BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
____________
LÊ VĂN NHUNG
MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỔI MỚI CƠ CHẾ QUẢN LÝ CÁC
CƠ SỞ GIÁO DỤC CHUYÊN NGHIỆP CÔNG LẬP
Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành
: QUẢN LÝ GIÁO DỤC
Mã số
: 60. 14. 05
Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. PHẠM MINH HÙNG
VINH, 2010
i
LỜI CÁM ƠN
Xin chân thành cám ơn
- PGS. TS. Phạm Minh Hùng đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ cho tác giả có
điều kiện học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn này.
Tác giả cũng xin chân thành cám ơn:
- Ban Giám hiệu Trường Đại học Vinh,
- Ban Giám hiệu Trường Đại học Sài Gòn, TP. Hồ Chí MInh,
- Tập thể Giảng viên lớp cao học Quản lý giáo dục,
- Phòng Hành chính, Văn phòng UB, UBND TP Hồ Chí Minh,
- Lãnh đạo Sở GD&ĐT, Phòng GDCN và BDGV Sở GD&ĐT thành phố Hồ
Chí Minh.
- Lãnh đạo cùng cán bộ quản lý các Phòng chức năng trường CĐ Kỹ thuật Lý
Tự Trọng, Trường CĐ Kinh tế - Kỹ thuật Phú Lâm, Trường CĐ Kinh tế TP.
Hồ Chí Minh, Trường CĐ Công nghệ Thủ Đức, Trường Trung cấp Kinh tế
Kỹ thuật Nam Sài Gòn, Trường Trung cấp Kỹ thuật – Nghiệp vụ Nguyễn
Hữu Cảnh.
- Các bạn bè thân hữu đã giúp đỡ, cung cấp tài liệu, động viên tác giả hoàn
thành luận văn này.
ii
DANH MỤC VIẾT TẮT
__________
CHỮ VIẾT TẮT
CHỮ VIẾT ĐẦY ĐỦ
CĐ
Cao đẳng
CBQL
Cán bộ quản lý
CBQLGD
Cán bộ quản lý giáo dục
ĐH
Đại học
GD&ĐT
Giáo dục và Đào tạo
GV
Giáo viên
HS
Học sinh
GDCN
Giáo dục chuyên nghiệp
GDNN
Giáo dục nghề nghiệp
KN
Kỹ năng
TCCN
Trung cấp chuyên nghiệp
THPT
Trung học phổ o6ng
THCS
Trung học cơ sở
THCN
Trung học chuyên nghiệp
WTO
Tổ chức thương mại thế giới
(World Trade Oganization)
iii
DANH MỤC BẢNG
Tên bảng
Trang
Bảng 3.1. Cơ cấu chuyên gia và kết quả thu hồi phiếu thăm dò lần 1
69
Bảng 3.2. Kết quả lần 1 về nhóm giải pháp cơ chế nhân sự
69
Bảng 3.3. Kết quả lần 1 về nhóm giải pháp cơ chế tài chính
70
Bảng 3.4. Kết quả lần 1 về nhóm giải pháp quan hệ quốc tế
71
Bảng 3.5. Cơ cấu chuyên gia và kết quả thu hồi phiếu thăm dò lần 2
71
Bảng 3.6. Kết quả lần 2 về nhóm giải pháp cơ chế nhân sự
72
Bảng 3.7. Kết quả lần 2 về nhóm giải pháp cơ chế tài chính
73
Bảng 3.8. Kết quả lần 2 về nhóm giải pháp quan hệ quốc tế
74
DANH MỤC SƠ ĐỒ
Tên sơ đồ
Trang
Sơ đồ 1.1. Hệ thống giáo dục chuyên nghiệp
14
Sơ đồ 1.2. Cơ cấu GDCN theo vùng miền
22
Sơ đồ 1.3. Cơ cấu ngành đào tạo GDCN
23
Sơ đồ1.4. Trình độ GV GDCN từ 2001 - 2009
23
Sơ đồ1.5. Phát triển GDCN công lập và ngoài công lập từ 2001 2009
24
Sơ đồ 3.1. Biêu đồ kết quả các nhóm giải pháp giữa hai lần khảo sát
75
iv
MỤC LỤC
Phần mở đầu
1. Lý do chọn đề tài:
01
2. Mục đích nghiên cứu
02
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
02
4. Giả thiết khoa học
03
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
03
6. Giới hạn đề tài
03
7. Phương pháp nghiên cứu
03
8. Cấu trúc luận văn
04
Chương 1.
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC ĐỔI MỚI CƠ CHẾ QUẢN LÝ
CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC CHUYÊN NGHIỆP CÔNG LẬP
TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
1.1.
LỊCH SỬ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
05
05
1.2. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN
12
1.3. KHÁI QUÁT VỀ GIÁO DỤC CHUYÊN NGHIỆP
13
1.4. VẤN ĐỀ ĐỔI MỚI CƠ CHẾ QUẢN LÝ GIÁO DỤC CHUYÊN
NGHIỆP
19
Kết luận chương 1
29
Chương 2
CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA VIỆC ĐỔI MỚI CƠ CHẾ QUẢN LÝ
CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC CHUYÊN NGHIỆP CÔNG LẬP
TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
30
2.1. KHÁI QUÁT VỀ ĐIỀU KIỆN KINH TẾ VÀ HOẠT ĐỘNG GIÁO
DỤC CHUYÊN NGHIỆP CÔNG LẬP TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
v
30
2.2. NHU CẦU XÃ HỘI ĐỐI VỚI NGUỒN NHÂN LỰC CỦA
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
33
2.3. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC CHUYÊN
NGHIỆP CÔNG LẬP TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
36
2.4. THỰC TRẠNG ĐỔI MỚI CƠ CHẾ QUẢN LÝ CÁC CƠ SỞ
GIÁO DỤC CHUYÊN NGHIỆP CÔNG LẬP TẠI TP. HỒ CHÍ MINH
43
2.5. NGUYÊN NHÂN CỦA THỰC TRẠNG
48
Kết luận chương 2
50
Chương 3:
51
MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỔI MỚI CƠ CHẾ QUẢN LÝ CÁC CƠ SỞ
GIÁO DỤC CHUYÊN NGHIỆP CÔNG LẬP TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ
MINH
3.1. CÁC NGUYÊN TẮC ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
51
3.2. CÁC GIẢI PHÁP ĐỔI MỚI CƠ CHẾ QUẢN LÝ CÁC CƠ SỞ
GIÁO DỤC CHUYÊN NGHIỆP CÔNG LẬP TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ
MINH
52
Kết luận chương 3
76
Kết luận và kiến nghị
77
Kết luận
77
Kiến nghị
TÀI LIỆU THAM KHẢO
79
PHỤ LỤC
86
vi
MỞ ĐẦU
4. Lý do chọn đề tài:
Việt Nam chúng ta đã là thành viên chính thức của Tổ chức thương mại thế
giới (World Trade Organization, WTO). Đây là thời cơ nhưng đồng thời cũng là
thách thức hết sức nghiệt ngã trong quá trình hội nhập. Thành phố Hồ Chí Minh
là một Trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học công nghệ và đầu mối giao lưu
quốc tế. Hàng năm, thành phố đóng góp trên 30% tổng thu nhập quốc dân. Với
vai trò tiên phong, Đại hội Đại biểu Đảng bộ thành phố lần thứ VIII đã xác định
phương hướng và mục tiêu trong 5 năm 2005 - 2010 là: “Đổi mới toàn diện và
mạnh mẽ hơn nữa, phát huy dân chủ và sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn
dân, động viên mọi nguồn lực, nắm bắt thời cơ, vượt qua thách thức… xây
dựng thành phố Hồ Chí Minh ngày càng văn minh hiện đại, từng bước trở thành
trung tâm công nghiệp, dịch vụ, khoa học công nghệ của khu vực Đông Nam
Á…”.
Để hoàn thành sứ mạng vẻ vang trên, cùng với quá trình cải cách nền hành
chính, thành phố Hồ Chí Minh đang đẩy mạnh công cuộc cải cách khu vực dịch
vụ công, trong đó có việc đổi mới cơ chế quản lý của Nhà nước đối với các tổ
chức sự nghiệp công luôn được gắn với vai trò chính yếu của Nhà nước, trong
đó đổi mới cơ chế quản lý của Nhà nước đối với sự nghiệp giáo dục và đào tạo
là hết sức quan trọng.
Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 khóa VII của Đảng đã chỉ rõ: “Cùng
với khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu”. Để
thực hiện mục tiêu trên, Đại hội Đại biểu Đảng bộ thành phố lần thứ VIII đã xác
định, thành phố phải dựa vào nguồn nhân lực qua đào tạo có chất lượng, đáp
ứng được nhu cầu của xã hội. Thành phố hiện có trên 34 trường đại học cao
đẳng, 50 trường TCCN, 01 công viên công nghệ phần mềm, 20 khu chế xuất và
khu công nghiệp tập trung, 01 khu công nghệ kỹ thuật cao, 01 khu nông nghiệp
vii
kỹ thuật cao… là nền tảng quan trọng để thành phố sớm hoàn thành sự nghiệp
công nghiệp hóa - hiện đại hóa. Nghị quyết trên của Đảng bộ cũng đã chỉ rõ:
“Bảo đảm đến năm 2010 tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề đạt 55%”.
Trong xu thế hội nhập quốc tế, đặc biệt là thành viên của WTO, chúng ta
phải tuân thủ luật chơi theo thông lệ quốc tế. Việt Nam chúng ta đã cam kết
thực hiện 11/12 lĩnh vực của Hiệp định chung về dịch vụ thương mại (The
General Agreement on Trade in Services, GATS), trong đó có “dịch vụ giáo
dục”. Với chủ trương xã hội hóa hoạt động văn hóa, giáo dục của Đảng và Nhà
nước, hàng loạt các cơ sở đào tạo ngoài công lập từ trung cấp đến cao đẳng, đại
học ra đời và hoạt động có hiệu quả trong việc tham gia đào tạo đội ngũ kỹ
thuật viên, công nhân lành nghề cho thành phố. Tuy nhiên, bên cạnh các cơ sở
GDCN (bao gồm các trường TCCN, cao đẳng và đại học có đào tạo TCCN)
ngoài công lập, các cơ sở GDCN công lập của thành phố vẫn đóng vai trò hạt
nhân, được định hướng và đầu tư của thành phố trong việc thực hiện sứ mạng
đào tạo nguồn nhân lực. Việc đổi mới cơ chế quản lý các cơ sở GDCN công lập
của thành phố là yêu cầu khách quan trong quá trình hội nhập khu vực và thế
giới. Đó là lý do tác giả chọn đề tài “Một số giải pháp đổi mới cơ chế quản lý
các cơ sở giáo dục chuyên nghiệp công lập tại thành phố Hồ Chí Minh”..
5. Mục đích nghiên cứu
Nhằm nâng cao hiệu quả quản lý các cơ sở GDCN công lập ở thành phố
Hồ Chí Minh.
6. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Vấn đề quản lý các cơ sở GDCN công lập ở thành phố Hồ Chí Minh.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Một số giải pháp đổi mới cơ chế quản lý các cơ sở GDCN công lập ở thành
phố Hồ Chí Minh.
viii
4. Giả thuyết khoa học
Nếu xây dựng được các giải pháp đổi mới cơ chế quản lý có cơ sở khoa
học và có tính khả thi thì có thể nâng cao hiệu quả quản lý các cơ sở GDCN
công lập ở thành phố Hồ Chí Minh.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận của đề tài.
5.2. Nghiên cứu cơ sở thực tiễn của đề tài.
5.3. Đề xuất một số giải pháp đổi mới cơ chế quản lý các cơ sở GDCN
công lập ở thành phố Hồ Chí Minh.
6. Giới hạn đề tài
Do thời gian và khả năng có hạn cũng như xuất phát từ tính chất công việc
của người nghiên cứu, đề tài nghiên cứu được giới hạn trong phạm vi các cơ sở
GDCN công lập tại thành phố Hồ Chí Minh (các trường TCCN công lập và các
trường cao đẳng công lập có đào tạo TCCN) do Sở GD&ĐT thành phố Hồ Chí
Minh quản lý.
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
Nhóm phương pháp này nhằm thu tập các thông tin lý luận để xây dựng cơ
sở lý luận của Đề tài. Thuộc nhóm này có các phương pháp cụ thể, sau đây:
- Phương pháp phân tích-tổng hợp tài liệu.
- Phương pháp khái quát hóa các nhận định độc lập.
7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Nhóm phương pháp này nhằm thu thập các thông tin thực tiễn đễ xây dựng
cơ sở lý luận thực tiễn của đề tài. Thuộc nhóm này có các phương pháp cụ thể,
sau đây:
- Phương pháp điều tra;
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm thực tiễn;
ix
- Phương pháp nghiên cứu các sản phẩm hoạt động
- Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia.
7.3 Phương pháp thống kê toán học
Để xử lý số liệu, thông tin thu được.
8. Đóng góp của luận văn
8.1. Về mặt lý luận
Luận văn đã hệ thống hóa các vấn đề lý luận về đổi mới cơ chế quản lý cỏc cơ
sở GDCN cụng lập; làm rõ những đặc trưng trong quản lý đổi mới cơ chế quản
lý cỏc cơ sở GDCN cụng lập.
8.2. Về mặt thực tiễn
Luận văn đã khảo sát tương đối toàn diện cơ chế quản lý cỏc cơ sở
GDCN cụng lập tại thành phố Hồ Chớ Minh, từ đó đề xuất các giải pháp có cơ
sở khoa học và có tính khả thi để nõng cao hiệu quả quản lý các cơ sở GDCN
cụng lập ở thành phố Hồ Chớ Minh.
9. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục nghiên cứu, nội
dung của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận của đề tài.
Chương 2: Cơ sở thực tiễn của đề tài.
Chương 3: Một số giải pháp đổi mới cơ chế quản lý các cơ sở GDCN công
lập ở thành phố Hồ Chí Minh.
Chương 1
CƠ SỞ Lí LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
1.1 LỊCH SỬ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1.1. GDCN ở một số nước trên thế giới
1.1.1.1. GDCN ở Cộng hòa Pháp
x
Trong hệ thống giáo dục của Cộng hòa Pháp, GDCN được thể hiện qua
hình thức bậc Cao trung. Với bậc học này, người học được lựa chọn bậc Cao
trung phổ thông, Cao trung chuyên nghiệp hoặc Cao trung nghề. Hiện ở bậc
Cao trung phổ thông có 8 ban, Cao trung chuyên nghiệp có 22 ban và Cao trung
nghề có hàng trăm nghề khác nhau. Với bậc học này, theo chương III, Luật về
định hướng giáo dục 1989 [24], ngành giáo dục của Cộng hòa Pháp cam kết có
80% HS tốt nghiệp đủ khả năng vào học các trường cao đẳng hay đại học. Các
hình thức các bậc học trên chỉ đáp ứng 1/3 nhu cầu cho người học. Số HS còn
lại, các doanh nghiệp và các các nhà doanh thương thành lập 489 trung tâm đào
tạo cung cấp cho hơn 800 doanh nghiệp với 150.000 HS bậc học GDCN mỗi
năm.
1.1.1.2. GDCN ở Hoa Kỳ
Hoa kỳ là nước có hệ thống giáo dục phát triển qua nhiều lần cải cách
giáo dục, nhưng có thể nói hệ thống giáo dục khá ổn định ở hầu hết các cấp học.
Những đặc điểm nổi bật của hệ thống giáo dục này ở Hoa Kỳ là:
1. Một nền giáo dục năng động, mềm dẻo phục vụ nhu cầu phát triển
nguồn nhân lực chất lượng cao.
2. Đầu tư cho giáo dục tính theo đầu HS cao nhất thế giới.
3. Hoa Kỳ có một hệ thống tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục khá
tốt với sự tham gia của các tổ chức và cá nhân trong xã hội.
4. Công nghệ giáo dục được ứng dụng ở mức cao trong việc dạy và học.
5. Hệ thống giáo dục được phân cấp quản lý theo các tiểu bang vừa nâng
cao tính tự trị cũng như tự chịu trách nhiệm của các cơ sở đào tạo.
GDCN ở Hoa Kỳ bao gồm giáo dục ở bậc trung học và sau trung học
(secondary và post secodary). GDCN nhằm trang bị cho người học kiến thức và
kỹ năng lao động ở mức tối thiểu để tham gia vào thị trường lao động sau khi
tốt nghiệp THPT. Theo Bộ Giáo dục hoa Kỳ, GDCN bao gồm những chương
xi
trình giáo dục, dịch vụ và các hoạt động có tổ chức, quan hệ trực tiếp tới người
học để có thể làm việc được hoặc chuẩn bị cho người học một nghề nghiệp
chuyên môn mà không đòi hỏi một bằng tốt nghiệp đại học hoặc cao đẳng nào
[25].
1.1.1.3. GDCN ở Ấn Độ
Mục tiêu chương trình đào tạo GDCN ở Ấn Độ bao gồm:
1. Thỏa mãn nhu cầu nhân lực với trình độ và kỹ năng bậc trung cho
những ngành kinh tế đang và mới phát triển.
2. Đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
3. Giảm sức ép đang gia tăng đối với giáo dục đại học thông qua việc
phân luồng một tỉ lệ HS hợp lý.
4. Nâng cao phẩm giá của người lao động và giảm thất nghiệp.
5. Phát triển tinh thần tự lực tự chủ và khả năng tạo việc làm.
Kết cấu chương trình gồm hai phần: chương trình cốt lõi (core
curriculum) và chương trình tự chọn. Chương trình cốt lõi gồm các môn ngôn
ngữ, khoa học cơ bản và giáo dục thể chất. Chương trình tự chọn có thể bao
gồm: nông nghiệp, kinh doanh, thương mại, chăm sóc sức khỏe, kinh tế gia
đình, âm nhạc, công nghệ … Điều đáng chú ý là tỉ lệ thời gian giữa chương
trình cốt lõi chỉ chiếm 30% so với 70% của chương trình tự chọn [25].
1.1.1.4. GDCN Thái Lan
GDCN tại Thái Lan nằm trong hệ thống giáo dục chính quy, do Vụ Giáo
dục Dạy nghề thuộc bộ Giáo dục phụ trách. Bậc học này có chức năng dạy nghề
cho HS tốt nghiệp phổ thông. Việc quản lý bậc học này tại Thái Lan được chia
thành 3 cấp: cấp trung ương (quốc gia); cấp khu vực (vùng) và cấp địa phương.
Cấp khu vực chia thành 3 cơ quan quản lý: cơ quan giáo dục vùng, cơ quan giáo
xii
dục tỉnh và cơ quan giáo dục huyện. Các trường thuộc lĩnh vực GDCN do cơ
quan giáo dục cấp tỉnh quản lý. HS tốt nghiệp các trường này chia thành 4 cấp
độ tùy theo thời gian học tập: lao động bán lành nghề, lao động lành nghề, mức
độ bán chuyên nghiệp và mức độ chuyên nghiệp [10].
1.1.1.5. GDCN ở Nhật Bản
Từ năm 1868 đến năm 1984, Nhật Bản đã tiến hành 3 lần cải cách giáo
dục, đặc biệt lần cải cách thứ 3 (1984) Nhật Bản đã xác định các mục tiêu giáo
dục để chào đón thiên niên kỷ mới, thế kỷ XXI với 8 nguyên tắc [27]:
1. Tôn trọng hơn nữa nhân cách học sinh.
2. Tăng cường kiến thức cơ bản.
3. Phát triển óc sáng tạo, tăng cường kỹ năng, kỹ xão và tình cảm.
4. Mở rộng các cơ hội để chọn lựa nhân tài.
5. Nhân văn hóa môi trường giáo dục.
6. Sớm chuyển tiếp qua hệ thống giáo dục liên tục.
7. Theo kịp quốc tế.
8. Theo kịp tiến bộ của tin học.
1.1.1.6. GDCN ở Trung Quốc
Cũng như Nhật Bản, từ năm 1985, Ban Chấp hành Trung ương Đảng
Cộng sản Trung Quốc đã chủ trương tiến hành cải cách giáo dục nhằm đáp ứng
nguồn nhân lực đủ chuẩn cho sự nghiệp phát triển kinh tế của đất nước. Đây là
bước chuẩn bị vững chắc và khoa học khi xác định khái niệm “nhân lực đủ
chuẩn” để ám chỉ lực lượng lao động có trình độ GDCN trở lên. Để thực hiện
“Đại nhảy vọt” thành công, cải cách giáo dục năm 1985 ở Trung Quốc đã
hướng các chính sách đào tạo vào các lĩnh vực sau:
1. Phân quyền giáo dục và quản lý giáo dục, thực hiện từng bước giáo
dục bắt buộc 9 năm.
xiii
2. Điều chỉnh cơ cấu giáo dục trung học, đẩy nhanh tốc độ phát triển giáo
dục nghề nghiệp.
3. Phát triển mạnh GDCN (nhằm đáp ứng nhu cầu của đất nước về nhân
lực).
Với mục tiêu rất rõ rang đáp ứng cho đại nhảy vọt về kinh tế, GDCN
Trung quốc xác định việc đáp ứng nhu cầu về “nhân lực đủ chuẩn” bằng số
lượng tối thiểu sinh viên tốt nghiệp GDCN. GDCN thay đổi thông qua một hệ
thống chính sách mới bao gồm các yếu tố:
- Thu kinh phí đóng góp.
- Thu lợi nhuận từ GDCN đem lại.
- Đề cao chương trình dạy nghề theo nhu cầu thị trường.
- Nâng cao hiệu quả huấn luyện nghề nghiệp.
- Phát triển giáo dục theo hoàn cảnh địa phương.
- Đưa sự tham gia rộng rãi của cộng đồng vào vào việc quản lý giáo dục
và xây dựng kinh phí giáo dục (thực chất là xã hội hóa giáo dục) [27].
1.1.1.7. GDCN ở Hàn Quốc
Trong năm 1985, tại Hàn Quốc đã tiến hành cải cách giáo dục dưới sự
điều hành trực tiếp của Tổng thống Hàn Quốc, tập trung các nội dung sau:
1. Cải cách hệ thống trường học.
2. Cải cách hệ thống thi cử.
3. Các phương tiện dạy học trong nhà trường cần được hiện đại hóa và
cung cấp rộng rãi.
4. Nâng cao chất lượng đội ngũ GV.
5. Cập nhật nội dung và phương pháp dạy học.
6. Phát triển nguồn nhân lực có trình độ cao.
7. Duy trì chương trình giáo dục đại học ở trình độ cao.
xiv
8. Giáo dục suốt đời sẽ được thể chế hoá nhằm đáp ứng các yêu cầu mới
của nền giáo dục.
9. Nhà trường cũng như các đơn vị hành chính địa phương được phân cấp
quản lý và điều hành.
10.Nâng mức đầu tư đáng kể cho giáo dục [27].
Với 10 nội dung trên, mục tiêu giáo dục Hàn Quốc vẫn là đào tạo nguồn
nhân lực phát triển toàn diện đáp ứng nhu cầu hiện đại hóa đất nước, và thực sự
Hàn Quốc đã đạt được mục tiêu này.
Nhận xét: Qua một số thông tin về hệ thống giáo dục và GDCN của một
số nước, chúng ta thấy một số vấn đề cần quan tâm sau đây:
1. Tất cả chương trình giáo dục nói chung và GDCN nói riêng của các
nước trên thế giới đều hướng đến mục tiêu đào tạo nguồn nhân lực có chất
lượng cao, đáp ứng nhu cầu cụ thể của quá trình phát triển đất nước.
2. Chính phủ luôn có cơ chế, chính sách quản lý và quan tâm đến hoạt
động GDCN thông qua chính sách đầu tư ngân sách, phân quyền quản lý cho
địa phương, giao quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm cho cơ sở, đa dạng hóa
hoạt động GDCN đáp ứng thiết thực mục tiêu đào tạo nguồn nhân lực.
3. GDCN luôn là nội dung chính trong các cuộc cải cách giáo dục hoặc các
chiến lược phát triển giáo dục của các nước, trong đó yếu tố con người và yếu
tố tài chính luôn luôn được đề cập.
1.1.2. Giáo dục chuyên nghiệp ở Việt Nam
1.1.2.1. Thời kỳ trước đổi mới
* Giai đoạn trước 1975 ở miền Bắc
Từ năm 1898, GDCN được người Pháp đưa vào Việt Nam. Tới năm 1918
có một vài trường chủ yếu đào tạo trình độ sơ cấp chủ yếu phục vụ trực tiếp cho
việc cai trị của họ. Từ giai đoạn sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất, đào tạo
xv
bậc THCN mới chính thức được thực hiện: Trường Công chính (e’cole des
travaux publice) đào tạo các ngành công chính, địa chính, địa dư. Sau Cách
mạng tháng Tám, trường phát triển thành trường Trung học giao thông. Năm
1941, hình thành trường Trung học Kỹ thuật Kỹ nghệ trên cơ sở nâng lên từ
trường Sơ học Kỹ nghệ thực hành.
Sau Cách mạng Tháng Tám, do chiến tranh nên mãi tới năm 1951, GDCN
mới được chú ý phát triển khi Chính phủ thông qua đề án cải cách giáo dục lần
thứ nhất. GDCN thực sự trở thành một phân hệ của hệ thống giáo dục quốc dân
với 30 trường THCN gồm các ngành công nghiệp, giao thông, bưu điện, sư
phạm, nông nghiệp, y tế…
Từ sau khi hòa bình lập lại ở miền Bắc năm 1954, với kế hoạch 5 năm lần
thứ nhất, hệ thống trường lớp THCN hình thành với tư cách là một bậc học độc
lập và phát triển nhanh chóng. GDCN trở thành một phân hệ khá hoàn chỉnh về
cơ sở đào tạo và ngành nghề đào tạo trong hệ thống giáo dục quốc dân, có nhiều
nét tương đồng với mô hình THCN ở Liên xô cũ và các nước Đông Âu trước
đây. Ở Trung ương có 6 khối trường gồm Khối Công nghiệp, Khối Nông Lâm
Ngư nghiệp, Khối Kinh tế, Khối Sư phạm, Khối Y tế, Khối Văn hóa Nghệ
thuật. Ở địa phương, mỗi tỉnh thường có từ 3 đến 6 trường tùy theo quy mô dân
số.
* Giai đoạn từ năm 1954 đến 1975 ở miền Nam
Chính quyền Sài Gòn đã chú ý mở các trường lớp thuộc GDCN theo mô
hình phương Tây. Hệ thống này bao gồm các ngành chủ yếu về kỹ nghệ và dịch
vụ. Tổng cộng có 12 trường Kỹ thuật đệ nhị cấp và 20 trường Nông Lâm Súc.
Bên cạnh đó còn có hệ thống các trường đệ nhất cấp chủ yếu đào tạo nghề cùng
với 405 trường lớp tư nhân đào tạo cả THCN và đào tạo nghề. Hệ thống ngành
xvi
nghề đào tạo phát triển mạnh và rất phong phú gồm ngành Kinh tế gia đình
như: Nữ công gia chánh, Kế toán thương mai, Tiểu công nghệ, Mỹ nghệ và
Thời trang. Các ngành thuộc Kỹ nghệ như: Cơ khí ô tô – Diesel, Kỹ nghệ sắt,
Kỹ nghệ gỗ, Kỹ nghệ điện – điện tử, Công kỹ nghệ…
* Thời kỳ 1975 - 1985
Sau ngày thống nhất đất nước, mô hình GDCN ở miến Bắc gần như được
áp đặt vào miền Nam. Nhu cầu lao động kỹ thuật và cán bộ tăng nhanh, GDCN
trở nên cấp thiết. Từ 1975 – 1980, quy mô HS, số trường và GV đều tăng 1,5
đến 1,7 lần. Ngày 11/01/1979, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng
đã ra Nghị quyết số 14/NQ-BCHTW về cải cách giáo dục, trong đó nêu rõ:
“Nhiệm vụ của trường THCN là đào tạo những cán bộ thực hành có trình độ
trung học về kỹ thuật và nghiệp vụ kinh tế, những cán bộ có trình độ trung học
trong các lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hóa nghệ thuật, y tế…”. Trên cơ sở đó,
GDCN ngày càng mở rộng quy mô ngành nghề đào đạo và cơ sở đào tạo.
1.1.2.2. Thời kỳ sau đổi mới
* Từ 1986 - 1991
Vào giữa những năm 1980, trước sự xuất hiện và chuyển dịch mạnh mẽ
nền kinh tế sang cơ chế thị trường, trước sự sụp đổ của các nước xã hội chủ
nghĩa Đông Âu và Liên Xô đã làm cho mô hình kinh tế xã hội biến động, chao
đảo, kéo theo mô hình giáo dục cũng biến động theo. Hệ thống GDCN đã giảm
6%, GV giảm 12,4%, HS giảm 11,3%, hàng vạn HS tốt nghiệp THCN không có
việc làm vì đầu ra không đáp ứng được nhu cầu sử dụng của xã hội.
* Từ 1992 đến nay
Cùng với công cuộc đổi mới của đất nước, ngành GDĐT nói chung và
GDCN nói riêng cũng đã triển khai 3 chương trình hành động và 8 chương trình
mục tiêu, trong đó ban hành danh mục đào tạo THCN với 97 ngành thuộc 25
nhóm ngành đào tạo. Từ năm 1994, 1995 và 1996, Bộ GDĐT liên tục có chỉnh
xvii
sửa và bổ sung danh mục ngành đào tạo theo yêu cầu của sự phát triển kinh tế
xã hội cho thấy GDCN không ngừng phát triển và được nhà nước ta quan tâm
đặc biệt [42].
1.2. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN
1.2.1. Quản lý và cơ chế quản lý
1.2.1.1. Quản lý
Quản lý là một hoạt động đặc trưng bao trùm lên mọi mặt đời sống xã hội,
là công việc vô cùng quan trọng, nhưng rất khó khăn và phức tạp. Sở dĩ như
vậy, vì công tác quản lý liên quan đến nhân cách của nhiều cá nhân trong tập
thể xã hội, liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ trách nhiệm và cuộc sống của mỗi
một con người.
Thực tế khái niệm quản lý được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực
khoa học, sản xuất kinh doanh và đời sống xã hội. Do đối tượng quản lý rất đa
dạng, phong phú, phức tạp, tùy thuộc từng lĩnh vực hoạt động cụ thể và ở mỗi
giai đoạn phát triển xã hội khác nhau cũng có quan niệm khác nhau, nên định
nghĩa về quản lý cũng có sự khác nhau:
- Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam “ Quản lý là chức năng và hoạt động
của hệ thống có tổ chức thuộc các giới khác nhau (sinh học, kỹ thuật, xã hội),
bảo đảm giữ gìn một cơ cấu ổn định, duy trì sự hoạt động tối ưu và bảo đảm
thực hiện những chương trình và mục tiêu của hệ thống đó” [48; tr 580]
- Còn theo Mary Parker Follet, “quản lý là nghệ thuật khiến công việc được
thực hiện thông qua người khác” [ 9 ] .
- Tác giả Nguyễn Quốc Chí và Nguyễn Thị Mỹ Lộc cho rằng: “Quản lý là
tác động có định hướng, có chủ đích của chủ thể quản lý (người quản lý) đến
xviii
khách thể quản lý ( người bị quản lý) trong một tổ chức nhằm làm cho tổ chức
đó vận hành và đạt được mục đích của mình” [7; tr 6 ].
- Theo Bách khoa toàn thư Liên Xô (cũ) : Quản lý là chức năng của hệ
thống có tổ chức với những bản chất khác nhau ( Kĩ thuật, sinh vật, xã hội) Nó
bảo toàn cấu trúc xác định của chúng, duy trì chế độ hoạt động.
- Định nghĩa kinh điển nhất : Quản lý là tác động có định hướng , có chủ
định của chủ thể quản lý ( người quản lý) đến khách thể quản lý (người bị quản
lý) trong một số chức năng nhằm làm cho tổ chức vận hành và đạt được mục
đích tổ chức.
- Theo quan điểm hệ thống: Quản lý là sự tác động có tổ chức, có định
hướng của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý nhằm sử dụng có hiệu quả
nhất các tiềm năng, các cơ hội của hệ thống để đạt được mục tiêu đề ra trong
điều kiện biến đổi của môi trường.
- Lao động quản lý là một dạng lao động đặc biệt gắn với lao động tập
thể và kết quả của sự phân công lao động xã hội, nhưng lao động quản lý lại có
thể phân chia thành hệ thống các dạng lao động xác định mà theo đó chủ thể
quản lý có thể tác động đối tượng quản lý. Các dạng hoạt động xác định này
được gọi là các chức năng quản lý. Một số nhà nghiên cứu cho rằng trong mọi
quá trình quản lý, người cán bộ quản lý phải thực hiện một loạt chức năng quản
lý kế tiếp nhau một cách logic bắt đầu từ lập kế hoạch tổ chức, chỉ đạo thực
hiện và cuối cùng là kiểm tra đánh giá. Quá trình này được tiếp diễn một cách
tuần hoàn . Chu trình quản lý bao gồm các chức năng cơ bản sau:
+ Lập kế hoạch;
+ Xây dựng tổ chức thực hiện kế hoạch;
xix
+ Chỉ đạo thực hiện kế hoạch;
+ Kiểm tra đánh giá việc thực hiện kế hoạch.
Tuy nhiên các chức năng trên kế tiếp nhau nhưng chúng thực hiện đan xen
nhau, hỗ trợ bổ sung cho nhau. Ngoài ra, chu trình quản lý thông tin chiếm một
vai trò quan trọng, nó là phương tiện không thể thiếu được trong quá trình hoạt
động của quản lý.
Quản lý vừa là một khoa học, dựa trên cơ sở vận dụng các quy luật phát
triển (quy luật tự nhiên hay xã hội) của các đối tượng khác nhau, vừa là một
nghệ thuật, đòi hỏi phải có sự tác động thích hợp với từng khách thể quản lý.
1.2.1.2. Quản lý giáo dục
Quản lý giáo dục là một bộ phận của quản lý xã hội. Xung quanh khái
niệm này có một số định nghĩa sau đây:
- Quản lý giáo dục là sự tác động có ý thức của chủ thể quản lý tới khách
thể quản lý nhằm đưa hoạt động sư phạm của hệ thống giáo dục đạt tới kết quả
mong muốn một cách hiệu quả nhất.
- Quản lý giáo dục là hệ thống những tác động có mục đích, có kế hoạch
hợp quy luật của chủ thể quản lý nhằm tổ chức, điều khiển và quản lý hoạt động
giáo dục của những người làm công tác giáo dục.
- “ Quản lý giáo dục là thực hiện các chức năng quản lý trong công tác
giáo dục, gồm: kế hoạch hóa; tổ chức; chỉ đạo; kiểm tra và đánh giá quá trình
giáo dục” [6].
Thực chất của quản lý giáo dục là quá trình tổ chức, điều chỉnh sự vận
hành của các yếu tố cơ bản sau đây:
- Đường lối, chiến lược phát triển giáo dục của đất nước;
xx
- Tập hợp những chủ thể và khách thể quản lý, bao gồm cán bộ quản lý
giáo dục, giáo viên và học sinh;
- Cơ sở vật chất ( đồ dùng, trang thiết bị dạy học, trường lớp...).
Nội dung quản lý là quản lý tất cả các yếu tố cấu thành quá trình giáo
dục, bao gồm: mục tiêu giáo dục; nội dung giáo dục; phương pháp giáo dục; tổ
chức giáo dục; người dạy, người học, trường sở và trang thiết bị; môi trường
giáo dục; các lực lượng giáo dục; kết quả giáo dục.
Bản chất của quản lý giáo dục là quản lý quá trình sư phạm, quá trình dạy
học diễn ra ở các cấp học, bậc học và tất cả các cơ sở giáo dục. Nơi thực hiện
quản lý quá trình sư phạm có hiệu quả nhất là nhà trường.
1.2.1.3. Cơ chế quản lý
i) Cơ chế
Theo từ điển Le Petit Larousse, cơ chế (mécanisme) là “cách thức hoạt
động của một tập hợp các yếu tố phụ thuộc vào nhau” [45].
Còn Từ điển tiếng Việt, cơ chế là “cách thức theo đó một quá trình thực
hiện” [46; tr.214].
Phạm trù cơ chế thường được sử dụng khi nói đến các quy định của cơ
quan quản lý có thẩm quyền đối với hoạt động của một tổ chức.
Theo nghĩa hẹp, “Cơ chế là những quy định bắt buộc các tổ chức phải tuân
theo khi tiến hành một hoạt động nào đó”. Như vậy, cơ chế chính là hành lang
pháp lý để điều chỉnh hoạt động của một tổ chức [39].
ii) Cơ chế quản lý
Cơ chế quản lý là toàn bộ hệ thống pháp quy của Nhà nước quy định về
hoạt động quản lý và điều hành sao cho đúng quy định của nhà nước.
1.2.2. Giải pháp đổi mới cơ chế quản lý
xxi
1.2.2.1. Giải pháp
Theo từ điển tiếng Việt, “giải pháp được xem là phương pháp giải quyết
một, công việc, một vấn đề cụ thể” [46; tr.387].
Còn theo Nguyễn Văn Đạm, “giải pháp là toàn bộ những ý nghĩa có hệ
thống cùng với những quyết định và hành động theo sau, dẫn tới sự khắc phục
một khó khăn” [21; tr 325].
Để hiểu rõ hơn khái niệm giải pháp, chúng ta cần phân biệt với một số khái
niệm tương tự như: phương pháp, biện pháp. Điểm giống nhau của các khái
niệm này đều nói về cách làm, cách tiến hành, cách giải quyết một công việc,
một vấn đề. Còn điểm khác nhau ở chỗ, biện pháp chủ yếu nhấn mạnh đến cách
làm, cách hành động cụ thể, trong khi đó phương pháp nhấn mạnh đến trình tự
các bước có quan hệ với nhau để tiến hành một công việc có mục đích.
Theo Nguyễn Văn Đạm, “phương pháp được hiểu là trình tự cần theo trong
các bước có quan hệ với nhau khi tiến hành một công việc có mục đích nhất
định” [21; tr.325].
Còn theo Hoàng Phê, “phương pháp là hệ thống các cách sử dụng để tiến
hành một công việc nào đó ” [ 35 ].
Về khái niệm biện pháp, theo Từ điển tiếng Việt, đó là “cách làm, cách giải
quyết một vấn đề cụ thể” [46; tr.64].
Như vậy, khái niệm giải pháp tuy có những điểm chung với các khái niệm
trên nhưng nó cũng có điểm riêng. Điểm riêng cơ bản của thuật ngữ này là nhấn
mạnh đến phương pháp giải quyết một vấn đề, vì sự khắc phục khó khăn nhất
định. Trong một giải pháp có thể có nhiều biện pháp.
1.2.2.2. Giải pháp đổi mới cơ chế quản lý
Giải pháp đổi mới cơ chế quản lý là hệ thống các cách thức đổi mới cơ
chế quản lý, điều hành thể hiện qua các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà
xxii
nước hay các văn bản hành chính của các cơ quan quản lý nhà nước sao cho
mang lại kết quả cao nhất.
Từ đó, đề xuất các giải pháp đổi mới cơ chế quản lý thực chất là đưa ra các
cách thức đổi mới cơ chế quản lý.
1.3. KHÁI QUÁT VỀ GIÁO DỤC CHUYÊN NGHIỆP
1.3.1. Cơ sở giáo dục chuyên nghiệp
Năm 1993, Chính phủ ban hành Nghị định số 90/CP ngày 24/11/1993
quy định cơ cấu khung của hệ thống giáo dục quốc dân, hệ thống văn bằng
chứng chỉ về giáo dục và đào tạo của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt
Nam, trong đó quy định GDCN gồm có THCN, THN và đào tạo nghề. Theo
Luật Giáo dục năm 2005, GDCN thuộc lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp nằm
trong hệ thống giáo dục quốc dân.
Trong đề tài này, khái niệm GDCN chỉ các trường TCCN (kể cả các
trường cao đẳng, đại học, học viện có đào tạo TCCN). Theo giới hạn của đề tài,
tác giả chỉ nghiên cứu các cơ sở GDCN công lập do Sở GD&ĐT thành phố Hồ
Chí Minh quản lý.
1.3.2. Nguyên tắc thiết lập hệ thống GDCN
Việc xây dựng hệ thống GDCN dựa vào các nguyên tắc sau đây:
- Hệ thống GDCN với các loại hình, trình độ đào tạo với sứ mệnh, mục
tiêu, chức năng, nhiệm vụ được xác định.
- Hệ thống GDCN có thể tiếp nhận sự phân luồng sau THCS và bảo đảm
tính hợp lý, công bằng, liên thông với nhau và liên thông với các trình độ cao
hơn đối với người học đã tốt nghiệp THPT.
- Hệ thống GDCN mở là phương thức nâng cao chất lượng cuộc sống cho
người học được học suốt đời trong một xã hội học tập.
- Hệ thống GDCN phải giữ được bản sắc dân tộc, tiên tiến, hiện đại, phát
triển trong cạnh tranh, hội nhập quốc tế theo xu hướng toàn cầu hóa.
xxiii
Theo GSTS Vũ Ngọc Hải, hệ thống GDCN được thể hiện qua sơ đồ sau:
[26]
Sơ đồ 1.1. Hệ thống giáo dục chuyên nghiệp
Động lực, lao động, việc làm
Cung cấp kiến thức và kỹ năng
Cơ hội sau THCS
hÖ thèng gi¸o dôc CHUYÊN NGHIỆP
Nhiều
thang bậc,
trình độ
Liên thông
hệ thống
GD QD
trong và
ngoài nước
Nhiều
ngành nghề
đào tạo
Phương
pháp dạy
và học đa
dạng
Nhiều loại
hình
trường lớp
Hợp tác hài
hòa với sản
xuất và
doanh
nghiệp
1.3.3. Vị trí , vai trò của giáo dục chuyên nghiệp
Theo Từ điển Giáo dục học, Cơ sở GDCN thuộc lĩnh vực GDNN bậc trung
học, “dạy từ 3 đến 4 năm đối với người tốt nghiệp THCS, từ 1 đến 2 năm đối
với người tốt nghiệp THPT. Trường TCCN đào tạo kỹ thuật viên, nhân viên
nghiệp vụ có kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp ở trình độ trung cấp” [47]. Theo
Nghị định số 90/CP ngày 24/11/1993 của Chính phủ, GDCN đào tạo trình độ
THCN có thời gian từ 3 đến 4 năm với đầu vào là THCS, ra trường HS có thể
được cấp bằng THCN hoặc THN. Trong thời gian từ năm 1993 đến năm 2001,
hệ thống các cơ sở đào tạo THN phát triển mạnh, thực hiện tốt công tác phân
luồng sau THCS. HS theo học tại các trường THN được học các môn văn hóa
lẫn các môn học chuyên môn nghề nghiệp phù hợp với ngành nghề lựa chọn.
xxiv
Chiến lược phát triển giáo dục 2001 - 2010 khẳng định: “Phát triển giáo
dục phải gắn với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, tiến bộ khoa học - công
nghệ, củng cố quốc phòng, an ninh, đảm bảo sự hợp lý về cơ cấu trình độ, cơ
cấu ngành nghề, cơ cấu vùng miền; mở rộng quy mô trên cơ sở đảm bảo chất
lượng và hiệu quả; kết hợp giữa đào tạo và sử dụng”. Đồng thời, chiến lược
cũng đặt ra mục tiêu đối với THCN là “Thu hút HS độ tuổi vào các trường
THCN đạt 10% năm 2005, 15% năm 2010”. Chiến lược cũng chỉ ra phải hoàn
thiện cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân, “tổ chức phân luồng sau THCS và
THPT”.
Sau khi Luật giáo dục năm 1998 ra đời, hệ thống THN không còn nữa, việc
phân luồng vào GDNN được thay thế bởi sự phát triển mở rộng quy mô giáo
dục THPT. Do không có cơ chế đào tạo liên thông, kèm theo sự thay đổi cơ
quan đầu mối quản lý về dạy nghề (chuyển giao cho ngành Lao động Thương
binh và Xã hội) và trong khi khả năng tiếp nhận của các trường cao đẳng, đại
học hạn chế, phần lớn các địa phương dư thừa HS tốt nghiệp THPT thường
đăng ký vào học tại các trường THCN, sau này là TCCN. Nghĩa là phần lớn HS
TCCN đều tốt nghiệp THPT.
Theo Luật giáo dục 2005, GDCN thuộc lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp,
nằm trong hệ thống giáo dục quốc dân. GDCN có vai trò đào tạo nguồn nhân
lực có trình độ trung học phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa
đất nước. Bên cạnh đó, GDCN còn có vai trò phân luồng sau THCS và THPT.
1.3.4. Nội dung, phương pháp của giáo dục chuyên nghiệp
Theo Quy chế đào tạo TCCN hệ chính quy ban hành kèm theo Quyết định
số 40/2007/QĐ-BGDĐT ngày 01 tháng 8 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT
quy định chương trình giáo dục TCCN thể hiện mục tiêu giáo dục TCCN; quy
định chuẩn kiến thức, kỹ năng, phạm vi và cấu trúc nội dung giáo dục TCCN,
phương pháp và hình thức đào tạo, cách thức đánh giá kết quả đào tạo đối với
xxv