Tải bản đầy đủ (.doc) (117 trang)

Giáo dục huyện bình chánh thành phố hồ chí minh thời kỳ đổi mới (1986 2010) luận văn thạc sĩ lịch sử

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.58 MB, 117 trang )

1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

TRẦN THỊ THANH TÂM

GIÁO DỤC HUYỆN BÌNH CHÁNH THÀNH
PHỐ HỒ CHÍ MINH THỜI KỲ ĐỔI MỚI
(1986 – 2010)

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LỊCH SỬ

TPHCM – 2012


2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

TRẦN THỊ THANH TÂM

GIÁO DỤC HUYỆN BÌNH CHÁNH THÀNH
PHỐ HỒ CHÍ MINH THỜI KỲ ĐỔI MỚI
(1986 – 2010)

Chuyên ngành: LỊCH SỬ VIỆT NAM
Mã số:60.22.54

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LỊCH SỬ



NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC : TS. TRẦN VŨ TÀI

TPHCM – 2012


3

MỤC LỤC
MỞ
ĐẦU
.................................................................................................................................
1
CHƯƠNG 1:
GIÁO DỤC HUYỆN BÌNH CHÁNH THỜI KỲ ĐẦU ĐỔI MỚI
(1986 – 1995)
1.1.

Khái quát về giáo dục Bình Chánh trước đổi mới (1975 - 1986)..................
8
vài nét về điệu kiện tự nhiên - xã hội huyện Bình Chánh
.............................................................................................................
8
Giáo dục huyện Bình Chánh giai đoạn 1975 - 1986.
.............................................................................................................
11
1.1.3 Những tồn tại của giáo dục huyện Bình Chánh........................................

18
1.2.


Chuyển biến của giáo dục Bình Chánh thời kỳ đầu đổi mới.........................

21
1.2.1 Đường lối và chủ trương phát triển giáo dục thời kì đổi mới.
.......................................................................................................................
21
1.2.2.
Chuyển
biến
của
giáo
dục.
.......................................................................................................................
25
1.2.3.

sở
vật
chất

đội
ngũ
giáo
viên.
.......................................................................................................................
28


4


1.2.4
Quy


chất
lượng
giáo
dục
.......................................................................................................................
29
1.2.5
Những
thành
quả

hạn
chế
.......................................................................................................................
32
Tiểu kết chương 1....................................................................................................
37

CHƯƠNG 2:
SỰ PHÁT TRIỂN CỦA GIÁO DỤC HUYỆN BÌNH CHÁNH THỜI KỲ
CƠNG NGHIỆP HĨA, HIỆN ĐẠI HĨA (1996 - 2010)
2.1 Đường lối phát triển giáo dục thời kỳ cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa..............
39
2.1.1.
Đường

lối
giáo
dục
của
Đảng.
.......................................................................................................................
39
2.1.2
Chính sách phát triển giáo dục huyện Bình Chánh.
.......................................................................................................................
45
2.2 Sự phát triển giáo dục của huyện Bình Chánh..................................................
50
2.2.1Huy động các nguồn lực đầu tư cho giáo dục
.......................................................................................................................
50
2.2.2Xây
dựng

sở
vật
chất.
.......................................................................................................................
52
2.2.3Nâng

cao

chất


lượng

đội

ngũ

giáo

viên


5

.......................................................................................................................
55
2.2.4
Đổi
mới
phương
pháp
dạy
học.
.......................................................................................................................
58
2.2.5
Chất
lượng
giáo
dục
.......................................................................................................................

59
Tiểu kết chương 2....................................................................................................
67
CHƯƠNG 3:
TÁC ĐỘNG CỦA GIÁO DỤC ĐỐI VỚI TÌNH HÌNH VĂN HĨA - XÃ
HỘI HUYỆN BÌNH CHÁNH
3.1 Những vấn đề đặt ra..........................................................................................
69
3.2 Tác động đối với văn hóa - xã hội.....................................................................
70
3.3 Định hướng phát triển giáo dục của huyện Bình Chánh...................................
73
3.4 Xây dựng và phát triển giáo dục huyện Bình Chánh.........................................
80
Tiểu kết chương 3....................................................................................................
83

Kết luận...................................................................................
85
Tài liệu tham khảo...................................................................
90


6

Phụ lục.....................................................................................
97


7


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện đề tài tác giả đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt
tình, quý báu của quý thầy cô và các cơ quan.
Nhân dịp này, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS: Trần Vũ
Tài, người đã trực tiếp giúp đỡ và hướng dẫn khoa học, cùng quý thầy cô
trong khoa lịch sử, khoa đào tạo sau đại học - Trường Đại Học Vinh đã
tạo mọi điều kiện thuận lợi để tác giả hồn thành luận văn.
Xin bày tỏ lịng biết ơn tới gia đình người thân và bạn bè đã động
viên, tạo mọi điều kiện về vật chất cũng như tinh thần để tác giả hoàn
thành tốt luận văn.

TPHCM – tháng 10 năm
2012
Tác giả
Trần Thị Thanh Tâm


8

MỞ ĐẦU
1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1. Từ nhận thức giáo dục và đào tạo là vấn đề trung tâm của đời sống
xã hội, quyết định tương lai của mỗi con người, quốc gia, dân tộc vì vậy kế
thừa tư tưởng giáo dục Hồ Chí Minh, Đảng và nhà nước Cộng hoà xã hội chủ
nghĩa Việt Nam xem giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu trong công
cuộc xây dựng một nước Việt Nam ngày càng giàu mạnh. Từ Đại hội VI
(12.1986), Đảng Cộng sản Việt Nam đã đề ra và thực hiện công cuộc đổi mới
trên tất cả các lĩnh vực; kết quả là những khó khăn, thử thách dần được khắc
phục, công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta ngày càng thu được

những thành tựu đáng kể. Trong đó, cơng tác giáo dục - đào tạo ln giữ vai
trị trọng tâm.
2. Bình Chánh là huyện ngoại thành của thành phố Hồ Chí Minh nằm
về phía Tây - Tây Nam của thành phố, cách trung tâm thành phố khoảng
15km.Với vị trí cửa ngõ phía Tây vào nội thành thành phố Hồ Chí Minh, nối
liền với các trục đường giao thơng huyết mạch của phía Nam như đường
Quốc lộc 1A, các tuyến đường liên tỉnh lộ 10 nối liền với khu cơng nghiệp
Đức Hịa (Long An), đường NguyễnVăn Linh nối từ Quốc lộ 1A đến khu
công nghiệp Nhà Bè, khu chế xuất Tân Thuận Quận7 và khu dân cư Phú Mỹ
Hưng. Quốc lộ 50 đi ngang qua nối Bình Chánh với huyện Cần Giuộc, Cần
Đước (Long An). Bình Chánh trở thành cầu nối giao lưu kinh tế và giao thông
đường bộ giữa thành phố Hồ Chí Minh với vùng đồng bằng sơng Cửu Long.
Vùng trọng điểm kinh tế phía Nam đã và sẽ mở ra nhiều triển vọng thúc đẩy
phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn Huyện Bình Chánh. Là một huyện nằm ở
vùng ven thành phố Hồ Chí Minh, giữ vị trí chiến lược quan trọng là cửa ngỏ
vào thành phố Hồ Chí Minh từ miền Tây Nam Bộ. Sau ngày miền Nam hồn
tồn giải phóng, đất nước được thống nhất, nhưng vẫn cịn nhiều khó khăn về
nhiều mặt kinh tế chính trị, văn hóa, xã hội… Nhưng thành phố Hồ Chí Minh


9

nói chung và huyện Bình Chánh nói riêng từng bước khắc phục những khó
khăn, hạn chế để dần dần tiến lên góp phần cho cơng cuộc phát triển đất nước.
Bên cạnh những chuyển biến tích cực thì cũng có một số hạn chế nhất
là đất nước đang thực hiện công cuộc đổi mới tồn diện. Do đó nghiên cứu về
giáo dục là một vấn đề hết sức quan trọng và cần thiết góp phần định hướng
cho cơng tác giáo dục của huyện càng phát triển góp phần đưa giáo dục-đào
tạo Việt Nam ngang tầm với khu vực và quốc tế.
Do đó, nghiên cứu về Giáo dục - huyện Bình Chánh trong thời kỳ đổi

mới là một vấn đề hết sức quan trọng và cần thiết vì khơng chỉ tái hiện lại lịch
sử của lĩnh vực giáo dục - đào tạo mà còn giúp rút ra một số bài học kinh
nghiệm, khắc phục những thiếu sót và hạn chế, góp phần định hướng cho
công tác giáo dục - đào tạo huyện Bình Chánh trong thời gian tới, nhằm đưa
giáo dục - đào tạo huyện Bình Chánh phát triển, cùng với cả nước đưa giáo
dục Việt Nam hòa nhập với nền giáo dục khu vực và quốc tế.
3. Nghiên cứu về quá trình phát triển của giáo dục - huyện Bình Chánh
từ 1986 đến năm 2010 là hướng nghiên cứu có ý nghĩa khoa học và thực tiễn.
Trên cơ sở tổng kết cơng tác giáo dục - trên bình diện 1 huyện ở thành phố
Hồ Chí Minh, góp phần đánh giá cơng tác giáo dục - đào tạo trên phạm vi cả
nước thời kỳ đổi mới. Thực hiện đề tài này còn góp phần hệ thống hóa nguồn
tài liệu, phục vụ cho công tác nghiên cứu, biên soạn và giảng dạy lịch sử địa
phương ở huyện Bình Chánh nói riêng và thành phố Hồ Chí Minh nói chung.
Với những lý do trên, tác giả chọn đề tài “Giáo dục huyện Bình
Chánh, thành phố Hồ Chí Minh thời kỳ đổi mới (1986 - 2010)” làm luận
văn thạc sĩ sử học, chuyên ngành lịch sử Việt Nam.
2. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ
Giáo dục được xem là quốc sách hàng đầu, giáo dục Việt Nam thời kỳ
đổi mới đã thu hút được sự quan tâm nghiên cứu của giới khoa học trên cả


10

nước. Nhiều cơng trình nghiên cứu cơng phu cả về lý luận lẫn thực tiễn công
tác giáo dục - đào tạo đã được công bố, tiêu biểu như các công trình sau:
- Bộ Giáo dục và Đào tạo (1995), Các định hướng chiến lược phát
triển giáo dục - đào tạo từ nay đến năm 2020.
- Bộ Giáo dục và Đào tạo (1996), Các chủ trương đổi mới giáo dục đào tạo trong mười năm (1986 – 1996).
- Bộ Giáo dục và Đào tạo (1996), Tổng kết đánh giá mười năm đổi mới
giáo dục - đào tạo (1986 – 1996).

- Bộ Giáo dục và Đào tạo, Chiến lược phát triển giáo dục trong thế kỷ
XXI kinh nghiệm của các quốc gia, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
- Hội khoa học kinh tế Việt Nam, Trung tâm Thông tin và tư vấn phát
triển (2005), Giáo dục Việt Nam 1945 - 2005, T2 , Nxb Chính trị Quốc gia,
Hà Nội
- Phạm Minh Hạc (1998), Giáo dục Việt Nam trước ngưỡng cửa thế kỷ
XXI, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
- Nguyễn Đắc Hưng, Phan Xuân Dũng (2003), Nhân tài trong chiến
lược phát triển quốc gia, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
- Nguyễn Cảnh Toàn (2002), Bàn về giáo dục Việt Nam, Nxb Lao
Động.
- Nghiêm Đình Vỳ, Nguyễn Đắc Hưng (2002), Phát triển giáo dục và
đào tạo nhân tài, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
Những tài liệu trên, tuy không viết riêng về huyện Bình Chánh nhưng
qua đó đã cung cấp cho người đọc những nhận định chung về tình hình giáo
dục - đào tạo của Việt Nam, trong đó có giáo dục - đào tạo huyện Bình
Chánh.
Trong một số cơng trình ít ỏi viết về văn hóa - xã hội huyện Bình
Chánh đã đề cập đến cơng tác giáo dục - đào tạo


11

Nhìn chung, các cơng trình đã cơng bố chỉ mới đề cập các khía cạnh
hoặc giản lược về giáo dục - đào tạo huyện Bình Chánh, đến nay vẫn chưa có
cơng trình nào trình bày đầy đủ và có hệ thống về giáo dục - đào tạo huyện
Bình Chánh trong thời kỳ đổi mới. Nhìn chung, cho đến nay chưa có một
cơng trình nghiên cứu chun sâu nào trình bày về giáo dục - đào tạo huyện
Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh thời kỳ đổi mới. Trên cơ sở kế thừa các
kết quả của các cơng trình đã cơng bố trên cả 2 phương diện tư liệu và

phương pháp tiếp cận, chúng tôi mong muốn hệ thống một các đầy đủ và hệ
thống về giáo dục - đào tạo huyện Bình Chánh từ 1986 đến năm 2010.
3. ĐỐI TƯỢNG, NHIỆM VỤ VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng nghiên cứu.
Đề tài luận văn tập trung tìm hiểu và làm rõ quá trình phát triển của
giáo dục - huyện Bình Chánh trong thời kỳ đổi mới từ 1986 đến 2010.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Thực hiện đề tài này, chúng tôi xác định nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể như sau:
- Các nhân tố thúc đẩy sự phát triển của giáo dục - huyện Bình Chánh
như chính sách về giáo dục - đào tạo, đầu tư cho giáo dục - đào tạo, cơ sở vật
chất, đội ngũ giáo viên…
- Sự phát triển của giáo dục - huyện Bình Chánh trên các mặt: quy mô
trường lớp, các cấp học, chất lượng giáo dục…
- Tác động của giáo dục - đến tình hình kinh tế, văn hóa - xã hội huyện
Bình Chánh.
3.3. Phạm vi nghiên cứu
Về không gian, đề tài giới hạn trong phạm vi của huyện Bình Chánh,
thành phố Hồ Chí Minh hiện nay.


12

Về thời gian, đề tài giới hạn trong khoảng thời gian từ năm 1996 (mốc
bắt đầu công cuộc đổi mới) đến năm 2010 (thời điểm mà tác giả có thể tiếp
cận các nguồn tài liệu thống kê chính thức).
Về nội dung, đề tài chỉ giới hạn nghiên cứu về mảng giáo dục mà
phịng giáo dục huyện Bình Chánh quản lý .
4. NGUỒN TƯ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.1. Nguồn tư liệu
Để nghiên cứu, giải quyết nhiệm vụ của đề tài, chúng tôi dựa vào các

nguồn tư liệu sau:
- Tài liệu gốc gồm Các văn kiện, nghị quyết, chỉ thị của Đảng và Nhà
nước, của các cấp uỷ Đảng, chính quyền, đồn thể huyện Bình Chánh về vấn
đề phát triển giáo dục - đào tạo trong thời kỳ đổi mới. Các Niên giám thống
kê của Tổng cục thống kê, Cục thống kê thành phố Hồ Chí Minh, phịng
thống kê huyện Bình Chánh, các báo cáo tổng kết của quận ủy, Uỷ Ban Nhân
Dân huyện Bình Chánh. Đặc biệt là báo cáo hàng quý, thường niên và nhiệm
kỳ của Phòng giáo dục - đào tào huyện Bình Chánh và Sở Giáo dục - đào tạo
thành phố Hồ Chí Minh.
- Tài liệu tham khảo gồm các cơng trình nghiên cứu về sự phát triển
kinh tế - xã hội của cả nước và các quận nội thành thành phố Hồ Chí Minh
thời kỳ đổi mới, các cơng trình đã cơng bố về lịch sử, kinh tế, văn hóa huyện
Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh.
- Ngồi ra, luận văn cịn sử dụng tư liệu điền dã thông qua những lần
thực tế tại một số đơn vị giáo dục-đào tạo trên địa bàn quận. Các tư liệu trên
báo chí, mạng Internet... cũng được sử dụng để làm phong phú và sáng tỏ
thêm nội dung của đề tài.


13

4.2. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp luận dựa trên chủ nghĩa Mác-Lênin, quan điểm của
Đảng và tư tưởng Hồ Chí Minh về các hình thái kinh tế - xã hội; đường lối
đổi mới đất nước, phát triển giáo dục do Đảng Cộng sản Việt Nam đề xướng
và lãnh đạo từ năm 1986 đến năm 2010.
Phương pháp nghiên cứu cụ thể: Ngoài 2 phương pháp nghiên cứu
chuyên ngành là lịch sử và lôgic, chúng tôi sử dụng các phương pháp liên
ngành khác như điều tra điền dã, phỏng vấn báo chí, thống kê kinh tế, thống
kê xã hội học... để thực hiện đề tài này.

5. ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN.
- Đề tài tập hợp, hệ thống những tài liệu cơ bản, đáng tin cậy để dựng
lại bức tranh toàn cảnh về giáo dục huyện Bình Chánh trong thời kỳ đổi mới .
- Đánh giá những thành tựu cũng như những hạn chế của giáo dục
huyện Bình Chánh trong thời gian từ 1986 - 2010.
- Tổng kết hoạt động thực tiễn của giáo dục huyện Bình Chánh, rút ra
bài học kinh nghiệm, đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển hơn nữa sự
nghiệp giáo dục ở huyện Bình Chánh hiện nay.
- Luận văn sẽ bổ sung nguồn tư liệu phục vụ cho việc nghiên cứu,
giảng dạy lịch sử địa phương thời kỳ đổi mới.
6. CẤU TRÚC LUẬN VĂN
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, Nội dung
chính của luận văn được kết cấu thành 3 chương như sau:
Chương 1. Giáo dục huyện Bình Chánh thời kỳ đầu đổi mới (1986 –
1995)
Chương 2: Sự phát triển của giáo dục huyện Bình Chánh thời kỳ cơng
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước (1996 - 2010).


14

Chương 3. Tác động của giáo dục đến tình hình kinh tế - xã hội huyện
Bình Chánh


15

NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: GIÁO DỤC HUYỆN BÌNH CHÁNH THỜI KỲ ĐẦU
ĐỔI MỚI (1986 – 1995)

1.2.

Khái quát về giáo dục Bình Chánh trước đổi mới (1975 - 1986).

1.1.1. Vài nét về điệu kiện tự nhiên - xã hội huyện Bình Chánh
Điều kiện tự nhiên.
Huyện Bình Chánh nằm giữa 10040, 10050 vĩ độ Bắc và 106030-106040
kinh đông thuộc lưu vực sông Sài Gịn-Vàm Cỏ. Diện tích tự nhiên 29.829ha
(1984), trong số này, đất nông nghiệp 17.592 ha, đất thổ cư và xây dựng cơ
bản, sông rạch chiếm 12.237 ha. Mật độ dân số 676 km 2. Đất nông nghiệp
ngày càng bị thu hẹp do mở rộng xây dựng theo hướng đô thị hóa.
Trước năm 1956 phần đất chủ yếu của Huyện Bình Chánh thuộc Trung
Quận (Trung Quận thời Pháp thuộc gồm cả Bến Lức và một số nơi nay thuộc
nội thành) tỉnh Chợ Lớn. Dưới triều Nguyễn đất đai Bình Chánh nằm trong
huyện Tân Long(Huyện Tân Long có các tổng Long Hưng Thượng, Long
Hưng Trung, Long Hưng Hạ. Ranh giới Tân Long gần trùng với huyện Bình
Chánh ngày nay gồm cả huyện Bến Lức và một số xã đã đơ thị hóa thuộc
Quận 5,6,8,11 ngày nay), phủ Tân Bình tỉnh Gia Định, huyện lị Tân Long ở
gần dinh tỉnh trưởng Chợ Lớn. Sau năm 1956 khi lập tỉnh Long An ngụy
quyền Sài Gòn tách phần lớn đất Trung Quận lập thành Quận Bình chánh tỉnh
Gia Định.[38.5]
30/4/1975 Miền Nam hồn tồn giải phóng, theo quyết định của Quốc
Hội khóa VI ngày 2/7/1976 thành lập thành phố Hồ Chí Minh, Bình Chánh là
một trong 6 huyện ngoại thành của thành phố. Huyện Bình Chánh nay phía
Bắc giáp huyện Hóc Mơn. Phía Đơng giáp quận Bình Tân, Quận 8, Quận 7,
huyện Nhà Bè. Phía Nam giáp huyện Bến Lức và huyện Cần Giuộc tỉnh Long
An. Phía Tây giáp huyện Đức Hịa, tỉnh Long An


16


Với vị trí là cửa ngõ phía Tây vào nội thành thành phố Hồ Chí Minh,
huyện Bình Chánh Là cầu nối giao lưu kinh tế, giao thương đường bộ giữa
đồng bằng Sông Cửu Long với vùng kinh tế miền Đông Nam Bộ và các khu
công nghiệp trọng điểm. Trên địa bàn huyện có các tuyến đường giao thơng
quan trọng như: Quốc lộ 1A, tuyến đường ô tô cao tốc Thành phố Hồ Chí
Minh - Trung Lương các tuyến giao thơng chính , huyết mạch nối các tỉnh
đồng bằng Sơng Cửu Long đến các tỉnh vùng trọng điểm kinh tế phía nam và
các tỉnh mền Đông Nam Bộ, Tỉnh lộ 10 tuyến đường nối liền với khu cơng
nghiệp Đức Hịa (Long An) , Nguyễn Văn Linh nối từ đường ô tô cao tốc
Thành Phố Hồ Chí Minh-Trung Lương đến khu cơng nghiệp nhà bè và khu
chế xuất Tân Thuận(Quận 7) vượt sơng Sài Gịn đến Quận 2 và đi Đồng Nai,
Quốc lộ 50 nối huyện Bình Chánh với các huyện Cần Giuộc, Cần Đước
(Long An).
Điều kiện xã hội.
Để sống không chỉ cần có miếng cơm manh áo hay nhiều tiền bạc,
nhiều tiền mà cịn phải có văn hóa. Người dân ở đây và đất Gia Định xưa đã
có những phong tục tập quán lâu đời, được duy trì qua nhiều thế hệ, từ việc ăn
mặc, học hành, thi cử đến cưới xin,…. Đều có quy củ nề nếp. Trong các lễ
tục, quan trọng hơn cả là tục “thờ cúng Ông Bà”, đây là lễ tục rất cổ, được
hình thành và tồn tại trước khi có Nhà Nước quân chủ chuyên chế. “Cây có
cội nước có nguồn” , “chim có tổ người có tơng” làm người ai cũng ln nhớ
đến cơng đức của tổ tiên ông bà, quý trọng cha mẹ, nhớ nơi chôn nhau cắt
rốn. Đây là cái gốc bảo đảm quan hệ gia đình, chịm xóm, làng nước bền
vững. Chồng vợ thủy chung, cha mẹ con cái hiếu hạnh, nhờ đó xã hội khơng
bị hỗn loạn. Đã là người phải trọng nhân nghĩa, quan hệ nhau phải giữ lễ, ghét
gian tà, quý người ngay,chống cái ác,bảo vệ cái thiện.[38;7]
Đất Bình Chánh xưa, đã có người Việt sinh cơ, lập nghiệp lâu đời, đã
hình thành nhân cách riêng, và một truyền thống văn hóa vững bền…Theo



17

tác giả Gia Định thành thơng chí, người bn bán và làm nghề khác so với
người làm ruộng chiếm 1/10.kẻ sĩ anh hùng hào kiệt có đủ.
Chỉ cần trong vài thập kỷ, nếu thông minh, khéo tổ chức quản lý, cần
cù lao động, tranh thủ mọi điều kiện thuận lợi của tình thế, người ta có thể
đưa một khu vực, một đất nước từ chổ nghèo đói đến chổ giàu có. Nhưng để
một khu vực, một đất nước có truyền thống văn hóa, có trình độ văn minh
cao thì phải mất nhiều thế kỷ. Trong một gia đình, muốn cho các thành viên
đủ ăn đủ mặc, chỉ cần 3 đến 10 năm, song phải mất nhiều thế hệ mới có một
gia đình nề nếp, gia phong.
Đất Bình Chánh nói riêng, Gia Định nói chung đạt được trình độ văn
hóa để có thể tồn tại và giao lưu rộng rãi mà khơng mất bản sắc Gia Định của
mình, tổ tiên ta phải mất biết bao cơng sức,phải lao động cật lực,có kinh
nghiệm sản xuất, có bản lĩnh, và điều quan trọng là người Việt có mặt lâu đời
trên mảnh đất này. Trải qua bao cuộc biến động thảm khốc trong lịch sử Gia
Định như ta đã biết, chống nổi những cuộc xâm lược để tồn tại không phải là
chuyện dễ dàng gì.
Huyện Bình Chánh ngày nay vốn là một phần của Huyện Tân Long
Phủ Tân Bình trước đây. Đến thế kỷ XIX đổi tên là Quận Trung Quận Tỉnh
Chợ Lớn. Từ những ngày đầu, nhân dân Bình Chánh đã từng tham gia các
phong trào yêu nước đòi dân sinh, dẩn chủ chống đàn áp bất công, chống
quân xâm lược.
Đến những năm 1930, được sự lãnh đạo của Đảng, từ những con
người bất khuất được giác ngộ và tổ chức thành lực lượng cách mạng đấu
tranh liên tục, trải qua nhiều thời kì gian khổ, ác liệt, hy sinh và thử thách đã
giành được thắng lợi vẻ vang.
Ở vị trí Tây Nam thành phố, trải qua các cuộc kháng chiến, huyện
Bình Chánh ln là địa bàn đóng qn của các lược lượng cách mạng, chổ

dựa để quân ta tiến thẳng vào trung tâm đầu não của địch ở Sài Gịn. Vì vậy


18

mà những ngày đầu tiên xâm lược nước ta, thực dân Pháp áp dụng chính sách
“di biên tự trị”. Sau đó, thời Mỹ-Diệm chúng cũng chọn Bình Chánh là thí
điểm thực hiện chính sách “tố cộng” song Bình Chánh vẫn đứng vững cùng
quân dân thành phố và Nam Bộ lần lượt đánh bại nhiều kẻ thù tiếp tục đi lên
cùng sự trưởng thành của cách mạng.
Lịch sử đấu tranh đã ghi nhận cơ quan lãnh đạo của Đảng ở Nam Kỳ,
đã chọn địa bàn Bình Chánh để tiến hành những cuộc họp quan trọng, quyết
định và phát ra những chủ trương đúng đắn để chỉ đạo phong trào (30-31, 3639). Trong chiến tranh giải phóng dân tộc, Bình chánh ln là căn cứ địa của
Nam Bộ, của thành phố Sài Gịn, Nhiều đồng chí lãnh đạo của Đảng và qn
đội có nhiều thời gian đóng ở đất này để chỉ đạo và điều hành công cuộc
chiến đấu.Trong suốt cuộc trường chinh ngót ½ thế kỷ (1930-1975), đặt biệt
là cuộc đương đầu trực diện với quân thù dài ngày nhất, ác liệt nhất, qn
dân Bình Chánh đồn kết một lịng kiên trung bất khuất bám chắc xóm làng
sản xuất và chiến đấu (1945-1975) giành độc lập tự do, quân dân Bình Chánh
đã làm trịn nhiệm vụ, bám chắc xóm làng, giữ vững quê hương, mưu trí và
sáng tạo tiêu hao và tiêu diệt nhiều sinh lực và phương tiện chiến tranh của
địch, áp sát khép chặt hình thành thế bao vây cơ quan đầu não của quân thù
ở Sài Gòn, Chợ Lớn, Gia Định.
Bình Chánh ln là vị trí liên kết tổ chức và triển khai là tuyến xuất
phát của những cánh quân hùng mạnh chọc thẳng vào sườn của kẻ địch, cùng
toàn dân làm nên chiến thắng huy hoàng.
1.1.2. Giáo dục huyện Bình Chánh giai đoạn 1975 - 1986.
Hơn một tháng sau khi thành phố Sài Gịn hồn tồn giải phóng, bí thư
trung ương Đảng đã có chỉ thị 221/CT-TW ngày 17-6-1975 hướng dẫn công
tác giáo dục ở miền Nam. Theo đó, ngành giáo dục Thành Phố nói chung và

ngành giáo dục Bình chánh nói riêng cần phải chú trọng những điểm sau:


19

Cơng tác giáo dục giữ một vị trí đặc biệt quan trọng trong việc xây
dựng và phát triển chế độ dân chủ nhân dân và hoàn thành cách mạng dân tộc
dân chủ nhân dân và hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ ở miền Nam,
cùng với miền Bắc xã hội chủ nghĩa xây dựng một nước Việt Nam hòa bình,
thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh.
Nhanh chóng đưa nội dung giáo dục mới thay thế nội dung giáo dục cũ
(bằng chương trình giáo dục và sách giáo khoa) ở vùng mới giải phóng, tích
cực xây dựng con người mới và cuộc sống mới , đáp ứng được những yêu cầu
cấp bách và lâu dài của cách mạng trên các mặt trận kinh tế, văn hóa và quốc
phịng.[80;51]
Mau chóng đưa giáo dục trở lại hoạt động bình thường, kết hợp cải tạo
nền giáo dục cũ và xây dựng nền giáo dục mới, lấy công tác giáo dục trở
thành một lực lượng của cách mạng, góp phần xây dựng xã hội mới.
Coi việc xóa nạn mù chữ cho nhân dân lao động và bổ túc văn hóa cho
thanh niên là nhiệm vụ cấp thiết số một, phát triển giáo dục phổ thông và mẫu
giáo nhằm đào tạo điều kiện cho con em nhân dân lao động được đi học.
Xây dựng hệ thống các trường sư phạm, đào tạo cán bộ, giáo viên mới,
tổ chức lại việc quản lý giáo dục, chuẩn bị cho kế hoạch phát triển lâu dài của
nền giáo dục xã hội chủ nghĩa thống nhất trong cả nước.
Thu nhận, giáo dục và sử dụng lại những giáo chức của chế độ Sài Gịn
cũ đã đăng kí làm việc với chính quyền cách mạng, ngoại trừ những phần tử
phản động do cơ quan an ninh xác nhận hoặc những giáo chức có sinh hoạt
đồi trụy, bị học sinh và nhân dân phản đối…[80;52]
Về chuyên môn, để đáp ứng được những yêu cầu cấp thiết cho dạy và
học, ngành giáo dục đã tổ chức triển khai một số các hoạt động chuyên ngành

như:
Xây dựng các trường đào tạo và bồi dưỡng cán bộ giáo viên: ngay
trong hè 1975-1976, sở giáo dục đã tổ chức các lớp chính trị, nghiệp vụ


20

chuyên môn cho giáo viên các cấp. Mục tiêu của lớp bồi dưỡng này là giúp
giáo viên vùng mới giải phóng hiểu đúng, hiểu thêm về những âm mưu của
Mỹ-Ngụy, về cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc, về ý nghĩa
lịch sử của chiến thắng mùa xuân năm 1975, sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng
và Bác Hồ, về chủ nghĩa xã hội và nhà trường Xã hội chủ nghĩa… để từ đó
xác định nhiệm vụ của người giáo viên trong giai đoạn mới: giai đoạn cải tạo
xã hội chủ nghĩa và xây dựng chủ nghĩa xã hội trong cả nước. Ngoài ra, các
lớp bồi dưỡng về nghiệp vụ chuyên môn đã giúp đội ngũ thầy cô hiểu đường
lối, quan điểm giáo dục của Đảng và phương pháp giảng dạy bộ môn.
Song song với các lớp bồi dưỡng ngắn ngày do Sở Giáo dục tổ chức,
các trường cao đẳng Sư phạm, trung học Sư phạm cũng đã mở khóa đào tạo
cấp tốc 1.615 giáo viên cấp II (ban khoa học tự nhiên học 7 tháng và ban khoa
học xã hội học 9 tháng) và 700 giáo viên cấp I để đưa về ngoại thành, các
vùng kinh tế mới. Riêng trường sư phạm mẫu giáo, sở đã tổ chức bồi dưỡng
nghiệp vụ sư phạm ngắn hạn (2 và 3 tháng) cho giáo viên vùng mới giải
phóng được tuyển dụng lại, cán bộ quản lý ở các trường mẫu giáo và cán bộ
chỉ đạo của Phòng Giáo dục.[80;57]
Trong năm 1977, sở thành lập thêm hai trường sư phạm nhằm bồi
dưỡng cán bộ quản lý và giáo viên cấp II, cấp III và trường sư phạm kỹ thuật
phổ thông để đào tạo giáo viên kỹ thuật cho trường cấp II. Trường sư phạm
bồi dưỡng cán bộ quản lý và giáo viên là trường cán cán bộ quản lý đầu tiên ở
phía nam, có chức năng bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ quản lý ngành giáo
dục và bồi dưỡng về chuyên môn cho giáo viên Văn - Sử cấp II và III. Ngồi

ra, trường cũng nhận bồi dưỡng cho trí thức của ngành khác hoặc những
người đã từng dạy học dưới chế độ cũ muốn trở thành giáo viên cấp II và III
của thành phố.
Xây dựng cơ sở vật chất và trang thiết bị trường học: ngoài những cơ
sở vật chất mà ngành giáo dục đã tiếp quản sau ngày giải phóng, trong thời


21

gian này, Sở cũng nhanh chóng phát triển thêm trường, lớp, nhất là vùng ven
ngoại thành để đáp ứng nhu cầu học tập của con em nhân dân lao động ( như
vùng kinh tế mới Lê Minh Xuân ở Bình Chánh, Phạm Văn Cội ở Củ Chi).
Sở cũng đã tiếp quản nhà in Tài (của tư nhân) để in ấn tài liệu phục vụ
cho các đợt bồi dưỡng giáo viên, những văn bản chỉ đạo của Sở, đồng thời
thành lập phòng phát hành thư viện và tổ thiết bị để cung cấp sách giáo khoa,
học liệu cho các trường. Xưởng học cụ cũng ra đời vào đầu năm 1977.
Nhìn chung, mặc dù hai năm đầu tiên sau ngày giải phóng, ngành giáo
dục cịn rất nhiều khó khăn về cơ sở vật chất, trang thiết bị, kinh phí… nhưng
với nhiệt tình cách mạng của cán bộ và nhân viên, sở giáo dục đã phần nào
đáp ứng được những nhu cầu cơ bản cho các trường như phòng học, sách giáo
khoa, tài liệu tham khảo, trang thiết bị…
Năm học 1976 - 1977, tất cả các trường học ở thành phố đồng loạt khai
giảng đúng ngày 5 - 9 - 1976. Đây là năm học đầu tiên của nước Việt Nam
thống nhất: nước Cộng hòa Xã hội Chủ Nghĩa Việt Nam.
Nhằm đáp ứng đủ phịng học cho học sinh, và để tránh tình trạng “quá
tải” ở một số trường, Sở chỉ đạo phân bố lại học sinh theo địa bàn dân cư và
thực hiện chủ trương của thành ủy về cơng lập hóa trường tư. Phải nói rằng,
đây là chủ trương mà khi thực hiện Sở gặp nhiều khó khăn. Có những chủ
trường tự nguyện hiến trường cho cách mạng, nhưng cũng không ít trường
hợp ban giám đốc Sở Giáo dục phải nhờ đến sự hỗ trợ, vận động tích cực của

ủy ban mặt trận tổ quốc Thành phố và các đoàn thể giáo viên học sinh và phụ
huynh.
Chủ trương cơng lập hóa toàn bộ trường tư trong giai đoạn này đã thể
hiện sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đối với con em nhân dân lao động vì
từ đây tất cả học sinh đều được hưởng chế độ giáo dục miễn phí. Tuy nhiên,
sự hạn hẹp về ngân sách, về nguồn lực giáo viên và cán bộ quản lý đã phát
sinh nhiều khó khăn cho ngành giáo dục trong nhiều năm liền. Hơn nữa, Đảng


22

và nhà nước cũng chưa có chính sách thỏa đáng về tình, lí với những trường
tư mà nhà nước đây được lập ra theo yêu cầu của cách mạng, hay do tấm lịng
của trí thức, nhân sĩ đối với thanh thiếu niên, đối với cán bộ nữ…
Đồng thời với việc cải tạo và xây dựng ngành giáo dục phổ thông, sở
cũng đưa cơng tác xóa mù chữ và bổ túc văn hóa lên hàng cấp thiết. Tồn
ngành đã vận động giáo viên, học sinh tham gia đứng lớp bình dân học vụ để
hưởng ứng phong trào xóa mù chữ do ủy ban nhân dân thành phố phát động
ngày 6 - 7 - 1975. Sau 21 tháng thực hiện, toàn thành phố đã cơ bản xóa mù
chữ.
Bổ túc văn hóa để chống “tái mù” trong giai đoạn này cũng được Sở
giáo dục triển khai theo các hướng:
Phát triển rộng rãi các lớp 2 bổ túc văn hóa nhằm động viên thu hút số
người vừa thoát nạn mù chữ tiếp tục đi học, thực hiện dần việc phổ cập cấp I
cho cán bộ và thanh niên.
Khẩn trương mở các trường bổ túc văn hóa tập trung cho cán bộ và
thanh niên như trường phổ thông lao động (11-1975), trường Bổ túc Văn hóa
Cơng Nơng (3 – 1976) cho những học viên là cán bộ đã từng tham gia kháng
chiến, chiến sĩ và học sinh lớn tuổi của trường Lý Tự Trọng.[80;59]
Công tác xóa mù chữ và bổ túc văn hóa có mối tương quan đến nhau

nên ngay từ đầu, Sở chỉ đạo thực hiện và phát triển mạng lưới trường lớp cho
ngành học này khá đồng bộ.
Nhìn lại sự nghiệp giáo dục của Thành Phố Hồ Chí Minh nói chung và
huyện Bình Chánh nói riêng trong hai năm đầu sau ngày giải phóng, chúng ta
có thể tự hào về những thành tựu to lớn đã đạt được. Đây là một giai đoạn lịch
sử khó khăn, phức tạp nhất mà ngành giáo dục phải đương đầu. Ngành giáo
dục thành phố nói chung và huyện Bình Chánh nói riêng đã có những thuận
lợi rất cơ bản nhưng đồng thời cũng phải đương đầu với nhiều vấn đề mới đặt
ra chưa hề có lời giải đáp sẵn và chưa hề có kinh nghiệm nào tương tự trong


23

quá khứ để suy ngẫm… Và nếu trong hai năm đầu gian khổ này của ngành
giáo dục bên cạnh những thành tựu to lớn có tác động sâu sắc đến suốt giai
đoạn phát triển sau này, vẫn còn những điều chưa làm tốt thì đó cũng chỉ là
những vấp váp tất yếu của một thời kì trưởng thành…
Sài Gịn - Gia Định là một thành phố lớn, là trung tâm đầu não mà
trước đây đã tích tụ mọi tàn dư của chế độ cũ cũng như được hưởng nhiều
thuận lợi về cơ sở vật chất trường học so với nhiều địa phương khác. Những
tác động trực tiếp của xã hội dội vào trường học trong những năm đầu sau giải
phóng là một yếu tố khách quan của lịch sử. Điều quan trọng là tất cả đội ngũ
cán bộ, giáo viên của ngành giáo dục thành phố đã cùng nhau vượt qua được
chặng đường hết sức gập ghềnh để rồi cùng nhau dấn bước những chặn đường
tiếp, mở rộng hơn, thuận lợi hơn. Giai đoạn hai năm ấy tuy ngắn ngủi và đầy
thử thách nhưng sở giáo dục vẫn xây dựng được một bộ máy giáo dục hoàn
chỉnh từ Sở đến Phòng giáo dục, trường hợp với tất cả các ngành học phổ
thông, mẫu giáo, sư phạm và bổ túc văn học phổ thông, mẫu giáo, sư phạm và
bổ túc văn hóa, đặt nền móng quan trọng cho giai đoạn phát triển kế tiếp.
Từ năm 1978, tình hình đất nước gặp nhiều khó khăn. Nguyên nhân

chủ yếu là do cuộc chiến tranh lâu dài vừa qua, một phần do ảnh hưởng của
chiến tranh biên giới Tây- Nam, chiến tranh biên giới phía Bắc, một phần do
kinh tế chậm phát triển và thiên tai mất mùa đời sống nhân dân lao động vơ
cùng khó khăn. Số giáo viên nghỉ việc, bỏ việc chuyển ngành ngày càng tăng.
Sự biến động về nhân sự này của ngành giáo dục, cộng thêm những tác động
tiêu cực của xã hội lúc bấy giờ len lỏi vào nhà trường đã làm cho nề nếp, kỷ
cương dạy, học và kết quả giáo dục trở nên xấu đi. Cơ sở vật chất phục vụ dạy
và học lại rất củ kỹ thiếu thốn. Tình trạng “quá tải” ở các trường khiến học
sinh phải học ca 3 ca 4 còn phổ biến ở nhiều nơi. Nhu cầu học của trẻ ngày
càng tăng nhưng ngân sách nhà nước lại không thể đáp ứng nỗi. Về chất
lượng số học sinh đạt học sinh phổ thông đạt loại giỏi trong các kỳ thi tốt
nghiệp giảm dần, trong khi đó thì những học sinh bị xếp loại yếu kém có


24

chiều hướng tăng lên, bình qn trên dưới 10%, có nơi 20% và điều này gây
nên gánh nặng lưu ban lãng phí trong q trình đào tạo.
Nhằm ứng phó với tình hình khó khăn đó, ngành giáo dục đã tiến hành
đồng loạt nhiều biện pháp để vừa duy trì chất lượng, nề nếp dạy và học vốn
có vừa phải “Tiếp tục phát triển mạnh mẽ và vững chắc sự nghiệp giáo dục,
tạo thêm điều kiện để hoàn thành việc thống nhất nền giáo dục trong cả
nước”… như chỉ thị 47/CT-TW ngày 16 – 10 – 1978.[80;61]
Ngày 14 - 1 - 1979, Bộ chính trị trung ương Đảng ra nghị quyết số 14
-NQ/TW về cải cách giáo dục. Theo nhận định của Nghị Quyết thì “Sự nghiệp
giáo dục xã hội chủ nghĩa của chúng ta hiện nay tuy phát triển nhanh về số
lượng nhưng còn yếu về chất lượng. Nguyên nhân chủ yếu của những yếu
kém này là do có nhiều nhược điểm trong cơ cấu hệ thống giáo dục nội dung
giáo dục, phương pháp giáo dục và quản lý giáo dục”. Vì vậy, “Tiến hành cải
cách giáo dục là nhằm mục đích khắc phục những thiếu sót và nhược điểm

nói trên của giáo dục”. Nghị quyết đề ra cho giáo dục những mục tiêu,
nguyên lý và nội dung sau:
Làm tốt việc chăm sóc và giáo dục thế hệ trẻ ngay từ thuở ấu thơ cho
đến lúc trưởng thành nhằm tạo ra cơ sở ban đầu rất quan trọng của con người
Việt Nam mới, con người làm chủ tập thể và phát triển toàn diện.
Thực hiện phổ cập giáo dục trong toàn dân, tạo điều kiện thuận lợi cho
việc tiến hành ba cuộc cách mạng và tăng cường quốc phòng bảo vệ Tổ quốc.
Đào tạo và bồi dưỡng với quy mô ngày càng lớn đội ngũ lao động mới
có phẩm chất chính trị và đạo đức cách mạng, có trình độ khoa học kỹ thuật
và quản lý phù hợp với yêu cầu phân công lao động trong nền sản xuất lớn xã
hội chủ nghĩa.
Học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, nhà
trường gắn liền với xã hội.


25

Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, tạo ra những lớp người lao
động mới làm chủ tập thể, đủ sức gánh vác sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã
hội của nhân dân ta…
Để thực hiện được mục tiêu, nguyên lý giáo dục, cần tiến hành cải cách
toàn bộ hệ thống, nội dung và phương pháp giáo dục. Riêng hệ thống giáo dục
phổ thông, cần mở trường lớp cho học sinh có năng khiếu đặc biệt, những
trường lớp dành riêng cho trẻ em khuyết tật (mù, câm, điếc, chậm phát
triển…).
Ngoài ra, nghị quyết còn chỉ rõ hướng cải cách về hệ thống giáo dục
chuyên nghiệp và đại học, về đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý. Đưa ra những
yêu cầu biên soạn chương trình mới, sách giáo khoa, cơ sở vật chất và thiết bị
giảng dạy, về tổ chức quản lý, nghiên cứu khoa học… đồng thời vận động
phong trào quần chúng tham gia xây dựng nhà trường mới dưới sự lãnh đạo

của Đảng bộ các cấp.
Trong năm 1979, nghị quyết được triển khai một cách rộng rãi, quy mơ
cho tất cả lực lượng trong ngồi ngành học tập, nghiên cứu. Mở đầu cho việc
thực hiện nghị quyết, ủy ban cải cách giáo dục trung ương đã ra quyết định số
1 (năm học 1979 - 1980) nhằm phát động phong trào tăng cường giáo dục đạo
đức cách mạng trong các trường học và tiếp theo đó, Bộ Giáo dục cũng ban
hành chỉ thị 20/CT đề ra nhiệm vụ cho những năm học từ 1983 đến 1986 là
phải “xoay chuyển nhà trường” theo đúng phương hướng cải cách giáo dục.
1.1.3. Những tồn tại của giáo dục huyện Bình Chánh.
Sau ngày giải phóng, dù đạt được những kết quả bước đầu, tuy nhiên
giáo dục Bình Chánh vần cịn tồn tại nhiều bất cập:
Chưa chuẩn bị đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục có năng lực chun
mơn về cải cách giáo dục ở các cấp và cũng chưa tiến hành cải cách giáo dục
tại các trường sư phạm để chuẩn bị đủ giáo viên dạy theo chương trình cải
cách. Trên thực tế, các trường sư phạm cịn “đứng ngồi” cuộc cải cách.


×