Tải bản đầy đủ (.doc) (63 trang)

Bước đầu tìm hiểu vai trò của hoàng hậu bạch ngọc đối với kinh tế văn hoá xã hội huyện đức thọ (từ thế kỷ XV đến nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (344.86 KB, 63 trang )

Tr ờng Đại Học Vinh
Khoa lịch sử
-------------------

trần thị mai hoa

B ớc đầu tìm hiểu vai trò của hoàng hậu
bạch ngọc đối với kinh tế- văn hoá- xã hội
huyện đức thọ
( từ thế kỷ xv đến nay)

khoá luận tốt nghiệp
ngành: lịch sử việt nam

Vinh- 2005

1


Tr ờng Đại Học Vinh
Khoa lịch sử
-------------------

B ớc đầu tìm hiểu vai trò của hoàng hậu
bạch ngọc đối với kinh tế- văn hoá- xã hội
huyện đức thọ
( từ thế kỷ xv đến nay)

khoá luận tốt nghiệp
ngành: lịch sử việt nam


Giáo viên h ớng dẫn : PGS. TS Nguyễn Trọng Văn
Sinh viên thực hiện : Trần thị mai hoa
Lớp: 42A1- sử

Vinh- 2005

2


Lời cảm ơn!
Để hoàn thành khoá luận này tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc
đến:
- PGS. TS Nguyễn Trọng Văn đã góp ý đề tài, tận tình hớng dẫn
và tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho việc nghiên cứu và hoàn thành
luận văn này.
-- Các cán bộ trong Bảo tàng Hà tĩnh, Sở văn hoá thông tin tỉnh
Hà Tĩnh và trong Trung tâm văn hoá thông tin huyện Đức Thọ đã
nhiệt tình hớng dẫn và cung cấp nhiều tài liệu đáng quý.
- Các cán bộ xã cùng các thành viên trong hai xã Đức Long và
Đức Lập huyện Đức Thọ.
- Các thầy cô trong Ban chủ nhiệm Khoa Lịch Sử và trong tổ Lịch
sử Việt Nam đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ.
- Ông Trần Lai- nguyên Bí th huyện uỷ huyện Đức Thọ đã cung
cấp nhiều t liệu thực tế quý giá.
-Ông Thái Kim Đỉnh- đã cung cấp cho tôi nhiều t liệu quý
- Của bạn bè, ngời thân đã tạo mọi điều kiện thuận lợi về tinh
thần và vật chất đối với tôi trong quá trình làm luận văn
Trần Thị Mai Hoa

Mục lục

Nội dung

Trang

Mở đầu

4

I. Lý do chọn đề tài

4

II. Lịch sử nghiên cứu vấn đề

7

III. Đối tợng và phạm vi nghiên cứu

8

IV. Nguồn t liệu và phơng pháp nghiên cứu

8

3


V. Bố cục khoá luận

9


Nội dung

11

Chơng 1: Khái quát chung về Đức thọ

11

1.1. Vị trí địa lý- văn hoá- xã hội

11

1.2. Kinh tế

15

1.3. Văn hoá

21

Chơng 2: Vai trò của Bạch Ngọc hoàng hậu đối với kinh tế- văn
hoá- xã hội của ngời dân Đức Thọ( từ thế kỷ XV đến nay).

28

2.1. Tiểu sử Hoàng hậu Bạch Ngọc

28


2.2.Vai trò của Hoàng hậu Bạch Ngọc đối với kinh tế huyện Đức
Thọ

30

2.2. 1. Khái quát nền kinh tế thời Trần- Lê

30

2.2.2. Vai trò Hoàng hậu Bạch Ngọc đối với buổi đầu của nền kinh
tế huyện Đức Thọ

34

2.3. Về mặt xã hội

37

2.3.1. Khái quát chung

37

2.3.2. Vai trò của Hoàng hậu Bạch Ngọc với sự ra đời những làng
xã đầu tiên của huyện Đức Thọ

39

2.4. Về mặt văn hoá

41


2.4.1. Mẫu Bạch Ngọc với truyền thống tôn vinh phụ nữ

41

2.4.2. Vai trò hoàng hậu Bạch Ngọc trên lĩnh vực văn hoá

44

Kết luận

61

1. Vai trò của Hoàng hậu Bạch Ngọc đối với đời sống Kinh tế- văn
hoá- xã hội ngời dân Đức Thọ

67

2. Một số đề xuất với chính quyền địa phơng

67

Tài liệu tham khảo

71

Phụ lục

74


4


Mở Đầu
I. Lý do chọn đề tài

Cũng nh nhiều dân tộc khác trên thế giới, ngời thợng cổ Việt Nam dù là
dân tộc Kinh, Tày, Thái... đã có tín ngỡng phồn thực( sùng bái sự sinh sôi nảy
nở của giới tự nhiên và con ngời) và tín ngỡng sùng bái tự nhiên( tôn thờ các
yếu tố tự nhiên nh: trời đất , mây, ma, lửa, nớc...Trong quá trình lịch sử của
mình, ngời Việt Nam đã sáng tạo ra và thực hành rất nhiều lọai hình tín ngỡng. Khi con ngời phần nào đã chinh phục đợc tự nhiên, làm chủ đợc cuộc
sống của mình thì họ lại sáng chế ra những thần linh chính là con ngời. Đó là
tín ngỡng sùng bái con ngời, tôn thờ con ngời khi con ngời đó qua đời. Ngời
đợc sùng bái có thể là nhân vật lịch sử có thật, có thể là nhân vật thần thoại mà
nhân dân h cấu thành. Theo quan niệm, con ngời có hai phần, phần xác và
phần hồn, ngời dân Việt Nam đã tôn thờ phần hồn là phần bất tử.
Tất cả những tín ngỡng là sản phẩm tinh thần và vật chất của con ngời
Việt Nam qua từng thời kì lịch sử. Qua đó, nó phản ánh đợc cuộc sống của
nhân dân, ớc mơ mong muốn của họ muốn có một cuộc sống tốt hơn, có niềm
tin hi vọng vào tơng lai. Họ hi vọng " ở hìên gặp lành"nên thành tâm không
chỉ với thần linh mà còn bị chi phối vào trong cả cuộc sống hàng ngày của họ.
C. Mác và Ph. Angghen đã nói: " Con ngời sáng tạo ra tôn giáo và trở lại bị
tôn giáo chi phối". Vậy, con ngời lịch sử đơng thời với tín ngỡng tôn giáo là có
sự gắn bó hữu cơ với nhau. Tìm hiểu tín ngỡng dân dã là một cách hiểu về con
ngời, văn hóa, cuộc sống, xã hội, dân tộc và lịch sử đơng thời. Nhng tôn giáo,
tín ngỡng không phản ánh hiện thực xã hội, lịch sử một cách trực diện mà nó
phản ánh hiện thực một cách h ảo. Nó có tính hai mặt, vừa là biểu hiện thế
giới đơng thời, nhng vừa là sự phản kháng chống lại thế giới đó. Điều đó đã đợc C. Mác phân tích:" Sự khốn cùng của tôn giáo một mặt biểu hiện sự khốn
cùng của hiện thực, mặt khác là phản kháng chống lại sự khốn cùng của hiện
thực ấy. Tôn giáo là tiếng thở dài của chúng sinh bị áp bức, là trái tim của thế

giới không có trái tim, cũng giống nh nó là tinh thần của những điều kiện xã
hội không có tinh thần. Tôn giáo là thuốc phiện của nhân dân". Do đó, tìm

5


hiểu tôn giáo, tín ngỡng về nội dung, gìn giữ và phát huy nó là một việc khó,
việc tìm ra cốt lõi lịch sử lại càng khó hơn.
Trong hệ thống tín ngỡng dân dã Việt Nam có nhiều loại tín ngỡng trong
đó tín ngỡng sùng bái con ngời là loại sau nhất khi xã hội loài ngời đã phát
triển đến một trình độ nhất định. Tín ngỡng sùng bái con ngời theo tiến trình
lịch sử ngày càng mở rộng và có vị trí trung tâm trong tín ngỡng dân dã Việt
Nam.
Trong tín ngỡng nhân thần, thì thờ Nữ thần, thờ Mẫu là một hiện tợng
phổ biến hơn cả, nó đợc nâng lên thành một thứ Đạo.ở nớc ta cha có ai thống
kê đầy đủ các nữ thần đợc nhân dân tôn vinh và thờ cúng. Chúng ta chỉ có thể
tởng tợng, tục thờ Nữ thần của nhân dân ta nh là một dòng sông chảy suốt
trong lịch sử Việt Nam, từ khi ngời Việt Nam có văn hóa đến nay, từ những
hoa văn trống đồng Đông Sơn đã ghi nhận lại ngày hội Nữ thần Mặt Trời sôi
nổi.Và trong Đạo Mẫu, Liễu Hạnh đợc xem là ' giáo chủ", nhng trên cái nền
tảng chung ấy, mỗi vùng đất khác nhau lại hình thành cho họ những vị thần
riêng- mẫu Bạch Ngọc là một trong những trờng hợp nh vậy.
Hiện nay, trớc tình hình phát triển của thế giới, Việt Nam cũng muốn hòa
nhập vào xu thế chung của khu vực và quốc tế. Nhng hòa nhập mà không hòa
tan, xu hớng" cộng đồng hóa" không phải là đánh mất mình mà mỗi quốc gia
bên cạnh sử dụng ngôn ngữ chung còn phải giữ gìn ngôn ngữ riêng, phải có
tiếng nói riêng của mình. Tiếng nói riêng ấy chính là bản sắc văn hóa dân
tộc.
Tại sao phải giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc?
Trong xu hớng " quốc tế hóa" hiện nay, mọi lĩnh vực kinh tế, văn hóa,

quân sự....đều đợc giao lu. Nhng không thể đánh đồng mọi quốc gia giống
nhau, xóa giới hạn về lãnh thổ, về chủ quyền, về phép tắc.....Mỗi quốc gia
đều phải tự khẳng định mình trong cộng đồng thế giới. Muốn vậy, phải giữ
vững nền quốc phòng. Sức mạnh của nền quốc phòng là sức mạnh tổng hợp,
đó là sức mạnh của đờng lối chính trị, ngoại giao, quân sự, kinh tế....Trong
đó, đờng lối kinh tế, văn hóa, quân sự chủ yếu giữ vai trò quyết định. Vì vậy,
Đảng ta chủ trơng đổi mới đất nớc, trong đó quan tâm" Phát triển văn hóa
tiên tiến, đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc".

6


Do vậy, việc gìn giữ văn hóa dân tộc là một chiến lợc xây dựng và bảo vệ
Tổ quốc. Yêu cầu xã hội đó là trách nhiệm của những nhà lãnh đạo, của
những nhà nghiên cứu, những tuyên truyền viên cả dân tộc có ý thức giữ gìn
và phát huy truyền thống.
Tín ngỡng dân dã là vấn đề thuộc về văn hóa tâm linh do chính ngời Việt
Nam sáng tạo ra trong quá trình phát triển lịch sử của đất nớc. Nó không phải
là thứ tôn giáo ngoại lai, do đó nó rất riêng, rất đặc trng, nó chính là cái thần,
là cốt cách của văn hóa Việt Nam. Việc bảo vệ, giữ gìn những nét văn hóa ấy,
sự gạt bỏ hủ tục đang là một vấn đề bức xúc đợc nhiều ngời quan tâm đến.
Cùng với vấn đề tín ngỡng, là vấn đề kinh tế- chính trị và xã hội. Ngay từ
những buổi đầu hình thành nên mảnh đất Đức Thọ, vai trò của Bạch Ngọc
hoàng hậu vô cùng quan trọng.
Trong suốt hơn 500 năm tồn tại, ngời Mẹ thiêng liêng này đã đi cùng lịch
sử và xã hội của ngời dân nơi đây, nh một cứu cánh, nhiều khi mang t cách là
một thế lực làm cân bằng cuộc sống. Suy cho cùng, nghiên cứu về Bà không
đơn giản chỉ dừng lại ở tôn giáo, tin ngỡng.....mà còn ở cả tâm hồn bình dân
và những thăng trầm của kinh tế.
Với những vai trò to lớn nh vậy, nhất là của một ngời phụ nữ trong thời

đại phong kiến đã để lại cho tôi một cảm xúc hết sức đặc biệt, khiến tôi mạnh
dạn chọn đề tài: " Bớc đầu tìm hiểu vai trò của Bạch Ngọc hoàng hậu đối với
đời sống kinh tế- xã hội ngời dân Đức thọ từ thế kỉ XV cho đến nay".
Mong rằng, quá trình tìm hiểu và nghiên cứu về vấn đề này là một cơ sở
để tìm hiểu về nhịp thở của quá khứ, để góp phần hiểu biết đầy đủ hơn về
mảnh đất Đức Thọ này.
II. Lịch sử nghiên cứu vấn đề.

Vấn đề tín ngỡng dân dã Việt Nam cũng đợc những nhà nghiên cứu tìm
tòi, đề cập đến. Tuy nhiên, vấn đề thờng chỉ dừng lại ở hiện tợng, còn nguồn
gốc sâu xa, bản chất của hiện tợng và những vấn đề lịch sử nội dung vẫn còn
cha đợc sáng tỏ.

7


Trong hệ thống tín ngỡng Việt Nam, đạo Mẫu đợc chuyên tâm nghiên
cứu nhiều nhng về Thánh Mẫu Bạch Ngọc còn rất ít, thậm chí trong các tài
liệu thông sử của chúng ta không hề nhắc đến Bà.
Tìm hiểu về Bà, có các tài liệu viết bằng tiếng Pháp do công sứ tại Việt
Nam hay những nhà sử học Pháp. Còn lại chủ yếu chúng ta tìm hiểu qua
những nguồn t liệu điền dã.
Tuy vậy, mức độ nghiên cứu về mẫu Bạch Ngọc mới dừng lại ở việc kể về
cuộc đời nh nói về tiểu sử Bạch Ngọc. Những vấn đề xung quanh Bạch Ngọc
nh: xã hội, lịch sử thì ít đợc đề cập đến, nếu đợc đề cập thì cũng chỉ lớt qua.
Vì vậy, còn rất nhiều vấn đề còn bỏ ngỏ và những vấn đề đó thực sự là
nan giải, phức tạp. Nhiều tác giả còn đang băn khoăn về nội dung vai trò kinh
tế- xã hội của Bà.....
Với điều kiện còn hạn chế về trình độ, thời gian và những điều kiện chủ
quan, khách quan khác, trong đề tài này tôi chỉ bớc đầu tìm hiểu, tập nghiên

cứu những gì mà ngời đi trớc đã nghiên cứu những gì mà ngời đi trớc đã và
đang nghiên cứu. Trên những nét cơ bản xung quanh về cuộc đời, sự nghiệp
của Bà những biểu hiện của tín ngỡng( sự thờ phụng), tôi xin mạnh dạn nêu
ra vai trò của Bà trên những lĩnh vực khác. Đây là lần tập dợt đầu tiên, thiếu
sót và hạn chế là điều không thể tránh khỏi, song có thể vấn đề sẽ mở ra
những cơ sở để tiếp tục nghiên cứu trong tơng lai với kinh nghiệm và trình độ
cao hơn.
III. Đối tợng và phạm vi nghiên cứu.

Đối tợng và phạm vi nghiên cứu của khóa luận chủ yếu tìm hiểu vai trò
của Bà ở các chùa trong địa bàn Huyện Đức Thọ và cũng chỉ dừng lại ở lĩnh
vực kinh tế- văn hóa từ Thế kỷ XV đến nay, từ đó liên hệ sang các lĩnh vực
khác.
IV. Nguồn t liệu và phơng pháp nghiên cứu

Việc thành công hay thất bại, đạt mục tiêu với kết quả nh thế nào, điều
đó còn phụ thuộc vào phơng pháp. Phơng pháp nghiên cứu khoa học lịch sử
nói chung thờng dựa vào phơng pháp lịch sử và phơng pháp logic.
Từ hai phơng pháp đó, tôi cũng áp dụng để nghiên cứu đề tài.

8


Xác định đây là vấn đề khó, phức tạp, việc đi tìm" đáp số" vô cùng nan
giải, vì vậy cần nắm vững quan điểm khoa học duy vật biện chứng. Trong qua
trình su tầm t liệu, tập hợp từ những t liệu truyền miệng, chép tay, những bài
văn chầu cúng, những t liệu thành văn ở địa phơng, th viện....đều cần sự hợp
lý logic, biết cách khai thác đúng nguồn. Khi sử dụng còn phải chọn lọc t
liệu qua so sánh để thấy sự giống và khác nhau giữa các nguồn, rồi căn cứ
vào những tài liệu đáng tin cậy để phát triển hớng nghiên cứu. Ngoài ra, còn

phải trực tiếp thu thập tài liệu qua điền dã để tìm hiểu lễ, khảo tả di
tích......cũng cần đến logic lịch sử. Trong quá trình nghiên cứu, nên chọn lọc
sự kiện nh thế nào, khai thác các vấn đề trên các phơng diện ra sao....cũng
cần phải kết hợp những phơng pháp nghiên cứu khác nữa nh: Phân tích, đánh
giá, so sánh....
Đề tài này còn đợc sử dụng các kiến thức liên ngành của khoa học xã hội
nh: địa lý, văn hoc, tôn giáo và tín ngỡng.....
V. Bố cục khoá luận

Khoá luận ngoài phần mở đầu và phần kết luận, có 2 chơng:
Chơng 1: Khái quát chung về huyện Đức Thọ
1.1. Vị trí địa lý, xã hội
1.2. Kinh tế
1.3.Văn hoá
Chơng 2: Vai trò của Bạch Ngọc hoàng hậu về Kinh tế- Xã hội Văn hoá của ngời dân Đức Thọ( Từ thế kỷ XV đến nay)
2.1. Tiểu sử Hoàng Hậu Bạch Ngọc
2.2. Vai trò của Hoàng hậu Bạch Ngọc đối với kinh tế huyện
Đức Thọ
2.2.1. Khái quát nền kinh tế thời Trần- Lê
2.2.2. Hoàng hậu Bạch Ngọc đối với nền kinh tế huyện Đức
thọ
2.3. Về mặt xã hội

9


2.3.1. Khái quát chung
2.3.2. Vai trò của hoàng hậu Bạch Ngọc với sự ra đời những
làng xã đầu tiên của huyện Đức Thọ
2.4. Về mặt văn hoá

2.4.1. Khái quát chung
2.4.2. Vai trò của Hoàng hậu Bạch Ngọc

Nội dung
Chơng 1: Khái quát chung về Đức Thọ
1.1. Vị trí địa lý , Xã hội

10


Đức thọ là một huyện của Hà Tĩnh nay nằm ở phía Bắc tỉnh Hà Tĩnh,
tọa độ 18,180 đến 18,350 vĩ Bắc; 105,380 đến 105,450 kinh Đông. Để có một
đơn vị hành chính hoàn chỉnh về địa danh, địa giới nh ngày nay, huyện Đức
Thọ trải qua nhiều lần tách nhập, thay tên gọi từ Cửu Đức, Đức Châu, Quang
Yên đến Đức Quang, Đức Thọ, từ Cổ La, Đàm La đến La Giang, La Sơn.
Qua bao triều đại biến thiên, cụm địa danh này tuy có thay đổi, chuyển dịch
ít nhiều, nhng Đức( đức đồng nghĩa với đác, tức là nớc) và La hai từ gốc ấy
hầu nh không hề thay đổi, cái tên gọi Đức Thọ đã thực sự gắn bó với mỗi
ngừơi dân trong và ngoài huyện với những tình cảm u ái, thân quen, trìu mến
khi đợc nhắc đến.
Đức Thọ có một không gian, một cảnh quan địa lý riêng biệt. Đây là
vùng trung tâm của xứ Nghệ, của châu thổ sông La, sông Lam và đợc bao
bọc, giới hạn bởi những dãy núi nổi tiếng nhất của xứ Nghệ là Hồng Lĩnh,
Thiên Nhẫn, Trà Sơn. Với cảnh quan địa lý đó mà Đức Thọ có nhiều danh
thắng nên thơ mà hùng vỹ. Dào dạt nên thơ bởi La Giang, Lam Giang, Ngàn
Sâu. Hùng vỹ bởi núi cao, mây trắng, trời xanh của Hồng Lĩnh, Trà Sơn,
Thiên Nhẫn...
Cũng giống nh các làng quê khác ở Việt Nam, việc tổ chức quản lý làng
xã ở Đức Thọ từ xa đến nay khá phức tạp. Cuộc sống của c dân nông nghiệp
gắn bó với đất đai là điều kiện không thể thiếu đợc trong hoạt động trồng

trọt. Lẽ thờng, ở các làng khác, đất đai là quyền lợi quan trọng nhất của ngời
dân làng, thêm vào đó là tính tự trị của làng xã buộc ngời ta phải phân biệt
chặt chẽ giữa dân chính c và dân ngụ c. Do đó, quan hệ phân biệt giữa dân
chính c và dân ngụ c rất khắt khe:
Đò dọc thì tránh đò ngang
Ngụ c phải tránh trai làng cho xa
ở Đức Thọ, cuộc sống giữa những ngời dân chính c và dân ngụ c cũng
không nằm ngoài đặc điểm chung đó, chỉ khác ở Đức Thọ không có sự phân
biệt gay hắt đến nh thế.
Dân ngụ c không đợc ghi tên vào trong sổ làng, không đợc hởng quyền
lợi gì và cũng không đợc pháp luật bảo vệ, nên không phải đóng thuế, đi lính.

11


Hầu hết họ là những ngời nghèo khổ, bọ dân làng coi thờng, có khi làng xã
cũng bắt họ phải làm những công việc nặng nhọc hay bị khinh rẻ.
Trong hạng dân ngụ c cũng có ngời uy thế nh quan lại, nhà giàu hoặc ngời làm ăn khá giả, thi đỗ, có công lao nào đó đối với làng xã, hoặc nữa đã ở
nhiều đời... thì đợc thừa nhận là dân nội tịch. Thế nhng, dân làng vẫn ngấm
ngầm phân biệt đối xử. Ví nh câu chuyện truyền ngôn ở Việt Yên: Một ngời
bên Hạ sang ở c bên Thợng, lúc thi đỗ làng không chịu đón rớc. Ông ta đành
phải bỏ về bên Hạ, đợc quê cũ đón tiếp tử tế...Đây là chỉ là truyền ngôn, nhng
điều này cũng phản ánh việc phân biệt đối xử giữa dân chính c và dân ngụ c.
Bên cạnh đó, trong cơ cấu, tổ chức làng xã ở Đức Thọ cũng có sự khác
biệt:
Thật vậy, từ xa đến trớc Cách Mạng Tháng Tám năm 1945, làng xã ở
Việt Nam ta có hai hình thức phổ biến: thôn( làng) độc lập, có lý trởng riêng
( xá trởng) dới có các thôn, giáp chỉ là đơn vị c dân, trong khi đó, ở Đức Thọ:
Xã Yên Hồ thĩ xã chỉ có danh nghĩa, hai thôn Nội Diên, Diên Phúc đều có lý
trởng riêng, đinh do thôn quản lý, còn điền thì 3 thôn Hữu Chế, Quy Tiền, Dự

Hậu đều có lý trởng riêng....thậm chí còn có nhiều đơn vị phờng,
trang( Đông Cầu) chỉ là một xóm nhỏ, nhng vẫn là một đơn vị hành chính
độc lập. Ngoài ra, ở Đức Thọ sinh hoạt gia đình họ tộc rất đợc coi trọng, bởi
vì: gia đình, họ tộc đợc xem là cái nôi hình thành và phát triển nhân cách của
mỗi ngời và là tế bào của làng xẫ, và cao hơn, đó là của huyện. Việc chia
ngôi thứ, đẳng cấp làng xã, một mặt thể hiện trật tự xã hội thời phong kiến"
Hơng đảng là triều đình nhỏ", mặt khác là do việc tranh giành quyền lợi
chính trị, kinh tế. Ngời ta giành nhau một chỗ ngồi ở đình trung là để chiếm
đợc ruộng dất nhiều hơn, không phải chịu đóng thuế khoá, tạp dịch đã đành,
còn đợc phân chia phần thủ, nọng..." Mánh"( miếng" trửa", " giữa") làm
bằng trành" sàng trong bếp), đợc ăn trên ngồi trớc, đợc có uy lực, đợc hãnh
diện với thiên hạ. Trong sách Việt Nam phong tục của Phan Kế Bính có nhận
xét: " Tục lấy phần phản ánh tệ sĩ diện ngôi thứ, chứ không phaỉ tục ăn
tham nh các tác giả phơng Tây ngộ nhận". Có rất nhiều câu chuyện phản
ánh tệ ngôi thứ ở làng xã, nh ở làng Đông Thái, Hoàng Minh Trí làm tổng
đốc, nhng chỉ đỗ cử nhân, nên ra làng, phải ngồi dới các tiến sỹ, dù chức họ
thấp hơn. Thế là ông ta phát cáu: "Tao sẽ đào mả bọn đại khoa lên". Câu

12


này đã trở thành câu thơ của Phan Điện" Xuổng lỡi toan đào mả đại khoa"
mà nhiều ngời đã biết đến.
Không chỉ vậy, làng xã cũng chính là nơi mỗi con ngời sẽ đợc giáo huấn
về đạo đức, lối sống, phẩm chất nhân cách của mình trong suốt cuộc đời.
Giữa gia đình- họ tộc- làng nớc nó có mối quan hệ mật thiết gắn bó với nhau
và cùng tác động đến mỗi thành viên.
Và cũng chính từ đó mà hình thành 1 môi trờng nhân văn riêng và 1 tâm
thế riêng của ngời Đức Thọ, ổn định một dòng chảy truyền thống văn hóa của
vùng đất này, một truyền thống đợc làm nên từ những con ngời chân chất,

giản dị đến những con ngời anh hùng.
ở thời nào, Đức Thọ cũng thờng xuất hiện những ngời con xứng đáng
ghi vào trang sử vẻ vang của dân tộc. Đó là Nguyễn Biểu - thế kỉ XII; ngự sử
Phan Đình Phùng- thế kỷ XVII, Tổng bí th Trần Phú- Thế kỷ XX... Có
những nhân vật sách vở nói ít nhng sống mãi trong dân gian, đợc ngời dân
thờ phụng, ca ngợi hết lời:
Đó là cha con trạng nguyên sử Hy Nhan, thời Trần- hai cha con đỗ Trạng
Nguyên, cũng đều đợc nhà vua ban họ, là cặp" song trạng. song tính" đầu
tiên của nớc ta... Đó là bà Hoàng Hậu Bạch Ngọc Trần Thị Ngọc Hào, quê ở
Hơng Khê, là một hoàng hậu thất cơ lỡ vận, chạy loạn, về lập nghiệp ở Trà
Sơn...
Trong những năm kháng chiến chống Mỹ, cứu nớc, Đức Thọ là một trong
những địa bàn bị máy bay địch bắn phá ác liệt, bình quân mỗi km 2 đất đai
phải hứng chịu 80 quả bom, 167 thôn bị triệt hạ hoàn toàn; 5000 ngời chết và
bọ thơng...Nhân dân và lực lợng vũ trang nhân dân phối hợp với bộ đội đánh
230 trận, bắn rơi 24 máy bay Mỹ, bắt sống 5 giặc lái, riêng lực lợng vũ trang
địa phơng và dân quân bắn rơi 7 chiếc. Huy động một triệu ngày công, đào
đắp một triệu m3 đất đá, bảo đảm giao thông, rà phá 5736 quả bom, 751 quả
thuỷ lôi, một triệu quả bom bi, có 15891 thanh niên đi vào quân đội, 1500
ngời đi thanh niên xung phong, một vạn ngời đi dân công; 3934 liệt sỹ; 1913
thơng binh; 3 xã và 3 cá nhân đợc phong tặng Anh hùng lực lợng vũ trang
nhân dân, 62 bà đợc tặng danh hiệu Bà mẹ Việt Nam anh hùng. Huyện đợc
thởng Huân chơng quân công hạng ba và 4 huân chơng chiến công.

13


Nhân dân và lực lợng vũ trang nhân dân Đức Thọ đơch Nhà nớc tuyên dơng" Đơn vị anh hùng lực lợng vũ trang nhân dân" ngày 29 tháng 1 năm
1996.
Những con ngời ấy, những chiến công ấy đã làm nên lịch sử của mảnh

đất Đức Thọ trong toàn bộ tiến trình lịch sử dân tộc ngày nay.
Cùng với những nét đặc trng riêng gắn liền với một phong thổ riêng, dới
sự tổ chức quản lý của tổ chức hành chính huyện, đời sống vật chất cũng nh
đời sống tinh thần ở huyện Đức Thọ diễn ra khá phong phú và phức tạp, một
nền kinh tế mang đặc điểm của một làng nông nghiệp gắn liền với thủ công
nghiệp, thơng nghiệp cho nên hoạt động kinh tế diễn ra khá nhộn nhịp.
1.2. Tình hình kinh tế
1.2.1. Nông nghiệp.
Vùng đất Đức Thọ đợc hởng nguồn nớc, nguồn phù sa của các dòng
sông lớn và nổi tiếng nhất xứ Nghệ. Cùng với các dòng sông là rất nhiều
ngòi, hói chằng chịt nh mạch máu nuôi dỡng mảnh đất này. Điều đặc biệt
đáng nói là cả 3 mặt của vùng đất Đức Thọ đều dựa lng vào núi và có một hớng tỏa ra hạ lu Sông La, Sông Lam và xa hơn nữa là bán đảo. Cảnh quan,
không gian địa lý ấy tạo điều kiện thuận lợi cho sự màu mỡ của ruộng đồng
Đức Thọ.
Một đăc điểm đáng lu ý ở Đức Thọ đó là trong quá trình kíên tạo tự
nhiên cùng với quá trình tác động tự nhiên của con ngời, đất Đức Thọ đã hình
thành 3 vùng với chế độ quản lý, khai thác, sử dụng khác nhau. Đó là vùng
kinh tế núi đồi và bán sơn địa Thợng Đức vùng đất phù sa kinh tế ngoài đê và
vùng đất thuần thục chuyên trồng lúa ngoài đê. Căn cứ vào đặc điểm của
từng vùng nh thế, để đề ra những biện pháp phát triển nông nghiệp phù hợp.
Để phát triển nông nghiệp và nông thôn, nhân dân Đức Thọ đã từng đầu
t biết bao công sức, kinh nghiệm, kiến thức và kĩ thuật cả trong sản xuất và
trong quản lý đối với lĩnh vực trung tâm này, từ các khẩu hiệu thi đua: "
Ruộng rẫy là chiến trờng, cuốc cày là vũ khí, nhà nông là chiến sỹ, hậu phơng thi đua với tìên phơng", đến trong kháng chiến chống Pháp, đều thi đua"
hai giỏi", " phủ bèo dâu", " cấy thẳng hàng", bờ thửa bờ vùng chống mỹ"...
đẩy sản xuất từng bớc đi lên, đảm bảo yêu cầu vừa đủ trang trải cái ăn cái

14



mặc cho nhân dân, vừa làm tròn nghĩa vụ chi viện cho Miền Nam" thóc
không thiếu một cân, quân không thiếu một ngời".
Và ngày nay,trong công cuộc xây dựng và đổi mới của đất nớc, thực hịên
các nghị quyết của TW nh chỉ thị 10 của Ban Bí Th, Nghị quyết 10 của Bộ
Chính Trị, Nghị quyết 5 khóa 7 của TW, đảng Đức Thọ đã có những chủ trơng cụ thể. Cùng với việc ban hành các nghị quyết về phát triển vùng kinh tế
Thợng Đức, nghị quyết về vùng kinh tế ngoài đê, nghị quyết về tập trung lao
động sản xuất trong nông nghiệp, huyện đã có các quy định chặt chẽ về giao
đất nông nghiệp, công cuộc hợp tác xã nông nghiệp, chỉ đạo việc công cuộc
và chuyển đổi hợp tác xã nông nghiệp.... Huyện cũng đã đề ra những giải
pháp chỉ đạo cụ thể, giải pháp về kế hoạch quy hoạch, phân vùng kinh tế, giải
pháp kinh tế... đa máy móc vào phục vụ nông nghiệp.
Ngòai ngành nông nghiệp lúa nớc chính, các ngành kinh tế khác nh lâm
thủy sản và nguồn sinh thái nuôi trồng khác cũng tơng đối phát triển.
Thật vậy, ở Đức Thọ, núi hầu hết nằm trong dãy Trà Sơn. Núi tuy có ngọn
cao nhng phần lớn là thấp đều, nối nhau nh bát úp. Quen gọi là núi, nhng
đúng là rừng,nguyên xa vốn là rừng rậm, cây cối, chim muông thú quý hiếm
có đủ. Đó là lý do, ngời ta cũng thờng gọi đây là rừng xanh.Quá trình khai
phá, rừng đã thành núi trọc. Từ năm 1960, Bác Hồ kêu gọi trồng rừng. Vài
chục năm gần đây, đã có các dự án, chơng trình trong nớc và quốc tế phủ
xanh đất trồng, đồi núi trọc, giao đất, giao rừng cụ thể. Một số vùng đất đồi
trồng thông và bạch đàn đã có những kết quả nhất định nh ở núi Am và góc
đập Phợng Thành.
Về ngành thuỷ sản, có thể nói khả năng nuôi trồng thuỷ sản từ diện tích
mặt nớc có sẵn cùng những tiềm năng mặt nớc sông hói, ao hồ trong huyện
còn khá lớn nh ở xã Đức Đồng, phía Tây sát với bờ sông Ngàn Sâu dài
2km, ở giữa các cánh dồng trong xã có khá nhiều hố bàu rộng: bàu Dồi, bàu
Trai Thôn, bàu Rú Đất, hay ở xã Tùng ảnh: trên địa phận xã có cả sông Ngàn
Sâu và sông La. Xã có chung một con hói với xã Đức Hòa, đó là ngọn hói
Thông, từ đó hình thành nên rất nhiều bàu, hói ...
Hiếm thấy nơi đâu có nhiều ao hồ, bàu hói nh ở những xã này. Cha có số

liệu thống kê cần thiết để có một sự so sánh giữa các huyện trong tỉnh,nhng
qua các mảng t liệu đã đợc tổng hợp, Đức Thọ là một trong những huyện có

15


diện tích mặt nớc nuôi trồng thuỷ sản nhất. Diện tích mặt nớc, phần lớn ở gần
khu dân c, khó tránh khỏi một ít diện tích đã bị ô nhiễm nhng phần lớn ao hồ
dồi dào thức ăn ohù du sinh vật. Đó là những thuận lợi lớn không phải nơi
nào cũng dễ có.
1.2.2. Tiểu thủ công nghiệp, thủ công nghiệp.
Bên cạnh kinh tế nông nghiệp, Đức Thọ còn mang đặc điểm của một
huỵên hoạt động thủ công nghiệp. Nghề thủ công ở Đức Thọ xuất hiện khá
sớm, là một trong những huyện có nghề thủ công và buôn bán sản phẩm phát
đạt nhất ở tỉnh Hà Tĩnh. Đó là mộc Thái Yên, gốm Cẩm Trang, miến bột Bùi
Xá...Khá nhiều sách có đánh giá cả về chất lợng của các nghề đó, ví dụ nh:
"Mộc Thái Yên, gốm Cẩm Trang là những nghề đặc sắc. Đồ mộc chế tác rất
tinh xảo nh chum vại, ngói gạch rất bền, tiêu thụ khắp"( Đức Thọ phủ phong
thổ ký- 1930) hay nh nghề làm nón là cũng" rất tinh xảo, so với những nơi
khác là tốt nhất, truyền rộng ra cả nớc"( Yên Hội thôn chí- cuối thế kỷ
XVIII).
Nhiều nghề đã đi vào ca dao, ngạn ngữ, gắn chặt với thời vụ, cấy
gặt...Lên thị trấn, cha qua chợ Cầu, chúng ta đã nghe văng vẳng xa xa tiếng
đục cui chan chát từ những tiếng nối ván, xảm thuyền của thợ đang làm việc
từ bên kia dồn dập vọng sang. Điều đó phần nào cho chúng ta thấy, nghề mộc
cũng nh nghề đóng thuỳên đang đà phát đạt. Dờng nh, có một vùng " kinh tế
sông La" , nối từ chợ Thợng. chợ Hạ đến chợ Cầu, chợ Trổ, trù phú, sập sạ,
"trên bộ dới thuyền", " nớc trong gạo trắng"...đang đợc hình thành.
Một số nghề từ những thế kỷ XIV, XV đã hình thành, phát triển. Những
ngời truyền nghề, khai sáng đầu tiên đợc dân làng thờ làm tổ nghề,ở làng

mộc Thái Yên, Cửu Ngải- ngời đầu tiên đã hình thành đa và hình thành nên
nghề mộc của làng này, đã đợc dân làng tôn làm tổ nghề:
Thứ nhất Cửu Ngải, thứ hai Cố Hồng
Đã có 70-80% số gia đình trong làng làm cùng nghề, sản phẩm làm ra
không chỉ tiêu thụ trong huyện mà còn ở các tỉnh lân cận.
Ngoài làng mộc Thái Yên, gốm Cẩm Trang, ., đóng thuyền Trờng Xuân,
rèn Trung Lĩnh, đan lát Trờng Xuân...... cũng là một trong những làng nghề

16


nh vậy. Bên cạnh đó, nhiều làng nghề mới đợc hình thành: xẻ gỗ Trờng
Sơn,Chiếu cói Trờng Sơn...
Để bảo tồn và phát triển truyền thống văn hóa của địa phơng theo tinh
thần Nghị quyết TW 5( khóa VIII), trong thời gian trớc mắt, cần phải khuyến
khích các thành phần kinh tế phát triển theo đúng định hớng nhằm thúc đẩy
phát triển nhanh sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tiếp tục xây dựng các dự án
theo chiều sâu, du nhập công nghệ, mẫu mã mới, tạo ra sản phẩm chất lợng
cao, có sức cạnh tranh trên thị trờng, tăng cờng công tác quản lý đối với các
doanh nghiệp nhà nớc và doanh nghiệp t nhân. Phát triển các ngành nghề
truyền thống theo hớng du nhập công nghệ mới, mở rộng thị trờng tiêu thụ,
đào tạo tay nghề bậc cao.
Nói tóm lại, về đời sống vật chất: So với các huyện khác trong tỉnh thì
Đức Thọ là một " đất không rộng, ngời không đông" nhng đàn ông, đàn bà
đều lo làm ăn bằng các nghề " cầm tay". Đàn ông có nghề đóng thuyền, nghề
mộc; đàn bà làm nghề may, xúc hến...Nhờ đức tính cần cù, chịu khó trong lao
động sản xuất màngời dân Đức Thọ đã vơn lên cải tạo cuộc sống vật chất,
giảm bớt đói nghèo. Cuộc sống của họ rất giản dị từ ăn,mặc, ở, đi lại...
Trong ăn uống rất đạm bạc, thức ăn chủ yếu là gạo tẻ, gạo nếp, khoai,
sắn, rau, củ...tự trồng và chế biến, đặcbiệt có thêm Hến- là thức ăn phổ biến ở

vùng ven sông Đức Thọ. Thông thờng nhất là cơm nớc hến, nớc luộc hến,
lóng lấy nớc trong, nếu đun sôi, bỏ ruột hến vào, nêm muối và cho thêm một
ít gừng tơi giã nát để điều hoà, có câu:
" Đời ông truyền lại đời cha
ăn cơm nớc hến có cà mới ngon".
Ngoài ra, khi thuận tiện dân làng thờng đi câu cá, tôm, mò cua bắt ốc cải
thiện bữa ăn của gia đình. Thức ăn cá, thịt chỉ thảng hoặc trong bữa ăn thờng
ngày của mỗi gia đình. Ngoài ra có một số bánh trái nh: Bánh chng, bánh gai,
bánh đa...bán ở chợ.
Trong thức ăn đã giản dị, trong thức uống lại càng giản dị hơn. Từ các tế
lễ, hội hè, đình đám đến cuộc sống hàng ngày họ luôn uống nớc chè xanh
hoặc chén rợu trong các bữa tiệc tạo tình bằng hữu, thân thiện giữa mỗi ngời.
ở đây, nớc chè xanh trở thành một thứ" trà đạo", và tục mời hàng xóm uống

17


nớc mới vào sáng, tra, chủ yếu là tối đã trở thành một nét đẹp văn hoá riêng
của ngời dân nơi đây. Ngời cùng xóm nh có giao ớc ngầm, luân phiên nhau
nấu nớc. Buổi uống nớc cũng là buổi " sinh hoạt". Ngời ta kể chuyện đời,
chuyện làm ăn, có khi bàn đến cả việc làng, việc nớc...
Về trang phục nam, nữ ngày xa so với ngày nay có nhiều thay đổi nhng
cũng rất đơn giản mang đặc điểm chung của ngời dân Nghệ Tĩnh. Ví nh, ngời
Đức Thọ cũng nh ngời xứ Nghệ xa cho rằng ngời phụ nữ đẹp phải có khổ ngời cân đối, không quá gầy nhất là không quá béo, lùn, mặt trái xoan, má
hồng, răng hạt da, tóc dài, mợt...
" Răng mự đen nhức nhức
Má mự đỏ hồng hồng
Ướm lụa Hạ trắng bông
Đàng ngôi thẳng nh đồng
Đẹp kỳ duyên cho mự"

Sống trong điều kiện khí hậu khắc nghiệt của miền Trung, nên tính" ăn
chắc mặc bền", lo xa của ngời dân Đức Thọ đợc thể hiên rất rõ qua việc làm
các kiểu nhà: " Tứ trụ", "Lòng lẫm", " Chữ đinh"....Tuy nhiên, họ cũng
thích và biết trau chuốt. áo đàn ông là kiểu áo năm thân, khuy cài bên nách,
cổ đứng cao.Về sau( đầu thế kỷ XX), ngời ta mặc áo tứ thân, cài khuy trớc
ngực, cổ đứng hay cổ vểnh, gọi là" áo khách". Quần thì ống ngắn đến cổ
chân con, cạp quần cao đến 10-12 phân để kéo múi cột thắt hoặc xoắn trớc
bụng hoặc thắt một sợi dây nhỏ hay vấn dây chạc lng, bỏ lá toạ. áo dài mặc
ngoài cũng là áo năm thân, chỉ quá đầu gối. Dân dã ngày thờng mặc quần áo
vải mộc hay nhuộm màu nâu,nhuôm đen; ngời già thờng mặc vải điều. Tết
nhất, hội hè, đình đám ngời ta mới mặc áo dài thâm hay nâu bầm, đầu vấn
khăn vải đen hay nhiễu tím; thợ thủ công và dân chài thờng chít khăn thủ rìu.
Đoạn vè dới đây nói về trang phục của một anh đồ cuối thế kỷ XIX- đầu
thế kỷ XX, cũng phần nào cho chúng ta thấy đợc sự phong phú trong trang
phục của ngời dân nơi đây:

18


" Mở rơng ra- Lấy áo the hoa- Cha Đồ mặc- Mệ Đồ mặc- Quần lụa
Hạ mới may- Của thầy mẹ mới cho đây- Khi đi thi đi khoá-Khi đi làng đi
xã- Đã có áo nu bầm- Đã có áo kép thâm- Hãy đang còn lên nớc".
Trang phục của phụ nữ có khăn, ớm, mấn, áo cánh, áo dài, chạc lng...Con
gái lớn lên thì bối tóc chít khăn, khá giả thì khăn nhiễu, khăn nhung... nghèo
thì dùng vải thâm, vải nâu. có nhiều ngời trùm khăn mỏ quạ, có ngời để tóc
vấn trần.Nhìn chung, tuỳ theo những địa hình nhất định và tuỳ theo những
hoàn cảnh nhất định, ngời dân nơi đây hình thành nên những trang phục thích
hợp riêng.
Về đời sống tinh thần: Các sinh hoạt tín ngỡng, thờ cúng tổ tiên, thờ cúng
Thành hoàng, thờ Phật,...cũng nh lễ tết, hội hè, phong tục tập quán trong sinh

đẻ, cới hỏi, tang ma rất đợc dân làng coi trọng và tổ chức hàng năm thể hiện
nét đẹp văn hóa rất riêng của làng quê Đức Thọ.
1.3. Văn hoá
Cùng với quá trình mở mang bờ cõi sinh cơ lập nghiệp, phát triển kinh tế,
duy trì và phát triển cuộc sống của mình, những ngời dân Đức thọ đã tích lũy
đợc cả một kho tàng văn hóa phong phú, để thỏa mãn nhu cầu về tinh thần ,
tình cảm, và tổng kết đợc những tri thức cần thiết cho cuộc sống.
Trong kho tàng sản phẩm văn hóa ấy, song song với văn hóa bác học, và
trớc cả văn hóa bác học là nguồn văn hóa dân gian- văn hóa mẹ, văn hóa gốc
dồi dào và đậm sắc thái riêng. Nguồn văn hóa ấy liên tục phát triển trong
hàng nghìn năm, ngày càng giàu có với "vốn tự tạo" và " vốn du nhập" từ hai
phía đất nớc, đợc gìn giữ bằng cái tâm, và lu truyền qua cửa miệng trong quá
trình lịch sử, thờng xuyên đợc trau chuốt thêm, bổ sung thêm, " nhân bản"
nhiều thêm.
Nguồn văn hóa dân gian ấy, đợc thể hiện ngay trong đời sống hàng ngày
của nhân dân
- Đó là những kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp, Thủ công
nghiệp:
Thâm đông thì ma, thâm da thì khú

19


Một cái sao, một ao nớc
- Là những câu ca phong thổ, ca ngợi cái giàu đẹp của huyện:
Ai về Đức Thọ thì về
Nớc trong, gạo trắng nhiều bề làm ăn
Lại còn rất nhiều bài ca, bài vè phong thổ giới thiệu khá cụ thể những nét
chính về địa lý nhân văn một địa phơng.
Đây là phong thổ Yên Hồ:

Đất Yên Hồ cảnh thú vui thay
Vốn xa thiên địa đã đắp xây vun trồng
Sông La chảy một dòng
Dân" Bình Yên" hai chữ.
Tả Minh Lang lịch sự,
Cũng tai thánh mắt hiền,
Dòm hai xã Nhân. Yên,
Đát Yên Hồ đã đẹp,
Dòm phong cảnh đã vui,
Cây nhơn nhởn, cây tơi,
Cảnh dờn dờn, cảnh tốt...
....
Trai văn nho sỹ hạnh,
Lo sách vở luyện rèn,
Tối tối lại thắp đèn,
Lo sôi kinh nấu sử,
...........

20


Đâu đó, qua những câu ca dao, hò vè chúng ta có thể phân biệt đợc
những vùng đất khác nhau trong mảnh đất Đức Thọ:
Ai vô Hà Tĩnh coi voi,
Ai vô Phù Thạch mà coi Chùa Gành
- Trai Đông Thái , gái Yên Hồ
Gặp nhau xây dựng cơ đồ cũng nên
- Muốn ăn cơm nếp đỗ chà
Muốn lấy vợ đẹp thì ra Yên Hồ
ở loại phong thổ, bên những câu, bài vè " địa chí" lại có những câu, bài

vè " nhân chí":
Thái Yên, thợ mộc có tài
Thứ nhất Cửu Ngải, thứ hai Cố Hồng
Đối lập với những vùng đất đẹp, làm ăn dễ dàng, có nơi lại làm ăn rất vất
vả, ăn uống kham khổ:

Chen chúc trửa đất Yên Hồ
Cơm khoai thì ít, ló ngô thì nhiều
Là những câu ca, vè, phong thổ chê một việc không hay hay một tật xấu
nào đó, ví nh" Nghĩa Yên lừa ma" ( làm hàng mã); " Mất tru lên Cận Kỵ"( ở
đây có kẻ trộm trâu)....
Với vè phong thổ, vè nhật trình cung cấp những địa danh, những địa
điểm từng nơi trên con đờng ngời ta đi qua nh: " Ngợc Ngàn Sâu, đi đào
kênh voi"..... đều là những bài vè nhật trình. Tiêu biểu nh bài " Đi lính mộ" là
tác phẩm của ông Đồ Trng, khi bị bắt lính đa sang Pháp trong Chiến tranh thế
giới I( 1914-1918) ông đã làm bài vè này kể về hành trình từ lúc ra đi đến khi
tới Macxay ( Pháp). Sau đây là kể đoạn đờng từ Hải Phòng vào Sài Gòn,ra
Côn Lôn:
....Hải Phòng là chốn Bắc Châu

21


Vợt 3 ngày sẽ vào thâu Nam Kỳ
Sài Gòn tới tỉnh một khi,
Anh em gióng giả đi lên phố phừơng.
Kìa đại lộ, nọ phố phờng
Kìa nơi ca xớng nọ hàng cao lâu.
.........
Tàu đi vừa độ mấy giờ

Thấy non xanh ngắt gọi là Côn Lôn
Nhìn xem tình thế cũng buồn
Làm thơ tả cảnh thất ngôn một bài
Cùng với tri thức dân gian, văn học nghệ thuật dân gian cũng là một đặc
điểm đáng lu ý. Nghệ thuật dân gian bao gồm thơ ca, ca nhạc dân gian, sân
khấu dân gian, mỹ nghệ dân gian và cả nghệ thuật trang trí nhà cửa, phục
sức, chế biến món ăn... là một kho tàng phong phú và đậm đà bản sắc địa phơng, đợc sáng tạo tại chỗ hay đợc du nhập và cải tiến, bổ sung ngày càng
nhiều, càng đẹp.
Cũng nh ở các huyện khác, tỉnh khác, thơ ca dân gian ở Đức Thọ rất
phong phú, sử dụng đủ các thể văn, nhng chủ yếu là thể năm chữ và thể lục
bát, gồm các thể loại đồng dao, ca dao và vè...
Đồng dao là lời hát của trẻ con, thờng dùng các thể văn ba bốn chữ:
" Ông Chủi mụ Chủi
Có tủi thì lên
Ba bề bốn bên
Thì lên cho chóng..
( Cầu ông Chủi)
hay nh bài đông dao Nhảy lò cò của trẻ con:
"Nhảy lò cò- Hò ra rả- Rinh hòn than- Vá hòn than..."

22


Cũng có khi cũng dùng thể văn câu dài hơn nh trong bài vè Ông Ninh
Ông Nang :
" Ông Ninh kia hỡi ông Ninh
Đi đến đầu đình lại gặp ông Nang...".
Ca dao vùng Đức Thọ cũng nh ở vùng khác, chủ yếu vẫn là những câu,
bài lục bát biến thể, hoặc song thất lục bát, có lúc là những thể văn đặc biệt,
bảy, tám chữ, hay năm chữ theo thể hát giặm nh:

Nớc Sông Lam vừa trong vừa mát,
Đàng Thọ Tờng lắm gắt dễ đi,
Con gái Thọ Tờng nh hoa lài hoa lý,
Con trai thiện hạ có ý thì ve
Đặc bịêt, ở Đức Thọ hầu nh làng nào cũng có phờng sắc bùa. Phờng sắc
bùa là một nhóm ca nhạc múa nhỏ, gồm bốn năm ngời trai trẻ, thờng là con
nhà nghèo. Họ mặc áo dài thâm, quần vải trắng, chít khăn điều, thát lng ngãi,
sử dụng bộ nhạc cụ gồm một trống" tầm vinh"( trống cơm), mo trống
rập( hay trống dẹt, trống con), 1 điêu đẩu( chuông nhỏ bằng gang) và một
cặp sinh gỗ hay sinh tiền. Mọi ngời trong phờng đều thuộc một số bài hát có
sẵn: Chúc quan viên khi hát ở đình, chúc thọ, chúc phú quý cho tứ dân, chúc
riêng sỹ, nông, công ,cổ...khi hát ở các gia đình. Nhiều phờng có tài bẻ
chuyện, ứng tác và trình diễn kịp thời, sát hoàn cảnh gia chủ, nên rất đợc
hoan nghênh. Hát xong vài bài chúc, lại có tiết mục vừa hát vừa múa nên gọi
là " lộn sắc bùa".
Cùng với nghệ thuật và các tri thức dân gian khác nh tri thức y dợc dân
gian, mỹ nghệ, nỹ thuật dân gian thì phong tục tập quán dân gian cũng là một
nét văn hoá đáng chú ý của văn hoá Đức Thọ. Phong tục tập quán là những
thói quen trong lễ nghi, trong sinh hoạt lu truyền lâu đời ở một cộng đồng c
dân lớn hay nhỏ, mang tính xã hội sâu sắc nên khó thay đổi, có khi đợc thay
đổi do một tác động nào đó, nhng rồi có thể nên trở lại nh cũ. Phong tục tập
quán ( tập tục) có nhiều điều hay tiến bộ, lành mạnh đợc phát huy, đồng thời
cũng có những điều dở, mê tín, lạc hậu, không hợp thời thì bị loại bỏ dần.

23


Về phong tục, tập quán ở Đức Thọ nội dung cũng giống nh ở các huyện
khác ở Hà Tĩnh, Nghệ Tĩnh và cả nớc, tuy nhiên bên cạnh đó cũng có những
dị biệt ở từng vùng, có khi chỉ trong một xóm, một làng.

Thật vậy, tục Thờ Thánh Mẫu là một dẫn chúng tiêu biểu, mặc dù, một
sự thật không thể chối cãi là từ Nam chí Bắc, từ ải Nam Quan đến mũi Cà
Mau, đặc biệt dọc tuyến đờng xuyên Việt có rất nhiều nơi thờ tự Mẫu, trang
nghiêm, kính cẩn. Và ở Huế, đối diện với ngai vàng luôn thay đổi các đời
vua, là một Điện Ngọc đời đời không thay đổi- Thánh Mẫu. Và Thánh Mẫu
của dân tộc - chìa khóa độc đáo để mở ra sự hiểu biết về cái khôn ngoan một
thời của dân tộc, một dân tộc đợc đánh dấu bằng Âu Cơ thời cổ đại, bằng
nàng Man Nơng thời trung đại, và Liễu Hạnh thời cận đại...Thì, trong nền
tảng văn hóa chung ấy, ngời dân Đức Thọ có một vị thần của riêng mình, họ
có một ngời mẹ tái thế của riêng họ- Mẫu Bạch Ngọc.
Có lẽ không ngời con nào của mảnh đất Đức Thọ sinh ra lại không đợc
biết về Hoàng Hậu Bạch Ngọc Trần Thị Ngọc Hào , tuy nông dân xa không
đợc đi học, hầu hết mù chữ nhng họ ' thuộc sử", họ nắm khá nhiều tri thức
lịch sử qua những câu ca, bài vè, những truyện kể, truyền miệng từ đời này
đến đời khác. Hoàng hậu Bạch Ngọc và những câu chuyện về bà đã đợc lu
giữ nh vậy và trở thành một nét văn hóa đặc trng của Đức Thọ

Chơng 2: Vai trò của Bạch Ngọc Hoàng Hậu đối
với đời sống kinh tế- văn hóa ngời dân
Đức Thọ
2.1. Tiểu sử hoàng hậu Bạch Ngọc
Các Đền thờ Thánh Mẫu thờ Hoàng hậu Bạch Ngọc trải dài trên suốt
chiều dài mảnh đất Đức Thọ. Đó là Đền Thánh Mẫu( Đền Voi Mẹp) ở thôn
Nhân Thi, là Đền Phợng Hoàng ở xã Đức Long.

24


Tuy nhiên, t liệu ghi chép về Hoàng Hậu Bạch Ngọc Trần Thị Ngọc Hào
khá ít và hiếm. Trong các bộ sử chính của chúng ta nh Việt Sử lợc, Đại Việt

Sử ký toàn th, Khâm định Việt sử thông giám cơng mục.... không có một
dòng nào ghi lại về cuộc đời của Bà.
Để tìm hiểu, đánh giá về thân thế, sự nghiệp cùng những cống hiến cho
đất nớc của bà, chúng ta phải tìm về với nguồn tài liệu trong dân gian cùng
với những nguồn t liệu tiếng Pháp, Hán Nôm...
Bạch Ngọc hoàng hậu tên thật là Trần Thị Ngọc Hào con ông Trần Công
Thiệu, ngời làng Tri Bản, xã Thổ Hoàng( nay là Hơng Khê, Hà Tĩnh). Trong
một chuyến kinh lý qua phía Nam vùng Đỗ Gia( Hơng Khê ngày nay), vua
Trần Duệ Tông( 1372-1377), thấy Ngọc Hào là một ngời con gái quốc sắc
thiên hơng liền đa về kinh đô Thăng Long và phong làm Hoàng Hậu - Hoàng
Hậu Bạch Ngọc. Về sau, bà sinh hạ đợc công chúa Huy Chân tên là Trần Thị
Ngọc Hiền, sau này là vợ của thủ lĩnh nghĩa quân Lam Sơn- Lê Lợi.
Nhng cảnh phú quý, đối với bà nh giấc mộng hoàng lơng. Vua Trần Duệ
Tông tử trận trớc thành Đồ Bàn( 1377). Rồi trong mấy năm trời, Bà đau đớn
trông thấy cảnh suy vong của quốc gia: Hồ Quý Ly tiếm ngôi nhà Trần,quân
Minh kéo sang giầy xéo nớc ta. Gặp buổi loạn li hai mẹ con bà cùng với cung
nhân tôi tớ, tất cả 572 ngời giả cách ăn mặc theo lối thầy tu trốn bỏ kinh
thành tìm về quê hơng bản quán. Về đây, bà không còn vị thế của một Bà
Hoàng nữa, cũng không có lệnh " Khâm sai khẩn điền", không đợc cấp một
đồng tiền quốc khố, Bà tự dành dụm, chắt lót túi tiền tự đi chiêu mộ dân
nghèo đến khai hoang lập ấp. Mình bà vừa lo quản lý, chỉ huy, vừa " tay hòm
chìa khóa". Với 3000 lực lợng lao động vừa tự nguyện đi theo bà, bà vừa
chiêu mộ, khai hoang, lập ra đợc nhiều làng xóm tại các huyện Hơng Khê, Hơng Sơn, một số xã ở huyện Đức Thọ, huyện Can Lộc. Chính tay bà đã cho
lập hai ngôi chùa tại Tiên Lữ, Mỹ Xuyên và Chùa Am, xã Phụng Công. Bà
còn cho lập bia, lập chợ để thuận tiện sinh hoạt cho nhân dân các làng trong
vùng.
Để tởng nhớ công ơn của Bà cùng con cháu của bà là Huy Chân công
chúa và Trang Từ công chúa( con của Huy Chân công chúa và Lê Lợi) đối
với quê hơng, dân làng Đức Thọ đã tôn bà là Thành Hoàng, lập miếu thờ tự,
quanh năm hơng khói.


25


×