Tải bản đầy đủ (.doc) (93 trang)

Ngôn ngữ thơ thạch quỳ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (627.83 KB, 93 trang )

Bộ giáo dục và đào tạo
Trờng đại học vinh

Ngôn ngữ thơ
thạch Quỳ
Luận văn Thạc sỹ ngữ văn
Chuyên ngành lý luận ngôn ngữ
Mã số: 60.22.01

Ngời hớng dẫn : TS. Nguyễn Hoài Nguyên
Ngời thực hiện

: Nguyễn Thị Thuý Hằng

Vinh - 2008
1


Lời cảm ơn
Để hoàn thành luận văn này, ngoài sự nổ lực, cổ gắng của bản thân, tôi còn nhận đợc
sự tận tình, chu đáo của thầy giáo, TS. Nguyễn Hoài Nguyên, sự góp ý chân thành của các
thầy cô trong khoa ngữ văn và sự động viên khích lệ của gia đình và bạn bè.
Nhân dịp này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với thầy giáo hớng dẫn và xin gửi
đến các thầy cô giáo, các bạn đồng nghiệp và gia đình lời cảm ơn chân thành nhất
Vinh, ngày 15 tháng 12 năm 2008
Tác giả

2


Mục lục


Mở đầu
1. Lý do chọn đề tài
2. Lịch sử vấn đề
3. Đối tợng và nhiệm vụ nghiên cữu
4. Nguồn t liệu và phong pháp ngiên cứu
5. Đóng góp luận văn
6. Bố cục luận văn

Trang
1
2
3
4
5
5

Chơng 1
Một số vấn đề liên quan đến đề tài
1.1.Thơ và ngôn ngữ thơ
1.1.1. Bàn về thơ
1.1.2. Ngôn ngữ thơ
1.2. Vài nét về thơ và thơ Thạch Quỳ
1.2.2. Một số đặc điểm thơ Thạch Quỳ
1.2.2.1. Dẫn nhập
1.2.2.2. Đề tài chiến tranh
1.2.2.3.Đề tài nông thôn
1.3. Tiểu kết

6
6

10
18
20
20
22
23
25

Chơng 2
Vần, nhịp trong thơ Thạch Quỳ
2.1. Vần và các nguyên tắc hiệp vần trong thơ Thạch Quỳ
2.1.1. Vần và chức năng của vần trong thơ
2.1.1.2. Chức năng vần thơ
2.1.1.3. Cách hiệp vần trong thơ
2.1.2. Các nguyên tắc hiệp vần trong thơ Thạch Quỳ
2.1.2.1.Dẫn nhập
2.1.2.2. Sự thể hiện của các yêu tố tham gia hiệp vần trong thơ Thạch Quỳ
2.1.3. Các loại vần trong thơ Thạch Quỳ
2.1.3.1. Phân loại dựa vào vị trí của vần
2.1.3.2. Phân loại dựa vào sự hoà âm
2.1.4. Một số kết luận
2.2. Nhịp và cách tổ chức nhịp trong thơ Thạch Quỳ
2.2.1. Nhịp và vai trò của nhịp trong thơ 55
2.2.1.1. Khái niệm nhịp thơ 55
2.2.1.2. Vai trò của nhịp trong thơ
2.2.2. Cách tổ chức nhịp trong thơ Thạch Quỳ
2.2.2.1. Nhịp trong thơ 4 chữ
2.2.2.2. Nhịp trong thơ 5 chữ
2.2.2.3. Nhịp trong thơ 7 chữ
2.2.2.4. Nhịp trong thơ 8 chữ

2.2.2.5. Nhịp trong thơ lục bát
2.2.2.6. Nhịp trong thơ tự do
3

26
26
28
29
30
30
31
50
50
52
53
55

57
57
57
58
59
60
61
62


2.3. Mối quan hệ giữa vần và nhịp trong thơ Thạch Quỳ
2.4. Tiểu kết
Chơng 3

Các phơng tiện tạo nghiã
3.1. Một số biện pháp tu từ
3.1.1. So sánh tu từ 68
3.1.1.1. Khái niệm 68
3.1.1.2. So sánh tu từ trong thơ Thạch Quỳ 69
3.1.1.3. Giá trị nhận thức của so sánh tu từ trong thơ Thạch Quỳ
3.1.2. Câu hỏi tu từ trong thơ Thạch Quỳ
3.1.3. Điệp và đối trong thơ Thạch Quỳ
3.1.3.1. Biện pháp điệp
3.1.3.2. Biện pháp đối
3.2. Một số hình ảnh thơ tiêu biểu
3.2.1. Hình ảnh gạch vụn
3.2.2. Hình ảnh cánh đồng
3.2.3. Hình ảnh cỏ
3.2.4. Hình ảnh con đờng
3.3. Tiểu kết
Kết luận 86
Tài liệu tham khảo 88

4

64
66

68

71
73
76
76

77
79
79
81
82
83


Mở đầu
1. Lí do chọn đề tài và mục đích nghiên cứu
1.1. Hiện tại, đã có nhiều công trình nghiên cứu cùng hớng vào mục đích là phân
tích và lí giải để chỉ ra các đặc trng của ngôn ngữ thơ. Từ góc độ lí luận- phê
bình, một số nhà nghiên cứu đã dùng các thao tác định lợng của ngôn ngữ học để
giải mã tác phẩm thơ. Bởi ngôn ngữ là hình thức của t duy nên khi t duy là t duy
nghệ thuật thì ngôn ngữ đồng thời cũng là thứ chất liệu đặc trng của loại hình
nghệ thuật ấy. Do đó, đối tợng chính của nghiên cứu tác phẩm văn học là nghệ
thuật sử dụng ngôn từ. Xu hớng này có những u thế riêng mà các hớng tiếp cận
khác nhiều khi không có đợc nhng cũng dễ rơi vào những cảm nhận mang màu
sắc chủ quan. Theo hớng dựa vào những căn cứ cụ thể, tức là từ góc độ ngôn
ngữ, các nhà nghiên cứu đã xem xét các quan hệ nội tại và ngoại tại của chất liệu
tác phẩm văn chơng, trong đó có thơ, khai thác tính nghệ thuật của ngôn ngữ thơ
và cơ chế hình thành những thuộc tính đó. Đối với ngôn ngữ thơ nói riêng, ngôn
ngữ nghệ thuật nói chung, ý ngh33ĩa của nó phụ thuộc rất lớn vào sự nhận thức
đối tợng phản ánh của chủ thể phát ngôn. Do đó, ngôn ngữ thơ cần phải có
những cách xem xét đặc thù từ góc độ ngôn ngữ học.
1.2. Nghiên cứu ngôn ngữ thơ nói chung, ngôn ngữ thơ của những nhà thơ tiêu
biểu cụ thể là hết sức cần thiết để từ đó khẳng định những đóng góp riêng của
mỗi tác giả qua từng giai đoạn văn học. Thạch Quỳ là một trong những nhà thơ
tiêu biểu của thế hệ các nhà thơ chống Mĩ và thời kì xây dựng đổi mới, có tên
trong danh sách với những Xuân Quỳnh, Bằng Việt, Nguyễn Duy, Nguyễn Đức

Mậu, Phan Thị Thanh Nhàn, Lâm Thị Mỹ Dạ, Vũ Quần Phơng, Hữu Thỉnh,
Thanh Thảo, Vơng Trọng,. . . So với các nhà thơ khác, Thạch Quỳ không có
nhiều thuận lợi để phát huy tài thơ của mình nhng ông đã cố gắng ở mức độ tối
đa để tự khẳng định mình, tạo đợc một tên tuổi, một phong cách thơ độc đáo.
Thơ Thạch Quỳ thể hiện một cảm xúc khỏe khoắn, gân guốc; câu thơ chắc nịch
giàu chất suy t triết lí nhng lại có sức ám ảnh ngời đọc. Ngôn ngữ thơ hồn hậu,
trong sáng, giàu nhạc điệu, giàu chất thơ. Thơ Thạch Quỳ luôn luôn có sự tìm
tòi, sáng tạo và luôn có ý thức tự đổi mới mình trên các mặt t duy thơ và hình
5


thức hiểu hiện. Ngôn ngữ thơ Thạch Quỳ có nhiều nét đặc sắc, thực sự có cá
tính. Do vậy, tìm hiểu ngôn ngữ thơ Thạch Quỳ là hết sức cần thiết và bổ ích..
1.3. Cho đến nay, các nhà nghiên cứu ngôn ngữ thơ đã xác lập các đơn vị ngôn
ngữ, các bình diện ngôn ngữ cấu thành tác phẩm thơ. Thơ không phải là hiện tợng ngôn ngữ học thuần túy nhng nó là một thứ nghệ thuật đặc thù lấy ngôn từ
làm chất liệu. Là một yếu tố nghệ thuật, dĩ nhiên ngôn ngữ thơ phải đợc xem xét
trong một chỉnh thể nghệ thuật. Theo đó, giá trị của ngôn ngữ thơ là tính nghệ
thuật của nó chứ không phải là những giá trị phổ quát của ngôn ngữ chung.
Trong nghiên cứu ngôn ngữ thơ, phơng thức định lợng, định tính các mặt ngữ
âm, ngữ nghĩa, tu từ,...nhằm làm nổi bật tính nghệ thuật của nó trong việc biểu
hiện thông điệp thẩm mĩ. Xuất phát từ góc nhìn này, chúng tôi mạnh dạn khảo
sát ngôn ngữ thơ Thạch Quỳ nhằm làm nổi bật những nét độc đáo về hình thức
biểu hiện của một giọng thơ có cá tính, qua đó đánh giá những đóng góp của ông
đối với nền thơ ca hiện đại Việt Nam.
2. Lịch sử vấn đề
Là một trong những gơng mặt tiêu biểu trong số các nhà thơ trởng thành
trong cuộc chống Mĩ cứu nớc và thời kì xây dựng đổi mới, là nhà thơ hàng đầu
xứ Nghệ nhng những nghiên cứu về thơ Thạch Quỳ cha nhiều. Cuộc đời ông hầu
nh gắn với hội văn nghệ địa phơng; chiêm nghiệm, làm thơ, in ấn,...đều ở địa phơng. Thành ra, thơ ông không đợc phổ biến rộng rãi, ít ngời biết đến ngoài một
số bạn thơ thân thiết ở Hà Nội, đôi lần, ông từ nghệ An ra đọc cho họ nghe. Thi

thoảng, thơ ông đợc in trên báo Văn nghệ dạng chùm vài ba bài. Trong bảy tập
thơ của ông thì năm trong số đó xuất bản ở Nghệ An, điều đó cũng là một lí do
tự ông làm cho thơ mình không phổ biến. Nhng đó lại là một nét tính cách của
Thạch Quỳ và cũng là nét tính cách của ngời Nghệ Tĩnh- tính gàn và ít nhiều
kiêu ngạo theo kiểu bất cần. Vì thơ ông cha có điều kiện đến với bạn đọc cả nớc
nên giới phê bình, nghiên cứu gần nh ít ngời chú ý đến Thạch Quỳ và thơ Thạch
Quỳ.
Thơ Thạch Quỳ là thơ hữu xạ tự nhiên hơng. Thơ ông khao khát sự tìm tòi
táo bạo; câu thơ mở, kéo dài, co giản một cách phóng túng mang màu sắc triết lí
sâu sắc. Đọc thơ ông, chúng ta nhận ra một tâm hồn tinh nhạy, luôn trăn trở,
6


không chịu lời biếng trong suy nghĩ và trong hình thức thể hiện. Ông cho rằng
thơ phải ở tầng sâu, nơi giáp ranh của thế giới h thực, mộng mơ và huyền ảo.
Nếu ngời có cấp ngời, cấp văn hóa của ngời thì thơ có cấp thơ, cấp văn hóa của
thơ. Thơ không đồng cấp quân bình với các văn hóa ngời mà nó ở cấp độ văn hóa
cao nhất, siêu việt mà ta có thể hình dung đợc [45]. Theo thời gian, ông đã nỗ lực
vợt lên chính mình, luôn tự làm mới mình trong t duy sáng tạo. Điều đó đã đợc
bạn bè và những ngời quan tâm đến thơ ông xác nhận. Chẳng hạn, trong bài viết
Phác thảo Thạch Quỳ, nhà thơ Võ Văn Trực đánh giá: Thơ Thạch Quỳ thật thà,
bộc trực nhng không nôm na, mà vẫn rất thơ. Hầu hết thơ anh mang cảm xúc
khỏe khoắn, câu thơ chắc là khá gọt dùa. Nhiều bài thơ có ẩn ý sâu xa, nghĩa là
có biểu tợng nhiều mặt [52, tr.212-213]. Cũng trong một nghiên cứu về Thạch
Quỳ, tác giả Thái Doãn Hiểu khẳng định: Thơ Thạch Quỳ là thử thơ bản ngã
nguyên chất. Nhà thơ luôn tìm cách nói về mình và nhân danh mình dể viết
[16,tr.25]. Đặt tiêu đề bài viết Thạch Quỳ- ngời nuôi mộng ảo giữa chiêm bao,
tác giả Thái Doãn Hiểu phần nào đã chạm đến vỉa quặng Thạch Quỳ: Thạch Quỳ
đã nhập cõi bang tâm dực vào số phận của mình. Đọc thơ anh không dễ. Thiếu
một cặp mắt tinh khi đọc sẽ khó đồng cảm nội tâm ngời viết [16, tr.28]. Còn bạn

thơ Tuyết Nga trong Trò chuyện và Thạch Quỳ lại cho rằng: Thạch Quỳ là nhà
thơ thứ thiệt của làng quê. Trong thơ, Thạch Quỳ nh một lão nông quan sát kĩ lỡng không bỏ sót một chi tiết nào của làng quê, dông ruộng, ao hồ, cảnh vật
[28]. Nếu chỉ có chừng ấy bài viết dới dạng phác thảo chân dung thì thơ Thạch
Quỳ còn là một ẩn số. Gần đây, thơ Thạch Quỳ đợc chọn làm đối tợng nghiên
cứu của một khóa luận tốt nghiệp. Tác giả Nguyễn Thị Hơng với Đặc điểm ngôn
ngữ thơ Thạch Quỳ đã đặt vấn đề nghiên cứu giải mã thơ Thạch Quỳ từ góc độ
ngôn ngữ học. Dĩ nhiên, trong khuôn khổ khóa luận tốt nghiệp đại học, tác giả
mới phác vạch những nét sơ lợc về thơ Thạch Quỳ từ góc độ ngôn ngữ thơ. Vậy
nên, ngôn ngữ thơ Thạch Quỳ cần có thêm những nghiên cứu theo hớng đào sâu,
mở rộng để làm nổi bật những nét đặc sắc, độc đáo, khẳng định một ngôn ngữ
thơ có cá tính. Từ những nhận thức đó, chúng tôi chọn đề tài Ngôn ngữ thơ
Thạch Quỳ làm đối tợng nghiên cứu cho luận văn của mình.
3. Đối tợng và nhiệm vụ nghiên cứu
7


3.1. Đối tợng nghiên cứu
Đối tợng nghiên cứu của luận văn là ngôn ngữ thơ Thạch Quỳ. Chúng tôi
chủ yếu khảo sát 99 bài thơ trong Thơ Thạch Quỳ, Nxb Hội nhà văn, H.2006 và
có bổ sung một số bài trong 6 tập thơ của ông.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Chúng tôi xác định nội dung luận văn phải giải quyết những vấn đề sau
đây:
- Từ cách hiểu về thơ, ngôn ngữ thơ nhận diện những nét đặc sắc thơ
Thạch Quỳ, tìm hiểu những đặc trng nổi bật trong ngôn ngữ thơ Thạch Quỳ bao
gồm vần và nhịp, các biện pháp tu từ nổi trội, một số hình ảnh thơ tiêu biểu là
những phơng tiện tạo nghĩa.
- So sánh ngôn ngữ thơ Thạch Quỳ với một số nhà thơ cùng thời, nhận
diện phong cách ngôn ngữ thơ Thạch Quỳ và những đóng góp của ông đối với
nền thơ ca hiện đại Việt Nam.

4. Nguồn t liệu và phơng pháp nghiên cứu
4.1. Nguồn t liệu
T liệu khảo sát gồm 150 bài thơ, trong đó chủ yếu dựa vào 99 bài thơ
trong tập Thơ Thạch Quỳ, Nxb Hội nhà văn, H.2006 và bổ sung 51 bài trong các
tập Sao và uất (in chung với Quang Huy), Tảng đá và nhành cây, Điệu hát
nguồn sáng và đất (in chung với An Chi, Yên Đức), Con chim tà vặt, Cuối cùng
vẫn chỉ mình em, Đêm giáng sinh.
4.2. Phơng pháp nghiên cứu
Để giải quyết các nhiệm vụ của luận văn, chúng tôi sử dụng các phơng
pháp và thủ pháp nghiên cứu sau đây:
- Dùng phơng pháp thống kê ngôn ngữ học để tiến hành thống kê, phân
loại t liệu gồm các đặc điểm ngôn ngữ thơ Thạch Quỳ phục vụ cho mục đích và
nhiệm vụ mà luận văn đề ra.
- Dùng các thủ pháp phân tích, miêu tả và tổng hợp để xử lí t liệu nhằm
khái quát các đặc trng ngôn ngữ thơ Thạch Quỳ.
- Dùng phơng pháp so sánh đối chiếu ngôn ngữ thơ Thạch Quỳ với một số
tác giả cùng thời để nhận diện phong cách ngôn ngữ thơ Thạch Quỳ.
8


5. Đóng góp của luận văn
- Lần đầu tiên thơ Thạch Quỳ đợc khảo sát và nghiên cứu một cách tơng
đối toàn diện và có hệ thống từ góc độ ngôn ngữ học. Các t liệu cùng với những
nhận xét, đánh giá của luận văn giúp ngời đọc nhận biết khá đầy đủ những nét
đặc sắc về ngôn ngữ thơ Thạch Quỳ. Luận văn khẳng định, về phơng diện hình
thức thể hiện, thơ Thạch Quỳ thực sự có cá tính, là thế giới bí ẩn của sự sáng tạo
không ngừng, là nơi dành cho cái đẹp ngự trị, cái đẹp cái hay trong sáng tạo.
- Các kết quả của luận văn còn giúp ngời đọc thấy đợc những đóng góp
của Thạch Quỳ trên con đờng hiện đại hóa, tự do hóa ngôn ngữ thơ. Với Thạch
Quỳ, vần thơ không còn quan trọng nữa, còn nhịp điệu không phải là cái bằng

bằng trắc trắc mà nó là cái hàn thử biểu đo nhịp tim, đo hồng cầu chảy trong
mạch máu của sự sống.
6. Bố cục luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung luận
văn triển khai thành ba chơng:
Chơng 1. Một số vấn đề liên quan đến đề tài
Chơng 2. Vần và nhịp trong thơ Thạch Quỳ
Chơng 3. Các phơng tiện tạo nghĩa trong thơ Thạch Quỳ

9


Chơng l
MộT Số VấN Đề LIÊN QUAN ĐếN Đề TàI
1.1. Thơ và ngôn ngữ thơ
1.1.1. Bàn về thơ
1.1.1.1. Định nghĩa thơ
Trong các vấn đề về thơ có câu hỏi thơ là gì nhng điều đó không còn bức thiết
bởi lẽ đã có biết bao ý kiến, định nghĩa về thơ. Hầu nh, mỗi ngời làm thơ từ xa
đến nay trực tiếp hay gián tiếp đều ở một mức độ nhất định trả lời câu hỏi thơ là
gì? Dĩ nhiên, các ý kiến, các định nghĩa về thơ đều bất cập, cha đi đến một tiếng
nói chung. Do đó, xác định một định nghĩa chính xác, khách quan sẽ giúp chúng
tôi xác định đợc các bình diện của ngôn ngữ thơ cần tiếp cận và khai thác. Cách
đây 1500 năm, trong Văn tâm điêu long, thiên Tình thái, Lu Hiệp đã bàn đến ba
phơng diện cơ bản cấu thành tác phẩm thơ là hình văn, thanh văn và tình văn.
Nghĩa là, ngôn từ thơ có sự vật (hình văn), có nhạc điệu (thanh văn), có cảm xúc
(tình văn) [17]. Đến đời Đờng, Bạch C Dị lại cụ thể hóa thêm một bớc các yếu tố
cấu thành thơ ca: Cái cảm hóa đợc lòng ngòi chẳng gì trọng yếu bằng tình cảm,
chẳng gì đi trớc đợc ngôn ngữ, chẳng gì gần gũi bằng âm thanh, chẳng gì sâu
sắc bằng ý nghĩa. Với thơ, gốc là tình cảm,

mầm lá là ngôn ngữ, hoa là âm thanh, quả là ý nghĩa. Từ quan niệm này, một số
bình diện của ngôn ngữ thơ đã đợc sáng tỏ. Chẳng hạn, tác giả cho rằng chẳng gì
đi trớc đợc ngôn ngữ là hàm ý cảm xúc, âm thanh và ý nghĩa đều đợc chứa đựng
trong những đơn vị ngôn ngữ cấu thành bài thơ. Trong bài tựa Kinh thi, Chu Hi
cũng cho rằng: thơ là cái d âm của lời nói, trong khi lòng ngời cảm xúc với sự
vật mà hiện ra ngoài. Đây là cách nhìn nhận rất hiện đại về ngôn ngữ thơ, xem
thơ là cái d âm của lời nói khi lòng ngời cảm xúc vơi sự vật là thể hiện cái nhìn
sâu sắc rằng tình cảm không phải bộc lộ một cách trần trụi bên ngoài ngôn ngữ
mà là d âm đợc thoát ra từ những cấu trúc lời nói của từng ngời làm thơ khi họ
cảm xúc với sự vật xung quanh. ở Việt Nam, Phan Phu Tiên thế kỉ XV cũng có
ý kiến tơng tự: Trong lòng có điều gì, tất hình thành ở lời; cho nên thơ để nói chí
vậy ( Việt âm thi tập tân san).

10


Sang thời hiện đại, xuất phát từ định nghĩa văn học là nhân học, các nhà
nghiên cứu đã đặt ra và trả lời các câu hỏi văn chơng thể hiện nội dung gì, nội
dung đó đợc tạo ra nh thế nào. Từ đó, các nhà nghiên cứu đa ra quan niệm mới
văn học là nghệ thuật ngôn từ, tức là ngành nghệ thuật lấy ngôn từ làm phơng
tiện và phơng thức phản ánh. Vậy là, một tác phẩm nghệ thuật phải đợc nhận
thức và khám phá bằng những tiêu chí của nghệ thuật. Nghĩa là không dừng lại ở
việc trả lời câu hỏi nó là cái gì mà là nó đợc tạo ra nh thế nào. Theo đó, ngôn ngữ
văn chơng vừa là chất liệu vừa là phơng thức biểu hiện của tác phẩm nghệ thuật.
Các nhà nghiên cứu theo trờng phái hình thức tiêu biểu là R. Jakobson chủ trơng
đối lập ngôn ngữ văn xuôi với ngôn ngữ thơ. Trong tiểu luận Ngôn ngữ và thi ca,
R.Jakobson đã nhấn mạnh cơ chế hoạt động của ngôn ngữ thơ là cơ chế lựa chọn
và kết hợp. Từ nguyên lí phổ quát này, R.Jakobson và những ngời đồng quan
điểm với ông khẳng định, trong thơ, hình thức ngữ âm vô cùng quan trọng. Họ
nhấn mạnh đến các yếu tố âm thanh nh âm vận, điệp âm, điệp vần, khổ thơ,... là

những đơn vị thuộc bình diện hình thức. Nhng, đến giai đoạn hiện đại cũng cha
xác định đích danh thơ là gì? Thế là, tham vọng của con ngời lại muốn đi tìm cái
không thể nắm bắt đợc nó. Định nghĩa thơ lại đợc nối dài bằng Thơ là sự phân
vân giữa âm và nghĩa (P. Valéry); Văn xuôi thuộc phía con ngời, thơ ca thuộc
phe thợng đế (J.P.Sartre); Thơ là ngôn ngữ trong chức năng thẩm mĩ của nó
(R.Jakobson); Thơ là ngôn ngữ tự lấy mình làm cứu cánh; Làm thơ là nói để đợc
cái thú là nghe lời mình nói. Yêu thơ là yêu những cái đẹp....Vì thơ là sự sáng tạo
trên sự võ đoán của ngôn ngữ nên việc định nghĩa nó cũng không thể không rơi
vào võ đoán. Mỗi bài thơ hay đều đòi hỏi một định nghĩa. Mỗi bài thơ hay đều là
một định nghĩa cho thơ. Nhng trên thực tế, con ngời lại cố gắng đi tìm một định
nghĩa khái quát cho thơ. GS Phan Ngọc, trong chuyên luận Cách giải thích văn
học bằng ngôn ngữ học đã đa ra một định nghĩa về thơ: Thơ là một cách tổ chức
ngôn ngữ hết sức quái đản để bắt ngời tiếp nhận phải nhớ, phải cảm xúc, phải
suy nghĩa chính hình thức ngôn ngữ này. Chữ quái đản đợc tác giả giải thích là
khác lạ so với thông thờng. Bởi vì, cách tổ chức ngôn ngữ thơ khác với ngôn ngữ
giao tiếp hàng ngày, cũng không nh ngôn ngữ văn xuôi. Ngôn ngữ gián tiếp hàng
ngày và ngôn ngữ văn xuôi không cần đến cách tổ chức ngôn ngữ theo vần luật,
11


nhịp điệu, bằng trắc, số câu, số chữ,. . .mà chỉ có thơ mới có cách tổ chức ấy.
Ngữ pháp thơ khác với ngữ pháp điển phạm của văn xuôi, không giống với ngôn
ngữ giao tiếp hàng ngày. Một quan niệm thơ nh thế có thể chấp nhận đợc. Đi
theo hớng này có tác giả Nguyễn Phan Cảnh. Ông đã tiếp thu các luận thuyết về
thơ ca trong và ngoài nớc để đặt ra một vấn đề rất thiết cốt song không kém phần
nan giải là các nhà thơ t duy trên chất liệu ngôn ngữ nh thế nào? Lý thuyết hệ
hình mà tác giả xác lập không mới song một lần nữa ông lu ý chúng ta nên xem
xét thơ từ phơng diện lựa chọn ngôn từ trong hệ hình để tạo ra hiệu quả biểu đạt
cao nhất. Đây là một gợi ý đúng, có sức thuyết phục cao.
Ngoài các ý kiến, các định nghĩa về thơ đã nêu ở trên, chúng tôi dẫn

thêm một số định nghĩa tiêu biểu có tính ớc định để làm việc. Theo Đại từ điển
tiếng Việt: Thơ là một hình thức nghệ thuật dùng ngôn ngữ giàu hình ảnh, có
nhịp diệu, vần diệu để thể hiện ý tởng hoặc cảm xúc nào đó của tác giả một cách
cảm xúc [54,tr.228]. Các tác giả Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi lại
cho rằng: Thơ là hình thức sáng tác văn học phản ánh cuộc sống, thể hiện tâm
trạng, những cảm xúc mạnh mẽ bằng ngôn ngữ hàm súc, giàu hình ảnh và nhất
là nhịp điệu [12, tr.309- 400].
Tóm lại, từ những định nghĩa về thơ, có thể rút ra những đặc điểm của
thơ để làm chỗ dựa giải quyết nhiệm vụ của đề tài: l/ hệ thống ngôn từ trong thơ
có tổ chức riêng, rất đặc biệt, 2/ thơ có vần điệu, nhịp điệu và phối thanh, nghĩa
là giàu nhạc tính, 3/ thơ thể hiện tình cảm, cảm xúc bằng hình ảnh.
1.1.l.2. Phân biệt thơ với văn xuôi
Có nhiều điểm dùng để phân biệt thơ với văn xuôi. Trớc hết, các nhà văn,
nhà thơ t duy trên chất liệu ngôn ngữ là khác nhau. Trong văn xuôi, các đơn vị
ngôn ngữ cùng một loạt giống nhau đợc tập hợp nhờ thao tác lựa chọn thông qua
mối quan hệ liên tởng, hay nói cách khác, trong cùng một hệ hình. Nhà văn có
thể chọn bất kì đơn vị nào trong mỗi hệ hình rồi kết hợp với nhau để tạo nên
thông báo. Lựa chọn đơn vị nào trong từng hệ hình cũng đợc nhng không đợc
phép lặp lại. Đấy chính là nguyên lí làm việc của văn xuôi, làm việc bằng thao
tác kết hợp. Do đó, các thông báo trong văn xuôi bao giờ cũng dùng để nhắc gợi
đến ngữ cảnh chứ hoàn toàn không phải để giải thích các đơn vị trong mã ngôn
12


ngữ. Chúng ta chỉ bắt gặp trong văn xuôi các thông báo đợc dùng để xây dựng
phơng trình nh thế trong một trờng hợp duy nhất. Vậy là, trong văn xuôi, lặp lại
là điều tối kị. Nhng chính cái điều văn xuôi tối kị đó lại là thủ pháp làm việc của
thơ. Trong thơ, tính tơng đồng của các đơn vị ngôn ngữ lại đợc dùng để xây dựng
các thông báo. Nh đã biết, trong thơ chấp nhận từ điệp âm (phụ âm, nguyên âm),
điệp từ, điệp câu,... tức là khai thác triệt để thủ pháp lặp lại các đơn vị ngôn ngữ.

Nh vậy, các nhà thơ đã t duy trên chất liệu ngôn ngữ một cách khá đặc thù: hình
thành các hệ hình, rồi từ các hệ hình xây dựng các phơng trình, và biến các phơng trình thành chiết đoạn. Cứ nh thế, các đơn vị ngôn ngữ trong thơ chồng lên
nhiều tầng trên một bề mặt, dồn đống lại. Chẳng hạn, có thể hình dung các hệ
hình và phơng trình đợc xác lập trong khổ thơ sau: Con về với nhân dân nh nai
về suối cũ/ Cỏ đón giêng hai, chim én gặp mùa/ Nh đứa trẻ thơ đói lòng gặp sữa/
Chiếc nôi ngừng bỗng gặp cánh tay đa (Tiếng hát con tàu- Chế Lan Viên).
Trong thơ, sự tơng đơng của các đơn vị ngôn ngữ làm nên chiết đoạn tạo
thành thông báo bao giờ cũng bao hàm một sự tơng đơng về ý nghĩa. Nghĩa là,
sức mạnh của cơ cấu lặp lại, của kiến trúc song song trong thơ chính là ở chỗ đã
tạo nên một sự láy lại, song song trong t tởng. Nh vậy, trong thơ, chức năng mĩ
học chiếm u thế nhng không loại trừ chức năng giao tế nên đã làm cho thông báo
trở nên đa nghĩa, mập mờ, có tính chất nớc đôi. Thơ là phải ý tại ngôn ngoại,
phải hàm súc vô cùng.
Nếu nh ngôn ngữ văn xuôi là liền mạch thì ngôn ngữ thơ bao giờ cũng
chia cắt thành những đơn vị tơng ứng với nhau. Việc tổ chức ngôn ngữ thơ bao
giờ cũng theo những quy luật tuần hoàn âm thanh trong đó luôn luôn đề ra sự
chia cắt thành những vế tơng đơng. Câu trong ngôn ngữ thơ có kích thớc nội tại
còn câu trong văn xuôi không theo một kích thớc bó buộc nào. Về cơ bản, ngữ
pháp của thơ khác với ngữ pháp điển phạm của văn xuôi. Cấu trúc ngữ pháp của
câu thơ nhiều khi là bất quy tắc. Ngôn ngữ thơ là thứ ngôn ngữ nhiều màu sắc,
âm thanh, nhịp điệu với những cấu trúc đặc biệt. Mỗi chữ trong thơ có ý nghĩa
riêng nhng trong những trờng hợp khác, những cấu trúc khác sẽ mang những ý
nghĩa khác. Mỗi chữ, mỗi từ không chỉ là xác mà là hồn, là chiều sâu ngữ nghĩa,
độ sâu của ngân vang, của cảm quan nghệ thuật. Mỗi thể loại thơ lại mang một
13


sắc thái riêng, biểu hiện một dạng cảm xúc riêng, đòi hỏi một cách tổ chức ngôn
từ có màu sắc riêng. Trong thơ, ngôn ngữ bác học, ngôn ngữ địa phơng, thậm chí
ngôn ngữ thông tục đều có thể phát huy hết giá trị của nó. Trong thơ, cái thật và

cái ảo gắn bó mật thiết, có ý thức và có vô thức, tiềm thức; có cảm giác, thị giác
và cả trực giác, ảo giác và linh giác,....Do đó, tìm hiểu thơ khác với văn xuôi ở
chỗ phải sử dụng liên phơng pháp mới phát hiện đợc các vấn đề, xác lập đợc
nhiều lớp nghĩa, nhiều thông báo trong một văn bản cô đọng, hàm súc. Ngời đọc
thơ có khi phải sử dụng một siêu giác quan để cảm thơ, hiểu thơ.
Còn nữa, khác với văn xuôi, thơ là một cấu trúc đầy nhạc tính. Thơ có thể
bỏ vần, không chặt chẽ bằng bằng trắc trắc nhng thơ không thể bỏ đợc nhịp điệu.
Nhịp điệu là linh hồn của thơ. Thơ là văn bản ngôn từ đợc tổ chức bằng nhịp
điệu. Nhịp điệu làm nên sức ngân vang cho thơ, tạo sự ám ảnh ngời đọc và tiếng
đồng vọng của những tiếng lòng.
1.1.2. Ngôn ngữ thơ
l.1.2.l. Các bình diện của ngôn ngữ thơ
Từ việc phát hiện những điểm hạn chế trong lí thuyết ngôn ngữ học của
F. de Saussure và L.Bloomfield, nhà ngữ học N.Chomsky đã đa ra nhận định về
mối quan hệ sâu giữa ngôn ngữ và ý thức. Theo đó, ý nghĩa phụ thuộc rất nhiều
vào sự nhận thức đối tợng phản ánh của chủ thể phát ngôn. Đối với ngôn ngữ
nghệ thuật, ý thức chủ quan nhất định chi phối mặt ý nghĩa nhiều hơn. Bởi vậy,
ngôn ngữ thơ lại càng phải có những tiêu chí xem xét đặc thù. Thơ là một thể
loại thuộc về sáng tác nghệ thuật nên ngôn ngữ thơ trớc hết phải là ngôn ngữ
nghệ thuật đợc dùng trong văn học. Xét ở phạm vi thể loại, ngôn ngữ thơ đợc
biểu hiện là một chùm đặc trng về ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp nhằm biểu trng
hóa, khái quát hóa hiện thực khách quan theo cách tổ chức riêng của thơ. Đặc trng của ngôn ngữ thơ đợc thể hiện trên ba bình diện ngữ âm, ngữ nghĩa và ngữ
pháp. Giá trị của ngôn ngữ thơ là các bình diện ngữ âm, ngữ nghĩa, ngữ pháp đợc
tổ chức có tính nghệ thuật.
a. Về ngữ âm
Thơ là hình thức tổ chức ngôn ngữ đặc biệt mang thuộc tính thẩm mĩ về
ngữ âm. Nói đến thơ, chúng ta không thể bỏ qua các yếu tố nằm trong sự vận
14



dụng nghệ thuật hình thức âm thanh của ngôn ngữ. Đó là sự hòa phối về âm
thanh, là ngắt dòng, ngắt nhịp, là sự hiệp vần. Điểm nổi bật để phân biệt thơ và
văn xuôi là tính nhạc. Bởi vậy, hình thức ngữ âm trong thơ là vô cùng quan
trọng. Các đơn vị âm thanh nh thanh điệu, nguyên âm, phụ âm cùng với các
thuộc tính âm thanh nh cao độ, cờng độ, trờng độ là những yếu tố tạo nên nhạc
điệu cho thơ. Tiếng Việt có số lợng thanh điệu phong phú (6 thanh), có số lợng
các đơn vị nguyên âm và phụ âm đa dạng (14 nguyên âm, 23 phụ âm) đợc khai
thác và tổ chức trong thơ nhằm tạo nên âm hởng, tiết tấu và nhạc điệu cho thơ,
khi du dơng trầm bổng, khi dìu dặt ngân nga, khi dào dạt dồn dập. Khi khai thác
nhạc tính trong thơ ta cần chú ý đến những đối lập sau: đối lập về trầm/ bổng,
khép/ mở của của các nguyên âm làm đỉnh vần; đối lập về tắc- vang/ tắc- điếc
(vô thanh) giữa hai dãy phụ âm mũi và phụ âm tắc vô thanh trong các âm cuối
kết vần; đối lập cao/ thấp, bằng/ trắc của thanh điệu.
Bên cạnh việc tổ chức các đơn vị âm thanh theo sự đối lập, vần điệu và
nhịp điệu cũng góp phần quan trọng tạo tính nhạc cho thơ ca. Nh đã biết, phát
ngôn bao giờ cũng có ngữ điệu. Mỗi dòng thơ, câu thơ chứa trong bản thân nó
một loại ngữ điệu đặc biệt, ngời ta gọi đó là nhạc thơ. Khi nhạc thơ của một thể
thơ đạt đến tính ổn định và làm nên nét khác biệt thì chúng trở thành âm luật của
thể thơ đó. Theo nhà nghiên cứu âm nhạc Dơng Viết á( 2006), ngôn ngữ có trớc
âm nhạc, âm nhạc là từ ngôn ngữ mà ra. Càng về sau chúng tách ra để phát triển
và cá biệt hóa. Nhng dù có trở thành hai loại hình nghệ thuật thì chúng vẫn có
mối quan hệ gắn bó khăng khít. Nhạc thơ là thứ nhạc đặc trng, nó phân biệt với
âm nhạc thông thờng. Nhạc thơ đợc tạo thành bởi ba yếu tố chính là âm điệu,
vần điệu và nhịp điệu. Tùy thuộc từng bài thơ cụ thể mà một yếu tố nào đó có vai
trò nổi bật hơn. Trong bất cứ bài thơ nào, vai trò của ba yếu tố này càng đợc xác
lập thì thi phẩm càng giàu nhạc điệu và ấn tợng ngữ nghĩa càng phụ thuộc nhiều
hơn vào ấn tợng ngữ âm.
Về âm điệu, tính đối lập của âm tiết Việt đợc quy định bởi các thành
phần cấu tạo nên chúng chứ không phải đơn vị nào khác, là cơ sở tạo nên âm
điệu trong thơ cách luật tiếng Việt. Phẩm chất ngữ âm của tiếng Việt là tổng hòa

các mặt nh cao độ, cờng độ, trờng độ, âm sắc. Trờng độ của âm tiết này khác âm
15


tiết kia là do hoàn cảnh phát âm hoặc do âm lợng của nguyên âm đỉnh vần.
Chẳng hạn, âm tiết kết thúc bằng nguyên âm, bán âm và phụ âm vang thì có độ
vang và có khả năng kéo dài, trờng độ lớn hơn các âm tiết kết thúc bằng phụ âm
tắc vô thanh. Âm điệu là một khái niệm đợc hiểu trong thế tơng quan với vần
điệu, nhịp điệu và thanh điệu (phối thanh). Âm điệu còn có thể đợc hiểu là sự
hòa âm đợc tạo ra từ sự luân phiên xuất hiện giữa các đơn vị âm thanh (nguyên
âm, phụ âm, bán âm, thanh điệu) có những phẩm chất ngữ âm tơng đồng và khác
biệt trên trục tuyến tính. Trong đó, thanh điệu với t cách là yếu tố cơ bản làm nên
sự khác biệt về phẩm chất ngữ âm của mỗi âm tiết là đối tợng chính của âm điệu
và đợc xác lập trên hai bình diện: âm vực (cao/ thấp), cách thức vận động (bằng/
trắc).
Về vần điệu, đây là khái niệm cha có tính ổn định cao. Vần là yếu tố lặp
lại của một bộ phận âm tiết. ở các bài thơ, khổ thơ, câu thơ, vần có chức năng tổ
chức, chức năng liên kết các câu thơ( dòng thơ) thành khổ thơ, các khổ thơ thành
bài thơ. Có thể hình dung: Vần nh sợi dây ràng buộc các dòng thơ lại với nhau,
do đó giúp ngời đọc đợc thuận miệng, nghe đợc thuận tai và làm cho ngời nghe
dễ thuộc, dễ nhớ [8,tr.21-22]. Theo Hê ghen, vần thơ là do nhu cầu thực sự của
tâm hồn muốn nhìn thấy mình đợc biểu lộ rõ ràng hơn, có sự vang động đều
đặn/ Dẫn theo Bùi Công Hùng, [18],tr.215/. Vần là yếu tố quan trọng tạo nên sự
hòa âm giữa các câu thơ. Đơn vị biểu diễn vần thơ trong tiếng Việt là âm tiết.
Trong thơ ca truyền thống, dựa vào thanh điệu ngời ta chia vần thơ thành hai loại
là vần bằng và vần trắc. Vần bằng là những vần căn cứ trên những âm tiết có
thanh ngang và thanh huyền. Còn vần trắc là những vần căn cứ trên những âm
tiết có các thanh còn lại. Vần trắc lại đợc chia thành hai nhóm nhỏ là trắc thờng
và trắc nhập. Nhóm trắc thờng căn cứ trên những âm tiết có thanh hỏi, thanh ngã,
thanh sắc và thanh nặng. Còn nhóm trắc nhập căn cứ trên những âm tiết có các

âm cuối p, t, ch, c mang thanh sắc và thanh nặng. Hiệp vần là hiện tợng phổ biến
trong thơ từ cổ chí kim, từ đông sang tây. Vần thơ còn đợc quan tâm từ các phơng diện vị trí hiệp vần, mức độ hòa âm và cách kết thúc vần (cũng là cách kết
thúc âm tiết). Dựa vào vị trí hiệp vần, ngời ta chia ra vần lng, vần chân (trong vần
chân có vần liền, vần cách, vần ôm nhau...). Dựa vào mức độ hòa âm, vần đợc
16


chia thành vần chính, vần thông và vần ép. Dựa vào cách kết thúc vần thì vần thơ
gồm vần mở, vần nửa mở, vần nửa khép và vần khép. Vần mở còn gọi là vần
đơn, vần nửa mở, nửa khép và khép còn gọi là vần phức.
Về nhịp điệu, có thể hiểu nhịp điệu là điệu tính đợc tạo ra từ sự luân
phiên các ngữ đoạn trong ngữ lu. Theo F. de Saussure: Dòng âm thanh chỉ là
một đờng thẳng, một dải liên tục trong đó thính giả không thấy sự phân chia nào
đầy đủ và chính xác, muốn có sự phân chia nh vậy, phải viện đến ý nghĩa... Nhng khi đã biết cần phải gắn cho mỗi bộ phận của chuỗi âm thanh một ý nghĩa và
một vai trò gì thì ta sẽ thấy những bộ phận đó tách ra, và cái dải vô hình kia sẽ
phân ra thành từng đoạn [34,tr.9]. Nh vậy, nhịp điệu của giao tiếp thông thờng
đợc hình thành từ tính phân phối ngữ nghĩa. Trong thơ, nhịp điệu là kết quả hòa
phối âm thanh đợc tạo ra từ sự ngắt nhịp. Nhịp điệu chỉ cách thức nhất định khi
phát âm hay còn gọi là sự ngắt nhịp. Cho đến nay, ngắt nhịp trong thơ có thể
phân tích thành hai loại là ngắt nhịp cú pháp và ngắt nhịp tâm lí. Nhịp thơ gắn
kết với tình cảm, cảm xúc, là những ngân vang trong tâm hồn nhà thơ. Các trạng
thái xúc động, rung cảm, cảm xúc,...đều ảnh hởng đến việc lựa chọn và tổ chức
nhịp của câu thơ, bài thơ. Hai loại nhịp này có khi hòa quyện vào nhau, có khi
tách bạch tùy vào cấu trúc ngôn từ của dòng thơ, thể thơ và thi hứng của nhà thơ.
Nh vậy, nhịp thơ là cái đợc nhận thức thông qua toàn bộ sự lặp lại có tính chu kì,
cách quảng hoặc luân phiên theo thời gian của những chỗ ngừng nghỉ, chỗ ngắt
hơi trên những đơn vị cơ bản nh câu thơ (dòng thơ), khổ thơ, thậm chí đoạn thơ.
Yếu tố tạo nên nhịp điệu là những chỗ ngừng nghỉ trong sự phân bố mau tha theo
sự chế định của thể thơ hoặc theo sự đa dạng của cảm xúc, thi hứng. Nhịp thơ
khác với nhịp trong văn xuôi. Nhịp thơ không hoàn toàn trùng với nhịp cú pháp.

Trong một số thể thơ cách luật, ngắt nhịp bị chi phối bởi yếu tố tâm lí và cấu trúc
âm điệu. Cách ngắt nhịp, tạo nhịp trong thơ hết sức đa dạng, muôn màu muôn
vẻ, tùy câu, tùy khổ, tùy từng bài thơ cụ thể. Nhịp trong thơ thể hiện bản sắc của
từng nhà thơ, bộc lộ cá tính thi ca rõ nét. Chẳng hạn, trong thơ lục bát, sự ngắt
nhịp diễn ra dới áp lực của vần lng và xu hớng đơn tiết hóa của tiếng Việt. Vì
vậy, trong thể thơ lục bát, lúc nào cũng chứa đựng một loại nhịp đặc thù là nhịp
tâm lí. Nhịp này xuất hiện khi bối cảnh không đủ sức cho nhịp lẻ nào tồn tại.
17


Nhịp tâm lí có nguồn gốc từ sự đồng hóa nhịp lẻ bởi tính nhịp nhàng của nhịp
đôi trong dòng thơ và giữa các cặp 6/ 8 với nhau. Nhịp chẵn 2/2/2 ở câu lục và 2/
2/ 2/ 2 ở câu bát là tiết tấu nhịp đôi vốn đã hình thành từ lâu và là nét đặc trng
của thơ tiếng Việt. Loại nhịp này dễ dàng trùng hợp với mỗi dòng thơ lục bát vốn
có số tiếng chẵn. Tuy nhiên, không loại trừ nhịp lẻ mặc dù loại nhịp này không
có u thế vì ngời Việt vốn u cân đối, hài hòa. Nếu có nhịp lẻ thì cũng u tiên nhịp
lẻ cân đối 3/ 3 sau đó mới đến các loại nhịp lẻ khác.
Trong thơ tự do, có những câu thơ rất gần gũi với văn xuôi song lại có
sức ngân vang rất lớn. Hiệu quả đó là do nhà thơ đã có ý thức cho vào đó một số
âm tiết làm cho câu thơ dài ra và trùng với đơn vị cú pháp của văn xuôi, làm cho
ngời đọc có cảm tởng nh đang bơi trên một dòng chảy không dứt của một chuỗi
ngôn từ đầy ấn tợng; câu thơ có sức ngân vang rất lớn.
Trong ngôn ngữ thơ Việt Nam, đơn vị nhịp điệu có thể từ một từ trở lên
(thờng là một âm tiết) và thờng là hai từ trở lên. Trong thực tế, thơ ca có hai loại
nhịp là nhịp chẵn và nhịp lẻ. Nhịp chẵn là nhịp điệu tự nhiên trong giao tiếp; còn
nhịp lẻ là phá vỡ cái đều đặn, sự cân đối để tạo ra sự phối hợp hài hòa với nhau.
Nhịp là yếu tố cơ bản, là xơng sống của bài thơ và là tiền đề cho hiện tợng gieo
vần.
b. Bình diện ngữ nghĩa
Thơ là một loại hình nghệ thuật, ngôn ngữ cô đọng, từ ngữ và hình ảnh

súc tích, đa nghĩa. Mỗi từ ngữ khi đợc đa vào thơ đều đã trải qua sự cân nhắc lựa
chọn của tác giả và đợc đặt vào những vị trí nhất định. Từ ngữ khi đi vào thơ hoạt
động rất đa dạng, linh hoạt và biến hóa. Văn xuôi không hạn chế số lợng âm tiết,
từ ngữ, câu chữ còn trong thơ, tùy theo từng thể thơ mà ngôn ngữ có những cấu
trúc nhất định. Khi đi vào thơ, do áp lực của cấu trúc và ngữ nghĩa, ngôn từ nhiều
khi không dừng lại ở nghĩa đen, nghĩa gốc, nghĩa ban đầu của nó mà đợc xác lập
những nghĩa mới tinh tế và đa dạng hơn nhiều. Chính vì thế, mỗi từ ngữ trong
câu thơ chứa đựng sức mạnh tiềm tàng, ẩn chứa những thông điệp thẩm mĩ tinh
tế, sâu sắc. Vậy là, ngữ nghĩa trong thơ phong phú hơn nhiều so với ngữ nghĩa
trong văn xuôi và trong giao tiếp hàng ngày. Trong câu thơ, có những từ đợc sử
dụng theo phép chuyển nghĩa mà chủ yếu là phép so sánh, ẩn dụ, hoán dụ,...
18


Dù nhịp điệu đóng vai trò quan trọng trong thơ song một mình nó không
thể tạo nên giá trị bài thơ. Ngữ nghĩa và ngữ âm là hai mặt cơ bản để cấu thành
tác phẩm thi ca. Trong thơ, mọi yếu tố ngôn ngữ đều chứ đựng những giá trị sáng
tạo mang tính nghệ thuật ngoài giá trị ý niệm của ngôn ngữ chung. Điều kì diệu
của ngôn từ trong thơ là mỗi tiếng, mỗi chữ vừa gọi tên sự vật vừa gợi những liên
tởng khiến ngời đọc phát hiện ra những nét tiềm tàng mà trong giao tiếp hàng
ngày không có đợc. Đó là sức mạnh của ngôn ngữ nghệ thuật nói chung, ngôn
ngữ thơ nói riêng. Ngôn ngữ thơ là ngôn ngữ khơi gợi để thực hiện chức năng
thẩm mĩ. Các đơn vị ngôn ngữ trong bài thơ phải đợc lựa chọn, sắp xếp theo
những cách thức nhất định của từng nhà thơ nhng phải là thứ ngôn ngữ không
bình thờng nh cách nhìn nhận của tác giả Phan Ngọc. Hiệu quả biểu đạt theo
nguyên tắc ý nằm ngoài lời là mục đích muôn đời của thi ca. Khi nghiên cứu
ngôn ngữ thơ, ta phải chỉ ra đợc phơng thức tạo lập những đơn vị ngôn ngữ có
hiệu quả biểu đạt cao, tức là có giá trị tu từ. Đặc trng ngữ nghĩa này tạo cho ngôn
ngữ thơ một sức cuốn hút kì lạ đối với ngời đọc, ngời nghe. Bởi đến với thơ,
chúng ta không chỉ tiếp nhận bằng mắt, bằng tai mà bằng cả tình cảm, cảm xúc,

bằng trí tởng tợng và sự liên tởng, bằng điệu tâm hồn. Điều đó làm cho ngôn ngữ
thơ không chỉ là phơng tiện giao tiếp mà đã đóng vai trò tiếng nói nội tâm đồng
điệu. Trong quá trình vận động của ngôn ngữ thơ, cái biểu hiện và cái đợc biểu
hiện đã xâm nhập chuyển hóa vào nhau tạo nên cái khoảng không ngữ nghĩa vô
cùng cho thi ca.
c. Bình diện ngữ pháp
Về phơng diện ngữ ngữ pháp, câu thơ, dòng thơ không hoàn toàn trùng
nhau. Có những câu thơ bao gồm nhiều dòng thơ, ngợc lại, cũng có những dòng
thơ có nhiều câu thơ. Nhà thơ có thể sử dụng nhiều kiểu câu bất thờng về cú
pháp nh đảo ngữ, tách câu, câu vắt dòng, câu trùng điệp,... mà không ảnh hởng
đến quá trình tiếp nhận văn bản, trái lại chính nó lại tạo nên những giá trị mới, ý
nghĩa mới cho ngôn từ thơ ca. Sử dụng các kiểu câu bất thờng về cú pháp có khả
năng vô tận trong việc chuyển tải những trạng thái tinh tế, bí ẩn của thế giới nội
tâm con ngời, giúp nhà thơ diễn đạt đợc những thành phần ngữ nghĩa đa dạng,

19


tinh tế trong sự hữu hạn về số lợng câu chữ, góp phần tạo nên phong cách của
từng nhà thơ.
Nh vậy, qua ba bình diện ngữ âm, ngữ nghĩa và ngữ pháp ta thấy ngôn
ngữ thơ là thứ ngôn ngữ nghệ thuật đặc thù, là ngôn ngữ hết sức quái đản hiểu
theo nghĩa tốt đẹp của cụm từ này.
1.1.2.2. Ngôn ngữ thơ với quá trình vận động thể loại
Nh đã biết, đặc trng thể loại quy chiếu đặc trng ngôn ngữ. Vì vậy, cách
tối u trong việc phân tích đặc điểm ngôn ngữ thơ là truy tìm quá trình vận động
tạo lập các thể loại thơ. Khi nắm đợc cơ chế của các thể thơ ta có thể biến một
bài thơ nào đó từ thể loại này sang thể loại khác thông qua các thao tác lựa chọn
và kết hợp. Hình thức cuối cùng của tác phẩm là tấm gơng phản chiếu t duy mĩ
cảm- ngôn ngữ của chủ thể sáng tạo. Lí thuyết trờng nét d và cơ chế ngâm thơ hé

lộ cách thức vận động của ngôn ngữ trong quá trình hình thành đặc trng thể loại.
Dựa vào những biểu hiện về ngữ đoạn đợc đánh dấu bằng hiện tợng gieo vần, ngời ta cho rằng vận động tạo vần chính là khâu cơ bản nhất của quá trình hình
thành thể thơ. Mỗi thể thơ có một kiểu gieo vần trong những ngữ đoạn ngắn/ dài
đặc trng. Có thể nhận diện một thể thơ từ các dấu hiệu vần điệu. Dĩ nhiên, trong
một số trờng hợp, việc nhận diện thể thơ qua vần lại gặp những khó khăn. Chẳng
hạn, trong bài thơ Tiếng chổi tre của Tố Hữu: Những đêm hè/ Khi ve ve/ Đã ngủ/
Tôi lắng nghe/ Trên đờng Trần Phú/ Tiếng chổi tre/ Xao xác/ Hàng me...nếu chấp
nhận vần lng thì văn bản thơ sẽ là: Những đêm hè khi ve ve đã ngủ/ Tôi lắng
nghe trên đờng Trần Phú/ Tiếng chổi tre xao xác hàng me... Nh vậy, trong sáng
tác thơ ca, thể thơ hình thành từ việc chọn lọc tự nhiên của lời nói dân tộc. Đó là
sự vận động trong quan hệ nội tại bản thân các cấu trúc ngôn ngữ dới sự điều
khiển của tâm thức cộng đồng. Thơ tiếng Việt có thể từ 2 tiếng đến 12 tiếng.
Mặc dù trớc đó đã có văn biền ngẫu song thơ văn xuôi không trở thành phổ biến.
Những thể thơ quen thuộc của ngời Việt là lục bát, song thất lục bát, 5 tiếng, 7
tiếng,... Cơ chế biểu đạt của một văn bản thơ khác xa cơ chế biểu đạt của văn bản
văn xuôi. Các đơn vị trên trục ngữ đoạn có tính đối lập cao và tự nó đối lập với
các yếu tố đồng loại trên trục lựa chọn để tạo ra giá trị. Chính quan hệ ngữ đoạn
giữ u thế đã làm cho ngôn ngữ văn xuôi chỉ thuần túy mang giá trị thông báo. D20


ới áp lực của nhạc điệu, quan hệ ngữ đoạn trong ngôn ngữ thơ đợc hiện thực hóa
qua hai con đờng chính: quan hệ lỏng và quan hệ phi lôgíc. Quan hệ ngữ đoạn đợc tháo lỏng( do bị lợc bỏ các h từ) làm cho khả năng tạo lập các liên kết của từ
trở nên hết sức linh hoạt. Khi cần thiết, có thể tạo ra những kết hợp bất thờng để
gây ấn tợng mạnh và tạo nghĩa mới cho cấu trúc ngôn ngữ. Lúc này, quan hệ ngữ
đoạn đợc thiết lập dựa trên nguyên lí gián đoạn và nguyên lí phi lôgíc. Mỗi dòng
thơ có thể tơng đơng với một phán đoán tồn tại trên một tiết tấu và thể hiện bằng
một d âm. D âm là tiếng vọng của giá trị ngữ âm đợc thể hiện bằng tiết tấu. Có
câu thơ mang d âm đi xa nhng cũng có những câu thơ d âm mờ nhạt. Vậy là, vận
động tạo thể trong ngôn ngữ thơ vừa bị chi phối bởi hai quan hệ khách quan của
ngôn ngữ, tức là quan hệ ngữ đoạn và quan hệ liên tởng vừa phụ thuộc vào cảm

thức nhạc điệu của từng nhà thơ.
Mỗi dân tộc đều có một nền thơ ca đặc trng gắn với những thể thơ nhất
định. Thơ tiếng Việt có thể 2 tiếng, 3 tiếng, 4 tiếng, 5 tiếng, 6 tiếng, 7 tiếng, 8
tiếng, lục bát, song thất lục bát, thơ tự do, thơ văn xuôi,... Một bài thơ đợc tạo lập
theo một thể nào đó bắt nguồn từ cảm thức ngôn ngữ. Quá trình này vừa phụ
thuộc vào tâm lí lứa tuổi, vốn văn hóa vừa phụ thuộc vào năng lực t duy nghệ
thuật. Khi yếu tố tâm lí đóng vai trò chủ đạo thì thơ thờng nghiêng về cảm xúc.
Ngợc lại, khi lí trí đóng vai trò hớng đạo sẽ có thơ trí tuệ, thơ lôgíc. Tâm lí lứa
tuổi, văn hóa và năng lực t duy nghệ thuật chi phối mạnh mẽ t duy ngôn ngữ.
Chính nó làm nên thể thơ sở trờng cho mỗi nhà thơ. Thơ 5 tiếng là mang
hình thức phổ biến của vè, với đặc trng đơn giản về ngữ âm nên thuận lợi cho
việc ứng tác. Các thể thơ từ 2 tiếng đến 5 tiếng do số lợng các đơn vị mang nghĩa
ít nên câu thơ giản dị, ý thơ mộc mạc, t duy thơ trong sáng phù hợp với ngời bình
dân. Thơ 6 tiếng thích hợp cho việc thiết lập những phán đoán đối xứng, phản
ánh kiểu t duy mang tính lôgíc cao, có thể xem là thể thơ hàn lâm của tiếng Việt.
Thơ 7 tiếng có lịch sử hình thành từ Đờng luật- thể thơ chịu ảnh hởng mạnh mẽ
của thi pháp thơ Đờng. Thể thơ này mang tính hàn lâm cao, ngôn ngữ thơ trong
sáng, khuôn mẫu cả về mặt ngữ âm và ngữ nghĩa. Thơ 8 tiếng gần với thơ tự do,
phổ biến trong thơ ca hiện đại, có sự phức hợp mới trong cấu trúc ngữ âm. Mỗi
dòng thơ là một ngữ đoạn dài chứa lợng thông tin tơng đối lớn. Thơ tự do là bớc
21


đột phá nổi bật nhất trong thơ Việt Nam, không bị gò bó về số câu, số tiếng,
niêm luật,.... Khả năng biểu hiện ngữ nghĩa thông qua các hình thức ngữ âm của
thơ tự do là vô cùng to lớn. Còn thơ lục bát có một phẩm chất thẩm mĩ đặc biệt,
kết tinh tinh hoa văn hóa- ngôn ngữ của dân tộc. Đặc điểm nổi bật của cấu trúc
lục bát là vần lng. Vần lng lại phối hợp với vần chân, dựa vào nhau để phát triển,
kéo dài trục ngữ đoạn, làm nên tính liền mạch về điệu tính, dễ nhớ, dễ thuộc.
Vần bằng lại ở hai vị trí trong một dòng thơ tạo nên âm điệu nhẹ nhàng, uyển

chuyển. Những đặc điểm ngữ âm này phù hợp với việc diễn tả niềm riêng và cả
sắc âm giai điệu tâm tình của cả cộng đồng.
1. 2. Vài nét về Thạch Quỳ và thơ Thạch Quỳ
1.2.l. Vài nét về Thạch Quỳ
Thạch Quỳ tên thật là Vơng Đình Huấn, sinh ngày 8- 8- 1941 tại xã Trung
Sơn, huyện Đô Lơng, tỉnh Nghệ An. Hiện tại, ông và gia đình c trú tại số nhà
228, đờng Phong Định Cảng, phờng Hng Dũng, thành phố Vinh. Nơi ông sinh ra
là làng ở khuất trong hẻm núi, đờng đi vào coi nh không có. Tôi sinh trong một
làng quê hẻo lánh, nghèo khổ [47]. Đó là một vùng quê bán sơn địa có ngọn núi
Quỳ lổn nhổn những thứ đá mà ngời địa phơng gọi bằng những cái tên ngộ
nghĩnh, kì quặc nh đá xe cồ, đá xe kéo, đá ông voi, đá ván trợt, đá vụt mo, đá
quỳ,... và đá quỳ đã gợi ý cho ông đặt bút danh Thạch Quỳ kí dới những bài thơ
đầu tay. Thạch Quỳ rất yêu cái làng quê nghèo nàn sỏi đá của mình- ở đó, cách
đây hơn năm mơi năm có đứa trẻ lên sáu thuộc lòng bản Chinh phụ ngâm bằng
chữ Hán của Đặng Trần Côn; có bà mẹ tần tảo, lam lũ nhng có thể đọc ngợc
Truyện Kiều; có ông nội là một đồ nho, một trí thức nông thôn có uy tín trong
làng chữ nghĩa. Ông ngoại Thạch Quỳ đỗ liền bốn khoa tú tài nên trong vùng gọi
là cụ Hàn Tứ. Tất cả những kỉ niệm về quê hơng thủa thiếu thời đã nhen nhóm
trong tâm hồn ông sự đam mê thơ ca một cách cuồng nhiệt. Năm 11, 12 tuổi
Thạch Quỳ đã bắt đầu làm thơ. Trong bài báo Có thể có tính duy nhất của thơ
[47], ông nhớ lại, năm 16 tuổi xuống Vinh để học trờng cấp ba, lần đầu tiên nhìn
thấy những tập thơ chép tay có đến ba bốn bài hoàn toàn chồng khít lên những
bài thơ tôi viết trớc đó, cho đến ngày nay tôi không dám nói với ai. Mấy năm học
ở khoa toán Trờng đại học s phạm Vinh (nay là Trờng đại học Vinh), ông dành
22


thời gian ban ngày để học toán, ban đêm làm thơ. Mời giờ đêm, kí túc xá tắt
điện, bạn bè đi ngủ còn ông nằm trên giờng cầm chiếc bút chì ghi nguệch ngoạc
trong bóng tối. Mãi về sau, khi điều kiện đã khá hơn nhng ông vẫn giữ thói quen

làm thơ làm thơ ở bất cứ chỗ nào có thể nh ngồi trong hầm nấp máy bay, bên bếp
lửa, bên vệ đờng, nơi vỉa hè ồn ào, bụi bặm vừa uống bia hơi, hút thuốc lào vừa
làm thơ. Năm 19 tuổi, thơ ông đợc đăng trên báo Văn nghệ. Sau khi tốt nghiệp
ngành s phạm toán, ông đợc phân công giảng dạy bộ môn toán ở một trờng cấp
ba huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An. Thời gian này, ông vừa dạy học vừa làm thơ.
Những bài thơ đầu tay của thầy giáo dạy toán đợc tập hợp thành tập thơ đầu tiên
có tên Sao và đất (in chung, 1967). Năm 1973, ông chuyển công tác về Hội văn
học nghệ thuật Nghệ Tĩnh, sau này là Hội văn học nghệ thuật Nghệ An, trở
thành ngời làm thơ, viết văn chuyên nghiệp. Ông đã từng giữ chức ủy viên thờng
vụ Hội văn học nghệ thuật Nghệ Tĩnh. Cũng trong thời gian công tác ở Hội văn
nghệ tỉnh, Thạch Quỳ đã học Trờng viết văn Nguyễn Du, có một năm tu nghiệp
tại trờng viết văn Gorki (Liên xô cũ). Thạch Quỳ đợc nhiều ngời đánh giá là có
tài, có cá tính trong sáng tạo nghệ thuật. Nhng ông có cái tật là ngang bớng,
nhiều lúc gàn và ít nhiều kiêu ngạo. Vì thế, lãnh đạo thờng không thích, còn bạn
bè mới quen dễ ngán ông. Nhng đằng sau cái vẻ bớng bỉnh và chút ít kiêu ngạo
đó là một tình cảm rất mực chân thực, không quanh co vòng vèo, không ngụy
trang hoa lá. Đó là tính cách nhất quán của Thạch Quỳ mà những ngời bạn chơi
lâu năm với ông mà trong số đó không ít ngời ở Hà Nội khẳng định một cách
thân quý. Cái tính cách ấy thể hiện bằng cái vẻ bề ngoài tuềnh toàng, xộc xệch,
nông dân hơn những ngời nông dân. Cá tính Thạch Quỳ đi vào thơ, khúc xạ vào
thơ trăm phần trăm. Bây giờ thì Thạch Quỳ đã về hu. Hàng ngày, ông vừa bán
lạc rang, thịt bò khô,... cùng bên cạnh là chiếc điếu cày và vài ba thứ nhôm
nhoam vừa làm thơ. Ông làm thơ trong sự tĩnh lặng của tâm hồn, nhng ông cũng
trăn trở về thơ khi viết: Thơ là con đẻ của sự tĩnh lặng đồng thời /à thiên sứ trở
về nhập hồn trong tự tĩnh lặng đó. Tiếc thay, cuộc sống hiện đại không nhiều
khoảng trống cho sự tĩnh lặng đó [45].
Thạch Quỳ đã công bố 7 tập thơ theo thứ tự thời gian nh sau:
Sao và đất( in chung), Nxb Nghệ An, Vinh, 1967.
23



Tảng đá và nhành cây, Nxb Nghệ An, Vinh, 1973.
Nguồn gốc cơn ma, Nxb Kim Đồng, Hà Nội, 1978.
Con chim tà vặt, Nxb Nghệ Tĩnh, Vinh, 1985.
Cuối cùng vẫn chỉ mình em, Nxb Nghệ An, Vinh, 1986.
Đêm giáng sinh, Nxb Nghệ An, Vinh, 2004.
Thơ Thạch Quỳ, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội, 2006.
Ngoài việc làm thơ, Thạch Quỳ còn viết nhiều bài lí luận phê bình về
thơ, giới thiệu thơ của bạn bè, nghiên cứu ngữ văn, lịch sử,... đăng trên các báo
Văn nghệ, Tạp chí Sông Hơng( Huế), Tạp chí Sông Lam( Nghệ An), Tạp chí Văn
nghệ Thanh Hóa,....Thành công của Thạch Quỳ trong sự nghiệp thơ đợc ghi nhớ
bằng các giải thởng sau đây:
Giải ba cuộc thi thơ báo Văn nghệ năm 1973.
Giải A của Hội liên hiệp văn học nghệ thuật toàn quốc năm 2006.
Giải A giải thởng nghệ thuật Hồ Xuân Hơng lần thứ ba( tỉnh Nghệ An).
Đọc thơ Thạch Quỳ, ta dễ dàng nhận ra cái chất xù xì, gân guốc nhng rắn
chắc nh đá núi ngàn năm đi qua gió sơng; ý thơ thì thâm trầm, sâu sắc, có chiều
suy nghĩ trăn trở của kiếp nhân sinh sống hết mình trong cõi tạm. Thơ Thạch
Quỳ giàu hình ảnh, giàu tính triết lí. Nhiều câu thơ, nhiều bài thơ có tính đa
nghĩa sâu sắc.
12.2. Một số đặc điểm thơ Thạch Quỳ
12.2.l. Dẫn nhập
Thạch Quỳ làm thơ hoàn toàn bằng mẫn cảm thiên phú. Là nhà thơ nhà
quê nhng ông rất tinh nhạy trong việc nắm bắt chất thơ trong cuộc sống, nhanh
chóng phát hiện ra bản chất của đối tợng và đa thẳng vào thơ. Thạch Quỳ làm
thơ là tìm hơng trầm trong gỗ mục. Đấy là tài năng và đấy cũng là thi pháp nổi
trội của Thạch Quỳ. Nắm đợc chìa khóa thi pháp thơ của ông là ta có thể đi sâu
khám phá và hiểu biết nội dung và hình thức thơ ông. Ông tuyên ngôn lí thuyết
thơ bằng thơ: Có mùi mật ở trong hoa/ Điều đó chú ong vàng cũng biết/ Có hơng
thơm ẩn giữa sắc màu/ Cái chuyện này, bớm tím biết từ lâu/ Nhng bạn ạ!/ Hơng

trầm trong gỗ mục/ Thì ong vàng, bớm tím có hay đâu (Luận về hoa). Nhiều lần,
ông bàn về thơ, chất lợng thơ hiện nay, vấn đề thơ hay, về tính duy nhất trong
24


thơ,... trong nhiều bài viết. Bàn về thơ và thiên chức của nhà thơ, ông cho rằng:
Ngời thơ không phải là nghề lắp ráp xác chữ, xác hình mà là cái nghề có phép
thần làm cho hồn chữ, hồn hình hòa đồng với xác mà dựng lên sự sống [46].
Theo ông, thơ trớc hết phải là thơ đã, nghĩa là luôn luôn tìm tòi sáng tạo, là lấy
cái đẹp, cái nhu cầu thẩm mĩ làm cứu cánh. Trong bài Thơ cao hơn mọi hiểu biết
về thơ, ông khẳng định: Thơ cao hon mọi hiểu biết về thơ. Thơ rộng đờng phát
triển. Thơ có khoảng trời tự do của thể loại. Dùng lí trí hẹp hòi, cằn cỗi để vẽ đờng cho thơ đi e rằng khó tránh khỏi ngõ cụt. Sử dụng thơ nh vũ khí tuyên truyền
mang tính thực dụng thì chất lợng cũng chỉ loanh quanh trong khu vực ấy [44].
Từ một vài lời tuyên ngôn trên về thơ, ta thấy Thạch Quỳ đã góp phần đẩy lí
thuyết về thơ phát triển thêm một bớc. Mặt khác, đằng sau những lời tuyên bố
kia là một tấm lòng yêu thơ, đam mê thơ đến độ sâu sắc. Nhớ lại, 19 tuổi có thơ
in trên báo Văn nghệ, ông sung sớng đến nỗi thỉnh thoảng đem tờ báo có in thơ
mình ra đọc, rồi lại thoáng nghi ngờ có phải đó là thơ mình không. Từ đó, ông
càng say mê và tự tin hơn để bớc vào làng thơ. Cũng phải khách quan thừa nhận
bắt đầu bớc vào làng thơ, tuy cha có phong cách rõ rệt nhng thơ Thạch Quỳ đã
có khẩu khí riêng. Ngay cách đặt tiêu đề các bài thơ nh những cái tít báo Tặng
những cô gái đập đá bên đờng không tên, Bài hát của những ngời nhổ cỏ năn, cỏ
lác ở vùng chiêm trũng, Mừng hợp tác xã Xuân Hòa trừ xong nạn sâu keo sau
lụt,... ta đã nhận ra khẩu khí Thạch Quỳ. Có ngời cố tình tạo phong cách riêng
cho mình bằng cách đặt tiêu đề cho lạ, tìm chữ nghĩa bắt mắt hoặc cách diễn đạt
tân kì. Còn đối với Thạch Quỳ thì cứ chân chỉ, thật thà, bộc trực. Tình cảm trong
thơ ông cũng thật thà, bộc trực nh hạt lúa củ khoai nhng không rơi vào nôm na,
mà rất thơ. Hiếm có trong thơ Thạch Quỳ những cảm xúc ý nhị mà trớc đây ngời
ta thờng gắn cho là cảm xúc tiểu t sản kiểu nh: Lòng nh đất lặng thầm mơ dấu
guốc/ Cỏ thanh thiên hoa trắng đợi em về (Đợi em ngày giáp tết).

Hầu hết thơ ông thể hiện cách nghĩ, cách cảm khỏe khoắn; câu thơ chắc
nịch và khá gọt dũa. Nhiều câu thơ, bài thơ có ẩn ý sâu xa, nghĩa là có biểu tợng
nhiều mặt. Nói cách khác, nhiều bài thơ của ông không chỉ đợc hiểu một nghĩa
mà ngời đọc có thể liên tởng đến nhiều khía cạnh khác nhau. Điều đó phù hợp
với bản chất hàm súc đa nghĩa của thơ. Thạch Quỳ là nhà thơ luôn luôn có khát
25


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×