Tải bản đầy đủ (.pdf) (216 trang)

Hội quán của người hoa ở sài gòn chợ lớn (cuối thế kỷ XVIII nửa đầu thế kỷ XX) luận văn thạc sĩ lịch sử

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (9.11 MB, 216 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
-----O0O-----

LÊ THỤY HỒNG YẾN

HỘI QUÁN CỦA NGƯỜI HOA
Ở SÀI GÒN – CHỢ LỚN
(CUỐI THẾ KỶ XVIII – NỬA ĐẦU THẾ KỶ XX)
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LỊCH SỬ
CHUYÊN NGÀNH LỊCH SỬ VIỆT NAM
MÃ SỐ: 60.22.54

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. PHẠM THỊ THU NGA

TP. HỒ CHÍ MINH - 2012


MỤC LỤC
TRANG
DẪN LUẬN ......................................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài .........................................................................................................1
2. Lịch sử nghiên cứu ......................................................................................................2
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ..............................................................................8
4. Phƣơng pháp nghiên cứu và nguồn tài liệu ..............................................................9
5. Đóng góp của luận văn ................................................................................................9
6. Bố cục của luận văn...................................................................................................10
CHƢƠNG 1. QUÁ TRÌNH THÀNH LẬP VÀ PHÁT TRIỂN CỦA
HỘI QUÁN NGƢỜI HOA Ở SÀI SÒN – CHỢ LỚN ...............................................11
1.1. Thuật ngữ và khái niệm .........................................................................................11


1.1.1. Người Hoa.....................................................................................................11
1.1.2. Hội quán ........................................................................................................15
1.2. Quá trình ngƣời Hoa di cƣ đến Sài Gòn – Chợ Lớn. ..........................................16
1.2.1. Vài nét về vùng đất Sài Gòn – Chợ Lớn. ......................................................16
1.2.2. Vài nét về những làn sóng di dân lớn của người Hoa vào Việt Nam
trước thế kỷ XVII .........................................................................................20
1.2.3. Quá trình người Hoa di cư đến Sài Gòn – Chợ Lớn từ thế kỷ XVII
đến nửa đầu thế kỷ XX. .................................................................................24
1.3. Sự hình thành và phát triển của Hội quán ngƣời Hoa
ở Sài Gòn – Chợ Lớn. ...................................................................................................30
1.3.1. Sự ra đời các Bang của người Hoa ở Sài Gòn – Chợ Lớn ............................30
1.3.2. Sự ra đời và phát triển của Hội quán người Hoa ở Sài Gòn–Chợ Lớn.........33
CHƢƠNG 2. HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI QUÁN NGƢỜI HOA Ở SÀI GÒN –
CHỢ LỚN ......................................................................................................................42
2.1. Cơ cấu hoạt động ....................................................................................................42
2.1.1. Hình thức tổ chức ............................................................................................42
2.1.2. Hình thức quản lý ............................................................................................46


2.2. Kiến trúc, nghệ thuật của Hội quán. ....................................................................47
2.2.1. Kiến trúc. ........................................................................................................48
2.2.2. Nghệ thuật trang trí, điêu khắc, hội họa, bia đá .............................................52
2.3. Hoạt động kinh tế. ..................................................................................................59
2.3.1. Vài nét về hoạt động kinh tế của người Hoa ở Sài Gòn – Chợ Lớn ..............59
2.3.2. Vai trò của các Hội quán đối với hoạt động kinh tế của người Hoa. .............63
2.3.3. Hoạt động kinh tế của Hội quán .....................................................................67
2.4. Hoạt động tôn giáo – tín ngƣỡng ..........................................................................73
2.4.1. Vai trò của tôn giáo – tín ngưỡng đối với người Hoa ...................................73
2.4.2. Hệ thống thờ tự trong các Hội quán..............................................................75
2.4.3. Sinh hoạt tôn giáo – tín ngưỡng trong các Hội quán. ...................................80

2.5. Hoạt động văn hóa – xã hội ...................................................................................84
2.5.1. Hoạt động văn hóa ........................................................................................84
2.5.2. Hoạt động xã hội ...........................................................................................88
CHƢƠNG 3. MỘT VÀI NHẬN XÉT VỀ HỘI QUÁN CỦA NGƢỜI HOA
Ở SÀI GÒN – CHỢ LỚN ............................................................................................94
3.1. Đặc điểm và tính chất ............................................................................................94
3.2. Hội quán ngƣời Hoa trong tiến trình hội nhập văn hóa lịch sử vùng đất
Sài Gòn – Chợ Lớn ......................................................................................................103
KẾT LUẬN ..................................................................................................................114
CHÚ THÍCH................................................................................................................120
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..........................................................................................121
PHỤ LỤC .....................................................................................................................131


Phụ lục 1. Dân số Sài Gòn qua các năm ......................................................................132
Phụ lục 2. Biên Bản cuộc họp năm 1874 của thương nhân người Âu và người Hoa
ở Sài Gòn và Chợ Lớn...................................................................................................138
Phụ lục 3. Nhà máy xay và nhà xuất khẩu (1939) .......................................................141
Phụ lục 4. Bổ nhiệm ông Quách Mậu Cang thay thế ông Châu Ky làm Bang
Trưởng Triều Châu ở Sài Gòn năm 1942......................................................................144
Phụ lục 5. Bầu cử các Phó Ban Trưởng Hoa kiều cho những năm 1940-1943. ..........145
Phụ lục 6. Ban trưởng Huê kiều và kiểm tra Huê kiều tại Chợ Lớn. ...........................147
Phụ lục 7. Thuế các ban trưởng Hoa kiều được phép thu để trang trải cho các tổng
phí, năm 1942. ...............................................................................................................149
Phụ lục 8. Hồ sơ về bang Hoa kiều tỉnh Gia Định, 1946. ............................................151
Phụ lục 9. Sơ đồ Sự đầu tư của người Hoa ở Việt Nam. .............................................154
Phụ lục 10. Sơ đồ Quan hệ bạn hàng giữa các công ty thương mại của phương
Tây, các nhà buôn người Hoa và cư dân bản địa ở Việt Nam dưới thời Pháp thuộc....155
Phụ lục 11. Sơ đồ Hệ thống buôn bán lúa gạo của người Hoa ở Việt Nam dưới thời
Pháp thuộc. ....................................................................................................................156

Phụ lục 12. Các Hội quán của người Hoa ở Sài Gòn – Chợ Lớn. ...............................157


1

DẪN LUẬN

1.

Lý do chọn đề tài

Ngƣời Hoa bắt đầu di cƣ vào Việt Nam từ thời Bắc thuộc. Họ di cƣ từ
chỗ lẻ tẻ, tự phát đến di cƣ một cách có tổ chức và đông đảo, đặc biệt là từ thế
kỷ XVII. Theo tiến trình của lịch sử, nhiều ngƣời Hoa đã chọn vùng đất phƣơng
Nam Việt Nam để sinh cơ lập nghiệp; trong đó, khu vực Sài Gòn – Chợ Lớn trở
thành nơi tập trung ngƣời Hoa đông đúc nhất.
Ngƣời Hoa đã trải qua quá trình vƣợt biển đầy gian khó. Khi đến đƣợc
nơi trú ngụ mới, họ muốn cảm tạ thần linh đã che chở cho mình và tìm cách
sớm thích nghi nơi đất khách. Vì vậy, khi đời sống đã dần ổn định và trở nên
khấm khá, ngƣời Hoa tiến hành lập các Hội quán. “Hội quán là trụ sở để bàn
bạc việc hội đồng, cũng là một cơ quan để trao dồi lễ nghĩa, giữ công bằng,
phân phải trái để dập tắt những mối tranh đoan. Hội quán cũng là nơi cho
những người đồng hương mới di cư đến hoặc đi buôn gặp nạn tạm trú chờ tìm
chỗ ở ổn định hay chờ tàu về Trung Hoa” [46; 53, 54]. Với chức năng ấy, Hội
quán đã trở thành “ngôi nhà chung” để góp phần làm nên sức mạnh tiêu biểu
của ngƣời Hoa trong quá trình “tha phƣơng cầu thực” ở nơi xa xứ.
Từ trƣớc đến nay, tuy đã có nhiều công trình nghiên cứu về ngƣời Hoa,
nhƣng chƣa có một công trình nghiên cứu nào về Hội quán của ngƣời Hoa ở Sài
Gòn – Chợ Lớn với một cách nhìn toàn diện, hệ thống, qua đó có thể làm rõ các
hoạt động, đặc điểm, tính chất cũng nhƣ vai trò của Hội quán đối với đời sống

của cộng đồng ngƣời Hoa ở vùng đất này. Vì vậy, nghiên cứu Hội quán của
ngƣời Hoa ở Sài Gòn – Chợ Lớn là việc làm có ý nghĩa thiết thực, góp phần làm
sáng tỏ đặc trƣng của Hội quán ngƣời Hoa nói chung và Hội quán của ngƣời
Hoa ở Sài Gòn – Chợ Lớn nói riêng, là cơ sở khoa học và thực tiễn trong việc
bảo tồn những giá trị văn hóa truyền thống và yêu cầu của tiến bộ xã hội.


2

Với những lý do đó, chúng tôi chọn “Hội quán của người Hoa ở Sài Gòn
– Chợ Lớn (cuối thế kỷ XVIII – nửa đầu thế kỷ XX)” để nghiên cứu và làm luận
văn Thạc sĩ.
2.

Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Từ trƣớc đến nay, đã có nhiều công trình nghiên cứu về ngƣời Hoa ở Việt
Nam, Nam Bộ của các tác giả trong và ngoài nƣớc. Nhìn chung, các tác phẩm
đề cập đến nhiều vấn đề: lịch sử di cƣ; các lĩnh vực kinh tế, thƣơng mại; chính
sách của các triều đại phong kiến Việt Nam; đời sống sinh hoạt văn hóa, tôn
giáo - tín ngƣỡng, lễ hội… của ngƣời Hoa. Tuy nhiên, việc nghiên cứu về Hội
quán của ngƣời Hoa ở Sài Gòn – Chợ Lớn bao gồm cách thức tổ chức, quản lý,
kiến trúc, nghệ thuật và các hoạt động kinh tế, tôn giáo – tín ngƣỡng, văn hóa –
xã hội thì chƣa có một công trình nghiên cứu chuyên biệt nào. Ở đây, chúng tôi
không thể nêu tất cả những tƣ liệu về ngƣời Hoa chúng tôi đã tiếp cận đƣợc
trong quá trình nghiên cứu làm luận văn mà chỉ điểm lại những công trình có
nội dung liên quan đến đề tài của mình.
Trước năm 1975 đã có một số công trình nghiên cứu chuyên về ngƣời
Hoa ở Việt Nam. Trong thời Pháp thuộc, đáng chú ý là “Thế lực khách trú và
vấn đề di dân vào Nam Kỳ” của Đào Trinh Nhất, xuất bản năm 1924 bằng tiếng

Việt. Trong tác phẩm của mình, Đào Trinh Nhất đã đề cập đến hai vấn đề chính:
sự di cƣ của ngƣời Hoa vào Nam Kỳ và thế lực kinh tế của họ trong quá trình
hình thành và phát triển kinh tế thƣơng mại ở miền Nam Việt Nam.
Từ sau năm 1954, đáng chú ý là luận án Tiến sĩ Đại học Sorbon “Người
Hoa ở miền Nam Việt Nam” của Tsai Maw Kuey (một ngƣời Hoa Chợ Lớn du
học tại Pháp) xuất bản vào năm 1968. Đây là một công trình mang tính chất
chuyên luận về ngƣời Hoa ở miền Nam Việt Nam với sự trình bày, phân tích
tƣơng đối sâu, đƣợc xem là tƣ liệu quý đối với các công trình nghiên cứu sau này.
Cuốn “Sài Gòn năm xưa” của Vƣơng Hồng Sển xuất bản năm 1968 viết
về nhiều khía cạnh trong cuộc sống của ngƣời Hoa nhƣ: quá trình di dân, phong


3

tục tập quán, chùa chiền, đƣờng phố…Tuy nhiên, tác giả chỉ dừng lại ở mức độ
miêu tả và điểm qua một vài nét chính mà thôi.
Các luận văn cao học quốc gia hành chính Sài Gòn, các bài viết của giáo
sƣ Chen Ching Ho (Trần Kinh Hòa) và các học giả Sài Gòn đăng trên các tạp
chí Đại Học, Quê Hương, Việt Nam khảo cổ tập san, Văn hóa nguyệt san, Nông
Cổ Mín Đàm, Lục Tỉnh Tân Văn, Đông Pháp Thời báo… Khuynh hƣớng và
phƣơng pháp nghiên cứu của các tác giả trên góp phần nhất định vào nguồn tƣ
liệu và các quan điểm nhìn nhận vấn đề cho các nhà nghiên cứu khác. Trong các
công trình nghiên cứu của thời kỳ này cần đặc biệt lƣu ý đến giá trị khoa học
trong các bài viết của Trần Kinh Hòa về các quan điểm tụ cƣ của ngƣời Hoa có
từ thời Đàng Trong nhƣ làng Minh Hƣơng, phố Thanh Hà ở Thuận Hóa (Huế),
làng Minh Hƣơng ở Hội An, đất Hà Tiên và họ Mạc… khảo sát nhiều vấn đề
quan trọng trong lịch sử di cƣ của ngƣời Hoa cũng nhƣ quá trình hình thành các
nhóm cộng đồng ngƣời Hoa ở Việt Nam. “Gia Định thành thông chí” (1972)
của Trịnh Hoài Đức đã cung cấp nhiều thông tin đáng tin cậy cho luận văn.
Sau năm 1975, ở Việt Nam đã diễn ra những biến động chính trị, xã hội

quan trọng, một số sự kiện đó có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến cộng
đồng ngƣời Hoa ở Việt Nam. Một số công trình quan trọng đã nhanh chóng đáp
ứng việc quan tâm tìm hiểu về ngƣời Hoa ở Việt Nam về các vấn đề kinh tế,
chính trị, xã hội… Khi Việt Nam bƣớc vào thời kỳ đổi mới, vấn đề ngƣời Hoa
càng đƣợc quan tâm nghiên cứu nhiều hơn. Vào năm 1981, Trƣơng Thị Yến đã
có một bài viết chuyên đề “Nhà Nguyễn với các thương nhân người Hoa”. Do
chỉ tập trung vào một khía cạnh hẹp là chính sách đối với thƣơng nhân ngƣời
Hoa nên tác giả có điều kiện đi sâu, tập hợp đƣợc nhiều tƣ liệu, trình bày đƣợc
nhiều nội dung quan trọng trong nội dung sách. Tuy nhiên, thời điểm tác giả
công bố công trình nghiên cứu này là lúc quan hệ Việt – Trung rất căng thẳng,
đầy phức tạp cho nên không khí chính trị ít nhiều ảnh hƣởng đến các nhận định
của tác giả. Nhiều cuộc hội thảo quốc gia và những công trình cấp Nhà nƣớc đã


4

đƣợc tiến hành, đặt nền tảng cho việc nghiên cứu về ngƣời Hoa một cách hệ
thống và toàn diện. Đáng lƣu ý là đề tài khoa học cấp Nhà nƣớc “Luận cứ khoa
học cho việc xác định chính sách đối với cộng đồng người Khơme và người Hoa
ở Việt Nam” (do Viện Khoa học xã hội tại thành phố Hồ Chí Minh chủ trì, Phan
Xuân Biên chủ nhiệm đề tài từ năm 1991 đến năm 1995). Trong đó, các luận cứ
khoa học quan trọng cho việc hình thành chính sách đối với ngƣời Hoa đã đƣợc
xây dựng một cách hệ thống với cơ sở lý luận và thực tiễn phong phú. Ngoài ra,
chúng ta phải kể đến những báo cáo khoa học và các công trình nghiên cứu của
Châu Thị Hải và Trần Khánh. Châu Thị Hải có các công trình nghiên cứu nhƣ:
“Tìm hiểu sự hình thành các nhóm cộng đồng người Hoa ở Việt Nam trong bối
cảnh lịch sử Đông Nam Á”, Luận án Phó Tiến sĩ (1989), “Người Hoa ở Việt
Nam trong âm mưu bành trướng của các Hoàng đế Trung Hoa (từ thế kỷ XI –
XIX) (1997), “Triều Nguyễn với các nhóm cộng đồng người Hoa ở Việt Nam
thế kỷ XIX” (1997), “Các nhóm cộng đồng người Hoa ở Việt Nam” (1997),

“Diễn biến địa lí và lịch sử trong quá trình tiếp xúc và giao lưu văn hóa Việt –
Hoa” (1998); Trần Khánh có các công trình nghiên cứu nhƣ: “Vai trò của
người Hoa trong nền kinh tế các nước đông Nam Á” (1992), “Vị trí người Hoa
trong nền thương mại Việt Nam thời Pháp thuộc” (2002), “Người Hoa trong xã
hội Việt Nam (thời Pháp thuộc và dưới chế độ Sài Gòn) (2002)… Hai tác giả
trên đã trình bày một cách có hệ thống nội dung chính sách riêng của triều
Nguyễn đối với ngƣời Hoa trên các mặt nhập cảnh, cƣ trú, chuyển quốc tịch,
vấn đề thuế khóa, an ninh trật tự, vấn đề xã hội, vai trò của ngƣời Hoa trong nền
kinh tế nƣớc ta thời Pháp thuộc. Có thể nói đây là một sự phác thảo quan trọng
để các công trình nghiên cứu sau này có điều kiện bổ sung chi tiết và hoàn
chỉnh hơn về nội dung. Tác giả Phan An với “Chùa Hoa ở thành phố Hồ Chí
Minh” (1990), “Người Hoa ở Nam Bộ” (2005) và “Góp phần tìm hiểu văn hóa
người Hoa ở Nam Bộ” (2006) đã trình bày cụ thể về đời sống tôn giáo - tín
ngƣỡng của ngƣời Hoa tại thành phố Hồ Chí Minh. “Ông già Nam Bộ” Sơn


5

Nam với “Đất Gia Định xưa” (1984), “Đình miễu và lễ hội dân gian miền
Nam” (2009) cùng với những công trình nghiên cứu của Trƣơng Vĩnh Ký (“Ký
ức về lịch sử Sài Gòn và các vùng phụ cận”), Nguyễn Đình Đầu (“Nghiên cứu
địa bạ triều Nguyễn”, “Địa lí Gia Định – Sài Gòn – thành phố Hồ Chí Minh”),
Trần Văn Giàu và Trần Bạch Đằng (“Địa chí văn hóa thành phố Hồ Chí
Minh”)… đã trình bày một cách khái quát và có tính hệ thống về vùng đất và
con ngƣời cũng nhƣ những thay đổi về đơn vị hành chính qua các thời kỳ từ Gia
Định đến Sài Gòn và đến thành phố Hồ Chí Minh hiện nay. Bảo tàng cách mạng
thành phố Hồ Chí Minh với “Di tích lịch sử văn hóa thành phố Hồ Chí Minh”
(1998) đã thống kê các di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn thành phố Hồ Chí
Minh. Tác giả Mạc Đƣờng với công trình nghiên cứu “Đồng bào Hoa ở miền
Nam Việt Nam” (1993) đã giới thiệu tên gọi, vị trí xã hội và dân số của ngƣời

Hoa ở miền Nam Việt Nam; đặc biệt, Mạc Đƣờng dành sự quan tâm nghiên đối
với khu vực Chợ Lớn – nơi ngƣời Hoa chủ yếu sống tập trung. Bên cạnh mảng
kinh tế, Mạc Đƣờng còn trình bày những tiềm năng văn hóa phát triển, nhân
cách ứng xử và tâm lý cộng đồng của ngƣời Hoa. Tác giả Nghị Đoàn – Chủ tịch
Hội văn hóa các dân tộc thành phố Hồ Chí Minh – đã biên soạn cuốn sách
“Người Hoa ở Việt Nam – Thành phố Hồ Chí Minh” (1999). Tác phẩm đã cung
cấp cho tác giả viết luận văn nhiều thông tin về các chính sách của Đảng, Nhà
nƣớc hiện nay đối với ngƣời Hoa ở Việt Nam nói chung và ngƣời Hoa ở thành
phố Hồ Chí Minh nói riêng. Nhóm tác giả Huỳnh Ngọc Trảng, Nguyễn Đại
Phúc, Trƣơng Ngọc Tƣờng, Lý Lƣợc Tam, Lê Hải Đăng, Phạm Hoàng Quân
với “Văn hóa và nghệ thuật người Hoa thành phố Hồ Chí Minh” (2006), Viện
Khoa học xã hội vùng Đông Nam Bộ - Trung tâm nghiên cứu dân tộc và tôn
giáo đã tổ chức biên soạn công trình nghiên cứu “Góp phần tìm hiểu văn hóa
người Hoa ở thành phố Hồ Chí Minh” (2007) và Bộ văn hóa thông tin - Ủy ban
nhân dân thành phố Hồ Chí Minh với tác phẩm “Người Hoa tại thành phố Hồ
Chí Minh” (2007) đã thu thập đƣợc nhiều tƣ liệu về ngƣời Hoa, nhất là lĩnh vực


6

văn hóa, trên cơ sở đó các công trình này góp phần cung cấp cứ liệu vào việc đề
ra chính sách phù hợp cho cộng đồng ngƣời Hoa, nhằm nâng cao đời sống vật
chất tinh thần cho ngƣời Hoa trong giai đoạn cách mạng mới của đất nƣớc.
Những công trình nghiên cứu của Trần Khánh “Hoạt động kinh tế của người
Hoa ở Đông Nam Á” (1984), “Vai trò của người Hoa trong nền kinh tế các
nước Đông Nam Á” (1992), “Người Hoa trong xã hội Việt Nam thời Pháp
thuộc và dưới chế độ Sài Gòn” (2002) cùng nhiều bài báo đƣợc đăng khác đã đi
sâu vào hoạt động kinh doanh của cộng đồng ngƣời Hoa… Tổng hợp các bài
viết của nhiều tác giả trong cuốn sách “Góp phần tìm hiểu lịch sử - văn hóa 300
năm Sài Gòn – thành phố Hồ Chí Minh” đã cung cấp nhiều mảng khác nhau về

một Gia Định – Sài Gòn – thành phố Hồ Chí Minh xƣa và nay.
Trong những năm qua đã có không ít các luận án, luận văn nghiên cứu về
ngƣời Hoa nhƣ: Luận án Phó Tiến sĩ của Châu Thị Hải “Tìm hiểu sự hình thành
các nhóm cộng đồng người Hoa ở Việt Nam trong bối cảnh lịch sử Đông Nam
Á” (1989), luận án Tiến sĩ khoa học kinh tế “Người Hoa trong nền kinh tế
thành phố Hồ Chí Minh hiện nay” (1996) của Trần Hồi Sinh, luận án Tiến sĩ
khoa học Lịch sử “Hội đình của người Việt ở thành phố Hồ Chí Minh” (1996)
của Quách Thu Nguyệt, luận án phó Tiến sĩ “Tín ngưỡng và tôn giáo của người
Hoa Quảng Đông ở Thành phố Hồ Chí Minh” (1997) của Nguyễn Thị Hoa
Xinh, luận án Tiến sĩ khoa học Lịch sử “Quá trình thực hiện chính sách dân tộc
của Đảng đối với người Hoa ở quận 5 – Thành phố Hồ Chí Minh (1975 – 1995)
của Ngô Quang Định, luận án Tiến sĩ khoa học Lịch sử “Chính sách của các
vương triều người Hoa ở Việt Nam” (2005) của Huỳnh Ngọc Đáng, luận án tiến
sĩ khoa học Lịch sử, chuyên ngành Dân tộc học “Tín ngưỡng dân gian của
người Hoa ở Nam Bộ” (2005) của Võ Thanh Bằng, luận án Tiến sĩ khoa học
Lịch sử “Tổ chức xã hội của người Hoa ở Nam Bộ” (2005) của Nguyễn Đệ,
luận án Tiến sĩ khoa học Lịch sử “Nghi lễ chuyển đổi của người Hoa Triều
Châu ở Nam Bộ”(2011) của Nguyễn Công Hoan… Ngoài ra, còn có nhiều luận


7

văn Thạc sĩ cũng viết về đề tài ngƣời Hoa nhƣ: luận văn “Đời sống văn hóa tinh
thần của cộng đồng người Hoa ở thành phố Hồ Chí Minh” (2007) của Ngô
Tuấn Phƣơng, luận văn “Văn hóa kinh doanh của người Hoa ở thành phố Hồ
Chí Minh” (2007) của Vƣơng Trƣơng Hồng Vân, luận văn “Tín ngưỡng của
người Hoa ở quận 5 – thành phố Hồ Chí Minh” (2008) của Trần Đăng Kim
Trang, luận văn “Văn hóa Hội quán của người Hoa tại thành phố Hồ Chí
Minh” (2008) của Phan Thị Thu Thảo, luận văn “Làng Minh Hương của người
Hoa ở khu vực Chợ Lớn (cuối thế kỷ XVIII đến giữa thế kỷ XIX)” (2010) của

Trịnh Thị Lệ Hà, luận văn “Hội quán của người Hoa ở Hội An” (2011) của Võ
Thị Ánh Tuyết… Đó là nguồn tƣ liệu hữu ích đối với chúng tôi khi thực hiện đề
tài này.
Các bài viết trên tạp chí Nghiên cứu lịch sử, tạp chí Xƣa và nay, Sài Gòn
giải phóng, Dân tộc học, Nghiên cứu Đông Nam Á, Nghiên cứu Trung Quốc,
Việt Nam khảo cổ tập san… cũng là nguồn tƣ liệu không thể thiếu cho công
trình nghiên cứu của chúng tôi.
Nguyễn Cẩm Thúy với “Định cư của người Hoa trên đất Nam Bộ từ thế
kỷ XVII đến năm 1945” (2000), Li Tana với “Xứ Đàng Trong – lịch sử kinh tế,
xã hội Việt Nam thế kỷ 17 và 18” (1999) và đặc biệt là tác phẩm “Bia chữ Hán
trong Hội quán người Hoa tại thành phố Hồ Chí Minh” (1999) của Litina Nguyễn Cẩm Thúy là nguồn tƣ liệu quý giá giúp chúng tôi xây dựng nên những
ý tƣởng và cách kiến giải, trích dẫn để làm sáng tỏ những vấn đề mà luận văn đề
ra… Các tác giả đã tập trung nghiên cứu lịch sử di dân và tình hình kinh tế, xã
hội của ngƣời Hoa, tiến hành khảo sát các văn bia chữ Hán còn lƣu giữ ở các
Hội quán ngƣời Hoa tại thành phố Hồ Chí Minh. Qua nội dung của các văn bia
đã cung cấp nhiều tƣ liệu đáng tin cậy về ngƣời Hoa.
Tóm lại, các công trình nghiên cứu trên đã cung cấp tƣ liệu khá phong
phú để chúng tôi thực hiện công trình nghiên cứu “Hội quán của người Hoa ở
Sài Gòn – Chợ Lớn (cuối thế kỷ XVIII – nửa đầu thế kỷ XX)”.


8

3.

Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

Trên cơ sở xác định mục đích khoa học và thực tiễn của đề tài, luận văn
xác định đối tƣợng nghiên cứu của mình: các Hội quán của ngƣời Hoa ở Sài
Gòn – Chợ Lớn trong khoảng thời gian từ cuối thế kỷ XVIII đến nửa đầu thế kỷ XX.

Có thể nói các Hội quán của ngƣời Hoa ở Sài Gòn – Chợ Lớn là chứng
nhân lịch sử cho những thăng trầm trong cuộc sống của cộng đồng ngƣời Hoa ở
vùng đất này. Từ Hội quán cho thấy sự nhạy bén của ngƣời Hoa trong kinh
doanh cũng nhƣ là nơi ghi dấu sự đoàn kết, chia sẽ của họ trong quan hệ đồng
hƣơng. Vì vậy, khi nghiên cứu về Hội quán của ngƣời Hoa ở Sài Gòn – Chợ
Lớn, chúng tôi tìm hiểu trên nhiều mặt: tổ chức, quản lý, kiến trúc, nghệ thuật,
các hoạt động kinh tế, tôn giáo – tín ngƣỡng, văn hóa – xã hội để có cái nhìn
toàn diện về Hội quán.
Về mặt thời gian: luận văn tập trung nghiên cứu về Hội quán của ngƣời
Hoa ở Sài Gòn – Chợ Lớn từ cuối thế kỷ XVIII đến nửa đầu thế kỷ XX.
Việc xác định chính xác thời điểm các Bang – Hội quán của ngƣời Hoa
xuất hiện tại vùng đất phƣơng Nam nói chung và khu vực Sài Gòn – Chợ Lớn
nói riêng cho đến ngày nay vẫn chƣa thống nhất. Chúng tôi chọn mốc từ cuối
thế kỷ XVIII đến nửa đầu thế kỷ XX để nghiên cứu vì đây là giai đoạn mà Hội
quán hội tụ đầy đủ ba chức năng của nó: Một là trụ sở hành chính của Bang, hai
là trụ sở của Hội đồng hƣơng, ba là trụ sở Hội liên lạc công thƣơng gia trong
Bang [70; 66]. Ba chức năng này đã đan xen, hòa trộn vào nhau và nếu thiếu
một trong ba chức năng thì Hội quán không còn đúng với bản chất vốn có của
nó nữa. Về sau, tuy Hội quán vẫn còn tồn tại và tiếp tục đƣợc cộng đồng ngƣời
Hoa duy trì trong đời sống của mình, nhƣng ba chức năng nói trên không còn
đảm bảo nữa và về mặt pháp lý thì Hội quán cũng không đƣợc thừa nhận - nội
dung này nằm ngoài phạm vi nghiên cứu của đề tài.


9

4.

Phƣơng pháp nghiên cứu và nguồn tài liệu


Trong quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi dựa trên quan điểm lý luận
của chủ nghĩa Mác - Lê Nin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh.
Đề tài chủ yếu sử dụng phƣơng pháp lịch sử và phƣơng pháp logic.
Phương pháp lịch sử: khái quát quá trình di dân và định cƣ của ngƣời
Hoa ở vùng đất Sài Gòn – Chợ Lớn; đồng thời cho thấy quá trình hình thành và
phát triển của Hội quán từ cuối thế kỷ XVIII đến nửa đầu thế kỷ XX.
Phương pháp logic: trước hết, cho thấy sự “gặp gỡ” giữa những tiềm
năng của vùng đất phƣơng Nam nói chung và vùng Sài Gòn nói riêng với sự lựa
chọn định cƣ của ngƣời Hoa trong hành trình “tha phƣơng cầu thực” của họ.
Hội quán đƣợc nghiên cứu gồm nhiều lĩnh vực hoạt động kinh tế, tôn giáo – tín
ngƣỡng, văn hóa – xã hội… để qua đó góp phần làm nổi bật các hoạt động và
đặc điểm tính chất của Hội quán ngƣời Hoa ở Sài Gòn – Chợ Lớn.
Ngoài ra, chúng tôi cũng đồng thời sử dụng phƣơng pháp liên ngành, so
sánh, điền dã, các biện pháp kĩ thuật chụp ảnh, vẽ, phỏng vấn… để giải quyết
những mục tiêu, nhiệm vụ luận văn đặt ra.
Để hoàn thành luận văn ở mức độ tốt nhất, chúng tôi khai thác tối đa các
nguồn tƣ liệu, các công trình nghiên cứu đi trƣớc có liên quan đến đề tài. Nguồn
tài liệu này bao gồm: sách, báo, tạp chí có trong Thƣ viện trƣờng Đại học Khoa
học xã hội và Nhân văn thành phố Hồ Chí Minh, Thƣ viện Khoa học xã hội,
Thƣ viện Khoa học Tổng Hợp và các văn bản lƣu trữ bằng tiếng Pháp tại Trung
tâm lƣu trữ Quốc gia 2 cùng các luận văn, luận án nghiên cứu về ngƣời Hoa đã
đƣợc công bố.
5.

Đóng góp của luận văn

Việc tìm hiểu về “Hội quán của người Hoa ở Sài Gòn – Chợ Lớn (cuối
thế kỷ XVIII – nửa đầu thế kỷ XX)” sẽ góp phần hệ thống hóa tƣ liệu về ngƣời
Hoa nói chung và tái hiện bức tranh tổng thể, toàn diện, cũng nhƣ góp phần bổ



10

khuyết những khoảng trống về các hoạt động của Hội quán ngƣời Hoa ở khu
vực Sài Gòn – Chợ Lớn.
Luận văn đã tập hợp đƣợc các nguồn tài liệu về ngƣời Hoa, do đó sẽ có
giá trị tham khảo nhất định đối với sinh viên ngành sử, ngành văn hóa học và
các ngành thuộc khoa học xã hội và nhân văn.
Qua công trình nghiên cứu, chúng tôi còn góp phần làm rõ đặc điểm,
chức năng của Hội quán ngƣời Hoa ở Sài Gòn – Chợ Lớn, sự giao thoa văn hóa
giữa ngƣời Việt và ngƣời Hoa, từ đó gợi mở ra một số hƣớng nghiên cứu mới
cho những công trình tiếp theo.
6.

Bố cục của luận văn

Ngoài phần dẫn luận, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, mục lục, luận
văn gồm 3 chƣơng:
Chƣơng 1: Quá trình thành lập và phát triển của Hội quán ngƣời
Hoa ở Sài Gòn – Chợ Lớn.
Đề cập những nét chính về thuật ngữ, khái niệm, trình bày khái lƣợc quá
trình di cƣ, sự phân bố cƣ trú của ngƣời Hoa ở vùng đất phía Nam nói chung và
khu vực Sài Gòn – Chợ Lớn nói riêng, từ đó trình bày sự hình thành, phát triển
của Hội quán ngƣời Hoa ở Sài Gòn – Chợ Lớn (cuối thế kỷ XVIII – nửa đầu thế
kỷ XX).
Chƣơng 2. Hoạt động của Hội quán ngƣời Hoa ở Sài Gòn – Chợ Lớn.
Trong chƣơng này, chúng tôi đi vào trình bày cơ cấu hoạt động, kiến trúc
nghệ thuật và các hoạt động của Hội quán ngƣời Hoa ở Sài Gòn – Chợ Lớn.
Chƣơng 3: Một vài nhận xét về Hội quán của ngƣời Hoa ở Sài Gòn – Chợ Lớn.


Nội dung chính là rút ra những đặc điểm và tính chất, nét đặc trƣng của
Hội quán ngƣời Hoa ở Sài Gòn – Chợ Lớn cũng nhƣ tiến trình hội nhập của Hội
quán với văn hóa lịch sử của vùng đất này.


11

CHƢƠNG 1.
QUÁ TRÌNH THÀNH LẬP VÀ PHÁT TRIỂN
CỦA HỘI QUÁN NGƢỜI HOA Ở SÀI SÒN – CHỢ LỚN
1.1. Thuật ngữ và khái niệm
1.1.1.

Ngƣời Hoa

“Trong các ngôn ngữ phương Tây chỉ có một từ duy nhất chỉ các dòng dõi
Trung Hoa đó là từ “Chinese” trong tiếng Anh, từ “Chinois” trong tiếng Pháp
và từ “Kitai” trong tiếng Nga” [97; 115]. Về sau, để chỉ những đối tƣợng cụ thể
hơn, ngƣời ta dùng các thuật ngữ “Trung Hoa lục địa”, “ngƣời Trung Hoa Đài
Loan”, “ngƣời Trung Hoa Hồng Kông”, “ngƣời Trung Hoa sinh ra ở nƣớc
ngoài”, “ngƣời Trung Hoa Đông Nam Á”,…
Trong tiếng Hán và tiếng Việt có rất nhiều từ để chỉ những ngƣời có nguồn
gốc Trung Hoa, nhƣ: “Zhongguo ren” (Ngƣời Trung Quốc), “Zhoghua ren”
(Ngƣời Trung Hoa), “Han ren” (Ngƣời Hán), “Tang ren” (Ngƣời Đƣờng),
“Song ren” (Ngƣời Tống), “Minh ren” (Ngƣời Minh), “Qing ren” (Ngƣời
Thanh), “Hua ren” (Ngƣời Hoa)… [97; 116]
Cho đến nửa sau thế kỷ XIX, thuật ngữ “ngƣời Trung Hoa” (Zhonhhua) và
“Hoa kiều” (Hua Chiáo) mới bắt đầu đƣợc sử dụng tại Trung Quốc. Những
ngƣời dân sống bên trong lãnh thổ Trung Quốc gọi là thần dân của Vƣơng quốc
Trung tâm hay thần dân của Vƣơng triều nhà Thanh. Những ngƣời sống bên

ngoài Trung Quốc gọi là thần dân Vƣơng quốc trung tâm di trú ở nƣớc ngoài.
Thuật ngữ “Hoa kiều” lần đầu tiên đƣợc sử dụng trong khoảng những năm 1882
– 1883 bởi các nhà buôn và trí thức ngƣời Hoa hải ngoại tại Singapore, họ tự
gọi mình là “Hoa kiều”. Sau đó, thuật ngữ này trở nên thông dụng để chỉ tất cả
ngƣời Trung Quốc di trú và định cƣ ở nƣớc ngoài. Có thể nói thuật ngữ “Hoa
kiều” đƣợc chính thức hóa bằng văn bản trong Hiệp định Thiên Tân năm 1858
nhằm ám chỉ những chính khách của triều đình Mãn Thanh làm việc ở nƣớc


12

ngoài chứ không bao hàm tất cả những ngƣời Trung Hoa đang di trú sống tạm
thời ở nƣớc ngoài. Những năm 1885 – 1887, khái niệm “Hoa kiều” đƣợc thể chế
hóa thành “Ngoại kiều” (Chiáoju hay Giaoju) trong văn bản Hiệp định hòa bình
và thƣơng mại ký giữa Pháp với Trung Quốc tại Thiên Tân. “Ngoại kiều” dùng
để chỉ tất cả những ngƣời Trung Hoa di trú và sống tạm thời ở nƣớc ngoài.
Thuật ngữ “ngƣời Trung Hoa” ra đời và sau đó đƣợc sử dụng rộng rãi gắn liền
với phong trào cải cách dân chủ tƣ sản tại Trung Quốc từ cuối thế kỷ XIX [97;
116]. Sau cách mạng Tân Hợi năm 1911, danh từ này chính thức đi vào các văn
bản và lƣu truyền rộng rãi.
Chính phủ Nam Kinh (1928 - 1949) và sau đó là Chính phủ Đài Loan của
Quốc dân đảng thƣờng dùng thuật ngữ “Hoa kiều” hay “Ngƣời Hoa hải ngoại”
(Hoa ren Haiwai) để chỉ tất cả những ngƣời có dòng dõi Trung Hoa sống ở nƣớc
ngoài, không phân biệt họ có quốc tịch hay không có quốc tịch nƣớc sở tại.
Vào năm 1920, Đảng Cộng sản Trung Quốc đƣợc thành lập. Ngày
1/10/1949, nƣớc Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa ra đời. Trong thời kỳ này,
thuật ngữ “ngƣời Trung Quốc” (Zhongguo ren) đƣợc lƣu hành rộng rãi. Tuy
nhiên, “người Trung Quốc bao gồm nhiều nhóm dân tộc khác nhau như người
Hán, người Mông, người Hồi, người Tạng.v.v. Vậy người Trung Quốc sống ở
nước ngoài không những là người có nguồn gốc Hán hay bị Hán hóa mà còn cả

những người chưa bị Hán hóa. Thế nhưng đại bộ phận người di cư từ Trung
Quốc và định cư ở nước ngoài là những người thuộc dòng dõi Hán tộc hay bị
Hán hóa hầu như hoàn toàn, nên thuật ngữ “Người Hoa hải ngoại” hay “Hoa
kiều” nhằm để chỉ tất cả những người Trung Quốc sống ở nước ngoài, được sử
dụng rộng rãi tại Trung Quốc lục địa, ít nhất là cho đến cuối những năm 50 của
thế kỷ XX” [97; 117].
Trong dân gian cũng nhƣ trong một số truyện ký của Việt Nam cũng sử
dụng các thuật ngữ “Tàu”, “ngƣời Tàu”, “Tàu ô”, “Ba Tàu”,… Chữ “Tàu” rất
khó giải nghĩa, có thể là chỉ những con tàu vƣợt biển, “Tàu ô” là chỉ những con


13

tàu căng buồm đen, ngƣời trên tàu mặc áo đen... Dù đƣợc giải thích nhƣ thế nào
đi chăng nữa thì thuật ngữ “Tàu” đối với ngƣời Việt Nam là chỉ những gì có
nguồn gốc từ Trung Hoa hay thuộc sở hữu Trung Hoa (ví dụ: ngƣời Tàu, chữ
Tàu (chữ Hán), hàng Tàu, cơm Tàu...)
Dƣới thời phong kiến, ngƣời Việt thƣờng gọi ngƣời Trung Hoa di trú theo
tên các triều đại Trung Hoa hay tên các địa phƣơng mà họ ra đi nhƣ: ngƣời
Đƣờng, ngƣời Tống, ngƣời Minh, ngƣời Thanh, ngƣời Triều Châu, ngƣời Phúc
Kiến, ngƣời Quảng Đông, ngƣời Hải Nam,…
Thời Lý – Trần (1009 – 1400), ngƣời Việt thƣờng gọi ngƣời di trú từ
Vƣơng quốc trung tâm là “ngƣời Mãn” (ngƣời Phúc Kiến), “ngƣời Hán” hay
“ngƣời Tống”.
Thời Hậu Lê (1428 – 1590), ngƣời Việt sử dụng danh từ “ngoại kiều” để
chỉ các thƣơng nhân ngƣời Hoa đến Việt Nam buôn bán, không có ý định cƣ lâu
dài tại Việt Nam.
Thời Chúa Trịnh (Đàng Ngoài) và Chúa Nguyễn (Đàng Trong) và sau đó
là triều Nguyễn, các thuật ngữ “ngƣời Minh”, “ngƣời Thanh”, “ngƣời Đƣờng
cũ”, “ngƣời Đƣờng mới”, “khách ngoại quốc”, “khách trú” đƣợc sử dụng khá

rộng rãi nhằm chỉ những ngƣời Trung Hoa nhập cƣ [97; 118]. Sau khi bị nhà
Thanh lật đổ ngôi báu, nhiều quan lại của nhà Minh cùng gia quyến, binh lính
của mình, cũng nhƣ những thƣơng gia, trí thức, thợ thủ công, dân nghèo… đã di
cƣ ra nƣớc ngoài tìm cơ may mới. Họ đã quần tụ tại một số địa phƣơng và tạo ra
những chợ, làng, phố Trung Hoa tại Việt Nam. Vì thế, có những thuật ngữ mới
xuất hiện nhƣ “Minh Hƣơng xã”, “Thanh Hà xã”, những phố khách tại Phố
Hiến, Hội An, Huế và sau đó là tại Biên Hòa, Gia Định và nhiều nơi khác ở Việt
Nam trong thế kỷ XVII – XVIII.
Những năm đầu triều Nguyễn đƣợc thiết lập, chính quyền phong kiến bắt
đầu thể chế hóa địa vị pháp lý của ngƣời Trung Hoa định cƣ, họ đƣợc chia làm
hai loại: “Ngƣời Đƣờng cũ” (hậu duệ của những ngƣời Trung Hoa di cƣ sang


14

Việt Nam trong những thế kỷ XVII – XVIII, họ là những ngƣời Minh Hƣơng.
Phần lớn trong số họ là ngƣời lai Hoa – Việt) và “Ngƣời Đƣờng mới” (những
ngƣời thần dân triều Mãn Thanh mới di cƣ sang Việt Nam, họ là những ngƣời
Trung Hoa thực thụ, còn giữ nguyên bản thể văn hóa của mình).
Dƣới thời Pháp thuộc, thuật ngữ “Minh Hƣơng” và “Hoa kiều” đƣợc sử
dụng rộng rãi trong các văn bản của Chính phủ và trên các sách báo.
Theo ý kiến của nhiều học giả trên thế giới, thuật ngữ “ngƣời Hoa” ra đời
ít lâu sau khi danh từ “Hoa kiều” xuất hiện vào khoảng cuối thế kỷ XIX – đầu
thế kỷ XX [97; 117]. Ngƣời có nguồn gốc Trung Hoa định cƣ tại các nƣớc
Đông Nam Á “rất nhạy cảm với chủ nghĩa dân tộc của dân cư bản địa Đông
Nam Á. Họ tự gọi mình là “người Hoa” (Hoa ren) thay cho tên gọi “Hoa kiều”
(Hua Chiáo) để tránh né những vấn đề chính trị liên quan đến Trung Quốc”
[97; 117]. Mặt khác, tỉ lệ ngƣời Hoa tại các nƣớc Đông Nam Á tăng nhanh.
Nhiều ngƣời trong số họ muốn khẳng định mình với tƣ cách ngƣời định cƣ chứ
không phải ngƣời cƣ trú hay kiều dân. Thêm vào đó, một bộ phận khác trong

cộng đồng ngƣời Hoa đã lấy vợ gả chồng với ngƣời bản địa, trở thành lớp ngƣời
Hoa lai. Những ngƣời này có xu hƣớng hội nhập nhanh vào xã hội ngƣời địa
phƣơng. Nhƣ vậy, thuật ngữ “ngƣời Hoa” đƣợc sử dụng nhằm chỉ những ngƣời
Hoa hải ngoại cƣ trú ổn định tại nƣớc ngoài và đã nhập quốc tịch nƣớc sở tại.
“Có thể đưa ra khái niệm sơ bộ về họ bằng những phạm trù sau đây:
Người Hoa là những người:
1. Có nguồn gốc Hán hay bị Hán hóa
2. Sống ổn định và thường xuyên ở nước ngoài
3. Đã nhập quốc tịch nước sở tại
4. Ít hoặc nhiều chưa bị đồng hóa
5. Tự nhận mình là Hoa.” [97; 118]


15

Nhƣ vậy, để thống nhất về thuật ngữ, trong đề tài nghiên cứu này, chúng
tôi sử dụng thuật ngữ “ngƣời Hoa”, xem ngƣời Hoa là một thành phần trong
đại gia đình các dân tộc Việt Nam - “tộc ngƣời Hoa”.
1.1.2. Hội quán
Ở Trung Quốc, thuật ngữ “Hội quán” xuất hiện từ thời nhà Minh. Lúc
bấy giờ, cứ đến mùa thi, sĩ tử từ khắp mọi miền của đất nƣớc Trung Hoa đổ về
kinh đô dự thi, đồng thời cũng có một bộ phận không ít thƣơng nhân tập trung
về kinh thành làm ăn, thử thời vận. Sự tăng cao dân lƣu trú vào một thời điểm
nhƣ vậy làm cho nhu cầu về nơi trú ngụ tăng đột biến, các chủ phòng trọ nhân
cơ hội này đẩy giá thu phòng lên mức cao nhất có thể để kiếm lời. Không chỉ
những ngƣời học trò khả năng tài chính có hạn, mà ngay cả nhiều thƣơng nhân
đi làm ăn cũng khó kham nổi giá phòng trọ đắc đỏ của “mùa cao điểm”. Tuy chỉ
thuê phòng có một chiếc giƣờng cũng phải trả không dƣới mấy chục đồng [81;
94]. Trƣớc thực tế đó, ý tƣởng về việc xây dựng một nơi để giúp những ngƣời
đồng hƣơng trú ngụ khi có việc cần phải đến địa phƣơng mình đang sinh sống

xuất hiện, và trong niên hiệu Gia Tĩnh thời Minh (1522 – 1567), ở Bắc Kinh đã
bắt đầu xuất hiện những địa điểm cho ngƣời đến từ các địa phƣơng khác trú
ngụ, hội họp, gọi là “Hội quán” [81; 95].
Khác với các tỉnh phía Bắc, “Hội quán” ở các tỉnh phía Nam Việt Nam
nói chung và Sài Gòn – Chợ Lớn nói riêng có khi đƣợc gọi là “Chùa”. Hội
quán Tuệ Thành gọi là Chùa Bà Chợ Lớn, Hội quán Ôn Lăng gọi là Chùa Bà
Ôn Lăng, Hội quán Quỳnh Phủ gọi là Chùa Bà Hải Nam… (Những Hội quán
này đƣợc gọi là “Chùa” vì ở đó thờ bà Thiên Hậu là chính). Có Hội quán đƣợc
gọi là “Đình”, nhƣ Hội quán Minh Hƣơng còn gọi là Đình Minh Hƣơng Gia
Thạnh. Một số Hội quán còn đƣợc gọi là “Miếu”, ví dụ: Hội quán Tuệ Thành
còn đƣợc gọi là Miếu Bà hay Miếu Thiên Hậu, Hội quán Nghĩa An còn đƣợc
gọi là Miếu Ông, Hội quán Nhị Phủ còn đƣợc gọi là Miếu Ông Bổn, Hội quán
Quỳnh Phủ còn đƣợc gọi là Miếu Bà Hải Nam, Hội quán Ôn Lăng còn đƣợc gọi


16

là Miếu Quan Âm. Đây là cách gọi dân gian, không thật chuẩn xác. “Theo cách
hiểu truyền thống, “Chùa” chủ yếu là nơi thờ Phật, nơi định vị của các tăng đồ
Phật giáo – nơi thuần túy có tính chất tôn giáo” [46; 53]. Còn “Đình” “là nơi
sinh hoạt cộng đồng của làng xã Việt Nam thời xưa, đồng thời là nơi thờ Thành
Hoàng của làng xã” [46; 53], “Miếu” là một đền thờ nhỏ [114].

Theo từ điển Tiếng Việt, “Hội quán” là “Nhà của một đoàn thể để làm
nơi hội họp và các hội viên gặp nhau” [114], hoặc là “Nơi dành cho các hiệp
hội theo ngôn ngữ hay theo xuất xứ” [46; 9].
Tuy “Hội quán” có một số điểm gần gũi với các ngôi “Chùa”, “Đình”,
“Miếu” (tôn giáo - tín ngƣỡng), song trong nội hàm “Hội quán” còn bao gồm
những chức năng, đặc điểm khác mà các khái niệm “Chùa”, “Đình”, “Miếu”
không có đƣợc: Hội quán vừa là trụ sở hành chính của Bang, vừa là trụ sở của

Hội đồng hƣơng, vừa là trụ sở Hội liên lạc công thƣơng gia trong Bang. Do đó,
chúng tôi thống nhất sử dụng thuật ngữ “Hội quán” trong công trình nghiên cứu
của mình.
1.2.

Quá trình ngƣời Hoa di cƣ đến Sài Gòn – Chợ Lớn

1.2.1.

Vài nét về vùng đất Sài Gòn- Chợ Lớn

“Sài Gòn xưa là tên thành phố Chợ Lớn bây giờ” [40; 7]. Theo Trịnh Hoài
Đức, “Sài” là tiếng mượn từ chữ Hán… có nghĩa là “củi gỗ”, “Gòn” là tiếng
Nam chỉ “bông gòn” hay “cây gòn”. Về sau, người Pháp gọi tên thành phố Sài
Gòn vì họ thấy tên đó trong các bản đồ địa lý do người Âu Tây vẽ để gọi toàn
thể địa phận tỉnh Gia Định” [40; 8].
Đất Sài Gòn - Chợ Lớn nằm trên vùng chuyển tiếp giữa hai vùng địa chất,
hai khu vực địa hình - địa mạo khác nhau. Nơi đây trong lịch sử đầu Công
nguyên cho đến trƣớc thế kỷ XVI là vùng tiếp giáp giữa nhiều quốc gia cổ, nơi
gặp gỡ của nhiều cộng đồng dân cƣ, nơi chứa đựng nhiều ảnh hƣởng của nhiều
nền văn minh cổ ở khu vực Nam Đông Dƣơng và Nam Á. Những cuộc tranh


17

chấp, đặc biệt là từ thế kỷ XIII - XVII, đã biến vùng đất Sài Gòn - Chợ Lớn, cho
tới trƣớc khi những cƣ dân Việt hiện diện, vẫn là miền đất hoang vu. Trịnh Hoài
Đức trong Gia Định thành thông chí cho rằng “nơi đây không có nội dung
huyền bí về phong thủy mà chỉ có nhiều thuận lợi để làm lúa nước, được tiêu
tưới điều hòa với sông rạch thiên nhiên chằng chịt, hãy còn hoang nhàn với

hùm beo qua lại” [50; 9]. Khi ngƣời Việt đi khẩn hoang, mang theo mình nền
văn minh lúa nƣớc lâu đời, họ đã thấy miền đất còn hoang vu và nhiều đe dọa
này có tiềm năng lớn về nông nghiệp [50; 9].
Đến khi chúa Nguyễn Phúc sai Chƣởng cơ Nguyễn Hữu Cảnh vào tổ chức
dinh Phiên Trấn, phủ Gia Định – gồm 2 huyện Phƣớc Long và Tân Bình (Sài
Gòn) – khi ấy cƣ dân Việt đến đây đã đông đúc, làng mạc trù mật.
Thời Nguyễn Ánh, dinh Phiên Trấn đổi thành trấn Phiên An, rồi trấn Gia
Định. Trấn Gia Định bao quát cả vùng Nam Bộ và đặt dƣới quyền cai trị của
một Tổng trấn. Sang thời Minh Mạng, sau vụ nổi loạn của Lê Văn Khôi thì chế
độ Tổng trấn bị bãi bỏ, Gia Định từ đây chỉ còn là một trong 6 tỉnh của Nam Kỳ
(Nam Kỳ lục tỉnh gồm: Biên Hòa, Gia Định, Định Tƣờng, Vĩnh Long, An
Giang, Hà Tiên). [115]
“Như vậy, khi định ra thành phố Sài Gòn thì người ta lấy dấu mốc là năm
1698 khi xuất hiện Tân Bình (trên gò cao Tâ n Khai, bên dòng sông Bến Nghé)
là trụ sở của Phiên trấn Gia Định. Huyện Tân Bình phát triển nhanh về dân số
và kinh tế nên sớm được nâng lên làm phủ Tân Bình, gồm có 2 huyện: huyện
Tân Long (gồm cả Chợ Lớn) và huyện Bình Dương (gồm cả Sài Gòn). Trong
lịch sử, Tân Bình, Bình Dương, Chợ Lớn, Sài Gòn, Bến Nghé, Gia Định thường
bị lẫn lộn vì nhiều sự thay đổi tên gọi tùy thời gian. Nhà cầm quyền và dân
chúng lắm khi gọi không giống nhau, nhưng tất cả đều chỉ một khu vực nhất
định: vùng Sài Gòn. Ngày trước, Chợ Lớn gọi là Sài Gòn, Sài Gòn gọi là Gia


18

Định, Gia Định gọi là Bà Chiểu. Khoảng năm 1885, thực dân Pháp lập ra tỉnh
Gia Định, lấy vùng Bà Chiểu làm tỉnh lỵ, nhân dân và thương khách xem đây là
bộ phận của một thành phố duy nhất gọi tên chung là Sài Gòn (nay là thành
phố Hồ Chí Minh)” [65; 20].
Sài Gòn từ sớm trở thành đầu mối giao thông huyết mạch, trung tâm cai trị,

trung tâm quân sự và trung tâm kinh tế vào bậc nhất ở miền Nam Việt Nam. Cù
lao phố không cạnh tranh nổi, dần trở nên điêu tàn. Chợ Lớn vốn là một chợ
xƣa ở Sài Gòn đƣợc lập vào năm 1778, do ngƣời Hoa sau khi chạy tránh chiến
tranh Tây Sơn - Nguyễn Ánh từ Biên Hòa, Mỹ Tho, Hà Tiên... tập trung về đây.
Chợ Lớn ngày càng thêm mở mang, phồn thịnh.
Theo Trịnh Hoài Đức (Gia Định thành thông chí) thì “Phố này cách trấn lỵ
12 dặm về phía Nam. Hai phố chính ở hai bên đường quan lộ, chạy thẳng suốt
qua ba phố ra bến sông. Ở giữa có mặt phố nằm ngay và ở cuối có một phố dọc
ăn thông với nhau, hình chữ “điền”. Nhà cửa liền mái sát vách. Phố dài gần ba
dặm, bán các thứ gấm góc, đồ sứ, giấy bút, hạt châu, sách vở, thuốc men, chè
miếng và các hóa vật ở miền Nam, miền Bắc, trong sông ngoài biển không thiếu
thứ gì… Những buổi hôm mai trời đẹp cùng những ngày tam nguyên (thượng
nguyên, trung nguyên, hạ nguyên) dân chúng treo đèn, đua khéo thi lạ, trông
như cây lụa cầu sao, hội trên thành gấm. Chuông trống om sòm, đàn sáo ríu rít,
gái trai chen chúc, thực là một cái phố lớn đông đúc và náo nhiệt” [24; 21].
Phong cảnh Sài Gòn – Chợ Lớn đã đi vào thơ xƣa:
“Khen bấy Sài Gòn định giới cương,
Lăng xăng ngã ngách dọc ngang đường.
Cột cờ Thủ - ngữ xây trăm trượng,


19

Trại lính Hội - đồng trấn một phương.
Dinh dãy cửa nhà chen thứ lớp,
Bạc vàng su lúi đỗi cang thường.
Phiền ba xiết kể nay thanh lịch,
Lễ nghĩa ngày xưa chạnh nỗi thương.” [56; 29]
“Dời đổi nguồi thương cảnh nước non,
Phiền hoa Chợ Lớn giáp Sài Gòn.

Dục - anh rực rỡ lầu đôi lớp,
Mai - tự sum suê lũy một hòn.
Tham - biện Xã - tây Cò - bót đủ,
Minh - hương Chùa - phật Miễu - đình còn.
Kể sao cho hết bề thanh lịch,
Nho nhã phong lưu dấu chẳng mòn” [56; 42]
Với vị trí địa lý thuận lợi của Sài Gòn – Chợ Lớn cùng với đức tính cần cù,
quả cảm, dám nghĩ dám làm và cởi mở của những cƣ dân ở đây chính là những
yếu tố cơ bản khiến cho Sài Gòn – Chợ Lớn dễ dàng tiếp thu những cái mới,
đón nhận những cƣ dân mới và làm cho vùng đất này ngày càng phát triển.


20

1.2.2.

Vài nét về những làn sóng di dân lớn của ngƣời Hoa vào Việt

Nam trƣớc thế kỷ XVII
Việt Nam và Trung Hoa có chung một đƣờng biên giới, nên từ lâu đời đã
có sự giao lƣu, tiếp xúc giữa các bộ phận cƣ dân sinh sống ở hai quốc gia. Từ
rất xa xƣa, ngƣời Hoa đã sang lƣu trú ở Việt Nam. Quá trình này diễn ra rất
phức tạp, lâu dài, liên tục và gắn liền với nhiều đợt, nhiều hình thức trong lịch
sử, từ lẻ tẻ, tự phát đến dồn dập, ồ ạt, và quy mô. Trong tiến trình lịch sử, do
mối quan hệ giữa Việt Nam và Trung Hoa không đơn giản cho nên việc di dân
của ngƣời Hoa đến Việt Nam cũng liên tục biến thiên.
Thật khó xác định chính xác mốc thời gian những ngƣời Hoa đầu tiên đã
đến Việt Nam, nhƣng sự hiện diện của họ trên mảnh đất này đã đƣợc ghi nhận
trên hai ngàn năm. Đúng nhƣ Raymon J.de Jeagher trong Người Hoa tại Việt
Nam đã viết: “Thật khó mà xác định những người Hoa đầu tiên tới Việt Nam

khi nào, nhưng tối thiểu là từ hai ngàn năm nay rồi. Vào thế kỷ II trước Công
nguyên, một nhà cai trị người Hoa đã thiết lập vương quốc Nam Việt, Khi
vương quốc này sụp đổ vào năm 111 trước Công nguyên, vùng đất này trở
thành một tỉnh của đế quốc Trung Hoa. Tình trạng này kéo dài một ngàn năm”.
Cũng theo Raymon J.de Jeagher, “Người Hoa tiếp tục di dân xuống phía Nam
ngay cả sau khi Việt Nam giành được độc lập vào năm 939 (1), một nền độc lập
được kéo dài liên tục, ngoại trừ một giai đoạn ngắn dưới quyền cai trị của
người Trung Hoa trong những thập niên 1400, cho tới khi Pháp chiếm nước này
vào thập niên 1860” [72; 3]. Tác giả Nguyễn Văn Huy trong Người Hoa tại Việt
Nam cũng viết: “Vào thế kỷ thứ II trước Công nguyên (năm 111) người Hoa
(nhà Hán) đã sáp nhập Việt Nam (thời đó là Nam Việt) vào miền Nam Trung
Hoa, đặt tên là Giao Chỉ Bộ và đã cai trị hơn một ngàn năm” [37; 19]. Những
thƣ tịch cổ của Trung Quốc và Việt Nam nhƣ: Sử ký Tƣ Mã Thiên, Hậu Hán
thƣ, Hoài Nam Tử, Tam quốc chí, Ngô Việt xuân thu, Minh thực lục, Ức trai thi


21

tập, Đại Việt sử ký toàn thƣ, Lịch triều hiến chƣơng loại chí, An Nam chí lƣợc,
Đại Nam thực lục tiền biên, Phủ biên tạp lục… cũng ghi lại các đợt di dân của
ngƣời Hoa sang Việt Nam [72; 4].
Cuộc di dân lớn đầu tiên của ngƣời Hoa xuống phƣơng Nam đƣợc bắt đầu
từ chính sách Nam tiến của các triều đại phong kiến Trung Hoa. “Năm thứ 33
(214 trước Công nguyên) Tần Thủy Hoàng sai tất cả bọn lang thang, vô thừa
nhận, bọn ăn không ngồi rồi, bọn con buôn đi chiếm đất Lục Lương. Ông lập ra
các quận Quế Lâm (Quảng Tây), Nam Hải (Quảng Đông) và Quận Tượng (An
Nam) và đẩy những kẻ có tội đến ở đó để giữ”, “Khi Tần Thủy Hoàng đã thôn
tính thiên hạ và dẹp yên Dương Việt thì lập ra các quận Quế Lâm, Nam Hải và
Quận Tượng. Trong mười ba năm, ông bắt bọn côn đồ tù tội đem đến các nơi ở
với dân Việt”. Hai đoạn trích dẫn trên (của Sử ký Tƣ Mã Thiên) cho thấy đoàn

quân viễn chinh này không phải chỉ có nhiệm vụ đánh chiếm đất mà với thành
phần cấu tạo của nó, nhà nƣớc phong kiến Trung Quốc đã có ý định cho họ ở lại
lâu dài trên vùng đất mới chiếm [72; 4]. Tiếp đó, đầu năm 111 trƣớc Công
nguyên, Lộ Bác Đức – một viên tƣớng nhà Hán – sau khi thắng Nam Việt đã
xóa tên nƣớc của Triệu Đà và chia Nam Việt thành ba quận Giao Chỉ, Cửu
Chân và Nhật Nam. Từ đây, làn sóng di dân xuống phƣơng Nam có thêm các
cựu thần của các triều đại phong kiến phƣơng Bắc thất thế. Chẳng hạn cuối thời
Đông Hán đầu đời Tam Quốc có các danh sĩ nhƣ Trần Quốc, Viên Huy, Hứa
Tịnh… chạy sang Giao Châu để nƣơng nhờ Thái thú Sĩ Nhiếp. Nhƣ vậy, tính từ
năm 214 trƣớc Công nguyên cho đến thế kỷ X, miền Bắc Việt Nam ngày nay
trở thành một trong những nơi dừng chân trú ngụ của một bộ phận ngƣời Trung
Hoa trong quá trình di dân sang các nƣớc Đông Nam Á. Qua nhiều thế hệ,
những ngƣời di dân này đã lấy vợ, gả chồng với ngƣời bản địa và trở thành
ngƣời địa phƣơng thực thụ. Thế nhƣng, còn một bộ phận không nhỏ là lớp
ngƣời gốc Hán, chủ yếu là lính đồn trú và quan cai trị. Theo các tƣ liệu lịch sử
thì số ngƣời có nguồn gốc Hán cƣ trú trên đất Việt Nam lúc đó lên đến hàng


×