Tải bản đầy đủ (.pdf) (58 trang)

Phương pháp tổ chức giờ dạy học ngữ văn hiệu quả

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (458.94 KB, 58 trang )

Phần mở đầu

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA SƯ PHẠM
BỘ MÔN NGỮ VĂN

******

HUỲNH THỊ HỒNG HOA

PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC GIỜ DẠY
HỌC NGỮ VĂN HIỆU QUẢ

Luận văn tốt nghiệp đại học
Ngành Sư phạm Ngữ Văn

Giáo viên hướng dẫn:

TRẦN NGUYÊN HƯƠNG THẢO

Cần Thơ, tháng 5 năm 2011
1


Phần mở đầu

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Tầm nhìn đến năm 2020, Việt Nam sẽ trở thành một quốc gia phát triển theo
định hướng “Việt Nam dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ, văn minh”.
Con người tự chủ, năng động, sáng tạo; con người có khả năng phát hiện và giải


quyết vấn đề nảy sinh trong cuộc sống và xã hội, là mục tiêu và động lực của sự
phát triển xã hội Việt Nam. Để đáp ứng yêu cầu này, giáo dục Việt Nam, đặc biệt là
trong nhà trường phổ thông hiện nay đang trên xu hướng chuyển dịch mối quan hệ
tác động chủ yếu và phổ biến một chiều từ giáo viên đến học sinh sang mối quan hệ
tương tác hai chiều giữa giáo viên và học sinh, nhiều chiều từ học sinh đến học sinh
hay từ học sinh đến xã hội bằng cách tiếp cận dần mục tiêu, nội dung và đặc biệt là
các phương pháp dạy học tích cực. Trong đó, giáo viên đóng vai trò chủ đạo nhằm
phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. Vì thế mà hiện nay nhà
trường phổ thông đang trong xu thế liên tục đổi mới phương pháp dạy học sao cho
phù hợp với tình hình phát triển của thời đại. Nó đòi hỏi người giáo viên và học sinh
không ngừng tiếp cận và đổi mới phương pháp dạy học mới.
Song, tuy đã có sự thay đổi về quan niệm dạy học từ dạy học lấy giáo viên
làm trung tâm sang lấy học sinh làm trung tâm nhưng người giáo viên vẫn giữ vai
trò quan trọng, vai trò chủ đạo trong việc truyền tải những kiến thức cần thiết và
hơn bao giờ hết giáo viên phải là người nắm bắt và vận dụng những phương pháp
dạy học mới để có thể kích thích hứng thú học tập và khả năng tự tìm hiểu kiến thức
của học sinh. Muốn hoàn thành mục tiêu này thì người giáo viên phải biết lựa chọn,
vận dụng và tiến hành đồng thời nhiều phương pháp dạy học tích cực trong một tiết
học sao cho hiệu quả mang lại là cao nhất.
Riêng tôi sẽ trở thành một giáo viên trong tương lai nên điều mà tôi băn
khoăn, lo lắng và là mong muốn lớn nhất của tôi là làm sao có thể tổ chức một giờ
dạy cho thật hiệu quả trong đợt thực tập sắp tới và trong việc giảng dạy sau này. Và
đề tài “Phương pháp tổ chức giờ dạy học Ngữ Văn hiệu quả ” là một đề tài có tính
ứng dụng rất cao, giải quyết được lo lắng và rất có ích cho việc giảng dạy của tôi
sau này. Vì vậy đó là lý do mà tôi chọn đề tài Phương pháp tổ chức giờ dạy học
Ngữ Văn hiệu quả.
2. Lịch sử vấn đề
Về phương pháp dạy học Ngữ văn có tài liệu đề cập đến như quyển
“Phương pháp dạy học văn” ( tập II ) của Phan Trọng Luận (chủ biên). Ông đưa ra


2


Phần mở đầu
rất nhiều phương pháp dạy học văn như: phương pháp đọc sáng tạo, phương pháp
gợi mở, phương pháp nghiên cứu, phương pháp tái tạo, phương pháp nêu vấn
đề…nhưng vẫn còn giới hạn bởi nó chỉ thiên về lý thuyết mà chưa đề cập đến vấn
đề áp dụng những lý thuyết ấy vào thực tế như thế nào.
Quyển “Phương pháp dạy học văn” (tập I) của Phan Trọng Luận (chủ biên) –
Trương Dĩnh gồm có 2 phần và cả phần phụ lục. Trong nội dung tác giả đã phần
nào chú trọng đề cập đến vấn đề tổ chức cho học sinh hoạt động trong giờ học và đề
cập đến cả phương pháp dạy học bộ môn, phần nào cũng đã hướng đến quá trình tổ
chức giờ dạy học Ngữ văn hiệu quả (Phần II, chương V, phụ lục 3).
Quyển “Dạy học và phương pháp dạy học trong nhà trường” của Phan Trọng
Ngọ gồm 3 phần có đề cập đến cách thức tổ chức lớp học theo định hướng lấy “học
sinh làm trung tâm” theo phương pháp dạy học tích cực. Tuy nhiên lại chưa đi vào
cụ thể từng phân môn sẽ áp dụng như thế nào.
Và hiện nay có chuyên đề của ThS. Nguyễn Minh Chính và TS. Nguyễn Thị
Hồng Nam (trường Đại học Cần Thơ) với chuyên đề Phương pháp giảng dạy Ngữ
Văn “Tổ chức học hợp tác trong dạy học Ngữ Văn” đã đi vào cụ thể trong việc tổ
chức giờ dạy học Ngữ văn đạt hiệu quả song hình thức này không thể áp dụng để tổ
chức toàn bộ thời gian của một giờ dạy học Ngữ văn.
Đặc biệt là để hỗ trợ cho việc tổ chức giảng dạy của giáo viên đã có một số
sách “Thiết kế bài giảng Ngữ văn”. Tuy nhiên các quyển này hướng dẫn phần
phương pháp tổ chức vẫn còn chung chung chứ chưa cụ thể.
Nhìn chung vẫn chưa có tài liệu nào nghiên cứu một cách đầy đủ và cụ thể về
Phương pháp tổ chức giờ dạy học Ngữ văn hiệu quả. Do đó khi thực hiện đề tài
này người viết hi vọng việc nghiên cứu sẽ góp phần để việc giảng dạy Ngữ văn ở
trường phổ thông hiệu quả hơn.
3. Mục đích nghiên cứu

Hiện nay có rất nhiều phương pháp dạy học khác nhau nhưng mỗi môn học
lại có những đặc thù riêng nên việc lựa chọn những phương pháp dạy học nào cho
phù hơp và phương pháp tổ chức như thế nào cho hợp lý để có một giờ dạy thật
hiệu quả là một vấn đề rất là cần thiết. Vì vậy, tôi nghiên cứu đề tài này với mục
đích lựa chọn những phương pháp dạy học phù hơp với đặc thù của môn Ngữ văn
để có một giờ dạy học Ngữ văn hiệu quả.
4. Phạm vi nghiên cứu

3


Phần mở đầu
Với yêu cầu của đề tài này, người viết tiến hành nghiên cứu trong phạm vi
nhà trường phổ thông đặc biệt là qua các tiết học Ngữ văn cụ thể.
5. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này người viết sử dụng các phương pháp sau:
- Tham khảo và thu thập tài liệu
- Nghiên cứu, phân tích tài liệu
- Tổng hợp tài liệu
- Chứng minh, so sánh….

4


Chương 1: Cơ Sở Lý Thuyết

PHẦN NỘI DUNG CHÍNH

CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ THUYẾT


1.1 Phương pháp dạy học Ngữ Văn
1.1.1 Khái niệm phương pháp
Theo Đecactor một đại biểu của triết học Pháp thế kỉ XVIII đã nói: “Không
có phương pháp người tài cũng mắc lỗi, có phương pháp người bình thường cũng có
thể làm những chuyện phi thường”. Phương pháp là một thành tố quan trọng của
quá trình hoạt động. Hiện nay, trong lĩnh vực phương pháp dạy học hầu hết đều có
sự nhầm lẫn về khái niệm phương pháp, biện pháp, cách dạy, hình thức dạy học. Vì
vậy đã gây những khó khăn nhất định trong nhà trường phổ thông. Gần đây có một
số tác giả đã vận dụng 2 hướng tiếp cận về vấn đề phương pháp nói chung trong
triết học đó là hướng tiếp cận của Hêghen và hướng tiếp cận của Cac Mac để xem
xét phương pháp dạy học.
- Vận dụng hướng tiếp cận của Hêghen về phương pháp:
Hêghen cho rằng “Phương pháp là hình thức vận động của nội dung sự vật”.
Theo quan điểm này mỗi sự vật đều có nội dung riêng và được thể hiện qua hình
thức nhất định. Do đó mỗi sự vật đều có hình thức vận động riêng. Vận dụng cách
tiếp cận này vào trong quá trình dạy học ta thấy mỗi nội dung bài học có một
phương pháp dạy học đặc thù. Vì vậy mà không nên cho rằng phương pháp này tốt
và phương pháp kia không tốt mà phải xác định được rằng với nội dung này thì
người giáo viên nên vận dụng phương pháp nào cho phù hợp để hiệu quả mang lại
là cao nhất. Hệ quả từ cách tiếp cận này cho thấy muốn xác định và lựa chọn sử
dụng phương pháp dạy học nào là tốt nhất thì phải trả lời cho được câu hỏi: Dạy cái
gì và dạy như thế nào? Giữa phương pháp dạy học và nội dung dạy học có mối quan
hệ biện chứng tác động hai chiều lẫn nhau nghĩa là phương pháp dạy học phải phù
hợp với nội dung dạy học và ngược lại nội dung dạy học thay đổi kéo theo sự thay
đổi của phương pháp dạy học.

5



Chương 1: Cơ Sở Lý Thuyết
- Vận dụng hướng tiếp cận của Các Mác về phương pháp:
C.Mác cho rằng phương pháp là cách thức là phương tiện để đạt tới một mục
đích nhất định và để giải quyết một nhiệm vụ nhất định. Từ khái niệm này ta có thể
thấy rằng cùng một nội dung dạy học nhưng sẽ có rất nhiều phương pháp để triển
khai. Tuy nhiên trong số đó sẽ có một phương pháp là hiệu quả và tối ưu nhất. Vì
vậy muốn đạt hiệu quả cao trong quá trình tổ chức dạy học người giáo viên cần phải
trả lời cho được câu hỏi: Nội dung này có thể sử dụng những phương pháp, phương
tiện nào? Phương pháp, phương tiện nào là tối ưu nhất?. Khái niệm về phương pháp
của Các Mác đã được sự thống nhất khá cao khi đưa ra khái niệm về phương pháp
đặc biệt là trong quá trình dạy học vì khái niệm này có thể áp dụng vào trong lí luận
dạy học.

1.1.2 Phương pháp dạy học và cơ sở lựa chọn phương pháp dạy học
Theo Phan Trọng Ngọ thì phương pháp dạy học không phải là một thực thể
độc lập, vì mục đích tự thân, mà chỉ là hình thức vận động của một hoạt động đặc
thù: hoạt động dạy học. Và “định nghĩa chung nhất về phương pháp dạy học là
những con đường, cách thức tiến hành hoạt động dạy học” [1; tr.145].
Có 4 cơ sở để lựa chọn phương pháp dạy học:

1.1.2.1 Trình độ học sinh
Đây là vấn đề mà người giáo viên nhất thiết phải nắm rõ trước khi tiến hành
giảng dạy. Do rất nhiều yếu tố chi phối cho nên mỗi học sinh sẽ có một trình độ
khác nhau, nghĩa là có sự chênh lệch về trình độ giữa các học sinh. Mỗi một cấp
học, mỗi trường hay mỗi lớp khác nhau thì trình độ sẽ khác nhau. Do đó người giáo
viên cần nắm rõ trình độ của học sinh để có thể lựa chọn phương pháp giảng dạy
cho phù hợp và từ đó mới có thể làm cho học sinh tiếp thu được bài học hiệu quả.

1.1.2.2 Nội dung bài dạy
Đây là cơ sở quyết định phương pháp nào là chủ yếu. Phương pháp được cụ

thể hóa bởi nội dung và do hiện nay phương pháp dạy học khá phong phú cho nên
sẽ không có phương pháp tối ưu cho tất cả các dạng bài do đó nội dung cụ thể của
một bài học trong sách giáo khoa ở trường phổ thông sẽ quyết định việc người giáo
viên nên lựa chọn phương pháp dạy học này hay phương pháp dạy học khác.Ví dụ:
Nội dung bài dạy trong sách giáo khoa Ngữ văn là thơ thì phương pháp sử dụng sẽ
khác so với nếu bài học là kịch hay truyện.

1.1.2.3 Năng lực sở trường của giáo viên

6


Chương 1: Cơ Sở Lý Thuyết
Hiện nay phương pháp dạy học khá phong phú cho nên sẽ không có phương
pháp tối ưu cho tất cả mọi người. Chính vì vậy mà hiệu quả của phương pháp được
quyết định bởi người sử dụng phương pháp chứ không phải là bản thân phương
pháp quyết định. Mỗi người giáo viên đều có năng lực sở trường riêng và điều quan
trọng là người giáo viên phải biết nhận ra và vận dụng nó trong việc lựa chọn
phương pháp cho phù hợp với năng lực sở trường riêng của bản thân để có thể tổ
chức giờ học thật hiệu quả.

1.1.2.4 Phương tiện dạy học
Phương tiện dạy học là một tập hợp những đối tượng vật chất được giáo viên
sử dụng với tư cách là những phương tiện để điều khiển hoạt động nhận thức của
học sinh. Hiện nay các phương tiện dạy học rất là đa dạng và phong phú. Phương
tiện dạy học góp phần làm cho giờ học đạt hiệu quả hơn vì giờ học sinh động và
hứng thú hơn.

1.2 Các phương pháp dạy học Ngữ văn
1.2.1 Phương pháp đọc văn (Đọc diễn cảm)

1.2.1.1 Vai trò của phương pháp đọc văn
Phương pháp đọc văn là phương pháp đặc thù ở nhà trường phổ thông. GS.
Trần Đình Sử trong bài báo “Con đường đổi mới căn bản phương pháp dạy - học
văn” (Văn nghệ số 10, 7-3-2009) đã cho thấy tầm quan trọng của phương pháp đọc
văn. Mở đầu bài viết của mình, GS. Trần Đình Sử đã khẳng định rõ: “Khởi điểm
của môn Ngữ Văn là dạy học sinh đọc hiểu trực tiếp văn bản văn học của nhà văn…
Nếu học sinh không trực tiếp đọc các văn bản ấy, không hiểu được văn bản, thì coi
như mọi yêu cầu, mục tiêu cao đẹp của môn văn đều chỉ là nói suông, khó với tới,
đừng nói gì tới tình yêu văn học”. Các nhà văn dùng ngôn ngữ để sáng tạo nên tác
phẩm ngôn ngữ văn học có một số tính chất sau:
- Tính chính xác
- Tính hàm súc
- Tính đa nghĩa
- Tính biểu cảm
- Tính tạo hình.
Khi tạo nên tác phẩm các tác giả có ý thức tạo nên lớp vỏ âm thanh và cả
nhịp điệu để có thể phản ánh hiện thực. Vì vậy muốn phát hiện giá trị tác phẩm thì
chúng ta phải đọc văn để nó tác động vào tư tưởng, tình cảm của người nghe từ đó

7


Chương 1: Cơ Sở Lý Thuyết
mới có thể lĩnh hội được nội dung, ý nghĩa của tác phẩm. Vì thế đọc văn được xem
là một phương pháp dạy học và mang tính trực quan cao. Phương pháp này có tác
dụng làm cho người nghe có thể “nhìn thấy” cái nghe được. Ngoài ra đọc diễn cảm
cũng là một hoạt động sáng tạo nghệ thuật. Có khác chăng là nhà văn đi từ tư tưởng
đến ngôn ngữ, người đọc lại đi từ ngôn ngữ đến tư tưởng [2; tr.193].

1.2.1.2 Mục đích của việc đọc văn

Hiện nay ở các trường phổ thông vẫn còn khá xem nhẹ việc đọc văn nên học
sinh đọc văn rất kém. Việc đọc văn của học sinh trong nhà trường phổ thông khác
so với đọc văn ở ngoài xã hội.
Học sinh: Vừa là tác phẩm vừa là bài học nên bị chi phối bởi tính nhà trường,
có sự khác nhau về không gian, thời gian và định hướng giáo dục.
Xã hội: Là tác phẩm, không bị chi phối bởi tính nhà trường.
Mục đích của việc đọc văn:
- Tạo ra một điều kiện thuận lợi cho học sinh khám phá tác phẩm và điều
quan trọng nhất là đọc tác phẩm mà chưa hề bị một ý kiến nào chi phối.
- Đọc văn có thể giúp học sinh rèn luyện trí tưởng tượng, rèn luyện khả
năng nhạy cảm với ngôn ngữ trong tác phẩm. Rèn luyện cách phát âm
đọc đúng ngữ điệu để chuyển tải đúng nội dung cho người nghe. Đối với
đọc văn ngữ điệu rất là quan trọng.
- Mục đích của việc đọc văn chỉ thực sự đạt được khi học sinh đọc theo
hướng tích cực nghĩa là không phải phát âm theo cách bình thường mà
phải suy nghĩ, tưởng tượng và nhập thân vào cảm xúc để khám phá hết
giá trị của tác phẩm.
- Đọc đúng thể loại: hịch, cáo, phú, văn tế, kịch… đối với kịch giáo viên
phải tổ chức đọc phân vai.

1.2.2 Phương pháp diễn giảng (Thuyết trình)
1.2.2.1 Khái niệm
“Diễn giảng là phương pháp trình bày, thông báo có hệ thống một vấn đề cho
học sinh, học sinh tiếp thu kiến thức sau đó tái hiện lại kiến thức” [3; tr.62]. Đây là
phương pháp dạy học phổ biến nhất từ thời phong kiến cho đến nay. Diễn giảng là
phương pháp dạy học mà giáo viên sử dụng lời nói trình bày vấn đề có hệ thống còn
học sinh lắng nghe ghi chép và tái hiện lại kiến thức mà các em đã tiếp thu được. Ở
Việt Nam cho đến nay phương pháp này được sử dụng chủ yếu trong nhà trường

8



Chương 1: Cơ Sở Lý Thuyết
đặc biệt là đối với các phân môn thuộc khoa học xã hội. Diễn giảng là một phương
pháp truyền thống nhưng đến nay vẫn được sử dụng chủ yếu bởi những ưu điểm của
phương pháp này. Hiện nay người ta đã phân phương pháp diễn giảng ra làm 2
cách:
- Cách 1- Diễn giảng truyền thống : Giáo viên truyền thụ kiến thức còn
học sinh lắng nghe ghi chép. Kiểm tra học sinh tái hiện lại kiến thức đã
tiếp thu. Cách này đưa lại khụôn mẫu một lớp học yên lặng chỉ nghe tiếng
giáo viên.
- Cách 2 – Diễn giảng tích cực : Giáo viên giảng theo dạng nêu vấn đề và
điều chỉnh cách hiểu của học sinh cho đúng.

1.2.2.2 Ưu, nhược điểm
a. Ưu điểm
− Giáo viên có thể giúp học sinh nắm kiến thức một cách hệ thống, rõ ràng,
chặt chẽ.
− Giáo viên chủ động về thới gian và tiết kiệm được nhiều thời gian trên
lớp.
− Không đòi hỏi phải có những phương tiện đặc biệt nhất là đối với môn
Ngữ văn.
− Giáo viên không tốn nhiều công sức cho việc chuẩn bị bài.
b. Nhược điểm
− Học sinh thụ động, không phát huy được năng lực cá nhân và sự tập trung
chú ý của học sinh sẽ giảm sút nếu giáo viên giảng giải quá dài.
− Học sinh không phải là người sẽ cùng khám phá nội dung bài học cùng
với giáo viên mà giống như một người dự giờ có ghi chép. Các em có thể
hiểu bài nhưng sẽ không thể nhớ lâu và không nắm kĩ kiến thức.
− Có một số giáo viên trong giờ giảng chỉ sử dụng một phương pháp dạy

học duy nhất và chủ yếu là diễn giảng thì kết quả học tập của học sinh sẽ
thấp.
c. Hậu quả
Giáo viên tóm tắt bài dạy trong SGK và ghi lên bảng một cách có hệ thống.
Học sinh ghi chép giống nhau đến khi kiểm tra thì tái hiện lại những gì đã ghi chép

9


Chương 1: Cơ Sở Lý Thuyết
cho nên kết quả giống nhau. Điều này dẫn đến học sinh không thể hiện được năng
lực sáng tạo của bản thân.
d. Cách khắc phục
− Phải kết hợp phương pháp diễn giảng với các phương pháp dạy học khác
để có thể làm cho giờ học hiểu quả hơn.
− Diễn giảng tích cực

Bài học

Học sinh

Giáo viên

Hình 1.1. Diễn giảng truyền thống

Bài học

Học sinh

Giáo viên


Hình 1.2. Diễn giảng tích cực

1.2.2.3 Cấu trúc phương pháp diễn giảng
Gồm 3 bước:
− Giới thiệu bài mới
− Tổ chức, hướng dẫn học sinh khám phá bài mới
− Tổng kết

10


Chương 1: Cơ Sở Lý Thuyết
a. Giới thiệu bài mới (Lời vào bài)
Là bước mở đầu tiết học có tác dụng:
- Tạo ra bầu không khí thuận lợi cho học sinh tiếp thu kiến thức
- Tạo nên tính hấp dẫn cho bài sắp dạy học sinh tạo cho các em hăng hái,
hồ hởi thì lời vào bài của giáo viên cần đảm bảo những yêu cầu sau:
+ Lời văn hay, hình ảnh đẹp.
+ Tập trung vào bài sắp dạy cho học sinh không được đi xa yêu cầu nội
dung chính của bài
+ Ngắn gọn vừa phải, tiết kiệm thời gian
+ Giáo viên thuộc lòng lời vào bài đó. Cần tránh một số lời vào bài
dông dài không tập trung vào bài chính, lời vào bài không liên quan
bài mới, không khiên cưỡng máy móc tránh sáo rỗng
+ Các cách giới thiệu bài mới: rất phong phú và đa dạng. Tuy nhiên
chúng ta có thể giới thiệu bài mới bằng một số cách sau:
+ Giới thiệu trực tiếp nội dung bài học.
+ Giáo viên có thể giới thiệu bằng cách gợi kiến thức về tác giả, tác
phẩm, một kiến thức học sinh đã học từ trước đến kiến thức mới.

+ So sánh những điểm giống nhau hoăc khác nhau về tác giả, tác phẩm
học sinh đã được học với tác giả, tác phẩm học sinh sắp học.
+ Giáo viên có thể đặt câu hỏi về tựa đề của tác phẩm hoặc nêu lên một
số hình ảnh trong bài mà mình sắp dạy và yêu cầu học sinh cảm nhận
ban đầu về hình ảnh đó. Có thể mở đầu bằng sự kiện thời sự nếu sự
kiện đó xuất hiện trên truyền hình mà ai cũng biết.
+ Tranh ảnh, sự vật có liên quan đến bài giảng.
+ Một câu chuyện liên quan hoặc một lời nhận xét của một nhà phê bình
có uy tín bàn về tác giả, tác phẩm sắp học.
b. Tổ chức hướng dẫn học sinh khám phá bài mới
Những bài giảng được phân chia thành nhiều phần nhỏ. Giáo viên có thể
phân chia thành 2 cách (con đường tư duy):
- Con đường diễn dịch:

11


Chương 1: Cơ Sở Lý Thuyết
+ Văn học sử: Khái quát thời kì, giai đoạn văn học và các bài về tác gia.
Giáo viên tiến hành diễn dịch theo hệ thống sách giáo khoa.
+ Tác phẩm: phần văn bản nếu ý khái quát thì phân tích chi tiết
+ Tiếng Việt – Tập Làm Văn: mô hình nêu khái niệm – ví dụ - khái
niệm
- Con đường quy nạp:
+ Văn học sử: theo hệ thống sách giáo khoa.
+ Tác phẩm: phân tích rồi rút ra ý nghĩa chi tiết
+ Tiếng Việt – Tập Làm Văn: mô hình nêu ví dụ - khái niệm – ví dụ
Hiện nay bài giảng trong SGK phần lớn đòi hỏi cách dạy quy nạp, quy nạp
đem lại hiệu quả tốt hơn so với diễn dịch. Con đường diễn dịch phần lớn mang tính
áp đặt. Theo con đường quy nạp giáo viên- học sinh cùng khám phá ý nghĩa cùng

rút ra nhận xét, đánh giá.

1.2.3 Phương pháp đàm thoại
1.2.3.1 Khái niệm
“Đàm thoại là phương pháp giáo viên xây dựng hệ thống câu hỏi cho học
sinh trả lời hoặc trao đổi, tranh luận dưới sự chỉ đạo của giáo viên, qua đó tiếp nhận
kiến thức” [3;tr.69]. Đàm thoại là phương pháp hỏi đáp. Trong truyền thống giáo
viên hỏi còn học sinh trả lời còn theo phương pháp đàm thoại tích cực quan niệm
đàm thoại với ý nghĩa rộng hơn:
- Giáo viên hỏi – Học sinh trả lời
- Học sinh hỏi – Giáo viên trả lời
- Học sinh hỏi – Học sinh trả lời
* Vấn đề quan trọng nhất là số lượng và chất lượng câu hỏi:
- Số lượng:
+ Tính toán số lượng câu hỏi vừa phải
+ Đặc điểm bài
+ Trình độ học sinh
+ Thời lượng bài dạy
+ Sự kết hợp các phương pháp khác

12


Chương 1: Cơ Sở Lý Thuyết
- Chất lượng:
+ Tất cả các câu hỏi phải đi theo tiến trình bài dạy
+ Tính định hướng cao: đối với tác phẩm thì tập trung vào vấn đề trọng
tâm là nội dung và nghệ thuật còn đối với nhà trường phải mang tính
giáo dục.
+ Câu hỏi ngắn gọn, rõ ràng và tối đa 2 ý

+ Cần cân nhắc câu hỏi phù hợp với đối tượng học sinh
+ Nếu là câu hỏi của học sinh thì uốn nắn nếu chứ phù hợp.
* Nhận xét: Câu hỏi trong một lời giảng có vai trò quan trọng, câu hỏi giúp
học sinh từng bước khám phá kiến thức quá trình học sinh tìm câu trả lời cho câu
hỏi giúp các em xác định thông tin đúng nhất.

1.2.3.2 Ưu nhược điểm
a. Ưu điểm
- Phát huy năng lực chủ động của học sinh trong khám phá kiến thức học
sinh luyện tập thói quen trình bày trước đám đông, tạo ra không khí tự do
trong giờ học.
- Qua câu trả lời của học sinh giáo viên có thể nắm được thông tin phản hồi
về mức độ hiểu bài của học sinh từ đó có sự điều chỉnh cần thiết. Mặt
khác giáo viên có thể nắm được tính cách, trí tuệ, tình cảm của học sinh.
- Có được không khí tâm tình, trao đổi thân mật, tạo được mối quan hệ gần
gũi giữa giáo viên – học sinh, giữa học sinh – học sinh.
b. Nhược điểm
- Tốn nhiều thời gian cho học sinh suy nghĩ và trả lời nếu giáo niên không
biết điều hành thì sẽ không đủ giờ.
- Giáo viên mất nhiều thời gian cho việc chuẩn bị giáo án
- Giáo viên bị đặt vào tình huống sẵn sàng trả lời những câu hỏi phát sinh
của học sinh.
c. Chú ý
- Khi nêu câu hỏi cho học sinh giáo viên cần nêu câu hỏi trước gọi học sinh
sau.
- Có thể nhắc lại câu hỏi một lần nữa

13



Chương 1: Cơ Sở Lý Thuyết
- Nếu thấy học sinh lung túng trước câu hỏi thì có thể hỏi nội dung đó bằng
một hình tức khác dành một thời gian nhất định cho học sinh suy nghĩ.
- Nên động viên, khuyến khích, gợi ý cho học sinh trả lời và luôn khen
ngợi khi học sinh trả lời đúng không nên chế giễu hay chê bai khi học
sinh trả lời sai.

1.2.3.3 Một số loại câu hỏi thường dùng trong dạy Ngữ văn
* Câu hỏi phát hiện:
Câu hỏi đòi hỏi học sinh phát hiện, xác định những chi tiết trong bài học.
Những chi tiết đó có thể là một từ ngữ hoặc là những thủ pháp mà tác giả dùng
trong tác phẩm.
Ví dụ: Những từ ngữ, chi tiết nào thể hiện tính cách của nhân vật?
* Câu hỏi yêu cầu phân tích, giải thích, suy luận:
Đây là loại câu hỏi giúp học sinh khám phá biểu tượng trong tác phẩm hoăc ý
tại ngôn ngoại trong tác phẩm văn học. Loại câu hỏi đòi hỏi mức độ cao hơn so với
câu hỏi phát hiện. Loại câu hỏi này đòi hỏi học sinh phân tích, suy luận tìm ra ý
nghĩa hình ảnh hoặc câu trong tác phẩm. Nó cũng có thể giúp học sinh phân tích cấu
trúc tác phẩm nhận biết tính cách nhân vật qua ngoại hình, ngôn ngữ, hành động.
Ví dụ: Tác phẩm được chia làm mấy đoạn? Cách sắp xếp các đoạn thể hiện
dụng ý nghệ thuật gì của tác giả?
* Câu hỏi khái quát:
Đây là loại câu hỏi rèn luyện khả năng khái quát vấn đề của học sinh. Giáo
viên có thể yêu cầu học sinh tóm tắt một phần nội dung đã học rút ra bài học, nhận
biết quan điểm thái độ của tác giả đặt ra trong tac phẩm, cuộc đời của tác giả với nội
dung của tác phẩm
Ví dụ: Theo em chủ đề tác phẩm này là gì? Qua hình tượng nhân vật này nhà
văn muốn nói lên điều gì?
Dạng câu hỏi này thường được sử dụng khi giáo viên trình bày xong một vấn
đề hay xong cả bài giảng nhằm rèn luyện năng lực tổng hợp kiến thức cho học sinh

để củng cố kiến thức vừa học
1.2.3.4 Tiêu chí phân loại câu hỏi
Tùy vào mục đích, yêu cầu nội dung vấn đề đòi hỏi học sinh khám phá mà
giáo viên có thể sử dụng các loại câu hỏi khác nhau.

14


Chương 1: Cơ Sở Lý Thuyết

1.2.4 Phương pháp trực quan
1.2.4.1 Khái niệm
“Phương pháp trực quan là một trong những phương pháp dạy học cơ bản”
[3;76] Phương pháp trực quan là phương pháp có vai trò quan trọng trong giờ dạy.
Con người chúng ta tiếp nhận thông tin từ rất nhiều kênh: thị giác, khứu giác, thính
giác, xúc giác…nhưng trong nhà trường lại đề cao thị giác mà ít quan tâm đến thính
giác nhưng thị giác lại đóng vai trò hết sức quan trọng trong tiếp nhận tri thức.
Người ta đã thống kê tỉ lệ kiến thức nhớ được sau khi học:

NGHE
20%

NHÌN

NGHE VÀ NHÌN

NÓI

LÀM


50%

80%

90%

30%

Vì vậy cần chú trọng phương pháp trực quan.

1.2.4.2 Các phương tiện trực quan có thể sử dụng
* Tranh ảnh, mẫu vật
Giáo viên có thể sử dụng tranh ảnh mẫu vật trong giờ dạy học Ngữ văn vì
trong giờ Ngữ văn học sinh phải liên tưởng và tưởng tượng. Học sinh sẽ tiếp thu
kiến thức liên tưởng và tưởng tượng tốt hơn khi nhìn thấy nhưng nó phải đạt yêu
cầu thẩm mĩ để khơi gợi cảm xúc. Có thể sử dụng một số tranh ảnh sau:
- Tranh vẽ và ảnh chụp: Ví dụ: Chân dung nhà văn, tranh ảnh về thôn Vĩ,
ảnh lầu Hoàng Hạc…
- Mẫu vật giáo viên có thể lấy từ các nguồn:
+

Giáo viên tự sưu tầm phục vụ cho việc giảng dạy của mình, yêu cầu
học sinh sưu tầm theo khả năng xem như bài tập nhóm có tác dụng
rèn luyện học sinh sưu tầm tài liệu, ý thức học tập nâng cao, lĩnh hội
bài học, tri thức tốt hơn. Tránh giao học sinh sưu tầm những vật quá
sức, quá tốn tiền.

+

Giáo viên có thể tự làm lấy phương tiện dạy học trong khả năng của

mình.

+

Lấy ở trên mạng Internet

* Phương tiện nghe nhìn

15


Chương 1: Cơ Sở Lý Thuyết
- Sử dụng mức độ vứa phải nếu lạm dụng sẽ không phù hợp với Ngữ Văn.
- Có thể sử dụng các phương tiện sau đây:
+

Băng catset

+

Projector, overhead

* Sử dụng biểu bảng, mô hình
Sử dụng biểu bảng, mô hình, sơ đồ trong môn Ngữ văn sẽ có nhiều ưu thế. Sơ
đồ, biểu bảng mang tính khái quát rất cao vì vậy khi sử dụng giáo viên sẽ tiết kiệm
được nhiều thời gian và học sinh có thể nắm nội dung dễ dàng hơn.
- Bảng:
+ Tổng kết giai đoạn văn học

Những đặc điểm cơ bản

Các giai đoạn

+

Nhịp độ phát
triển

Thành tựu văn học

Các xu hướng
văn học

Nội dung

Nghệ thuật

Khái quát tính cách nhân vật

Chí Phèo

Thị Nở

Bá Kiến

16

Lí Cường


Chương 1: Cơ Sở Lý Thuyết

- Sơ đồ cấu trúc:giúp học sinh nhớ sơ đồ cấu trúc câu , sơ đồ khuyết…

Tính cách Chí Phèo
sau khi đi tù về

Liều lĩnh

Tất cả các hình thức sử dụng trong trực quan chỉ là gợi ý người giáo viên cần
sáng tạo nghĩ ra các phương tiện khác để đem lại hiệu quả giảng dạy cao nhất.

1.2.4 Phương pháp thảo luận nhóm
1.2.4.1 Khái niệm
“Hợp tác là một hình thức tổ chức dạy học trong đó nhóm học sinh cùng nhau
giải quyết các nhiệm vụ học tập do giáo viên nêu ra, từ đó rút ra bài học dưới sự
hướng dẫn của giáo viên” [5;2]. Phương pháp thảo luận nhóm là phương pháp được
sử dụng khá phổ biến ở nhà trường phổ thông. Hình thức tổ chức dạy học này thiết
lập được mối quan hệ giữa giáo viên – học sinh – học sinh rất khăng khít. Học sinh
khám phá kiến thức và tự rút ra kết luận cuối cùng. Giáo viên chỉ đóng vai trò là
người hướng dẫn còn học sinh là người trực tiếp khám phá kiến thức. Vai trò giữa
các thành viên trong nhóm là ngang nhau, tất cả các thành viên đều được phân công
nhiệm vụ trong quá trình giải quyết nhiệm vụ được giao.

1.2.4.2 Các loại hình nhóm
Giáo viên chia nhóm hoặc chỉ định một cách ngẫu nhiên: nhóm cố định và
nhóm không cố định.

17


Chương 1: Cơ Sở Lý Thuyết

- “Nhóm cố định là loại hình nhóm hoạt động cùng nhau trong suốt thời
gian một tuần hoặc vài tuần thậm chí một học kì có nhiệm vụ thực hiện
một bài tập lớn phức tạp mang tính nghiên cứu” [5; 10].
- “Nhóm không cố định là loại hình nhóm gồm những học sinh cùng nhau
làm việc từ vài phút đến một tiết và có thể thành lập nhiều lần trong một
giờ học số lượng thành viên trong nhóm là 3 hay 4,5 tùy thuộc vào số
lượng học sinh trong lớp” [5; 11].
- Nhóm không cố định có hai loại hình nhóm : nhóm 2 học sinh và nhóm 4
đến 5 học sinh, nhóm kim tự tháp, nhóm ghép và nhóm trà trộn. Khi chia
nhóm giáo viên cần chú ý đến độ khó của bài tập, dung lượng kiến thức,
thời gian thảo luận để có thể chia nhóm cho phù hợp.
Quá trình thảo luận gồm có 5 bước cơ bản:
- Bước 1: Giáo viên chia nhóm học sinh.
- Bước 2: Giáo viên giao bài tập và quy định thời gian thảo luận.
- Bước 3: Học sinh thảo luận giáo viên quan sát hướng dẫn.
- Bước 4: Nhóm cử đại diện trình bày kết quả.
- Bước 5: Giáo viên cùng học sinh tiến hành nhận xét đánh giá kết quả và
rút ra kết luận.
Trước khi tiến hành thảo luận nhóm giáo viên cần phải xây dựng câu hỏi thảo
luận. Tùy theo mục đích thảo luận, nội dung bài học mà giáo viên cần xây dựng câu
hỏi phù hợp, cụ thể. Khi xây dựng câu hỏi giáo viên cần lưu ý:
- Câu hỏi phải mang tính chất gợi mở, định hướng cho học sinh khám phá
kiến thức.
- Câu hỏi phải xoay quanh trọng tâm bài học.
- Câu hỏi phải vứa sức đối với học sinh.
- Câu hỏi phải phù hợp với thời gian thảo luận.
- Câu hỏi phải có vấn đề bắt buộc học sinh phải động não suy nghĩ, phải tư
duy song phải không quá khó đối với học sinh.
- Câu hỏi giao cho các nhóm phải có độ dài và độ khó đồng đều nhau.
Hiện nay phương pháp thảo luận nhóm không còn xa lạ đối với cả giáo viên

và học sinh ở nhà trường phổ thông bởi những ưu điểm vốn có ở phương pháp
này.Tuy nhiên không có phương pháp nào là toàn diện cả và phương pháp thảo luận

18


Chương 1: Cơ Sở Lý Thuyết
nhóm cũng vậy, phương pháp này vẫn còn tồn tại những nhược điểm. Vì vậy cần
phải phối hợp phương pháp thảo luận nhóm với các phương pháp khác để giờ học
hiệu quả hơn và tránh đơn diệu trong giờ học.
Tuy nhiên để có thể dạy - học văn một cách hiệu quả cần phải áp dụng đồng
bộ các phương pháp khác nhau. Thật không dễ dàng để có một phương pháp nào
toàn vẹn, thỏa mãn được tất cả các học sinh, các yêu cầu dạy và học văn.

1.3 Phương pháp tổ chức dạy học
Phương pháp tổ chức dạy học là cách thức giáo viên tiến hành tổ chức hướng
dẫn và điều khiển học sinh tìm hiểu nội dung bài học trong quá trình dạy học bằng
cách lựa chọn và phối hợp sử dụng nhiều phương pháp dạy học khác nhau.

19


Chương 2: Tìm hiểu chung về thực trạng dạy Ngữ Văn ở trường THPT

CHƯƠNG 2

TÌM HIỂU CHUNG VỀ THỰC TRẠNG
DẠY HỌC NGỮ VĂN Ở TRƯỜNG THPT

2.1 Những khó khăn và thuận lợi đối với việc dạy học Ngữ Văn ở trường

THPT hiện nay
2.1.1 Thuận lợi
Hiện nay ở các trường phổ thông đa số giáo viên và học sinh đều đã và đang
được tiếp cận với các Phương pháp dạy học tích cực.Và giáo viên đã từng bước áp
dụng các phương pháp dạy học tích cực ấy vào trong giảng dạy. Điều đó làm cho
việc dạy và học Ngữ Văn ở trường phổ thông trở nên hứng thú hơn đối với học sinh
đồng thời cũng giúp giáo viên giảng dạy dễ dàng và hiệu quả hơn. Qua đó phát huy
được năng lực sáng tạo của cả giáo viên và học sinh. Do phương pháp dạy học Ngữ
Văn đã dần hạn chế các tiết học Ngữ Văn được tổ chức giảng dạy theo phương pháp
truyền thống nghĩa là giờ Ngữ Văn truyền tải kiến thức một chiều, đọc chép những
gì có sẵn từ giáo án. Sự tham gia khám phá tìm hiểu từ bài học mới gần như không
có. Nhưng khi giáo viên áp dụng các phương pháp dạy học Ngữ Văn tích cực vào
trong việc tổ chức giảng dạy sẽ giúp học sinh chủ động tìm hiểu khám phá kiến thức
mới, đóng góp ý kiến tham gia xây dựng bài tứ chính sự cảm thụ của bản thân học
sinh. Giáo viên đóng vai trò định hướng cho học sinh tìm hiểu kiến thức mới. Sự
tương tác hai chiều làm cho giờ học Ngữ văn hiệu quả hơn không còn nhàm chán,
buồn ngủ, “khó trôi” nữa.
Cùng với sự đổi mới về phương pháp dạy học là sự thay đổi chương trình
sách giáo khoa ngày càng hoàn thiện hơn về cả nội dung và hình thức. Những câu
hỏi tìm hiểu nội dung bài mới cũng dần thay đổi mang tính chất định hướng khơi
gợi năng lực cảm thụ của học sinh và đang dần phù hợp với các phương pháp dạy
học mới.

2.1.2 Khó khăn

20


Chương 2: Tìm hiểu chung về thực trạng dạy Ngữ Văn ở trường THPT
Theo thống kê kết quả tuyển sinh đại học, cao đẳng những năm gần đây bài

thi môn ngữ văn đạt điểm cao rất ít, phần lớn dưới trung bình, thậm chí điểm 0 cũng
rất nhiều. Trong đó, nhiều bài văn của học sinh khiến người chấm dở khóc dở cười
vì những sai sót quá cơ bản như sai chính tả, sai kiến thức, suy diễn theo cảm tính,
viết mà không hiểu những gì mình đã viết... Điều đó đã phần nào phản ánh thực
trạng dạy - học Văn trong trường phổ thông đang ở mức đáng báo động đòi hỏi các
nhà quản lý giáo dục cần đưa ra những giải pháp thích hợp để đổi mới quy trình dạy
và học môn Văn hiện nay.
Khảo sát bài thi của thí sinh cho thấy sai chính tả là lỗi phổ biến nhất.
Những lỗi chính tả thường gặp là: tên riêng của nhà văn, nhà thơ không viết hoa, rất
nhiều bài văn từ đầu đến cuối không có một dấu chấm câu nào, nhiều từ đơn giản
cũng không viết đúng. Cùng với lỗi viết sai chính tả là lỗi dùng từ và đặt câu. Thí
sinh rất hay nhầm lẫn những từ gần giống nhau, không có ý thức qua dòng, không
biết tổ chức các đoạn văn và viết câu thì câu què, câu cụt, câu sai cấu trúc, sai lô
gíc. Nhiều câu văn của học sinh mà người chấm không thể hiểu nổi học sinh đó
muốn viết gì. Điều đó cho thấy học sinh hết sức lơ mơ về kiến thức Ngữ Văn. Có
một thực tế là hiện nay rất ít học sinh biết rung động trước những tác phẩm văn học
hay. Do vậy khi làm bài, học sinh thường suy luận chủ quan, dung tục hoá văn
chương. Ngoài những lỗi trên thì tình trạng học sinh làm bài sai kiến thức cơ bản
vẫn chiếm tỷ lệ lớn. Đó là tình trạng “râu ông nọ cắm cằm bà kia”, viết sai tên tác
giả, tác phẩm, nhầm tác phẩm của nhà văn này với nhà văn khác…
*Một số bài văn mắc lỗi của học sinh:
Sai kiến thức cơ bản: Có thí sinh viết rằng: "Tác phẩm Vi hành ra đời xuất
phát từ việc Bác Hồ cải trang đi vi hành khắp 5 châu 4 bể. Tài hóa trang của Bác
cao siêu đến mức không ai nhận ra".
Sai lỗi chính tả và sai cả kiến thức, không viết hoa tên riêng: "Mỵ và A
Phủ là một đôi thanh mai trúc mã, họ thực lòng thực dạ yêu nhau quên trời quên đất,
mặt dù quá xá người cản trở nhưng họ củng lấy được nhau bằng cách dắt nhau đi vô
rừng. Gia đình nhà thống lý bá tra là chồng trước của Mỵ đã kéo đế, Mỵ dung cùi
chỏ lên, đánh cho bọn nó tang tát hết trơn, mỵ lại giù A phủ vô nhà, miệng của Mỵ
rỉ rỉ mấy giọt máu. Nhà Tô Hoài đã đề cao giá trị nhân đạo bằng cách cho cô mỵ

đánh bọn cường hào ác bá kia đề dành lấy tự do và tình yêu chung thủy ”.
Suy luận chủ quan: “Chó ngộ một đàn/ Lưỡi dài lê sắc máu. Những con chó
thì kiệt sức, mệt mỏi, không phải một hay hai con mà từng đàn “lưỡi dài lê sắc
máu” chúng chỉ còn chờ chết, chúng đã cùng đường không còn lối thoát “kiệt cùng

21


Chương 2: Tìm hiểu chung về thực trạng dạy Ngữ Văn ở trường THPT
ngõ thẳm bờ hoang”! Tiếp đến là: Mẹ con đàn lợn âm dương/Chia lìa đôi ngả. Lợn
là một loài được mệnh danh là động vật ăn tạp và dễ nuôi, thế mà mẹ con đành phải
đôi ngã chia ly, âm dương cách biệt!”
“ Râu ông nọ cắm cằm bà kia”:
- Mị về làm vợ cho nhà bá hộ, vất vả như con bò tót nên Mị trở thành một
thứ quái vật, người không ra người, ngợm không ra ngợm... (chuyển sang
hình dáng bên ngoài của Chí Phèo, sau khi ra tù).
- “Vì bất bình trước việc dụ dỗ con gái nhà lành, A Phủ đánh Bá Kiến, bị
Lí Cường bắt về gạt nợ, trói đứng không cho đi chơi mùa xuân. Bọn
chúng thật là dã man. Em đọc đến đây thì bất bình lắm, thương cho A
Phủ và hận cha con nhà Bá Kiến ”
- “Thấy chồng mình bị trói, Mị cảm thấy ruột đau như cắt, nước mắt đầm
đìa... (đã qua đến Hịch tướng sĩ). Còn A Phủ thì sao? A Phủ thấy vợ mình
(tức Mị) bị bọn nó hành hạ thì liền xách dao chạy thẳng đến nhà Bá Kiến,
đâm chết Bá Kiến rồi tự sát cho chết luôn!” (chi tiết này nói về Chí
Phèo).
Nhầm lẫn về tác giả: Không ít học sinh cho rằng Xuân Quỳnh là “ông”, còn
bảo rằng “... sau Nguyễn Du, Xuân Quỳnh là nhà thơ nam hiểu rõ về phụ nữ khi viết
bài thơ Sóng...”.Có đến hàng mấy chục học sinh gọi Xuân Diệu là bà, cô, chị, trong
khi chương trình THPT phần Xuân Diệu, các em được học nhiều tiết nhất trong số
các nhà thơ.

( Nguồn: )
Sở dĩ chất lượng học văn của học sinh kém như vậy là do các nguyên nhân
chủ yếu sau và đây cũng chính là những khó khăn cơ bản của việc dạy và học văn ở
trường trung học phổ thông:
- Giáo viên mặc dầu đã có ý thức đổi mới phương pháp dạy học văn nhưng
việc thực hiện chỉ mới mang tính chất hình thức, thử nghiệm chứ chưa
đem lại hiệu quả như mong muốn. Một số giáo viên vẫn còn thói quen
dạy học theo kiểu truyền thụ kiến thức một chiều: giáo viên giảng giải,
học sinh lắng nghe, ghi nhớ và biết nhắc lại đúng những điều mà giáo
viên đã truyền đạt. Giáo viên chủ động cung cấp kiến thức cho học sinh,
áp đặt những kinh nghiệm, hiểu biết, cách cảm, cách nghĩ của mình tới
học sinh. Nhiều giáo viên chưa chú trọng đến việc tiếp thu, vận dụng kiến
thức của học sinh cũng như việc chỉ ra cho người học con đường tích cực

22


Chương 2: Tìm hiểu chung về thực trạng dạy Ngữ Văn ở trường THPT
chủ động để thu nhận kiến thức. Do đó, có những giờ dạy được giáo viên
tiến hành tổ chức như một giờ diễn thuyết, thậm chí giáo viên còn đọc
chậm cho học sinh chép lại những gì có sẵn ở giáo án. Giờ học tác phẩm
văn chương vì thế vẫn chưa thu hút được sự chú ý của người học. Điều
này dẫn đến tình trạng một bộ phận không nhỏ học sinh vẫn tỏ ra bàng
quan, thờ ơ với môn Ngữ Văn. Hơn nữa, không ít giáo viên đứng lớp
chưa được trang bị kỹ càng, đồng bộ về quan điểm và lý luận phương
pháp dạy học Văn mới.
- Vấn đề quan điểm và lý luận phương pháp dạy học Ngữ Văn mới chỉ đến
với người dạy qua một số tài liệu có tầm vĩ mô, thiên về cung cấp lý
thuyết hơn là hướng dẫn thực hành. Một số các giáo trình tài liệu về
phương pháp dạy học Ngữ Văn còn mang bệnh lý thuyết và sách vở hoặc

chịu tác động từ các phương pháp dạy học của nước ngoài. Nhiều giáo
viên còn mơ hồ trước những khối lý luận phương pháp dạy học chung
chung áp dụng lúc nào cũng đúng không chỉ cho riêng bộ môn Ngữ Văn
mà cả các bộ môn khác.
- Ngoài ra, sự thiếu thốn về phương tiện thiết bị dạy học như: tranh, ảnh, sơ
đồ, dụng cụ nghe, nhìn để minh họa cho bài giảng, tài liệu tham khảo, các
tác phẩm văn học, nhất là văn học nước ngoài... cho giáo viên ở nhiều
trường học, đặc biệt là các trường học ở vùng sâu, vùng xa, miền núi... đã
khiến cho việc áp dụng phương pháp dạy học mới gặp nhiều bất lợi, dẫn
đến tình trạng dạy chay, học chay. Đó là chưa kể đến đời sống giáo viên
tuy đã được cải thiện nhưng vẫn gặp rất nhiều khó khăn chưa thể chuyên
tâm cho việc giảng dạy. Số giáo viên chưa đạt chuẩn vẫn còn nhiều lại
thiếu tâm huyết với nghề nên đã có những ảnh hưởng tiêu cực đến quá
trình dạy học Ngữ Văn.
- Về phía học sinh, học sinh chưa có hào hứng và chưa quen bộc lộ những
suy nghĩ, tình cảm của cá nhân trước tập thể, cho nên khi phải nói và viết,
học sinh cảm thấy khá khó khăn. Ngoài ra, không ít những học sinh phổ
thông xem nhẹ môn Ngữ Văn, đa số các em chỉ học theo cách đối phó để
qua các kì thi chứ không hề xem trọng môn Ngữ Văn, thái độ đối với
môn văn của các em có sự phân lập rất rõ. Số đông học sinh hiện nay có
thiên hướng thi vào đại học các khối tự nhiên (do dễ kiếm việc làm sau
khi ra trường). Với bộ phận này, môn Văn dĩ nhiên bị gạt ra rìa. Số còn
lại, rất ít, dự thi vào hai khối C, D thì học văn với một động cơ rất thực
dụng: để thi đại học, cao đẳng. Với những em học văn để đối phó cho

23


Chương 2: Tìm hiểu chung về thực trạng dạy Ngữ Văn ở trường THPT
xong một môn (cần có điểm để tổng kết, cần thi tốt nghiệp), thì tài liệu

tham khảo là cẩm nang trong mọi tình huống. Với những học sinh xác
định môn Văn là một cửa ải phải vượt qua để vào đại học, thì bài giảng
của thầy, những tài liệu phân tích bình giảng tác phẩm, những sách văn
mẫu, tài liệu luyện thi…sẽ là những vật bất li thân, là bùa hộ mệnh.
Ngoài ra, tồn tại lớn nhất ở học sinh phổ thông là thói quen thụ động,
quen nghe, quen chép, ghi nhớ và tái hiện lại một cách máy móc, rập
khuôn những gì giáo viên đã giảng. Đa phần học sinh chưa có thói quen
chủ động tìm hiểu, khám phá bài học. Điều này đã thủ tiêu óc sáng tạo,
suy nghĩ của người học, biến học sinh thành những người quen suy nghĩ
diễn đạt bằng những ý vay mượn, bằng những lời có sẵn, lẽ ra phải làm
chủ tri thức thì lại trở thành nô lệ của sách vở. Bao nhiêu năm nay, đề thi
thường hướng tới trọng tâm kiểm tra kiến thức (cách hiểu, cách thẩm
bình, đánh giá một đoạn văn, đoạn thơ, một vấn đề về tác gia, tác
phẩm…). Vậy, con đường ngắn nhất để đáp ứng đòi hỏi của đáp án là
nắm kiến thức văn qua bài dạy của thầy, qua tài liệu tham khảo. Mày mò
đọc, tự phân tích văn bản làm gì cho mất thời gian, cho hao tâm tổn trí
khi mà hiệu quả thiết thực (điểm thi) chắc chắn không sánh được với việc
ghi chép đầy đủ bài học luyện thi, nắm vững các ý trong những tài liệu
được viết kĩ, có chất lượng. Đây là một thực trạng rất đáng lo ngại.

2.2 Khảo sát sự hứng thú của học sinh trong giờ dạy học Ngữ Văn (qua
một số tiết dự giờ ở trường thực tập)
Xem phụ lục

2.3 Nhận xét
Qua thăm dò ý kiến học sinh, các em đều cho rằng môn Ngữ văn là một môn
học bổ ích, thú vị nhưng đôi khi cũng rất nhàm chán và buồn ngủ.
- Đối với các em thì một giờ học Ngữ văn chỉ hứng thú, thú vị khi:
+ Bài học dễ, các em hiểu được bài
+ Không khí lớp học sôi động nhưng không quá ồn

+ Giáo viên có liên hệ thực tế, áp dụng bài học vào thực tế
+ Giáo viên giảng dạy bằng giáo án điện tử, có hình ảnh trực quan minh
họa

24


Chương 2: Tìm hiểu chung về thực trạng dạy Ngữ Văn ở trường THPT
+ Giáo viên kể một câu chuyện vui hoặc tổ chức một trò chơi có liên
quan đến bài học để thay đổi không khí lớp học
+ Giáo viên tổ chức cho các em thảo luận nhóm. Đa số ý kiến của các
em đều khẳng định rằng một giờ học mà giáo viên có tổ chức thảo
luận nhóm sẽ làm cho các em hứng thú hơn, thoải mái hơn vì khi đó
không khí lớp học sẽ thay đổi, sôi nổi hơn tránh được tình trạng các
em cảm thấy nhàm chán, buồn ngủ. Ngoài ra các em được đóng góp ý
kiến của riêng mình, tiếp thu được những ý kiến hay từ bạn trong
nhóm và khác nhóm. Đồng thời thảo luận nhóm giúp các em đoàn kết
hơn, tự tin hơn khi phát biểu cũng như tranh luận để bảo vệ ý kiến của
nhóm mình…
- Đối với các em thì một giờ học Ngữ văn chỉ nhàm chán, buồn ngủ khi:
+ Bài quá khó, không hiểu bài
+ Giáo viên không ổn định được lớp trong giờ học, lớp ồn làm cho các
em mất tập trung
+ Tâm trạng cũng như kĩ năng truyền đạt của giáo viên không tốt
+ Giờ học chỉ có sự độc giảng của giáo viên, không có trực quan, trò
chơi, ví dụ thực tế…
Đa số các em đều hứng thú đối với phân môn Đọc hiểu văn bản và Tiếng
việt đồng thời lại gặp khó khăn với phân môn Làm văn. Các em hứng thú đối với
phân môn Tiếng việt do các em đều cho rằng phân môn tiếng việt khá dễ vì nó khá
gần gũi với cuộc sống giao tiếp hàng ngày, còn phân môn Đọc hiểu văn bản các em

tìm thấy những điều thú vị về những tác giả và những văn bản là những tác phẩm
tiêu biểu của những tác giả ấy. Đồng thời các em cảm thấy hứng thú khi tiếp cận với
xã hội trong quá khứ hoàn toàn khác với xã hội hiện tại và hiểu hơn về xã hội trong
quá khứ thông qua những tác phẩm cụ thể, tiêu biểu. Các em gặp khó khăn đối với
phân môn Làm văn là do phân môn này khá khó với học sinh và một nguyên nhân
khác là do cách truyền đạt, giảng dạy của giáo viên còn chưa tốt. Do đó đối với
phân môn Làm văn giáo viên cần phải tổ chức giờ học sao cho thật hợp lý, đồng
thời cũng phải tạo không khí thật thoải mái cho học sinh vì bài học khó dẫn đến tâm
lí căng thẳng cho học sinh cộng thêm không khí lớp học căng thẳng sẽ dẫn đến học
sinh chán nản, không hiểu bài làm cho giờ học không hiệu quả.

25


×