Tải bản đầy đủ (.doc) (99 trang)

Chiến tranh qua tiểu thuyết chân trời mùa hạ của hữu phương luận văn thạc sĩ ngữ văn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (443.41 KB, 99 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

NGUYỄN THỊ THANH HIỀN

chiÕn tranh qua tiÓu thuyÕt
ch©n trêi mïa h¹ cña h÷u ph¬ng

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN

NGHỆ AN - 2014


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

NGUYỄN THỊ THANH HIỀN

chiÕn tranh qua tiÓu thuyÕt
ch©n trêi mïa h¹ cña h÷u ph¬ng
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Mã số: 60.22.01.21

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN

Người hướng dẫn khoa học:

PGS. TS. BIỆN MINH ĐIỀN

NGHỆ AN - 2014



MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 6
1. Lý do chọn đề tài.......................................................................................6
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu.........................................................................8
3. Đối tượng nghiên cứu và giới hạn của đề tài...........................................10
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu..........................................................10
5. Phương pháp nghiên cứu.........................................................................11
6. Đóng góp và cấu trúc của luận văn.........................................................11
Chương 1 CHÂN TRỜI MÙA HẠ CỦA HỮU PHƯƠNG TRONG BỐI
CẢNH TIỂU THUYẾT VIỆT NAM SAU 1975 VIẾT VÊ
CHIẾN TRANH...........................................................................
1.1. Nhìn chung tiểu thuyết Việt Nam sau 1975 viết về chiến tranh...........12
1.1.1. Chiến tranh cách mạng - nguồn cảm hứng và là đề tài lớn
của tiểu thuyết Việt Nam sau 1975..............................................
1.1.2. Bức tranh chung của tiểu thuyết Việt Nam sau 1975 viết về
chiến tranh....................................................................................
1.1.3. Những tìm tòi, cách tân của tiểu thuyết Việt Nam sau 1975
viết về chiến tranh........................................................................
1.2. Chân trời mùa hạ của Hữu Phương trong bức tranh chung của tiểu
thuyết sau 1975 viết về chiến tranh.............................................................21
1.2.1. Cơ sở ra đời của tiểu thuyết “Chân trời mùa hạ” (Hữu
Phương)........................................................................................
1.2.2. “Chân trời mùa hạ” - một đóng góp mới của Hữu Phương
cho tiểu thuyết Việt Nam sau 1975 viết về chiến tranh................


4
Chương 2 CHIẾN TRANH QUA CÁI NHÌN CỦA HỮU PHƯƠNG Ở

TIỂU THUYẾT CHÂN TRỜI MÙA HẠ....................................
2.1. Tổng quan cái nhìn về chiến tranh của tiểu thuyết Việt Nam hiện đại 30
2.1.1. Khái niệm cái nhìn nghệ thuật và những biểu hiện của nó ở
thể loại tiểu thuyết........................................................................
2.1.2. Cái nhìn về chiến tranh của tiểu thuyết Việt Nam trước 1975
......................................................................................................
2.1.3. Cái nhìn về chiến tranh của tiểu thuyết Việt Nam sau 1975
......................................................................................................
2.2. Chiến tranh qua cái nhìn của Hữu Phương ở tiểu thuyết Chân trời mùa
hạ.................................................................................................................38
2.2.1. Chiến tranh được nhìn từ và qua một không gian hẹp..................
2.2.2. Chiến tranh với sự sàng lọc và phân hóa tính cách, số phận
con người......................................................................................
Chương 3 CHIẾN TRANH QUA NGHỆ THUẬT THỂ HIỆN CỦA HỮU
PHƯƠNG Ở TIỂU THUYẾT CHÂN TRỜI MÙA HẠ..............
3.1. Nghệ thuật tạo dựng bối cảnh, cốt truyện và xung đột.........................59
3.1.1. Nghệ thuật tạo dựng bối cảnh và cốt truyện cho tiểu thuyết
......................................................................................................
3.1.2. Nghệ thuật tạo dựng tình huống và xung đột................................
3.2. Nghệ thuật xây dựng nhân vật..............................................................63
3.2.1. Từ cái nhìn đa chiều về con người đến tìm kiếm lựa chọn
các thủ pháp xây dựng nhân vật...................................................
3.2.2. Nghệ thuật khắc hoạ cá tính nhân vật............................................
3.3. Nghệ thuật trần thuật và tổ chức giọng điệu, ngôn ngữ.......................73
3.3.1. Nghệ thuật trần thuật.....................................................................


5
3.3.2. Nghệ thuật tổ chức giọng điệu và ngôn ngữ..................................
KẾT LUẬN.....................................................................................................

TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................


6
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Kể từ 1975, bốn mươi năm đã đi qua, cuộc chiến đã lùi về dĩ
vãng... Nhưng những đau thương mất mát trong chiến tranh và sự khốc liệt
của nó còn ám ảnh dai dẳng trong tâm trí bao người. Dư chấn chiến tranh vẫn
còn đó, hiển hiện, nghiệt ngã với bao sắc màu khác nhau... Tất cả như trên cơ
thể chưa lành vết sẹo, và bao nhiêu câu hỏi về nó, chưa có lời giải...
Cuộc chiến tranh vệ quốc mà chúng ta đã tiến hành suốt ba mươi năm
(1945 - 1975) đáng ngợi ca hay phê phán? Những cái giá phải trả cho nó? Mặt
phải, mặt tích cực của chiến tranh? Mặt trái, mặt tiêu cực của nó? Những vinh
quang và cay đắng, những chiến thắng đáng tôn vinh và những mất mát hy
sinh mà chúng ta phải chịu đựng? Sức mạnh của toàn dân tộc, sức mạnh của
các vùng miền đóng góp cho thắng lợi của cuộc chiến? Số phận con người
như thế nào trong chiến tranh? Đã bốn thập kỷ chiến tranh trôi qua, nghĩa là
đã có độ lùi về thời gian, cần nhìn nhận như thế nào về chiến tranh cho thỏa
đáng? Biết bao nhiêu câu hỏi đặt ra đòi hỏi chúng ta phải làm rõ. Văn học
nghệ thuật với những ưu thế của riêng mình, phải đi tìm những lời giải cho
những câu hỏi đó. Chiến tranh qua nhận thức và phản ánh của văn học vẫn là
vấn đề cần tìm hiểu, nghiên cứu dài lâu...
1.2. Tiểu thuyết là thể loại có khả năng phản ánh toàn vẹn và sinh động
đời sống theo hướng tiếp xúc gần gũi nhất với hiện thực. Là một thể loại lớn
tiêu biểu cho phương thức tự sự, tiểu thuyết có khả năng bao quát lớn về
chiều rộng của không gian cũng như chiều dài của thời gian, cho phép nhà
văn mở rộng tối đa tầm vóc của hiện thực trong tác phẩm của mình. Tiểu
thuyết là thể loại có cấu trúc linh hoạt, không chỉ cho phép mở rộng về thời
gian, không gian, nhân vật, sự kiện mà còn ở khả năng dồn nhân vật và sự

kiện vào một khoảng không gian và thời gian hẹp, đi sâu khai thác cảnh ngộ


7
riêng và khám phá chiều sâu số phận cá nhân nhân vật... Chính vì thế, có thể
nói tiểu thuyết là thể loại có nhiều ưu thế nhất trong nhận thức và phản ánh
hiện thực chiến tranh. Trong 2 cuộc chiến tranh vệ quốc (chống Pháp và
chống Mỹ), đội ngũ các nhà tiểu thuyết Việt Nam đã ngày càng đông đảo.
Không thể không thấy rằng, tiểu thuyết Việt Nam có thành tựu tiệm cận với
thể loại tiểu thuyết - sử thi vốn mang đề tài hoành tráng và dung lượng đồ sộ
(tiêu biểu như Vỡ bờ của Nguyễn Đình Thi). Sau 1986, lịch sử tiểu thuyết
Việt Nam bước sang trang mới với nhiều tác phẩm có nội dung sâu sắc hơn
trong nhận thức về chiến tranh, về thân phận con người...
Tiểu thuyết về đề tài chiến tranh Cách mạng sau năm 1975 có cách tiếp
cận hiện thực khác trước, toàn diện hơn, đa chiều hơn, bên cạnh mặt sử thi,
anh hùng, có mặt đời tư, bi kịch, có cả những khổ đau, tuyệt vọng, có cả sự
hèn nhát, phản bội của con người... Cách tiếp cận, mổ xẻ hiện thực như vậy
giúp người đọc hiểu đúng bản chất chiến tranh hơn, hiểu cái giá mình phải trả
để có được Độc lập Tự do. Chính cách phản ánh hiện thực đó làm người đọc
hôm nay và mai sau biết trân trọng hơn thế hệ cha anh chúng ta đã phải hi
sinh như thế nào để giành cuộc sống hòa bình... Tiểu thuyết chiến tranh trong
văn học Việt Nam sau 1975, đặc biệt từ 1986 đến nay đang đặt ra bao nhiêu
vấn đề cho giới nghiên cứu và đông đảo công chúng độc giả.
1.3. Hữu Phương thuộc thế hệ nhà văn thời chống Mỹ, là một một cây
bút kỳ cựu của Văn học nghệ thuật Quảng Bình, một gương mặt đáng chú ý
của văn xuôi Việt Nam hiện đại với khá nhiều tác phẩm được dư luận chú ý:
Con người thánh thiện (tập truyện ngắn, Hội VHNT Quảng Bình 1991), Đêm
hoa quỳnh nở (tập truyện ngắn, Nxb Thanh Niên 1995), Hoa cúc dại (tập
truyện ngắn, Nxb Văn Học 1997), Khách má hồng (tập truyện ngắn, Nxb
Thuận Hóa 2002), Anh bộ đội và cô gái mặc quân phục xanh (tập truyện

ngắn, Nxb Thanh niên 2011),...
Chân trời mùa hạ là cuốn tiểu thuyết của ông gần đây (Nxb Hội Nhà
văn 2007, Nxb Quân đội Nhân dân 2011; Giải thưởng Hội Nhà văn 2011 và


8
cúp Bông lúa vàng do Bộ NN& PTNT trao tặng) đã gây được sự chú ý sâu
sắc đối với giới nghiên cứu và đông đảo công chúng độc giả. Chân trời mùa
hạ tiếp tục đi trên con đường truyền thống của tiểu thuyết viết về chiến tranh
nhưng với cái nhìn rất riêng và những khám phá mới... Chiến tranh qua tiểu
thuyết Chân trời mùa hạ của Hữu Phương là vấn đề có ý nghĩa sâu sắc, cần
phải được nghiên cứu, tìm hiểu.
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
2.1. Các ý kiến đã có về tiểu thuyết “Chân trời mùa hạ”
Chân trời mùa hạ vừa xuất hiện đã gây được sự chú ý của công luận,
trước hết là ở vùng tuyến lửa trước đây - Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa
Thiên. Nhiều địa phương đã tổ chức Hội thào về cuốn tiểu thuyết này...
Ngày 14/11/2011, Hội thảo, tọa đàm về tiểu thuyết tại Chân trời mùa
hạ được tổ chức tại Hà Nội (do Hội Nhà văn Việt Nam chủ trì). Đông đảo các
nhà văn, nhà phê bình và báo giới đã cùng
Trong buổi tọa đàm về tiểu thuyết Chân trời mùa hạ, GS. Phong Lê
nhận xét: Đây là cuốn sách viết về nông thôn trong chiến tranh, nó nằm trong
hệ giá trị cùng với Bến không chồng, Mảnh đất lắm người nhiều ma; nó nối
tiếp mạch sáng tạo của thế hệ chống Mỹ, đổi mới nhưng không phủ định. Nó
đi vào nhiều góc khuất bi kịch, nó làm sống lại cả một thời, trở thành biên
niên sử của thời đại...
Nhà văn Nguyễn Khắc Trường khẳng định, tác giả có độ lùi nhất định
sau cuộc chiến, bây giờ tái hiện có chọn lọc về ngay làng của mình, chân
thực, thấu đáo. Nhà văn Lê Minh Khuê cũng khẳng định: Hữu Phương và các
nhà văn thế hệ các anh đã làm được một việc lớn là cứ nhẩn nha kể lại những

khoảnh khắc ác liệt cũng như anh hùng của chiến tranh.
Nhà văn Văn Chinh nhận xét: Văn hóa một vùng quê Quảng Bình tràn
ngập các tranh sách, tạo cho nó cảm giác thật. Còn theo nhà thơ Đỗ Hoàng,
tiểu thuyết của nhà văn Hữu Phương đã đạt được những thành công về nghệ


9
thuật xây dựng tính cách nhân vật, nghệ thuật sử dụng phương ngữ và tính
chân thực của sự kiện…
PGS.TS. Lý Hoài Thu nhận thấy “Hữu Phương đã khắc họa những số
phận người với đa phần là bị kịch và đau thương từ góc nhìn chiến tranh. Có
một vấn đề lâu nay trong văn chương Việt Nam đề cập đến: đó là sự loạn
luân, tôi mong muốn những nhà văn khi viết về chuyện này cần có sự chuẩn
bị ký cho nhân vật của mình những tình huống hợp lý với diễn biến của tâm
lý nhân vật trong không gian nghệ thuật. Tác giả cũng đã thành công khi sử
dụng bút pháp chân phương, cổ điển…
Cũng có những ý kiến nêu lên mặt hạn chế của cuốn tiểu thuyết. Nhà
văn Nguyễn Văn Thọ cho rằng, Cần phải có một sự “điều độ” khi đưa những
mặt trái của chiến tranh vào tác phẩm, nếu không, chúng ta sẽ bị áp đặt cái
nhìn méo mó về chiến tranh và nhất là những người đã tham gia trực tiếp vào
cuộc chiến dành độc lập, thống nhất của dân tộc… Còn theo nhà phê bình Đỗ
Ngọc Yên, thì, Tiểu thuyết Chân trời mùa hạ có vẻ phẳng phiu, tròn trịa quá,
hệ thống nhân vật chưa được đẩy lên đến tận cùng, điều đó khiến cho sức ám
ảnh bị giảm đi...
Cuối buổi tọa đàm, nhà thơ Nguyễn Quang Thiều tổng kết các ý kiến
và khẳng định: Nhà văn Hữu Phương đã chọn lựa không gian làng quê nhỏ bé
làm không gian nghệ thuật của tác phẩm. Từ không gian hẹp đó tác giả khai
thác đến tận cùng số phận con người, vì thế từ mỗi số phận lại mở rộng ra cả
dân tộc. Bút pháp cổ điển là sự chọn lựa thích hợp cho tiểu thuyết này. “Chân
trời mùa hạ” đã chạm được đến vấn đề của cuộc chiến, vấn đề nhân cách con

người: hèn hạ hay kiêu hãnh, hiến dâng hay ích kỷ, tiểu nhân hay anh hùng…
2.2. Vấn đề chiến tranh qua tiểu thuyết “Chân trời mùa hạ”
Vấn đề chiến tranh qua tiểu thuyết Chân trời mùa hạ cũng đã được một
số tác giả nêu ra trong cuộc tọa đàm (đã nêu ở trước). Cũng đã xuất hiện một
vài bài viết ít nhiều có đề cập đến vấn đề này. Có thể kể đến “Cuộc sống và


10
con người miền trung trong tiểu thuyết Chân trời mùa hạ” của Hoàng Thụy
Anh [2]; “Chiến tranh đi qua một vùng đất, một vùng văn hóa (Đọc tiểu
thuyết Chân trời mùa hạ của Hữu Phương) của Hoàng Đăng Khoa (Báo
Quảng Bình); “Chân trời mùa hạ” - chiến tranh qua một ngôi làng” của
Dương Tử Thành ()...
Chưa có một công trình, tiểu luận khoa học nào tìm hiểu, nghiên cứu
đầy đủ, nghiêm túc, hệ thống về vấn đề chiến tranh qua tiểu thuyết Chân trời
mùa hạ. Tuy nhiên những nhận xét, đánh giá của người đi trước, người viết
luận văn xem như những gợi ý bổ ích, cần tham khảo.
3. Đối tượng nghiên cứu và giới hạn của đề tài
3.1. Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là Chiến tranh qua tiểu thuyết Chân
trời mùa hạ của Hữu Phương
3.2. Giới hạn của đề tài:
Đề tài bao quát tiểu thuyết Chân trời mùa hạ của Hữu Phương (đặt
trong bối cảnh chung của tiểu thuyết Việt Nam đương đại)…
Văn bản tác phẩm dùng để khảo sát, luận văn dựa vào cuốn: Chân trời
mùa hạ của Hữu Phương, Nxb Quân đội nhân dân (tái bản), Hà Nội, 2011.
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Mục đích nghiên cứu
Tìm hiểu và xác định đặc điểm, bản chất của chiến tranh qua tiểu thuyết
Chân trời mùa hạ (Hữu Phương); xác định đóng góp của Hữu Phương cho

tiểu thuyết viết về chiến tranh.
4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Đưa ra một cái nhìn chung về tiểu thuyết của Hữu Phương trong
bối cảnh của tiểu thuyết Việt Nam sau 1975 viết về chiến tranh.
4.2. Khảo sát, phân tích, xác định đặc điểm, bản chất của chiến tranh
qua cái nhìn của Hữu Phương ở tiểu thuyết Chân trời mùa hạ.


11
4.3. Khảo sát, phân tích, xác định nghệ thuật thể hiện chiến tranh của
Hữu Phương ở tiểu thuyết Chân trời mùa hạ.
Cuối cùng rút ra một số kết luận về tiểu thuyết của Hữu Phương trong
tiểu thuyết Việt Nam đương đại...
5. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn vận dụng nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau, trong đó
có các phương pháp chủ yếu: phương pháp thống kê - phân loại, phương pháp
phân tích - tổng hợp, phương pháp so sánh - loại hình, phương pháp cấu trúc hệ thống…
6. Đóng góp và cấu trúc của luận văn
6.1. Đóng góp
Luận văn là công trình tìm hiểu chiến tranh qua tiểu thuyết Chân trời
mùa hạ của Hữu Phương với cái nhìn tập trung và hệ thống.
Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho việc
tìm hiểu, nghiên cứu tiểu thuyết Hữu Phương nói riêng, tiểu thuyết Việt Nam
sau 1975 viết về chiến tranh nói chung...
6.2. Cấu trúc của luận văn
Ngoài Mở đầu và Kết luận, nội dung chính của luận văn được triển khai
trong ba chương:
Chương 1. Chân trời mùa hạ của Hữu Phương trong bối cảnh tiểu
thuyết Việt Nam sau 1975 viết về chiến tranh
Chương 2. Chiến tranh qua cái nhìn của Hữu Phương ở tiểu thuyết

Chân trời mùa hạ
Chương 3. Chiến tranh qua nghệ thuật thể hiện của Hữu Phương ở tiểu
thuyết Chân trời mùa hạ
Cuối cùng là Tài liệu tham khảo.


12
Chương 1
CHÂN TRỜI MÙA HẠ CỦA HỮU PHƯƠNG
TRONG BỐI CẢNH TIỂU THUYẾT VIỆT NAM SAU 1975
VIẾT VỀ CHIẾN TRANH
1.1. Nhìn chung tiểu thuyết Việt Nam sau 1975 viết về chiến tranh
1.1.1. Chiến tranh cách mạng - nguồn cảm hứng và là đề tài lớn của
tiểu thuyết Việt Nam sau 1975
Chiến tranh là sự cô đặc của cuộc sống và tất cả những gì diễn ra trong
cuộc sống đời thường đều có thể tìm thấy trong chiến tranh. Ở đó cuộc sống
con người trở nên mạnh mẽ hơn, quyết liệt hơn, gấp gáp hơn. Vì cuộc sống
của thời chiến nên họ ít có thời gian để cân nhắc, lựa chọn kỹ càng cho một
hành động, nhất là ở những thời khắc giao thời, ở ranh giới giữa sự sống và
cái chết, sự bộc lộ và hướng về cái bản năng, cái tự nhiên là một điều dễ hiểu.
Khi chiến tranh đã kết thúc và trong sự nhìn nhận, đánh giá, chiêm nghiệm về
“những ngày tháng đau thương nhưng huy hoàng” đó, tiểu thuyết về chiến
tranh đã chạm đến những vấn đề thuộc về đời tư, cá nhân của con người. Đặc
biệt là từ sau 1986, trong tinh thần đổi mới, cùng với sự thay đổi quan niệm
về hiện thực chiến tranh cũng như quan niệm nghệ thuật về con người, những
yếu tố của đời sống cá nhân ngày càng được đào sâu hơn và trở thành một đề
tài nóng bỏng thu hút sự quan tâm của các nhà văn.
Có thể nói, trong sự phát triển của văn học hiện đại Việt Nam, mảng
văn học về đề tài chiến tranh với nhiều thể loại: thơ ca, truyện ngắn, truyện
vừa, kịch, kí, tiểu thuyết chiếm vị trí rất quan trọng cả về số lượng lẫn chất

lượng. Trong đó thể loại tiểu thuyết dường như đã phát huy được lợi thế về
dung lượng khi tiếp cận mảng hiện thực trải dàn trên một không gian rộng lớn
kéo dài từ Bắc tới Nam, từ cao nguyên tới đồng bằng, gắn với khoảng thời


13
gian không hề ngắn ngủi. Trước 1975 phải kể đến Đất nước đứng lên của
Nguyên Ngọc, Sống mãi với thủ đô của Nguyễn Huy Tưởng, Hòn đất của
Anh Đức, Gia đình má Bảy của Phan Tứ, Dấu chân người lính của Nguyễn
Minh Châu, Chiến sĩ của Nguyễn Khải, Vùng trời của Hữu Mai, v.v... Sau
1975 các tiểu thuyết viết về chiến tranh vẫn tiếp tục ra mắt công chúng: Họ
cùng thời với những ai của Thái Bá Lợi, Đất trắng của Nguyễn Trọng Oánh,
Nắng đồng bằng, Ba lần và một lần, Ăn mày dĩ vãng, Vòng tròn bội bạc của
Chu Lai, Nước mắt đỏ của Trần Huy Quang, Thân phận của tình yêu của Bảo
Ninh... Ở những tiểu thuyết này dù được đề cập đến trực tiếp hay gián tiếp thì
vẫn hướng tới mục đích của một thời chiến, các tác phẩm tái hiện một thời kì
lịch sử đầy sóng gió của dân tộc trong một cái nhìn mới từ cuộc sống hiện tại
sau ngày giải phóng.
Quan tâm tới đề tài chiến tranh chính là tìm về ngọn nguồn để hiểu
đúng, nhận thức đúng, khám phá đúng những vấn đề xã hội của đời sống hôm
nay. Quan tâm tới đề tài chiến tranh là để tìm hiểu cái áp lực, cái xu hướng
cùng những quy luật đang chi phối sự phát triển của xã hội và con người hiện
nay. Quan tâm tới đề tài chiến tranh, còn là tìm chiếc chìa khóa để mở cánh
cửa đi vào thế giới tinh thần, tình cảm từng con người, từng thế hệ cũng như
toàn thể xã hội mà văn học đang có ước muốn tích cực tham gia vào việc biến
cải nó ngày càng tốt hơn, hoàn thiện hơn. Trên đường hướng cơ bản đó, giá trị
ghi nhận lịch sử, giá trị ngợi ca quá khứ hào hùng, để làm gương cho đời sau
mới có cơ sở, điểm tựa và lý do tồn tại. Tiểu thuyết viết về chiến tranh sau
1975 qua các sáng tác của Nguyễn Trọng Oánh và Bảo Ninh đã có những sự
thay đổi mới mẻ trong phong cách biểu hiện mới, các tác phẩm của các nhà

văn này đã ghi nhận và phát huy những giá trị lịch sử của dân tộc và thể hiện
một quan niệm mới về hiện thực chiến tranh. Đó là một hiện thực chiến tranh
được soi chiếu toàn diện với cái nhìn toàn cảnh về chiến tranh với các cặp


14
phạm trù đối lập: cái anh hùng bên cạnh sự phản bội, cái cao cả bên cạnh cái
thấp hèn, sự chiến thắng vinh quang bên cạnh sự huỷ diệt tàn phá, khốc liệt,...
Sau năm 1975, đề tài chiến tranh tuy không còn chiếm vị trí quan trọng
hàng đầu như giai đoạn trước nhưng những vấn đề chiến tranh, những tổn thất
nặng nề, những mất mát đau thương vẫn được các nhà văn, nhất là những nhà
văn mặc áo lính chú ý khai thác. Khi tiếp tục đề tài này họ, những người từng
vào sinh ra tử ấy đã sáng tạo được nhiều tác phẩm để lại nhiều dấu ấn trong
lòng bạn đọc. Suốt ba mươi năm kháng chiến chống ngoại xâm, tiểu thuyết về
chiến tranh đã góp phần quan trọng vào việc hình thành diện mạo nền văn học
dân tộc. Sau năm 1975, trên tinh thần đổi mới tư duy nghệ thuật, tiểu thuyết
về chiến tranh vẫn tiếp tục phát triển và góp phần không nhỏ vào sự đổi mới
thể loại tiểu thuyết ở Việt Nam...
1.1.2. Bức tranh chung của tiểu thuyết Việt Nam sau 1975 viết về
chiến tranh
Ở nước ta, tiểu thuyết chỉ thực sự được khẳng định nhờ tài năng của các
cây bút Tự lực Văn đoàn và các nhà văn hiện thực giai đoạn 1930 - 1945.
Trên những kinh nghiệm khá phong phú nhưng ít nhiều còn mới mẻ đó, tiểu
thuyết Việt Nam sau 1945 tự điều chỉnh hướng đi để trở thành một vũ khí đa
dụng trước yêu cầu phục vụ kháng chiến và công cuộc xây dựng xã hội chủ
nghĩa. Các tác phẩm mang tinh thần sử thi trở thành dạng thức tiểu thuyết
điển hình trong giai đoạn hai cuộc kháng chiến vệ quốc. Tiểu thuyết từ sau
1975 đến nay không cắt lìa truyền thống đã có nhưng ý thức làm mới, làm
giàu, làm khác truyền thống đã và đang trở thành khát vọng và nhu cầu mạnh
mẽ của hầu hết người viết. Tuy vẫn có nhiều lời phàn nàn, nhiều cái nhìn hoài

nghi nhưng không thể phủ nhận được rằng những nỗ lực đổi mới tiểu thuyết
hơn ba thập kỷ qua đã tạo ra không ít tác phẩm có giá trị, bên cạnh sự đông
đúc của đội ngũ tác giả, sự dồi dào về số lượng tác phẩm là sự đa dạng về bút


15
pháp, sự phong phú về đề tài và chủ đề… Áp lực cạnh tranh từ các phương
tiện giải trí - truyền thông, lối sống và nhịp độ sống của thời đại kỹ trị… vừa
là yếu tố kích thích vừa là một nguy cơ làm hao mòn tình yêu văn chương.
Người viết bây giờ buộc phải đối diện với đòi hỏi nghiệt ngã: “Mỗi nhà tiểu
thuyết, mỗi cuốn tiểu thuyết phải sáng tạo ra một hình thức riêng. Không tôn
trọng những hình thức bất biến, mỗi cuốn sách mới cần xây dựng cho mình
những quy luật vận động đồng thời sản sinh ra sự diệt vong của chúng” (Dẫn
theo Lê Phương Tuyết - Alain Robbe Grillet và sự đổi mới tiểu thuyết, Tạp chí
Văn học số 3 - 1999).
Sau năm 1975 tiểu thuyết Việt Nam bắt đầu đổi mới khá sớm nhưng
thầm lặng với những tín hiệu có tính dự báo, những tác phẩm này cho thấy ý
thức khắc phục cái nhìn lý tưởng hoá một chiều về hiện thực. Nếu nói theo
Nguyễn Minh Châu thì cái “lớp men trữ tình hơi dày” mà các nhà văn thường
“tráng lên” hiện thực đang được cố gắng gột tẩy. Nguyễn Trọng Oánh cho
thấy qua Đất trắng thời điểm hết sức khốc liệt nhất của chiến tranh là khi con
người dao động, biến chất, niềm tin bị hao hụt. Nguyễn Minh Châu đã đưa ra
những dự cảm về một thời hậu chiến với nhiều phức tạp trong lòng người
trong tác phẩm Miền Cháy, hay những người lính anh hùng nhưng gắn với
chiến trận quá lâu đang trở thành xa lạ với văn hoá thời bình với Lửa từ
những ngôi nhà, Cha và Con và… của Nguyễn Khải đánh dấu một sự “lưỡng
lự” trước vấn đề nhìn nhận nhu cầu tôn giáo và tâm linh của con người.
Mấy năm sau đó, tiểu thuyết vừa mở rộng đề tài, vừa cố cưỡng lại “từ
trường” của tư duy sử thi để gia tăng chất “đời tư”, “thế sự”. Chân dung nhân
vật và những mối quan hệ đa chiều của nó đã có thêm nhiều nét mới. Các

nhân vật trong các sáng tác của các nhà văn mang nhiều hơn tính tích cự trong
cuộc sống đời thường. Các tác phẩm: Gặp gỡ cuối năm, Thời gian của người
của Nguyễn Khải, Mưa mùa hạ, Mùa lá rụng trong vườn của Ma Văn


16
Kháng, Cù lao Tràm của Nguyễn Mạnh Tuấn, Thời xa vắng của Lê Lựu,...bên
cạnh cảm hứng ngợi ca đã xuất hiện cảm hứng phê phán, nhận thức lại; góc
độ quan sát, đánh giá con người đã có sự dịch chuyển dần về phía đạo đức
sinh hoạt. Trong định hướng thế sự, đời tư, nhiều chủ đề mới được nhấn
mạnh: giáo dục gia đình, bản lĩnh cá nhân, cái ngẫu nhiên may rủi trong đời
sống, khả năng thích ứng với thời thế… là những yếu tố có vai trò rất quan
trọng đối với quá trình hình thành giá trị của một con người, số phận riêng
của nó. Nhân vật xuất hiện lúc bấy giờ có hình thức tồn tại phổ biến của kiểu
nhân vật tiểu thuyết. Đó là một số dấu hiệu cho thấy ý thức đổi mới thể loại
đang rõ dần.
Có thể nói tiểu thuyết chặng này viết về mọi đề tài nhưng hệ quy chiếu
phổ biến là các giá trị nhân bản. Giai đoạn nay không phải sự kiện lịch sử
chiến tranh mà số phận cá nhân mới là trung tâm chú ý của tiểu thuyết. Chính
những câu hỏi về con người (trạng thái tồn tại của nó, ý nghĩa cuộc sống của
nó) tạo ra nhiều cảm hứng cho đội ngũ sáng tác, từ đó xuất hiện nhiều chủ đề,
nảy sinh nhiều loại nhân vật, nhiều sắc thái ngôn ngữ, nhiều cảm thức văn
học. Sự phân biệt đề tài chiến tranh, đề tài sản xuất, đề tài tình yêu… thực ra
chỉ có ý nghĩa hình thức vì mối bận tâm của cá nhân sáng tác lẫn người đọc
nằm ở cái nhìn hiện thực cuộc sông sau chiến tranh, ở quan niệm nghệ thuật
về con người mà mỗi tác phẩm đề xuất. “Nỗ lực đổi mới chặng đường này
chủ yếu dồn vào cách xử lý chất liệu hiện thực: một hiện thực đa chiều, hiện
thực vừa có tính tất định, vừa đáng ngờ, vừa hữu lý vừa phi lý, vừa trật tự vừa
hỗn loạn, vừa thuộc về cái rành rõ lý trí vừa như thuộc cõi siêu linh bí ẩn
huyền hồ… đó là sự nới rộng đáng kể biên độ hiện thực so với tiểu thuyết

trước 1975. Soi qua “tấm gương” tiểu thuyết, có thể thấy các mối quan hệ
giữa văn chương với hiện thực, nhà văn với bạn đọc đều được dân chủ hoá
mạnh mẽ. Nhà văn có quyền xem hiện thực là mục đích phản ánh hay chỉ là


17
phương tiện để công bố tư tưởng riêng, do vậy anh ta không còn bị lệ thuộc
vào hiện thực.” Như vậy từ đó người đọc có thể từ bỏ dần thói quen đối chiếu
những điều tác phẩm kể lại với cuộc sống có thực ngoài tác phẩm để suy tư về
những gì được nhà văn gửi gắm qua cái hiện thực được lựa chọn có khi đầy
tính chủ quan, cá biệt. Người đọc có quyền tin hay không tin câu chuyện được
kể bằng kinh nghiệm cá nhân của mình.
1.1.3. Những tìm tòi, cách tân của tiểu thuyết Việt Nam sau 1975 viết
về chiến tranh
Tiểu thuyết sau 1975 viết về chiến tranh sau là sự vận động tiếp nối của
tiểu thuyết về một đề tài lớn trong văn học Việt Nam. Nó vừa kế thừa những
giá trị truyền thống vừa không ngừng cách tân để phù hợp hơn với bạn đọc.
Các nhà văn viết về chiến tranh ngay khi cuộc chiến còn đang diễn ra, họ viết
về chiến tranh cả khi tiếng súng đã lắng lại. Có thể nói, trong sự phát triển của
văn học hiện đại Việt Nam thì tiểu thuyết dường như đã phát huy được lợi thế
về dung lượng khi viết về đề tài chiến tranh. Đây là một đề tài lớn, đầy sức
hấp dẫn của văn học nước nhà và tiểu thuyết là một thể loại đạt khá nhiều
thành công khi khai thác mảng đề tài này.
Đề tài viết về chiến tranh của tiểu thuyết sau 1975 đã có nhiều phương
diện đổi mới so với trước 1975 mà trong đó sự thay đổi về cảm hứng sáng
tác là một trong những phương diện đổi mới cơ bản. Trước 1975, chiến tranh
được miêu tả bằng cái nhìn sử thi và cảm hứng lãng mạn ngợi ca, bởi vậy
tiểu thuyết thời kì này mang hơi thở của những bản hùng ca hào sảng, tự tin,
đầy khí thế của chiến trận. Điều này cũng dễ hiểu khi văn chương được coi
là vũ khí đắc lực để tiêu diệt kẻ thù, cổ vũ tinh thần chiến đấu của toàn quân,

toàn dân. Sau 1975, khi văn chương đã “thoát khỏi” vai trò chính trị, trở lại
với bản chất nghệ thuật đích thực của mình và nhà văn có đủ độ lùi thời gian
cần thiết để nghiền ngẫm lại hiện thực thì hứng thú viết về chiến tranh có sự


18
vận động, biến đổi hơn so với trước đây. Ở mức độ đậm nhạt khác nhau, trên
nét lớn có thể thấy có một cảm hứng chung xuất hiện trong hầu hết các tiểu
thuyết viết về chiến tranh thời kì này: cảm hứng bi kịch. Nếu như trước đây
chúng ta nói nhiều đến chiến thắng, niềm vui, sự hân hoan trong kháng chiến
chống giặc ngoại xâm thì bây giờ, sau ngày giải phóng các trang viết đã ghi
lại rất đỗi chân thực những mất mát đau thương vốn dĩ rất thường tình của
chiến tranh được nhà văn phản ánh sống động, chân thực với đầy đủ vẻ gai
góc của nó. Sự vận động của cảm hứng sáng tác về đề tài chiến tranh trong
tiểu thuyết sau 1975 đã đem lại cho tiểu thuyết nói riêng và văn học thời kì
này nói chung một diện mạo hết sức mới mẻ. Viết về chiến tranh sau 1975
phần lớn các tác giả đều có sự gặp gỡ chung là hứng thú viết về nỗi buồn, về
sự mất mát, đau thương, những cảnh đời éo le. Chiến tranh không còn được
nhìn bằng cái nhìn ngợi ca lãng mạn nữa mà thay vào đó là những góc khuất
đen tối, những đau thương của hiện thực cuộc sông sau ngày giải phóng bắt
đầu được bày lên trang viết của các cây bút sau 1975. Các tác giả đã thể hiện
nỗ lực bổ sung những phương diện hiện thực trước đây ít được đề cập tới
như: những gay cấn của lịch sử, cái giá phải trả cho chiến thắng, số phận bi
kịch của con người khi chiến tranh kết thúc... Hầu hết các tiểu thuyết viết về
chiến tranh sau 1975 đã mở ra những bình diện đổi mới đa dạng, phong phú,
nhiều vẻ của mảng văn học chiến tranh mà sự đổi mới cảm hứng sáng tác là
một bình diện tiêu biểu. Cũng như nhiều bình diện đổi mới khác của văn học
sau 1975 nói chung và tiểu thuyết chiến tranh nói riêng, sự chuyển hướng
cảm hứng sáng tác đã tạo được nhiều sự quan tâm, chú ý của giới nghiên
cứu, phê bình.

Có thể nói trong quá trình vận động và đổi mới của thể loại tiểu thuyết
không phải một sớm một chiều, trong quá trình đổi mới ấy đã trải qua “những
bước thăng trầm”. Song so với những loại hình, thể loại văn xuôi khác, tiểu


19
thuyết với những thành tựu và hạn chế của nó luôn là vấn đề “nóng” lôi cuốn
sự quan tâm và kích thích cảm hứng “đối thoại” của cả giới sáng tác, lý luận,
phê bình và công chúng độc giả. “Trong những năm đổi mới này không ít lần
đã xuất hiện các ý kiến tỏ ra băn khoăn, lo lắng cho sự dẫm chân tại chỗ hoặc
đang mầy mò của tiểu thuyết mà thực chất là sự mong muốn có những tác
phẩm hay, những tác phẩm đạt chất lượng nghệ thuật, mang tính nhân loại.
Gần đây nhất, câu hỏi Tiểu thuyết Việt Nam đang ở đâu? đã ít nhiều thu hút
sự chú ý của dư luận đối với thực trạng tiểu thuyết đồng thời thể hiện khát
vọng của công chúng đến sự đổi mới tư duy tiểu thuyết, đến sự cách tân về
nội dung cũng như hình thức thể loại, sao cho tiểu thuyết không chỉ được đón
nhận ở trong nước mà còn được giới thiệu ra nước ngoài, hoà nhập vào quỹ
đạo của văn chương thế giới.” (69)
Trong qúa trình tìm tòi cách tân ấy không thể không ghi nhận sự xuất
hiện của một loạt tiểu thuyết gây tiếng vang một thời như những tín hiệu mở
ra một thời kỳ mới trong sáng tạo và tiếp nhận văn chương hiện đại. Từ Đất
trắng của Nguyễn Trọng Oánh, Năm 1975 họ đã sống như thế của Nguyễn
Trí Huân, Trong cơn gió lốc của Khuất Quang Thụy... đến Đứng trước biển,
Cù lao tràm của Nguyễn Mạnh Tuấn, Mưa mùa hạ, Mùa lá rụng trong vườn
của Ma Văn Kháng đã là những minh chứng cho sự chuyển đổi tư duy sáng
tạo và quan niệm nghệ thuật của nhà văntrong giai đoạn này. Những tác phẩm
kể trên là những khởi động đầu tiên đưa tới sự đổi mới triệt để và quyết liệt
hơn trong cách nhìn hiện thực và thi pháp thể loại. Vào thời điểm 1986 và
những năm tiếp theo, trong cao trào đổi mới, tiểu thuyết đã thật sự bộc lộ ưu
thế của mình trên con đường dân chủ hoá nội dung nghệ thuật. Với quan niệm

nhìn thẳng vào sự thật, xoáy sâu vào sự thật các nhà tiểu thuyết đã dấn thân
vào hiện thực ở thời hiện tại, đang hình thành, chưa ổn định; ở chính “tiêu
điểm” của đời sống. Trong tác phẩm của họ ý thức “lột trần mặt nhau, lột trần


20
mặt mình, lột trần mặt đời” và cao hơn là “bóc trần thế giới”, đồng thời với ý
thức hướng tới “chất lượng cuộc sống”, sống sao cho đúng với cuộc sống của
con người đã thẩm thấu các tầng ngữ nghĩa, mang đậm tính nhân văn: Thời xa
vắng của Lê Lựu, Đám cưới không có giấy giá thú, Ngược dòng nước lũ của
Ma Văn Kháng, Một cõi nhân gian bé tý của Nguyễn Khải, Đi về nơi hoang
dã của Nhật Tuấn, Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh, Bến không chồng của
Dương Hướng, Mảnh đất lắm người nhiều ma của Nguyễn Khắc Trường, Ăn
mày dĩ vãng, Phố, Cuộc đời dài lắm của Chu Lai... Có thể nhận thấy các nhà
văn đã có cái nhìn phóng khoáng, cởi mở hơn trong đời sống văn học, điều
này cho thấy tiểu thuyết đã vận hành trong cơ chế vận động và đổi mới của
văn xuôi đương đại. Tiểu thuyết Việt Nam thời kỳ đổi mới đã đứng trước nhu
cầu đổi mới tư duy tiểu thuyết. Điều này chứng tỏ sự đòi hỏi thái độ, tinh thần
và quá trình sáng tác phải nghiêm khắc và tâm huyết với thể loại của các tiểu
thuyết gia đương đại. Trên phương diện đề tài, tiểu thuyết thời kỳ đổi mới đã
tiếp cận và khai thác sâu hơn vào cái hiện thực hàng ngày đời thường của đời
sống cá nhân. Các nhà tiểu thuyết đã nhìn thẳng vào những “mảnh vỡ”, những
bi kịch nhân sinh, mổ xẻ, phơi bày nó bằng cái nhìn trung thực, táo bạo. Các
đề tài truyền thống hay hiện đại đều được đưa vào trường nhìn mới, hướng tới
những gấp khúc trong đường đời và thân phận con người, thấm đẫm cảm
hứng nhân văn. Nhìn từ góc độ thể loại, trong những năm đổi mới, tiểu thuyết
đã có những tìm tòi, cách tân thể hiện ở một số phương diện: cốt truyện, nhân
vật, ngôn ngữ.
Trong cái “thời của tiểu thuyết” hôm nay, người đọc đã có hứng thú đi
tìm những cuốn sách hay, những cuốn sách trở về với chức năng thẩm mỹ và

giải trí, tôn trọng vai trò của người đọc, khêu gợi ở họ những suy ngẫm, liên
tưởng và đồng sáng tạo... Tiểu thuyết Việt Nam thời kỳ đổi mới đã đứng
trước nhu cầu đổi mới tư duy tiểu thuyết.


21
1.2. Chân trời mùa hạ của Hữu Phương trong bức tranh chung của
tiểu thuyết sau 1975 viết về chiến tranh
1.2.1. Cơ sở ra đời của tiểu thuyết “Chân trời mùa hạ” (Hữu Phương)
Chân trời mùa hạ được viết trong 5 năm (2001- 2006), nhà văn Hữu
Phương đã tái tạo cả một bức tranh rộng lớn về chiến tranh nhân dân qua bối
cảnh một làng quê Quảng Bình từ năm 1968 đến sau đất nước thống nhất vài
ba năm.
Tiểu thuyết của ông đã ghi lại những gì mà Hữu Phương chứng kiến,
trải qua trong chiến tranh: Những âm thanh của máy bay cùng tiếng nổ long
trời lở đất của bom đạn, hình ảnh đỏ rực của bầu trời và dân làng khi giặc thả
bom, cảnh người chết, người bị thương, hình ảnh con người đói khát, rách
rưới... cứ ám ảnh trong kí ức của ông để rồi khi đất nước thống nhất, những
mất mát đau thương ấy cứ hiển hiện và nung nấu và ông đã sáng tác tiểu
thuyết này trong sự chờ đón của bạn bè. “Chân trời mùa hạ, chúng ta cảm
nhận được cái nội lực sống gân guốc, vạm vỡ của người Quảng Bình trong
cuộc chiến. Họ như những cây xương rồng cứ nở hoa trên cát bỏng, như
những vườn chè Đại Hòa cứ sinh sôi, xanh tốt giừa trời đại hạn. Đó là một
ông giáo Duẩn về hưu đức độ, mực thước với mái tóc sớm muối tiêu, khuôn
mặt khắc khổ, sống cuộc sống tằn tiện, căn cơ, cùi cụi một mình, vò võ dõi
theo đứa con độc nhất, niềm hy vọng và nơi tựa đỡ cuối cùng của đời ông. Đó
là một bà Mày với bàn tay gân guốc, đôi tay khô gầy như nhánh củi, khuôn
mặt răn reo rám nắng. Thượng đế cướp trắng nhan sắc và hạnh phúc của bà,
bù lại cho bà một sức khỏe và phẩm hạnh ít ai bằng. Tuồng như trời sinh ra bà
để cứu giúp người khác, vì người khác. Đó là bác Niệm, bí thư đảng ủy xã

mẫn cán, dũng cảm và gan lỳ, lấy sinh mệnh của cánh đồng Đại Hòa làm lẽ
sống, với chiếc xắc cốt bằng vải bạt vỗ vỗ bên hông, luôn đau đáu vì đời sống
của hàng ngàn hộ xã viên, và quan trọng hơn là lương thực đóng góp cho mặt


22
trận. Đó là thằng Tiệng với cái thân hình đen nhẻm, gầy guộc và mái tóc vàng
hoe vì nắng gió, mới mười lăm tuổi đã nằng nặc đòi đi bộ đội; mừng húm,
sướng nhảy cỡng lên khi sở nguyện được chấp nhận. Rồi nó dần thành liên lạc
xã. Đêm hôm tối tăm, hay giữa lúc bom rơi đạn nổ, có công việc là nó lao đi.
Đó là Thiện, là Cẩm, những thanh niên đã không chọn con đường vào đại
học, vào chốn yên hàn, xa lánh được hòn tên mũi đạn, hứa hẹn tương lai tươi
sáng mà đã tình nguyện ở lại vùng đất ác liệt nơi cửa ngõ mặt trận này. Đó là
chị Loan, là Phong, là Kiên, là Thuận, là Xuyến, là Phượng, là những chàng
trai cô gái có tên và không tên đã tận hiến tuổi trẻ của mình cho công cuộc
chiến đấu và lao động sản xuất nơi mảnh đất này. Những cặp môi thanh tân
của họ cứ khát cháy nụ hôn. Mặc cuộc chiến tàn khốc, mặc lam lũ đời thường,
bất chấp thời gian nắng chan bom dội, những mối tình thanh khiết cứ đằm
thắm trung trinh (mối tình giữa bác Niệm và bà Thảo, mối tình giữa Thiện và
Cẩm…). Những con người xứ sở này mang một vẻ đẹp khỏe khoắn và rực rỡ,
một vẻ đẹp vừa mang chất phồn thực của người nông dân chất phác, vừa cao
khiết của thánh thần. Chính những tấm lòng nông dân thơm thảo và thuần hậu
của những con người dũng cảm và mưu trí, bao dung và độ lượng, cô đơn và
mất mát, run rẩy trắc ẩn đa mang, tràn ngập tình cảm làng quê lối xóm, đau
đáu với đồng đất quê hương, đã làm nên kì tích trong cuộc chiến tàn khốc
này.” (Dẫn theo: Chiến tranh đi qua một vùng đất, một vùng văn hóa Hoàng
Đăng Khoa).
1.2.1.1. Hữu Phương - người con của vùng đất lửa miền trung Quảng Bình
Hữu Phương tên thật là Nguyễn Hữu Thê, quê ở Đại Trạch, Bố Trạch,
Quảng Bình. Ông tốt nghiệp Khoa toán Đại học Sư phạm Vinh năm 1972.

Năm 1980 ông vào Hội Văn nghệ Bình Trị Thiên. Năm 1996 ông vào Hội
Nhà văn Việt Nam. Trình độ chuyên môn là Cử nhân Toán, Cử nhân Chính
trị. Chuyên ngành: Văn học. Tác phẩm chính của ông đã được công bố: Con


23
người thánh thiện,Đêm hoa quỳnh nở, Hoa cúc dại, Khách má hồng, Chân
trời mùa hạ, Văn học dân gian vùng sông Dinh, Anh bộ đội và cô gái mặc
quân phục xanh...
Ông đã từng nhận các giải thưởng: Giải nhì cuộc thi tiểu thuyết lần thứ
III (2006 - 2010) của Hội Nhà văn Việt Nam, kỷ niệm 1000 năm Thăng Long Hà Nội cho tiểu thuyết Chân trời mùa hạ; Cúp Bông Lúa Vàng của Bộ Nông
Nghiệp & PTNT cho tác phẩm xuất sắc về đề tài Nông nghiệp, Nông thôn,
Nông dân Việt Nam giai đoạn (1981 - 2011) cho tiểu thuyết Chân trời mùa hạ;
Giải thưởng cuộc thi truyện ngắn của Tạp chí Văn Nghệ Quân Đội (1989 1990) cho truyện ngắn Đêm hoa quỳnh nở; Giải ba Giải Cây Bút Vàng lần thứ
hai của Bộ Công An (1998 - 2001) cho truyện ngắn Hoa sim tím; Giải thưởng
của Bộ Tư lệnh Biên Phòng cho bút ký Cha Lo mùa mua đến sớm; Giải A Giải
thưởng Lưu Trọng Lư lần thứ nhất (1991 - 1995) và lần thứ hai (1996 - 2000)
cho truyện các tâp truyện ngắn Con người thanh thiện, Hoa cúc dại; Giải B lần
thứ ba (2001 - 2005) cho tập truyện ngắn Khách má hồng.
1.2.1.2. Những trải nghiệm của Hữu Phương thời chiến tranh.
Chiến tranh là nguồn đề tài bất tận của văn học Việt Nam. Cho đến nay,
có không biết bao nhiêu tác phẩm viết về chiến tranh, nhưng để viết hay về nó
không phải ai cũng làm được. Ngay từ năm 1978, trong bài Viết về chiến
tranh, Nguyễn Minh Châu đã mong ước: “Bao giờ những cây bút đã từng lăn
lộn trong chiến tranh sẽ đem lên trang giấy những điều sở đắc nhất, những bài
học đường đời chỉ riêng anh mới khám phá thấy trong hoàn cảnh chiến tranh
và có thể làm bài học cho nhiều hoàn cảnh khác?” [11]. Nhà văn Hữu Phương
không trực tiếp cầm súng tham gia chiến đấu nhưng chính cuộc sống lăn lộn
cùng chiến tranh đã giúp ông có được vốn sống của chính mình. Lúc ở nhà
cũng như bao người dân quê mình, ông nằm dưới hầm để tránh bom của giặc,

từng chứng kiến cảnh bọn giặc thả bom ồ ạt ở chính quê hương ông. Những


24
âm thanh chát chúa của tiếng AD6 bay trên trời và thả bom xuống gần nơi
ông ẩn nấp cũng là nơi gần cánh đồng mía bạt ngàn quê ông chắc sẽ còn đọng
mãi trong trí nhớ. Khi bọn giặc thả bom xong ông chui ra khỏi hầm và chứng
kiến một cảnh tượng chưa từng thấy: Cả một bầu trời như mưa lửa, cháy hết
cả cánh đồng mía, cháy hết cả làng của ông. Mới đây thôi cả một buổi chiều
mùa hạ trời trong veo thì giờ đây pháo cao xạ đã làm cho cả làng tan tành
theo mây khói. Khi ông di chuyển lên Minh Hóa để học và sau đó trở về thì
cả rừng thông có bề dày lịch sử mấy chục năm cũng tan tành vì bom đạn. Tại
Minh Hóa nơi ông theo học cũng phải hứng chịu những làn bom đạn của kẻ
thù. Lúc ấy Hữu Phương học giỏi toán nên được cử làm kế toán giúp mọi
người lắp đạn để bắn quân địch, hè năm nào nhà văn cũng đi theo đơn vị pháo
binh để giúp sức. Trong những lần đi ấy ông trực tiếp chứng kiện tận mất sự
khắc nghiệt, tàn ác của kẻ thù và những khó khăn chồng chất mà quân và dân
ta phải chịu đựng trong chiến đấu đó chính là những trải nghiệm rất lớn cho
cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của ông sau này. Lúc qua Ba Trại, trọng điểm
của cuộc chiến, giặc đánh rất ác liệt nhà văn tưởng rằng mình sẽ chết vì
những trận mưa bom của kẻ thù. Rồi khi theo học tại Vinh ông đã đi bộ qua
Kì Anh, Ngã ba Đồng Lộc... tất cả những nơi mà ông đi qua ấy đều phải hứng
chịu bom đạn của kẻ thù và trên đất nước Việt Nam lúc bấy giờ đều phải sống
trong mưa bom bão đạn như vậy.
Có thể thấy các tác phẩm của ông đã thể hiện rất rõ ràng những gì mà
nhà văn từng sống, trải nghiệm trong những năm tháng đau thương và đó
cũng chính là cuộc sống người dân Quảng Bình quê hương ông nói riêng và
người Việt Nam nói chung trong chiến tranh.
1.2.1.3. Viết về quê hương thời chiến tranh - “món nợ nghĩa tình phải
trả” của Hữu Phương

Bước ra từ chiến trường máu lửa, các nhà văn - chiến sĩ hiểu hơn ai hết
về sự hi sinh lớn lao, những mất mát đau thương trong cuộc chiến đầy máu và


25
nước mất, họ- những người từng khoác áo lính ấy cũng hiểu hơn ai hết nghĩa
tình của đồng bào, đồng chí trong những năm tháng đầy thiếu thốn về mọi
mặt của cuộc chiến. Với họ, viết về chiến tranh là một món nợ ân tình cần
phải trả. Nguyễn Minh Châu thấy rằng: “Viết về hai cuộc kháng chiến, viết về
chiến tranh, nhiều đồng chí cầm bút viết văn trong quân đội đã đứng tuổi
nhiều lần nói tới công việc đó như một trách nhiệm, một món nợ chưa trả
được. Một món nợ chưa trả và không thể nào quên” [11]. Ở đây, sự gặp gỡ
giữa nhà văn và độc giả chính là thái độ tri ân quá khứ. Thái độ ấy vừa được
phát biểu trực tiếp vừa được hiện thực hóa bằng chính tác phẩm của một số
nhà văn.
Chân trời mùa hạ của Hữu Phương là “món nợ nghĩa tình phải trả” cho
quê hương của Hữu Phương. Sự lựa chọn đề tài chiến tranh của Hữu Phương
bắt đầu từ sự thôi thúc bên trong, từ những ám ảnh ám ảnh buồn đau trong
cuộc chiến với biết bao mất mát và tổn thất nặng nề. Bối cảnh câu chuyện là
xã Đại Hòa, một xã điển hình của Quảng Bình trong phong trào “Hai giỏi ”.
Thời gian xảy ra từ năm 1968 - 1972. Thời điểm ấy là thời điểm chiến tranh
phá hoại của giặc Mỹ ra miền Bắc đã lên đến đỉnh điểm của mức độ ác liệt
của sự tàn phá, hủy diệt. Máy bay giặc Mỹ đã không chừa một dã tâm độc ác
nào để đánh phá miền Bắc. Chúng không chỉ đánh phá các trọng điểm quân
sự, mà đã đánh phá các công trình phúc lợi, ném bom tàn bạo vào dân lành.
Bom đạn giặc đã giết hại hàng nghìn người dân vô tội. Trước những mất mát
đau thương ấy nhà văn đã chứng kiến, nếm trải và đó chính là những thước
phim tài liệu cho các sáng tác viết về chiến tranh của ông. Sự lựa chọn ấy là
quá trình tri ân quá khứ cho nên sẽ là hướng đi được nhiều người ủng hộ. Với
quan niệm ấy, các nhà văn nói chung và Hữu Phương nói riêng sẽ chú trọng

khắc họa vẻ đẹp của lòng dũng cảm, đức hy sinh, lối sống vị tha, tình nghĩa…
Có thể thấy rằng bước qua chiến tranh hơn ai hết nhà văn Hữu Phương thấu


×