Tải bản đầy đủ (.doc) (62 trang)

Nghiên cứu sử dụng trò chơi trong dạy học môn toán ở lớp 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.32 MB, 62 trang )

Trờng Đại học Vinh

Khoa Giáo dục tiểu học
========

Nguyễn Thị Thu Hơng

Nghiên cứu sử dụng trò chơi trong dạy
học môn toán ở lớp 2

Khoá luận tốt nghiệp đại học

Chuyên ngành: tâm lý học

====Vinh, 2006===

1


Trờng Đại học Vinh

Khoa
Giáo
dục tiểu
Lời
cảm
ơnhọc
========

Để hoàn thành đề tài Nghiên cứu sử dụng trò chơi trong dạy học môn
toán ở lớp 2, tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành nhất tới thầy giáo, TS


Nguyễn Bá Minh, ngời đã trực tiếp hớng dẫn tôi trong suốt quá trình hoàn
thành đề tài. Qua đây tôi cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới tập thể giáo viên
khoa Giáo dục Tiểu học - Trờng Đại học Vinh, các thầy cô giáo và học sinh trờng Tiểu học Hng Dũng I đã giúp đỡ tôi trong suốt thời gian qua.
Vì điều kiện thời gian và năng lực nghiên cứu lí luận cũng nh thực tiễn
còn hạn chế nên bản luận văn chắc chắn không thể tránh khỏi những thiếu
sót.Tôi rất mong nhận đợc sự đóng góp ý kiến của các thày cô giáo và bạn bè.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Vinh, tháng 5 năm 2006

Nghiên cứu sử dụng trò
chơi
trong
Sinh viên
thực hiện
Nguyễn
Thị
Thu
dạy học môn toán ở lớp Hơng
2

Lớp 43A1- Khoa Giáo duc Tiểu học
Đại học Vinh

Khoá luận tốt nghiệp đại học

Chuyên ngành: tâm lý học

Giáo viên hớng dẫn: Ts. Nguyễn bá minh
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Thu Hơng
Lớp:

43A1 - Khoa GDTH

====Vinh, 2006===

2


A. MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Một trong những mục tiêu mới và quan trọng của việc dạy học môn
Toán ở tiểu học hiện nay là tích cực giúp học sinh ứng dụng các kiến thức và
kỹ năng về môn toán ( đã được học trong nhà trường) vào giải quyết những
tình huống thường gặp trong đời sống hàng ngày.
Đối với học sinh mà nhất là học sinh tiểu học thì môn Toán là một
môn học khô khan, vì vậy mà để thực hiện được mục tiêu trên thì cần thiết
phải nâng cao hứng thú học tập môn Toán cho các em, giúp các em tự lĩnh hội
tri thức một cách chủ động, tự nhiên. Một trong những giải pháp được đua ra
nhằm giúp cho giờ học Toán được diễn ra nhẹ nhàng, tự nhiên và chất lượng
hơn – đó là giúp trẻ học Toán thông qua các trò chơi. Với phương châm “học
mà chơi, chơi mà học” thông qua trò chơi giúp học sinh dễ hiểu bài, hình
thành kỹ năng giải Toán, đặc biệt nâng cao hứng thú học tập cho các em.
Thực tế hiện nay cho thấy, vì nhiều lí do nên hầu hết giáo viên chưa
thật nhiệt tình trong việc sáng tạo và tổ chức trò chơi trong tiết học nhằm
mang lại hiệu quả mong muốn.
Xuất phát từ thực trạng nêu trên, chúng tôi đã nghiên cứu việc sử dụng
trò chơi trong dạy học môn Toán ở lớp 2 nhằm giúp học sinh nâng cao hứng
thú học tập, từ đó các em có thể lĩnh hội kiến thức một cách nhẹ nhàng, thoải
mái và có chất lượng.
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU


- Hệ thống trò chơi học tập phục vụ cho dạy học phần: chương VI
“Các số trong phạm vi 1000”
- Quy trình xây dựng và tổ chức một số trò chơi trong dạy học môn
toán cho học sinh lớp 2
3. ĐỐI TƯỢNG, KHÁCH THỂ VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

3.1. Đối tượng nghiên cứu
- Quá trình sử dụng trò chơi trong dạy học môn toán ở lớp 2
3


3.2. Khách thể nghiên cứu.
- Qúa trình dạy học Toán ở lớp 2.
3.3.Phạm vi nghiên cứu.
-Xây dựng một hệ thống trò chơi học tập phục vụ cho dạy học phần:
chương VI “các số trong phạm vi 1000”
4. GIẢ THIẾT KHOA HỌC

Việc sử dụng hệ thống trò chơi học tập trong dạy học môn toán ở lớp 2
được tiến hành một cách hợp lý, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý học sinh sẽ
góp phần nâng cao hứng thú và chất lượng học tập cho học sinh
5. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU

5.1. Phân tích và khái quát các tài liệu khoa học có liên quan nhằm làm
rõ về mặt lý thuyết việc sử dụng trò chơi trong dạy học môn toán ở lớp 2
5.2. Nghiên cứu thực trạng sử dụng trò chơi trong dạy học môn toán ở lớp 2
5.3. Đề xuất quy trình xây dựng và tổ chức một số trò chơi trong dạy học
môn toán cho học sinh lớp 2 (chương VI “Các số trong phạm vi 1000”)
6. CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


6.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết
- Nghiên cứu các tài liệu có liên quan đến đề tài nghiên cứu .
6.2. Phương pháp nghiên cøu thực tiễn
Phương pháp điều tra Anket: đối tượng thực hiện là giáo viên và học
sinh.
- Phương pháp phỏng vấn .
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm
- Phương pháp thống kê toán học

4


B. NỘI DUNG
CHƯƠNG I : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN

1.1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Việc sử dụng trò chơi trong dạy học nói chung và dạy học môn toán nói
riêng là một vấn đề đã và đang được nhiều tác giả trong và ngoài nước quan
tâm nghiên cứu. Ở Việt Nam, việc sử dụng trò chơi đã trở nên phổ biến ở một
số môn như: Tự nhiên và xã hội, Đạo đức, Tiếng việt…Đối với môn toán, một
số nghiên cứu của các nhà khoa học đã và đang có nhưng đóng góp giá trị cho
việc tổ chức dạy học bằng trò chơi đối với môn toán ở tiểu học, tiêu biểu như:
+ Đỗ Tiến Đạt: Góp phần đổi mới phương pháp dạy học toán ở Tiểu
học thông qua các bài toán đố vui và trò chơi học tập
+ Đỗ Tiến Đạt, Trần Ngọc Lan, Phạm Thanh Tâm: 100 trò chơi học
toán lớp1.
+ Trần Ngọc Lan: Hệ thống trò chơi củng cố 5 mạch kiến thức Toán ở
Tiểu học.

+ Phạm Đình Thực: 112 trò chơi toán lớp 1 và 2.
Tuy nhiên, các nghiên cứu của họ mới chỉ dừng lại ở việc thiết kế một
số trò chơi trong dạy học môn toán mà chưa có một công trình nào đi sâu vào
nghiên cứu về sử dụng trò chơi trong dạy học chương VI : “Các số trong
phạm vi 1000”
Chính vì vậy, công trình nghiên cứu của chúng tôi tập trung vào nghiên
cứu việc sử dụng trò chơi trong dạy học môn toán ở lớp 2 ( Mà cụ thể ở đây là
nghiên cứu việc sử dụng trò chơi trong dạy học chương VI “Các số trong
phạm vi 1000”).

5


1.1.2. Một số khái niệm cơ bản
1.1.2.1. Khái niệm trò chơi
Trò chơi là một loại hoạt động rất quen thuộc, gần gũi với mọi người.
Tuy vậy, cho đến nay, vẫn chưa có một định nghĩa đầy đủ chính xác về trò
chơi.
Có nhiều cách hiểu xung quanh khái niệm về trò chơi:
- Cách hiểu thứ nhất: Trò chơi là hoạt động vui chơi bày ra để vui chơi,
giải trí.
- Cách hiểu thứ hai: Là hoạt động vui chơi có chứa đựng một chủ đề
nhất định, có những quy định bắt buộc người tham gia chơi phải tuân thủ. Ví
dụ: như trò chơi”bịt mắt bắt dê”, “ đánh cờ”, “nhảy dây”…
Để hiểu rõ khái niệm trò chơi, chúng ta cùng tìm hiểu về hoạt động vui
chơi. Theo nhà tâm lí học Đức Karin Eden Hamman và nhà giáo dục học Đức
Christina Wakhend thì “cũng giống như cuộc sống và tình yêu, vui chơi là
một khái niệm không thể định nghĩa được vì nó là một quá trình, mà đã là một
quá trình thì nó luôn sống động, luôn đổi thay và phát triển”. Còn Huizinga lại
miêu tả như sau:” Vui chơi là một chức năng văn hoá, là một trong những nền

tảng của nền văn minh, có tinh chất toàn cầu và hoà nhập trong cuộc sống của
con người cũng như loài vật. Vì vâỵ, vui chơi là trọng tâm không những cho
trẻ em mà còn cho người lớn và cả xã hội mà ta đang sống”.
Tóm lại, vui chơi là một dạng hoạt động nhằm thoả mãn sở thích, hứng
thú và nhu cầu phát triển thể chất, trí tuệ, ý chí, tình cảm của cá nhân. Cùng
với các hoạt động khác, vui chơi là một dạng hoạt động giải trí, giao lưu xã
hội, đặc biệt là để phát triển tinh thần cộng đồng, trách nhiệm chung, tình
thương yêu đồng loại, qua đó rèn luyện các kĩ năng giao tiếp và hoạt động,
phát triển tình cảm, niềm tin đạo đức, xúc cảm thẩm mỹ của cá nhân. Vui chơi
trong và ngoài nhà trường góp phần hỗ trợ nâng cao chất lượng học tập trong
các giờ chính khoá trên lớp.

6


Qua nghiên cứu, chúng tôi kết luận: Trò chơi là một hoạt động vui chơi
mang một chủ đề, một nội dung nhất định, có quy định luật lệ mà người tự
nguyện tham gia chơi phải tuân thủ theo.
Trò chơi có những đặc trưng cơ bản sau:
- Trò chơi là một loại hình hoạt động sống của con người, cũng như
hoạt động học tập, lao động…
- Trò chơi có chủ đề và nội dung nhất định, có những quy tắc nhất định
mà người tham gia phải tuân thủ.
- Trò chơi vừa mang tính chất vui chơi, giải trí, vừa có ý nghĩa giáo
dưỡng và giáo dục đối với con người.
Chơi là nhu cầu không thể thiếu của trẻ em. Trò chơi làm nên cuộc
sống của trẻ nhỏ. Thông qua trò chơi sẽ giúp trẻ em:
* Nhận thức hiện thực (nội dung trò chơi thường lấy từ cuộc sống).
* Hình thành những ý thức và hình thức nhất định về hành vi.
* Tiếp nhận những quy tắc và quy luật của cuộc sống xã hội (phản ánh

vào trong nội dung của trò chơi).
* Hình thành năng lực quan sát và sự đánh giá có phê phán những hành
vi, cử chỉ của người khác cũng như đặt nền móng cho những niềm tin và thói
quen đạo đức.
* Phát triển trí tuệ và ý chí.
Theo P.A.Rudich, trò chơi cã một số đặc điểm tâm lí tiêu biểu sau:
- Sự sáng tạo tự do và tính tự động của trẻ: Sáng tạo tự do và tự động
không có nghĩa là trong trò chơi không có những nghĩa vụ và nguyên tắc phải
phục tùng. Song sự biểu hiện tự do của hoạt động được bắt đầu, tiếp tục và
kết thúc theo ý muốn riêng, đó là đặc điểm tiêu biểu của trò chơi. “Trò chơi là
trò chơi bởi vì nó tự lập đối với trẻ em”(K.D.Usinxki).
- Tính chất tích cực của hoạt động: A.X.Makarenco cho rằng: “Trong
mỗi một trò chơi tốt, trước hết phải có sự nỗ lực hoạt động có ý nghĩa”.

7


- Tràn đầy cảm xúc. Trong trò chơi, trẻ em rung động với những cảm
xúc rất đa dang: thoả mãn, vui sướng do nhu cầu hoạt động tích cực của bản
thân mình được đap ứng. Các trò chơi còn tạo ra những cảm gíac xã hội: tình
hữu nghị, tình đồng chí, sự hợp tác giúp đỡ lẫn nhau…
Các trò chơi của trẻ em rất đa dạng, nhìn chung có các loại hình sau:
- Trò chơi với đồ vật:
Trẻ thường chơi những vật thể đơn giản ( như với cát, với với các hình
khối, các mảnh gỗ, mảnh nhựa...) hay với những trò chơi, kể cả đồ chơi
chuyển động (ô tô, tàu hoả...) qua đó , chúng có thể: tập nhận biết các đồ vật,
các màu sắc, các vật thể hình học, hình vuông, hình tròn, hình tam giác...
nhằm dần dần tìm hiểu thế giới xung quanh, tập quan sát sự chuyển động của
các trò chơi và suy nghĩ tìm kiếm nguyên nhân của chuyển động đó. Tập xây
dựng và tạo nên những hình khối theo mẫu hoặc theo trí tưởng tượng của

mình.
- Trò chơi theo chủ đề:
Trò chơi theo chủ đề rất đa dạng, phù hợp với cuộc sống muôn hình ,
muôn vẻ xung quanh. Trong các chủ đề đó, các sự kiện xã hội chiếm một vị
trí lớn. Các trò chơi theo chủ đè không chỉ thể hiện sự sao chép hoạt động của
người lớn mà cả sự sáng tạo tự do của trẻ con, đồng thời chúng giúp trẻ nhận
thức cuộc sống tốt hơn, giúp trẻ có khả năng quan sát và tính tích cực sáng tạo
của mình.
- Trò chơi vận động :
Trò chơi vận động là trò chơi mà trẻ rất yêu thích. Trò chơi này được
tiến hành theo quy tắc, sử dụng đồ vật, có thể kèm hát nhạc.
Ví dụ: Trò chơi kết bạn, trò chơi đèn hiệu...
- Trò chơi học tập :
Trò chơi học tập là một trong những phương tiện giáo dục trí tuệ cho
trẻ em, được sử dụng nhiều trong dạy học Tiểu học. Đối với học sinh lớp
1,2,3 trò chơi học tập thường có nội dung đơn giản với yêu cầu thấp, vừa sức.
8


i vi hc sinh lp 4,5 thỡ trũ chi hc tp cú yờu cu cao hn vi ni dung
phc tp hn.
- Trũ chi trớ tu.
õy ch l s phõn loi cú tớnh tng i bi trờn thc t cú nhng loi
trũ chi hn hp, tng hp ca hai hoc ca nhiu loi trũ chi trờn.
Theo PGS.PTS Bùi Văn Huệ thì cho rằng ở Tiểu học có các loa trò chơi
sau:
- Trò chơi có tác dụng bồi bổ sức khoẻ là chính: Kéo co, đu bay, leo núi,
bơi thuyền, các trò khổ luyện mở mắt lâu không chớp, đứng im lâu không
động đậy.
- Trò chơi rèn luyện sự khéo léơ nh đánh đáo, đánh quay, các trò chơi

tung hứng, thả diều, ú tìm, đi cà kheo, thả vòng cổ chai, đi xe đạp chậm .
- Trò chơi rèn luyện trí tuệ : Câu đố, gấp giấy thành đồ vật, cờ tớng, cờ
quốc tế, chơi ô ăn quan, chơi tú lơ khơ
- Trò chơi rèn luyện tính cách : Cờ tớng, bóng chuyền, úng kịch
Tuỳ từng hoàn cảnh từng nơi, có thể tổ chức cho các em vui chơi hợp lý.
Vỡ vy, cú th núi rng, qua trũ chi, tr em dn dn phỏt trin c v th
cht ln trớ tu. A.X.Makarenco cho rng: Tr em trong trũ chi nh th no
thỡ phn ln nú s nh vy trong cụng vic khi nú ln lờn. Trũ chi tr thnh
mt hot ng sng khụng th thiu c i vi a tr.
1.1.2.2. Cu trỳc ca trũ chi
Trũ chi c cu thnh bi nhng yu t sau :
- Ct trũ
- trũ
- Lut trũ
- Thng pht
* Ct trũ:
Chi l con ng quan trng giỳp tr nhn thc th gii, va l
phng tin gúp phn phỏt trin trớ tu ca tr Tiu hc. Cỏc loi hỡnh, cỏc trũ
chi khavs nhau u mang n cho tr nhng tri thc, s hiu bit khỏc nhau.
Trũ chi no cng cú tỏc dng rốn luyn nhiu mt, trong cú nhng mt
9


chủ yếu, nổi bật gọi là côt trò. Đây là cái”nút” là cái” mâu thuẫn” chính của
mọi vấn đề cần giải quyêt trong quá trình chơi.Vượt được những khó khăn
của cái “nút” tức là đạt được mục đích của trò chơi và yêu cầu của sự rèn
luyện . Chính cái “nút” ấy tạo nên sự lôi cuốn, hấp dẫn của trò chơi, khơi gợi
tính tò mò , lòng tự tin và thúc đẩy các em phối hợp hành động để giải quyết
một cách tích cực thoải mái và tự nguyện.
Cốt trò có tác dụng rèn luyện trí nhớ, khả năng phán đoán, cốt trò chơi

còn rèn luyện sự khéo léo, rèn luyện tính phản xạ...Việc xác định và chọn cốt
trò giúp cho người hướng dẫn chọn” trúng “ trò chơi phục vụ đối tượng.
Ví dụ: Trong trò chơi “Đố vui” thì cốt trò là vấn đề học sinh giải được
một cách đúng, chính xác và nhanh các câu đố; hay trong trò chơi “ xúc xắc”
thì cốt trò là ai sẽ nói được đúng và nhanh tổng số quân mà bạn gieo xuống…
Giải được một bài toán khó, một câu đố thông minh… đó là những việc làm
giúp “gỡ” đựơc cái “nút” của trò chơi đó chính là cốt trò.
* Đề trò:
Là hình thức thể hiện trò chơi, đây là câu chuyện để dẫn vào trò chơi,
có tình huống... có tác dụng làm cho việc thu hút, lôi cuốn, cổ vũ trò chơi sôi
nổi hơn, hứng thú hơn đối với người chơi và càng thúc đẩy thêm nhiệt tình
của người chơi làm phát triển thêm trí tưởng tượng của người chơi. Nhưng đề
trò không thể thay thế được tính hấp dẫn của”nút” tuy rằng rất cần. Khả năng
nhập cuôc nhanh hay chậm phụ thuộc vào khả năng của người hướng dẫn.
Tuy nhiên đề trò phải được trình bày theo đúng quan điểm, đường lối giáo
dục mới có tính thời sự, có tính khoa học, đảm bảo sự chú ý, tập trung khơi
gợi tính tò mò, trí tưởng tượng để làm sao khi các em được sống như thật với
nhân vật và khung cảnh của đề trò. Tránh những đề trò chung chung về mặt tư
tưởng hoặc là những đề trò quá cổ không còn thích hợp nữa.
* Luật trò:

10


Đây chính là những quy định mà bất lỳ ai tham gia đều phải tuân theo
đảm bảo cho cuộc chơi công bằng, an toàn, chu đáo và đem lại kết quả giáo
dục mong muốn.
Luật chơi nêu lên những điều kiện mà người chơi bắt buộc phải tuân
theo trong quá trình giải quyết” mâu thuẫn”. Người chơi phải tôn trọng luật
chơi nếu không luật chơi sẽ không có tác dụng.

Khi tiến hành chơi luật chơi buộc những ngưòi chơi phải tự nén, tự
kiềm chế, có ý thức tổ chức kỷ luật tốt. Đôi khi luật chơi còn vận dụng những
kiến thức chuyên môn đã học làm cho người chơi bắt buộc phải củng cố
những kiến thức đó một cách thích thú và tự giác.
Ví dụ: Đối với trò chơi: “Bịt mắt bắt dê” thì luật trò là một học sinh bịt
mắt phải tìm bằng được để thay thế mình, nếu học sinh nào mở mắt khi đang
bịt là vi phạm luật chơi, học sinh nào không mở mắt mà tìm được nhanh đối
tượng đó phải thay thế người bịt mắt.
* Thưỏng phạt:
Mỗi trò chơi khi kết thúc bao giờ cũng có kẻ thắng người thua và hình
thức thưởng phạt đóng vai trò vô cùng quan trọng. Thưởng phạt nhằm khích
lệ người chơi cố gắng hơn và nhanh chónh tìm mọi biện pháp giành kết quả
cao nhất về mình.M uốn trò chơi thêm phần hấp dẫn, lôi cuốn phải có sự
thướng phạt phân minh mà người chơi chấp hành hết sức vui vẻ tự nguyện.
Các đôi, các tập thể và cá nhân chơi tốt, chơi đúng luật cần được phát huy
khen thưởng.
Trong trò chơi, thưởng và phạt tính tượng trưng, đơn giản, vui vẻ,
mang tính chất động viên tinh thần. Người chơi được khen thưởng không kiêu
căng tự mãn, người bị phạt thì vui vẻ tự nguyện chịu phạt, không ganh đua, tự
ái, gây căng thẳng mất đoàn kết.
Việc thưởng phạt cũng phải tế nhị, làm sao người bị phạt vẫn tiếp tục
chơi, đôi khi phải được chơi nhiều hơn đẻ về sau đỡ phạm lỗi. Hình thức phạt
phải nhẹ nhàng, không làm mất lòng, không làm chạm lòng tự ái của học
11


sinh.Có thể có những hình phat như: đứng nghiêm hát một bài,nhảy lò cò một
vòng, đọc thơ...
Ví dụ: Có thể có những hình thức khen thưởng như: tuyên dương, khen
ngợi, cho điểm cao…

Trong trò chơi, trẻ em có cơ hội thể hiện được sự sáng tạo và tính chủ
động cao của bản thân. Tuy nhiên, sự sáng tạo tự do và tính chủ động không
có nghĩa là học sinh được quyền phá vỡ những luật lệ, quy tắc đã đặt ra mà ở
đây sự sáng tạo có nghĩa là học sinh sẽ có những cách thể hiện riêng, sinh
động, sáng tạo trong quá trình tham gia chơi. Đó là đặc điểm cơ bản của trò
chơi.
Trò chơi của học sinh tiểu học rất đa dạng và phong phú do chúng gắn
với các cách thức hoạt động đa dạng của học sinh.
1.1.2.3. Khái niệm trò chơi học tập
Trò chơi học tập là một loại trò chơi đặc biệt, có một số yêu cầu khác
các trò chơi thông thường. Trò chơi học tập la môt trong những phương tiên
giáo dục cho trẻ em.
- Mục đích của trò chơi học tập: Trò chơi học tâp không chỉ nhằm giải
trí mà còn nhằm góp phần củng cố tri thức, kỹ năng học tập cho học sinh.
Giữa hai mục đích trên cần coi trọng mục đích thứ hai hơn. Viêc sử dụng trò
chơi học tập trong quá trình dạy học của nhà trường nhằm làm cho việc tiếp
thu tri thức, rèn luyện kỹ năng bớt đi vẻ khô khan, có thêm sự sinh động, hấp
dẫn, do đó mà hiệu quả học tập của học sinh tăng lên.
- Nội dung của trò chơi học tập: Trò chơi phải gắn với các tri thức và
kỹ năng của một môn học hoặc một lĩnh vực tri thức, kỹ năng nào đó. Nói
cách khác, khi sáng tạo ra các trò chơi học tập, người giáo viên dựa vào các
kiến thức và kỹ năng của Tiếng việt, Toán hay Đạo đức… cần củng cố, rèn
luyện cho học sinh để xây dựng thành nội dung các trò chơi.

12


- Luật của trò chơi học tập: Trò chơi học tập cần có luật chơi rõ ràng,
đơn giản, dễ hiểu, dễ nhớ, dễ thực hiện, không đòi hỏi thời gian dài cho viêc
huấn luyện.

Như vậy trò chơi học tập có những đặc trưng cơ bản sau:
- Được sử dụng đẻ tổ chức dạy học.
- Tạo hứng thú học tập, khả năng hợp tác trong học tập.
- Phát triển khả năng tri giác và vận động.
- Chính xác hoá nhưng hiểu biết về các sự vật và hiện tượng xung
quanh.
- Phát triển trí thông minh, sự nhanh trí, năng lực ngôn ngữ.
Đối với học sinh tiểu học, trò chơi học tập thương có nội dung đơn giản
với yêu cầu thấp, vừa sức. Tính phức tạp của trò chơi sẽ đươc nâng dần từ lớp
thấp đến lớp cao và càng lên cao càng thiên về trí tuệ.
Theo quan điểm của tác giả Đỗ Tiến Đạt thì “Trò chơi học tập là hoạt
động đươc tổ chức có tính chât vui chơi, giải trí, thông qua đó học sinh có
điều kiện “học mà vui - vui mà học”. Trò chơi mang sắc thái tình cảm, đi kèm
cảm giác thoả mãn. Khi chơi trẻ tưởng tượng và suy ngẫm, thử nghiệm các
tình huống, học cách lập luận để đạt kết quả. Do đó khía cạnh “khô khan” của
vấn đề Toán học được giảm nhẹ và ghi nhớ của trẻ trở nên vững chắc hơn”.
Theo tác giả Trần Thị Ngọc Trâm cho rằng: “Trò chơi học tập là một
trong những phương tiện có hiệu quả để phát triển các năng lực trí tuệ, trong
đó khả năng khái quát hoá là một năng lực đăc biệt của con người”.
Tóm lại, trò chơi học tập là trò chơi được tổ chức nhằm đạt được mục
tiêu giáo dục. Qua trò chơi học tập sẽ giúp học sinh nắm chắc, nhanh, sâu nội
dung bài học, đồng thời trò chơi học tập giúp học sinh phát triển trí thông
minh, sáng tạo trong học tập, hình thành dần ý thức độc lập.
1.1.2.4. Khái niệm trò chơi Toán học
Hiên nay ở Tiểu học, trò chơi học tập có thể được tổ chức cho tất cả các
môn học, trong đó có môn Toán.Trò chơi học tập sử dụng trong dạy hoc môn
13


Toán cho hoc sinh Tiểu học rất đa dạng và phong phú. Mỗi mạch kiến thức có

những trò chơi khác nhau, mỗi chủ đề học tập có những dạng trò chơi khác
nhau.
Theo tác giả Phạm Đình Thực thì: "Trò chơi Toán học là trò chơi, trong
đó có chứa một số yếu tố Toán học nào đó. Trò chơi có thể phân loại theo số
người tham gia trò chơi: Trò chơi tập thể, trò chơi cá nhân; có thể là trò chơi
vận động hoăc trò chơi trí tuệ; cũng có thể kết hợp vận động với trí tuệ”.
Trong nhà trường Tiểu học, trò chơi Toán học có thể tổ chức như một hoạt
động dạy học.
Giúp trẻ học Toán qua các trò chơi là một trong những hướng đổi mới
phương pháp dạy Toán ở Tiểu học.
* Xét về mục đích dạy học nói chung, trò chơi Toán học có thể là:
- Trò chơi nhằm dẫn dắt, hình thành tri thưc mới.
- Trò chơi nhằm củng cố kiến thức, luyện tập kỹ năng.
- Trò chơi nhằm ôn tập, rèn luyện tư duy trong giờ học ngoại khoá.
* Phân loại theo mạch kiến thức của Toán học Tiểu học, ta có thể nói
tới:
- Trò chơi về tính toán.
- Trò chơi về vẽ hình, đếm hình,cắt, ghép hình…
- Trò chơi về giải toán, giải đố,..
- Trò chơi về đo lường.
- Trò chơi về rèn luyện trí thông minh.
Như vậy,Trò chơi Toán học là trò chơi, trong đó có chứa các yếu tố
Toán học (số học, hình học, đo lường, thống kê, giải toán có lời văn) và được
tổ chức ở một thời điểm nào đó của tiết học (®Çu tiết, giữa tiết, cuối tiết, trong
giờ luyện tập, giờ ngoại khoá…) nhằm các mục đích: dẫn dắt hình thành kiến
thức mới; củng cố khái niệm; luyện tập; ôn tập các tri thức đã được hình
thành, từ đó mà nâng cao hứng thú học tập môn Toán cho học sinh, giúp học
sinh có thể “Học mà chơi – chơi mà học”.
14



1.1.3. Đặc điểm tâm lý của học sinh Tiểu học
Muốn tổ chức trß ch¬i häc tËp có hiệu quả, việc nắm vững mục tiêu
giáo dục là hết sức cần thiết vì đó cũng chính là mục tiêu của việc tổ chức
hoạt động vui chơi. Song bên cạnh đó, để nâng cao chất lượng viêc tổ chức
trò chơi cho học sinh Tiểu học cần phải hiểu một số đặc điểm tâm lý của trẻ ở
lứa tuổi này. Đặc điểm tâm lý của trẻ vừa là cơ sơ khoa học của viêc xác định
mục tiêu, nội dung của trò chơi, vừa là điều kiện để lựa chọn phương pháp và
hình thức tổ chức hoạt động vui chơi.
1.1.3.1. Häc sinh tiÓu häc thiếu hiểu biết về mọi mặt, nhất là thực tế
cuộc sống.
- Một số người tưởng trẻ em cũng hiểu biết như người lớn nên không
giải thích cặn kẽ hoặc diễn đạt một sự vật nào đó quá phức tạp, quá khó làm
cho các em không hiểu được.
- Nhiều người (cha mẹ, ông bà, thầy cô giáo…) thì lại cho rằng trẻ em
không biết gì và sử dụng những biện pháp giáo dục sai lầm: áp đặt, nuông
chiều quá đáng, cấm đoán, coi thường, đánh mắng hoặc làm thay trẻ mọi việc.
- Có nhiều người chịu ảnh hưởng của quan điểm “tự nhiên tự do” nên
để mặc trẻ tự học lấy trong cuộc sống và “chúng sẽ trưởng thành”. Họ cho
rằng “quẳng xuống nước tự khắc biết bơi”…
- Tâm lý học hành vi coi trẻ hoàn toàn không hiểu biết nên chỉ rèn
luyện cho chúng hành vi cụ thể. Họ quên rằng trẻ có ý thức, có tư duy, có chút
kinh nghiệm sống nên cần khai thác vốn sống của các em và khi tổ chức trò
chơi cần kết hợp hoạt động nhận thức của trẻ em với việc rèn luyện hành vi
thói quen cho trẻ. Hãy coi trẻ là một con người, một công dân tương lai, một
chủ thể của chính sự phát triển nhân cách của chúng.

15



1.1.3.2. Hoc sinh tiểu học hay tò mò, thích khám phá, giàu tưởng
tượng và có ước mơ, hoài bão lớn.
Thích tìm hiểu và khám phá cái mới lạ trong thế giới tự nhiên xung
quanh và các hiện tượng xã hội là một đặc điểm tâm lý ở trẻ Tiểu học. Các em
thường hỏi nhưng câu hỏi như: tại sao lại có ngày và đêm, tại sao có mưa…
Đăc điểm này vừa thể hiện mặt tích cực, vừa thể hiện sự hạn chế về mặt
tâm lý. Cần khai thác mặt tích cực để phát triển hoài bão, ước mơ của trẻ,
hướng các em tới cái đẹp, cái cao thượng, đồng thời biết ngăn ngừa tính liều
lĩnh, sự thiếu thận trọng của các em.
1.1.3.3. Tính thiếu kiên trì bền bỉ của học sinh tiểu học
Đặc điểm này một phần là do cơ thể chúng chưa hoàn thiện các chức
năng sinh lý, mặt khác các em còn thiếu hiểu biết, thiếu kinh nghiệm sống nên
chưa tìm được giải pháp có hiệu quả để giải quyết các mâu thuẫn trong cuộc
sống.
Nhận thức xã hội chưa sâu sắc nên chưa có động lực bên trong để hoạt
động. Học tập và hoạt động đều xuất phát từ hứng thú, cảm tính là chủ yếu,
chưa phải nhận thức lý tính.
Tuy nhiên, các em dễ hưng phấn nhưng cũng dễ chán nản. Khi được
khích lệ, các em dễ bị kích động, dễ hưng phấn, xuất hiện những biểu hiện
nhiệt tình, say sưa…Khi gặp thất bại, rủi ro…các em dễ chán nản, mất lòng
tin, bi quan…Tính “cả thèm chóng chán” này là một đặc điểm rất đáng lưu
tâm khi tổ chức và tiến hành các hoạt động giáo dục,vui chơi cho trẻ.
- Trẻ giàu cảm xúc, cả tin, dễ chia sẻ với bạn bè và người mình tin yêu.
- Trẻ hiếu động, thích các hoạt động vui chơi, giải trí…
1.1.3.4. Đặc điểm nhận thức, tư duy của học sinh tiểu học
- Tư duy trực quan, cô thÓ chiếm ưu thế. Tư duy trừu tượng còn hạn
chế.
- Chưa có năng lực tập trung chú ý lâu dài.
- Trí nhớ máy móc, h×nh ¶nh chiÕm u thÕ.
16



- Mọi biểu hiện tâm lý ở trẻ chưa ổn định, bền vững dễ bị dao động
theo sự tác động của môi trường sống. Vì vậy, trong quá trình tổ chức hoạt
động giáo dục ở gia đình, nhà trường, sao nhi đồng, đội thiêu niên…cần tạo ra
môi trường tốt để những nhân tố tích cực có điều kiện phát triển đúng hướng
và trở nên bền vững theo quy luật của quá trình phát triển nhân cách.
Giáo dục nói chung và tổ chức trò chơi nói riêng là quá trình tổ chúc
hoạt động để khai thác mọi tiềm năng, điều kiện xã hội, tạo ra môi trường
không gian, thời gian thuận lợi nhất mà trong đó mỗi cá nhân có thể sống và
hoạt động đồng thời có thể bộc lộ được tiềm năng (tâm lực, trí lực) cũng như
nhu cầu của cá nhân để phát triển nhân cách theo định hướng xã hội hoá tiềm
năng.
1.1.4. Ch¬ng tr×nh vµ s¸ch gi¸o khoa m«n to¸n líp 2
1.1.4.1. Số học
a) Phép cộng và phép trừ có nhớ trong phạm vi 100:
- Giới thiệu tên gọi thành phần và kết quả của phép cộng (số hạng,
tổng), phép trừ (số bị trừ, hiệu).
- Bảng cộng và bảng trừ trong phạm vi 20.
- Phép cộng và phép trừ không nhớ hoặc có nhớ một lần tronng phạm
vi 1000.Tính nhẩm và kết quả.
- Tính giá trị biểu thức số có đến 2 dấu phép tính cộng,trừ.
- Giải bài tập dạng: "Tìm x, biết:a + x= b , x-a= b, a- x = b,(với a, b là
các số có đến 2 chữ số)", bằng sử dụng mối quan hệ giữa thành phần và kết
quả phép tính.
b) Các số đến 1000. Phép cộng và phép trừ không nhớ trong phạm vi
1000.
- Đọc, viết, so sánh các số có 3 chữ số. Giới thiệu hàng đơn vị hàng
chục,hàng trăm.
- Phép cộng các số có đến ba chữ số, tổng không quá 1000, không nhớ.

Tính nhẩm và tính viết.
17


- Phép trừ các số có đến ba chữ số, không nhớ.
- Tính giá trị các biểu thức số có đến hai dấu phép tính cộng, trừ không
có dấu ngoặc.
c) Phép nhân và phép chia.
- Giới thiệu khái niệm ban đầu về phép nhân: giới thiệu thừa số và tích.
- Giới thiệu khái niệm ban đầu về số bị chia: giới thiệu về số bị chia, số
chia, thương.
- Lập bảng nhân 2, 3, 4 ,5 có tích không quá 50.
- Lập bảng chia 2, 3, 4 , 5 có số bị chia không quá 50.
- Nhân với 1 và chia cho 1.
- Nhân với 0
- Số bị chia là 0. Không thể chia cho 0.
- Nhân chia nhẩm trong phạm vi các bảng tính.
- Tính giá trị biểu thức số có đến hai dấu phép tính cộng, trừ hoặc nhân,
chia.
- Giải bài tập dạng: "Tìm x, biết: a + x = b; x : a = b (với a là số có một
chữ số, khác 0).
- Giới thiệu các phần bằng nhau của đơn vị (dạng 1/n, với n là các số tự
nhiên khác 0 và không quá 5).
1.1.4.2. Đại lượng và đo đại lượng
- Giới thiệu đơn vị đo dộ dài: Đề-xi-mét, Ki-lô-mét, Mi-li-mét. Đọc
viết các số đo độ dài theo đơn vị đã học.
- Tập chuyển đổi các đơn vị đo độ dài, thực hiện phép tính với số đo dộ
dài.
- Tạp đo và ước lượng độ dài.
- Giới thiệu về lít. Đọc, viết, làm tính với các số đo theo đơn vị lít.

- Tập đong, đo, ước lượng theo lit.
- Giới thiệu đơn vị đo khối lượng ki-lô-gam. Đọc, viết, làm tính với các
số đo theo đơn vị ki-lô-gam.
18


- Tạp cân và ước lượng theo ki-lô-gam.
- Giới thiệu đơn vị đo thời gian: giờ, tháng. Thực hành đọc lịch, đọc
đúng giờ trên đồng hồ và đọc giờ khi kim phút chỉ vào số 3, 6.
- Giới thiệu tiền Việt Nam.
1.1.4.3. Yếu tố hình học
- Giới thiệu về đường thẳng. Ba điểm thẳng hàng.
- Giới thiêu vế đường gấp khúc. Tính độ dài đường gấp khúc.
- Giới thiệu hình chữ nhật, hình tứ giác.
- Giới thiệu khái niệm ban đầu về chu vi một hình đơn giản. Tính chu
vi hình tam giác, chu vi hình tứ giác.
1.1.4.4. Giải bài toán
Giải các bài toán đơn về phép cộng và phép trừ, về phép nhân và phép
chia.
1.2. C¬ së thùc tiÔn cña viÖc sö dông trê ch¬i trong d¹y häc
m«n to¸n ë líp 2

Để tìm hiểu thực trạng nhận thức và tổ chức trò chơi của giáo viên Tiểu
học trong day học môn Toán ở lớp 2, trong đề tài nay chúng tôi đã sử dụng
phiếu điều tra và phỏng vấn để thu thập số liệu.
Đối tượng điều tra, phỏng vấn của chúng tôi là cán bộ quản lý và giáo
viên một số trường Tiểu học trên địa bàn Thành phố Vinh (Cửa Nam, Lê
Mao, Lê Lợi, Hưng Dũng 1). Chúng tôi phát ra 35 phiếu và thu về 35 phiếu.
1.2.1. Nhận thức của giáo viên Tiêu học về sự cần thiết đưa trò chơi
vào trong dạy học môn Toán ở lớp 2

1.2.1.1. Nhận thức của giáo viên về sự cần thiết đưa trò chơi vào
trong dạy hoc môn toán ở lớp 2
Chúng tôi đã sử dụng phiếu điều tra đối với 35 giáo viên đang giảng
dạy tại lớp 2 tại các trường Tiểu học (Cửa Nam, Lê Mao, Lê Lợi, Hưng Dũng
1) và thu được kết quả như sau:
Bảng 1: Nhận thức của giáo viên về sự cần thiết phai đưa trò chơi vào trong
dạy học môn Toán ở lớp 2.
19


TT

Các mức độ nhận thức của giáo viên

Số phiếu

Tỉ lệ(%)

1

Rất cần thiết

9

25,7%

2

Cần thiết


18

51,4%

3

Không cần thiết

8

22,9%

Phân tích kết quả điều tra cho thấy:
Số giáo viên lớp 2 cho rằng: "cần thiết" phải đưa trò chơi vào trong dạy
học môn Toán là tương đối cao (chiếm tỉ lệ 51,4%), trong đó số giáo viên cho
rằng “không cần thiêt” vẫn chiếm môt tỉ lệ đáng chú ý (22,9%) còn số ý kiến
cho rằng”rất cần thiết” chiếm tỉ lệ là 25,7%.
Qua kết quả trên chúng tôi kết luận: đa số giáo viên Tiểu học đã nhận
thấy đưoc sự cần thiết phải đưa trò chơi vào trong dạy học môn Toán ở lớp 2,
tuy nhiên số giáo viên nhận thức đúng là chưa cao.
Để tìm hiểu nhận thức của giáo viên về lý do của sự cần thiết phải đưa
trò chơi vào trong dạy học môn toán ở lớp 2, chúng tôi đã tiến hành phỏng
vấn cán bộ quản lý và một số giáo viên cốt cán đang dạy lớp 2 và thu được
kết quả như sau:
Đa số giáo viên đều cho rằng sử dụng trò chơi trong dạy học môn toán
ở lớp 2 là cần thiết bởi ý nghĩa thiết thực của trò chơi Toán học mang lại. Hơn
nữa, hiện nay ở các trường Tiểu học đều thực hiện chương trình bán trú (dạy
học 2 buổi/ ngày) nên gặp khó khăn trong viêc sắp xếp lịch học (lịch học buổi
chiều của học sinh chủ yếu là các tiết Tự học, Luyện toán), chương trình học
kéo dài cả ngày dễ tạo sự mệt mỏi cho học sinh. Chính vì vậy việc đưa trò

chơi vào trong dạy học nói chung và trong dạy học môn toán ở Tiểu học nói
riêng là cần thiết để tạo thuận lợi cho chương trình dạy học 2 buổi/ ngày, giúp
mang lại trạng thái thoải mái cho học sinh trong quá trình học tập, nhờ đó mà
nâng cao chất lượng dạy học trong nhà trường Tiểu học.

20


1.2.1.2. Nhận thức của giáo viên Tiểu học về ý nghĩa của việc tổ
chức trò chơi trong dạy học môn Toán ở lớp 2
Qua phỏng vấn cán bộ quản lý và một số giáo viên chủ chốt đang giang
dạy lớp 2 tai môt số trường Tiểu học về ý nghĩa của viêc sử dụng trò chơi
trong dạy học môn Toán ở lớp 2 chúng tôi thu đươc kết quả như sau:
- Kích thích hứng thú học tập của học sinh.
- Tạo không khí học tập sôi nổi, hào hứng.
- Gìơ học sinh động hơn, sôi nổi hơn.
- Từ kết quả phỏng vấn trên chúng tôi đã thiết kế phiếu điều tra các
giáo viên Tiểu học đang dạy lớp 2 về ý nghĩa của việc tổ chức trò chơi trong
dạy học môn Toán ở lớp 2.
Bảng 2: Nhận thức của giáo viên về ý nghĩa của trò chơi trong dạy học môn
Toán ở lớp 2.
TT Ý nghĩa của việc tổ chức trò chơi
Số phiếu
1 Kích thích hứng thú học tập của học sinh
25
2 Nâng cao khả năng hơp tác trong học tập
10

Tỉ lệ(%)
71,42%

28,57%

3

của học sinh
Kích thích tính sáng tạo và độc lập suy

5

14,28%

4

nghĩ của học sinh
Gìơ học sinh động hơn, sôi nổi hơn.

27

77,14%

Phân tích kết quả điều tra cho thấy:
+Số giáo viên cho rằng, tổ chức trò chơi trong dạy học môn Toán ở lớp
2 sẽ “Kích thích hứng thú học tập của học sinh” và giúp học sinh “Học ma
chơi - chơi mà học” chiếm tỉ lệ khá cao (tương ứng là 71,42% và 77,14%)
+ Trong đó số giáo viên cho rằng: ý nghĩa "Nâng cao khả năng hợp tác
trong học tập của học sinh" và "Kích thích tính sáng tạo và độc lập suy nghĩ
của học sinh” còn chiếm tỉ lệ ít (chỉ có 28,57% và 14,28%).
Qua kết quả phỏng vấn và điều tra giáo viên cho thấy: số giáo viên
nhận thức đúng về ý nghĩa của trò chơi còn hạn chế.


21


1.2.1.3. Nhận thức của giáo viên Tiểu học về những thuận lợi và khó
khăn của việc tổ chức trò chơi trong dạy học môn toán ở lớp 2
Để tìm hiểu về vấn đề này chúng tôi đã tiến hanh phỏng vấn cán bộ
quản lý và giáo viên dạy lớp 2 ở một số trường Tiểu học và thu được kết quả
như sau:
- Những thuận lợi khi tổ chức trò chơi trong dạy học môn Toán ở lớp 2:
+ Phù hợp với đặc điểm tâm lý lứa tuổi học sinh.
+ Học sinh hứng thú học tập, giờ học sinh động.
- Những khó khăn gặp phải khi tổ chức trò chơi trong dạy học môn
Toán ở lớp 2:
+ Mất nhiều thời gian lựa chọn, xây dựng trò chơi.
+ Dễ gây ồn ào, ảnh hưởng đến các lớp học bên cạnh.
+ Kiến thức và kỹ năng tổ chức trò chơi của nhiều giáo viên còn hạn
chế.
+ Cơ sở vật chất của nhà trường chưa đáp ứng được yêu cầu cần thiết
để tổ chức trò chơi trong dạy học ở trường Tiểu học: phòng học chưa đủ rộng,
đồ dùng, thiết bị để tổ chức trò chơi còn hạn chế…
Phân tích kết quả phỏng vấn chúng tôi nhận thấy: đa số các giáo viên
Tiểu học đều cho rằng viêc tổ chức trò chơi trong dạy học môn toán ở lớp 2 là
phù hợp với đặc điểm tâm lý lứa tuổi của học sinh, tạo hứng thú học tập và
làm cho giờ học sinh động - đó là thuận lợi để tổ chức trò chơi trong dạy học
môn toán ở lớp 2.
Tuy nhiên hầu hết giáo viên đều nêu lên khó khăn khi tổ chức trò chơi,
đó là: mất nhiều thời gian lựa chọn ,xây dựng trò chơi và dễ gây ồn ào, ảnh
hưởng đến các lớp học bên cạnh. Bên cạnh đó còn có yếu tố khách quan là cơ
sở vật chất của nhà trường chưa đáp ứng được yêu cầu đối với việc tổ chức
trò chơi.


22


Điều đó chứng tỏ, còn nhiều giáo viên chưa có kiến thức và kỹ năng tổ
chức trò chơi cho học sinh, vẫn còn nhiều giáo viên có cái nhìn hạn chế về
vấn để tỏ chức trò chơi trong dạy học môn toán của lớp 2.
Trong khi đó, qua thực tế điều tra chúng tôi nhận thấy: các trường tiểu
học hiện nay đều thực hiện dạy học 2 buổi/ngày, đây là một yếu tố thuận lợi
trong việc tổ chức trò chơi cho học sinh, giúp học sinh tránh được sự mệt mỏi,
chán nản do thời gian học kéo dài cả ngày. Nếu tổ chức trò chơi một cách hợp
lý sẽ tạo thuận lợi cho việc sắp xếp lịch học 2 buổi/ngày
1.2.2. Thực trạng sử dụng trò chơi trong dạy học môn toán ở lớp 2
Qua phỏng vấn cán bộ quản lí và một số giáo viên chủ chốt dạy học lớp
2 tai một số trường tiểu học chúng tôi thu được kết quả như sau: Hầu hết các
giáo viên rất ít tổ chức trò chơi trong dạy học toán, chỉ thỉnh thoảng sử dụng
khi có người dự giờ. Các giáo viên hiện nay rất ngại tổ chức trò chơi trong
quá trình dạy học, chính tâm lý đó mà hiệu quả của trò chơi học tập mang lại
chưa cao, mục đích cung cấp kiến thức, rèn luyện kỹ năng chưa được chú
trọng.
Từ kết quả trên chúng tôi thiết kế phiếu điều tra về mức độ thường
xuyên tổ chức trò chơi cho học sinh của giáo viên tiểu học trong dạy học môn
toán ở lớp 2.
Bảng 3: Mức độ thường xuyên tổ chức trò chơi cho học sinh của giáo viên
dạy học trong môn toán ở lớp 2.
TT
1
2
3
4

5

Mức độ sử dụng trò chơi
Thưêng xuyên
Không thường xuyên
Không tổ chức
Tổ chức có hiệu quả
Tổ chức không mang lại hiệu quả

Số phiếu
5
18
3
5
4

Tỉ lệ (%)
14,28%
51,42%
8,6%
14,28%
11,42%

Nhìn vào bảng trên ta thấy:
Việc tổ chức trò chơi trong dạy học môn toán ở lớp 2 hiện nay vẫn
được sử dụng trong dạy học nhưng mức độ thường xuyên là chưa cao
23


(14,28%). Hầu hết các trò chơi tổ chức chưa theo một quy trình cụ thể, chỉ

mang tính hình thức, trò chơi được lựa chọn chưa phong phú, đa dạng.
Trong quá trình tổ chức, giáo viên chủ yếu dựa vào kinh ngiệm của bản
thân mà chưa theo một quy trình cụ thể, chính vì thế mà hiệu quả tổ chức trò
chơi trong dạy học chưa cao (chỉ có 14,28% tổ chức có hiệu quả) .
Như vậy, nhận thức về việc tổ chức trò chơi của giáo viên tiểu học chưa
nhất quán ý kiến. Đa số giáo viên nhận thức được vai trò của việc tổ chức trò
chơi trong dạy học môn toán ở lớp 2. Song trên thực tế cho thấy nhiều giáo
viên do năng lực hạn chế, thiếu kiến thức về trò chơi nên việc tổ chức trò chơi
cho học sinh còn gặp nhiều khó khăn, còn chưa biêt tổ chức trò chơi cho học
sinh trong quá trình dạy học. Một số giáo viên chưa nắm vững cách thức, quy
trình nên tuy có tổ chức nhưng hiệu quả chưa cao, giờ học ồn ào, ảnh hưởng
đến tiến trình các bước lên lớp.
* Cách thức tổ chức trò chơi cho học sinh của giáo viên trong quá
trình dạy học môn toán ở lớp 2.
Qua việc nghiên cứu điều tra, khảo sát thực tế dạy học môn toán lớp 2
ở trường tiểu học chúng tôi nhận thấy rằng: mặc dù giáo viên tiểu học đã nhận
thức đúng vai trò của trò chơi nhưng nhìn chung đa số giáo viên còn lúng
túng trong việc tổ chức trò chơi cho học sinh. Việc tổ chức trò chơi cho học
sinh thường bắt đầu từ việc lựa chọn trò chơi cho phù hợp với nội dung kiên
thức của bài học, xác định mục đích chơi, rút ra kết luận. Tuy nhiên phần lớn
giáo viên chưa nắm vững được quy trình này nên hiệu quả của việc tổ chức
trò chơi chưa cao, giờ học ồn ào, lộn xộn, gây ảnh hưởng đến các lớp học bên
cạnh. Qua điều tra đa số giáo viên tiểu học thường tổ chức trò chơi cho học
sinh theo các bước sau:

24


Bước 1: Nêu tên trò chơi
Bước 2: Giáo viên phát lệnh chơi

Bước 3: Học sinh tiến hành chơi
Bước 4: Nhận xét, đánh giá
Từ thực trạng này đòi hỏi phải quan tâm hơn nữa đến việc xây dựng
quy trình tổ chức trò chơi cho học sinh trong quá trình dạy học môn toán ở
lớp 2.
1.2.3. Nguyên nhân của thực trạng
Qua việc phân tính kết quả phỏng vẫn và điều tra, chúng ta có thể nhận
thấy rằng các mức độ nhận thức của giáo viên về vai trò ý nghĩa về sự cần
thiết, về kiên thức và kỹ năng tổ chức trò chơi trong dạy học môn toán ở lớp 2
chưa đồng đều, còn nhiều hạn chế. thực tế cho thấy việc sử dụng trò chơi
trong dạy học môn toán nói chung và dạy học môn toán ở lớp 2 nói riêng còn
ít chưa phổ biến. Việc tổ chức trò chơi cho học sinh còn tiến hành một cách
gò bó, gượng ép, chưa theo một quy trình nhất định nên hiệu quả giờ học
chưa cao. Hầu hết giáo viên chưa biết khai thác lợi thế của dạy học 2
buổi/ngày để tổ chức trò chơi vào các tiết Tự học, Luyện toán.
Theo chúng tôi, những tồn tại trên đây chủ yếu do những nguyên nhân
sau:
- Mặc dù đã đựơc tiếp thu chuyên đề đổi mới phương pháp dạy học và
được Phòng - Sở Giáo Dục Và Đào Tạo chỉ đạo, khuyến khích nhiều về việc
tổ chức trò chơi trong các giờ học. Song trên thực tế, để tổ chức trò chơi sao
cho mang lại hiệu quả như mong muốn thì quả là điều không đơn giản. Nó
cần có thời gian đầu tư suy nghĩ, tìm tòi, sáng tạo, chuẩn bị đồ dùng cho trò
chơi đó.
- Mặt khác, để trò chơi sinh động, hấp dẫn, mang lại hiểu quả thiết thực
thì còn phụ thuộc vào khả năng tổ chức của người giáo viên. Thực tế thì hiện
nay giáo viên còn quen với phương pháp dạy học truyền thống, kiến thức và
kỹ năng tổ chức trò chơi còn hạn chế nên họ thuờng có tâm lý ngại, chưa
25



×