A
fíN 5f69
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐAI HOC VINH
NGÔ ĐỨC N H À N
MỘT SỐ GIẢI PHÁP Đ ổ i MỚI
QUẢN LÝ ĐÀO TẠO THEO HỆ THốNG TÍN CHỈ
TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
9
•
•
Chuyên ngành : Quản lý Giáo dục
Mã s ố : 60,14.05
Ặ.UẬN VĂN THẠC s ĩ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Người hướng dẫiì khoa học : PGS„TS„ Nguyễn Ngọc Hợi
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
TRUNGT Â 0 1 1 3 1
THÔNG TIN THƯ VIỆN
NGHỆ AN - 2011
TT
LỜI CẢM ƠN
Với tình cảm chân thành, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến Lãnh đạo Nhà
trường, Khoa Đào tạo Sau đại học - Trường Đại học Vinh đã tạo mọi điều kiện
thuận lợi cho chúng tôi được học tập, nghiên cứu hoàn thành khóa học này.
Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy giảo, cô giáo đã tận tình giảng dạy,
giúp đỡ chúng tôi trong suốt quá trình học tập vừa qua. Đặc biệt, tôi xin chân
thành cảm om PGS. TS.NGƯT. Nguyễn Ngọc Hợi đã nhiệt tình hướng dẫn giúp
đỡ tôi nghiên cứu và hoàn thành luận văn tắt nghiệp Thạc s ĩ khoa học chuyên
ngành Quản lý giáo dục.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, anh em, bạn bè đồng nghiệp đã
tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu.
Mặc dù bản thân đã có những nỗ lực cổ gắng nghiên cứu đê hoàn thành
các nội dung đặt ra cho đê tài luận văn tôt nghiệp, song chắc chắn không tránh
khỏi những thiêu sót, khiếm khuyết. Vì vậy tôi rất mong nhận được sự đóng góp
của các thầy cô giáo cũng như bạn bè, đồng nghiệp để bản luận vãn được hoàn
thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn.
Vinh, ngày 01 thảng 12 năm 2011
*ế ị
Tác giả
Ngô Đức Nhàn
BẢNG KÝ HIỆU VIẾT TẮT
1.BỘGD&ĐT
: Bộ Giáo dục và Đào tạo
2. CB
: Cán bộ
3. CBGD
: Cán bộ giảng dạy
4. CNTT
: Công nghệ thông tin
5. CVHT
: Cố vấn học tập
6. ĐH
: Đại học
7ế GDQP
: Giáo dục quốc phòng
8. GDTC
: Giáo dục thể chất
9. GV
: Giảng viên
10. HP
: Học phần
l l ẽHS-SV
: Học sinh-Sinh viên
12ếHTTC
: Hệ thống tín chỉ
13.NVSP
: Nghiệp vụ sư phạm
14. PPGD
: Phương pháp giảng dạy
15. QLGD
: Quản lý giáo dục
ểsv
16
: Sinh viên
17. TC
: Tín chỉ
MUC
LUC
•
•
Trang
MỎ ĐẦU
1
1. Lý do chọn đê tài
2
2. Mục đích nghiên cứu
3
3. Khách thê và đôi tượng nghiên cứu
3
4. Giả thuyêt khoa học
3
5. Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu
3
6. Phương pháp nghiên cứu
4
7. Những đóng góp của luận văn
4
8. Câu trúc của luận văn
4
Chương l ề Cơ sỏ' lý luận của đê tài
5
1.1. Lịch sử vân đê nghiên cứu
5
1.2ẽMột sô khái niệm cơ bản liên quan đên đê tài
6
1.2.1. Quản lý và quản lý giáo dục
6
1.2ễ2. Quản lý nhà trường
10
1.2.3. Khái niệm vê đào tạo
12
1.2.4. Khái niệm vê quản lý đào tạo
13
1.2.5. Học phân và tín chỉ
14
l ế2ẵ6. Đào tạo theo học chê niên chê và đào tạo theo hệ thông tín chỉ
15
1.3. Một- sô vân đê lý luận liên quan đên đê tài
15
1.3.1. Đặc điêm cơ bản của đào tạo theo hệ thông tín chỉ
15
1ẵ3ệ2. Những ưu, nhược điểm của việc đao tạo theo hệ thống tín chỉ
19
1.3.3. Lịch sử nguồn gốc đào tạo theo hệ thống tín chỉ và tình hình áp dụng
hệ thống tín chỉ vào đào tạo Đại học trên thế giới
21
1.3.4. Chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước ta vê đào tạo theo hệ
thống tín chỉ
22
1.3.5. Khái quát tình hình thực hiện công tác dào tạo theo hệ thống tín chỉ
24
của giáo dục Đại học Việt Nam trong thời gian qua
Kêt luận chương I
25
Chưong 2ẽ Thực trạng quản lý đào tạo theo hệ thống tín chí tại trưòng
Đai
Vinh
• hoc
•
2ửl. Khái quát vê trường Đại học Vinh
30
2.2. Thực trạng quản lý đào tạo theo hệ thông tín chỉ tại trường Đại học Vinh
32
2.2.1. Thực trạng lộ trinh chuyển đổi từ hỉnh thức đào tạo theo học chế niên
26
32
chế sang hệ thống tín chỉ tại trường Đại học Vinh
2.2.2. Thực trạng vê xây dựng chương trình đào tạo, biên soạn giáo trình,
36
đề cương chi tiết học phần phục vụ dạy-học
2.2.3ằ Thực trạng xây dựng kê hoạch dạy-học
39
2ế2.4. Thực trạng vê việc đôi mới phương pháp dạy-học, kiêm tra-đánh giá
46
2.2.5. Thực trạng công tác cô vân học tập trong đào tạo theo hệ thông tín
chỉ
51
2.2.6. Thực trạng cơ sở vật chât và áp dụng công nghệ thông tin trong đào
54
tạo theo hệ thống tín chỉ
2.2.7ếThực trạng vê việc xây dựng quy chê và các văn bản phục vụ việc
63
vận hành công tác đào tạo theo hệ thống tín chỉ
2ệ3ẻĐánh giá chung vê quản lý đào tạo theo hệ thông tín chỉ tại trường Đại
64
học Vinh
2.4. Nguyên nhân của thực trạng
68
Kêt luận chương II
70
Chương 3. Một sô giải pháp đôi mới quản lý đào tạo theo hệ thông tín
71
chỉ tai
hoc
Vinh
• trườngo Đai
•
•
3.1. Các nguyên tăc đê ra giải pháp
71
3.2. Một sô giải pháp nhăm đôi mới quản lý đào tạo theo hệ thông tin chỉ
71
tại Trường Đại học Vinh
3.2.1. Nâng cao phâm chât chính trị, trình độ, năng lực chuyên môn của
71
người giảng viên trong thực hiện nhiệm vụ đào tạo theo hệ thống tín chỉ
3.2.2. Đôi mới quản lý xây dựng, hoàn thiện chương trình đào tạo, biên
74
soạn đề cương chi tiết các học phần
3.2.3. Thực hiện đôi mới sâu rộng, mạnh mẽ phương pháp dạy - học,
công tác kiếm tra - đánh giá
77
3.2.4. Phát huy vai trò cổ vấn học tập trong đào tạo theo hệ thổng tin chỉ
81
3ệ2Ẽ5. Đôi mới quản lý hoạt động tự học của sinh viên phù hợp với đào
83
tạo theo hệ thống tín chỉ
3.2.6. Đổi mới công tác xây dựng và quản lý cơ sơ vật chất - thiết bị, ưng
89
dụng công nghệ thông tin, phần mềm quản lý đào tạo theo hệ thống tín chỉ
3.3. Thăm dò sự cấp thiết và tính khá thi cua cẳc giải pháp
93
Kết luận chương III
94
KET LUẠN VA KIEN NGHỊ
95
1. Kêt luận
95
2. Kiên nghị
96
TAI LIẸU THAM KHAO
98
PHỤ LỤC
100
1
MỎ ĐẰƯ
1. Lý do chọn đề tài
Quá trình đổi mới giáo dục đại học ở nước ta đã và đang đặt ra những
yêu cầu mới về nội dung và chương trình đào tạo đại học. Nghị quyết
14/2005/NQ-CP ngày 02 tháng 11 năm 2005 về đổi mới căn bản và toàn diện
giáo dục đại học Việt Nam giai đoạn 2006-2020 đã chỉ rõ một trong những giải
pháp cơ bản là: "Xây dựng quy trình đào tạo mềm dẻo và liên thông, đổi mới
mục tiêu, nội dung, phương pháp giảng dạy và học tập ở bậc đại học; thực hiện
lộ trình chuyển sang chế độ đào tạo theo hệ thống tín chỉ, tạo điều kiện thuận
lợi để người học tích luỹ kiến thức, chuyển đổi ngành nghề, liên thông, chuyển
tiếp tới các cấp học tiếp theo ở trong nước và ở nước ngoài". Kết luận của Bộ
Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 2 (khóa VIII) về phương
hướng phát triển giáo dục và đào tạo đến năm 2020 cũng nhấn mạnh: “Đổi
mới, hiện đại hóa chương trình giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp, chuyển
mạnh mẽ từ đào tạo theo khả năng sang đào tạo theo nhu cầu xã hội. Thực hiện
tốt đào tạo theo chế độ tín chỉ trong hệ thống giáo dục đại học và giáo dục nghề
nghiệp”.
Trước bối cảnh hội nhập và xu thế toàn cầu hoá đang ngày một diễn ra
nhanh chóng, giáo dục và đào tạo phải tạo ra những động lực mới nhằm đào tạo
một đội ngũ nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội, tham gia giải
quyết nhữạg vấn đề chung của khu vực và thế giới. Ở thời đại hiện nay, những
phát hiện mới, những thành tựu khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển một
cách nhanh chóng và được ứng dụng rộng rãi vào trong đời sống xã hội. Đối
với giáo dục bậc Đại học, những thông tin này phải nhanh chóng cập nhật và
giảng dạy phù họp với mỗi chuyên ngành đào tạo. Do vậy, chương trình đào
tạo và phương thức to chức dạy học cũng cần phải điều chỉnh cho phù hợp với
yêu cầu của thực tiễnỂ
Trong sự phát triển hiện nay của nền kinh tế tri thức, đặc biệt là sự phát
triển như vũ bão của khoa học kỹ thuật, công nghệ thông tin, internet đã làm
cho quy mô kiến thức nhân loại tăng vượt bậc, trong khi đó sự tiếp nhận của
2
người học thì có giới hạn, vì vậy nếu muốn vượt qua được giới hạn này thì phải
tiến hành việc đổi mới phương thức, tổ chức quản lý đào tạo phù hợp với thực
tiễn đặt ra.
Vì vậy, xác định việc chuyển đổi hình thức đào tạo truyền thống (niên
chế) sang hình thức đào tạo mới (hệ thống tín chỉ) trong đó lấy người học làm
trung tâm, chương trình đào tạo và quá trình đào tạo mềm dẻo đáp ứng năng
lực của người học nhàm cung cấp nguồn nhân lực có năng lực, trình độ cao và
các phẩm chất cần thiết, tính thích nghi, khả năng học tập suốt đời trên cơ sở
phát huy tính tự chủ của người học, đáp ứng yêu cầu toàn cầu hóa trong liên
thông đào tạo và yêu cầu của thị trường lao động là một nội dung quan trọng
trong việc đổi mới và nâng cao chất lượng đào tạo ở các trường đại học, cao
đăng.
Từ hình thức đào tạo theo niên chế chuyển sang đào tạo theo hệ thống tín
chỉ là cả một quá trình phức tạp. Nó đòi hỏi hàng loạt nội dung cần phải đổi
mới và đổi mới một cách đồng bộ, toàn diện. Đó là :
- Đổi mới mô hình quản lý đào tạo.
- Đôi mới khung chương trình đào tạo và đề cương chi tiết các học phần.
- Đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng lấy người học làm trung
tâm.
- Đối mới việc kiểm tra, thi học phần, đánh giá việc tự học, tự nghiên cứu
và kết quả học tập của sinh viên.
>
,
- Xây (tong hệ thông thông tin phục vụ tôt cho tô chức đào tạo.
- Xây dựng đội ngũ giảng viên có chất lượng cao, phát huy vai trò của đội
ngũ giảng viên trong đào tạo theo hệ thống tín chỉử
- Xây dựng và quản lý hệ thống cơ sở vật chất theo hướng hiện đại phục
vụ dạy - học.
Hiện nay trường Đại học Vinh là một trong những trường đại học đã
chuyển đổi từ hình thức đào tạo theo học chế niên chế sang hệ thống tín chỉ.
Trong quá trình chuyển đổi mặc dù đã xây dựng những lộ trình cụ thể và học
hỏi được kinh nghiệm từ nhiều trường đại học đã đi trước nhưng cũng không
tránh khỏi những khó khăn, bất cập trong quá trình quản lý và thực hiện. Do
3
vậy hoàn thiện và đổi mới quản lý đào tạo theo hệ thống tín chỉ là một yêu cầu
bức thiết của nhà trường trong giai đoạn hiện nay.
Từ những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài: “M ột số giải pháp đổi mới
quản lý đào tạo theo hệ thống tín chỉ tại trường Đại học Vinh ” làm đề tài
nghiên cứu.
2. Mục đích nghiên cứu
- Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp đổi mới quản lý đào tạo theo hệ
thống tín chỉ nhằm nâng cao chất lượng đào tạo ở trường Đại học Vinh.
- Vận dụng một số giải pháp có tính khả thi vào thực tiễn hiện nay của
nhà trường.
3. Khách thể và đối tưọ ng nghiên cứu
3.1. Khách thế nghiên cứu : v ấn đề đối mới quản lý đào tạo theo hệ thống tín
chỉ ở trường đại học.
3.2. Đối tượng nghiên cứu: Một số giải pháp đổi mới quản lý đào tạo theo hệ
thống tín chỉ tại trường Đại học Vinh.
4. Giả thuyết khoa học
Công tác đào tạo theo hệ thống tín chỉ ở trường Đại học Vinh đã và đang
dần hoàn thiện, song vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập. Nếu đề ra được một số
giải pháp đổi mới quản lý đào tạo phù hợp với đặc điểm của nhà trường nói
riêng và xu thế đổi mới giáo dục đại học nói chung thì sẽ góp phần nâng cao
chất lượng đào tạo trong nhà trường.
5. Nhiệm vụuỵà phạm vi nghiên cứu
5ễ1ẽNhiệm vụ nghiên cứu :
5.1.1ỖNghiên cứu và xây dựng cơ sở lý luận về quản lý đào tạo theo hệ
thống tín chỉ.
5.1.2. Tìm hiểu thực trạng về công tác đào tạo theo hệ thống tín chỉ ở
trường Đại học Vinh.
5.1.3. Đe xuất một số giải pháp đổi mới quản lý đào tạo theo hệ thống tín
chỉ tại trường Đại học Vinh nhằm góp phần nâng cao chất lượng đào tạo trong
nhà trường.
5.2. Phạm vi nghiên cứu :
4
Đào tạo theo hệ thống tín chỉ là một vấn đề rất rộng lớn, đa dạng và phức
tạp, vì vậy đề tài chỉ tập trung nghiên cứu một số nội dung về quản lý đào tạo
theo hệ thống tín chỉ ở trường Đại học Vinh và đề ra một số giải pháp góp phần
nâng cao chất lượng đào tạo trong nhà trường.
6. Phương pháp nghiên cứu
6.1. Các phương pháp nghiên cứu lý luận: Phân tích, lchái quát các tài liệu
nghiên cứu lý luận và các văn bản nghị quyết của Đảng, Nhà nước, Chính phủ
và các quy chế, quy định của ngành giáo dục và đào tạo có liên quan đến đề tài.
6.2. Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
- Phương pháp quan sát, điều tra, phỏng vấn... nhằm thu thập thêm
thông tin bổ sung cho phần nghiên cứu thực trạng.
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm: nghiên cứu thực tiễn để từ đó rút ra
những kết luận và bài học kinh nghiệm cho quản lý đào tạo theo hệ thống tín
chỉ tại truờng Đại học Vinh để nhằm đạt hiệu quả cao nhất.
6.3. Phương pháp thống kê toán họcễ
7. Những đóng góp của luận văn
- về lý luận: Làm sáng tỏ các khái niệm liên quan trong công tác đào tạo
theo hệ thống tín chỉ.
- v ề thực tiễn : Từ thực trạng nêu trên, đề tài đề xuất một số giải pháp
đổi mới quản lý hiệu quả trong đào tạo theo hệ thống tín chỉ nhằm góp phần
nâng cao chất lượng đào tạo tại trường Đai học Vinh.
8. Câu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, luận văn gồm có 3 chương :
Chương I : Cơ sở lý luận của đề tài
Chương II: Thực trạng quản lý đào tạo theo hệ thống tín chỉ tại trường Đại
học Vinh.
Chương III: Một số giải pháp đổi mới quản lý đào tạo theo hệ thống tín
chỉ tại trường Đại học Vinh.
I
5
CHƯƠNG I
CO SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐÊ TÀI
1.1. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Đào tạo theo hệ thống tín chỉ là một bước đổi mới của nền giáo dục đại
học Việt Nam, góp phần không nhỏ trong việc nâng cao chất lượng đào tạo và
cung ứng một lực lượng sản phẩm đầu ra có chất lượng cao đáp ứng được nhu
cầu của xã hội, thị trường lao động trong nước và khu vực.
Hiện nay với yêu cầu đối mới nền giáo dục đại học, các trường đại học và
cao đẳng trong cả nước đang từng bước chuyển đổi hình thức đào tạo từ niên
chế sang đào tạo theo hệ thống tín chỉ.
Nghiên cứu về vấn đề này đã có một số nhà khoa học trong nước và nước
ngoài đề cập đến qua một số bài viết và tham luận: Chuyển đổi sang hệ thống
đào tạo tín chỉ tại Việt Nam: Cơ hội và thách thức của Nhut Ho & Michelle
Zjhra (2008); Hệ tín chỉ: Từ đại học ở Mỹ đến đại học ở Việt Nam
của Vũ Quốc Phóng - Trường ĐH Ohio, Mỹ (2008); về học chế tín chỉ và việc
áp dụng ở Việt Nam của Lâm Quang Thiệp - Đại học Quốc gia Hà Nội (2007);
Đào tạo theo hệ thống tín chỉ: Kỉnh nghiệm thể giới và thực tế ở Việt Nam của
Nguyễn Kim Dung- Viện Nghiên cứu Giáo dục - Trường ĐH Sư phạm
TPHCM (2005)...
Ngoài ra một số trường Đại học cũng đã tổ chức các Hội thảo tổng kết, rút
kinh nghiệm về đào tạo theo hệ thống tín chỉ như trường Đại học Đà Lạt : Kỷ
yếu hội thảo VUN, Đà Nang, 2006; Trường Đại học Vinh (11/2006), Kỷ yếu
Hội thảo Đào tạo theo tín chỉ nhận thức và to chức thực hiện ở các trường Đại
học Việt Nam; Trường Đại học Vinh (11/2008), Kỷ yếu Hội thảo khoa học Đào
tạo theo hệ thống tín chỉ.
Tuy nhiên, đến nay chưa có công trình nào nghiên cứu và đề xuất các giải
pháp đổi mới quản lý đào tạo theo hệ thống tín chỉ tại trường Đại học Vinh.
Chính vì vậy, việc nghiên cứu và đề xuất một số giải pháp đổi mới quản lý đào
6
tạo theo hệ thống tín chỉ tại trường Đại học Vinh là hết sức quan trọng và cần
thiết nhằm góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường trong những
năm tới.
1.2. Một số khái niệm cơ bản liên quan đến đề tài
1.2.1. Quản lỷ và quản lỷ giáo dục
1.2.1.1. Khái niệm về quản lý ằ’
Quản lý là sự tác động có tổ chức, có định hướng của chủ thể (người
quản lý, tổ chức quản lý) lên khách thể (đối tượng quản lý) về các mặt chính trị,
văn hóa, xã hội, kinh tế... bằng một hệ thống các luật lệ, các chính sách, các
nguyên tắc, các phương pháp và các biện pháp cụ thể nhằm tạo ra môi trường
và điều kiện cho sự phát triển của đối tượng. Đối tượng quản lý có thể trên qui
mô toàn cầu, khu vực, quốc gia, ngành, đơn vị, có thể là một con người, sự vật
cụ thể. Quản lý thể hiện việc tổ chức, điều hành tập hợp người, công cụ,
phương tiện tài chính, ệ.. để kết hợp các yếu tố đó với nhau nhằm đạt mục tiêu
định trước.
về nội dung, thuật ngữ quản lý có nhiều cách hiểu khác nhau. Xuất phát
từ những góc độ nghiên cứu, rất nhiều học giả trong và ngoài nước đã đưa ra
giải thích không giống nhau về quản lý. Cho đến nay, có rất nhiều định nghĩa
về khái niệm quản lý. Đặc biệt là kể từ thế kỷ 21, các quan niệm về quản lý lại
càng phong phú. v ề nội dung, thuật ngữ quản lý có nhiều cách hiểu khác nhau.
•»
Có thế điểm, qua một số quan niệm về quản lý của các nhà nghiên cứu trong
nước như sau:
- Theo tác giả Nguyễn Quốc Chí và Nguyễn Thị Mỹ Lộc: “Quản lý là tác
động có định hướng, có chủ đích của chủ thể quản lý đến khách thể quản lý
trong một tổ chức nhằm làm cho tổ chức có vận hành và đạt được mục đích của
tổ chức” [2]ế
- Theo tác giả Nguyễn Văn Lê : "Quản lý là tác động vừa có tính khoa học,
vừa có tính nghệ thuật vào hệ thống con người nhằm đạt được mục tiêu kinh tế
xã hội" và “Quản lý là một hệ thống xã hội khoa học và nghệ thuật tác động
I
7
vào hệ thống đó mà chủ yếu là vào con người nhằm đạt hiệu quả tối ưu theo
mục tiêu đề ra” [12].
-
Tác giả Trần Hữu Cát và Đoàn Minh Duệ thì : “Quản lý là hoạt động
thiết yếu nẩy sinh khi con người hoạt động tập thể, là sự tác động của chủ thể
vào khách thể, trong đó quan trọng nhất là khách thể con người, nhằm thực
hiện các mục tiêu chung của tổ chức” [3].
-
Đặng Vũ Hoạt và Hà Thế Ngữ lại cho rằng “ Quản lý là một quá trình
định hướng, quá trình có mục tiêu, quản lý có hệ thống là quá trình tác động
đến hệ thống nhằm đạt được những mục tiêu nhất định. Những mục tiêu này
đặc trưng cho trạng thái mới của hệ thống mà người quản lý mong muốn.” [9].
Như vậy có thế hiếu:
+ Quản lý là các hoạt động thực hiện nhằm đảm bảo hoàn thành công việc
qua những nỗ lực của mọi người trong tổ chứcỂ
+ Quản lý là công tác phối hợp có hiệu quả các hoạt động của những
người cộng sự khác cùng chung một tổ chức.
+ Quản lý là những tác động có mục đích lên những tập thể người, thành
tố cơ bản của hệ thống xã hội.
+ Quản lý được tiến hành trong một tổ chức hay một nhóm xã hội.
+ Quản lý là một hoạt động thiết yếu đảm bảo phối hợp những nỗ lực cá
nhân nhằm đạt được các mục đích của nhóm.
Từ nhữụậ quan niệm trên có thể thấy đặc trưng cơ bản của hoạt động quản
lý là cách thức tác động (có tổ chức, có hướng đích, . ề.) của chủ thể quản lý
(người quản lý) lên đối tượng quản lý và khách thể quản lý bằng các chế định
xã hội, bằng tổ chức - nhân lực, tài lực - vật lực và bằng chính cả năng lực của
đội ngũ cán bộ quản lý nhằm sử dụng có hiệu quả nhất các tiềm năng, các cơ
hội của tổ chức để đạt được mục tiêu đặt ra trong điều kiện biến động của môi
trường.
Như vậy Quản lý là một phạm trù rộng, đế tiến hành quản lý, chủ thể
quản lý phải thực hiện đồng bộ rất nhiều chức năng, trong đó có chức năng lãnh
8
đạo đế chủ thế thực hiện tổ chức liên kết và tác động lên đối tượng bị quản lý
đế thực hiện các định hướng tác động dài hạn đã được định trước.
Trong quan hệ quản lý, giữa chủ thể quản lý và khách thể quản lý luôn
luôn tồn tại các mối quan hệ qua lại với nhau với những tác động tương hồ lẫn
nhau. Chủ thể quản lý tạo ra các tác động quản lý, còn khách thể quản lý thì tạo
ra các giá trị vật chất tinh thần có giá trị sử dụng, trực tiếp đáp ứng nhu cầu của
con người, thỏa mãn mục tiêu của quản lý. Chủ thể quản lý giỏi, sắc sảo, nhạy
bén, phải là người biết ra các quyết định đúng đắn, giải quyết linh hoạt từng
tình huống quản lý phù hợp với khách thể quản lý.
1.2.1.2. Chức năng quản lý
Các nhà nghiên cứu về quản lý đã đưa ra nhiều quan điểm về nội dung của
các chức năng quản lý, nhưng có thể khái quát rằng quản lý có 4 chức năng cơ
bản sau:
- Chức năng kế hoạch: Là chức năng hạt nhân quan trọng nhất của quá
trình quản lý, giúp ta tiếp cận mục tiêu một cách hợp lý và khoa học. Kế hoạch
được hiểu là tập họp những mục tiêu cơ bản được sắp xếp theo một trình tự
nhất định, lôgíc với một chương trình hành động cụ thể để đạt được những mục
tiêu đã được hoạch định, trước khi tiến hành thực hiện các nội dung mà chủ thể
quản lý đề ra. Ke hoạch đặt ra xuất phát từ đặc điểm tình hình cụ thể của tổ
chức và những mục tiêu định sẵn mà to chức có thể hướng tới và đạt được theo
mong muốn,«4ưới sự tác động có định hướng của chủ thể quản lý.
- Chức năng tổ chức: Là quá trình phân phối, sắp xếp và bố trí một cách
khoa học nguồn nhân lực (nguồn lực, vật lực, tài lực) theo những cách thức
nhất định để đảm bảo việc thực hiện tốt các mục tiêu đã đề ra.
Đây là một chức năng quan trọng, tạo thành sức mạnh của tổ chức để thực
hiện thành công kế hoạch. Để thể hiện được vai trò quan trọng này, chức năng
tổ chức phải hình thành một cấu trúc tổ chức tối ưu của hệ thống quản lý và
phối họp tốt nhất các hệ thống quản lý với hệ thống bị quản lý.
- Chức năng chỉ đạo: Chỉ đạo là phương thức tác động của chủ thể quản lý
nhằm tạo cho tố chức vận hành đúng kế hoạch. Đó là sự tác động đến cá nhân
9
hoặc nhóm người làm cho họ tích cực, sáng tạo làm việc theo sự phân công và
kế hoạch đã định một cách lý tưởng. Mọi người cần được khuyến khích để phát
triển không chỉ sự tự nguyện làm việc mà còn tự nguyện làm việc với tất cả khả
năng và nhiệt tình.
-
Chức năng kiểm tra: Là những hoạt động của chủ thể quản lý tác động
đến khách thể quản lý, nhằm đánh giá và xử lý các kết quả vận hành của tổ
chứcửĐây là một chức năng quan trọng và không thể thiếu của quá trình quản
lý.
Ngoài 4 chức năng nêu trên, trong chu trình quản lý chủ thể quản lý phải
sử dụng thông tin như là một công cụ hay chức năng đặc biệt để thực hiện các
chức năng trên.
Chúng ta có thể biểu diễn theo sơ đồ sau:
<*•;
Hình 1 : Sơ đồ chức năng quản lý
1.2. ỉ.3. Khái niệm về quản lý giáo dục:
Quản lý giáo dục là những tác động có hệ thống, có kế hoạch, có ý thức và
mục đích của các chủ thể, quản lý ở các cấp khác nhau đến tất cả các mắt xích
của hệ thống giáo dục (từ Bộ đến cơ sở giáo dục), nhằm mục đích đảm bảo việc
hình thành nhân cách cho thế hệ trẻ trên cơ sở nhận thức và vận dụng những
10
quy luật chung của xã hội cũng như các quy luật của quy trình giáo dục, của sự
phát triển thể lực và tâm lý trẻ em, thiếu niên, thanh niên [16].
Nhà lý luận Xô - Viết Mechty-Zade đã chỉ rõ: “Quản lý giáo dục là tập
hợp những biện pháp (tổ chức, phương pháp cán bộ, giáo dục, kế hoạch hóa, tài
chính, .ệ. ) nhằm đảm bảo sự vận hành bình thường của các cơ quan trong hệ
thống giáo dục, đảm bảo sự tiếp tục phát triển và mở rộng hệ thống thống nhất
cả về mặt số lượng cũng như chất lượng”.
Tác giả Nguyễn Gia Quý định nghĩa như sau: “ Quản lý quá trình giáo
dục là quản lý một hệ thống toàn vẹn bao gồm các yếu tố: Mục tiêu, nội dung,
phương pháp, tổ chức giáo dục, người dạy, người học, cơ sở vật chất kỹ thuật
phục vụ cho dạy và học, môi trường giáo dục, kết quả giáo dục” [15].
Quản lý giáo dục theo nghĩa tổng quan là hoạt động điều hành, phối hợp
các lực lượng xã hội nhằm đấy mạnh công tác đào tạo thế hệ trẻ theo yêu cầu
phát triển của xã hội.
1.2.2. Quản lỷ nhà trường
Nhà trường là đơn vị cơ sở của ngành giáo dục được thành lập theo quy
hoạch, kế hoạch của Nhà nước nhằm phát triển sự nghiệp giáo dục. Nó có vai
trò quan trọng, có ý nghĩa quyết định đối với việc thực hiện mục đích, mục tiêu
giáo dục.
Quản lý nhà trường có thể hiểu là một hệ thống tác động sư phạm hợp lý
và cớ hướng^ích của chủ thế quản lý đến tập thể giảng viên, học sinh-sinh viên
và các lực lượng xã hội trong và ngoài nhà trường, nhằm huy động và phối họp
sức lực trí tuệ của họ vào mọi hoạt động của nhà trường hướng vào việc hoàn
thành có chất lượng và hiệu quả mục tiêu dự kiến [16].
về mặt lý luận và thực tiễn, quản lý nhà trường bao bồm:
Quản lý nhà trường thực hiện hoạt động quản lý giáo dục trong tổ chức
nhà trường. Hoạt động quản lý nhà trường do chủ thể quản lý nhà trường thực
hiện, bao gồm các hoạt động quản lý bên trong nhà trường như: Quản lý giảng
viên, quản lý học sinh- sinh viên và học viên, quản lý quá trình dạy học, quản
11
lý cơ sở vật chất, trang thiết bị trường học, quản lý tài chính, quản lý quan hệ
giữa nhà trường và cộng đồng xã hội.
Hoạt động quản lý nhà trường chịu tác động những chủ thể quản lý bên
trên nhà trường (các cơ quan quản lý giáo dục cấp trên) nhằm hướng dẫn và tạo
điều kiện cho hoạt động của nhà trường và bên ngoài nhà trường, xây dựng
những định hướng về sự phát triển của nhà trường và hỗ trợ, tạo điều kiện cho
nhà trường phát triểnằ
Quản lý nhà trường là quản lý giáo dục được tổ chức, thực hiện ở một
phạm vi không gian nhất định của một đon vị giáo dục - đào tạo. Quản lý với
từng bậc học khác nhau, với loại hình khác nhau để đảm bảo đạt được mục tiêu
quản lý đặt ra. Tuy nhiên, dù quản lý nhà trường ở bậc học nào, loại hình
trường nào thì cũng phải bảo đảm những yếu tố cơ bản chung nhất là.ệ
- Xác định rõ mục tiêu quản lý của nhà trường, đó là mục tiêu hoạt động
của nhà trường được dự kiến trước khi triển khai hoạt động. Mục tiêu đó được
cụ thế hóa trong kế hoạch năm học chính là các nhiệm vụ, chức năng mà nhà
trường phải thực hiện trong năm học.
- Xác định cụ thể nội dung các mục tiêu, trên cơ sở đó hoạch định các mục
tiêu một cách tông thế, chủ thế quản lý cụ thể hóa nội dung, từng mục tiêu. Đây
là những điều kiện cho mục tiêu trở thành hiện thực khi được tổ chức thể hiện
trong năm học.
*- Nhà trường là một cơ sở giáo dục - đào tạo, là một đơn vị độc lập, nhà
trường thực hiện sứ mệnh chính trị của mình là giáo dục, đào tạo.
Tóm lại, quản lý nhà trường là một khoa học và mang tính nghệ thuật, nó
được thực hiện trên cơ sở những quy luật chung của khoa học quản lý, đồng
thời nó có những nét đặc thù riêng. Đó là những quy định ở bản chất của sự lao
động-lao động sư phạm của người giảng viên - bản chất của quá trình dạy học giáo dục, mà đối tượng của nó là học sinh, sinh viên, học viên. Học sinh, sinh
viên, học viên vừa là đối tượng vừa là chủ thể hoạt động của chính bản thân
mình. Sản phấm giáo dục - đào tạo của nhà trường là nhân cách học sinh, sinh
viên được rèn luyện phát triển theo yêu cầu xã hội. Có thể nói rằng quản lý nhà
12
trường là quá trình tổ chức giáo dục - đào tạo hoàn thiện và phát triển nhân
cách học sinh, sinh viên, học viên một cách khoa học và có hiệu quả, chất
lượng tốt đáp ứng nhu cầu xã hội.
1.2.3.
Khái niệm về đào tạo
Khái niệm đào tạo cũng được hiểu theo nhiều cách khác nhau, có thể nêu
ra một số định nghĩa:
Theo từ điển Bách khoa Việt Nam: “Đào tạo là quá trình tác động đến
con người nhằm làm cho con người đó lĩnh hội và nắm vững những tri thức, kỹ
năng, kỹ xảo một cách có hệ thống nhằm chuẩn bị cho người đó thích nghi với
cuộc sống và khả năng nhận một sự phân công nhất định góp phần của mình
vào phát triển xã hội, duy trì và phát triển nền văn minh của loài người, v ề cơ
bản đào tạo là giảng dạy và học tập trong nhà trường, gắn với giáo dục đạo đức,
nhân cách” [24, 298].
Theo Nguyễn Minh Đường: “Đào tạo là quá trình hoạt động có mục
đích, có tổ chức nhằm hình thành và phát triển có hệ thống tri thức, kỷ năng, kỷ
xảo, giá trị, thái độ...đê hoàn thiện nhân cách cho mỗi cá nhân để tạo tiền đề
cho họ có thể vào đời một cách có năng suất và hiệu quả” [8, 15].
Theo một số tác giả khác : Đó là các hoạt động truyền tải thông tin và
dữ liệu từ người này (người dạy) sang người khác (người học). Kết quả là có sự
thay đổi về kiến thức, kĩ năng và thái độ của người học từ mức độ thấp đến
mửc độ cạp.
Đào tạo, cùng với nghiên cứu khoa học và dịch vụ phục vụ cộng đồng,
là hoạt động đặc trưng của các cơ sở đào tạo. Đó là hoạt động chuyển giao có
hệ thống, có phương pháp nhũng kinh nghiệm, những tri thức, những kỹ năng,
kỹ xảo nghề nghiệp chuyên môn, đồng thời bồi dưỡng những phẩm chất đạo
đức cần thiết và chuẩn bị tâm thế cho người học đi vào cuộc sống lao động tự
lập và góp phần xây dựng, bảo vệ đất nước.
Đào tạo là hoạt động mang tính phổi hợp giữa các chủ thể dạy học
(người dạy và người học), là sự thống nhất hữu cơ giữa hai mặt dạy và học tiến
hành trong một cơ sở giáo dục, mà trong đó tính chất, phạm vi, cấp độ, cấu
-
13
trúc, quy trình của hoạt động được quy định một cách chặt chẽ, cụ thể về mục
tiêu, chương trình, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức, cơ sở vật chất và
thiết bị dạy học, đánh giá kết quả đào tạo, cũng như về thời gian và đổi tượng
đào tạo cụ thê.
Đào tạo đề cập đến việc hình thành và phát triển các kỹ năng thực
hành, nghề nghiệp hay kiến thức liên quan đến một lĩnh vực cụ thể, để người
học lĩnh hội và nắm vững những tri thức, kĩ năng, nghề nghiệp một cách có hệ
thống để chuẩn bị cho người đó thích nghi với cuộc sống và khả năng đảm
nhận được một công việc nhất định. Khái niệm đào tạo thường có nghĩa hẹp
hơn khái niệm giáo dục, thường đào tạo đề cập đến giai đoạn sau, khi một
người đã đạt đến một độ tuổi nhất định, có một trình độ nhất định. Có nhiều
dạng đào tạo: đào tạo cơ bản và đào tạo chuyên sâu, đào tạo chuyên môn và
đào tạo nghề, đào tạo lại, đào tạo từ xa, tự đào tạo...
Nói chung có thế hiếu đào tạo là quá trình trang bị những kiến thức, kỷ
năng, kỷ xảo nghề nghiệp, đồng thời hình thành những phẩm chất đạo đức, thái
độ cho người học đế họ trở thành những công dân, người lao động có chuyên
môn và nghề nghiệp nhất định nhằm thoả mãn những nhu cầu tồn tại và phát
triển của mỗi cá nhân, đáp ứng yêu cầu của xã hội. Quá trình đào tạo được diễn
ra ở các cơ sở đào tạo đó là các trường đại học, cao đắng, trung học chuyên
nghiệp, trường dạy nghề... theo một kế hoạch, nội dung, chương trình, thời gian
quy định cho từng ngành nghề cụ thể nhằm giúp người học đạt được một trình
độ nhất định trong hoạt động lao động nghề nghiệp.
1.2.4. Khải niệm về quản lý đào tạo
Quản lý đào tạo ở trường đại học là quá trình tác động có mục đích, có kế
hoạch của chủ thể quản lý (gồm các cấp quản lý khác nhau từ Ban giám hiệu,
các Phòng, Khoa, đến Tổ bộ môn và tùng giảng viên) lên các đổi tượng quản lý
(bao gồm giảng viên, sinh viên, cán bộ quản lý cấp dưới và cán bộ phục vụ đào
tạo) thông qua việc vận dụng các chức năng và phương tiện quản lý nhằm đạt
được mục tiêu đào tạo của nhà trường.
14
1.2.5. Học phần và tín chỉ.
1.2.5.1. Học phần :
Học phần là khối lượng kiến thức tương đối trọn vẹn, thuận tiện cho sinh
viên tích luỹ trong quá trình học tập. Phần lớn học phần có khối lượng từ 2 đến
4 tín chỉ, nội dung được bố trí giảng dạy trọn vẹn và phân bố đều trong một học
kỳ. Kiến thức trong mỗi học phần phải gắn với một mức trình độ theo năm học
thiết kế và được kết cấu riêng như một phần của môn học hoặc được kết cấu
dưới dạng tổ hợp từ nhiều môn học. Từng học phần phải được ký hiệu bằng
một mã số riêng do trường quy định [ 1].
Có hai loại học phần: học phần bắt buộc và học phần tự chọn.
Học phần bắt buộc là học phần chứa đựng nhũng nội dung kiến thức
chính yếu của mồi chương trình và bắt buộc sinh viên phải tích lũy;
Học phần tự chọn là học phần chứa đựng những nội dung kiến thức cần
thiết, nhưng sinh viên được tự chọn theo hướng dẫn của trường nhằm đa dạng
hoá hướng chuyên môn hoặc được tự chọn tuỳ ý để tích luỹ đủ số học phần quy
định cho mỗi chương trình.
1.2.5.2. Tín chỉ
Tín chỉ là đại lượng dùng đế đo khối lượng kiến thức, kĩ năng của một
môn học mà người học cần phải tích lũy trong một khoảng thời gian nhất định
thông qua các hình thức: học tập trên lớp; học tập trong phòng thí nghiệm, thực
tập hoặc làm các phần việc khác (có sự hướng dẫn của giảng viên); và tự học
ngoài lớp như đọc sách, nghiên cứu, giải quyết vấn đề hoặc chuẩn bị bài ề.. Tín
chỉ còn được hiểu là khối lượng lao động của người học trong một khoảng thời
gian nhất định trong những điều kiện học tập tiêu chuẩn.
Một tín chỉ được quy định bằng 15 tiết học lý thuyết; 30 - 45 tiết thực
hành, thí nghiệm hoặc thảo luận; 45 - 90 giờ thực tập tại cơ sở; 45 - 60 giờ làm
tiểu luận, bài tập lớn hoặc đồ án, khoá luận tốt nghiệp.
Đối với những học phần lý thuyết hoặc thực hành, thí nghiệm, đế tiếp thu
được một tín chỉ sinh viên phải dành ít nhất 30 giờ chuẩn bị cá nhân.
15
Hiệu trưởng các trường quy định cụ thể số tiết, số giờ đối với từng học
phần cho phù hợp với đặc điểm của trường.
Đối với những chương trình, khối lượng của từng học phần đã được tính
theo đơn vị học trình, thì 1,5 đơn vị học trình được quy đổi thành 1 tín chỉ.
Một tiết học được tính bằng 50 phút [1].
/.2ỂỔỂĐào tạo theo học chế niên chế và đào tạo theo hệ thống tín chỉ.
1.2.6.1. Đào tạo theo học chế niên chế :
Đào tạo theo học chế niên chế là đào tạo theo năm học, mỗi chương trình
đào tạo của một ngành học được quy định đào tạo trong một số năm nhất định.
Sinh viên phải hoàn thành một số lượng kiến thức ấn định bắt buộc trong năm
học đó, các khối kiến thức học được bố trí theo một tỷ lệ nhất định với đơn vị
đo là đơn vị học trình. Ví dụ chương trình học trình độ đại học được cấp bằng
cử nhân thường thời gian tham gia học tập trong 4 năm, cấp bằng kỹ sư trong 5
năm. Sinh viên học hết thời gian quy định nếu không bị lưu ban, dừng tiến độ
học tập thì được cấp bằng tốt nghiệp.
1.2.6.2. Đào tạo theo hệ thống tín chỉ :
Đào tạo theo tín chỉ không tổ chức theo năm học mà theo học kỳ. Một
năm học có thể tổ chức đào tạo từ 2 đến 3 học kỳ, mỗi chương trình đào tạo
của một ngành học nhất định không tính theo năm mà tính theo sự tích lũy kiến
thức của sinh viên, sinh viên tích lũy đủ số tín chỉ quy định cho một ngành học
thì được cấp^bằng tốt nghiệp.
1.3ệ Một số vấn đề lý luận liên quan đến đề tài :
1.3.1. Đặc điểm cơ bản của đào tạo theo hệ thống tín chỉ.
1.3.1.1 Đặc điểm chung :
- Đòi hỏi sinh viên phải tích luỹ kiến thức theo từng học phần (tín chỉ);
- Kiến thức cấu trúc thành các môđun (học phần);
- Quy định khối lượng kiến thức phải tích luỹ cho từng văn bằng, xếp
năm học của người học theo khối lượng tín chỉ tích luỹ;
- Chương trình đào tạo mềm dẻo (có học phần bắt buộc và học phần tự
chọn)
16
- Đánh giá thường xuyên, thang điếm chữ;
- Dạy học lấy sinh viên làm trung tâm;
- Đơn vị học vụ là học kỳ. Mỗi năm có thể chia thành 2 học kỳ (15 tuần);
3 học kỳ (15 tuần); hoặc 4 học kỳ (10 tuần);
- Đăng ký học đầu mỗi học kỳ, lớp học tổ chức theo mồi học phần;
- Có hệ thống cố vấn học tập;
- Không thi tốt nghiệp, không tổ chức bảo vệ khoá luận tốt nghiệp đối với
các chương trình đại học hoặc cao đẳng;
- Chỉ có 1 văn bằng chính quy đối với 2 loại hình tập trung và không tập
trung.
Triết lý cơ bản của đào tạo theo hệ thống tín chỉ:
- Xem người học là trung tâm của quá trình đào tạo;
- Có chương trình đào tạo mềm dẻo, dễ dàng đáp ứng nhu cầu tiếp nhận
kiến thức của người học;
- Khi đã có nhiều trường đại học trong một quốc gia, một khu vực và trên
thế giới áp dụng hệ thống tín chỉ thì có thế thực hiện được việc chuyển đổi tín
chỉ giữa các trường đại học [20, 13].
l ẻ3.1.2. Chương trình đào tạo:
a. Khối lượng đào tạo: Khoảng 120 - 140 tín chỉ (chương trình cử nhân
đào tạo 4 năm, mỗi năm 2 học kỳ).
b. Khung chương trình: Khung chương trình thề hiên bản chất của hê
thống tín chỉ, xác định rõ: thời gian học trên lớp, thời gian học trong phòng thí
nghiệm, thực tập, thực hành, thời gian tự đọc sách, nghiên cứu, làm bài tập,
chuẩn bị xeminar.
c. Lựa chọn môn học: Ngoài các môn bắt buộc, trong chương trình đào tạo
có nhiều môn học cho sinh viên lựa chọn và đảm bảo có người dạy khi đã đưa
các môn học này vào chương trình.
Như vậy, số môn học mà nhà trường tổ chức giảng dạy cho một chương
trình sẽ có tổng số tín chỉ lớn hơn số tín chỉ quy định mà một sinh viên phải
tích luỹ đế hoàn thành chương trình đó. Như thế, với sự hướng dẫn của giảng
17
viên, cố vấn học tập, sinh viên có thể xây dựng được kế hoạch học tập phù hợp
với riêng mình.
1.3 ễ1.3. Hoạt động dạy - học :
a. Giảng viên và đề cương môn học: Giảng viên có nhiệm vụ truyền đạt
kiến thức và hướng dẫn sinh viên tự tìm kiếm kiến thức ở ngoài lớp học. Việc
giảng viên hướng dẫn, giao nhiệm vụ cho sinh viên và đánh giá kết quả thực
hiện được thể hiện trong đề cương môn học.
Các nội dung chủ yếu được đưa vào đề cương môn học gồm:
- Thông tin về môn học: tên môn học, mã môn học, số tín chỉ, địa điểm
phòng học, các ngày và giờ học trên lớp, ở phòng thí nghiệm, ở thực địa v.v;
- Thông tin về giảng viên: họ tên, chức danh, địa điếm phòng làm việc, giờ
làm việc, số điện thoại phòng làm việc.
- Giáo trình (tên giáo trình, tác giả, năm xuất bản, nhà xuất bản. .
tài liệu
bố sung, các tài liệu khác...
- Mục tiêu và nội dung tóm tắt môn học;
- Lịch học và chủ đề của các buổi học, ngày thi, ngày kiếm tra, thời hạn
nộp các bài tập nghiên cứu. ễ.
- Quy định đối với môn học, yêu cầu về chuyên cần, thái độ, ý thức học
tập của sinh viên.
b. Phương pháp giảng dạy: Giảng viên không truyền thụ toàn bộ các kiến
thức đã đươc trình bày trong giáo trình, tài liêu tham khảo mà chỉ thưc hiên các
công việc sau đế hướng dẫn sinh viên tích luỹ kiến thức, kỹ năng và nâng cao
hứng thú học tập, lòng yêu khoa học cũng như ngành đào tạo đã lựa chọn.
Giải thích nhũng vấn đề sinh viên sẽ gặp khó khăn khi tự đọc, tự nghiên
cứu giáo trình, tài liệu, nhấn mạnh những vấn đề mà sinh viên cần chú ý trong
giáo trình và tài liệu tham khảo, hướng dẫn sinh viên thảo luận những vấn đề
trong những tài liệu mà sinh viên đã đọc.
CỆTổ chức lớp học :
Lóp học được tổ chức thành những lớp học phần do sinh viên đăng ký.
Hằng năm nhà trường công bố các học phần sẽ được tổ chức giảng dạy, sinh
18
viên đăng ký học các học phần trong thời gian nhà trường đã công bố. Trường
họp số sinh viên đăng ký học một học phần quá đông so với điều kiện của
phòng học thì nhà trường chỉ xếp những sinh viên nằm trong số lượng quy định
đăng ký sớm hơn hoặc đạt một số yêu cầu do ngành học đặt ra được học và
thông báo ngay cho số sinh viên còn lại đăng ký học phần khác hoặc chờ năm
học sau. Nếu số sinh viên đăng ký học một học phần quá ít, nhà trường sẽ hủy
lóp học phần và cũng sẽ thông báo cho sinh viên biết ngay để chọn học phần
khác.
Quản lý học tập của sinh viên: Dựa vào khung chương trình đào tạo do
nhà trường công bố, đề cương môn học do giảng viên cung cấp, sinh viên tham
khảo ý kiến của cố vấn học tập để xây dựng kế hoạch học tập phù hợp với mình
và đăng ký với khoa và nhà trường.
Giảng viên đánh giá liên tục các hoạt động học tập của sinh viên, báo cáo
cho phòng đào tạo và cho sinh viên biết.
Căn cứ vào số tín chỉ mà sinh viên tích luỹ được, nhà trường xếp sinh viên
vào các năm (thứ nhất, thứ hai, thứ ba ...) cho phù hợp.
l ẵ3.1.4. Cố vấn học tập:
Cố vấn học tập là người tư vấn, hỗ trợ và hướng dẫn sinh viên phát huy tối
đa khả năng học tập, lựa chọn môn học, xây dựng kế hoạch học tập phù hợp với
năng lực, hoàn cảnh để đạt kết quả cao trong học tập và mục tiêu tốt nghiệp ra
trường.
Vai trò, nhiệm vụ của cô vân học tập :
- Hướng dẫn sinh viên đăng ký học theo từng học kỳ và năm học
- Hướng dẫn sinh viên tìm hiểu khung chương trình đào tạo của ngành học
để xây dựng kế hoạch học tập, phương pháp học tập.
- Tìm hiểu, nắm bắt năng lực, hoàn cảnh của sinh viên để tư vấn và giúp đỡ
các em học thành kế hoạch và khối lượng học tập của cá nhân nhằm đạt kết quả
cao nhất.
- Phối hợp với trợ lý quản lý sinh viên quản lý danh sách lóp, thông tin cá
nhân sinh viênế