Tải bản đầy đủ (.doc) (111 trang)

Lịch sử hội truyền bá quốc ngữ 1938 1945

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.17 MB, 111 trang )

Bộ giáo dục và đào tạo
Trờng Đại học Vinh
----------------------

Lê văn phong

Lịch sử hội truyền bá quốc ngữ
1938-1945

Luận văn thạc sĩ lịch sử

Vinh - 2007

1


Bộ giáo dục và đào tạo
Trờng Đại học Vinh
----------------------

Lê văn phong

Lịch sử hội truyền bá quốc ngữ
1938-1945

Chuyên ngành: lịch sử việt nam
Mã số: 60.22.54

Luận văn thạc sĩ lịch sử
Ngời hớng dẫn khoa học:


PGS. Hoàng văn lân

2
Vinh - 2007


Mở đầu
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Vào những năm 30 của thế kỷ XX, dân tộc Việt Nam vốn có truyền
thống hiếu học, trọng ngời có chữ lại rơi vào tình trạng hơn 90% dân số không
biết chữ bởi chính sách ngu dân của thực dân Pháp. Trớc nạn mù chữ của quốc
gia dân tộc cùng với yêu cầu thiết tha, mong mỏi của quần chúng lao động
thất học. Giới trí thức Việt Nam xuất hiện ý tởng phổ biến chữ Quốc ngữ vốn
dĩ những nhà duy tân trong Đông Kinh Nghĩa Thục đã thực hiện từ những
năm đầu của thế kỷ XX. Nguyễn Văn Tố cùng Phan Thanh, Bùi Kỷ, Đặng
Thai Mai, Võ Nguyên Giáp. . . tiến hành thảo luận và đi đến quyết định xin
phép thành lập Hội Truyền bá Quốc ngữ nay dựng lên một Hội Truyền bá
Quốc ngữ nhằm cốt truyền bá chữ Quốc ngữ, dạy cho đồng bào Việt Nam biết
đọc, biết viết tiếng của mình để dễ học những điều thờng thức, cần dùng cho
sự sinh hoạt hàng ngày [16; 1].
Trong suốt thời gian tồn tại và hoạt động từ năm 1938 đến năm 1945,
Hội Truyền bá Quốc ngữ để lại nhiều thành tựu to lớn trên lĩnh vực xoá nạn
mù chữ, xóa bỏ những tệ nạn hủ tục, nâng cao dân trí, phổ biến chữ Quốc ngữ
và góp phần không nhỏ vào thắng lợi của cách mạng tháng Tám năm 1945.
Những thành tựu Hội đạt đợc là không nhỏ đối với lịch sử dân tộc trong những
năm trớc cách mạng tháng Tám. Nhng cho đến ngày nay cha có công trình
3


nghiên cứu một cách toàn diện và hệ thống toàn bộ lịch sử của Hội. Những

năm gần đây đã xuất hiện một số bài viết về Hội nhng còn mang tính khái quát
về một vài khía cạnh của Hội Truyền bá Quốc ngữ và cha tỷ lệ thuận với
những đóng góp lớn lao của Hội đối với lịch sử dân tộc.
Thế hệ chúng tôi không tận mắt chứng kiến những hoạt động của Hội,
nhng lại đợc thừa hởng những giá trị to lớn mà Hội Truyền bá Quốc ngữ để
lại. Vì thế, chúng tôi muốn góp phần dựng nên một bức tranh toàn cảnh, sinh
động về sự tồn tại và hoạt động của Hội, của những ngời trí thức xa dồn bao
tâm huyết.
1.2. Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, nớc Việt Nam dân
chủ cộng hoà ra đời. Chính phủ mới do Hồ Chí Minh lãnh đạo quyết định
dùng chữ Quốc ngữ làm chữ viết chính thức cho dân tộc Việt Nam. Để tiếp
tục sự nghiệp chống nạn thất học, nâng cao dân trí, phổ biến chữ Quốc ngữ và
kế thừa sự nghiệp của Hội Truyền bá Quốc ngữ, chủ tịch Hồ Chí Minh quyết
định thành lập Nha Bình dân học vụ.
Lúc này Hội Truyền bá Quốc ngữ hết vai trò lịch sử và trở thành tổ chức
tiền thân của Nha Bình dân học vụ. Nghiên cứu về lịch sử Hội Truyền bá
Quốc ngữ chúng tôi muốn góp phần bổ cứu thêm những t liệu cho các thế hệ
sau biết đợc sự tồn tại và đóng góp của Hội đối với lịch sử dân tộc. Và thấy đợc những cống hiến, hy sinh vô cùng to lớn của các nhân sĩ trí thức trong
những năm 30, 40 của thế kỷ XX. Từ đó, giáo dục truyền thống yếu nớc, lòng
tự hào dân tộc cho mọi tầng lớp nhân dân, nhất là đối với thế hệ trẻ.
1.3. Nghiên cứu đề tài Lịch sử Hội truyền bá Quốc ngữ 1938 - 1945
có ý nghĩa to lớn đối với lịch sử văn hoá cũng nh lịch sử dân tộc. Nghiên cứu
đề tài, giúp chúng ta hiểu sâu sắc hơn lịch sử dân tộc và làm sáng tỏ những
vấn đề lớn trên lĩnh vực văn hoá những năm 1938 - 1945.
Với những ý nghĩa khoa học và thực tiễn nêu trên, chúng tôi lựa chọn
đềi tài Lịch sử Hội Truyền bá Quốc ngữ 1938 - 1945 làm đề tài luận văn tốt
nghiệp.
2. Lịch sử vấn đề
4



Vấn đề về Hội Truyền bá Quốc ngữ đã có những công trình, những bài
viết đề cập đến một số khía cạnh, nhng nhìn chung còn hết sức khiêm tốn và
sơ lợc.
Trong tác phẩm Hội Truyền bá Quốc ngữ một tổ chức công khai của
Đảng chống nạn mù chữ của tác giả Vơng Kiêm Toàn và Vũ Lân, nhà xuất
bản Giáo dục 1980, chủ yếu khái quát sơ lợc về quá trình tồn tại và hoạt động
của Hội. Tác phẩm Hội Truyền bá Quốc ngữ trong sự ghiệp chống nạn mù
chữ, nhà xuất bản Giáo dục 1988 là tập hợp những bài viết của các hội viên
để lại về nhiều khía cạnh của Hội, nhng mang nặng yếu tố tởng nhớ lại một
thời hoạt động cho Hội. Ngoài ra, các bài viết đăng trên các tạp chí nghiên
cứu Lịch sử và tạp chí Xa & Nay nh: Truyền bá Quốc ngữ ở ngoại thành Hà
Nội của tác giả Tô Hoài chủ yếu bàn về vấn đề mở lớp dạy chữ Quốc ngữ ở
ngoại thành Hà Nội. Nguồn gốc của Hội Truyền bá Quốc ngữ của tác giả
Vũ Đình Hoè lại khái quát phong trào truyền bá Quốc ngữ từ thời các nhà
Đông Kinh Nghĩa Thục, hay bài viết của tác giả Nguyễn Lân với tựa đề Hội
Truyền bá Quốc ngữ ở Trung Kỳ chủ yếu bàn về những khó khăn của Hội
Truyền bá Quốc ngữ Trung Kỳ do nhà cầm quyền cản trở. Tác giả Hoài Thanh
có bài viết Mảnh đất gieo mầm cho một lớp thanh niên thời ấy hay một số
bài viết đăng tải trên các trang web đề cập đến Hội Truyền bá Quốc ngữ. Tất
cả những công trình nghiên cứu trên có đề cập đến nhiều khía cạnh của Hội
Truyền bá Quốc ngữ, song còn hết sức sơ lợc và khái quát. Nhất là, cha tái
hiện lại một bớc tranh toàn cảnh, hệ thống từ quá trình ra đời, tồi tại và hoạt
động của Hội. Hơn nữa, những công trình nghiên cứu trên cha nghiên cứu sâu
sắc nhiều vấn đề về Hội nh:
Lịch sử hình thành và phát triển của chữ Quốc ngữ.
Bối cảnh lịch sử trong nớc cần xúc tiến thành lập Hội Truyền bá Quốc ngữ.
Những thuận thợi và khó khăn mà Hội Truyền bá Quốc ngữ phải đơng
đầu.
Các giai đoạn hoạt động của Hội Truyền bá Quốc ngữ, và xác định kết

quả hoạt động của từng giai đoạn.
5


Những thành tựu và nguyên nhân thành công của Hội.
Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu đợc nêu trên sẽ là nguồn tài liệu
tham khảo vô cùng có ý nghĩa trong quá trình nghiên cứu đề tài. Luận văn của
chúng tôi một mặt kế thừa những thành tựu của các học giả, các nhà nghiên
cứu đi trớc, nhng mặt khác công trình này là sự nổ lực nghiên cứu của chính
bản thân nhằm giải quyết những vấn đề cha sáng tỏ trong quá trình nghiên cứu
về lịch sử Hội Truyền bá Quốc ngữ 1938 - 1945.
3. Đối tợng và phạm vi nghiên cứu
Nh tên của đề tài đã chỉ rõ, đối tợng nghiên cứu của luận văn là Lịch
sử Hội Truyền bá Quốc ngữ 1938 - 1945. Tuy vậy, để nghiên cứu lịch sử Hội
Truyền bá Quốc ngữ luận văn không thể không đề cập đến quá trình ra đời và
phát triển của chữ Quốc ngữ - nhân tố truyền bá của Hội.
Về mặt thời gian: Luận văn tập trung nghiên cứu các giai đoạn tồn tại và
hoạt động của Hội Truyền bá Quốc ngữ từ năm 1938 đến năm 1945. Nhng trong
khi nghiên cứu đề tài tác giả cần đề cập đến những mốc thời gian từ thế kỷ XVII
cho đến thế kỷ XX, để làm rõ sự ra đời và hoàn thiện của chữ Quốc ngữ.
Về mặt không gian: Luận văn sẽ trình bầy hoạt động của Hội Truyền bá
Quốc ngữ trên cả ba kỳ theo trình tự thời gian: Bắc Kỳ, Trung Kỳ và Nam Kỳ.
4. Phơng pháp nghiên cứu
Với đối tợng và phạm vi nghiên cứu đợc xác định nh trên để giải quyết
những vấn đề của luận văn đặt ra. Về mặt phơng pháp chúng tôi dựa vào chủ
nghĩa duy vật biện chứng đặc biệt là chủ nghĩa duy vật lịch sử của chủ nghĩa
Mác - Lênin và t tởng Hồ Chí Minh để tác giả nghiên cứu đề tài này. Và
những quan điểm ấy cũng là kim chỉ nam trong việc sử lý nguồn t liệu phục
vụ cho quá trình nghiên cứu đề tài.
Còn về mặt phơng pháp cụ thể, trong luận văn chúng tôi chủ yếu sử

dụng các phơng pháp lịch sử, lôgic lịch sử, phơng pháp đối chiếu so sánh, phơng pháp thống kê và các phơng pháp liên ngành khác để khôi phục lại một
cách chân thực khách quan bức tranh tổng thể về lịch sử Hội Truyền bá Quốc
ngữ cũng nh các vấn đề khác mà đề tài đặt ra.
6


5. Nguồn tài liệu
Để hoàn thành luận văn chúng tôi phải dựa vào các nguồn tài liệu nh sau:
Nguồn tài liệu thứ nhất; chủ yếu là những bài viết, hồi ký đăng trên các
tạp chí Xa & Nay, tạp chí nghiên cứu Lịch sử và tạp chí Tri Tân có đề cập đến
Hội Truyền bá Quốc ngữ mà chúng tôi tiếp cận đợc.
Nguồn tài liệu thứ hai; là những công trình nghiên cứu về chữ Quốc ngữ,
của các học giả mà tác giả khai thác tại th viện Quốc gia, Viện sử học, Viện
ngôn ngữ và Viện lu trữ trung ơng I.
Nguồn tài liệu quan trọng nhất là những tài liệu gốc, những nghị định,
những văn bản về Hội Truyền bá Quốc ngữ mà chúng tôi tiếp cận đợc trong quá
trình su tầm tài liệu.
6. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, tài liệu tham khảo và phụ lục thì
luận văn gồm ba chơng.
Chơng 1. Quá trình hình thành và phát triển của chữ Quốc ngữ
Chơng 2. Sự ra đời và hoạt động của Hội Truyền bá Quốc ngữ
Chơng 3. Những thành tựu và nguyên nhân thành công của Hội Truyền
bá Quốc ngữ .
7. Đóng góp của luận văn
Trong quá trình nghiên cứu đề tài, theo chúng tôi luận văn có những đóng
góp sau đây.
Là công trình đầu tiên tập trung nghiên cứu sâu sắc về lịch sử Hội Truyền
bá Quốc ngữ từ năm 1938 đến năm 1945. Luận văn đã dựng lên một bức tranh
toàn cảnh, sinh động về quá trình ra đời, hoạt động và những thành tựu của Hội

để ngời đọc trớc hết hiểu đợc tơng đối rõ ràng, mạch lạc về Hội Truyền bá Quốc
ngữ ấy là gì trong những năm 1938 - 1945.
Không dừng lại ở việc mô tả khôi phục lại lịch sử, luận văn còn tập trung
phân tích, lý giải tại sao trong bối cảnh bị kìm kẹp của thực dân mà Hội vẫn
đứng vững và không ngừng phát triển. Những nhân tố nào tác động đến Hội
Truyền bá Quốc ngữ trong suốt thời gian tồn tại.
7


Trong phạm vi nghiên cứu, luận văn còn đề cập đến quá trình ra đời và
phát triển của chữ Quốc ngữ, góp phần làm cho ngời đọc hiểu biết sâu sắc hơn
về chữ Quốc ngữ, về những mặt tiện lợi của thứ chữ này và giải thích tại sao sau
ngày thắng lợi của cách mạng tháng Tám năm 1945, nớc Việt Nam mới lựa
chọn chữ Quốc ngữ làm chữ viết chính thức cho dân tộc.
Cuối cùng, nội dung và t liệu của luận văn có thể sử dụng phục vụ cho
việc nghiên cứu và giảng dạy lịch sử văn hoá hay lịch sử dân tộc giai đoạn trớc
cách mạng tháng Tám năm 1945, đồng thời phục vụ những bạn đọc quan tâm
đến Hội Truyền bá Quốc ngữ.

8


Chơng 1
Quá trình hình thành và phát triển của chữ Quốc ngữ
1.1. Quá trình hình thành của chữ Quốc ngữ

1.1.1. Những thứ chữ chính lu hành ở Việt Nam trớc khi có chữ Quốc
ngữ
Ngôn ngữ là hiện tợng cộng sinh của t duy, nếu không có một hệ thống
tín hiệu biểu hiện những ý niệm, gọi là ngôn ngữ thì chúng ta không thể t duy

đợc. Ngôn ngữ thông thờng có hai dạng, chữ viết và lời nói.
Lời nói là tín hiệu dạng thứ nhất của ngôn ngữ, hoạt động đợc nhờ khí
quan phát ra. Trong một thời gian dài loài ngời chỉ biết nói nhng cha biết viết.
Chữ viết là dấu mốc quan trọng trên chặng đờng phát triển của xã hội loài ngời, cũng nh của từng dân tộc. Chữ viết là tín hiệu thứ hai của ngôn ngữ, nó giữ
vai trò ghi chép, lu giữ và quảng bá các nền văn hoá, văn minh. Chữ viết có
hai loại, loại tợng hình tợng ý mà tiêu biểu là chữ Trung Quốc, loại tợng thanh
tái hiện chuỗi âm thanh nối tiếp nhau trong khái niệm từ.
Dân tộc Việt Nam tồn tại và phát triển trong một hoàn cảnh có những
nét đặc thù riêng. Sớm giao lu tiếp xúc với văn minh Trung Hoa, văn minh ấn
độ, và nhanh chóng du nhập một thứ chữ viết từ bên ngoài, trong khi sự phát
triển nội tại cha có văn tự cho đến nay ngời ta vẫn cha tìm thấy dấu tích của
chữ Việt cổ, nếu coi văn hoa trên trống đồng là một thứ chữ viết thì cần
nghiên cứu lại, vả lại nếu nh thế, đây cũng mới chỉ là những ký hiệu ở dạng rất
thô sơ [45; 13]. Dân tộc Việt du nhập và tiếp nhận chữ Hán làm chữ viết
chính thức trong suốt thời kỳ quân chủ, từ đó sáng tạo ra một thứ chữ viết mới,
gọi là chữ Nôm.
Chữ Hán.
Theo sách sử xa cho rằng nớc ta có văn học từ thời Sĩ Nhiếp (187-226),
Ông là thái thú ở Giao Châu đã dâng sớ đổi Giao Chỉ thành Giao Châu [26;
43], có công mở mang việc học, chăm sự dạy bảo cho nhân dân. Chính vì
9


những công lao to lớn của Sĩ Nhiếp mà ngời đời tôn ông là Nam Giao Học Tổ,
và tự xng là Sĩ Vơng.
Năm 111 trớc công nguyên, nhà Hán hoàn thành công cuộc thôn tính
Giao Chỉ cho đến khi Sĩ Nhiếp làm thái thú là khoảng 300 năm. Chắc hẳn, ngời Giao chỉ đã có ngời học hành thi đỗ và tham gia bộ máy cai trị của đế chế
phong kiến phơng Bắc Một số ngời Việt Nam đổ đạt đợc bổ làm quan trong
bộ máy cai trị Trung Hoa nh Lý Tiến, Lý Cầm [42; 516]. Vậy là chữ Hán đã
lu hành ở nớc ta trớc thời Sĩ Nhiếp.

Thời Hai bà Trng khởi nghĩa nhà Hán sai Mã Viện là Phục Ba tớng
quân sang đàn áp cuộc khởi nghĩa. Sau thắng lợi, Mã Viện lập tức cho khắc
sáu chữ lên cột đồng đồng trụ chiết, Giao chỉ tuyệt vào khoảng năm 43 sau
công nguyên.
Nh vậy, theo các nhà nghiên cứu thì chữ Hán xâm nhập vào nớc ta từ
thời Bắc thuộc, cùng với quá trình xâm lợc và đô hộ của chính quyền phơng
Bắc. Từ đó, chữ Hán trong buổi đầu tiên đợc tầng lớp quý tộc ngời Việt tiếp
nhận, rồi lan rộng ảnh hởng trong dân gian và chữ Hán trở thành chữ viết
chính thức cho dân tộc Việt trong suốt thời kỳ Bắc thuộc cũng nh thời đại của
các ông vua quân chủ.
Chữ Hán học mất khá nhiều thời gian, ngời xa có câu thập niên đăng
hoả, bất độc thông văn tự, tức là mời năm đền sách cha đọc nổi cái văn tự. Vì
vậy, chữ Hán du nhập vào nớc ta hàng nghìn năm nhng chủ yếu là tầng lớp
trên của xã hội mới đủ sức học hành, đọc thông viết thạo và hiểu tờng tận. Còn
phần lớp những c dân nghèo khổ hầu nh không thể theo học.
Nh thế, chữ Hán tuy là sản phẩm du nhập từ bên ngoài, nhng cha ông
đã biết tiếp nhận và xem nó là văn tự chính thức cho dân tộc trong suốt thời
đại quân chủ, làm cơ sở sáng chế ra một thứ chữ mới cho dân tộc gọi là chữ
Nôm. Và chữ Hán góp phần to lớn trong quá trình xây dựng và bảo tồn nền
văn hoá dân tộc.
Chữ Nôm.
10


Từ ý thức dân tộc mạnh mẽ, cùng với sự khẳng định về lãnh thổ cũng
nh văn hoá và chữ viết riêng biệt cho dân tộc, ngời Việt đã chế tác ra một thứ
chữ viết cho riêng mình, tức là chữ Nôm. Chữ Nôm ra đời từ rất sớm và phát
triển ở thời Lý - Trần, trở thành ngôn ngữ sử dụng trong sáng tác thơ ca ở thời
hậu Lê, thịnh hành trong công cuộc hành chính thời Quang Trung và nở rộ ở
thế kỷ XVIII với hàng loạt truyện thơ nôm hữu danh, khuyết danh rực rở một

thời, đồng thời góp phần không nhỏ vào kho tàng văn hoá của dân tộc Việt
Nam.
Tầng lớp trí thức có tinh thần dân tộc đã dựa vào chữ Hán sáng tạo ra
thứ chữ của ngời Việt Nam, tức là chữ Nôm theo các cách nh sau.
Thứ nhất, dùng những tiếng Việt nào đồng âm với Hán tự thì dùng ngay
chữ ấy làm chữ Nôm.
Thứ hai, ghép hai chữ Hán tạo thành một chữ Nôm, một chữ mợn âm,
một chữ mợn nghĩa.
Thứ ba, đọc chệch âm Hán tự ra Nôm tự, hoặc viết bới nét của chữ Hán
thành chữ Nôm.
Theo học giả Đào Duy Anh nghiên cứu phơng pháp cấu thành chữ Nôm
dựa theo Lục th, tức sáu phép tạo chữ Trung Quốc là: tợng hình, chỉ sự,
chuyển chú, giả tá, hình thanh và hội ý [3; 61]. Ông nêu ra chữ Nôm chỉ
dùng ba phép là hội ý, hình thanh và giả tá của lục th, trong đó hình thanh và
giả tá là hai phép chủ yếu thông dụng của chữ Nôm.
Chữ Nôm cũng nh chữ Hán học mất rất nhiều thời gian và chữ Nôm cha
tạo thành những quy tắc thống nhất cho mọi ngời theo nên chữ viết mỗi vùng
mỗi khác.
Trong quá trình sáng chế chữ Nôm, chữ Hán không đủ những nguyên
âm và phụ âm nh trong tiếng Việt nên có nhiều trờng hợp phải dùng âm tơng
tự, gần giống chữ Nôm của ta không có tự mẫu và những âm vận do tự mẫu
cấu thành. Nó chỉ dùng chữ Hán đọc theo âm Hán việt để làm phù hiệu ghi
âm. Vì hệ thống âm của tiếng Trung Quốc vốn nghèo hơn hệ thống âm của
11


tiếng Việt, cho nên so với tiếng Việt thì hệ thống âm Hán việt cũng nghèo
hơn. Bởi thế, dùng chữ Hán việt làm nguyên tố thì không thể tạo nên một thứ
chữ ghi âm lý tởng, nghĩa là biểu hiện ngữ âm hoàn toàn đúng. Cụ thể là thờng
gặp trờng hợp một chữ đọc theo nhiều cách khác nhau và có những từ trải qua

các thời thì cách viết lại thay đổi, do đó ngời ta cho chữ Nôm là một thứ chữ
khó đọc [51; 76].
Chữ Nôm cả âm lẫn nghĩa phải vay mợn chữ Hán quá nhiều nét dẫn đến
khó viết, khó nhớ. Một số thanh trong tiếng Việt có mà chữ Hán không có,
nên phải bổ khuyết bằng những dấu nháy để phân biệt.
Nh vậy, qua hai thứ văn tự chính là chữ Hán và chữ Nôm lu hành nhiều
thế kỷ ở Việt nam đã mang lại những giá trị to lớn trên các lĩnh vực, nhất là
trên lĩnh vực văn hoá. Tuy nhiên, văn tự chữ Hán và chữ Nôm còn nhiều hạn
chế nhất định, đặc biệt là rất khó học, làm cho tầng lớp dân nghèo không có
điều kiện theo học rơi vào tình trạng mù chữ. Từ đó, ngời Việt Nam chuyển
sang hệ thống ghi âm bằng mẫu tự La tinh là một bớc ngoặt quan trọng trong
tiến trình phát triển của dân tộc. Trong bối cảnh chung với các nớc Đông Nam
á chịu ảnh hởng sâu sắc văn minh Trung Hoa với hệ thống chữ tợng hình và
văn minh ấn Độ với chữ Phạn, thì chỉ duy nhất dân tộc Việt Nam đã La tinh
hoá đợc chữ viết.
1.1.2. Sự sáng chế ra chữ Quốc ngữ
Trớc khi các nhà truyền giáo phơng Tây đến Việt Nam thì ngời Việt đã
sẵn có hai thứ chữ viết chính. Chữ Hán đợc du nhập từ Trung Quốc đóng vai
trò chủ đạo và chữ Nôm đóng vai trò thứ yếu. Chữ Nôm đợc vay mợn từ chữ
Hán để chế tạo ra, nhng vẫn có lợi khí quan trọng giúp ông cha xây dựng và lu
truyền lại cho hậu thế một kho tàng văn hoá khá đồ sộ. Nhng khi sang Việt
Nam truyền giáo, các giáo sĩ phơng Tây không dùng hai thứ chữ viết có sẵn
mà họ chế tác ra thứ chữ viết mới để ghi âm tiếng Việt sau này gọi là chữ
Quốc ngữ.

12


Trong buổi đầu các cố đạo vì nhu cầu truyền đạo Thiên chúa giáo nên
nghĩ đến việc sáng chế ra một thứ chữ viết tiện lợi hơn chữ Hán cũng nh chữ

Nôm. Vì chữ Hán và chữ Nôm không đáp ứng đợc yêu cầu của họ, bởi lẽ. Chữ
Hán và chữ Nôm rất khó học. Riêng chữ Nôm thì phải thông thạo chữ Hán
mới học đợc, để thông thạo chữ Hán mất nhiều thời gian học tập chữ Hán rất
khó học, và chữ Nôm lại càng khó hơn, vì phải thông thạo chữ Hán mới có thể
đọc đợc chữ Nôm [51; 107]. Vì những khó khăn đó mà các nhà truyền giáo
phải nghĩ đến việc chế ra một loại chữ viết mới. Tuy vậy, sự khó khăn này chỉ
mang ý nghĩa tơng đối. Đúng nh Alexandes de Rhodes nhận định trong cuốn
Từ điển Việt - Bồ - La thì phải mất hàng chục năm mới hiểu thông đợc chữ
Hán. Nhng theo chúng tôi, nếu chỉ học để giảng đạo thì các nhà truyền giáo
vốn thông minh, kiên nhẫn nh: Fercesco de Pina, Gaspar de Amaral, Antonnio
Barbosa và Alexandes de Rhodes không thể nói là không học đ ợc chữ Hán
và chữ Nôm. Điều quan trọng là chữ Hán và chữ Nôm không thật sự phổ cập
rộng rãi trong quần chúng nhân dân Việt Nam xa, mà chủ yếu giới hạn ở tầng
lớp trí thức Nho sĩ mới có khả năng dùng thông thạo hai loại chữ viết này. Đây
cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng mù chữ khá phổ biến ở Việt Nam thời
quân chủ. Cách duy nhất để truyền đạo, quảng bá văn minh phơng Tây đến
quần chúng nhân dân là phải trực tiếp giảng giải mà không thông qua bất cứ
hình thức văn bản, kinh sách nào. Nh thế, chữ Hán và chữ Nôm rất khó học,
nhng cái khó không phải ở các nhà truyền giáo mà ở chính đối tợng họ muốn
tuyên truyền đạo Thiên chúa. Vì lẽ đó mà các nhà truyền giáo không thể dùng
hai thứ chữ trên vào mục đích của mình.
Chữ Nôm tuy đợc chế tác theo một số quy luật nhất định, nhng cha có
sự thống nhất giữa những ngời chế tác chữ Nôm, dẫn đến tình trạng vận dụng
quy luật không giống nhau. Ngoài ra, chữ Nôm ngày càng trở nên đa dạng,
phức tạp lại khó khăn hơn cho ngời học. Trong khi mục đích của các nhà
truyền đạo Thiên chúa giáo không chỉ để giao tiếp với ngời dân bản xứ, mà
còn muốn thông qua các văn bản, phát hành kinh sách để truyền bá giáo lý
13



một cách rộng rãi trong lòng nhân dân Việt Nam. Vì vậy, họ thấy cần thiết
sáng chế ra một thứ chữ viết mới sao cho nhân dân dễ học và tiếp thu thuyết
giảng của họ qua các bài văn hay kinh sách. Và họ bắt đầu cộng tác với một
số trí thức mà chủ yếu là các thầy giảng ngời Việt dùng mẫu chữ cái La tinh
ghi âm tiếng Việt, tạo ra một thứ chữ viết mới.
Vào các thế kỷ XVI, XVII ý tởng La tinh hoá một số ngôn ngữ á Đông
đã manh nha, nhất là ở Nhật Bản và Trung Hoa.
Trớc năm 1548, một ngời Nhật tên là Yajiro đã theo học các nhà truyền
giáo Phan xi cô Xavic. Khi Yajiro làm nhiệm vụ thông ngôn cho thầy của
mình đã sử dụng các tài liệu ghi âm tiếng Nhật bằng mẫu tự La tinh. Đến năm
1591, dòng tên đã có nhà in tại Amacusa và cho xuất bản một số sách bằng
chữ Komaji, tức là chữ Nhật đợc La tinh hoá. Năm 1592 cuốn Giáo lý Kitô
ra đời và năm 1595 cuốn Từ điển La - Bồ - Nhật xuất hiện. Năm 1632 Bộ
truyền giáo tại Rôma cho xuất bản 3 tác phẩm bằng chữ Komaji là cách xng
tội, xét mình, Từ điển La - Bồ - Nhật và Ngữ pháp tiếng Nhật.
Trong khi đó tại Trung Hoa, theo nguyệt san Văn hoá tháng 9 năm
1959, số 44 trang 1150, tác giả Nguyễn Khắc Xuyên viết: Từ năm 1604 đến
năm 1641 tại Philippine đã xuất bản quyển có khuynh hớng dùng chữ Âu
châu để phiên âm Hoa ngữ, nh bộ Từ điển Hoa ngữ. Ngoài ra, trớc năm
1589 hai cuốn từ điển Hoa - Bồ, và Bồ - Hoa ra đời, đặc biệt là cuốn Âm
vận kinh của Trigaalt đã sắp xếp âm vận Hoa ngữ theo mẫu tự La tinh đợc
sao chép rồi truyền tay nhau sử dụng cho đến thế kỷ XVIII, XIX.
Nh thế, việc La tinh hoá tiếng Nhật và tiếng Hoa nh trên cho thấy ở thế
kỷ XVII xuất hiện khuynh hớng dùng mẫu tự La tinh phiên âm một số ngôn
ngữ ở châu á và ảnh hởng không nhỏ tới quá trình La tinh hoá tiếng Việt.
Những cuốn từ điển Bồ - Hoa, Hoa - Bồ của Ricci và Huggieli khiến ta
liên tởng đến những cuốn từ điển Bồ - Annam, Annam - Bồ của các ông
Amaral và Barbôsa. Và những cuốn Cách xng tội, xét mình, Từ điển La -

14



Bồ - Nhật ảnh hởng đến các cuốn Phép giảng tám ngày, Từ điển Việt - Bồ
- La.
Vào thế kỷ XVII, những địa điểm nh Goa (ấn Độ), Macao (Trung
Quốc) vốn là nơi dừng chân của các nhà truyền giáo phơng Tây. Trong hoạt
động của họ mang tính độc lập cho từng giáo đoàn, có tính chất đặc thù cá
nhân, nhng lại thống nhất một cách chặt chẻ về mặt tinh thần và đờng lối. Do
đó, những sách báo, t liệu quan trọng chắc chắn phải đợc truyền thông cho
nhau nghiên cứu và học tập. Nh thế, nếu cho rằng việc sáng chế ra chữ Quốc
ngữ có chịu ảnh hởng của quá trình La tinh hoá chữ Nhật, và chữ Hoa là hoàn
toàn hợp lý.
Trong xu thế phát triển của đạo Thiên chúa giáo cùng với quá trình La
tinh hoá các ngôn ngữ ở á Châu mà mục đích buổi đầu là truyền đạo. Tại Việt
Nam, đạo Thiên chúa nhanh chóng xâm nhập và quá trình La tinh hoá tiếng
Việt đã diễn ra.
Các cha đạo ngời Âu Châu sang Việt Nam truyền đạo từ thế kỷ XVI,
nhng trong thời kỳ này còn sang rải rác và chỉ ở lại trong một thời gian ngắn
nên hoạt động của họ cha có gì nổi bật trong thế kỷ XVI hoạt động truyền
giáo xem nh cha có kết quả gì khả quan [50; 116]. Đến năm 1615, các cố đạo
thuộc dòng tên lập ra một đoàn thuyết giáo ở miền Bắc, tức vùng đất Đàng
Ngoài. Từ đó, họ sang Việt Nam đều đặn hơn, lâu dài hơn. Theo các phiếu tài
liệu lu trữ của Dòng tên, từ năm 1615 đến năm 1618 ở Đàng Trong đã có mời
nhà thuyết giáo nh: Năm ngời Bồ Đào Nha là Diego Cavalho đến năm 1615,
rời đi năm 1616 và mất năm 1624; Atonio Diaz đến năm 1615, rời đi năm
1619 và mất năm 1639; Andrea Fernandez đến năm 1616, rời đi năm 1624;
Fercesco de Pina, đến năm 1617; Feancesco Barreto đến năm 1617. Hai ngời
Italya là Francesco Buzomi đến năm 1615, mất năm 1625; Cristoforo Borri
đến năm 1618, rời đi năm 1621. Ba ngời Nhật là Pedre Marquez đến năm
1613, rời đi năm 1627; Giuseppe đến năm 1615, rời đi năm 1639; Paulo đến


15


năm 1615, rời đi năm 1624. Trong các nhà truyền giáo nêu trên, bặc biệt chú ý
tới Buzomi, Borri ngời Italya và Pina ngời Bồ Đào Nha. Tuy nhiên, những ngời Nhật cũng không hẳn kém phần quan trọng, nhất là Pedre Marquez và mối
quan hệ giữa việc Latinh hoá tiếng Nhật với sự ra đời của chữ Quốc ngữ.
Năm 1624, đánh dấu một bớc chuyển lớn khi một phái đoàn đợc chuyển
tới Đàng Trong, trong phái đoàn có Alexandes de Rhodes, một ngời Italya là
Hieromimo Majorica, bốn ngời Bồ Đào Nha là G. de Mattos, A. de Fontes,
Gaspar Luis, M. Ribero.
Năm 1628, một phái đoàn truyền giáo quan trọng đến Đàng Trong gồm
có một ngời Bồ Đào Nha là Gaspar de Amaral cùng với hai ngời Nhật là
Michael Machi và Matthias Machide. Điều đặc biệt trong phái đoàn này có sự
hiện diện của Gaspar de Amaral, ngời sau này cùng với Barbosa biên soạn hai
cuốn từ điển Annam - Bồ và Bồ - Annam, đặt cơ sở cho cuốn Từ điển
Việt - Bồ - La của Alexandes de Rhodes ra đời.
Các nhà truyền giáo cũng bắt đầu học tiếng Việt, nhất là Fercesco de
Pina nổi tiếng thông thạo tiếng Việt và là thầy dạy tiếng Việt cho Alexandes
de Rhodes. Giáo sĩ Fercesco de Pina từ những năm 1620 đến năm 1622 đã
biên soạn tại cảng Hội An 4 công trình La tinh hoá tiếng Việt, gồm Chuyên
luận từ vựng, Các thanh tiếng An Nam, Ngữ pháp tiếng An Nam và Các
truyện cổ tích ở Đàng Trong. Ngày nay giới khoa học xác định, chính
Fercesco de Pina là ngời có công đầu tiên trong quá trình sáng chế ra chữ
Quốc ngữ. Quá trình học tiếng Việt và La tinh hoá tiếng Việt, các giáo sĩ ngời
Âu Châu đợc những trí thức Nho sĩ mà chủ yếu là các thầy giảng ngời Việt
giúp đỡ. Và ngày nay chúng ta cha tiếp cận đợc các tài liệu về những ngời
Việt Nam đã có công trong việc sáng chế ra chữ Quốc ngữ. Ban đầu, các cố
đạo dùng chữ của nớc mình, mà chủ yếu là chữ Bồ Đào Nha và Italya để ghi
âm tiếng Việt, thờng thì không thống nhất, mỗi ngời ghi một cách theo từng

địa phơng. Ngày nay, tìm thấy một số tài liệu về cách ghi âm đó thông qua
những bài viết về Việt Nam thời bấy giờ của các cố đạo. Tài liệu viết tay của
16


Borri năm 1621, ấn hành năm 1631 tài liệu của Cristofori Borri viết tay năm
1621, ấn hành năm 1631 nhan đề tiếng ý là Relatione della Nuova Missivue
Della Compagnia di Giesu al Regno della Cocincina, acritta dal mrdaima
Compagnia che Fu Uno de Primi Chéntrorono In Detto Regno, Roma 1631
[49; 124]. Và trong cuốn Du ký của Borri xuất hiện một số chữ Quốc ngữ
nh: Doij (đói), chìa (trà), sayc (sách), cò (cò), Quanghia (Quảng nghĩa) [8;
31].
Borri đã sử dụng một số lợng lớn chữ Quốc ngữ để chỉ các vật thông
thờng và tên vật. Ông nặng về cách phát âm theo tiếng Italya nh: Coci, cocia,
ciampe, nhng lại sử dụng cả ký tự âm theo tiếng Bồ Đào Nha ví nh Cauchina,
chiam, saye. Nhng có những từ phát âm theo cách nào cũng đợc nh: Ren, moi,
can, sayo. Borri là ngời Italya nhng nhiều từ ghi theo tiếng Bồ Đào Nha, vì
tiếng Bồ Đào Nha lúc này có ảnh hởng quốc tế mạnh mẽ. Điều này minh
chứng rõ vào năm 1631, đã có thói quen nghiêng về tiếng Bồ Đào Nha để ghi
âm danh nhân, địa danh. Nhất là, ở Đàng Trong Borri thời ấy chịu ảnh hởng
xu thế ấy là lẽ đơng nhiên. Về sau, dần dần các cố đạo ngời Âu Châu đã cố
gắng chỉnh lý chữ viết thuận lợi cho việc biên soạn sách kinh, mà công lao ấy
phải kể đến Gaspar d Amaral và Antonnio Barbosa.
Gaspar de Amaral sinh năm 1592 tại Bồ Đào Nha, ra nhập dòng tên
năm 1608, ông từng làm giáo s La văn, Triết học, Thần học tại các học viện và
trờng đại học Evara, Braga. Năm 1623, ông rời Bồ Đào Nha đến Macao truyền
giáo và đến Đàng Ngoài lần đầu tiên vào năm 1629, năm 1645 ông qua đời.
Trong 7 năm hoạt động truyền giáo ông đã để lại những tài liệu quý giá về chữ
Quốc ngữ. Theo tác giả Hoàng Xuân Việt trong cuốn Tìm hiểu lịch sử chữ
Quốc ngữ nhận xét: Gaspar d Amaral đóng vai trò quan trọng trong lịch sử

chữ Quốc ngữ Chữ Quốc ngữ của Amaral tuân thủ nghiêm ngặt với cách ký
âm tiếng Bồ Đào Nha và viết tách rời từng tiếng rõ rệt. Nhất là, ông chính là
tác giả của cuốn Từ điển Annam - Bồ và cuốn từ điển này đợc Alexandes de

17


Rhodes sử dụng để soạn thảo quyển Từ điển Việt - La - Bồ [50; 135]. Theo
ông Đỗ Quang Chính, chữ Quốc ngữ của Alexandes de Rhodes so với chữ của
Amaral và Buzomi là khá luộm thuộm, ông khẳng định Nếu đem so sánh
với Amaral vào năm 1632, chắc chắn Gaspar d Amaral giỏi hơn Đắc Lộ
(Alexandes de Rhodes) nhiều [8; 51].
Antonnio Barbosa đến Việt Nam cũng với mục đích truyền đạo, ông đã
biên soạn cuốn Từ điển Bồ - Annam vào khoảng những năm 1636 đến năm
1645 trên cơ sở những công trình có trớc của Fercesco de Pina. Công trình của
ông đã để lại những giá trị to lớn cho Alexandes de Rhodes sau này biên soạn
cuốn Từ điển Việt - La - Bồ.
Vậy là, từ đầu thế kỷ XVII các nhà truyền giáo ở Việt Nam dù ít hay
nhiều đã sử dụng mẫu tự La tinh để ghi âm tiếng Việt phục vụ cho công cuộc
truyền giáo. Nhất là, các nhà truyền giáo ngời Bồ Đào Nha, ngời Italya đã để
lại những thành tựu to lớn cho quá trình sáng chế ra chữ Quốc ngữ mà sau này
chính Alexandes de Rhodes tiếp tục và hoàn thành sự nghiệp của họ để lại.
Tuy nhiên công lao to lớn trong việc hoàn thiện hệ thống ghi âm tiếng Việt
bằng chữ Quốc ngữ thuộc về cố đạo ngời Pháp Alexandes de Rhodes với
những công trình nh: Từ điển Việt - La - Bồ, và Phép giảng tám ngày xuất
bản tại Rôma năm 1651. Alexandes de Rhodes không phải là ngời có công
đầu trong quá trình sáng chế ra chữ Quốc ngữ, mà là ngời tiếp tục sự nghiệp
của các giáo sĩ đi trớc để hoàn thành cơ bản quá trình Latinh hoá tiếng Việt.
Về Alexandes de Rhodes có nhiều vấn đề cần bàn luận, cần làm sáng
tỏ, nhng ở đây chúng tôi chỉ đề cập đến những gì liên quan đến vấn đề của chữ

Quốc ngữ.
Alexandes de Rhodes đến Đàng Trong vào tháng 12 năm 1624, tháng
7 năm 1626 trở về Macao [26; 333]. Ông đến Đàng Ngoài vào tháng 3 năm
1630 và bị trục xuất, năm 1630 đến năm 1640 ông dạy thần học ở áo môn. Từ
năm 1640 đến 1645 ông sang truyền đạo ở Đàng Trong, năm 1645 trở về

18


Châu Âu, năm 1654 ông sang truyền giáo tại Ba T và qua đời tại đây vào ngày
5 tháng 11 năm1660.
Qua trên, chúng ta thấy rằng Alexandes de Rhodes đã sống cả ở Đàng
Trong lẫn Đàng Ngoài nên ông có điều kiện tiếp cận đợc với tiếng Việt ở từng
địa phơng. Và trong thời gian dạy thần học ở áo môn từ năm 1630 đến năm
1640 ông đã viết tác phẩm Từ điển Việt - Bồ - La, khi mà hai cuốn từ điển
Annam - Bồ của Amaral và Bồ - Annam của Barbosa vẫn còn để ông
tham khảo cũng nh sử dụng hai cuốn từ điển này. Alexandes de Rhodes lợi
dụng công việc của các giáo sĩ khác cùng thuộc dòng tên, nhất là của ông
Gaspar de Amral là cuốn Annamiticum - Lusitanum, của ông Barbosa là cuốn
Lusitanum - Annamiticum [49; 13]. Các nhà nghiên cứu đều cho rằng
Amaral tỏ ra giỏi tiếng Việt hơn Alexandes de Rhodes nếu so sánh chữ Quốc
ngữ năm 1636 của Alexandes de Rhodes trong tài liệu đã dẫn trên với chữ
Quốc ngữ năm 1637 của Amaral trong các tài liệu này, ta thấy trình độ Quốc
ngữ của Rhodes có vẻ nh kém xa Amaral [50; 137]. Vì thế, có giả thiết cho
rằng Alexandes de Rhodes lấy từ điển Annam - Bồ của Amaral, rồi khai triển
thêm phần La tinh. Alexandes de Rhodes dùng cả cuốn từ điển Bồ - Annam
của Barbosa. Nhng theo chúng tôi thì cả Amaral và Barbosa chỉ sống, và hoạt
động ở Đàng Ngoài. Amaral ở Đàng Ngoài từ tháng 10 năm 1629 đến tháng 5
năm 1630, còn Barbosa ở Đàng Ngoài từ 1636 đến năm 1642. Nh thế, hai
cuốn từ điển trên ảnh hởng đến quá trình soạn thảo cuốn từ điển của

Alexandes de Rhodes, nhng không thể nói Rhodes dùng nguyên vẹn hai cuốn
từ điển trên và khẳng định sự ra đời của cuốn Từ điển Việt - Bồ - La là sự kế
thừa và tham khảo hai cuốn từ điển của Amaral và Barbosa đồng thời là công
trình sáng tạo không biết mệt mỏi của cha cố ngời Pháp Alexandes de
Rhodes đánh dấu mốc quan trọng trong lịch sử của chữ Quốc ngữ.
Trong nhiều năm sống và hoạt động truyền đạo ở Việt Nam cho đến khi
cuốn Từ điển Việt - Bồ - La ra đời năm 1651, Alexandes de Rhodes nổi

19


tiếng về thông thạo tiếng Việt. ở buổi đầu ông học tiếng Việt với Francesco
de Pina Đắc Lộ đợc bề trên cho ở cùng nhà với Pina tại Dinh Chàm, để Pina
dạy tiếng Việt cho ông [8; 79]. Ngoài ra, theo tác giả Đỗ Quang Chính trong
tác phẩm Lịch sử chữ Quốc ngữ 1620 - 1659 cho rằng Đắc Lộ, tức
Alexandes de Rhodes còn đợc một em bé 13 tuổi dạy tiếng Việt và nhờ vào
em bé này mà sau ba tuần lễ, Đắc Lộ đã biết phân biệt các thứ âm thanh và
cách phát âm mỗi tiếng [8; 80].
Nh vậy, các giáo sĩ ngời Âu Châu để lại công lao to lớn trong việc sáng
chế ra chữ Quốc ngữ. Công lao đầu tiên thuộc về Francesco de Pina, còn
Alexandes de Rhodes với những tác phẩm nh Từ điển Annam - Bồ Đào Nha Latinh xuất bản năm 1651 đánh dấu sự hoàn thiện cơ bản của chữ Quốc ngữ
mà ngày nay chúng ta đang thừa hởng và sử dụng. Các nhà truyền giáo ngời
Châu Âu đặc biệt là cố đạo ngời Pháp Alexandes de Rhodes đến Việt Nam
ngoài những hoạt động truyền giáo còn có những mu đồ chính trị, nhng trên
lĩnh vực sáng chế ra chữ Quốc ngữ chúng ta khẳng định vai trò quyết định của
họ đối với sự ra đời của chữ Quốc ngữ.
Từ những công lao của cố đạo ngời Pháp Alexandes de Rhodes với việc
hoàn thành sự nghiệp mà các nhà truyền giáo đi trớc để lại trong quá trình
sáng chế ra chữ Quốc ngữ. Thực hiện chỉ đạo của thủ tớng chính phủ, ngày 22
tháng 12 năm 1995, tại trung tâm Khoa học xã hội và nhân văn cùng Bộ văn

hoá thông tin tổ chức một hội thảo khoa học kỷ niệm 335 năm ngày mất của
Alexandes de Rhodes do phó thủ tớng Nguyễn Khánh điều hành. Tại hội thảo
đã khẳng định Sự ra đời của chữ Quốc ngữ không phải là một sự kiện ngẫu
nhiên hay chỉ do ý muốn của một cá nhân tài năng nào đó, mà là kết quả của
một quá trình giao lu văn hoá giữa Việt Nam và phơng Tây. Trong lịch sử các
nền văn minh nhân loại không có một nền văn hoá của một cộng đồng dân tộc
nào tồi tại và phát triển biệt lập [22; 19].

20


Trong lịch sử Việt Nam qua các cuộc giao lu và hội nhập văn hoá với
văn hoá Đông Nam á, văn hoá ấn Độ, văn hoáTrung Hoa và văn hoá phơng
Tây kể cả văn hoá Pháp, nhng văn hoá Việt Nam vẫn giữ đợc những bản sắc
riêng độc đáo của mình, chẳng những thế mà làm cho kho tàng văn hoá dân
tộc thêm phong phú nhờ tiếp nhận văn hoá bên ngoài một cách có chọn lọc.
Trong các yếu tố cấu tạo nên nền văn hoá dân tộc Việt Nam không thể không
có tiếng nói và chữ viết Việt Nam. Chữ viết của ngời Việt ngày càng phát triển
thêm phong phú, càng làm giàu đẹp hơn nhờ đợc La tinh hoá từ hơn 300 năm
nay. Và chữ Quốc ngữ ra đời đánh dấu mốc lịch sử trong sự nghiệp chấn hng
nền văn hoá Việt Nam thời kỳ cận đại và hiện đại. Nhng để có chữ Quốc ngữ
nh ngày nay thì chính nó phải trải qua nhiều thế kỷ phát triển và hoàn thiện.
1.2.

Chữ Quốc ngữ qua các thế kỷ

1.2.1. Chữ Quốc ngữ ở thế kỷ XVII
Xuất phát từ nhu cầu truyền giáo các cố đạo ngời Châu Âu ngay khi đến
Việt Nam đã nảy sinh ý tởng sáng chế ra một thứ chữ viết mới, dựa trên mẫu
tự La tinh để ghi âm tiếng Việt. Từ nhu cầu ấy, đầu thế kỷ XVII các giáo sĩ

cùng sự trợ giúp của những trí thức ngời Việt mà chủ yếu là các thầy giảng đã
chuẩn bị những điều kiện cho cuốn Từ điển Việt - Bồ - La xuất bản năm
1651và khẳng định sự hoàn thiện cơ bản hệ thống ghi âm tiếng Việt bằng chữ
Quốc ngữ.
Chữ Quốc ngữ ra đời ở thế kỷ XVII do tập thể các giáo sĩ ngời Châu Âu
sáng tạo và đợc hoàn thiện do chính các trí thức ngời Việt thực hiện trong quá
trình lâu dài.
Chữ Quốc ngữ ở thế kỷ XVII trong các tác phẩm của Alexandes de
Rhodes so với chữ Quốc ngữ ngày nay chúng ta thấy. Bên cạnh những chữ viết
hoàn toàn giống ngày này, thì còn có những chữ viết rất khác.
Một số phụ âm viết khác ngày nay nh: tr viết thành bl (chúa blời,
blang sách), hoặc tl (con tlâu, tlứng gà), hay l viết thành ml, nh viết

21


thành mnh (mlầm mlỡ, mlớn, mnhớn). Qua một số phụ âm trên cho chúng
ta thấy, tiếng Việt ở thế kỷ XVII đã dùng phụ âm ghép bl, ml, tl, mnh
còn chữ Quốc ngữ hiện đại không còn dùng phụ âm ghép nữa.
Về vần ghép cũng khác ngày nay nh:
ung viết thành ũ; cũ (cùng)
ông viết thành õu; sõu (sống)
hay ong viết thành ão; gião tlỡu (gióng trống)
Qua trên, cần lu ý là chữ Quốc ngữ thời Alexandes de Rhodes ghi âm
tiếng Việt cách ngày nay hơn 3 thế kỷ và có một số vần viết khác ngày nay là
do một phần ngữ âm của tiếng Việt lúc bấy giờ không hoàn toàn giống hiện
nay. Cách ngày nay khoảng 3 thế kỷ chắc hẳn ngữ âm tiếng Việt đã có sự biến
đổi lớn.
Trong cuốn Giáo lý cơng yếu của Alexandes de Rhodes xuất bản tại
Rôma năm 1651 có nhan đề Phép giảng tám ngày có đoạn viết. Phép giảng

tám ngày. Ngày thứ nhít. Ta cãu cũ đức chúa blời giúp fức cho ta biét tó tãng
đạo chúa là nhãng nào vì bậy ta phải hay ở thế nầy chảng có ai fóu lâu; vì
chững kẻ đến bảy tám mơi tuỡi chảng có nhèo. Vì vậy ta nên tìm đàng nào
cho ta đợc fòu lâu, là kièm hàng fòu bậy: thật là vịe ngời cuên tử. Khác phép
thé gian nầy, dù mà làm cho ngời đợc phú quý: fau le chảng làm đợc cho ta
ngày fau. Chuyển sang cách viết ngày nay là: Phép giảng tám ngày. Ngày thứ
nhất. Ta cầu cùng đức chúa trời giúp sức cho ta biết tỏ tờng đạo Chúa là nhờng
nào, vì vậy ta phải hay ở thế này chẳng có ai sống lâu; vì những kẻ đến bẩy
tám mơi tuổi chẳng có nhiều, vì vậy ta nên tìm đàng nào cho ta đợc sống lâu
là kiếm hàng sống vậy; thật là việc ngời quân tử, khác phép thế gian này, dù
mà làm cho ngời đợc phú quý; song le chẳng làm đợc cho ta ngày sau.
Cuốn Từ điển Việt - La - Bồ của Alexandes de Rhodes cũng in tại
Rôma năm 1651, chúng ta thấy đợc chữ Quốc ngữ cổ đầu tiên có nhiều chữ
viết thời ấy khác ngày nay. Sự khác nhau đó cũng có thể do âm tiếng Việt thay
đổi nên cách phát âm cũng biến đổi theo, hoặc do các thế hệ sau Alexandes de
22


Rhodes nhận thấy chữ Quốc ngữ còn bất hợp lý nên có sự chỉnh sửa qua nhiều
thế kỷ.
Vậy là, chữ Quốc ngữ ở thế kỷ XVII cha có một thể thức nhất định.
Điều đáng nói là những vần ghép khác ngày nay phần nhiều là những vần viết,
những âm tiết kết cấu tơng tối phức tạp, sự phân tích gặp nhiều khó khăn.
Trong nhiều trờng hợp nh thế thì những ngời sáng chế ra chữ Quốc ngữ không
khỏi lúng túng. Chữ Quốc ngữ ngày nay, hầu hết nếu không phải là tất cả thì
những vần dùng để viết những âm tiết cũng cha thể cho là hoàn toàn hợp lý và
cần có những thay đổi để thấy hết đợc những mặt thuận tiện của thứ chữ viết
này. Nhng phải khẳng định, chữ Quốc ngữ những năm giữa và cuối thế kỷ
XVII đã gọn gàng hơn, ổn định hơn so với chữ Quốc ngữ trớc năm 1651. Về
mặt ngữ nghĩa và cách sử dụng tiếng Việt đã trôi chảy đến mức không khác

ngày nay là mấy. Chữ Quốc ngữ ở thời điểm này, đặc biệt là qua các tài liệu
viết tay của hai ngời Việt Nam là Igesico Văn Tín và Ben Tô Thiện đã vợt qua
yêu cầu ban đầu của các nhà sáng chế. Nghĩa là, sáng chế ra chữ Quốc ngữ
với mục đích truyền đạo và viết kinh sách mà hai ngời Việt Nam theo đạo
dùng chữ Quốc ngữ vào công việc viết sử. Theo tác giả Đỗ Quang Chính gọi
tên tập sử của Ben Tô Thiện là Lịch sử nớc Annam [8; 107] và có một đoạn
viết nh sau Nớc Ngô thớc hết có Bua trị là Phục Hi. Bua thứ hai là thần nôõ
sang trị vì nớc Annam, liền sinh ra Bua Kinh dơng Bơng, thớc hết lãi 6õ là
nàng Thần Lão, liền sinh ra Bua Lạc Lão cuân. Lạc Lão cuân trị vì lãi 6õ tên
là Âu Cơ có thai đẻ ra một bọc có một trăm trứng nở ra đợc một trăm con
blạy [8; 108], tức là Nớc Ngô mới có vua trị là Phục Hi. Vua thứ hai là thần
nông. Con cháu vua Thần Nông sang trị vì nớc Annam, liền sinh ra vua Kinh
Dơng Vơng. Trớc hết lấy vợ là nàng Thần Long, liền sinh ra vua Lạc Long
Quân, Lạc Long Quân trị vì, lấy vợ tên là Âu Cơ, có thai đẻ ra một bao trứng,
nở ra đợc một trăm con trai.
Qua đoạn sử của Ben Tô Thiện chúng tôi không nặng về nội dung sử
liệu mà chỉ nhấn mạnh việc sử dụng chữ Quốc ngữ đã lu giữ trong tác phẩm
23


một số lợng lớn và đa dạng ở thế kỷ XVII. Trong tập sử trên đã xuất hiện
nhiều danh từ chỉ tên ngời, tên đất, cũng nh những từ ngữ về các mặt khác.
Cuối cùng, do quá trình giao lu rộng rãi chữ Quốc ngữ ở giữa và cuối thế kỷ
XVII có sự thống nhất cả về từ dạng, ngữ âm, ngữ pháp và ngữ nghĩa từ Đàng
Trong cho tới Đàng Ngoài. Bởi vì, nhân dân Việt Nam dù ở địa phơng nào thì
cũng có thể đọc và hiểu các tài liệu ghi bằng chữ Quốc ngữ. Từ những thay
đổi, hay những cải biến của chữ Quốc ngữ ở giữa thế kỷ XVII đã tạo những
điều kiện cho quá trình ngày càng hoàn thiện hơn thứ chữ viết này qua các thế
kỷ sau.
1.2.2. Chữ Quốc ngữ qua các thế kỷ XVIII, XIX

Chữ Quốc ngữ là sản phẩm của một quá trình lao động tập thể do các
nhà truyền giáo Âu Châu sáng chế ra, cùng với sự trợ giúp của những ngời trí
thức Việt Nam và tiếp tục phát triển và hoàn thiện trong các thế kỷ XVII,
XVIII, XIX. Khi nghiên cứu chữ Quốc ngữ ở thế kỷ XVIII có rất ít tài liệu đề
cập đến, làm cho chúng ta không thể biết rõ những biến đổi của chữ Quốc ngữ
trong suốt một thế kỷ. Sau Alexandes de Rhodes và cuốn Từ điển Việt - Bồ La thì Marcel Ferreyra đã biên soạn ra cuốn Từ điển Bồ Đào Nha - Việt,
nhng đến nay cuốn từ điển này không còn nữa. Ngày nay tại th viện của Bộ
truyền giáo tại Rôma còn lu giữ một cuốn Từ điển Latinh - Việt đợc viết tay
của một cố đạo tên là Feliciano Alonsô, chép năm 1783. tại viện bảo tàng của
Hội truyền giáo nớc ngoài ở Pari cũng lu giữ một cuốn Từ điển Việt - Tây
Ban Nha, cũng nh cuốn Từ vựng Việt - Latinh đều không ghi năm xuất bản
và tác giả. Chắc chắn rằng đến cuối thế kỷ XVIII, đầu thế kỷ XIX cuốn Từ
điển Việt - Bồ - La của cha đạo Alexandes de Rhodes vẫn đợc dùng làm cơ
sở quan trọng trong việc học tập và nghiên cứu tiếng Việt trong giới đạo Thiên
chúa. Theo một tài liệu cho rằng một linh mục ngời Việt Nam tên là Pili Phê
Bỉnh, sang Châu Âu khoảng 1796 - 1830 đã dùng phép chép tay để sao lại một
bản tại Lisbon năm 1797. Bản chép tay này vẫn còn lu giữ tại th viện Vatican
[48; 17]. Nhờ những tài liệu viết tay của Pili Phê Bỉnh, cho phép các nhà
24


nghiên cứu thấy đợc những thay đổi của chữ Quốc ngữ ở thế kỷ XVIII. Tuy
chữ Quốc ngữ vẫn còn khác với chữ Quốc ngữ thời hiện đại, nhng đại thể cũng
cha khác chữ Quốc ngữ ở giữa thế kỷ XVII là mấy, ví nh chữ ấy đã viết
thống nhất là ấy; chữ tr đã viết thống nhất là tr; chữ uo viết là uo;
nhng chữ ong vẫn viết là ão; chữ ông viết là õu; chữ oc viết thành
oac . . .
Vào cuối thế kỷ XVIII, Pigneau de Béhaine, tức Bá Đa Lộc một giám
mục ngời Pháp sang truyền đạo Thiên chúa ở Việt Nam, đã biên soạn cuốn từ
điển mới Việt - Latinh, cuốn từ điển này cha đợc xuất bản thì bị thiêu cháy

trong một nạn cháy trờng nhà dòng tại Cà Mau vào năm 1778. Nhng đến nay
tại phòng lu trữ trờng dòng của Hội truyền giáo nớc ngoài tại Pari có một bản
viết tay của cuốn từ điển Việt - Latinh đề năm 1772.
Đầu thế kỷ XIX, Taberb giám mục ngời Pháp sang truyền đạo ở nớc
Nam từ năm 1820 đến 1833 và biên soạn các cuốn từ điển nh Từ điển Việt Latinh và từ điển Latinh - Việt, có đa thêm phần chữ Nôm, gọi là Nam
Việt dơng hiệp tự vị xuất bản năm 1838 tại ấn Độ. Để biên soạn các cuốn từ
điển nêu trên thì Taberb đã sử dụng những tài liệu ghi chép của Pigneau de
Béhaine để lại. Từ điển Annam - Latinh (1838) của Taberb không khác mấy
so với Từ điển Annam - Latinh (1772) của Pi nhô đơ Bêhen [50; 320]. Chữ
Quốc ngữ trong từ điển của Taberb đã có đợc thể thức nh chữ Quốc ngữ ngày
nay. Vì từ đó cho đến nay chữ Quốc ngữ hầu nh không thay đổi. Giữa thế kỷ
XIX các sách vỡ truyền đạo Thiên chúa đều viết bằng chữ Quốc ngữ thống
nhất theo từ điển của Taberb. Cuốn từ điển Annam - Latinh của Taberb đánh
dấu một bớc chỉnh lý quan trọng trong quá trình phát triển của chữ Quốc ngữ.
Bởi vì, từ thực tế cho thấy, từ đây hầu nh chữ Quốc ngữ không có sự thay đổi
nào đáng kể.
Chúng tôi nói chữ Quốc ngữ hơn một thế kỷ nay hầu nh không có sự
thay đổi, chứ không phải hoàn toàn không thay đổi. Điều này rất rõ ràng khi

25


×