Tải bản đầy đủ (.doc) (87 trang)

An sinh xã hội cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt tại huyện nghi xuân tỉnh hà tĩnh luận văn tốt nghiệp đại học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.38 MB, 87 trang )

Trờng đại học vinh
Khoa lịch sử
--------------

Hồ văn chơng
Khóa luận tốt nghiệp đại học

An sinh xã hội cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt
tại huyện Nghi Xuân tỉnh Hà Tĩnh
Chuyên ngành: công tác xã hội

Vinh - 2011
MUC LUC
Trang
Li cam n....................................................................................................1
PHN I. M U.......................................................................................2
1. Tinh cõp thiờt cua ti..........................................................................2
2. Tng quan võn nghiờn cu.................................................................4
3. í ngha khoa hc v ý ngha thc tin cua ti.................................5
3.1. í ngha khoa hc................................................................................5
3.2. í ngha thc tin.................................................................................5
4. i tng, khỏch th, mc ich v phm vi nghiờn cu......................6

1


4.1. Đối tượng nghiên cứu.........................................................................6
4.2. Khách thể nghiên cứu.........................................................................6
4.3. Mục đích nghiên cứu..........................................................................6
4.4. Phạm vi nghiên cứu............................................................................7
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu...................................7


5.1. Phương pháp luận...............................................................................7
5.1.1. Phương pháp duy vật biện chứng....................................................7
5.1.2. Phương pháp duy vật lịch sử............................................................8
5.2. Phương pháp nghiên cứu....................................................................8
5.2.1. Công tác xã hội cá nhân...................................................................8
5.2.2. Công tác xã hội nhóm, cộng đồng...................................................8
5.2.3. Thu thập và phân tích tài liệu...........................................................8
5.2.4. Phương pháp thảo luận nhóm..........................................................9
5.2.5. Phương pháp phỏng vấn sâu............................................................9
6. Giả thuyết nghiên cứu.............................................................................9
7. Bố cục đề tài..............................................................................................10
PHẦN II. NỘI DUNG..................................................................................11
CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN...................................11
1.1. Các lý thuyết làm cơ sở cho vấn đề nghiên cứu.................................11
1.1.1. Lý thuyết hệ thống...........................................................................11
1.1.2. Lý thuyết động học tâm lý...............................................................11
1.1.3. Lý thuyết về vai trò..........................................................................12
1.2. Các khái niệm........................................................................................13
1.2.1. Khái niệm An sinh xã hội................................................................13
1.2.2. Khái niệm Trẻ em............................................................................15
1.2.3. Khái niệm Trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt.........................................15
1.2.4. Khái niệm Nhu cầu..........................................................................16
1.2.5. Khái niệm dịch vụ............................................................................17

2


1.3. Phân loại trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt..............................................19
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG AN SINH XÃ HỘI CHO TRẺ EM
CÓ HOÀN CẢNH ĐẶC BIỆT TẠI HUYỆN NGHI XUÂN – TỈNH

HÀ TĨNH......................................................................................................20
2.1. Điều kiện kinh tế, văn hóa - xã hội có liên quan................................20
2.1.1. Vị trí địa lý.......................................................................................20
2.1.2. Điều kiện kinh tế..............................................................................21
2.1.3. Văn hóa – xã hội..............................................................................23
1.3.1. Giáo dục – Đào tạo..........................................................................23
1.3.2. Y tế cơ sở.........................................................................................23
1.3.3. Về dân số, văn hóa...........................................................................24
2.1.4. Công tác chính sách, an sinh xã hội, giải quyết việc làm và
xóa đói giảm nghèo...................................................................................24
2.2. Thực trạng ASXH cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt tại huyện
Nghi Xuân – tỉnh Hà Tĩnh...........................................................................25
2.2.1. Thực trạng trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt trên địa bàn huyện
Nghi Xuân – tỉnh Hà Tĩnh.........................................................................25
2.2.2. Thực trạng An sinh xã hội cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt trên
địa bàn huyện Nghi Xuân – tỉnh Hà Tĩnh..................................................29
2.2.3. Nhu cầu của trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt.......................................33
2.2.4. Khả năng đáp ứng nhu cầu của Trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt
từ các hoạt động An sinh xã hội trên địa bàn huyện Nghi Xuân – tỉnh
Hà Tĩnh......................................................................................................37
2.2.4.1. Đối với trẻ mồ côi.........................................................................37
2.2.4.2. Đối với trẻ khuyết tật....................................................................38
2.2.4.3. Đối với trẻ nhiễm chất độc hóa học..............................................40
2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác An sinh xã hội cho Trẻ em
có hoàn cảnh đặc biệt trên địa bàn huyện Nghi Xuân – tỉnh Hà Tĩnh. . .43

3


2.3.1. Sức khỏe dinh dưỡng.......................................................................43

2.3.2. Nước sạch và vệ sinh môi trường....................................................44
2.3.3. Giáo dục cơ sở.................................................................................45
2.3.4. Văn hóa, vui chơi, giải trí................................................................47
2.4. Nguyên nhân dẫn trẻ đến hoàn cảnh đặc biệt tại huyện
Nghi Xuân – tỉnh Hà Tĩnh...........................................................................50
CHƯƠNG 3. MÔ HÌNH AN SINH XÃ HỘI HIỆU QUẢ CHO TRẺ
EM CÓ HOÀN CẢNH ĐẶC BIỆT TẠI HUYỆN NGHI XUÂN TỈNH HÀ TĨNH TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY...............................53
3.1. Đánh giá chính xác nhu cầu của TECHCĐB và khả năng đáp
ứng nhu cầu đó từ phía gia đình.................................................................53
3.2. Thiết lập mối quan hệ với gia đình có TECHCĐB trên địa bàn
huyện Nghi Xuân – tỉnh Hà Tĩnh...............................................................56
3.3. Tăng cường huy động nguồn lực từ cộng đồng để giúp đỡ,
chăm sóc trẻ có hoàn cảnh đặc biệt tốt hơn...............................................58
3.4. Hoàn thiện và nâng cao hoạt động hệ thống bảo vệ trẻ em..............60
3.4.1. Cấu trúc chính thức..........................................................................63
3.4.2. Cấu trúc phi chính thức....................................................................63
3.5. Thiết lập các loại hình dịch vụ xã hội..................................................64
3.5.1. Dịch vụ trợ giúp TECHCĐB...........................................................64
3.5.1.1. Dịch vụ đáp ứng những nhu cầu vật chất cơ bản..........................64
3.5.1.2. Dịch vụ y tế, chăm sóc sức khỏe..................................................66
3.5.1.3. Dịch vụ giáo dục...........................................................................68
3.5.1.4. Dịch vụ về vui chơi, giải trí và thông tin......................................70
3.5.2. Dịch vụ trợ giúp gia đình.................................................................72
PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHI...........................................75
1. Kết luận.....................................................................................................75
2. Khuyến nghị.............................................................................................76

4



2.1. Đối với Nhà nước, Chính quyền các cấp............................................76
2.2. Đối với gia đình..................................................................................77
2.3. Đối với cộng đồng..............................................................................77
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................79
PHẦN PHỤ LỤC
Phụ lục I: Đề cương thảo luận nhóm cán bộ thực hiện chính sách
An sinh xã hội...............................................................................81
Phụ lục II: Phỏng vấn sâu cán bộ thực hiện chính sách An sinh xã hội
tại huyện Nghi Xuân...................................................................84
Phụ lục III: Phỏng vấn sâu trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt trên địa bàn
huyện Nghi Xuân........................................................................88
Phụ lục IV: Phỏng vấn sâu phụ huynh trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt
trên địa bàn huyện Nghi Xuân....................................................91
Phụ lục V: Một số hình ảnh về trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt và hoạt động
An sinh xã hội đối với trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt trên địa bàn
huyện Nghi Xuân.........................................................................94

DANH MỤC BẢNG VÀ HÌNH BIỂU
Trang
Danh mục Bảng
Bảng 1: Các hoạt động ASXH cho trẻ em trên địa bàn nghiên cứu..............14
Bảng 2: Số liệu TECHCĐB trên phạm vi cả nước giai đoạn năm
2005 – 2007...................................................................................................26
Bảng 3: Phân loại TECHCĐB trên địa bàn nghiên cứu................................27
Bảng 4: Bảng đánh giá kết quả hoạt động QBTTE trên địa bàn huyện Nghi
Xuân – tỉnh Hà Tĩnh......................................................................................32
Bảng 5: Phân loại nhu cầu của TECHCĐB trên địa bàn huyện

5



Nghi Xuân......................................................................................................36
Bảng 6: Đánh giá khả năng đáp ứng nhu cầu của TECHCĐB từ các hoạt
động ASXH trên địa bàn huyện Nghi Xuân..................................................42
Bảng 7: Bảng số liệu thể hiện mức độ thực hiện Chương trình hành động
vì trẻ em trên địa bàn huyện Nghi Xuân trong hai năm 2001 và 2009..........48
Danh mục Bảng biểu
Hình 1: Biểu đồ phân loại TECHCĐB trên địa bàn huyện Nghi Xuân.........28
Hình 2: Biểu đồ thể hiện mức độ thực hiện Chương trình hành động vì
trẻ em trên địa bàn huyện Nghi Xuân trong hai năm 2001 và 2009..............49
Hình 3: Biểu đồ thể hiện đặc trưng dân số học của các gia đình ở huyện
Nghi Xuân......................................................................................................55
Hình 4: Sơ đồ sinh thái về mối quan hệ của gia đình trong cộng đồng ở
huyện Nghi Xuân...........................................................................................59
Hình 5: Mô hình cấu trúc bảo vệ trẻ em........................................................62

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
TT

Từ viết tắt

1

ASXH

2

TECHCĐB

3


BVCS&GDTE

4

CTXH

5

NVCTXH

6

PVS

7

QBTTE

Nghĩa đầy đủ
An sinh xã hội
Trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt
Bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em
Công tác xã hội
Nhân viên Công tác xã hội
Phỏng vấn sâu
Quỹ Bảo trợ trẻ em

6



8

L TB&XH

Lao ng Thng binh v Xó hi

9

BHYT

Bo him Y t

10

LHPN

Liờn hip ph n

11

KHTC

K hoch ti chớnh

12

UBND

y ban nhõn dõn


13

THCS

Trung hc c s

14

TDTT

Th dc th thao

Sau một thời gian nghiên cứu, tìm hiểu và khảo sát thực địa, em đã
hoàn thành đề tài Khóa luận tốt nghiệp của mình.
Trớc hết, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất tới thầy giáo Phùng
Văn Nam, ngời đã trực tiếp hớng dẫn, chỉ bảo và động viên em hoàn
thành đề tài nghiên cứu này.
Và trong suốt quá trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp, em cũng
đã nhận đợc sự giúp đỡ tận tình của các thầy cô giáo trong Tổ bộ môn
Công tác xã hội, Khoa Lịch sử, trờng Đại học Vinh, phòng Lao động
7


- Thơng binh và Xã hội huyện Nghi Xuân tỉnh Hà Tĩnh cũng nh
các gia đình trên địa bàn nghiên cứu và các bạn bè trong lớp K48 CTXH. Qua đây em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy cô
giáo trong Tổ, Khoa, các cán bộ của phòng Lao động - Thơng binh và
Xã hội huyện Nghi Xuân, các gia đình trên địa bàn huyện Nghi
Xuân và tất cả các bạn trong lớp đã giúp em hoàn thành khóa luận
này.

Mặc dù em đã cố gắng hết sức nhng do năng lực và thời gian có
hạn nên chắc chắn khóa luận này không thể tránh khỏi những thiếu
sót, hạn chế. Vì vậy, em rất mong nhận đợc những ý kiến nhận xét,
đánh giá và góp ý của các thầy, cô giáo và các bạn.

Em xin chân thành cảm ơn!
Vinh, ngày 10 tháng 05 năm
2011
Sinh viên
Hồ Văn Chơng
PHN I. M U
1. Tinh cõp thiờt cua ti
Tr em hụm nay th gii ngy mai...
Tr em l tng lai ca t nc, l nim hnh phỳc ca gia ỡnh, l lp
cụng dõn c bit, l ngun nhõn lc tng lai, l lp ngi k tc s nghip
cỏch mng ca ng. S phỏt trin ca loi ngi núi chung v mi quc gia
núi riờng chớnh l s thay th cỏc th h k tip nhau, th h ny thay cho th
h trc. Nu khụng cú th h tr s khụng cú s phỏt trin k tc lch s, mi
gia ỡnh, mi dõn tc, mi quc gia v cng khụng cú s phỏt trin nhõn loi.
Theo quan nim coi con ngi l tin , l c s quan trng nht ca
mi s phỏt trin kinh t - xó hi luụn luụn l t tng nht quỏn v xuyờn
sut ca ng: Con ngi l cỏi vn quý nht, m thiu niờn nhi ng li l
cỏi vn quý nht trong cỏi vn quý ú (H Chớ Minh - Ton tp). Quan im
ny ó c ng v Nh nc ta th hin trong mi chng trỡnh, chớnh
sỏch phỏt trin ca t nc.

8


Bảo vệ trẻ em là một trong những lĩnh vực đặc thù trong hoạt động

CTXH mà áp dụng những giá trị, kiến thức và kỹ năng của nghề CTXH để
thực hiện và đảm bảo sự an toàn và bảo vệ trẻ em. Quyền của trẻ em chỉ có
thể được công nhận và duy trì qua quyền lực của Nhà nước. Để đảm bảo cho
trẻ em một cuộc sống an toàn, có cơ hội để phát triển một cách hoàn thiện thì
trước hết phải có một mạng lưới ASXH tốt cho trẻ em.
Theo thống kê năm 2007 của Viện dinh dưỡng Quốc gia, ở nước ta còn
khoảng 2,6 triệu trẻ em suy dinh dưỡng cần được chăm sóc và bảo vệ. Và
hiện nay cả nước vẫn còn 1,53 triệu TECHCĐB (gồm trẻ mồ côi, trẻ khuyết
tật, trẻ nhiễm chất độc hóa học, trẻ sống trong cảnh nghèo đói, trẻ lang
thang...) chiếm 6% so với tổng số trẻ em và chiếm 1,79% so với dân số (Theo
số liệu thống kê ngày 04/01/2011). Hiện đa phần TECHCĐB đang sống trong
hoàn cảnh khó khăn và phải phụ thuộc nhiều vào gia đình, người thân. Các
em đang hàng ngày, hàng giờ mong ước có được một cuộc sống bình thường
như bao lứa bạn bình thường cùng trang lứa khác, nhất là trẻ khuyết tật, trẻ
mồ côi, trẻ bị nhiễm chất độc hóa học...Và TECHCĐB ở huyện Nghi Xuân –
tỉnh Hà Tĩnh cũng là một bộ phận trong số các số phận khó khăn đó.
Cũng chính trên cơ sở đó đã có không ít chính sách hỗ trợ trẻ em được
xây dựng và đi vào hoạt động. Tuy nhiên, hiệu quả của các chính sách này
chưa thực sự đáp ứng nhu cầu thực tiễn và đã bộc lộ những hạn chế nhất định
như chưa hỗ trợ được hết các TECHCĐB và sự hỗ trợ hầu như chỉ mang tính
chất tạm thời chưa được bền vững...Điều này không chỉ ảnh hưởng đến sự
phát triển toàn diện của trẻ mà còn làm gia tăng sự bất bình đẳng trong các
chính sách đối với xã hội.
Mà trẻ em lại là đối tượng dễ bị tác động và để lại nhiều hậu quả lâu dài
nhất. Làm sao để TECHCĐB có đầy đủ cơ hội để phát triển hài hòa về thể
chất, tâm lí là điều mà những nhà lãnh đạo, những người làm công tác

9



BVCS&GDTE và nhân viên CTXH luôn trăn trở, tìm những hướng khắc
phục hiệu quả để cuộc sống của TECHCĐB ngày càng được cải thiện tốt hơn,
nhất là trẻ ở những vùng khó tiếp cận được với các dịch vụ xã hội. Chính vì
vậy, với tư cách là một nhân viên CTXH tương lai, em cho rằng cần nắm chắc
và có những hiểu biết cơ bản về đối tượng của mình để có thể tiếp cận và giúp
đỡ các em một cách hiệu quả, từ đó nâng cao hơn nữa mạng lưới ASXH nhằm
đảm bảo cho các em, nhất là các TECHCĐB trước hết là ở huyện Nghi Xuân
có một cuộc sống an toàn, đầy đủ cơ hội để phát triển toàn diện về mọi mặt.
Từ những thực tiễn của vấn đề trên, em quyết định lựa chọn đề tài
nghiên cứu: “An sinh xã hội cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt tại huyện
Nghi Xuân – tỉnh Hà Tĩnh”.
2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
Trong xu thế hội nhập ngày càng phát triển như hiện nay thì vấn đề trẻ
em ngày càng nhận được sự chú ý và quan tâm của Đảng, Nhà nước và xã
hội. Bởi những vấn đề xã hội của trẻ em luôn mang tính thời sự. Trong những
năm qua đã có nhiều công trình nghiên cứu về trẻ em của Viện nghiên cứu
phát triển xã hội (ISDS) như “Nghiên cứu về thực trạng dạy dỗ con cái trong
các gia đình”; “Nghiên cứu trẻ em trên đường phố Việt Nam” của Dương
Kim Hồng; “Nghiên cứu về trẻ em đường phố” của Nguyễn Phương Thảo
(Viện nghiên cứu Gia đình và Giới) đã tập trung phân tích được thực trạng
cuộc sống, những nguy cơ rủi ro của trẻ em lang thang hiện nay.
Theo báo cáo “Xây dựng môi trường bảo vệ trẻ em Việt Nam: Đánh giá
pháp luật và chính sách bảo vệ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt ở Việt Nam” do
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội kết hợp với UNICEF tiến hành năm
2009, trên cơ sở đánh giá mối tương quan giữa Công ước Quốc tế với luật
pháp Việt Nam nhằm xem xét và đưa ra những chính sách khách quan, cụ thể

10



để góp phần hoàn thiện các công tác chăm sóc và bảo vệ trẻ em, nhất là
TECHCĐB.
Đặc biệt, ngày 22/02/2011, Thủ tướng Chính phủ đã chính thức phê
duyệt “Chương trình quốc gia bảo vệ trẻ em giai đoạn 2011 – 2015” với mục
đích tổng quát là tạo dựng môi trường sống an toàn, lành mạnh mà ở đó tất cả
trẻ em đều được bảo vệ. Chủ động phòng ngừa, giảm thiểu, loại bỏ các nguy
cơ gây tổn hại cho trẻ em, giảm thiểu tình trạng trẻ bị rơi vào hoàn cảnh đặc
biệt và trẻ bị xâm hại, bị bạo lực. Trợ giúp, phục hồi kịp thời cho TECHCĐB
và trẻ em bị xâm hại, bị bạo lực, tạo cơ hội để các em được tái hòa nhập cộng
đồng và bình đẳng về cơ hội phát triển.
Bên cạnh đó, còn có rất nhiều những bài viết về CTXH với TECHCĐB
đăng trên các tờ báo, tạp chí. Tuy nhiên, nhìn chung vẫn chưa có nghiên cứu
đánh giá cụ thể nào tìm hiểu một cách sát sao các nhu cầu của trẻ và đáp ứng
đủ được các nhu cầu đó, nhất là TECHCĐB.
Và khi xã hội càng phát triển thì đòi hỏi các mô hình chăm sóc, giáo dục
trẻ cũng phải thay đổi để phù hợp với các hoàn cảnh cụ thể. Do đó mà việc
hoàn thiện hệ thống ASXH cho TECHCĐB ở huyện Nghi Xuân nói riêng và
trẻ em nói chung là rất cần thiết.
3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài
3.1. Ý nghĩa khoa học
Đề tài vận dụng kiến thức, kỹ năng CTXH nhằm xem xét các mối tương
tác giữa các chính sách ASXH với trẻ em, đặc biệt là các TECHCĐB với các
cấp chính quyền, các cơ quan, tổ chức, đoàn thể xã hội cũng như mối quan hệ
và cách tiếp cận dịch vụ đối với cuộc sống của TECHCĐB. Từ đó chúng ta có
thể nhận diện được các nhu cầu và vấn đề thực tiễn mà TECHCĐB gặp phải
trong cuộc sống và định hướng cho việc đưa ra những hành động, giải pháp,
ASXH thiết thực để hỡ trợ các TECHCĐB vươn lên trong cuộc sống.

11



Xét từ góc độ đó, đề tài: “An sinh xã hội cho trẻ em có hoàn cảnh đặc
biệt tại huyện Nghi Xuân – tỉnh Hà Tĩnh” với việc mô tả hiệu quả mạng lưới
an sinh cho trẻ em nói chung và TECHCĐB ở huyện Nghi Xuân nói riêng
hiện nay đã góp phần giải thích thuyết hệ thống, thuyết vai trò, thuyết động
học tâm lý đã được vận dụng như thế nào trong CTXH với trẻ em.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Đây là một đề tài mang tính ứng dụng thực tiễn sâu sắc. Hơn nữa đối
tượng phục vụ của CTXH là các cá nhân, nhóm, cộng đồng gặp khó khăn hay
có vấn đề trong cuộc sống. Do đó, nghiên cứu về mạng lưới ASXH cho
TECHCĐB tại huyện Nghi Xuân trong giai đoạn hiện nay là một trong những
đối tượng phục vụ của CTXH.
Nghiên cứu sẽ đóng góp những giải pháp an sinh thiết thực và phù hợp
nhất dựa trên nhu cầu, nguyện vọng của TECHCĐB nhằm đảm bảo được sự
công bằng xã hội cho những trẻ em thiệt thòi, đủ điều kiện phát triển hài hòa
về thể chất và tâm lý. Đó cũng là mục tiêu lớn nhất mà đề tài hướng đến.
4. Đối tượng, khách thể, mục đích và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Nhu cầu thực tế của trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt ở huyện Nghi Xuân.
Khả năng đáp ứng nhu cầu đó từ các hoạt động an sinh trẻ em hiện nay trên
địa bàn.
Các giải pháp an sinh hiệu quả cung ứng dịch vụ xã hội cho TECHCĐB
sống trên địa bàn huyện Nghi Xuân – tỉnh Hà Tĩnh.
4.2. Khách thể nghiên cứu
Trẻ em dưới 16 tuổi có hoàn cảnh đặc biệt trên địa bàn huyện Nghi Xuân
– tỉnh Hà Tĩnh.
Các gia đình có trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt trên địa bàn. Bao gồm các
thành viên trong gia đình có ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của trẻ.

12



Ngoài ra, người nghiên cứu còn chú ý đến một số cán bộ làm công tác
bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em trên địa bàn, nhất là cán bộ xã.
4.3. Mục đích nghiên cứu
* Mục đích tổng quát
Tạo ra bước chuyển biến tích cực về nhận thức, trách nhiệm và hành
động trong mỗi người dân, gia đình và toàn xã hội đối với công tác chăm sóc
và bảo vệ trẻ em. Đồng thời, hình thành một mạng lưới ASXH dựa vào cộng
đồng hiệu quả nhằm bảo vệ quyền lợi cho trẻ em thiệt thòi, đảm bảo đáp ứng
đủ và đúng nhu cầu thiết thực nhất của TECHCĐB trên địa bàn huyện Nghi
Xuân nói riêng và trên phạm vi cả nước nói chung.
* Mục tiêu cụ thể
Nghiên cứu và tìm hiểu thực tế cuộc sống của TECHCĐB ở huyện Nghi
Xuân nhằm:
+ Đánh giá và phân loại các kiểu nhu cầu của TECHCĐB, đồng thời xác
định nguyên nhân đẩy trẻ vào hoàn cảnh đặc biệt, khiến trẻ trở thành đối
tượng của CTXH.
+ Phân tích những hiệu quả hoạt động ASXH trên địa bàn nghiên cứu, từ
đó đánh giá khả năng đáp ứng nhu cầu cho TECHCĐB từ mạng lưới ASXH
cho trẻ em trên địa bàn huyện Nghi Xuân hiện nay.
+ Xây dựng các mô hình dịch vụ xã hội phù hợp đáp ứng nhu cầu cho
các đối tượng trẻ em mang những đặc điểm khác nhau (trẻ mồ côi, trẻ khuyết
tật...).
4.4. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu được thể hiện trên hai phương diện:
* Không gian nghiên cứu
Địa bàn huyện Nghi Xuân – tỉnh Hà Tĩnh hiện nay.
* Thời gian nghiên cứu


13


Đề tài được nghiên cứu thực tiễn từ tháng 12 năm 2010 đến tháng 05
năm 2011.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp luận
5.1.1. Phương pháp duy vật biện chứng
Đó là việc đặt các sự vật, hiện tượng có sự tác động qua lại lẫn nhau và
có mối quan hệ với các sự vật hiện tượng khác. Cụ thể là các giải pháp, chính
sách cũng như các chương trình hành động nhằm tạo ra một mạng lưới ASXH
hiệu quả đối với TECHCĐB đặt trong mối quan hệ với hiện thực cuộc sống,
văn hóa, xã hội, tiềm lực, các tổ chức, đoàn thể, các điều kiện để trẻ phát
triển...
5.1.2. Phương pháp duy vật lịch sử
Phương pháp này nhằm đặt sự vật, hiện tượng trong trạng thái luôn vận
động và biến đổi do sự tác động của các yếu tố khách quan qua từng thời kì
phat triển của điều kiện kinh tế - xã hội. Cụ thể là nghiên cứu về mạng lưới
ASXH cho TECHCĐB tại huyện Nghi Xuân dưới sự tác động của các yếu tố
tự nhiên, văn hóa, kinh tế - xã hội...qua các năm, các thời kì phát triển của
huyện Nghi Xuân.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Để phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài một cách thực tiễn nhất, bản thân
em đã sử dụng những phương pháp nghiên cứu cụ thể sau:
5.2.1. Công tác xã hội cá nhân
Nghiên cứu dựa trên việc áp dụng một số các lý thuyết như thuyết phân
tâm học về cấu trúc nhân cách, thuyết hiện sinh...; và một số các phương pháp
như phương pháp giải quyết vấn đề, kiểu mẫu hành vi...; hay các kỹ năng như
kỹ năng lắng nghe, quan sát, đặt câu hỏi, phản hồi, thấu cảm... để phân tích


14


tìm hiểu vấn đề và làm phương pháp nghiên cứu từng cá nhân trong nhóm đối
tượng TECHCĐB tại huyện Nghi Xuân và những người trực tiếp liên quan để
lấy thông tin.
5.2.2. Công tác xã hội nhóm, cộng đồng
Nghiên cứu dựa trên việc vận dụng các kỹ năng như kỹ năng tổ chức,
điều phối buổi sinh hoạt nhóm, kỹ năng lãnh đạo, giao nhiệm vụ, tổ chức các
trò chơi... làm phương pháp nghiên cứu áp dụng và việc giải quyết vấn đề trực
tiếp cho nhóm, tổ chức tại cộng đồng trên địa bàn huyện Nghi Xuân.
5.2.3. Thu thập và phân tích tài liệu
Phương pháp này nhằm tập hợp các tài liệu có liên quan từ các phòng,
ban của cấp chính quyền như phòng Lao động – Thương binh và Xã hội
huyện, Hội phụ nữ, phòng Y tế, phòng Chính sách – Xã hội các cấp xã...
Qua các tài liệu thứ cấp thu thập được, sau đó tiến hành xử lý các số liệu
từ dạng thô sang dạng tinh, phân thành từng mảng chủ đề rồi tập hợp, thống
nhất các thông tin theo một trình tự lôgíc.
5.2.4. Phương pháp thảo luận nhóm
Các kết quả phân tích của nghiên cứu được sử dụng từ việc thảo luận
nhóm tập trung. Cấp huyện thì thảo luận nhóm với cán bộ phòng LĐ – TBXH
huyện Nghi Xuân và các ngành có liên quan. Cấp địa phương thảo luận nhóm
với cán bộ và người bảo trợ tại xã Xuân Yên.
Thời gian của mỗi cuộc thảo luận khoảng từ 20 - 40 phút. Các câu hỏi
thảo luận xoay quanh nội dung là khả năng đáp ứng nhu cầu cho trẻ từ các
chính sách như thế nào để đảm bảo mạng lưới an sinh tốt nhất cho trẻ.
Đề cương thảo luận nhóm cán bộ được đính kèm ở phần phụ lục I.
5.2.5. Phương pháp phỏng vấn sâu
Để có được những thông tin thực tế và hiểu sâu hơn về hoàn cảnh, nhu
cầu và nguyện vọng của các đối tượng, người nghiên cứu cũng đã tiến hành


15


phỏng vấn sâu cá nhân để thu thập thông tin phục vụ cho đề tài nghiên cứu.
Đã tiến hành phỏng vấn sâu 15 người, trong đó 8 đối tượng là
TECHCĐB, 6 đối tượng là phụ huynh của TECHCĐB và 1 đối tượng là cán
bộ huyện làm công tác BVCS & GDTE.
Các câu hỏi phỏng vấn sâu sẽ được trình bày cụ thể đính kèm ở phần phụ
lục II, III và IV.
6. Giả thuyết nghiên cứu
* TECHCĐB ở huyện Nghi Xuân – tỉnh Hà Tĩnh hiện nay gặp rất nhiều
thiệt thòi, khó khăn để có một cơ may bước vào cuộc sống.
* Mạng lưới ASXH mặc dù đã có chú trọng đến trẻ em nhưng thực sự
vẫn chưa đáp ứng đủ và đúng nhu cầu cần thiết của TECHCĐB hiện đang
sống trên địa bàn huyện Nghi Xuân – tỉnh Hà Tĩnh.
* TECHCĐB ở huyện Nghi Xuân – tỉnh Hà Tĩnh đang rất cần một hệ
thống bảo vệ an toàn để phát triển hài hòa về thể chất và tâm lý.
7. Bố cục đề tài
Đề tài được chia làm 3 chương chính:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn.
Chương 2: Thực trạng An sinh xã hội cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt
tại huyện Nghi Xuân – tỉnh Hà Tĩnh
Chương 3: Mô hình An sinh xã hội hiệu quả cho Trẻ em có hoàn cảnh
đặc biệt tại huyện Nghi Xuân – tỉnh Hà Tĩnh trong giai đoạn hiện
nay.ECHCĐB

16



PHẦN II. NỘI DUNG
CHƯƠNG I
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1. Các lý thuyết làm cơ sở cho vấn đề nghiên cứu
1.1.1. Lý thuyết hệ thống
Thuyết hệ thống là một trong những lý thuyết quan trọng được vận dụng
trong nhiều lĩnh vực nghiên cứu khác nhau. Từ góc độ CTXH: “Hệ thống là
một tập hợp các thành tố được sắp xếp có trật tự và liên hệ với nhau để hoạt
động thống nhất. Con người phụ thuộc vào hệ thống trong môi trường xã hội
nhằm đáp ứng nhu cầu trực tiếp của mình trong cuộc sống”(Theo Lý thuyết
công tác xã hội hiện đại). Người có công đưa lí thuyết hệ thống vào thực tiễn
CTXH phải kể đến công lao của Pincus và Minahan cùng các đồng sự khác.
Từ việc vận dụng thuyết hệ thống, nhân viên CTXH sẽ làm rõ hơn dịch vụ xã
hội cơ bản trong CTXH với trẻ em.

17


Dịch vụ xã hội là một hệ thống bao gồm các tiểu hệ thống có mối liên hệ
chặt chẽ với nhau và cùng tham gia đáp ứng nhu cầu cho trẻ. Trẻ em phụ
thuộc vào các hệ thống xã hội và nhân viên CTXH cần nắm vững các hệ
thống, cũng như cách thức hoạt động của các hệ thống để cung ứng những
dịch vụ xã hội cần thiết cho thân chủ của mình.
1.1.2. Lý thuyết động học tâm lý
Trong CTXH với trẻ em thì nắm bắt rõ tâm lý của trẻ sẽ đưa lại nhiều
thành công cho nhân viên xã hội. Với việc tiếp cận lý thuyết động học tâm lý
trong đề tài sẽ giúp chúng ta hiểu và biết được những rào cản về mặt tâm lý
xã hội của những TECHCĐB. Từ đó sẽ giúp chúng ta có những cách thức
hiệu quả trong việc tiếp cận các em cho phù hợp và hiểu được các em cần
những gì, các em đang mong muốn gì...và khi đã biết, đã hiểu được những

tâm tư, nguyện vọng của các em ta sẽ cân nhắc trong việc đưa ra được những
giải pháp, chính sách ASXH phù hợp với hoàn cảnh từng trẻ và hoàn cảnh của
gia đình có TECHCĐB tại huyện Nghi Xuân.
(Theo Lý thuyết Công tác xã hội hiện đại. Trần Văn Kham dịch).
Theo cách tiếp cận này, người nghiên cứu có thể hiểu được tâm lí của
trẻ, từ đó đánh giá đúng nhu cầu mà trẻ thực sự đang cần.
1.1.3. Lý thuyết về vai trò
Lý thuyết vai trò cho rằng mỗi cá nhân trong xã hội có một vị trí nhất
định và từ đó có một vai trò nhất định gắn với vị trí đó. Sự tương tác giữa các
nhóm và giữa các cá nhân bao gồm cả sự tương tác giữa các vị trí, các vai trò
này. Mỗi người có một khoảng cho cá nhân của mình, khoảng này gắn với vị
trí, với vai trò và những tương tác với nhau dẫn đến bản sắc xã hội nhất định.
Trong tương tác này, mỗi người có một kết cấu cá nhân, mỗi người có ý
tưởng riêng của mình về một sự vật, sự kiện nhất định và họ trao đổi nhau,
tương tác với nhau từ những kết cấu này.

18


Trong gia đình thuyết vai trò gắn với vị trí của các thành viên. Nếu một
thành viên nào không thực hiện, hoặc thực hiện sai vai trò của mình thì không
thể tạo được các mối tương tác, cũng như những bản sắc xã hội riêng của
mình.
(Theo Lý thuyết Công tác xã hội hiện đại. Trần Văn Kham dịch).
Trong việc đưa ra những giải pháp, chính sách ASXH đối với
TECHCĐB tại huyện Nghi Xuân, thì mỗi bộ phận, mỗi cơ quan, tổ chức phải
có những vai trò chuyên môn của mình và có mối quan hệ thống nhất giữa các
bộ phận để thực hiện có hiệu quả mạng lưới ASXH cho TECHCĐB.
Đồng thời, với thuyết vai trò, người nghiên cứu cũng có thể biết được ai
là người có uy tín trong gia đình cũng như trong cộng đồng. Tác động vào

những thành viên uy tín để xây dựng một mạng lưới an sinh hiệu quả cho
TECHCĐB là điều đang được người nghiên cứu hướng đến.
1.2. Các khái niệm
1.2.1. Khái niệm An sinh xã hội
Hiện nay có nhiều cách định nghĩa khác nhau về khái niệm ASXH:
Theo Tổ chức Lao động Thế giới (ILO): “ASXH là một sự bảo vệ mà xã
hội cung cấp cho các thành viên của mình thông qua một số biện pháp được
áp dụng rộng rãi để đương đầu với những khó khăn, các cú sốc về kinh tế và
xã hội làm mất hoặc suy giảm nghiêm trọng nguồn thu nhập do ốm đau, thai
sản, thương tật do lao động, mất sức lao động hoặc tử vong. ASXH cung cấp
chăm sóc y tế và trợ cấp cho các gia đình nạn nhân có trẻ em” (ILO - 1984).
Ở đây, ASXH bao gồm các hợp phần: (1) chăm sóc y tế, (2) bù đắp việc
giảm hoặc thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, hưu trí, mất sức lao
động, tử tuất, thất nghiệp (tức bao gồm các chế độ thuộc hệ thống bảo hiểm
xã hội) và (3) một số chế độ được quy định trong một công ước của ILO liên
quan tới chăm sóc trẻ em. Như vậy, khái niệm này rộng hơn bảo hiểm xã hội

19


bởi nó không chỉ bảo vệ khi các thành viên bị rủi ro về thu nhập do ốm đau,
tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, tuổi già mà còn liên quan đến chăm sóc y
tế, chăm sóc lao động trẻ em.
Tại Việt Nam, do thuật ngữ ASXH được dịch ra từ nhiều ngôn ngữ khác
nhau nên có nhiều tên gọi khác nhau như: ASXH; Bảo trợ xã hội; An toàn xã hội;
Bảo đảm xã hội...Do vậy nội dung của các cụm từ này cũng khác nhau.
Theo J.M. Romanyshyn: “ASXH bao gồm các biện pháp và qua trình
liên quan đến việc giải quyết và phòng ngừa các vấn đề xã hội, việc phát
triển tài nguyên nhân lực và cải thiện chất lượng cuộc sống. Điều này bao
gồm các dịch vụ xã hội cho cá nhân, gia đình và cả những nỗ lực củng cố và

cải tiến các dịch vụ xã hội” (Theo An sinh xã hội và các vấn đề xã hội.
Nguyễn Thị Oanh).
Như vậy, có thể nhận thấy rằng ASXH là một khái niệm động và nó có
thể thay đổi theo thời gian, không gian, thay đổi theo điều kiện phát triển kinh
tế - xã hội chung của thế giới, của từng khu vực và từng quốc gia khác nhau.
Trong đề tài này chúng ta quan tâm tới các hoạt động ASXH đã được
thực hiện cho TECHCĐB trên địa bàn. Vì vậy, bản thân em đã đưa ra một
cách hiểu cụ thể hơn về ASXH cho TECHCĐB, đó là: Sự bảo đảm và cải
thiện các điều kiện sống (tài chính, sức khỏe, học tập, các loại dịch vụ xã
hội...) cho TECHCĐB nhằm mang lại một cuộc sống an toàn, công bằng để
trẻ phát triển đầy đủ thể chất lẫn tinh thần.
Theo đó, ta có thể đưa ra các hoạt động ASXH dưới đây để đánh giá:
Chương trình hành động

Chương trình Quỹ bảo trợ

vì trẻ em

trẻ em

Sức khỏe dinh dưỡng

Xây dựng nhà tình thương

Nước sạch

Cấp học bổng

Giáo dục


Cấp xe lăn
20


Bảo vệ trẻ em
Văn hóa, vui chơi, giải trí

Phẫu thuật chỉnh hình và phục hồi
chức năng
Thăm hỏi tặng quà ngày Lễ, Tết..

Bảng 1: Các hoạt động ASXH cho trẻ em trên địa bàn nghiên cứu
Sự phân chia này dựa trên những hoạt động thực tế đã có trên địa bàn.
Từ những việc làm cụ thể này, người nghiên cứu sẽ đánh giá được khả năng
đáp ứng nhu cầu của TECHCĐB từ các hoạt động ASXH đã và đang được
thực hiện, từ đó sẽ đưa ra những hoạt động can thiệp đối với việc cung ứng
các loại hình dịch vụ xã hội tốt hơn cho trẻ, đặc biệt là TECHCĐB trên địa
bàn huyện.
1.2.2. Khái niệm Trẻ em
Trẻ em là một thuật ngữ nhằm chỉ một nhóm xã hội thuộc về một độ
tuổi, trong giai đoạn đầu của sự phát triển con người.
Theo định nghĩa sinh học, trẻ em là con người ở giai đoạn phát triển, từ
khi còn trong trứng nước tới tuổi trưởng thành.
Nhìn dưới góc độ xã hội học thì trẻ em là giai đoạn con người đang học
cách tiếp nhận những chuẩn mực của xã hội và đóng vai trò xã hội của mình,
đây là giai đoạn xã hội hoá mạnh nhất và là giai đoạn đóng vai trò quyết định
của việc hình thành nhân cách của mỗi con người.
Theo Điều 1 Công ước quốc tế về Quyền trẻ em (CRC) khái niệm trẻ em
được hiểu như sau: “Trong phạm vi của Công ước này, trẻ em có nghĩa là
người dưới 18 tuổi, trừ trường hợp pháp luật áp dụng với trẻ em đó quy định

tuổi thành niên sớm hơn”.
Còn theo định nghĩa của Uỷ ban bảo vệ và chăm sóc trẻ em Việt Nam
khái niệm này được hiểu là “Trẻ em là công dân Việt Nam dưới 16 tuổi trừ
trường hợp pháp luật áp dụng với trẻ em đó quy định tuổi thành niên sớm
hơn”.
21


Trong đề tài này trẻ em được hiểu theo nghĩa là công dân Việt Nam dưới
16 tuổi, đang sinh sống tại trên địa bàn huyện Nghi Xuân – tỉnh Hà Tĩnh.
1.2.3. Khái niệm Trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt
TECHCĐB là những trẻ em có hoàn cảnh không bình thường về thể chất
hoặc tinh thần. Không đủ điều kiện để thực hiện quyền cơ bản và hòa nhập
với gia đình và cộng đồng (Theo Khoản 1 Điều 3 Luật bảo vệ, chăm sóc và
giáo dục trẻ em năm 2004).
TECHCĐB gồm: Trẻ mồ côi không nơi nương tựa, trẻ bị bỏ rơi, trẻ
khuyết tật, tàn tật, trẻ em là nạn nhân của chất độc hóa học, trẻ em nhiễm
HIV/AIDS, trẻ phải lao động nặng nhọc, nguy hiểm, tiếp xúc với chất độc hại,
trẻ phải làm việc xa gia đình, trẻ lang thang, trẻ bị xâm hại tình dục, trẻ
nghiện ma túy, trẻ vi phạm pháp luật (Theo Điều 40 Luật bảo vệ, chăm sóc và
giáo dục trẻ em năm 2004). Và từ đây chúng trở thành những đối tượng,
những thân chủ cần giúp đỡ của CTXH.
Trên địa bàn nghiên cứu, nhóm đối tượng TECHCĐB bao gồm trẻ em
mồ côi, trẻ em khuyết tật, trẻ em nhiễm chất độc hóa học. Do vậy, người
nghiên cứu chỉ tập trung và 3 nhóm trẻ có hoàn cảnh đặc biệt này.
Điều kiện kinh tế - xã hội của huyện Nghi Xuân tuy đang trong thời kỳ
phát triển nhưng những tiềm năng về tự nhiên và con người cho thấy hoàn
toàn có khả năng để thực hiện ASXH cho trẻ tốt hơn. Điều quan trọng là xây
dựng được những kế hoạch can thiệp, hỗ trợ CTXH cụ thể để từng bước thực
hiện. Do vậy, cần phải hiểu được thực trạng thực hiện an sinh cho trẻ hiện nay

ra sao cũng như nhu cầu thực tế của trẻ và khả năng đáp ứng những nhu cầu
đó từ phía gia đình và xã hội như thế nào.
1.2.4. Khái niệm Nhu cầu

22


Cho tới nay chưa có một định nghĩa chung nhất về nhu cầu. Các sách
giáo khoa chuyên ngành hay các công trình nghiên cứu khoa học thường có
những định nghĩa mang tính riêng biệt.
Trong phạm vi nhận thức hiện tại có thể định nghĩa nhu cầu là tính chất
của cơ thể sống, biểu hiện trạng thái thiếu hụt của chính cá thể đó và do đó
phân biệt nó với môi trường sống. Nhu cầu tối thiểu nhất, hay còn gọi là nhu
yếu tuyệt đối, đã được lập trình qua quá trình rất lâu dài tồn tại, phát triển và
tiến hóa.
Nhu cầu là một hiện tượng tâm lý của con người, là đòi hỏi, mong muốn,
nguyện vọng của con người về vật chất và tinh thần để tồn tại và phát triển.
Tùy theo trình độ nhận thức, môi trường sống, những đặc điểm tâm sinh lý,
mỗi người có những nhu cầu khác nhau.
Nhu cầu là cảm giác thiếu hụt một cái gì đó mà con người cảm nhận
được.
Nhu cầu là yếu tố thúc đẩy con người hoạt động. Nhu cầu càng cấp bách
thì khả năng chi phối con người càng cao. Về mặt quản lý, kiểm soát được
nhu cầu đồng nghĩa với việc có thể kiểm soát được cá nhân (trong trường hợp
này, nhận thức có sự chi phối nhất định: nhận thức cao sẽ có khả năng kiềm
chế sự thoả mãn nhu cầu).
Nhu cầu của một cá nhân, đa dạng và vô tận. Về mặt quản lý, người
quản lý chỉ kiểm soát những nhu cầu có liên quan đến hiệu quả làm việc của
cá nhân. Việc thoả mãn nhu cầu nào đó của cá nhân đồng thời tạo ra một nhu
cầu khác theo định hướng của nhà quản lý, do đó người quản lý luôn có thể

điều khiển được các cá nhân.
Nhu cầu là tính chất của cơ thể sống, biểu hiện trạng thái thiếu hụt hay
mất cân bằng của chính cá thể đó và do đó phân biệt nó với môi trường sống.

23


Nhu cầu tối thiểu hay còn gọi là nhu yếu đã được lập trình qua quá trình rất
lâu dài tồn tại, phát triển và tiến hóa.
Nhu cầu chi phối mạnh mẽ đến đời sống tâm lý nói chung, đến hành vi
của con người nói riêng. Nhu cầu được nhiều ngành khoa học quan tâm
nghiên cứu và sử dụng ở nhiều lĩnh vực khác nhau trong đời sống, xã hội.
(Nguồn: Bách khoa toàn thư mở
Wikipedia).
Trong đề tài, việc quan tâm và tìm hiểu được nhu cầu của TECHCĐB
trong cuộc sống sẽ đóng vai trò là yếu tố rất quan trọng trong việc đề ra các
chính sách, hoạt động trong ASXH cũng như trong hoạt động trợ giúp cho trẻ
được thỏa mãn các nhu cầu cơ bản về vật chất, tinh thần trong cuộc sống.
1.2.5. Khái niệm dịch vụ
Có rất nhiều quan điểm khác nhau về khái niệm dịch vụ, nhưng theo Từ
điển Tiếng Việt thì “Dịch vụ là công việc phục vụ trực tiếp cho những nhu
cầu nhất định của số đông, có tổ chức và được trả công” (Từ điển Tiếng
Việt, 2004, NXB Đà Nẵng, tr256).
Hay có thể hiểu chung về Dịch vụ là hoạt động có chủ đích nhằm đáp
ứng nhu cầu nào đó của con người. Đặc điểm của dịch vụ là không tồn tại ở
dạng sản phẩm cụ thể (hữu hình) như hàng hoá nhưng nó phục vụ trực tiếp
nhu cầu nhất định của xã hội.
Còn khi nói đến dịch vụ xã hội thì thường có mối liên hệ với chính sách
xã hội. “Chính sách xã hội là sự cụ thể hoá, thể chế hoá các đường lối, chủ
trương để giải quyết những vấn đề xã hội dựa trên những tư tưởng, quan

điểm phù hợp với bản chất xã hội – chính trị (ở nước ta là Đảng Cộng sản
Việt Nam và Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam) phản ánh lợi
ích và trách nhiệm của cộng đồng xã hội nói chung và của từng nhóm xã hội
nói riêng nhằm tác động trực tiếp vào con người và điều chỉnh các quan hệ
giữa con người với con người, giữa con người với xã hội, hướng tới mục đích
24


cao nhất là thoả mãn những nhu cầu ngày càng tăng về đời sống vật chất,
văn hoá và tinh thần của nhân dân (Bùi Đình Thanh, Xã hội học và Chính
sách xã hội, NXB KHXH, Hà Nội, 2004, tr 290).
Theo Liên Hợp Quốc: Dịch vụ xã hội cơ bản là các hoạt động dịch vụ
cung cấp những nhu cầu cho các đối tượng nhằm đáp ứng những nhu cầu tối
thiểu của cuộc sống (Liên Hợp Quốc - Châu Phi Chi tiêu ít hơn về dịch vụ xã
hội cơ bản (UN - Africa Spending Less on Basic Social Services)).
Trên cơ sở đó, bản thân em xin đưa ra cách hiểu như sau:
* Dịch vụ xã hội: Là các hệ thống nhằm cung cấp, đáp ứng các nhu cầu
xã hội cần thiết cho các cá nhân, nhóm, cộng đồng nhất định được xã hội
thừa nhận.
Có nghĩa dịch vụ xã hội cơ bản trong công tác xã hội với TECHCĐB là
các hệ thống chính thức và phi chính thức có nhiệm vụ và chức năng đáp ứng
những nhu cầu cơ bản cho TECHCĐB.
1.3. Phân loại trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt
Việc xác định nhu cầu thực tế của từng nhóm TECHCĐB là rất khó
khăn. Mỗi nhóm trẻ trong nhóm TECHCĐB lại có những đặc điểm riêng,
những khó khăn và những vấn đề riêng. Chính vì vậy mà để phân loại
TECHCĐB đã có rất nhiều cách khác nhau và dựa trên những tiêu chí khác
nhau. Tuy nhiên theo tổ chức UNICEF (Việt Nam Woman and children- A
situation analysys 1994), có thể phân loại TECHCĐB thành những nhóm đối
tượng sau đây:

+ Trẻ em mồ côi (Orphan children).
+ Trẻ em lang thang đường phố (Street children).
+ Trẻ em khuyết tật (Disabled children).
+ Trẻ em lao động sớm (Working children).
+ Trẻ em thiệt thòi (Disavantaged children).
+ Trẻ em phạm pháp (Children in conflict with law).
25


×