nhìn sâu sắc, toàn diện về đóng của Hoàng Cầm cho ngôn ngữ thơ Việt
Nam.
1.3. Trong sáng tác, mỗi nhà văn, nhà thơ đều cố gắng tạo ra cách thể
hiện riêng, phong cách riêng của mình thông qua việc xử lý chất liệu ngôn
ngữ. Gần đây, nhiều công trình nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nớc
về ngôn ngữ thơ đã cung cấp những lí luận và thao tác cần thiết cho việc khám
phá thơ ca từ góc độ ngôn ngữ. Vận dụng những cơ sở lí luận và thao tác của
hớng nghiên cứu ngôn ngữ thơ, trong luận văn này chúng tôi đi sâu khảo sát,
phân tích, miêu tả một cách hệ thống diện mạo ngôn ngữ các bài thơ trong tập
99 tình khúc của Hoàng Cầm. Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần minh
chứng sự đúng đắn của hớng tiếp cận thơ ca từ góc độ ngôn ngữ, đồng thời có
cái nhìn toàn diện hơn vẻ đẹp và sự độc đáo của thơ Hoàng Cầm cũng nh đóng
góp của ông đối với thơ ca hiện đại Việt Nam.

2. Lịch sử vấn đề liên quan đến đề tài
Trong những thập niên gần đây, thơ Hoàng Cầm đợc nhiều nhà phê bình
văn học, nhiều nhà văn, nhà thơ nghiên cứu, bình phẩm, đánh giá. Tuy vậy,
vẫn còn nhiều ý kiến trái ngợc nhau trong việc đánh giá thơ ông. Trong những
năm 1948 - 1954, d luận cơ bản nghiêng về phía khẳng định, ngợi ca. Trong
những năm 1955 - 1985, đặc biệt sau vụ Nhân văn - Giai phẩm, ngời ta hầu
nh không nhắc đến thơ Hoàng Cầm. Cùng với Lê Đạt, Trần Dần, Đặng Đình
Hng và một số ngời khác, Hoàng Cầm bị xem là có vấn đề về chính trị. Từ
sau khi đất nớc bớc vào công cuộc đổi mới toàn diện, nhất là trong những năm
gần đây, thơ ông đã đợc nhìn nhận khá cởi mở, đợc tìm hiểu kỹ hơn, do đó có
nhiều nhận định thấu đáo hơn.
Điểm lại các công trình có nhận định thấu đáo về thơ Hoàng Cầm
chúng tôi nhận thấy có hai hớng tiếp cận, nghiên cứu nh sau:
Hớng thứ nhất đi vào phân tích, bình giảng những bài thơ cụ thể (Bên
kia sông Đuống, Cây tam cúc, Lá diêu bông...).


8
Chẳng hạn, các bài viết: Hoàng Cầm và các bài thơ Bên kia sông
Đuống, Lá diêu bông (Hà Minh Đức); Ai tìm thấy lá diêu bông (Phạm
Xuân Nguyên, Cây tam cúc - khát vọng yêu thơng và trò chơi con trẻ
(Nguyễn Nguyên Tản),... đều đã khám phá đợc chiều sâu giá trị nội dung và
nghệ thuật mỗi bài thơ Hoàng Cầm nói trên. Đó là những bài thơ đặc sắc, tiêu
biểu cho phong cách thơ Hoàng Cầm - một phong cách thơ hiện đại, tân kì của
một hồn thơ cháy bỏng yêu thơng, một hồn thơ luôn đi về miền kí ức và tìm
thấy ở đó những nỗi buồn, những nét đẹp vĩnh cửu. Đặc biệt các bài viết đều
công nhận tài năng sử dụng ngôn từ, nhịp điệu âm thanh, hình ảnh trong việc
bộc lộ cảm xúc của nhà thơ. Các tác giả này đều công nhận chất thơ bồng
bềnh, h ảo nh cõi vô thức hiện về của bài thơ, đồng thời đánh giá cao sự sáng
tạo trong hình ảnh chiếc lá diêu bông. Tác giả Lá diêu bông đã tạo nên một

chiếc lá và thả nó trôi trên dòng thơ để trôi về đôi nẻo của cuộc đời(Hà Minh
Đức - Nhà văn nói về tác phẩm).
Bên kia sông Đuống vẫn là bài thơ đợc nhiều tác giả chú ý hơn cả.
Có thể kể đến, chẳng hạn: Bên kia sông Đuống - niềm xót xa, tiếc nhớ gửi về
quê hơng trong cảnh điêu tàn (Phan Huy Dũng), Bên kia sông Đuống - thế
giới đầy ánh sáng (Nguyễn Minh Thơng) và nhiều bài viết khác của Trần
Đăng Xuyền, Nguyễn Đăng Mạnh, Trần Đình Sử,... Các bài viết này có điểm
chung là đều cho rằng bài thơ đậm chất Kinh Bắc và thể hiện đợc một nét nổi
bật trong phong cách thơ Hoàng Cầm: thấp thoáng nét tợng trng, thậm chí siêu
thực với sự xuất hiện của những câu thơ đột xuất, thần tình.
Còn rất nhiều bài thơ khác nữa đợc phân tích, thẩm bình nhng nhìn
chung các bài viết này đều thấy đợc vẻ đẹp về phong cách nghệ thuật của thơ
Hoàng Cầm. Thông qua việc phân tích các từ ngữ, câu văn, hình ảnh, nhạc
điệu,... các tác giả đã chỉ ra: thơ Hoàng Cầm giàu chất dân gian, có sự tham gia
của yếu tố siêu thực, đồng thời rất độc đáo trong ngôn ngữ thơ. Qua các bài viết
này, một hớng cảm nhận thơ ông cũng bắt đầu hình thành trong độc giả.
Trong hớng tiếp cận thứ hai, các nhà nghiên cứu bớc vào thế giới thơ
Hoàng Cầm từ những tập thơ cụ thể. Trớc hết phải kể đến các bài viết về tập
thơ Ma Thuận Thành, Bên kia sông Đuống, Về Kinh Bắc. Quang Huy
viết lời vào sách cho tập Ma Thuận Thành. Khi đọc tập thơ này, Nguyễn
Đăng Mạnh có bài viết Mấy ý nghĩ nhỏ về thơ Hoàng Cầm. Ngoài ra, còn
có Đọc Ma Thuận Thành của Hoàng Cầm (Nguyễn Thị Hoài); Hoàng


9
Cầm - Gã phù du Kinh Bắc, ấn tợng thơ Hoàng Cầm (Chu Văn Sơn);
Hoàng Cầm, Nguyễn Bính và... (Đỗ Lai Thuý); 75 tuổi... Hoàng Cầm
(Lê Đạt); v.v.. Tuy mỗi ngời có những nhận xét khác nhau về thơ Hoàng
Cầm, nhng với cái nhìn nghiêm túc và khoa học, họ đã tìm ra những cái đợc
và cha đợc trong thơ ông. Tất cả đều thừa nhận thơ Hoàng Cầm đậm chất h

ảo, siêu thực; ngôn ngữ thơ, hình ảnh thơ là một cuộc bứt phá đa đến nhiều
bất ngờ cho ngời đọc. Họ cho rằng Hoàng Cầm đã tạo đợc cho thơ mình một
thế giới riêng, một hơi thở riêng với những cảm xúc nghẹn ngào, những nỗi
buồn dịu lắng của kí ức với những khát khao và một niềm hồi cố miên man.
Để đánh giá cao tài năng của Hoàng Cầm, Lê Đạt đã không ngần ngại đặt
Hoàng Cầm bên cạnh Nguyễn Bính: Hoàng Cầm và Nguyễn Bính là hai tài
năng thơ bẩm sinh, đặc sản của hai vùng đất nớc, một vùng chiêm khê mùa
thối cơ cực đất Sơn Nam và một vùng tài hoa thanh lịch đất Kinh Bắc [52;
240].
Bên cạnh đó, các tập thơ của Hoàng Cầm còn là đề tài nghiên cứu
của nhiều luận văn thạc sĩ hoặc khoá luận tốt nghiệp cử nhân Ngữ Văn. Chẳng
hạn: Ngôn ngữ thơ Hoàng Cầm (Nguyễn Thị Thuý Anh - Luận văn thạc sĩ,
Đại học Vinh, 2001) đã chỉ ra đợc những nét đặc trng nhất về thơ Hoàng Cầm:
Thơ Hoàng Cầm có một diện mạo riêng, hơi thở riêng: đó là những tiếng thì
thầm vọng về từ vô thức, là những nỗi niềm lắng đọng sâu thẳm, là những ảo
vọng, những kiếm tìm khắc khoải khôn nguôi. Từ cách sử dụng thể thơ, từ
ngữ, cấu trúc, âm thanh vừa gần gũi vừa xa lạ, vừa nh là tiếng nói hàng ngày,
lại vừa là những sáng tạo nghệ thuật tinh vi, ngôn ngữ thơ Hoàng Cầm, có thể
nói, là sự cộng hởng những âm vang da diết dân ca Quan họ [1; 106 - 107].
Thế giới nghệ thuật thơ Hoàng Cầm (Lơng Minh Chung - Luận văn thạc sĩ,
Đại học Vinh, 2006) khẳng định thế giới hình tợng cũng nh các giá trị văn hoá
đợc thể hiện trong thơ Hoàng Cầm: Hoàng Cầm là một Ngời thơ suốt đời
chỉ biết sống và chỉ biết say sa về quê hơng, về qúa khứ, và cả những bộn bề
của cuộc sống hôm nay[10, 117].
Sự kết hợp giữa yếu tố thực và h trong thơ Hoàng Cầm (Trần Thị Huyền
Phơng - Luận văn thạc sĩ, Đại học Vinh, 2001) đã lí giải hai phạm trù đối lập
thực - h và xem đó là bản chất của cấu trúc hình tợng và t duy nghệ thuật.
Trần Thị Huyền Phơng xem sự kết hợp giữa hai yếu tố thực và h là nét đặc sắc
trong việc xây dựng hình tợng và thể hiện đợc một số nét tiêu biểu của phong



10
cách nghệ thuật thơ Hoàng Cầm. Điều này đợc thể hiện trên ba luận điểm cơ
bản. Một là, sự huyền thoại hoá lịch sử - văn hoá quê hơng Kinh Bắc. Hai là,
tâm linh hoá thế giới tinh thần con ngời. Ba là, không gian, thời gian tâm linh.
Trong luận điểm thứ ba, tác giả luận văn đã có một lí giải thú vị, đó là Không
gian tâm linh siêu hình - một cõi miền rất sâu, rất xa xôi và bí ẩn nhằm khám
phá đời sống nội tâm, thế giới tinh thần của con ngời [36, 52].
Nh vậy, thơ Hoàng Cầm đã có nhiều vấn đề đợc nghiên cứu: t tởng
nghệ thuật, thế giới hình tợng và văn hoá Kinh Bắc, chất siêu thực, ngôn ngữ
thơ...; đã có nhiều công trình lớn, nhỏ khác nhau từ phân tích, thẩm bình một
tác phẩm cụ thể đến những bài viết, những luận văn thạc sĩ... Điều dễ nhận
thấy là các công trình này chủ yếu thiên về góc độ lí luận văn học, rất ít công
trình dành hẳn để nghiên cứu ngôn ngữ một tập thơ cụ thể. Hơn thế nữa, tập
thơ tình 99 tình khúc cũng chỉ mới đợc nghiên cứu ở những bài thơ lẻ, cha
có công trình nào đi sâu khám phá vẻ đẹp ngôn ngữ của tập thơ.
3. Mục đích, nhiệm vụ, đối tợng nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Chỉ ra các đặc điểm ngôn ngữ thơ Hoàng Cầm trong tập 99 tình khúc,
qua đó thấy đợc đóng góp của ông cho thơ trữ tình hiện đại Việt Nam về mặt
ngôn ngữ.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
3.2.1. Giới thuyết khái niệm về ngôn ngữ thơ, giới thiệu nhà thơ Hoàng
Cầm và tập thơ 99 tình khúc.
3.2.2. Khảo sát và phân tích - miêu tả diện mạo ngôn ngữ 99 bài thơ của
Hoàng Cầm về đặc điểm ngữ âm và từ ngữ trong tập thơ.
3.2.3. Khảo sát và phân tích - miêu tả diện mạo ngôn ngữ 99 bài thơ của
Hoàng Cầm về câu thơ, cấu trúc văn bản thơ và một số biện pháp tu từ nổi bật.
3.3. Đối tợng nghiên cứu
Toàn bộ các bài thơ trong tập thơ 99 tình khúc của Hoàng Cầm (Nxb

Văn học, Hà Nội, 1995).
Ngoài ra, chúng tôi còn khảo sát một số tập thơ của các tác giả khác để
có cái nhìn so sánh, đối chiếu với tập 99 tình khúc.
4. Phơng pháp nghiên cứu


11
4.1. Phơng pháp thống kê - phân loại: dùng trong công đoạn su tập và
xử lý ngữ liệu về mặt định lợng.
4.2. Phơng pháp phân tích, miêu tả đợc dùng để khảo sát định tính
nhằm khám phá những biểu hiện đặc thù trong cách sử dụng ngữ âm, từ ngữ,
câu thơ của Hoàng Cầm.
4.3. Phơng pháp so sánh, đối chiếu: đợc dùng để làm nổi bật những nét
đặc sắc, riêng biệt trong ngôn ngữ thơ Hoàng Cầm so với một số tác giả khác.
4.4. Phơng pháp qui nạp: dùng để viết các tiểu kết chơng và phần kết
luận của luận văn.
5. Đóng góp của đề tài
Tìm hiểu ngôn ngữ thơ Hoàng Cầm qua tập 99 tình khúc, luận văn hy
vọng sẽ cung cấp một cái nhìn toàn diện hơn về sự độc đáo trong sử dụng
ngôn ngữ thơ tình của ông. Từ đó, hình thành một hớng tiếp cận thơ Hoàng
Cầm nói chung và thơ tình Hoàng Cầm nói riêng trong độc giả.
6. Bố cục luận văn
Ngoài các phần mở đầu và kết luận, phần nội dung chính của luận văn
gồm 3 chơng:
Chơng 1.
Giới thuyết liên quan đến đề tài
Chơng 2.
vần điệu, nhịp điệu và từ ngữ trong tập thơ 99 tình khúc
Chơng 3.
một số biện pháp tu từ nổi bật và cấu trúc bài thơ trong tập

99 tình khúc.


12
Chơng 1

giới thuyết liên quan đến đề tài
1.1. Thơ và ngôn ngữ thơ
1.1.1. Khái niệm thơ
Trong sự phát triển của văn học nhân loại, thơ là thể loại ra đời sớm
nhất và phát triển đến ngày nay. Thậm chí trong một thời gian dài thuật ngữ
thơ đợc dùng để gọi tên văn học nói chung. Xung quanh thể loại văn học này
đã có rất nhiều định nghĩa đợc đa ra, trong đó không phải quan điểm nào cũng
thống nhất với nhau. Ngợc lại, có nhiều quan điểm, cách nhìn đối lập nhau
gay gắt. Điều này thể hiện rõ cả văn học nớc ngoài cũng nh văn học trong nớc,văn học cổ lẫn văn học trung đại và hiện đại.
Nói đến các định nghĩa về thơ của của các tác giả nớc ngoài, trớc hết ta
phải nói tới quan điểm của các tác giả thuộc nền lí luận văn học cổ điển Trung
Hoa. Lu Hiệp trong cuốn Văn tâm điêu long đã từng nói đến ba phựơng
diện cơ bản cấu thành một bài thơ, đó là: tình cảm, ý nghĩa (tình văn), ngôn
ngữ (linh văn) và âm thanh (thanh văn). đến đời Đờng, Bạch C Dị cũng nêu
lên các yếu tố then chốt tạo thành điều kiện tồn tại của thơ: thi giả: căn tình,
miệu ngôn, hoa thanh, thực nghĩa (thơ: tình là gốc, lời là cảnh, thanh là hoa,
nghĩa là quả). Có thể nói đây là quan niệm toàn diện và sâu sắc nhất về thơ
trong nền lí luận văn học cổ điển Trung Hoa.
ở châu Âu, các nhà nghiên cứu qua những định nghĩa của mình đã cho
thấy sự đặc biệt trong trong cách thể hiện cuộc sống và ý nghĩa của thơ: Thơ
trớc hết là cuộc đời, sau đó mới là nghệ thuật (biêlinxki); Trên đời có những
vấn đề chỉ có thể giải quyết bằng thơ (maiacôpxki); Tôi coi thơ không phải
là phòng khách quý tộc, nơi chỉ có những ngời bôi dầu thơm và đi ủng bóng
lộn bớc vào. Thơ là những ngôi đền mà những ngời áo rách và đi chân đất có

thể vào đợc (s. petpi); Cuộc sống sẽ tối sầm nếu không có thơ ca... và con
ngời sống nghèo nàn, hoang dã. (raxun Gamzatốp).
đáng chú ý nhất vẫn là quan điểm của Jakovson, ông cho rằng làm thơ
là tạo ra một cấu trúc ngôn ngữ lập dị, trái khoáy, khác thờng, và chính sự
khác thờng đó mới gây bất ngờ. Mỗi chữ trong thơ đều đã bị biến tính, biến
dạng, tức là bị bóp méo đi, so với ngôn ngữ hàng ngày. quan điểm này đã
nói lên đợc đặc trung cũng nh sự khác biệt của thơ so với các thể loại khác.


13
ở Việt Nam, khái niệm thơ cũng đã đợc nhiều nhà nghiên cứu đề cập
đến với nhiều khuynh hớng, quan niệm khác nhau. Các tác giả thời Trung đại
cho rằng thơ là để nói chí (thi dĩ ngôn chí) và xem đây là đặc trng lớn nhất của
thể loại này. phan Phu Tiên trong việt âm thi tập tân san đã viết: trong lòng
có điều gì, tất hình thành lời; cho nên thơ là để nói chí vậy. Nguyễn Bỉnh
Khiêm khi viết tựa tập thơ Bạch vân am của mình đã nói rõ hơn nội dung
của chí: Có kẻ chí để ở đạo đức, có kẻ chí để ở công danh, có kẻ chí để ở sự ẩn
dật. Có thể nói thi dĩ ngôn chí là nguyên tắc mĩ học đã đợc các nhà thơ trung
đại vận dụng mãi đến cuối thế kỷ XIX. Bên cạnh đó, tác giả Ngô Thì Nhậm qua
những phát biểu của mình cũng đã cho thấy quan niệm về thơ:
Mây gió, cỏ hoa xanh tơi, kì diệu đến đâu hết thảy đều từ trong lòng
nảy ra... hãy xúc động hồn thơ để ngòi bút có thần.
Thơ mà quá cầu kì thì rơi vào giả dối, quá trau chuốt thì rơi vào xảo
trá, hoàn lơng hắt hiu thì rơi vào buồn bã, chỉ có thuần hậu, giản dị, thẳng
thắn, không rơi vào buồn bã, không xảo trá mà lại chú trọng ngăn chặn điều
xấu, bảo tồn điều hay mới là những đặc sắc chính của thơ.
Ta thấy Ngô Thì Nhậm đã rất coi trọng cảm xúc, sự thuần hậu, giản dị,
thẳng thắn trong thơ. Có thể nói, đây cũng chính là đặc trng cơ bản, là cái
thần của thơ.
Bớc sang thế kỷ XX, xã hội Việt Nam có nhiều biến đổi lớn, trong đó

có sự xuất hiện của một tầng lớp ngời có cuộc sống, tình cảm, thị hiếu mới.
Theo đó văn học, đặc biệt là thơ có sự biến chuyển sâu sắc mới mẻ và khá
toàn diện. Đầu tiên là tản Đà, sau đến các nhà thơ trong phong trào Thơ Mới
(1932 - 1945) đã đem đến một luồng sinh khí với những cách tân táo bạo làm
thay đổi diện mạo thơ. đồng thời với những thành tựu rực rỡ của thơ là sự
xuất hiện của hàng loạt định nghĩa mới về thơ. Mỗi định nghĩa xuất phát từ
mỗi điểm nhìn khác nhau đã làm cho quan niệm về thơ rất phong phú và đa
dạng. Hàn Mặc Tử cho rằng Làm thơ tức là điên; Chế Lan Viên khẳng định:
Làm thơ tức là làm sự phi thờng. Thi sĩ không phải là ngời. Nó là ngời mơ,
ngời say, ngời điên. nó là tiên, là ma, là quỷ, là tinh, là yêu. Nó thoát hiện tại,
nó xáo trộn dĩ vãng, nó ôm trùm tơng lai. Ngời ta không thể hiểu đợc nó vì nó
nói những cái vô nghĩa, tuy rằng những cái vô nghĩa hợp lí. Trong khi Thế Lữ
nhẹ nhàng phát biểu: Thơ, riêng nó phải có sức gợi cảm ở bất kì trờng hợp
nào thì Lu Trọng L lại cho rằng: Thơ sở dĩ là thơ, bởi vì nó súc tích, gọn
gàng, ít lời mà nhiều ý và nếu cần, phi tối nghĩa, mà tối nghĩa chỉ vì thi nhân


14
không xuất hiện một cách trực tiếp, lời nói của thi nhân không phải là hình
ảnh.
Sau Cách mạng tháng 8/1945, nhiều phát biểu mới ra đời làm phong
phú thêm khái niệm về thơ: Thơ là chuyện đồng điệu, thơ là tiếng nói đồng ý,
đồng tình, đồng chí (Tố Hữu); Thơ là một hình thái nghệ thuật cao quý, tinh
vi, ngời làm thơ phải có tình cảm cao quý, thể hiện sự nồng cháy trong lòng.
Thơ là tình cảm, lí trí, kết hợp một cách nhuần nhuyễn và có nghệ thuật. Tình
cảm và lí trí ấy đợc diễn đạt bằng ngôn ngữ hình tợng đẹp đẽ qua những lời
thơ trong sáng vang lên nhạc điệu khác thờng (Sóng Hồng); Thơ hay là thơ
giản dị, xúc động và ám ảnh. để đạt đợc một lúc ba điều ấy đối với các thi sĩ
vẫn là điều bí mật (Trần Đăng Khoa). Có thể nói rằng, trong giai doạn này
định nghĩa về thơ tiêu biểu nhất phải nhắc đến định nghĩa của Phan Ngọc.

Trong bài viết Thơ là gì tác giả đã nêu lên Thơ là một cách tổ chức ngôn
ngữ hết sức quái đản để bắt ngời tiếp nhận phải nhớ, phải cảm xúc do hình
thức ngôn ngữ này [29; 23]. đây là một cách định nghĩa thơ theo hớng cấu
trúc ngôn ngữ. Định nghĩa này đã đối lập đợc thơ với văn xuôi dới góc nhìn
loại hình.
Trên đây là một số quan niệm và định nghĩa về thơ của các tác giả trong
nớc và nớc ngoài, xa và nay. Thiết nghĩ, khái niệm về thơ phong phú, ngời viết
không thể khái quát hết nội dung t tởng của các quan niệm đó. Khi nghiên cứu
thơ Hoàng Cầm, chúng tôi dùng định nghĩa về thơ trong cuốn Từ điển thuật
ngữ văn học (Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi đồng chủ biên;
Nxb. Giáo dục, 1994): Thơ là Hình thức sáng tác văn học phản ánh cuộc
sống, thể hiện những tâm trạng, những cảm xúc mạnh mẽ bằng ngôn ngữ hàm
súc, giàu hình ảnh và nhất là có nhịp điệu. định nghĩa này đã khái quát đợc
những đặc trng cơ bản của thơ: thiên về thể hiện cảm xúc, hàm súc, cô đọng,
ngôn ngữ có nhịp điệu.
1.1.2. Đặc trng của ngôn ngữ thơ
Thơ là một thể loại của văn hoc, vì thế trớc hết thơ mang những đặc trng
của lĩnh vực này. Với t cách là một loại hình nghệ thuật văn học khác các loại
hình nghệ thuật khác ở cả phơng thức tạo hình lẫn phơng thức biểu hiện. Hội
họa, điêu khắc, hoạt cảnh... tạo hình bằng cách Trực tiếp miêu tả các hiện tợng của hiện thực, vẽ nên bức tranh về cuộc sống, mở ra trớc mắt ngời xem
những tác phẩm giống với các đối tợng trong thực tế. [5;33]; kiến trúc, âm


15
nhạc, nhảy múa... qua chất liệu của mình biểu hiện những cảm nghĩ nhất định
của con ngời, thể hiện cách nhận thức và đánh giá của con ngời đối với cuộc
sống.
Khi lấy ngôn từ làm chất liệu để tạo hình và biểu hiện tác giả tất yếu
thực hiện hai thao tác cơ bản của hoạt động ngôn ngữ, đó là thao tác lựa chọn
và thao tác kết hợp. Thao tác lựa chọn dựa trên khả năng của ngôn ngữ là:

Các đơn vị có thể luân phiên cho nhau nhờ vào tính tơng đồng giữa chúng
[5; 10]. Thao tác kết hợp lại dựa trên khả năng khác của hoạt động ngôn ngữ:
Các yếu tố ngôn ngữ có thể đặt bên cạnh nhau nhờ vào mối quan hệ tơng cận
giữa chúng. [5; 24].
Bên cạnh mang những đặc trng chung của văn học (so với các loại hình
nghệ thuật khác) thì ngôn ngữ thơ còn có những đặc trng riêng biệt của mình.
Theo Nguyễn Phan Cảnh, nếu nh văn xuôi làm việc trớc hết bằng thao tác kết
hợp và trong văn xuôi lặp lại là một điều tối kị thì ngợc lại Chính cái điều văn
xuôi rất tối kị ấy lại là thủ pháp làm việc của thơ, tính tơng đồng của các đơn vị
ngôn ngữ lại đợc dùng để xây dựng các thông báo. thao tác kết hợp cho phép
ngời nghệ sĩ, sau khi lựa chọn có thể tạo ra những kết hợp bất ngờ, sáng tạo dựa
trên những tiền đề vật chất mà ngôn ngữ dân tộc cho phép. Ngời sáng tác phải
biết chọn lấy một đơn vị nào đó thất phù hợp, có khả năng diển tả đợc cảm xúc,
sự đánh giá của mình trớc đối tợng.
Cũng thuộc lĩnh vực của văn học nhng cơ chế vận hành bộ máy ngôn
ngữ của thơ khác văn xuôi. văn xuôi có thể sử dụng số lợng ngôn ngữ không
hạn chế. Ngợc lại, thơ là thể loại chỉ dùng một lợng hữu hạn các đơn vị ngôn
ngữ để biểu hiện cái vô hạn của cuộc sống bao gồm các sự kiện tự nhiên và xã
hội cũng nh tâm lí, tình cảm của cá nhân con ngời.
Phan Ngọc đã từng khẳng định: ngôn ngữ thơ có cách tổ chức hết sức
quái đản. nhắc đến điều này tức là ông muốn nhấn mạnh đến đặc thù riêng
biệt của loại hình ngôn ngữ này. trong giao tiếp hàng ngày có hàng vạn cách
tổ chức câu, nhng chúng ta chỉ chú ý đến nội dung còn hình thức của nó hầu
nh không mấy ai quan tâm đến. Còn trong thơ, có những câu thơ bền vững
hàng nghìn năm do cách tổ chức ngôn ngữ một cách đặc biệt, quái đản của
nó. Ngôn ngữ thơ khác với lời nói thông thờng và khác cả ở ngôn ngữ văn
xuôiở cấu trúc, lời thơ ít nhng cảm xúc và ý nghĩa rất phong phú và có sức gợi
cảm lớn...



16
Nỗi niềm chi rứa Huế ơi
Mà ma xối xả trắng trời Thừa Thiên
(Tố Hữu)
Hai câu trích trên ta gọi là thơ bởi nó có vần, có nhịp điệu, có hình
ảnh... Đặc biệt cách ngắt nhịp 2/2/2/2 đã gợi lên đợc hình ảnh những cơn ma
nh trút, dờng nh không nghỉ.
Từ những điều đã phân tích ở trên ta có thể kết luận: xét ở phạm vi thể
loại, ngôn ngữ thơ là một chùm đặc trng về ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp nhằm
biểu trng hóa, khái quát hóa hiện thực khách quan theo một tổ chức riêng của
thi ca.
1.2. hớng tiếp cận thơ từ góc độ ngôn ngữ
Nh đã nói, ngôn ngữ thơ có những đặc trng riêng so với văn xuôi và các
thể loại khác. đặc trng đó chủ yếu đợc thể hiện trên ba phơng diện: ngữ âm,
nghữ nghĩa và ngữ pháp. làm rõ ba đặc trng này ta sẽ hình thành đợc con đờng để tiếp cận ngôn ngữ thi ca.
1.2.1. về ngữ âm
đặc trng của thơ xét về mặt ngữ âm thể hiện rõ nét nhất là ở tính nhạc.
văn xuôi cũng có nhịp điệu nhng không rõ nét, không có âm hởng rõ rệt cho
nên văn xuôi tính nhạc ít đợc nhắc đến. Vì vậy đúng nghĩa bản chất của tính
nhạc thì chỉ thơ mới có. tính nhạc là đặc điểm có tính phổ biến trong hầu hết
các ngôn ngữ trên thế giới. Tuy nhiên mỗi ngôn ngữ có cách thể hiện tính nhạc
khác nhau tùy vào cơ cấu, cách cấu tạo, cách tổ chức Mỗi dân tộc, mỗi ngôn
ngữ đều có cách hòa âm của riêng mình. Cách thức đó dựa trên truyền thống
từng dân tộc và hình thức của từng ngôn ngữ cụ thể (Tomusepxki) [11; 202].
Tiếng Việt nói chung và ngôn ngữ thơ Việt Nam nói riêng phong phú về
thanh điệu, số lợng, nguyên âm, phụ âm. điều đó góp một phần lớn vào việc
tạo nên tính nhạc cho thơ: khi trầm bổng, du dơng, khi ngân nga bay bổng, khi
dồn dập thiết tha. Vì thế khi khai thác tính nhạc trong thơ chúng không thể
không tập trung vào những mặt đối lập sau:
- Sự đối lập về trầm - bổng, khép - mở của các nguyên âm.

- Sự đối lập về vang - tắc giữa các dãy phụ âm mũi và âm tắc - vô
thanh trong các phụ âm cuối.
- Sự đối lập cao - thấp, bằng - trắc của các thanh điệu.


17
Cùng với những đối lập trên, vần điệu và nhịp điệu cũng góp phần quan
trọng trong việc tạo nên tính nhạc cho thơ ca. những yếu tố này vừa là cơ sở
vừa là chất liệu cho sự hòa âm, tạo nên âm hởng trầm bổng, diệu kì trong thơ.
Phải chăng, chính vì ngôn ngữ thơ giàu tính nhạc mà từ xa xa nhiều hình thức
ca hát dân gian đã lấy thơ dân gian làm chất liệu sáng tác âm nhạc. trong âm
nhạc hiện đại nhiều bài thơ đợc lấy làm chất liệu để các nhạc sĩ sáng tác cho
bài hát của mình: Mùa xuân nho nhỏ (Thanh Hải), Dáng đứng Việt Nam (Lê
Anh Xuân), Lá Diêu bông (Hoàng Cầm)...
Nh vậy, có thể khẳng định âm điệu, nhịp điệu, vần điệu là ba yếu tố
chính tạo nên tình nhạc cho thơ. Tuy nhiên, tùy vào từng tác phẩm, từng thể
loại mà các yếu tố này có vai trò khác nhau. ở tác phẩm này, thể loại này vần
điệu nổi bật hơn nhịp điệu so với tác phẩm, thể loại khác và ngợc lại...
1.2.1.1. âm điệu
Khái niệm âm điệu chỉ đợc xác lập trong thế tơng quan với vần điệu,
nhịp điệu. Hiểu một cách đơn giản, âm điệu là sự hòa âm đợc tạo ra từ sự luân
phiên xuất hiện của các đơn vị âm thanh (tiếng) có những phẩm chất ngữ âm tơng đồng và dị biệt trong trục tuyến tính.
Tiếng việt thuộc loại hình ngôn ngữ đơn lập cho nên tính đối lập của âm
tiết tiếng Việt đã quy định âm tiết tiếng Việt chứ không phải một đơn vị nào
khác đã tạo ra âm điệu trong thơ cách luật tiếng Việt. Sự tổng hòa của các mặt
nh: cờng độ, trờng độ, cao độ, âm sắc đã tạo nên phẩm chất ngữ âm của tiếng
Việt. chính vì thế sự khác nhau giữa âm tiết này với âm tiết khác về trờng độ
suy cho cùng là do sự chi phối của hoàn cảnh phát ngôn hoặc do âm lợng của
nguyên âm mà có. Theo đó ta có những âm tiết kết thúc bằng nguyên âm hay
bán nguyên âm thì có độ vang và khả năng kéo dài trờng độ lớn hơn âm tiết

kết thúc bằng phụ âm tắc vô thanh.
Trong tiếng Việt, thanh điệu là yếu tố cơ bản chi phối phần vần của âm
tiết. Vì rằng thanh điệu là yếu tố thứ hai thể hiện tập trung nhất phẩm chất của
thi phẩm. chính vì thế, nói đến cách hòa âm tronh thơ Việt Nam thực chất là nói
đến sự hòa phối các thanh điệu, các cách kết hợp âm thanh theo một kiểu nhất
định nào đó. Thanh điệu là sự nâng cao hay hạ thấp giọng nói trong mỗi âm tiết,
có tác dụng cấu tạo và khu biệt vỏ âm thanh của từ và hình vị. Vì thế thanh điệu
là đặc trng của âm tiết trong khi ngữ điệu là đặc trng của âm, trọng âm là đặc trng của từ. Trong tiếng Việt thanh điệu là yếu tố siêu đoạn bao trùm toàn bộ âm


18
tiết và là yếu tố cơ bản để tạo ra sự khác biệt về phẩm chất ngữ âm giữa âm tiết
này với âm tiết khác, cho nên nó là đối tợng chính của âm điệu và đợc tìm hiểu
trên hai bình diện là âm vực và đờng nét vận động.
- theo âm vực ta có: những thanh có âm vực cao bao gồm thanh không
dấu, thanh sắc, thanh hỏi và các thanh có âm vực thấp bao gồm thanh huyền,
thanh ngã và thanh nặng.
- Theo đờng nét vận động ta có: những thanh có đờng nét bằng phẳng
bao gồm thanh không dấu, thanh huyền và những thanh có đờng nét không
bằng phẳng, bao gồm thanh sắc, thanh hỏi, thanh ngã, thanh nặng.
Nh vậy sự khác nhau về âm vực và đờng nét các thanh điệu sẽ tạo nên
sự khác nhau ở các cao độ của nốt nhạc hay nói cách khác, sẽ tạo nên tính
nhạc trong thơ.
1.2.1.2. vần điệu
Chúng ta có thể khẳng định vần trong thơ có một vị trí rất quan trọng cả
trong sáng tác và cả trong nghiên cứu lí luận: Vần là sự hòa âm, sự cộng hởng nhau theo những quy luật ngữ âm nhất định giữa hai từ hoặc hai âm tiết ở
trong hay cuối dòng thơ, gợi tả sự nhấn mạnh, sự ngừng nhịp. [9; 12]. Hay
vần nh sợi dây ràng buộc các dòng thơ lại với nhau giúp ngời đọc thuận
miệng, nghe đợc thuận tai và làm cho ngời đọc, ngời nghe dễ thuộc, dễ nhớ
[9; 21 - 22].

Vần là yếu tố quan trọng tạo nên sự hòa âm giữa các câu thơ. Sự hòa âm
vần trớc hết có chức năng tổ chức, cấu tạo. trong thơ, vần là chiếc cầu bắc qua
các dòng thơ, gắn kết các dòng thơ lại tong đoạn, khổ và tong bài hoàn chỉnh.
Vần thơ Việt Nam khác với vần thơ của các ngôn ngữ khác không cùng
loại hình là ở đơn vị hiệp vần. Trong tiếng Việt đơn vị hiệp vần là các âm tiết.
Trong thơ ca Việt Nam, với ý thức của ngời Việt không bao giờ chấp nhận một
từ đa tiết có thể hiệp vần với một từ đơn tiết hay một từ đa tiết khác mà chỉ chấp
nhận sự hiệp vần giữa âm tiết này với âm tiết khác mà thôi. trong các vần thơ
bao giờ cũng có sự cộng hởng, sự hòa xớng với nhau của hai âm tiết có vần. để
tạo đợc sự hòa âm cho các cặp vần đồng thời có tác dụng hòa phối, kết hợp, tơng hỗ của các yếu tố tơng ứng giữa hai âm tiết hiệp vần. Đó là sự hòa âm giữa
thanh điệu của âm tiết này với thanh điệu của âm tiết kia. Tất cả yếu tố cấu tạo
âm tiếng Việt đều tham gia vào việc tạo nên sự khác biệt của vần thơ Việt Nam
để tránh lặp vần. Trong đó có thanh điệu và âm chính, âm cuối là những yếu tố
chính tham gia vào việc tạo nên sự hòa âm cho các vần thơ.


19
Vần trong thơ là một kiểu lặp lại theo một quy định ngữ âm bất định.
Hình thức lặp lại này là dấu hiệu của sự hô ứng, liên kết gọi nhau của những
yếu tố từ ngữ, tạo nên kết cấu đặc biệt trong thơ. Tính nhạc của thơ cũng bắt
đầu từ đó đã tạo nên khả năng mĩ cảm đặc biệt.
1.2.1.3. nhịp điệu
nhịp điệu thực chất là điệu tính đợc tạo ra từ sự xuất hiện luân phiên
các ngữ đoạn trong ngữ lu. f. de Saussure cho rằng: Dòng âm thanh chỉ là
một đờng dài, một dải liên tục, trong đó thính giả không thấy sự phân chia nào
đầy đủ và chính xác, muốn có sự phân chia nh vậy phải viện đến ý nghĩa ngng
khi đã biết cần phải gắn mỗi bộ phận của chuỗi âm thanh một ý nghĩa gì và
một vai trò gì thì ta sẽ thấy những bộ phận đó tách ra, và cái giải vô hình kia
sẽ phân ra thành từng đoạn [38; 95].
Theo đó trong thơ nhịp điệu là yếu tố hết sức quan trọng, nó là kết quả

của việc hòa phối âm thanh đợc tạo ra từ ngắt nhịp. Nhịp điệu liên kết các yếu
tố ngữ âm lại với nhau để tạo ra nhạc tính. Bởi vì yếu tố quan trọng nhất để taọ
nên nhịp điệu là những chỗ ngừng, chỗ ngắt, trong sự phân bố mau, tha hay đa
dạng của chúng là độ dài ngắn khác nhau của các quãng nghỉ hơi sau các khổ
thơ, dòng thơ. Cho đến nay, ngắt nhịp trong thơ có thể phân thành hai loại:
ngắt nhịp cú pháp và ngắt nhịp tâm lí, hai loại nhịp này có khi tách bạch có
khi hòa quyện vào nhau tùy thuộc vào cấu trúc ngôn ngữ của dòng thơ, khổ
thơ và cảm hứng. Hơn nữa, nhịp thơ gắn liền tình cảm, cảm xúc, các trạng thái
dung cảm xúc động. Vì vậy nó ảnh hởng đến việc lựa chọn nhịp cho câu thơ,
bài thơ.
nhịp trong câu thơ khác nhịp trong văn xuôi. Nếu nhịp trong văn xuôi
luôn luôn trùng với nhịp cú pháp thì nhịp trong thơ không phải bao giờ cũng
trùng với nhịp cú pháp. sở dĩ nh vậy là bởi lẽ việc ngắt nhịp trong thơ chịu sự
chi phối của yếu tố tâm lí và cấu trúc âm điệu. Do đó cách ngắt nhịp, tạo nhịp
trong thơ hết sức đa dạng và mang bản sắc của từng nhà thơ.
để khảo sát hình thức nhịp điệu của một bài thơ chúng ta có thể dựa
vào nhiều đơn vị tổ chức văn bản nh câu thơ, khổ thơ, đoạn thơ... trong đó
câu thơ (hoặc dòng thơ) là đơn vị tổ chức cơ bản nhất, vì trong câu thơ tập
trung mật độ dày đặc về cú pháp, âm điệu, sự hòa âm.
Từ sự phân tích trên ta có thể coi nhịp điệu là xơng sống của bài thơ, là
tiền đề cho sự gieo vần. nhịp điệu là sự hòa phối âm thanh để tạo ra từ ngắt


20
nhịp và nhịp điệu liên kết các yếu tố ngữ âm lại với nhau để tạo ra nhạc tính,
tạo ra sự trầm bổng.
Nh vậy âm điệu, vần điệu và nhịp điệu tuy ở trong bài thơ nó đều có
những vai trò khác nhau nhng không thể thiếu trong ngôn ngữ thơ. Vần và
nhịp tuy khác nhau nhng giữa chúng lại có mối quan hệ hữu cơ và tơng hỗ lẫn
nhau, cái này là tiền đề của cái kia và luôn luôn bổ sung cho nhau tạo nên sự

hoàn chỉnh của những yếu tố hình thức thơ ca. Chính chúng đã tạo nên đợc
tính nhạc quyễn rũ cho hồn thơ, tạo đợc cảm xúc, ý tởng cho thơ.
1.2.2. Về ngữ nghĩa
Thơ là một loại hình nghệ thuật ngôn ngữ cô đọng, súc tích về từ ngữ và
hình ảnh. Mỗi từ ngữ khi đi vào thơ đều trải qua sự lựa chọn của tác giả. Từ sự
phân tích trên chúng ta đã thấy vai trò của nhạc trong thơ biểu hiện trên nhiều
phơng diện. tính nhạc là tính đặc thù đầu tiên, quan trọng với thơ, nếu thiếu
nó thì thơ không tồn tại. nhng nếu chỉ có mình tính nhạc thôi thì cha đủ, cha
thể làm nên thơ. Bên cạch mặt ngữ âm thì ngữ nghĩa cũng là một yếu tố làm
nên tác phẩm thơ ca. ngữ nghĩa trong thơ khác ngữ nghĩa trong văn xuôI và
trong đời sống hàng ngày. nghĩa trong văn xuôi chủ yếu là nghĩa miêu tả,
nghĩa tờng thuật, kể chuyện. Còn ở trong thơ mỗi từ ngữ khi đa vào sử dụng
đều rất linh hoạt, phong phú và đa dạng. mỗi từ ngữ trong câu thơ chứa đựng
sức mạnh tiềm tàng, chúa đựng cái đẹp đẽ, tinh tế và sâu sắc.
Ngữ nghĩa trong thơ ngoài giá trị biểu hiện nó còn mang nhiều giá trị
khác. Khi vào thơ do đặc trng của tính chất thơ mà nghĩa của từ không nằm lại
ở nghĩa gốc, nghĩa đen, nghĩa ban đầu, mà nó còn mang trong mình nghĩa mới
tinh tế hơn, đa dạng hơn. Chính đặc tính này tạo cho thơ có hiện tợng đa
nghĩa. Đó là tính chất nói bóng và sự chuyển nghĩa bằng những hình thức ẩn
dụ, so sánh, hoán dụ, nói lái, chơi chữ... làm cho ngữ nghĩa của thơ trở nên
mơ hồ mà nhiều khi phải có sự tởng tợng, liên tởng mới có sự giải mã và cảm
thụ hết vẻ đẹp tối đa của nó. Chính tính nhoè đi về nghĩa (chữ dùng của
Nguyễn Phan Cảnh) trong thơ cho phép ngôn ngữ thơ dung nạp những kiểu
cấu trúc đặc biệt, có khi bất thờng. Đó là sự tỉnh lợc các thành phần ngữ pháp,
kể cả các thành phần chính trong câu... Chính và thế ta lại cảm thụ khác nhau
làm nên tính đa nghĩa, hàm súc ý tại ngôn ngoại trong thơ. Đó còn là những
hình thức sử dụng các trờng hợp dùng từ phiếm chỉ, đảo ngữ, đảo cú pháp,
không tuân thủ theo một quy luật thông thờng. Và đó còn tạo ra sự ngắt câu
khác lạ mà trong cấu trúc văn xuôi không cho phép. Ngoài ra còn có các hình



21
thức lấy động tả tĩnh, dùng cái này để nói cái kia... Chính vì thế mà trong thơ
mới đợc xem là lời ít ý nhiều tạo nên ý nghĩa bóng bẩy, lung linh diệu kì của
ngôn ngữ thơ ca. Điều này làm cho khi tìm hiểu một tác phẩm thi ca không
nhất thiết chỉ đi tìm cái nội dung loghic của nghĩa đen với một nội dung rã
ràng, minh bạch. Đó không phải là đặc trng của thể loại này.
Đặc trng ngữ nghĩa này tạo cho thơ có sức cuốn hút kỳ lạ đối với ngời
đọc, ngời nghe. Bởi đến với thơ chúng ta không chỉ tiếp nhận bằng mắt, bằng
tai... mà bằng cả xúc động tình cảm, cả sự liên tởng và trí tởng tợng. Để thởng
thức cái duyên ngầm, cái âm hởng và tứ thơ toả ra từ những lớp ngữ nghĩa của
ngôn ngữ ở những dòng chữ, những khoảng trống, giữa những từ, sự im lặng,
ở những dấu chấm hỏi, chấm lửng và chấm than.
1.2.3. Về ngữ pháp
Bình diện ngữ pháp trong thơ thể hiện ở những điểm sau: sự phân chia
các dòng thơ, những kiểu câu và cách sắp xếp tổ chức từ ngữ trong thơ...
Sự phân chia các dòng thơ có ngời quan niệm mỗi dòng thơ là một câu
thơ. Nhng điều này không hoàn toàn đúng vì trong thực tế câu thơ và dòng thơ
không phải lúc nào cũng trùng nhau. Có thể một câu thơ lại trải ra ở nhiều
dòng thơ, có thể trên một dòng thơ lại có nhiều câu thơ.
Cách sắp xếp các từ ngữ trong thơ cũng khác so với văn xuôi ở chỗ khi
các thành phần trong dòng, trong câu hay bị đảo lộn trật tự. Có nhiều khi
không theo một logic thông thờng, rõ nhất là những câu thơ vắt dòng.
Về mặt cấu trúc của câu thơ trong tác phẩm thơ cũng khác so với câu
trong văn xuôi vì nó không hoàn toàn tuân theo một quy tắc bắt buộc nào. Nhà
thơ có thể sáng tạo và sử dụng những kiểu câu bất bình thờng, những kiểu
câu quái đản nh đảo cấu trúc, vắt dòng, câu tách biệt, câu trùng điệp... và
không ảnh hởng đến quá trình tiếp nhận ngữ nghĩa của văn bản. Chính điều
này đợc coi là bất thờng đó đã tạo ra cho thơ những giá trị mới, diễn tả đợc sự
vô cùng của sự vật trong hữu hạn của câu chữ, tạo nên phong cách riêng của

mỗi nhà thơ.
1.3. Hoàng Cầm và tập thơ 99 tình khúc
1.3.1. hoàng cầm - cuộc đời


22
thi sĩ Hoàng Cầm có tên thật là Bùi Tằng Việt, sinh ngày 22 tháng 02
năm 1922, tại xã Phúc Tằng, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang; quê gốc xã
Song Hồ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh.
ông xuất thân trong gia đình nhà nho lâu đời. Thân sinh ông thi không
đỗ, về dạy chữ Hán và về làm thuốc bắc ở Bắc Giang. Tên ông dợc đặt ghép từ
địa danh quê hơng: Phúc Tằng và Việt Yên. thuở nhỏ ông học tiểu học, trung
học đều ở Bắc Giang và Bắc Ninh; đến năm 1938 ra Hà Nội học trờng Thăng
Long. Năm 1940 ông đỗ tú tài toàn phần và bớc vào nghề văn, dịch sách cho
Tân dân xã của Vũ Đình Long. Từ đó, ông lấy bút danh là tên một vị thuốc
đắng trong thuốc Bắc: Hoàng Cầm.
Năm 1944, do thế chiến thứ hai xảy ra quyết liệt, ông đa gia đình về
quê gốc ở Thuận Thành. Cũng tại nơi này, Hoàng Cầm bắt đầu tham gia hoạt
động Thanh niên Cứu quốc của Việt Minh. Cách mạng tháng Tám nổ ra, ông
về Hà Nội, thành lập đoàn kịch Đông Phơng. khi chiến tranh Đông Dơng
bùng nổ, theo đoàn kịch rút ra khỏi Hà Nội, biểu diễn lu động ở vùng Bắc
Ninh, Bắc Giang, Sơn Tây, Thái Bình một thời gian rồi giải thể.
Tháng tám năm 1947, Hoàng Cầm tham gia Vệ quốc quân ở chiến khu
12. cuối năm đó, ông thành lập đội tuyên truyền văn nghệ, đội văn công
quân đội đầu tiên. năm 1952 ông đợc cử làm trởng đoàn văn công Tổng cục
chính trị, hoạt động biểu diễn cho quân dân vùng tự do và phục vụ các chiến
dịch.
Tháng 10 năm 1954 đoàn văn công về Hà Nội. đầu năm 1955, do đoàn
văn công mở rộng thêm nhiều bộ môn, Hoàng Cầm đợc giao nhiệm vụ trởng
đoàn kịch nói. Cuối năm 1955, ông về công tác ở Hội văn nghệ Việt Nam, làm

công tác xuất bản. tháng 4 năm 1957 ông tham gia thành lập Hội nhà văn
Việt Nam và đợc bầu vào ban chấp hành. Tuy nhiên, không lâu sau, do vụ án
Nhân văn giai phẩm Hoàng Cầm phải rút khỏi Hội nhà văn vào năm 1958 và
về hu non năm 1970 lúc 48 tuổi.
Năm 1988 trong cao trào đổi mới, Hoàng Cầm và một số nhà văn khác
đợc khôi phục t cách hội viên Hội nhà văn Việt Nam, đợc khôi phục quyền
công bố, đăng tải tác phẩm. Từ đó đến nay ông sống ở Hà Nội và tiếp tục
sáng tác.
Hoàng Cầm đã vĩnh viễn ra đi ngày 06/ 05/ 2010 để lại niềm tiếc thơng
vô hạn cho những ngời yêu thích thơ ông.


23
1.3.2. Những đặc điểm chính trong sáng tác của Hoàng Cầm
Là một nghệ sĩ có sức sáng tạo dồi dào, Hoàng Cầm sáng tác và thành
công ở cả lĩnh vực thơ lẫn kịch nói, văn xuôi, có một số tác phẩm đã trở nên
nổi tiếng các vở kịch Hận Nam Quan, Kiều Loan... nhng có thể nói tiêu biểu
nhất vẫn là sự nghiệp thơ ca. hoàng Cầm cũng coi đây là lĩnh vực sáng tác
chính của mình. ông đã có nhiều bài viết thể hiện tâm sự của mình về thơ:
Thơ, từ những khát vọng ngời, từ vùng u huyền bí ẩn nhất, bật ra nh một điệu
đàn, nh một hình bóng, bất chợt, nh tiếng nói các thần linh không biết tự thuở
nào. thơ nối yêu thơng vào khát vọng, lại nhân lên đến hệ số vô cùng. Thơ
cho ta đợc yêu, biết yêu, biết đau và chịu đau. Thơ cho ta cái thật trong cuộc
đời, cho ta cái sáng láng trong lành của bầu trời tịnh khí, cho ta màu sắc và âm
thanh đẹp nhất.
Thơ cho ta cả một bầu trởi sống giàu có và sang trọng, cho ta bao nhiêu
bức tranh diễm ảo, bao nhiêu bản nhạc huyền diệu, dẫn dắt ta đi trên mảnh đất
này, dẫu qua đá nhọn gai sắc, vẫn là ta đang bay nhè nhẹ, dìu dặt trong một
cõi nh không phải của ta mà chính thực là ta, là ngời đang khao khát sống,
yêu, say mê và hy vọng. Thơ nuôi ngọn lửa trong lòng ta nh bếp than rực hồng

suốt đêm cực bắc và cực nam, đại hàn và đại tuyết. Thơ san sẻ niềm vui, chia
sẻ đau buồn, xóa dần vùng u mê, ám khí vẫn thờng lẩn quất đâu đây. thơ bẻ
gẫy vụn lỡi mã tấu của hung thần ác quỷ, thơ nung chảy thành nớc những đại
bác, chiến sa, thơ xới đất lên cho mùa gieo hạt [52; Tr. 149,150]. Những lời
bộc bạch trên cũng chính là quan niệm về thơ của Hoàng Cầm - một quan
niệm luôn đề cao yếu tố cảm xúc và sức cảm hóa vô biên của thơ. ở lĩnh vực
này đã có ít nhất năm tập thơ lớn:
- ma Thuận Thành (1991).
- lá diêu bông (1993).
- bên kia sông Đuống (thơ chọn,1993).
- Về Kinh Bắc (1960, in sách 1994).
- 99 tình khúc (1995).
Nhìn một cách tổng quát, thơ Hoàng Cầm có một số đặc điểm chính
sau đây.
1.3.2.1. một cái tôi trữ tình mang đậm dấu ấn truyền thống và tinh
thần hiện đại


24
Hình tợng cái tôi trữ tình là một sản phẩm văn hóa tinh thần của loài
ngời, nó chỉ xuất hiện khi nhân loại bớc vào giai đoạn văn minh. Nghiên cứu
hình tợng cái tôi trữ tình là đi vào tìm hiểu một phạm trù mĩ học của thế giới
tinh thần. đây là một hiện tợng có tính quy luật của cảm xúc, đồng thời phản
ánh một trình độ giao tiếp của con ngời với hiện thực. Từ đó, giúp ngời đọc
nhận thức đợc các mối quan hệ giữa con ngời và thế giới, cũng nh lẽ tồn tại
của cá nhân trớc cộng đồng. Ta có thể hiểu hình tợng cái tôi trữ tình là một
cấu trúc mang bản chất xã hội bao gồm: các giá trị của nhân cách với nhu cầu
tự khẳng định mình, là sự tự ý thức về cá tính, cá nhân, chủ thể của nhà thơ và
kết tinh hàng loạt quan hệ với đời sống. Mặt khác, cái tôi trữ tình còn là một
cấu trúc mang bản chất nghệ thuật với: vai trò tổ chức hình tợng thành một

chỉnh thể thống nhất nhờ cá phơng tiện gnôn ngữ, khả năng nội cảm hóa toàn
bộ thế giới vật chất thanh fhtế giới tinh thần bền vững, thống nhất và độc đáo.
mục đích cuối cùng là giúp ngời đọc nhận ra những t tởng thẩm mĩ nhất định.
Cái tôi trữ tình trong thơ Hoàng Cầm mang đậm dấu ấn truyền thống.
Sở dĩ nói nh vậy bởi trớc hết cái tôi trong thơ ông luôn thể hiện tố chất
vùng, chất ngời của một vùng lãnh thổ. Vùng quê Kinh Bắc là cái nôi lu
giữ một thế giới của dân ca huyền thoại, những phong tục tập quán, cảnh sắc
thiên nhiên và chủ yếu là lu giữ hồn cốt con ngời xứ Bắc. ở đó, vẫn còn vinh
quang một thuở những gơng mặt ông cống, ông nghè của một vùng khoa cử,
hay thấp thoáng đâu đây bóng dáng của những liền chị quan họ thôn quê lúng
liếng đa tình. Họ có phải là linh hồn của đồng quê ta cất lên thành tiếng đó
không? có phải là linh hồn của những thôn nữ ngày xa, của những cô Tấm,
Ngọc Hoa, Cúc Hoa, những Xúy Vân đến chết vẫn còn vơng vấn hồn ta đó
hòa cùng linh hồn đất nớc... [27; 52].
đọc thơ Hoàng Cầm ta thấy hiện lên một vùng quê Kinh Bắc thật đẹp,
thật nên thơ với những đồng chiều, cuống rạ, với những rặng tre, sân đất
trắng, giàn thiên lí, tiếng cuốc gọi những đêm hè: Mõ đêm hè cuốc lội /
Ao ma dằng dịt lá trờng sinh. Hoàng Cầm kể: Những đêm hè nằm nghe tiếng
cuốc vọng vào đêm cuốc... cuốc... cuốc sao mà giống tiếng mõ cầu kinh cốc...
cốc... cốc... , và ao sau nhà qua một đêm ma bỗng thấy đầy dây rau dút (trờng
sinh). Những câu thơ huyền diệu ấy cũng bắt nguồn từ cảm nhận máu thịt của
nhà thơ về quê hơng...


25
Hình ảnh quê Kinh Bắc đi vào thơ Hoàng Cầm gần gũi, thân thơng nh
bao làng quê Việt Nam khác, nhng cũng thật kì lạ với sông Đuống nghiêng
nghiêng, con sông Cầu khói sơng Thôi hẹn chiều sang sơng rủ khói / Lơ thơ
che mặt thẹn sông Cầu, và làng quê đó thật trù phú nên thơ:
xanh xanh bãi mía bờ dâu

ngô khoai biêng biếc
... quê hơng ta lúa nếp thơm nồng
tranh Đông Hồ gà lợn nét tơi trong
màu dân tộc sáng bừng trên giấy điệp...
(Bên kia sông Đuống)
quê hơng Kinh Bắc luôn luôn vang vọng tiếng chuông chùa ơi chiều
Kinh Bắc chuông chùa nhuộm son... với ngõ làng xa đầy kỉ niệm:
sao không thể khép cửa buồng thơng nhớ
còn phong phanh manh áo
dắt về những ngõ làng xa
sao không quên chiều đổ ma
con rô rạch ngợc
nớng cong mùa thơ
cơm nghèo thuở trớc...
(ngõ)
xóm làng Kinh Bắc hiện lên qua kí ức nhà thơ chỉ là những nét nhạt
nhòa nhng hết sức thân thơng. nó gợi về một dĩ vãng xa vời, gợi lên cái tình
sâu, nghĩa nặng của nhà thơ đối với nơi chôn nhau cắt rốn, với cội nguồn.
làng quê Kinh Bắc man mác cả hành trình thơ Hoàng Cầm là cái nền, là
không gian cho những hình tợng thơ, cảm xúc thơ nảy nở.
thơ Hoàng Cầm hay nhắc đến địa danh vùng Kinh Bắc. nào núi Thiên
thai, chùa bút tháp, huyện lang tài, chợ hồ, chợ sủi, đồng tỉnh, huê cầu,
bãi trầm chỉ... những địa danh nôm na nh bao tên làng tên sông khác trên đất
Việt Nam nhng trong thơ Hoàng cầm lại gợi lên nhiều cảm xúc. Những địa
danh ấy không phải là những tên gọi thông thờng, đó là những địa chỉ cảm
xúc của nhà thơ.
ai về bên kia sông đuống
cho ta gửi tấm the đen
mấy trăm năm thấp thoáng
mộng bình yên



×