Tải bản đầy đủ (.doc) (78 trang)

Giáo dục chủ nghĩa yêu nước hồ chí minh cho thanh niên ở huyện quỳnh lưu (nghệ an) trong giai đoạn hiện nay luận văn tốt nghiệp đại học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (456.13 KB, 78 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
KHOA GIO
Á DỤ
C CHNH
Í TRỊ

HỒĐÌNH NGŨ

GIÁO DỤC CHỦNGHĨA YÊU NƯỚC HỒCHÍ MINH CHO
THANH NIÊN ỞHUYỆN QUỲNH LƯU (NGHỆAN)
TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

NGÀNH: CỬ NHÂN CHÍNH TRỊ - LUẬT

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHÓA LUẬN
ThS.BÙI THỊ CẦN

NGHỆ AN - 2012

1


LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình làm khóa luận này, ngoài những cố gắng của bản thân,
tôi đã nhận được sự quan tâm, giúp đỡ tận tình của Hội đồng khoa học Khoa
Giáo dục chính trị, các thầy cô giáo trong Tổ bộ môn Tư tưởng Hồ Chí Minh;
Sự khích lệ, động viên, chia sẻ của gia đình, bạn bè và của người thân; Đặc
biệt là sự chỉ dẫn chu đáo, nhiệt tình của cô giáo, Ths. Bùi Thị Cần - Người


trực tiếp hướng dẫn tôi làm khóa luận này. Chính sự hướng dẫn nhiệt tình và
những tình cảm quý báu đó đã động viên, thôi thúc, giúp tôi có thể hoàn thành
tốt khóa luận.
Chính vì thế, nhân dịp này cho phép tôi được gửi lời cảm ơn chân thành
nhất tới Hội đồng khoa học của Khoa Giáo dục chính trị, các thầy cô giáo
trong khoa, tới gia đình, bạn bè và người thân và đặc biệt là cô giáo, Ths. Bùi
Thị Cần. Kính chúc thầy, cô giáo và mọi người sức khỏe, thành đạt và hạnh
phúc trong cuộc sống.
Quá trình thực hiện đề tài khóa luận mặc dù đã rất nỗ lực nhưng cũng
không tránh khỏi những sai sót nhất định. Qua đây tôi rất mong nhận được sự
quan tâm giúp đỡ, đóng góp ý kiến chỉ dẫn của các thầy cô giáo, bạn bè để đề
tài được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Vinh, tháng 5 năm 2012
Sinh viên

Hồ Đình Ngũ

2


NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT TRONG ĐỀ TÀI

CNH

:

Công nghiệp hóa

HĐH


:

Hiện đại hóa

CNXH

:

Chủ nghĩa xã hội

CNYN

:

Chủ nghĩa yêu nước

THPT

:

Trung học phổ thông

THCS

:

Trung học cơ sở

TNCS


:

Thanh niên cộng sản

TDTT

:

Thể dục thể thao

LĐTBXH

:

Lao động thương binh xã hội

UBND

:

Ủy ban nhân dân

XHCN

:

Xã hội chủ nghĩa

ĐLDT


:

Độc lập dân tộc

3


MC LC
Trang
M U........................................................................................................1
1. Tớnh cp thit ca ti..............................................................................1
2. Tỡnh hỡnh nghiờn cu liờn quan n ti..................................................3
3. Mc ớch v nhim v ca ti................................................................6
4. i tng v phm vi nghiờn cu..............................................................7
5. C s lý lun v phng phỏp nghiờn cu ca ti.................................7
6. Nhng úng gúp v khoa hc ca ti.....................................................8
7. Kt cu ti..............................................................................................8
CHNG 1. CH NGHA YấU NC H CH MINH - S HèNH
THNH V NI DUNG C BN.................................................................9

1.1. S hỡnh thnh ch ngha yờu nc H Chớ Minh....................................9
1.1.1. Ch ngha yờu nc - si ch xuyờn sut lch s dõn tc
Vit Nam.........................................................................................................9
1.1.2. Ch ngha yờu nc H Chớ Minh ra i l mt tt yu lch s..........18
1.2. Ni dung c bn ca ch ngha yờu nc H Chớ Minh.........................23
1.2.1. Không có gì quý hơn độc lập tự do ni dung xuyên suốt của
chủ nghĩa yêu nớc Hồ Chí Minh......................................................................23
1.2.2. Yêu nớc gắn liền với thơng dân..............................................................26
1.2.3. Yêu nớc cũng chính là yêu CNXH - Yếu tố đảm bảo cho ĐLDT

hoàn toàn và tự do hạnh phúc cho nhân dân.....................................................28
1.2.4. Yêu nớc phải gắn liền với thi đua xây dựng và bảo vệ Tổ quốc............30
Kt lun chng 1.........................................................................................32
CHNG 2. NNG CAO CHT LNG GIO DC CH NGHA YấU
NC H CH MINH CHO THANH NIấN HUYN QUNH LU HIN
NAY................................................................................................................33

2.1. Vai trũ ca thanh niờn huyn Qunh lu trong s nghip CNH, HH
hin nay...........................................................................................................33

4


2.1.1. Thanh niên huyện quỳnh lưu có vai trò nòng cốt đối với công cuộc
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc...........................................................................33
2.1.2. Phát huy vai trò của thanh niên trong xây dựng nông thôn mới........37
2.2. Thực trạng và giải pháp để giáo dục chủ nghĩa yêu nước Hồ Chí
Minh cho thanh niên huyện Quỳnh Lưu.........................................................40
2.2.1. Thực trạng công tác giáo dục thanh niên huyện Quỳnh Lưu................40
2.2.2. Phương hướng và giải pháp để nâng cao chất lượng giáo dục chủ
nghĩa yêu nước Hồ Chí Minh cho thanh niên huyện Quỳnh Lưu..................52
Kết luận chương 2.........................................................................................72
KẾT LUẬN....................................................................................................73
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

5


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài

Chủ tịch Hồ Chí Minh - lãnh tụ vĩ đại của Đảng và dân tộc Việt Nam,
Anh hùng giải phóng dân tộc và Danh nhân văn hoá kiệt xuất. Tư tưởng của
Người là tài sản tinh thần to lớn của Đảng và dân tộc ta, là ngọn cờ thắng lợi
của cách mạng Việt Nam.
Trong hơn nửa thế kỷ hoạt động cách mạng, Hồ Chí Minh là người ý
thức sâu sắc về giá trị tinh thần Việt Nam, về sức mạnh của chủ nghĩa yêu nước
Việt Nam. Người dạy "Dân ta phải biết sử ta. Cho tường gốc tích nước nhà
Việt Nam" [36, tr.221]. Tổng kết lịch sử Việt Nam, Hồ Chí Minh nhấn mạnh:
Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý
báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng thì tinh thần ấy lại
sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi
sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước
[39, tr.171].
Rõ ràng, hệ giá trị tinh thần truyền thống Việt Nam, mà đứng đầu là
chủ nghĩa yêu nước đã đóng một vai trò to lớn trong sự nghiệp dựng nước,
giữ nước. Trong thế kỷ XX, Hồ Chí Minh đến với chủ nghĩa Mác - Lênin như
một sự gặp gỡ diệu kỳ giữa chủ nghĩa yêu nước chân chính với học thuyết
cách mạng và khoa học của thời đại, tìm thấy ở chủ nghĩa Mác - Lênin ánh
sáng soi đường cứu dân, cứu nước. Từ đó hình thành chủ nghĩa yêu nước Hồ
Chí Minh.
Trong quá trình phát triển lịch sử của dân tộc, thì chủ nghĩa yêu nước
Hồ Chí Minh góp phần làm nên thắng lợi Cách mạng Tháng Tám 1945, hai
cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ và bước đầu quá độ lên
CNXH mãi mãi đi vào lịch sử dân tộc Việt Nam như một sự kiện chói lọi

1


nhất, một biểu tượng sáng ngời nhất của chủ nghĩa yêu nước Việt Nam truyền
thống xuyên qua mọi thời đại.

Hiện nay, cách mạng nước ta bước vào thời kỳ mới - thời kỳ đẩy mạnh
công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước - với mục tiêu dân giàu nước mạnh,
xã hội công bằng, dân chủ, văn minh vô cùng vẻ vang nhưng cũng không ít
những khó khăn, thách thức. Chủ nghĩa yêu nước Hồ Chí Minh càng đóng
một vai trò quan trọng, tiếp tục phát huy tác dụng to lớn. Nó đã được Đảng và
nhân dân ta vận dụng sáng tạo trong thời kỳ hội nhập, phát triển kinh tế tri
thức, xây dựng nền tảng vật chất để đưa nước ta cơ bản trở thành một nước
công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020.
Huyện Quỳnh Lưu là một trong những địa phương có số dân đông đặc
biệt tầng lớp thanh niên lực lượng nòng cốt cho sự nghiệp đẩy mạnh công
nghiệp hoá, hiện đại hoá huyện Quỳnh Lưu nói riêng và cả nước nói chung.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhận thức đúng vị trí, vai trò của thanh niên
trong sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc và xây dựng xã hội mới. Người
đã thấy rất sớm sự đóng góp to lớn của tuổi trẻ Việt Nam trong sự trường tồn
và phát triển của dân tộc. Người khẳng định: "Thanh niên là người chủ tương
lai của nước nhà. Thật vậy nước nhà thịnh hay suy, yếu hay mạnh một phần
lớn là do các thanh niên" [38, tr.186]. Họ là lực lượng đông đảo nhất, hùng
hậu nhất, hăng hái, dũng cảm nhất trong các cuộc chống xâm lược, là lực
lượng gánh vác những công việc nặng nề khó khăn, vất vả trong lao động sản
xuất xây dựng đất nước, "đâu cần là thanh niên có, đâu khó có thanh niên".
Trước lúc đi xa Người dặn lại trong Di chúc: "Đảng cần phải chăm lo giáo
dục đạo đức cách mạng cho họ, đào tạo họ thành những người thừa kế xây
dựng XHCN vừa "hồng" vừa "chuyên". Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời
sau là một việc rất quan trọng và rất cần thiết" [45, tr.498].

2


Việc giáo dục chủ nghĩa yêu nước Hồ Chí Minh cho thanh niên cả nước
nói chung và cho thanh niên huyện Quỳnh Lưu nói riêng trong giai đoạn hiện

nay là một việc làm rất quan trọng và cần thiết vì mục tiêu dân giàu, nước
mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Điều đó sẽ tạo ra sức mạnh cực
kỳ to lớn để phát huy tiềm năng vô tận của con người Việt Nam trước những
thách thức của lịch sử, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, sớm đưa nước
Việt Nam ra khỏi tình trạng kém phát triển, tạo điều kiện đuổi kịp các nước
tiên tiến trong khu vực và thế giới.
Xuất phát từ yêu cầu thực tế của đất nước, dưới sự lãnh đạo của Đảng,
nhân dân ta đang xây dựng đất nước gắn liền với giữ vững độc lập dân tộc,
kiên định con đường đi lên chủ nghĩa xã hội. Điều đó chứng tỏ rằng Đảng và
dân ta đã vận dụng sáng tạo phát huy những tư tưởng lớn của Hồ Chí Minh về
chủ nghĩa yêu nước dưới ánh sáng chủ nghĩa Mác-Lênin và trên lập trường
giai cấp vô sản.
Với những lý do cơ bản trên, tôi chọn vấn đề: "Giáo dục chủ nghĩa
yêu nước Hồ Chí Minh cho thanh niên ở huyện Quỳnh Lưu (Nghệ An)
trong giai đoạn hiện nay" để làm khóa luận tốt nghiệp đại học.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Vấn đề Giáo dục chủ nghĩa yêu nước Hồ Chí Minh cho thanh niên đã
được nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu dưới những góc độ khác nhau.
Các công trình đều đã đề cập đến nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh
về giáo dục lòng yêu nước cho thanh niên. Làm rõ sự cần thiết của công tác
giáo dục cho thanh niên, những nội dung cần giáo dục thanh niên theo tư
tưởng Hồ Chí Minh; phương châm, phương pháp giáo dục thanh niên; đề ra
một số giải pháp hữu hiệu để giải quyết thực trạng cho thanh niên ngày nay
dựa vào căn cứ đặc thù của từng địa phương, từng vùng miền trên cơ sở vận

3


dụng chủ nghĩa yêu nước Hồ Chí Minh trong quá trình giáo dục cho thanh
niên phục vụ cho sự nghiệp giáo dục và công cuộc đổi mới đất nước.

Một số tác giả đã dày công nghiên cứu vấn đề này trên nhiều góc độ
khác nhau, được trình bày bằng các luận văn, luận án, sách, bài nói, các tài
liệu, tạp chí, công trình nghiên cứu khoa học.
Trong giới hạn của khóa luận không thể trình bày hết nội dung tư tưởng
của các công trình nghiên cứu mà chúng tôi chỉ có thể khái lược một số nội
dung tư tưởng cơ bản của một số tác giả.
Các đề tài và nghiên cứu khoa học nói trên đều tập trung phản ánh
những nội dung cơ bản và có hệ thống quan điểm của tư tưởng Hồ Chí Minh
về thanh niên, tầm quan trọng và những ý nghĩa lớn lao của những tư tưởng
của người đặc biệt là chủ nghĩa yêu nước trong sự nghiệp giáo dục thanh niên.
- Chủ nghĩa yêu nước Hồ Chí Minh của Nguyễn Mạnh Tường. Cuốn
sách được hình thành trên cơ sở luận án tiến sĩ của tác giả. Kết cấu của sách
gồm 3 chương, tác giả chủ yếu tập trung nghiên cứu chủ nghĩa yêu nước Hồ
Chí Minh.
- "Hồ Chí Minh và con người Việt Nam trên con đường dân giàu nước
mạnh" của Phạm Văn Đồng, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1993 nghiên
cứu tư tưởng và con người Hồ Chí Minh với công cuộc đổi mới. Tác phẩm đã
khẳng định: Hồ Chí Minh là một nhà yêu nước, đồng thời là một chiến sĩ
cộng sản. Từ đó để nói tới thông điệp của Hồ Chí Minh là lời nói nổi tiếng:
"Không có gì quý hơn độc lập tự do". Độc lập, tự do ở đây là độc lập của dân
tộc, tự do của nhân dân, của con người. Độc lập đi liền với tự do là độc lập
dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Đây là một gợi mở rất sâu sắc khi
nghiên cứu chủ nghĩa yêu nước Hồ Chí Minh.
- "Nhận thức cơ bản về tư tưởng Hồ Chí Minh", Nxb Chính trị quốc
gia, Hà Nội, 1998, tác giả Phạm Văn Đồng cũng khẳng định hành trang ra đi

4


tìm đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành là truyền thống lịch sử hàng ngàn

năm với sức sống mãnh liệt của một dân tộc. Đó là một nhận thức cơ bản
trong tư tưởng Hồ Chí Minh, giúp ta suy nghĩ tới việc nghiên cứu chủ nghĩa
yêu nước Hồ Chí Minh trong tình hình hiện nay.
- "Tư tưởng Hồ Chí Minh và con đường cách mạng Việt Nam" do Đại
tướng Võ Nguyên Giáp chủ biên, Nxb Chính trị quốc gia ấn hành năm 1997.
Tác giả đã khẳng định truyền thống yêu nước của dân tộc đã phát triển thành
chủ nghĩa yêu nước. Và chính chủ nghĩa yêu nước đó đã thúc đẩy Hồ Chí
Minh ra đi tìm đường cứu nước. Chủ nghĩa yêu nước là một trong những
nguồn gốc chủ yếu của tư tưởng Hồ Chí Minh.
- "Góp phần tìm hiểu cuộc đời và tư tưởng Hồ Chí Minh" của
GS.NGND Đinh Xuân Lâm, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005. Đã tập
hợp nhiều bài nghiên cứu. Có thể khai thác một số bài phục vụ cho đề tài như
"Chủ nghĩa yêu nước Hồ Chí Minh - sự kết hợp biện chứng giữa truyền thống
và thời đại", "Về con đường cứu nước của Hồ Chí Minh"...
- "Đến với tư tưởng Hồ Chí Minh" của Trần Bạch Đằng, Nxb Trẻ, 2004.
Tác giả đã khẳng định "tư tưởng Hồ Chí Minh được ấp ủ lâu dài trong cái nôi chủ
nghĩa yêu nước, tắm mình sâu sắc trong tâm hồn dân tộc, là kết tinh truyền thống
nhiều nghìn năm dựng nước và giữ nước của nhân dân Việt Nam"...
Đặc biệt là trong các bài tạp chí, các bài viết ngắn đã tập trung nêu bật một
cách súc tích, ngắn gọn các tư tưởng của Hồ Chí Minh về giáo dục thanh niên, đề
cập đến những tư tưởng này của Người ở từng khía cạnh cụ thể, để mục đích là
vận dụng giải quyết những thực trạng của thanh niên ở từng địa phương cụ thể:
- Trong bài viết: “Tư tưởng Hồ Chí Minh với hoạt động của phong trào
thanh niên hiện nay” của tác giả Nguyễn Thu Thảo đăng trên tạp chí Giáo dục lý
luận số 9/2003, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh - phân viện Hà Nội, đã
đề cập đến tầm quan trọng, những giá trị của tư tưởng Hồ Chí Minh về thanh niên

5



và đề cập đến những giải pháp thiết thực, quan trọng để hoạt động của thanh niên
ngày nay có chất lượng phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh để họ có hướng đi đúng
góp sức vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam XHCN.
- Tác giả Phạm Công Khái với bài viết: “Giáo dục đạo đức cách mạng cho
thế hệ trẻ theo tư tưởng Hồ Chí Minh”, đăng trên tạp chí Lịch sử (220), tháng
3/2009, bài viết tập trung vào nêu vai trò của giáo dục đạo đức cách mạng cho
thanh niên để huấn luyện cho họ thành những người vừa “hồng” vừa “chuyên”,
trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Tác giả
nêu lên quá trình nhận thức của Bác về vai trò của thanh niên qua quảng đời hoạt
động cách mạng, chỉ rõ việc chăm lo bồi dưỡng thanh niên là trách nhiệm của
toàn xã hội và phải gắn liền với cuộc đấu tranh chung của toàn xã hội.
Như vậy đã có nhiều công trình nghiên cứu dưới những góc độ khác nhau
tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục thanh niên. Kết quả của quá trình nghiên cứu
là nguồn tư liệu hết sức quan trọng giúp chúng tôi tiếp thu, tham khảo, làm định
hướng cho đề tài nghiên cứu của mình. Cho đến nay, vấn đề vận dụng giáo dục
chủ nghĩa yêu nước Hồ Chí Minh cho thanh niên huyện Quỳnh Lưu trong giai
đoạn hiện nay, thì chưa có một công trình nào đề cập tới.
3. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài
3.1. Mục đích
Làm rõ những nội dung cơ bản về chủ nghĩa yêu nước Hồ Chí Minh và
đề xuất phương hướng, giải pháp giáo dục chủ nghĩa yêu nước Hồ Chí Minh
cho thanh niên huyện Quỳnh Lưu trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá,
hiện đại hoá đất nước.
3.2. Nhiệm vụ
- Xác định chủ nghĩa yêu nước Hồ Chí Minh là gì? Cơ sở hình thành
nội dung chủ yếu và những đặc điểm của chủ nghĩa yêu nước Hồ Chí Minh.

6



- Đánh giá thực trạng đội ngũ thanh niên và công tác giáo dục thanh
niên huyện Quỳnh Lưu, đề xuất phương hướng, giải pháp để nâng cao hiệu
quả giáo dục chủ nghĩa yêu nước Hồ Chí Minh cho thanh niên Quỳnh Lưu
trong tình hình mới.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
- Chủ nghĩa yêu nước Hồ Chí Minh - những nội dung cơ bản.
- Thực trạng của công tác giáo dục lòng yêu nước cho thanh niên huyện
Quỳnh Lưu - Nghệ An.
- Sự vận dụng giáo dục chủ nghĩa yêu nước Hồ Chí Minh cho thanh
niên huyện Quỳnh Lưu - Nghệ An .
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu Chủ nghĩa yêu nước Hồ Chí Minh và
việc giáo dục chủ nghĩa yêu nước Hồ Chí Minh cho thanh niên ở huyện
Quỳnh Lưu trong tình hình hiện nay.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của đề tài
5.1. Cơ sở lý luận
Đề tài vận dụng lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí
Minh, những quan điểm của Đảng về thanh niên và "Bồi dưỡng thế hệ cách
mạng cho đời sau", về chủ nghĩa yêu nước của chủ tịch Hồ Chí Minh.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử,
phương pháp lịch sử và lôgic, phương pháp phân tích tổng hợp, điều tra khảo
sát thực tiễn và các phương pháp chuyên ngành trong nghiên cứu và thể hiện
đề tài.

7


6. Những đóng góp về khoa học của đề tài

- Đế tài góp phần làm sáng tỏ thêm những vấn đề cơ bản trong nghiên cứu
chủ nghĩa yêu nước Hồ Chí Minh. Làm rõ vai trò của chủ nghĩa yêu nước Hồ
Chí Minh trong hình thành nhân cách thanh niên huyện Quỳnh Lưu hiện nay.
- Đánh giá có căn cứ khoa học thực trạng và đề xuất một số giải pháp
từng bước nâng cao chất lượng giáo dục chủ nghĩa yêu nước Hồ Chí Minh
cho thanh niên huyện Quỳnh Lưu.
7. Kết cấu đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, khoá luận được kết
cấu 2 chương, 5 tiết.

8


Chương 1
CHỦ NGHĨA YÊU NƯỚC HỒ CHÍ MINH - SỰ HÌNH THÀNH VÀ
NỘI DUNG CƠ BẢN
1.1. SỰ HÌNH THÀNH CHỦ NGHĨA YÊU NƯỚC HỒ CHÍ MINH
1.1.1. Chủ nghĩa yêu nước - sợi chỉ đỏ xuyên suốt lịch sử dân tộc Việt Nam
1.1.1.1. Thời kỳ Văn lang - Âu lạc, thời kỳ dựng nước
Lịch sử Việt Nam bắt đầu bằng một sự kiện có ý nghĩa vô cùng trọng
đại là sự ra đời rất sớm của Nhà nước Văn Lang trên cơ sở hợp nhất tự
nguyện của người Việt cổ (Lạc Việt và Âu Việt): "Vua Hùng đã có công dựng
nước”, và nước Việt ngay từ lúc mới ra đời đã là một quốc gia ổn định với
một nền văn hóa rực rỡ, với sản phẩm trống đồng. Có thể khẳng định rằng sự
xuất hiện sớm của Nhà nước Văn Lang đã tạo điều kiện rất cơ bản cho chủ
nghĩa yêu nước Việt Nam hình thành sớm.
Nhà nước thứ hai trong lịch sử Việt Nam là nước Âu Lạc (thống nhất
giữa Tây Âu và Lạc Việt) với người thủ lĩnh kiệt hiệt là Thục Phán để chống
lại sự xâm lược của nhà Tần từ phương Bắc tràn xuống, với sự kiện này đã nói
rõ một đặc điểm của lịch sử Việt Nam: bắt đầu dựng nước cũng là bắt đầu giữ

nước! Tư thế chung của dân tộc ta trong lịch sử là phải luôn luôn vừa lao động
xây dựng đất nước , vừa chiến đấu bảo vệ đất nước dựng nước đi đôi với giữ
nước là một đặc điểm bao trùm, một quy luật cơ bản của lịch sử Việt Nam.
Đến cuối thế kỷ thứ 3 trước Công nguyên, vào cuối thời Văn Lang (và
các vua Hùng) sang đầu thời Âu Lạc (và vua Thục) dân tộc Việt Nam đã đi
vào chính sử. Và công cuộc dựng nước và giữ nước của dân tộc ta đã được
thực hiện quyết liệt và có kết quả. Vào cuối đời vua Hùng (thế kỷ 3 trước
Công nguyên) đế chế Tần (Tần Thủy Hoàng) với âm mưu bành trướng xuống
phía Nam đã cử 50 vạn quân xuống phía Nam để bình Bách Việt. Nhưng

9


chúng đã vấp phải sức kháng cự quyết liệt của người Việt (cư dân Văn Lang Âu Lạc) do Thục Phán đứng đầu đánh bại sau một cuộc kháng chiến kéo dài
đến 6-7 năm trong những điều kiện vô cùng khó khăn, gian khổ, thiếu thốn đủ
bề (từ 214 trước CN - 209 trước CN). Thục Phán là một thủ lĩnh người Âu
Lạc đã cùng các thủ lĩnh người Văn Lang và quân dân Việt tổ chức cuộc
chiến đấu, bãi chiến trường là miền rừng núi Việt Bắc và miền trung du miền
Đông Bắc ngày nay. Cuối cùng nhà Tần đã phải ra lệnh bãi binh, rút hết quân
ra khỏi phạm vi đất nước người Việt, cuộc kháng chiến lâu dài, gian khổ đầu
tiên của tổ tiên ta đã giành được toàn thắng. Nước Âu Lạc là cao điểm cuối
cùng của kỷ nguyên bắt đầu dựng nước và giữ nước. Sau chiến thắng oanh
liệt đó, (đặc biệt là qua việc đoàn kết chiến đấu), tinh thần cố kết dân tộc
trong nội bộ cộng đồng người Việt càng được củng cố và tăng cường.
Sau chiến thắng quân Tần (khoảng 208 trước CN) nhân uy tín sẵn có
Thục Phán đã xưng là An Dương Vương đổi quốc hiệu là Âu Lạc, phản ánh
sự hợp nhất chặt chẽ hơn giữa hai thành phần Việt tộc (Âu và Lạc) trong một
chỉnh thể quốc gia, một kết cấu chính trị - xã hội cao hơn. Âu Lạc là một thể
thống nhất Việt tộc có ý nghĩa là vừa thống nhất Dân tộc, vừa thống nhất
Quốc gia) cao hơn Văn Lang. Thục Phán (An Dương Vương) quyết định dời

đô từ Việt Trì (Phú Thọ) về ngã ba sông Đuống - sông Hồng là vùng đất Cổ
Loa (huyện Đông Anh) xây thành, đánh dấu sự phát đạt của nền kinh tế vùng
đồng bằng (cả về mật độ dân số, về trình độ nông nghiệp, thủ công nghiệp và
thương nghiệp. Sự thành lập nước Âu Lạc là bước phát triển kế tục nước Văn
Lang với hai thành tựu nổi bật về kỹ thuật quốc phòng (đắp thành Cổ Loa và
cải tiến nỏ và tên nỏ) đáp ứng một nhu cầu bức xức chống ngoại xâm từ phía
Bắc tới. Thời đại Văn Lang và Âu Lạc là thời đại văn minh Sông Hồng, thời
đại các Vua Hùng và Vua Thục, một thời đại vô cùng quan trọng của lịch sử
Việt Nam. Đó là thời kỳ hình thành dân tộc với nền tảng là một đời sống kinh

10


tế chung cho toàn quốc, là thời kỳ hình thành Nhà nước đầu tiên. Đó cũng là
thời đại hình thành một nền văn hóa dân tộc với một bản sắc độc đáo phi Hoa,
phi Ấn với một phong cách Đông Sơn rất đặc trưng, rất điển hình và có ảnh
hưởng lớn đến toàn vùng Đông Nam Á. Cộng đồng dân tộc Việt xây dựng từ
đó một lối sống riêng, có một bản lĩnh vững vàng, và trên nền tảng đó đã xây
dựng được một xã hội, một lối sống Việt Nam, một truyền thống Việt Nam.
Đó cũng là thời kỳ hình thành ý thức dân tộc được tổng hợp từ những tình
cảm gia đình, họ hàng, quan hệ đồng bào, tình làng nghĩa nước... để trở thành
một lòng yêu nước Việt Nam bất khả chiến bại, một ý thức về quyền sở hữu
chung của dân tộc, về địa bàn đất đai, đất nước, lãnh thổ để trên nền tảng đó ý
thức hệ của công cuộc giữ nước bắt đầu. Đó là kỷ nguyên bắt đầu dựng nước
của dân tộc Việt Nam, mở đầu truyền thống dựng nước và giữ nước oai hùng
của dân tộc, từ đó được nâng lên trình độ chủ nghĩa yêu nước Việt Nam.
Dân tộc Việt Nam hình thành rất sớm, do yêu cầu chống thiên nhiên,
chinh phục thiên nhiên và do sự cố kết nhau lại để chống ngoại xâm. Truyền
thống công xã nông thôn Việt Nam đã là một yếu tố đóng vai trò đáng kể
trong việc củng cố khối đại đoàn kết dân tộc Việt Nam.

Quá trình hình thành, phát triển của nhà nước, gắn liền với quá trình
thống nhất quốc gia.
Tuy mỗi thời kỳ có tên gọi khác nhau, nhưng dân tộc Việt Nam được
hình thành là do nhu cầu trị thuỷ, nhu cầu chống ngoại xâm và do nhu cầu
trao đổi kinh tế, văn hoá ngày càng gia tăng giữa các vùng, các miền lại với
nhau, sớm hình thành ý thức cộng đồng, đoàn kết cố kết dân tộc. Đó là cơ sở
của chủ nghĩa yêu nước truyền thống.
Như vậy, có thể nói thời kỳ này nước ta chưa có lịch sử thành văn,
nhưng đã có một kho tàng đồ sộ truyện cổ dân gian về lòng yêu nước, mà tiêu
biểu truyện: Họ Hồng Bàng, Sơn tinh và thủy tinh, Thánh Gióng, Thần rùa

11


vàng. Đây là thời kỳ hình thành chủ nghĩa yêu nước, với nội dung mang chiều
sâu tư tưởng Việt Nam chung một giống nòi, tư tưởng quyết đấu với thiên
nhiên để sinh tồn, tư tưởng đoàn kết chống giặc ngoại xâm, tư tưởng phục vụ
tổ quốc phục vụ nhân dân.
1.1.1.2. Thời kỳ chống đô hộ trên 1000 năm của phong kiến phương Bắc
Nhưng vào năm 183 trước CN, Triệu Đà lợi dụng tình hình phương
Bắc rối loạn để xưng đế, lập nước Nam Việt, rồi đưa quân xuống phía Nam
chiếm nước Âu Lạc, mở đầu một thời kỳ mất nước kéo dài hơn ngàn năm, là
một thời kỳ thử thách lớn lao đối với sức sống của dân tộc với âm mưu đồng
hóa toàn diện và triệt để của kẻ thù. Nhưng dân tộc Việt Nam đã nêu cao tinh
thần bất khuất, kiên cường, bền bỉ đấu tranh để bảo tồn cuộc sống, giữ gìn và
phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, quyết giành lại Độc lập dân tộc. Các cuộc
khởi nghĩa của Hai Bà Trưng đánh Hán, Triệu Thị Trinh chống Ngô, Lý Bí
chống Lương dựng nên nước Vạn Xuân, Triệu Quang Phục đánh đuổi quân
thù ra khỏi bờ cõi, nhưng đến đầu năm 603 sau CN lại bị phong kiến phương
Bắc đô hộ. Bất chấp tình hình bất lợi, phong trào khởi nghĩa vẫn bùng nổ liên

tục, trên khắp mọi miền đất nước. Đến đầu thế kỷ 10 (905), Khúc Thừa Dụ
đánh thắng quân phong kiến nước ngoài, xây dựng một chính quyền tự chủ.
Năm 930, nhà Nam Hán sang xâm chiếm, Dương Đình Nghệ lại đánh bại
chúng giành lại quyền tự chủ. Đến cuối năm 938 Ngô Quyền phá tan quân
Nam Hán trên sông Bạch Đằng kết thúc thời kỳ mất nước kéo dài hơn 1.000
năm. Một kỷ nguyên mới trong lịch sử dân tộc bắt đầu. Ngô Quyền lên ngôi
vua, đóng đô ở Cổ Loa, đánh dấu một bước phát triển mới của chủ nghĩa yêu
nước Việt Nam.
Sau khi Ngô Quyền mất, chính quyền trung ương bị tan rã, các thế lực
phong kiến chia nhau hùng cứ các phương và tranh giành nhau quyết liệt, tạo
nên thế 12 sứ quân cát cứ các địa phương. Yêu cầu cấp thiết của lịch sử lúc đó

12


là phải khôi phục sự thống nhất của nước nhà. Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi Hoàng
đế (năm 968), đóng đô ở Hoa Lư, lập quốc hiệu là Đại Cồ Việt. Từ đó, trải
qua các triều Đinh, Tiền Lê, Lý, Trần, Hậu Lê, suốt trong năm thế kỷ (từ thế
kỷ 10 đến thế kỷ 15), quốc gia thống nhất ngày càng được củng cố, công cuộc
xây dựng đất nước được tiến hành trên quy mô lớn, đặt nền tảng vững chắc và
toàn diện cho sự phát triển của dân tộc và của Nhà nước phong kiến độc lập,
việc dựng nước gắn liền với giữ nước. Nhưng cũng trong năm thế kỷ đó,
không có thế kỷ nào dân tộc ta không phải chống ngoại xâm, thế kỷ 13 phải
tới ba lần chống Nguyên - Mông. Đến thế kỷ 15, nhà Trần đổ nát và bị nhà
Hồ thay thế. Nhưng cuộc kháng chiến do Hồ Quý Ly đứng đầu đã nhanh
chóng thất bại vì không phát huy được sức mạnh vĩ đại của dân tộc để chống
giặc giữ nước. Phong trào yêu nước dâng lên mạnh mẽ, lôi cuốn mọi tầng lớp,
mọi thành phần, phát triển rộng khắp dần quy tụ vào cuộc khởi nghĩa Lam
Sơn do Lê Lợi đứng đầu.
Sau 10 năm chiến đấu (1418 - 1428), với thắng lợi của cuộc kháng

chiến, nền độc lập dân tộc được khôi phục và giữ vững, âm mưu xâm lược
của kẻ thù bị đánh bại hoàn toàn. Tình hình đó tạo ra những điều kiện rất
thuận lợi để củng cố và xây dựng đất nước. Nhưng đến thế kỷ 16, nhân triều
Lê suy yếu, các phe phái phong kiến (Mạc, Trịnh, rồi Trịnh - Nguyễn) xung
đột nhau. Đất nước bị chia cắt trên 200 năm. Trong sự phát triển như vũ bão
của nông dân khởi nghĩa mà đỉnh cao là cuộc khởi nghĩa Tây Sơn vào cuối
thế kỷ 18, dưới sự lãnh đạo của người anh hùng áo vải Nguyễn Huệ, dân tộc
ta đã đánh thắng cả thù trong và giặc ngoài (1789). Sau chiến thắng, Vua
Quang Trung cương quyết tiến hành xây dựng đất nước. Công cuộc phục hồi
và phát triển kinh tế của Quang Trung đang mang lại những kết quả bước đầu
đầy hứa hẹn thì ông đã lâm bệnh nặng và mất đột ngột để tới năm 1802 chế
độ quân chủ chuyên chế nhà Nguyễn lại được thiết lập trên cả nước.

13


Đây là thời kỳ mở đầu cho độc lập tự chủ của dân tộc, lịch sử hiếm có
một dân tộc nào bị đô hộ hàng ngàn năm mà ý chí giành quyền tự chủ vẫn
thường trực và sôi nổi đến thế, để rồi đến cuộc nổi dậy của Khúc Thừa Dụ “ta
vẫn cứ là ta”, lớn mạnh hơn và có ý thức vững chắc về quyền độc lập dân tộc.
1.1.1.3. Thời kỳ chống chủ nghĩa thực dân đế quốc
Sau khi kết thúc giai đoạn tiến công xâm lược nước ta, (có bọn phong
kiến phản động triều Nguyễn làm tay sai), thực dân Pháp đã thi hành những
chính sách vô cùng tàn bạo, nham hiểm nhằm kìm kẹp, bóc lột nhân dân ta.
Chúng chia rẽ dân tộc, tôn giáo, đàn áp mọi quyền tự do, dân chủ, lập ra nhà
tù nhiều hơn trường học, thẳng tay chém giết những người yêu nước. Chúng
bóc lột dân ta đến tận xương tủy, cướp không ruộng đất, hầm mỏ, rừng núi,
nguyên liệu và đặt ra hàng trăm thứ thuế làm cho nhân dân ta ngày càng bần
cùng. Chưa đủ, chúng còn thực hiện chính sách ngu dân, đầu độc nhân dân ta
bằng thuốc phiện, rượu cồn, làm cho nòi giống ta suy nhược.

Đầu thế kỷ 20, trong sự biến đổi sâu sắc của toàn thế giới, trong trào
lưu mới của đất nước, các sĩ phu yêu nước, các nhà trí thức tiến bộ như
Lương Văn Can, Nguyễn Thượng Hiền, Lương Ngọc Quyến,… - những
người con ưu tú của đồng bằng - người ra nước ngoài, kẻ ở lại trong nước mở
trường, lập hội, tuyên truyền chủ nghĩa yêu nước, mở mang dân trí (Đông
Kinh Nghĩa Thục) … Đông đảo nhân dân vùng đồng bằng đã sôi nổi tham gia
mọi hình thức đấu tranh, từ tham gia vụ bạo động đầu độc binh sĩ Pháp ở Hà
Nội, giúp đỡ các hội viên Việt Nam Quang Phục hội đến tham gia các cuộc
biểu tình đồi thả Phan Bội Châu, để tang Phan Chu Trinh, giúp đỡ các đảng
viên Việt Nam Quốc dân đảng nổi dậy trong cuộc khởi nghĩa Yên Bái, tham
gia chống sưu thuế…
Phong trào đấu tranh diễn ra sôi nổi trên khắp dải đất đồng bằng, nhưng
do thiếu một đường lối phù hợp với xu thế của thời đại, do chính sách đàn áp,

14


khủng bố chia để trị và ngu dân của kẻ thù nên tất cả những hình thức đó đều
không đạt hiệu quả. Đúng như Bác Hồ đã nói: “Trong mấy mươi năm khi
chưa có Đảng, tình hình đen tối như không có đường ra”.
Sau một thời gian chuẩn bị, tình hình đã cho phép thành lập một đảng
thống nhất, ngày 3-2-1930, đúng vào dịp Tết Canh Ngọ, lãnh tụ Nguyễn Ái
Quốc - đại diện của Quốc tế cộng sản triệu tập hội nghị hợp nhất các tổ chức
Cộng sản để thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam tại bán đảo Cửu Long,
Hương Cảng.
Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời đánh dấu một bước ngoặt vô cùng
quan trọng trong lịch sử cách mạng nước ta. Nó chứng tỏ rằng giai cấp vô sản
ta đã trưởng thành và đủ sức lãnh đạo cách mạng, chấm dứt thời kỳ khủng
hoảng về đường lối và tổ chức lãnh đạo cách mạng kéo dài hai phần ba thế kỷ
từ khi thực dân Pháp xâm lược nước ta.

Có Đảng lãnh đạo, phong trào đấu tranh của công nhân trong khu vực
đồng bằng Bắc Bộ như người đi đêm được ánh sáng soi đường. Trong cao
trào cách mạng 1930 - 1931, công nhân ở Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định…
đã đứng lên đấu tranh quyết liệt với bọn tư bản thực dân, sôi nổi nhất là cuộc
đấu tranh kéo dài 21 ngày (25-3 đến 16-4-1930) của 4000 công nhân nhà máy
sợi Nam Định.
Thắng lợi lớn nhất của phong trào 1936-1939 của nhân dân đồng bằng
Bắc Bộ là đã quán triệt tinh thần cách mạng tiến công, triệt để lợi dụng tính
chất và những điều kiện hợp pháp để giáo dục và tổ chức quần chúng đấu
tranh trong Mặt trận Dân chủ rộng rãi, kết hợp đấu tranh hợp pháp với nửa
hợp pháp và không hợp pháp để đưa phong trào tiến lên.
Nếu cao trao 1930-1931 là cuộc tổng diễn tập đầu tiên thì cao trào
1936-1939 thực sự là cuộc tổng diễn tập thứ hai chuẩn bị cho thắng lợi của
Cách mạng tháng Tám.

15


Dân tộc Việt Nam từ khi có sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản đã có bước
phát triển nhảy vọt về chính trị, giành được độc lập dân tộc, xây dựng chế độ
dân chủ nhân dân và từng bước tiến lên CNXH. Đó là quá trình biến đổi căn
bản về sự đoàn kết dân tộc. Chủ nghĩa yêu nước Việt Nam cũng chuyển sang
giai đoạn phát triển mới về chất, yêu nước gắn liền với yêu CNXH, chủ nghĩa
yêu nước gắn liền với chủ nghĩa quốc tế của giai cấp công nhân. Đó là cơ sở
tạo nên sức mạnh tinh thần và sức mạnh vật chất mới, là nguồn gốc sâu xa và
nguyên nhân quan trọng của mọi thắng lợi cách mạng Việt Nam.
1.1.1.4. Thời kỳ xây dựng CNXH
Sau Hiệp định Giơnevơ 1954, đất nước ta tạm thời chia làm hai miền.
Miền bắc được hoàn toàn giải phóng, nhân dân bắt tay vào khôi phục kinh
tế, văn hóa, xây dựng chủ nghĩa xã hội. Miền Nam tiếp tục sự nghiệp cách

mạng dân tộc dân chủ nhân dân để hoàn thành giải phóng dân tộc thống nhất
Tổ quốc.
Ở miền Bắc, tiến hành khôi phục kinh tế trọng tâm là kinh tế nông
nghiệp, đồng thời tiến hành cải cách ruộng đất, xóa bỏ quan hệ bóc lột phong
kiến, đem lại quyền làm chủ cho nông dân ở nông thôn. Sau khi thu đựoc
những kết quả quan trọng trong khôi phục kinh tế, Hội nghị trung ương lần
thứ 14 đã vạch ra kế hoạch 3 năm cải tạo xã hội chủ nghĩa và phát triển kinh
tế văn hóa.
Ở miền Nam, Đảng lãnh đạo nhân dân đấu tranh đòi chính quyền Sài
gòn thi hành nghiêm chỉnh Hiệp định Giơnevơ và giữ gìn lực lượng trước sự
khủng bố tàn bạo của kẻ thù. Trên cơ sở tổng kết thực tiễn ở miền Nam đồng
chí Lê Duẩn đã soạn thảo "Đề cương cách mạng miền Nam". Tháng 1/1959
BCHTW đã ra nghị quyết 15 khẳng định con đường phát triển cơ bản của
cách mạng Việt Nam ở miền Nam là khởi nghĩa giành chính quyền về tay

16


nhân dân. Năm 1960, Đại hội đại biểu toàn quốc lần III của Đảng đã hoàn
chỉnh đường lối cách mạng Việt Nam.
Tinh thần yêu nước đó lan tỏa mạnh mẽ trong các giới đồng bào tham
gia cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và bọn can thiệp Mỹ: “Đồng bào
ta ngày nay cũng rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước. Từ các cụ già tóc
bạc đến các cháu nhi đồng trẻ thơ, từ những kiều bào ở nước ngoài đến những
đồng bào ở vùng tạm bị chiếm, từ nhân dân miền ngược đến miền xuôi, ai
cũng một lòng nồng nàn yêu nước, ghét giặc. Từ những chiến sĩ ngoài mặt
trận chịu đói mấy ngày để bám sát giặc, tiêu diệt giặc, đến những công chức ở
hậu phương nhịn ăn để ủng hộ bộ đội, từ những phụ nữ khuyên chồng con đi
tòng quân mà mình thì xung phong giúp việc vận tải, cho đến các bà mẹ chiến
sĩ chăm sóc yêu thương bộ đội như con đẻ của mình. Từ những nam nữ công

nhân và nông dân thi đua tăng gia sản xuất, không quản khó nhọc để giúp một
phần vào kháng chiến, cho đến những đồng bào điền chủ quyên đất ruộng cho
Chính phủ... Những cử chỉ cao quý đó, tuy khác nhau nơi việc làm, nhưng đều
giống nhau nơi lòng nồng nàn yêu nước”.
Chủ tịch Hồ Chí Minh ví “tinh thần yêu nước cũng như các thứ của
quý. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy.
Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm”. Bổn phận của
chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày”.
Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh
thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công việc yêu
nước, công việc kháng chiến.
Muốn “Phát triển tinh thần yêu nước”, phải “Thi đua ái quốc”. Hay nói
cách khác: thi đua yêu nước là một giải pháp chiến lược để phát triển tinh
thần yêu nước được Đảng, Nhà nước và các đoàn thể cách mạng vận dụng

17


trong thi k thc hin ng thi hai chin lc cỏch mng (1954 - 1975) a
n mựa Xuõn i thng nm 1975.
Trong thi k i mi, ng v Nh nc ta tip tc vn dng sỏng to
t tng H Chớ Minh v phỏt trin tinh thn yờu nc trong cỏc gii ng
bo, cỏc c s kinh t, cỏc t chc chớnh tr, cỏc on th xó hi. Cỏc hỡnh
thc thi ua phong phỳ, a dng ó to thnh phong tro thi ua sõu rng
nhm xõy dng v bo v T quc, phong tro ú ó v ang mang li nhng
hiu qu thit thc, to nờn v th Vit Nam trong cnh tranh v hi nhp kinh
t quc t.
1.1.2. Ch ngha yờu nc H Chớ Minh ra i l mt tt yu lch s
1.1.2.1. Vai trũ ca ch ngha yờu nc truyn thng v s bt cp ch
ngha yờu nc theo t tng phong kin v t sn dõn tc

Chủ nghĩa yêu nớc truyền thống Việt Nam đóng vai trò lịch sử cực kì to
lớn, là động lực tinh thần chủ yếu của nhân dân ta trong quá trình lâu dài hàng
chục thế kỷ dựng nớc và giữ nớc, tuy nhiên từ giữ thế kỷ XIX khi dân tộc ta
đứng trớc sự xâm lợc của bọn Ch ngha t bn phơng tây, thì chủ nghĩa yêu
nớc ấy tỏ ra bất cập và bắt đầu bớc vào thời kỳ khủng hoảng kéo dài hơn na
thế kỷ.
Với sự xâm lợc của bọn thực dân Pháp, lần đầu tiên nhân dân Việt Nam
đơng đầu với một kẻ thù mới. Đối diện cho một xã hội cao hơn chế độ phong
kiến, nắm trong tay một nền kinh tế và k thuật hiện đại, với những thủ đoạn
tinh vi hơn. Chủ nghĩa yêu nớc truyền thống tuy vẫn tiếp tục đóng vai trò động
lực tinh thần trong những cuộc chiến đấu đầu tiên của nhân dân vì độc lập tự
do dân tộc, nhng đã tỏ ra kém hiệu lực hơn trớc. Thời đại mới và kẻ thù mới
đòi hỏi dân tộc phi có vũ khí tinh thần mới.
Chủ nghĩa yêu nớc truyền thống của dân tộc Việt Nam có đợc cái cốt
lõi nhân dân sâu sắc, nó bao hàm cả lý tởng dân chủ và công bằng xã hội.
Tuy nhiên trong điều kiện lịch sử, trong những giới hạn chật hẹp của hệ
t tởng phong kiến, lý tuởng về độc lập dân tộc, từ đó hạnh phúc của nhân dân
chỉ có thể tơng đồng với lý tởng về một quốc gia phong kiến độc lập, có vua
18


hiền tôi giỏi, thái bình thịnh trị, song sự thiếu nát triền miên của một chế độ
phong kiến suy tàn đã làm suy giảm trong lòng nhân dân niềm hi vọng về một
xã hội hoà bình, một xã hội Nơi thôn cùng, xóm vắng không có tiếng khóc
thơng. Tuy nhiên trong xã hội phong kiến nhà Nguyễn, lý tởng đó vẫn phát
triển cao trong tâm hồn bộ phận vua quan, biểu hiện bằng những thất bại liên
tiếp của các toan tính Cần Vơng khi ất nớc bị Pháp xâm lợc.
Chủ nghĩa yêu nớc với nội dung chính trị và lý tởng xã hội Cần Vơng
đã cỏo chung, nhng tình cảm yêu nớc mãnh liệt của nhân dân với những
truyền thống lịch sử bền vững thì vẫn còn đó. Cái tâm hồn khoẻ khoắn, bừng

bừng khí thế chiến đấu của dân tc không mất đi mà chỉ tạm lắng xuống để
chờ đợi một lý tởng chính tr mới mẻ tìm đến nó. Lịch sử Việt Nam trong
những năm thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, là những năm khủng hoảng về đờng
lối cứu nớc, là những năm tìm kiếm, rèn giũa vũ khí tinh thần mới. Có một
thời kì lý tởng chính trị t sản dân quyền đã tìm đn tâm hồn yêu nớc của ngời
Việt Nam và đóng vai trò nh thủ tớng quần thần, xa kia đã từng đóng góp.
Sau khi phong trào kháng chiến Cần Vơng tan vỡ, các phu, các nhà yêu nớc đã
phải suy nghĩ nhiều về nguyên nhân mất nớc , bộ phận tiên tiến nhất tầng lớp
đó. Qua những tác phẩm của các nhà cải cách Trung Quốc, Nhật Bản, đã tiếp
xúc với tân văn, tân th, và văn minh phơng Tây đã đề ra đờng lối, khai dân
trí, chấn dân trí, đờng lối chống Pháp giành lại độc lập dân tộc lập chế độ
quân chủ lập hiến hoặc chế độ cng hoà. Nhà nớc theo lối Duy Tân của Nhật
và nhờ vào sự giúp đỡ của Nhật, thực chất chỉ là t tởng chính trị t sản cải lơng.
Phong trào yêu nớc Việt Nam trong những năm đó chứng tỏ rằng t sản,
dân quyền hãy còn lại với quảng đại nhân dân Việt Nam. Với một sự nhạy
cảm chính trị, nhân dân ta thấy rằng đõy không phải là cái thiết yếu đối với
mình, lý tởng đó vi những ni dung trừu tợng, chung chung của nó không
đáp ứng đợc những nhu cầu bức thiết của quần chúng Công - Nông. Trong khi
trong cơ sở xã hội cần thiết cho chủ nghĩa yêu nớc phát triển là giai cấp t bản
và tầng lớp tri thức gắn liền vi giai cấp đó ở Việt Nam là quá mỏng manh và
yếu ớt. Vì vậy hệ t tỏng chính trị t sản đi qua tâm hồn dân tộc một cách nhanh
chóng và để lại dấu vết không đáng kể, có thể xem đây là sự bất cập của hệ t t-

19


ởng phong kiến, t sản cuối thể kỷ XIX, đầu thế kỷ XX trong đấu tranh giải
phóng dân tộc.
Cuộc khủng hoảng của chủ nghĩa yêu nớc phong kiến và t sản tạo ra cơ
chế trống trong tâm hồn dân tộc, tâm hồn những ngời yêu nớc Việt Nam đang

đứng trớc sự lựa chọn quyết liệt. Quay trở lại vi hệ t tỏng phong kiến thì quá
lạc hậu tiến theo ngọn cờ tự do, bình đng, bác ái theo mô hình của nớc
Pháp đang thống trị mình thì cũng cha hứa hẹn điều gì là tốt đẹp, nếu tâm hồn
yêu nớc Việt Nam không gặp đợc hơi th của thời đại, không kết hợp đợc một
hệ t tởng chính trị tiên tiến thì chủ nghĩa yêu nớc truyền thống mãnh liệt của
dân tộc Việt Nam cú nguy cơ trở thành một chủ nghĩa yêu nớc thuần tuý tình
cảm.
1.1.2.2. Thời đại mới, hoàn cảnh mới đòi hỏi chủ nghĩa yêu nớc mới Chủ
nghĩa yêu nớc Hồ Chí Minh
Tình hình kinh tế trong những năm của đầu thế kỷ XX có những chuyển
biến lớn. Cách mạng XHCN tháng mời Nga thành công vào năm 1917 đã mở
ra con đờng giải phóng giai cấp vô sản và các dân tộc bị áp bức, chính thời đại
mới bắt đầu từ thắng lợi của cách mạng tháng mời Nga đã quy định và chỉ ra
sự cần thiết phải kết hợp chủ nghĩa yêu nớc truyền thống với chủ nghĩa quốc
tế vô sản trong các cuộc cách mạng. Cách mạng tháng mi Nga đã tác động
vào dân tộc thuộc địa và phụ thuộc ở khắp các lục địa, hớng của họ đi tới cách
mạng vô sản và liên minh với giai cấp vô sản. Nó là một tấm gơng đối với
nhân dân lao động thế giới, đặc biệt là đối với dân tộc phơng đông. Những dân
tộc mà bọn đế quốc đã nô dịch, kỡm hãm họ trong vòng đói khổ và luôn luôn
chà đạp lên tinh thần dân tộc của họ.
Chủ nghĩa yêu nớc Hồ Chí Minh là chủ nghĩa yêu nớc của dân tộc ở
thời hiện đại, đó là chủ nghĩa yêu nớc của dân tộc mang tên Ngời. Chủ nghĩa
yêu nớc truyền thống của dân tộc dới ánh sáng chủ nghĩa Mác - LêNin đã có
bớc nhảy vọt về chất vơn lên ngang tầm thời đại, trong bớc nhảy vọt đó Hồ
Chí Minh là ngời đặt nn móng đu tiên của việc hình thành một chủ nghĩa
yêu nớc kiểu mới ở giai đoạn mới của lch sử dân tộc, mà những đc điểm nổi
bật là thống nhất dân tộc với giai cấp, ĐLDT với CNXH, CNYN với chủ nghĩa
Quốc tế - Vô sản. T tởng yêu nớc của Ngời lớn dần từ truyền thng yêu nớc
20



×