Tải bản đầy đủ (.doc) (116 trang)

Con người trong sáng tác nguyễn công trứ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (585.63 KB, 116 trang )

1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Nguyễn Công Trứ - là hiện tượng lớn, độc đáo và phức tạp trong lịch
sử thơ ca Việt Nam. Ông không chỉ là một Uy Viễn tướng công tài ba, một
nhà kinh bang tế thế có công lớn trong công cuộc khai hoang cho nhân dân
hai huyện Tiền Hải - Kim Sơn mà còn là một nhà thơ lớn của dân tộc, đặc biệt
thành công ở thể hát nói - một thể loại văn học, nghệ thuật mới được ra đời.
Nghiên cứu về con người và sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Công Trứ là một
nhu cầu lâu dài.
1.2. Con người trong sáng tác Nguyễn Công Trứ là vấn đề có ý nghĩa sâu
sắc trên nhiều phương diện, cần phải được nghiên cứu sâu hơn, đầy đủ hơn.
Tuy đã có khoảng trên 30 công trình nghiên cứu và bài viết về con người và
thơ văn Nguyễn Công Trứ nhưng đây chưa phải là con số xứng với tầm vóc
của một nhà thơ lớn trên văn đàn dân tộc. Vì thế, cần có nhiều công trình
nghiên cứu hơn nữa để khẳng định được ý nghĩa lớn lao, sâu sắc trên nhiều
phương diện trong sáng tác của Nguyễn Công Trứ đặc biệt vấn đề Con người
trong sáng tác của ông.
1.3. Nguyễn Công Trứ không chỉ có vị trí quan trọng trong lịch sử văn
học dân tộc mà còn có vị trí quan trọng trong chương trình Ngữ văn ở trường
phổ thông. Thơ văn Nguyễn Công Trứ đã được chọn một số bài trong nhà
trường phổ thông. Áp dụng thi pháp học truyền thống, thi pháp học hiện đại,
tiếp thu những ý kiến, những phát hiện của các nhà nghiên cứu trước đây,
chúng tôi mong muốn luận văn với đề tài: Con người trong sáng tác Nguyễn
Công Trứ góp phần vào công việc phục vụ giảng dạy trong nhà trường phổ
thông.
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
2.1. Từ trước đến nay đã có một số công trình lớn nhỏ nghiên cứu về
cuộc đời, sự nghiệp, tư tưởng của Uy Viễn tướng công Nguyễn Công Trứ một nhà thơ, nhà chính trị, nhà kinh tế, nhà nông nghiệp đại tài,…có thể thấy



2

rằng: thơ văn Nguyễn Công Trứ biểu hiện tính phức tạp, đầy mâu thuẫn và
chứa nhiều ẩn số về con người của chính nhà thơ. Đứng ở phương diện này,
ông là con người thế này, nhưng khi đứng ở phương diện khác ông lại là một
cá nhân hoàn toàn khác lạ,…
Qua việc tìm hiểu và sưu tầm, hiện nay, theo chúng tôi được biết đã có
khoảng trên 30 công trình nghiên cứu và bài viết về con người và thơ văn
Nguyễn Công Trứ .Tuy đây chưa phải là một con số lớn xứng với tầm vóc
nhà thơ nhưng đó cũng là một kết quả đáng trân trọng giúp ta xác định được
vị trí của Nguyễn Công Trứ trong lịch sử văn học dân tộc.
2.2. Nghiên cứu Con người trong sáng tác Nguyễn Công Trứ một cách
toàn diện và sâu sắc là vấn đề chưa được quan tâm thoả đáng. Tuy nhiên vấn
đề này cũng được đề cập ít nhiều ở một số phương diện trong một số công
trình. Trước hết cần kể đến công trình Thơ văn Nguyễn Công Trứ của nhóm
tác giả Lê Thước, Hoàng Ngọc Phách, Trương Chính [49]. Đây là công trình
nghiên cứu đầu tiên về thơ văn Nguyễn Công Trứ. Các tác giả này chủ yếu
xuất phát từ nội dung tư tưởng của thơ ông để phát hiện một số biểu hiện con
người tác giả. Đó là con người chịu ảnh hưởng sâu sắc của cả Nho, Phật, Lão.
Trong ông có cả con người hữu chí và con người hành lạc. Ông không chỉ
giỏi thơ văn mà còn có tài trong hát ca trù. Ông sáng tác rất nhiều bài ca trù
có giá trị, thể hiện được chí nam nhi, nợ tang bồng. Có thể nói Nguyễn Công
Trứ là người tiên phong đưa điệu thức hát nói trong 50 điệu thức của ca trù
thành một thể loại văn học mới. Theo Nguyễn Khoa Điềm: “trong văn học
ông là người mở hành lang mới vào thi ca quốc âm hiện đại, với thể hát nói
bình dân ứng biến phong phú”. Điều đặc biệt ít thấy trong thơ văn trung đại ở
chỗ: khi nói về ái tình họ rất ít nói về thứ ái tình mang tính chất trần thế, riêng
trong sáng tác Nguyễn Công Trứ thì vấn đề đã trở nên đậm nét, khá nổi bật.
Ngoài ra trong phần giới thiệu, các tác giả còn chỉ ra tính chất hiện thực trong

thơ văn và những đặc sắc về nghệ thuật: “thơ ông hay trước hết là do không
khí phóng khoáng, không chịu gò bó vào khuôn sáo, thơ ông là thứ thơ đại


3

chúng đã vận dụng rất nhiều thi liệu dân gian, lời thơ giản dị, dễ hiểu và dễ
thuộc đối với người đọc” [49, 36].
Chu Trọng Huyến lại có cái nhìn khá toàn diện hơn về con người
Nguyễn Công Trứ từ thuở thiếu thời cho tới khi mất trong cuốn Nguyễn Công
Trứ con người và sự nghiệp [13]. Tác giả công trình này khẳng định thơ văn
ông tồn tại với thời gian “giá trị hiện thực được thể hiện ở văn chương ông
với phong cách ngang tàng dân giã mà giàu chất nhân văn triết lý” [13,197].
Với phong cách ngang tàng ngất ngưởng Nguyễn Công Trứ có cái nhìn về
con người hoàn toàn khác lạ trong thời đại bấy giờ. Đây cũng là biểu hiện mới
của con người tài tử xuất hiện đầu thế kỷ XVIII. Cũng theo Chu Trọng Huyến
“đến Nguyễn Công Trứ câu đối Nôm được dùng để tự vệ, tự trào với nghệ
thuật sử dụng văn chương Quốc âm dí dỏm, điêu luyện” [13, 210].
Trong cuốn Văn học Việt Nam nửa cuối thế kỷ XVIII - nửa đầu thế kỷ XIX
[23], tác giả Nguyễn Lộc tuy không có sự phân tích cụ thể về con người nhà
nho trong thơ Nôm Nguyễn Công Trứ nhưng cũng đã có những khái quát
đáng chú ý: “thơ văn Nguyễn Công Trứ bao hàm một nội dung khá phức tạp,
kết tinh một trạng thái ý thức của thời đại: vừa ca tụng con người hoạt động
lại vừa ca tụng lối sống hưởng lạc, cầu nhàn; vừa ca tụng Nho giáo lại vừa ca
tụng Đạo giáo; vừa khẳng định mình, lại vừa phủ định mình” [23, 497].
Nghiên cứu về thơ ông, Nguyễn Lộc tập trung vào 3 chủ đề chính: chí nam
nhi, cuộc sống nghèo khổ và thế thái nhân tình. Đặc biệt ông nhấn mạnh tới
triết lý cầu nhàn, hưởng lạc. Tác giả công trình này cũng đã chỉ ra một số hạn
chế về tư tưởng trong thơ Nguyễn Công Trứ: không đứng về phía nhân dân
mà đứng trên lập trường của nhà nho với tư tưởng trung quân ái quốc để quan

tâm tới vấn đề xã hội. Chính vì vậy trong thơ văn Nguyễn Công Trứ thiếu hẳn
một chủ nghĩa nhân đạo rộng rãi ít nhiều có tính chất bình dân đã được phát
huy trong sáng tác của các nhà thơ ở những thế kỷ trước. Bàn về nghệ thuật,
Nguyễn Lộc cho rằng: “thơ văn ông không chạm trổ, đẽo gọt mộc mạc, nôm
na mà vẫn gây xúc cảm” [23, 514].


4

Năm 1994, tại hội thảo khoa học bàn về Nguyễn Công Trứ, các nhà
nghiên cứu đã có một số bài đánh giá về con người và sự nghiệp thơ văn của
ông. Năm 1996 tất cả những bài này được tập hợp và in trong cuốn sách
Nguyễn Công Trứ - con người, cuộc đời và thơ [33]. Trương Chính trong bài
viết Phong cách Nguyễn Công Trứ cho rằng Nguyễn Công Trứ tuy có những
lúc buồn vì thế thái nhân tình nhưng không phải thế mà làm ông nản chí, ông
luôn tìm được sự lạc quan tin tưởng trước cuộc đời: “hễ nói chuyện tang bồng
hồ thỉ, chuyện anh hùng vẫy vùng là nhà thơ lại hăm hở, sôi nổi” [33,68].
Nguyễn Công Trứ cũng luôn là con người chuẩn mực với lý tưởng trí quân,
trạch dân. Tất nhiên những người có trách nhiệm với đời thường không tránh
khỏi những ngang trái do chính cuộc đời mang lại. Nguyễn Công Trứ cũng
thuộc vào số đó, cuộc đời đã từng tôn ông lên đỉnh vinh quang, nhưng cũng
đã đẩy ông xuống đáy của xã hội, làm anh lính thú:
Đạc ngựa bò vàng đeo ngất ngưởng.
(Bài ca ngất ngưởng)
Trời Nam ngất ngưởng một thằng này.
(Thơ ngất ngưởng)
Tác giả Phạm Vĩnh Cư trong bài Thơ hành lạc của Nguyễn Công Trứ với
dòng thơ an lạc, ông xem hành lạc và an lạc là mảng sáng tác rất đặc sắc
trong thơ Nguyễn Công Trứ. Ông khẳng định “nhu cầu hưởng thụ của con
người, nâng nó lên thành một triết lý có sức thu phục nhân tâm thì không mấy

ai làm được như Nguyễn Công Trứ” [33,122]. Ở Nguyễn Công Trứ hành lạc
lẫn hành đạo, cả sự hưởng thú vui lẫn việc thực hiện sứ mệnh của người anh
hùng trên đời đều là sự chơi, cuộc chơi. Tác giả khẳng định rằng: “bậc trượng
phu vì vậy vừa khao khát công danh, vừa vô cầu yên sở ngộ, vừa hăng say
nhập thế vừa biết thanh thản xuất thế, vừa biết hành vừa biết tàng, coi hành
tàng thực chất không khác gì nhau. Nguyễn Công Trứ luôn thể hiện khí phách
cứng cỏi, bản lĩnh cao cường của mình trong thơ. Ông vừa diễu cợt người đời
vừa diễu cợt bản thân mình. Tiếng cười tự trào xuyên suốt qua sáng tác của
Nguyễn Công Trú từ buổi thiếu thời đến lúc già nua là biểu hiện của năng lực


5

làm chủ bản thân phi thường” [33,131]. Từ góc độ con người, ở bài viết Tính
hiện đại của Nguyễn Công Trứ, tác giả Vương Trí Nhàn lại phát hiện sự
trưởng thành con người cá nhân trong thơ Nguyễn Công Trứ. Đây cũng là
một kết quả nghiên cứu có ý nghĩa đối với việc tìm hiểu thơ văn ông. Theo
Vương Trí Nhàn “lần đầu tiên trong văn học Việt Nam một nhà thơ tự nói về
mình bằng một đại từ ở ngôi thứ 3 (ông). Nghĩa là tác giả nhìn mình như một
kẻ khác” [33, 80]. Trong Nguyễn Công Trứ đã có sự phân thân, trong con
người có hai, ba con người khác nhau. Đó là quan niệm mới về con người
trong hoàn cảnh đương thời. Ngoài ra tác giả còn phát hiện Nguyễn Công Trứ
đi rất gần với một quan niệm hiện sinh, chỉ thấy cuộc đời này là quan trọng,
từ chối mọi nghi thức ràng buộc, dù chúng hết sức phổ biến. Tuy Vương Trí
Nhàn chưa đặt vấn đề nghiên cứu riêng về quan niệm con người trong văn thơ
Nguyễn Công Trứ nhưng những kết luận của ông về nhà thơ lại có khả năng
gợi mở một cái nhìn mới về quan niệm con người trong sáng tác của Uy Viễn
tướng công.
Trong công trình Từ điển văn học Việt Nam từ nguồn gốc đến thế kỷ
XIX [3], tác giả Lại Nguyên Ân nhận thấy ở Nguyễn Công Trứ có những ý

chí, khát vọng của kiểu anh hùng thời loạn, cái cốt cách tài tử phong lưu, sự
thể hiện mạnh mẽ cá nhân như một thực thể xã hội và riêng tư với ít nhiều giá
trị thực tại và khát vọng tự do. Sự khẳng định và sự tự khẳng định chí nam nhi
ở Nguyễn Công Trứ mạnh mẽ khác thường như dự báo sự xuất hiện con
người cá nhân trong văn học thế kỷ XX.
Trần Ngọc Vương với cuốn Nhà nho tài tử và văn học Việt Nam [58]
đã xếp Nguyễn Công Trứ vào 1 trong 13 nhà nho tài tử của văn học Việt
Nam. Trần Ngọc Vương khẳng định: “trước Nguyễn Công Trứ không ai nói
nhiều đến tài trai, chí tang bồng, chí nam nhi, chí trượng phu, đến khát vọng
làm người đến như vậy” [58,131].
Năm 2003, Trần Nho Thìn giới thiệu và tuyển chọn một cách tương đối
đầy đủ các bài viết về Nguyễn Công Trứ. Ngoài một số bài đã trích dẫn trong
Nguyễn Công Trứ - con người, cuộc đời và thơ [33] còn có những bài có giá


6

trị khoa học cao mà các tác giả mới sưu tầm được. Trong bài viết Nguyễn
Công Trứ và thời đại chúng ta Trần Nho Thìn đứng từ quan điểm thời hiện
đại đã có cái nhìn toàn diện về lịch sử nghiên cứu thơ văn Nguyễn Công Trứ.
Từ năm 1954 -1975 nhiều quan điểm đứng trên lập trường giai cấp, phê phán
Nguyễn Công Trứ (đàn áp cuộc khởi nghĩa, đại biểu của giai cấp thống trị).
Trương Chính đề cao chí nam nhi, chí lập công danh, nợ tang bồng của Uy
Viễn tướng công. Chí nam nhi trong thơ Nguyễn Công Trứ là tinh thần nhập
thế tích cực của nhà nho, là thực hiện lý tưởng trí quân trạch dân. Mặt khác
ông còn thể hiện nhu cầu hưởng thụ cá nhân. Tất nhiên trong thơ văn
Nguyễn Công Trứ còn thiếu vắng hẳn đề tài về cuộc sống của nhân dân.
Trần Nho Thìn cũng đề cập tới yếu tố hành lạc, triết lý cầu nhàn, hưởng lạc
trong thơ văn Nguyễn Công Trứ. Đây không phải là một phát hiện mới
nhưng điều đó cũng chứng tỏ các nhà nghiên cứu đã thống nhất trong quan

điểm nhìn nhận con người của nhà thơ. Trong công trình này còn có các bài
có giá trị như bài của Lê Thước, Sự nghiệp và thi văn của Uy Viễn tướng
công (1928). Tuy chưa có phát hiện mới về tư tưởng và con người Nguyễn
Công Trứ nhưng đây là công trình biên khảo đầu tiên có ý nghĩa nền tảng
làm tư liệu khi nghiên cứu.
Lê Thước phân chia các giai đoạn trong cuộc đời và đánh giá nhà thơ
theo tiêu chí lập công, lập đức, lập ngôn. Lưu Trọng Lư lại tìm thấy niềm hoài
niệm về một thời cao đẹp phóng khoáng của những con người Việt Nam quá
khứ: “bâng khuâng nhớ tiếc một cái gì không bao giờ còn nữa, một cái gì rất
Việt Nam, nhớ tiếc một thời khoáng dật, to nhớn, rộng rãi và kiêu sa”
[35,100]. Đứng trên lập trường của thế hệ trí thức mới, Nguyễn Bách Khoa
trong Tâm lý và tư tưởng Nguyễn Công Trứ (1944) phê phán quan niệm duy
tâm về anh hùng về cá nhân. Có thể nói tác giả bài viết này là một trong số ít
người Việt Nam lần đầu tiên đứng trên lập trường duy vật biện chứng, quan
điểm giai cấp để phân tích tư tưởng và thơ văn Nguyễn Công Trứ. Tuy nhiên
cách tiếp cận này bên cạnh những mặt mạnh, những ưu việt so với cách tiếp
cận khác còn bộc lộ một số hạn chế dễ thấy do sự nhận thức, nắm bắt và vận


7

dụng phương pháp chưa nhuần nhuyễn. Dù sao khi đặt đối tượng nghiên cứu
vào bối cảnh xã hội cụ thể, ông cũng đã chỉ ra được một số vấn đề mới mẻ
như người anh hùng thời loạn, tư tưởng hành lạc (tuy nhiên cách giải thích
hành lạc lại không thuyết phục lắm. Ông cho rằng hành lạc là một cách để
đẳng cấp sĩ phu phản ứng lại sự hỗn xược của bọn thương nhân, phú hộ giàu
có đương thời khinh miệt giới sĩ phu đẳng cấp của Nguyễn Công Trứ).
Nguyễn Bách Khoa cho rằng: Nguyễn Công Trứ vừa chịu ảnh hưởng chung
của thời đại đã đẻ ra tâm lý yếm thế của đẳng cấp thống trị, Nguyễn Công Trứ
thuộc đẳng cấp này nên không tránh khỏi tâm lý yếm thế. Ở đây có hai quan

niệm: quan niệm nhân sinh ảo mộng và thái độ cần nhàn thoát tục. Đây cũng
là một phát hiện có ý nghĩa đối với việc nghiên cứu về con người trong sáng
tác Nguyễn Công Trứ. Nguyễn Khắc Hoạch với bài viết Lý tưởng kẻ sĩ trong
thi văn và ngoài cuộc đời Nguyễn Công Trứ không đi sâu vào nghiên cứu tư
tưởng tác giả mà tìm hiểu quá trình trưởng thành cho đến quan niệm sống của
tác giả và đã có cái nhìn toàn diện và sâu sắc về cuộc đời và sự nghiệp sáng
tác của ông. Phạm Thế Ngũ đề cập đến những phương diện biểu hiện của
quan niệm con người như: chí nam nhi, quan niệm công danh, quan niệm
hưởng nhàn, triết lý nhân sinh của Nguyễn Công Trứ. Đặc biệt tác giả bài viết
thấy được điểm tương đồng và khác biệt giữa Nguyễn Công Trứ và một số
nhà nho thời trước như Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm,... đồng thời chỉ ra
đặc điểm nghệ thuật thơ Nguyễn Công Trứ thiên về lý trí: “cả những bài tình
cảm của ông cũng nghiêng về trào lộng. Lại không phải cái trào lộng mềm
mại duyên dáng của Hồ Xuân Hương, mà là một cái trào lộng cục cằn, bộc
tuệch, kém thi vị” [35,238]. Ngoài ra còn có một số bài viết khác có giá trị
khoa học như của Chương Thâu, Vũ Ngọc Khánh, Kiêm Đạt - Nguyễn Minh,
Nguyễn Tài Thư...
Năm 2008, tập sách Nguyễn Công Trứ trong dòng lịch sử ra đời với sự
chủ biên của Đoàn Tử Huyến do nhà xuất bản Nghệ An và Trung tâm văn hoá
ngôn ngữ Đông Tây in ấn và phát hành. Đây là một công trình lớn, quy mô và
đồ sộ nhất từ trước đến nay nghiên cứu về cuộc đời, sự nghiệp, tư tưởng,...


8

của Uy Viễn tướng công. Ngoài tiểu luận mở đầu mang tính khái quát
Nguyễn Công Trứ với thời đại chúng ta của Trần Nho Thìn tập sách gồm hai
phần lớn: phần thứ nhất, tập hợp đầy đủ, trên cơ sở khảo cứu kĩ lưỡng tác
phẩm của Nguyễn Công Trứ mà chúng ta biết được cho đến ngày nay, gồm:
thơ Nôm, thơ chữ Hán, hát nói, giai thoại, thơ, văn, câu đối của Nguyễn Công

Trứ nhằm giúp chúng ta thêm tư liệu để hiểu biết về nhân vật độc đáo này.
Phần thứ hai, tập hợp có chọn lọc những công trình khảo cứu, bài viết về cuộc
đời, thơ văn, tư tưởng Nguyễn Công Trứ. Đây là những đóng góp trí tuệ của
nhiều thế hệ những nhà nghiên cứu từ trước tới nay ở trong và ngoài nước, có
thể coi như là một “tập đại thành” nghiên cứu về Nguyễn Công Trứ qua dòng
chảy của lịch sử từ thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XXI.
Nhìn chung, các công trình nghiên cứu, các bài viết đã điểm qua trên
đây mới chỉ đề cập đến những khía cạnh thể hiện trong thơ văn Nguyễn Công
Trứ (nội dung, tư tưởng, giọng điệu, ngôn ngữ,…). Tất cả mới chỉ là những
vỡ vạc bước đầu, những dự cảm đại lược về Con người trong sáng tác
Nguyễn Công Trứ chứ chưa đi sâu tập trung nghiên cứu nó.
2.3. Luận văn với đề tài Con người trong sáng tác Nguyễn Công Trứ là
công trình bước đầu nghiên cứu, tìm hiểu một cách toàn diện và hệ thống về
con người được đề cập trong toàn bộ sáng tác của Nguyễn Công Trứ.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là Con người trong sáng tác
Nguyễn Công Trứ. Vấn đề này cho đến thời điểm hiện nay vẫn chưa là đối
tượng của một công trình khoa học chuyên biệt nào cả.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn tìm hiểu, nghiên cứu con người trong toàn bộ sáng tác của
Nguyễn Công Trứ.
Văn bản khảo sát và là nguồn tư liệu chính, chúng tôi dựa vào cuốn
Nguyễn Công Trứ trong dòng lịch sử, nhà xuất bản Nghệ An và Trung tâm


9

văn hoá ngôn ngữ Đông Tây, 2008 (do Đoàn Tử Huyến chủ biên). Đây là một
công trình khảo cứu đáng tin cậy nhất về Nguyễn Công Trứ cho đến lúc này.

4. Nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Nghiên cứu về con người trong tác phẩm văn học tức là nghiên cứu
hình tượng con người được thể hiện trong đó như thế nào, qua đó để thấy
được quan niệm nghệ thuật về con người, nhận thức về con người của tác giả
có gì đặc biệt so với những tác giả trước đó và có đóng góp gì cho sự phát
triển văn học về sau. Có thể nói như Nguyễn Hữu Sơn rằng: “dù trực tiếp hay
gián tiếp hay do sự ý thức về đối tượng có khác nhau, song bản thân vấn đề
con người cá nhân trong văn học nói chung, trong văn học cổ nói riêng vẫn là
đối tượng khảo sát tiềm tàng của các nhà nghiên cứu. Bởi lẽ con người là chủ
thể sáng tạo, đồng thời cũng là đối tượng nhận thức, phản ánh của văn
chương” [34, 13]. Chính vì vậy, nghiên cứu về con người trong sáng tác
Nguyễn Công Trứ là đưa ra cái nhìn bao quát về hiện tượng Nguyễn Công
Trứ trong lịch sử văn học dân tộc, xác định những đóng góp nổi bật của ông
cho văn học dân tộc, đặc biệt trên phương diện cảm nhận và thể hiện con
người thời đại tác giả.
4.2. Như chúng ta đã biết, giới thuyết về con người nói chung, con
người trong tác phẩm văn học nói riêng hiện nay có rất nhiều công trình khoa
học nghiên cứu, tìm hiểu sâu và kỹ lưỡng về nó. Để tránh sự lặp lại không cần
thiết, trong luận văn này chúng tôi không đi vào cụ thể, mà đi sâu vào sự biểu
hiện của con người trong sáng tác Nguyễn Công Trứ. Tất nhiên chúng tôi ý
thức sâu sắc rằng: muốn nghiên cứu Con người trong sáng tác Nguyễn Công
Trứ phải xuất phát từ những tiền đề, những lý luận chung về con người trong
tác phẩm văn học.
4.3. Với đặc trưng riêng của luận văn, chúng ta phải phân tích, xác định
được đặc điểm về phong cách Nguyễn Công Trứ trên phương diện nghệ thuật
thể hiện con người. Từ đó, rút ra một số kết luận về con người trong sáng tác
Nguyễn Công Trứ với những nét riêng biệt khi đối sánh với yếu tố con người
trong tác phẩm văn học nói chung.



10

5. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn vận dụng nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau, trong đó
có các phương pháp chính:
5.1. Phương pháp thống kê - phân loại.
5.2. Phương pháp so sánh - đối chiếu.
5.3. Phương pháp phân tích, tổng hợp.
5.4. Phương pháp cấu trúc - hệ thống.
5.5. Phương pháp nghiên cứu lịch sử - văn hoá
6. Đóng góp và cấu trúc của luận văn
6.1. Đóng góp của luận văn
Luận văn là công trình khảo sát, nghiên cứu về Con người trong sáng
tác Nguyễn Công Trứ với cái nhìn tập trung và hệ thống. Kết quả nghiên cứu
cũng có thể được vận dụng vào công tác giảng dạy thơ văn Nguyễn Công Trứ
trong nhà trường phổ thông.
6.2. Cấu trúc của luận văn
Ngoài Mở đầu và Kết luận, nội dung chính của luận văn được triển khai
trong ba chương.
Chương 1: Hiện tượng Nguyễn Công Trứ trong lịch sử văn học dân
tộc và cái nhìn mới mẻ, táo bạo về con người của nhà thơ
Chương 2: Các dạng thái con người và đặc điểm của nó trong sáng
tác Nguyễn Công Trứ
Chương 3: Nghệ thuật thể hiện con người của Nguyễn Công Trứ
Cuối cùng là Tài liệu tham khảo.


11

Chương 1

HIỆN TƯỢNG NGUYỄN CÔNG TRỨ TRONG LỊCH SỬ VĂN HỌC
DÂN TỘC VÀ CÁI NHÌN MỚI MẺ, TÁO BẠO VỀ CON NGƯỜI CỦA
NHÀ THƠ
1.1. Hiện tượng Nguyễn Công Trứ trong lịch sử văn học dân tộc
1.1.1. Nguyễn Công Trứ - quan chức, nhà thơ với một cuộc đời
nhiều biến động thăng trầm
1.1.1.1. Cuộc đời Nguyễn Công Trứ
Nguyễn Công Trứ là tác giả có vị trí quan trọng trong nền văn học dân
tộc Việt Nam giai đoạn nửa cuối thế kỷ XVIII - nửa đầu thế kỷ XIX. Ông
hiện diện trong lịch sử Việt Nam với nhiều tư cách khác nhau: nhà chính trị,
nhà kinh tế, và đặc biệt là nhà thơ với một phong cách độc đáo. Trên văn đàn
cũng như trong cuộc đời, ông luôn thể hiện là một con người có cá tính
“ngông”, phóng khoáng, đa tài và cũng đa tình, với một cuộc đời có lúc thăng
lúc giáng, lúc khốn khó, lúc vinh hoa, lúc đỉnh điểm của quyền lực, lúc lại chỉ
là anh lính thú.
Nguyễn Công Trứ tự là Tồn Chất, hiệu là Ngộ Trai, biệt hiệu là Hi Văn,
lại có tên húy là Củng. Ông sinh ngày mồng một, tháng mười một, năm Mậu
Tuất – 1778, tại Định Linh - Quỳnh Côi - Thái Bình, Nguyên quán tại Uy
Viễn - Nghi Xuân - Hà Tĩnh.
Thân phụ Nguyễn Công Trứ là Đức Ngạn hầu Nguyễn Công Tấn. Ông
học vấn uyên bác, văn chương lừng lẫy một thời, ông từng làm giáo thụ phủ
Anh Sơn (Nghệ An), tri huyện Quỳnh Côi, tri phủ Tiên Hưng (Thái Bình).
Sau khi nhà Lê thất thế, nhà cửa bị Tây Sơn đốt phá, Nguyễn Công Tấn phải
biệt lập cơ chỉ, mở trường dạy học. Sau Tây Sơn trưng triệu đôi ba lần, ông
nhất định không ra cứ ở nhà an bần lạc đạo cho qua ngày tháng, thọ 84 tuổi,
mất tại chính quán. Thân mẫu của Nguyễn Công Trứ là bà trắc thất Nguyễn
Thị, con gái quan Quản nội thị Cảnh Nhạc Bá, người xã Phụng Dực, huyện
Trương Phú, tỉnh Sơn Nam (Hà Đông). Gia thế cụ Nguyễn Công Trứ là một
nhà thi thư thế phiệt, khoa giáp danh gia.



12

Nguyễn Công Trứ, ngay từ lúc nhỏ đã được đưa về quê nội sống trong
cảnh thanh bần. Ông được đi học rất sớm, có óc thông minh, lại có tính chăm chỉ
nên sớm thấm nhuần một nền học vấn Nho phong sâu rộng. Ông lúc nhỏ thiên tư
đỉnh độ khác thường, thụ nghiệp với quan Tham đốc họ Lê, quan Tham đốc rất
ưa văn chương ông vì ý tứ lỗi lạc, tư tưởng cao xa, ngài vẫn biết rằng về sau hẳn
là một người đại thành. Tương truyền, lúc ông đi học đường xa, bà thân mẫu cấp
cho một quan tiền để làm lộ phí đi đường, lúc đi qua cánh đồng, thấy lũ trẻ đang
đánh rời, cụ thấy vui cũng ghé vào đánh, chẳng mấy chốc đã thua hết sạch cả
tiền, bèn đứng dậy ra đi, nhân vịnh bài thơ có câu rằng:
Tưởng làm đôi chữ cho vui vậy,
Bỗng chốc nên quan đã sướng chưa?
Câu thơ ấy tuy tả cảnh đánh chơi mà thua thực, nhưng sự nghiệp khanh
tướng sau này đã phát lộ ra nơi cái khẩu khí của cậu học trò còn nhỏ tuổi. Tuy
vậy đường thi cử của Nguyễn Công Trứ lại vô cùng lận đận.
Năm 1802, vua Gia Long lên ngôi, tổ chức lại vấn đề giáo dục, tổ chức lại
nhà Quốc học, năm 1807 tổ chức lại các khoa thi. Nguyễn Công Trứ theo đòi cử
nghiệp nhưng vô cùng lận đận, suốt mấy mươi năm lều chỏng đi thi nhưng luôn
xôi hỏng bỏng không, mãi tới năm 1813 mới thi đỗ tú tài và tới năm 1919 mới
đậu cử nhân với cấp bậc Giải Nguyên (thủ khoa), lúc đó ông đã 42 tuổi.
Nguyễn Công Trứ bước vào hoạn lộ từ năm 1820, ông sung chức Hành
tẩu sứ quán. Năm 1821 thăng chức Thực thụ biên tu. Năm 1824 được bổ
nhiệm làm tri huyện Đường Hào (Hải Dương). Năm 1825 được cử làm Lang
trung ở Thanh lại ty thuộc bộ lại, tiến dần qua Quốc Tử Giám lên tới Thiêm
sự bộ hình. Năm 1826 tựu chức Tham hiệp trấn Thanh Hoá. Năm 1827 ông
cùng Phan Văn Lý đốc quân đi tiễu trừ giặc Phan Bá Vành ở Nam Định, bắt
sống được 765 tù binh, vinh quy, được ân thưởng bạch ngọc mã não và kim
khánh với một danh bảng Lao năng khả tưởng. Năm 1828 được thăng chức

Hình bộ hữu tham tri, kiêm chức Doanh điền sứ, đi khai hoang ở các miền
Nam Định, Thái Bình và Ninh Bình. Năm 1830 được triệu về kinh, sung chức
Thực thụ hữu tham tri bộ hình. Năm 1831, bị cáo tiến cử Phi Quý Trại làm
huyện thừa một cách mờ ám nên bị giáng 7 cấp xuống làm tri huyện ở kinh.


13

Sau đó được thăng Lang trung nội vụ và Bố chánh Hải Dương. Năm 1832
được bổ nhiệm Tổng đốc Hải Yên (Hải Dương và Quãng Yên). Năm 1833
phục chỉ làm Tham tán quân vụ cùng với Tổng đốc Lê Văn Đức đi dẹp giặc
Nùng Văn Vân và toàn thắng. Năm 1835 được thăng Binh bộ thượng thư,
kiêm nhiệm Tổng đốc Hải Yên. Năm 1837 vì việc tù binh trốn thoát, ông bị
giáng 4 cấp sau lại phục hồi 3 cấp. Năm 1839 bị giáng chức Binh bộ hữu
tham tri. Năm 1840 được thăng Đô sát viện tả đô ngự sử, đồng thời được cử
làm chánh chủ khảo trường Hương thi Hà Nội. Năm 1841 (Thiệu Trị nguyên
niên), ông cùng Trương Minh Giảng đi dẹp giặc trấn Tây, trở về được thăng
Tham tán đại thần, sau bị thất trận, rút quân về An Giang, bị giáng chức Binh
bộ lang trung. Năm 1842 vì hạ thủ tướng giặc Phiên Tăng nên lại được tái
chức Binh bộ lang trung kiêm nhiệm tuần phủ An Giang. Năm 1845 được
phục thăng Chủ sự bộ binh. Năm 1846 kiêm nhiệm án sát Quãng Ngãi rồi đổi
về kinh, giữ chức Phủ thừa tại Thừa Thiên Huế. Năm 1847 được bổ nhiệm
Thừa Thiên phủ Doãn.
Quãng thời gian từ năm 1820 - 1847 là quảng thời gian ngót 30 năm
trời vùng vẫy thăng trầm của cuộc đời ông. Lúc làm đến Phủ Doãn Thừa
Thiên lúc lại lui về làm anh lính thú. Cuối năm 1847 ông dâng sớ xin về hưu
nhưng vua Thiệu Trị không chấp nhận, sang năm 1848 (Tự Đức nguyên niên)
ông tiếp tục đệ sớ xin về hưu, vua Tự Đức thấy tuổi đã già, công trạng đã lớn
nên chuẩn phê cho về hưu trí, làm chức Thực thụ Phủ Doãn Thừa Thiên. Từ
đó ông trở về cuộc đời nhàn dật cho bõ những tháng năm thăng trầm sóng gió.

Ngày ngày ngâm thơ, uống ruợu, câu cá và hát ả đào. Có lúc ngồi trên lưng bò
ông nhàn tản qua những cảnh thiên nhiên thắng lãm để tìm vào nếp sống an
nhiên tự tại. Năm 1857 khi ông đã bước tới tuổi bát tuần (80 tuổi), vận nước
chưa an, liên quân Pháp – Tây tấn công Đà Nẵng, vì nặng lòng với giang sơn,
xã tắc, không quản tuổi già, ông đã dâng sớ tình nguyện ra ứng chiến. Vua Tự
Đức không chuẩn y vì sức khoẻ của tướng công đã qúa già yếu.
Nguyễn Công Trứ từ trần ngày 7 tháng 12 năm 1858 hưởng thọ 81 tuổi
tại chính quán: Uy viễn – Nghi Xuân – Hà Tĩnh.


14

Trong một câu đối làm khoảng cuối đời, Nguyễn Công Trứ đã tự tổng
kết về những năm tháng của cuộc đời mình - những năm tháng sống và cống
hiến vì lý tưởng của chí nam nhi, chí của kẻ sĩ như sau:
Cũng may thay công đăng hoả có là bao, theo đòi nhờ phận lại nhờ
duyên, quan trong năm bảy thứ, quan ngoài tám chín phen, nào cờ, nào quạt,
nào mão, nào đai, nào hèo hoa gươm bạc, nào võng tía dù xanh, mặt tài tình
mà trong hội kiếm cung, khắp trời Nam bể Bắc cũng tung hoành, mùi thế trải
qua ngần ấy đủ.
Thôi quyết hẳn cuộc phong trần chi nữa tá, ngất ngưởng chẳng tiến mà
chẳng lùi, hầu gái một vài cô, hầu trai năm bảy cậu, này cờ, này kiệu, này
rượu, này thơ, này đàn ngọt, hát hay, này chè chuyên, chén mẫu, tay thao
lược ngoài vòng cương toả, lấy gió mát trăng trong làm tri thức, tuổi trời ít
nữa cũng là hay.
Quả thật, đây là một sự “tự thuật” rất chân thành và sâu lắng, cái chân
thành của cuộc đời một con người luôn luôn sống cống hiến, hy sinh vì lý
tưởng, cái sâu lắng vì chất tài hoa, nghệ sĩ của một con người luôn phảng
phất, bay bổng như tiếng sáo ở cõi thiên thai.
1.1.1.2. Con người lịch sử Nguyễn Công Trứ

Nguyễn Công Trứ sinh trong thời loạn lạc. Năm 1778 Nguyễn Ánh
xưng vương hiệu ở Nam Việt. Năm 1780 Nguyễn Nhạc xưng đế hiệu Thái
Đức ở Đồ Bàn. Năm 1782 chúa Trịnh Sâm từ trần ở Bắc Việt, nghiệp chúa bị
nghiêng ngửa do loạn kiêu binh. Năm 1786 vua Lê Hiển Tông phong Nguyễn
Huệ làm nguyên soái Uy quốc công và gả con gái là công chúa Lê Ngọc Hân
cho Nguyễn Huệ, từ đó bắt đầu các cuộc đấu tranh diệt Trịnh.
Vua Lê Hiển Tông từ trần, Hoàng Tôn Duy Kỳ lên ngôi lấy hiệu là
Chiêu Thống. Đây là một vị vua Lê sau cùng, lưu vong gian khổ vì tân triều
Nguyễn Tây Sơn. Năm 1788 Nguyễn Huệ xưng đế, hiệu Quang Trung. Cuộc
Bắc chiến lúc này vô cùng trầm trọng, nhất là cuộc chiến tranh với nhà Thanh
do Tôn Sĩ Nghị cầm quân. Năm 1792 vua Quang Trung băng hà. Từ năm
1792 đến 1802 là triều Cảnh Thịnh, bắt đầu những cuộc giao tranh trầm trọng
giữa Nguyễn Vương và Nguyễn Tây Sơn. Năm 1801 Nguyễn Vương thu phục


15

kinh thành Phú Xuân (Huế). Năm 1802 Nguyễn Vương thống nhất Việt Nam,
lên ngôi, xưng hiệu Gia Long. Trong suốt 24 năm ly loạn đó, Nguyễn Công
Trứ còn tại gia, sống cảnh hàn vi. Chính thời kỳ này đã hun đúc chí khí ông
để chuẩn bị cho thời sắp tới. Ông đã sinh trưởng trong loạn ly bần hàn, nên
ông cũng là con người sẽ tung hoành trong thăng trầm loạn ly.
Chính thời đại lịch sử đấy đã hình thành nên con người lịch sử –
Nguyễn Công Trứ. Cuộc đời Nguyễn Công Trứ là cuộc đời của một nhân vật
lịch sử say mê hoạt động. Lúc nào trong sâu thẳm con người ông cũng vang
lên một câu hỏi lớn mà có lẽ câu trả lời lại chính bằng cả cuộc đời ông:
Đã mang tiếng ở trong trời đất,
Phải có danh gì với núi song.
(Con tạo ghét ghen)
Năm 1803, vua Gia Long tuần du ra Bắc, Nguyễn Công Trứ đón đường

dâng bản Thái Bình thập sách, một cương lĩnh trị nước do ông thảo ra. Lúc bấy
giờ ông còn là một thư sinh chưa ai biết đến. Chỉ riêng điều đó cũng đã nói lên
chí hướng của ông. Về sau, khi đậu đạt, ra làm quan, Nguyễn Công Trứ lao vào
công việc một cách hăng say, không hề quản ngại gian lao, vất vả.
Trong cuộc đời làm quan của mình, là một con người – một nhân vật
ghi dấu son lịch sử, Nguyễn Công Trứ đã làm hai việc đáng chú ý hơn cả là
khai hoang và dẹp giặc.
Thời kỳ Nam Bắc phân tranh là thời kỳ đen tối nhất của lịch sử dân tộc
Việt Nam. Phía Nam có giặc Cao Miên, Trấn Tây. Bên trong, các cuộc nội
chiến nổ ra liên miên, nào những cuộc phò Lê diệt Trịnh, nào sự tranh chấp
giữa Nguyễn Tây Sơn và Nguyễn Ánh, rồi loạn kiêu binh, loạn châu chấu và
bao thứ loạn khác sảy ra liên tiếp suốt 25 năm. Trước thế thời như vậy,
Nguyễn Công Trứ luôn thể hiện mình là một tướng lĩnh có tài thao lược:
Vũ trụ nội mạc phi phận sự.
Ông Hi Văn tài bộ đã vào lồng,
Khi Thủ khoa, khi Tham tán khi Tổng đốc Đông.
Gồm thao lược đã nên tay ngất ngưởng.
(Bài ca ngất ngưởng)


16

Sử sách ghi lại cho thấy Nguyễn Công Trứ hiện diện trong những cuộc
trấn áp khởi nghĩa nông dân của Phan Bá Vành ở Nam Định, của Nùng Văn
Vân ở Tuyên Quang, của Lê Duy Lương ở Thanh Hoá, hay cuộc tiễu trừ giặc
bể ở Quãng Yên,... Tuy vậy, một mặt ông cầm quân đi đàn áp các phong trào
nông dân khởi nghĩa, mặt khác ông lại hết sức chăm lo cuộc sống đói nghèo
của tầng lớp nông dân. Ông đề nghị “đặt nhà học cho con em nhân dân được
học hành, đặt xã thương ở các làng để quản lý thóc gạo khi nào giá cao thì
bán, giá hạ thì mua, gặp lúc thuỷ hạn bất thường đem thóc chiêu cấp cho

từng người, năm nào được mùa sẽ theo số đã cấp thu lại để chứa trữ” (sớ nói
về 5 quy ước trong làng xã năm 1829). Ông tố cáo “cái hại cường hào làm
cho con mất cha, vợ mất chồng, tính mệnh phải thiệt hại, tài sản mất không”
và đề nghị triều đình “trị tội rất nặng” (sớ nói về tệ nạn cường hào năm
1828),... Đáng tiếc những tấu, sớ của Nguyễn Công Trứ phần lớn bị bác bỏ.
Trong những việc đã làm, công lao lớn nhất đã ghi dấu ấn lịch sử của
Nguyễn Công Trứ là công cuộc khai hoang. Những năm làm quan, Nguyễn
Công Trứ đi lại nhiều, ông thấy được tình cảnh đói nghèo của dân chúng,
nhiều người bỏ nhà đi xa kiếm ăn, trong khi đồng đất vẫn bỏ hoang không ai
khai phá. Khi dẹp giặc đã xong, ông dâng sớ xin đi khẩn hoang các vùng
hoang vu thuộc Tỉnh Ninh Bình, Nam Định và Thái Bình. Khai khẩn xong
ông tự phân điền, cải cách canh tác. Ông lại đi kinh lý, về địa đồ đào sông đắp
đường và chia khu vực theo đúng hoàn cảnh địa lý, thuỷ lợi và nhân công.
Đồng thời ông còn xin nhà nước chu cấp tiền bạc, trâu bò, dụng cụ cày bừa
cho nông dân. Trong cuốn Triết lý chấp sinh, Vũ Đình Trác đã ghi lại:
“Nguyễn Công Trứ đã thiết lập Huyện Kim Sơn gồm 7 tổng: Chất Thành, Hồi
Thuần, Quy Hậu, Hướng Đạo, Tự Tân, Tuy Lộc, Lai Thành thuộc tỉnh Ninh
Bình; Huyện Nam Trực và Giao Thuỷ thuộc tỉnh Nam Định; huyện Tiền Hải
thuộc tỉnh Thái Bình gồm 7 tổng: Tân Cơ, Tân An, Tân Định, Tân Thành,
Tân Phong, Tân Hưng, Tân Bồi.
Tại Nam Định số ruộng tân khai được 18,970 mẫu, số dân tân ngụ lên
tới 2350 người, chia làm 14 lý, 72 ấp, 20 trại và 10 giáp. Tại Ninh Bình khai
khẩn được 14,600 mẫu đất, quy tụ 1260 người, chia thành 3 lý, 2 ấp, 12 trại,


17

24 giáp. Ngoài ra tại Quảng Yên ông còn dùng lính thú để khẩn hoang, khai
phá được 3500 mẫu ruộng, dùng quân công đắp một con đê dài 2740 trượng
để giữ nước mặn. Tại tỉnh Hải Dương cũng dùng quân công để canh tác hơn

1000 mẫu ruộng hoang”[51,43]. Tất cả những thành tích vĩ đại trên đây đã
đáp ứng trọn vẹn chí nguyện của ông mà ông đã từng tâm niệm trong câu:
Một mình để vì dân vì nước,
Túi kinh luân từ trước để nghìn sau.
(Bài Nước nhà)
Con người lịch sử của Nguyễn Công Trứ là như vậy, có nhiều cống
hiến cho dân, cho nước và luôn được nhân dân tôn kính. Nhân dân các vùng
được khai hoang đều biết ơn ông. Họ lập sinh từ thờ ông ngay khi ông còn
sống. Trong đền kỷ niệm công cuộc dinh điền (Dinh điền kỷ niệm từ) ở làng
Đông Quách, Tiền Hải, Thái Bình, nhân dân có câu đối nói về công lao của
ông rất cảm động:
Đặc địa sinh từ, Đông Ấp nhất bách niên kỷ niệm,
Kính thiên trụ thạch, Hồng Sơn thiên vạn cổ tề cao.
(Trên đất dựng sinh từ, làng Đông Ấp trăm năm kỷ niệm; giữa trời trơ cột đá,
ngọn Hồng Sơn muôn thuở sách cao).
1.1.2. Nguyễn Công Trứ – một đỉnh cao của văn học Việt Nam giai
đoạn nửa sau thế kỷ XVIII – nửa đầu thế kỷ XIX
1.1.2.1. Nguyễn Công Trứ trong bối cảnh văn học việt Nam nửa sau
thế kỷ XVIII – nửa đầu thế kỷ XIX
Văn học giai đoạn này mở ra những quan niệm mới về con người.
Trong văn học Việt Nam trung đại có lẽ đây là giai đoạn nở rộ nhất các phong
cách lớn. Mỗi nhà thơ đều có những đóng góp riêng, có vị trí xứng đáng
riêng. Trong bối cảnh ấy Nguyễn Công Trứ nổi lên như một hiện tượng đặc
biệt đầy góc cạnh.
Nguyễn Công Trứ là tác gia có vị trí quan trọng trong nền văn học dân
tộc Việt Nam giai đoạn nửa cuối thế kỷ XVIII - nửa đầu thế kỷ XIX. Như đã
nói ở trên, Nguyễn Công Trứ hiện diện trong lịch sử và văn học Việt Nam với
nhiều tư cách khác nhau (nhà chính trị, nhà kinh tế có công trong việc khai



18

khẩn đất đai ở huyện Tiền Hải tỉnh Thái Bình và huyện Kim Sơn tỉnh Ninh
Bình, và là một nhà thơ). Ông được mệnh danh là “ông hoàng” của thể hát
nói - người có công trong việc nâng thể hát nói thành một thể loại hoàn chỉnh
linh hoạt. Với nghệ thuật hát nói, Uy Viễn tướng công có vai trò và công lao
rất lớn trên bước đường trưởng thành của nó. Trong lĩnh vực thi ca Nguyễn
Công Trứ đã ghi lại một dấu ấn rất đặc biệt. Cho đến nay, chúng ta đã sưu tập
được trên dưới 150 bài (trên tổng số 1000 tác phẩm như tương truyền ông đã
có) và một số tác phẩm (rất ít) viết bằng chữ Hán. Nguyễn Công Trứ - một
tính cách “ngông”, phóng khoáng, đa tài và cũng đa tình, một hồn thơ mãnh
liệt. Chính những yếu tố đó đã hun đúc lên một con người của thời đại, của
lịch sử và đặc biệt trong văn học ông có vị trí quan trọng và là đỉnh cao của
giai đoạn nửa cuối thế kỷ XVIII - nửa đầu thế kỷ XIX. Thanh Lãng đã nhận
xét rằng: “nếu Nguyễn Du có cái chói sáng của ngôi sao Hôm thì Nguyễn
Công Trứ có cái sáng trong trẻo thuỳ mỵ của ngôi sao Mai. Ông là một trong
những nhà thơ lãng mạn của thế kỷ trước, cái lãng mạn của ông bất chấp cả
cái lãng mạn của các thi nhân thế kỷ XX” [15,648].
1.1.2.2. Sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Công Trứ
Nguyễn Công Trứ là một con người luôn chú ý lập công, lập đức và lập
ngôn. Riêng đối với lập ngôn - sự nghiệp văn chương, theo Ngô Tất Tố, sáng
tác của Nguyễn Công Trứ có khoảng trên 1000 bài, hiện chỉ còn lưu lại trên
dưới 150 bài. Nguyễn Công Trứ hầu như sáng tác bằng chữ Nôm, với số
lượng tác phẩm còn lại hiện nay, trong đó bằng chữ Nôm có:
1 bài phú (Hàn nho phong vị phú).
54 bài thơ luật (phụ chép 9 bài tồn nghi).
67 bài hát nói (phụ chép 8 bài tồn nghi).
37 đôi câu đối (Nôm: 25 câu, Hán: 12 câu).
2 bản tuồng (tuồng Tửu hội và Lý Phụng Công)
35 bài tấu, sớ.

1 bài văn sách đoạt giải Nguyên
Và một số tác phẩm bằng chữ Hán: Thái Bình thập sách; năm bản điều
trần:


19

1. Điều trần ba việc hệ trọng.
2. Trần tấu về nạn điêu hào.
3. Năm điều quy ước tại xã thôn.
4. Trần tấu về kỷ luật quân ngũ.
5. Trần tấu về việc di tỉnh lị Tuyên Quang.
Thơ văn Nguyễn Công Trứ có thể quy về bốn đề tài: tự vịnh, lý tưởng,
đạo lý và tình cảm. Ông tự vịnh không theo lối tầm chương trích cú, chỉ chú ý
biểu lộ tấm lòng thấu hội nhân tâm thế sự, nhất là mở rộng tâm linh cho hoà
nhịp với thiên địa vạn vật. Mỗi lời thơ là một mảnh tâm hồn ông ký thác cho
đất trời. Phần thơ lý tưởng chính là sức mạnh vươn lên của ông, qua đó ta
thấy được thực chất con người của ông - một con người được đúc kết bằng
những tinh hoa của đất trời. Lý tưởng rất cao siêu nhưng lại thực tế. Những
dòng thơ lý tưởng này là những dòng thơ của “chí nam nhi”:
Đã mang tiếng ở trong trời đất.
Phải có danh gì với núi sông?
(Đi thi tự vinh)
Hay:
Vòng trời đất dọc ngang ngang dọc,.
Nợ tang bồng vay trả trả vay.
Chí làm trai Nam Bắc Đông Tây…
(Chí khí anh hùng)
Hoặc:
Tang bồng hồ thỉ nam nhi trái,

Cái công danh là cai nợ lần.
(Trên vì nước dưới vì nhà)
Những bài thi ca đạo lý của ông không có tính chất lý thuyết và giáo
điều mà là những lời ca thực tế, có tính cách hiến chương, làm thành một thứ
triết lý vào đời. Nó nói lên trách nhiệm, nếp sống và hành động của người trí
thức, muốn thành quân tử và thành nhân sau khi đã thành người đích thực. Có
thể nói như Vũ Đình Trác rằng: “đây là những lời ca nhân bản, phát ra từ
những dây đàn muôn điệu của cõi lòng yêu đời, vừa phong phú gợi cảm, lại


20

hồn nhiên và đích thực chứ không phải lãng mạn buông trôi hay đam mê nguỵ
tạo” [51,45].
Tập Thái Bình thập sách không được phổ biến và tới nay chưa ai đề
cập vì nó là một bản điều trần đề đạt lên vua Gia Long khi nhà vua tuần thú ra
Bắc, qua Nghệ An năm 1803.
Còn các bản điều trần của ông, theo Vũ Đình Trác là “một bầu tâm
huyết của bộ óc đã tinh luyện và một trái tim đã chín mùi thâm tín” [51,45].
Đó là những kế sách cầm quân, an dân, trị nước mà không một thời đại nào,
một địa phương nào có thể làm ngơ. Năm bản điều trần đã thể hiện được cái
chí hướng của một con người “ưu thời mẫn thế”, thể hiện được lý tưởng và óc
tiến thủ của Uy Viễn tướng công (Năm bản điều trần đã được Lê Thước trích
dẫn trong sách của ông từ Đại Nam chính biên thực lục).
Có thể nói trong sáng tác, ông đã thoát ra được lề lối gò bó của Đường
thi, để xây dựng căn bản cho một trường thơ đặc biệt Việt Nam đó là lối ca
trù (thường gọi là hát ả đào). Đây là thành công rực rỡ và cũng là phương diện
độc đáo nhất trong sáng tác của Uy Viễn tướng công. Ca trù là một thể thức
cần sự phóng túng, cần một tư chất hào hùng và Nguyễn Công Trứ đã thoát ra
khỏi cái khung lồng chặt chội của Đường thi để đi tới cái rộng lớn khoáng đạt

của bộ môn nghệ thuật mới - ca trù. Có thể khẳng định rằng: Nguyễn Công
Trứ là một cây viết ca trù đặc sắc nhất.
Nguyễn Công Trứ là một con người, một nhân cách đặc biệt, có đóng
góp lớn lao cho lịch sử và văn học dân tộc. Văn chương ông luôn đạt tới đỉnh
cao của sự linh thông và tận đạt. Lê Thước đã nhận xét: “ta đọc đến lời văn
cụ, tự nhiên sinh hăng hái: muốn đi muốn chạy, muốn đem thân gánh vác việc
đời, để giúp cho khỏi những nỗi bi ai thống khổ” [50, 25].
1.1.2.3. Nguyễn Công Trứ - một phong cách lớn của văn học dân tộc
Phong cách (style) là một trong những khái niệm được sử dụng rộng rãi
và bàn luận nhiều nhất không chỉ trong sáng tác và nghiên cứu văn học mà
còn trong nhiều ngành khoa học khác. Tuy nhiên có thể thấy nét chung, nghĩa
phổ quát của phong cách là chỉ cấu trúc với “kiểu”, “vẻ” riêng với những đặc
trưng khá ổn định, bền vững mang tính độc đáo của đối tượng. Trong Văn


21

Tâm Điêu Long, Lưu Hiệp bàn nhiều đến “phong cốt” của nhà văn. Khái niệm
“phong cốt” (phong thái và cốt cách) mà Lưu Hiệp dùng đã mang nghĩa cơ
bản của phạm trù phong cách nghệ thuật tác giả mà chúng ta hiểu ngày nay.
Như vậy phong cách là phong thái, cốt cách của nhà văn hay nói đúng hơn là
những nét riêng độc đáo về bút pháp, văn phong, tư tưởng của người cầm bút.
Trong văn học trung đại Việt Nam, bên cạnh Nguyễn Du, Cao Bá Quát,
Hồ Xuân Hương..., Nguyễn Công Trứ là một tác gia có phong cách, cốt cách
riêng vừa độc đáo vừa khác biệt.
Trước hết có thể khẳng định Nguyễn Công Trứ là người tiên phong đột
phá tạo nên sự kết hợp, thống nhất trong bản thân mình hai mẫu hình nhà nho
hành đạo và tài tử, hai loại thơ ngôn chí và hành lạc, vừa đề cao Nho giáo lại vừa
đề cao Đạo giáo, vừa lạc quan lại vừa bi quan, vừa hăng hái với loại thơ ngôn chí
lại vừa say sưa với loại hình thơ hành lạc. Đối với Uy Viễn tướng công thì trong

vô cùng mà đục cũng vô cùng, hành đạo thì hành đạo đến nơi đến chốn, hành lạc
thì hành lạc cũng đến mức tối đa, Nguyễn Công Trứ không chấp nhận lưng
chừng, nửa vời mà còn giám chấp nhận tất cả mọi đối cực ở phía đỉnh điểm của
nó. Ngoài cá tính mạnh mẽ ngang tàng còn có sự tham gia của nhiều yếu tố,
trong đó có sự tham gia của yếu tố loại hình nhà nho ở trong ông.
Trong bối cảnh đương thời, cả một lớp nhà nho từ Ngô Thì Nhậm
(1746 - 1803), Đặng Trần Thường (1759 - 1816), Hồ Xuân Hương (1772 1822)… đến Cao Bá Quát (1809 - 1855), Nguyễn Công Trứ (1778 - 1859)…
tuy quan điểm chính trị khác nhau nhưng họ có cái nhìn chung về thời đại của
họ - một thời đại đầy giông tố. Họ tự xác định mọi đỉnh chuẩn cho mình dựa
trên bản lĩnh và tài năng cá nhân - một đặc điểm của “anh hùng thời loạn”.
Riêng với Nguyễn Công Trứ, hành đạo hay hành lạc chỉ là một cuộc chơi.
Ông ngạo nghễ tuyên bố “nhân sinh quý thích chí”. Theo ông hành lạc hay
hành đạo như là hai mặt của một vấn đề, hai cực của một cuộc chơi, chính vì
vậy mà thơ ngôn chí hay thơ hành lạc đều cùng một khẩu khí ngang tàng,
phóng túng, bất cần. Sự kết hợp một cách hài hoà giữa hai yếu tố hành đạo và
hành lạc trong con người ông đã có thể triển khai thể hiện sở trường đa năng
của mình trên tất cả mọi hướng:


22

Trong lăng miếu ra tài lương đống.
Ngoài biên thuỳ rạch mũi can tương...
Vũ trụ chi gian giai phận sự....
Tiêu dao nơi hàn cốc thâm sơn.
Nào thơ, nào rượu, nào địch, nào đờn.
Đồ thích chí chất đầy trong một túi.
(Luận kẻ sĩ)
Có thể xem Luận kẻ sĩ như một tuyên ngôn về lẽ sống đồng thời là
tuyên ngôn về nghệ thuật đầy chân thành, xúc động và cũng rất mực rõ ràng

của Nguyễn Công Trứ. Phải nói rằng, ông là người xác định rất đúng về bản
thân mình, không hề và không cần che giấu một điều gì:
Được mất dương dương người thái thượng,
Khen chê phơi phới ngọn đông phong.
Khi ca, khi tửu, khi cắc, khi tùng,
Không phật không tiên mà khác tục.
(Bài ca ngất ngưëng)
Sự hội tụ và thống nhất giữa hai mẫu hình nhà nho hành đạo và tài tử
quả là một hiện tượng độc đáo nhưng hợp quy luật, mang tính xu thế của thời
đại. Điều này khẳng định rằng Nguyễn Công Trứ là một con người có bản
lĩnh, là con người hành động, dám vượt ra ngoài vòng cương toả, giám dấn
thân và có thực tài. Con đường dẫn tới phong cách Nguyễn Công Trứ cái
chính cũng bắt nguồn từ đây.
Một nhà văn lớn không thể không có tư tưởng nghệ thuật với cái nhìn
riêng độc đáo về con người và thế giới - yếu tố tiên quyết trong sự cấu thành
phong cách. Đối với Nguyễn Công Trứ, tư tưởng nghệ thuật cơ bản xoay
quanh mệnh đề Nam nhi chí với bao nhiêu món nợ phải trả: nợ cầm thư, nợ
công danh, nợ tang bồng, nợ đời, nợ trần hoàn, nợ nhà, nợ tình, nợ duyên, nợ
thơ, nợ phong lưu,... Con người Uy Viễn rất sòng phẳng, rạch ròi dứt khoát,
sống là nợ, nợ thì phải trả, trả bằng được. Có thể nói hành trình cuộc đời cũng
như hành trình sáng tác của Nguyễn Công Trứ là hành trình trả những món nợ
độc đáo ấy. Người trả nợ không ai khác là đấng nam nhi hữu chí, anh hùng và


23

tài tử. Có thể thấy, trong toàn bộ sáng tác của Nguyễn Công Trứ, “chí” được
hiện lên như một phạm trù thẩm mĩ trung tâm, nó là tiêu chí khẳng định sự
tồn tại có ý nghĩa của cuộc sống nhân sinh.
Nhân sinh quý thích chí.

Hữu chí sự cánh thành.
chí làm nên đáng anh hùng đâu đấy tỏ…
Với ông hành đạo và hành lạc là “nhị vị nhất thể”, chúng không hề mâu
thuẫn mà luôn bổ sung cho nhau tạo nên phong cách Nguyễn Công Trứ - một
phong cách riêng độc đáo.
Con người trong quan niệm của Uy Viễn tướng công cũng hiện ra dưới
nhiều dạng thái khác nhau nhưng có hai dạng thái chính mà ông luôn luôn
quan tâm đến: Con người xã hội – phận sự và con người cá nhân “nhân sinh
quý thích chí”. Đây đồng thời cũng là hai yêu cầu cơ bản không thể thiếu đối
với danh phận làm người. Phận sự của con người là gánh càn khôn, công
danh, sự nghiệp, chí tang bồng, đường trung hiếu, chữ quân thân, trên vì nước
dưới vì nhà... mà đấng nam nhi không thể chối từ mà phải: “nợ trần hoàn
quyết trả cho xong”, “bao nhiêu nợ tang bồng mang trả hết”.
Nguyễn Công Trứ là mẫu hình của người quân tử, ông nói được, làm
được và là mẫu hình con người chức năng - phận vị. Không dừng lại ở đó,
ông quan niệm có hành đạo không thể không có hành lạc bởi cả hai đều là
“chí”, là “phận”:
Chí giàu khó sang hèn là phận cả.
(Thích chí ngao du)
Xét cho kỹ mọi nhẽ thì việc hành lạc đối với con người cũng là rất phải, nên
làm không nên để cho hư danh ràng buộc bản thân mình:
Tế suy vật lý tu hành lạc.
An dụng phù danh hạn thử thân…
Cuộc hành lạc bao nhiêu là lãi đấy.
(Chơi xuân kẻo hết xuân đi)
Ở phương diện nào, Nguyễn Công Trứ cũng luôn là con người tự khẳng
định mình một cách mạnh mẽ và dĩ nhiên ông có cơ sở để khẳng định. Chính


24


vì vậy mà ông dám vượt lên hết, bất chấp mọi được mất, khen chê. Dám dấn
thân cho mọi hành vi, ứng xử trong hành đạo và hành lạc, Nguyễn Công Trứ
đã tạo cho mình một sự cân bằng cần thiết, tạo cho mình một sự thoải mái tận
độ trong mọi trạng thái tâm lý, tinh thần và vươn lên cái tự do có thể có.
Trong văn học Việt Nam trung đại đến Nguyễn Công Trứ là một bước phát
triển đột xuất. Thơ văn ông là sự khẳng định con người cá nhân trên mọi
phương diện của lý tưởng kẻ sĩ và lý tưởng nhân sinh. Đối với ông mọi sự
đều có thể đẩy đến mức ngất ngưởng, khác người:
Trong triều ai ngất ngưởng như ông?
(Bài ca ngất ngưởng)
Đây phải chăng là một cái tôi ngông, một cá tính mạnh mẽ như muốn
nổi loạn, phá tung mọi quy cũ, nền nếp sáo mòn nhàm chán của thời đại trong
con người Uy viễn tướng công?. Ngoài sự thể hiện mình một cách trực tiếp,
Nguyễn Công Trứ còn làm một cuộc phân thân tự tách mình ra khỏi mình,
khách thể hoá bản thân mình một cách cao độ. Bài ca ngất ngưëng là một
minh chứng. Bài thơ thể hiện lên đầy đủ, sinh động, chân thực một con người
đa năng toàn diện có sự thống nhất nhiều mặt trong quan niệm của Nguyễn
Công Trứ:
Vũ trụ nội mạc phi phận sự,
ông Hi Văn tài bộ đã vào lồng.
Khi Thủ khoa, khi Tham tán, khi Tổng đốc Đông,
Gồm thao lược đã nên tay ngất ngưëng.
............................
Tay kiếm cung mà nên dạng từ bi,
Gót tiên theo đủng đỉnh một đôi dì,
Bụt cũng nực cười ông ngất ngưởng.
Không phật, không tiên không vướng tục,
Chẳng Trái, Nhạc cũng vào phường Hàn, Phú,
Nghĩa vua tôi cho vẹn đạo sơ chung,

Trong triều ai ngất ngưëng như ông!


25

Giọng điệu và ngôn ngữ thơ Nguyễn Công Trứ cũng khá là đặc sắc,
góp phần lớn tạo nên phong cách nhà thơ. Giọng thơ nhiều lúc đầy nghịch
ngợm, hóm hỉnh, có khi lại thật thâm thuý (thể hiện rõ trong mảng thơ phúng
dụ, vịnh vật)... Tuy nhiên điểm nổi bật, ấn tượng và quán xuyến nhất ở
Nguyễn Công Trứ vẫn là sự khẳng định mạnh mẽ, ngang tàng đến mức ngất
ngưëng. Giọng ông là giọng khẩu khí của người anh hùng, rõ ràng, dứt khoát
về làm, về chơi, về hành đạo, hành lạc... Ông nhìn cuộc đời như phù vân.
Trong mạch văn, ông dùng rất nhiều động từ, trạng từ thể hiện sự mạnh mẽ
như con người ông. Giọng điệu và ngôn ngữ luôn đậm chất xứ Nghệ quê ông,
đáng tiếc là thiếu đi sự mượt mà của Chu Mạnh Trinh, Dương Khuê, thiếu cái
bồng bềnh sương khói của Tản Đà.
Nguyễn Công Trứ một phong cách lớn của văn học dân tộc, một đỉnh
cao của văn học giai đoạn nửa cuối thế kỷ XVIII - nửa đầu thế kỉ XIX.
1.2. Cái nhìn mới mẻ, táo bạo về con người của Nguyễn Công Trứ
1.2.1. Khái niệm về cái nhìn của chủ thể sáng tạo văn học
Con người bao giờ cũng là đối tượng của nhận thức, trung tâm của văn
học nghệ thuật. Và sáng tác văn học nghệ thuật bao giờ cũng là một cái nhìn
về các đối tượng nhận thức mà trước hết là con người. Marcel Proust (18711922), tác giả bộ tiểu thuyết vĩ đại Đi tìm thời gian đã mất - người từng “đi
tìm giá trị cuộc sống trong bản thân con người” có quan điểm rất đúng rằng
phong cách được thể hiện rõ trong cái nhìn của nhà văn (về con người và thế
giới). Vượt lên trên mọi hoạt động bản năng, cái nhìn là một năng lực tinh
thần đặc biệt của con người. Nó có thể thâm nhập vào sự vật, phát hiện những
nét riêng mà vẫn ở ngoài sự vật, bảo lưu sự toàn vẹn thẩm mỹ của sự vật. Nó
nhìn ngắm, bóc tách vấn đề bằng chính sự suy luận logíc và trừu tượng. Do đó
cái nhìn được vận dụng muôn vẻ trong nghệ thuật. Nghệ thuật đòi hỏi người

nghệ sĩ phải có khả năng lĩnh hội những quá trình của cuộc sống một cách
nhạy bén hơn và sâu sắc hơn so với những người khác, khả năng biết cảm thụ
và nhìn thấy cái mà những người khác khó thấy được, phải biết đáp ứng một
cách xúc động và sâu sắc đối với những ấn tượng của cuộc sống, phải thâm
nhập, thấm qua những giới hạn bên ngoài của sự vật, của các hiện tượng và sự


×