Tải bản đầy đủ (.doc) (132 trang)

Hình tượng nhân vật từ hải từ kim vân kiều truyện đến truyện kiều

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (551.6 KB, 132 trang )

1

Bộ giáo dục và đào tạo
Trờng đại học vinh
= = = = == = =

Phạm thị hồng

Hình tợng nhân vật từ hải
Từ kim vân kiều truyện đến truyện kiều
-----------------

Luận văn thạc sĩ ngữ văn

Vinh 2007


2

Bộ giáo dục và đào tạo
Trờng đại học vinh
= = = = == = =

Phạm thị hồng

Hình tợng nhân vật từ hải
Từ kim vân kiều truyện đến truyện kiều
-----------------

Luận văn thạc sĩ ngữ văn
Chuyên ngành: văn học Việt Nam


Mã số:
06 22 34
Ngời hớng dẫn khoa học: TS. Trơng Xuân Tiếu

Vinh 2007


3

Lời cảm ơn
Với tấm lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin chân thành cảm ơn Tiến sỹ
Trơng Xuân Tiếu, ngời đã tận tình giúp đỡ học viên trong suốt quá
trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn tới các quý thầy, cô giáo trong
khoa Ngữ văn và khoa Sau đại học Trờng Đại học Vinh đã giúp đỡ
mọi mặt để hoàn thành khoá học.
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn tất cả những ngời thân
trong gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã quan tâm, động viên và giúp
đỡ tôi trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu.
Vinh, ngày 9/12/2007
Tác giả luận văn

Phạm Thị Hồng


4

Mục lục
Mở đầu ..
1. Lý do chọn đề tài. .

2. Lịch sử vấn đề.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu. ..
4. Những vấn đề chung về lý thuyết văn học so sánh và phạm vi
nghiên cứu của đề tài. ...
5. Phơng pháp nghiên cứu. ..
6. Đóng góp mới của luận văn. .
7. Kết cấu của luận văn.
Chơng I: Một số vấn đề chung về nhân vật anh hùng trong văn học
Việt Nam thời trung đại. ..
1.1. Giới thuyết về nhân vật anh hùng. .
1.2 Nhân vật anh hùng trong truyện dân gian Việt Nam. ...
1.3. Nhân vật anh hùng trong văn học viết Việt Nam thời trung đại.
1.3.1. Giai đoạn từ thế kỷ X đến hết thế kỷ XV.
1.3.2.Giai đoạn từ thế kỷ XVI đến nửa đầu thế kỷ XVIII.
1.3.3. Giai đoạn từ cuối thế kỷ XVIII đến hết thế kỷ XIX. ..
1.4. Một số phơng thức thể hiện và biện pháp nghệ thuật xây dựng
nhân vật anh hùng trong văn học Việt Nam thời trung đại.
1.4.1. Phơng thức thể hiện bằng tự sự. ..
1.4.2. Biện pháp nghệ thuật. .
1.4.2.1. Miêu tả ngoại hình nhân vật. ...
1.4.2.2. Miêu tả hành động nhân vật. ..
1.4.2.3. Miêu tả nội tâm nhân vật.
Chơng II...
Hình tợng nhân vật Từ Hải một sáng tạo nghệ thuật của Nguyễn Du.
2.1. Ngoại hình nhân vật Từ Hải. ..
2.1.1. Khái niệm ngoại hình nhân vật.
2.2.2. So sánh ngoại hình nhân vật Từ Hải trong tác phẩm Kim Vân
Kiều truyện với Từ Hải trong tác phẩm Truyện Kiều.
2.2. Nội tâm nhân vật. ..
2.2.1. Khái niệm nội tâm nhân vật. .

2.2.2. Nội tâm nhân vật Từ Hải trong Truyện Kiều.
2.2.2.1. Nghệ thuật phân tích tâm lí nhân vật của Nguyễn Du trong
Truyện Kiều. .
2.2.2.2. So sánh nội tâm nhân vật Từ Hải trong hai tác phẩm Kim Vân
Kiều truyện và Truyện Kiều qua việc phân tích ngôn ngữ nhân vật..
2.3. Hành động nhân vật Từ Hải ..
2.3.1. Khái niệm hành động nhân vật.

Trang
1
1
2
11
12
12
13
13
14
14
15
17
17
22
25
30
31
32
32
34
36

39
39
39
40
42
42
43
43
44
51


5

2.3.2. So sánh hành động nhân vật Từ Hải trong Truyện Kiều và Kim
Vân Kiều truyện. ...
2.3.2.1. Từ Hải gặp Thuý Kiều và ra đi lập sự nghiệp.
2.3.2.2. Từ Hải đón Kiều.
2.3.2.3. Từ Hải giúp Thuý Kiều báo ân báo oán.
2.3.2.4. Thuý Kiều tạ ân Từ Hải. ..
2.3.2.5. Từ Hải khao quân, làm lễ rửa oan cho Thuý Kiều và xây dựng
lực lợng chính nghĩa hùng mạnh.
2.3.2.6. Từ Hải trớc những âm mu, thủ đoạn của Hồ Tôn Hiến
2.3.2.7. Từ Hải đầu hàng và chết đứng.
Chơng III
Những yếu tố khách quan, chủ quan làm nên những sáng tạo nghệ
thuật của Nguyễn Du khi viết về nhân vật Từ Hải trong Truyện Kiều
3.1. Những yếu tố khách quan.
3.1.1. Truyền thống xây dựng nhân vật anh hùng trong văn học trung
đại Việt Nam đã bồi đắp cho Nguyễn Du khi viết về nhân vật Từ Hải.

3.1.2. Ưu thế của thể loại truyện Nôm đã giúp Nguyễn Du rất nhiều
trong khi viết về nhân vật Từ Hải.
3.1.3. Những yếu tố lịch sử Việt Nam giai đoạn nửa cuối thế kỷ
XVIII đến nửa đầu thế kỷ XIX đã tác động tích cực đến Nguyễn Du
khi viết về nhân vật Từ Hải. ..
3.2. Những yếu tố chủ quan. .
3.2.1. Quan niệm nghệ thuật về con ngời của Nguyễn Du đã giúp nhà
thơ xây dựng thành công nhân vật Từ Hải.
3.2.2. Cái hùng tâm tráng chí của một đấng nam nhi trong con ngời
Nguyễn Du đã hun đúc rất nhiều cho sáng tạo của ông khi viết về
nhân vật Từ Hải.
Kết luận.
Tài liệu tham khảo
Phụ lục ..

51
52
52
55
58
65
67
68
73
77

77
77
78


83
85
86

90
96
98
102


6

Mở đầu
1. Lý do chọn đề tài.
1.1. Nói đến văn học Việt Nam, độc giả không thể không nhắc đến Đoạn trờng tân thanh (Truyện Kiều) của Nguyễn Du một kiệt tác của văn học Việt
Nam. Đoạn Trờng Tân Thanh cũng là sự kết tinh rực rỡ nhất của văn học cổ
điển Việt Nam. Vì thế từ xa tới nay, ngời ta vẫn xem Truyện Kiều là một thế
giới, nó cũng có tính vô tận của một thế giới. Mỗi ngời, vào mỗi thời điểm
nhất định chỉ có thể nắm bắt thế giới ấy một phần mà thôi. [50;tr48]. Với
luận văn này, chúng tôi mạnh dạn nắm bắt một phần rất nhỏ của thế giới
Truyện Kiều.
1.2. Viết Truyện Kiều, Nguyễn Du dựa vào Kim Vân Kiều truyện của Thanh
Tâm Tài Nhân, nhất là dựa vào cốt truyện và thế giới nhân vật; vì thế, nghiên
cứu nhân vật trên phơng diện so sánh là điều rất cần thiết. Thế nhng, từ khi
Truyện Kiều xuất hiện cho đến nay, vấn đề này cha đợc giới nghiên cứu thực
sự quan tâm; và họ chỉ chú trọng nhiều đến nội dung và nghệ thuật của tác
phẩm. Nhân vật Từ Hải cũng rất đợc chú ý, nhng nhìn chung ngời ta chỉ
nghiên cứu bản thân nhân vật Từ Hải của Nguyễn Du, còn việc nghiên cứu
nhân vật Từ Hải trong Truyện Kiều trên phơng diện so sánh với nhân vật Từ
Hải trong Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân thì cha đợc chú

trọng.
1.3. ở trong nhà trờng, (đặc biệt là ở cấp trung học cơ sở và trung học phổ
thông), Từ Hải là một nhân vật văn học rất đợc chú ý. Việc đi sâu tìm hiểu về
nhân vật này trên phơng diện so sánh là một việc làm bổ ích. Nó sẽ giúp cho
ngời dạy và ngời học có những hiểu biết sâu sắc, cụ thể hơn, để đi vào phân
tích, bình giảng các đoạn trích một cách thấu đáo, hiệu quả và chất lợng.
Đó là những lý do căn bản thúc đẩy chúng tôi đi vào tìm hiểu đề tài Hình
tợng nhân vật Từ Hải từ Kim Vân Kiều truyện đến Truyện Kiều.
2. Lịch sử vấn đề.
2.1. Cho đến nay, trong khối lợng đồ sộ các công trình nghiên cứu về Truyện
Kiều thì số công trình có sử dụng phơng pháp so sánh văn học không phải là
ít.
Từ những năm 40 của thế kỷ XX, Dơng Quảng Hàm, Đào Duy Anh,
Hoài Thanh trong khi nghiên cứu Truyện Kiều đã chú ý so sánh với Kim Vân
Kiều truyện. Dơng Quảng Hàm với bài Nguồn gốc Truyện Kiều đăng trên Tạp


7

chí Tri Tân số 41, 1941 khi đi tìm nguồn gốc Truyện Kiều đã so sánh đối chiếu
với Kim Vân Kiều truyện. ở bài viết này, tác giả khẳng định Tác phẩm của
cụ thật có phần sáng tạo, đặc sắc: cụ sắp đặt nhiều việc một cách khác để cho
hợp lý hơn hoặc để tránh sự trùng điệp, cụ thay đổi nhiều tiểu tiết (...) bỏ đi
nhiều chỗ thô tục [28; tr576]. Đào Duy Anh với cuốn sách Khảo Luận về
Truyện Kiều (xuất bản Quan Hải Tùng Th, Huế, 1943) cũng so sánh Truyện
Kiều với Kim Vân Kiều Truyện. Bớc đầu ông đã phát hiện sức sáng tạo riêng
của Nguyễn Du khi xây dựng nhân vật là đi theo cách lý tởng hoá nhân vật
thành những nhân vật điển hình. Với toàn bộ tác phẩm Truyện Kiều, ông
khẳng định Nguyễn Du đã hoán cốt đoạt thai Kim Vân Kiều truyện mà tạo
thành một tác phẩm hoàn toàn mới [6; tr357]. Đến Hoài Thanh trong sách

Quyền sống của con ngời trong Truyện Kiều của Nguyễn Du do Văn hóa Việt
Bắc xuất bản 1949 đã so sánh nhân vật Từ Hải của Nguyễn Du với Từ Hải của
Thanh Tâm Tài Nhân và bớc đầu ông đã có những phát hiện khá tinh tế về sự
sáng tạo của Nguyễn Du.
Những năm 60 của thế kỷ XX cho đến nay, có rất nhiều công trình
nghiên cứu đã bớc đầu so sánh Truyện Kiều với Kim Vân Kiều truyện đó là:
Truyện Kiều phong tình lục nào là lam bản của Truyện Kiều của
Giản Chi, (Tạp chí văn, số 43, 1964) [28; tr552]. Những sáng tạo của Nguyễn
Du qua việc so sánh Truyện Kiều với Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm
Tài Nhân (Lê Hoài Nam, Thông Báo Khoa Học, Đại Học S Phạm Vinh, 1964)
[28; tr514]; Nguyễn Du với Nhân Vật Từ Hải của Đặng Thanh Lê [19]. Về cái
chết của Từ Hải của Đỗ Đức Dục [10]. Đọc lại Truyện Kiều của Vũ Hạnh
[12]; Để hiểu thêm Từ Hải hay Từ Hải từ Lịch sử đến Văn Học của Trần
Nghĩa [34]. Truyện Kiều và chủ nghĩa hiện thực của Nguyễn Du của Lê Đình
Kỵ [18]. Truyện Kiều và thể loại truyện Nôm của Đặng Thanh Lê. [20]; Tìm
hiểu phong cách Nguyễn Du trong Truyện Kiều của Phan Ngọc [33]; Thử nhìn
lớt qua tính cách nàng Kiều của Nguyễn Du và trong Truyện Kiều của Thanh
Tâm Tài Tử (Trọng Lai, TCVH số 2, 1998) [29; tr1061]. Tiếp nhận Truyện
Kiều của Nguyễn Du trong sự so sánh với Kim Vân Kiều truyện của La Sơn
Nguyễn Hữu Sơn, Báo văn nghệ số 4, 1990 [28; tr530] . Nơi Nguyễn Du viết
Truyện Kiều của Chu Trọng Huyến [14]; Truyện Kiều đối chiếu của Phạm
Đan Quế [43]; Một số nhận xét về Kim Vân Kiều truyện với Đoạn trờng tân
thanh của Nguyễn Thạch Giang, Triệu Ngọc Lan, Lô Uý Thu, Tạp chí Sông


8

Hơng, số 2, 1994. [6; tr919]; Lý luận văn học so sánh của Nguyễn Văn Dân.
[8]; Giảng văn Truyện Kiều của Đặng Thanh Lê [22]; Cũng là một kiểu so
sánh văn học của Hoàng Văn Lâu [30; tr1594]; Bình giải 10 đoạn trích trong

Truyện Kiều của Trơng Xuân Tiếu [56]; Nhân đọc bài Kim Vân Kiều truyện
của Đổng Văn Thành của Nguyễn Khắc Phi [30; tr1575]; Thi pháp Truyện
Kiều củaTrần Đình Sử.[50]; Nghệ thuật tái tạo nhân vật Kiều trong Đoạn Trờng Tân Thanh của Nguyễn Du của Nguyễn Hằng Thanh [53]; Văn học so
sánh Việt Nam - Nghiên cứu và dịch thuật của Nguyễn Thị Hằng Phơng. [40];
Truyện Kiều trên báo chơng thế kỷ XX của Phạm Đan Quế [46]; Đọc lại Kim
Vân Kiều truyện của Bằng Việt, bài in trong cuốn Kim Vân Kiều truyện
(2005) NXB Văn Học; Truyện Kiều nhìn từ góc độ chi tiết của Lê Xuân Lít.
[28; tr531]. Ngoài ra còn có một số bài viết và sách nghiên cứu của ngời nớc
ngoài nh:
So sánh Truyện Kim Vân Kiều Trung Quốc và Việt Nam (Đổng Văn Thành,
Minh Thanh Tiểu Thuyết Luận Tùng, 1986) (Phạm Tú Châu dịch) [30; tr1542]
Chu trình diễn hóa của Kiều: Lại bàn kế thừa và sáng tạo (K.C.LE UNG) [29;
tr636] (Nguyễn Nam lợc dịch) Nghiên cứu câu chuyện Vơng Thúy Kiều của
Trần ích Nguyên [29; tr642]; Nguyễn Du và Đoạn Trờng Tân Thanh (Jooc Jơ
Bu Đa Ren) (Lê Xuân Ninh dịch) [30; tr1835]. Nhân vật Từ Hải (NiCuLin)
(Lê Sơn lợc dịch) [29; tr1143]. Nguyễn Du Nhà thơ nhân đạo lỗi lạc
(NiCuLin) [6; tr1009]. Nguyễn Du, nhà thơ kiệt xuất Việt Nam và Truyện
Kiều của ông ( Lu Thế Đức Lý Tu Chơng) (Cao Hữu Lạng dịch) [6;
tr1019].
Qua sự khảo sát, thống kê, chúng tôi thấy số lợng các bài viết và các cuốn
sách nghiên cứu về Truyện Kiều của Nguyễn Du có sử dụng quan điểm đối
sánh với Kim Vân Kiều truyện đã lên tới con số 40 công trình.
Nhìn chung, trớc năm 1990, các công trình nghiên cứu về Truyện Kiều có
so sánh với Kim Vân Kiều truyện còn nhiều hạn chế. Nguyên nhân sâu xa là
do phần lớn những công trình này còn đi theo xu hớng ngợi ca cái này và hạ
thấp cái kia, cách làm thủ công, nghiên cứu chỉ so sánh từng phần khi cần
thiết, theo lối thực chứng, thô thiển, và kinh nghiệm chủ nghĩa thiếu cơ
sở phơng pháp luận [8; tr151; tr161; tr162]. Đến năm 1990, La Sơn Nguyễn
Hữu Sơn cho đăng bài Tiếp nhận Truyện Kiều của Nguyễn Du trong sự so
sánh với Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân trên tuần báo Văn



9

Nghệ số 44, đã đánh dấu một mốc quan trọng trong lịch sử nghiên cứu Truyện
Kiều. Lần đầu tiên tác giả đã chỉ ra rằng khi so sánh Truyện Kiều của
Nguyễn Du với Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân trên tất cả mọi
phuơng diện nh về cốt truyện, hệ thống nhân vật, nội dung xã hội, màu sắc
triết lý, các phân đoạn và thứ tự biến động của các chi tiết, tình tiết,... đều thấy
sự khác biệt không đáng kể. Vì thế, theo tác giả, phải:
Đi sâu nghiên cứu so sánh văn bản, giải mã đặc điểm sáng tạo trong sự
chuyển hóa từ loại hình văn xuôi tự sự tới thi ca, từ tiểu thuyết chơng hồi vốn
nghiêng về sự kiện tới loại truyện thơ với u thế phân tích, khái quát, nhấn
mạnh yếu tố tâm lý, tâm trạng và đặc biệt là sự chuyển tải nội dung tâm hồn
dân tộc, ngôn ngữ dân tộc, lối cảm dân tộc (...) sẽ góp phần phát hiện sâu sắc,
khách quan, khoa học hơn về giá trị Truyện Kiều những cống hiến đích
thực là của Nguyễn Du [6; tr936].
Năm 1991, Phạm Đan Quế cho xuất bản cuốn Truyện Kiều đối chiếu.
Theo tác giả, công trình này có ý nghĩa về mặt t liệu. Ông muốn để ngời đọc
tự đánh giá, tự mình xác định những điểm giống, khác nhau giữa hai tác
phẩm. Việc làm này giúp ngời đọc tự mình nhận ra những sáng tạo của
Nguyễn Du so với Thanh Tâm Tài Nhân. Từ khoảng thời gian đó cho đến nay,
các công trình nghiên cứu về Truyện Kiều trên cơ sở so sánh thực sự đã có
nhiều bớc đột phá.
Trong số 40 công trình nghiên cứu Truyện Kiều có so sánh với Kim Vân
Kiều Truyện mà chúng tôi đã nêu trên, Từ Hải là một nhân vật đợc các nhà
nghiên cứu rất chú ý, chỉ sau nhân vật Kiều.
Nhà nghiên cứu Đào Duy Anh trong cuốn Khảo luận về Kim Vân Kiều
(1943) cho rằng: Trong cả bản sách này (chỉ Truyện Kiều tác giả luận văn
thêm) ta thấy ở những chỗ nói về Từ Hải là Nguyễn Du có vẻ phóng khoáng,

hả hê và đắc chí nhất. Vì sao?. Nguyễn Du tuy không có hy vọng khôi phục
nhà Lê, nhng vẫn muốn đợc tung hoành ngoài vòng cơng tỏa bị hãm vào cảnh
hàng thần, ông phải mợn Từ Hải để tiêu biểu cho cái mộng tởng của mình
vậy [6; tr365]. Nh vậy Đào Duy Anh chỉ thấy đợc khi xây dựng nhân vật Từ
Hải, Nguyễn Du lại theo đúng nguyên văn chỉ để cho Thúy Kiều nói về lợi
mà đủ khuyên Từ Hải đầu hàng rất mau chóng, khiến ta thấy tâm lý Từ Hải sơ
sài. Rõ ràng, khi nghiên cứu về Từ Hải, Đào Duy Anh đã đạt đợc những
thành công nhất định, nhng ông vẫn cha thấy đợc sự sáng tạo của Nguyễn Du


10

khi xây dựng nhân vật Từ Hải trở thành một ngời anh hùng mang nhiều vẻ đẹp
lý tởng.
Tiếp nối tinh thần so sánh của Đào Duy Anh, Hoài Thanh đã phát hiện ra
đợc nhiều điểm sáng tạo của Nguyễn Du khi ông so sánh nhân vật Từ Hải của
Nguyễn Du với nhân vật Từ Hải của Thanh Tâm Tài Nhân. Ông đã tìm thấy sự
vận động, phát triển của nhân vật Từ Hải qua quá trình sáng tạo của Nguyễn
Du. Tác giả thấy Từ Hải của Nguyễn Du mang phẩm chất của một nhân vật
anh hùng ca, không phải ngời thực cũng không phải bịa đặt, đó là con ngời
mang cái mộng lớn nhất trong cuộc đời Nguyễn Du, cái mộng anh hùng
Hoài Thanh còn khẳng định tài năng nghệ thuật của Nguyễn trong khi xây
dựng nhân vật. Nhà nghiên cứu cho rằng, Nguyễn Du đã thêm da thêm thịt
vào nhân vật của Thanh Tâm Tài Nhân biến những bộ xơng thành con ngời
thực. Nguyễn Du truyền sức sống vào trong bức vẽ bởi đã chuyển ý yêu, ý
ghét, ý giận, ý hờn của Thanh Tâm Tài Nhân thành những yêu, ghét, giận,
hờn, những cung bậc tình cảm của con ngời thực thụ. Nh vậy, qua so sánh với
nguyên tác, cùng với những phân tích kiến giải sâu sắc, Hoài Thanh đã khám
phá những bớc tiến của Từ Hải trong Truyện Kiều so với nguyên tác.
Với tinh thần nghiên cứu rất khoa học nghiêm túc, năm 1965 trong bài

Nguyễn Du với nhân vật Từ Hải, Đặng Thanh Lê đã đối chiếu nhân vật Từ Hải
trong Truyện Kiều và Từ Hải trong Kim Vân Kiều truyện. Nhà nghiên cứu thấy
từ nhân vật của Thanh Tâm Tài Nhân đến nhân vật của Nguyễn Du đã có một
sự phát triển, biến đổi về phơng diện tích cách [19]. Bà phân tích:
Đi vào trang sách Việt Nam dới ngòi bút kỳ tài của thi hào Nguyễn Du,
Từ Hải trở thành một nhân vật anh hùng với nhiều màu sắc lý tởng hơn. Sự
biến đổi ấy có nhiều mức độ. Có thể vẫn là những tính cách, hành động, ngôn
ngữ, cử chỉ, tâm t ấy, nhng cũng có những sự việc tình tiết chung quanh nhân
vật này mà Nguyễn Du hoặc lợc bỏ, hoặc Nguyễn Du thêm vào để xây dựng
một nhân vật anh hùng theo cảm xúc, nhận thức chủ quan của nhà thơ (...) ngời anh hùng của Nguyễn Du phi thờng về diện mạo, hành động, ý nghĩ, tình
cảm... và đến cả quá khứ sự nghiệp. Nếu Thanh Tâm Tài Nhân đa Từ Hải lên
sân khấu bằng những lời lẽ giới thiệu khiến lai lịch Từ Hải trở nên tầm thờng
thì Nguyễn Du lại lợc bỏ những chi tiết thi trợt, đi buôn... mà chỉ giới thiệu đó
là một khách biên đình, vốn có cuộc sống giang hồ qen thói vẫy vùng, gơm
đàn nửa gánh non sông một chèo. [19]


11

Đến Truyện Kiều và thể loại truyện Nôm, Đặng Thanh Lê tiếp tục
khẳng định Từ Hải đã trút bỏ đợc tiền thân giặc cỏ tầm thờng trong tác phẩm
nguồn gốc. [20; tr121]. ý kiến này đợc phát triển thêm trong cuốn Giảng
Văn Truyện Kiều. Tác giả viết:
Nguyễn Du đã xây dựng một Từ Hải thành một anh hùng khi đang sống
và anh hùng đến cả lúc chết. Dới ngòi bút của Nguyễn Du, Từ Hải không phải
là một tên cớp tầm thờng, mà là một con ngời có cả một tấm lòng khát vọng tự
do mạnh mẽ, đức tự tin kiêu hãnh và sức mạnh phi thờng. Vì chỉ là một nhân
vật anh hùng xuất hiện trong xã hội phong kiến và là một hình tợng sáng tạo
trên thế giới quan còn ít nhiều bị hạn chế của nhà nho Nguyễn Du nên Từ Hải
đã đi vào đầu hàng. [22;tr137].

Nhà nghiên cứu Đỗ Đức Dục cũng có những ý kiến tơng tự với Đặng
Thanh Lê; ông đã nhấn mạnh:
Có một điều cần khẳng định ngay là Nguyễn Du đã dựa vào tiểu
thuyết Kim Vân Kiều Truyện của Thanh Tâm Tài Nhân mà xây dựng nên
Truyện Kiều, nhng ngoài việc mợn cốt truyện của Thanh Tâm Tài Nhân, về
căn bản Nguyễn Du đã xuất phát từ hiện thực xã hội đơng thời mà sáng tạo
nên tác phẩm bất hủ của mình. Đặc biệt là nhân vật Từ Hải, từ một tay hảo
hán còn cớp của giết ngời của Thanh Tâm Tài Nhân, Nguyễn Du đã biến thành
một bậc đội trời, đạp đất, cầm quân khởi nghĩa chống lại triều đình. Làm
nh vậy, Nguyễn Du đã dựa vào thực tế lịch sử xã hội của thời đại ông với cả
một phong trào nông dân khởi nghĩa sôi sục mà đỉnh cao là khởi nghĩa Tây
Sơn chói lọi với ngời anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ. Nhng có thể nói đích
danh Từ Hải chính là hình ảnh Nguyễn Huệ thì thật là khiên cỡng, nhng có thể
không sai lầm mà khẳng định rằng hình tợng Từ Hải là một âm vang, một ánh
hồi quang của phong trào nông dân khởi nghĩa thời Lê mạt tạo nên bối cảnh
lịch sử của Truyện Kiều. [30, tr1151, tr1152]
Nh vậy, Đỗ Đức Dục tìm hiểu cơ sở xã hội để hiểu đợc thế giới quan
của Nguyễn Du khi xây dựng nhân vật Từ Hải.
ở miền Nam Việt Nam vào năm 1966, tác giả Vũ Hạnh đã cho xuất bản
cuốn Đọc lại Truyện Kiều. Với lối viết riêng, cách tiếp cận riêng, Vũ Hạnh đã
cung cấp cho ngời đọc nhiều kiến giải rất thú vị. Nhà nghiên cứu cho rằng Từ
Hải chính là sự lỡ tay của thiên tài Nguyễn Du và sự lỡ tay này có căn nguyên
sâu xa từ thế giới nội tâm của tác giả. Đồng thời, Vũ Hạnh cũng nhận xét


12

Từ Hải của Thanh Tâm Tài Nhân anh hùng nhng thô bạo, Từ Hải của Tố Nh
phóng khoáng và nghĩa hiệp. [12; tr50]
Cũng trong năm 1966, Trần Nghĩa trong bài Để hiểu thêm Từ Hải hay Từ

Hải từ lịch sử đến văn học đã đi sâu vào lý lịch của Từ Hải từ trong lịch sử đến
văn học qua nhiều giai đoạn, để cuối cùng đến với Từ Hải của Nguyễn Du.
Ông cho rằng dõi theo bớc đờng Từ Hải từ lãnh vực lịch sử sang thế giới văn
học, chắc sẽ giúp đợc nhiều cho việc đánh giá nhân vật Từ Hải trong tác phẩm
của Nguyễn Du [34]. Trần Nghĩa đã khảo sát khá kỹ lịch sử của Từ Hải từ
trang sách lịch sử đến trang sách văn học qua nhiều giai đoạn khác nhau.
Đồng thời, ông cũng phân tích nguyên nhân khiến một nhân vật Từ Hải phản
diện của lịch sử Trung Hoa dần dần trở thành nhân vật anh hùng trong văn học
nh thế nào. Thông qua sự khảo sát này, Trần Nghĩa đã giúp ngời đọc hiểu rõ
hơn về nhân vật Từ Hải và những đóng góp sáng tạo của Nguyễn Du trong bớc
đờng hoàn chỉnh nhân vật anh hùng.
Năm 1985, Phan Ngọc xuất bản công trình Tìm hiểu phong cách
Nguyễn Du trong Truyện Kiều. ở công trình này, ông đa ra một số kết luận
khá mới mẻ, bất ngờ:
Từ Hải là hình ảnh trái ngợc với toàn bộ những con ngời trong xã hội cũ
mà tác giả gọi là những phờng giá áo túi cơm. Từ Hải muốn sống phi thờng,
suy nghĩ cũng phi thờng và hành động phi thờng. Điều đặc biệt ta không bỏ
quên là bất cứ ai gặp Kiều cũng nói đến cái tài, cái sắc của Thúy Kiều, trái lại
Từ Hải không bao giờ nhắc đến cái đó. Từ Hải không tìm ngời có tài sắc, Từ
Hải tìm một ngời hiểu mình. Cái lạ là ở đó.
Các đặc điểm mà chúng tôi phân tích trên đây không có trong Kim Vân
Kiều Truyện; Từ Hải khác hẳn mọi anh hùng trong tiểu thuyết Trung Quốc và
giống nh một chàng cớp nổi loạn ở Châu Âu vào thế kỷ XIX trong văn học
lãng mạn; chỉ cần so sánh đoạn Từ Hải tâm sự với Thúy Kiều trớc khi đầu
hàng trong Kim Vân Kiều Truyện và trong Truyện Kiều, chúng ta có thể thấy
hai bút pháp rõ rệt. Trong Kim Vân Kiều Truyện, Từ Hải là đại vơng sơn trại
của Thủy Hử [33; tr165; tr166; tr167].
Phạm Đan Quế lại có một cách làm rất khác so với những ngời đi trớc.
Ông giới thiệu cho ngời đọc cách đọc đối chiếu trong cuốn Truyện Kiều đối
chiếu. Việc đối chiếu ở đây đợc đánh giá là rất chi tiết và công phu. Với cuốn

sách này bạn đọc có thể tự mình xác định điểm giống và khác nhau giữa


13

Truyện Kiều và Kim Vân Kiều Truyện. Từ đó ngời đọc tự mình xác định phần
nào là do Nguyễn Du sáng tạo nên, phần nào ông dựa vào truyện của Thanh
Tâm Tài Nhân và cũng nhờ vậy có thể thanh toán đợc quan điểm cho rằng
Truyện Kiều chẳng qua chỉ là sách dịch.
Trơng Xuân Tiếu trong Bình giải mời đoạn trích trong Truyện Kiều đã
giúp ngời đọc có một cái nhìn so sánh giữa những đoạn trích của hai tác phẩm
bằng việc giới thiệu các đoạn trích trong Kim Vân Kiều truyện song song với
các đoạn trích trong Truyện Kiều. Với nhân vật Từ Hải, tác giả khẳng định
hình tợng Từ Hải ở đây đợc Nguyễn Du thể hiện qua lời đánh giá, ngợi ca
của nhân vật liên quan là Thuý Kiều và qua lời phát biểu trực tiếp của chính
bản thân nhân vật nên có một vẻ đẹp toàn diện, điển hình: một vẻ đẹp vừa cao
quý, vừa siêu phàm mà lại rất gần gũi với quan niệm của quần chúng nhân dân
về ngời anh hùng Hình tợng Từ Hải ngời anh hùng lý tởng, ngời anh
hùng của quần chúng nhân dân, của những ngời áp bức [56; tr150; tr1515]
Năm 2002 trong cuốn Thi pháp Truyện Kiều, tác giả Trần Đình Sử có
những gợi ý rất mới mẻ, sắc sảo về nhân vật trong Truyện Kiều. ông cho rằng:
Truyện Kiều tiếp thu hệ thống nhân vật của Kim Vân Kiều Truyện nhng
Nguyễn Du đã phú cho chúng một sinh mệnh mới. Nguyễn Du đã có một
quan niệm mới về con ngời. Con ngời bình đẳng, con ngời tâm lý, con ngời
đời thờng và đợc nhìn đa chiều. Theo tác giả thì chân dung Kim Trọng và Từ
Hải hoàn toàn do Nguyễn Du sáng tạo nên. ở Kim Vân Kiều Truyện, nhân vật
căn bản là con ngời đạo lý, còn trong Truyện Kiều, nhân vật căn bản là con ngời tâm lý. Một trong những biểu hiện của con ngời tâm lý là độc thoại nội
tâm. đây chính là điều sáng tạo mới mẻ của Nguyễn Du.
Năm 2004, tác giả Phạm Đan Quế tiếp tục gửi đến ngời đọc cuốn Truyện
Kiều trên báo chơng thế Kỷ XX. Công trình này đi vào tổng hợp mảng nghiên

cứu Truyện Kiều trên báo chí suốt cả chiều dài thế kỷ XX, đồng thời nó cung
cấp cho ngời đọc một cái nhìn tổng thể về các hớng nghiên cứu Truyện Kiều
trong thế kỷ qua; trong đó, hớng văn học so sánh đã đợc tác giả tổng kết, nhìn
nhận nh một đối tợng độc lập ở mục V trang 121. Cũng trong cuốn sách này
tác giả cho biết: cùng với nhân vật Thuý Kiều, ngời anh hùng Từ Hải là nhân
vật đợc các tác giả quan tâm đặc biệt. [46]
Năm 2005, nhân dịp kỷ niệm 240 năm ngày sinh của Nguyễn Du, Bằng
Việt đã làm một cuộc phiêu lu vào kho t liệu về Kiều (lời tác giả). Sau đó,


14

ông đa ra nhận xét nếu so với thời mình sống, Thanh Tâm Tài Nhân là một
tài năng xuất chúng thì Nguyễn Du đã vợt trội lên cao hơn hẳn và trở thành
một thiên thần của mọi thời đại. Về nhân vật Từ Hải, ông đã công nhận công
đầu cho Thanh Tâm Tài Nhân nhng ông nhấn mạnh: Nguyễn Du đã nâng Từ
Hải lên cao chót vót lý tởng anh hùng ca [37; tr10]
Về nhân vật Từ Hải, nhìn chung các nhà nghiên cứu Truyện Kiều trong và
ngoài nớc đã có những ý kiến sâu sắc và thú vị, đã bớc đầu so sánh nhân vật
Từ Hải của Nguyễn Du với nhân vật Từ Hải của Thanh Tâm Tài Nhân. Nhng
cha có nhà nghiên cứu nào có ý định đa vấn đề so sánh nhân vật Từ Hải của
hai tác giả này thành một vấn đề lớn để khẳng định tài năng và sự sáng tạo của
Nguyễn Du nh một vấn đề độc lập. Vì thế, cho đến bây giờ, vấn đề này dờng
nh vẫn còn chứa đựng nhiều điều mới mẻ, cần đợc khám phá Qua tham khảo
nhiều ý kiến của những ngời đi trớc, chúng tôi định hớng đề tài cho luận văn
và từ đó tiếp tục khám phá hình tợng Từ Hải trong Truyện Kiều trên tinh thần
so sánh với hình tợng Từ Hải trong Kim Vân Kiều truyện.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu.
Luận văn của chúng tôi nghiên cứu những phơng diện sau:
3.1. Chỉ ra đợc những sáng tạo của Nguyễn Du khi xây dựng hình tợng Từ

Hải trên cơ sở dựa vào nhân vật Từ Hải trong Kim Vân Kiều truyện của Thanh
Tâm Tài Nhân.
3.2. Chỉ ra đợc dụng ý của Nguyễn Du khác với dụng ý của Thanh Tâm Tài
Nhân khi xây dựng nhân vật Từ Hải.
3.3. Chỉ ra đợc sự ký thác, gửi gắm, tâm t, khát vọng của Nguyễn Du khi
xây dựng hình tợng nhân vật Từ Hải.
3.4. Chỉ ra đợc những yếu tố khách quan, chủ quan làm nên những thành
công nghệ thuật đặc sắc của Nguyễn Du khi xây dựng hình tợng ngời anh
hùng Từ Hải.
4. Những vấn đề chung về lý thuyết văn học so sánh và phạm vi nghiên
cứu của đề tài.
Văn học so sánh là bộ môn khoa học chuyên nghiên cứu những mối liên hệ
văn học quốc tế. Nhiệm vụ của bộ môn này là dùng sự so sánh đối chiếu các
hiện tợng văn học có ít nhiều liên hệ, hoặc có ít nhiều nét tơng đồng ở các nền
văn học khác nhau trong cùng một giai đoạn, hoặc ở các giai đoạn khác nhau,
để góp phần vạch ra hoặc làm sáng tỏ thêm những quy luật phát triển của văn


15

học, cũng nh đặc điểm riêng của mỗi hiện tợng nằm trong quá trình phát triển
ấy. Văn học so sánh thờng có hai lĩnh vực, phơng thức nghiên cứu chính:
Nghiên cứu so sánh những mối liên hệ loại hình (tức những mối liên hệ khách
quan, những sự tơng đồng giữa các hiện tợng văn học đợc quy định bởi những
điều kiện giống hoặc tơng tự của hiện thực xã hội, t tởng, ngôn ngữ, bất kể
chính nhà văn có ý thức đợc những mối liên hệ đó hay không); Nghiên cứu so
sánh, tìm hiểu mối tác động, ảnh hởng, hoặc vay mợn lẫn nhau về văn học
giữa các dân tộc. [13; tr1961]
Nh vậy, đề tài của chúng tôi là đối tợng nghiên cứu thuộc lĩnh vực thứ hai
của chuyên ngành văn học so sánh. Trong khuôn khổ một luận văn thạc sĩ,

chúng tôi đi sâu nghiên cứu, so sánh hình tợng nhân vật Từ Hải của Truyện
Kiều với nhân vật Từ Hải của Kim Vân Kiều truyện.
Văn bản chúng tôi lựa chọn để khảo sát so sánh trong luận văn này là:
(1) Đoạn Trờng Tân Thanh (Truyện Kiều) của Nguyễn Du, do Đào Duy Anh
hiệu đính chú giải NXB văn học, Hà Nội, 2006 (tái bản)
(2) Truyện Kim Vân Kiều (Quán hoa đờng bình luận Kim Vân Kiều Truyện
mục lục của Thanh Tâm Tài Nhân, do Nguyễn Khắc Hanh và Nguyễn Đức
Vân dịch) NXB Hải Phòng 1994.
5. Phơng pháp nghiên cứu.
Luận văn của chúng tôi vận dụng, kết hợp nhiều phơng pháp nghiên cứu:
phơng pháp so sánh, phơng pháp phân tích, tổng hợp, phơng pháp khái quát
hoá, phơng pháp thống kê.
6. Đóng góp mới của luận văn.
6.1. Chúng tôi đã chỉ ra đợc khi xây dựng nhân vật anh hùng Từ Hải,
Nguyễn Du đi theo hớng lý tởng hoá nhân vật.
6.2. Chúng tôi đã chỉ đợc những sáng tạo và thành công của Nguyễn Du
khi xây dựng nhân vật Từ Hải.
7. Kết cấu của luận văn.
Ngoài phần mở đầu, kết luận và phụ lục luận văn có 3 chơng:
Chơng 1: Một số vấn đề về chung về nhân vật anh hùng trong văn học Việt
Nam thời trung đại.
Chơng 2: hình tợng nhân vật Từ Hải một sáng tạo nghệ thuật của Nguyễn
Du.


16

Ch¬ng 3: Nh÷ng yÕu tè kh¸ch quan, chñ quan lµm nªn nh÷ng s¸ng t¹o
nghÖ thuËt cña NguyÔn Du khi viÕt vÒ nh©n vËt Tõ H¶i trong truyÖn kiÒu.



17

Chơng I
Một số vấn đề chung về nhân vật anh hùng trong văn học
Việt Nam thời trung đại.
1.1. Giới thuyết về nhân vật anh hùng.

Nhân vật anh hùng là nhân vật chính nằm trong phạm trù nhân vật lý tởng.
Trong văn học, nhân vật anh hùng đợc xây dựng trên nền lý tởng của mỗi thời
đại, thờng đại diện cho quần chúng nhân dân, hoặc một giai cấp, một tầng lớp
của một giai đoạn lịch sử nhất định. Vì thế, nhân vật anh hùng ở trong tác
phẩm văn học ở mỗi thời kỳ lịch sử sẽ có những nét khác biệt. Nhng nhìn
chung, nhân vật anh hùng có ba đặc điểm cơ bản sau:
(1) Có tài năng và hành động phi thờng
(2) Có phẩm cách và lý tởng cao cả
(3) Có kỳ tích xuất chúng.
Ba đặc điểm này thống nhất và gắn bó hữu cơ với nhau, đặc điểm này là
tiền đề cho đặc điểm kia và do đó có tài năng và hành động phi thờng thì mới
có kỳ tích xuất chúng. Ngợc lại, kỳ tích xuất chúng của ngời anh hùng chỉ bộc
lộ trọn vẹn, đẹp đẽ nhất khi nó là kết quả hành động của con ngời có phẩm
cách và t tởng cao cả.
Nhân vật anh hùng trong văn học Việt Nam xuất hiện rất sớm. Từ buổi
bình minh của lịch sử, khi nền văn học viết cha ra đời, thì bộ phận văn học dân
gian đã xây dựng đợc nhiều hình tợng anh hùng bất hủ. Nhà nghiên cứu văn
học dân gian Cao Huy Đỉnh cho rằng phần lớn những truyền thống tốt đẹp
mà dân tộc tích lũy đợc trong quá khứ đều tập trung, gửi gắm vào các hình tợng nhân vật anh hùng. Hình tợng nhân vật anh hùng chính là vốn liếng của
nhân dân. Truyện dân gian xét về mặt nào đó là cái kho chứa đựng vốn liếng
đó [58; tr140].
1.2. Nhân vật anh hùng trong truyện dân gian Việt Nam.

Chúng ta hãy bắt đầu từ thần thoại. Thần thoại ra đời từ buổi bình minh
của lịch sử. Lúc này con ngời đang tìm cách lý giải tự nhiên bằng những hiểu
biết rất sơ khai của mình. Họ cho rằng ông khổng lồ là hiện thân của tự
nhiên. Ông khổng lồ đào sông , xây núi, khai phá thiên nhiên, xây đắp
ruộng đồng, và dần dần biến thành những anh hùng bán thần nh Sơn Tinh,
Thánh Gióng ... trong các truyện truyền thuyết. Nh vậy, ông khổng lồ trong


18

truyện thần thoại là điểm bắt đầu của hình tợng anh hùng trong văn học dân
gian Việt Nam.
Theo thời gian, nhận thức của con ngời ngày càng hiện thực. Thế giới
quan lịch sử lấn át thế giới quan thần thoại và do vậy truyện truyền thuyết của
dân gian ra đời. Đến truyền thuyết, những anh hùng không còn là những vị
thần hoàn toàn siêu nhiên, thần kỳ. Đó có thể là những bán thần nh Sơn Tinh,
Thánh Gióng. Đó có thể là những con ngời cụ thể nh Hai Bà Trng, Đinh Bộ
Lĩnh, Lê Lợi, ... . Những con ngời này đã có một lai lịch rõ ràng và nhân dân
đã thần kỳ hóa lai lịch ấy. Hai Bà Trng đợc sinh ra trong gia đình dòng dõi
Vua Hùng. Đinh Bộ Lĩnh là con của bà mẹ hành khất với tự nhiên. Lê Lợi, ngời anh hùng đất Lam Sơn lại đợc sinh ra trong sự lựa chọn và quan tâm của
thánh thần. Chính lai lịch đợc thần kỳ hóa của ngời anh hùng là điểm khởi
phát và triển khai sức tởng tợng kỳ vĩ của nhân dân . Từ đây các tác giả của
dân gian tiếp tục xây dựng nên những nhân vật anh hùng thật kỳ vĩ, xứng đáng
là những con ngời mang sức mạnh,trí tụê, tài năng và lý tởng cao cả của cả
cộng đồng. Đó là Sơn Tinh, ngời anh hùng có tầm thớc ngang trời đất bng
núi, chặn sông, quẩy núi lọt thỏm trong những quang gánh khổng lồ, vót
chông đá làm thành lũy ngăn nớc. Đó là Thánh Gióng ba tuổi xung trận đánh
giặc Ân với khí thế oai hùng, sức mạnh nh vũ bão, đã đánh tan quân thù. Có
thể thấy rõ dụng ý của tác giả dân gian là xây dựng Sơn Tinh thành ngời anh
hùng tợng trng cho khát vọng, ý chí của nhân dân trong công cuộc chinh phục

thiên nhiên, còn Thánh Gióng là ngời anh hùng tợng trng cho sức mạnh và ý
chí chống giặc ngoại xâm của dân tộc.
Nh vậy, về thực chất, những truyện truyền thuyết về ngời anh hùng của
dân gian đã thiên về ca ngợi cái khổng lồ của tập thể, của con ngời thực. Tập
thể đó đợc biểu hiện bằng một cá nhân hình tợng, cá nhân hình tợng này
mang tính cách tập thể tất yếu phải trở thành ngời khổng lồ. [58; tr73]. Vì
thế, những ngời anh hùng khổng lồ này không sống và chiến đấu một cách
độc lập, bên họ luôn có cả một tập thể anh hùng. Hai Bà Trng không ra trận
một mình, bên cạnh những ngời nữ anh hùng này có rất nhiều tớng tá anh
hùng, nam có, nữ có (đó là vợ chồng Đào Kỳ, là công chúa Vĩnh Huy, là công
chúa Thánh Chân). Tơng tự, Lê Lợi trong mời năm nếm mật nằm gai cũng
đợc sự giúp đỡ của các tớng lĩnh và nhân dân.


19

Truyện cổ tích ra đời trong xã hội có giai cấp. Vì thế, đấu tranh giai cấp
trong xã hội trở thành một trong những nội dung chủ yếu của thể loại này..
Theo Đinh Gia Khánh: đồng thời với việc phản ánh một cách sâu sắc cuộc
đấu tranh trong xã hội phong kiến, truyện cổ tích Việt Nam lại có khi dựng
nên những hình tợng thể hiện truyền thống anh hùng dân tộc ... và nh thế hình
tợng Thạch Sanh với lỡi búa và cây cung, với nồi cơm ăn hết lại đầy và cây
đàn hòa bình, xét về một mặt nào đó, cũng thể hiện sinh động một tính cách
Việt Nam, rất anh hùng mà cũng rất nhân đạo. [58; tr123]. Tuy nhiên, Đinh
Gia Khánh cũng phải công nhận rằng: về mặt xây dựng hình tợng anh hùng,
truyện cổ tích không có đợc cái tầm vóc khổng lồ đo bằng kích thớc vũ trụ nh
truyện thần thọai và truyền thuyết. [58; tr123]
Tóm lại, nhân vật anh hùng trong truyện dân gian Việt Nam là hình tợng lý tởng của cả cộng đồng. Tác giả dân gian Viêt Nam đã sử dụng thủ pháp
khoa trơng phóng đại và yếu tố thần kỳ để xây dựng nên những nhân vật anh
hùng có tầm vóc khổng lồ, có sức mạnh phi thờng, xứng đáng với tầm vóc của

dân tộc. Chính vẻ đẹp kỳ vĩ, phi thờng của ngời anh hùng trong văn học dân
gian đã trở thành một nguồn cảm hứng lớn cho văn học viết, đặc biệt là nền
văn học viết Việt Nam thời trung đại.
1.3. Nhân vật anh hùng trong văn học viết Việt Nam thời trung đại.
Nhân vật anh hùng là nguồn cảm hứng dồi dào cho các thế hệ nhà văn, đợc
các nhà văn xây dựng trên nền lý tởng của mỗi thời đại và nhân vật anh hùng
vì thế cũng có những thay đổi cho phù hợp với từng thời đại.
1.3.1. Giai đoạn từ thế kỷ X đến hết thế kỷ XV.
Giai đọan từ thế kỷ X đến hết thế kỷ XV là giai đoạn nhà nớc phong
kiến Việt Nam hình thành và xây dựng quốc gia độc lập. Các triều đại phong
kiến, từ Ngô Quyền, Đinh Tiên Hoàng, ... cho đến Lê ThánhTông đều ra sức
xây dựng một quốc gia phong kiến độc lập và hùng mạnh. Các chính sách
nhằm phát triển kinh tế, văn hóa đều rất đợc chú trọng. Nhờ thế, ở những thế
kỷ này, đất nớc phát triển rất cờng thịnh. Đây cũng là giai đoạn bọn giặc phơng Bắc nhiều lần đánh chiếm nớc ta. Nhng giai cấp phong kiến đã liên tục
lãnh đạo nhân dân kháng chiến bảo vệ đất nớc thành công.. Những chiến công
vang dội của Lê Hoàn, Lý Thờng Kiệt, Trần Quốc Tuấn, Lê Lợi,... đã khiến
cho giai đoạn lịch sử này trở thành một giai đoạn lịch sử hào hùng nhất trong
lịch sử 4000 năm của dân tộc Việt Nam.


20

Âm hởng hào hùng của lịch sử và ý thức dân tộc sâu sắc đã tạo nên một
sự cộng hởng tuyệt vời trong các sáng tác văn chơng. Biểu hiện rõ nhất của sự
cộng hởng ấy chính là khi các nhà văn xây dựng thành công những hình tợng
anh hùng trong nhiều tác phẩm.
ở các tác phẩm tự sự, nhân vật anh hùng đợc khắc họa rõ nét trong một
số tác phẩm tiêu biểu: Việt điện u linh của Lý Tế Xuyên và Lĩnh Nam chích
quái của Trần Thế Pháp.
Việt điện u linh (1329) của Lý Tế Xuyên là một tác phẩm văn học

nhuốm màu sắc tôn giáo. Tác phẩm gồm 27 thiên kể về 27 vị thần đợc nhân
dân thờ trong các đền miếu đời Trần. Trong 27 vị thần này, có thần vốn là anh
hùng dân tộc, có thần vốn là nhà s, có thần vốn là quan lại ngời Trung Hoa.
Trong các vị thần này, tác giả đặc biệt đề cao các vị thần anh hùng dân tộc nh:
Bố Cái Đại Vơng, Triệu Việt Vơng, Lý Nam Đế, Hai Bà Trng, Lý Thờng
Kiệt, ... Có thể thấy rõ, đây đều là những vị anh hùng có công lớn trong việc
đánh đuổi giặc ngoại xâm, xây dựng và bảo vệ nền độc lập cho dân tộc.
Những vị thần anh hùng dân tộc có nhiều nét rất đặc biệt. Bố Cái Đại
Vơng có sức khoẻ hơn ngời, có thể đánh trâu, vật hổ. Lý Thờng Kiệt có tài
dùng binh, nhiều mu lợc, ... Hai Bà Trng - những phụ nữ xinh đẹp - có ý chí
phi thờng. Sức khỏe, ý chí, tài năng của họ đã giúp họ lập nên những chiến
công oanh liệt lúc họ đang sống; và hiển linh giúp con cháu đánh giặc lúc họ
đã hy sinh. Chính tác giả đã khẳng định họ là những anh hùng dân tộc tạo nên
khí thế rừng rực lúc đơng thời, anh linh tỏa rộng đến đời sau. [60; tr13].
Vào khoảng thế kỷ XV, Trần Thế Pháp hoàn thành tác phẩm Lĩnh Nam
chích quái (còn gọi là Lĩnh Nam chích quái liệt truyện). Đây là một tác phẩm
có nội dung rất phong phú và đa dạng. Có truyện thần, có truyện quái, có
truyện cổ tích, có truyền thuyết lịch sử, có truyện tình yêu, truyện tiên, truyện
Phật, truyện trong nớc, ngoài nớc.
Cũng nh Việt điện u linh, tác phẩm Lĩnh Nam chích quái đã ngợi ca
những anh hùng có công trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nớc. Đó là
Thánh Gióng, là Sơn Tinh... Sức mạnh và tài năng của họ làm cho quân thù
khiếp sợ. Thánh Gióng, ba tuổi không nói không cời, nhng khi có giặc thì vơn
vai đứng dậy đòi ra trận. Ngời anh hùng có thể phi ngựa nh bay, nháy mắt
đã đến trớc mặt vua. Thấy Gióng quân giặc bỏ chạy, còn lại tên nào đều kêu


21

la bái lạy thiên tớng rồi cùng đến hàng phục. Hay, Lý Ông Trọng khi đã chết

vẫn khiến quân thù khiếp sợ. Ngời đời sau có thơ ca ngợi ông:
Võ giỏi văn tài đấng trợng phu
Hàm Dơng đồng tợng khiếp quân Hồ
Vĩnh hởng ứng mộng bàn kinh truyện
Hơng lửa trời Nam vững đế đô.
(Lĩnh Nam chích quái)
Có thể thấy, trong tác phẩm Lĩnh Nam chích quái, các nhân vật anh
hùng có địa vị không giống nhau: Thánh Gióng là cậu bé ba tuổi con của một
bà mẹ nghèo, Sơn Tinh là con rể vua Hùng, An Dơng Vơng là một bậc đế vơng,... họ đều trở thành những ngời anh hùng đều đi vào lịch sử bằng những
kỳ tích vẻ vang.
Hình tợng ngời anh hùng của văn học giai đoạn từ thế kỷ X đến hết thế
kỷ XV còn xuất hiện nhiều ở trong các tác phẩm trữ tình. Có thể kể tên một số
tác phẩm tiêu biểu nh: Thuật hoài của Phạm Ngũ Lão, Cảm hoài của Đặng
Dung, Bạch Đằng giang phú của Trơng Hán Siêu, ... .
Tác phẩm trữ tình thờng có dung lợng ngắn, nhng không vì thế mà hình tợng ngời anh hùng không đợc khắc họa rõ nét. Trái lại, với ý tứ cô đọng, hàm
súc, nhiều tác phẩm trữ tình đã xây dựng đợc những hình tợng anh hùng kỳ vĩ,
mang dáng dáp ngời anh hùng trong sử thi. Đó là hình tợng ngời anh hùng
phong kiến trong bài thơ Thuật hoài của Phạm Ngũ Lão:
Múa giáo non sông trải mấy thâu
Ba quân hùng khí nuốt trôi trâu
Công danh nam tử còn vơng nợ,
Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ Hầu.
(Bản dịch)
Chỉ với bốn câu thơ, Phạm Ngũ Lão đã khắc họa đợc hình ảnh một ngời
tráng sỹ với t thế hiên ngang, vững chãi, ngày đêm lo lắng cho vận nớc; đồng
thời đang khát khao đợc cống hiến cho đất nớc. Hình ảnh ngời tráng sỹ này
cũng chính là hình ảnh của tớng sỹ đời Trần trong cuộc kháng chiến chống
quân Nguyên Mông.
Hình tợng ngời anh hùng còn đợc Trơng Hán Siêu miêu tả trong Bạch
Đằng giang phú. Theo Phạm Tuấn Vũ: bài phú này đợc tác giả viết trong thời

đại anh hùng, thời đại phục hng của dân tộc [59; tr36]. Chính vì thế, hình ảnh


22

ngời anh hùng cũng thật nổi trội và lớn lao. Hai vị thánh quân cũng chính là
hai ngời anh hùng làm nên lịch sử bằng chính đức độ và tài năng của mình:
Anh minh hai vị thánh quân
Sông đây rửa sạch mấy lần giáp binh
Giặc tan muôn thuở thanh bình
Bởi đâu đất hiểm cốt mình đức cao.
Bên cạnh những hình tợng ngời anh hùng ngày đêm ra sức gánh vác
giang san, văn học Việt Nam giai đoạn này còn xây dựng hình tợng ngời
cao sĩ thung dung, tự tại chốn lâm tuyền, giấu hơng sắc lánh chơi ngoài
cõi tục [57; tr269]. Những cao sĩ này vốn là những anh hùng dân tộc, nhng vì
những lý do đặc biệt nào đó khiến họ lực bất tòng tâm. Đau đớn, chua xót,
họ gửi tất cả vào thơ. Đó là trờng hợp của Đặng Dung, một con ngời đang ra
sức tận tụy phục vụ đại nghiệp của nhà Trần; nhng vận nhà Trần đã tàn, cơ đồ
đang đổ, tuổi già cũng đã đến. Nhà thơ tự thấy khó lòng xoay chuyển tình thế.
Cảm hoài là nỗi lòng, là tâm trạng của Đặng Dung trong hoàn cảnh ấy:
Việc đời bối rối tuổi già vay
Trời đất vô cùng, một cuộc say
Bần tiện gặp thời lên cũng dễ,
Anh hùng hết vận gẫm càng cay
Vai khiêng trục đất mong phò chúa
Giáp gột sông trời khó vạch mây
Thù trả cha xong đầu đã bạc
Gơm mài bóng nguyệt biết bao ngày!
Bao trùm bài thơ là hình ảnh ngời hùng hết vận nhng không hề nhụt
chí. Ngời anh hùng này vẫn ngày đêm mài kiếm chờ thời cơ để đợc cống hiến

hết tài năng và sức lực cho non sông đất nớc. Đó cũng là một phần tâm sự của
Nguyễn Trãi trong nhiều bài thơ, đặc biệt là bài Tùng:
Thu đến cây nào chẳng lạ lùng,
Một mình lạt thuở ba đông.
Lâm tuyền ai rặng già làm khách?
Tài đống lơng cao ắt cả dùng!
Đống lơng tài có mấy bằng mày?
Nhà cả đòi phen chống khỏe thay


23

Cội rễ bền, dời chẳng động,
Tuyết sơng thấy đã đặng nhiều ngày!
Tuyết sơng thấy đã đặng nhiều ngày
Có thuốc trờng sinh càng khỏe thay
Hổ phách, phục linh nhìn mấy biết,
Dành còn để trợ dân này.
Nguyễn Trãi là vị anh hùng của dân tộc trong cuộc kháng chiến chống
quân Minh, đồng thời cũng là một vị quan thanh liêm hết lòng vì dân vì nớc.
Vì sự đố kỵ, gièm pha, tranh giành quyền lực chốn quan trờng, ông phải lánh
về chốn lâm tuyền. Tại đây, nhà thơ sống một cuộc sống thân nhàn nhng
tâm bất nhàn. Riêng bài Tùng cũng đủ cho ta thấy điều đó. Tâm sự của cây
Tùng thực ra là tâm sự của tác giả. Tùng rất tự hào về tài năng và sự nghiệp
lớn lao của mình. Tùng có niềm tin mãnh liệt về phẩm chất, về giá trị, cũng
nh về lý tởng hữu dụng của mình. Đó cũng chính là lòng tự hào, là niềm tin
vào bản thân mình của tác giả.
Nh vậy, qua phân tích một cách khái quát các tác phẩm văn học giai
đoạn từ thế kỷ X đến XV, ta có thể thấy, nhân vật anh hùng trong văn học giai
đoạn này đa phần là những nhân vật lịch sử có thật ở ngoài đời. ở những tác

phẩm trữ tình, nhân vật anh hùng đợc xây dựng chủ yếu bằng tâm trạng, cảm
xúc của tác giả. Vì thế ta có thể cảm nhận rất rõ sự đồng điệu giữa nhân vật
(ngời anh hùng đối tợng đợc miêu tả của bài thơ) với con ngời thực (tác
giả).
1.3.2.Giai đoạn từ thế kỷ XVI đến nửa đầu thế kỷ XVIII.
Sau những năm thịnh trị dới triều Lê Thánh Tông, triều đại đợc xem là
đạt đến đỉnh cao của chế độ quân chủ tập trung [35; tr263], giai cấp phong
kiến Việt Nam bắt đầu bộc lộ nhiều tiêu cực. Số đông những ngời đứng đầu
nhà nớc chỉ chú trọng hởng lạc xa hoa, tranh giành quyền lực, bóc lột nhân
dân nặng nề. Vì thế, nhà nớc lâm vào cảnh chia cắt Đàng Trong, Đàng Ngoài,
đời sống nhân dân đói kém, nhiều cuộc khởi nghĩa nông dân đã nổ ra, đẩy
mâu thuẫn giữa nông dân và giai cấp phong kiến lên thành mâu thuẫn hàng
đầu của hiện thực lịch sử.
Sau những lần thay vua đổi chúa, nhìn chung giai cấp phong kiến ở giai
đoạn này cũng đã nhiều lần nỗ lực củng cố chính quyền, chú trọng phát triển


24

kinh tế, khai khẩn đất hoang, mở rộng giao thơng với nớc ngoài. Nhờ thế, nền
công thơng nghiệp của đất nớc khá phát triển. Từ những cuộc giao thơng với
nớc ngoài, đạo Thiên chúa, đã du nhập vào nớc ta, đạo Phật cũng phát triển
mạnh, và đồng tiền cũng có thế lực hơn. Những yếu tố này đã tạo nền móng
cho văn hóa, văn học phát triển mạnh mẽ.
Trớc hiện thực lịch sử, ngời anh hùng của dân tộc giai đoạn này không
chỉ có nhiệm vụ bảo vệ đất nớc, mà còn có nhiệm vụ thống nhất nớc nhà. Họ
là những con ngời luôn hành động, suy nghĩ để bảo vệ và thống nhất đất nớc.
ở thế kỷ XVI, Phùng Khắc Khoan tâm sự:
Chiến tranh kéo dài, dân khổ ly tán
Khiến kẻ anh hùng phải nghĩ suy

Ma gió mịt mù, năm tháng nối nhau,
Non sông tan nát, sao từng đổi ngôi.
(Thơng đời loạn)[35; tr274]
Lo lắng cho nhân dân, cho đất nớc, ông tự nhắc nhở mình:
Chí làm trai phải dấy lên sự nghiệp hiển hách của mình,
Chứ đâu chỉ là kẻ trợng phu ngang tàng bay nhảy?
(Tự thuật) [35; tr273]
Đến thế kỷ XVII, nhiều nhân vật anh hùng lại xuất hiện trong tác phẩm
diễn ca lịch sử Thiên Nam minh giám (khuyết danh), đợc viết bằng thể song
thất lục bát. Nội dung của tác phẩm là kể lại lịch sử nớc ta từ thời Hồng Bàng
cho đến thời Lê trung hng. ở tác phẩm này, những ngời anh hùng dân tộc nh
Phù Đổng Thiên Vơng, Trng Trắc, Trng Nhị, Đinh Bộ Lĩnh, ... đợc khắc họa
rất rõ nét. Hình ảnh của Bà Triệu khi ra trận là một ví dụ:
Gái con tay mấy tài gái Triệu
Đuổi quân Ngô chân búa tay hồ
Buông ai chớp giật sấm khua
Nh bằng bẻ héo cây ngô một chồi
Vắt hai vú lên voi cả thét
Dê sợ hùm chạy biệt đôi nơi,
Để cho má phấn ra tài
Thấy trai đời ấy chẳng ai anh hùng.
[50; tr690]


25

Thiên Nam ngữ lục (khuyết danh) là một tác phẩm giàu chất sử thi.
Đây là một tác phẩm có quy mô lớn, với 8136 câu thơ lục bát và 31 bài thơ
chữ Hán. có thể xem tác phẩm này là một bảo tàng lịch sử bằng thơ về các anh
hùng dân tộc từ Lạc Long Quân, Thánh Gióng, Bà Trng, Bà Triệu, Đinh Bộ

Lĩnh, Trần Quốc Tuấn, Mai Thúc Loan... Thiên Nam ngữ lục là tác phẩm đã
xây dựng đợc những hình tợng anh hùng có tầm vóc sử thi. Đây là hình ảnh
hoành tráng của ngời anh hùng làng Gióng khi xung trận:
Ngày bằng trờng dạ mịt mù
Tung hoành ngựa sắt thế nh trờng xà
Quân Ân phải lối ngựa pha,
Nát ra nh nớc, tan ra nh bèo
Và đây là uy vũ của Bà Triệu đánh giặc Ngô:
Tay cầm hoàng việt kim qua
Mình mặc áo giáp quang hoa dậy dàng
ầm ầm thần vũ ai đơng
Gió đa uy ngựa, sấm vang tiếng ngời
Còn đây là thế chẻ tre của Đinh Bộ Lĩnh trong việc dẹp loạn 12 sứ
quân:
Lũy nào lũy chẳng phá tan,
Giặc nào giặc chẳng lo toan về đầu
Lấy thành nh thể hái rau
Khác nào mãnh hổ xông vào đàn dê.
So với giai đoạn trớc thì giai đoạn từ thế kỷ XVI đến đầu thế kỷ XVIII
hoàn cảnh lịch sử dân tộc không còn khí thế hào hùng, quật khởi của các cuộc
kháng chiến chống ngoại xâm vĩ đại, xây dựng quốc gia phong kiến độc lập,
cờng thịnh, mà ngợc lại đang từng bớc đi vào con đờng suy vong. Phải chăng
vì thế mà cảm hứng về ngời anh hùng trong các sáng tác văn học giai đoạn
này cũng không còn mãnh liệt nh trong văn học giai đoạn trớc?. Song ta nhận
thấy bên cạnh hình ảnh ngời anh hùng của thời cuộc với những trăn trở lo âu
trong nhiều tác phẩm, thì văn học giai đoạn này còn xuất hiện trở lại những
chân dung các anh hùng đã từng hiện hữu rực rỡ trong các thời kỳ trớc nh Phù
Đổng Thiên Vơng, Trng Trắc, Trng Nhị... Điều đó chứng tỏ sự ngỡng vọng về
những ngời anh hùng cứu dân cứu nớc có tài kinh bang tế thế là khát vọng
của dân tộc, là ớc mơ của mọi ngời.



×