Tải bản đầy đủ (.doc) (59 trang)

Giải pháp phát triển kinh tế du lịch ở huyện nghi xuân tỉnh hà tĩnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (292.15 KB, 59 trang )

Trờng đại học vinh
Khoa giáo dục Chính trị
========***========

Khóa luận tốt nghiệp

Tên đề tài:
Giải pháp phát triển kinh tế du lịch ở huyện Nghi
xuân tỉnh hà tĩnh

Sinh viên thực hiện

: Nguyễn Thị Thu Hà

Ngời hớng dẫn khoa học: ThS .Nguyễn Thị Mỹ Hơng
Lớp
: 46A - Giáo dục chính trị

Vinh, tháng 5 năm 2009
Mục lục
Trang
Mở đầu.................................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài..............................................................................................1
2. Tình hình nghiên cứu đề tài.............................................................................2
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của khoá luận...........................................3
4. Phạm vi và đối tợng nghiên cứu khoá luận.....................................................4


5. Cơ sở lý luận và phơng pháp nghiên cứu của khoá luận.................................4
6. Những kết quả dự kiến đạt đợc của khoá luận................................................4
7. Kết cấu của khoá luận.....................................................................................5


Chơng 1: Kinh tế du lịch và tình hình phát triển kinh tế du lịch ở huyện Nghi
Xuân tỉnh Hà Tĩnh.........................................................................................6
1.1. Một số vấn đề lý luận về kinh tế du lịch......................................................6
1.2. Tình hình phát triển du lịch ở Huyện Nghi Xuân - Tỉnh Hà Tĩnh...................24
Chơng 2: Phơng hớng và giải pháp phát triển kinh tế du lịch ở huyện Nghi Xuân
tỉnh Hà Tĩnh..................................................................................................49
2.1. Phơng hớng chủ yếu nhằm phát triển kinh tế du lịch ở huyện Nghi Xuân tỉnh
Hà Tĩnh 49
2.2. Các nhóm giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế du lịch ở huyện Nghi Xuân
trong thời gian tới...............................................................................................52
Kết luận.............................................................................................................65
Danh mục tài liệu tham khảo..........................................................................67

2


Ký hiÖu vµ ch÷ viÕt t¾t
CNH, H§H:
GDP
:

C«ng nghiÖp hãa, hiÖn ®¹i hãa
Tæng s¶n phÈm quèc néi


Mở đầu
1. Lý do chọn đề tài

Thực tiễn phát triển của các quốc gia trên thế giới nói chung và Việt
Nam nói riêng cho thấy, du lịch đang dần trở thành một nghành kinh tế có vị

trí ngày càng quan trọng. Du lịch không chỉ mang tính chất văn hoá - xã hội
mà còn đối với sự phát triển kinh tế. Do đó, Đảng ta rất coi trọng vai trò của
du lịch. Đại hội IX khẳng định: Phát triển du lịch thật sự trở thành một
nghành kinh tế mũi nhọn, nâng cao chất lợng và hiệu qủa hoạt động trên cơ sở
khai thác lợi thế về điều kiện tự nhiên; sinh thái, truyền thống văn hoá, lịch sử,
đáp ứng nhu cầu du lịch trong nớc và phát triển nhân du lịch quốc tế, sớm đạt
trình độ phát triển của khu vực [6, 178].
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X đã khẳng định: Tiếp tục mở rộng và
nâng cao chất lợng các ngành dịch vụ truyền thống, nh vận tải, thơng mại, du
lịch, ngân hàng, bu chính viễn thôngkhuyến khích đầu t phát triển và nâng
cao chất lợng, hiệu quả hoạt động du lịch, đa dạng hoá sản phẩm và các loại
hình du lịch [7, 202].
Hà Tĩnh là một Tỉnh giàu truyền thống cách mạng, nhiều di tích lịch sử
văn hoá, tài nguyên thiên nhiên đa dạng, phong phú về tài nguyên du lịch
thiên nhiên, tài nguyên du lịch nhân văn với nhiều di tích lịch sử văn hoá
nổi tiếng. Hà Tĩnh cũng đã xác định du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn, góp
phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế của tỉnh nhà, Tỉnh cũng tập trung trong
công tác chỉ đạo điều hành hoạt động du lịch, xây dựng quy hoạch tổng thể
phát triển du lịch Hà Tĩnh giai đoạn 1998 2010 với quan điểm: Phát triển
du lịch gắn với bảo đảm an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội; quan điểm
phát triển du lịch bền vững; phát triển du lịch phải dựa trên sự phối kết hợp
chặt chẽ giữa các ngành.
Nhận thức đợc tầm quan trọng của du lịch đối với sự phát triển kinh tế
xã hội của huyện nhà Huyện Nghi Xuân đã từng bớc chú trọng phát triển,
đẩy mạnh hoạt động du lịch dựa trên các tiềm năng sẵn có của vùng với các
loại hình du lịch: tắm biển, thăm quan các di tích lịch sử văn hoá, thởng
thức các loại hình văn hoá phi vật thể cùng với đó là các loại hình kinh
doanh du lịch cũng ngày càng tăng. Song hoạt động kinh tế du lịch của huyện
Nghi Xuân đang trong tình trạng sơ khai, mang tính tự phát, theo mùa vụ, kinh
doanh du lịch còn lẻ tẻ, cha có sự phối kết hợp chặt chẽ tạo thành các tour du


4


lịch giữa các địa điểm, tiềm năng du lịch còn cha đợc đánh thức theo đúng
nghĩa, thậm chí đang bị mai một bởi thời gian.v.v. nên hiệu quả của ngành
kinh tế du lịch đối với sự phát triển kinh tế còn cha cao.
Mặt khác, sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá (CNH,
HĐH) đất nớc và xu thế hội nhập quốc tế sâu rộng hiện nay đòi hỏi du lịch
cần đợc chú trọng đầu t phát triển. Do đó, việc tiếp tục làm rõ cơ sở lý luận và
thực tiễn, phân tích, đánh giá thực trạng của vấn đề phát triển kinh tế du lịch
ngành kinh tế đặc biệt này ở nớc ta nói chung, huyện Nghi Xuân tỉnh
Hà Tĩnh nói riêng là vấn đề cấp thiết hiện nay.
Hơn nữa, trong thời gian qua, mặc dù Huyện Nghi Xuân đã có sự quan
tâm, đầu t cho sự phát triển kinh tế du lịch của huyện nhà với các Nghị quyết
nh Nghị quyết 05 Huyện uỷ (2005) về du lịch xong cha có một đề tài nào
nghiên cứu sâu, kỹ về tình hình phát triển kinh tế du lịch của Huyện và đặc
biệt là tìm ra các giải pháp thúc đẩy kinh tế du lịch huyện Nghi Xuân phát
triển đúng với tiềm năng, lợi thế sẵn có ở của địa phơng.
Vì vậy, chúng tôi chọn đề tài: Giải pháp phát triển kinh tế du lịch ở
huyện Nghi Xuân tỉnh Hà Tĩnh làm đề tài khoá luận tốt nghiệp.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài

Cho tới nay, đã có một số công trình nghiên cứu vấn đề này dới nhiều
góc độ khác nhau, đợc công bố dới dạng sách, kỷ yếu, đề tài nghiên cứu, luận
án, luận văn, và các bài viết đăng trên các tạp chí, Trong đó có:
- Trần Xuân ảnh (2006), Thị trờng du lịch ở tỉnh Quảng Ninh, Luận
văn Thạc sỹ kinh tế tại Học viên Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
- Hoàng Đức Cờng (1999), Phát triển kinh tế du lịch ở Nghệ An
Luận văn Thạc sỹ kinh tế, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Mĩnh, Hà Nội.

- Đổng Ngọc Minh Vơng Lôi Đình (2000), Kinh tế du lịch và du lịch
học, Nhà xuất bản Trẻ Thành phố Hồ Chí Minh.
- Nguyễn Hồng Giáp (2000), Kinh tế du kịch, Nhà xuất bản Trẻ.
- Nguyễn Văn Lu (1998), Thị trờng du lịch, Nhà xuất bản Đại học Quốc
gia Hà Nội.
- Phan Đăng Nhật (2000), Du lịch và lễ hội, Tạp chí cộng sản (10).
- Hoàng Sỹ Vinh (2007), Một số giải pháp chủ yếu tăng cờng công tác
quản lý hành chính nhà nớc về du lịch tại khu du lịch Xuân Thành, huyện

5


Nghi Xuân, Tiểu luận tốt nghiệp Trờng Chính trị Trần Phú Hà Tĩnh - K39,
Nghi Xuân.
Nhìn chung, các công trình nói trên đã tập trung phân tích các vấn đề:
- Lý luận chung về du lịch.
- Vai trò của du lịch đối với sự phát triển kinh tế.
- Các quan điểm, phơng hớng và giải pháp phát triển kinh tế du lịch.
Tuy nhiên, cho đến nay cha có đề tài nào đi sâu tìm hiểu các giải pháp
phát triển kinh tế du lịch ở huyện Nghi Xuân dới góc độ kinh tế chính trị.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của khoá luận

3.1. Mục đích:
Khoá luận vận dụng lý luận về kinh tế du lịch vào việc phân tích, đánh
giá thực trạng phát triển kinh tế du lịch của huyện Nghi Xuân. Trên cơ sở đó
đề xuất những phơng hớng và giải pháp phù hợp nhằm phát triển kinh tế du
lịch của huyện Nghi Xuân trong thời gian tới.
3.2. Nhiệm vụ:
Để đạt mục đích trên, khoá luận phải thực hiện đợc những nhiệm vụ sau
đây:

- Làm rõ một số vấn đề lý luận về phát triển kinh tế du lịch. Khẳng định
tính tất yếu phải phát triển kinh tế du lịch trong xu thế hội nhập hiện nay.
- Phân tích, đánh giá tình hình phát triển kinh tế du lịch ở huyện Nghi
Xuân tỉnh Hà Tĩnh.
- Đề xuất và lý giải đợc những phơng hớng và giải pháp có tính khả thi
nhằm phát triển kinh tế du lịch ở huyện Nghi Xuân trong thời gian tới.
4. Phạm vi và đối tợng nghiên cứu khoá luận

- Vấn đề nghiên cứu: Kinh tế du lịch.
- Đối tợng khảo sát: Huyện Nghi Xuân tỉnh Hà Tĩnh.
- Thời gian: từ năm 2000 đến năm 2020.
5. Cơ sở lý luận và phơng pháp nghiên cứu của khoá luận

5.1. Cơ sở lý luận: Khoá luận đợc thực hiện trên cơ sở các nguyên lý của Chủ
nghĩa Mác Lênin, t tởng Hồ Chí Minh và những quan điểm của Đảng Cộng
sản Việt Nam, những chủ trơng, chính sách của Đảng và Nhà nớc về phát triển
kinh tế du lịch. Ngoài ra, khoá luận kế thừa có chọn lọc kết quả nghiên cứu
của các công trình khoa học liên quan đến đề tài.

6


5.2. Phơng pháp nghiên cứu: Khoá luận sử dụng các phơng pháp: Phơng
pháp trừu tợng hoá khoa học, phân tích và tổng hợp, kết hợp lôgic với lịch sử,
phơng pháp điều tra, thống kê, khảo sát, so sánh
6. Những kết quả dự kiến đạt đợc của khoá luận

- Phân tích một số vấn đề lý luận chung về kinh tế du lịch và tình hình
phát triển kinh tế du lịch ở huyện Nghi Xuân tỉnh Hà Tĩnh.
- Đề xuất là lý giải đợc các nhóm giải pháp chủ yếu có tính khả thi

nhằm phát triển kinh tế du lịch ở huyện Nghi Xuân trong thời gian tới.
- Khoá luận có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho việc học tập, nghiên
cứu, giảng dạy liên quan đến lĩnh vực du lịch. Đồng thời, góp phần cung cấp
thêm những cơ sở khoa học cho các cơ quan ban, ngành trong tỉnh, huyện
tham khảo để hoạch định các chính sách nhằm phát triển kinh tế du lịch
một ngành kinh tế mũi nhọn của huyện nhà.
7. Kết cấu của khoá luận

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,
khoá luận còn gồm 2 chơng, 4 tiết:
Chơng 1: Kinh tế du lịch và tình hình phát triển kinh tế du lịch ở huyện
Nghi Xuân tỉnh Hà Tĩnh.
Chơng 2: Phơng hớng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế du
lịch ở huyện Nghi Xuân tỉnh Hà Tĩnh trong thời gian tới.

7


Chơng 1:
Kinh tế du lịch và tình hình phát triển kinh tế du
lịch ở huyện Nghi Xuân tỉnh Hà Tĩnh
1.1. Một số vấn đề lý luận về kinh tế du lịch

1.1.1. Khái niệm du lịch, kinh tế du lịch và những đặc điểm chủ yếu trong
hoạt động kinh tế du lịch
1.1.1.1. Khái niệm du lịch và kinh tế du lịch
* Khái niệm du lịch
Trong lịch sử nhân loại, du lịch đã xuất hiện từ lâu, đợc ghi nhận nh là
một sở thích, một hoạt động nghỉ ngơi tích cực của con ngời. Ngay từ buổi
đầu, do điều kiện kinh tế kỹ thuật còn ở trình độ thấp kém, lạc hậu nên hoạt

động du lịch chỉ là những chuyến giao lu của một số ngời, mang tính chất tự
nhiên. Nhng khi xã hội ngày càng phát triển, cùng với nhu cầu vật chất của
con ngời đợc đáp ứng thì nhu cầu tự nhiên cũng ngày càng tăng và du lịch trở
thành một hoạt động mang tính xã hội.
Ngày nay, cùng với sự phát triển của xã hội thì du lịch đã, đang trở
thành một nhu cầu không thể thiếu đợc trong đời sống kinh tế xã hội và
hoạt động du lịch đang phát triển một cách mạnh mẽ, trở thành ngành kinh tế
mũi nhọn, đóng góp ngày cho thu nhập quốc dân ở thế giới cũng nh Việt Nam
và huyện Nghi Xuân tỉnh Hà Tĩnh.
Từ du lịch Tourism xuất hiện sớm nhất trong quyển từ điển Oxford
xuất bản năm 1811 ở Anh, có hai ý nghĩa là: đi xa và du lãm. ý tứ là rời nhà đi
xa rồi trở về, trong thời gian ấy thì thăm quan, du lãm ở một hoặc vài địa ph ơng.
Trong tiếng Việt thuật ngữ Tourism đợc dịch thông qua tiếng Hán. Du
lịch: Du là đi chơi, lịch có nghĩa là từng trải. Tuy nhiên, ngời Trung Quốc gọi
Tourism là du lãm với nghĩa là đi chơi để nâng cao nhận thức.
Trớc thực tế phát triển của ngành du lịch về mặt kinh tế cũng nh trong
lĩnh vực đào tạo, việc nghiên cứu, thảo luận một số khái niệm cơ bản về du
lịch và dới mỗi góc độ nghiên cứu khác nhau, có nhiều cách hiểu về du lịch
khác nhau.
Theo quan điểm của 2 giáo s Thuỵ Sĩ W.HunZ.Kor và K.Krapf đa ra
trong quyển Phổ thông Lữ du học cơng yếu năm 1942: Du lịch là tổng hợp

8


các ngành nghề và hiện tợng bắt nguồn từ cuộc hành trình và lu trú tạm thời
của các cá nhân tại những nơi ở và nơi làm việc thơng xuyên của họ [19, 9].
Trên cơ sở phân tích bản chất và thuộc tính của việc du lịch, các học giả
Trung Quốc đã đa ra định nghĩa du lịch nh sau: Du lịch là một hiện tợng kinh
tế xã hội nhất đinh, là sự tổng hoà tất cả các quan hệ và hiện tợng do việc lữ

hành để thoả mãn mục đích chủ yếu là nghỉ ngơi, tiêu khiển, giải trí và văn
hoá nhng lu động chứ không định c mà tạm thời c trú của mọi ngời dẫn tới
[8, 15]
Vào năm 1980, Tổ chức du lịch Quốc tế đã đa ra định nghĩa: Việc lữ
hành của mỗi ngời bắt đầu từ mục đích không phải di c mà một cách hoà bình,
hoặc xuất phát từ mục đích thực hiện sự phát triển cá nhân về phơng diện kinh
tế, xã hội, văn hoá và tinh thần cùng với việc đẩy mạnh sự hiểu biết và sự hợp
tác giữa mọi ngời [9, 12]. Định nghĩa này nhấn mạnh mục đích hoà bình của
việc du lịch, đồng thời nó cũng bao quát cả việc du lịch để vui chơi, tiêu
khiển, cũng nh bao quát cả việc du lịch vì công việc nhng chỗ khiếm khuyết
của nó là cha nhấn mạnh tới tính chất của du lịch, cũng cha thể phản ánh đầy
đủ tổng hợp khách quan hoạt động du lịch của ngời du lịch.
Đến năm 1985, I.Pirôginic lại đa ra định nghĩa: Du lịch là một dạng
hoạt động của các dân c trong thời gian nhàn rỗi liên quan tới di chuyển và lu
lại tạm thời bên ngoài nơi c trú thờng xuyên nhằm nghỉ ngơi, chữa bệnh, phát
triển thể chất và tinh thần, nâng cao trình độ nhận thức, văn hoá hoặc thể thao
kèm theo việc tiêu thụ những giá trị về tài nguyên, kinh tế và văn hoá [10,
15].
Đối với nớc ta, du lịch đợc xem nh một ngành khá mới nên việc đa ra
một định nghĩa về nó cũng cần có sự nghiên cứu bởi có nhiều hiện tợng, hoạt
động núp dới bóng dáng du lịch ảnh hởng đến kinh tế, văn hoá, chính trị và
trật tự an toàn xã hội.
Chính vì vậy, Pháp lệnh Du lịch của Uỷ ban Thờng vụ Quốc hội nớc
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Vịêt Nam thông qua ngày 08/02/1999 đã khẳng
định: Du lịch là hoạt động của con ngời ngoài nơi c trú thờng xuyên của
mình nhằm thoả mãn nhu cầu khách quan, giải trí, nghỉ dỡng trong một thời
gian nhất định [23, 8]. Định nghĩa này trong Điều 4 của Luật Du lịch Việt
Nam (2005) đã khẳng định lại: Du lịch là các hoạt động có liên quan đến
chuyến đi của con ngời ngoài nơi c trú thờng xuyên của mình nhằm đáp ứng


9


nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dỡng trong một khoảng thời gian
nhất đinh [13, 9].
Nh vậy có thể nói, về du lịch có bao nhiêu tác giả nghiên cứu thì có bấy
nhiêu định nghĩa. Trong khóa luận này, chúng tôi thống nhất sử dụng khái
niệm về du lịch của Pháp lệnh du lịch (1999) và Luật du lịch Việt Nam (2005
Từ những quan niệm, khái niệm trên có thể thấy rằng du lịch bao hàm 2
nội dung: một mặt, nó mang ý nghĩa thông thờng là việc đi lại của con ngời
khỏi nơi c trú thờng xuyên trong một thời gian nhất định với mục đích tham
quan, nghỉ ngơi, giải trí...; mặt khác, du lịch còn đợc nhìn nhận dới một góc
độ khác nh là hoạt động gắn chặt với những kết quả kinh tế (sản xuất, tiêu thụ)
do chính nó tạo ra.
* Khái niệm kinh tế du lịch
Cùng với quá trình phát triển kinh tế xã hội đến nay, du lịch bao gồm
cả việc nghỉ ngơi, giải trí kết hợp với hoạt động kinh tế, thơng mại và đợc xem
là một nhân tố của sự phát triển kinh tế xã hội.
Dới con mắt của các nhà kinh tế, du lịch không chỉ là một hoạt động xã
hội đơn thuần mà nó phải gắn chặt với hoạt động kinh tế. Tuy nhiên, mỗi học
giả lại có nhận định khác nhau.
Theo nhà kinh tế học Kalfiotos thì cho rằng: Du lịch là sự di chuyển
tạm thời của cá nhân hay tập thể từ nơi ở đến một nơi khác nhằm thoả mãn
nhu cầu tinh thần, đạo đức, do đó tạo nên các hoạt động kinh tế [19, 9].
Khái niệm kinh tế du lịch cũng đợc Picara Edmod nêu ra: Du lịch là
tổng hoà việc tổ chức và chức năng của nó không chỉ về phơng diện khách
vãng lai mà chính là về phơng diện giá trị do khách chỉ ra và của những khách
vãng lai đến với một túi tiền đầy, tiêu dùng trực tiếp (trớc hết trong khách sạn)
và gián tiếp cho các chi phí của họ nhằm thoả mãn nhu cần hiểu biết và giải
trí. [19, 9-10].

Trong Giáo trình Thống kê Du lịch, Nguyễn Cao Thờng và Tô Đăng Hải
chỉ cho rằng: Du lịch là một ngành kinh tế, xã hội, dịch vụ có nhiệm vụ phục
vụ nhu cầu tham quan, giải trí, nghỉ ngơi hoặc không kết hợp với các hoạt
động chữa bệnh, thể thao, nghiên cứu khoa học và các nhu cầu khác.
Bản chất kinh tế của du lịch là ở chỗ sản xuất và cung cấp hàng hoá
phục vụ việc thoả mãn những nhu cầu vật chất và tinh thần của du khách và để
đáp ứng nhu cầu đó, ngành du lịch ra đời và dần dần trở thành một ngành kinh

10


tế độc lập chiếm một vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân của nhiều nớc, cụ thể: Du lịch là một nhân tố của sự tăng trởng và phát triển kinh tế. Du
lịch là một ngành kinh tế Công nghiệp không ống khói quan trọng trong sự
phát triển kinh tế - xã hội. Du lịch đạt đợc hiệu quả kinh tế cao, đợc coi là
Ngành xuất khẩu tại chỗ đem lại nguồn thu ngoại tệ lớn.
Trong cuốn Góp phần vào thống kê du lịch của Guyer Frenbr xuất
bản ở Thuỵ Sĩ 1986 cho rằng: Du lịch là một ngành công nghiệp, là một hoạt
động kinh tế...và theo Thời báo Thế giới 03/1999 thì Năm 1999 du lịch
một trong những ngành công nghiệp lớn nhất thế giới.
Đối với nớc ta: Trong thời gian qua do chính sách mở cửa đổi mới của
Đảng và Nhà nớc trong nhiều lĩnh vực trong đó có kinh tế đối ngoại nên kinh
tế du lịch Việt Nam đã có bớc tiến nhất định và ngày càng có tác động tích
cực đến nhiều lĩnh vực của đời sống kinh tế- xã hội của đất nớc. Số lợng khách
du lịch ngày càng tăng. Về thu nhập xã hội từ du lịch hơn 14.000 tỷ đồng
trong đó có ngành du lịch thu 6.400 tỷ, nộp ngân sách nhà nớc 580 tỷ [18, 3].
Kinh tế du lịch là hoạt động kinh doanh du lịch. Tức là Việc thực hiện
một, một số hoặc tất cả các quá trình hoạt động du lịch hoặc thực hiện dịch vụ
du lịch trên thị trờng nhằm mục đích sinh lợi [25, 2].
Nh vậy, thông qua hoạt động du lịch con ngời có điều kiện mở rộng tầm
nhìn, hiểu biết thêm nhiều những giá trị văn hoá của thế giới, quê hơng, địa

phơng. Hoạt động du lịch ngày càng phát triển chứng tỏ con ngời đã vợt ra
khỏi nhu cầu sinh tồn mà có điều kiện hớng tới nhu cầu tinh thần của mình và
thông qua du lịch, những nhu cầu đó sẽ đợc đáp ứng. Vì thế hoạt động du lịch
dới sự chỉ đạo đúng đắn của thực tiễn, đối với đời sống xã hội loài ngời có một
ý nghĩa rất to lớn nên toàn xã hội phải có trách nhiệm, đóng góp, hỗ trợ, đầu t
cho du lịch phát triển thành một ngành kinh tế mà mục tiêu hàng đầu là mang
lại hiệu quả kinh tế góp phần vào sự phát triển kinh tế xã hội của đất nớc và
địa phơng mình.
1.1.1.2. Những đặc điểm chủ yếu trong hoạt động kinh tế du lịch
Sự phát triển của du lịch cũng nh trong hoạt động kinh tế du lịch ngày
càng có xu hớng đại chúng hoá. Từ sau chiến tranh thế giới thứ 2 cơ cấu thành
phần du lịch có nhiều thay đổi. Du lịch không còn là một đặc quyền của tầng
lớp quý tộc, tầng lớp trên của xã hội nữa, xu thế thành phần hoá du khách trở
nên phổ biến ở mọi nớc. Quần chúng lao động đã trở thành tham gia chủ yếu

11


của hoạt động du lịch và cùng với đó là các loai hình kinh doanh phục vụ cho
hoạt động du lịch cũng ngày càng đợc mở rộng góp phần thúc đẩy kinh tế du
lịch phát triển.
Sự phong phú, đa dạng trong hoạt động kinh tế du lịch thể hiện rõ:
Thứ nhất, tính thời vụ trong hoạt động kinh tế du lịch: Dới con mắt các
nhà kinh tế du lịch, thời vụ du lịch có thể hiểu là những biến động lặp đi lặp
lại hàng năm của cung và cầu du lịch xẩy ra dới tác động của một số nhân tố
xác định. Nguyên nhân hình thành nên tính thời vụ là do khí hậu , nó tác động
lên cả cung và cầu trong du lịch. Thời tiết có tác động rất lớn đến việc thu hút
du khách.
Do nguyên nhân cung cầu khiến hoạt động kinh doanh của ngành có
tính theo mùa rõ rệt, ảnh hởng tới tỷ lệ cung và cầu của du lịch, gây ra tình

hình mùa thịnh thì cung không đủ cầu, mùa suy thì thiết bị và nhân viên nhàn
rỗi. Những khó khăn đó để lại những hậu quả về kinh tế, xã hội, tổ chức kỹ
thuật và tâm lý.
Do vậy, khi kinh doanh du lịch, ngời kinh doanh cần chú ý đầy đủ tới
đặc điểm này của ngành du lịch, cần tìm mọi cách áp dụng biện pháp hạn chế
cố gắng giảm thiểu sự cách biệt mùa thịnh mùa suy, hạn chế những giao động
thời vụ trong hoạt động kinh doanh của các cơ quan du lịch để thông qua đó
tranh thủ những lợi ích mà du lịch mang lại, nhất là hiệu quả và lợi ích kinh tế
nhiều hơn.
Thứ hai, tính tổng hợp: Theo quan điểm của Đổng Ngọc Minh và Vơng
Lôi Đình cho rằng: Hoạt động du lịch là hoạt động có tính tổng hợp, trong quá
trình hoạt động du lịch du khách có nhu cầu về đi lại, ăn ở, du ngoạn, vui chơi
giải trí, mua sắm để đáp ứng các nhu cầu khác nhau nh cung cấp t vấn tin tức,
cung cấp tuyến du lịch, các phơng tiện giao thông, nhà nghỉ cho du khách
sản phẩm và dịch vụ của ngành du lịch là sản vật tác dụng chung của nhiều bộ
phận, là sản phẩm tổng hợp đợc biểu hiện ra bằng nhiều loại dịch vụ [8, 47].
Ngành du lịch vừa bao gồm hàng loạt ngành nghề du lịch nh: Công ty du lịch,
khách sạn du lịch, giao thông du lịch, đơn vị bán hàng lu niệm du lịch đồng
thời bao gồm bộ phận sản xuất t liệu vất chất nh: Công nghiệp dệt, ngành xây
dựngcòn bao gồm một số bộ phận sản xuất t liệu phi vật chất nh: văn hoá,
giáo dục, tôn giáo, khoa học kỹ thuật, y tế, tài chính, hải quan, bu điện.

12


Do đó, khi kinh doanh du lịch những nhà quản lý kinh doanh cần nắm
vững đặc điểm này bởi các ngành nghề trong du lịch có ý nghĩa thực tế vô
cùng to lớn, nếu có hành vi chậm trễ hay bỏ lỡ dịp của bất cứ ngành nghề nào
cũng đều ảnh hởng tới sự đánh giá không tốt của du khách đối với sản phẩm
du lịch, từ đó dẫn tới giảm lợng khách của các ngành nghề khác. Do đó, cần

có sự liên kết chặt chẽ với nhau để góp phần làm cho hoạt động kinh doanh có
sự phát triển nhịp nhàng và hiệu quả.
Thứ ba, tính liên quan với nớc ngoài: Trong quá trình hội nhập, xu thế
toàn cầu hoá ngày càng mạnh mẽ nh hiện nay thì việc giao lu, mở rộng trong
lĩnh vực quốc tế đã trở lên phổ biến. Việc thu hút khách du lịch nớc ngoài tới
nớc mình trở thành một nhiệm vụ quan trọng đối với những quốc gia muốn
xem du lịch là một ngành kinh tế trọng điểm bởi nó không những góp phần
tăng thêm sự hiểu biết lẫn nhau mà còn có thể tăng thu ngoại tệ, tích luỹ vốn
xây dựng. Đây là một nguồn thu rất lớn góp phần thúc đẩy ngành du lịch phát
triển.
Thứ t, tính nhạy cảm: Ngành kinh tế du lịch có tính nhạy cảm hơn so
với các ngành kinh tế khác bởi nó chịu sự tác động và ảnh hởng của nhiều
nguyên tố:
Một là, sự phối kết hợp giữa các bộ phận tạo thành cần có sự liên kết
chặt chẽ giữa các câu ghi lại, ăn nghỉ, du ngoại, vui chơi, mua sắm.cần bố trí
không gian, thời gian hợp lý, có kế hoạch cụ thể để đảm bảo lợi ích kinh tế mà
du lịch mang lại.
Hai là, các nhân tố thiên nhiên, chính trị, kinh tế và xã hội đều có ảnh
hởng đến ngành kinh tế du lịch.
Chẳng hạn: Trong thời gian hiện nay nền kinh tế thế giới đang lâm vào
cuộc khủng hoảng nghiêm trọng mang tính khu vực và thế giới đã ảnh hởng
đến mọi lĩnh vực trong đó có hoạt động của ngành kinh tế du lịch. Ngời dân
không có việc làm dẫn đến thu nhập thấp nên không có điều kiện đi tham
quan du lịch, nghỉ dỡng, từ đó ảnh hởng đến hoạt động kinh doanh du lịch. Do
đó, ngành du lịch phải chủ động có biện pháp, chiến lợc cụ thể, phù hợp trong
hoạt động của mình.
Thứ năm, tính phụ thuộc: Trớc hết là tài nguyên du lịch. Bất cứ quốc
gia nào muốn phát triển du lịch thì phải có tài nguyên du lịch và tài nguyên du
lịch của quốc gia đó phải có lợi thế so sánh để thu hút du khách, từ đó góp


13


phần làm cho ngành du lịch địa phơng thu đợc hiệu quả và lợi ích kinh tế cao.
Đồng thời, tính phụ thuộc ở quá trình phát triển của nền kinh tế quốc dân, ở
trình độ phát triển kinh tế của một quốc gia hay khu vực có ảnh hởng đến chất
lợng phục vụ du khách. Mặt khác kinh tế du lịch còn phụ thuộc vào sự hợp
tác, nhịp nhàng với các ngành nghề liên quan.
Từ những đặc điểm trên, có thể nói du lịch là một ngành kinh tế tác
động mạnh mẽ lên nhiều lĩnh vực trong quá trình tái sản xuất xã hội, cụ thể về
lĩnh vực kinh tế: Thị trờng du lịch là một thị trờng rộng lớn vơi nhiều loại sản
phẩm, hàng hoá dịch vụ vừa có khả năng thanh toán cao, lại vừa mang tính
đặc thù. Nó hoạt động trong không gian lãnh thổ nh thị trờng nội địa nhng lại
hoàn toàn có khả năng xuất khẩu tại chỗ nhiều hàng hoá mang tính chất đặc
thù của ngành, nó có khả năng thoả mãn nhu cầu thị hiếu của du khách khi
đến tham quan. Do đó, nếu loại thị trờng này đợc đầu t, quan tâm khai thác tốt
thì kinh tế du lịch sẽ đem lại lợi ích rất lớn cho vùng có địa điểm du lịch, nhất
là làm thay đổi diện mạo của vùng. Du khách đến tham quan lu trú cả trong và
ngoài nớc sẽ tạo ra nguồn thu nhập và nhu cầu cần thiết để cải thiện về kết cấu
hạ tầng, mở rộng các ngành nghề có liên quan và ngợc lại nó sẽ tạo điều kiện
và thúc đẩy kinh tế du lịch phát triển thêm một bớc.
1.1.2. Các nhân tố ảnh hởng đến sự hình thành và phát triển kinh tế du lịch
1.1.2.1. Tài nguyên du lịch
Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử, di tích cách
mạng, giá trị nhân văn, công trình lao động sáng tạo của con ngời có thể đợc
sử dụng nhằm thoả mãn nhu cầu du lịch, là yếu tố cơ bản để hình thành các
điểm du lịch, khu du lịch nhằm tạo ra sự hấp dẫn du lịch [23, 2]. Tài nguyên
du lịch chính là cơ sở, tiền đề để thu hút khách du lịch, nó bao gồm:
Một là, tài nguyên du lịch tự nhiên gồm các yếu tố địa chất, địa hình,
địa mạo, khoa học, thuỷ văn, hệ sinh thái, cảnh quan thiên nhiên có thể đợc sử

dụng phục vụ mục đích du lịch [13, 19]. Đây là những yếu tố có tính chất
quyết định đến khả năng thu hút khách du lịch của mỗi quốc gia, từng địa phơng.
Hai là, tài nguyên du lịch nhân văn gồm truyền thống văn hoá, các yếu
tố văn hoá, văn nghệ dân gian, di tích lịch sử, cách mạng, khảo cổ, kiến trúc,
các công trình lao động sáng tạo của con ngời và các di sản văn hoá vật thể,
phi vật thể khác có thể đợc sử dụng phục vụ mục đích du lịch [13, 19]. Tài

14


nguyên du lịch nhân văn có sức thu hút đặc biệt đối với du khách có trình độ
cao, ham hiểu biết, du khách không chỉ tham quan với mục đích nghiên cứu,
mà còn thu hút đã số khách đi du lịch với các mục đích khác, ở những lĩnh vực
khác và từ nơi khác đến.
Ba là, tài nguyên du lịch xã hội mang tính văn hoá. Du khách mong
muốn đợc hởng thụ văn hoá (vật thể và phi vật thể). Con ngời do đợc hun đúc
trong những bối cảnh văn hoá khác nhau. Vì thế, con ngời cũng là tài nguyên
du lịch, là chủ thể của tài nguyên du lịch xã hội, là nhân tố hợp thành không
thể thiếu để chế tạo ra sản phẩm du lịch. Sự khai khác tài nguyên du lịch xã
hội chính là góp phần thúc đẩy ngành kinh doanh du lịch quốc tế phát triển
theo chiều sâu.
Nh vậy, tài nguyên du lịch góp phần quan trọng vào sự hình thành và
phát triển của hoạt động kinh tế du lịch. Dù ở những loại tài nguyên nào thì
đều góp phần thu hút du khách đến ở những nơi có tài nguyên du lịch phong
phú, đa dạng với nhiều mục đích khác nhau góp phần khai thác có hiệu quả
những giá trị của tài nguyên du lịch một cách có hiệu quả và mang lại lợi ích
kinh tế.
1.1.2.2. Dân số và lao động
Đây là nhân tố con ngời, là nguồn lực để phát triển kinh tế du lịch, là
nguồn cung cấp lao động cho ngành du lịch, thị trờng tiêu thụ sản phẩm du

lịch. Yếu tố con ngời trong giai đoạn hiện nay càng đóng một vai trò hết sức
to lớn, là tài nguyên vô tận. Thông qua mọi hoạt động của con ngời, các yếu tố
về tài nguyên thiên nhiên, khoa học công nghệ, vốn mới đợc sử dụng có hiệu
quả.
Đối với nớc ta, dân số hiện nay hơn 85 triệu ngời và có hơn 42 triệu lao
động. Đây là tiềm năng to lớn đối với sự phát triển kinh tế trong đó có ngành
kinh tế du lịch. Cùng với trình độ của ngời dân đợc nâng cao, đời sống vật
chất đợc đáp ứng thì sẽ có sự tham gia ngày càng nhiều dân c và lao động vào
hoạt động du lịch nói chung cũng nh kinh doanh du lịch nói riêng.
Dân số và lao động có ảnh hởng rất lớn đến sự hình thành và phát triển
hoạt động kinh tế du lịch bởi cùng với sự phát triển của ngành du lịch là cơ sở
để giải quyết lực lợng lao động từ các ngành nghề khác nhau. Tuỳ theo mật độ
dân số hay trình độ tay nghề của lao động mà có thể đào tạo, bố trí phù hợp

15


với nhu cầu của từng loại hình du lịch khác nhau góp phần chuyển dịch cơ cấu
lao động theo hớng hiện đại.
Ngoài giải quyết việc làm ngành kinh tế du lịch còn tạo ra thu nhập và
đem lại lợi ích cho dân chúng địa phơng bằng cách gia tăng hoạt động kinh tế.
Ngời tham gia kinh doanh du lịch phải thấy đợc chiến lợc chung của ngành là
thoả mãn ngày càng nhiều nhu cầu của khách để thu hút du khách và gia tăng
doanh thu. Các khoản thuế thu đợc nơi du khách và các hoạt động do các
ngành du lịch mang lại sẽ giúp cho chính quyền địa phơng đa vào hỗ trợ cùng
với ngân sách nhà nớc. ở nớc ta cho đến nay, thu nhập của ngời làm du lịch
còn thấp so với giá trị đích thực mà sản phẩm của họ cung ứng nên ảnh hởng
không nhỏ tới chất lợng phục vụ và tài nguyên thiên nhiên khai thác không
hiệu quả.
1.1.2.3. Trình độ phát triển kinh tế xã hội

Hoạt động kinh tế du lịch phụ thuộc rất nhiều vào trình độ phát triển
kinh tế xã hội bởi khi nền sản xuất xã hội ngày càng phát triển thì nhu cầu
của nhân dân càng lớn, chất lợng càng cao. ở những nớc có nền kinh tế chậm
phát triển, nhìn chung nhu cầu du lịch còn hạn chế; ngợc lại, nhu cầu nghỉ
ngơi du lịch ở những nớc kinh tế phát triển thì hoạt động du lịch và hoạt động
kinh doanh du lịch diễn ra rất đa dạng. Khi du lịch phát triển sẽ kéo theo sự
phát triển của các ngành kinh tế khác nh công nghiệp, nông nghiệp, giao
thông vận tải, thông tin liên lạc, thơng mại.
Văn kiện Đại hội toàn quốc IX xác định mục tiêu tổng quát trong của
chiến lợc 10 năm 2001 1010 là: Đa đất nớc ta ra khỏi tình trạng kém phát
triển; nâng cao rõ rệt đời sống vật chất, văn hóa, tinh thần của nhân dân tạo
nền tảng đến năm 2020 nớc ta cơ bản trở thành một nớc công nghiệp theo hớng hiện đại. Nguồn lực con ngời, năng lực khoa học và công nghệ, kết cấu hạ
tầng, tiềm lực kinh tế, quốc phòng, an ninh đợc tăng cờng; thể chế kinh tế thị
trờng định hớng xã hội chủ nghĩa đợc hình thành về cơ bản; vị thế của nớc ta
trên trờng quốc tế đợc nâng cao [6, 195]. Do đó, phát triển toàn diện kinh tế
xã hội nhằm định hớng các ngành nghề kinh tế mũi nhọn cần u tiên, trong
đó ngành kinh tế du lịch là một trong những trọng tâm cần định hớng với
chiến lợc phát triển nhanh, bền vững nhng luôn gắn với bảo tồn và phát huy
bản sắc văn hoá dân tộc trong tổng thể chung, định hớng chung của nền kinh
tế quốc gia.

16


Trong thời gian tới, để du lịch trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn thì
cần phải có chiến lợc tổng thể phát triển du lịch Việt Nam (1995 2010) đa
du lịch trở thành ngành kinh tế tơng xứng với tiềm năng du lịch to lớn của đất
nớc góp phần tăng thu nhập quốc dân, chuyển dịch cơ cấu kinh tế việc làm và
cán cân thanh toán, tăng dần tỷ trọng trong cơ cấu tổng sản phẩm quốc nội
(GDP) của đất nớc, tạo động lực cho các thành phần kinh tế khác phát triển

trong xu hớng phát triển toàn diện kinh tế xã hội.
1.1.2.4. Kết cấu hạ tầng
Kết cấu hạ tầng đóng một vai trò quan trọng trong sự hình thành và phát
triển của ngành du lịch nói chung và hoạt độg kinh tế du lịch nói riêng.Pháp
lệnh du lịch đã đề cập: Nhà nớc có chính sách và biện pháp thực hiện quy
hoạch phát triển du lịch và xúc tiến du lịch; đầu t thoả đáng để xây dựng kết
cấu hạ tầng, cơ sở cật chất kỹ thuật cho khu du lịch và điểm du lịch trọng
điểm. Nhà nớc có biện pháp bảo vệ, tôn tạo, khai thác và sử dụng hợp lý tài
nguyên thiên nhiên để phát triển du lịch bền vững [23, 7].
Trong kết cấu hạ tầng thì mạng lới và phơng tiện giao thông là nhân tố
quan trọng hàng đầu. Việc phát triển giao thông, nhất là phat triển nhanh phơng tiện vận chuyển cho phép mau chóng khai thác tài nguyên du lịch. Ngoài
mạng lới và phơng tiện giao thông thì yếu tố không kém phần quan trọng là
thông tin liên lạc và các hệ thông cấp nớc, điện đảm bảo yêu cầu của khách du
lịch. Do đó kinh tế du lịch là tiền đề, đòn bẩy của mọi hoạt động kinh tế, trong
đó có hoạt động kinh tế du lịch.
Cơ sở vật chất kỹ thuật cũng đóng một vai trò hết sức to lớn trong việc
tạo ra và thực hiện sản phẩm du lịch. Có hoàn thiện cơ sở vật chất kỹ thuật
mới sử dụng hiệu quả tài nguyên du lịch. Cơ sở vật chất của du lịch bao gồm
cơ sở vật chất của ngành du lịch và một số ngành kinh tế tham gia phục vụ du
lịch nh tài nguyên dịch vụ. Sự kết hợp hài hoà giữa tài nguyên du lịch và cơ sở
vật chất kỹ thuật giúp cho các hoạt động kinh tế du lịch có hiệu quả, kéo dài
thời gian và công suất sử dụng.
Khoa học kỹ thuật góp phần phát triển du lịch bởi giữa chúng có mối
quan hệ qua lại với nhau, khoa học - kỹ thuật càng phát triển thì những ứng
dụng công nghệ vào hoạt động du lịch cũng nh hoạt động kinh doanh du lịch
sẽ ngày càng tiện lợi, hiệu quả hơn và một khi du lịch phát triển thì lại đa ra
những yêu cầu đòi hỏi đối với khoa học - kỹ thuật, nhất là những phơng tiện

17



phục vụ cho hoạt động kinh doanh du lịch: giao thông vận tải, thông tin liên
lạc, thiết bị dịch vụ du lịch...góp phần đa ngành kinh tế du lịch hoạt động hiệu
quả hơn trong thời đại mà trình độ khoa học - kỹ thuật phát triển nh vũ bão
hiện nay, đáp ứng ngày càng cao chất lợng dịch vụ du khách.
Vấn đề môi trờng cũng đợc chú trọng trong hoạt động kinh doanh du
lịch. Môi trờng tạo ra khả năng thu hút khách du lịch bởi du khách đi nghỉ
ngơi, nghỉ dỡng, tham quan đến những nơi có môi trờng trong lành, ít ô
nhiễm. Nếu hoạt động kinh doanh du lịch một cách ồ ạt thì sẽ làm cho môi tr ờng ô nhiễm (không khí, nguồn nớc).
1.1.2.5. Môi trờng thể chế và yếu tố an ninh quốc phòng
Đối với bất cứ ngành kinh tế nào khác không riêng gì ngành kinh tế du
lịch thì cũng cần phải có một hệ thống đờng lối, chính sách phát triển đúng
đắn định hớng cho sự phát triển trong một thời gian nhất định hay một chiến lợc lâu dài để đảm bảo sự phát triển nhanh, bền vững và có hiệu quả. Đối với
bất cứ một quốc gia nào nếu có tài nguyên du lịch phong phú, mức sống của
ngời dân không thấp nhng chính quyền địa phơng không yểm trợ hay có biện
pháp tác động thì hoạt động này không thể phát triển đợc.
ở nớc ta, cùng với sự đổi mới toàn diện, Đảng và Nhà nớc cũng rất
quan tâm đến sự phát triển của du lịch đối với sự phát triển của đất nớc. Ngày
26/10/1991, Chính phủ ra Nghị định số 05/CP thành lập Tổng cục Du lịch;
tiếp đó ngày 26/06/1993, Chính phủ tiếp tục ra Nghị định số 45/CP về đổi mới
quản lý và phát triển du lịch, ngày 14/10/1994 Ban Bí th Trung ơng ra Chỉ thị
số 46/BBT-TU về lãnh đạo đổi mới phát triển du lịch trong thời kỳ mới; năm
1999, nhằm tăng cờng phát triển du lịch, Ban chỉ đạo Nhà nớc về du lịch đợc
thành lập và Pháp lệnh du lịch đã đợc ban hành và có hiệu lực từ ngày
01/05/1999. Để đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới thì đến năm 2005, Nhà
nớc đã cho ban hành Luật du lịch thay cho Pháp lệnh du lịch (1999). Ngay
trong các Văn kiện của Đảng từ Đại hội VI (1986) đến Đại hội X (2006),
ngành du lịch đã đợc Đảng và Nhà nớc ta khẳng định có vị trí quan trọng
trong nền kinh tế quốc dân.
Vấn đề an ninh cũng có ảnh hởng nhất định tới hoạt động kinh doanh

du lịch bởi ở bất kỳ quốc gia, khu vực nào tình hình an ninh trật tự an toàn xã
hội đợc đảm bảo thì hoạt động du lịch cũng nh kinh doanh du lịch sẽ đợc ổn
định và ngày càng phát triển, nhanh, bền vững hơn.

18


1.1.3. Vị trí của du lịch huyện Nghi Xuân
1.1.3.1. Vị trí du lịch Nghi Xuân trong chiến lợc du lịch của cả tỉnh Hà Tĩnh
Đối với Hà Tĩnh, là một tỉnh giàu truyền thống cách mạng, nhiều di tích
lịch sử văn hoá, tài nguyên thiên nhiên đa dạng, phong phú, có điều kiện
cho việc phát triển du lịch. Xác định là ngành kinh tế mũi nhọn, góp phần thúc
đẩy sự phát triển kinh tế của Tỉnh nhà nhanh chóng, Tỉnh cũng tập trung cao
trong công tác chỉ đạo điều hành hoạt động du lịch. Chính vì vậy, Văn kiện
Đại hội Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh lần thứ XVI xác định: Tiếp tục đầu t hoàn
thiện kết cấu hạ tầng các bãi tắm, nh: Xuân Thành, Thiên Cầm, Thạch Hải,
Thịnh Lộc, Đèo Con, Nớc Sốt...và các di tích lịch sử, văn hoá nh Khu l niệm
Bác Hồ, Khu lu niệm Trần Phú, Hà Huy Tập, Khu du lịch văn hoá Nguyễn
Du, Nguyễn Công Trứ, Ngã Ba Đồng Lộc, Chùa Hơng Tích...có cơ chế đầu t
theo hớng đa dạng hoá các thành phần kinh tế, hình thức tổ chức và loại hình
du lịch, xây dựng các tuor du lịch, tuyến du lịch liên vùng, trong nớc và nớc
ngoài, phấn đấu tăng nhanh tổng lợt khách du lịch hàng năm, góp phần tăng
thu ngân sách [ 28] .
Nhận thức một cách đúng đắn, đầy đủ vai trò, tác động của du lịch đối
với sự phát triển của tỉnh nhà. Ngay từ những năm 1990 tỉnh đã xây dựng quy
hoạch tổng thể phát triển du lịch Hà Tĩnh giai đoạn 1998 2010, nêu rõ
những quan điểm, mục tiêu và chiến lợc phát triển du lịch.
Về quan điểm: Phát triển du lịch gắn với bảo đảm an ninh quốc gia, trật
tự an toàn xã hội; quan điểm phát triển du lịch bền vững; phát triển du lịch
phải dựa trên sự phối kết hợp chặt chẽ giữa các ngành.

Trong các mục tiêu phát triển, tỉnh đã chú trọng đến tỷ trọng GDP du
lịch trong GDP của tỉnh: phấn đấu đến năm 2010 đạt 2,48% và phát triển du
lịch để tạo thêm nhều công ăn việc làm cho ngời lao động.
Tỉnh cũng đã nêu ra các định hớng phát triển du lịch thời kỳ 1998
2010 trong đó có định hớng phát triển theo lãnh thổ, cụ thể:
Định hớng phát triển không gian du lịch: Hớng phát triển của không
gian kinh tế-xã hội của Hà Tĩnh trong Phơng hớng cơ bản về quy hoạch tổng
thể kinh tế - xã hội tỉnh Hà Tĩnh thời kỳ 1996 2010 đã đợc xác định theo
các trục sau:

19


+ Hớng thứ nhất: Theo quốc lộ 1A dọc theo ven biển hớng Tây Bắc Đông Nam, bao gồm các khu công nghiệp Thành phố Hà Tĩnh Thạch Khê
và Khu công nghiệp Vũng áng.
+ Hớng thứ hai: Theo quốc lộ 8A với không gian từ Hơng sơn, Đức Thọ,
Thị xã Hồng Lĩnh và Nghi Xuân.
Nh vậy, phát triển theo lãnh thổ, huyện Nghi Xuân nằm ở hớng phát
triển thứ hai.
Điểm du lịch:
+ Khu lu niệm Nguyễn Du (xã Tiên Điền huyện Nghi Xuân) là di
tích lịch sử văn hoá đợc hạng quốc gia từ ngày 28/04/1962.
+ Khu bảo tồn thiên nhiên Vũ Quang: Vũ Quang có đặc điểm nổi bật
vừa là khu bảo tồn thiên nhiên, đồng thời là khu di tích lịch sử.
Nh vậy, điểm du lịch Khu lu niệm Nguyễn Du đợc tỉnh xem là Điểm du
lịch văn hoá lịch sử cần đợc chú trọng đầu t và phát triển, là điểm du lịch đặc
biệt không chỉ đối với huyện Nghi Xuân mà còn đối với sự phát triển du lịch
của tỉnh Hà Tĩnh.
Trong các điểm có ý nghĩa vùng và địa phơng quan trọng, huyện Nghi
Xuân có những điểm du lịch: Bãi tắm Xuân Thành; Cảnh quan Núi Hồng,

Sông Lam; Đền Củi (Linh Từ Thánh Mẫu); Đình Hội Thống (xã Xuân
Hội).Một số điểm tham quan khác, bao gồm: Nhà thờ Nguyễn Công Trứ, làng
nghề dệt thảm ở Xuân Hội.
Có thể nói, huyện Nghi Xuân có ý nghĩa vùng và địa phơng trong định
hớng phát triển du lịch của tỉnh Hà Tĩnh với những điểm du lịch, tài nguyên
du lịch tự nhiên, nhân văn có ý nghĩa văn hoá, tâm linh sâu sắc. Do vậy, với
nhiều điểm du lịch Nghi Xuân đã trở thành điểm du lịch quan trọng trong
chiến lợc du lịch của tỉnh Hà Tĩnh với các huyện khác.
Trong các cụm du lịch của tỉnh Hà Tĩnh, huyện Nghi Xuân có vị trí
quan trọng giúp cụm du lịch Thị xã Hồng Lĩnh và phụ cận hoạt động hiệu quả,
góp phần nâng cao chất lợng hoạt động du lịch trong toàn bộ cụm du lịch của
tỉnh
Vì tầm quan trọng của các điểm du lịch của huyện Nghi Xuân đối với
sự phát triển kinh tế du lịch của tỉnh nhà nên huyện đã có các dự án đầu t của
tỉnh nh: đợc đầu t 2 dự án với 2 công trình: Tôn tạo Lăng mộ Nguyễn Du và
đầu t cơ sở hạ tầng khu văn hoá du lịch Xuân Thành với diện và khá vốn khá

20


cao nhằm nâng cao giá trị của những điểm du lịch này và cũng nh nâng cao
chất lợng dịch vụ của cả Tỉnh Hà Tĩnh (xem biểu 1)
Biểu 1: Dự án 2: Cụm du lịch Thị xã Hồng Lĩnh và phụ cận
Các hạng mục công trình chính:
Dự kiến vốn đầu t
Diện tích Giai đoạn tr- Giai đoạn sau
TT
Tên công trình
(ha)
ớc 2010

2010
1 Trung tâm điều phối du
1
2
5
lịch thị xã Hồng Lĩnh
2 Khu vui chơi giải trí, thể
5
15
30
thao núi Hồng
3 Đầu t, tôn tạo lăng mộ
1
1
5
Nguyễn Du
4 Đầu t cơ sở hạ tầng khu
30
15
40
văn hoá du lịch Xuân
Thành
5 Đầu t khu khách sạn, du
3
10
20
lịch tổng hợp
84
43
100

Tổng cộng
Nh vậy, du lịch Huyện Nghi Xuân có vị trí quan trọng, không thể thiếu
trong toàn bộ chiến lợc phát triển du lịch của tỉnh Hà Tĩnh bởi Huyện chính là
cửa ngõ của Tỉnh nhà với nhiều điểm du lịch nổi tiếng, với nhiều tài nguyên
du lịch thiên nhiên cũng nh tài nguyên du lịch nhân văn mang tính chất lịch
sử, văn hoá làm phong phú đa dạng ngành du lịch của Tỉnh nhà, góp phần thu
hút du khách ngày càng nhiều của Tỉnh mang lại lợi ích và hiệu quả kinh tế
cao cho hoạt động kinh tế du lịch của Tỉnh nhà.
1.1.3.2. Vị trí du lịch trong chiến lợc phát triển kinh tế- xã hội của huyện
Nghi Xuân
Là một huyện có tiềm năng, thế mạnh về phát triển du lịch với nhiều
loại hình, có thể đóng góp tích cực vào sự phát triển chung của huyện, nên
Đảng bộ, chính quyền huyện đã tập trung chỉ đạo phát triển các loại hình du
lịch trên địa bàn. Đại hội Đảng bộ lần thứ 19 đă quan tâm thảo luận và đề ra
Nghị Quyết về việc phát triển ngành thơng mại du lịch, tập trung phát huy
các nguồn lực để chuyển đổi cơ cấu kinh tế nhằm nâng cao tỷ trọng các ngành
tiểu thủ công nghiệp, thơng mại, du lịch trong nền kinh tế. Đặc biệt Ban chấp
hành Đảng bộ Huyện đã Nghị quyết chuyên đề số 05 NQ/HU năm 2005 về

21


phát triển công nghiệp, thơng mại, du lịch. Đây là những định hớng rất quan
trọng cho công tác du lịch của Huyện nhà.
Trong các Đại hội đại biểu Đảng bộ Huyện Nghi Xuân qua các lần 17,
18, 19 đã nêu ra những mục tiêu cụ thể cho việc phát triển du lịch thơng
mại của Huyện nhà:
Nghị quyết lần thứ 17 (1996 2000) của Đại hội đại biểu Đảng bộ
Huyện đã xác định trong tỷ trọng cơ cấu thu nhập: Du lịch thơng mại đạt 30%
[25].

Nghị quyết lần thứ 18 (2000 2005) của Đại hội đại biểu Đảng bộ
Huyện đã xác định trong tỷ trọng cơ cấu thu nhập: Thơng mại du lịch
dịch vụ đạt 220 tỷ đồng = 37% [26].
Nghị quyết lần thứ 19 (2005 2010) của Đại hội đại biểu Đảng bộ
Huyện: Xác định mục tiêu cơ cấu sản xuất của ngành nh sau: Thơng mại
du lịch dịch vụ đạt 36,61% [27].
Cùng với quy hoạch phát triển du lịch của Tỉnh Hà Tĩnh thì Huyện Nghi
Xuân với tiềm năng du lịch của mình đã xác định ngành du lịch có một vị trí
hết sức đặc biệt quan trọng trong chiến lợc phát triển kinh tế xã hội của
Huyện. Ngành du lịch đợc Huyện quan tâm, đầu t bởi Huyện có điều kiện về
tài nguyên, xã hội tạo đợc lợi thế để Huyện thu hút du khách trong và ngoài nớc đến với du lịch của Huyện Nghi Xuân, cụ thể
Thứ nhất: Huyện Nghi Xuân nằm trên tuyến quốc lộ 8A, là cửa ngõ của
Tỉnh Hà Tĩnh, giáp với Thành phố Vinh - đô thị loại 1 của Tỉnh Nghệ An nên
có nhiều điều kiện để giao lu phát triển kinh tế xã hội và góp phần thúc đẩy
hoạt động du lịch phát triển.
Thứ hai: Huyện Nghi Xuân có nhiều tiềm năng về đất đai, biển với
nhiều bãi biển đẹp nh: bãi biển Xuân Thành để có thể hình thành các khu du
lịch tắm biển, nghỉ dỡng cùng với đó là nhiều hải sản có giá trị kinh tế cao.
Thứ ba: Huyện Nghi Xuân nằm có truyền thống hiếu khách, có nhiều di
tích thắng cảnh nổi tiếng, nhiều di tích văn hoá và những loại hình văn hoá
nghệ thuật phi vật thể.
Từ nhận thức đợc vị trí, tầm quan trọng của du lịch trong sự phát triển
kinh tế xã hội của Huyện nhà nên huyện Nghi Xuân đã xác định du lịch là
ngành kinh tế mũi nhọn. Phát triển du lịch theo hớng đa dạng hoá trên nhiều
lĩnh vực, kinh doanh tổng hợp, đầu t có trọng điểm và có chiến lợc lâu dài, coi

22


trọng hiệu quả toàn diện: kinh tế xã hội, văn hoá, an ninh, chính trị, môi trờng sinh thái trong hoạt động kinh doanh du lịch. Đồng thời, cũng có sự liên

kết chặt chẽ giữa các huyện, tỉnh khác trong việc hình thành các tour du lịch
để thu hút du khách không chỉ trong tỉnh, ngoài tỉnh mà còn thu hút du khách
quốc tế đến với Huyện Nghi Xuân.
1.2. Tình hình phát triển du lịch ở Huyện Nghi Xuân - Tỉnh Hà Tĩnh

1.2.1. Tiềm năng phát triển kinh tế du lịch ở huyện Nghi Xuân
* Về điều kiện tự nhiên
Huyện Nghi Xuân nằm ở phía Bắc của tỉnh Hà Tĩnh, có 19 đơn vị hành
chính, 17 xã, 2 thị trấn, giáp với Thành phố Vinh và các huyện của tỉnh Hà
Tĩnh: Thị xã Hồng Lĩnh, Can Lộc, Đức Thọ, bao bọc phía Đông của huyện là
Biển Đông. Nơi có dòng Sông Lam và dãy Núi Hồng thơ mộng.
Diện tích tự nhiên: 21.800 ha, dân số: 99.458 ngời, đây là quê hơng của
Đại thi hào dân tộc, Danh nhân văn hoá thế giới Nguyễn Du, Danh nhân
Nguyễn Công Trứ và là quê hơng của làn điệu ca trù xã Cổ Đạm.
* Về điều kiện kinh tế - xã hội
Trong những năm quan đời sống nhân dân không ngừng đợc cải thiện
cả về vật chất lẫn tinh thần. Tốc độ phát triển GDP đạt 12,8%, thu nhập bình
quân đầu ngời 6,2 triệu đồng ngời/năm (2008), từng bớc đa huyện trở thành
một huyện giàu mạnh.
Sự phát triển kinh tế tạo điều kiện cơ sở hạ tầng để đẩy mạnh ngành
du lịch của huyện. Trong thời gian qua, nhiều công trình kinh tế xã hội
quan trọng đã đợc đầu t xây dựng đạt hơn 500 tỷ đồng. Điện lới quốc gia đã
phủ kín 100% các xã, đáp ứng đủ nhu cầu sản xuất và đời sống nhân dân. Hệ
thống thông tin liên lạc đáp ứng nhu cầu liên lạc trong nớc và quốc tế với các
hình thức dịch vụ nh: điện thoại, fax, internet. Bình quân 10 máy điện
thoại/100 ngời dân tăng gấp đôi so với năm 2005 (năm 2005 là 5 máy điện
thoại/100 ngời dân).
Tuy nhiên, cơ sở hạ tầng nhìn chung vẫn còn cha đáp ứng đợc nhu
cầu của địa phơng trong thời kỳ CNH, HĐH. Một số công trình có nguy cơ
xuống cấp đang đòi hỏi phải xây dựng lại, đặc biệt là hệ thống cơ sở hạ tầng

phục vụ cho hoạt động kinh doanh du lịch.
Về lao động: Nghi Xuân có một lực lợng lao động đông đảo, trong đó
trong lao động đợc qua đào tạo ngày càng chiếm tỷ trọng cao. Trong nhiều

23


năm qua công tác xuất khẩu lao động đã tạo công ăn việc làm cho khoảng
10.000 lao động, đa về một khoản ngoại tệ rất lớn.
Hệ thống cơ sở hạ tầng: Nghi Xuân nằm phụ cận các đô thị lớn nh
Thành phố Vinh- đô thị loại 1 tỉnh Ngệ An và Thị xã Hồng Lĩnh rất thuận lợi
cho việc giao lu kinh tế, văn hóa.
* Về văn hoá và lịch sử
Nghi Xuân là một vùng đất có nhiều hiền tài:
Nhiều ngời thành đạt xuất thân từ Nghi Xuân nh Danh nhân văn hoá thế
giới, Đại thi hào Nguyễn Du; Đại danh điền, nhà thơ Nguyễn Công Trứ; nhà
giáo, tiến sĩ Nguyễn Hành; Tể tớng Nguyễn Nhiễm; Nhà địa lý Tà Ao nổi
tiếng đời Hậu Lê; quê gốc ở La Sơn thu tự Nguyễn Thiếp (quân s của Hoàng
đế Quang Trung), Tiến sĩ Nguỵ Khắc Tuần; Thám hoa Nguỵ Khắc Đản; Nhà
sử học Trần Trọng Kim (Thủ tờng đầu tiên của Chính phủ Việt Nam).
Trong thời kỳ phong kiến, Nghi Xuân có nhiều ngời học hành đỗ đạt
với những dòng họ nổi tiếng khoa bảng: Nguyễn Tiên Điền, Nguỵ Khắc
huyện có trạng nguyên, bảng nhãn, thám hoa, tiến sĩ, phó bảngnên nói
huyện Nghi Xuân là đất địa linh nhân kiệt quả không sai.
Trong số những ngời nổi tiếng hiện nay, từ huyện Nghi Xuân có: Giáo
s, nhà khảo cổ học Hà Văn Tấn; Đậu Ngọc Xuân (Nguyên chủ nhiệm Uỷ ban
Kế hoạch Nhà nớc); Tiến sĩ Uông Chu Lu (Bộ trởng Bộ T pháp); Giáo s kinh
tế Nguyễn Đình Hơng..v.v
Huyện Nghi Xuân xa và nay có nhiều di tích danh thắng, nhiều công
trình văn hoá, lịch sử nổi tiếng đợc công nhận cấp quốc gia và cấp tỉnh. Có

nhiều thôn xóm, có nhiều di tích. Tiếc rằng, trải qua dâu bể của lịch sử và thời
gian, không ít di tích cũng đã bị mai một. Song với trên 100 di tích còn lại
cũng còn đủ để minh chứng cho một vùng đất có bề dày truyền thống văn hoá.
Đình Hội Thống, một ngôi đình không chỉ có quy mô vào loại nhất cả xứ, mà
còn có nghệ thuật chạm trổ, trang trí vô cùng tinh xảo.
Nhiều đình, đền, nhà thờ còn giữ đơc nhiều bộ sắc phong phú. Toàn
huyện có 6 di tích công nhận ở cấp quốc gia: Khu lu niệm Nguyễn Du,
Nguyễn Công Trứ, Đình Hội Thống, Đền Xuân Hồng, bãi tắm Xuân Thành,
Cổ Đạm, Nghi Xuân bát cảnh; Có 19 di tích cấp Tỉnh và có thể kết hợp nhiều
tuor du lịch: Nguyễn Du Nguyễn Công Trứ Xuân Thành Xuân Yên,
Đình Hội Thống - Đền Xuân Hồng, Đền Đức Thánh Mẫu ở Xuân Lam.

24


Ngoài ra Nghi Xuân còn có các làng nghề truyền thống nh: Làng mộc
ở Xuân Phổ, Nồi đất ở Cổ Đạmtạo điều kiện cho phát triển kinh tế du lịch
của huyện nhà.
Huyện Nghi Xuân có nhiều tiềm năng về tài nguyên du lịch cả tài
nguyên du lịch thiên nhiên cũng nh tài nguyên du lịch nhân văn.
Tài nguyên du lịch thiên nhiên:
Huyện Nghi Xuân có bãi biển Xuân Thành trở thành một điểm du
lịch không chỉ nổi tiếng ở huyện mà còn nổi tiếng là một trong những bãi biển
đẹp của tỉnh Hà Tĩnh. Bãi biển Xuân Thành đợc đánh giá là bãi biển thoải,
không dốc, cát trắng, nớc biển trong rất thuận lợi cho việc du lịch tắm biển.
Xuân Thành có cảnh vật rất nên thơ; môi trờng sinh thái ở đây đợc đánh giá là
một trong những điểm du lịch đẹp và trong lành nhất của tỉnh với những hàng
dừa nghiêng soi bóng nớc và một hệ thống cây xanh phủ kín toàn bộ khu vực
bãi tắm.
Bên cạnh bãi biển khu du lịch Xuân Thành nổi tiếng, ở huyện

Nghi Xuân còn có nhiều thắng cảnh hay còn gọi là Nghi Xuân bát cảnh, xếp
thành 4 cặp:
Hồng Sơn liệt chớng
Đan Nhai quy phàm.
Song Ng hý thuỷ
Cô Độc lâm lu.
Giang Đình cổ độ
Quần Mộc bình sa.
Uyên Trừng danh tự
Hoa Phẩm thắng triền.
Trong Nghi Xuân bát cảnh có những cảnh Thiên Phú, nh Hồng Sơn
liệt chớng, song nh hý thuỷ sẽ trờng tồn với thời gian. Có những cảnh thiên
nhiên và con ngời cùng tác động đến nh: Cô Độc lâm lu, Quần Mộc bình sa.
Có những cảnh do con ngời tác động đến mới có nh: Hoa Phẩm thắng triền,
Uyên Trừng danh tự, Giang Đình cổ độ, Đan Nhai quy phàm rồi có thể có
những cảnh mới hình thành nh Bãi biển Xuân Thành là bãi tắm xanh - sạch đẹp. Những cảnh đẹp này của Nghi Xuân đã đợc Nguyễn Tất Minh viết một
cách thật đáng suy nghĩ và xứng đáng là những điểm du lịch hấp dẫn của
huyện Nghi Xuân cần đợc khai thác và đi vào sử dụng:

25


×