Tải bản đầy đủ (.doc) (151 trang)

Một số giải pháp quản lý mô hình giáo dục theo hướng dạy học tích cực trong trường tiểu học ở quận tân phú,thành phố hồ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (646.75 KB, 151 trang )

1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

NGUYỄN VŨ LY

MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ MÔ HÌNH
GIÁO DỤC THEO HƯỚNG DẠY HỌC TÍCH CỰC
TRONG TRƯỜNG TIỂU HỌC Ở QUẬN TÂN PHÚ,
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Chuyên ngành: Quản lý giáo dục
Mã số: 60. 14. 05

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Văn Tứ

Vinh, 2010


2

Lời cảm ơn
Tôi xin được gởi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc
nhất đến

TS. Nguyễn Văn Tứ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
đã hướng dẫn tôi thực hiện đề tài này.
Những gì đạt được hôm nay trong nghiên cứu khoa học, tôi


không thể quên được công lao giảng dạy và hướng dẫn của các
Giáo sư, các Giảng viên trường Đại học Vinh đã giảng những
chuyên đề của lớp Cao học Quản lý giáo dục Khóa 16 tại trường
Đại học Sài Gòn, TP. Hồ Chí Minh.
Tôi xin được bày tỏ niềm xúc động lớn lao trước sự giúp đỡ,
động viên của lãnh đạo Sở Giáo dục – Đào tạo Thành phố Hồ Chí
Minh, Phòng Giáo dục – Đào tạo quận Tân Phú, các đồng sự
trong Ban Giám Hiệu, các thầy, cô đồng nghiệp của tôi ở trường
tiểu học Lê Lai và 13 trường tiểu học còn lại.
Và xin được sẻ chia tất cả niềm hạnh phúc này cho gia đình
và bạn bè yêu dấu của tôi.
Nguyễn Vũ Ly


3

MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa

1

Lời cảm ơn

2

Mục lục

3


Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt

7

Danh mục các bảng

8

Danh mục các hình vẽ, đồ thị

10

MỞ ĐẦU

11

1. Lý do chọn đề tài

11

2. Mục đích nghiên cứu

16

3. Khách thể, đối tượng, phạm vi nghiên cứu

16

4. Giả thuyết khoa học


17

5. Nhiệm vụ nghiên cứu

17

6. Phương pháp nghiên cứu

17

7. Đóng góp của luận văn

18

8. Cấu trúc luận văn

18

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ QUẢN LÝ
MÔ HÌNH GIÁO DỤC THEO HƯỚNG DẠY HỌC TÍCH CỰC
Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC

19

1.1 Lịch sử nghiên cứu vấn đề

19

1.1.1 Việc nghiên cứu mô hình giáo dục theo hướng dạy học
tích cực ở trường tiểu học ở một số nước trên thế giới


19

1.1.2 Việc nghiên cứu mô hình giáo dục theo hướng dạy học
tích cực ở trường tiểu học ở Việt Nam
1.1.3 Việc nghiên cứu mô hình giáo dục theo hướng dạy học

27


4

tích cực ở quận Tân Phú
1.2 Các khái niệm cơ bản liên quan đến đề tài

35
40

1.2.1

Quản lý

40

1.2.2

Quản lý giáo dục

41


1.2.3

Mô hình giáo dục

42

1.2.4

Mô hình dạy học

44

1.2.5

Dạy học tích cực

45

1.2.6

Giải pháp quản lý

46

1.3 Những vấn đề cơ bản về mô hình giáo dục theo hướng
dạy học tích cực

47

1.3.1 Bản chất của mô hình giáo dục theo hướng

dạy học tích cực

47

1.3.2 Chu trình thực hiện mô hình giáo dục theo hướng
dạy học tích cực

55

1.3.3 Qui trình thực hiện mô hình giáo dục theo hướng
dạy học tích cực

59

1.3.4 Điều kiện đảm bảo tổ chức dạy học theo mô hình giáo
dục theo hướng dạy học tích cực

64

1.3.5 Đặc điểm môi trường lớp học theo mô hình giáo dục
theo hướng dạy học tích cực

66

1.3.6 Vai trò, chức năng của nhà quản lý đối với việc thực hiện
mô hình giáo dục theo hướng dạy học tích cực trong
trường tiểu học

67


Kết luận chương 1

68


5

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ MÔ HÌNH
GIÁO DỤC THEO HƯỚNG DẠY HỌC TÍCH CỰC TẠI MỘT SỐ
TRƯỜNG TIỂU HỌC Ở QUẬN TÂN PHÚ, TP. HCM
2.1 Khái quát về tình hình giáo dục tại quận Tân Phú
2.1.1

Tình hình phát triển kinh tế - xã hội

2.1.2

Tình hình trường lớp và các điều kiện phục vụ dạy

2.1.3

69
69
69

và học ở tiểu học

70

Chất lượng giáo dục ở tiểu học


76

2.2. Thực trạng công tác quản lý mô hình giáo dục theo hướng
dạy học tích cực tại một số trường tiểu học ở quận Tân Phú
2.2.1

Giới thiệu chung về tổ chức khảo sát

2.2.2

Thực trạng công tác quản lý mô hình giáo dục theo
hướng dạy học tích cực ở quận Tân Phú

2.3 Nhận xét, đánh giá

83
84
104

2.3.1

Nhận xét những mặt mạnh và tồn tại

104

2.3.2

Phân tích nguyên nhân của những tồn tại


107

CHƯƠNG 3:

MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ MÔ HÌNH
GIÁO DỤC THEO HƯỚNG DẠY HỌC TÍCH
CỰC Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC QUẬN TÂN PHÚ,
TP.HCM
109

3.1 Nguyên tắc xác định hệ thống giải pháp
3.2

83

109

Một số giải pháp quản lý mô hình giáo dục theo hướng dạy học
tích cực tại trường tiểu học ở quận Tân Phú, TP. Hồ Chí Minh 110
3.2.1. Giải pháp quản lý về công tác nhận thức, tư tưởng

110

3.2.2. Giải pháp quản lý thực hiện kế hoạch chiến lược về xây
dựng mô hình giáo dục và tổ chức dạy học theo hướng tích cực 116


6

3.2.3. Giải pháp quản lý xây dựng và bồi dưỡng đội ngũ

cán bộ, giáo viên

119

3.2.4. Giải pháp quản lý việc nâng cao đầu tư cơ sở vật chất,
trang thiết bị đồ dùng dạy học để thực hiện tốt mô hình
giáo dục theo hướng dạy học tích cực tại trường tiểu học

130

3.2.5. Giải pháp quản lý công tác động viên, khuyến khích, kiểm tra,
đánh giá kết quả công tác quản lý mô hình giáo dục theo hướng
dạy học tích cực tại trường tiểu học
3.3 Khảo nghiệm tính cấp thiết và khả thi của các giải pháp

133
137

Kết luận chương 3

139

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

140

1. Kết luận

140


2. Kiến nghị

142

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

144

PHỤ LỤC

147


7

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
(Được dùng trong luận văn)
TPHCM

:Thành phố Hồ Chí Minh

GD – ĐT

: Giáo dục – Đào tạo

PGD

: Phòng Giáo dục

CBQL


: Cán bộ quản lý

CB – GV

: Cán bộ - giáo viên

PPDH

: Phương pháp dạy học

HT

:Hiệu trưởng

HP

: Phó hiệu trưởng

KT

: Khối trưởng

GV

: Giáo viên

HS

: Học sinh


TNTH

: Tốt nghiệp tiểu học

LL

: Lê Lai

AC

: Âu Cơ

ĐTĐ

: Đoàn Thị Điểm

DT

: Duy Tân

HVC

: Hồ Văn Cường

HVCh

: Huỳnh Văn Chính

LVT


: Lê Văn Tám

PCT

: Phan Chu Trinh

TH

: Tân Hương

TQ

: Tân Quý

TVD

: Tô Vĩnh Diện

VTS

: Võ Thị Sáu

DL HN

: DL Hồng Ngọc


8


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1: Mạng lưới trường lớp - học sinh năm học 2006 – 2007

73

Bảng 2.2: Thống kê số lượng trường học quận Tân Phú
năm học 2007

73

Bảng 2.3: Số liệu giáo viên – học sinh các trường tiểu học
năm 2007

75

Bảng 2.4: Số liệu lớp học – phòng học tiểu học năm học
2006 – 2007

75

Bảng 2.5: So sánh các chỉ tiêu trường lớp

77

Bảng 2.6: Kết quả thanh tra hoạt động sư phạm giáo viên

79

Bảng 2.7: Thống kê trình độ đội ngũ giáo viên năm 2007


80

Bảng 2.8: Chất lượng giáo viên theo chuẩn trình độ
81
Bảng 2.9: Thống kê trình độ đội ngũ cán bộ quản lý năm 2007

81

Bảng 2.10: Kết quả học tập ở các trường tiểu học

83

Bảng 2.11: Tổng hợp ý kiến đánh giá của cán bộ - giáo viên
về nhận thức đối với việc thực hiện mô hình dạy học tích cực

87

Bảng 2.12: Tổng hợp ý kiến, đánh giá của cán bộ - giáo viên về
công tác lập kế hoạch, xây dựng chiến lược dạy học theo mô hình
giáo dục tích cực

89

Bảng 2.13: Tổng hợp ý kiến đánh giá của Chuyên viên, Hiệu trưởng
đối với công tác xây dựng và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ - giáo viên

92

Bảng 2.14: Tổng hợp ý kiến đánh giá của Hiệu trưởng về thực trạng

kiểm tra việc tổ chức dạy học theo hướng tích cực của giáo viên
Bảng 2.15: Tổng hợp ý kiến đánh giá của hiệu trưởng về thực trạng

97


9

xây môi trường lớp học thân thiện, tích cực theo tiêu chí dạy học
tích cực

101

Bảng 2.16: Tổng hợp kết quả nhận định về việc thực hiện các giải
pháp xây dựng mô hình giáo dục theo hướng dạy học tích cực ở
các trường tiểu học từ góc độ chỉ đạo, lãnh đạo phòng giáo dục

106

Bảng 3.1: Kết quả đánh giá của cán bộ - giáo viên về
các nhóm giải pháp

149

Kết luận chương 3

151


10


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Trang
Hình 1.1 Tháp tư duy người học

51

Hình 1.2 Mô hình dạy học cực thầy làm trung tâm

54

Hình 1.3 Mô hình dạy học lấy cực trò làm trung tâm

55

Hình 1.4 Chu trình tự học của trò

57

Hình 1.5 Chu trình dạy của thầy

59

Hình 1.6 Chu trình dạy học tích cực

60

Hình 2.1 Tỷ lệ học sinh học 2 buổi/ ngày năm học 2006 – 2007

75



11

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1.

Về mặt lý luận:

Đất nước ta đang tiến hành sự nghiệp đổi mới và hội nhập quốc tế, đặt
ra cho giáo dục những cơ hội và thách thức mới. Điều đó đòi hỏi cán bộ quản
lý giáo dục phải đổi mới tư duy, biết kết hợp nhuần nhuyễn giữa kinh nghiệm
thực tiễn với việc vận dụng sáng tạo tri thức hiện đại vào công tác quản lý của
đơn vị nhằm đào tạo, giáo dục thế hệ trẻ tự chủ, năng động, sáng tạo đáp ứng
yêu cầu phát triển đất nước, đưa nền giáo dục nước ta ngang tầm nền giáo dục
khu vực và thế giới.
Nghị quyết Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ VIII đã chỉ rõ:
“Giáo dục là quốc sách hàng đầu” [7]; Đại hội lần thứ IX tiếp tục khẳng định:
“Phát triển giáo dục – đào tạo là một trong những động lực quan trọng thúc
đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa, là điều kiện để phát huy nguồn
lực con người, yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng cường kinh tế nhanh và
bền vững” [8]; Đại hội lần thứ X cũng xác định: “Những biện pháp cụ thể là:
đổi mới cơ cấu tổ chức, nội dung, phương pháp dạy và học theo hướng chuẩn
hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa” [9]
Đánh giá quá trình thực hiện các chủ trương trên, sau khi khẳng định
các thành tựu đã đạt được của giáo dục – đào tạo nước ta trong những năm
qua, các nghị quyết nhận định rằng giáo dục – đào tạo nước ta còn nhiều yếu
kém, bất cập về qui mô, cơ cấu, đáng quan tâm nhất là chất lượng và hiệu quả
giáo dục còn thấp. Những hạn chế đó được nêu trong các báo cáo của Đại hội

Đảng toàn quốc lần thứ VII, VIII, IX và lần thứ X. Trong kết luận số 242TB/TW ngày 15/4/2009 của Bộ Chính trị về việc tiếp tục thực hiện nghị quyết


12

Trung ương 2 (khóa VIII), phương hướng phát triển giáo dục và đào tạo đến
năm 2020 cũng đã chỉ ra : “…Giáo dục và đào tạo chưa thực sự là quốc sách
hàng đầu, mặc dù được tăng đầu tư tài chính nhưng hiệu quả sử dụng chưa
cao, công tác tổ chức, cán bộ, chế độ, chính sách chậm đổi mới. Chất lượng
giáo dục còn thấp và không đồng đều giữa các vùng miền, quan tâm đến sự
phát triển số lượng hơn là chất lượng; chương trình, giáo trình, phương pháp
giáo dục còn chậm đổi mới, chậm hiện đại hóa, công tác quản lý giáo dục còn
nhiều yếu kém và là nguyên nhân chủ yếu của nhiều yếu kém khác;…” [7]
Thực tế đã chỉ ra rằng, hoạt động của nhà trường có đi vào kỉ cương,
nền nếp, ổn định, góp phần thắng lợi sự nghiệp nâng cao dân trí, đào tạo nhân
lực, bồi dưỡng nhân tài cho đất nước hay không chính là nhờ vai trò hết sức
quan trọng của đội ngũ cán bộ quản lý trường học. Vì vậy tại Hội nghị tổng
kết năm học 2008-2009 và triển khai nhiệm vụ năm học 2009-2010 tổ chức
tại TP. Đà Nẵng ngày 19/7/2009, Phó Thủ tướng Chính phủ – Bộ trưởng Bộ
Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Thiện Nhân đã chọn chủ đề năm học 2009-2010
là: “Năm học đổi mới quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục” và một trong
những giải pháp đầu tiên mang tính đột phá của chiến lược phát triển giáo dục
Việt Nam 2009-2020 là“đổi mới quản lý giáo dục”. Giải pháp thứ hai cũng là
xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý, cụ thể giải pháp đã nêu : “…Rà
soát, sắp xếp lại đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục; xây dựng lực lượng cán bộ
quản lý tận tâm, thạo việc, có năng lực điều hành; xây dựng chương trình đào
tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý phù hợp với yêu cầu đổi mới giáo dục; có chế
độ đãi ngộ xứng đáng đối với đội ngũ cán bộ quản lý. Khuyến khích các cơ sở
giáo dục ký hợp đồng với các nhà giáo, nhà khoa học có uy tín và kinh
nghiệm trong và ngoài nước quản lý và điều hành cơ sở giáo dục” [3] ; Đại

hội Đảng khóa VIII ghi rõ: “Đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục đào tạo,


13

khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của
người học” [7]
Dưới góc độ lịch sử nghiên cứu vấn đề lý luận dạy học, Carl Rogers –
nhà giáo dục học, nhà tâm lý học người Mỹ cũng khuyến nghị việc dạy học
phải xuất phát và hướng vào nhu cầu người học, “Hướng vào người học” là
cốt lõi của cách tiếp cận nhân văn trong giáo dục. Phương pháp tiếp cận nhân
văn trở thành phương pháp thầy trò hoạt động cùng nhau, cùng nhau thông
cảm, cùng nhau chia sẻ khó khăn, cùng vui với kết quả, cùng buồn khi chưa
đạt mục đích đề ra. Cơ sở của phương pháp này là sự yêu cầu, người thầy coi
trọng học sinh, tin tưởng ở mỗi học sinh có khả năng tiềm tàng phong phú. [4]
Chủ tịch Hồ Chí Minh - Người thầy vĩ đại của dân tộc Việt Nam, nhà
văn hóa của thế giới đã từng căn dặn giáo dục nước ta: “Mỗi cấp học phải có
cách dạy phù hợp” và “việc học cốt là tự học”. Đặc biệt, từ những năm 80 trở
lại đây, trong các Nghị quyết của Đảng, trong các hội nghị, hội thảo khoa học,
những định hướng chiến lược, những luận điểm khoa học về cách dạy, cách
học sáng tạo không ngừng được đề xuất; trong đó, đòi hỏi người cán bộ quản
lý nhà trường, lực lượng chỉ đạo đổi mới cách dạy, cách học cần đổi mới cơ
bản về tư duy và phương pháp quản lý đáp ứng yêu cầu đào tạo nguồn nhân
lực phục vụ công nghiệp hóa - hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.
Từ năm 1993, Nghị quyết Trung ương lần thứ IV về “Tiếp tục đổi mới sự
nghiệp giáo dục và đào tạo” chỉ rõ phải “xác định lại mục tiêu, thiết kế lại
chương trình, kế hoạch, nội dung, phương pháp giáo dục và đào tạo”. Về
mục tiêu đào tạo, Nghị quyết nhấn mạnh đến đào tạo những người lao động tự
chủ, năng động và sáng tạo, có năng lực giải quyết những vấn đề thường gặp,
tự lo được việc làm, lập nghiệp và thăng tiến trong cuộc sống, qua đó góp

phần xây dựng đất nước giàu mạnh, xã hội công bằng và văn minh. Muốn đào
tạo được con người như vậy thì mô hình giáo dục, phương pháp đào tạo cũng


14

phải hướng vào việc khơi dậy, rèn luyện và phát triển khả năng nghĩ và làm
một cách tự chủ, năng động và sáng tạo ngay trong lao động học tập nhà
trường. Mô hình nói trên, trong khoa học giáo dục thuộc về “mô hình giáo
dục tích cực” lấy người học làm trung tâm, người học giữ vai trò chủ động,
tích cực trong quá trình học tập. Vì vậy, Nghị quyết Trung ương lần thứ IV
khẳng định: “...đổi mới phương pháp dạy và học ở tất cả các cấp học, bậc
học…Áp dụng những mô hình giáo dục hiện đại để bồi dưỡng cho học sinh
năng lực tư duy sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề”
Giáo sư Trần Hồng Quân đã viết: Muốn đào tạo được con người khi vào
đời là con người tự chủ năng động và sáng tạo, thì phương pháp giáo dục, mô
hình đào tạo cũng phải hướng đến việc khơi dậy, rèn luyện và phát triển khả
năng nghĩ và làm một cách tự chủ, năng động và sáng tạo trong lao động học
ở nhà trường. Mô hình nói trên, trong khoa học giáo dục thuộc về các mô hình
giáo dục tích cực, lấy người học làm trung tâm. [18]
Và giáo sư Trần Hồng Quân cũng đã khẳng định: “Cần đổi mới mạnh mẽ
phương pháp giáo dục, mô hình dạy - học theo hướng: dạy học tích cực, lấy
người học làm trung tâm” [18]
Vì vậy, có thể kết luận rằng việc đổi mới mô hình giáo dục theo hướng dạy
học thụ động hiện nay đang được đặt thành nhiệm vụ trọng tâm và các nhà
khoa học và quản lý giáo dục đều thống nhất là đổi mới theo hai hướng:
- Dạy học phát huy tính tích cực của học sinh hay còn gọi là dạy học theo
hướng tích cực.
- Dạy học lấy người học làm trung tâm.
1.2.


Về mặt thực tiễn.

Xuất phát từ mục tiêu giáo dục, vấn đề thực tiễn cho những người làm
công tác giảng dạy hiện nay là cần phải đổi mới phương pháp đào tạo, mà tập
trung chủ yếu vào phương pháp dạy học theo hai khía cạnh cơ bản sau: tăng


15

cường các phương pháp tích cực hóa người học, hướng vào giải quyết vấn đề
và áp dụng công nghệ dạy học nhằm khai thác tối đa phương tiện hiện đại và
công nghệ mới do thành tựu khoa học mang lại.
Hơn nữa, hệ thống giáo dục phổ thông của đa số các nước đều coi tiểu học
là bậc học nền tảng, chuẩn bị cơ sở ban đầu của học vấn phổ thông cho mọi
người lao động. Bậc tiểu học là bậc học thuận lợi nhất cho việc phát triển cân
đối mọi trẻ em về các mặt cơ thể, tình cảm, xã hội, trí lực và tâm hồn. Là nền
tảng của hệ thống giáo dục phổ thông, bậc tiểu học phải chuẩn bị những cơ sở
ban đầu quan trọng và vững chắc cho sự phát triển toàn diện nhân cách của trẻ
em, từ đó đặt vấn đề phát hiện, bồi dưỡng những năng lực đặc biệt của từng
cá nhân.
Chính vì điều này, ngành giáo dục quận Tân Phú – thành phố Hồ Chí
Minh đã thực hiện việc đổi mới phương pháp dạy học cũng như đổi mới trong
quản lý đào tạo theo Nghị quyết 40/2000/QH10 ngày 9/12/2000 về đổi mới
chương trình phổ thông, đã đề ra những giải pháp về đổi mới công tác quản lý
dạy và học, tạo điều kiện để giáo viên đổi mới hoạt động dạy học theo hướng
tích cực hóa các hoạt động học tập của học sinh, khắc phục lối dạy truyền
thống thầy giảng trò ghi nặng về lý thuyết, coi nhẹ ứng dụng, đặc biệt là đổi
mới tư duy trong quản lý. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, công
tác quản lý việc dạy học tích cực trong trường tiểu học vẫn còn lúng túng và

bộc lộ một số hạn chế nhất định ở một số mặt như chưa phát huy hết vai trò
người quản lý trong nhà trường, hình thức tổ chức dạy học chưa đáp ứng đầy
đủ yêu cầu trong thời kỳ đổi mới, chưa có tính đa dạng trong bồi dưỡng đội
ngũ, chưa có giải pháp hữu hiệu trong công tác quản lý và cơ sở vật chất chưa
đáp ứng được cho đổi mới dạy học ngày một phát triển như hiện nay. Vì vậy,
việc đề xuất một số giải pháp đối với việc quản lý mô hình giáo dục theo


16

hướng dạy học tích cực trong trường tiểu học là yêu cầu cấp thiết và phải
được nghiên cứu một cách nghiêm túc.
Quận Tân Phú là một quận mới được thành lập từ năm 2002, được tách ra
từ quận Tân Bình, là một quận có một chiến lược đối với việc áp dụng mô
hình giáo dục theo hướng dạy học tích cực, đồng thời thường xuyên vận dụng
một cách sáng tạo những phương pháp dạy học mới trong nhà truờng. Bản
thân tôi là một cán bộ quản lý, được phân công chịu trách nhiệm về mặt
chuyên môn trong trường tiểu học. Vì những lý luận và thực tiễn nêu trên, đã
thôi thúc tôi chọn đề tài: “Một số giải pháp quản lý mô hình giáo dục theo
hướng dạy học tích cực trong trường tiểu học ở quận Tân Phú, Thành
phố Hồ Chí Minh”.
2. Mục đích nghiên cứu
Đề xuất một số giải pháp quản lý mô hình giáo dục theo hướng dạy học
tích cực ở tiểu học nhằm đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng đào tạo cho
học sinh tiểu học trên địa bàn quận Tân Phú - Thành phố Hồ Chí Minh
3. Khách thể, đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Khách thể nghiên cứu:
Hoạt động quản lý mô hình giáo dục theo hướng dạy học tích cực trong
nhà trường tiểu học.
3.2 Đối tượng nghiên cứu:

Các giải pháp quản lý mô hình giáo dục theo hướng dạy học tích cực ở
các trường tiểu học quận Tân Phú.
3.3 Phạm vi nghiên cứu:
Phạm vi đề tài chỉ giới hạn nghiên cứu việc quản lý mô hình giáo dục theo
hướng dạy học tích cực tại một số trường tiểu học quận Tân Phú, TpHCM.
Thời gian đánh giá thực trạng: từ năm 2005 đến 2009.


17

4. Giả thuyết khoa học
Nếu thực hiện các giải pháp quản lý mô hình giáo dục theo hướng dạy học
tích cực ở trường tiểu học như luận văn đã đề xuất thì chất lượng giáo dục
toàn diện ở các trường tiểu học ở quận Tân Phú sẽ được nâng cao.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1 Nghiên cứu một số vấn đề lý luận của vấn đề quản lý mô hình
giáo dục theo hướng dạy học tích cực ở trường tiểu học.
5.2 Khảo sát và đánh giá thực trạng quản lý mô hình giáo dục theo
hướng dạy học tích cực tại các trường tiểu học trong quận Tân Phú
5.3 Xây dựng một số giải pháp quản lý mô hình giáo dục theo
hướng dạy học tích cực ở trường tiểu học quận Tân Phú, TP. Hồ Chí Minh
6. Phương pháp nghiên cứu
6.1 Phương pháp nghiên cứu lý thuyết:
Nghiên cứu các tài liệu về lý luận quản lý dạy học, đổi mới phương
pháp dạy học, mô hình giáo dục, phương pháp dạy học tích cực và các văn
bản của Đảng, Nhà nước liên quan đến đề tài.
6.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
 Phương pháp quan sát: Tiến hành tham quan, sinh hoạt tổ
chuyên môn ở các trường.
 Phương pháp khảo sát, điều tra: Sử dụng các mẫu phiếu điều

tra dành cho các đối tượng là lãnh đạo phòng giáo dục, cán bộ
quản lý
 Phương pháp trao đổi, phỏng vấn: Trò chuyện với cán bộ
chuyên môn phòng giáo dục, cán bộ quản lý, tổ trưởng chuyên
môn, giáo viên, học sinh, cha mẹ học sinh.


18

 Phương pháp phân tích công việc: Phân tích công việc của
hiệu trưởng trong việc quản lý mô hình dạy học tích cực trong
nhà trường.
 Phương pháp xin ý kiến chuyên gia: Đánh giá của cán bộ quản
lý các trường tiểu học thuộc quận Tân Phú – Thành phố Hồ
Chí Minh.
6.3 Phương pháp thống kê:
Dùng các công thức thống kê phổ thông để khảo sát kết quả đánh
giá sự nhận thức, tính cấp thiết và khả thi của các giải pháp nêu ra.
7. Đóng góp của luận văn
- Góp phần làm sáng tỏ một số vấn đề về lý luận khoa học giáo dục, về mô
hình giáo dục theo hướng dạy học tích cực
- Góp phần đánh giá thực trạng, chất lượng giáo dục và dạy học ở các
trường Tiểu học của Quận Tân Phú
- Đề xuất được một số giải pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng giáo
dục toàn diện các trường tiểu học của Quận Tân Phú, TP. Hồ Chí Minh
8. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo, luận văn có ba
chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận của vấn đề quản lý mô hình giáo dục theo hướng
dạy học tích cực ở trường tiểu học.

Chương 2: Thực trạng công tác quản lý mô hình giáo dục theo hướng dạy
học tích cực ở trường tiểu học của quận Tân Phú – TPHCM.
Chương 3: Một số giải pháp quản lý mô hình giáo dục theo hướng dạy
học tích cực ở trường tiểu học của quận Tân Phú – TPHCM


19

Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ
QUẢN LÝ MÔ HÌNH GIÁO DỤC THEO HƯỚNG DẠY HỌC TÍCH CỰC
Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC

1.1

LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ
1.1.1

Việc nghiên cứu mô hình giáo dục theo hướng dạy học tích

cực ở trường tiểu học ở một số nước trên thế giới.
1.1.1.1 Mô hình“Trường học kiểu mới” về giáo dục tiểu học ở
Colombia và Châu Mĩ La Tinh
Đất nước Colombia có nhiều đồi núi, khí hậu giống vùng Tây Nguyên
của nước ta; dân số 44 triệu người, đông dân thứ 3 ở Châu Mỹ la tinh, sau
Brasil và Mexio. Về giáo dục, Colombia cũng giống như các quốc gia đang
phát triển khác phải đối mặt với 2 thách thức: vừa cải thiện chất lượng giáo
dục, vừa tăng tỉ lệ nhập học và đi học chuyên cần ở các vùng nông thôn. Bằng
cách triển khai mô hình Escuela Nueva (EN) - Trường học kiểu mới – giáo
dục Colombia đã giải quyết được cơ bản mục tiêu phổ cập giáo dục tiểu học.

Tháng 3/2009, tại Philipin, đã diễn ra Hội nghị giảng dạy lớp ghép ở
vùng nông thôn do Ngân hàng Thế giới tổ chức. Tại Hội nghị này, bà Vicky
Colbert (nguyên Thứ trưởng Bộ Giáo dục Colombia), Giám đốc chương trình
EN, đã có bài trình bày gây được sự chú ý của đông đảo các nhà giáo dục
quốc tế, được UNESCO đánh giá là mô hình có chất lượng tốt nhất về giáo
dục tiểu học ở Colombia và các vùng nông thôn của Châu Mĩ La Tinh. Ngân
hàng Thế giới nhận xét: “Escuela Nueva là một trong ba mô hình cải cách
giáo dục tuyệt vời nhất của các quốc gia đang phát triển trên thế giới”. Chính
vì vậy, đã có 35 nước trên thế giới đến tìm hiểu mô hình EN ở Colombia để
làm cơ sở, động lực cho thay đổi nhà trường truyền thống và nâng cao chất


20

lượng giáo dục quốc gia. Một số đặc điểm nổi bật của mô hình EN - một mô
hình Trường học kiểu mới ở Colombia:
Tài liệu hướng dẫn học tập - là một thành phần cơ bản của chương trình
EN. Đối với HS: Tài liệu bao gồm một chuỗi các hoạt động được thiết kế
nhằm giúp HS tự học, phù hợp với đặc điểm, trình độ từng đối tượng (học tập
“cá thể hóa”). Các hoạt động học tập của HS không chỉ tiến hành ngay tại lớp
học mà còn thực hiện ở môi trường xung quanh trường học, trong cộng đồng.
Do đó, nó góp phần kích thích hứng thú, sự tìm tòi, khám phá tri thức ở HS.
Đối với GV: Tài liệu thuận tiện cho GV khi tổ chức dạy học theo nhóm, là sự
tích hợp nội dung và quá trình dạy học, khắc phục được tình trạng giảng dạy
theo lối truyền thụ kiến thức thường gặp. Tạo thuận lợi cho GV trong quá
trình tổ chức hoạt động dạy học trên lớp. Dựa vào tài liệu, GV có thể soạn bài
bổ sung cho phù hợp với đối tượng HS lớp mình, có quyền điều chỉnh nội
dung dạy học cho sát với đặc điểm cụ thể ở địa phương. Với PPHS: Tài liệu
có chú trọng đến các hoạt động học tập được thực hiện ở nhà của HS, tạo điều
kiện thuận lợi cho cha mẹ học sinh và cộng đồng tham gia vào quá trình học

tập của các em thông qua việc giúp đỡ, hướng dẫn học sinh học tập, bổ sung
các kiến thức, kĩ năng cần thiết đáp ứng yêu cầu học tập của trẻ.
Về phương pháp, hình thức tổ chức dạy học: Tại các trường lớp EN,
việc đổi mới các phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực của
học sinh đã được thể hiện rất rõ. Các em được rèn luyện, tăng cường khả năng
suy nghĩ, phân tích, tổng hợp, quan sát, vận dụng kiến thức vào thực tiễn, thể
hiện rõ ý thức tự học, độc lập trong học tập, bộc lộ tính tự tin trong giao tiếp,
ý thức tự quản và tự giác cao trong hoạt động tập thể, trong sinh hoạt và học
tập. Hình thức dạy học tại các lớp EN chủ yếu là dạy theo nhóm, theo cặp. Có
thể đó là nhóm một trình độ hoặc nhiều nhóm/ nhiều trình độ khác nhau. Giáo
viên chỉ tập trung HS khi cần nhận xét, đánh giá chung hoặc hướng dẫn hoạt


21

động cho toàn lớp. Vì thế, có thể thấy không khí học tập có chỗ nghiêm túc,
tĩnh lặng, có chỗ lại sôi nổi, vui nhộn,...tùy theo nhiệm vụ hoạt động từng
nhóm học sinh. Một ưu điểm nổi bật dễ nhận ra là: HS học tập theo nguyên
tắc hợp tác triệt để. HS trong từng nhóm hoặc từng cặp cùng nhau hợp tác và
hợp tác với GV hướng dẫn để hoàn thành mục tiêu, nhiệm vụ được giao. Đôi
khi có những vấn đề do chính các em đưa ra để các bạn cùng thảo luận và
cùng giải quyết. HS ở các trường theo mô hình EN làm việc rất tích cực, chủ
động và độc lập, có ý thức tự quản, cùng nhau tổ chức hoạt động học tập và
quản lý lớp học. EN chuyển đổi trường học truyền thống, thúc đẩy sự tham
gia hợp tác của học sinh, khuyến khích lịch học linh hoạt, “mô đun hóa” khối
lượng kiến thức, giúp cho việc dạy học phù hợp với nhịp độ tiếp thu của trẻ.
Về điều kiện tổ chức dạy học: Trường học kiểu mới ở Colombia rất
quan tâm đến các điều kiện hỗ trợ tích cực cho hoạt động dạy học hiệu quả:
Mỗi lớp học EN đều có một thư viện với nhiều tài liệu tham khảo cho học
sinh, từ điển, sách báo tham khảo dành cho chương trình địa phương, sách

truyện dành cho trẻ em. Có nhiều hoạt động được tổ chức trong suốt năm học
để thư viện của lớp trở thành một “trung tâm văn hóa” của cộng đồng. Người
dân có thể đến thư viện trường học để tham khảo tài liệu, tự nguyện bổ sung
cho tài liệu. Chính hoạt động này đã góp phần gắn kết cộng đồng với nhà
trường trong việc chăm lo giáo dục học sinh. Ngoài ra, mỗi lớp học đều có
góc học tập, chủ yếu là góc học tập môn Toán, môn Tiếng Tây Ban Nha, môn
Khoa học tự nhiên, môn Xã hội. Góc học tập gồm các đồ dùng, vật liệu do
HS, cộng đồng tự làm hoặc sưu tập. Tất cả các lớp học được tổ chức dạy học
theo nhóm. Vì vậy, bàn học của học sinh được thiết kế mặt bàn hình thang
cân hoặc hình tam giác cân để dễ dàng tháo lắp hay ghép lại cho phù hợp với
hoạt động học tập. Trong lớp còn có các “hộp thư cá nhân” để HS trao đổi
thông tin, liên lạc với nhau, thắt chặt mối quan hệ thân thiện, trong trường có


22

“hộp thư chung” để HS nêu những kiến nghị, đề xuất, thông tin phản hồi để
nhà trường, giáo viên biết, qua đó có hướng giúp đỡ HS trong sinh hoạt, học
tập. Điểm nổi bật nữa là mỗi trường có một bản đồ khá lớn, dễ quan sát, trên
đó xác định vị trí từng gia đình học sinh. Tác dụng của bản đồ này là tăng
cường mối quan hệ giữa nhà trường và cộng đồng, tạo cho học sinh ý thức
gắn bó với nơi mình đang sống. Ngoài lớp học, trường còn có thêm phòng
cho GV, nhà bếp phục vụ bán trú, nội trú, có nguồn nước sạch, nhà vệ sinh,
có sân chơi, sân tập thể dục, thể thao, có tường rào bảo vệ trường.
1.1.1.2

Mô hình giáo dục trong trường tiểu học ở Phần Lan -

Một nền giáo dục tiên tiến
Ở Phần Lan, giáo dục tiểu học là bậc học được xã hội quan tâm đặc

biệt. Sự quan tâm ấy không chỉ thể hiện ở nhận thức mà rất dễ nhận thấy
trong thực tế về chế độ chính sách, về tổ chức nhân sự và mức độ đầu tư.
Trường tiểu học Porvoon Keskus Koulu ở Phần Lan là một trong những
trường bình thường khác (Phần Lan không có trường chất lượng cao hay
trường trọng điểm). Trường có 501 học sinh được tổ chức từ lớp 1 đến lớp 6
với 41 giáo viên và 20 nhân viên với những đặc điểm sau:
Về cơ sở vật chất, trường xây dựng giản đơn, không cầu kì về mặt kiến
trúc, nhưng khang trang, an toàn và tiện lợi cho hoạt động giáo dục toàn diện
học sinh. Có những công cụ vui chơi và rèn luyện thể chất cho học sinh ở sân
trường. Trường có phòng âm nhạc, phòng biểu diễn nghệ thuật và đặc biệt là
thư viện, nhà trường đã rất chăm chút thu hút học sinh đến thư viện, tạo cho
học sinh sự ham thích và thói quen đọc sách. Thư viện nhà trường có khẩu
hiệu “Library is the heart of our school”. Thư viện được thiết kế cả sân khấu
để có thể diễn kịch, tái hiện câu chuyện trong sách, có chiếu phim không lời
theo sách, các kệ sách có thể di chuyển để biến thư viện thành phòng họp hay
hội trường tổ chức sinh nhật, lễ hội cho học sinh…


23

Về nhân sự, nhà trường bố trí đầy đủ lực lượng theo yêu cầu quản lý và
giáo dục học sinh. Mỗi lớp có 2 giáo viên, một giáo viên dạy chính và một
giáo viên phụ giúp những học sinh chậm phát triển. Có nhân viên chăm sóc
học sinh từng khu vực trong giờ chơi. Ngoài ra, còn có các lực lượng bảo vệ,
lao công, phục vụ, y tế, thư viện, thực hành ngoại khóa…Tất cả các lực lượng
đều được đào tạo và được tổ chức hoạt động chuyên nghiệp. Trình độ giáo
viên như giáo viên trung học, đều qua đào tạo Master (Thạc sĩ giáo dục học,
hệ 12 + 5 năm). Nhân viên chăm sóc học sinh trong giờ chơi có đồng phục
riêng, có nhiệm vụ theo dõi động viên những học sinh quá thụ động và can
thiệp kịp thời những nguy hiểm có thể xảy ra cho học sinh hiếu động.

Sĩ số lớp học không quá 20 học sinh. Học sinh được tổ chức học tập và
hoạt động cả ngày trong trường từ 9 giờ sáng đến 16 giờ chiều. Các em được
ăn trưa tại trường.
Mỗi năm học, giáo dục tiểu học Phần Lan chia thành 3 học kỳ. Giữa
mỗi học kỳ, học sinh được nghỉ nửa tháng. Chương trình học tập của học sinh
tập trung vào các môn chính như tiếng Phần Lan, Toán, Khoa học và đặc biệt
là những môn hoạt động rèn luyện nhân cách, thể chất, thẩm mỹ, nâng cao
tinh thần tự tin, năng động, trách nhiệm và thói quen chấp hành pháp luật.
Xem học sinh ăn trưa tại trường, các em học sinh cầm dụng cụ và tự
xếp hàng lấy thức ăn rất trật tự, ngay ngắn. Chúng ta có thể ghi nhận mục
đích giáo dục của nhà trường không phải chỉ trong lớp, trong giờ học mà quan
trọng hơn là giáo dục trong mọi hoạt động, hành vi của các em về trật tự, về
tổ chức kỹ thuật, về hành vi ứng xử.
Giáo viên với học sinh quan hệ thân thiện trong ứng xử, giao tiếp và
lắng nghe, tạo cho các em tự tin, giúp các em tự nhiên diễn đạt ý tưởng của
mình và dễ dàng tiếp cận với thầy cô: yêu trường, mến lớp. Rất khó tìm thấy


24

một hiện tượng la rầy, gắt gỏng của giáo viên đối với học sinh và cũng rất khó
tìm thấy một phụ huynh có thái độ khiếm nhã với thầy cô giáo ở Phần Lan.
Nội dung giảng dạy căn cứ vào chuẩn kiến thức do Ủy ban quốc gia
giáo dục ban hành, giáo viên đứng lớp có thể biên soạn tài liệu giảng dạy hoặc
xuất bản sách giáo khoa để cung cấp cho học sinh. Người giáo viên toàn
quyền trong việc thiết kế, tổ chức phương án giảng dạy học sinh theo chuẩn
đã định, dưới sự quản lý điều hành của hiệu trưởng nhà trường.
Theo cơ chế quản lý chuyên môn, người giáo viên có điều kiện phát
huy năng lực sáng tạo để thiết kế bài giảng phù hợp với đặc điểm, trình độ,
ngôn ngữ và sở thích của học sinh. Để thực hiện được cơ chế quản lý chuyên

môn nói trên, giáo dục Phần Lan đã hội đủ 3 điều kiện cơ bản: Ủy ban giáo
dục quốc gia đã xây dựng được chuẩn kiến thức của chương trình đào tạo; cơ
chế quản lý chuyên môn được phân cấp rõ ràng, khoa học; người giáo viên có
đủ năng lực để biên soạn giáo trình và cán bộ thanh tra của cấp quản lý có đủ
điều kiện để chế tài nghiêm khắc những sai phạm nếu có.
Đánh giá học sinh theo quan điểm của giáo dục Phần Lan không nhằm
vào việc khen, chê học sinh mà là để công nhận kết quả quá trình học tập và
rèn luyện của học sinh, đồng thời thúc đẩy quá trình tự hoàn thiện của trẻ.
Tiêu chuẩn để đánh giá là chuẩn kiến thức và các tiêu chí đã được Bộ giáo
dục qui định. Người chịu trách nhiệm đánh giá là giáo viên phụ trách cùng với
các lực lượng liên quan như giáo viên dạy lớp, giáo viên ngoại khóa, giáo
viên lớp trên. Đặc biệt, có sự tham gia của phụ huynh học sinh và đại biểu của
địa phương.
Sự phối hợp các lực lượng trong xã hội cùng đánh giá học sinh, thoạt
nhìn có vẻ phức tạp, nhưng thực tế ở Phần Lan, các trường đã thực hiện khá
tốt nhờ giáo viên chuẩn bị rất chu đáo, cụ thể. Hơn nữa, vai trò tham gia của
phụ huynh và đại biểu địa phương có tác dụng rất lớn trong quá trình giáo dục


25

toàn diện nhà trường và kết nối, nâng cao trách nhiệm của gia đình và xã hội
trong việc thống nhất chuẩn mực, giá trị đào tạo của nhà trường trong ba môi
trường giáo dục.
Tham quan một ngôi trường tiểu học ở Phần Lan, một đất nước có nền
giáo dục tiên tiến, một lần nữa giúp ta khẳng định định hướng đúng đắn của
Bộ giáo dục và đào tạo nước nhà và những bước đi cụ thể đổi mới toàn diện
của nhà trường Thành phố Hồ Chí Minh.
1.3.3.1


Mô hình giáo dục trong trường tiểu học ở Thụy Điển

Trong công trình nghiên cứu "Nền giáo dục Thụy Điển tiên tiến nhất
thế giới hiện nay?" của TS Toán học Lê Tự Hỷ, nguyên giảng viên Trường
Đại học Sư phạm TP.HCM cho chúng ta thấy khá rõ nền giáo dục ở Thụy
Điển. Đó là nền giáo dục không buộc học sinh vâng lời một cách mù quáng
mệnh lệnh của người lớn, mà khơi dậy tính tự giác chấp hành những tiêu
chuẩn hành xử dân chủ được chính học sinh tham gia thiết lập, vì lợi ích
chung và công bình của mọi người trong cộng đồng. Một vài đặc điểm nổi bật
của nền giáo dục Thụy Điển theo mô hình giáo dục theo hướng dạy học tích
cực như sau:
Học sinh làm chủ việc học tập: Học sinh được hướng dẫn, khuyến
khích tự lập và triển khai kế hoạch học tập của riêng mình. Bắt đầu từ mẫu
giáo với 4 tuổi, mỗi sáng thứ hai, các em ngồi thành vòng tròn với cô giáo,
mỗi em sẽ nói lên những gì mình định làm trong tuần, giáo viên sẽ giúp các
em điều chỉnh kế hoạch và hàng ngày hỗ trợ làm cho công việc của các em trở
nên dễ thực hiện. Vào ngày thứ sáu, mỗi em lại nói lên những mình đã làm
trong tuần, tự đánh giá mức độ hoàn thành, nếu tốt thì mỉm cười, còn chưa tốt
thì nhăn mặt. Sau đó, người thầy sẽ bàn luận sự tiến bộ của các em. Người
Thụy Điển cho rằng đó là cách bắt đầu rèn luyện nề nếp dân chủ, để khi lên 6


×