Tải bản đầy đủ (.doc) (153 trang)

Những tìm tòi nghệ thuật trong thơ thi hoàng luận văn thạc sĩ ngữ văn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (660.94 KB, 153 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

ĐẬU THỊ QUỲNH ANH

NHỮNG TÌM TÒI NGHỆ THUẬT
TRONG THƠ THI HOÀNG
CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VĂN HỌC
MÃ SỐ: 60.22.32

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN

Người hướng dẫn khoa học:

PGS. TS. PHAN HUY DŨNG

NGHỆ AN - 2012


NHÀ THƠ THI HOÀNG


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn tốt nghiệp này, ngoài sự nỗ lực của bản thân,
tôi còn nhận được rất nhiều sự giúp đỡ từ thấy hướng dẫn, từ các thầy giáo,
cô giáo giảng dạy trong Khoa Ngữ văn Đại học Vinh; từ các anh chị bạn bè
đồng nghiệp và người thân.
Nhân dịp này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS. TS. Phan
Huy Dũng - người đã trực tiếp hướng dẫn tôi thực hiện luận văn này.
Nghệ An, tháng 10 năm 2012
Tác giả




MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU...........................................................................................................
1. Lí do chọn đề tài............................................................................................
2. Lịch sử vấn đề...............................................................................................
3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi tư liệu khảo sát......................................
4. Nhiệm vụ nghiên cứu..................................................................................
5. Phương pháp nghiên cứu.............................................................................
6. Cấu trúc của luận văn..................................................................................
Chương 1 THI HOÀNG TRONG NỀN THƠ VIỆT NAM ĐƯƠNG
ĐẠI......................................................................................................
1.1. Cuộc đời và con người Thi Hoàng...........................................................
1.1.1. Cuộc đời Thi Hoàng..............................................................................
1.1.2. Con người Thi Hoàng............................................................................
1.1.3. Quan niệm về cuộc sống của Thi Hoàng...............................................
1.2. Hành trình thơ Thi Hoàng........................................................................
1.2.1. Các chặng đường sáng tạo thơ của Thi Hoàng......................................
1.2.2. Quan niệm về thơ của Thi Hoàng..........................................................
1.3. Chỗ đứng trên thi đàn của Thi Hoàng......................................................
1.3.1. Thi Hoàng trong vùng thơ đất Cảng......................................................
1.3.2. Thi Hoàng trong những tìm tòi chung của thơ Việt Nam đương
đại........................................................................................................
Chương 2 NHỮNG TÌM TÒI NHẰM XÁC LẬP TƯ CÁCH THI SĨ CÔNG DÂN TRONG THƠ................................................................
2.1. Cái tôi trữ tình trong thơ Thi Hoàng.........................................................
2.1.1. Giới thuyết chung về cái tôi trữ tình trong thơ......................................
2.1.2. Cái tôi trữ tình trong thơ Thi Hoàng......................................................



4
2.2. Những đề tài chính trong thơ Thi Hoàng.................................................
2.2.1. Quê hương, đất nước.............................................................................
2.2.2. “Một thời đạn bom”...............................................................................
2.2.3. Chuyện đời muôn thuở..........................................................................
2.2.4. Đi tìm bản ngã.......................................................................................
2.3. Những hình tượng chính trong thơ Thi Hoàng.........................................
2.3.1. Hình tượng người nghệ sĩ......................................................................
2.3.2. Hình tượng người cần lao......................................................................
2.3.3. Hình tượng người lính...........................................................................
2.3.4. Hình tượng người phụ nữ......................................................................
Chương 3 NHỮNG NỖ LỰC ĐỔI MỚI THI PHÁP THƠ..........................
3.1. Sự kỳ khu trong cấu tứ...........................................................................
3.1.1. Khái niệm cấu tứ.................................................................................
3.1.2. Những dạng cấu tứ trong thơ Thi Hoàng............................................
3.1.3. Ý thức xây dựng tính chỉnh thể của tập thơ........................................
3.2. Sự uốn vặn ngôn ngữ..............................................................................
3.2.1. Một nhãn quan mới về ngôn ngữ.........................................................
3.2.2. Tính “thức nhọn” của những cách nói.................................................
3.2.3. Sự pha trộn các lớp từ ngữ..................................................................
3.3. Sự phá vỡ tính đơn nhất của giọng điệu.................................................
3.3.1. Giọng điệu như là kết quả cái nhìn đa chiều về cuộc sống.................
3.3.2. Các sắc thái giọng điệu........................................................................
3.3.3. Sự thống nhất của các sắc thái giọng điệu...........................................
KẾT LUẬN...................................................................................................
TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................


5
MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài
1.1. Thi Hoàng là nhà thơ trưởng thành trong kháng chiến chống Mĩ,
cùng thế hệ với một số nhà thơ, nhà văn khác của đất Cảng Hải Phòng như:
Trịnh Hoài Giang, Đoàn Lê, Ưu Văn Khuê, Phạm Ngà, Trần Quốc Minh,
Đồng Đức Bốn... Ông đến với thơ như một mối lương duyên tiền định để rồi
suốt những năm tháng của cuộc đời mình, Thi Hoàng đã gắn bó với thơ như
một tình nhân tri kỉ. Từ những mùa quả đầu tiên như: Cửa sông (1979), Ba
phần tư trái đất (1980), Nhịp sóng (1982), Bóng ai gió tạt…đến Gọi nhau qua
vách núi (1995), Cộng sinh của những khoảng trống (2004)…, Thi Hoàng đã
khẳng định vị thế của mình trên thi đàn Việt Nam đương đại. Như một lão
nông cần mẫn và chăm chỉ rồi cũng được đền đáp xứng đáng, những sáng tác
của Thi Hoàng đã gây được tiếng vang trong đời sống văn học nước nhà.
Năm 1996, ông được nhận giải thưởng của Hội Nhà văn Việt Nam. Tập Bóng
ai gió tạt và Gọi nhau qua vách núi được Ủy ban toàn quốc Liên hiệp các Hội
Văn học nghệ thuật Việt Nam trao giải A năm 2001. Đến năm 2007, như một
sự khẳng định độ chín tài năng của nhà thơ, Thi Hoàng vinh dự được nhận
Giải thưởng Nhà nước về Văn học Nghệ thuật. Rõ ràng, Thi Hoàng là một
hiện tượng thơ ca rất đáng được nghiên cứu một cách công phu, nghiêm túc.
1.2. Thơ Thi Hoàng khá kén chọn độc giả. Điều đó không có nghĩa là
thơ ông không hay, không độc đáo mà hoàn toàn ngược lại. Nói đến thơ Thi
Hoàng là nói đến một hành trình cách tân, sáng tạo, tìm tòi, khám phá không
mệt mỏi. Đến với thơ Thi Hoàng, qua thơ Thi Hoàng, người đọc sẽ phần nào
thấy được hành trình và thành tựu đổi mới của nền thơ Việt trong mấy chục
năm qua. Từ trước đến nay, chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách
đầy đủ và toàn diện về những đóng góp của Thi Hoàng cho nền thơ hiện đại
Việt Nam. Đây là điều cần được các nhà phê bình, nghiên cứu chú ý khắc phục.


6
1.3. Qua việc tiếp cận, nghiên cứu thơ và trường ca của Thi Hoàng, bản

thân chúng tôi sẽ có được những hiểu biết về thơ Việt đương đại để từ đó,
chúng tôi có thể mang đến cho học sinh một niềm tin vào tiền đồ phát triển tốt
đẹp của thơ Việt Nam hiện đại.
2. Lịch sử vấn đề
Trên các trang mạng xã hội, Thi Hoàng và thơ Thi Hoàng được đánh
giá trên nhiều bình diện và góc độ, nhưng tất cả đều có một điểm chung, đó là
khẳng định sự bền bỉ và sức sáng tạo độc đáo trong hành trình cách tân thơ
Việt của ông.
Giữa những năm chín mươi, Trần Mạnh Hảo đã có những nhận xét chân
tình, ghi nhận sự đặc sắc của thơ Thi Hoàng: “…Ông là một trong những hiện
tượng lạ của thơ miền Bắc hồi đó. Ông là nhà thơ có những câu thơ hay vào
loại bậc nhất trong các nhà thơ có câu thơ hay cùng thời. Tôi yêu Thi Hoàng
khi ông bay bổng: Đám mây màu thiếu nữ/ bay ngang hai ta, khi ông hiện thực
trong bài Ba lô con cóc: Nghe đằng sau thấp thỏm/ Như ai đi với mình. Tôi
cũng yêu Thi Hoàng hơn nữa khi ông viết những câu thơ rất hay về nỗi cô đơn
của kiếp người: Những buổi chiều không biết cất vào đâu” [25, 177].
Tập trường ca Gọi nhau qua vách núi đã xác định vị thế đáng nể của Thi
Hoàng trong nền thơ Việt Nam đương đại. Tác giả Võ Quốc Văn trong bài Thi
Hoàng trong vườn thi nhân đất Cảng đăng trên http: //evan.vnexpress.net ngày
20/3/2006 đã viết: “Gọi nhau qua vách núi xuất hiện trên thi đàn chẳng bao
lâu thì cũng là lúc tên tuổi của Thi Hoàng trở thành hiện tượng. Thực ra thơ
và tên tuổi Thi Hoàng đã có trong bộ nhớ người yêu thơ Việt Nam từ lâu
nhưng phải đến Gọi nhau qua vách núi, thơ anh mới được công chúng đón
nhận với một thái độ yêu quý nồng nhiệt và trân trọng như thế”. Tác giả còn
khẳng định: “Trường ca Gọi nhau qua vách núi như một sự khẳng định đẳng
cấp và thương hiệu thơ Thi Hoàng”. Cũng trên bài báo này, Vũ Quốc Văn


7
cũng đăng tải ý kiến nhận xét của nhà thơ Nguyễn Hưng Hải về tác phẩm

Bóng ai gió tạt của Thi Hoàng: “Ông (tức Thi Hoàng) là đại biểu xứng đáng
cho lớp nhà thơ trưởng thành trong kháng chiến chống Mĩ, có đóng góp quan
trọng vào tiến trình đổi mới thơ hôm nay”.
Trong bài Thi Hoàng ở ẩn trong thơ (http: //tongocthach.vn), tác giả
N.T.V. đã có cái nhìn chân tình mà đầy sâu sắc về thơ và con người Thi
Hoàng: “Khi mới gặp anh thì ai cũng nghĩ anh là con người hoài cổ, nhưng
khi tiếp xúc lâu mới thấy anh là người chơi sang, bất kì thứ gì của anh cũng
đều giá trị (…). Lần giở lại những bài thơ anh viết trước kia, thấy quả là Thi
Hoàng đã khác đi nhiều: Trời cứ xanh như rút ruột mà xanh/ Cây cứ biếc như
vặn mình mà biếc…/… Từ lâu rồi anh không muốn hướng về phía đám đông
mà cất cao giọng hát, chỉ lặng lẽ nhìn sâu trong tâm thức của mình để rồi khẽ
khẽ thốt lên như tâm sự với chính mình bằng một giọng trầm u uẩn: Bổn phận
là con chim đậu xuống vai mình/ Đất để chôn người chết còn trái tim để chôn
người sống/ Đất và trái tim biết nhau từ rất lâu rồi/ Và phép nhân vẫn bù trừ
cho phép cộng/ Và chữ tồi bớt dấu huyền đi để thành tôi”.
Nguyễn Quang Thiều trong cuốn Người, in chung với Lê Thiếu Nhơn
có bài Thi Hoàng - một phía của nhiều phía. Tác giả đã viết: “Người ta có
thể dấu được mình trong mọi thứ nhưng không thể dấu được mình trong
những sáng tạo nghệ thuật, đặc biệt là trong ngôn ngữ thi ca. Viết một câu
thơ thì có thể dấu được mình. Nhưng viết đến cả trăm câu thì nhà thơ đã lộ
rõ. Thi Hoàng đã lộ ra trong hàng ngàn câu thơ của mình…” [64, 60]. Và:
“…Tôi đã đi qua một phía của Thi Hoàng và đã nhìn thấy một phía ấy…
Những gì tôi nhìn thấy Thi Hoàng có thể được cộng thêm bởi những cái nhìn
khác và cũng có thể bị trừ đi bởi những cái nhìn khác. Nhưng chỉ có một thứ
của ông mà không ai có thể trừ đi hay cộng thêm: đó là những bài thơ của
ông” [64, 62].


8
Trong bài Nhà thơ Cộng sinh với những khoảng trống đăng trên

http: //www.thanhnien.com.vn cập nhật ngày 27/10/2010, tác giả Nguyễn Việt
Chiến đã khẳng định: “Trong hơn chục năm qua, Thi Hoàng ở Hải Phòng đã
nổi bật lên trong số ít những nhà cách tân của thơ đương đại Việt Nam. Theo
tôi, ông là một trong những gương mặt thơ đặc biệt thành công nhất của thế
hệ thơ tìm tòi sau đổi mới. Thơ của Thi Hoàng không chỉ cuốn hút người đọc
ở những ý tưởng lạ và những hình ảnh liên tưởng độc đáo, phẩm chất đổi mới
của thơ ông còn thể hiện ở những “ma lực” khơi gợi rất tài hoa của câu
chữ…”. Cũng nói về tập thơ này, Nguyễn Việt Chiến còn nói thêm “một cái
tựa kiểu rất văn xuôi, rất khó nhớ nhưng có vẻ hiện đại và khá ấn tượng. Thơ
của ông ấy có một lối nói trạng, nửa ỡm ờ, nhấm nhẳng, nửa uyên thâm triết
lí. Kiểu nói ấy mang dấu ấn riêng của Thi Hoàng, không thể lẫn với ai được”.
Trang http: //tongocthach.vn đăng tải bài Thử tiếp cận với những
khoảng trống không thể lấp của Thi Hoàng của Nguyễn Long Khánh. Tác giả
này đã viết: “Trong những nhà thơ đương đại Việt Nam đã thành danh tạo
được dấu ấn với người đọc, Thi Hoàng là một hiện tượng lạ… Đọc thơ anh, ai
cũng giật mình khi tiếp cận với những bộc bạch tư tưởng, những quan niệm rõ
ràng quyết liệt của anh về cuộc sống. Anh mong có một khoảng không
“không bị tẩm độc”, “trong lành như nắng ấm ban mai”, cho mọi người được
hít thở, được sống trọn vẹn mình. Anh đau đớn, dằn vặt về “những khoảng
trống không thể lấp” làm con người ta sống độc ác, vô luân, mất đi bản chất
hướng thiện của mình. Anh căm giận, bất bình với những kẻ vô học, xấu xa
hám danh, lợi dụng chức quyền, nhân danh những điều to tát để vun vén, trục
lợi cá nhân làm tha hoá, khốn đốn người dân lương thiện… Những quan niệm
đó được anh nói đường hoàng, công khai bằng những bài thơ, trường ca với
lới thơ đặc biệt giọng “Thi Hoàng”…”. Và: “…ai đọc thơ Thi Hoàng thường
bị anh cuốn vào cơn lốc tư tưởng suy tư, quyết liệt dữ dội khi anh bày tỏ, bộc


9
bạch quan điểm về nghĩa vụ công dân, trách nhiệm của một nhà thơ với nhân

dân, với đất nước mình…”.
Ngày 21/10/2011, trên trang http: //www.evan.vnexpress.net, tác giả
Vương Tâm có bài Đường thơ Thi Hoàng. Vương Tâm đã nhận ra rằng:
“Đường thơ Thi Hoàng, dẫu lô nhô gạch đá và dẫu ngổn ngang hố hầm doạ
nạt “gió mây chờn vờn nôn mửa thốc tháo/ mắt ti hí mặt trời nhìn đứt
cuống họng/ tiếng kêu ném đá vào ruột gan”, thì vẫn thấy lấp lánh những
hạt vàng tài hoa”; “Thi Hoàng rất dụng công cho thơ. Mỗi bài thơ đối với
Thi Hoàng như một cơ hội xây dựng hình tượng, hoặc một cơ hội trau
chuốt ngôn từ. Thi Hoàng chấp nhận luật chơi “chữ với nghĩa đi tìm nhà
trọ/ sống thử với nhau xem có thành bài thơ/ đã có thuốc tránh thai như là
thi pháp/ cãi hộ cho ta những cảm xúc giả vờ”. Thi Hoàng có những câu
thơ khiến công chúng ngỡ ngàng như chứng kiến các Clip quảng cáo cưỡng
bức thị trường tiêu dùng…”.
Cũng là Vương Tâm trong bài Thi Hoàng những bất ngờ về câu chữ và
cuộc đời đăng trên http: //www.lethieunhon.com đã viết: “Ông (Thi Hoàng)
quan niệm, văn chương nói chung và thơ nói riêng phải quyến rũ người đọc,
chứ không nên đuổi bắt độc giả. Dường như quan niệm ấy đã theo đuổi ông từ
những bài thơ đầu tiên và dần tạo ra một phong cách thơ Thi Hoàng với
những tìm tòi câu chữ, ý tứ có sức quyến rũ gợi mở nhiều kênh cảm xúc và
thông tin ẩn chứa khá bất ngờ…”.
Trên trang http: //phongdiep.net/default.asp?action=article&ID=12586,
có bài Hoàng Hưng và Thi Hoàng - Hàm súc về ý tưởng, tinh tế về cảm nhận.
Trong phần nói về Thi Hoàng, tác giả đã viết: “Trong những thập niên qua,
Thi Hoàng đã nổi bật lên trong số rất ít những nhà thơ cách tân đương đại
Việt Nam. Theo tôi, ông là một trong những gương mặt thơ đặc biệt thành
công nhất của thế hệ thơ tìm tòi sau đổi mới… Theo tôi, một trong những thể


10
hiện rõ nét nhất của phẩm chất thi sĩ chính là cách tim tòi về mặt ngôn ngữ và

cách xử lí câu chữ theo một phong cách riêng để tạo nên tứ thơ mới cho mỗi
bài thơ. Và phẩm chất này là một nét vượt trội của thơ Thi Hoàng khi ở mỗi
bài thơ của ông, ta lại gặp một cách xử lí ngôn ngữ khác nhau với những hình
ảnh rất tinh tế và hàm súc ý tưởng…”.
3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi tư liệu khảo sát
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận văn tập trung khảo sát và nghiên cứu những tìm tòi, cách tân nghệ
thuật trong thơ Thi Hoàng (bao gồm cả thơ trữ tình và trường ca).
3.2. Phạm vi tư liệu khảo sát
Tư liệu sử dụng chính trong luận văn gồm:
- Thi Hoàng (2001), Gọi nhau qua vách núi (Tuyển trường ca và tác
phẩm đoạt giải), Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội.
- Thi Hoàng (2003), Tuyển trường ca và thơ Thi Hoàng, Nxb Hội Nhà
văn, Hà Nội.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Đưa lại cái nhìn bao quát về cuộc đời, sự nghiệp và hành trình sáng
tạo của Thi Hoàng.
4.2. Làm sáng tỏ những tìm tòi nhằm xác lập tư cách thi sĩ - công dân
trong thơ Thi Hoàng.
4.3. Phân tích những cách tân thi pháp của thơ Thi Hoàng.
5. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện luận văn này, chúng tôi sử dụng kết hợp những phương
pháp nghiên cứu chính sau: phương pháp hệ thống - cấu trúc, phương pháp
loại hình, phương pháp so sánh, phương pháp thống kê,...


11
6. Cấu trúc của luận văn
Ngoài Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận
văn được triển khai trong ba chương:

Chương 1. Thi Hoàng trong nền thơ Việt Nam đương đại
Chương 2. Những tìm tòi nhằm xác lập tư cách thi sĩ - công dân trong thơ
Chương 3. Những nỗ lực đổi mới thi pháp thơ


12
Chương 1
THI HOÀNG TRONG NỀN THƠ VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠI
1.1. Cuộc đời và con người Thi Hoàng
1.1.1. Cuộc đời Thi Hoàng
Thi Hoàng tên thật là Hoàng Văn Bộ. Ông sinh năm 1943 tại Vĩnh Bảo
- một huyện phía Tây Nam của Hải Phòng. Vĩnh Bảo là mảnh đất địa linh
nhân kiệt, giàu truyền thống chống giắc ngoại xâm và hiếu học. Đây cũng là
quê hương của sấm kí Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm. Hải Phòng - thành
phố hoa phượng đỏ - nơi đầu sóng ngọn gió của Tổ quốc từ bao đời nay vẫn
luôn không ngừng phải đối mặt với vô số những thiên tai địch họa. Trong thơ
mình, ông cũng đã có những bộc bạch rất chân thực về đất Cảng: Hải Phòng/
Với những tên địa dư gắt gỏng/ Cầu thì cầu Rào/ Sông thì cửa Cấm/ Phố thì
Cát Lụt/ Phải chăng ở đây nhiều kẻ thù dòm ngó/ Phải chăng ở đây nhiều cơn
gió độc rình người (Thành phố nơi tôi sinh trưởng - Gọi nhau qua vách núi).
Thế nhưng, từ trong gian khổ của những cuộc đấu tranh sống còn với thiên
nhiên, với con người để gìn giữ và bảo vệ quê hương, Hải Phòng đã hình
thành nên một mảnh đất có bề dày lịch sử, có bản sắc văn hóa mang sắc thái
riêng độc đáo: Những tên gọi trên miệng người nặng chắc/ Giữ cho thành phố
đứng bên trời (Thành phố nơi tôi sinh trưởng - Gọi nhau qua vách núi). Chính
mảnh đất này đã thai nghén nguồn cảm hứng sáng tạo cho nhiều thế hệ tác
giả, đã làm nên tên tuổi của nhiều văn nghệ sĩ, trong đó có Thi Hoàng.
Cũng như bao người con ưu tú khác của quê hương, Thi Hoàng tạm
biệt gia đình - người thân - công việc đang có với bao dự định, ấp ủ bao ước
mơ hoài bão của tuổi trẻ để đến với chiến trường rừng thiêng nước độc chắc

tay súng bảo vệ quê hương vào năm 1967. Một thời gian sau, chàng chiến sĩ
trẻ bị thương trong một trận càn quét ác liệt với kẻ thù và phải chuyển ra Bắc
điều trị. Sau một thời gian dưỡng thương, Hoàng Văn Bộ đã bình phục nhưng


13
sức khỏe không còn đảm bảo để tiếp tục cầm súng bảo vệ quê hương. Lúc
này, chàng thanh niên họ Hoàng đất Cảng được điều về làm công tác xuất bản
ở Sở Văn hóa - Thông tin Hải Phòng. Năm 1976, Thi Hoàng chuyển về công
Hội văn học - Nghệ thuật Hải Phòng làm cán bộ biên tạp tạp chí Cửa Biển
cho đến ngày nghỉ hưu năm 2004. Từ đó đến nay, ông ít khi đi giao lưu gặp
gỡ bên ngoài mà chủ yếu ở lại trong tư gia của mình, đón tiếp bàn bè, đàm
đạo văn chương. Thỉnh thoảng, ông vẫn tham gia làm giám khảo cho một số
cuộc thi về sáng tác thơ của văn nghệ Hải Phòng.
1.1.2. Con người Thi Hoàng
Ai đã từng may mắn gặp Thi Hoàng hẳn sẽ rất ấn tượng với vẻ ngoài
không giống ai của ông. Trong giới văn nghệ sĩ đất Cảng còn truyền nhau câu
chuyện vui về Thi Hoàng được tác giả Nguyễn Long Khánh nhắc đến trong
bài Thử tiếp cận với những khoảng trống không thể lấp của Thi Hoàng: Có
một nhà thơ ở tỉnh xa mê thơ Thi Hoàng quá, ao ước được gặp anh, nhìn thấy
anh bằng xương bằng thịt, bắt tay anh một cái cho thỏa sự đời… Mong ước
mãi cũng có lần được gặp, nhưng khi gặp rồi, anh thất vọng bảo tôi: “Trông
ông ấy chả có gì đặc biệt, đã bé nhỏ lại ăn mặc xuyềnh xoàng, râu ria để tứ
tung, tóc bói củ hành sau ót, nói năng thì dè sẻn… Thế mà sao thơ ông ấy
khiếp thế?”.
Tác giả N.T.V trong bài Thi Hoàng ở ẩn trong thơ đã có nhận xét rất
chân thực về ông “…Già và cũ, thậm chí còn có vẻ quê quê. Râu tóc rùm ròa,
áo quần xộc xệch và nếu tôi không nhầm thì anh mặc quần bò buộc dải rút
chứ không dùng thắt lưng da. Một ông già Khốt - ta - bít đi đứng lom khom
trong gian nhà cấp bốn tuyềnh toàng chứa toàn đồ cổ”. Tác giả còn viết thêm

“…Hàng chục năm chỉ ở nguyên một chỗ, không mấy khi ra đến ngoài, rất ít
khi giao du, xê dịch, càng khôn bao giờ xuất hiện trước đám đông. Thỉnh
thoảng có ngồi với ai cũng rất kiệm lời, ai nói gì cũng chú ý nghe nhưng
không hề tỏ ra ngạc nhiên trước bất cứ điều gì. Có cảm giác như anh ngồi một


14
chỗ nhưng mọi chuyện trên đời đều biết hết… Kiêu bạc chăng? Chán chường
chăng? Không biết. Chỉ biết từ hồi nghỉ công tác đến giờ, ngoài việc lo biên
tập cho tạp chí Cửa Biển, anh chẳng đi đâu nữa, không tham gia bất cứ việc gì
ngoài xã hội. Ngay cả đến cái tổ chức nghiệp đoàn văn chương, nơi được coi
như mái ấm của những người cầm bút, anh cũng không màng. Ngày thơ hàng
năm diễn ra rất sôi nổi trong suốt ba miền, một ngày hội của thi nhân cả nước,
vui đến nổ trời nhưng vắng bóng anh. Hội nghị giới thiệu Văn học Việt Nam
ra nước ngoài, từ trước đến nay chưa từng có, bao nhiêu người háo hức tham
gia, giấy mời rất sang, lại có xe đến đón, anh cũng không đi, chỉ gật đầu cảm
ơn và đặt tấm giấy mời lên giá sách làm kỉ niệm”.
Nguyễn Việt Chiến trong bài Nhà thơ “cộng sinh với những khoảng
trống” cũng có nhận định tương đồng “Hôm nhà thơ Thi Hoàng xuất hiện tại
lễ trao giải thưởng Thơ Bách Việt năm 2010 (ông là thành viên Ban chung
khảo thơ) với bộ quần áo giản dị và vẻ chân thành toát lên từ người thơ mộc
mạc này, không ai có thể nghĩ rằng ông lại là một trong những người khởi
xướng những vần thơ tân kỳ và mới lạ trong thơ Việt đương đại”.
Tác giả Võ Quốc Văn trong bài Thi Hoàng trong vườn thi nhân đất
Cảng cũng có những cảm nhận tương tự về con người nhà thơ họ Hoàng:
“Thi Hoàng ít nói và ngại phát biểu trước đám đông. Nhưng đôi khi ngồi tụ vạ
cà phê với người hợp cạ hiểu anh thì anh cũng cởi mở và cũng hồn nhiên dốc
bầu tâm sự móc hết ruột gan mình ra”. Không chỉ có thế “Thi Hoàng là người
có khiếu nói tự trào rất hóm hỉnh…”, “…mà chuyện nào của Thi Hoàng cũng
sâu xa ý nhị, hài hước, chết người như bỡn, lại chính xác từng chi tiết làm

người nghe khoái chí cười ha hả… rồi lát nữa lặng lẽ rơi nước mắt…”.
Vương Tâm trong bài Thi Hoàng những bất ngờ câu chữ và cuộc đời
cũng ghi lại một cách rất chân thực ấn tượng của mình về nhà thơ Thi Hoàng
“Mới đây gặp nhà thơ Thi Hoàng trông ông có vẻ ngầu hơn, với bộ ria rậm và
chiếc răng nanh hổ lủng lẳng treo trên ngực, chứ không còn hình ảnh rắn rỏi,


15
mặc áo xanh công nhân, mà tôi gặp lần đầu cách đây ba mươi năm, cùng với
chiếc xe đạp phải phanh bằng chân, trên đường phố Hải Phòng. Nhưng đến
nay sự đổi mới giao thông của ông vẫn là số không, bởi ông vẫn tòng teng dạo
phố, với xe đạp cũ chỉ vài trăm ngàn. Nói ông là người lập dị cũng không hẳn;
bởi lẽ chẳng bao giờ ông tạo quái chiêu gì để cho mình nổi trội. Nhưng hiện
nay, đúng là chỉ có ông, một nhà thơ kiêm nhà báo duy nhất của đất Cảng Hải
Phòng không biết đi xe máy, không dùng điện thoại di động và tất nhiên,
không xúng xính Laptop như ai” [61].
Nếu xem thơ là một thú chơi thì Thi Hoàng luôn nỗ lực để đưa người
đọc vào một thế giới hình ảnh đầy sự mới mẻ, sáng tạo, cách tân và không
bao giờ muốn lặp lại mình hay lặp lại nhưng cái đã cũ, đã qua. Thế mà trong
đời sống tinh thần của ông, ông lại có một thú chơi khác cũng đầy đam mê,
đầy nhiệt huyết, đó là đồ cổ. Tưởng chừng hai niềm say mê lớn lao này của
ông là đối lập và trái ngược nhau. Một bên là mới mẻ, lạ hóa, có lúc khó nghe,
khó cảm còn một bên là hiện hữu thành hình thành khối, cũ kĩ, già nua. Thế
nhưng đó lại chính là sự thống nhất của các vật đối lập nhau. Dù ở hình thức
nào nó cũng hoàn toàn phù hợp với thế giới tâm hồn nhiều rung động, dù cái
cũ hay cái mới đều hướng đến những chân giá trị đích thực trong cuộc sống,
hướng con người đến cái thiện, cái đẹp, cái chân chính vĩnh hằng. Ông có một
số lượng đồ cổ khá lớn và cũng rất giá trị tại tư gia của mình,đồn rằng “có vị
đại gia gạ đổi một chiếc xe Camry ba chấm mới tinh lấy một con nghê bằng
đá nhưng ông không đổi, dứt khoát không đổi, chỉ để bày chơi”. Đó dù chỉ là

một chi tiết nhỏ nhưng nó cũng hoàn toàn phù hợp với tính cách và con người
của nhà thơ phố Cảng, ông luôn trân trọng, nâng niu những giá trị tinh thần
bền vững và sâu sắc ấy.
Con người ông là thế, giản gị, đời thường, không phô trương khoe mẽ.
Thi Hoàng sống rất thật với chính mình, không cần phải tạo ra cái “mặt nạ da
người” để che dấu bản thân, để khoác lên mình chiếc áo đạo đức giả. Có


16
chăng, ông chỉ ở ẩn trong thơ, trong thế giới nội cảm đầy những suy tư trăn
trở, lo âu trước cuộc sống đời thường, trước cơn bão thị trường đang càn quét
cuộc sống của con người thời hiện đại và đang đánh mất dần những giá trị
truyền thống tốt đẹp của cha ông.
1.1.3. Quan niệm về cuộc sống của Thi Hoàng
Thi Hoàng không trực tiếp nói lên những quan niệm về cuộc sống của
mình nhưng qua những trang thơ thấm đẫm chất tự sự và trữ tình, người đọc
sẽ cảm nhận được cách ông sống và cách ông trân trọng cuộc sống này.
Trước hết, độc giả sẽ nhận thấy đây là một con người đề cao sự thật và
sống rất chân thật. Thơ ông ngay từ những ngày trẻ đã rất mộc mạc, không
màu mè, đánh bóng đến tận những vần thơ khi mái tóc trên đầu đã ngả sang
màu bạc cũng vậy. Có chăng chỉ là sự sắc sảo hơn, dày dặn hơn và thú vị hơn.
Ông đã tự bạch trong thơ rất nhiều, nói một cách rất chân thật, không hề dấu
diếm: Tôi áo vá trứơc vợ con, trước người thân thuộc/ Tôi áo lành ra chỗ
đông người chẳng thân thuộc một ai.
Cố nhà thơ Trịnh Công Sơn đã từng nói: Sống trong đời sống cần có
một tấm lòng. Để làm gì em biết không? Để gió cuốn đi. Thật vậy, mỗi con
người khi được ban cho một sinh mệnh sống trên đời đều có gắng làm tròn sứ
mệnh và trách nhiệm của mình. Thi Hoàng có mặt trên cuộc đời cũng chỉ là
một con người bình thường như bao con người khác nhưng đằng sau đó lại
làm một trái tim đa cảm, một trái tim nhạy cảm trược những biến động, đổi

thay của đất nước, xã hội. Ông luôn mong muốn có một “khoảng không” thật
trong lành, trong lành đến mức vô trùng. Ở đó, con người sống thật thà hơn,
thân thiện hơn, ít toan tính thiệt hơn, ít đua chen vụ lợi… Nhưng khoảng
không đó ở đâu trong xã hội hiện đại hôm nay?
Con người của ông rất đơn giản, không cầu kì kiểu cách, sống nhẹ
nhàng thanh thản giữa sự xô bồ của nhịp sống hối hả hôm nay. Có lúc, người
ta tưởng ông như một tòa sen vậy, thanh sạch, ngan ngát hương thơm giữa


17
chốn trần ai nhiều phiền và lắm bụi này. Chính vì vậy, không có gì lạ khi gì
khi ông bày tỏ quan niệm về lợi danh ở đời: Danh giá cũng nhiều khi/ Như
muỗi đốt vào đá”.
Hạnh phúc đối với ông cũng thật đơn giản, đó cũng là gia tài lớn nhất
mà cả đời ông có được, đó là con - là cô con gái đáng yêu của nhà thơ.
Như vậy, thơ và người người và thơ luôn có mối quan hệ qua lại gắn bó
mật thiết với nhau. Thi Hoàng không đến nỗi khắc kỉ, lập dị nhưng đó vẫn là
cách sống cá tính, đầy nội lực và tiềm năng. Dẫu cuộc đời có nhiều đổi thay
và đảo lộn nhưng cái bản chất thuần khiết trong ông chắc chắn sẽ không bao
giờ bị vẩn đục hay bị “ô nhiễm”.
1.2. Hành trình thơ Thi Hoàng
1.2.1. Các chặng đường sáng tạo thơ của Thi Hoàng
Cho đến thời điểm này (2012), Thi Hoàng đã có một tập thơ in chung
và bảy tập thơ in riêng. Tài sản của ông tùy không thật sự lớn lao về mặt số
lượng song đó hầu hết đều là những thi phẩm tinh tế, tràn đầy sức sống, giàu
tính sáng tạo và giàu những thông điệp mang tính nhân văn. Mỗi bài thơ, tập
thơ là mồ hôi, nước mắt đến kiệt cùng của thi sĩ bởi sau mỗi đứa con tinh thần
ra đời là ông lại ốm thậm chí là ốm đến thập tử nhất sinh. Có lẽ mỗi chữ, mỗi
câu, mỗi dòng, mỗi bài thơ đều là kết tinh, là tâm huyết của một tâm hồn luôn
đau đáu, trăn trở và hết mình vì thơ. Hơn 40 năm theo nghiệp thơ ca, Thi

Hoàng đã mang lại cho độc giả nhiều trạng thái cảm xúc khác nhau, nhiều ấn
tượng khác nhau và nhiều bất ngờ thú vị. Thời gian là một thứ thuốc thử vô
cùng công bằng nhưng cũng vô cùng nghiệt ngã. Những đứa con tinh thần
của Thi Hoàng cũng không phải là ngoại lệ khi nằm trong quy luật đào thải
của thời gian nhưng chính cũng thời gian đã khẳng định chân giá trị những
tác phẩm của Thi Hoàng và đồng thời đưa tên tuổi của ông lên một tầm cao
mới xứng đáng với những cống hiến của ông cho thơ ca nước nhà. Hơn nữa:


18
“Quá trình lao động nghệ thuật cũng là quá trình bồi dưỡng cho mình một lý
tưởng thẩm mĩ đúng đắn” [31, 298]. Thơ Thi Hoàng là thơ vận động và thay
đổi theo thời cuộc biến thiên theo những chuyển mình lớn lao của đất nước
và nhân dân.
1.2.2.1. Thi Hoàng trước năm 1975
Thi Hoàng bén duyên với thơ từ rất sớm. Mới ngoài 20 tuổi, ông đã
trình làng những vần thơ đầu tiên và được đông đảo người yêu thơ biết đến.
Cũng như bao văn nghệ sĩ khác cùng thế hệ lúc này, Thi Hoàng mang trên
mình sứ mệnh kép, vừa làm thơ vừa đánh giặc hòa chung không khí dòng văn
học cách mạng của dân tộc.
Những vần thơ đầu tiên của ông ra đời trong bão táp chiến tranh mang
hơi thở của thời đại, của tinh thần Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước/ Mà lòng
phơi phới dậy tương lai, của Tuổi trẻ biến trăm sông thành thác/ Dập tắt lửa
chiến tranh bằng máu đời mình (Thu Bồn), của khí thế: Tuổi hai mươi khi
hướng đời đã thấy/ Thì xa xôi gấp mấy cũng lên đường (Bùi Minh Quốc).
Môt vài năm sau đó, Thi Hoàng có thơ in chung với Nguyễn Tùng Linh,
Thanh Tùng trong tập Cửa sông (Nxb Tác phẩm mới, 1971). Những xúc cảm
đầu tiên của một thời trai trẻ tràn đầy nhiệt huyết và cũng rất đỗi mộc mạc
được đúc kết thành những vần thơ, bài thơ đầu tay của Thi Hoàng. Cũng từ
đó, nhà thơ đất Cảng chính thức đặt chân lên con đường sáng tác thơ ca đầy

vinh quang mà cũng lắm chông gai và thử thách khắc nghiệt.
Như một quy luật tất yếu, con người luôn bị chi phối bởi môi trường,
hoàn cảnh xã hội. Những năm sáu mươi, bảy mươi của thế kỷ trước, dân
tộc ta đang sục sôi cuộc chiến tranh chống Đế quốc Mĩ, Những năm đất
nước có chung tâm hồn, có chung khuôn mặt (Chế Lan Viên), văn học chủ
yếu để phục vụ cách mạng và tuyên truyền chính trị. Thơ cũng vậy, “thơ là
một hoạt động có ý thức của toàn xã hội. Hoạt động ấy phải nhịp nhàng và
hài hòa với hoạt động thực tiễn nói chung của dân tộc, đất nước, thời đại.


19
Trong thời kì đó có đối kháng giai cấp, đối kháng dân tộc thì thơ phải mang
“chất thép” của hoạt động tư tưởng để làm mũi nhọn tấn công kẻ thù giai
cấp, kẻ thù dân tộc” [62, 120]. Hoàn cảnh đất nước “trói buộc” giới văn
nghệ sĩ phải như thế. Không chỉ ở Việt Nam mà bất cứ quốc gia nào trên
thế giới có chiến tranh, văn học đều trở thành vũ khí chính trị vô cùng quan
trọng. Năm 1937, trong cuộc nội chiến ở Tây Ban Nha, A.Machado đã từng
nói: Ngòi bút tôi nếu được thành khẩu súng/ Của anh thôi, tôi sẽ chết yên
lòng. Thi Hoàng đã có cách nói rất ấn tượng về nhiệm vụ làm cách mạng
của thơ trong bối cảnh chiến tranh ác liệt của đất nước, của non sông: Bảng
chữ cái vỡ tung/ Những con chữ đứng lên vượt ra ngoài số phận/ Chúng ta
cầm lấy súng/ Họng súng của chúng ta sắp sửa đánh vần (Nhà thơ và chiến
tranh - Ba phần tư trái đất). Nhà thơ đất Cảng đã có những vần thơ, bài thơ
đi làm sứ mệnh lịch sử của mình, ca ngợi chủ nghĩa anh hùng cách mạng,
khẳng định sức mạnh của dân tộc, tình cảm quân dân thắm thiết, tình đồng
chí đồng đội gắn bó keo sơn như: Tình ca ngõ nhỏ, Dấu chữ thập đỏ, Rãnh
khương tuyến, Ba người hát giọng trầm, Em ở phương xa, Mũi tàu và cửa
sông, Chiếc ba lô…
Những sáng tác trước năm 1975 của Thi Hoàng chủ yếu xây dựng hình
tượng người lính kiên trung, dũng cảm và tái hiện chân thực hiện thực chiến

tranh khốc liệt tàn phá, dày xéo cuộc sống nhân dân ta, đồng bào ta: Bốn bề
ầm ầm tiếng nổ/ Khét đặc khói vàng khói đen…(Dấu chữ thập đỏ), Một buổi
chiều xanh tôi nhìn qua nòng súng/ Thấy những rãnh xoắn sáng choang/ Và
mặt quân thù lấp đầy khe ngắm/ Chân trời phía đầu nòng tím lịm máu xâm
lăng…(Rãnh khương tuyến). Bên cạnh đó là những khúc tráng ca tự hào dân
tộc khi được “Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”:…Đời người chiến sĩ gian
lao/ Chẳng nói đâu xa, kiêu hãnh thầm trong dạ…Nằm nhích lại chúng tôi
âm ỉ hát/ Tối không trông thấy nhau chắc môi bạn đang cười/ Bài hát nói về
lứa tuổi hai mươi/ Con gái dặn con trai lên đường giết giặc…và…Từ buổi


20
người con trai mang tên: Chiến sĩ/ Thì trong tim người con gái sinh một niềm
kiêu hãnh thầm kín…(Tình ca ngõ nhỏ). Đó còn là sự gắn kết yêu thương giữa
cá nhân với cộng đồng, tình yêu đôi lứa nồng đượm trong tình yêu đất nước
Tâm tình tươi đậm như son/ Yêu em thêm cả nước non yêu mình, tình đồng
chí đồng đội tương thân tương ái, chia ngọt sẻ bùi trong mọi hoàn cảnh - vốn
là truyền thống của anh bộ đội cụ Hồ: Giọng hát trầm trầm/ Giọng hát êm
êm/ Nghe trong ngực chảy một dòng tươi mát/ Lần bóng đêm tìm tay nhau
nắm chặt/ Trao cho nhau những hứa hẹn không lời…Những vần thơ trước
1975 của Thi Hoàng chủ yếu vẫn là thơ với trách nhiệm lịch sử của nó. Bởi sự
ràng buộc đó - sự ràng buộc của nền văn học “minh họa” (chữ dùng của nhà
văn Nguyễn Minh Châu) nên thơ Thi Hoàng nói riêng và một số văn nghệ sĩ
khác nói chung chủ yếu chuyển tải nội dung đời sống kháng chiến nhưng tính
nghệ thuật còn nhiều hạn chế. Song đó không phải là hạn chế của riêng Thi
Hoàng mà là hạn chế cung của lịch sử, của cả một nền văn học. Phan Huy
Dũng trong bài Phê bình thơ với vấn đề đánh giá những hành động cách tân
hiện nay đã rút ra kết luận: “…Độc giả sống riết trong một môi trường văn
học có vẻ an bình, thuần nhất…nên dễ có ảo tưởng rằng văn học (hoặc thơ)
chỉ có bấy nhiêu đề tài, chủ đề và các mặt hình thức, nội dung này của văn

học (hoặc thơ) đã đạt đến trình độ hoàn hảo, tiến bộ…” [45, 353]. Như vậy,
đó là khuôn mặt chung của thời đại và Thi Hoàng khó có thể nằm ngoài quy
luật đó. Ông ươm những mầm cây đầu tiên và những cây non của Thi Hoàng
hòa chung với những cánh đồng bạt ngàn sắc xanh của văn học Việt Nam lúc
bấy giờ. Thơ Thi Hoàng còn đầy ngẫu hứng, mộc mạc, chân chất, sự đặc sắc
trong nghệ thuật biểu hiện còn chưa rõ nét. Những sáng tác lúc này của Thi
Hoàng chưa thật sự sắc sảo song vẫn có những tứ thơ, hình ảnh thơ độc đáo
tiềm ẩn một tài năng thơ ca thực thụ:
Vầng trăng sương muối
Cơn gió đầu ngàn;


21
Nhớ là tiếng nói
Tình là không gian
(Em ở phương xa)
Hay:
… Phía niềm vui là phía mũi con tàu
Sau trận đánh là đại dương tươi mát
Cửa sông mở với trời ra bát ngát
Phố nghiêm trang soi thế đứng anh hùng
(Mũi tàu và cửa sông)
Thơ thường hướng đến đời sống, phản ánh đời sống. Trong những năm
trước 1975, hiện thực của đất nước không chỉ có một màu là màu chiến tranh
mà còn rất nhiều, rất nhiều những màu khác nữa và Thi Hoàng là một trong
số ít những thi nhân mạnh dạn tách dòng chung để đề cập đến. Một trong
những đề tài quen thuộc của nhà thơ lúc này là đời sống lao động của những
người công nhân, những người ngày đêm miệt mài bên những cỗ máy để sản
xuất, để phục vụ kháng chiến phục vụ đất nước với tinh thần tự hào dân tộc
sâu sắc và đây trách nhiệm. Sinh ra và lớn lên trong lòng đất Cảng, hơn nữa

ông cũng đã có một thời gian dài là một người công nhân giao thông trước khi
trở thành chiến sĩ - thi sĩ, ông thấu hiểu hơn ai hết cuộc sống của những người
thợ - những người chiến sĩ trên mặt trận sản xuất lúc bấy giờ. Qua các bài:
Mũi tàu và cửa sông, Thành phố những cánh buồm mùa hè - cửa bể, Người
thợ cầu, Khói ngầm, Bài thơ cảm ơn than… Thi Hoàng đã vẽ lại chân dung
những người công nhân, người thợ vất vả, gian lao nhưng vẫn miệt mài lao
động, không quản ngại muôn vàn những khó khăn, gian khổ, thiếu thốn và cả
những hiểm nguy luôn rình rập.
Không chỉ con người nung nấu tinh thần giết giặc mà dường như tinh
thần ấy còn lan thấm qua cả những cỗ máy, những sự vật tưởng như vô tri vô
giác. Ngọn lửa căm hờn muốn thiêu đốt và nung cháy tất cả.


22
… Mỗi lần giặc từ bóng tối nhoài ra,
cửa sông dựng lên bao sóng lửa
Lửa rạng rỡ đêm thành bình minh đỏ
Và khói bay, hồng rực tựa như cờ…
(Mũi tàu và cửa sông)
Bên cạnh đó, Thi Hoàng cũng không quên gửi gắm tình yêu quê hương
đất nước, tình yêu đôi lứa thiết tha trong những thi phẩm thơ của mình. Trong
cái ác liệt của chiến tranh, của cái ranh giới vô cùng mong manh và mỏng
mảng của sự sống và cái chết, tâm hồn thi thi sĩ vùng Cảng vẫn hướng về vẻ
đẹp của non sông đất nước, của sức mạnh tình yêu. Em ở phương xa, Mũi tàu
và cửa sông, Huế ơi!Mãi mãi…là những bài như thế.
Song đó chưa phải là tất cả về chàng thi sĩ đất Cảng những năm trước
1975. Dù bị chi phối và bao phủ bởi một bầu không khí cái ta cộng đồng lớn
lao nhưng Thi Hoàng cũng đã có những dấu hiệu của sự vượt thoát và bứt phá
khỏi cái chung của thơ ca dân tộc lúc bấy giờ. Đã nhiều lúc Thi Hoàng trăn
trở: Có lúc tôi khùng lên xua đuổi chủ đề/ Nhưng chủ đề như một gã đùa dai/

Cứ lén đến nằm ườn lên tác phẩm. Từ trong bản hợp âm tráng ca ấy, Thi
Hoàng đã có manh nha và thai nghén một tiếng nói riêng, giọng điệu riêng,
vút lên một thanh âm riêng khi gieo vào lòng độc giả những vần thơ “nhức
nhối” như thế này: Cây cứ biếc như vặn mình mà biếc/ Trời thì xanh như rút
ruột mà xanh (Giữa cây và nền trời). Những câu thơ đã quyến rũ và say đắm
bao thế hệ độc giả. Từ trong dàn đồng ca, Thi Hoàng đã tự bộc lộ tài năng và
một ý hướng nghệ thuật mới mẻ, tân tiến và hiện đại. Điều này càng thể hiện
rõ nét và cụ thể hơn ở những sáng tác đầu những năm 1970, đặc biệt trong bài
Thành phố những cánh buồm - mùa hè - cửa bể, không chỉ ấn tượng bởi nhan
đề bài thơ mà còn khắc sâu trong tâm trí người đọc hình ảnh thơ mới lạ và táo
bạo Cơn gió đất đưa ta qua đầu sóng/ Vạt buồm muốn kéo cả bờ đi… (Thành
phố những cánh buồm mùa hè - cửa bể).


23
Như vậy có thể nói, thơ Thi Hoàng trước 1975 chủ yếu thực hiện sứ
mệnh Dùng ngòi bút làm đòn xoay chế độ. Những vần thơ ra đời trong bom
đạn, mang hơi thở của chiến trường, của tuổi trẻ căng tràn nhựa sống với
những khát khao cháy bỏng. Những vần thơ của Thi Hoàng một mặt viết về
người lính trên những nẻo đường chiến tranh ác liệt, mặt khác ông đại diện
cho giai cấp công nhân nên âm hưởng hào hùng, lạc quan vẫn đậm nét trong
thơ ông. Cái tôi ấy cũng đau đáu những suy tư, trăn trở nhưng vẫn bị chi phối
bởi cảm hứng sử thi bởi Tất cả trôi xuôi cấm lội ngược dòng. Bút pháp hiện
thực được Thi Hoàng sử dụng khá triệt để để chuyển tải đời sống chiến trận
của quê hương và dân tộc. Ngôn ngữ thơ giản gị, mộc mạc. Nhưng cũng
không thể phủ nhận bên cạnh đó, thơ Thi Hoàng đã bắt đầu hoài thai những
dấu hiệu của sự bứt phá để sáng tạo. Thi Hoàng nằm trong số những nhà thơ
không tự thỏa mãn, bằng lòng và chấp nhận thực tại quen thuộc. Một số sáng
tác của Thi hoàng trong thời gian này như cánh én nhỏ góp phần báo hiệu một
mùa xuân mới của thi ca dân tộc. Và đúng như Lê Thiếu Nhơn đã khẳng định:

“Đường thơ Thi Hoàng, dẫu lô nhô gạch đá gây gổ và dẫu ngổn ngang hố
hầm dọa nạt… thì vẫn lấp lánh những hạt bụi vàng” [50].
1.2.2.2. Thi Hoàng sau năm 1975
Sau ngày 30 - 4 - 1975, lịch sử dân tộc bước sang một trang mới, non
sông thu về một mối. Cái lớn lao vĩ đại nhất là trên dải đất cong cong hình
chữ S này là đã không còn đạn nổ bom rơi, nhân dân được sống trong cảnh
hòa bình thật sự. Đời sống người dân từ thời chiến chuyển sang thời bình, từ
cầm súng bảo vệ quê hương không tiếc máu xương chuyển sang cầm cày cầm
quốc cầm máy… để tái thiết đất nước. Văn nghệ sĩ là những người nhạy cảm
và tinh tế. Họ nhanh chóng nhận ra những đổi thay của lịch sử, của thời thế,
của tư duy và của nhận thức. Đời sống hậu chiến cũng thay đổi không ngừng.
Tất cả mọi tầng lớp, thành phần, giai cấp… đều bị chi phối bởi hoàn cảnh mới
của đất nước. Và mảnh đất văn học nghệ thuật cũng thế. Bom đạn đã lùi xa,


24
văn học nói riêng và thơ ca nói chung đều trở về với bản chất vốn có của nó cái bản ngã một thời dừng lại để thực hiện nhiệm vụ lịch sử cao cả và thiêng
liêng đối với dân tộc và đất nước. Rất nhiều nhà thơ, nhà văn đã tỉnh ngộ, đã
dũng cảm tự tin bước ra khỏi “dòng sông mê” trước đó. Nhà thơ Anh Ngọc đã
mạnh dạn nói lên cái sự thật ấy: Cười mình quen thói đại ngôn/ Thương vay
khóc mướn véo von một thời. Nhà thơ xứ Thanh Nguyễn Duy cũng đau đớn
nhận ra:
… Có một thời ta mê hát đồng ca
chân thành và say đắm
Ta là ta mà ta vẫn mê ta
(Nhìn từ xa Tổ quốc)
Thi Hoàng cũng như bao nhà thơ nhà văn khác, mạch cảm xúc và thi
hứng sáng tác vẫn không ngừng tuôn chảy nhưng đã bắt đầu ở một hệ hình tư
tường mới chặt chẽ hơn, có hệ thống hơn. Hơn thế nữa, xu thế vận động
chung của thơ ca dân tộc lúc bấy giờ là nhạt dần yếu tố sử thi, gia tăng chất

đời tư thế sự như nhận định của nhà nghiên cứu Chu Văn Sơn: “Có cái nhìn
sắc sảo hơn đối với cuộc sống, biết nhìn ra những mâu thuẫn, biết phân tích
các đối cực, các nghịch lý”. Thơ trữ tình sau 1975 không còn mượt mà, uyển
chuyển, dễ nghe, dễ đọc, dễ cảm nữa mà thay vào đó là sự xuất hiện đậm đặc
của những trúc trắc trục trặc, gập ghềnh muôn hình vạn trạng của cuộc sống
đời thường và những vấn đề mà trong thời chiến được xem là “vùng cấm” của
văn học thì nay hơn bao giờ hết lại được công khai một cách minh bạch, công
khai, nhìn thẳng vào sự thật và nói rõ sự thật. Trong vô vàn những thể tài đủ
sức để chuyển tải bức tranh đời sống muôn màu lên trang giấy thì thơ, nói như
Nguyễn Khoa Điềm: Thơ lặng lẽ gầy gò, thơ như thanh thép nguội/ Thơ làm
cột thu lôi dưới bão dông này.
Sau 1975, hành trình thơ của Thi Hoàng được nối dài như một sự
khẳng định độ chín trong sáng tạo nghệ thuật, trong tư tưởng thẩm mĩ. Năm


×