Tải bản đầy đủ (.pdf) (113 trang)

Giải pháp hoàn thiện chính sách bảo vệ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt tại tỉnh Bắc Ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.5 MB, 113 trang )


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH





PHẠM THỊ HỒNG QUYÊN





GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH
BẢO VỆ TRẺ EM CÓ HOÀN CẢNH ĐẶC BIỆT
TỈNH BẮC NINH





LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ









THÁI NGUYÊN - 2014

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH





PHẠM THỊ HỒNG QUYÊN




GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH
BẢO VỆ TRẺ EM CÓ HOÀN CẢNH ĐẶC BIỆT
TỈNH BẮC NINH
Chuyên ngành: QUẢN LÝ KINH TẾ
Mã số: 60 34 04 10





LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ



Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. ĐỖ TRỌNG HÙNG






THÁI NGUYÊN - 2014

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu Luận văn này là
hoàn toàn trung thực và chƣa đƣợc sử dụng để bảo vệ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi thông tin trích dẫn trong luận văn đều đƣợc
chỉ rõ nguồn gốc./.
Thái Nguyên, tháng 5 năm 2014
Tác giả luận văn



Phạm Thị Hồng Quyên


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu


ii
LỜI CẢM ƠN
Đƣợc sự hƣớng dẫn tận tình của thầy giáo TS. Đỗ Trọng Hùng - Nguyên
Vụ trƣởng, trợ lý Bộ trƣởng Bộ Lao động - Thƣơng binh và Xã hội, và sự giúp
đỡ tận tình của các thầy, cô trong trƣờng Đại học Kinh tế và Quản trị kinh
doanh Thái Nguyên, các nhà khoa học, em đã hoàn thành luận văn này.
Em xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo Sở Lao Động - TBXH tỉnh Bắc
Ninh đã tạo mọi điều kiện hỗ trợ em hoàn thành luận văn này.
Do hạn chế về kiến thức, thời gian và kinh nghiệm, nên thiếu sót là điều
khó tránh khỏi. Vì vậy, em rất mong đƣợc sự đóng góp, chỉ bảo của các thầy
cô và đồng nghiệp để luận văn đƣợc hoàn thiện hơn trong quá trình nghiên
cứu và công tác sau này.
Em xin đƣợc bày tỏ sự kính trọng và biết ơn đến thầy giáo hƣớng dẫn
TS. Đỗ Trọng Hùng và sự giúp đỡ tận tình của các thầy cô trong trƣờng Đại
Học Thái Nguyên, các nhà khoa học
Xin trân trọng cám ơn!
Thái Nguyên, tháng 5 năm 2014
Tác giả luận văn



Phạm Thị Hồng Quyên


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

iii
MỤC LỤC


LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT vii
DANH MỤC CÁC BẢNG viii
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ ix
MỞ ĐẦU 1
1. Tính cấp thiết của đề tài 1
2. Mục tiêu, đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 2
3. Ý nghĩa khoa học, thực tiễn của đề tài nghiên cứu 3
4. Những đóng góp mới của đề tài 3
5. Bố cục của luận văn 4
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN VỀ BẢO
VỆ TRẺ EM CÓ HOÀN CẢNH ĐẶC BIỆT 5
1.1. Cở sở lý luận 5
1.1.1. Công ƣớc Quốc tế về Quyền trẻ em 5
1.1.2. Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh 6
1.1.3. Quan điểm của Đảng và Nhà nƣớc ta 6
1.1.4. Luật Bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em 7
1.2. Một số vấn đề về cơ sở thực tiễn thực hiện các chính sách, luật
pháp có liên quan đến trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt 33
1.2.1. Bối cảnh thế giới ảnh hƣởng đến thực hiện các chính sách, pháp
luật liên quan đến trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt. 33
1.2.2. Bối cảnh nƣớc ta đang trong quá trình hội nhập ngày càng sâu,
rộng vào nền kinh tế thế giới, cũng đặt ra yêu cầu phải hoàn thiện
khung khổ luật pháp về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em 33

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

iv

1.2.3. Bối cảnh công nghệ thông tin, kỹ thuật số phát triển nhanh nhƣ
vũ bão đã tác động mạnh mẽ đến trẻ em cũng đặt ra yêu cầu phải hoàn
thiện khung khổ luật pháp về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em,
trong đó cần phải có các biện pháp bảo vệ, chăm sóc trẻ em phong phú,
đa dạng hơn và hiệu quả hơn 34
1.2.4. Hòa chung với cộng đồng quốc tế về việc thúc đẩy phát triển sàn
an sinh xã hội, Đảng và Nhà nƣớc cũng đã có chủ trƣơng mở rộng
chính sách an sinh xã hội hƣớng tới an sinh toàn dân vào năm 2020,
trong đó trẻ em là một trong những đối tƣợng đƣợc quan tâm hàng đầu 35
1.2.5. Kinh nghiệm các nƣớc trong việc xây dựng chính sách luật về
quyền trẻ em 37
Chƣơng 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI 42
2.1. Các câu hỏi đặt ra mà đề tài cần giải quyết 42
2.2. Cơ sở phƣơng pháp luận 42
2.3. Các phƣơng pháp nghiên cứu cụ thể 42
42
42
43
43
2.2.5. Phƣơng pháp thu thập tài liệu thứ cấp 43
2.2.6. Phƣơng pháp chuyên gia 43
2.4. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu 43
2.4.1. Các chỉ tiêu kinh tế - xã hội đặc trƣng của Tỉnh Bắc Ninh 43
2.4.2. Các chỉ tiêu liên quan tới trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt 44
Chƣơng 3: THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BẢO VỆ
TRẺ EM CÓ HOÀN CẢNH ĐẶC BIỆT TỈNH BẮC NINH TỪ
NĂM 2008 - 2012 45
3.1. Khái quát chung về đặc điểm của tỉnh Bắc Ninh 45

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu


v
3.1.1. Đặc điểm chung của tỉnh Bắc Ninh 45
3.1.2. Đặc điểm Kinh tế - Xã hội tỉnh Bắc Ninh 46
3.2. Thực trạng việc thực hiện chính sách bảo vệ trẻ em có hoàn cảnh
đặc biệt tỉnh Bắc Ninh 49
3.2.1. Chính sách trợ giúp xã hội dành cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt
giai đoạn từ 2008 - 2012 50
3.2.2. Chính sách đối với ngƣời chƣa thành niên ở trƣờng giáo dƣỡng 53
3.2.3. Chính sách chăm sóc sức khoẻ 56
3.2.4. Chính sách về giáo dục 61
3.2.5. Chính sách về vui chơi, giải trí 65
3.3. Đánh giá việc thực hiện chính sách Bảo vệ trẻ em có hoàn cảnh đặc
biệt tỉnh Bắc Ninh trong những năm qua 67
3.3.1. Đánh giá chung 67
3.3.2. Những kết quả chủ yếu 69
3.3.3. Những tồn tại, hạn chế 72
Chƣơng 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CHÍNH
SÁCH BẢO VỆ TRẺ EM CÓ HOÀN CẢNH ĐẶC BIỆT TỈNH
BẮC NINH 75
4.1. Phƣơng hƣớng, mục tiêu phát triển Kinh tế - Xã hội và thực hiện
chính sách bảo vệ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt tỉnh Bắc Ninh trong
thời gian tới 75
4.1.1. Phƣơng hƣớng và mục tiêu phát triển Kinh tế - Xã hội của tỉnh
Bắc Ninh đến năm 2015 75
4.1.2. Phƣơng hƣớng hoàn thiện chính sách bảo vệ trẻ em có hoàn cảnh
đặc biệt 77
4.2. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách bảo vệ trẻ em có
hoàn cảnh đặc biệt tỉnh Bắc Ninh 82


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

vi
4.2.1. Các yếu tố ảnh hƣởng đến công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục
trẻ em nói chung và trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt nói riêng 82
4.2.2. Một số giải pháp 83
4.2.3. Một số khuyến nghị nhằm hoàn thiện chính sách bảo vệ trẻ em có
hoàn cảnh đặc biệt tỉnh Bắc Ninh 90
KẾT LUẬN 98
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 100



Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

vii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BTXH
Bảo trợ xã hội
BHYT
Bảo hiểm y tế
UBND
Ủy Ban Nhân Dân
Giá CĐ
Giá cố định
GDMN
Giáo dục mầm non
THCS
Trung học cơ sở
THPT

Trung học phổ thông
LĐTBXH
Lao động - Thƣơng binh - Xã hội
PNTE
Phụ nữ trẻ em
CRC
Công ƣớc liên hợp quốc về Quyền trẻ em
BLLĐ
Bộ luật lao động
BLHS
Bộ Luật hình sự



Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

viii
DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 3.1. Số liệu trẻ em vi phạm pháp luật từ 2008 - 2012 53




Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

ix
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ

Biểu đồ 3.1. Trẻ em thuộc đối tƣợng bảo trợ xã hội 2008-2012 51

Biểu đồ 3.2. Kinh phí cho trẻ em thuộc đối tƣợng bảo trợ xã hội
2008-2011 52
Biểu đồ 3.3. Tình hình trẻ em vi phạm pháp luật và trẻ em đi trƣờng
giáo dƣỡng từ năm 2008-2012 55
Biểu đồ 3.4. Số trẻ em đƣợc cấp thẻ BHYT 58
Biểu đồ 3.5. Tình hình trẻ em bị dị tật đƣợc khám sàng lọc và phẫu
thuật từ 2008 - 2012 59
Biểu đồ 3.6. Kinh phẫu thuật cho trẻ em bị dị tật từ 2008-2012 59
Biểu đồ 3.7. Tình hình trẻ em đƣợc hƣởng ƣu đãi giáo dục từ năm
2008-2012 63
Biểu đồ 3.8. Kinh phí chi cho ƣu đãi giáo dục từ năm 2008-2012 63
Biểu đồ 3.9. Trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt đƣợc học tại các Trung tâm
và cơ sở chuyên biệt từ năm 2008-2012 64
Sơ đồ 4.1. Yêu cầu mới về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em 78
Sở đồ 4.2. Các yếu tố tác động đến bảo vệ, chăm sóc và giáo dục
trẻ em 83

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong công cuộc đổi mới do Đảng cộng sản Việt Nam khởi xƣớng và
lãnh đạo, nền kinh tế Việt Nam liên tục tăng trƣởng ở mức cao và tƣơng đối ổn
định, đạt mức trên 7% năm. GDP bình quân đầu ngƣời từ 200 USD năm 1990
tăng lên khoảng 1.300 USD vào năm 2010. Về mặt xã hội Việt Nam cũng có
bƣớc phát triển đáng tự hào, tỷ lệ dân số tiếp cận với giáo dục, y tế, nƣớc sạch và
các phúc lợi xã hội khác không ngừng đƣợc nâng cao và chất lƣợng ngày càng
tốt hơn. Việt Nam đã thoát khỏi tình trạng nƣớc nghèo, đời sống của đại bộ phận
nhân dân đã đƣợc cải thiện, trong đó có trẻ em (chiếm 28%) dân số.

Nhờ có sự tăng trƣởng kinh tế mà việc triển khai thực hiện các mục tiêu
vì trẻ em của Việt Nam nói chung và của tỉnh Bắc Ninh nói riêng đã đạt đƣợc
những kết qủa đáng khích lệ. Về cơ bản, các mục tiêu y tế, giáo dục đều đạt
so với kế hoạch đề ra. Tuy nhiên, các mục tiêu về vui chơi giải trí, bảo vệ trẻ
em (nhất là trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt) đều không đạt so với kế hoạch. Tình
trạng sao nhãng, ngƣợc đãi, xâm hại tình dục, bạo lực, buôn bán, mại dâm trẻ
em, sử dụng trẻ em tham gia lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; tình
trạng trẻ em lang thang, trẻ em nghiện ma tuý, trẻ em bị ảnh hƣởng bởi
HIV/AIDS, trẻ em vi phạm pháp luật xẩy ra ở nhiều nơi với diễn biến và tính
chất ngày càng phức tạp. Bên cạnh đó, môi trƣờng sống tiềm ẩn nhiều nguy
cơ gây rủi ro, không đảm bảo an toàn và thân thiện với trẻ em chƣa đƣợc quan
tâm loại bỏ, dẫn đến nhiều trẻ em có nguy cơ cao rơi vào hoàn cảnh đặc biệt.
Trẻ em là hạnh phúc của mỗi gia đình, là tƣơng lai của đất nƣớc, nên
cần đƣợc quan tâm bảo vệ đặc biệt của gia đình và xã hội. Trong đó, trẻ em có
hoàn cảnh đặc biệt khó khăn có nhiều thiệt thòi hơn so với trẻ em cùng lứa tuổi
khác về mặt thể chất hoặc tinh thần. Chính vì vậy, cần có những chính sách, cơ
chế đồng bộ, hoàn chỉnh và cụ thể để bảo vệ và quan tâm đặc biệt hơn.
Đã có những công trình nghiên cứu khoa học về trẻ em, đề cập đến trẻ
em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, tuy nhiên chƣa triệt để. Nhận thức sâu sắc

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

2
trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt là đối tƣợng cần đƣợc sự quan tâm, chăm sóc
đặc biệt hơn và thực trạng về chính sách bảo vệ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt
vẫn còn nhiều bất cập, từ thực tiễn đó tôi đã lựa chọn đề tài “Giải pháp hoàn
thiện chính sách bảo vệ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt tỉnh Bắc Ninh” làm
đề tài luận văn thạc sĩ của mình nhằm đề xuất các giải pháp góp phần giải
quyết vấn đề thực tiễn.
2. Mục tiêu, đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

2.1. Mục tiêu nghiên cứu
*Mục tiêu chung:
Từ việc nghiên cứu thực trạng thực hiện chính sách bảo vệ trẻ em có
hoàn cảnh đặc tại tỉnh Bắc Ninh để đề ra giải pháp thích hợp hoàn thiện chính
sách bảo vệ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt biệt của tỉnh.
*Mục tiêu cụ thể:
-Góp phần hệ thống hoá những vấn đề lý luận cơ bản về trẻ em có hoàn
cảnh đặc biệt
-Đánh giá thực trạng việc thực hiện chính sách bảo vệ trẻ em có hoàn
cảnh đặc biệt tỉnh Bắc Ninh hiện nay.
-Đề xuất một số giải pháp hoàn thiện chính sách bảo vệ trẻ em có hoàn
cảnh đặc biệt nhằm tăng cƣờng công tác quản lý Nhà nƣớc về lĩnh vực Bảo
vệ chăm sóc trẻ em góp phần thực hiện tốt công tác bảo vệ trẻ em có hoàn
cảnh đặc biệt của tỉnh.
2.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tƣợng nghiên cứu: Nghiên cứu về các đối tƣợng trẻ em có hoàn cảnh
đặc biệt thông qua việc thực hiện các chính sách hỗ trợ cho đối tƣợng này, lấy
mục tiêu về hỗ trợ cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt để làm đối tƣợng phân tích
(trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt đƣợc hƣởng lợi từ việc thực hiện chính sách). Tập
trung chủ yếu về thực hiện chính sách bảo trợ; giáo dục và y tế cho các đối tƣợ
trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

3
Từ kết quả phân loại để xác định chính sách dành cho trẻ em có hoàn
cảnh đặc biệt sẽ đề ra phƣơng hƣớng, giải pháp thực hiện.
Đánh giá việc ban hành các chính sách và tổ chức thực hiện chính sách
của địa phƣơng với các chính sách khác của Nhà nƣớc liên quan đến trẻ em có
hoàn cảnh đặc biệt, tìm ra những thuận lợi, khó khăn, vƣớng mắc, những

nguyên nhân và giải pháp để khắc phục.
- Phạm vi nghiên cứu:
Luận văn tập trung nghiên cứu việc ban hành và thực hiện chính sách,
pháp luật dành cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt dƣới góc độ quản lý Nhà
nƣớc về triển khai thực hiện các chính sách, pháp luật dành cho trẻ em nói
chung và trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt nói riêng.
+ Thời gian: Thu thập các kết quả đã thực hiện để đánh giá, phân
tích thực trạng từ năm 2008 - 2012.
+ Địa điểm nghiên cứu: Tỉnh Bắc Ninh.
3. Ý nghĩa khoa học, thực tiễn của đề tài nghiên cứu
Hệ thống hóa có phân tích những lý luận cơ bản về quản lý Nhà nƣớc
trong việc ban hành và thực hiện các chính sách bảo vệ trẻ em có hoàn cảnh
đặc biệt tỉnh Bắc Ninh (những kết quả đã đạt đƣợc và tồn tại, hạn chế trong
việc thực hiện các chính sách ở cơ sở). Đề tài sẽ cung cấp cơ sở khoa học,
thực tiễn cho việc xây dựng, ban hành các văn bản pháp luật, chính sách,
những giải pháp triển khai thực hiện nhằm nâng cao hiệu lực của việc ban
hành thực hiện chính sách, pháp luật bảo vệ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, góp
phần thúc đẩy sự phát triển Kinh tế - Xã hội tỉnh Bắc Ninh trong thời gian tới.
4. Những đóng góp mới của đề tài
- Hệ thống hoá, làm rõ một số vấn đề lý luận cơ bản về bảo vệ trẻ em
có hoàn cảnh đặc biệt trong giai đoạn hiện nay;

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

4
- Phân tích, đánh giá đƣợc thực trạng của việc ban hành và thực hiện
chính sách bảo vệ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt tỉnh Bắc Ninh, chỉ ra những
kết quả đạt đƣợc, những hạn chế, yếu kém và nguyên nhân.
- Đề xuất kiến nghị thực hiện chính sách, nhằm quản lý và thực hiện tốt
hơn công tác bảo vệ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.

5. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, luận văn gồm 4 chƣơng:
Chương 1: Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của chính sách pháp luật
qui định bảo vệ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt;
Chương 2: Phƣơng pháp nghiên cứu;
Chương 3: Thực trạng thực hiện chính sách bảo vệ trẻ em có hoàn cảnh
đặc biệt trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh;
Chương 4: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách Bảo vệ trẻ em
có hoàn cảnh đặc biệt tỉnh Bắc Ninh.



Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

5
Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN VỀ BẢO VỆ TRẺ EM
CÓ HOÀN CẢNH ĐẶC BIỆT
1.1. Cở sở lý luận
1.1.1. Công ước Quốc tế về Quyền trẻ em
Theo Quy định của Công ƣớc của Liên hợp quốc về Quyền trẻ em thì
trẻ em đƣợc xác định là những ngƣời dƣới 18 tuổi.
Tuy vậy, Công ƣớc cũng ghi nhận việc các quốc gia thành viên có thể
xác định độ tuổi trẻ em thấp hơn so với độ tuổi quy định của Công ƣớc để phù
hợp với hoàn cảnh của các quốc gia. Luật pháp Việt Nam quy định trẻ em là
ngƣời dƣới 16 tuổi.
- Các nhóm quyền của trẻ em:
+ Quyền đƣợc sinh tồn: bao gồm quyền của trẻ em đƣợc sống cuộc
sống bình thƣờng và đƣợc đáp ứng những nhu cầu cơ bản nhất để tồn tại và
phát triển thể chất. Đó là mức sống đủ, có nơi ở, ăn uống đủ chất, đƣợc chăm

sóc sức khoẻ. Trẻ em phải đƣợc khai sinh ngay sau khi ra đời.
+ Quyền đƣợc phát triển: gồm những điều kiện để trẻ em có thể phát
triển đầy đủ nhất về cả tinh thần và đạo đức, bao gồm việc học tập, vui chơi,
tham gia các hoạt động văn hoá, tiếp nhận thông tin, tự do tƣ tƣởng, tự do tín
ngƣỡng và tôn giáo. Trẻ em cần có sự yêu thƣơng và cảm thông của cha mẹ
để có thể phát triển hài hoà.
+ Quyền đƣợc bảo vệ: bao gồm những quy định nhƣ trẻ em phải đƣợc
bảo vệ chống tất cả các hình thức bóc lột lao động, bóc lột và xâm hại tình
dục, lạm dụng ma tuý, sao nhãng và bị bỏ rơi, bị bắt cóc và buôn bán. Trẻ em
còn đƣợc bảo vệ khỏi sự can thiệp vô cớ vào thƣ tín và sự riêng tƣ.
Quyền đƣợc bảo vệ bao gồm cả không bị tra tấn, đánh đập và lạm dụng trong
trƣờng hợp trẻ em làm trái pháp luật hay bị giam giữ.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

6
+ Quyền đƣợc tham gia: tạo mọi điều kiện cho trẻ em đƣợc tự do bày tỏ
quan điểm và ý kiến về những vấn đề có liên quan đến cuộc sống của mình.
Trẻ em còn có quyền kết bạn, giao lƣu và hội họp hoà bình, đƣợc tạo điều
kiện tiếp cận các nguồn thông tin và chọn lựa thông tin phù hợp.
1.1.2. Tư tưởng Hồ Chí Minh
- "Vì lợi ích mƣời năm phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm phải
trồng ngƣời".
- Chiến lƣợc trồng ngƣời của Chủ tịch Hồ Chí Minh trƣớc hết từ những
ngƣời nhỏ nhất, bắt đầu từ trẻ em, đó là chiến lƣợc bền vững vì trẻ em là hạnh
phúc của mỗi gia đình đồng thời quyết định tƣơng lai của đất nƣớc của dân
tộc. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: "Non sông Việt Nam có trở lên
tƣơi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bƣớc tới đài vinh quang để sánh vai
với các cƣờng quốc năm châu đƣợc hay không đó là nhờ một phần lớn ở công
học tập ở các em "

- Bác nói: "Ngày nay, các cháu là nhi đồng. Ngày sau các cháu là ngƣời
chủ nhân của nƣớc Nhà, của thế giới. Các cháu đoàn kết thì thế giới hoà bình
và dân chủ, sẽ không có chiến tranh".
Tƣ tƣởng Hồ chí Minh về vị trí, vai trò của trẻ em đối với tƣơng lai hết
sức gần gũi với quan điểm đƣợc đông đảo cộng đồng quốc tế thừa nhận vào
những năm cuối của thập kỷ 70 của thế kỷ XX và đến nay vẫn còn nguyên giá
trị ” Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai".
1.1.3. Quan điểm của Đảng và Nhà nước ta
Một trong những quan điểm cơ bản chi phối toàn bộ đƣờng lối của
Đảng ta là coi con ngƣời vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự nghiệp phát
triển đất nƣớc theo định hƣớng xã hội chủ nghĩa, mà trẻ em là lớp măng non,
là nguồn hạnh phúc của gia đình, là tƣơng lai của dân tộc. Các em sẽ là ngƣời
kế tục sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

7
Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI Đảng cộng sản Việt
Nam có nhấn mạnh: "Bảo đảm các quyền cơ bản của trẻ em, tạo môi trƣờng
lành mạnh để trẻ em đƣợc phát triển toàn diện về thể chất và trí tuệ. Chú trọng
bảo vệ và chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em gia đình nghèo, trẻ
em vùng sâu, vùng xa, vùng có nhiều khó khăn; ngăn chặn và đẩy lùi các
nguy cơ xâm hại trẻ em. Nhân rộng các mô hình làm tốt việc bảo vệ chăm sóc
trẻ em dựa vào cộng đồng".
Văn kiện Đại hội Đại biểu đảng bộ tỉnh Bắc Ninh lần thứ XVIII có nêu:
Giải quyết tốt các vấn đề an sinh xã hội, quan tâm chăm sóc trẻ em mồ côi, cơ
nhỡ, ngƣời khuyết tật và hạ tỷ lệ trẻ em bị suy dinh dƣỡng xuống còn 10%
vào năm 2015.
1.1.4. Luật Bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em
1.1.4.1. Khái niệm trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt

Trẻ em:
Theo Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em số 25/2004/QH11 của
Việt Nam “Trẻ em quy định trong Luật này là công dân Việt Nam dưới 16
tuổi”. Điều 1 trong Công ƣớc của Liên Hợp Quốc về quyền trẻ em quy định:
“Trẻ em có nghĩa là người dưới 18 tuổi, trừ trường hợp luật pháp áp dụng
với trẻ em đó quy định tuổi thành niên sớm hơn”.
Tuy vậy, trong quá trình thực hiện một số chính sách trợ giúp trẻ em có
hoàn cảnh đặc biệt, nƣớc ta vẫn vận dụng cho những ngƣời trong độ tuổi vị
thành niên từ 16 - 18 tuổi nhƣ chính sách trợ cấp xã hội, chính sách trợ giúp
về giáo dục, y tế khi các đối tƣợng này vẫn trong hoàn cảnh khó khăn và hiện
tại vẫn đang theo học các trƣờng phổ thông hoặc các trƣờng dạy nghề, trung
học chuyên nghiệp.
Đối với trẻ em là ngƣời nƣớc ngoài sinh sống tại Việt Nam thì nƣớc ta
vẫn tôn trọng thực hiện theo quy định của Công ƣớc của Liên Hợp Quốc,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

8
nhƣng số lƣợng trẻ em này không nhiều và không thuộc nhóm trẻ em có hoàn
cảnh đặc biệt.
Trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt:
Trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt là trẻ em có hoàn cảnh không bình
thƣờng về thể chất hoặc tinh thần, không đủ điều kiện để thực hiện quyền cơ
bản và hoà nhập với gia đình, cộng đồng.
Theo quy định tại Điều 40 của Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ
em hiện hành thì có 10 nhóm trẻ em đƣợc xếp vào nhóm trẻ em có hoàn cảnh
đặc biệt, bao gồm: trẻ em mồ côi không nơi nƣơng tựa, trẻ em bị bỏ rơi; trẻ
em khuyết tật, tàn tật; trẻ em là nạn nhân của chất độc hoá học; trẻ em nhiễm
HIV/AIDS; trẻ em phải làm việc nặng nhọc, nguy hiểm, tiếp xúc với chất độc
hại; trẻ em phải làm việc xa gia đình; trẻ em lang thang; trẻ em bị xâm hại

tình dục; trẻ em nghiện ma tuý; trẻ em vi phạm pháp luật.
Tuy vậy, trên thực tế cũng còn một bộ phận trẻ em có hoàn cảnh khó
khăn vẫn chƣa đƣợc xếp vào nhóm trẻ em có hoàn cảnh đặc đặc biệt, nhƣ trẻ
em bị buôn bán, bắt cóc, trẻ em bị bạo lực gia đình, trẻ em sống trong các gia
đình quá nghèo, trẻ em bị ngƣợc đãi, sao nhãng…
Từ khái niệm trên ta có thể thấy trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt có những
đặc điểm sau:
- Thể chất và tinh thần không bình thƣờng: đó là các trẻ em có khuyết
tật về thể chất, tinh thần.
- Không đủ điều kiện thực hiện quyền cơ bản và hòa nhập với gia đình,
cộng đồng.
Từ những đặc điểm trên chúng ta có thể phân biệt trẻ em có hoàn cảnh
đặc biệt với trẻ em bình thƣờng.
1.1.4.2. Phân loại trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt
Căn cứ vào hoàn cảnh của trẻ em ở Việt Nam mà Luật Bảo vệ chăm sóc
và giáo dục trẻ em chia trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt thành 10 nhóm sau:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

9
(1)-Trẻ em mồ côi không nơi nƣơng tựa, trẻ em bị bỏ rơi: là trẻ mồ
côi cả cha và mẹ, trẻ em bị bỏ rơi, mất nguồn nuôi dƣỡng; trẻ em mồ côi cha
hoặc mẹ nhƣng ngƣời còn lại là mẹ hoặc cha mất tích theo quy định tại Điều
78 của Bộ luật Dân sự hoặc không đủ năng lực, khả năng để nuôi dƣỡng theo
quy định của pháp luật; trẻ em có cha và mẹ, hoặc cha hoặc mẹ đang trong
thời gian chấp hành hình phạt tù tại trại giam, không còn ngƣời nuôi dƣỡng
(ghi chú: Trẻ em đƣợc nhận làm con nuôi không đƣợc coi là trẻ em mồ côi).
Tại điều 51 Luật bảo vệ, chăm sóc giáo dục trẻ em nói về việc giáo dục,
chăm sóc nhóm trẻ em mồ côi, không nơi nương tựa với nội dung như sau:
1. Trẻ em mồ côi không nơi nƣơng tựa, trẻ em bị bỏ rơi đƣợc Uỷ ban

nhân dân địa phƣơng giúp đỡ để có gia đình thay thế hoặc tổ chức chăm sóc,
nuôi dƣỡng tại các cơ sở trợ giúp trẻ em công lập, ngoài công lập.
2. Nhà nƣớc khuyến khích gia đình, cá nhân nhận nuôi con nuôi; cơ
quan, tổ chức, cá nhân nhận đỡ đầu, nhận chăm sóc, nuôi dƣỡng trẻ em mồ
côi không nơi nƣơng tựa, trẻ em bị bỏ rơi.
3. Nhà nƣớc có chính sách trợ giúp gia đình, cá nhân hoặc cơ sở trợ
giúp trẻ em ngoài công lập nhận chăm sóc, nuôi dƣỡng trẻ em mồ côi không
nơi nƣơng tựa, trẻ em bị bỏ rơi.
Quy định trên đã thể hiện sự quan tâm của Nhà nƣớc Việt Nam đối với trẻ
em có hoàn cảnh đặc biệt nêu trên. Luật đã quy định cụ thể cơ quan có trách
nhiệm trong việc giúp đỡ trẻ em tìm nơi nƣơng tựa. Bên cạnh đó, Nhà nƣớc còn
có các chính sách trợ giúp các cơ sở chăm sóc trẻ em nhằm mục đích bảo đảm cho
nhóm trẻ em này đƣợc chăm sóc, giáo dục với những điều kiện tốt nhất.
(2)-Trẻ em khuyết tật, tàn tật:
Trẻ khuyết tật, tàn tật là đối tƣợng thiệt thòi nhất trong số những trẻ em
thiệt thòi, bị khiếm khuyết một hay nhiều bộ phận cơ thể hoặc chức năng biểu
hiện dƣới những dạng tật khác nhau, làm suy giảm khả năng hoạt động, khiến
cho lao động, sinh hoạt, học tập gặp nhiều khó khăn.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

10
Trẻ khuyết tật thƣờng đƣợc phân thành các nhóm sau: trẻ khiếm thính, trẻ
khiếm thị, trẻ khó khăn về học, trẻ khó khăn về vận động, trẻ khó khăn về
ngôn ngữ, trẻ đa tật và trẻ có các dạng khuyết tật khác.
Trẻ em tàn tật đƣợc gia đình, Nhà nƣớc và xã hội giúp đỡ, chăm sóc,
đƣợc tạo điều kiện để sớm phát hiện bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng;
đƣợc nhận vào các lớp học hoà nhập, lớp học dành cho trẻ em khuyết tật, tàn
tật; đƣợc giúp đỡ học văn hoá, học nghề và tham gia hoạt động xã hội.
Đối tƣợng trẻ em tàn tật nhƣng có năng khiếu sẽ đƣợc nhận vào các

trung tâm giáo dục năng khiếu tƣơng ứng. Nhà nƣớc có chính sách miễn
giảm, trợ cấp học phí, miễn các khoản đóng góp cho nhà trƣờng, có chính
sách trợ cấp xã hội, cấp học bổng cho đối tƣợng trẻ em này.
Các cá nhân, cơ quan tổ chức đƣợc Nhà nƣớc khuyến khích, tạo điều kiện mở
trƣờng lớp, trung tâm dạy nghề dành cho trẻ em tàn tật.
Qua các quy định pháp luật về trẻ em tàn tật, ta thấy Nhà nƣớc đã có sự
quan tâm bằng các chính sách thiết thực đến nhóm trẻ em này. Không chỉ
giúp đỡ về vật chất, Nhà nƣớc còn quan tâm đời sống tinh thần của trẻ, bù
đắp những thiệt thòi cho các em. Điều này đã thể hiện tính nhân văn, nhân
đạo của pháp luật Việt Nam.
(3)-Trẻ em bị nhiễm chất độc hóa học.
Là trẻ em bị khuyết tật, dị tật bẩm sinh do di chứng di truyền từ bố hoặc
mẹ bị nhiễm chất độc hoá học hoặc bị tiếp xúc với chất độc hoá học do chiến
tranh để lại. Trẻ em sinh ra từ các gia đình có ngƣời bị nhiễm độc (thuộc thế
hệ thứ 3) vẫn bị các dị tật có thể kết luận là do ảnh hƣởng điôxin.
Cũng nhƣ các trẻ em khác, trẻ em bị nhiễm chất độc điôxin ở Việt nam
vẫn luôn nhận đƣợc sự quan tâm chăm sóc của cộng đồng, theo Điều 52 của
Luật bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em quy định “trẻ em là nạn nhân của
chất độc hoá học được gia đình, nhà nước và xã hội giúp đỡ chăm sóc, được
tạo điều kiện để sớm phát hiện bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng, được

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

11
nhận vào các lớp học, được giúp đỡ học văn hoá, học nghề và tham gia hoạt
động xã hội”.
(4)-Trẻ em nhiễm HIV/AIDS:
Là trẻ em có kết quả dƣơng tính với HIV trong máu .
Trẻ em bị nhiễm HIV/AIDS, trẻ em có bố mẹ bị nhiễm HIV/AIDS hay trẻ
em vì lý do này hay lý do khác, chịu sự tác động của đại dịch HIV/AIDS phải đƣợc

bảo vệ và đối xử bình đẳng nhƣ tất cả mọi trẻ em khác.
Điều 53 luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em đã nêu lên “đối với trẻ em
nhiễm HIV/AIDS không bị phân biệt đối xử được nhà nước và xã hội tạo điều kiện
để giúp các em chữa bệnh, nuôi dưỡng tại gia đình hoặc tại cơ sở trợ giúp trẻ em”.
Theo luật Giáo dục và Luật phòng chống HIV/AIDS thì mọi trẻ em VN nếu đến
tuổi đi học là phải đƣợc đến trƣờng, kể cả những em bị nhiễm HIV.
(5)-Trẻ em lao động trong điệu kiện nặng nhọc, nguy hiểm:
Là trẻ lao động quá nặng nhọc hoặc phức tạp so với khả năng thể chất
và tinh thần của trẻ:
1.Phải làm việc quá sớm, ở độ tuổi quá nhỏ, thấp hơn độ tuổi lao động
tối thiểu trong pháp luật dƣới 15 tuổi:
Điều 119 BLLĐ đã quy định “người lao động chưa thành niên là người
lao động dưới 18 tuổi”. Và khái niệm trẻ em trong BLLĐ đƣợc quy định là “
người chưa đủ 15 tuổi” (Điều 120). Những khái niệm quy định về độ tuổi này
cũng không khác với những quy định về độ tuổi ngƣời chƣa thành niên và trẻ
em của tổ chức lao động thế giới (ILO)và tổ chức giáo dục- khoa học- văn
hoá của Liên Hiệp Quốc UNESCO. Bên cạnh đó do quán triệt mục đích, chủ
trƣơng của Nhà Nƣớc nên đã đƣa ra quy định trách nhiệm của ngƣời sử dụng
lao động chƣa thành niên và trẻ em gồm:
+ Nghiêm cấm lam dụng sức lao động của ngƣời chƣa thành niên-
khoản 2 Điều 119.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

12
+ Cấm nhận trẻ em chƣa đủ 15 tuổi vào làm việc trừ một số nghề và
công việc do BLĐ-TB&XH(Bộ lao động thƣơng binh & xã hội)quy định-
Điều 120.
+ Cấm sử dụng lao động chƣa thành niên làm những công việc nặng
nhọc nguy hiểm, hoặc tiếp xúc với các chất độc hại hoặc chỗ làm việc, công

việc ảnh hƣởng xấu tới nhân cách của họ theo danh mục do BLĐ-TB&XH và
Bộ Y Tế ban hành - Điều 121.Cụ thể Thông Tƣ 09/ TT-LĐ ngày 13/04/1995,
phần C quy định danh mục gồm 81 công việc cấm sử dụng lao động chƣa
thành niên, lao động là trẻ em.
Luật Bảo Vệ chăm Sóc và Giáo Dục Trẻ Em cũng đƣa ra quy định
tƣơng tự nghiêm cấm hành vi “lạm dụng lao động trẻ em, sử dụng trẻ em làm
công việc nặng nhọc, nguy hiểm hoặc tiếp xúc với chất độc hại, làm những
công việc khác trái với quy dịnh của luật về lao động”
2. Điều kiện làm việc nguy hiểm, môi trƣờng làm việc độc hại, ô nhiễm
(làm việc trong các hầm lò, nhà máy, xí nghiệp…); công việc/lao động bất
hợp pháp, xâm phạm an ninh, trật tự và đạo đức xã hội; Môi trƣờng xã hội ở
nơi làm việc không lành mạnh, dễ bị lạm dụng thể xác, tình cảm hoặc tha hoá
về đạo đức, tinh thần; Bị ngƣời lớn giám sát, kìm kẹp hoặc khống chế trong
quá trình làm việc, hoặc do bị ngƣời khác hoặc hoàn cảnh bắt buộc nhằm
kiếm sống cho mình hoặc gia đình.
Điều 121 BLLĐ quy định “nơi có sử dụng người lao động chưa thành
niên phài lập sổ theo dõi riêng, ghi đầy đủ họ tên, ngày sinh, công việc đang
làm, kết quả những lần kiểm tra sức khoẻ định kỳ và xuất trình khi thanh tra
viên có yêu cầu”. Hơn thế nữa “Người sử dụng lao động chỉ được sử dụng lao
động chưa thành niên vào những công việc phù hợp với sức khoẻ để đảm bảo
sự phát triển thể lực, trí lực, nhân cách của người đó, phải có trách nhiệm
quan tâm chăm sóc người lao động chưa thành niên về các mặt lao động, tiền
lương, sức khoẻ, học tập trong quá trình lao động”.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

13
- Xét về khía cạnh bảo vệ quyền trẻ em trong luật lao động không chỉ
đơn thuần cấm sử dụng trẻ em và ngƣời chƣa thành niên vào làm những việc
làm ảnh hƣởng đến sức khoẻ, trí tuệ và nhân cách của trẻ em mà còn quy định

rằng buộc trách nhiệm đối với các đối tƣợng sử dụng lao động và pháp luật
cũng đã quy định rất rõ những chế tài xử phạt vi phạm phát luật lao động.
Điều 192 BLLĐ quy định “người nào có hành vi vi phạm các quy định của
BLLĐ thì tuỳ mức độ vi phạm mà bị xử phạt bằng các hình thức cảnh cáo,
phạt tiền, đình chỉ hoặc thu hồi giấy phép, buộc phải bồi thường, buộc đóng
cữa doanh nghiệp hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của
pháp luật”.
3.Thời giờ làm việc dài nên thiếu hoặc không có thời gian học tập, nghỉ
ngơi, vui chơi giải trí; Không đƣợc động viên và trả công thích đáng.
Điều 122 BLLĐ quy định “người sử dụng lao động chỉ được sử dụng
người lao động chưa thành niên làm thêm giờ, làm việc ban đêm trong một số
ngành nghề và công việc do BLĐ-TB & XH quy định”. Đặc biệt yêu cầu
ngƣời sử dụng lao động khi thuê ngƣời lao động chƣa thành niên phải tôn
trọng quy định “thời giờ làn viiệc của người lao động chua thành niên không
quá 7 giờ một ngày hoặc 42 giờ một tuần”- khoản 1 Điều 122.
Ngoài ra nhằm bảo vệ quyền lợi trẻ em , khoản 2 Điều 120 BLLĐ quy
định “Đối với ngành nghề và công việc được nhận trẻ em chưa đủ 15 tuổi vào
làm việc(do Bộ LĐ- TB&XH quy định), học nghề, tập nghề thì việc nhận và
sử dụng những trẻ em này phải có sự đồng ý và theo dõi của cha mẹ hoặc
người đỡ đẩu”
(6)-Trẻ em lang thang:
Trẻ lang thang là trẻ em rời bỏ gia đình, tự kiếm sống, nơi kiếm sống
và nơi cƣ trú không ổn định, trẻ em cùng với gia đình đi lang thang (k2 Đ3
luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em 2005).

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

14
Đặc điểm trẻ lang thang:
- Không sống cùng gia đình

- Tự kiếm sống, nuôi sống bản thân.
- Nơi cƣ trú và nơi kiếm sống không ổn định.
Nhìn chung Trẻ lang thang là những đứa trẻ thích tự do, không chịu
sống trong khuôn khổ, các em thƣờng có tính phòng vệ cao, đôi khi hơi hung
hãn. Tuy vậy, các em thƣờng tỏ ra hào hiệp, tƣơng trợ và thông cảm những
ngƣời cùng cảnh ngộ. Các em có tính tự lập cao và biết cách tổ chức cho cuộc
sống riêng của mình .
Khái niệm trẻ em lang thang gồm các nhóm sau đây:
+ Trẻ em do hoàn cảnh kinh tế khó khăn phải bỏ nhà đến sống và kiếm
sống ở nơi khác, những khu vực công cộng nhƣ công viên, gầm cầu… mà
không có cha, mẹ hoặc ngƣời giám hộ chăm sóc (có mối liên hệ hoặc không
có mối liên hệ với gia đình);
+ Trẻ em từ các gia đình di cƣ, sống và kiếm sống trên đƣờng phố, các
khu công cộng cùng với cha mẹ, hoặc chỉ cùng với cha hoặc mẹ;
+ Trẻ em làm việc trên đƣờng phố nhƣng sống tại nhà với cha mẹ hoặc
ngƣời giám hộ.
Nhà nƣớc đã quy định cụ thể trách nhiệm của cơ quan nhà nƣớc (Uỷ
ban nhân dân cấp tỉnh nơi có trẻ em đến lang thang phối hợp với Uỷ ban nhân
dân cấp tỉnh nơi có trẻ em đi lang thang) trong việc giúp đỡ, đƣa các em về lại
gia đình hoặc đƣợc chăm sóc tại các trung tâm bảo trợ trẻ em. Không chỉ
dừng lại ở đó, Nhà nƣớc còn có chính sách hỗ trợ đối với các trẻ em đi lang
thang cùng với gia đình bằng cách: “Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh nơi có trẻ em
cùng gia đình đến lang thang có trách nhiệm yêu cầu và tạo điều kiện để gia
đình lang thang định cƣ, ổn định cuộc sống và để trẻ em đƣợc hƣởng các
quyền của mình” và “trẻ em lang thang của hộ nghèo thì đƣợc ƣu tiên, giúp

×