Tải bản đầy đủ (.doc) (89 trang)

Một số biện pháp quản lý công tác phòng chống tình trạng trẻ béo phì ở các trường mầm non quận bình thạnh, thành phố hồ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.34 MB, 89 trang )

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Hiện nay tình trạng bệnh béo phì đang tăng lên với tốc độ đáng báo
động không những ở các nước phát triển mà cả ở các nước đang phát triển.
Tình trạng béo phì ở trẻ lứa tuổi Mầm non là nguy cơ làm ảnh hưởng đến sự
phát triển thể lực, tâm lý và khả năng sinh hoạt học tập của trẻ trong tương lai.
Béo phì ở trẻ em là nguồn gốc phát sinh các biến chứng nghiêm trọng ở
tuổi trưởng thành, hội chứng tim mạch, bệnh tiểu đường, tăng huyết áp, rối
loạn tuần hoàn não, hô hấp, biến chứng chỉnh hình các chi dưới. Do vậy, để
đảm bảo cho trẻ mạnh khỏe và phát triển bình thường nhất thiết phải giảm
một cách tuyệt đối, càng sớm càng tốt sự thừa cân của trẻ
Chính do nguy cơ, tác hại của bệnh béo phì cho nên Đảng, Nhà nước,
các Ngành liên quan, nhất là Ngành giáo dục luôn quan tâm đến sự phát triển
và các hoạt động của trẻ như dinh dưỡng, thể chất, sức khỏe.
Tại Thành phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay, để đáp ứng yêu
cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, mục tiêu của Ngành giáo dục là
đào tạo ra những con người phát triển toàn diện, năng động, sáng tạo, nhanh
nhẹn, có tác phong công nghiệp. Tuy nhiên, càng ngày số trẻ béo phì trong địa
bàn thành phố càng gia tăng. Béo phì là một bệnh có thể phòng ngừa được
nhưng rất khó tiêu diệt, nó lại mang theo nguy cơ mắc bệnh mãn tính cao, là
một trong tứ chứng nan y hiện nay ở nước ta. Dưới góc độ giáo dục, nếu nhà
trường không có những biện pháp phòng chống, can thiệp kịp thời ngay từ khi
trẻ còn ở trong độ tuổi mầm non thì sau này nó sẽ trở thành gánh nặng cho
tinh thần người mắc bệnh, ảnh hưởng lớn đến kinh tế của gia đình và nguồn
nhân lực của xã hội. Vì vậy, việc phòng ngừa và điều trị bệnh béo phì ở trẻ đã
trở thành một vấn đề thật sự quan trọng đối với những người làm công tác
dinh dưỡng lẫn giáo dục.
Bản thân là một cán bộ quản lý điều hành giám sát công tác chăm sóc,
nuôi dưỡng các cháu tại trường Mầm non 27 - Quận Bình Thạnh, tôi cũng đã
1



cố gắng rất nhiều trong việc tìm biện pháp xây dựng kế hoạch và tổ chức thực
hiện phòng chống béo phì tại đơn vị, tuy nhiên, số lượng trẻ béo phì tại lớp và
trường đã không giảm, mà còn có chiều hướng tăng. Nhận thức được tác hại
của béo phì, từ đó tìm ra nguyên nhân, đề xuất các giải pháp quản lý có tác
dụng tốt nhằm hạn chế tình trạng béo phì, góp phần giúp trẻ phát triển toàn
diện, tự tin, mạnh dạn trong các hoạt động diễn ra xung quanh hàng ngày,
cũng như có thêm nhiều kinh nghiệm hơn nữa trong công tác quản lý chăm
sóc giáo dục trẻ mầm non.
Ngày 31/5/2010 tại Hà Nội, theo điều tra mới nhất về tình trạng dinh
dưỡng trẻ em và bà mẹ do Bộ Y tế, Quỹ Nhi đồng Liên hiệp quốc và Tổng
cục thống kê phối hợp thực hiện cho thấy tình trạng thừa cân, béo phì ở trẻ em
và phụ nữ năm 2009 đều tăng so với năm 2000. Trong đó, thừa cân, béo phì ở
trẻ dưới 5 tuổi tăng 6,2 lần. Thừa cân, béo phì ở các bà mẹ có con dưới 5 tuổi
tăng gần gấp đôi ( từ 3% lên 5,8% ). Thừa cân và béo phì của phụ nữ trong độ
tuổi sinh đẻ tăng từ 4,6% lên 7,9%. Các nguy cơ do bệnh béo phì gây ra ở trẻ
tùy thuộc mức độ có thể dẫn tới những bất lợi ít nhiều nghiêm trọng, làm ảnh
hưởng đến chất lượng cuộc sống và tương lai của trẻ.
Với những lý do trên, tôi chọn vấn đề: Một số giải pháp quản lý công
tác phòng chống tình trạng trẻ béo phì ở các trường mầm non Quận Bình
Thạnh, Thành Phố Hồ Chí Minh làm đề tài nghiên cứu.
2. Mục đích nghiên cứu
Đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng công tác quản lý nhằm
hạn chế tình trạng trẻ béo phì ở các trường Mầm non Quận Bình Thạnh,
TP.HCM.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Công tác quản lý phòng chống béo phì cho trẻ tại trường mầm non
Quận Bình Thạnh, TP.HCM góp phần giúp cho cơ thể trẻ được phát triển một
cách cân đối, hài hòa.

2


.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Các giải pháp quản lý nhằm phòng chống béo phì cho trẻ tại trường
mầm non Quận Bình Thạnh, TP.HCM.
4. Giả thuyết khoa học
Nếu đề xuất được các giải pháp quản lý công tác phòng chống tình
trạng trẻ béo phì mang tính khoa học, khả thi và áp dụng phù hợp vào thực
tiễn thì sẽ giảm bớt tình trạng trẻ béo phì, tạo điều kiện cho trẻ phát triển theo
chuẩn chăm sóc nuôi dưỡng, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trẻ ở các
trường mầm non Quận Bình Thạnh, TP.HCM.
5. Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu
5.1. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lý luận của đề tài.
- Tìm hiểu và phân tích thực trạng công tác quản lý phòng chống béo phì tại
một số trường Mầm non trên địa bàn Quận Bình Thạnh, TP.HCM.
- Đề xuất một số giải pháp quản lý nhằm tăng cường hiệu quả công tác phòng
chống béo phì cho trẻ mầm non.
5.2. Phạm vi nghiên cứu:
- Về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu các giải pháp quản lý công tác
phòng chống tình trạng trẻ béo phì ở trường mầm non dưới sự chỉ đạo, điều
hành của lãnh đạo nhà trường.
- Về thời gian: Đề tài nghiên cứu thực trạng quản lý phòng chống béo phì ở
trẻ trong 2 năm học: 2010 - 2011 và 2011 – 2012.
- Về địa bàn nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu các trường Mầm non 27, Mầm
non 24B, Mầm non TT Ánh Sáng trên địa bàn Quận Bình Thạnh, Thành phố
Hồ Chí Minh.


3


6. Phương pháp nghiên cứu
6.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận
Phân tích, tổng hợp, khái quát hóa, hệ thống hóa các tài liệu có liên
quan đến đề tài nghiên cứu.
6.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Nghiên cứu các tư liệu và sản phẩm hoạt động (các kế hoạch, các báo cáo sơ
kết, tổng kết, các văn bản chỉ đạo, hồ sơ sổ sách liên quan đến công tác quản
lý phòng chống béo phì ở trẻ mầm non).
- Điều tra bằng phiếu: Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, giáo viên, cấp dưỡng các
trường mầm non để tìm hiểu nhận thức, những thuận lợi, khó khăn và các giải
pháp phòng chống bệnh béo phì ở trẻ mầm non.
- Phương pháp quan sát: Quan sát cấp dưỡng chế biến thực đơn cho trẻ béo
phì để so sánh chất dinh dưỡng cần thiết cho trẻ béo phì và trẻ bình thường;
quan sát giáo viên hướng dẫn trẻ hoạt động, quan sát giờ hoạt động vui chơi,
hoạt động ngoài trời của trẻ để nắm được mức độ tham gia, lượng hoạt động
và mối quan hệ của trẻ béo phì với các bạn bình thường khác.
- Phương pháp phỏng vấn: Phỏng vấn Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, giáo
viên, cấp dưỡng và phụ huynh để tìm hiểu nhận thức, những thuận lợi, khó
khăn và các giải pháp trong phòng chống bệnh béo phì ở trẻ.
6.3. Phương pháp thống kê toán học
Thu thập số liệu trên máy vi tính để xử lý các thông tin trong phiếu
điều tra.
7. Đóng góp của luận văn
- Về lý luận: Hệ thống cơ sở lý luận về bệnh béo phì, nguyên nhân, cách phát
hiện, tác hại, các yếu tố ảnh hưởng đến bệnh béo phì. Qua đó nhấn mạnh tầm
quan trọng của công tác quản lý phòng chống bệnh béo phì ở trẻ mầm non.
Việc nghiên cứu phần lý luận đầy đủ, và có hệ thống đã giúp tác giả có cơ sở

khoa học để phân tích thực trạng và đề xuất các giải pháp quản lý công tác

4


phòng chống bệnh béo phì cho trẻ ở một số trường mầm non trên địa bàn
Quận Bình Thạnh, TP.HCM.
- Về thực tiễn: Luận văn đã khảo sát tình trạng phòng chống bệnh béo phì cho
trẻ ở một số trường mầm non; những thuận lợi, khó khăn trong công tác
phòng chống trẻ béo phì. Tuyên truyền và nâng cao nhận thức về công tác
phòng chống béo phì đến các bậc phụ huynh và xã hội trong việc chăm sóc
nuôi dưỡng, giáo dục trẻ mầm non.
- Xây dựng hệ thống các giải pháp quản lý công tác phòng chống tình trạng
trẻ béo phì ở các trường mầm non Quận Bình Thạnh, TP.HCM.
- Đề xuất một số kiến nghị cần thiết đối với các cấp lãnh đạo, các ban ngành,
tổ chức, cá nhân có liên quan trong quản lý công tác phòng chống tình trạng
trẻ béo phì ở các trường mầm non.
8. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, kết quả nghiên cứu của đề tài được
trình bày trong 3 chương
8.1. Chương 1: Cơ sở lý luận của đề tài.
8.2. Chương 2: Thực trạng công tác quản lý phòng chống tình trạng trẻ béo
phì ở các trường mầm non Quận Bình Thạnh, TP.HCM.
8.3. Chương 3: Một số giải pháp quản lý công tác quản lý phòng chống tình
trạng trẻ béo phì ở các trường mầm non Quận Bình Thạnh, TP.HCM.
8.4. Kết luận và kiến nghị.

5



CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
1.1.1 Các nghiên cứu ngoài nước
Từ những năm đầu thế kỷ XX con người đã hiểu và quan tâm bệnh béo
phì và đã được quan tâm nghiên cứu trên toàn thế giới. Năm 1900, Von
Noorden đã đánh dấu một mốc quan trọng bởi sự ra đời của cuốn sách gây
ảnh hưởng sâu xa đến ngày nay với tựa đề: “DieFettsucht” (nghĩa đen là tích
tụ mỡ). Von Noorden phân ra hai loại béo phì chính:
Loại 1: béo phì ngoại (Ovegenous). Loại này ám chỉ béo phì trong tình
trạng chuyển hóa thức ăn bình thường, nói cách khác chỉ bởi ăn quá nhiều mà
ít hoạt động.
Loại 2: béo phì nội (Endogenous). Đây là loại nói đến chứng béo phì do
rối loạn sinh lý bên trong ảnh hưởng đến sự chuyển hóa.
Trong những năm 1960, các nước trên thế giới đã quan tâm nghiên cứu
nhiều chương trình phòng chống béo phì cho cộng đồng. Đáng kể nhất là
Phần Lan, trong những năm 1960 Phần Lan là nước có tỉ lệ tử vong do bệnh
mạch vành cao nhất thế giới. Từ những năm 1972, nước này đã đề ra dự án
dựa vào cộng đồng lấy mục tiêu là giảm tỉ lệ mắc bệnh tim mạch thông qua
thay đổi chế độ ăn và lối sống đã được đề xướng.
Ở Mỹ, năm 1994 bác sĩ Jeffrey Fridman (Đại học Rockefeller ở New
York) khám phá ra một gien gọi là OB ở loài chuột béo phì. Tại mô mỡ của
loài chuột này xuất hiện chất có tên là leptin, một protein gồm 146 acid amin
được gọi là hormon điều chỉnh cân nặng. Leptin làm nhiệm vụ truyền lên não
thông tin về sự no, thiếu leptin con vật ăn mãi mà không có cảm giác no gây
ra béo phì. Vài tháng sau đó, cũng nhóm nghiên cứu này đã tìm ra được gien
tương ứng ở người, cũng gọi là OB, nằm ở nhiễm sắc thể số 7.
Thực tế, các nhà khoa học ước đoán có gần 200 gien liên quan đến béo
phì. Các nhà khoa học Thụy Điển thuộc Đại học Goteborg đã phát hiện ở
6



chuột một gien giúp chúng ăn chất béo thoải mái mà vẫn có thân hình thon
thả. Gien này có tên là FOXC2. Họ hy vọng sẽ dùng gien này để điều trị béo
phì cho người.
Các nhà khoa học Anh, Mỹ, Australia đã tìm ra hormon peptide YY-36
hay còn gọi là PYY nằm ở thành ruột có tác dụng chống cảm giác thèm ăn.
Các nhà khoa học Thụy Điển thuộc Đại học Goteborg đã phát hiện ra một
gien có tên là FOXC2 có tác dụng chống hấp thu chất béo và làm giảm số
lượng các tế bào mỡ. Hướng nghiên cứu tác động vào gien gây béo phì vẫn
đang là vấn đề được các nhà khoa học quan tâm.
1.1.2. Các nghiên cứu trong nước
Ở nước ta, trong những năm gần đây, vấn đề béo phì ở trẻ em đã được
quan tâm, nghiên cứu và chỉ đạo phòng chống của các ban ngành, đặc biệt là
những người làm công tác dinh dưỡng và giáo dục. Nhiều cuộc điều tra, nhiều
bài viết và nhiều công trình nghiên cứu của một số tác giả về y học, tâm lý,
giáo dục học được nhìn nhận từ nhiều góc độ khác nhau.
Đề tài “Khảo sát khuynh hướng béo phì và các yếu tố nguy cơ ở trẻ 4-5
tuổi tại các trường mầm non nội thành TP.HCM – Năm 2005” do Bác sĩ
Phạm Thị Ngân Hà làm chủ nhiệm đã đưa ra những kết luận khuynh hướng
trẻ bệnh béo phì ngày càng tăng do điều kiện kinh tế xã hội thay đổi, đặc biệt
là trẻ ở nội thành dễ bị béo phì hơn trẻ ở nông thôn.
Đề tài “Kết quả lượng giá hồ sơ béo phì trẻ em tại phòng khám trung
tâm dinh dưỡng TPHCM năm 2005- 2006” tác giả Lê Thị Kim Qui – Giám
đốc Trung tâm dinh dưỡng TP.HCM cho rằng béo phì xảy ra với tần suất cao
ở trẻ của những gia đình khá giả tại các đô thị lớn, trình độ học vấn và nghề
nghiệp của cha mẹ cũng có ảnh hưởng đến tình trạng dinh dưỡng của trẻ và
muốn điều trị béo phì thành công đòi hỏi phải có sự quan tâm theo dõi, chăm
sóc liên tục của gia đình trẻ.
Hội nghị khoa học “Thừa cân – béo phì, mối nguy cơ của các bệnh thời

đại” do Trung tâm dinh dưỡng và Viện Y học dân tộc TP.HCM tổ chức năm
7


2007, đã cho thấy bệnh béo phì có mối quan hệ chặt chẽ với một số bệnh như
bệnh đái tháo đường type 2, làm tăng nguy cơ sỏi mật ở mọi lứa tuổi và giới
tính. Ngoài ra bệnh béo phì dễ dẫn đến gan nhiễm mỡ, làm tăng nguy cơ các
bệnh lý như viêm tụy, xương khớp.
Đề tài “Thừa cân – béo phì, gánh nặng của dinh dưỡng và sức khỏe
hiện nay” tác giả Lê Thị Kim Qui – Giám đốc Trung tâm dinh dưỡng
TP.HCM đã nêu lên được những yếu tố nguy cơ của thừa cân, béo phì, hậu
quả, chiến lược, dự phòng và điều trị thừa cân, béo phì.
Đề tài “Béo phì – căn bệnh của thời đại, các hiểu biết mới và một số
nghiên cứu ở Huế” của tác giả Trần Hữu Dàng – Phó Hiệu trưởng Trường Đại
học Y dược Huế cảnh báo nguy cơ bệnh tật do béo phì gây ra như bệnh lý tim
mạch, tăng huyết áp, đái tháo đường và có thể một số loại ung thư.
Đề tài “Béo phì và ung thư” của tác giả Quan Vân Hùng – Trưởng khoa
Nội II Viện Y học dân tộc đã đưa ra những nghiên cứu về số lượng người chết
vì ung thư có liên quan đến béo phì. Tác giả cũng đưa ra kết luận rằng những
người nặng cân có tỉ lệ tử vong do ung thư cao hơn so với người có cân nặng
bình thường.
Đề tài “Mười năm xây dựng phương pháp điều trị béo phì tại Viện Y
dược học dân tộc TP.HCM”, tác giả Lê Thúy Tươi đã cho thấy được qui trình
xây dựng phương pháp điều trị thừa cân, béo phì. Qua đó cho thấy được cái
nhìn tổng thể về việc điều trị béo phì hiện nay là nhu cầu của cộng đồng mà y
tế cần quan tâm giải quyết. Đề tài cũng cho thấy số bệnh nhân bệnh béo phì ở
nội thành TP.HCM chiếm hơn 50% trong tổng số bệnh nhân đến điều trị,
trong đó phái nữ chiếm trên 80%.
Hoặc đề tài “Khảo sát tình trạng dinh dưỡng trẻ dưới 5 tuổi và tập
quán nuôi con tại TP.HCM” (1996 của tác giả Nguyễn Thị Kim Hưng,

Nguyễn Thị Ngọc Hương và cộng sự).
Các đề tài nghiên cứu béo phì để phục vụ cho việc tìm hiểu nguyên
nhân, tác hại béo phì đối với mọi lứa tuổi có “Béo phì, những điều cần biết”
8


Giáo sư Đặng Phương Kiệt; “Lại nói về béo phì ở trẻ em” Bác sĩ Đỗ Ngọc
Đức; “Rối loạn dinh dưỡng và bệnh béo phì” của tác giả Vũ Quốc Trung.
Hoặc các nghiên cứu béo phì để phục vụ cho việc phòng chống, điều trị
có các bài viết: “Các phương pháp chống mập hiệu quả” Bác sĩ Nguyễn Thị
Kim Hưng; “Bệnh mập phì, sụt cân và thèm ăn trị tận gốc” của tác giả Phạm
Cao Hoàn.
Đặc biệt, một số tác giả đã nghiên cứu béo phì để phục vụ cho việc
phòng chống béo phì cho trẻ em ở các trường mầm non có: “Các hoạt động
phòng chống béo phì cho trẻ tại các trường mầm non Quận Gò Vấp” của cô
Nguyễn Thị Liên Mai; “Tổ chức hợp lý bữa ăn cho trẻ” cô Nguyễn Thị Thu
Huyền – Phó hiệu trưởng trường Mầm non bán công Sơn ca 10 – Quận Phú
Nhuận; “Các vấn đề cần quan tâm trong cách tiếp cận trẻ béo phì lứa tuổi
mẫu giáo – nhà trẻ” của Bác sĩ Nguyễn Thị Kim Hưng; “Thực trạng công tác
quản lý việc phòng chống béo phì cho trẻ ở các trường mầm non tại quận Tân
Bình, TP.HCM” của Thạc sĩ Nguyễn Thị Diễm Hằng.
Nhìn chung các đề tài, các nghiên cứu về béo phì, nhất là tình trạng
tăng cân, béo phì của trẻ đã được quan tâm và được các nhà khoa học tập
trung nghiên cứu từ những thập niên của thế kỷ XIX, XX. Tuy nhiên, trong
một thế giới mở với tốc độ phát triển về khoa học kỹ thuật, các quốc gia hội
nhập trong một xu thế “Thế giới ngôi nhà chung” và trong một không gian
thời gian của những năm đầu thập niên thế kỷ XXI, từ nhiều nguyên nhân đã
dẫn đến con người mắc bệnh béo phì do tác động của ăn uống, rèn luyện, thói
quen sinh hoạt, nhịp sống sinh học. Các nghiên cứu trên đây ở mức độ này
hay mức độ khác đã cho chúng ta thấy bức tranh thực trạng, các biện pháp,

giải pháp để phòng, chống, hạn chế bệnh béo phì cải thiện cuộc sống tốt đẹp
của con người trong sự phát triển chung của thế giới hiện đại. Từ những minh
chứng cụ thể trên đây, đề tài cũng sẽ góp phần hệ thống và xây dựng các giải
pháp đi sâu vào công tác quản lý phòng chống béo phì cho trẻ ở các trường
mầm non tại một Quận của Thành Phố Hồ Chí Minh.
9


1.2. Các khái niệm cơ bản của đề tài
1.2.1. Trường mầm non
Trường mầm non là đơn vị cơ sở của giáo dục mầm non trong hệ thống
giáo dục quốc dân. Trường đảm nhận việc nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục
trẻ em nhằm giúp trẻ hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn
bị cho trẻ vào lớp một. [2]
1.2.2. Quản lý giáo dục mầm non
Quản lý giáo dục mầm non là hệ thống những tác động có mục đích, có
khoa học của các cấp quản lý đến các cơ sở giáo dục mầm non, nhằm tạo ra
những điều kiện tối ưu cho việc thực hiện mục tiêu đào tạo: chăm sóc, nuôi
dưỡng và giáo dục trẻ em lứa tuổi mầm non. [16]
1.2.3. Các loại hình trường mầm non
+ Trường mầm non, trường mẫu giáo (sau đây gọi chung là nhà trường), nhà
trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập được tổ chức theo các loại hình: công lập,
dân lập và tư thục.
+ Nhà trường, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo công lập do cơ quan Nhà nước
thành lập, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, bảo đảm kinh phí cho các nhiệm vụ
chi thường xuyên.
+ Nhà trường, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo dân lập cộng đồng dân cư ở cơ
sở thành lập, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, bảo đảm kinh phí hoạt động và
được chính quyền địa phương hỗ trợ.
+ Nhà trường, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo tư thục do tổ chức xã hội, tổ

chức kinh tế hoặc cá nhân thành lập, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, bảo đảm
kinh phí hoạt động bằng nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước. [2]
1.2.4. Bệnh béo phì
Bệnh béo phì là tình trạng vượt quá cân nặng theo chuẩn so với chiều
cao, là hiện tượng tích lũy thái quá và không bình thường của lipit trong các
tổ chức mỡ, tăng lượng mỡ một cách không bình thường ở một số vị trí hay
toàn cơ thể. Như vậy ta có thể hiểu rằng béo phì là tình trạng tích lũy mỡ quá
10


mức dẫn đến tăng nguy cơ bệnh tật, tình trạng này xảy ra do sự tích lũy năng
lượng không cân đối, năng lượng nhận vào cao hơn năng lượng tiêu hao kéo
dài. [25,60]
Nguyên nhân của bệnh béo phì
Như chúng ta đã biết, cơ thể giữ được cân nặng ổn định là nhờ trạng
thái cân bằng giữa năng lượng do thức ăn cung cấp và năng lượng tiêu hao
cho lao động và các hoạt động khác của cơ thể. Cân nặng cơ thể tăng lên do
chế độ ăn dư thừa vượt quá nhu cầu hoặc do nếp sống, làm việc tĩnh tại, ít tiêu
hao năng lượng.
Khi hấp thụ vào cơ thể, các chất Protein, Lipit, Gluxid đều chuyển
thành chất béo dự trữ. Vì vậy, không nên coi ăn nhiều thịt, nhiều mỡ mới gây
béo mà ăn quá thừa chất bột, đường, đồ ngọt đều có thể gây béo phì. Tóm lại,
có thể chia nguyên nhân và cơ chế sinh bệnh béo phì như sau:
Do nuôi trẻ không đúng cách
Các nghiên cứu cho rằng, chỉ cần ăn dư 70 calo /ngày, số năng lượng
dôi ra này được cơ thể tích lũy dưới dạng mô mỡ, mỗi ngày tích lũy một ít,
dần dần sẽ dẫn tới tăng cân, thừa cân và từ đó dẫn đến tình trạng béo phì.
Khi khẩu phần không cân đối, hợp lý, ăn quá mức nhu cầu cơ thể cũng
như tỉ lệ mỡ và thức ăn béo nhiều là nguyên nhân gây bệnh béo phì. Bởi vì
năng lượng đưa vào cơ thể qua thức ăn thức uống được hấp thu và được ôxy

hóa để tạo thành nhiệt lượng, nhưng năng lượng quá nhiều so với nhu cầu sẽ
được dự trữ dưới dạng mỡ.
Thừa cân, béo phì thường gặp ở những trẻ “háu ăn”, hay ăn nhiều. Trẻ
thường có thói quen thích ăn vặt bánh kẹo, thích ăn thức ăn giàu chất béo,
những món ăn xào, rán, đường, mật, nước ngọt, không thích ăn rau và có thói
quen ăn nhiều vào buổi tối. Bên cạnh việc cho trẻ ăn uống không hợp lý,
thường những trẻ được nuôi bằng sữa bột, sữa đặc có đường dễ bị béo phì hơn
trẻ được nuôi bằng sữa mẹ (do pha không đúng cách).

11


Do nếp sống ít hoạt động
Cùng với yếu tố ăn uống, sự gia tăng tỉ lệ béo phì đi song song với sự
giảm hoạt động thể lực trong một lối sống tĩnh tại. Nếp sống ít hoạt động làm
tăng nguy cơ thừa cân, béo phì ở trẻ em, người ta thấy tỉ lệ mỡ trong cơ thể bị
ảnh hưởng bởi mức độ hoạt động thể lực của trẻ. Trong quá trình hoạt động,
mỡ trong cơ thể thường giảm, khối lượng cơ bắp tăng dần lên, trẻ ít vận động
làm tăng tích lũy mỡ, hạn chế sự phát triển của cơ bắp.
Nhiều nghiên cứu của các nhà khoa học cho thấy, xem tivi nhiều là một
trong những yếu tố quan trọng làm tăng nguy cơ thừa cân. Trẻ em xem tivi
trên 5 giờ/ ngày có khả năng bị thừa cân gấp 4 đến 6 lần so với trẻ xem tivi
dưới 2 giờ/ ngày. Ngày nay, do cuộc sống thành thị, trẻ sống trong môi trường
chật hẹp, thiếu khoảng trống để vui chơi, chạy nhảy, ít khoảng không gian
cho trẻ hoạt động vui chơi ngoài trời, được giải trí sau những giờ học căng
thẳng, mệt mỏi ở trường, đa số trẻ giải trí bằng cách xem tivi, xem truyền
hình, chơi games trên mạng. Ngay cả những ngày nghỉ do áp lực công việc,
do việc mưu sinh, do cần nghỉ ngơi nên cũng hiếm các bậc cha mẹ dẫn con đi
chơi công viên, để trẻ được chạy nhảy, được hít thở không khí trong lành, đó
cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng béo phì ngày một

gia tăng.
Có hai vấn đề đối lập nhau thường tồn tại song song ở trẻ thừa cân, béo
phì, đó là nếp sống ít vận động và “háu đói”, “háu ăn” ở trẻ, trẻ nhanh đói, khi
đói lười vận động nên việc tiêu hao năng lượng ở trẻ càng ít. Mặt khác, do trẻ
ăn, uống nhiều hơn nên trẻ càng tăng cân, dẫn đến tăng nguy cơ thừa cân, béo
phì.
Do yếu tố gia đình
Kiến thức hiểu biết nuôi dạy con của cha mẹ
Cha mẹ thiếu kiến thức nuôi dạy con là một trong những yếu tố làm
tăng nguy cơ thừa cân, béo phì ở trẻ. Kết quả nghiên cứu cho thấy 67,7% bố
mẹ có con béo phì tỏ ra tự hào khi thấy con mình to béo vượt trội trong cộng
12


đồng; 75% phụ huynh có con thừa cân mà không biết; 9,7% cha mẹ có con
béo phì vẫn cho con ăn theo ý thích.
Một trong những vấn đề có liên quan đến bệnh béo phì ở trẻ em bắt
nguồn từ nhận thức chưa đúng của cha mẹ về tác hại của bệnh béo phì, đa số
cha mẹ chưa nhận thức được béo phì là một bệnh nguy hại, vẫn còn tâm lý
thích con mình “mập mạp”, “bụ bẫm”, “sổ sữa” và cho rằng đấy mới đáng
yêu! Rất ít cha mẹ có ý thức đưa con đi khám thừa cân, béo phì và thường chỉ
đi khám khi béo phì đã gây bệnh cho trẻ.
Trẻ béo phì thường là con một hoặc con út hoặc được sinh ra và nuôi
dưỡng trong gia đình có cha mẹ thiếu kiến thức. Những đứa trẻ này thường
được cha mẹ cưng chiều quá mức trong việc ăn uống. Một số cha mẹ dùng
thực phẩm không thích hợp để dỗ dành thể hiện sự quan tâm, tình yêu thương
của cha mẹ, khi trẻ nghịch ngợm, quấy khóc, hoặc dùng thức ăn mà trẻ thích
(thường là thức ăn giàu năng lượng: kẹo, bánh, snack, sôcôla,…) làm phần
thưởng cho trẻ, trong khi đáng lẽ nên tạo cơ hội cho trẻ hoạt động vui chơi với
đồ chơi, đồ vật, khám phá môi trường xung quanh. Hậu quả là trẻ ít hoạt

động, thiếu sáng tạo và thừa cân, béo phì.
Do yếu tố di truyền
Trong gia đình nếu có cả cha mẹ béo phì, thì khả năng thừa cân, béo
phì ở trẻ cao hơn. Nghiên cứu những cặp cha mẹ có cân nặng bình thường và
những cặp cha mẹ béo phì cho thấy 9% trẻ béo phì là con của cha mẹ bình
thường (không béo phì); 41% trẻ béo phì là con của cha hoặc mẹ bị béo phì;
73% trẻ béo phì là con của cha và mẹ đều bị béo phì.
Do các yếu tố về kinh tế xã hội
Đây là một trong những yếu tố tác động mạnh đến trẻ em góp phần làm
gia tăng tỉ lệ trẻ béo phì. Khi chất lượng cuộc sống ngày một nâng cao, bữa
cơm gia đình cũng được cải thiện hơn, cha mẹ nào cũng muốn dành cho con
mình những gì ngon nhất, tốt nhất, sợ con mình thua thiệt người khác. Chính
vì vậy, trong nhà luôn có sẵn thức ăn bánh kẹo, phô mai, xúc xích, sữa, nước
13


ngọt các loại để thỏa mãn trẻ bất cứ lúc nào. Đồng thời, do công việc bận rộn,
lo kiếm tiền, nên cha mẹ giao con mình cho người làm và không có dành thời
gian nhiều để gần gũi với con, chăm sóc con và cùng chơi với con trẻ. Ở
những gia đình như vậy, trẻ thường muốn ăn gì thì ăn, thích xem tivi thoải
mái thì xem, thích chơi games thì chơi. Đặc biệt, là ở các đô thị lớn, trẻ
thường được đưa đón bằng xe máy, ở trường ngồi ì trong lớp, về nhà không
có khoảng trống để chơi. Do vậy, trẻ bị “đói vận động”, trong khi điều kiện ăn
uống lại “dư thừa” dẫn đến “thừa cân, béo phì”.
Do yếu tố trường mầm non
Hầu hết các trường mầm non, diện tích sân chơi dành cho trẻ chưa đáp
ứng nhu cầu hoạt động vui chơi của trẻ, những trường nhỏ không phải là
trường chuẩn, trường mầm non tư thục, những nhóm trẻ gia đình chưa có đủ
sân chơi hoặc có sân chơi nhưng diện tích quá nhỏ không đủ để trẻ hoạt động
vận động, chơi các trò chơi vận động.

Bên cạnh đó, đội ngũ giáo viên mầm non trên địa bàn thành phố hiện
nay vẫn còn thiếu, trong khi đó sĩ số trẻ trong nhóm lớp quá đông, thời gian
làm việc liên tục từ sáng đến chiều, cường độ làm việc của giáo viên quá
nhiều. Chính vì vậy, cũng ảnh hưởng phần nào trong việc chăm sóc và tổ
chức các hoạt động cho trẻ, nhất là tổ chức trò chơi vận động nhằm tăng
cường vận động đối với trẻ béo phì.
Đa số các giáo viên mầm non đều qua trường lớp đào tạo, tuy nhiên ở
những nhóm trẻ gia đình, các trường mầm non tư thục, vẫn còn một số giáo
viên chỉ mới qua lớp đào tạo trình độ sơ cấp nghiệp vụ cô nuôi dạy trẻ do đó
về kỹ năng, năng lực chăm sóc nuôi và dạy trẻ vẫn còn không ít hạn chế, khó
khăn.
Tác hại của bệnh béo phì ở trẻ em
Béo phì ở lứa tuổi càng nhỏ thì càng trầm trọng và khó điều trị hơn béo
phì ở lứa tuổi lớn. Trẻ béo phì càng kéo dài càng có nhiều nguy cơ hơn và dễ
trở thành người lớn béo phì hơn, ngay cả sau này khi trở thành người lớn
14


không còn béo phì thì nguy cơ bệnh tật vẫn cao hơn so với những người lúc
nhỏ không bị béo phì.
Béo phì thường làm tăng nguy cơ bệnh tật và tử vong ở trẻ. Các bệnh
thường gặp là: tăng lipit trong máu, bệnh xương khớp, bệnh về hô hấp, bệnh
cao huyết áp, bệnh tim mạch, rối loạn giấc ngủ, khó thở khi ngủ. Ngoài ra trẻ
cũng dễ có nguy cơ mắc một số các căn bệnh nguy hiểm khác như tim mạch,
tiểu đường sau này.
Béo phì ở trẻ em sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe khi trưởng thành do nguy
cơ mắc bệnh tim mạch, đái đường, ung thư. Một số nghiên cứu cho thấy 75%
trường hợp béo phì ở trẻ em tồn tại đến khi trưởng thành.
Trẻ béo phì trước tiên ảnh hưởng đến khả năng vận động của chúng.
Trẻ phải mất nhiều thời gian và sức lực nhiều hơn để làm một công việc hoặc

thực hiện một động tác, bài tập nào đó do trọng lượng cơ thể quá nặng nề. Trẻ
sẽ khó khăn trong việc vận động đi lại cũng như tham gia các hoạt động thể
thao ở trường.
Ngay khi còn nhỏ trẻ béo phì đã chịu nhiều thiệt thòi do trẻ chậm chạp
hơn, vụng về hơn nên khó hòa nhập với các bạn cùng trang lứa. Béo phì làm
cho cuộc sống của trẻ không được thoải mái so với trẻ bình thường, hạn chế
khả năng thích ứng với môi trường xung quanh. Khả năng chịu nóng của trẻ
kém, trẻ nhanh mệt khi vận động nhất là về mùa hè do lớp mỡ dày đã trở
thành như một hệ thống cách nhiệt. Trẻ béo phì thường có cảm giác mệt mỏi
toàn thân hay nhức đầu, tê buốt ở hai chân.
Tuy nhiên, sức khỏe không phải là vấn đề duy nhất mà trẻ bị béo phì
phải đối mặt, mà vấn đề khá quan trọng khác mà trẻ béo phì phải đối diện đó
là những vấn đề về tâm lý, những trẻ bị bệnh béo phì có sự phát triển tâm lý
không bình thường như những trẻ em khác. Trẻ thường bị các bạn học cùng
lớp bắt nạt, trêu chọc về ngoại hình, điều này dẫn đến việc trẻ sẽ có tâm lý
mặc cảm, thiếu tự tin về bản thân. Đó chính là lý do vì sao mà những trẻ béo
phì ít bạn hơn so với những trẻ khác. Sự mặc cảm, thiếu tự tin này nếu kéo dài
15


sẽ khiến cho trẻ thu mình, tự ti, ít tiếp xúc với thế giới bên ngoài. Điều này sẽ
ảnh hưởng không tốt đến việc học tập cũng như giao tiếp của trẻ khi lớn lên.
Cách phát hiện trẻ bị béo phì
Chúng ta có thể xác định trẻ bị béo phì như sau:
+ Quan sát qua biểu đồ tăng trưởng: Biểu đồ theo WHO – 2007 chuẩn phát
triển trẻ em (phần phụ lục)
Biểu đồ gồm có 2 màu: Màu hồng dùng cho trẻ nữ, màu xanh dương
dùng cho trẻ nam, mỗi biểu đồ có 2 mặt, một mặt là biểu đồ cân nặng theo
tuổi, một mặt là biểu đồ chiều dài/ chiều cao theo tuổi. Trên biểu đồ được thể
hiện như sau:

KẾT QUẢ
Từ trên + 2 đến + 3
Từ - 2 đến +2
Từ dưới – 2 đến – 3
Dưới – 3

TÌNH TRẠNG
Thừa cân, béo phì
Bình thường
Suy dinh dưỡng
Suy dinh dưỡng nặng

Ví dụ: Trẻ nữ sinh ngày 27 tháng 4 năm 2007, cân nặng 27kg (tính đến tháng
3/2012), nhìn vào biểu đồ theo đường biểu diễn trẻ nằm trong khoảng từ + 2
đến +3 như vậy trẻ đã bị thừa cân, béo phì.
+ Dựa vào chỉ số BMI (thường dùng đối với người lớn).
BMI là chữ viết tắt của Body Mass Index (chỉ số khối cơ thể). Chỉ số
này thường dùng đối với người lớn, ở trẻ nhỏ ít dùng do cấu trúc cơ thể trẻ
chưa ổn định, còn thay đổi liên tục.
Để chỉ số khối cơ thể (BMI), người ta dùng công thức sau: BMI= W/ H
(W: cân nặng (kg); H: chiều cao2 (m)
+ Dựa vào bảng chỉ số nhân trắc (cân nặng và chiều cao)
Đối với trẻ dưới 6 tuổi, để xác định trẻ có thừa cân, béo phì hay không
có nhiều biện pháp khác nhau, song tại cộng đồng, người ta chủ yếu dựa vào
cân nặng và chiều cao.
Trước hết cần đo chiều cao và cân nặng của trẻ.

16



Sau đó, tra bảng chiều cao so với cân nặng (phần phụ lục) Điểm giao
nhau của hai cột (chiều cao và cân nặng) sẽ xác định được cân nặng của trẻ
nằm trong khoảng nào.
Ví dụ: Một bé trai 5 tuổi (chiều cao: 118cm, cân nặng: 29kg). Tra bảng ta có:
ứng với hàng chiều cao 118cm, cân nặng lý tưởng là 21,4kg. Cân nặng của bé
29kg, vượt quá cột +2SD. Như vậy, trẻ đã bị thừa cân, béo phì.
1.2.5. Trẻ béo phì
Trẻ béo phì là trẻ có sự tăng cân nặng cơ thể quá mức trung bình đáng
có, trẻ có lượng mỡ tăng không bình thường, tập trung vào một vùng nào đó
hay toàn bộ cơ thể. [17]
Đặc điểm tâm lý của trẻ mầm non, các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát
triển của trẻ (tình cảm, ý chí, phát triển thể chất, trí tuệ và các hoạt động vui
chơi.)
+ Tuổi nhà trẻ (từ 1 đến 3 tuổi)
Đặc điểm nổi bật của giai đoạn này là sự phát triển và hoàn chỉnh hóa
các hệ cơ quan trong cơ thể đặc biệt là hệ thần kinh, song song với việc phát
triển và hoàn chỉnh hóa các hệ trong cơ thể, thì hệ cơ cũng phát triển khá
mạnh, kết quả phát triển của hệ thống cơ thần kinh là các động tác và sự phối
hợp các động tác khá tốt, đã hình thành các tập tính có liên quan đến vận
động, đứa trẻ biết cách đứng đi. Khi trẻ biết đi cũng có nghĩa là trẻ không còn
phụ thuộc vào bầu sữa mẹ như trước kia.
Đồng thời với việc chuyển giai đoạn trong cách dinh dưỡng đã xảy ra
sự thay đổi trong hoạt động của các cơ quan khác đặc biệt là trong hệ tiêu
hóa, trẻ ở giai đoạn này được làm quen với nhiều loại thức ăn và nhiều đồ vật
khác nhau của môi trường quanh, kết quả của sự tiếp xúc đa dạng này không
chỉ xuất hiện những thay đổi về mặt hình thái mà cả sự phát triển trí tuệ cũng
thay đổi.
Sau khi trẻ đã biết đứng, biết đi, biết chạy, trẻ bước vào giai đoạn phát
triển tiếp theo cho đến 2,5 - 3 tuổi, trong giai đoạn này xảy ra việc hiện thực
17



hóa các động tác phối hợp trong môi trường (đi, chạy) liên quan đến việc
hoàn chỉnh hóa hoạt động của các cơ đối kháng, đặc điểm của giai đoạn này là
khi trẻ đi hay chạy các khớp gối và điểm tiếp xúc giữa đùi với xương chậu
chưa co hoàn toàn, vì vậy, sự chuyển động chưa thuần thục, các chân thẳng
thuỗn, cho đến 2 tuổi, khả năng phối hợp chuyển động vẫn chưa hoàn chỉnh.
Những thay đổi về mặt sinh lý xuất hiện trong giai đoạn từ 1 đến 3 tuổi đã ảnh
hưởng đến hệ hô hấp và hoạt động tim mạch.
Vào lúc 2 - 2,5 tuổi, tất cả răng sữa của trẻ đã mọc gần như đủ khoảng
20 cái. Nhờ vậy, mà đứa trẻ có thể chuyển sang chế độ ăn tạp. Việc chuyển
sang chế độ ăn tạp đã làm cho hệ tiêu hóa phát triển mạnh. Chiều dài của ruột
tăng lên đáng kể, đồng thời với những thay đổi trong nội tạng, chiều cao và
khối lượng cơ thể cũng tăng. Trung bình mỗi năm chiều cao tăng lên từ 810cm, còn khối lượng cơ thể tăng 4 - 6 kg, kết quả tỉ lệ giữa đầu và chiểu dài
của thân giảm xuống chỉ còn bằng 1/5. Những bước đi đầu tiên đã mở rộng
môi trường hoạt động của đứa bé. Nó đã làm cho khả năng giao tiếp của trẻ
với mọi người xung quanh tăng lên. Vì vậy, ở lứa tuổi này đứa trẻ hoạt động
tương đối tự do và độc lập.
+ Tuổi mẫu giáo (từ 3 đến 6 tuổi)
Đặc điểm trẻ ở giai đoạn này là chiều cao và khối lượng cơ thể tăng với
tốc độ chậm hơn so với giai đoạn trước, cụ thể, mỗi năm chiều cao tăng trung
bình khoảng 6 - 7cm, còn khối lượng cơ thể tăng trung bình 1 - 2 kg. Tốc độ
tăng vòng ngực, vòng đầu rất chậm. Mỗi năm, vòng ngực tăng trung bình
khoảng 1 - 1,2cm và vòng đầu tăng trung bình khoảng 1,4 - 1,5cm.
Đến 3 tuổi khối lượng não của trẻ đã tăng lên gấp 3 lần so với lúc sơ
sinh và bằng 80% so với não người trưởng thành, từ 3 tuổi trở đi khối lượng
não của trẻ em tăng rất ít nên kích thước của khoang sọ cũng tăng trưởng rất
ít, tỉ lệ giữa đầu và chiểu dài của thân giảm xuống chỉ còn bằng 1/6, toàn bộ
thời kỳ này có thể chia thành một số giai đoạn nhỏ. Giai đoạn 2,5 - 3 tuổi là
thời kỳ chuyển tiếp trong quá trình phát triển cá thể của đứa trẻ. Nó chuyển

18


sang một giai đoạn phát triển hoàn toàn mới về mặt bản chất kéo dài cho đến
lúc bắt đầu đi học. Thời điểm xuất hiện giai đoạn chuyển tiếp có tầm quan
trọng đặc biệt đối với các giai đoạn phát triển tiếp theo của đứa trẻ.
Theo Kraxnogoxki, từ 3 tuổi, ở trẻ bắt đầu xuất hiện câu hỏi “Cái gì
đấy?” thể hiện mối quan hệ tích cực với môi trường xung quanh, nhờ có việc
thực hiện các động tác tích cực để hoàn thành các nhiệm vụ của trò chơi mới
trong lớp mẫu giáo mà hệ cơ cũng phát triển đáng kể, cũng theo Kraxnogoxki,
năm 2 tuổi, vốn từ của trẻ tăng lên khoảng 200 - 400 từ được hình thành trên
cơ sở bắt chước. Vào năm 3 tuổi, ngôn ngữ trẻ phát triển tốt hơn và có liên
quan đến phản xạ tìm tòi “Cái gì đấy?”, trẻ ở lứa tuổi này đã biết nói tương
đối đúng.
Theo Konxova thì không chỉ có số lượng từ tăng lên mà trẻ 3 tuổi còn
có khả năng hiểu được nghĩa của các từ, quá trình phát triển tiếng nói có liên
quan mật thiết với việc hình thành hoạt động tự chủ của đứa trẻ.
Theo Piaget, quá trình phát triển của trẻ em trong giai đoạn từ 2 đến 6
tuổi có thể phân thành 3 pha:
1. Tư duy lặp lại (2- 4 tuổi)
2. Hình thành các khái niệm sơ đẳng (4 - 5,5 tuổi)
3. Hình thành các khái niệm phân lập (5,5 - 7 tuổi)
Chức năng sinh học và xã hội cơ bản của trẻ lứa tuổi mầm non là sinh
trưởng và phát triển, hình thức hoạt động và học tập thích hợp cho giai đoạn
này là các trò chơi dưới các dạng khác nhau về mặt nội dung và cách thể hiện.
- Đối với trẻ nhà trẻ: Chương trình giáo dục nhà trẻ nhằm giúp trẻ từ ba tháng
tuổi đến ba tuổi phát triển hài hòa về mặt thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, tình
cảm xã hội và thẩm mỹ.
+ Về thể chất
Khỏe mạnh, cân nặng và chiều cao phát triển bình thường theo lứa tuổi.

Thích nghi với chế độ sinh hoạt ở nhà trẻ.Thực hiện được vận động cơ bản
theo độ tuổi.
19


Có một số tố chất vận động ban đầu (nhanh nhẹn, khéo léo, thăng bằng cơ
thể).
Có khả năng phối hợp khéo léo cử động bàn tay, ngón tay và làm được một số
việc tự phục vụ trong ăn, ngủ và vệ sinh cá nhân.
+ Về nhận thức
Thích tìm hiểu khám phá thế giới xung quanh và có sự nhạy cảm của các giác
quan.
Có khả năng quan sát, nhận xét, ghi nhớ và diễn đạt hiểu biết bằng những câu
nói đơn giản. Ngoài ra có một số hiểu biết ban đầu về bản thân và các sự vật,
hiện tượng gần gũi, quen thuộc.
+ Về ngôn ngữ
Nghe và hiểu được các yêu cầu đơn giản bằng lời nói.
Biết hỏi và trả lời một số câu hỏi đơn giản bằng lời nói, cử chỉ.
Sử dụng lời nói để giao tiếp, diễn đạt nhu cầu.
Có khả năng cảm nhận vần điệu, nhịp điệu của câu thơ và ngữ điệu của lời nói
và hồn nhiên trong giao tiếp.
+ Về tình cảm, kỹ năng xã hội và thẩm mỹ
Có khả năng ý thức về bản thân, mạnh dạn giao tiếp với những người gần gũi.
Có khả năng cảm nhận và biểu lộ cảm xúc với con người, sự vật gần gũi.
Thực hiện được một số quy định đơn giản trong sinh hoạt.
Thích nghe hát, hát và vận động theo nhạc, thích vẽ, xé dán, xếp hình
Đối với trẻ mẫu giáo: Chương trình giáo dục mẫu giáo nhằm giúp trẻ từ ba
tuổi đến sáu tuổi phát triển hài hòa về các mặt thể chất, nhận thức, ngôn ngữ,
tình cảm, kỹ năng xã hội và thẩm mỹ, chuẩn bị cho trẻ vào học ở tiểu học.
+ Về thể chất

Khỏe mạnh, cân nặng và chiều cao phát triển bình thường theo lứa tuổi.
Thực hiện được các vận động cơ bản một cách vững vàng, đúng tư thế.
Có khả năng phối hợp các giác quan và vận động qua đó biết vận động nhịp
nhàng, biết định hướng trong không gian.
20


Có kỹ năng trong một số hoạt động cần sự khéo léo của đôi tay.
Có một số hiểu biết về thực phẩm và ích lợi của việc ăn uống đối với sức
khỏe.
Có một số thói quen, kỹ năng tốt trong ăn uống, giữ gìn sức khỏe và đảm bảo
sự an toàn của bản thân.
+ Về nhận thức
Ham hiểu biết, thích khám phá tìm tòi các sự vật, hiện tượng xung quanh.
Có khả năng quan sát, so sánh, phân loại, phán đoán, chú ý, ghi nhớ có chủ
định.
Có khả năng phát hiện và giải quyết vấn đề đơn giản theo những cách khác
nhau.
Có khả năng diễn đạt sự hiểu biết bằng các cách khác nhau (hành động, hình
ảnh, lời nói) với ngôn ngữ nói là chủ yếu.
Có một số hiểu biết ban đầu về con người, sự vật, hiện tượng xung quanh và
một số khái niệm sơ đẳng về toán.
+ Về ngôn ngữ
Có khả năng lắng nghe, hiểu lời nói trong giao tiếp hằng ngày.
Có khả năng biểu đạt bằng nhiều cách khác nhau (lời nói, nét mặt, cử chỉ,
điệu bộ)
Diễn đạt rõ ràng và giao tiếp có văn hóa trong cuộc sống hằng ngày.
Có khả năng nghe và kể lại sự việc biết kể lại truyện và cảm nhận vần điệu,
nhịp điệu của bài thơ, ca dao, đồng dao phù hợp với độ tuổi.
Có một số kỹ năng ban đầu về việc đọc và viết.

+ Vể tình cảm và kỹ năng xã hội
Có ý thức về bản thân.
Có khả năng nhận biết và thể hiện tình cảm với con người, sự vật, hiện tượng
xung quanh.
Có một số phẩm chất cá nhân như mạnh dạn, tự tin, tự lực.
Có một số kỹ năng sống tôn trọng, hợp tác, thân thiện, quan tâm, chia sẻ.
21


Thực hiện một số quy tắc, quy định trong sinh hoạt ở gia đình, trường lớp
mầm non, cộng đồng gần gũi.
+ Về thẩm mỹ
Có khả năng cảm nhận vẻ đẹp trong thiên nhiên, cuộc sống và trong tác phẩm
nghệ thuật.
Có khả năng thể hiện cảm xúc, sáng tạo trong các hoạt động âm nhạc, tạo
hình.
Yêu thích, hào hứng tham gia vào các hoạt động nghệ thuật.
1.2.6. Phòng chống béo phì
Là những tác động nhằm giúp cơ thể giảm bớt cân nặng, giảm bớt sự
tích tụ mỡ trong cơ thể, qua đó giúp cơ thể trở về trạng thái bình thường, phát
triển một cách hài hòa, cân đối giữa chiều cao và cân nặng phù hợp với giới
tính. [6,7]
1.3. Công tác phòng chống béo phì ở trẻ của trường mầm non.
1.3.1. Mục tiêu công tác phòng chống béo phì ở trẻ của trường mầm non.
Nhằm ngăn chận, giảm bớt tình trạng trẻ béo phì ngày một gia tăng ở
các trường mầm non, trên cơ sở đó giúp trẻ phát triển một cách hài hòa, cân
đối theo chuẩn chăm sóc giáo dục trẻ mầm non.
1.3.2. Nội dung công tác phòng chống béo phì ở trẻ của trường mầm non.
Để phòng chống bệnh béo phì cho trẻ mầm non, Ban Giám hiệu các
trường thực hiện các nội dung sau: xây dựng kế hoạch, chỉ đạo việc thực hiện,

kiểm tra đánh giá việc thực hiện kế hoạch là việc làm quan trọng và cần thiết
của nhà quản lý. Đồng thời, Ban Giám hiệu có kế hoạch bồi dưỡng kiến thức
cho đội ngũ GV, cấp dưỡng trong trường. Động viên cấp dưỡng xây dựng
khẩu phần ăn cho trẻ một cách khoa học, hợp lý. Thường xuyên cải tiến và
nâng cao chất lượng trong việc tổ chức các hoạt động cho trẻ như cải tiến nội
dung, phương pháp hoạt động cho phù hợp tâm sinh lý và đổi mới các hình
thức hoạt động để trẻ hứng thú, tự nguyện tham gia. Ngoài ra, Ban Giám hiệu
phải luôn có sự phối hợp chặt chẽ với gia đình, các lực lượng ngoài xã hội.
22


1.3.3. Hình thức phương pháp phòng chống béo phì ở trẻ của trường mầm
non.
Ở hầu hết các trường mầm non khảo sát, nhà trường đã và đang từng
bước cải tiến hoạt động chăm sóc nuôi dưỡng ở trẻ em trong các bữa ăn, giấc
ngủ. Giảm năng lượng đưa vào khẩu phần ăn từng bước một đặc biệt là giảm
chất béo, đường ngọt, tăng chất xơ trong các bữa ăn nhưng vẫn đảm bảo cho
trẻ được ăn no, đủ chất vả khỏe mạnh thật sự.
Đối với những trẻ béo phì rồi thì phải hạn chế dầu mỡ. Vì dầu mỡ
ngoài cung cấp năng lượng còn là dung môi hòa tan các loại vitamin tan trong
dầu như Vitamin A phòng bệnh khô mắt giúp trẻ phát triển thể lực, Vitamin D
chống bệnh còi xương. Vitamin K, E tham gia vào nhiều chức phận trong cơ
thể. Khẩu phần ăn của những trẻ béo phì cần tăng cường thêm rau, củ, quả, ít
ngọt để đảm bảo các cháu vẫn có cảm giác no mà không thừa năng lượng.
Thường xuyên thay đổi thực phẩm, kết hợp nhiều loại thực phẩm, món ăn hỗn
hợp để trẻ ăn nhiều rau xanh, nhưng rất chú ý đến 10 cặp thực phẩm xung
khắc và thường xuyên đổi cách chế biến các món ăn thực đơn cho trẻ tránh
béo phì. Thực đơn cho trẻ béo phì vẫn ăn đầy đủ chất đạm Vitamin và muối
khoáng. Đảm bảo trong thực đơn của trẻ vẫn cân đối giữa đạm động vật và
đạm thực vật. Cho trẻ ăn các loại thịt ít béo, mỡ, tăng cường sử dụng các thức

ăn ít béo có sẵn tại địa phương, rẻ tiền và chất lượng như cá, tôm tép, cua, đậu
phộng, lạc vừng. Chú ý thực đơn cho trẻ ở giai đoạn đầu chỉ thay đổi từ từ để
trẻ quen dần và phân công cấp dưỡng chế biến những món ăn nhưng vẫn cảm
thấy thích thú trong bữa ăn. Chế độ dinh dưỡng cân đối và hợp lý cho trẻ phải
bao gồm đầy đủ các điều kiện như đảm bảo cung cấp đầy đủ năng lượng và
dinh dưỡng theo nhu cầu cơ thể, đảm bảo tỷ lệ cân đối và hợp lý các chất dinh
dưỡng theo và cung cấp đủ năng lượng.
1.4. Quản lý công tác phòng chống béo phì, các văn bản pháp lý của ngành
GD&ĐT về phòng chống béo phì.

23


1.4.1. Mục tiêu quản lý công tác phòng chống béo phì ở trẻ của trường mầm
non.
Căn cứ vào mục tiêu chung “Quyết định 55” (ban hành bản quy định về
mục tiêu và kế hoạch đào tạo nhà trẻ - trường mẫu giáo) quy định mục tiêu
chung của Giáo dục mầm non là giúp trẻ em phát triển về thể chất, tình cảm,
trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị
cho trẻ em vào lớp một; hình thành và phát triển ở trẻ em những chức năng
tâm sinh lý, năng lực và phẩm chất mang tính nền tảng, những kỹ năng sống
cần thiết phù hợp với lứa tuổi, khơi dậy và phát triển tối đa những khả năng
tiềm ẩn, đặt nền tảng cho việc học ở các cấp tiếp theo và cho việc học tập suốt
đời.
1.4.2. Nội dung quản lý công tác phòng chống béo phì ở trẻ của trường mầm
non
Căn cứ vào Điều 24, chương III của “Điều lệ trường mầm non” (ban
hành kèm theo quyết định số 14/2008/QĐ - BGD&ĐT ngày 07 tháng 4 năm
2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo) quy định:
Về hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em

Việc nuôi dưỡng chăm sóc, giáo dục trẻ được tiến hành thông qua các
hoạt động theo quy định của chương trình giáo dục mầm non. Hoạt động nuôi
dưỡng, chăm sóc trẻ bao gồm chăm sóc dinh dưỡng, chăm sóc giấc ngủ, chăm
sóc vệ sinh, chăm sóc sức khỏe và bảo đảm an toàn. Việc nuôi dưỡng, chăm
sóc, giáo dục trẻ còn thông qua hoạt động tuyên truyền, phổ biến kiến thức
khoa học về nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em cho các bậc phụ huynh và
cộng đồng.
Về đánh giá kết quả nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em
Kiểm tra định kỳ sức khỏe trẻ em hai lần trong một năm học. Theo dõi
biểu đồ tăng trưởng của trẻ em, trẻ dưới 24 tháng tuổi một tháng cân trẻ một
lần, trẻ trên 24 tháng tuổi một quý cân trẻ một lần.

24


Đánh giá sự phát triển của trẻ em căn cứ quy định về chuẩn phát triển
trẻ em theo độ tuổi do Bộ Giáo dục & Đào tạo ban hành. Quyết định số
21/2001/QĐ - TTg ngày 22 tháng 01 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ về
việc phê duyệt Chiến lược Quốc gia về dinh dưỡng giai đoạn 2001 – 2010.
Văn bản số 1176/GDĐT- MN ngày 27 tháng 8 năm 2002 về kế hoạch
tổng kết 2 năm thực hiện chuyên đề “phòng chống béo phì” (2000 – 2002),
trong nội dung hoạt động, thực hiện thường xuyên và đồng bộ 4 nội dung cơ
bản sau: theo dõi tình trạng thừa cân và béo phì của trẻ bằng cách cân và đo
trẻ hàng tháng. Đồng thời, phối hợp với y tế địa phương khám sức khỏe định
kỳ cho trẻ. Mặt khác, thực hiện cơ cấu khẩu phần dinh dưỡng: đạm, béo,
đường, tăng lượng rau để có Calo đạt 100% nhu cầu dinh dưỡng theo lứa tuổi
cho 1 trẻ/ngày. Bên cạnh đó thực hiện chương trình tăng cường vận động cho
trẻ.
1.4.3. Nâng cao hiệu quả quản lý công tác phòng chống béo phì ở trẻ của
trường mầm non.

Hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ em mầm non được thực hiện trong
các trường mầm non thông qua các văn bản chỉ đạo của Đảng, Nhà nước và
của Ngành. Đây là cơ sở pháp lý để hoạt động này thực hiện tốt và là cơ sở để
cơ quan quản lý cấp trên tiến hành kiểm tra việc tổ chức thực hiện của từng
trường mầm non. Cụ thể các văn bản chỉ đạo như:
Nghị quyết TW2 khóa VIII về định hướng chiến lược phát triển giáo
dục và đào tạo trong thời kỳ công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước. Nghị
quyết TW2 đề ra 6 mục tiêu cơ bản của giáo dục là nhằm xây dựng những con
người và thế hệ thiết tha gắn bó với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã
hội, có đạo đức trong sáng, có ý chí kiên cường xây dựng và bảo vệ tổ quốc,
có ý thức cộng đồng và phát huy tính tích cực của cá nhân, làm chủ tri thức,
khoa học và công nghệ hiện đại, có tư duy sáng tạo, có kỹ năng thực hành
giỏi, có tác phong công nghiệp, có tính tổ chức và kỷ luật, có sức khỏe, là
những người kế thừa xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa “hồng” vừa “chuyên”.
25


×