Tải bản đầy đủ (.pdf) (55 trang)

Khảo sát cấu tạo giải phẫu và sự phân bố túi tinh dầu của cây tràm (melaleuca cajuputii powell) ở giai đoạn trưởng thành

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.43 MB, 55 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA SƯ PHẠM
BỘ MÔN SƯ PHẠM SINH HỌC

KHẢO SÁT CẤU TẠO GIẢI PHẪU VÀ SỰ PHÂN BỐ TÚI
TINH DẦU CỦA CÂY TRÀM (Melaleuca cajuputii Powell)
Ở GIAI ĐOẠN TRƯỞNG THÀNH TẠI TRUNG TÂM
NGHIÊN CỨU ĐA DẠNG SINH HỌC HÒA AN

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Chuyên ngành SƯ PHẠM SINH – KỸ THUẬT NÔNG NGHIỆP

Cán bộ hướng dẫn

Sinh viên thực hiện

Th.S. PHÙNG THỊ HẰNG

TRẦN TRUNG NHÂN
Lớp: Sư phạm Sinh – KTNN 33
MSSV:3072347
NGUYỄN THỊ YẾN NHI
Lớp: Sư phạm Sinh – KTNN 33
MSSV: 3072348

NĂM 2011
-i-


Luận văn tốt nghiệp Đại học Khóa 33 – 2011


Trường Đại học Cần Thơ

CẢM TẠ

Lời đầu tiên chúng em xin chân thành cảm ơn cô Phùng Thị Hằng, người đã
trực tiếp hướng dẫn chúng em hoàn thành luận văn này. Cô đã giúp đỡ tận tình
chúng em, chỉ bảo cho chúng em không chỉ là kiến thức mà còn là kĩ năng giao tiếp
và cách làm việc khoa học.
Chúng em cũng xin chân thành cảm ơn cô Phạm Thị Bích Thủy, thầy Nguyễn
Trọng Hồng Phúc, thầy Nguyễn Thanh Tùng và các thầy cô trong bộ môn Sư phạm
sinh học – Khoa Sư phạm đã tận tình chỉ bảo và giúp đỡ cho chúng em trong suốt
thời gian chúng em thực hiện luận văn.
Chúng em xin chân thành cảm ơn thầy Ngô Thanh Bình va anh Huỳnh Văn
Nghiêm ở Trung tâm nghiên cứu thực nghiệm đa dạng sinh học Hòa An đã tạo điều
kiện thuận lợi cho chúng em thực nghiệm và thu mẫu tại trung tâm.
Và cuối cùng, chúng tôi xin gởi lời cảm ơn đến tất cả bạn bè, những người đã
hỗ trợ chúng tôi trong quá trình chúng tôi hoàn thiện luận văn này.

Tp. Cần Thơ, tháng 05 năm 2010
Trần Trung Nhân - 3072347
Nguyễn Thị Yến Nhi -3072348

Ngành Sư phạm Sinh – Kỹ thuật nông nghiệp

i

Bộ môn Sư phạm Sinh học


Luận văn tốt nghiệp Đại học Khóa 33 – 2011


Trường Đại học Cần Thơ

TÓM LƯỢC

Đề tài “Khảo sát cấu tạo giải phẫu và sự phân bố túi tinh dầu của cây tràm
(Melaleuca cajuputii Powell) ở giai đoạn trưởng thành tại Trung tâm Nghiên cứu
đa dạng sinh học Hòa An” được thực hiện tại phòng thí nghiệm Thực vật học, Bộ
môn Sư phạm Sinh học, Đại học Cần Thơ. Đối tượng nghiên cứu là cây Tràm
(Melaleuca cajuputi Powell) ở Trung tâm Hòa An, huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu
Giang; thời gian thực hiện từ tháng 09/2010 đến tháng 05/2011.
Sau 8 tháng thực hiện đề tài, chúng tôi đã khảo sát được cấu tạo giải phẫu
của cành, lá, rễ của cây Tràm, xác định được vị trí, sự phân bố và mật độ của tinh
dầu Tràm. Mật độ túi tinh dầu nhiều nhất ở lá non, tiếp đó là lá bánh tẻ và ít nhất
ở lá già. Mật độ túi tinh dầu có sự biến động theo mùa.

Ngành Sư phạm Sinh – Kỹ thuật nông nghiệp

ii

Bộ môn Sư phạm Sinh học


Luận văn tốt nghiệp Đại học Khóa 33 – 2011

Trường Đại học Cần Thơ

MỤC LỤC
CẢM TẠ .................................................................................................................i
TÓM LƯỢC ...........................................................................................................ii

MỤC LỤC ........................................................................................................... iii
DANH SÁCH BẢNG.............................................................................................v
DANH SÁCH HÌNH.............................................................................................vi
DANH SÁCH SƠ ĐỒ ..........................................................................................vii
TỪ VIẾT TẮT ....................................................................................................viii
CHƯƠNG I. GIỚI THIỆU ..................................................................................1
1.

Đặt vấn đề...........................................................................................1

2.

Mục tiêu..............................................................................................2

CHƯƠNG II. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU.............................................................3
1. Sơ lược về cây Tràm và tinh dầu Tràm...................................................3
1.1. Cây Tràm ........................................................................................3
1.1.1. Tên gọi .....................................................................................3
1.1.2. Đặc điểm sinh học của cây Tràm ..............................................3
1.2. Tinh dầu Tràm.................................................................................4
1.2.1. Công dụng của tinh dầu Tràm...................................................4
1.2.2. Những vấn đề nghiên cứu về tinh dầu Tràm..............................5
2. Đặc điểm vùng nghiên cứu .....................................................................7
CHƯƠNG III. PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP....................................10
1. Đối tượng, địa điểm và thời gian thực hiện đề tài .................................10
1.1. Đối tượng ......................................................................................10
1.2. Địa điểm........................................................................................10
1.3. Thời gian thực hiện đề tài..............................................................12
2. Phương tiện..........................................................................................12
2.1. Vật tư và thiết bị ............................................................................12

2.2. Hóa chất........................................................................................12
3. Phương pháp ........................................................................................13
Ngành Sư phạm Sinh – Kỹ thuật nông nghiệp

iii

Bộ môn Sư phạm Sinh học


Luận văn tốt nghiệp Đại học Khóa 33 – 2011

Trường Đại học Cần Thơ

3.1. Thu mẫu và xử lí mẫu ....................................................................13
3.1.1. Thời gian thu mẫu...................................................................13
3.1.2. Phương pháp thu mẫu .............................................................13
3.1.3. Phương pháp xử lí mẫu...........................................................14
3.2. Quan sát cấu tạo giải phẫu............................................................15
3.2.1. Thực hiện tiêu bản hiển vi tạm thời.........................................15
3.2.2. Lên mẫu, đếm số lượng túi tinh dầu và chụp hình...................18
3.3. Phương pháp xác định mật độ .......................................................19
3.4. Phương pháp ly trích, xác định hàm lượng tinh dầu .....................20
CHƯƠNG IV. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ...................................................21
1. Đặc điểm giải phẫu...............................................................................21
1.1. Cấu tạo giải phẫu của lá ...............................................................21
1.1.1. Cấu tạo giải phẫu của cuống lá ...............................................21
1.1.2. Cấu tạo giải phẫu của phiến lá ................................................22
1.2. Cấu tạo giải phẫu của cành...........................................................23
1.3. Cấu tạo giải phẫu của rễ ...............................................................24
2. Vị trí túi tinh dầu ở các cơ quan sinh dưỡng của cây Tràm ...................25

3. Sự phân bố túi tinh dầu.........................................................................27
4. Mật độ túi tinh dầu ...............................................................................31
5. Đặc điểm tích lũy tinh dầu ở cây Tràm.................................................36
CHƯƠNG V. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.....................................................38
1. Kết luận................................................................................................38
2. Kiến nghị .............................................................................................39
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................40
PHỤ LỤC .............................................................................................................. I

Ngành Sư phạm Sinh – Kỹ thuật nông nghiệp

iv

Bộ môn Sư phạm Sinh học


Luận văn tốt nghiệp Đại học Khóa 33 – 2011

Trường Đại học Cần Thơ

DANH SÁCH BẢNG

Bảng 1. Thống kê các độ tuổi của cây Tràm đã được giải phẫu ....................21
Bảng 2: Số túi tinh dầu trung bình của một lát cắt ở rìa phiến lá...................29
Bảng 3: Số túi tinh dầu trung bình của một lát cắt ở giữa phiến lá ................29
Bảng 4. Số túi tinh dầu trung bình của một lát cắt ở hai bên lá Tràm............30
Bảng 5 Mật độ túi tinh dầu (cái/cm2) ở lá Tràm trong tháng 11/2010 ...........31
Bảng 6. Mật độ túi tinh dầu (cái/cm2) ở lá Tràm trong tháng 03/2011 ..........32
Bảng 7. Hàm lượng tinh dầu (% theo trọng lượng tươi) của các loại lá Tràm36


Ngành Sư phạm Sinh – Kỹ thuật nông nghiệp

v

Bộ môn Sư phạm Sinh học


Luận văn tốt nghiệp Đại học Khóa 33 – 2011

Trường Đại học Cần Thơ

DANH SÁCH HÌNH

Hình 1. Trung tâm nghiên cứu – Thực nghiệm – Đa dạng sinh học Hòa An ...9
Hình 2. Sơ đồ thu mẫu .................................................................................11
Hình 3. Các loại lá Tràm ..............................................................................15
Hình 4: Lá được cắt bỏ phần đầu và đuôi trước khi giải phẫu.......................16
Hình 5: Lá được cắt dọc theo gân chính .......................................................16
Hình 6: Giữa lá và rìa lá...............................................................................17
Hình 7: Cấu tạo cuống lá Tràm (4X) ............................................................22
Hình 8. Lát cắt ngang lá cây Tràm (10X) .....................................................22
Hình 9. Lát cắt ngang cành (10X) ................................................................23
Hình 10. Lát cắt ngang của rễ (4x) ...............................................................24
Hình 11. Túi tinh dầu ở cành (4X) ...............................................................25
Hình 12. Túi tinh dầu ở phiến lá (10X).........................................................26
Hình 13. Túi tinh dầu ở cuống lá (4X)..........................................................26
Hình 14. Lát cắt ngang ở cành (4X) .............................................................28
Hình 15: Tinh dầu Tràm...............................................................................37

Ngành Sư phạm Sinh – Kỹ thuật nông nghiệp


vi

Bộ môn Sư phạm Sinh học


Luận văn tốt nghiệp Đại học Khóa 33 – 2011

Trường Đại học Cần Thơ

DANH SÁCH SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1. Mật độ túi tinh dầu (cái/cm2) ở các độ tuổi khác nhau của cây Tràm
ở tháng 11/2010....................................................................................................32
Sơ đồ 2. Mật độ túi tinh dầu (cái/cm2) ở các độ tuổi khác nhau của cây Tràm
ở tháng 03/2011....................................................................................................33
Sơ đồ 3. Mật độ túi tinh dầu ở lá non ở mùa mưa và mùa khô ......................34
Sơ đồ 4. Mật độ túi tinh dầu trong lá già ở mùa mưa và mùa khô. ................35
Sơ đồ 5. Mật độ túi tinh dầu trong lá bánh tẻ ở mùa mưa và mùa khô ..........35
Sơ đồ 6. Hàm lượng tinh dầu tháng 01/2010 ................................................37

Ngành Sư phạm Sinh – Kỹ thuật nông nghiệp

vii

Bộ môn Sư phạm Sinh học


Luận văn tốt nghiệp Đại học Khóa 33 – 2011

Trường Đại học Cần Thơ


TỪ VIẾT TẮT

Trung tâm Hòa An: Trung tâm nghiên cứu thực nghiệm đa dạng sinh học Hòa
An
ĐBSCL: Đồng bằng sông Cửu Long
ctv: cộng tác viên

Ngành Sư phạm Sinh – Kỹ thuật nông nghiệp

viii

Bộ môn Sư phạm Sinh học


Luận văn tốt nghiệp Đại học Khóa 33 – 2011

Trường Đại học Cần Thơ

CHƯƠNG I. GIỚI THIỆU

1. Đặt vấn đề
Cây Tràm (Melaleuca cajuputi Powell) thuộc họ Sim (Myrtaceae) phân bố tự
nhiên ở Việt Nam, Thái Lan, Malaysia, New Zealand, Brazil, Nigeria và đảo Hải
Nam (Trung Quốc). Ở Việt Nam cây Tràm (Melaleuca cajuputii Powell) phân bố
tự nhiên chủ yếu ở các tỉnh phía Nam từ Huế vào đến tận các tỉnh đồng bằng sông
Cửu Long. Đặc biệt ở đồng bằng sông Cửu Long, cây Tràm phân bố tự nhiên, tạo
thành rừng trên diện tích rộng lớn gần 200.000 ha, là loài cây đặc trưng được trồng
trên vùng đất phèn, ngập nước theo mùa của Đồng bằng sông Cửu Long. Từ lâu
Tràm được coi là loại lâm sản có giá trị kinh tế được sử dụng làm vật liệu xây

dựng, chất đốt, sản xuất giấy... nhưng chủ yếu Tràm dùng để làm cừ. Tuy nhiên,
những năm gần đây khi xây dựng người ta không chuộng cừ Tràm mà chuyển
sang sử dụng cừ sạn, cừ bê tông, cọc nhựa, đồng thời chất lượng của cừ Tràm cũng
thấp nên thị trường tiêu thụ cây Tràm bị thu hẹp, giá cả xuống thấp. Cuộc sống của
người dân trồng Tràm gặp rất nhiều khó khăn. Hậu quả là diện tích rừng Tràm
đang dần bị thu hẹp.
Nhưng xét về mặt sinh thái thì cây Tràm đóng vai trò cực kỳ quan trọng đối
với môi trường: Tràm giúp điều hòa khí hậu, ngăn tình trạng oxy hóa đất phèn,
đồng thời chống chịu gió bão, lũ lụt, xói lở vùng đầu nguồn… Ngoài ra, rừng Tràm
còn là nơi trú ngụ của những loài chim và những động vật khác. Vì vậy cần tìm
hướng đi mới để giữ lại cây Tràm là vấn đề cấp bách của Đồng bằng sông Cửu
Long hiện nay.
Qua nghiên cứu người ta đã tìm thấy nhiều công dụng của tinh dầu được chiết
xuất từ cây Tràm ứng dụng trong y học, mỹ phẩm, hương liệu…. Trên thị trường
hiện nay loại tinh dầu này ngày càng được ưa chuộng trong và ngoài nước. Đây là
một tiềm năng kinh tế chưa được đẩy mạnh khai thác, vì thế nó cần được quan tâm
nghiên cứu nhiều hơn.

Ngành Sư phạm Sinh – Kỹ thuật nông nghiệp

1

Bộ môn Sư phạm Sinh học


Luận văn tốt nghiệp Đại học Khóa 33 – 2011

Trường Đại học Cần Thơ

Ở Đồng bằng sông Cửu Long đã nghiên cứu rất nhiều về cây Tràm, về kĩ

thuật trồng, khai thác, tiềm năng kinh tế và giá trị sinh thái của cây Tràm, tuy nhiên
vấn đề nghiên cứu về tinh dầu Tràm ở đây vẫn còn rất hạn chế. Vì vậy, chúng tôi
chọn thực hiện đề tài: ”Khảo sát cấu tạo giải phẩu và sự phân bố túi tinh dầu
của cây Tràm (Melaleuca cajuputii Powell) ở giai đoạn trưởng thành tại trung
tâm thực nghiệm đa dạng sinh học ở Hòa An”
2. Mục tiêu
- Xác định cấu tạo giải phẫu, vị trí và sự phân bố túi tinh dầu của cây Tràm ở
giai đoạn trưởng thành, bổ sung thông tin nghiên cứu về tinh dầu Tràm ở Hòa An
nói riêng cũng như cây Tràm ở ĐBSCL nói chung.
- Xác định rõ hơn mật độ của các túi tinh dầu, tìm hiểu sự biến động mật độ
túi tinh dầu trong lá và cành ở các độ tuổi của cây Tràm. Từ đó, có thể khuyến cáo
việc khai thác cây Tràm một cách hiệu quả, nâng cao giá trị của nó, khôi phục diện
tích trồng Tràm.

Ngành Sư phạm Sinh – Kỹ thuật nông nghiệp

2

Bộ môn Sư phạm Sinh học


Luận văn tốt nghiệp Đại học Khóa 33 – 2011

Trường Đại học Cần Thơ

CHƯƠNG II. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU

1. Sơ lược về cây Tràm và tinh dầu Tràm
1.1. Cây Tràm
1.1.1. Tên gọi

Vào giữa thế kỷ XVIII (1744 – 1755), cây Tràm được nói đến lần đầu tiên
trong tác phẩm “HEBARIUM AMBOINENSE” của Georges Everhard Rumph.
Năm 1754, cây Tràm có tên là Myrtus leucadendra L. in Stickman. Năm 1767,
Linné đặt ra chi Melaleuca với một loài duy nhất là Melaleuca leucadendron L.
Theo Lâm Bỉnh Lợi và Nguyễn Văn Thôn (1972) cây Tràm được tìm thấy ở Việt
Nam bởi Jean Loureiro vào năm 1790 (trích dẫn của Đào Trọng Hưng, 1995). Về
mặt phân loại học, trong hầu hết các tài liệu khoa học xuất bản ở nước ta trước năm
1993 đều định danh khoa học cây Tràm mọc tự nhiên ở nước ta là Melaleuca
leucadendron. Đến năm 1991, trong tập “Cây cỏ Việt Nam” Giáo sư Phạm Hoàng
Hộ sử dụng tên khoa học Melaleuca cajuputi Powell cho loài Tràm mọc phổ biến ở
Việt Nam. Năm 1995 trong luận án Phó tiến sĩ, Đào Trọng Hưng sử dụng tên khoa
học “Melaleuca cajuputi Powell” để gọi tên cây Tràm. Và năm 2004, Hoàng
Chương một lần nữa cũng định danh cây Tràm là Melaleuca cajuputi Powell.
1.1.2. Đặc điểm sinh học của cây Tràm
Theo Cao Thúy Chung, Nguyễn Bộ Quỳnh (1978): Tràm là cây gỗ cao tới 2025m, thân tròn thẳng, vỏ trắng xám, xốp, có thể bóc thành nhiều lớp mỏng, theo
Phạm Hoàng Hộ (1992), Lâm Bỉnh Lợi & Nguyễn Văn Thôn (1972) Tràm là loài
cây gỗ lớn, lá có tinh dầu thơm, phiến thon, thường trổ hoa vào tháng 5 và kết trái
vào tháng 11.
Ngoài ra, theo Dương Văn Ni và ctv mô tả thân Tràm thẳng, cành nhỏ nhưng
gỗ thường uốn vặn (nên khó xẻ ván). Gỗ có màu trắng pha hồng, gỗ dác và gỗ lõi
khó phân biệt. Lá nguyên tròn dài, có 5 gân cong bằng nhau, mọc xen kẽ ở đầu
ngọn. Lá màu trắng xanh, có lông khi còn non, dần dần dày, trơn và có màu xanh lá
cây nhạt. Hoa màu trắng, không có cuống và mọc dày đặc thành gié quanh ngọn
Ngành Sư phạm Sinh – Kỹ thuật nông nghiệp

3

Bộ môn Sư phạm Sinh học



Luận văn tốt nghiệp Đại học Khóa 33 – 2011

Trường Đại học Cần Thơ

cành. Trái hơi tròn (dạng ê-líp) với đường kính khoảng 3 – 5mm, khi khô khai
thành 3 lỗ ở trên 3 buồng, mỗi trái chứa 60 – 100 hạt. (Dương Văn Ni, 1998)
1.2. Tinh dầu Tràm
Tinh dầu Tràm là chất lỏng màu vàng, trong suốt nhẹ hơn nước, không tan
trong nước, có thể tan trong một thể tích cồn 800. Tỷ trọng ở 2000 C là 0,910 –
0,930. Tinh dầu Tràm là hỗn hợp Tecpenoit cấu trúc gồm nhiều đơn vị isopren.
Có thể phân loại các tecpen dựa trên số đơn vị isopren hình thành. Các
monotecpenoic C10 và sesquitecpenoic C15 là thành phần chủ yếu của tinh dầu
Tràm. Công thức phân tử của hidrocacbon-tecpenoit là (C5H8)n. Thành phần chính
của tinh dầu Tràm là 1,8- cineol (Nguyễn Thị Lan và ctv, 2008).
1.2.1.Công dụng của tinh dầu Tràm
Theo số liệu phân tích của Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật thì trong lá
tươi dạng Tràm gió chứa trung bình 0.5 – 0.8% tinh dầu và hàm lượng 1.8-cineol
trong loại tinh dầu này đạt 46.9 – 72.0%, các hợp chất còn lại đáng quan tâm là
alpha-pinen, limonen, p-cymen, linalool và alpha-terpineol (Hoàng Chương, 2004).
Dầu Tràm có chất Cajeputol có tính sát trùng nên được sử dụng làm thuốc trị bệnh
đường hô hấp. Không những được sử dụng trong việc làm thuốc sát trùng mà còn
được sử dụng trong công nghệ chế tạo dầu thơm (Đào Trọng Hưng, 1995).
Theo Đào Trọng Hưng, sản phẩm có giá trị cao của cây Tràm là tinh dầu,
được chưng cất từ lá và cành nhỏ. Tinh dầu Tràm được sử dụng như một loại thuốc
truyền thống của nhân dân dùng để xoa bóp, chống cảm cúm, say nắng, sát trùng
vết thương, sưng khớp, đau xương, diệt khuẩn. Hiện nay với sự phát triển của công
ty dược và bào chế, nước ta đã sản xuất được 16 loại sản phẩm từ tinh dầu Tràm.
Đó là các loại thuốc thông thường như các loại cao xoa, các loại dầu, các loại thuốc
mỡ Najatox, Cobratox, Metylsalicilat, các loại kẹo và xi rô, … ; tinh dầu Tràm
được kết hợp với các loại kháng sinh để điều chế nhiều dạng thuốc nang, thuốc

viên, thuốc đạn dùng tiêm và uống điều trị các bệnh viêm phế quản, nhiễm trùng
đường hô hấp, giảm đau hạ nhiệt, sát trùng, trị giun. Tinh dầu Tràm với hợp chất đa
dạng được sử dụng trong mỹ phẩm làm chất điều hương, sát trùng trong các loại
kem đánh răng, kem dưỡng da. Với nhiều công dụng như vậy nên tinh dầu Tràm
Ngành Sư phạm Sinh – Kỹ thuật nông nghiệp

4

Bộ môn Sư phạm Sinh học


Luận văn tốt nghiệp Đại học Khóa 33 – 2011

Trường Đại học Cần Thơ

không chỉ có nhu cầu sử dụng trong nước mà còn có giá trị xuất khẩu cao (Đào
Trọng Hưng, 1995).
Về dược tính, lá Tràm vị đắng tính ấm, vỏ Tràm tính bình vị nhạt, đều có mùi
thơm nhẹ, có tác dụng an thần trấn tỉnh, tán phong giảm đau. Tinh dầu có tính sát
trùng, chữa phong thấp đau xương, đau dây thần kinh viêm ruột tiêu chảy, chữa
cảm cúm, chữa hen suyễn đang lên cơn. Tinh dầu Tràm pha với 10% dầu nhờn
dung xoa mũi chống ngoại cảm, phòng dịch, xoa bóp chổ đau nhứt và bôi lên các
vết thương với tác dụng sát trùng, giảm đau. Lá Tràm khô sắc uống loãng thay
nước trà có tác dụng phòng bệnh phong thấp, sốt rét và tăng cướng tiêu hóa. Lá
Tràm tươi nấu với nước chữa ghẻ ngứa nổi mẩn và chữa viêm loét, vết thương
chống lành (Lê Trần Đức, 1997).
Từ tinh dầu Tràm, sau khi tách cineol để xuất khẩu, phần còn lại gọi là dầu
nặng hay cặn tinh dầu Tràm. Thứ nguyên liệu này một phần nhỏ được bào chế phối
hợp với tá dược có sẵn trong nước thành thuốc trừ nấm da có tên là trasali, phần
lớn còn lại được sử dụng làm thuốc đuổi muỗi (Mai Viết Sanh và ctv, 1997).

Kết quả đề tài "Nghiên cứu khả năng sử dụng cặn tinh dầu Tràm làm thuốc
trừ sâu gốc thực vật" của Mai Viết Sanh và cộng tác viên (1997) chỉ ra rằng thuốc
trừ sâu cặn tinh dầu Tràm có nồng độ 1% có tác dụng mạnh trên sâu xanh da láng
và sâu ăn tạp.
1.2.2. Những vấn đề nghiên cứu về tinh dầu Tràm
Từ lâu, lá Tràm đã được người dân ở Java và Malaysia đun lấy nước xức lên
tóc do lá Tràm có chứa tinh dầu có mùi thơm. Và thổ dân vùng Amboine, Mollucca
là những người đầu tiên chưng cất tinh dầu từ lá Tràm. Ngoài đặc tính thơm của
tinh dầu Tràm, từ lâu loại tinh dầu này đã được người dân Trung Hoa sử dụng như
một loại dược liệu quý hiếm trong việc phòng trừ cảm mạo, chữa bệnh đường hô
hấp,…Và hiện nay tinh dầu Tràm được sử dụng phổ biến hơn trong nhiều lĩnh vực
như: y học (dầu xoa bóp, thuốc sát trùng, làm thuốc chữa bệnh về đường hô hấp và
các vết thương về phần mềm...), mỹ phẩm (kem dưỡng da, liền sẹo), làm hương
liệu (sản xuất bánh, kẹo,…).

Ngành Sư phạm Sinh – Kỹ thuật nông nghiệp

5

Bộ môn Sư phạm Sinh học


Luận văn tốt nghiệp Đại học Khóa 33 – 2011

Trường Đại học Cần Thơ

Những năm đầu của thế kỉ XIX, Morice đã chưng cất tinh dầu Tràm ở Đông
Dương. Năm 1950, trong chuyên khảo của Guenther đã trình bày một số đặc trưng
cơ bản về tính chất lý hóa học và hàm lượng tinh dầu Tràm (Cajeut oil). Đồng thời
trong thế kỷ XIX, thì tinh dầu Tràm đã được người dân Châu Âu bày bán trên các

quầy hàng hương phẩm và dược phẩm. Và khi phân tích thành phần tinh dầu Tràm
mọc ở Malaysia, Ramanoelina và Bianchin (1972) đã xác định được 47 chất khác
nhau (Đào Trọng Hưng, 1995).
Vào khoảng năm 1940 trở đi, thì Việt Nam mới chưng cất tinh dầu với mục
đích thương mại nhưng với quy mô còn nhỏ lẻ. Từ 1976-1985, Viện dược liệu đã
tiến hành phân tích hàm lượng tinh dầu, nghiên cứu động thái tích lũy tinh dầu
cũng như kĩ thuật tinh chế và kiểm nghiệm chất lượng của tinh dầu Tràm. Năm
1984, Phạm Trương Thị Thọ và nhóm cộng sự đã công bố kết quả nghiên cứu tinh
dầu Tràm ở Long An và đưa ra kết luận là: tỷ lệ tinh dầu trong lá non cao hơn lá
già và dao động trong khoảng 2 – 6 % trọng lượng khô tuyệt đối. Còn hàm lượng
cineol thì trong tinh dầu lá già cao hơn trong lá non. Hàm lượng tinh dầu và hàm
lượng cineol còn thay đổi theo mùa và theo các điểm thu mẫu khác nhau (Phạm
Trương Thị Thọ và ctv, 1984).
Riêng ở Đồng bằng sông Cửu Long, vào năm 1988, Todorova và cộng sự đã
xác định được trong tinh dầu Tràm Long An có 34 thành phần hóa học khác nhau.
Cũng trên đối tượng cây Tràm ở Long An nhóm nghiên cứu: Nguyễn Duy Cương,
Trịnh Kim Ảnh, Trương Thị Xuyến và khoa học gia người Tiệp đã nghiên cứu về
tính kháng khuẩn của tinh đầu Tràm Gió đưa đến sự thành lập xí nghiệp tinh dầu
Tràm ở Mộc Hóa… Đồng thời trong năm này, Trung tâm nghiên cứu và bảo tồn
dược liệu Đồng Tháp Mười đã bắt đầu nghiên cứu chế tạo thiết bị chưng cất và tinh
chế tinh dầu Tràm.
Trong đề tài “Sơ bộ thăm dò thành phần hóa học một số cây thuộc họ
Myrtaceae” của Võ Văn Lẹo, Bùi Thị Quỳnh Tiên và Giáo sư Ngô Văn Thụ. Nhóm
nghiên cứu đã tiến hành thu mẫu và mô tả dược liệu, đặc biệt quan tâm đến cây
Tràm cừ và Tràm gió và đưa ra kết luận đây là hai dạng sinh trưởng của một loài
duy nhất có tên khoa học là Melaleuca leucadendron L. Các tác giả cho rằng có thể
dựa vào sự khác nhau về tinh dầu để phân biệt Tràm gió và Tràm cừ.
Ngành Sư phạm Sinh – Kỹ thuật nông nghiệp

6


Bộ môn Sư phạm Sinh học


Luận văn tốt nghiệp Đại học Khóa 33 – 2011

Trường Đại học Cần Thơ

Năm 1997, Mai Viết Sanh và nhóm nghiên cứu thuộc khoa Hóa – Sinh, Đại
học Cần Thơ đã tiến hành nghiên cứu khả năng sử dụng cặn tinh dầu Tràm làm
thuốc trừ sâu gốc thực vật và đã đưa ra kết luận: xác định được thành phần cơ bản
và tỉ lệ thích hợp để điều chế thuốc trừ sâu. Đồng thời kết quả bước đầu trong
phòng thí nghiệm chỉ ra rằng thuốc trừ sâu cặn tinh dầu Tràm có nồng độ 1% có tác
dụng mạnh trên sâu da láng và sâu ăn tạp.
Tại hội nghị báo cáo khoa học sinh học quốc gia năm 2000 nhóm tác giả: Đào
Trọng Hưng, Nguyễn Quyết Chiến và Nguyễn Xuân Dũng đã tham gia với đề tài:
“Đặc điểm sinh học và tinh dầu của cây Tràm trong các điều kiện sinh thái khác
nhau ở Bình Trị Thiên” đã xác định tên khoa học của cây Tràm ở vùng Bình Trị
Thiên, quá trình tích lũy tinh dầu phụ thuộc vào các điều kiện sinh thái khác nhau,
cũng như đã xác định được thành phần hóa học của tinh dầu Tràm.
Năm 2008, Nguyễn Thị Lan và cộng tác viên đã nghiên cứu về quy trình chiết
xuất tinh dầu Tràm và tận dụng bã Tràm làm than hoạt tính. Đáng chú ý là nghiên
cứu của OPODIS pharma (tại viện Pasteur TP.HCM năm 2008) cho thấy tinh dầu
Tràm có tác dụng ức chế virus cúm H5N1…
2. Đặc điểm vùng nghiên cứu
Trung tâm Nghiên cứu – Thực nghiệm – Đa dạng Sinh học Hòa An (gọi tắt là
Trung tâm Hòa An), số 554, trên quốc lộ 61 hướng từ thành phố Cần Thơ đến thị
xã Vị Thanh - tỉnh Hậu Giang. Trung tâm thuộc ấp Hòa Đức, xã Hòa An, huyện
Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang. Tổng diện tích là 112.31ha, hướng Đông giáp Kênh
Bào Môn - ấp Hòa Đức, hướng Tây giáp Kênh Nông Trường - ấp Hòa Đức, hướng

Bắc giáp Kênh 83 - ấp Xẻo Trâm và hướng Nam giáp quốc lộ 61.
Ngày 25 tháng 6 năm 2004 Trường Đại học Cần Thơ đã có quyết định số:
487/QĐ-ĐHCT.TCCB thành lập Trung tâm Nghiên cứu – Thực nghiệm – Đa dạng
Sinh học Hòa An (Trung tâm Hòa An), đơn vị trực thuộc Trường và trên cơ sở Trại
Hòa An tách ra từ Viện Nghiên cứu và Phát triển Hệ thống Canh tác (nay đổi tên là
Viện Nghiên cứu và Phát triển Đồng bằng Sông Cửu Long).
Theo quy hoạch của Trường Đại học Cần Thơ, hiện tại Trung tâm Hòa An
gồm các khu chức năng sau:
Ngành Sư phạm Sinh – Kỹ thuật nông nghiệp

7

Bộ môn Sư phạm Sinh học


Luận văn tốt nghiệp Đại học Khóa 33 – 2011

Trường Đại học Cần Thơ

- Khu điều hành gồm: văn phòng, ký túc xá, hội trường và căn tin
- Khu thực nghiệm lúa có diện tích: 5,39ha được đưa vào sử dụng từ năm
2003, với các mục đích cụ thể:
+ Thử nghiệm các giống lúa triển vọng có năng suất cao và phẩm chất ngon.
+ Thí nghiệm so sánh năng suất nhóm giống lúa A1, A2.
+ Thí nghiệm trắc nghiệm hậu kỳ A1, A2.
+ Thử nghiệm bộ giống cho vng đất khó khăn: phèn, mặn,...
- Khu da dạng sinh học: Có tổng diện tích là 64.100m2 (6.4ha), được phục hồi
từ khu thí nghiệm đất phèn của chương trình VH.10. Có khả năng quản lí nước ở
03 chế độ: ngập sâu (1m); ngập trung bình(0.5m); ngập theo mùa (0.3m).
- Khu thực nghiệm chăn nuôi: Diện tích: 7,81 ha. Đã đưa vào sử dụng trong

năm 2007.
- Khu đất phèn tự nhiên có diện tích: 70.511 m2, được giữ nguyên trạng thái
từ năm 1980. Đây là khu vực bảo tồn đa dạng sinh học thuộc hệ sinh thái đồng cỏ
ngập nước theo mùa.
- Khu thực nghiệm lâm nghiệp đang trồng và thử nghiệm so sánh năng suất
của giống Tràm Úc (Melaleuca leucadendron) với Tràm Cừ (Melaleuca cajuputi)
- Khu thực nghiệm VAC được xây dựng từ năm 1996 - các mô hình có nhiều
hoạt động như làm phân hữu cơ, trồng rau an toàn, nuôi dê, nuôi cá, ép cá sặc rằn,
trồng nấm rơm, làm lúa giống... để sinh viên thực hành và học tập
- Khu bảo tồn giống lúa địa phương được xây dựng từ năm 1996 - các
mô hình có nhiều hoạt động như làm phân hữu cơ, trồng rau an toàn, nuôi dê, nuôi
cá, ép cá sặc rằn, trồng nấm rơm, làm lúa giống... để sinh viên thực hành và học tập

Ngành Sư phạm Sinh – Kỹ thuật nông nghiệp

8

Bộ môn Sư phạm Sinh học


Luận văn tốt nghiệp Đại học Khóa 33 – 2011

Trường Đại học Cần Thơ

Hình 1. Trung tâm nghiên cứu – Thực nghiệm – Đa dạng sinh học Hòa An
1. Khu điều hành

2. Khu bảo tồn đa dạng sinh học

3. Khu thực nghiệm lâm nghiệp


4. Khu bảo tồn giống lúa địa phương

5. Khu thí nghiệm lúa

6. Khu đất ngập nước tự nhiên

7. Khu thực nghiệm VAC

8. Khu thực nghiệm chăn nuôi

9. Trại thực nghiệm thủy sản

10. Trại thực tập máy nông nghiệp

11. Khu nhà ở cho cán bộ trung tâm

12. Lung bào và bảo vệ loài hoang dã

13. Khu thực nghiệm, nghiên cứu ứng

14. Khu thực nghiệm môi trường

dụng và chuyển giao công nghệ sinh học

15. Khu thể dục thể thao

Ngành Sư phạm Sinh – Kỹ thuật nông nghiệp

9


Bộ môn Sư phạm Sinh học


Luận văn tốt nghiệp Đại học Khóa 33 – 2011

Trường Đại học Cần Thơ

CHƯƠNG III. PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP

1. Đối tượng, địa điểm và thời gian thực hiện đề tài
1.1. Đối tượng
Đối tượng nghiên cứu trong đề tài là cây Tràm (Melaleuca cajuputi Powell)
tại Trung tâm nghiên cứu thực nghiệm đa dạng sinh học Hòa An
Khóa phân loại
Ngành: Hột kín (Angiospermatophyta)
Lớp: Ngọc lan (Magnoliopsida)
Phân lớp: Hoa hồng (Rosidae)
Bộ: Sim (Myrtales)
Họ: Sim (Myrtaceae)
Loài: Tràm (Melaleuca cajuputi Powell)
1.2. Địa điểm
Theo Ngô Thanh Bình (Phó giám đốc Trung tâm Hòa An) và Huỳnh Văn
Nghiêm (Kỹ thuật viên của Trung tâm Hòa An) thì cây Tràm ở đây chủ yếu là
Tràm do Trung tâm trồng, rất ít Tràm tự nhiên. Cây Tràm được Trung tâm trồng
theo các khu, các lô và các thời gian khác nhau. Tràm ở Trung tâm Hòa An gồm 7
độ tuổi:
- Tràm 20 năm tuổi được trồng ở các khu đất ngập nước gồm: khu Bảo tồn
tập đoàn lúa địa phương (khu 4), khu 8 và khu vực phía bên trái trước cổng Trung
tâm.

- Tràm 15 năm tuổi được trồng ở bờ bao khu Bảo tồn tập đoàn cây bản địa
(khu 2).
- Tràm 9 năm tuổi được trồng ở khu 8 với diện tích khoảng 3000m2.
- Tràm 7 năm tuổi được trồng ở khu 8.
- Tràm 6 năm tuổi được trồng ở khu 7.
Ngành Sư phạm Sinh – Kỹ thuật nông nghiệp

10

Bộ môn Sư phạm Sinh học


Luận văn tốt nghiệp Đại học Khóa 33 – 2011

Trường Đại học Cần Thơ

- Tràm 5 năm tuổi được trồng ở khu 4 và khu 8.
- Tràm 3 năm tuổi được trồng ở khu 4.
Trong đề tài này chúng tôi chỉ sử dụng những cây Tràm được Trung tâm
trồng vì những cây Tràm mọc tự nhiên rất khó xác định độ tuổi, mặc khác Tràm
trồng sẽ có độ đồng đều cao hơn Tràm tự nhiên. Việc xác định tuổi cây dựa trên
những ghi nhận của Trung tâm. Chúng tôi tiến hành thu mẫu 11 lô thuộc 4 khu có
Tràm tại Trung tâm theo sơ đồ thu mẫu sau.

Hình 2. Sơ đồ thu mẫu
Địa điểm giải phẫu và chiết xuất tinh dầu được thực hiện tại phòng thí nghiệm
Thực vật học, Bộ môn Sư phạm Sinh và phòng thí nghiệm Hóa vô cơ, Bộ môn Sư
phạm Hóa - Khoa Sư phạm, Trường Đại học Cần Thơ.

Ngành Sư phạm Sinh – Kỹ thuật nông nghiệp


11

Bộ môn Sư phạm Sinh học


Luận văn tốt nghiệp Đại học Khóa 33 – 2011

Trường Đại học Cần Thơ

1.3. Thời gian thực hiện đề tài
Thời gian thực hiện đề tài: Từ tháng 09 năm 2010 đến tháng 05 năm 2011.
2. Phương tiện
2.1. Vật tư và thiết bị
- Túi nilong.
- Giấy bóng mờ,
- Bút chì
- Kiềm cắt cây, kéo.
- Dao.
- Lame, lamelle.
- Kính hiển vi 1 thị kính (Model CH10MOF; N0 0C21811; Olympus optical
Co., LTD. Japan).
- Kính lúp (Achiever R, N0 200135)
- Kính hiển vi Olympus có gắn Camera (Model CX41RF; N0 3D05787;
Olympus optical Co., LTD. Made in Philippines).
- Kim mũi nhọn.
- Kim mũi giáo.
- Gôm.
- Lưỡi lam.
- Đĩa đồng hồ.

- Máy scan HP
- Phần mềm đo diện tích lá: ASP access 2.0
- Phần mềm thống kê: SPSS 11.5
2.2. Hóa chất
- Carmin alume và lục iod (phẩm nhuộm 2 màu son phèn lục - iod)
- Javel 5%
- Acid acetic 5%
Ngành Sư phạm Sinh – Kỹ thuật nông nghiệp

12

Bộ môn Sư phạm Sinh học


Luận văn tốt nghiệp Đại học Khóa 33 – 2011

Trường Đại học Cần Thơ

- Nước cất
- Glycerin 5%
- FAA (5% formol, 10% acid acetic, 35% nước cất, 50% cồn tuyệt đối)
3. Phương pháp
3.1. Thu mẫu và xử lí mẫu
3.1.1.Thời gian thu mẫu
a. Đối với mẫu giải phẫu
Mẫu được thu ở 55 cây ở các khu với các độ tuổi khác nhau. Chia thành 2 đợt
khảo sát:
- Đợt 1: 11/2010
- Đợt 2: 03/2011
Vì lượng mẫu thu về khá lớn nên mỗi đợt thu mẫu kéo dài khoảng 30 ngày,

chia thành 2 lần thu mẫu, mỗi lần cách nhau 15 ngày. Theo khảo sát khí hậu tại
Trung tâm Hòa An mùa mưa được bắt đầu từ tháng 5 và kết thúc vào tháng 11,
mùa khô kéo dài từ tháng 12 đến tháng 4 hằng năm. Tháng 11 thuộc mùa mưa còn
tháng 3 là thời điểm mùa khô, mục đích của việc chia thành 2 đợt thu mẫu khảo sát
để có thể so sánh sự khác biệt về mật độ phân bố tinh dầu ở cây Tràm giữa mùa
mưa và mùa khô.
b. Đối với mẫu chiết xuất tinh dầu
Do hạn chế về thời gian nên chúng tôi chỉ thu mẫu chiết xuất 1 lần vào tháng
01/2011.
3.1.2. Phương pháp thu mẫu
a. Thu mẫu giải phẫu
- Xác định vị trí các khu Tràm ở Trung tâm Hòa An, phân chia mỗi khu thành
nhiều lô theo độ tuổi của Tràm.
- Tùy thuộc vào diện tích và hình dạng mỗi lô mà bố trí thí nghiệm theo 2
kiểu: Đối với những lô có diện tích rộng và dạng hình chữ nhật, chúng tôi lấy mẫu

Ngành Sư phạm Sinh – Kỹ thuật nông nghiệp

13

Bộ môn Sư phạm Sinh học


Luận văn tốt nghiệp Đại học Khóa 33 – 2011

Trường Đại học Cần Thơ

theo kiểu 2 đường chéo, đối với những lô có diện tích nhỏ và hẹp thì lấy mẫu theo
hình chữ “Z”.
- Tiến hành thu mẫu: Quan sát và chọn những cây tốt, không bị tổn thương do

côn trùng cắn phá, không bị héo. Ở mỗi lô chọn ra 5 cây, trên mỗi cây lấy ba loại
lá: lá non, lá già và lá bánh tẻ.
- Dùng kiềm, kéo cắt cây cắt các bộ phận cần dùng cho mẫu vào túi nilong.
- Dùng viết chì ghi số thứ tự cây, tên lô, tên khu lên một tờ giấy bóng mờ kích
thước 3x6 (cm), cột chung với lá.
b. Thu mẫu để chiết xuất tinh dầu
- Tương tự như thu mẫu để giải phẫu: thu theo lô, khu.
- Thu với số lượng nhiều, thu ngẫu nhiên và rãi đều: chọn những cây có lá
nhiều, tươi tốt. Dùng kéo cắt cành cắt lấy cành nhỏ có lá ở trên ngọn.
Lưu ý:
Khi thu mẫu lấy cả phần cành để giữ lá tươi lâu hơn. Để tránh sự bay hơi của
tinh dầu mỗi lần thu mẫu chỉ thu 2 lô, thời gian thu mẫu là buổi sáng sớm từ lúc 7h
và kéo dài khoảng 3 giờ.
3.1.3. Phương pháp xử lí mẫu
a. Đối với mẫu giải phẫu
Mẫu thu được cho vào túi nilong cùng với giấy bóng mờ đã ghi chú: ngày thu
mẫu, số lô, số khu, số cây, người thu mẫu; buộc chặt miệng túi tránh làm bốc hơi
nước dẫn đến héo mẫu.
Phân loại lá non, lá già, lá bánh tẻ và thân tương ứng với cách phân loại lá.
Dùng dây nilon cột riêng các loại lá, thân sau khi phân loại. Việc xác định tuổi lá
dựa vào hình thái của lá theo mô tả của Đào Trọng Hưng (1995). Việc chọn cành
để giải phẫu cũng chia thành 3 loại: cành non, cành trung bình và cành già ở những
vị trí mang lá tương ứng.

Ngành Sư phạm Sinh – Kỹ thuật nông nghiệp

14

Bộ môn Sư phạm Sinh học



Luận văn tốt nghiệp Đại học Khóa 33 – 2011

Trường Đại học Cần Thơ

Hình 3. Các loại lá Tràm
Mẫu sau khi đem về phòng thí nghiệm có 3 trường hợp xử lí như sau:
+ Giải phẫu ngay trong ngày.
+ Giữ mẫu trong vài ngày bằng cách cho túi nilong có chứa mẫu vào trong tủ
lạnh hoặc được lấy ra ngâm vào nước (nếu giải phẫu ngày sau đó).
+ Cho mẫu đã phân loại vào hủ nhựa, cho dung dịch FAA vào để giữ mẫu lâu
hơn.
b. Đối với mẫu chiết xuất tinh dầu
- Đối với mẫu chiết xuất tinh dầu chỉ lấy lá không lấy cành.
- Phân loại lá non, lá già, lá bánh tẻ.
- Mỗi mẫu lá thu khoảng 0.5 kg cho vào túi nilon cột chặt lại.
- Mẫu được đưa về phòng thí nghiệm phân loại và trữ ở nhiệt độ thấp. Sau đó
gửi mẫu ở phòng thí nghiệm Hóa vô cơ, bộ môn Sư phạm Hóa, Đại học Cần Thơ
để chiết xuất tinh dầu.
3.2. Quan sát cấu tạo giải phẫu
3.2.1. Thực hiện tiêu bản hiển vi tạm thời
Để quan sát cơ cấu ở những cơ quan thực vật hay các bào quan bên trong tế
bào, có nhiều cách thực hiện tiêu bản hiển vi tạm thời. Trong phòng thí nghiệm
thực vật - Bộ môn Sinh - Khoa Sư phạm- Trường Đại học Cần Thơ, phương pháp
cắt lát mỏng bằng tay và nhuộm hai màu với các cơ quan được cắt ra thành từng
khoanh mỏng (phẫu thức) trước khi quan sát.
a. Cắt lát mỏng bằng tay: Quy trình thực hiện theo trình tự các bước sau:

Ngành Sư phạm Sinh – Kỹ thuật nông nghiệp


15

Bộ môn Sư phạm Sinh học


Luận văn tốt nghiệp Đại học Khóa 33 – 2011

Trường Đại học Cần Thơ

- Cắt khoanh khoai lang/ cà rốt thành khoanh dày khoảng 2cm dùng để làm
thớt. Nhưng hiện nay chúng tôi thấy sử dụng gôm 8x4x2 (cm) (dài x rộng x cao)
cũng rất tiện lợi cho việc dùng làm thớt cắt lát mỏng mẫu vật.
- Đặt cơ quan (thân, lá) lên “thớt”, giữ chặt cơ quan trên thớt giữa ngón tay
trái và ngón trỏ của bàn tay trái hay ngược lại.
- Tay phải cầm lưỡi lam mới đặt thẳng góc sát vào cơ quan, cắt xuống thành
từng lát mỏng bằng cách kéo về phía mình từ trái sang phải.
- Đối với lá:
+ Bước 1: cắt bỏ bớt phần đầu lá và phần đuôi lá.

Lá trước khi cắt

Lá sau khi cắt

Hình 4: Lá được cắt bỏ phần đầu và đuôi trước khi giải phẫu
+ Bước 2: cắt dọc lá Tràm theo gân giữa, phân lá thành 2 phần bằng nhau.

A
B
Hình 5: Lá được cắt dọc theo gân chính
A. Nửa lá bên trái

B. Nửa lá bên phải
+ Bước 3: lấy nữa lá Tràm, tiếp tục cắt dọc theo gân lá chia nữa lá Tràm
thành: rìa lá và giữa lá có dạng nhỏ hẹp tương đối đều.
Ngành Sư phạm Sinh – Kỹ thuật nông nghiệp

16

Bộ môn Sư phạm Sinh học


×