Tải bản đầy đủ (.doc) (115 trang)

Nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn nguyễn thị thu huệ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (556.27 KB, 115 trang )

Bộ giáo dục và đào tạo
Trờng Đại học Vinh
===ôàô===

Trần Thị Dung

Nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn
nguyễn thị thu huệ

6
6
6
7

Chuyên ngành: Lý luận văn học
Mã số:
60.22.32

luận văn thạc sĩ ngữ văn

Ngời hớng dẫn khoa học:
Ts. Hoàng mạnh hùng

Vinh -2008
Mục lục

Mở đầu
1.
Lí do chọn đề tài
2.
Lịch sử vấn đề


3.
Đối tợng và phạm vi nghiên cứu
4.
Nhiệm vụ nghiên cứu
5.
Phơng pháp nghiên cứu
6.
Đóng góp của luận văn
7.
Cấu trúc của luận văn

10
10
16
23
23
24

30
30
30
33
Trang
42
42
49

1

1

1
2
4
4
5
5
5


Chơng 1. Truyện ngắn Nguyễn Thị Thu Huệ trên hành trình đổi mới
văn xuôi đơng đại
1.1. Bối cảnh lịch sử và sự chuyển đổi t duy nghệ thuật của văn xuôi đơng đại 32
32
1.1.1. Bối cảnh lịch sử - xã hội
32
1.1.2. Sự chuyển đổi t duy nghệ thuật
1.2. Vài nét về thể loại truyện ngắn và những thành tựu chủ yếu của truyện ngắn
36
Việt Nam thời kỳ đổi mới
45
1.2.1. Truyện ngắn và u thế của thể loại
1.2.2. Những thành tựu chủ yếu của truyện ngắn Việt Nam thời kỳ đổi mới 45
1.3. Nguyễn Thị Thu Huệ trong sự phát triển truyện ngắn thời kỳ đổi mới
52
1.3.1. Hành trình sáng tạo của Nguyễn Thị Thu Huệ
1.3.2. Đặc điểm truyện ngắn Nguyễn Thi Thu Huệ
74
Chơng 2. Nghệ thuật tổ chức cốt truyện và xây dựng nhân vật trong
94
truyện ngắn Nguyễn Thị Thu Huệ

94
2.1. Nghệ thuật tổ chức cốt truyện
94
2.1.1. Khái niệm cốt truyện
2 .1.2. Các kiểu tổ chức cốt truyện trong truyện ngắn Nguyễn Thị Thu Huệ 95
2.2. Nghệ thuật xây dựng nhân vật
7
2.2.1. Về khái niệm nhân vật trong văn xuôi hiện đại
71
7
2.2.2. Quan niệm nghệ thuật về con ngời trong truyên ngắn Nguyễn
Thị Thu Huệ
91
7
2.2.3. Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn
91
8
Thị Thu Huệ
91
Chơng 3. Lời văn và giọng điệu trong truyện ngắnNguyễn Thị Thu Huệ
93
11
3.1. Lời văn trong truyện ngắn Nguyễn Thị Thu Huệ
97
11
3.1.1. Khái niệm lời văn nghệ thuật
119
12
3.1.2. Tính đối thoại của lời văn trong văn xuôi hiện đại
119

15
3.1.3. Đặc điểm lời văn truyện ngắn Nguyễn Thị Thu Huệ.
121
18
3.2. Giọng điệu trong truyện ngắn Nguyễn Thị Thu Huệ
124
18
3.2.1. Khái niệm giọng điệu
21
136
3.2.2. Giọng điệu chủ yếu của văn xuôi thời đổi mới
23
3.2.3. Các sắc thái giọng điệu truyện ngắn Nguyễn Thị Thu Huệ
138
25
Kết luận
25
Tài liệu tham khảo
27
27
2
30


Mở đầu
Lý do chọn đề tài
1.1. Nghệ thuật tự sự là đối tợng nghiên cứu đặc thù của tự sự học.
Trong tiến trình phát triển của văn học hiện đại, nghệ thuật tự sự ngày càng thu
hút đợc sự quan tâm của giới nghiên cứu. Nghệ thuật tự sự có nội hàm rất rộng
bao gồm nhiều vấn đề nh: cấu trúc văn bản tự sự, các phơng tiện, các thủ pháp đợc sử dụng mà trong đó mỗi văn bản tự sự là một sản phẩm của một chủ thể sáng

tạo nhất định. Do vậy, xuất phát từ đặc trng thể loại để tìm hiểu tác phẩm là một
trong những biện pháp tối u nhằm đánh giá khách quan và toàn diện về đóng góp
của một nhà văn trong một giai đoạn văn học.
1.2. Văn xuôi Việt Nam thời kỳ đổi mới đã có những bớc chuyển biến
đáng ghi nhận. Thành tựu mà văn xuôi giai đoạn này gặt hái đợc trên cả hai phơng diện nội dung và nghệ thuật là rất quan trọng. Chọn một tác giả tiêu biểu có
đóng góp không nhỏ cho văn xuôi Việt Nam thời kỳ này, xem xét sáng tác của
một nhà văn dới góc độ nghệ thuật tự sự cũng góp phần nhận diện đánh giá
những thành tựu của văn học thời kỳ đổi mới.
1.3. Nguyễn Thị Thu Huệ là một nhà văn "độc đáo và tài hoa" ( lời của
Hồ Sỹ Vịnh), là một trong số những tác giả gặt hái đợc nhiều thành công khi tuổi
đời đang còn trẻ. Với cách viết nh "lên đồng" mang khuynh hớng hiện đại, truyện
ngắn của Thu Huệ bám sát nhịp sống hiện đại và mang đậm hơi thở của đời sống
ấy. Truyện ngắn của Thu Huệ đợc viết theo thi pháp mở cho nên sáng tác của nhà
văn này cũng có những bớc chuyển mình trên nhiều bình diện: đề tài, t tởng,
nghệ thuật, ngôn ngữ, quan niệm nghệ thuật về con ngời. Do vậy việc tìm hiểu
tác phẩm của Nguyễn Thị Thu Huệ là rất cần thiết và chắc chắn sẽ rút ra nhiều
bài học bổ ích cho nghiên cứu văn học xét từ nhiều phơng diện. Thế nhng việc
nghiên cứu Nguyễn Thị Thu Huệ và truyện ngắn của Chị dờng nh vẫn còn bỏ
ngỏ. Vì thế truyện ngắn của Nguyễn Thị Thu Huệ vẫn còn hàm chứa những điều
bí ẩn đang rất cần đợc khám phá, đợc chú ý.
1.4. Xuất phát từ sự trân trọng, ngỡng vọng về một thời đại văn học,
một tác giả văn học. Trong quá trình tiếp xúc, nghiên cứu tác phẩm chúng tôi
nhận thấy Nguyễn Thị Thu Huệ là một nhà văn viết nhiều thể loại nhng thành
công nhất là truyện ngắn. Từ đó có thể nhận thấy truyện ngắn của chị luôn thể
hiện sự băn khoăn suy nghĩ, tìm tòi, đổi mới. Do vậy, nghiên cứu truyện ngắn
Nguyễn Thị Thu Huệ nhằm góp phần tìm hiểu phong cách một nữ nhà văn trẻ sau
1975 đồng thời cũng góp thêm t liệu vào việc giảng dạy, học tập, nghiên cứu
1.

3



truyện ngắn sau 1975. Đó cũng là lý do thôi thúc chúng tôi chọn đề tài: "Nghệ
thuật tự sự trong truyện ngắn Nguyễn Thị Thu Huệ".
2.
Lịch sử vấn đề
Nguyễn Thị Thu Huệ là một trong những nhà văn tiêu biểu của nền văn
xuôi đơng đại. Chị là một nhà văn tài hoa, viết đều, viết khoẻ. 27 tuổi chị đã từng
đợc nhiều giải thởng: Giải thởng của báo Tiền phong trong cuộc thi tác phẩm
tuổi xanh năm 1993, cùng năm đó Thu Huệ giành giải A trong cuộc thi viết về Hà
Nội Năm 1994 là năm thành công của Thu Huệ với 2 giải thởng lớn: Nhất cuộc
thi Tạp chí Văn nghệ cho chùm tác phẩm gồm 5 truyện ngắn và tặng thởng của
hội nhà văn cho tập Hậu thiên đờng. Đến với văn chơng khá sớm cho đến nay
Nguyễn Thị Thu Huệ đã cho ra mắt bạn đọc nhiều tập truyện ngắn.
Truyện ngắn Nguyễn Thị Thu Huệ đã thu hút đợc sự quan tâm của độc giả
cũng nh giới nghiên cứu, phê bình. Tuy nhiên do nhiều lẽ, những bài bình luận
nghiên cứu về truyện ngắn của nhà văn này cha nhiều. Riêng về nghệ thuật tự sự
truyện ngắn Nguyễn Thị Thu Huệ dờng nh cha có công trình nào đề cập đến.
nghiên cứu về tác phẩm của chị có thể kể đến một số bài viết sau:
Bùi Việt Thắng trong loạt bài viết: "Tản mạn về những truyện ngắn của
những cây bút trẻ" trên báo Văn nghệ số 43 ra ngày 23/10/1993, đã chỉ ra những
u điểm và hạn chế trong sáng tác của nhà văn nữ. Theo Ông "làm nên đặc trng
của những cây bút trẻ chính là các nhu cầu say mê đợc tham dự, đợc hoà nhập
vào những nỗi niềm đau khổ và hy vọng của con ngời". Ngoài ra khi giới thiệu
cuốn Tứ tử trình làng, ông đã còn có bài viết "Truyện ngắn bốn cây bút nữ".
Trên báo Văn nghệ trẻ ra ngày 25/3/1996 Đoàn Hơng cũng có bài"Những
ngôi sao nớc mắt". Tuy nhiên ở bài viết này tác giả cũng nêu ra đợc một số khía
cạnh trong sáng tác của Thu Huệ. Tác giả đã đánh giá Thu Huệ là một cây bút tài
hoa với cách viết của Thu Huệ nh "lên đồng" mang khuynh hớng hiện đại. Mặc dù
cha trở thành hiện tợng của văn học nớc nhà song Thu Huệ đã có đóng góp trên

nhiều phơng diện và giành cho độc giả một số tác phẩm có giá trị.
Tạp chí văn học số 6/1996 đã đăng tải buổi toạ đàm "Phụ nữ và sáng tác
văn chơng" với nhiều ý kiến của các nhà nghiên cứu, phê bình lẫn sáng tác.
Trong đó ý kiến của Vơng Trí Nhàn đợc rất nhiều ngời đồng thuận, Ông đã lý
giải về sự xuất hiện đông đảo của một số cây bút nữ sau 1975 gắn bó với thể loại
văn xuôi trong đó có Nguyễn Thị Thu Huệ. Tác giả bài viết đã nhận xét nh sau:
"Trong những trang viết của các tác giả nữ đơng đại ta luôn tìm thấy những vang
hởng mạnh mẽ hiện thực thời đại chúng ta đang sốngvà cũng trên những trang
4


viết của họ, ta tiếp nhận đợc một nữ tính phức tạp hơn nhng đồng thời cung
phong phú hơn những gì ta luôn quan niệm trong quá khứ".
Trên báo Văn nghệ số 53 ra ngày 21/3/2002 Hồ Sỹ Vịnh có bài "Thi pháp
truyện ngắn Nguyễn Thị Thu Huệ". ở bài viết này tác giả đã nhìn nhận Nguyễn
Thị Thu Huệ là một nhà văn "độc đáo tài hoa". với lối viết theo thi pháp mở thể
hiện qua việc xây dựng nhân vật, qua cách xây dựng cốt truyện, Thu Huệ đã độc
đáo ở ngôn ngữ miêu tả đời sống, những tình huống trào lộng và ở cả lối viết cô
đọng. Từ những phát hiện đó tác giả bài viết cho rằng Thu Huệ đang chuẩn bị
cho mình một phong cách: "Nếu phong cách nghệ thuật là đại lợng thẩm mỹ, thể
hiện sự thống nhất tơng đối ổn định của hệ thống hình tợng, của phơng tiện biểu
hiện nghệ thuật, các yếu tố độc đáo lập đi lập lại, nói lên cách nhìn, cách cảm
trong sáng tạo của một nhà văn, của một tác phẩm cụ thểthì ở Thu Huệ ngời
đọc tìm thấy những dấu hiệu đó".
Ngoài các công trình, bài viết trên thì Xuân Cang còn có bài viết "Nguyễn
Thị Thu Huệ, nhà văn của những vận bĩ" trích trong Tám chữ hạc của quỹ đạo
đời ngời, Nxb Văn hoá Thông tin, 2000.
Và một số luận văn tốt nghiệp Đại học, Cao học viết về các nhà văn nữ
trong đó có Nguyễn Thị Thu Huệ .
Nhìn chung, nghiên cứu về Nguyễn Thị Thu Huệ và sáng tác của chị, các

bài viết mới chỉ dừng lại ở những bài viết ngắn chứ cha có một công trình nào đi
sâu vào nghiên cứu mang tính chất quy mô. Mặc dù các ý kiến đánh giá của các
tác giả có vị trí trong giới nghiên cứu và phê bình đó đều xác đáng tuy nhiên vẫn
cha phản ánh hết tài năng của chị. ở đề tài này, tiếp thu tất cả các ý kiến đánh giá
của giới nghiên cứu, phê bình và bằng những cố gắng của mình, chúng tôi mong
muốn đóng góp một phần nhỏ bé vào việc nghiên cứu Nguyễn Thị Thu Huệ bằng
việc tìm hiểu nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn của Chị.
3.
Đối tợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tợng
Đối tợng nghiên cứu của luận văn là: "Nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn
Nguyễn Thị Thu Huệ" thể hiện qua các phơng diện lời văn và giọng điệu, nghệ
thuật tổ chức cốt truyện và xây dựng nhân vật.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Nguyễn Thị Thu Huệ không chỉ sáng tác thể loại truyện ngắn mà còn sáng
tác nhiều thể loại khác nh: tiểu thuyết, kịch bản văn học. Nhng thành công nhất
là thể loại truyện ngắn. Tuy nhiên trong khuôn khổ của luận văn thạc sĩ chúng tôi
5


chỉ giới hạn phạm vi nghiên cứu ở thể loại truyện ngắn trên phơng diện cụ thể.
giới hạn khảo sát của chúng tôi là:
37 truyện ngắn Nguyễn Thị Thu Huệ, Nxb Văn học, 2006.
4.
Nhiệm vụ nghiên cứu
Đề tài này hớng tới 3 nhiệm vụ
1Tìm hiểu về truyện ngắn Nguyễn Thị Thu Huệ trên hành trình đổi
mới văn xuôi đơng đại.
2Tìm hiểu về nghệ thuật tổ chức cốt truyện và xây dựng nhân vật
trong truyện ngắn Nguyễn Thị Thu Huệ.

3Tìm hiểu lời văn và giọng điệu trong truyện ngắn Nguyễn Thị Thu Huệ
5.
Phơng pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này, luận văn sử dụng các phơng pháp sau.
5.1. Phơng pháp phân tích - tổng hợp.
Vận dụng phơng pháp này chúng tôi hớng tới tìm hiểu, xem xét mối quan
hệ giữa các chi tiết nghệ thuật đồng thời thấy đợc sự tìm tòi khám phá, sức sáng
tạo của nhà văn trong sáng tác của mình.
5.2. Phơng pháp thống kê - phân loại
Phơng pháp này giúp cho việc phân loại mô hình cốt truyện và lời văn
giọng điệu khi tìm hiểu nghệ thuật tự sự của nhà văn.
5.3. Phơng pháp so sánh - đối chiếu.
Sử dụng phơng pháp này để thấy đợc những nét độc đáo của truyện ngắn
Nguyễn Thị Thu Huệ so với các nhà văn khác.
Ngoài ra chúng tôi còn vận dụng một số khái niệm cụ thể của lý luận văn
học, tự sự học, thi pháp họcvào việc nghiên cứu đề tài này.
6.
Đóng góp của luận văn
Chúng tôi chon đề tài "Nghệ thuật tự sự truỵên ngắn Nguyễn Thị Thu Huệ"
nhằm nghiên cứu nghệ thuật kể chuyện trong tính hệ thống, góp phần kiến giải sức
sống của văn xuôi hiện đại nói chung và truyện ngắn Nguyễn Thị Thu Huệ nói
riêng. Đồng thời luận văn góp phần khẳng định đóng góp của nhà văn vào nghệ
thuật truyện ngắn thời kỳ đổi mới. Đây cũng là một cách tìm hiểu quy luật vận
động của văn xuôi nớc ta trong vài thập niên cuối thế kỷ XX đầu thế kỷ XXI .
7.
Cấu trúc luận văn
Tơng ứng với nhiệm vụ đề ra, ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham
khảo, luận văn đợc triển khai qua 3 chơng:
Chơng 1. Truyện ngắn Nguyễn Thị Thu Huệ trên hành trình đổi mới văn
xuôi đơng đại.

6


Chơng 2. Nghệ thuật tổ chức cốt truyện và xây dựng nhân vật trong
truyện ngắn Nguyễn Thị Thu Huệ.
Chơng 3. Lời văn và giọng điệu trong truyện ngắn Nguyễn Thị Thu Huệ.
Chơng 1
Truyện ngắn Nguyễn Thị Thu Huệ trên hành trình đổi
mới văn xuôi đơng đại
1.1. Bối cảnh lịch sử và sự chuyển đổi t duy nghệ thuật của văn xuôi đơng đại
1.1.1. Bối cảnh lịch sử - xã hội
Sau đại thắng mùa xuân năm 1975, đất nớc ta chấm dứt nỗi đau chia cắt.
Tổ quốc thống nhất. Nhân dân bớc vào thời kỳ hoà bình, xây dựng chủ nghĩa xã
hội trên phạm vi cả nớc. Bên cạnh những thuận lợi cơ bản ấy, đất nớc, xã hội, con
ngời Việt Nam bắt đầu đối mặt với tình hình xã hội đầy biến động, xáo trộn và
phức tạp. Tiếng súng không ám ảnh mọi ngời nhng hậu quả của cuộc chiến tranh
vẫn còn đó với những khó khăn, thử thách chồng chất của thời kỳ hậu chiến. Ai
cũng đều thấm thía đợc cái giá phải trả cho độc lập, tự do của dân tộc.Chính vì
vậy, mỗi cá nhân phải suy nghĩ, trăn trở, nghiền ngẫm nhận thức lại vấn đề cuộc
sống. Từ sau thời điểm 1986 khi diễn ra Đại hội VI của Đảng, đất nớc đã chính
thức bớc vào thì kỳ đổi mới. Tất cả các đời sống của xã hội đều có những biến
chuyển. Cuộc sống của toàn xã hội, cuộc sống của mỗi con ngời trở nên phong
phú, đa dạng, toàn diện, và cũng phức tạp hơn.
Đại hội Đảng VI năm 1986 có ý nghĩa trọng đại đánh dấu một bớc ngoặt
mới cho cách mạng Việt Nam. Đại hội đã tìm ra lối thoát cho cuộc khủng hoảng
kinh tế - xã hội, thể hiện quan điểm đổi mới toàn diện đất nớc. Cũng ở Đại hội
này, Đảng kêu gọi toàn Đảng, toàn dân đổi mới t duy nhìn thẳng vào hiện thực đất
nớc và đời sống của nhân dân để tìm đờng lối đúng đắn. Đây cũng là thời kỳ mở
cửa, phát triển của nền kinh tế thị trờng theo định hớng xã hội chủ nghĩa, xoá bỏ
chế độ quan liêu bao cấp.

Về kinh tế, sau những năm bao cấp chậm phát triển, nay tất cả đã đợc quan
tâm đúng mức. chất lợng cuộc sống của mọi tầng lớp nhân dân đã đợc nâng cao.
Sự nghèo đói một thời gian đã làm thui chột nhân tài, làm mất cảm hứng sáng tác
của tầng lớp văn nghệ sỹ giờ đây từng bớc đợc khắc phục, tháo gỡ.
Mở rộng việc hội nhập và giao lu kinh tế, với các nớc trên thế giới trong xu
thế quốc tế hoá; tiếp thu tinh hoa các nền văn nghệ nớc ngoài cũng tạo cơ hội rất
lớn cho sáng tác. Chúng ta có một đội ngũ sáng tác trẻ, năng động, sáng tạo tiếp
cận với các nền văn minh nhạy bén. Những ngời làm công tác phê bình cũng tiếp
7


cận đợc nền lý luận luận hiện đại của thế giới, góp phần định hớng tích cực cho
việc tiếp nhận văn học. Sự quản lý văn học cũng đã mang tính chuyên nghiệp hơn
trớc.
Công cuộc đổi mới mà Đảng lãnh đạo dân tộc ta tiến hành hơn 20 năm
qua đã làm cho đất nớc ta đổi thay trên tất cả các mặt: chính trị ổn định, kinh tế
phát triển, đời sống nhân dân đợc nâng lên một cách khá cơ bản, văn hoá xã hội
vì thế cũng đợc phát triển mạnh mẽ và đổi mới sâu sắc. Tuy nhiên, cái xấu, cái
ác, các tệ nạn xã hội vẫn tồn tại trong cuộc sống cùng với sự phát triển của nền
kinh tế thời đổi mới, bên cạnh những tích cực cũng đồng thời bộc lộ những mặt
còn hạn chế của nó đó là: những chuẩn mực đạo đức, nhân cách con ngời đang có
chiều hớng đi xuống. Văn học vì vậy phải có những đóng góp vào việc xác định
những chuẩn mực, những giá trị chân chính trong xã hội nặc dù điều đó là không
dễ dàng.Việc phát hiện ra các vấn đề xung đột về t tởng, khẳng định sự thắng lợi
của cái mới, đẩy lùi cái cũ đó vừa là trách nhiệm, vừa là niềm cảm hứng sáng tạo
của văn xuôi hôm nay.
1.1.2. Sự chuyển đổi t duy nghệ thuật
Từ sau1975, mà đặc biệt từ sau 1986, đất nớc bớc vào thời kỳ đổi mới toàn
diện và sâu sắc trên tất cả mọi lĩnh vực của đời sống xã hội trong đó có văn học.
Trong xu thế chung,việc đổi mới t duy nghệ thuật để đáp ứng yêu cầu của sự

nghiệp đổi mới, nhiều vấn đề cơ bản của văn học cũng đợc nhận thức lại một
cách đầy đủ, toàn diện và sâu sắc hơn: mối quan hệ văn học nghệ thuật và chính
trị, vai trò, ý nghĩa của nó đối với con ngời và đời sống. Đặc biệt nghị quyết 05
của Bộ Chính trị Đảng cộng sản Việt Nam năm (1987) về "Đổi mới và năng cao
trình độ quản lý văn học nghệ thuật và văn hoá, phát huy khả năng sáng tạo, đa
văn học nghệ thuật và văn hoá phát triển lên một bớc mới" và tinh thần "cởi
trói" cho văn học nghệ thuật tạo nên một luồng sinh khí mới trong văn học nói
chung, văn xuôi nói riêng phát triển với những tố chất mới so với thời kỳ trớc đó là thời kỳ mà những tác phẩm hay nhất là những tác phẩm viết về chiến tranh,
đó là thế giới cao cả, cái đẹp đang vơn lên trên sự tàn phá huỷ diệt của bom đạn,
là thế giới của lòng dũng cảm, sự thuỷ chung. Nhng khi biến động của xã hội
luôn tác động đến cuộc sống, số phận con ngời đổi thay, những vấn đề về thế sự
và nhân sinh luôn đặt ra những câu hỏi dày vò lơng tâm của mỗi con ngời thì ngời viết cũng đã có những suy nghĩ về thái độ thích hợp. Nếu trớc đây con ngời là
đối tợng hầu nh chỉ để ngợi ca hay phê phán thì bây giờ đợc nhà văn đi sâu phản
8


ánh thế giới nội tâm, đi sâu vào số số phận cụ thể, đời thờng mà vẫn mang ý
nghĩa nhân văn sâu sắc.
Cái mới, cái cách tân trớc tiên có thể kể đến của văn xuôi sau 1975 là ở
bình diện t duy nghệ thuật. Văn xuôi nói chung và truyện ngắn nói riêng sau
1975 chuyển dần từ t duy sử thi sang t duy tiểu thuyết. Hiện thực đời sống thay
đổi khác trớc rất nhiều, đòi hỏi các nhà văn cần có cách tiếp cận hiện thực phù
hợp. Văn học lúc này không chỉ chú trọng vào hai đề tài: Tổ Quốc và CNXH nh
trớc nữa.Một mảng hiện thực lớn hầu nh bị bỏ quên trớc đây nay đợc đặc biệt chú
ý đó là: vấn đề đời t, đời thờng, đạo đức, số phận cá nhân nhất là tình yêu nam
nữ. Mọi vấn đề của cuộc sống hay nói cách khác tất cả những gì liên quan đến
con ngời đều đợc nhà văn đa vào văn học. Từ những vấn đề lớn nh lý tởng sống,
đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng CNXH đến những vấn đề nhỏ nhặt trong
đời sống hàng ngày đều đợc các nhà văn để ý đến. Cảm hứng sử thi thời kỳ 1945
- 1975 nghiêng về phản ánh các sự kiện có ý nghĩa lịch sử và có tính chất toàn

dân, hớng ngòi bút của các nghệ sỹ vào việc khám phá và ngợi ca những con ngời
tiên tiến, con ngời anh hùng. Đó là những mẫu hình lý tởng của một thời đại vinh
quang và oanh liệt, những con ngời của một sự nghiệp chung, xã thân vì nghĩa
lớn, vì tập thể "mình vì mọi ngời, mọi ngời vì mình" là lẽ sống đạo đức của con
ngời trong sử thi. Họ xuất hiện trong trang văn, vần thơ nh là s đại diện trọn vẹn
cho đất nớc, cho lý tởng, lơng tâm khí phách của thời đại. Họ đẹp một cách toàn
diện nh viên ngọc không tì vết. Ngợc lại tác phẩm sau 1975 viết về đời t, đời thờng và vấn đề đạo đức lại hớng tới những con ngời đời thờng trong cuộc sống,
những số phận cá nhân hết sức phức tạp. Sự khác biệt giữa hình tợng con ngời đợc đa vào văn học qua hai thời kỳ ở chổ: nếu nhân vật của văn học 1945 - 1975 là
những con ngời mẫu mực, lý tởng mà Đảng, cách mạng và nhà văn mong muốn
để nêu gơng cho mọi ngời noi theo thì trong văn học sau 1975, con ngời hiện lên
nh nó vốn có trong cuộc sống. Văn học đã vợt qua vị thế độc thoại để chuyển
sang t thế đối thoại với độc giả về những suy t, trăn trở của cuộc sống thời bình.
Những tác phẩm văn học sau 1985 không đơn giản là tiếng hô xung phong của
một tiểu đội mà còn là chiều sâu tâm linh, những khát khao thầm kín về tình yêu,
tình dục, hạnh phúc gia đình, về những gì là bản thể của con ngời. Cách nhìn của
các nhà văn về con ngời và hiện thực thời kỳ này đa diện, nhiều chiều và phức tạp
hơn.
Một điều rất dễ nhận thấy trớc đây với t duy sử thi và cảm hứng lãng mạn,
cách nhìn cuộc đời và con ngời của nhà văn chủ yếu là nhìn đơn giản, một chiều
9


và hết sức rạch ròi giữa : thiện và ác, ta và địch, cao cả và thấp hèn ; tâm hồn
con ngời cũng ít phức tạp, không có sự giằng xé nội tâm trong việc giải quyết
mâu thuẫn giữa cái riêng và cái chung, giữa nghĩa vụ và quyền lợi riêng t. Ngời
đọc có cảm giác nắm bắt, hiểu con ngời một cách dễ dàng; nhân vật đợc tạo ra từ
khuôn mẫu na ná giống nhau, thiếu cá tính.
Đến khi tiếp xúc với những con ngời trong văn học sau 1975, ngời đọc có
cảm nhận từ nhiều góc độ, trong mọi mối quan hệ, là một tiểu vũ trụ vô cùng
phức tạp, cái xấu, cái tốt đan xen một ách lẫn lộn, có khi cái cao cả và thấp hèn

cùng tồn tại trong một con ngời. Nhân vật trong sáng tác ở giai đoạn này đã có cá
tính không hề giống ai nhng lại hiện hữu trong muôn mặt của cuộc sống đời thờng. Một khía cạnh mới trong tính cách con ngời đời thờng đợc các nhà văn 1975
khám phá khai thác đó là những con ngời đợc nhìn nhận trong nhiều mối quan hệ
phong phú và phức tạp. Bên cạnh đó, quan niệm nghệ thuật về con ngời đổi mới
khiến ngời viết phải mở rộng chân trời tìm kiếm của mình đến những góc khuất
và nhìn thấy ngoài con ngời xã hội kinh điển còn có con ngời cá thể, con ngời số
phận Có thể nói đây là thời kỳ mà trong văn học con ngời đợc soi chiếu từ rất
nhiều khía cạnh.
Nh vậy, cùng với sự thay đổi lịch sử- xã hội là sự chuyển đổi về t duy nghệ
thuật và cảm hứng sáng tạo. Văn xuôi nói chung và truyện ngắn sau 1975 nói
riêng đã bổ sung một mảng hiện thực to lớn trong đời sống văn học mà trớc đây
hầu nh bị bỏ quên. Chính vì vậy mà hiện thực cuộc sống trong các trang văn đầy
đủ hơn, phong phú hơn. Bởi thế mà văn học lúc này"đời hơn", "thực hơn", nó
mang màu sắc của thời kỳ đổi mới.
1.2. Vài nét về thể loại truyện ngắn và những thành tựu của truyện
ngắn Việt Nam thời kỳ đổi mới
1.2.1. Truyện ngắn và u thế của thể loại
1.2.1.1. Về khái niệm truyện ngắn
Xung quanh khái niệm truyện ngắn, có rất nhiều định nghĩa về nó. Nếu
thống kê đầy đủ có đến cả hàng trăm định nghĩa cho thể loại "tự sự cỡ nhỏ " này.
Trong Từ điển văn học truyện ngắn đợc định nghĩa nh sau: "Hình thức tự
loại nhỏ. Truyện ngắn khác với truyện vừa ở dung lợng nhỏ hơn, tập trung mô tả
một mảnh của cuộc sống, một biến cố hay một vài biến cố xảy ra trong một giai
đoạn nào đó của đời sống nhân vật, thể hiện một mặt nào đó của vấn đề xã hội.
Cốt truyện của truyện ngắn thờng diễn ra trong một không gian, thời gian hạn
chế. Truyện ngắn đợc viết ra để tiếp thu liền một mạch, đọc một hơi không nghỉ
10


nên đặc điểm của truyện ngắn là tính ngắn gọn. Để thể hiện nổi bật t tởng, chủ

đề, khắc hoạ nét tính cách nhân vật viết truyện ngắn phải có trình độ điêu luyện,
biết mạnh dạn gọt tỉa và dồn nén. Do đó, trong khuôn khổ ngắn gọn, những
truyện ngắn thành công có thể biểu hiện đợc những vấn đề xã hội có tầm
khái quát rộng lớn"[30; 120].
Theo Từ điển thuật ngữ văn học định nghĩa nh sau: "Truyện ngắn là tác
phẩm tự sự cỡ nhỏ. Nội dung của thể loại truyện ngắn bao trùm hầu hết các phơng diện của đời sống: đời t, thế sự hay sử thi, nhng cái độc đáo của nó là ngắn.
Truyện ngắn đợc viết ra để tiếp thu liền một mạch, đọc một hơi không nghỉ"[51;
162].
Tuy nhiên, mức độ dài ngắn cha phải là đặc điểm chủ yếu để phân biệt
truyện ngắn với các tác phẩm tự sự khác. Trong văn học hiện đại có nhiều tác
phẩm rất ngắn, nhng thực chất là những truyện dài viết ngắn lại. Truyện ngắn thời
trung đại cũng ngắn nhng rất gần với truyện vừa. Các hình thức kể truyện dân
gian rất ngắn gọn nh cổ tích, truyện cời, giai thoại lại càng không phải là truyện
ngắn. Truyện ngắn hiện đại là một kiểu t duy mới, một cách nhìn cuộc đời, một
cách nắm bắt đời sống rất riêng, mang tính chất thể loại. Cho nên truyện ngắn
xuất hiện tơng đối muộn trong lịch sử văn học.
Khác với tiểu thuyết là thể loại chiếm lĩnh đời sống trong toàn bộ sự đầy
đặn và toàn vẹn của nó, truỵện ngắn thờng hớng tới việc khắc hoạ hiện tợng, phát
hiện một nét bản chất trong quan hệ nhân sinh hay đời sống tâm hồn của con ngời. Vì thế, trong truyện ngắn thờng có ít nhân vật, ít sự kiện phức tạp. Và nếu mỗi
nhân vật của tiểu thuyết là một thế giới, thì nhân vật của truyện ngắn là một
mảnh nhỏ của thế giới ấy. Truyện ngắn thờng không nhằm tới việc khắc hoạ
những tính cách điển hình đầy đặn, nhiều mặt trong tơng quan với hoàn cảnh.
Kết cấu của truyện ngắn không chia thành nhiều tầng, nhiều tuyến mà thờng đợc
xây dựng theo nguyên tắc tơng phản hoặc liên tởng. Bút pháp tờng thuật của
truyện ngắn thờng là chấm phá.
Yếu tố quan trọng bậc nhất của truyện ngắn là những chi tiết có dung lợng
lớn và lối hành văn mang nhiều ẩn ý, tạo cho các tác phẩm những chiều sâu ch a
nói hết. Truyện ngắn là thể loại gần gủi với đời sống hàng ngày, súc tích, dễ đọc,
lại thờng gắn liền với hoạt động báo chí, do đó có tác dụng, ảnh hởng kịp thời
trong đời sống. Nhiều nhà văn lớn trên thế giới và nớc ta đạt tới đỉnh cao của sự

nhiệp sáng tạo nghệ thuật chủ yếu bằng con đờng truyện ngắn của mình.
11


Theo 150 thuật ngữ văn học truyện ngắn là: "Một thể loại của tác phẩm tự
sự cỡ nhỏ, thờng đựoc viết bằng văn xuôi, đề cập đến các phơng diện của đời
sống con ngời và xã hội. Nét nổi bật của truyện ngắn là sự giới hạn về dung lợng,
tác phẩm truyện ngắn thích hợp với ngời tiếp nhận (độc giả) đọc nó liền mạch
không nghỉ"[4; 142].
Những nét riêng của truyện ngắn nh: có truyện và ngắn vốn đã có ở tác
phẩm trung đại, ở các hình thức kể chuyện dân gian (truyện cời, giai thoại, cổ
tích) nhng truyện ngắn với đặc điểm thể tài riêng biệt chỉ thực sự phát triển ở các
nền văn học hiện đại, gắn liền với sự xuất hiện và phát triển của báo chí. Với t
cách là một thể tài tự sự, truyện ngắn hiện đại cũng nh truyện vừa, truyện dài
hiện đại ít nhiều mang đặc tính của t duy tiểu thuyết (sự tiếp nhận của cái thực tại
đơng thành, vai trò của h cấu tự do, các kinh nghiệm sống trực tiếp của tác giả).
Tuy vậy, khác với truyện vừa và truyện dài - vốn là những thể tài mà quy mô cho
phép chiếm lĩnh đời sống trong sự toàn vẹn, đầy đặn của nó, truyện ngắn thờng
nhằm khắc hoạ một hiện tợng, một đặc tính quan hệ con ngời hay đời sống tâm
hồn con ngời. Truyện ngắn ít khi trở thành một thế giới hoàn chỉnh, một tính cách
đầy đặn, thờng là khi hiện thân cho một trạng thái quan hệ xã hội, ý thức xã hội
hoặc trạng thái phụ thuộc con ngời.
Cốt truyện của truyện ngắn thờng tự giới hạn về không gian, thời gian, nó
có chức năng nhận ra một điều gì sâu sắc về cuộc đời, về con ngời. Kết cấu
truyện ngắn thờng không nhiều tầng, tuyến mà thờng đợc dựng theo kiểu tơng
phản hoặc liên tởng. Chi tiết và lời văn là những yếu tố quan trọng cho nghệ thuật
viết truyện ngắn. Lối kể và cách kể chuyện là những điều đợc ngời viết truyện
ngắn đặc biệt chú ý khai thác và xử lý, nhằm đạt hiệu quả mong muốn.
Cùng quan điểm trên, sách Lí luận văn học ghi nhận: "Truyện ngắn là hình
thức của tự sự. Khuôn khổ ngắn nhiều khi làm cho truyện ngắn có vẻ gần gủi với

các hình thức truyện kể dân gian nh truyện cổ, giai thoại, truyện cời, hoặc gần
với những bài kí ngắn. Nhng thực ra không phải. Nó gần với tiểu thuyết hơn cả
bởi là hình thức tự sự tái hiện cuộc sống đơng thời. Nội dung thể loại truyện
ngắn có thể rất khác nhau: đời t, thế sự, hay sử thi, nhng cái độc đáo của nó lại
là ngắn. Truyện ngắn có thể kể về cả một cuộc đời hay một đoạn lời, một sự kiện
hay một "chốc lát" trong cuộc sống nhân vật, nhng cái nhìn chính của truyện
ngắn không phải ở hệ thống sự kiện, mà ở cái nhìn tự sự đối với cuộc đời
Truyện ngắn nói chung không phải vì "truyện" của nó "ngắn" mà vì cách nắm
bắt cuộc sống của thể loại"[17; 253].
12


Từ những định nghĩa và phân tích trên chúng tôi rút ra những đặc điểm
chính của thể loại truyện ngắn nh sau:
Thứ nhất, là một thể tài tự sự cỡ nhỏ. Nhỏ có nghĩa là từ vài trang đến vài
chục trang, một câu chuyện đợc kể nghệ thuật nhng không đợc phép kể dài dòng,
câu chuyện có sức ám ảnh, tạo ấn tợng duy nhất mạnh mẽ đồng thời tạo liên tởng
ở ngời đọc.
Thứ hai, tính quy định về dung lợng và cốt truyện của truyện ngắn tập
trung vào một vài biến cố, mặt nào đó của đời sống, các sự kiện tập trung trong
một không gian nhất định.
Thứ ba, nhân vật truyện ngắn thờng đợc làm sáng tỏ, thể hiện một trạng
thái tâm thế con ngời thời đại.
Thứ t, chi tiết và lời văn là những yếu tố đóng vai trò quan trọng, đặc biệt ở
chi tiết nó có tính chất biểu tợng.
1.2.1.2. Những u thế của thể loại truyện ngắn
Truyện ngắn nằm trong hệ thống chung của thể loại văn kể chuyện.
Nhà văn kể lại một trờng hợp đặc biệt của một nhân vật hay một số nhân vật nào
đó. Tuy có một số đặc điểm riêng biệt nhng truyện ngắn cũng có những đặc trng của thể loại truyện, đó là: có cốt truyện, có nhiều nhân vật, đợc thể hiện qua
phơng thức kể chuyện và có vai trò của ngời kể chuyện. Lời kể, nhân vật, cốt

truyện trong mỗi tác phẩm có mối tơng quan khăng khít với nhau.
Truyện ngắn hiện đại trong xã hội hiện đại có nhiều u thế riêng. M.
Bakhtin trong Lý luận và thi pháp tiểu thuyết đã từng nhận xét : "Mỗi thể loại thể
hiện một thái độ thẩm mỹ đối với hiện thực, một cách cảm thụ nhìn nhận, giải
minh thế giới và con ngời. Truyện ngắn cũng là một thể loại nh thế, đặc biệt là
trong xã hội hiện đại. Vì thế mà nó thu hút đợc sự quan tâm của ngời sáng tác,
nghiên cứu, ngời đọc"[7; 67].
Là một thể loại mà tự thân nó đã hàm chứa cái thú vị, những điều sâu sắc
trong một hình thức nhỏ xinh, gon nhẹ và truyền dẫn cực nhanh những thông tin
mới mẻ. truyện ngắn có khả năng nổi lên nh một hiện tợng đời sống. Sự thật ấy
ẩn trong cái bình thờng, trong những sự kiện hoàn toàn có thật bởi sự "truyền
ngôn" chứ không phải truyền thuyết để đem lại cho truyện ngắn những con ngời
thực sự và sự thật về con ngời.
Truyện ngắn là một thể loại văn học rất nhạy cảm với những biến đổi của
thời đại. Nó là sự phá vỡ chiều hớng êm ả và sự cân bằng vốn đang trở thành vô
nghĩa. Nó giảm trừ sự tối đa lòng thòng nhân quả hay nói nh R.Barthes : "
13


truyện ngắn tiềm tàng sự trục trặc, làm tăng trong quan hệ nhân quả. Lý do đa
đẩy câu chuyện không phải là chuỗi liên tục sự kiện mà là một ám ảnh tâm hồn
trong quá trình chuyển biến lơng tri trong những thời khắc đợc xem là có ý nghĩa
nhất của đời ngời". Mạch kể trong truyện ngắn không chỉ đợc sắp xếp theo thời
gian tuyến tính mà theo ''sơ đồ ma trận'', gồm có nhiều chiều khác nhau mà ngời
đọc có thể ''đột kích'' thâm nhập cùng một lúc để thấy tất cả những chiều kích ấy
cùng có mặt. Truyện ngắn tạo ra chiều hớng tiếp nhận đồng bộ và tiết kiệm thời
gian. Có thể hình dung truyện ngắn là bức tranh phù điêu ảo ảnh, đồng thời dung
luợng ngắn là một thế mạnh của thể loại, hơn nữa tốc độ xử lý tình tiết, sự
kiện...nhanh cũng là thế mạnh để truyện ngắn chinh phục độc giả
đơng đại.

Với hình thức gọn nhẹ, truyện ngắn luôn bắt kịp những vận động của xã
hội và tái hiện đợc mọi biến thái dù rất tinh vi của đời sống con ngời. Kể cả trong
sự phát triển đến chóng mặt của các nghành khoa học và công nghệ thì truyện
ngắn vẫn là một thể loại có khả năng nắm bắt nhanh nhạy và mô tả một cách sát
thực những bớc đi ấy của con ngời. Ngời đọc ngày nay không có nhiều thời gian
để đọc những tác phẩm có dung lợng lớn mà thay vào đó một mặt họ vẫn tìm
kiếm đến món ăn tinh thần có giá trị văn hoá cao nhng mặt khác nó phải đảm bảo
tính thời sự, ngắn gọn và súc tích.
Truyện ngắn là một thể loại rất năng động, có khả năng đáp ứng những đòi
hỏi ngày càng cao của cuộc sống. Tuy là một thể loại "tự sự cỡ nhỏ" nhng truyện
ngắn là thể loại phát hiện đời sống theo chiều sâu vì thế mà dung lợng của nó rất
lớn. Nhà văn Nguyên Ngọc đã cho rằng: '' Trong độ ba trang mấy nghìn chữ mà đã
rõ mặt của một cuộc đời, một kiếp ngời, một thời đại. Các truyện ngắn bây giờ rất
nặng, dung lợng của nó là dung lợng của cả cuốn tiểu thuyết''.
Truyện ngắn còn là một thể loại truyện gắn chặt chẽ với báo chí. Đây là một
u thế, bởi hiện tại báo chí đang bùng nổ với tốc độ nhanh, ngời đọc dễ hình thành
thói quen đọc một câu truyện trong một khoảng thời gian ngắn. Điều này tạo
điều kiện hết sức thuận lợi để các cây bút trẻ khẳng định tài năng. Với hình thức
ngọn nhẹ, truyện ngắn luôn bắt kịp những vận động, biến đổi của xã hội và tái
hiện đợc mọi biến thái của đời sống với muôn hình, muôn vẻ. Vì vậy tuy có hình
thức nhỏ ngọn, nhng truyện ngắn lại có ''sức chứa'' lớn và đặc biệt nhanh nhạy
với sự phát triển không ngừng của xã hội. Do đó truyện ngắn luôn đáp ứng đợc
nhu cầu tâm lý và thị hiếu của độc giả, đồng thời nó cũng là thể loại thu hút đ ợc
rất nhiều thế hệ những ngời cầm bút, ngời đến trớc, kẻ đến sau tập hợp thành một
14


lực lợng hùng hậu, từ các bậc lão thành nh: Tô Hoài, Bùi Hiển, Nguyễn Minh
Châu, Nguyễn khải, Ma Văn Kháng cho đến Nguyễn Huy Thiệp, Nguyễn Quang
Lập, Chu Lai, Hồ Anh TháiHơn nữa truyện ngắn lại là thể loại gần gủi, gắn bó

với cuộc sống đời thờng và đây chính là nơi để các nhà văn thử sức và khẳng định
mình trên văn đàn Việt Nam với những gơng mặt trẻ nh: Lu Minh Sơn, Tạ Duy
Anh. .Đặc biệt là sự khẳng định mình của hàng loạt cây bút trẻ nữ nh : Nguyễn
Thị Thu Huệ, Phan Thị Vàng Anh, Võ Thị HảoVà gần đây là sự xuất hiện của
nữ nhà văn trẻ: Nguyễn Ngọc T, Đỗ Hoàng Diệu... Sự tiếp nối này của các thế hệ
cầm bút đã góp phần không nhỏ vào việc kế thừa và cách tân thể loại, làm cho
truyện ngắn ngày càng phong phú và mới mẻ hơn. Bởi vậy truyện ngắn đã thật sự
phát huy đợc u thế của thể loại và những phơng tiện nhất định đã thực hiện đợc
những chức năng xã hội thẩm mĩ của văn học. Vì thế mà truyện ngắn Việt Nam
sau 1975 đã gặt hái đợc nhiều thành tựu đáng kể trên nhiều phơng diện.
1.2.2. Những thành tựu chủ yếu của truyện ngắn Việt Nam thời kỳ đổi mới
Sự phát triển của truyện ngắn từ 1975 đến nay là một hiện tợng mang tính
tất yếu không chỉ bởi sự phát triển nội tại của bản thân thể loại mà còn do sự tác
động của những đổi mới về mọi phơng diện của môi trờng sáng tạo mới, của sự
giao lu rộng rãi với văn hoá thế giới. Truyện ngắn đã bộc lộ t duy tổng hợp, vận
động và phát triển phù hợp với bản chất của văn học dân tộc. Cha bao giờ truyện
ngắn lại lại phát triển phong phú về số luợng lẫn hiệu quả nghệ thuật nh hôm nay.
Với truyện ngắn từ sau 1975, nhất là trong thời kỳ đổi mới đã đáp ứng đợc thị
hiếu của độc giả không bởi chỉ ở u thế của nó về mặt hình thức mà còn do sự
chuyển tải nhanh nhạy những vấn đề bức xúc của đời sỗng xã hội hôm nay.
Không phải ngẫu nhiên mà ngời ta gọi đây là thời kỳ "lên ngôi'' của truyện ngắn.
Điều này hoàn toàn có thể cắt nghĩa đợc bởi vì trong nhịp độ của đời sống công
nghiệp hiện đại, dới sức ép của các phơng tiện thông tin đại chúng, truyện ngắn
đã phát huy đợc u thế một cách hiệu quả. Do vậy mà trong một thời gian không
dài, truyện ngắn đã gặt hái đợc nhiều những thành tựu mà các thể loại khác
không có. Xét trong hệ thống chung của loại hình văn xuôi, truyện ngắn đã có
những thay đổi đáng kể ở các mặt sau:
1.2.2.1. Đổi mới trong xây dựng cốt truyện
ở văn học giai đoạn 1945 - 1975, cốt truyện đóng vai trò chủ yếu trong
loại hình tự sự nói chung và truyện ngắn nói riêng. Hiện thực chiến tranh và cách

mạng, vấn đề lịch sử và dân tộc của thời kỳ này đã ảnh hởng đến quá trình văn
học, quy định phần nào phơng thức biểu hiện của các nhà văn. ở đây, cốt truyện
15


là phơng tiện để thể hiện cuộc sống và tính cách con ngời, ít nhiều đã chịu "áp
lực sử thi". Truyện ngắn đã chú ý tạo dựng cốt truyện chặt chẽ, với tình huống
gay cấn, căng thẳng. Kết cấu cốt truyện thờng dựa trên hai tuyến mâu thuẫn giữa:
địch - ta, tốt - xấu, tích cực - tiêu cực Âm hởng chủ đạo là ngợi ca và khẳng
định.Việc mô tả những bình diện rộng của hiện thực nh: hoạt động sản xuất,
chiến đấu đã tạo thành cốt truyện để nhân vật minh hoạ cho ý đồ của tác giả trên
mối quan hệ giữa các lực lợng chính trị - xã hội. Trong khuôn khổ của thể loại,
truyện ngắn 1945 - 1975 cũng đã hớng tới cốt truyện tâm lý, với dạng "truyện
ngắn biểu cảm", phản ánh vẻ đẹp nội tâm của con ngời nhng cha có nhiều trang
thể hiện sâu sắc diễn biến tâm lý và cái tôi nội cảm của nhân vật.
Sau 1975 nhất là trong những năm gần đây, thực tiễn văn học đã chứng
minh cái tạo nên sức lôi cuốn, hấp dẫn của truyện ngắn không chỉ là những cốt
truyện rạch ròi, những sự kiện trọng đại, những tình huống căng thẳng, những
xung đột bên ngoài mà còn là những cảnh ngộ đời thờng, những tính cách nhân
vật giàu tâm trạng và nhận thức cá nhân với cuộc đời và những ngời sống bên
mình. Truyện ngắn có xu hớng nới mở, đa dạng hơn trong các thức diễn đạt. Cốt
truyện đã vận động, đổi thay trong sự phát triển của thể loại. Có những cốt truyện
đầy kịch tính, có những cốt truyện giàu tâm trạng, có những cốt truyện có đầu có
cuối, có những cốt truyện "vô hậu", phi kết cấu, có cốt truyện phản ánh hiện thực
đơng đại, có cốt truyện kỳ ảo, cổ tích. Kết cấu truyện ngắn sau 1975 tự do và
uyển chuyển hơn. Nó không tuân thủ theo quy tắc kết cấu truyền thống là kết
thúc có hậu, giải quyết hoàn toàn các vấn đề. Đoạn kết trong truyện ngắn gần đây
đã tạo ra các khoảng trống, khiến độc giả cũng trở thành ngời đồng sáng tạo; tự
tìm ra "đờng đi nớc bớc" của nhân vật, tự giải.Tất cả các dạng cốt truyện đều đợc
chi phối bởi nhu cầu hiện thực và tâm lý con ngời hiện đại.

Truyện ngắn hôm nay ngày càng tăng cờng cốt truyện bên trong, bộc lộ
trạng thái bên trong tâm tởng của nhân vật chính, giảm bớt cốt truyện miêu tả
hành động bên ngoài. Cốt truyện với đầy đủ chi tiết, sự kiện không còn chiếm giữ
vai trò cơ bản mà lùi xuống hàng thứ yếu sau tính cách. Quan niệm về cốt truyện
co giãn hơn, việc phân tích nội tâm trở thành phơng tiện nghệ thuật chủ yếu của
cách xây dựng truyện đơng đại nh: Khách ở quê ra của Nguyễn Minh Châu,
Hậu thiên đờng của Nguyễn Thị Thu HuệMột số cây bút nữ đã góp phần làm
nên sự đa dạng của truyện ngắn sau 1975 bằng năng lực biểu cảm cuộc sống qua
thế giới tâm hồn theo dòng tâm trạng của nhân vật trong các truyện nh : Minu
xinh đẹp, Mùa đông ấm áp của Nguyễn Thị Thu Huệ
16


Từ sau 1975 xuất hiện nhiều kiểu kết cấu cốt truyện theo xu hớng lắp ghép
"liên văn bản". Bố cục câu chuyện không diễn biến theo trình tự của thời gian,
không gian mà đảo lộn, tạo ra sự xê dịch, di chuyển của các điểm nhìn.
Kết cấu theo xu hớng nói trên, truyện ngắn đã không chịu đầu hàng trớc
hiện thực phức tạp, đa chiều đầy biến động của cuộc sống hôm nay. Đây là một
biểu hiện đổi mới so với bút pháp truyền thống. Và có thể nói, với khả năng biến
hoá linh hoạt trong cách xây dựng cốt truyện, truyện ngắn là thể loại thuận lợi để
biểu đạt một cách tự nhiên, cụ thể những nỗi niềm, những tâm t thầm kín đầy bí
ẩn của con ngời.
1.2.2.2. Đổi mới trong cách nhìn nghệ thuật về con ngời
Quan niệm nghệ thuật về con ngời là yếu tố chi phối các yếu tố khác của
nghệ thuật biểu hiện. Mỗi giai đoạn lịch sử, văn học lại gắn với quan niệm nghệ
thuật về con ngời. Văn học từ sau 1975 đã chuyển từ t duy sử thi sang t duy tiểu
thuyết, từ cảm hứng cao cả, hào hùng sang cảm hứng đời thờng, thế sự. Truyện
ngắn đã phát huy đợc khả năng tiếp cận và phản ánh hiện thực con ngời trong
giai đoạn mới một cách nhanh nhạy và sắc bém.
Với một khuôn khổ nhỏ bé, truyện ngắn có khả năng khai thác sâu những

bớc ngoặt của số phận và tạo cơ sở cho sự thay đổi quan niệm nghệ thuật về con
ngời vì con ngời là đối tợng và mục đích của văn học. Nhng trải qua bao thăng
trầm của lịch sử, con ngời cá nhân mới ra đời. Truyện ngắn sau 1975 đã đề cập
đến vị trí và giá trị của con ngời cá nhân.
Do sự chi phối của quy luật chiến tranh, đặc điểm thi pháp của văn học
giai đoạn 1945-1975 cũng chi phối cách nhìn nghệ thuật về con ngời trong giai
đoạn này. Con ngời trong truyện ngắn 1945- 1975 là con ngời sống với cộng
đồng xã hội, xả thân vì nghĩa lớn, tìm thấy ý nghĩa cuộc đời trong sự gắn bó với
cộng đồng. Đời sống tập thể, không gian công cộng đáng kể hơn đời sống riêng
t, khuôn viên gia đình. Con ngời quen sống trong quần thể, ít có dịp đối diện với
bản thân, sống với chính mình. Con ngời xã hội và con ngời riêng t có lúc không
trùng khít.
Sau 1975 trong sáng tác văn học, con ngời cá nhân đã đợc điều chỉnh hợp
lý, đợc nhìn nhận một cách đúng đắn và sâu sắc. Các chủ thể sáng tạo đã khám
phá và phát hiện quá trình hình thành nhân cách con ngời dới sự tác động và chi
phối các yếu tố xã hội phức tạp và đa chiều của cuộc sống hôm nay. Vấn đề mà
họ quan tâm là bộ mặt tinh thần, đạo đức của con ngời chứ không phải là bộ mặt
xã hội của một thời kì nào đó. Cha bao giờ "con ngời với tất cả quan hệ xã hội
17


của nó, thân phận và cuộc đời của nó" đợc phản ánh một cách sinh động và
phong phú nh trong giai đoạn hiện nay.
Song con ngời cá thể trong văn học gần đây không phải là con ngời của chủ
nghĩa cá nhân, của cái tôi cực đoan, coi thờng mọi thiết chế đạo đức, không chịu sự
chi phối của đời sống xã hội, của lệ làng, phép nớc. ở đây số phận cá nhân đợc giải
quyết thoả đáng trong mối liên hệ mật thiết với xã hội, cộng đồng. Đằng sau số
phận của mỗi cá thể là những vấn đề mang ý nghĩa nhân sinh của thời đại.
Có thể nói trong truyện ngắn sau 1975, từng cá thể, từng mảnh đời riêng
biệt âm thầm, lặng lẽ hay ồn ào, sôi động đợc nhìn nhận trong những môi trờng

đời sống bình thờng, làm nên thế giới nhân vật đa dạng và phức tạp. Bằng nhiều
cách khai thác và tiếp cận khác nhau, các nhà văn đã hớng vào thế giới nội cảm,
khám phá chiều sâu tâm linh, thấy đợc ở mỗi cá nhân những cung bậc tình cảm:
vui buồn, hạnh phúc, đau khổ, những hy vọng, khao khát, đam mê. ở giai đoạn
lịch sử mới, ngời cầm bút có những chuyển hớng trong nhận thức, t duy về bản
thể con ngời. Con ngời xuất hiện trong sáng tác của các truyện ngắn là con ngời
trần thế ở cõi nhân gian với tất cả chất ngời tự nhiên của nó: tốt đẹp - xấu xa,
thiện -ác, yêu - ghét, ánh sáng - bóng tối, cao thợng - thấp hèn, hữu thức - vô
thức. ở đó con ngời đứng trên đờng phân giới mỏng manh giữa hai cực đối lập
vừa chối bỏ lại vừa chung sống với nhau nh các truyện: Cỏ lau, Bức tranh của
Nguyễn Minh Châu.
Hớng tới hiện thực về con ngời, thông qua từng số phận cá nhân, các nhà
văn đã xới lên những vấn đề nhức nhối, bức xúc của con ngời trong hiện thực đơng đại. Con ngời trong truyện ngắn hôm nay không còn là "những đời ngời rất
nhạt" vì "không có những bất ngờ, may rủi" mà là những con ngời "đầy những
vết đập xoá trên thân thể, trong tâm hồn". Nhà văn bộc lộ những kinh nghiệm
sống đợc chắt lọc, vắt kiệt trên từng câu chữ, trang viết. Chủ thể sáng tạo không
còn ở vị trí lấn át trùm lấp nhân vật mà bình đẳng, khách quan trớc sự vận động
tự thân của nhân vật trong các truyện: Cỏ lau, Bức tranh, Ngời đàn bà trên
chuyến tàu tốc hành , Phiên chợ Giát của Nguyễn Minh Châu, Bớc qua lời
nguyền của Tạ Duy Anh.
Truyện ngắn sau 1975 đã quan niệm con ngời cá nhân nh "một nhân cách,
một nhân cách kiểu mới". Nhà văn đã nhận con ngời đích thực với nhiều kiểu
dáng nhân vật, biểu hiện đa dạng nhu cầu tự ý thức, sự hoà hợp giữa con ngời tự
nhiên, con ngời xã hội và con ngời tâm linh. Trên địa hạt của truyện ngắn, nhà
văn đã khắc hoạ chân dung những con ngời vừa đẹp đẽ, cao thợng, vừa đời thờng,
18


trần thế, luôn khát khao cái đẹp và hớng tới cái thiện. Đó chính là nét nổi bật
mang đậm ý nghĩa nhân văn khi nhìn nhận con ngời, tạo nên tiếng

nói đa thanh trong truyện ngắn hôm nay.
1.2.2.3. Đổi mới trong phơng thức trần thuật
Truyện ngắn thuộc loại hình tự sự nên nghệ thuật tự sự là một trong những
yếu tố quan trọng trong phơng thức biểu hiện, nó còn là yếu tố cơ bản để thể hiện
cá tính sáng tạo của tác giả. Ngôn ngữ trần thuật, ngôn ngữ ngời kể chuyện tạo
nên giá trị nghệ thuật của tác phẩm tự sự. Các nhà văn rất chú trọng đến các khía
cạnh truyền đạt giọng điệu cái tôi của mình trong tác phẩm khiến hình thức kể
chuyện ở ngôi thứ nhất xuất hiện ngày càng nhiều.
Kể ở ngôi thứ nhất, nhân vật ngời kể chuyện xng tôi kể chuyện về bản thân
hay về ngời khác nhng không bộc lộ rõ là tác giả. Nhân vật ngời kể chuyện xng
tôi giữ vai trò quyết định đối với toàn bộ cấu trúc của văn bản. "Tôi" là nhân vật
xuyên suốt còn những nhân vật khác chỉ đợc miêu tả từ nhiều điểm nhìn của ngời
kể chuyện nh: Hậu thiên đờng của Nguyễn Thị Thu Huệ, Bức tranh của Nguyễn
Minh Châu.
Trong truyện ngắn hiện nay nhà văn thờng kết hợp cách kể ở nhôi thứ
nhất, trao cho nhân vật nhiệm vụ trần thuật hoặc ngời kể chuyện đứng sau nhân
vật, không tham gia vào quá trình diễn biến câu chuyện. Kết hợp các cách kể nói
trên, giọng điệu, ngôn ngữ ngời kể chuyện trong truyện ngắn phong phú và hấp
dẫn hơn. Ngời kể chuyện không nói giọng điệu quyền uy, trang nghiêm, cao đạo
mà bằng ngôn ngữ đời thờng, lời ăn tiếng nói của ngời bình thờng nh trong sáng
tác của các tác giả : Nguyễn Thị ấm, Tạ Duy Anh, Nguyễn Minh Châu, Nguyễn
Thị Thu Huệ...
Đặc điểm nổi bật trong truyện ngắn là lời thoại, ngôn ngữ của các nhân
vật. Trong kết cấu câu chuyện, các nhân vật không chỉ suy nghỉ hành động mà
còn nói năng, đối đáp. Ngôn ngữ đối thoại trong truyện ngắn hôm nay đã đợc cá
thể hoá sâu sắc. Dấu vết thời đại quy định cách nói năng, ứng xử. Nhiều lớp từ
mới đợc hình thành, quan niệm về lời nói cũng bổ sung sắc thái biểu cảm mới.
Thông qua ngôn ngữ đối thoại, các trạng thái biểu hiện tâm lý của con ngời có
chiều sâu và hiện thực cuộc sống đợc cụ thể hoá, sống động hơn.
Khác với giai đoạn văn học sử thi 1945 -1975, ngôn ngữ mang tính chính

luận, lý lẽ, câu văn dàn trải, bề bộn với những từ ngữ trừu tợng, chính trị. Lời thoại
nghiêng về lý sự, bàn cãi. Ngôn ngữ của truyện ngắn hôm nay là ngôn ngữ đời th19


ờng. Quan tâm đến con ngời đời thờng trong các mối quan hệ xã hội, truyện ngắn đã
đa vào thể loại tiếng nói đa âm, phức tạp của cuộc sống ngày thờng.
Bên cạnh thủ pháp đối thoại, độc thoại nội tâm cũng đã đóng góp vai trò
chủ yếu trong cách thức diễn đạt, giúp ngời đọc khám phá mạch ngầm văn bản.
Độc thoại nội tâm góp phần cơi nới khuôn khổ truyện ngắn, đi sâu vào bản thể
con ngời với những hồi tởng, tự bạch, dòng ý thứcđã giúp con ngời bộc lộ chính
mình ở khía cạnh con ngời vô thức, con ngời tâm linh.
Cùng với loại hình nghệ thuật khác, truyện ngắn từ sau 1975 đã vận động
và phát triển theo quy luật tất yếu của văn học, đáp ứng kịp thời sự chuyển đổi
của xã hội và con ngời hời kỳ đổi mới. Truyện ngắn đã có những cách tân và thu
đợc thành tựu đáng kể về nội dung cũng nh hình thức biểu hiện. Trong quá trình
đổi mới của nền văn xuôi đơng đại, với ngòi bút và tâm huyết của mình, các cây
bút đã thể hiện một hệ thống quan niệm nghệ thuật mới mẻ về hiện thực cuộc
sống cũng nh con ngời đã tạo nên sự phong phú và đa dạng cho văn xuôi nói
chung và truyện ngắn nói riêng.
Nh vậy, truyện ngắn việt nam thời đổi mới cùng với một số thể loại khác
nh tiểu thuyết, kịch ... đã đặt "viên gạch đầu tiên" có ý nghĩa lớn cho văn học
Việt Nam hơn 20 năm qua và nó vẫn tiếp tục phát triển và từng bớc có những
cách tân, đổi thay. Trong những năm gần đây, truyện ngắn là thể loại đợc nhiều
ngời u ái chọn lựa khi sáng tạo. Vì vậy truyện ngắn phát triển mạnh mẽ cả về số
lợng và chất lợng. Nhiều nhà văn, nhiều tác giả đã tỏ ra rất "say mê" ở thể loại
này mà đặc biệt là các cây bút nữ. Họ viết thật tự nhiên và càng viết càng say mê.
Bởi họ sống quyết liệt, viết quyết liệt và trung thực bằng chính cảm xúc của
chính mình. So với các nhà văn nam thì các nhà văn nữ thờng hớng ngòi bút của
mình vào những hiện tợng đang diễn ra trớc mắt. Đó là những vấn đề hàng ngày,
hàng giờ gắn bó với con ngời hiện đại. Điều đáng nói là trong khi đi sâu vào đời

sống con ngời, các chị lại bộc những nét nữ tính, nó vừa táo bạo quyết liệt, song vẫn
mềm mại, trong sáng lạ thờng. Trong các tác giả nữ mới xuất hiện và khẳng định
mình, Nguyễn Thị Thu Huệ là một trong những cây bút đi đầu tạo nên "thơng hiệu"
cho mình. Đây là một tác giả có một phong cách viết độc đáo. Để hiểu thêm về con
ngời cũng, phong cách sáng tác, nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn của chị, chúng
tôi sẽ trình bày rõ hơn ở những phần tiếp theo của luận văn.
1.3. Nguyễn Thị Thu Huệ trong sự phát triển truyện ngắn thời kỳ đổi mới
1.3.1. Hành trình sáng tạo của Nguyễn Thị Thu Huệ
20


Sinh năm 1966, Nguyễn Thị Thu Huệ là nhà văn thuộc thế hệ sinh ra trong
chiến tranh và trởng thành ở thời kỳ đổi mới. Nhng cái tên Nguyễn Thị Thu Huệ
không chỉ quen thuộc với những độc giả yêu văn học mà còn quen thuộc với
cả những khán giả truyền hình.
Là một ngời ham đọc sách, yêu thơ Nguyễn Thị Thu Huệ bớc vào làng văn
rất sớm, nhng chính thức từ năm 1986 khi chị đang còn là sinh viên ngành Ngữ văn
của Trờng Đại học Tổng hợp bằng việc khẳng định mình với nhiều giải thởng.
ở t cách nhà văn, Nguyễn Thị Thu Huệ sớm gặt hái đợc thành công khi
tuổi đời đang còn trẻ, mới 20 tuổi Thu Huệ đã đạt giải B giải thởng văn học của
hội Văn nghệ Hà Nội vào năm 1986.
Sau khi tốt nghiệp Đại học năm1989 Thu Huệ lại không chỉ dừng lại ở đó,
nữ nhà văn trẻ này còn tham gia nhiều hoạt động trong lĩnh vực của văn nghệ: là
cán bộ biên tập Tạp chí Văn hoá-văn nghệ (Bộ Văn hoá thông tin). Sau này Thu
Huệ lại chuyển sang làm công tác biên kịch, biên tập điện ảnh.
tính cho đến nay Thu Huệ mới hơn 40 tuổi đời nhng đã hơn 20 "tuổi
nghề", nhng nữ nhà văn đã không ngừng làm mới mình bằng việc thử ngòi bút ở
nhiều thể loại từ truyện ngắn, tiểu thuyết, cho đến kịch bản phim truyền hình.
Với tài năng cộng với sự say mê sáng tạo, do vậy mà ở thể loại nào chị cũng gặt
hái đợc những thành công nhất định. Tuy nhiên thể loại mà nhà văn viết "sung

sức" và gặt hái đợc nhiều thành công nhất là thể loại truyện ngắn. Trong 3 năm từ
1993 - 1995, Thu Huệ đã thu đợc một chuỗi thành công ở thể loại này bằng việc
xuất bản những tập truyện nh: Cát đợi (1993), Hậu thiên đờng (1994), Phù thuỷ
(1995) và đạt nhiều giải thởng :
Giải thởng của báo Tiền phong trong cuộc thi Tác phẩm tuổi xanh năm 1993.
Giải A trong cuộc thi viết về đề tài Hà Nội năm 1993.
Giải nhất cuộc thi truyện ngắn Tạp chí Văn nghệ Quân đội cho chùm tác
phẩm 5 truyện ngắn và đợc tặng thởng của Hội nhà văn cho tập truyện Hậu thiên
đờng.
Bớc sang thế kỷ XXI Nguyễn Thị Thu Huệ không ngừng làm mới mình
bằng việc cho ra đời tiểu thuyết Rồi cũng tới nơi thôi (năm 2005) và xuất bản 2
tập truyện ngắn 21 truyện ngắn Nguyễn Thị Thu Huệ (năm 2001) và 37 truyện
ngắn Nguyễn Thị Thu Huệ (năm 2006).
Có thể nói Thu Huệ là một trong những nhà văn viết khoẻ, đều và ăn
khách. Để khẳng định vị thế, chỗ đứng cũng nh bút lực, tài năng nghệ thuật của
mình Thu Huệ đã miệt mài lao động và ở lĩnh vực nào chị cũng gặt hái đợc
21


những thành công đáng kể. Tính cho đến nay với hơn 20 năm cầm bút, Thu Huệ
là tác giả của nhiều đầu sách bao gồm cả truyện ngắn, tiểu thuyết và hơn 30 kịch
bản phim truyền hình.
Nh vậy, với việc sáng tác hàng loạt thể loại nh đã nói cùng với số lợng tác
phẩm khá đồ sộ, Thu Huệ đã khẳng định đợc bút lực cũng nh tài năng của mình.
Cây bút ấy, tài năng ấy sẽ còn đi xa hơn những gì đã đợc thể hiện. Nguyễn Thị
Thu Huệ đợc xem là một "hiện tợng", một trong những trờng hợp hiếm hoi của
văn học đơng đại Việt Nam.
1.3.2. Đặc điểm truyện ngắn Nguyễn Thị Thu Huệ
Là cây bút trẻ của văn học Việt Nam sau đổi mới, ngời ta dễ thấy ở Thu Huệ
là nhà văn yêu nghề có một vốn hiểu biết, vốn sống phong phú. Trong quá trình

sáng tác chị đã không ngừng cố gắng để tạo ra "thơng hiệu" cho riêng mình. Chính
điều này đã tạo cho Thu Huệ có một phong cánh riêng, độc đáo không lẫn với cây
bút nào. Phong cách riêng trong sáng tác của chị đợc thể hiện ở các mặt sau.
1.3.2.1. Về chủ đề
Trong quá trình sáng tác, Thu Huệ không hề bó hẹp đề tài trong khuôn khổ
nhất định mà nhà văn thờng viết về những gì đang xảy ra trớc mắt, viết về cuộc
sống hàng ngày với những vấn đề thời sự hiện đại. Chị đã cảm nhận, mô tả cuộc
sống thờng nhật cùng với những con ngời bình thờng xung quanh mình trong xã
hội. Do vậy cũng nh rất nhiều nhà văn nữ cùng thời,Thu Huệ đã hớng ngòi bút
của mình vào các chủ đề: Chủ đề tình yêu, chủ đề về cuộc sống xô bồ hiện đại,
chủ đề về thân phận ngời phụ nữ.
Viết về tình yêu, Thu Huệ đã viết bằng cả trái tim và sự mẫn cảm của ngời
phụ nữ, chị đã khám phá sâu vào các ngõ nghách của tâm hồn con ngời để nói
một cách thành thực những khát khao, những mong muốn của con ngời trớc cuộc
sống hiện tại. Hơn thế chị còn cắt nghĩa đợc những bi kịch của con ngời để cảnh
tỉnh - cảnh tỉnh để phát triển cuộc sống, cảnh tỉnh để con ngời sẽ đợc hạnh phúc
hơn trong cuộc đời.
Viết về cuộc sống xô bồ hiện đại, Thu Huệ đã bóc trần một một sự thật
phủ phàng: những con ngờii hôm nay sống thờ ơ hơn, lạnh nhạt hơn trong mối
quan hệ giữa ngời với ngời, mối quan hệ với gia đình, với xã hội và lẽ dĩ nhiên,
trong xã hội ấy sẽ xuất hiện sự rạn vỡ về trách nhiệm gia đình, sự rạn vỡ trong
nhân cách con ngời. Và cuộc sống lúc này là sự xô bồ hỗn tạp, tất cả đang ra sức
tranh đua, giành giật một cách quyết liệt trong cơ chế thị trờng. Bản chất của con
ngời vì thế mà bị bóc trần trên từng trang viết. Nguyễn Thị Thu Huệ cũng hớng
22


ngòi bút của mình vào mô tả cuộc sống bình thờng, những con ngời bình thờng
và rất thực dới cơ chế thị trờng của xã hội mới này.
Đời sống vật chất của con ngời đợc nâng lên, bên cạnh những mặt tích cực

mà nền kinh tế mang lại nhng kéo theo là mặt trái của nó. Đó là tình cảm của con
ngời đôi khi chịu chi phối của đồng tiền, quan hệ giữa các thành viên trong gia
đình không còn dàng buộc khăng khít. Truyện ngắn Hoa nở trên trời, nói về ông
bố và những đứa con giàu có nhng chính sự giàu có đó đã làm cho những đứa con
ông không hiểu đợc cha mình cần gì. Họ chỉ đáp ứng đợc những nhu cầu về vật
chất: "Bố thích, con mua cây cảnh cho bố chăm. Vạn tuế, Cúc nhật, Bon sai...
Con hô một câu, sáng bố tỉnh, bố có hẳn cả một vờn thợng uyển. Cần chim có
chim, cần sáo có sáo. Thích yểng chào khách nói nhại cũng có, chỉ phải làm
quen vài ngày thôi!"[32; 159]. Hay "Con sẽ sắm cho bố vợt cầu lông. Vừa vui,
vừa rèn luyện sức khoẻ. Chiều về, bố thích trồng cây, con sẽ thiết kế cho bố một
vờn treo Babilon"[32; 159]. Tất cả những thứ đó dờng nh "không có nghĩa lý gì"
đối với một ông bố mà cả đời quanh quẩn với những gốc đào, đội nắng phơi sơng, bắt sâu nhổ cỏ, chiết ghép ... Ông nghe các con bàn chuyện cuộc đời mình
nh đang nói chuyện của cấp bộ ngành nào mà ông nh ngớ ngời đi. Đúng là "Thời
buổi hiện đại, con lại quyết định cuộc đời bố mới lạ"
[32; 159].
Trong Minu xinh đẹp ta bắt gặp bi kịch của những con ngời "hết thời" và "hết
nghề". Một thiếu tá quân đội về hu, vợ là một giáo viên văn nghỉ mất sức, vì túng
quẫn phải hy vọng vào nuôi chó nhật. ở tác phẩm này nhà văn đã không ngại phanh
phui những mặt trái của xã hội hiện nay, khi mà con ngời muốn nuôi sống mình trớc
hết phải nuôi sống chó và "chăm chó còn hơn cả chăm những đứa con mình".
văn học nói chung và truyện ngắn nói riêng luôn bắt nhịp với cuộc sống
con ngời trong xã hội.Do vậy, cũng nh các nhà văn nhạy cảm khác,Thu Huệ đã
đề cập đến khá nhiều các vấn đề trong xã hội hiện đại trong đó có vấn đề hôn
nhân gia đình vào sáng tác của mình. Nếu nh trớc đây,gia đình là khuôn mẫu để
quy chiếu ra ngoài xã hội, thì hôm nay đã có sự thay đổi. vì xã hội đã thay đổi,
phát triển đã kéo theo sự thay đổi trong quan niệm, lối sống, tính cách của con
ngời. mỗi thành viên trong gia đình là một cá thể độc lập, đang cựa quậy, đang
xé rào và đỏi hỏi đợc đáp ứng nhu cầu của mình. Chính vì vậy mà sự xuất hiện
những "suy đồi" của các thành viên trong gia đình trở nên phổ biến. Cha mẹ
không còn gơng mẫu hy sinh để làm tấm gơng cho con cái nhìn vào. ông bố

trong ám ảnh là một điển hình về sự băng hoại về đạo đức. Vợ mới vào bệnh
23


viện hôm trớc thì hôm sau đã "đa ngời đàn bà khác về nhà và đem chiếc đài các
sét 777 đi theo ngời đàn bà" mà ông biện bạch là "con của một ngời bạn". Còn
Với truyện Nớc mắt đàn ông, nhà văn lại hớng ngòi bút của mình vào bi kịch
của một gia đình giàu có nhng không có hạnh phúc, tình yêu.Trớc sự thật ấy cuộc
sống của mỗi thành viên trong gia đình không còn có sự ràng buộc, ngay cả đứa
con gái của ngời Cậu đã học đại học nhng trong sự nhận thức của nó lại mất đi
sự kính trọng ngời cha của mình... Từ thực tế ấy, những băn khoăn, lo lắng trớc
sự bất ổn của các gia đình, các tế bào của xã hội bắt đầu lan toả trong tâm hồn
nhạy cảm của nhà văn. Chính điều nhức nhối đó đã đợc nhà văn đa
vào trong hàng loạt tác phẩm của mình.
Viết về ngời phụ nữ, Thu Huệ đã tỏ ra thật cảm thông chia sẻ với những
con ngời gặp phải cảnh đời trớ trêu đau khổ, bế tắc trong cuộc sống. Họ là những
con ngời bị sa vào những mê cung của số phận, có những hoàn cảnh éo le chông
chênh, đó là những nhân vật nh Tôi trong Đêm dịu dàng, Tôi trong Ngời đi tìm
giấc mơ, Tôi trong Tình yêu ơi, ở đâu?, Thuỷ trong Hình bóng cuộc đời Viết về
họ, nhà văn đã viết thật bình dị mà da diết nhng cũng không tránh khỏi những
dằn vặt đau đớn. Cũng vì thế mà hầu hết tác phẩm của chị bao giờ cũng chan
chứa hoài niệm và ớc mơ về tình yêu, về một hạnh phúc đích thực "khó nắm giữ,
mong manh dễ bị thời gian khoả lấp".
Nh vậy, với việc hớng ngòi bút của mình vào các chủ đề : tình yêu, cuộc
sống xô bồ thời hiện đại và thân phận ngời phụ nữ, Thu Huệ đã phần nào bộc lộ
đợc những chiêm nghiệm của mình về cuộc sống và con ngời hôm nay. Chính vì
vậy mà tác phẩm của Nguyễn Thị Thu Huệ đã có sức sống với độc giả, sự yêu
thích và cả sự đồng vọng với cuộc sống của thế hệ trẻ hôm nay
1.3.2.2. Về nhân vật
Nhân vật trong truyện ngắn của Nguyễn Thị Thu Huệ đợc nhìn nhận và soi

xét nhiều góc độ khác nhau. Trong truyện của nữ nhà văn này có hẳn một thế
giới nhân vật có tên tuổi, có nghề nghiệp, có vóc dáng, có khổ đau, có bi kịch, có
bất hạnh, có hạnh phúc. Họ là những công chức, những học sinh, sinh viên,
những ngời đàn ông cô đơn, những ngời phụ nữ khát khao hạnh phúc, những ngời
già từng trải bao dungtất cả đang trên con đờng đi tìm lẽ sống, hạnh phúc tình
yêuNhân vật trong truyện ngắn của Thu Huệ phần lớn gặp nhiều bất trắc và đa
số họ rơi vào bất hạnh và cô đơnCó ngời còn trở thành nạn nhân của cuộc sống
xô bồ hiện đại. Tất cả đợc thể hiện khá thành công dới ngòi bút của chị, góp phần
không nhỏ làm nên nét duyên dáng đầy nữ tính cho truyện
24


ngắn của Thu Huệ.
1.3.2.3. Về kết cấu
Kết cấu là sự phác hoạ, phác thảo, là phơng châm hành động để nhà văn
hình dung đợc, đoán đợc đờng đi nớc bớc của công việc. Trong những truyện
ngắn của mình, Thu Huệ đã tổ chức tác phẩm thông qua hình thức xây dựng cốt
truyện. Truyện ngắn của chị rất phổ biến ở cốt truyện rõ ràng, dễ hiểu, dễ tiếp
nhận, đúng nh tên gọi của nó: có cốt, có sự kiện trung tâm, hớng ngời đọc tiếp
cận tác phẩm không mấy khó khăn. Để tạo nên cốt truyện thờng sự kiện trung
tâm đợc tác giả đẩy lên, mở ra và gài các xung đột vào. Chẳng hạn nh Minu xinh
đẹp tác phẩm đợc cấu tứ từ sự kiện: cơn bĩ cự khốn khó trong gia đình ông bộ
đội về hu đang tìm cách làm thế nào để thoát cảnh nghèo đói bằng việc cả gia
đình ông lao vào chiến dịch nuôi chó Nhật. Từ sự việc này đã dẫn đến bi hài kịch
cho gia đình và cho chính bản thân ông ta.
Một đặc trng nữa trong kết cấu truyện ngắn Nguyễn Thi Thu Huệ là tác giả
đã triển khai các chi tiết đặc sắc bằng khả năng nhạy cảm, tinh tế, nắm bắt tâm lý
nhân vật thông qua ngôn ngữ ngời kể chuyện. Nhà văn có thiên hớng nắm bắt chi
tiết dù nhỏ nhặt nhng có thể bộc lộ tính cách của nhân vật. Đặc biệt trong khi xây
dựng cốt truyện Thu Huệ đã triển khai triệt để hệ thống các biến cố để tạo nên

tình huống tự nhiên, bất ngờ, thú vị. Đây là đặc trng làm nên thành công của
truyện ngắn Nguyễn Thị Thu Huệ, chính nó tạo nên sự hấp dẫn cho câu chuyện
và tạo nên hiệu quả cuối cùng cho tác phẩm.
1.3.2.4. Về ngôn ngữ
Mỗi nhà văn dù nhạy cảm, thiên bẩm, hay cố tình đến đâu đều có ý thức
khẳng định cho mình một phong cách viết. Bởi theo Nam Cao "văn chơng chỉ
dung nạp những ngời biết đào sâu, biết tìm tòi, khơi những nguồn cha ai khơi và
sáng tạo nững gì cha có". Do vậy trong quá trình sáng tác của mình, Thu Huệ
khẳng định tài năng của mình trong việc sử dụng ngôn ngữ. Đó là thứ ngôn ngữ
đa giọng điệu, với các sắc thái: dịu dàng nữ tính, bặm trợn tỉnh queo, già giặn
từng trải, chín chắn và ngây thơđã tạo cho ngời đọc cảm nhận lớp ngôn ngữ sắc
nét, ít nhiều mang dáng dấp sân khấu tinh tế trong lối văn tự sự. chúng tôi sẽ
trình bày những vấn đề này kỹ hơn ở chơng II và chơng III của luận văn.

25


×