Tải bản đầy đủ (.pdf) (106 trang)

Tính dân tộc trong thơ nguyễn duy

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (841.54 KB, 106 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA SƯ PHẠM

BỘ MÔN NGỮ VĂN

PHẠM THỊ PHƯƠNG LIÊN

TÍNH DÂN TỘC
TRONG THƠ NGUYỄN DUY

Luận văn tốt nghiệp đại học
ngành Sư Phạm ngữ văn

Cán bộ hướng dẫn: NGUYỄN THỊ HỒNG HẠNH

Cần Thơ, 5/2011

1


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Tính dân tộc trong văn hóa nói chung và tính dân tộc trong văn học nói riêng là
vấn đề khơng mới. Tại đại hội Đảng lần thứ III (1960), Đảng ta đã đề ra “nội dung xã
hội chủ nghĩa, tính dân tộc”. Tiếp đó, nghị quyết trung ương V của Đảng tiếp tục
khẳng định: “xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”. Trong văn
kiện đại hội X của Đảng tiếp tục tinh thần giữ gìn và phát huy “nền văn hóa tiên tiến,
đậm đà bản sắc dân tộc”. Qua đó, thấy được tầm quan trọng của bản sắc dân tộc
trong công cuộc bảo vệ và xây dựng đất nước. Trong điều kiện mở cửa và giao lưu
văn hóa như hiện nay thì vấn đề bảo tồn và phát huy truyền thống văn hóa dân tộc
càng đặt ra cấp thiết hơn. Văn học là yếu tố hợp thành văn hóa. Đặc biệt trong nghiên


cứu văn học, tính dân tộc là một phạn trù phẩm chất của tác phẩm nên người nghiên
cứu văn học rất cần nắm vững về lí luận và cách thức tiếp cận tính dân tộc trong tác
phẩm văn học. Theo chúng tơi được biết thì Tính dân tộc trong thơ Nguyễn Duy là
một đề tài mới. Hầu hết các cơng trình nghiên cứu trước đây chưa đi sâu nghiên cứu
một cách hệ thống về tính dân tộc trong thơ Nguyễn Duy. Tuy chưa có nhiều thời gian
để nghiên cứu thơ Nguyễn Duy, nhưng những câu thơ mượt mà tha thiết trong Ngồi
buồn nhớ mẹ ta xưa, những hình ảnh tuổi thơ sinh động trong Đị Lèn, hay những câu
thơ độc đáo về Tre Việt Nam… đã tạo cho chúng tôi sự hứng thú khám phá thơ
Nguyễn Duy.
Vì những lẽ trên, chúng tơi mạnh dạn chọn đề tài Tính dân tộc trong thơ Nguyễn Duy.
Với hy vọng qua đề tài này, chúng tôi sẽ tiếp thu được nhiều kiến thức quý báu về
tính dân tộc trong thơ văn nói chung và trong thơ Nguyễn Duy nói riêng. Đồng thời,
chúng tơi muốn đóng góp một phần nhỏ bé trong việc đề cao tính dân tộc trong văn
học dân tộc và nói rộng ra là văn hóa dân tộc.
2. Lịch sử vấn đề.
Nguyễn Duy là một trong số ít những nhà thơ trưởng thành trong nhưng năm
cuối của cuộc kháng chiến chống Mỹ của dân tộc mà đến thập niên chín mươi ngịi
bút vẫn cịn khá sung sức. Tuy nhiên, thơ Nguyễn Duy chưa được giới nghiên cứu phê
bình quan tâm nhiều, một phần do tác động khách quan của lịch sử, một phần do thơ
của Nguyễn Duy đề cập đến nhiều vấn đề nhạy cảm của cuộc sống xã hội mà khơng
phải nhà phê bình nào cũng đủ bản lĩnh để phẩm bình thơ ơng.Và tất nhiên, khơng
phải tất cả thơ của Nguyễn Duy đều hay. Trong số các cơng trình nghiên cứu về thơ
của Nguyễn Duy mà chúng tơi sưu tầm được thì chúng tơi nhận thấy hầu hết các công
2


trình chỉ đề cập đến vài nét cơ bản về tính dân tộc trong một bài thơ, một tập thơ hoặc
một nhóm các bài thơ, tập thơ mà chưa có cơng trình nào nghiên cứu một cánh hệ
thống về tính dân tộc trong thơ Nguyễn Duy. Sau đây là những ý kiến cụ thể:
Chu Văn Sơn trong Nguyễn Duy thi sĩ thảo dân tập trung đề cao nhân cách và tài

năng thi sĩ: “thảo dân khốc áo lính”, “thi nhân trong kiếp thảo dân” và phong cách
của Nguyễn Duy thì “cỏ giả thơi mà nghĩa khí đấy. Nghĩa khí đấy mà cỏ giả thơi”.
Tuy cơng trình khơng được trực tiếp viết về tính dân tộc nhưng trong q trình chứng
tỏ Nguyễn Duy là “thi sĩ thảo dân”. Chu Văn Sơn đã đưa ra nhiều luận điểm thuộc về
tính dân tộc trong thơ Nguyễn Duy. Về nội dung, Chu Văn Sơn đã cho thấy được sự
phong phú về đề tài trong thơ Nguyễn Duy. Cuộc sống xã hội, con người được tái
hiện lại trong thơ Nguyễn Duy là từ nhiều góc độ và mang hơi thở thời đại. Xã hội ấy,
con người ấy được thi sĩ nhìn bởi con mắt chân thành và rất sâu sắc. Về nghệ thuật
Chu Văn Sơn cho rằng Nguyễn Duy “là một thi sĩ thảo dân. Tìm được thứ ngơn ngữ
dính bụi mà lấp lánh chất Phônklore…” [23, tr 416] và “lục bát vẫn được coi là hơi
thở của thảo dân” Nguyễn Duy, [22, tr 418] “trong tay Duy chẳng những nó được
làm mới mà cịn nẩy lên những tâm tình ở đằng sau tâm tình…Giai điệu lục bát của
Duy có cổ điển, có dân gian. Nhưng phần chịu chơi nhất vẫn là phi cổ điển. Giai điệu
vốn nghiêng về êm đềm như ru của lục bát được nhiều thế hệ ra tay cải biên để nó
xích lại gần hơn so với lời nói thường. Ở thời của mình Duy cũng tỏ ra rất sành chơi.
Vừa mở ra một thế giới cơm bụi cho thơ, Duy vừa “cơm bụi hóa” lục bát”.[23, tr
418]
Trong bài nghiên cứu Ca dao vọng về, Phạm Thu Yến đã đi sâu khai thác “tiếng
vọng của ca dao trong thơ lục bát của Nguyễn Duy”[22, tr 76]. Bài nghiên cứu đưa ra
ba luận điểm: “Hiện tượng tập ca dao trong thơ Nguyễn Duy”[22, tr 76]; “Một vài
đặc điểm thi pháp ca dao trong thơ Nguyễn Duy”[22, tr 79]; “Khuynh hướng trào
lộng trong thơ Nguyễn Duy”[22 ,tr 80]. Cả ba luận điểm thể hiện được sự kế thừa và
sáng tạo về nội dung và nghệ thuật của Nguyễn Duy so với văn học dân gian. Theo
Phạm Thu Yến, thơ Nguyễn Duy “gây được ấn tượng mạnh bởi lối suy nghĩ táo bạo,
những nhận xét sắc sảo khơng đơn giản một chiều, tiếng nói tình cảm đậm đà được
thể hiện trong hình thức thơ dân tộc (thơ lục bát) chân chất, giản dị…đọc thơ Nguyễn
Duy ta như gặp được một thế giới ca dao sinh động, phập phồng làm nền cho tiếng
đàn độc huyền đầy sáng tạo của hồn thơ thi sĩ”[22, tr 76]
Còn trong Nguyễn Duy – “người thương mến đến tận cùng chân thật” Vũ Văn
Sỹ đã tóm lược, khái quát con đường thơ Nguyễn Duy. Vũ Văn Sỹ cho rằng thơ

“Nguyễn Duy không dừng lại ở đề tài, bởi đằng sau các lớp sự việc, sự kiện ấy là cái
3


hồn của cuộc sống ẩn tàng các vấn đề xã hội và con người trong đó”[18, tr 462] và
“Nguyễn Duy viết về thiên nhiên, về những kỉ niệm quê hương đạt đến độ hàm súc,
thần thái”. Bên cạnh đó, “Thơ Nguyễn Duy là hình ảnh cụ thể sinh động phản ánh sự
vận động của các thể loại thơ trữ tình Việt Nam trên cả hai mặt tiềm năng và giới
hạn”[18, tr 465]. Giống như Chu Văn Sơn và Phạm Thu Yến, Vũ Văn Sỹ cũng nhận
thấy “Nguyễn Duy đã sử dụng lục bát để thuần hóa chất liệu cập nhập của đời sống.
Lục bát trong thơ Nguyễn Duy vừa trở nên êm ái vừa ngang ngạnh, vừa quen thuộc
vừa biến hóa “cựa quậy”. Làm thơ lục bát đến như Nguyễn Duy có thể xếp vào “bậc
tài tình””. Theo Vũ Văn Sỹ “Cái đáng quý nhất trong thơ Nguyễn Duy là anh viết về
đất nước, về nhân dân, về đồng đội, về những người thân và về chính mình bằng tấm
lịng “thương mến đến tận cùng chân thật””. “Nguyễn Duy thực sự đóng góp vào nền
thi ca Việt Nam một giọng điệu trữ tình riêng, giầu tính xã hội và đậm hương vị dân
tộc”.[18, tr 471]
Lê Quang Trang trong Đọc Ánh trăng đã nhận xét thơ Nguyễn Duy “Quan tâm
nhiều đến mảng hiện thực chiến tranh, nhưng thơ anh vẫn đề cập nhiều lĩnh vực khác
của đời sống hàng ngày, từ thiên nhiên cây cỏ đến bóng đá, múa hát, từ cô gái chơi
đàn đến ông già nông dân trên đồng ruộng Nam Bộ” [17, tr 199] và “trong thơ
Nguyễn Duy, sự táo bạo và điềm tĩnh thường đi song song và đan kết với nhau. Anh
vốn là người sở trường về thơ lục bát… khi sử dụng thể thơ tự do cũng ít khi thấy anh
lớn tiếng”[17, tr 200]. Tuy nhiên, bài viết của Lê Quang Trang dường như mới chạm
tới sự phong phú về đề tài và hai thể thơ sở trường của Nguyễn Duy chứ chưa thực sự
đi sâu nghiên cứu tính dân tộc trong thơ Nguyễn Duy.
Từ Sơn trong Thơ Nguyễn Duy đã chiêm nghiệm về thơ Nguyễn Duy “…Anh đã
đóng góp vào kho tàng thơ xã hội chủ nghĩa hiện đại những bài thơ hay mang dáng vẻ
riêng, nồng nàn hơi thở đời sống, giàu hương vị dân tộc và dào dạt một tình yêu cuộc
sống trong dáng hình bình dị chân chất, dân dã…Cái đáng quý trong thơ anh chính là

anh đã “thương mến đến tận cùng chân thật - những miền quê gương mặt bạn bè”,
với những dịng thơ, bài thơ có lúc đã đạt được cái trong veo của nắng mai, cái hào
phóng của con gió nơi đồng nội, cái ấm áp của một lời thổ lộ tâm tình”[16 ,tr 202].
Tìm hiểu con đường thơ của Nguyễn Duy, Từ Sơn còn cho thấy “Nguyễn Duy không
chỉ viết về tuổi thơ và vùng quê của mình. Hơn hai mươi năm làm thơ, từ tuổi thơ và
vùng quê anh đã đi tới nhiều chân trời. Tám mươi bài thơ chọn in trong hai tập Cát
trắng và Ánh trăng chiếm số lượng lớn vẫn là những bài thơ viết về người lính, về
những điều đã cảm nhận trên các nẻo đường chiến tranh. Một số lượng khơng nhỏ là
những bài thơ viết về tình u và suy nghĩ về lẽ sống ở trên đời”[16, tr 201]. Qua đó,
4


ta nhận thấy Từ Sơn đã gợi mở ra thế giới thực và thế giới tâm hồn trong thơ và trong
tâm hồn Nguyễn Duy- nhà thơ Việt, tính cách Việt, tâm hồn Việt.
Trong Hoa trên đá và Ánh trăng Tế Hanh nhận định Nguyễn Duy “…đi nhiều
nơi trên Tổ quốc thân u… anh nói những xúc cảm của mình từ biên giới phía Bắc
trực tiếp chống bọn bành trướng đến những nơi giải phóng như Huế, Bình Trị Thiên,
miền Nam Trung Bộ và nhất là Nam Bộ và Thành phố Hồ Chí Minh”[16, tr 206] và
“Một điểm đáng chú ý nữa là Nguyễn Duy nói về đồng ruộng Thanh Hóa q anh hay
Cà Mau q bạn, có cái gì tha thiết” [16, tr 206]. Qua nhận xét của nhà thơ Tế Hanh,
ta nhận thấy ông đã đề cập tới quê hương đất nước và cảm hứng tư tưởng trong thơ
Nguyễn Duy. Tất nhiên chỉ là trong tập thơ “Ánh trăng”.
Bên cạnh các cơng trình nghiên cứu trên cịn phải kể đến một số bài viết có giá
trị của một số tác giả như: Tre Việt Nam – Lê Trí Viễn, Đi tìm nhãn tự trong thơ
Nguyễn Duy-Hồ Văn Hải, Một số cách ngắt nhịp ấn tượng trong lục bát hiện đại- Hồ
Văn Hải, Vợ ốm và cái duyên trào lộng của Nguyễn Duy-Anh Ngọc...Tuy nhiên, đây
là các bài viết tập trung vào vấn đề của một hoặc một số bài thơ, tính dân tộc thể hiện
chỉ thống qua nên chúng tôi chỉ đọc tham khảo để hiểu thêm về thơ Nguyễn Duy chứ
không đưa vào lịch sử vấn đề một cách chi tiết.
Qua các cơng trình nghiên cứu trên, chúng ta nhận thấy vấn đề Tính dân tộc

trong thơ Nguyễn Duy mới chỉ được khai thác ở một số bài thơ hoặc trong một, hai
tập thơ tiêu biểu chứ chưa có cơng trình nào nghiên cứu một cách hệ thống. Vì vậy,
chúng tơi mong rằng với đề tài Tính dân tộc trong thơ Nguyễn Duy, chúng tôi sẽ mang
đến những kiến thức hệ thống và đầy đủ về tính dân tộc trong thơ Nguyễn Duy.

3. Mục đích nghiên cứu
Chúng tơi thực hiện đề tài này nhằm hai mục đích chính. Thứ nhất, chúng tôi hy
vọng sẽ mang đến một cái nhìn tồn diện hơn về tính dân tộc trong thơ Nguyễn Duy.
Qua đó, chúng tơi hiểu thêm về bản sắc dân tộc, tâm hồn tính cách người Việt Nam
trong thơ ca nói chung và trong thơ Nguyễn Duy nói riêng. Thứ hai, chúng tơi mong
muốn tìm hiểu sâu hơn về nghệ thuật thể hiện tính dân tộc trong thơ Nguyễn Duy. Từ
đó, cảm được cái hay của ngơn ngữ dân tộc, giọng điệu và nhịp điệu thơ trong thơ
Nguyễn Duy.

4. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài “Tính dân tộc trong thơ Nguyễn Duy”, thứ nhất, chúng tôi sẽ
thống kê những biểu hiện về tính dân tộc trong thơ Nguyễn Duy về phương diện nội
dung và phương diện nghệ thuật và chọn lọc những tài liệu có liên quan tới đề tài.
5


Thứ hai, chúng tôi vận dụng phương pháp đối chiếu so sánh với một số tác phẩm thơ
của các tác giả khác để chỉ ra điểm khác và cái hay trong thơ Nguyễn Duy. Thứ ba,
chúng tôi sử dụng phương pháp lịch sử xã hội để có cái nhìn tồn diện và sâu sắc về
tính dân tộc trong thơ Nguyễn Duy.

6


PHẦN NỘI DUNG CHÍNH

Chương 1
TÍNH DÂN TỘC TRONG VĂN HỌC VÀ ĐƠI NÉT VỀ NGUYỄN DUY
1.1 Khái niệm tính dân tộc
Trong q trình tìm hiểu về tính dân tộc, người viết đã tham khảo nhiều định
nghĩa về dân tộc, tính dân tộc, bản sắc dân tộc. Cụ thể như:
Từ điển Tiếng Việt, Hoàng Phê chủ biên (Nhà xuất bản Đà Nẵng – Trung tâm từ
điển học Hà Nội - Đà Nẵng 1997) định nghĩa dân tộc: “1) “ cộng đồng người hình
thành trong lịch sử có chung một số đặc trưng văn hóa và tính cách”. 2) Tên gọi chung
những cộng đồng người cùng chung một ngôn ngữ, lãnh thổ, đời sống kinh tế và văn
hóa, hình thành trong lịch sử từ sau bộ lạc… 4) Cộng đồng người ổn định làm thành
nhân dân một nước có ý thức về sự thống nhất của mình, gắn bó với nhau bởi quyền lợi
chính trị, kinh tế, truyền thống văn hóa và truyền thống đấu tranh chung”
Từ điển Từ và Ngữ Việt Nam ( Nhà xuất bản Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh)
Giáo sư Nguyễn Lân định nghĩa: “Cộng đồng người ổn định, hình thành trong quá
trình lịch sử, cùng chung một lãnh thổ một tiếng nói, cùng liên quan với nhau về sinh
hoạt, kinh tế, cùng có những điểm giống nhau về tâm lí”.
Xtalin thì định nghĩa: “dân tộc là một cộng đồng người ổn định, hình thành
trong lịch sử dựa trên cơ sở cộng đồng về tiếng nói về lãnh thổ về đời sống kinh tế và
trạng thái tâm lí biểu hiện trong cộng đồng văn hóa”.
Cũng trong Từ điển văn học (bộ mới. Nhà xuất bản Thế giới) có nêu khái niệm:
““Bản sắc dân tộc và tính dân tộc” là những thuật ngữ tương đương nhau, biểu thị
một số thuộc tính dân tộc học văn hóa nhất định. “Tính (hoặc bản sắc) dân tộc của văn
học”- chỉ những đặc tính mà một nền văn học dân tộc có được do sự liên hệ mật thiết
của nó đối với đời sống văn hóa – lịch sử của chính dân tộc ấy” .
Trong quyển Lí luận văn học (Phương Lựu ( Chủ biên ) - Trần Đình Sử - Nguyễn
Xuân Nam - Lê Ngọc Trà - La Khắc Hòa - Thành Thế Thái Bình, ( tái bản lần thứ 3), NXB
Giáo dục) cho rằng: “Tính dân tộc của văn nghệ là tổng hòa mọi đặc điểm độc đáo

chung cho các sáng tác của một dân tộc và phân biệt với các sáng tác của các dân tộc
khác”[21, tr 102]

Cơng trình Dẫn luận nghiên cứu văn học của giáo sư Pôxpêlôp có đề cập: “Văn
học là nghệ thuật ngơn từ, bởi vậy những đặc điểm của tiếng nói dân tộc mà văn học sử
dụng, là biểu hiện trực tiếp bản sắc dân tộc của nó. Vốn từ vựng của ngơn ngữ tiếng nói
dân tộc bộc lộ trong các nguyên tắc miêu tả và khắc họa bằng lời nói của tác phẩm, cú
7


pháp của tiếng nói dân tộc quy định các kiểu giọng điệu trong văn xuôi và thơ, tổ chức
ngữ âm của các từ tạo ra vẻ đẹp độc đáo về hịa thanh của tác phẩm”
Nguyễn Hoa Bằng trong Giáo trình lí luận văn học (phần nguyên lí tổng quát)
nêu khái niệm như sau: “Tính dân tộc của văn nghệ là tổng hịa những đặc sắc về nội
dung và hình thức sáng tác tạo nên gương mặt văn nghệ của dân tộc”
Qua những khái niệm trên, chúng tôi nhận thấy cái cốt lõi của các khái niệm dân
tộc trên là cái chung về lãnh thổ, kinh tế, lịch sử, văn hóa, tiếng nói, tâm hồn tính cách.
Trên cơ sở những định nghĩa về dân tộc đó, nhiều nhà nghiên cứu văn học đã đưa ra
những khái niệm về tính dân tộc và bản sắc dân tộc trong tác phẩm văn học. Qua ba
khái niệm về tính dân tộc trong văn học mà chúng tôi chọn lọc, chúng tôi thấy khái
niệm về tính dân tộc trong quyển Lí luận văn học (Phương Lựu ( Chủ biên )) là đầy đủ và
khái quát nhất về tính dân tộc trong tác phẩm văn học: “Tính dân tộc của văn nghệ là
tổng hịa mọi đặc điểm độc đáo chung cho các sáng tác của một dân tộc và phân biệt
với các sáng tác của các dân tộc khác” [21, tr 102]. Vì thứ nhất, văn học nằm trong
văn hóa nghệ thuật; thứ hai, tính dân tộc của văn học được biểu hiện không nghiêng về
nội dung hay hình thức mà nó là sự tổng hịa giữa nội dung và hình thức; thứ ba, tính
dân tộc không phải chỉ là những đặc điểm đặc sắc của nội dung và hình thức mà nó cịn
là cơ sở để phân biệt với tính dân tộc của các nền văn học dân tộc khác.

1.2 Thuộc tính và phẩm chất của tính dân tộc
Nếu như tính hiện thực, tính giai cấp là những khái niệm trong lí luận văn học
chỉ thuộc tính của tác phẩm văn học thì tính chân thật, tính nhân dân là những khái
niệm chỉ phẩm chất, giá trị của tác phẩm. Vậy nên xếp tính dân tộc vào phạm trù thuộc

tính hay phẩm chất ? Trong q trình nghiên cứu các tài liệu lí luận văn học, chúng tơi
nhận thấy tính dân tộc vừa chỉ thuộc tính vừa chỉ phẩm chất. Lênin từng nói: “Trong
mỗi nền văn hóa dân tộc, có hai nền văn hóa dân tộc. Có nền văn hóa Đại Nga của bọn
Purikêvíts, Gútscốp và Xtruvê nhưng cũng có nền văn hóa Đại Nga mà đại biểu là
Secnưxépxki và Plêkhalơp” [20, tr 143] có gì khác biệt giữa hai nền văn hóa Đại Nga
này để Lênin phải chia nền văn hóa Đại Nga làm hai ? Đó chính là bản chất của hai nền
văn hóa. Văn hóa của bọn Purikêvíts, Gútscốp và Xtruvê cũng xuất phát từ dân tộc Nga
nhưng đó là nền văn hóa đi ngược lại quyền lợi của nhân dân Nga. Ngược lại, nền văn
hóa “mà đại biểu là Secnưxépxki và Plêkhalơp” là nền văn hóa có phẩm chất chân
chính của dân tộc Nga vì nó do nhân dân mà có và phục vụ nhu cầu của nhân dân Nga.
Nếu coi hai nền văn hóa trên có tính dân tộc như nhau thì khác nào cho rằng mọi nền
văn hóa chỉ cần xuất phát từ dân tộc nào đó là có tính dân tộc của dân tộc đó. Suy rộng
ra ở Việt Nam, những tác phẩm văn học cách mạng và các tác phẩm của bọn thực dân
8


bồi bút đều có tính dân tộc như nhau? Tất nhiên sẽ khơng một ai đồng ý điều đó. Văn
học là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan, khách thể và chủ thể ở đây, nói
chung là thuộc về một dân tộc nhất định, cho nên tính dân tộc là một thuộc tính tất yếu
và thường tại của văn học. Một tác phẩm bất kì nào cũng có những thuộc tính của dân
tộc. Nhưng “chỉ có những biểu hiện nào của tính chất dân tộc gắn chặt với tính nhân
dân, với tính chân thật và tính nghệ thuật thì mới thật sự có giá trị”[20, tr 144]. Hay
nói cách khác một tác phẩm có tính dân tộc chân chính nghĩa là có sự thống nhất hữu cơ
giữa hai mặt thuộc tính và phẩm chất.
Như vậy có phải một tác phẩm có tính dân tộc chân chính thì phương diện thuộc
tính và phẩm chất đều phải phản ảnh những mặt tốt đẹp của dân tộc? Đó là một ý kiến
rất sai lầm bởi có nhiều tác phấm đã phản ảnh những mặt hạn chế, những ung nhọt
trong đời sống dân tộc nhưng vẫn được đánh giá là đậm đà tính dân tộc như AQ. chính
truyện của nhà văn Lỗ Tấn. Vậy vấn đề đặt ra là mục đích của việc sử dụng những
thuộc tính và phẩm chất dân tộc trong tác phẩm sẽ quyết định giá trị của tính dân tộc

trong tác phẩm. Nếu trong tác phẩm AQ. chính truyện, Lỗ Tấn miêu tả “phép thắng lợi
tinh thần” của AQ nhằm mục đích chỉ ra căn bệnh tinh thần nguy hiểm của người
Trung Hoa đương thời nhằm thức tỉnh quốc dân thì Nguyễn Duy với Nhìn từ xa Tổ
quốc, Đánh thức tiềm lực giọng thơ cay đắng xót xa, ngậm ngùi cũng chính là tiếng
lịng đau đáu hướng về quê hương, đất nước với tâm huyết thay đổi sự trì trệ lạc hậu
của dân tộc. Hay “Nói cách khác, chỉ có những tác phẩm ưu tú trong nền văn học tiến
bộ và cách mạng xưa nay mới có phẩm chất dân tộc thực sự về ba mặt chân, thiện,
mỹ…”.[20, tr 144] . Từ đó thấy được các tác phẩm của bọn thực dân bồi bút trước đây
chỉ có thuộc tính dân tộc vì chúng phản ảnh đất nước, con người Việt Nam là nhằm
mục đích phục vụ chính sách phản động chứ khơng phải vì tình u q hương đất
nước, vì quyền lợi dân tộc. Các tác giả quyển Lí luận văn học (Phương Lựu ( Chủ
biên)) cũng đồng tình: “Dùng sự thực đó (điểm hạn chế của một dân tộc.P.T.P.L) để
miệt thị, phỉ báng một dân tộc là phản động. Nhưng che đậy sự thực đó thì tác hại sẽ
kéo dài. Chỉ có lên án mặt tiêu cực đó với mục đích làm trong sáng phẩm chất dân tộc
mình và thúc đẩy nó tiến lên mới là người cách mạng. Một con người phải tự phê bình,
một đồn thể phải tự chỉ trích khi có thiếu sót, thì về phương diện dân tộc cũng khơng
ngoại lệ”[20, tr 151].
Nói tóm lại, tính dân tộc gồm có tính dân tộc thuộc tính và tính dân tộc phẩm
chất. Tính dân tộc thuộc tính tồn tại trong hầu hết các tác phẩm văn học của dân tộc.
Tính dân tộc phẩm chất – tính dân tộc chân chính phải gắn chặt với tính nhân dân và
tính chân thật và tính nghệ thuật. Tác phẩm đậm đà tính dân tộc là tác phẩm có sự kết
9


hợp hài hịa giữa thuộc tính và phẩm chất dân tộc và còn phải là “những tác phẩm sinh
động mà nhân dân ta, dân tộc ta nhìn vào có thể soi gương thấy được hình ảnh chân
thật của mình” [20, tr 146].
1.3 Tính dân tộc là một phạm trù lịch sử.
Theo các tác giả trong quyển Lí luận văn học (Phương Lựu ( Chủ biên ) thì “tính
dân tộc của văn nghệ là một phạm trù lịch sử và phải nhìn nhận nó theo quan điểm lịch

sử”[21, tr 106] Quan điểm lịch sử về tính dân tộc được nhìn nhận theo ba phương diện.
Thứ nhất, tính dân tộc của văn nghệ khơng phải là một thuộc tính bất biến, nó có kế
thừa đồng thời cũng có những biểu hiện khác nhau qua mỗi giai đoạn lịch sử của dân
tộc. Cho nên, sẽ là thiếu hợp lí để cho rằng “các thuộc tính của văn học càng cổ xưa
càng đậm đà dân tộc”[21, tr 107]. Thứ hai, “sự hình thành tính dân tộc là sự vận dụng
ngôn ngữ dân tộc thành ngôn ngữ văn học”[21, tr 107]. Trong lịch sử không phải dân
tộc nào cũng có sự hình thành ngơn ngữ một cách suông sẻ. Chẳng hạn như nước ta,
“suốt thời kì Bắc thuộc và các thế kỉ độc lập đầu tiên, việc sử dụng tiếng Hán đã hạn
chế nặng nề sự phát triển tính dân tộc của văn học”[21, tr 108]. Do đó, tính dân tộc về
phương diện ngơn ngữ có thể phát triển chậm hoặc chưa tồn vẹn qua các thời kì lịch
sử. Chỉ khi người sáng tác sử dụng ngơn ngữ của dân tộc mình vào sáng tạo nghệ thuật
thì tính dân tộc về mặt ngơn ngữ mới đạt được sự phát triển toàn diện. Thứ ba, “trong
suốt q trình phát triển, tính dân tộc khơng ngừng được phong phú thêm bởi sự tiếp
thu tinh hoa nước ngoài”[21, tr 108]. Điều đó có thể dễ dàng nhận ra trong nền văn học
của Việt Nam, đó là sự du nhập thể thơ tự do từ văn học phương Tây. Xét các tác phẩm
thơ của Xuân Diệu, Chế Lan Viên, Nguyễn Duy ta sẽ thấy tính dân tộc biểu hiện rõ nét
dù được viết theo thể thơ của nước ngoài. Đồng thời “khơng được lấy tính dân tộc của
văn học thời đại trước để làm thước đo cho tính dân tộc của văn học thời đại sau”[21,
tr 108]. Bởi lẽ, tính dân tộc của văn học thay đổi theo quá trình phát triển của lịch sử
dân tộc. Qua ba phương diện trên, chúng ta thấy được muốn nghiên cứu tính dân tộc
trong văn học một cách thấu đáo thì phải tơn trọng phạm trù lịch sử của tính dân tộc.

1.4 Những biểu hiện của tính dân tộc trong văn học
Trong phần khái niệm chúng tơi đã trình bày, tính dân tộc được thể hiện trên cả
nội dung và hình thức tác phẩm. Khảo sát tác phẩm văn học, chúng tôi nhận thấy về
phương diện nội dung, tính dân tộc thể hiện ở các yếu tố: đề tài, chủ đề, sự lí giải chủ
đề. Cịn về mặt hình thức, tính dân tộc thể hiện trên hai yếu tố cơ bản là ngôn ngữ và
thể loại.

1.4.1 Đề tài:

10


Trong văn học, đề tài là một “thuật ngữ chỉ phạm vi các sự kiện tạo nên cơ sở
chất liệu đời sống của tác phẩm, đồng thời gắn liền với việc xác lập chủ đề của tác
phẩm” [15, tr 403]. Đọc các tác phẩm văn học chúng ta sẽ bắt gặp hình ảnh con người,
thiên nhiên, các sự việc, sự kiện trong đời sống xã hội, đó là phạm vi miêu tả trực tiếp
của đề tài. Tuy nhiên, điểm độc đáo của văn học là qua các đề tài cụ thể đó mà khái
quát nên phạm vi hiện thực đời sống, có ý nghĩa đối với con người. Thêm vào đó, xác
định đúng đề tài của tác phẩm là cơ sở cho việc tiếp nhận hình tượng của tác phẩm.
Vậy tiêu chuẩn nào để xác định phạm vi của đề tài? Trước hết ta phải căn cứ vào
đặc trưng của văn học là qua các sự vật, hiện tượng cụ thể trong đời sống xã hội nhằm
khái quát nên vấn đề của đời sống xã hội. Suy ra đối với đề tài cũng cần xét theo đặc
trưng này. Các tác giả trong quyển Lí luận văn học (Phương Lựu ( Chủ biên ) - Trần
Đình Sử - Nguyễn Xuân Nam - Lê Ngọc Trà - La Khắc Hòa - Thành Thế Thái Bình, Lí
luận văn học ( tái bản lần thứ 3 ), NXB Giáo dục) đã đề xuất khái niệm “giới hạn
ngoài” của đề tài để chỉ phạm vi miêu tả trực tiếp của tác phẩm như “đề tài loài vật, đề
tài sản xuất, đề tài bộ đội Trường Sơn, đề tài tiểu tư sản,…” Và đưa ra khái niệm
“phương diện bên trong” của đề tài để chỉ vấn đề được khái quát qua phạm vi miêu tả
trực tiếp của đề tài. Hay nói khác đi, đó là cuộc sống nào, con người nào được tác giả
thể hiện. Cũng theo các tác giả thì trong tác phẩm “ khi nói đến đề tài của tác phẩm ta
khơng phải chỉ nói đến một đề tài mà thực chất là một hệ thống đề tài của tác phẩm” và
“ Việc nhận thức đề tài phải chỉ ra bản chất xã hội của hiện tượng”.
Mặt khác, loại đề tài còn gắn với q trình lịch sử. Mỗi thời kì lịch sử có thể bắt
gặp những loại đề tài đặc trưng cho đời sống xã hội giai đoạn đó. Chẳng hạn, có thể bắt
gặp đề tài tình cảnh người trí thức Nho học khi Hán học suy tàn qua thơ của Vũ Đình
Liên, Tản Đà, Tú Xương…
Đặc biệt, đề tài của tác phẩm văn học không chỉ gắn với hiện thực khách quan
mà còn phụ thuộc vào lập trường tư tưởng và vốn sống của nhà văn. Điển hình như giai
đoạn 1930-1945, trong khi các nhà thơ mới đi vào thể hiện cái tơi cơ đơn trước cuộc

đời, thì Tố Hữu lại có những dòng thơ tràn đầy lòng yêu đời và tin tưởng vào lí tưởng
cách mạng.
Qua đó, ta thấy được việc xác định đề tài của tác phẩm là công việc rất quan
trọng để tiếp cận với tác phẩm một cách khoa học. Đồng thời, đề tài của tác phẩm là
một hệ thống mở, nó chuyển mình theo vịng quay của bánh xe lịch sử nhưng vẫn kế
thừa những đề tài đã có. Đề tài có tính khái qt và tiêu biểu hay không là phụ thuộc
vào tài năng và vốn sống của tác giả.

11


Trở lại với tính dân tộc, vậy tính dân tộc thể hiện qua đề tài như thế nào? Đầu
tiên là đề tài phải thể hiện được thuộc tính và phẩm chất dân tộc. Đề tài thể hiện được
thuộc tính dân tộc tức là phạm vi phản ánh của đề tài phải là những vấn đề có liên quan
đến đời sống dân tộc, gắn bó với dân tộc và là một trong những đặc trưng của dân tộc.
Nói một cách cụ thể hơn, đề tài mang tính dân tộc thuộc tính là đề tài miêu tả được đất
nước, con người, thiên nhiên, lịch sử, đời sống lao động sản xuất và đời sống tinh thần
của dân tộc.
Nhưng đó mới là điều kiện cần để đề tài có tính dân tộc, điều kiện đủ là đề tài
phải có phẩm chất dân tộc. Vậy phẩm chất dân tộc của đề tài thể hiện ở đâu? Đó chính
là phương diện bên trong của đề tài. Tức là đề tài phải khái quát được cuộc sống nào,
con người nào được nói đến và ý nghĩa xã hội của vấn đề mà đề tài nêu ra. Chẳng hạn
miêu tả thiên nhiên thì thiên nhiên đó khơng chỉ mang nét đặc trưng của dân tộc mà còn
phải thể hiện được ý nghĩa nhân sinh của đề tài. Đó có thể là thơng qua miêu tả thiên
nhiên mà ca ngợi tình u thiên nhiên, tâm hồn, tính cách và đời sống thẩm mỹ của dân
tộc. Hay thể hiện những thuận lợi, khó khăn trong đời sống lao động sản xuất, sức mạnh
chinh phục thiên nhiên của con người… Tất nhiên, nói như vậy khơng có nghĩa là đề tài
phải hội tụ đầy đủ những nội dung trên mà chỉ cần khái quát được một vấn đề đã nêu
trên là đã thể hiện được tính dân tộc. Mức độ độc đáo của tính dân tộc qua đề tài cịn do
thế giới quan, nhân sinh quan, tài năng của nhà văn quy định. Nhà văn có tài năng và

nhân sinh quan, thế giới quan tiến bộ sẽ biết cách chọn những đề tài mang ý nghĩa xã
hội sâu sắc.
Thứ hai, đề tài mang tính dân tộc là đề tài vận động theo vòng quay của lịch sử
dân tộc. Tác giả phải đề cập được những đề tài có tính thời sự hoặc có ý nghĩa xã hội.
Chẳng hạn như, trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, các
nhà vă\n, nhà thơ phải khai thác được những đề tài gắn liền với cuộc chiến đấu bảo vệ
Tổ quốc của nhân dân ta. Chẳng hạn như các bài thơ Dáng đứng Việt Nam (Lê Anh
Xuân), Đồng Chí (Chính Hữu), các tác phẩm truyện ngắn như Vợ chồng A Phủ (Tơ
Hồi), Rừng xà nu (Nguyễn Trung Thành) là những tác phẩm có đề tài gắn liền với
hồn cảnh lịch sử của dân tộc.

1.4.2 Chủ đề
Các tác giả trong quyển Lí luận văn học (Phương Lựu ( Chủ biên )) định nghĩa
một cách khái quát “ chủ đề là vấn đề cơ bản của tác phẩm, là phương diện chính yếu
của đề tài”. Cịn nhà nghiên cứu Lại Ngun Ân đưa ra khái niệm cụ thể hơn: “Vấn đề
(triết lí, xã hội, đạo đức, và các loại hình tư tưởng khác) được đặt ra trong tác phẩm.
Chủ đề bao giờ cũng được hình thành và thể hiện trên cơ sở đề tài. Tác phẩm văn học
12


có thể gồm một hoặc nhiều chủ đề. Những thuộc tính chung gần gũi về chủ đề và đề tài
là căn cứ để tập hợp tác phẩm theo các nhóm thể tài. Tính cộng đồng về chủ đề có thể
bộc lộ ở những sáng tác khác nhau của một nhà văn, của một thời kì văn học, hoặc bộc
lộ ở nhiều giai đoạn khác nhau của một hoặc một số nền văn học”. [15, tr 1738]
Như vậy, đề tài là thể hiện khả năng khái quát và nắm bắt những vấn đề đời sống
xã hội còn chủ đề thể hiện nét riêng trong tư duy, tầm tư tưởng, khả năng khai thác
những vấn đề đời sống của nhà văn. Suy ra, các nhà văn cùng viết về một đề tài nhưng
chủ đề của các tác phẩm sẽ khác nhau. Thực tế, các tác phẩm trong nền văn học dân tộc
và thế giới đã chứng minh điều đó. Chẳng hạn như cùng viết về đề tài người nông dân
nhưng chủ đề thì khác nhau: Tắt đèn của Ngơ Tất Tố khai thác sâu mâu thuẫn đối kháng

giữa nông dân với giai cấp thống trị - bọn phong kiến thực dân và nêu nên nỗi thống
khổ của người nông dân trước những bất công của xã hội phong kiến - thực dân. Cịn
tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao thì phản ánh q trình tha hóa của người nơng dân
dưới nanh vuốt của bọn phong kiến thực dân. Hay cùng viết về đề tài người tù cách
mạng, Tố Hữu khai thác tâm trạng khao khát tự do, mong muốn được hịa mình vào
cuộc đấu tranh cùng với đồng chí, đồng đội và ý thức về lí tưởng cách mạng của người
chiến sĩ trẻ trong bài Tâm tư trong tù, thì Hồ Chí Minh với bài Nhật kí trong tù thể hiện
tinh thần rắn rỏi lạc quan của người cách mạng dạn dày sóng gió. So sánh rộng hơn ta
thấy sự đồng điệu về đề tài nhưng có những đặc trưng riêng về cách thể hiện chủ đề của
các nhà văn ở những nền văn học khác nhau trong cùng giai đoạn lịch sử và cả những
giai đoạn lịch sử khác nhau. Chẳng hạn giữa Người lái đị sơng Đà (1960) với Ơng già
và biển cả (1952), giữa A.Q chính truyện (1921) và Chí Phèo (1941)… Như vậy, chính
những đặc trưng riêng về cách thể hiện chủ đề của các nhà văn, nhà thơ đã tạo ra nhiều
tác phẩm với những thế giới hình tượng và những tầng ý nghĩa khác nhau.
Nhà văn Gorki từng nhấn mạnh: “Chủ đề là cái tư tưởng manh nha trong kinh
nghiệm của tác giả, do cuộc sống gợi lên, làm tổ trong kho ấn tượng của anh ta nhưng
chưa định hình và địi hỏi thể hiện thành hình tượng, thức tỉnh nhà văn, kêu gọi anh ta
lao động để tạo dựng hình thức cho nó”. Chắc hẳn sẽ không ai quên được vẻ đẹp sắc
nước hương trời, tài năng và cuộc đời đầy gian truân của Thúy Kiều trong Truyện Kiều
hay hình ảnh chàng trai thơn q đang xót xa trước cái chất thị thành đang “ngấm dần”
trong cô gái chân quê mà chàng rất mực yêu thương trong bài thơ Chân quê của nhà thơ
Nguyễn Bính, nếu đã một lần đọc bài thơ. Người đọc cũng khó có thể mà qn được
Chí Phèo khi hắn ta “ngật ngưỡng” bước ra từ những trang văn của nhà văn Nam Cao.
Như vậy, nhờ thế giới hình tượng mà tác phẩm đọng lại trong trí nhớ người đọc và tồn
tại với thời gian. Qua đó, ta thấy được chủ đề đóng vai trị rất lớn, nó quyết định sự
13


thành cơng của tác phẩm, làm cho tác phẩm có sức ảnh hưởng sâu rộng trong nhận thức
của người đọc các thế hệ. Đặc biệt “chủ đề của những tác phẩm lớn thường là những

vấn đề khái quát vượt lên trên những đề tài cụ thể”. Điển hình như Truyện Kiều, Thúy
Kiều là một cơ gái tài sắc vẹn tồn, con nhà trung lưu, trong xã hội phong kiến, nhưng
cuộc đời truân chuyên của Kiều cũng chính là số phận chung của người phụ nữ trong xã
hội phong kiến.
Như vậy, chủ đề tác phẩm văn học khơng bó hẹp trong phạm vi giai cấp. Chủ đề
gắn bó với đề tài cụ thể giúp cho chủ đề có cơ sở lịch sử xã hội còn điểm độc đáo, sâu
sắc và ý nghĩa lớn lao của chủ đề làm cho tác phẩm trở nên bất hủ.
Cũng giống như đề tài, chủ đề của tác phẩm không phải là vấn đề đơn nhất.
Trong một tác phẩm có thể có chủ đề chính và nhiều chủ đề phụ đi kèm. Chủ đề chính
bao quát toàn tác phẩm, chủ đề phụ thường thể hiện qua các nhân vật hoặc các chi tiết
riêng lẻ. Chẳng hạn trong Truyện Kiều chủ đề chính là thân phận của người phụ nữ
trong xã hội phong kiến. Chủ đề phụ là: tố cáo xã hội phong kiến thối nát chà đạp lên
quyền sống của con người; sức mạnh của đồng tiền dưới chế độ phong kiến; chủ đề tình
yêu tự do vượt giáo lí phong kiến, số phận thăng trầm của những người tài hoa…Xác
định đúng chủ đề chính sẽ giúp người đọc tiếp cận được vấn đề cốt lõi của tác phẩm, từ
đó có cách lí giải đúng đắn và sâu sắc về tác phẩm.
Chủ đề là cách khai thác các phương diện của đề tài theo quan điểm riêng của tác
giả nên khơng thể đồng nhất tính dân tộc của đề tài với chủ đề. Tuy nhiên, cũng khơng
thể tách rời vì đề tài và chủ đề là những phạm trù trong một thể thống nhất của tác
phẩm. Tính dân tộc của đề tài thể hiện ở mức độ khái qt, cịn tính dân tộc của chủ đề
thể hiện qua các vấn đề cụ thể mà tác phẩm đặt ra. Ví dụ như trong tác phẩm Tre Việt
Nam đề tài là phẩm chất tốt đẹp của người Việt Nam, chủ đề của tác phẩm thể hiện cụ
thể đó là các phẩm chất như đoàn kết, tương thân tương ái, cần cù, siêng năng, kiên
cường, bất khuất, đức hy sinh cao cả. Nhưng bên cạnh đó phải chú ý một số trường hợp
đề tài và chủ đề hòa quyện với nhau không thể chia theo mức độ khái quát hay cụ thể
như trong một số tác phẩm ngụ ngôn, thơ trữ tình…Chẳng hạn như bài thơ Hoa chắt
chiu của Nguyễn Duy là một ví dụ. Trong trường hợp này “người tiếp nhận có thể đi
thẳng từ đề tài bên ngoài vào chủ đề, tư tưởng tác phẩm”.[21, tr 262]. Vậy cơ sở nào
để xác định tính dân tộc của chủ đề? Cũng giống như đề tài, chủ đề có tính dân tộc thì
phải thể hiện được thuộc tính và phẩm chất dân tộc trong chủ đề. Chủ đề phải phản ánh

sâu sắc các vấn đề có liên quan đến đời sống dân tộc, gắn bó với dân tộc và là một trong
những đặc trưng của dân tộc từ đó khái quát được đời sống vật chất và tinh thần của dân
tộc ở thời kì lịch sử đó. Làm nổi bật lên được bản sắc riêng của dân tộc trong cách hành
14


động, cách nghĩ, cách cảm và đời sống tâm hồn, tính cách của dân tộc. Chẳng hạn như
tác phẩm Vợ Nhặt, chủ đề của tác phẩm đã nêu được đời sống khó khăn của người dân
Việt Nam dưới hai tầng áp bức của thực dân Pháp và phát xít Nhật, đặc biệt đã làm nổi
bật vẻ đẹp tình người của người dân lao động trong cuộc sống khốn khó lúc bấy giờ.
Đề tài và chủ đề đều do tác giả lựa chọn và thể hiện nhưng theo các tác giả trong
quyển Lí luận văn học (Phương Lựu ( Chủ biên ) - Trần Đình Sử - Nguyễn Xuân Nam Lê Ngọc Trà - La Khắc Hòa - Thành Thế Thái Bình, Lí luận văn học ( tái bản lần thứ 3
), NXB Giáo dục) thì đó chủ yếu là phương diện khách quan của nội dung tư tưởng tác
phẩm. Bởi đề tài và chủ đề “tuy chúng do tác giả xác định, nhưng lại do hiện thực quy
định, có cội nguồn hiện thực”. Vì thế đề tài và chủ đề phải đảm bảo tính hiện thực và
tính chân thực thì mới có giá trị.

1.4.3 Sự lí giải chủ đề
Nhà văn khơng chỉ phải đưa một chủ đề có ý nghĩa nhân sinh sâu sắc mà cịn
phải tìm cách thể hiện chủ đề của mình thật độc đáo và có cơ sở tư tưởng thuyết phục.
Hay nói khác đi, nhà văn cần lí giải chủ đề của mình đặt ra trong tác phẩm sao cho thật
hợp lí và sinh động. Lí giải chủ đề thực chất là quá trình nhà văn làm sáng tỏ chủ đề của
tác phẩm bằng nhân sinh quan, thế giới quan cá nhân và các cơ sở tư tưởng đạo đức,
chính trị, triết học, tơn giáo…tồn tại trong xã hội đương thời, thơng qua sự phân tích
các tính cách, xung đột, quan hệ, sự miêu tả, tái hiện tính cách và các hiện tượng đời
sống”. Sự lí giải chủ đề trong tác phẩm văn học được thể hiện ở hai mặt chủ yếu:
“những lời thuyết minh trực tiếp của tác giả, của nhân vật và lơgíc của sự miêu tả”. Sự
lí giải chủ đề trong tác phẩm hay mang đến những quan niệm đa diện về con người và
thế giới. Nhà văn có tài năng và tầm tư tưởng lớn sẽ lí giải chủ đề sâu sắc và độc đáo.
Vì lí giải chủ đề thực chất là quá trình nhà văn làm sáng tỏ chủ đề của tác phẩm

nên q trình lí giải chủ đề sẽ thể hiện được tính dân tộc sâu sắc và cụ thể nhất. Nhân
sinh quan và thế giới quan của nhà văn sẽ chi phối nhà văn trong lí giải chủ đề tác
phẩm. Nhà văn có nhân sinh quan và thế giới quan tiến bộ thì sẽ lí giải chủ đề một cách
độc đáo và thâm thúy. Chẳng hạn như trong tác phẩm “Thuốc” của nhà văn Lỗ Tấn, nhà
văn chỉ miêu tả sự việc lão Hoa Thuyên chữa bệnh lao cho con trai bằng bánh bao tẩm
máu người. Nhưng qua các tình tiết trong truyện nhà văn đã đưa được những vấn đề
nóng bỏng của xã hội và lí giải được nguyên nhân sâu xa của nó. Với chi tiết bánh bao
tẩm máu người, Lỗ Tấn đã cho thấy sự mê muội và mê tín của người dân Trung Hoa.
Nhưng khơng chỉ đơn giản như thế, trong hình tượng bánh bao tẩm máu người, nhà văn
lại đưa ra một chi tiết độc đáo, đó là máu của người tù cách mạng. Sự “định danh loại
máu” này mở ra thêm một trường liên tưởng mới. Người cách mạng là người chiến đấu
15


cho quyền lợi của nhân dân Trung Hoa nhưng tại sao người dân lại có thể thản nhiên
lấy máu người cách mạng để chữa bệnh? Tại sao chính những người thân của người
cách mạng lại tố cáo anh ta để nhận tiền thưởng? Tại sao mẹ anh ta cũng cảm thấy xấu
hổ khi con mình là người tù cách mạng bị chết chém? Và tại sao những người trong
quán trà lại cho rằng người tù cách mạng bị điên? Những câu hỏi khơng có lời đáp
trong ngơn từ của tác phẩm nhưng lại có lời đáp cho tất cả mọi người khi đã đọc tác
phẩm. Điều nhà văn muốn nói đó chính là căn bệnh thờ ơ, vơ cảm của người dân Trung
Hoa đương thời và căn bệnh xa rời quần chúng của người cách mạng, đối chiếu với lịch
sử Trung Hoa bấy giờ thì đó chính là căn bệnh của những người cách mạng trong cách
mạng Tân Hợi. Và cái chết của người tù cách mạng Hạ Du là một kết cục tất yếu. Đó là
cách lí giải chủ đề rất độc đáo của tác phẩm. Nhà văn nêu ra tình tiết để cho mọi người
tự cảm nhận và rút ra chủ đề, và trong đó nhà văn cũng đã ngầm lí giải chủ đề thơng
qua một loạt các chi tiết có vấn đề. Trên đây chỉ là hai tình tiết nổi bật của tác phẩm
“Thuốc”, nhưng qua đó chúng ta thấy được tài năng của nhà văn Lỗ Tấn trong việc lí
giải chủ đề một cách sâu sắc và thâm thúy.
Nhân sinh quan và thế giới quan của các nhà văn cũng là quan điểm của một lớp

người – một bộ phận quan điểm của dân tộc, thể hiện được đời sống tinh thần và tâm
hồn tính cách của một tầng lớp trong cộng đồng dân tộc. Ngoài quan điểm của bản thân,
nhà văn sẽ vận dụng những cơ sở tư tưởng tồn tại trong xã hội để giải thích cho những
vấn đề nhà văn đặt ra trong tác phẩm. Đó có thể là những chuẩn mực về đạo đức, những
phong tục tập quán, hoặc những tư tưởng chính trị…Tất cả các yếu tố đó là đặc trưng
cho dân tộc vì thế sự lí giải chủ đề của tác phẩm sẽ thể hiện được bản sắc dân tộc một
cách chi tiết nhất. Tất nhiên, chỉ có sự lí giải phù hợp với nhân sinh quan, thế giới quan
của đông đảo quần chúng và trên tinh thần vị nhân sinh, ca ngợi những điều tốt đẹp
trong xã hội, lên án, bài trừ cái xấu cái lạc hậu… mới xứng đáng là tác phẩm có tính
dân tộc chân chính. Chẳng hạn như tác phẩm Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu,
ông viết Lục Vân Tiên trên quan điểm thể hiện bài học đạo đức răn dạy người đời:
“Ai ơi lẳng lặng mà nghe,
Dữ răn việc trước, lành dè thân sau.
Trai thời trung, hiếu làm đầu,
Gái thời tiết hạnh làm câu sửa mình”
Bài học mà ơng đưa ra trong tác phẩm chính là những nguyên tắc của Nho giáo
đối với trang nam tử và phận nữ nhi. Nhưng điều độc đáo là các tình tiết trong tác phẩm
khơng chỉ minh họa một chiều cho các tư tưởng Nho gia mà nó có sức lay động lịng
người to lớn. Nhiều người dân Nam Bộ thuộc làu Lục Văn Tiên, đặc biệt ở vùng đất Ba
16


Tri –nơi cụ Đồ Chiểu sống những năm cuối đời, hầu như gia đình nào cũng có một
quyển Lục Vân Tiên. Điều đó cho thấy âm vang của tác phẩm trong lịng độc giả. Đạt
được thành cơng như vậy là do cách lí giải chủ đề của nhà văn phù hợp với nhân sinh
quan và thế giới quan của đông đảo quần chúng. Các nguyên tắc: trung, hiếu, tín, lễ,
nghĩa, hành, tàng, xuất, xử, công, dung ngôn, hạnh đã được nhà văn thể hiện qua các
hành động của các nhân vật trong truyện một cách hài hòa và phù hợp với cách cảm,
cách nghĩ của đồng bào Nam Bộ. Đó cũng là lí do vì sao các nhân vật trong truyện trở
thành những điển hình của đời sống và đi vào ngôn ngữ đời sống của nhân dân như

“dốt như Bùi Kiệm”.
Bên cạnh đó, trong q trình lí giải chủ đề nhà văn phải thể hiện một cách chân
thực nhất về đời sống tâm hồn và tính cách dân tộc. Đó là yếu tố đặc trưng cho mỗi dân
tộc tạo nên sự khác biệt giữa các dân tộc trên thế giới. Tác phẩm phải thể hiện được sự
kế thừa, phát huy những truyền thống tốt đẹp và sự thay đổi trong cách cảm, cách nghĩ
và cách hành động của nhân dân theo dịng lịch sử. Vì “văn nghệ muốn thật sự có tính
dân tộc thì khơng phải thiên về việc mơ phỏng những hình thức dân tộc, mà phải đi sâu
khám phá cho đúng tâm hồn và tính cách dân tộc”[20, tr 157]. Với nhân vật chị Út
Tịch trong tác phẩm Người mẹ cầm súng của Nguyễn Thi, ta dễ dàng nhận ra những
phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ Việt Nam đó là tấm lịng u thương chồng con tha
thiết, sự đảm đang, tháo vát, đức hy sinh cao cả. Bên cạnh đó trong con người chị cịn
ngời sáng lên những phẩm chất của người Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh đó là tình
đồng chí, đồng đội sâu nặng, lòng trung kiên với Tổ quốc, tinh thần bất khuất, hiên
ngang của người chiến sĩ cách mạng…Trong nhân vật ấy cịn mang nét tính cách rất
độc đáo của người dân Nam Bộ chân chất, phóng khống, lạc quan.

1.4.4 Ngơn ngữ
Đề tài, chủ đề, sự lí giải chủ đề là yếu tố nội dung của tác phẩm thể hiện tính dân
tộc trong tác phẩm văn học thì ngơn ngữ và thể loại là yếu tố hình thức của tác phẩm
thể hiện tính dân tộc. Ngơn ngữ dân tộc là lĩnh vực dễ nhận ra nhất về phương diện tính
dân tộc trong tác phẩm văn học. Trong khuôn khổ của đề tài chúng tôi xin sơ lược về
ngôn ngữ của dân tộc Việt Nam trong lịch sử để thấy rõ vấn đề tính dân tộc trong ngơn
ngữ Việt Nam. Trong tiến trình lịch sử, dân tộc ta đã sử dụng nhiều ngôn ngữ khác
nhau như: chữ Hán, chữ Nôm, chữ Pháp, chữ Quốc ngữ. Chúng ta khơng thể phủ nhận
tính dân tộc trong các tác phẩm như: Hịch tướng sĩ, Nam quốc sơn hà, Ngục trung nhật
kí, Vi hành… Suy ra, tính dân tộc trong ngơn ngữ phải xét trong điều kiện lịch sử và cả
trong nội dung của ngôn ngữ. Trong bối cảnh lịch sử trước đây, thì vấn đề sử dụng, vay
mượn ngôn ngữ của dân tộc khác có thể chấp nhận được và những tác phẩm có tinh
17



thần dân tộc vẫn là những tác phẩm có giá trị trong nền văn học dân tộc. Tuy nhiên,
trong thời đại hiện nay vấn đề này cần nhìn ở phương diện khác, việc sử dụng ngơn ngữ
nước ngồi cần tn thủ những quy tắc nhất định để bảo đảm tính dân tộc trong sáng tạo
nghệ thuật. Trong Mười tám điều tự răn về công tác viết văn Trường Chinh đã nhắc nhở
văn nghệ sĩ: “Dân tộc hóa: 1. khơng được dùng một chữ nước ngồi nếu khơng cần
thiết. 2. Khơng viết một câu theo cách đặt câu nước ngoài…”. Theo chúng tôi, đây là
những lưu ý rất quan trọng cho văn nghệ sĩ trong sáng tác bởi tiếng Việt ta giàu và đẹp,
chúng ta cần phát huy vốn ngôn ngữ của dân tộc. Chỉ sử dụng ngơn ngữ nước ngồi khi
thật cần thiết hoặc để làm phong phú thêm cho ngơn ngữ dân tộc.
Trong ngơn ngữ học đã có nhiều cơng trình nghiên cứu về mối quan hệ giữa văn
hóa - dân tộc trong ngôn ngữ. Theo chúng tôi đây là các tư liệu rất tốt để chúng ta sử
dụng làm căn cứ xác định tính dân tộc trong tác phẩm văn học. Theo Nguyễn Thị Vân
Đông, “đặc trưng văn hóa – dân tộc trong ngơn ngữ” được thể hiện trong bốn phương
diện: “thể hiện qua nghĩa từ”, “thể hiện trong sự phạm trù hóa hiện thực và bức tranh
ngơn ngữ về thế giới”, “qua định danh ngôn ngữ”, “qua tư duy ngôn ngữ”[11, tr 421].
Kết hợp nghiên cứu tài liệu Lí luận văn học (Phương Lựu ( Chủ biên ) - Trần Đình Sử Nguyễn Xuân Nam - Lê Ngọc Trà - La Khắc Hòa - Thành Thế Thái Bình, ( tái bản lần
thứ 3 ), NXB Giáo dục) chúng tơi nhận thấy có thể nhận diện tính dân tộc qua bốn yếu
tố chính trong ngơn ngữ là: ngữ âm, từ vựng, cú pháp và biện pháp tu từ. Tuy nhiên,
đây mới chỉ là bước định hình tính dân tộc trong ngôn ngữ. Điều quan trọng là phải
nhận ra được tính dân tộc thể hiện trong bốn yếu tố trên trong các tác phẩm như thế nào.
Trong giới hạn của đề tài chúng tôi không đi sâu khảo sát về tính dân tộc trong ngơn
ngữ theo hình thức so sánh mức độ giàu và đẹp của tiếng Việt so với ngôn ngữ của các
dân tộc khác mà chỉ đi sâu tìm hiểu trong thơ Nguyễn Duy đã vận dụng ngơn ngữ dân
tộc như thế nào? Ơng đã phát huy những yếu tố nào của truyền thống sử dụng ngôn ngữ
trên bốn yếu tố cơ bản: ngữ âm, từ vựng, biện pháp tu từ, cú pháp và các yếu tố trên đã
được nhà thơ vận dụng để thể hiện qua ngơn ngữ thơ, giọng điệu và hình ảnh thơ ra sao.

1.4.5 Thể loại
Các tác giả quyển Lí luận văn học cho rằng: “Tính dân tộc cũng biểu hiện đậm

nét trong loại thể văn chương. Do trình độ phát triển của các dân tộc khơng đều nhau,
do truyền thống văn hóa của mỗi nước khác nhau, cho nên sự ra đời của mỗi loại thể
văn học ở từng nước nhanh chậm có khác nhau…cách phân chia loại thể cũng khác
nhau ở mỗi nước…Tính dân tộc của mỗi loại thể khơng những thể hiện ở những thể loại
riêng biệt của từng dân tộc, mà còn biểu hiện ở những đặc điểm khác nhau của một số
loại thể gần gũi.”[20, tr 162]. Chúng tơi đồng tình với các quan điểm trên về tính dân
18


tộc của thể loại tác phẩm văn học. Tuy nhiên trong phạm vi nghiên cứu của đề tài chúng
tôi chỉ đi sâu khai thác và phân tích sự kế thừa và phát huy các thể loại dân tộc trong
thơ Nguyễn Duy. Tiêu biểu là các thể thơ lục bát, thơ , thơ tự do.
Thơ lục bát có nguồn gốc từ ca dao, kết cấu gồm một cặp câu 6 âm tiết và 8 âm
tiết. Thơ lục bát ít nhất là hai câu, dung lượng không hạn chế nên thể thơ này thường
được sử dụng để thể hiện tâm tình và giãi bày cảm xúc (Truyện Kiều, Lục Vân Tiên).
Thơ lục bát có nhiều cách gieo vần khác nhau. Cách gieo vần phổ biến nhất là:
Âm

1

2

3

4

5

6


Câu 6

-

Bằng

-

Trắc

-

Bằng

Câu 8

-

Bằng

-

Trắc

-

Bằng

7


8

-

Bằng

tiết

Ví du như:
“Hơm qua tát nước đầu đình
Bỏ quên chiếc áo trên cành hoa sen”
(Ca dao)
Hay:
“Nắng chia nửa bãi chiều rồi
Vườn hoang trinh nữ xếp đơi lá rầu”
(Huy Cận)
Ngồi ra cịn có nhiều dạng gieo vần đặc biệt khác nữa như:
Gieo vần trắc, dạng này thường thấy trong ca dao:
“Tị vị mà ni con nhện
Đến khi nó lớn, nó quện nhau đi”
Gieo vần ở chữ thứ tư của câu sáu và chữ thứ sáu của câu tám:
“Bầm ra ruộng cấy bầm run
Chân lội xuống bùn, tay cấy mạ non”
(Bầm ơi - Tố Hữu)
Thơ lục bát chủ yếu ngắt nhịp 2/2 nhưng vẫn có các biến thể ngắt nhịp như:
“Mai cốt cách / tuyết tinh thần
Mỗi người một vẻ / mười phân vẹn mười”
(Truyện Kiều – Nguyễn Du)
Hay:
“Cái gì / như thể / nhớ mong

19


Nhớ nàng?/ Khơng! / Quyết là khơng nhớ nàng”
(Nguyễn Bính)
Nhịp điệu của thể thơ lục bát phong phú, dạng thức gieo vần linh hoạt nên thơ lục
bát có khả năng thể hiện tinh tế những cung bậc tình cảm đa dạng, phức tạp của con
người. Đồng thời, có thể tạo ra các dạng tiểu đối hoặc đối trong ngữ đoạn câu thơ, tạo
vẻ đẹp hài hòa và tăng sức hàm súc cho câu thơ:
“Nghe trời nằng nặng, nghe ta buồn buồn”
(Huy Cận)
Bên cạnh đó, thơ lục bát có khả năng thích ứng với nhu cầu vận dụng các chất
liệu văn học dân gian vào văn học viết:
“Kiến bò miệng chén chưa lâu
Mưu sâu cũng trả nghĩa sâu cho vừa”
(Truyện Kiều - Nguyễn Du)
Thể thơ tự do hình thành từ phong trào thơ mới và phát triển mạnh trong giai
đoạn văn học sau Cách mạng tháng 8. Thơ tự do phá vỡ tất cả các quy tắc cách luật,
biến hóa linh hoạt, mức độ phá cách và dung lượng câu thơ phụ thuộc nội dung vấn đề
mà tác phẩm đề cập và trạng thái cảm xúc của người sáng tác. Thơ tự do thuận lợi trong
việc diễn đạt cảm xúc do khơng hạn định về số chữ, khơng bị ngắt dịng:
“Ơi Việt Nam, xứ sở lạ lùng
Đến em thơ cũng hóa những anh hùng
Đến ong dại cũng luyện thành chiến sĩ
Và hoa trái cũng biến thành vũ khí
Hãy chết đi, chết đi
Tất cả chúng bay một bầy ma quỷ
Và xin nghe nước Mỹ ta ơi!
Tiếng đau thương, tiếng căm giận đời đời
Của một con người. Của một con người thế kỉ…”

(Ê-mi-ly, con…- Tố Hữu)
Đặc biệt, có thể sử dụng kết hợp nhiều thể thơ trong một bài thơ tự do:
“Cháu ngoan cháu ngủ đi nhe
Mẹ mày ra chợ bán rau
Bố đi đánh giặc còn lâu
Mẹ mày cày cấy ruộng sâu tối ngày

20


Anh có nghe thấy khơng
Ơi người anh vệ quốc?”
(Cá nước – Tố Hữu)
Với những ưu điểm trên thơ tự do có khả năng truyền tải những vấn đề phong phú,
mang tính thời sự của cuộc sống và phù hợp với nhịp sống hiện đại. Đây là thể thơ đòi
hỏi nhà thơ phải có tinh thần sáng tạo và tài năng thực vì thơ tự do dễ làm nhưng rất
khó để có thơ hay.
2. Đơi nét về nhà thơ Nguyễn Duy.
2.1 Tác giả:
Nguyễn Duy sinh ngày 7 tháng 12 năm 1948 tại xã Đơng Vệ, huyện Đơng Sơn,
tỉnh Thanh Hóa, nay là phường Đơng Vệ, thành phố Thanh Hóa. Ơng tên thật là
Nguyễn Duy Nhuệ, là một nhà thơ trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống đế quốc
Mỹ.
Năm 1965, sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông, Nguyễn Duy về làng làm
ruộng kiêm dân quân trực chiến chống máy bay Mỹ. Ông từng là tiểu đội trưởng dân
quân trực chiến ở khu vực cầu Hàm Rồng, Thanh Hóa, một trọng điểm đánh phá ác liệt
của Mỹ. Năm 1966, ông nhập ngũ, làm lính thơng tin và viết báo trong Qn đội.
Nguyễn Duy đã tham gia chiến đấu ở nhiều chiến trường khốc liệt như Quảng Trị,
đường 9 - Nam Lào, Khe Sanh. Từ năm 1971- 1975, ông theo học khoa Ngữ - Văn, Đại
học Tổng Hợp Hà Nội. Năm 1976, Nguyễn Duy chuyển ngành về làm báo cho báo Văn

Nghệ Giải Phóng, rồi báo Văn Nghệ tại thành phố Hồ Chí Minh và định cư đây.
Nguyễn Duy làm thơ từ khi học trung học phổ thông ở trường Lam Sơn – Thanh
Hóa. Tác phẩm đầu tay của thi sĩ là bài Trên sân trường. Từ đầu những năm 70, thơ ông
đã được đăng trên các báo. Đến năm 1973, thơ Nguyễn Duy đạt được giải nhất cuộc thi
thơ của tuần báo Văn Nghệ với chùm ba bài thơ: Hơi ấm ổ rơm, Tre Việt Nam, Bầu trời
vuông. Cũng từ thời điểm này độc giả nhận thấy rõ ràng sự trưởng thành của Nguyễn
Duy trong thơ, thơ ông thể hiện được độ chín về kinh nghiệm, cảm xúc và điểm độc đáo
riêng của mình. Tập thơ Ánh trăng, Mẹ và em là hai tập thơ đặc sắc của Nguyễn Duy.
Nhiều bài thơ hay của ông nằm trong hai tập thơ này. Trong đó, tập thơ Ánh trăng được
tặng giải A của Hội Nhà văn Việt Nam.
Bên cạnh thơ, Nguyễn Duy còn thể nghiệm ở thể loại tiểu thuyết và bút kí nhưng
trong lĩnh vực này Nguyễn Duy không thành công lắm. Sau nhiều năm gắn bó với thơ,
năm 1997 nhà thơ tuyên bố “gác bút” để tự suy ngẫm và tập trung vào việc làm lịch
thơ, in thơ trên tranh, tre, nứa, lá, giấy dó… Nguyễn Duy đã biên tập và năm 2005 cho
ra mắt tập thơ thiền gồm 30 bài thơ thiền thời Lí và thời Trần.
21


Với những đóng góp cho văn học dân tộc, nhà thơ Nguyễn Duy đã được tặng
giải thưởng Nhà nước về Văn học- Nghệ thuật năm 2007.
2.2 Tác phẩm:
2.2.1 Thơ
Cát trắng (1973)
Ánh trăng (1984)
Mẹ và em (1987)
Đãi cát tìm vàng (1987)
Đường xa (1989)
Quà tặng (1990)
Về (1994)
Bụi (1997)

2.2.2 các thể loại khác
Kịch thơ: Em – sóng (1983)
Tiểu thuyết: Khoảng cách (1986)
Bút ký: Nhìn ra bể rộng trời cao (1986), Tơi thích làm vua (1988)

22


CHƯƠNG 2
TÍNH DÂN TỘC QUA NỘI DUNG THƠ NGUYỄN DUY
2.1 Đất nước con người, văn hóa, lịch sử Việt Nam qua thơ Nguyễn Duy
2.1.1 Những miền quê Việt trong thơ Nguyễn Duy
Đến với thơ Nguyễn Duy chúng ta không chỉ được thăm cảnh thiên nhiên, biết
đôi điều về lịch sử của địa danh mà còn cảm nhận được cuộc sống, con người qua
những trang thơ của Nguyễn Duy. Với sức đi dài và rộng, Nguyễn Duy đã đặt chân lên
nhiều địa danh của Tổ quốc và tất nhiên nơi nhà thơ đi qua thì sẽ có thơ “sinh hạ” ở đó:
“…đi nhiều nơi trên Tổ quốc thân yêu… anh nói những xúc cảm của mình từ biên giới
phía Bắc trực tiếp chống bọn bành trướng đến những nơi giải phóng như Huế, Bình Trị
Thiên, miền Nam Trung Bộ và nhất là Nam Bộ và Thành phố Hồ Chí Minh” [16, tr
206].
Đọc thơ Nguyễn Duy, người đọc thêm một lần biết về mảnh đất biên giới phía
Bắc của Tổ quốc - Lạng Sơn nhưng không chỉ là những kiến thức lịch sử, xã hội như
các loại sách báo khác. Lạng Sơn hiện lên trong thơ của Nguyễn Duy có cái âm vang
của quá khứ hào hùng ẩn tàng trong cuộc sống yên ả đời thường:
“Ải Chi Lăng! Ải Chi Lăng!
lưỡi gươm đẫm máu Liễu Thăng thủa nào
gập ghềnh lũng thấp đồi cao
vũng lầy thành ruộng đã bao nhiêu mùa”
(Ải Chi Lăng)
Có những bước thăng trầm đã qua trong cuộc kháng chiến ngoan cường của dân tộc:

“Quân địch tràn qua đèo Hữu Nghị
Đồng Đăng thất thủ rồi”
(Lên mặt trận Lạng Sơn)
Cũng là Lạng Sơn đó nhưng mười năm sau trong cái nhìn của thi sĩ đã đổi thay,
khơng cịn là chiến tranh, khơng cịn chạy giặc nữa mà là vẻ đẹp của đời thường:
“Đồng Đăng…Ái Khẩu… Bằng Tường…
chợ trời bán bán buôn bn tít mù”
(Lạng Sơn)
là vẻ đẹp của văn hóa dân tộc:
“ Nỗi Tơ Thị xót xa chưa
giá như đừng biết ngày xưa làm gì

23


Giá như ta chớ gặp em
để không mắc nợ cái duyên Kỳ Cùng”
(Lạng Sơn)
Đến với Lạng Sơn qua thơ Nguyễn Duy dường như người đọc không chỉ đến với
một địa danh giàu truyền thống văn hóa như những câu ca dao quen thuộc:
“Đồng Đăng có phố Kỳ Lừa
Có nàng Tơ Thị, có chùa Tam Thanh”
mà đến với cả bức tranh đời sống trong quá khứ và hiện tại.
Nếu Lạng Sơn trong thơ Nguyễn Duy là mảnh đất biên giới nhiều biến cố lịch
sử, thì Hà Nội – thủ đơ ngàn năm văn vật, trong cảm xúc của thi sĩ là những nét đẹp văn
hóa đặc trưng của mảnh đất đơ thành. Đó là Một góc chiều Hà Nội êm đềm thơ mộng
với:
“Hồ Gươm xanh màu xanh cổ tích
con rùa vàng gởi bóng chân mây
cây si mọc chúc đầu xuống nước

Thê Húc cong cong một nét lơng mày”
(Một góc chiều Hà Nội)
Những câu thơ đưa ta về miền huyền thoại, vua Lê hoàn kiếm cho rùa vàng, mở
ra cuộc sống thanh bình cho nhân dân và vẽ lên trong trí tưởng tượng của ta hình ảnh
cây cầu lịch sử - Thê Húc, mà bao đời tụng ca bởi vẻ đẹp lấp lánh của ánh mặt trời hội
tụ trên cầu. Cầu Thê Húc hiện lên trong thơ Nguyễn Duy thật duyên dáng thanh thoát
nhưng rất gần gũi “Thê Húc cong cong một nét lông mày”. Thường khi nhắc tới cầu
Thê Húc, mọi người đều nghĩ đến chùa Ngọc Sơn vì qua cầu Thê Húc sẽ gặp chùa
Ngọc Sơn:
“Rủ nhau xem cảnh Kiếm Hồ
Xem cầu Thê Húc, xem chùa Ngọc Sơn"
(Ca dao)
Nhưng Nguyễn Duy không đưa chúng ta đi thăm chùa Ngọc Sơn hay dạo quanh
phố phường Hà Nội như bao nhà thơ khác mà “dắt” ta đi thăm Hồ Tây để cảm nhận
trọn vẹn buổi chiều Hà Nội:
“Vòng vèo qua quán bánh tơm
trót quen hơi ngọn gió nồm Cổ Ngư
Mặt hồ xanh bỗng đỏ lừ
áo em trắng bỗng hồng như ráng chiều
Ngọn cây ngây dại cánh diều
24


chân đê lảng vảng ít nhiều khói sương”
(Hồ Tây)
Khác với vẻ đẹp huyền bí của Hồ Gươm, Hồ Tây trong thơ Nguyễn Duy đẹp vẻ đẹp
bình dị của cuộc sống thường nhật đó là những món ăn dân dã trên đường Cổ Ngư,
Nghi Tàm, là màu nước Hồ Tây khi hồng hơn bng xuống, là những cánh diều phấp
phới trên những ngọn cây đang đung đưa trong gió và cả “chân đê lảng vảng ít nhiều
khói sương”. Rời mảnh đất ngàn năm văn vật, thi sĩ lại đưa ta đến với thế giới linh

thiêng của “Nam thiên đệ nhất động”
“cũng là đi hội chùa Hương
nón mê chân đất thập phương gập ghềnh”
(Đi chùa)
Chỉ với một câu lục bát:
“Dưới trần bến Đục bến Trong
trên trời Hương Tích, Hinh Bồng trắng mây”
(Nguyện cầu)
thi sĩ đã giới thiệu được bốn thắng cảnh của quần thể di tích Chùa Hương. Điểm đặc
trưng của thơ Nguyễn Duy là thi sĩ không miêu tả cảnh chùa Hương như Chu Mạnh
Trinh hay Xuân Diệu mà qua ý nghĩa tên gọi những thắng cảnh để gởi gắm tâm tình của
mình. Thế nên, đọc chùm thơ tám bài về chùa Hương của Nguyễn Duy, người đọc cảm
thấy chất thế sự đậm đà trong thơ. Hà Tây đọng lại trong lòng độc giả nỗi niềm man
mác buồn nhưng vẫn chứa chan niềm tin vào cuộc sống của thi nhân khi đến thăm cõi
niết bàn:
“Biết rằng chả có phật đâu
vẫn lịng thanh sạch lại sau lễ chùa”
(Nguyện Cầu)
Đi nhiều nơi, cảm xúc trước nhiều địa danh nhưng tình cảm sâu đậm nhất của thi
sĩ vẫn dành cho xứ Thanh – nơi Nguyễn Duy được sinh ra và trưởng thành ở đó.
Thanh Hóa khơng được thiên nhiên ưu đãi về thời tiết nhưng đây là nơi hội tụ nhiều
danh thắng của Tổ quốc như Tản Đà từng đề thơ:
“Non xanh xanh
Nước xanh xanh
Nước non như vẽ bức tranh tình”
Nhưng đặc biệt, Thanh Hóa trong thơ của thi sĩ “thương mến đến tận cùng chân thật”
này thì thật gần gũi và thân thương qua các địa danh. Con sông Mã hùng vĩ và đầy

25



×