Tải bản đầy đủ (.doc) (93 trang)

Ngoại giao việt nam nhằm bảo vệ độc lập và mở rộng quan hệ quốc tế giai đoạn 1945 1950

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (508.83 KB, 93 trang )

1

Bộ giáo dục và đào tạo
Trờng đại học vinh
----------------

Lê thị lý

Ngoại giao Việt Nam nhằm bảo vệ độc lập và
mở rộng quan hệ quốc tế giai đoạn 1945 - 1950
chuyên ngành: lịch sử Việt Nam
mã số: 60.22.54

Luận văn thạc sỹ lịch sử
Ngời hớng dẫn khoa học: ts. Trần vũ tài
Vinh - 2008
Lời cảm ơn!
Thực hiện đề tài này, trớc tiên em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và
sâu sắc tới TS. Trần Vũ Tài - ngời thầy luôn tận tình hớng dẫn và giúp đỡ em
trong suốt quá trình nghiên cứu.
Đồng thời, em cũng xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong Khoa
Lịch sử, Trờng Đại học Vinh đã giúp đỡ và tạo mọi điều kiện để em hoàn
thành đề tài nghiên cứu của mình.
Xin chân thành cảm ơn sự quan tâm giúp đỡ của Trung tâm Lu trữ Quốc
gia III, Th viện tỉnh Nghệ An, Th viện Quốc gia, Th viện các trờng Đại học:


2
Đại học Vinh, Học viện Quan hệ Quốc tế, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân
văn, Đại học s phạm Hà Nội đã giúp đỡ tác giả về nguồn t liệu.
Cuối cùng, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn đối với gia đình và bè bạn đã


tạo điều kiện và động viên tác giả hoàn thành luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn!
Vinh, ngày 01/01/2009
Tác giả
Lê Thị Lý
Mở đầu
1. Lý do chọn đề tài

1.1. Hoạt động đối ngoại luôn đóng vai trò quan trọng đối với quá trình
vận động và phát triển của đất nớc. Một đờng lối đối ngoại độc đáo, kết hợp
với phơng pháp tổ chức thực hiện linh hoạt, khoa học sẽ là vũ khí sắc bén giúp
đạt đợc mục tiêu chiến lợc đã đề ra. Có thể nói, trong lịch sử dân tộc Việt
Nam, ngoại giao luôn đợc xem là một mặt trận quan trọng và những thắng lợi
trên mặt trận này đã góp phần to lớn vào công cuộc giành, giữ, xây dựng và
phát triển đất nớc.
Sau ngày Cách mạng Tháng Tám thành công, cùng với sự ra đời của nớc
Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, nền ngoại giao hiện đại của nớc Việt Nam mới
cũng đợc hình thành. Ngày 28 - 08 - 1945, Chính phủ lâm thời nớc Việt Nam
Dân chủ Cộng hòa đợc thành lập và lãnh tụ Hồ Chí Minh đảm nhiệm chức vụ
Chủ tịch Chính phủ kiêm Bộ trởng Bộ Ngoại giao.
1.2. Từ cuối năm 1945 đến đầu năm 1950, dân tộc ta phải trải qua nhiều
biến cố dồn dập. Chính quyền cách mạng phải đối mặt với nhiều khó khăn,
thử thách: nền kinh tế què quặt, phiếm diện; ngân sách Nhà nớc trống rỗng;
trình độ dân trí thì hết sức thấp kém Cơ sở vật chất - kỹ thuật hầu nh không
có gì. Trong khi đó, các thế lực thực dân hiếu chiến với âm mu xâm lợc và bóp
chết chính quyền cách mạng non trẻ đã bao vây chúng ta từ nhiều phía. Thêm
vào đấy, do thế và lực của chúng ta còn yếu nên cha có một nớc nào trên thế


3

giới công nhận nền độc lập, tự do của Việt Nam. Chúng ta phải tiến hành cuộc
kháng chiến trong điều kiện bị bao vây, cô lập với bên ngoài. Vận mệnh dân
tộc lúc này nh ngàn cân treo sợi tóc. Tình thế đó đặt ra cho mặt trận ngoại
những sứ mệnh nặng nề.
Trớc thực trạng đó của đất nớc, Đảng và Nhà nớc ta, đứng đầu là Chủ tịch
Hồ Chí Minh đã sớm vạch ra những định hớng cơ bản trong hoạt động quốc tế
của cách mạng Việt Nam, đề ra đờng lối đối ngoại đúng đắn, khoa học và trực
tiếp chỉ đạo những hoạt động ngoại giao mềm dẻo, linh hoạt, đa con thuyền cách
mạng Việt Nam thoát khỏi vòng vây của các thế lực đế quốc phản động, vững bớc tiến lên giành những thắng lợi vẻ vang và to lớn.
1.3. Công cuộc đổi mới do Đảng ta khởi xớng, lãnh đạo đợc triển khai
thực hiện hơn 20 năm qua đã và đang thu đợc nhiều thành tựu to lớn. Đất nớc
đã có những chuyển biến rất quan trọng trên nhiều phơng diện. Góp phần vào
những thắng lợi to lớn đó có vai trò không nhỏ của ngoại giao Việt Nam hiện
đại và những bài học kinh nghiệm quý báu rút ra từ thời kỳ đầy khó khăn, thử
thách của giai đoạn lịch sử này.
Trên bình diện mới, những bài học kinh nghiệm quý báu về hoạt động
ngoại giao Việt Nam thời kỳ 1945 - 1950 đến nay vẫn còn nguyên ý nghĩa lý
luận và thực tiễn. Nghiên cứu về hoạt động ngoại giao trong giai đoạn lịch sử
quan trọng này nhằm khẳng định những đóng góp vô cùng to lớn và quan
trọng trong lĩnh vực ngoại giao của Đảng và Nhà nớc ta để từ đó rút ra những
bài học kinh nghiệm bổ ích vận dụng thiết thực vào hoạt động ngoại giao Việt
Nam trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nớc; thực hiện thắng lợi đờng
lối đổi mới và sự nghiệp Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa; đa đất nớc không
ngừng phát triển, hòa nhập với xu thế chung của thời đại và tiến nhanh trên
con đờng xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Với ý nghĩa khoa học và thực tiễn đó, tôi đã chọn đề tài: Ngoại giao
Việt Nam nhằm bảo vệ độc lập và mở rộng quan hệ quốc tế giai đoạn 1945
- 1950 đề làm luận văn tốt nghiệp cao học thạc sỹ của mình.
2. Lịch sử vấn đề


Với những sự kiện diễn ra sinh động, những nội dung phong phú và đa
dạng, nền ngoại giao hiện đại Việt Nam đã thu hút đợc sự quan tâm của nhiều
nhà nghiên cứu trong và ngoài nớc. Viết về hoạt động ngoại giao của Việt Nam
giai đoạn 1945 - 1950 cũng không phải là ít. Đề cập đến vấn đề này đã có nhiều


4
cuốn sách đợc xuất bản, nhiều công trình nghiên cứu, những luận án, những bài
viết hoặc là trực tiếp, hoặc là gián tiếp đã nêu lên một số nội dung của giai đoạn
lịch sử đầy cam go và thách thức này nh cuốn: Đấu tranh ngoại giao trong
cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân (1945-1954) của Học viện Quan hệ Quốc
tế, xuất bản tại Hà Nội (2002); Ngoại giao Việt Nam (1945-1995) của Lu Văn
Lợi, Nhà xuất bản Công an Nhân dân (2004); Ngoại giao Việt Nam 1945 2000 của Nguyễn Đình Bin, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Hà Nội (2002);
Ngoại giao Việt Nam hiện đại vì sự nghiệp độc lập tự do (1945-1975) của
Nguyễn Phúc Luân, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia (2001) đặc biệt là vào
năm 2004, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia đã cho ra đời cuốn Hoạt động đối
ngoại của nớc Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thời kì 1945 - 1950 của tiến sĩ
Nguyễn Trọng Hậu. Trong tác phẩm của mình, Tác giả đã phân tích khá sâu
sắc về tình hình thế giới và trong nớc khi thành lập nớc Việt Nam Dân chủ
Cộng hòa cũng nh những hoạt động ngoại giao của chính quyền cách mạng
non trẻ từ ngày Cách mạng Tháng Tám thành công (02 - 09 - 1945) đến đầu
năm 1950, khi chúng ta giành đợc những thắng lợi to lớn trên mặt trận ngoại
giao. Hay nh cuốn Hoạt động đối ngoại của Hồ Chí Minh trong kháng chiến
chống thực dân Pháp của tiến sĩ Đặng Văn Thái, Nhà xuất bản Chính trị Quốc
gia, Hà Nội cũng đã phân tích sâu sắc những chủ trơng, biện pháp ngoại giao
của Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng nh những thành quả ngoại giao mà Ngời đã
mang lại cho sự nghiệp cách mạng của dân tộc trong giai đoạn từ 1945 - 1954.
Ngoài ra, nhiều công trình khoa học, bài viết của các nhà nghiên cứu đã đợc đăng tải trên các tạp chí trong nớc và trong các Hội thảo khoa học toàn quốc
nh: Đứng vững giữa vòng vây của Nguyễn Văn Phùng, Tạp chí Lịch sử Đảng,
số 6 - 1990; Hồ Chí Minh - nhà ngoại giao kiệt xuất của Vũ Khoan, Tạp chí

Cộng sản, số 5 - 1989; Những thắng lợi ngoại giao đầu tiên có tính chất quyết
định của chính quyền cách mạng (1945 - 1946) của Đinh Xuân Lâm, Tạp chí
Khoa học Tổng hợp, Hà Nội, số 6, 7 - 1990; Sáng tạo của nền ngoại giao Việt
Nam trong thời đại Hồ Chí Minh của Nguyễn Song Tùng, Hội thảo khoa học
toàn quốc, 1990; Ngoại giao nhân dân trong hai cuộc kháng chiến chống
Pháp, chống Mỹ và hiện nay, của Nguyễn Quang Tạo, Hội thảo khoa học toàn
quốc, 1990 dù ít, dù nhiều, trực tiếp hay gián tiếp đã đề cập đến những hoạt
động cũng nh những thành quả của nền ngoại giao hiện đại Việt Nam.


5
Nhìn chung, tất cả tác phẩm nêu trên đã đề cập và trình bày một cách hệ
thống, khái quát về hoạt động ngoại giao của Việt Nam giai đoạn 1945 - 1950.
Nhng hầu nh các tác phẩm đều tập trung trình bày kỹ và phân tích sâu sắc
những hoạt động ngoại giao của Nhà nớc Việt Nam Dân chủ Cộng hòa năm
đầu tiên sau Cách mạng Tháng Tám mà cha đi sâu, phân tích kỹ những chủ trơng, biện pháp cũng nh những thành quả của ngoại giao ở giai đoạn 1947 1950, góp phần đẩy mạnh cuộc kháng chiến phát triển và cha rút ra đợc những
bài học kinh nghiệm bổ ích để vận dụng vào công tác ngoại giao trong giai
đoạn cách mạng hiện nay. Đặc biệt là cha làm rõ đợc vai trò của hoạt động
ngoại giao trong việc phá thế bị bao vây, cô lập, mở rộng quan hệ quốc tế v
nhất là thắng lợi ngoại giao đầu năm 1950.
Trên cơ sở kế thừa kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học đã
công bố cả về nội dung và phơng pháp luận, tác giả có điều kiện để làm rõ vai
trò của những hoạt động đối ngoại trong việc bảo vệ nền độc lập và mở rộng
quan hệ quốc tế, điều có ý nghĩa rất quan trọng trong giai đoạn lịch sử đầy
cam go 1945 - 1950.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu

Thông qua các sự kiện lịch sử diễn ra trong giai đoạn 1945 - 1950 và
những hoạt động ngoại giao mềm dẻo, linh hoạt, sáng tạo của Đảng và Nhà nớc ta để khẳng định năng lực hoạt động của nền ngoại giao hiện đại Việt Nam

và những thành quả to lớn mà nó đạt đợc trong công cuộc xây dựng, bảo vệ
chính quyền cách mạng non trẻ, đa cách mạng nớc ta thoát khỏi tình thế hiểm
nghèo, tiếp tục tiến lên giành những thắng lợi vẻ vang trong sự nghiệp xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Kế thừa kết quả nghiên cứu trong các công trình khoa học của các tác giả đi
trớc, tác giả đặt ra cho mình nhiệm vụ cần làm sáng tỏ trong luận văn nh sau:
- Nêu lên bức tranh tơng đối toàn diện về tình hình thế giới và trong nớc
sau khi Chiến tranh Thế giới thứ hai kết thúc, đặc biệt là những khó khăn,
thách thức của chính quyền cách mạng non trẻ những năm đầu sau ngày Cách
mạng Tháng Tám thành công.
- Phân tích và làm rõ: trớc những khó khăn, phức tạp của tình hình thế
giới và trong nớc, Đảng và Nhà nớc ta, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, với


6
t duy chính trị khoa học, nhạy bén đã vạch ra và tổ chức thực hiện chiến lợc,
sách lợc ngoại giao linh hoạt, mềm dẻo và sáng tạo; đa đất nớc ta thoát khỏi
vòng vây bủa trùng điệp của kẻ thù, nối cách mạng Việt Nam với cách mạng
thế giới, từng bớc xác lập và nâng cao vị thế, uy tín của nớc Việt Nam Dân
chủ Cộng hòa trên trờng quốc tế. Thông qua các sự kiện lịch sử và những hoạt
động ngoại giao của Đảng và Nhà nớc ta trong giai đoạn này để phân tích, làm
nổi bật vai trò của ngoại giao đối với công cuộc giành, giữ, xây dựng và bảo
vệ chính quyền cách mạng non trẻ, góp phần đẩy mạnh cuộc kháng chiến phát
triển.
- Bớc đầu nêu lên một số nhận xét có tính khái quát về vai trò của ngoại giao
Việt Nam giai đoạn 1945 - 1950 và rút ra những bài học kinh nghiệm bổ ích để có
thể vận dụng vào hoạt động ngoại giao trong giai đoạn cách mạng hiện nay.
4. Phạm vi nghiên cứu


- Về thời gian: Đề tài tập trung nghiên cứu những diễn biến của hoạt động
ngoại giao trong khoảng thời gian từ ngày Cách mạng Tháng Tám thành công,
đất nớc giành đợc độc lập (02 - 09 - 1945) cho đến khi chúng ta giành đợc
những thắng lợi to lớn trên mặt trận ngoại giao, đợc đánh dấu bởi sự kiện các nớc xã hội chủ nghĩa nh Liên Xô, Trung Quốc và các nớc Cộng hòa dân chủ
nhân dân lần lợt công nhận nền độc lập và đặt quan hệ ngoại giao với Việt Nam
vào đầu năm 1950. Đây là quảng thời gian diễn ra những hoạt động ngoại giao
vô cùng quan trọng và hiệu quả của Đảng, Nhà nớc, đứng đầu là Chủ tịch Hồ
Chí Minh đã đa đất nớc thoát khỏi thế bị bao vây, cô lập; tạo tiền đề cho những
thắng lợi ngoại giao tiếp của cách mạng Việt Nam.
- Về nội dung: Đề tài tập trung làm sáng rõ chủ trơng, đờng lối đối ngoại
đúng đắn, khoa học, sáng tạo của Đảng và Nhà nớc ta cũng nh những thành tựu
to lớn mà nền ngoại giao hiện đại Việt Nam đã đạt đợc; đặt biệt là vai trò của mặt
trận ngoại giao trong việc củng cố chính quyền, bảo vệ độc lập cũng nh phá thế
bị bao vây, cô lập và mở rộng quan hệ quốc tế giai đoạn 1945 - 1950.
5. Nguồn t liệu và phơng pháp nghiên cứu

- Nguồn t liệu
Thực hiện đề tài này, tác giả dựa vào các nguồn tài liệu chủ yếu sau:
+ Các t liệu hiện đang đợc lu trữ tại các cơ quan lu trữ của Đảng và Nhà
nớc.
+ Các văn kin ngoại giao của Đảng và Nhà nớc.


7
+ Các công trình của các nhà khoa học trong và ngoài nớc về hoạt động
ngoại giao của Việt Nam thời hiện đại đã đợc xuất bản, công bố trên báo chí
hoặc các hội thảo khoa học với nội dung có liên quan đến luận văn.
- Phơng pháp nghiên cứu
Cơ sở của phơng pháp luận là chủ nghĩa Mác Lê-nin và t tởng Hồ Chí Minh
cũng nh quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về chiến tranh và cách mạng,

về đờng lối đối ngoại trong thời kì thực hiện hai nhiệm vụ kháng chiến và kiến
quốc, tác giả đã sử dụng chủ yếu 2 phơng pháp chuyên ngành là phơng pháp lịch
sử và phơng pháp logic. Ngoài ra, tác giả còn sử dụng các phơng pháp liên ngành
nh: thống kê xã hội học, phỏng vấn


8
6. Đóng góp của đề tài

Luận văn trình bày một cách tơng đối hệ thống, khách quan và toàn diện
về hoạt động ngoại giao của Nhà nớc Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thời kỳ
1945 - 1950 dới sự lãnh đạo tài tình của Đảng và Nhà nớc ta, đứng đầu là Chủ
tịch Hồ Chí Minh.
Từ góc độ tiếp cận mới, luận văn cố gắng làm sáng tỏ vai trò quan trọng
và to lớn của ngoại giao Việt Nam đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc trong giai đoạn lịch sử đầy khó khăn và thách thức này.
Lun vn cũn gúp phn b sung thờm ngun t liu cho nghiờn cu,
ging dy trong cỏc hc phn v lch s Vit Nam giai on hin i.
7. Bố cục của đề tài

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, nội
dung của luận văn đợc chia làm 3 chơng:
Chơng 1: Nớc Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời và sự hình thành nền
ngoại giao hiện đại
Chơng 2: Ngoại giao Việt Nam góp phần bảo vệ chính quyền cách mạng
(1945 - 1946)
Chơng 3: Hoạt động ngoại giao nhằm phá thế bị bao vây, cô lập, nối cách
mạng Việt Nam với cách mạng thế giới (1947 - 1950)



9

Chơng 1.
Nớc Việt Nam dân chủ Cộng hòa ra đời và sự hình
thành nền ngoại giao hiện đại
1.1. Sự ra đời của nớc Việt Nam dân chủ Cộng hòa

1.1.1. Con đờng dẫn đến Cách mạng Tháng Tám
Năm 1958, thực dân Pháp nổ súng xâm lợc Việt Nam, biến nớc ta từ một
xã hội phong kiến thuần nhất trở thành một xã hội thuộc địa mang tàn d của
xã hội phong kiến. Dới ách thống trị tàn bạo của chủ nghĩa đế quốc thực dân,
nhân dân Việt Nam phải chịu trăm bề khổ cực. Các cuộc đấu tranh, khởi nghĩa
của nhân dân ta liên tiếp nổ ra nhng đều bị thực dân Pháp dìm trong biển máu
do thiếu đờng lối và phơng pháp cách mạng đúng đắn.
Đối với một dân tộc nhợc tiểu nh Việt Nam phải tiến hành cuộc chiến
tranh chống lại một tên đế quốc to lớn, hiện đại và sừng sỏ nh thực dân Pháp
thì vấn đề đặt ra đối với dân tộc ta là cách mạng muốn giành đợc thắng lợi,
phải kết hợp đợc cả sức mạnh của dân tộc với sức mạnh của thời đại, sức mạnh
trong nớc với sức mạnh quốc tế, phát huy nội lực và tranh thủ sự đồng tình,
ủng hộ của nhân dân yêu chuộng hòa bình trên thế giới. Để giải quyết đợc vấn
đề đặt ra đó, ngoại giao Việt Nam phải trở thành mũi nhọn tấn công sắc bén,
nhằm phát huy sức mạnh của ngoại lực. Nhng cho mãi đến đầu thế kỷ XX,
trong hàng ngũ các nhà yêu nớc và cách mạng Việt Nam vẫn cha ai nhận thức
đợc điều đó, nên mọi con đờng cứu nớc và giải phóng dân tộc đều đi vào ngõ
cụt, bế tắc nh không có đờng ra. Giữa lúc đó, Nguyễn ái Quốc xuất hiện nh
một ngôi sao sáng trên bầu trời chính trị Việt Nam và tìm ra con đờng cứu nớc
đúng đắn, phù hợp với quy luật phát triển của cách mạng Việt Nam và cách
mạng thế giới trong thời đại mới. Đó là độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa
xã hội, cách mạng giải phóng dân tộc phát triển thành cách mạng xã hội chủ
nghĩa dới sự lãnh đạo của giai cấp vô sản mà đội tiên phong chiến đấu là Đảng

Cộng sản Việt Nam. Con đờng đó chỉ ra cho Ngời thấy rằng, cách mạng Việt
Nam là một cuộc cách mạng giải phóng dân tộc đi lên xây dựng chủ nghĩa xã
hội. Đặc biệt, Nguyễn ái Quốc còn nhận thức đúng đắn quan hệ giữa dân tộc
và thời đại, coi cách mạng Việt Nam là một bộ phận khăn khít của cách mạng
thế giới và đặt cách mạng Việt Nam vào quỹ đạo của cách mạng thế giới cũng
nh phong trào đấu tranh cho hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã
hội. Kết hợp chặt chẽ phong trào giải phóng dân tộc ở thuộc địa với phong trào


10
đấu tranh của giai cấp vô sản ở chính quốc; đồng thời, khẳng định phong trào
giải phóng dân tộc có thể đem sức ta mà giải phóng cho ta không ỉ lại hay
chờ đợi vào phong trào cách mạng ở chính quốc. Đó là một quan điểm sáng tạo
có ý nghĩa to lớn đối với cách mạng Việt Nam và cách mạng giải phóng dân tộc
trên thế giới. Đó cũng chính là một yếu tố làm nền tảng cho đờng lối quốc tế và
chính sách đối ngoại của Đảng Cộng sản Việt Nam xuyên suốt từ những ngày
đầu thành lập qua các giai đoạn đấu tranh giành, giữ và xây dựng đất nớc.
Từ sự xác định đó, sau khi tiếp thu chủ nghĩa Mác Lê-nin và tìm ra chân
lý cứu nớc đúng đắn cho dân tộc, Nguyễn ái Quốc đã tích cực chuẩn bị cả về
t tởng, chính trị và tổ chức cho sự ra đời của một chính đảng vô sản ở Việt
Nam. Với sự nỗ lực không ngừng của những nhà yêu nớc và cách mạng Việt
Nam mà đứng đầu là Nguyễn ái Quốc, ngày 03 - 02 - 1930, Đảng Cộng sản
Việt Nam đợc thành lập đã giơng cao ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa
nên tập hợp đợc rộng rãi các tầng lớp nhân dân đứng lên đấu tranh chống chế
độ thực dân, bất chấp mọi sự đàn áp tàn bạo của kẻ thù. Với đờng lối cách
mạng đúng đắn và khoa học, Đảng Cộng sản Việt Nam đã lãnh đạo nhân dân
ta tiến hành 3 phong trào cách mạng (1930 - 1931; 1936 - 1939; 1939 - 1945)
đợc xem nh 3 cuộc diễn tập và tổng diễn tập chuẩn bị cho Tổng khởi nghĩa
Tháng Tám giành thắng lợi hoàn toàn trên phạm vi cả nớc, đa tới sự ra đời của
nớc Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ngày 02 - 09 - 1945.

1.1.2. Tuyên ngôn độc lập và sự ra đời của nớc Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
Ngày 15 - 08 - 1945, đúng ngày vua Nhật Bản tuyên bố đầu hàng không
điều kiện, ủy ban khởi nghĩa đợc thành lập. Ngày 16 - 08, Đại hội Quốc dân
họp ở Tân Trào thành lập ủy ban Giải phóng dân tộc Việt Nam, tức Chính phủ
lâm thời do Hồ Chí Minh làm Chủ tịch. Ngày 19 - 08, Tổng khởi nghĩa thành
công ở Hà Nội và đến ngày 28 - 08, cuộc nổi dậy giành chính quyền coi nh
hoàn thành trong cả nớc. Ngày 27 - 08, ủy ban Giải phóng dân tộc cải tổ
thành Chính phủ lâm thời với một thành phần rộng rãi do Hồ Chí Minh là Chủ
tịch kiêm Bộ trởng Ngoại giao.
Ngày 02 - 09 - 1945, tại Quảng trờng Ba Đình lịch sử, trớc cuộc mít tinh
của hàng vạn đồng bào, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã long trọng đọc Bản Tuyên
ngôn độc lập khai sinh ra nớc Việt Nam dân chủ Cộng hòa. Bản Tuyên ngôn
khẳng định và tuyên bố:


11
Một dân tộc đã gan góc chống ách nô lệ của thực dân Pháp hơn 80 năm
nay, một dân tộc đã gan góc đứng về phía đồng minh chống phát xít mấy năm
nay, dân tộc đó phải đợc tự do, dân tộc đó phải đợc độc lập.
Vì những lẽ trên, chúng tôi - Chính phủ lâm thời của nớc Việt Nam Dân
chủ Cộng hòa trịnh trọng tuyên bố với thế giới rằng: Nớc Việt Nam có quyền
đợc hởng tự do và độc lập và sự thật đã trở thành một nớc tự do và độc lập
[23; 5]. Đồng thời, bản Tuyên ngôn cũng khẳng định quyết tâm giữ vững nền
độc lập đó của hơn 20 triệu ngời Việt Nam: Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết
đem tất cả tinh thần và lực lợng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do
và độc lập ấy [23; 5].
Tuyên ngôn độc lập cũng nêu vài nét về chính sách đối ngoại của nớc của
nớc Việt Nam mới:
Nớc Việt Nam đã trở thành một nớc tự do và độc lập và tuyên bố thoát
ly hẳn quan hệ với thực dân Pháp, xoá bỏ hết những hiệp ớc mà Pháp đã kí về

nớc Việt Nam, xoá bỏ mọi đặc quyền của Pháp trên đất nớc Việt Nam. [23;
5].
Ngời tỏ lòng tin rằng: Các nớc đồng minh đã công nhận những nguyên
tắc dân tộc bình đẳng ở các Hội nghị Tê-hê-ran và Cựu Kim Sơn, quyết không
thể không công nhận quyền độc lập của Việt Nam [23; 5].
Ngời đọc có thể thấy ngay rằng, đây chỉ là những điều nhằm vào Pháp,
m mới chỉ là những điều cơ bản là độc lập, tự do chứ cha thể nói là một chính
sách đầy đủ trong quan hệ với Pháp. Nhng Tuyên ngôn đã phác họa nét cơ bản
trong lập trờng ngoại giao của Nhà nớc Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đối với
thực dân Pháp xâm lợc.
Tuyên ngôn độc lập là một bản hùng văn, thể hiện hào khí của dân tộc Việt
Nam, là một vũ khí sắc bén và đanh thép về pháp lý quốc tế. Đó chính là bức
thông điệp ngoại giao quan trọng đầu tiên của nớc Việt Nam mới gửi tới thế giới.
Ngày 02 - 09 - 1945 đã chấm dứt chế độ thực dân và phong kiến ở nớc ta,
đồng thời mở ra một kỷ nguyên mới cho dân tộc - kỷ nguyên độc lập, tự do,
kỷ nguyên mà dân tộc ta đợc tự mình nắm lấy vận mệnh dân tộc để thực hiện
quyền tự do và độc lập ấy.
1.2. Sự hình thành nền ngoại giao hiện đại Việt Nam

Ngoại giao hiện đại Việt Nam ra đời từ cuộc Cách mạng Tháng Tám năm
1945, khi Nhà nớc Việt Nam Dân chủ Cộng hòa - Nhà nớc công nông đầu tiên


12
ở Đông Nam á đợc thành lập. Đó là nền ngoại giao của thời đại Hồ Chí Minh
với tính dân tộc và cách mạng sâu sắc, vừa kế thừa truyền thống ngoại giao
của ông cha ta, lại vừa mang dấu ấn đặc trng của thời đại mới. Trải qua những
chặng đờng lịch sử, ngoại giao Việt Nam từng bớc đợc xây dựng, phát triển và
trởng thành vững chắc, trở thành một binh chủng hợp thành của cách mạng
Việt Nam, một vũ khí sắc bén, tin cậy của Đảng và nhân dân ta.



13
1.2.1. Những hoạt động đối ngoại của Đảng Cộng sản Đông Dơng thời kỳ
tiền khởi nghĩa
Ngay khi mới ra đời, Cơng lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng đã chỉ rõ chủ
trơng đối ngoại của Đảng ta trong chính sách đoàn kết quốc tế là:
Vô sản Đông Dơng phải liên lạc mật thiết với vô sản thế giới, nhất là vô
sản Pháp để làm mặt trận vô sản mẫu quốc của thuộc địa cho sức tranh đấu
cách mạng đợc mạnh lên.
Trong cuộc đấu tranh chống đế quốc, quần chúng cách mạng Đông Dơng
lại phải liên lạc với quần chúng cách mạng ở các thuộc địa và bán thuộc địa,
nhất là ở Trung Quốc và ấn Độ.
Trong công tác, Đảng phải liên lạc mật thiết với Đảng Cộng sản Pháp,
Trung Quốc và ấn Độ [22; 10].
Chủ trơng đối ngoại đó đã định hớng cho những hoạt động quốc tế của
Đảng suốt quá trình lãnh đạo cách mạng của mình. Nhng để tìm hiểu về chính
sách ngoại giao Nhà nớc Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, chúng ta phải trở lại
với những nghị quyết Hội nghị Trung ơng của Đảng Cộng sản Đông Dơng
thời kỳ tiền khởi nghĩa.
Bớc sang năm 1941, cuộc Chiến tranh Thế giới thứ 2 mỗi ngày một lan
rộng, tính ác liệt của nó ngày càng tăng. Trong tình hình đó, Nguyễn ái Quốc
quyết định từ Hồng Kông về nớc để trực tiếp lãnh đạo phong trào cách mạng
Việt Nam. Sau một thời gian nắm bắt tình hình và chuẩn bị, Ngời đã triệu tập
và chủ trì Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ơng Đảng ở Pắc Pó (Cao
Bằng) từ ngày 10 - 19/05/1941. Hội nghị này đã quyết định thành lập mặt trận
Việt Minh, dự kiến đặt tên nớc là Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Các đại biểu
tham gia hội nghị tập trung thảo luận nhiệm vụ chủ yếu, trớc mắt của cách
mạng là giải phóng dân tộc, thành lập mặt trận Việt Minh và nhiệm vụ trung
tâm là chuẩn bị khởi nghĩa đánh đuổi Pháp - Nhật.

Về chính sách đối ngoại, hội nghị không thảo luận đợc nhiều, nhng đã đề
cập đợc hai vấn đề rất cơ bản: Chính sách đối ngoại với các dân tộc Lào, Campu-chia và nhiệm vụ ngoại giao của Chính phủ nhân dân Việt Nam Dân chủ
Cộng hòa. Nhng trớc hết, để đề ra đợc đờng lối và chủ trơng đúng đắn nhằm
lãnh đạo cách mạng giải phóng của các dân tộc ở Đông Dơng thắng lợi, cũng
nh để đề ra đợc một chính sách đối ngoại phù hợp, hội nghị đã thảo luận tình
hình quan hệ quốc tế từ lúc nổ ra Chiến tranh Thế giới thứ hai và dự đoán xu


14
thế phát triển của tình hình. Nguyễn ái Quốc đã gợi ý, phân tích và có những
nhận định rất sáng suốt về quan hệ quốc tế lúc bấy giờ.
Về tình hình thế giới, hội nghị nhận định, chiến tranh thế giới đang lan
rộng, phát xít Đức đang ráo riết chuẩn bị đánh Liên Xô, phát xít Nhật sắp gây
ra cuộc chiến tranh Thái Bình Dơng. Từ đó, hội nghị khẳng định: chiến tranh
sẽ làm cho các nớc đế quốc suy yếu, phong trào cách mạng thế giới sẽ phát
triển nhanh chóng. Liên Xô nhất định sẽ chiến thắng và cách mạng nhiều nớc
nhân đó mà giành đợc thắng lợi và nếu cuộc chiến tranh đế quốc lần trớc đã
đẻ ra Liên Xô - một nớc xã hội chủ nghĩa, thì cuộc đế quốc chiến tranh lần
này sẽ đẻ ra nhiều nớc xã hội chủ nghĩa. Do đó mà cách mạng nhiều nớc
thành công [21; 19].
Về cuộc chiến đấu ở châu Âu, hội nghị nhận định: Đức, I-ta-li-a đang
chuẩn bị lực lợng tiến đánh Liên Xô và tiến hành cuộc ngoại giao để bắt buộc
các nớc cha phản Trục đi theo mình tiến đánh nớc xã hội chủ nghĩa [21; 19].
Đúng khoảng 1 tháng sau hội nghị, lời tiên đoán sáng suốt đó đã trở thành sự
thật. Ngày 22 - 06 - 1941, Đức bất ngờ tấn công Liên Xô.
Về cuộc chiến tranh sắp bùng nổ giữa Đức, I-ta-li-a với Liên Xô, hội nghị
nhận định rằng Liên Xô nhất định sẽ thắng. Vì vậy, trong mục Võ trang khởi
nghĩa, Nghị quyết của hội nghị có viết: Liên Xô thắng trận, quân Trung
Quốc phản công, quân Nhật đang mắc sự phản công của Anh - Mỹ Tất cả
những điều kiện ấy sẽ giúp cho các cuộc vận động của Đảng ta mau phát

triển để gây một cuộc khởi nghĩa toàn quốc rộng lớn [21; 19].
Về phần châu á, Nghị quyết viết: Nhật chiếm giữ Đông Dơng để làm
nơi đứng chân trong bớc đờng Nam tiến, để đánh phá các thuộc địa Anh - Mỹ
ở Nam Thái Bình Dơng [21; 19]. Hơn 6 tháng sau, tình hình cũng đã diễn ra
đúng nh dự đoán trên, Chiến tranh châu á - Thái Bình Dơng bùng nổ giữa
Nhật và Anh - Mỹ vào tháng 12 - 1941.
Hội nghị còn nêu rõ rằng: Cuộc cách mạng Đông Dơng là một bộ phận
cách mạng thế giới và giai đoạn hiện tại là một bộ phận dân chủ chống phátxít Vận mạng của dân tộc Đông Dơng lại chung với vận mạng nớc Trung
Quốc cách mạng và Liên bang Xô-viết [21; 20].
Về chính sách đối với Lào và Cam-pu-chia, hội nghị đã thảo luận trong
mục Vấn đề dân tộc. Trớc tình hình mới, vấn đề giải phóng dân tộc cần giải
quyết trong khuôn khổ từng nớc Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia và với tinh thần


15
đoàn kết, dựa vào nhau, thúc đẩy nhau giành thắng lợi. Hội nghị nêu: đã
nói đến vấn đề dân tộc, tức là nói đến sự tự do độc lập của mỗi dân tộc tùy
theo ý muốn của mỗi dân tộc. Nói nh thế có nghĩa là sau lúc đánh đuổi Pháp Nhật, ta phải thi hành đúng chính sách dân tộc tự quyết cho các dân tộc
Đông Dơng. Các dân tộc sống trên cõi Đông Dơng sẽ tùy theo ý muốn tổ chức
thành liên bang cộng hòa dân chủ hay đứng riêng thành một dân tộc quốc gia
tùy ý. Một chính phủ cộng hòa mạnh hơn không có quyền bắt các dân tộc nhỏ
yếu tuân theo chính sách mình và tham gia chính phủ mình, các dân tộc thiểu
số cũng không phải bắt buộc theo các dân tộc đa số và mạnh. Đảng ta và
Việt Minh phải ra sức giúp đỡ các dân tộc Miên, Lào tổ chức ra Cao Miên độc
lập đồng minh, Ai Lao độc lập đồng minh [21; 20]. Rõ ràng là ngay từ năm
1941, Nguyễn ái Quốc trung thành với t tởng của Lê-nin đã đề ra quyền dân
tộc tự quyết cho ba nớc Việt Nam, Cam-pu-chia, Lào trong lúc 3 dân tộc này
còn cùng nằm dới một ách thống trị chung của đế quốc Pháp và đang đoàn kết
giúp đỡ nhau chống kẻ thù chung.
Về nhiệm vụ ngoại giao của Chính phủ nhân dân sau này, hội nghị đã

không đa vào mục Nghị quyết mà đa vào phần Phụ lục của Nghị quyết tức
là Chơng trình Việt Minh mà chúng ta sẽ tìm hiểu ở phần sau.
Hội nghị Trung ơng Đảng tháng 5 - 1941 có ý nghĩa quyết định đối với
thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945. Hội nghị đã đa ra những nhận
định mẫu mực về những vấn đề quan hệ quốc tế lúc đó và về mặt đối ngoại; đã
đề ra đợc những quan điểm, chính sách cơ bản trong vấn đề dân tộc cũng nh
trong nhiệm vụ ngoại giao của Nhà nớc dân chủ nhân dân sau này.
Cuối năm 1945, Chiến tranh Thế giới thứ hai sắp kết thúc. Ngày 06 - 08 1945, Mỹ ném quả bom nguyên tử đầu tiên xuống thành phố Hi-rô-si-ma.
Ngày 09 - 08, Liên Xô tuyên chiến với Nhật và đập tan ngay sự kháng cự của
đội quân Quan Đông của Nhật ở Đông Bắc Trung Quốc. Cùng ngày, Mỹ ném
quả bom nguyên tử thứ 2 xuống thành phố Na-ga-da-ki. Ngày 15 - 08 - 1945,
Chính phủ Nhật ra lệnh cho quân đội ngừng chiến đấu.
Tin Nhật đầu hàng truyền đi khắp nớc ta và thổi bùng ngọn lửa cách mạng
của nhân dân lên cao cha từng thấy. Quân đội Nhật bị tê liệt. Tình thế cách mạng
trực tiếp đã chín mùi. ở Tân Trào, Hồ Chí Minh nói với Võ Nguyên Giáp: Lúc
này thời cơ thuận lợi đã tới, dù hy sinh tới đâu, dù có phải đốt cháy cả dãy Trờng
Sơn cũng phải kiên quyết giành cho đợc độc lập [21;55].


16
Đêm 13 - 08, ủy ban khởi nghĩa toàn quốc của Việt Minh ra lệnh Tổng
khởi nghĩa. Đồng thời, từ ngày 13 đến ngày 15, theo đề nghị của Hồ Chí
Minh, Hội nghị Toàn quốc của Đảng Cộng sản Đông Dơng họp ở Tân Trào,
chủ trơng kịp thời lãnh đạo toàn dân tổng khởi nghĩa giành chính quyền và cử
ra ủy ban khởi nghĩa Toàn quốc. Hội nghị đề ra đờng lối đối nội và đối ngoại
của Việt Minh trong tình hình mới. Vấn đề ngoại giao đã đợc Hồ Chí Minh và
Hội nghị đặc biệt chú ý.
Với sự gợi ý của Ngời, hội nghị đề ra trong mục III Chủ trơng của
Đảng, mấy điểm cơ bản về đối ngoại:
K. Thân thiện với các nớc coi trọng nền độc lập của Việt Nam.

7. Đối với các hạng ngời ngoại quốc ở Đông Dơng:
a. Đối với Nhật, tớc vũ khí, tịch thu tài sản, kẻ nào chống lại thì trị, bắt đợc thì nhốt vào trại giam chung, đối đãi tử tế, cảm hóa những phần tử tơng đối
tốt dùng vào việc tuyên truyền.
b. Đối với Pháp, bảo vệ sinh mạng, tài sản (trừ bọn Pháp gian thân Nhật).
c. Đối với Hoa kiều, bảo vệ sinh mạng, tài sản và thân thiện. Riêng với
Hán gian, giao cho các đoàn thể Hoa kiều kháng Nhật xử lý.

b. Đối với quân Anh - Mỹ - Trung Quốc vào nớc ta thì trong lúc đợi chỉ
thị của Đảng:
- Tránh xung đột, giao thiệp thân thiện.
- Tiêu cực đề kháng bằng cách vờn không nhà trống nếu họ xâm phạm
đến quyền lợi của chúng ta, huy động toàn lực biểu tình nêu khẩu hiệu Việt
Nam hoàn toàn độc lập [21; 56].
Về nhiệm vụ ngoại giao, hội nghị cũng đã nêu:
1. Về ngoại giao, tuy chúng ta đã cố gắng nhiều, nhng mãi đến giờ, đối
với Trung Hoa vẫn cha có kết quả tốt; đối với các nớc đồng minh (ý muốn nói
Mỹ), tuy việc ngoại giao có tiến, nhng cách mạng Việt Nam vẫn cha giành đợc một địa vị khả quan trên trờng quốc tế.
2. Hiện nay, về chính sách ngoại giao, chúng ta cần phải nhận định rõ 2
điều này:
a. Sự mâu thuẫn giữa hai phe đồng minh Anh - Pháp và Mỹ - Trung Quốc
về vấn đề Đông Dơng là một điều ta cần lợi dụng.


17
b. Sự mâu thuẫn giữa Anh - Mỹ - Pháp và Liên Xô có thể làm cho Anh Mỹ nhân nhợng với Pháp và để cho Pháp trở lại Đông Dơng.
3. Chính sách của chúng ta là phải tránh cái trờng hợp một mình phải đối
phó với nhiều lực lợng đồng minh (Trung Quốc, Anh, Pháp, Mỹ) tràn vào nớc
ta và đặt Chính phủ Pháp Đờ-gôn hay một Chính phủ bù nhìn khác trái với ý
nguyện dân tộc.
Bởi vậy, cần tranh thủ sự đồng tình của Liên Xô và Mỹ chống lại mu mô

của Pháp định khôi phục lại địa vị cũ ở Đông Dơng và mu mô của một số
quân phiệt Trung Quốc định chiếm nớc ta.
4. Dù sao, chỉ có thực lực của ta mới quyết định sự thắng lợi của ta và
đồng minh.
5. Đối với các nớc nhợc tiểu và dân chúng Trung Quốc, Pháp, chúng ta
phải liên lạc và tranh thủ sự giúp đỡ của họ [22; 271 - 272].
Qua các nghị quyết của Đảng Cộng sản Đông Dơng và Việt Minh, ngời
ta có thể thấy rõ:
Nớc Việt Nam tơng lai sẽ là một nớc Cộng hòa dân chủ. Chính sách đối
ngoại của nớc Việt Nam tơng lai là: Kiên quyết bảo vệ quyền độc lập, tự do,
xóa bỏ mọi ràng buộc mà Pháp đã ký kết với bất cứ nớc nào khác, thi hành
chính sách hòa bình, hữu nghị với các dân tộc, tôn trọng quyền tự quyết và
bình đẳng của các dân tộc khác, đoàn kết với Liên Xô, các nớc cách mạng
khác trên thế giới, với phong trào công nhân quốc tế. Nghị quyết còn chỉ rõ:
Cần tránh trờng hợp phải đối phó với nhiều lực lợng kẻ thù cùng một lúc; cần
giữ liên lạc với nhân dân Pháp, Mỹ và tranh thủ sự giúp đỡ của họ.
Đó chính là nền tảng cho chính sách ngoại giao của nớc Việt Nam Dân
chủ Cộng hòa.
1.2.2. Mặt trận Việt Minh với hoạt động tìm đồng minh chống phát xít
trong Chiến tranh Thế giới thứ hai
Mùa thu năm 1945, phát xít Nhật nhảy vào xâm lăng Đông Dơng trong
khi tại đây, bọn thực dân phản động Pháp vẫn còn nắm quyền cai trị. Dân ta
một cổ đôi tròng đã làm trâu ngựa cho Tây, lại làm nô lệ cho Nhật. Dới
ách áp bức Phát - Nhật, nhân dân ta phải chịu trăm bề khổ cực. Yêu cầu của
cách mạng Việt Nam lúc này là phải tập hợp rộng rãi hơn nữa các tổ chức
quần chúng vào một mặt trận dân tộc thống nhất để tập trung ngọn lửa đấu
tranh chống ách Pháp - Nhật. Trớc yêu cầu đặt ra đó, Hội nghị lần thứ 8 Ban


18

Chấp hành Trung ơng Đảng (19 - 05 - 1941) đã quyết định thành lập Mặt trận
Việt Nam độc lập đồng minh (gọi tắt là Việt Minh). Đến tháng 10 - 1941,
Tổng bộ Việt Minh công bố Tuyên ngôn, Chơng trình và Điều lệ, nói rõ tôn
chỉ, mục đích của mình: Liên hiệp tất cả các tầng lớp nhân dân, các đảng
phái cách mạng, các đoàn thể dân chúng yêu nớc, đặng cùng nhau đánh đuổi
Nhật - Pháp, làm cho Việt Nam hoàn toàn độc lập, dựng lên nớc Việt Nam
Dân chủ Cộng hòa [18; 37].
Chơng trình cứu nớc của Việt Minh gồm hệ thống chính sách đối nội, đối
ngoại, chính sách về kinh tế, chính trị, văn hóa - xã hội, ngoại giao Chơng
trình gồm 44 điều, về sau đợc đúc kết lại thành 10 chính sách lớn, trong đó có
4 chính sách về ngoại giao, đó là:
1. Hủy bỏ tất cả các hiệp ớc mà Pháp đã ký kết với bất kỳ nớc nào (nhân
danh bảo vệ Đông Dơng).
2. Tuyên bố các dân tộc bình đẳng và hết sức giữ gìn hòa bình.
3. Kiên quyết chống tất cả các lực lợng xâm phạm đến quyền lợi của nớc
Việt Nam.
4. Mật thiết liên lạc với các dân tộc bị áp bức, giai cấp vô sản trên thế
giới [21;21].
Thực hiện chủ trơng ngoại giao đó, mặt trận Việt Minh dới sự dìu dắt của
Nguyễn ái Quốc đã nỗ lực không ngừng trong các hoạt động tìm đồng minh
chống phát xít.
Nhạy bén trớc tình hình, Nguyễn ái Quốc nhận định, trên mặt trận châu
á - Thái Bình Dơng, chúng ta có cùng chung một kẻ thù là phát xít Nhật với
các lực lợng đồng minh Anh - Pháp - Mỹ, nên Việt Minh đã cố gắng tìm cách
bắt liên lạc với Tổ chức Thông tin tình báo (OSS) của Mỹ đặt ở Côn Minh
(Trung Quốc) bằng cách giải cứu cho nhiều phi công và hải quân của Mỹ khi
bất đắc dĩ rơi vào lãnh thổ Việt Nam tìm đợc nơi ẩn náu và chỉ dẫn họ đến nơi
an toàn. Trong đó, vụ giải cứu Trung úy Rudolph Shaw - một phi công Mỹ đợc
xem là chiếc chìa khóa thần kỳ mở toang cánh cửa kiên cố [14; 232] trong
quan hệ giữa Việt Minh với những thành viên chủ chốt của cộng đồng ngời

Mỹ ở Côn Minh. Trong một chuyến trinh sát R. Shaw đã phải đáp xuống vùng
ven Cao Bằng (02 - 01 - 1944) do trục trặc động cơ. Pháp và Nhật đang truy
đuổi anh, nhng các nhà cách mạng đã bảo vệ anh, tiếp đón anh ân cần, chu
đáo và sau đó đa anh an toàn trở về lãnh thổ Trung Quốc. Trong nhật ký của


19
mình R. Shaw đã tỏ lòng cảm kích những ngời cách mạng Việt Nam và tỏ ý
sẵn sàng giúp đỡ cuộc đấu tranh chống phát xít của nhân dân Đông Dơng, anh
viết:
Ngay từ đầu cuộc chiến chống phát xít Nhật, tôi có lẽ là phi công đầu
tiên của Đồng minh tới Đông Dơng để sống ở đó một tháng trời, để biết đôi
chút về đất nớc này và sau đó trở về căn cứ an toàn và lành lặn Họ giúp
chúng tôi không phải vì tiền của chúng tôi, mà vì tình yêu thơng và tình bằng
hữu. Họ biết rằng chúng tôi đang chiến đấu không chỉ vì nớc Mỹ mà còn vì tự
do, dân chủ của thế giới và cũng vì đất nớc của họ nữa. Vì lý do đó mà họ coi
bổn phận yêu nớc của mình là giúp đỡ chúng tôi - những đồng minh của họ
[14; 234].
Tôi khiêm nhờng nghĩ rằng, vì nhiệm vụ dân chủ cũng nh vì lợi ích
chiến lợc, chúng ta phải giúp đỡ phong trào chống Nhật, chống phát xít của
Đông Dơng một cách có hiệu quả [14; 237].
Sự trở về an toàn của R. Shaw và những câu chuyện về Việt Minh mà
Shaw kể lại đã làm cho ngời Mỹ hiểu hơn về những ngời cách mạng Việt
Nam. Vị tớng chỉ huy của Shaw - Claire Chennault viết: Sự an toàn tức khắc
và vụ tẩu thoát sau cùng của Shaw là nhờ một tổ chức bản xứ tên là Đông Dơng độc lập Hội [14; 237]. Chennault viết tiếp: Tôi nhiệt liệt ủng hộ việc
duy trì mối quan hệ tốt đẹp với bất kỳ tổ chức nào tại Đông Dơng thuộc Pháp
giúp đỡ một cách có hiệu quả việc giải thoát lính Mỹ, có thể yêu cầu sự giúp
đỡ tại nớc đó, bất chấp thái độ chính trị của họ [14; 237].
Sau vụ giải cứu Shaw, mối liên hệ giữa Việt Minh với những ngời Mỹ
trong Tổ chức Thông tin tình báo ở Côn Minh chính thức đợc thiết lập. Những

ngời Mỹ trong tổ chức này muốn cộng tác với những ngời cách mạng Việt
Nam để thiết lập mạng lới thông tin tình báo, nắm bắt những âm mu và hành
động của phát xít Nhật trên chiến trờng châu á - Thái Bình Dơng, đặc biệt là ở
Đông Dơng. Còn những ngời cách mạng Việt Nam (Việt Minh) muốn cộng
tác với Mỹ để đợc họ cung cấp cho những trang thiết bị hiện đại phục vụ cuộc
chiến tranh chống phát xít xâm lợc. Sự hợp tác giữa Việt Minh với Tổ chức
Thông tin tình báo (OSS) của Mỹ tỏ ra rất có hiệu quả. Chúng ta đã nhận đợc
rất nhiều sự trợ giúp của Mỹ. Họ đã cung cấp cho những ngời cách mạng Việt
Nam vũ khí, trang thiết bị phục vụ chiến đấu và huấn luyện cho chúng ta
những nhân viên kỹ thuật điện đài thành thạo. Đáp lại, chúng ta đã thu thập và


20
cung cấp rất nhiều thông tin quan trọng, chính xác về diễn biến của cuộc
Chiến tranh Thế giới thứ hai cũng nh âm mu và hành động của phát xít Nhật
trên chiến trờng Đông Dơng. Nhờ những thông tin đó mà Đảng ta, đứng đầu là
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhận định đúng tình hình, nắm bắt đợc thời cơ, đề ra
đợc chủ trơng cách mạng đúng đắn và lãnh đạo thành công cuộc Cách mạng
Tháng Tám năm 1945.
1.2.3. Chủ trơng đối ngoại của Chính phủ lâm thời nớc Việt Nam Dân chủ
Cộng hòa
Ngày 03 - 10 - 1945, Tớng Hà ứng Khâm - Tổng Tham mu trởng quân đội
Trung Hoa dân quốc cùng Tớng Mác Lu-re, T lệnh quân đội Mỹ tại Trung Quốc
đến Hà Nội. Tớng Hà ứng Khâm đến đây không phải chỉ để kiểm tra quân
Trung Quốc mà còn có ý định thực hiện kế hoạch diệt Cộng cầm Hồ. Ta tổ
chức 300 nghìn ngời diễu hành để chào mừng phái bộ của đồng minh, nhng
cũng là để biểu dơng sự ủng hộ của nhân dân đối với Chính phủ do Chủ tịch Hồ
Chí Minh đứng đầu. Thấy thời cơ thuận lợi, Chính phủ lâm thời nớc Việt Nam
Dân chủ Cộng hòa công bố bản: Thông cáo về chính sách ngoại giao của
Chính phủ lâm thời nớc Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Đây là lần đầu tiên

Chính phủ nhân dân công bố hoàn chỉnh chính sách của mình.
Sau khi nêu cơ sở hoạch định chính sách ngoại giao của nớc Việt Nam
Dân chủ Cộng hòa là căn cứ tình hình quốc tế và hiện trạng nớc Việt Nam,
thái độ của các liệt quốc và trên nền tảng các nguyên tắc của Hiến chơng Đại
Tây Dơng, Thông cáo nêu mục tiêu của chính sách: Đa nớc nhà đến tự do,
độc lập hoàn toàn và vĩnh viễn, Nớc Việt Nam còn đơng ở giai đoạn đấu
tranh kịch liệt, tất cả chính sách ngoại giao phải có mục đích cốt yếu là giúp
cho sự đấu tranh ấy thắng lợi bằng mọi phơng pháp êm dịu hay kiên quyết. Nớc Việt Nam cam kết sẽ cùng các nớc đồng minh xây đắp nền dân chủ hòa
bình của thế giới [32; 34].
Thông cáo nêu chính sách cụ thể của nớc ta đối với các đối tợng chủ yếu
trong chính sách đối ngoại của nớc ta lúc bấy giờ là:
- Với các nớc lớn, các nớc Đồng minh chống phát xít Việt Nam hết sức
thân thiện và thành thực hợp tác trên lập trờng bình đẳng và tơng ái [32; 34].
- Với Pháp: Đối với các kiều dân Pháp, nếu họ yên tĩnh làm ăn và tôn
trọng sự độc lập của Việt Nam thì sinh mệnh và tài sản của họ đợc bảo vệ theo


21
luật quốc tế; riêng đối với Chính phủ Pháp Đờ-gôn chủ trơng thống trị Việt
Nam thì kiên quyết chống lại.
- Với các nớc láng giềng, Thông cáo đã khẳng định một phơng hớng mới
của quan hệ quốc tế, Việt Nam nhấn mạnh đến tình hữu nghị, hợp tác và bình
đẳng. Với Trung Quốc, Việt Nam chủ trơng thành thật hợp tác trên tinh thần
bình đẳng nhằm thắt chặt tình thân ái khiến hai dân tộc Việt - Hoa tơng trợ
mà cùng tiến. Với hai nớc bạn Cao Miên và Ai Lao, quan hệ lấy dân tộc tự
quyết làm nền tảng và càng phải chặt chẽ hơn nữa. Ba nớc Đông Dơng còn có
nhiều mối liên hệ về kinh tế nên sẽ giúp đỡ lẫn nhau và sánh vai ngang hàng
mà tiến hóa.
- Với các nớc tiểu dân tộc trên toàn cầu, Chính phủ Việt Nam Dân chủ
Cộng hòa sẳn sàng thân thiện, hợp tác chặt chẽ trên nguyên tắc bình đẳng để

ủng hộ lẫn nhau trong sự xây đắp và giữ vững nền độc lập [32; 35].
Ngày 06 - 10 - 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh họp báo, giải thích chính
sách ngoại giao của nớc Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, nhấn mạnh ý nguyện
tranh thủ Hoa Kỳ, hòa hoãn với Trung Hoa dân quốc, đòi Pháp thừa nhận độc
lập của Việt Nam. Về giải pháp cho vấn đề Việt Nam, Ngời nói: Với Pháp,
rất đơn giản là Chính phủ Pháp buộc phải công nhận nền độc lập của nớc ta.
Đợc nh thế thì vấn đề khác có thể đợc giải quyết dễ dàng [32; 35].
Bản Thông cáo ngày 03 - 10 - 1945 là một văn kiện cực kỳ quan trọng
của Nhà nớc Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Với những diễn biến hết sức phức
tạp và sự xuất hiện những nhân tố mới trong hơn 50 năm qua, nớc Việt Nam
cũng nh các nớc khác đã có những điều chỉnh cần thiết trong chính sách ngoại
giao của mình, nhng bản Tuyên bố ngày 03 - 10 - 1945 vẫn là định hớng cơ
bản và là nền tảng t tởng của nền ngoại giao hiện đại Việt Nam.


22

Chơng 2.

Ngoại giao Việt Nam góp phần bảo vệ chính quyền
cách mạng (1945 - 1946)
2.1. Bối cảnh lịch sử và chủ trơng đối ngoại của nhà nớc Việt
Nam dân chủ Cộng hòa

2.1.1. Hoàn cảnh quốc tế và thái độ của các nớc lớn đối với Việt Nam
2.1.1.1. Hoàn cảnh quốc tế
Nớc Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời trong bối cảnh quốc tế đang diễn
ra những thay đổi mạnh mẽ và sâu sắc ngay sau khi Chiến tranh Thế giới thứ
hai kết thúc.
Chiến thắng của Hồng Quân Liên Xô và các nớc trong phe đồng minh đã

cứu loài ngời khỏi thảm họa phát xít và đánh dấu một mốc lịch sử quan trọng,
mở đầu những biến đổi to lớn trong cục diện thế giới.
Trong cuộc chiến tranh đó, Liên Xô là nớc xã hội chủ nghĩa duy nhất
tham gia đã giành thắng lợi to lớn trong việc đánh tan hơn 1 triệu quân Quan
Đông của phát xít Nhật và tiêu diệt phát xít Đức ngay tận sào huyệt cuối cùng
của chúng. Bớc ra khỏi chiến tranh, Liên Xô đã thoát khỏi vòng vây của chủ
nghĩa đế quốc và đang lớn mạnh cả về quân sự cũng nh chính trị, nên nhanh
chóng bắt tay vào hàn gắn vết thơng chiến tranh, khôi phục và phát triển kinh
tế để trở thành một cờng quốc lớn mạnh nhất châu Âu.
Với sự giúp đỡ của Liên Xô, một loạt nớc ở châu Âu, châu á đã đợc giải
phóng và thành lập, tách khỏi hệ thống t bản chủ nghĩa, thiết lập chế độ dân chủ
nhân dân nh: các nớc Đông Âu, Triều Tiên, Mông Cổ Hệ thống xã hội chủ nghĩa
trên thế giới dần dần đợc hình thành và trở thành nhân tố quyết định sự phát triển
của xã hội loài ngời. Chính vì vậy, Liên Xô đã trở thành trụ cột của các lực lợng
hòa bình, dân chủ trên thế giới, là chỗ dựa cho nhân dân các nớc thuộc địa đấu
tranh giành độc lập và xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Sự ra đời và phát triển của hệ thống các nớc xã hội chủ nghĩa đã có tác động
tích cực đến phong trào giải phóng dân tộc và phong trào công nhân quốc tế.
Đợc chiến thắng của Liên Xô cổ vũ và tạo điều kiện thuận lợi, phong trào
giải phóng dân tộc ở các nớc thuộc địa và phụ thuộc phát triển mạnh mẽ, đặc biệt
là ở châu á. Nhân dân các nớc Việt Nam, In-đô-nê-xi-a, Trung Quốc, ấn Độ,
Phi-lip-pin, dới sự lãnh đạo của các Đảng Cộng sản và các lực lợng tiến bộ đã
tiến hành đấu tranh chống chủ nghĩa phát xít, chống chủ nghĩa thực dân thống trị
dới mọi hình thức khác nhau để bảo vệ nền độc lập dân tộc. Một số nớc nh Việt


23
Nam, In-đô-nê-xi-a đã tiến hành đấu tranh vũ trang, làm cách mạng thành công
và tuyên bố độc lập. Một số nớc khác lại tiến hành đấu tranh bằng phơng pháp
hòa bình, đòi đế quốc thực dân phải trao trả độc lập nh: Phi-lip-pin, ấn Độ, Paki-xtan, Mi-an-ma ở Cam-pu-chia, tháng 8 năm 1945, chính phủ mới đợc

thành lập. ở Lào, Chính phủ Lào độc lập ra đời ngày 12 - 10 - 1945. ở Trung
Quốc, cuộc nội chiến giữa lực lợng cách mạng do Đảng Cộng sản lãnh đạo với
lực lợng Quốc dân Đảng của Tởng Giới Thạch đang diễn ra quyết liệt và lực lợng
cách mạng đã làm chủ cả một vùng giải phóng ở phần lục địa phía Bắc với gần
100 triệu dân.
Tại các nớc t bản Tây Âu, nền kinh tế, tài chính bị chiến tranh thế giới
tàn phá nặng nề. Trớc tình hình đó, các Chính phủ cầm quyền đã thực hiện
chính sách tăng cờng bóc lột nhân lực, vơ vét của cải các nớc thuộc địa để
phục vụ cho việc khôi phục lại nền kinh tế của chính quốc sau chiến tranh và
chống lại các phong trào đấu tranh đòi quyền độc lập, làm cho các phong trào
đấu tranh của nhân dân lao động, mà nòng cốt là phong trào đấu tranh của giai
cấp công nhân do các Đảng Cộng sản lãnh đạo đòi quyền dân sinh, dân chủ và
hòa bình phát triển rầm rộ. Cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân ở các nớc t
bản những năm sau chiến tranh diễn ra ở nhiều mức độ khác nhau, từ mục tiêu
kinh tế đi vào đấu tranh cho mục tiêu dân chủ đã khiến cho nền kinh tế - chính
trị - xã hội ở những nớc này thêm khó khăn và thờng không ổn định. Sự phát
triển mạnh mẽ và liên tục của các phong trào này trong những năm 1945 1946 đa tới kết quả là một số Đại biểu Cộng sản đã đợc tham gia Chính phủ ở
nhiều nớc Tây Âu.
Với sự ra đời và phát triển của hệ thống các nớc xã hội chủ nghĩa và những
ảnh hởng tích cực của nó đối với phong trào cách mạng thế giới, chủ nghĩa t bản
không còn là một hệ thống duy nhất chi phối nền chính trị toàn cầu. Hậu quả của
Chiến tranh Thế giới lần thứ hai và sự phát triển của phong trào công nhân,
phong trào giải phóng dân tộc đã làm cho nhiều nớc bị suy yếu.
Trong số 6 nớc t bản hùng mạnh nhất trớc chiến tranh, thì Đức, ý, Nhật
đã bị đánh bại, phải mất nhiều thời gian để có thể phục hồi. Nớc Pháp bị kiệt
quệ, nớc Anh bị tàn phá nặng nề. Hệ thống thuộc địa - nơi cung cấp nguyên
vật liệu, lao động rẻ mạt cho nền kinh tế các nớc đế quốc bị tan rã từng mảng
lớn. Sức sản xuất của t bản châu Âu so với trớc chiến tranh thế giới thứ hai bị
giảm sút nghiêm trọng. Riêng Mỹ là nớc thắng trận duy nhất không những



24
không bị chiến tranh tàn phá mà còn giàu lên nhanh chóng trong chiến tranh.
Đế quốc Mỹ đã vợt xa các nớc t bản khác về công nghiệp. Năm 1946, Mỹ
chiếm 62% sản lợng t bản thế giới. Năm 1945, Mỹ chiếm 40% xuất cảng hàng
hóa của các nớc t bản, trở thành nớc cung cấp hàng hóa cho các nớc châu Âu
và là chủ nợ lớn nhất của các nớc này [9; 42]. Mỹ còn có u thế về quân sự,
nắm độc quyền vũ khí nguyên tử. Lợi thế này khiến cho các nớc phải e dè với
Mỹ. Sẵn có lực lợng kinh tế và quân sự lớn mạnh, Mỹ lôi kéo các nớc t bản
tham gia thực hiện chiến lợc toàn cầu với mu đồ làm bá chủ thế giới. Dới
chiêu bài chống Liên Xô và các lực lợng tiến bộ, đế quốc Mỹ đã lợi dụng khó
khăn của các nớc Tây Âu, Nhật Bản để xác lập sự khống chế đối với các nớc
này và toàn bộ thế giới t bản.
Nh vậy, đặc điểm nổi bật của tình hình quốc tế sau Chiến tranh Thế giới thứ
hai kết thúc là sự lớn mạnh của các lực lợng hòa bình, dân tộc và dân chủ trên thế
giới. Bên cạnh Liên Xô - Nhà nớc xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới, một
loạt nớc dân chủ nhân dân ở Đông Âu, ở châu á đã đợc thành lập và sau đó đi
lên chủ nghĩa xã hội, dẫn đến sự hình thành hệ thống xã hội chủ nghĩa. Chủ
nghĩa t bản không còn là một hệ thống duy nhất chi phối nền chính trị toàn cầu
mà đã hình thành hai hệ thống chính trị - xã hội đối lập nhau đó là: hệ thống các
nớc xã hội chủ nghĩa do Liên Xô làm trụ cột và hệ thống các nớc t bản, đế quốc
chủ nghĩa do Mỹ đứng đầu. Hai hệ thống này đã trở thành đối địch và đấu tranh
với nhau một cách gay gắt ngay khi mới hình thành.
Thắng lợi của Hồng Quân Liên Xô cùng với sự ra đời của hệ thống các nớc xã hội chủ nghĩa đã cổ vũ mạnh mẽ phong trào cách mạng thế giới. Phong
trào giải phóng dân tộc, phong trào cộng sản quốc tế và phong trào công nhân
ở các nớc t bản phát triển liên tục, rầm rộ, đẩy chủ nghĩa đế quốc đến bớc suy
yếu nghiêm trọng, góp phần tạo nên những thay đổi cơ bản về một trật tự thế
giới mới sau chiến tranh.
Trật tự thế giới mới đó đã đợc các cờng quốc trong phe đồng minh, trớc
hết và chủ yếu là Liên Xô, Mỹ, Anh thỏa thuận từ rất sớm trong các hội nghị

quốc tế nh: Hội nghị Mat-xcơ-va (10 - 1943), Hội nghị Tê-hê-ran (12 - 1943),
Hội nghị Y-an-ta (2 - 1945), Hội nghị Xan Fran-xi-cô (4-6/1945), Hội nghị
Pot-xđam (7 - 8/1945) giữa 3 cờng quốc Liên Xô, Mỹ, Anh. Trong đó, quan
trọng nhất là Hội nghị Xan Fran-xi-cô với việc thông qua Hiến chơng Liên


25
Hợp Quốc cùng việc thành lập tổ chức Liên Hợp Quốc và đặc biệt là Hội nghị
Y-an-ta với việc hình thành trật tự hai cực Xô - Mỹ.
Cũng sau chiến tranh, những mâu thuẫn vốn có giữa các nớc đồng minh
(Anh, Mỹ, Liên Xô, Pháp, Trung Quốc) mà trong chiến tranh đã tạm thời lắng
xuống vì phải đơng đầu với thảm họa phát xít, nay lại có dịp bùng lên. Mâu
thuẫn về quyền lợi ở các thuộc địa giữa Anh và Pháp, giữa Anh, Pháp với Mỹ,
Tởng; nổi lên trên hết là mâu thuẫn giữa Nhà nớc xã hội chủ nghĩa Liên Xô
với cả hệ thống các nớc t bản chủ nghĩa đứng đầu là Mỹ. Các nớc mà trớc đây
là đồng minh với nhau trong cuộc chiến tranh chống chủ nghĩa phát xít, chủ
nghĩa quân phiệt, nay đã dần dần trở thành thù địch của nhau. Chúng vừa
thống nhất với nhau trong mục tiêu chống Liên Xô và phong trào cách mạng
thế giới, vừa mâu thuẫn gay gắt với nhau trong cuộc tranh giành quyền lợi và
ảnh hởng. Sự cạnh tranh và phối hợp quyền lực giữa các nớc t bản là một nhân
tố quan trọng làm cho cơ cấu quyền lực giữa hai siêu cờng Liên Xô và Mỹ
luôn bị tác động và vận động phức tạp.
Những nét cơ bản của tình hình thế giới nêu trên đã tác động đến hầu hết
các khu vực trên thế giới, đặc biệt là châu á nói chung và Đông Nam nói
riêng; đồng thời, nó cũng chi phối mạnh mẽ đến thái độ của các nớc lớn đối
với vấn đề Đông Dơng.
2.1.1.2. Thái độ của các nớc lớn đối với Việt Nam
Với đế quốc Pháp: Đông Dơng có một vị trí đặc biệt. Vị trí đó đã đợc nhà
sử học Phi-lip Đơ-vi-le khái quát trong nhận xét: Đông Dơng là một bộ phận
đẹp đẽ nhất, giàu có nhất và đông dân c nhất của đế quốc thuộc địa Pháp [17;

14]. Trong nhiều thập kỷ thống trị ở đây, nớc Pháp đã thu đợc nhiều nguồn lợi
lớn nên Chính phủ Pháp rất quan tâm đến khu vực này. Do đó, bất chấp những
sự kiện đang diễn ra ở Đông Dơng, thực dân Pháp quyết tâm khôi phục chế độ
thực dân ở Việt Nam nói riêng và Đông Dơng nói chung. Âm mu đó đã đợc
chuẩn bị rất khẩn trơng cả về chính trị, quân sự và ngoại giao ngay từ khi cuộc
Chiến tranh Thế giới thứ hai cha kết thúc.
Về chính trị: Ngày 08 - 12 - 1943, Chính phủ Đờ-gôn ra một bản tuyên
bố về chính sách của nớc Pháp tự do đối với Đông Dơng, khẳng định quyết
tâm của Pháp sẽ giải phóng Đông Dơng và bảo vệ những quyền lợi của Pháp
ở bán đảo này. Với tuyên bố đó, thực dân Pháp không chỉ nhằm giành lại một
thuộc địa giàu có mà họ buộc phải chia sẻ với phát xít Nhật từ tháng 9 - 1940,


×