Tải bản đầy đủ (.pdf) (100 trang)

Phân tích tình hình cho vay và sử dụng vốn vay cho nuôi trồng thủy sản từ ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thô

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.39 MB, 100 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA THỦY SẢN

TRẦN KIM QUI

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY VÀ SỬ DỤNG VỐN
VAY CHO NUÔI TRỒNG THỦY SẢN TỪ NGÂN HÀNG
NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN
GIÁ RAI, TỈNH BẠC LIÊU

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ THỦY SẢN

2010


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA THỦY SẢN

TRẦN KIM QUI

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY VÀ SỬ DỤNG VỐN
VAY CHO NUÔI TRỒNG THỦY SẢN TỪ NGÂN HÀNG
NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN
GIÁ RAI, TỈNH BẠC LIÊU

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ THỦY SẢN

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
NGUYẾN THANH TOÀN


NGUYỄN THỊ KIM QUYÊN

2010


LỜI CẢM TẠ

Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô trường Đại học Cần Thơ, đặc
biệt là các thầy cô khoa Thủy sản, khoa Kinh tế & Quản trị kinh doanh đã
trang bị cho tôi những kiến thức về kinh tế, thủy sản và các kiến thức khác để
tôi có thể hoàn thành luân văn tốt nghiệp của bản thân.
Tôi xin chân thành cảm ơn đến thầy Nguyễn Thanh Toàn, thầy Lê Xuân
Sinh, cô Nguyễn Thị Kim Quyên đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi hoàn
thành tốt bài luân văn tốt nghiệp.
Xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc, các cô chú, anh chị Cán bộ nhân
viên trong ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Giá Rai đã
hướng dẫn chỉ bảo tôi trong quá trình thực tập, cũng như quá trình thu thập và
phân tích số liệu.
Trân trọng gửi đến thầy cô, các cô chú, anh chị lời chúc sức khỏe và
ngày càng thành công hơn trong cuộc sống.

Ngày 6 tháng 12 năm 2010
Sinh viên thực hiện

Trần Kim Qui


TÓM TẮT
Đề tài được thực hiện trong thời gian từ 7/2010 – 12/2010, để nghiên
cứu về vấn đề: “Phân tích tình hình cho vay và sử dụng vốn vay cho nuôi

trồng thủy sản từ ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Giá
Rai, tỉnh Bạc Liêu”, mục tiêu là nhằm đánh giá hiệu quả cho vay NTTS của
Ngân hàng và hiệu quả sử dụng vốn vay của người dân NTTS trong huyện.
Nghiên cứu đã sử dụng phương pháp thống kê mô tả, tần suất, so sánh tương
đối, tuyệt đối để xử lý và phân tích số liệu. Qua quá trình phân tích, tìm hiểu
thì tình hình cho vay vốn tín dụng nuôi trồng thủy sản của Ngân hàng ngày
càng giảm dần, tất cả các chỉ tiêu doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ,
nợ xấu của nuôi trồng thủy sản điều giảm mạnh qua 3 năm 2007-2009. Hiệu
quả đầu tư vào mô hình này không cao nên Ngân hàng dè dặt cho vay trong
lĩnh vực này. Đối với các hộ vay vốn tín dụng của Ngân hàng để nuôi trồng
thủy sản thì đa số gặp khó khăn là thiếu vốn sản xuất, luôn có nhu cầu vay vốn
thêm từ Ngân hàng, hiệu quả sử dụng vốn khác nhau theo từng mô hình. Mô
hình Thâm canh/Bán thâm canh có mang lại hiệu quả cao nhất, kế đến là nuôi
Quảng canh cải tiến đơn, còn mô hình Tôm-Lúa thì chưa mang lại hiệu quả,
hộ nuôi bị thua lỗ, tỷ suất lợi nhuận bình quân là 1,12 lần. Do đó Ngân hàng
cần mở rộng quy mô tín dụng để đáp ứng nhu cầu vốn cho NTTS hiện nay.
Tuy nhiên Ngân hàng cần đầu tư theo hướng tập trung và thận trọng trong quá
trình thẩm định hồ sơ vay vốn để góp phần nâng cao chất lượng tín dụng cho
Ngân hàng. Đối với người dân thì nên lựa chọn mô hình nuôi thích hợp, cân
nhắc chi phí hợp lý để sử dụng nguồn vốn một cách hiệu quả hơn.


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

ABA
ADB
AFD
APRACA
CICA
CN – BCN

ĐBSCL
FAO
IPCAS
KTNN
KTTS
NH
NHNN
NHTM
NN
NN – NT
NN & PTNT
NTTS
QCCT
RVAC
VNR500
TC/BTC
WB
WTO

Hiệp hội ngân hàng Châu Á
Ngân hàng phát triển Châu Á
Cơ quan Phát triển Pháp
Hiệp hội tín dụng Nông nghiệp – Nông thôn Châu Á Thái
Bình Dương
Hiệp hội tín dụng Nông nghiệp Quốc tế
Công nghiệp – Bán công nghiệp
Đồng bằng sông Cửu Long
Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc
Dự án hiện đại hóa hệ thống thanh toán và kế toán khách
hàng

Kinh tế nông nghiệp
Kinh tế thủy sản
Ngân hàng
Ngân hàng Nông nghiệp
Ngân hàng Thương Mại
Nông nghiệp
Nông nghiệp – Nông thôn
Nông nghiệp và Phát triển Nông Thôn
Nuôi trồng thủy sản
Quảng canh cải tiến
Ruộng – Vườn – Ao – Chuồng
Bảng xếp hạng 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam
Thâm canh/Bán thâm canh
WorlkBank (Ngân hàng Thế giới)
Tổ chức Thương Mại Thế Giới


MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC BẢNG .....................................................................................i
DANH MỤC HÌNH .....................................................................................ii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ......................................................................iii
Chương 1: GIỚI THIỆU .....................................................................................10
1.1 Sự cần thiết nghiên cứu ........................................................................10
1.2 Mục tiêu nghiên cứu .............................................................................11
1.3 Nội dung nghiên cứu ............................................................................12
1.4 Giới hạn của đề tài................................................................................12
1.5 Câu hỏi nghiên cứu...............................................................................12
Chương 2 : TỔNG QUAN TÀI LIỆU .................................................................14
2.1 Tổng quan về tình hình nuôi trồng thủy sản .......................................14

2.2 Tổng quan về tình hình tín dụng đầu tư cho vay trong ngành nuôi
trông thủy sản ..............................................................................................16
2.3 Tổng quan về huyện Giá Rai ...............................................................18
2.4 Một số nghiên cứu có liên quan...........................................................20
Chương 3 : PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..22
3.1 Phương pháp luận .................................................................................22
3.2. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................27
Chương 4 : KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT
TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN GIÁ RAI - BẠC LIÊU ...............29
4.1 Lịch sử hình thành và phát triển ..........................................................29
4.2 Cơ cấu tổ chức và hoạt động của từng bộ phận trong Ngân hàng
Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Giá Rai ..............................33
Chương 5 : PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY TỪ NGÂN HÀNG NÔNG
NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN GIÁ RAI ..36
5.1 Phân tích tình hình cho vay từ Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển
Nông thôn huyện Giá Rai...........................................................................36
5.2 Đánh giá chất lượng hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Nông Nghiệp
và Phát triển Nông thôn huyện Giá Rai thông qua các chỉ tiêu tài chính46
5.3. Phân tích ma trận SWOT đối với Ngân hàng trong cho vay nuôi
trồng thủy sản ..............................................................................................48
Chương 6 : THỰC TRẠNG SỬ DỤNG VỐN VAY CHO NUÔI TRỒNG
THỦY SẢN TỪ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT
TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN GIÁ RAI ......................................51
6.1 Đặc điểm của hộ gia đình nuôi trồng thủy sản ...................................51


6.2 Tình hình vay vốn của hộ nuôi trồng thủy sản từ Ngân hàng Nông
nghiệp và Phát triển Nông Thôn huyện Giá Rai .......................................57
6.3 Phân tích hiệu quả kinh tế theo mô hình nuôi của các hộ vay vốn
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông Thôn huyện Giá Rai .........65

6.4 Phân tích ma trận SWOT đối với hộ vay vốn nuôi trồng thủy sản từ
Ngân hàng NN & PTNT huyện Giá Rai ...................................................72
Chương 7 : MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHO
VAY VÀ SỬ DỤNG VỐN VAY CHO NUÔI TRỒNG THỦY
SẢN TỪ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN
NÔNG THÔN HUYỆN GIÁ RAI ...................................................74
7.1 Giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay cho nuôi trồng thủy sản .........74
7.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay cho nuôi trồng thủy
sản ................................................................................................................76
Chương 8 : KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..........................................................78
8.1 Kết luận .................................................................................................78
8.2 Kiến nghị ...............................................................................................78
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................79
PHỤ LỤC ............................................................................................................81


DANH MỤC HÌNH
Trang
Hình 2.1: Sản lượng nuôi trồng thủy sản của Việt Nam ....................................14
Hình 2.2: Diện tích nuôi trồng thủy sản của tỉnh Bạc Liêu ...............................16

Hình 2.3: Bản đồ tỉnh Bạc Liêu .....................................................................19
Hình 4.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển
Nông Thôn huyện Giá Rai ................................................................34
Hình 5.1: Cơ cấu doanh số cho vay theo ngành nghề ........................................37
Hình 5.2: Cơ cấu doanh số thu nợ theo ngành nghề ..........................................40
Hình 5.3: Cơ cấu dư nợ theo ngành nghề ...........................................................43
Hình 5.4: Cơ cấu nợ xấu theo ngành nghề..........................................................45
Hình 6.1: Cơ cấu vốn vay của nông hộ theo mô hình năm 2009 ......................58



DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 2.1: Diện tích nuôi trồng thủy sản phân theo vùng...................................15
Bảng 5.1: Doanh số cho vay theo ngành sản xuất 2007 – 2009 ........................36

Bảng 5.2: Doanh số thu nợ theo ngành nghề sản xuất 2007- 2009 …………..39
Bảng 5.3: Tình hình dư nợ theo ngành nghề sản xuất 2007- 2009 ...................42
Bảng 5.4: Tình hình nợ xấu theo ngành nghề sản xuất 2007-2009 ...................44
Bảng 5.5: Một số chỉ tiêu đánh giá chất lượng hoạt động tín dụng của Ngân
hàng Nông nghiệp và Phát Triển Nông Thôn huyện Giá Rai (20072009) ..................................................................................................47
Bảng 6.1: Số người và số lao động trong độ tuổi lao động tham gia nuôi trồng
thủy sản ..............................................................................................51
Bảng 6.2: Lao động gia đình tham gia nuôi trồng thủy sản theo mô hình ........52
Bảng 6.3: Số năm kinh nghiệm theo mô hình ....................................................53
Bảng 6.4: Diện tích đất chuyên nuôi trồng thủy sản theo mô hình nuôi...........54
Bảng 6.5: Giá trị tài sản nhà ở và dụng cụ phục cho sinh hoạt .........................55
Bảng 6.6: Giá trị tài sản công trình, máy và thiết bị phục vụ cho nuôi trồng
thủy sản ..............................................................................................56
Bảng 6.7: Tình hình tham gia tín dụng của hộ nuôi thủy sản. ...........................57
Bảng 6.8: Nguồn vốn vay theo mô hình nuôi từ năm 2007-2009 .....................58
Bảng 6.9: Thời hạn cho vay của Ngân hàng qua 3 năm 2007-2009 .................59
Bảng 6.10: Lãi suất cho vay của Ngân hàng qua 3 năm 2007-2009 .................60
Bảng 6.11: Mục đích sử dụng vốn vay của hộ nuôi trồng thủy sản ..................60
Bảng 6.12: Lý do trễ hẹn trả nợ Ngân hàng........................................................61
Bảng 6.13: Cách trả nợ Ngân hàng nếu hộ nuôi sản xuất không thành công ...61
Bảng 6.14: Lý do hộ nuôi trồng thủy sản không vay vốn Ngân hàng...............62
Bảng 6.15: Lý do muốn vay vốn của Ngân hàng nhưng không vay được........63
Bảng 6.16: Khó khăn của hộ nuôi về vay vốn cho nuôi trồng thủy sản ...........63
Bảng 6.17: Mong muốn của hộ nuôi về vay tín dụng từ Ngân hàng ................64

Bảng 6.18: Tổng chi phí nuôi trồng thủy sản phân theo mô hình nuôi năm
2009 ....................................................................................................65
Bảng 6.19: Sản lượng nuôi trồng thủy sản theo mô hình nuôi năm 2009 ........66
Bảng 6.20: Thu nhập nuôi trồng thủy sản theo mô hình nuôi năm 2009 ..........67
Bảng 6.21: Lợi nhuận của hộ nuôi trồng thủy sản theo mô hình năm 2009 .....68
Bảng 6.22: Tỷ suất lợi nhuận theo mô hình nuôi năm 2009 ..............................69
Bảng 6.23: Khó khăn của người nuôi về tình hình nuôi trồng thủy sản ...........70
Bảng 6.24: Mong muốn của người nuôi về nuôi trồng thủy sản .......................71


Chương 1
GIỚI THIỆU
1.1 Sự cần thiết nghiên cứu
Hội nhập kinh tế quốc tế đang là xu hướng phát triển tất yếu của thời
đại và là yêu cầu khách quan đối với quá trình phát triển kinh tế xã hội của
một nước. Điều đó tạo ra những cơ hội và thách thức vô cùng to lớn đối với
nền kinh tế Việt Nam. Nó đòi hỏi các doanh nghiệp trong nước không ngừng
nổ lực đổi mới nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ, tăng khả năng cạnh
tranh để có thể tồn tại và phát triển trong một môi trường cạnh tranh khốc liệt
như hiện nay.
Việt Nam xuất phát từ một nước với hơn 75% dân số sống dựa vào
nông nghiệp (NN) nên việc đẩy mạnh phát triển một nền NN vững chắc là vấn
đề hết sức quan trọng, nó là cơ sở cho sự phát triển của một nền kinh tế ổn
định, đưa đất nước từng bước theo kịp với sự phát triển của toàn cầu. Để phát
triển nền NN Việt Nam thì vai trò của ngành thủy sản không kém phần quan
trọng, đặc biệt là ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là địa bàn
trọng điểm về NN sản xuất thủy sản của cả nước. Sức mạnh chuyển dịch cơ
cấu kinh tế nông nghiệp ở ĐBSCL đã đem lại luồng gió mới cho nghề nuôi
trồng thủy sản (NTTS) (SGGP, 2008). Theo nghiên cứu thì ĐBSCL với tổng
diện tích có khả năng NTTS khoảng 1.100.000 ha, chiếm 55% tổng diện tích

nuôi của cả nước và là vùng NTTS trọng điểm, bao gồm cả nuôi nước ngọt, lợ,
mặn và các loai hình vực nước đa dạng (Viện Nghiên cứu NTTS II, 2006). Giá
trị xuất khẩu thủy sản 2009 hơn 4,2 USD trong đó giá trị NTTS chiếm hơn
50%, mang ý nghĩa xã hội rất lớn tạo công ăn việc làm cho hàng triệu người
lao động tham gia trong NTTS, chế biến, các dịch vụ thủy sản (Phương Duy,
2010).
Tuy nhiên ngành thủy sản ở ĐBSCL đang gặp phải một số khó khăn và
thách thức. Việc biến đổi khí hậu toàn cầu ngày càng tác động với nhiều mức
độ khác nhau, từ suy giảm năng suất đến bùng nổ dịch bệnh. Ngoài ra còn có
nguyên nhân là do khủng hoảng tài chính và suy giảm kinh tế thế giới nên
những khó khăn về tín dụng, lãi suất Ngân hàng, thời gian vay, giá cả thị
trường không ổn định đã tác động mạnh đến kinh tế thủy sản (KTTS) nước ta.
Giá cả các yếu tố đầu vào trong NTTS không ngừng tăng lên như: con giống
chất lượng, thức ăn, thuốc và các máy móc thiết bị..v..v.. Trong khi đó thị
trường tiêu thụ sản phẩm thủy sản ngày càng cạnh tranh gay gắt, xã hội phát
triển nhu cầu con người càng cao. Vấn đề đặt ra ở đây là nhiều người NTTS
đang rơi vào tình trạng thiếu vốn sản xuất do chi phí quá cao nên dẫn tới phải


bỏ nghề. Đơn vị có thể đáp ứng nhu cầu vốn này không ai khác hơn đó chính
là Ngân hàng, đặc biệt là Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn,
Ngân hàng thương mại hàng đầu Việt Nam. Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát
Triển Nông Thôn (NN & PTNT) có mạng lưới nhiều nhất và rộng khắp nước,
nó giữ vai trò chủ đạo và chủ lực trong đầu tư vốn phát triển KTNN, cải thiện
bộ mặt nông thôn.
Bạc Liêu là một tỉnh ven biển ở ĐBSCL nằm giữa vùng sinh thái mặn
lợ có tiềm năng rất lớn để phát triển NTTS. Với thuận lợi về điều kiện tự nhiên
là có 56 km bờ biển và con người có truyền thống sản xuất thủy sản lâu đời,
NTTS được xác định là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của địa
phương.

Huyện Giá Rai đã và đang cố gắng phát triển kinh tế với tốc độ nhanh
hơn, hiệu quả hơn theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, tập trung thay
đổi cơ cấu sản xuất, lợi dụng thế mạnh của vùng để phát huy đặc biệt là nghề
nuôi trồng thủy sản. NTTS là nghề thường chịu nhiều rủi ro do thiên tai, dịch
bệnh, giá cả bắp bênh. Do đó, ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông
Thôn có vai trò quan trọng trong việc giúp vốn cho nông dân bằng hình thức
cho vay để tiếp tục sản xuất kinh doanh, góp phần thực hiện chính sách của
huyện là phát triển kinh tế, nâng cao đời sống người dân địa phương, cải thiện
đời bộ mặt nông thôn. Vì vậy đề tài: “Phân tích tình hình cho vay và sử
dụng vốn vay cho nuôi trồng thủy sản từ ngân hàng Nông Nghiệp và Phát
Triển Nông Thôn huyện Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu” được thực hiện.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Phân tích tình hình cho vay của Ngân hàng đối với NTTS và hiệu quả
sử dụng vốn vay của người NTTS trong 3 năm 2007-2009 tại huyện Giá Rai.
Từ đó đề ra một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của Ngân hàng NN
& PTNT ở huyện Giá Rai đối với hoạt động cho vay phục vụ NTTS.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
1. Phân tích tình hình cho vay NTTS từ Ngân hàng NN & PTNT huyện
Giá Rai trong 3 năm 2007-2009.
2. Phân tích tình hình sử dụng vốn vay NTTS từ Ngân hàng NN & PTNT
tại huyện Giá Rai của người NTTS trong huyện Giá Rai và hiệu quả
kinh tế của người dân theo mô hình nuôi.
3. Đánh giá những thuận lợi, khó khăn trong cho vay và sử dụng vốn vay
cho NTTS từ Ngân hàng NN & PTNT tại huyện Giá Rai.


4. Đề xuất một số giải pháp để nâng cao hiệu quả cho vay của ngân hàng
cho nghề NTTS và hiệu quả sử dụng vốn vay của người dân NTTS.
1.3 Nội dung nghiên cứu

 Tìm hiểu hoạt động cho vay của Ngân hàng NN & PTNT tại huyện Giá
Rai đối với NTTS qua 3 năm 2007-2009.
 Tìm hiểu tình hình vay vốn và sử dụng vốn vay cho NTTS của người
dân tại Ngân hàng NN & PTNT tại huyện Giá Rai.
 Phân tích những thuận lợi, khó khăn, từ đó đưa ra giải pháp nhằm nâng
cao hiệu cho vay và sử dụng vốn vay cho NTTS.
1.4 Giới hạn của đề tài
1.4.1 Nội dung
Do thời gian thực tập có hạn và sự hạn chế trong việc thu thập số liệu
nên đề tài không phân tích toàn bộ hoạt động tín dụng của Ngân hàng mà chỉ
đi sâu vào nghiên cứu trong lĩnh vực cho vay đối với NTTS. Đồng thời kết
hợp với việc phỏng vấn một số hộ NTTS ở huyện Giá Rai về việc vay và sử
dụng vốn vay cho NTTS.
1.4.2 Thời gian
 Số liệu nghiên cứu là số liệu về hoạt động cho vay của Ngân hàng
NN & PTNT huyện Giá Rai trong 3 năm 2007-2009.
 Thời gian nghiên cứu từ ngày: 07/2010 – 12/2010.
1.4.3 Địa bàn
 Số liệu nghiên cứu được thực hiện tại Ngân hàng NN & PTNT
huyện Giá Rai và phỏng vấn một số hộ NTTS tại huyện Giá Rai.
 Nhập số liệu, xử lý số liệu và viết báo cáo được thực hiện tại trường
Đại học Cần Thơ – Thành phố Cần Thơ.
1.5 Câu hỏi nghiên cứu
 Thực trạng hoạt động cho vay NTTS của Ngân hàng thay đổi như
thế nào qua 3 năm 2007-2009?
 Nhu cầu vay vốn NTTS của người dân như thế nào?
 Hiệu quả cho vay NTTS của Ngân hàng đạt được ra sao và người
dân sử dụng vốn vay đó như thế nào?
 Ngân hàng gặp những thuận lợi và khó khăn gì trong cho vay NTTS
và điều kiện tiếp cận nguồn vốn của người nuôi như thế nào?



 Cần có các giải pháp như thế nào nhằm làm nâng cao hiệu quả cho
vay và hiệu quả sử dụng vốn đối với NTTS?


Chương 2

TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Tổng quan về tình hình nuôi trồng thủy sản
2.1.1 Tình hình nuôi trồng thủy sản của Việt Nam

Sản lượng (1000 tấn)

Nuôi trồng thủy sản ở Việt Nam phát triển rất năng động. Bắt đầu từ
thập niên 1960, tuy nhiên trong vòng 8 năm trở lại đây nghề nuôi thủy sản có
tốc độ phát triển rất nhanh chóng. Theo Tổng Cục Thống Kê của Việt Nam
(2010) thì năm 2000 cả nước có tổng cộng trên 641.900 ha diện tích NTTS,
đạt sản lượng 589.600 tấn. Năm 2005, cả nước có gần 952.600 ha nuôi thủy
sản, đạt sản lượng 1.478.000 tấn, trong đó sản diện tích NTTS nước lợ- mặn là
661.000 ha, diện tích nuôi nước ngọt đạt 291.600 ha. Đặc biệt là năm 2008
diện tích NTTS tăng lên đáng kể khoảng 1.052.600 ha, sản lượng thu được là
2.465.600 tấn và tạo ra giá trị sản xuất thủy sản theo giá trị thực tế trong ngành
NTTS là 76.895.100 tỷ đồng.Trong tổng sản lượng thủy sản thu được thì sản
lượng cá thu được là khoảng 1.863.300 tấn, sản lượng tôm là 388.400 tấn.
Đến năm 2009 cả nước có diện tích nuôi trồng thủy sản là 1.044.700 ha, đạt
sản lượng 2.569.900 tấn, trong đó sản lượng cá là 1.951.100 tấn và 413.100
tấn tôm. Ngành NTTS Việt Nam rất đa dạng về mô hình nuôi cũng như là
giống loài nuôi thủy sản nhưng đối tượng nuôi chủ lực vẫn là các loài cá và
tôm.

3000

2465,6 2569,9

2500

2123,3

2000
1478,0

1500
1000

589,6 709,9

844,8

1003,1

1693,9

1202,5

500
0
2000

2001


2002

2003

2004

2005

2006

2007

2008

2009

Năm
Hình 2.1: Sản lượng nuôi trồng thủy sản của Việt Nam
(Nguồn: Tổng cục Thống Kê, 2010)

Theo kế hoạch năm 2010 của cục Nuôi trồng Thủy sản, Bộ Nông
nghiệp và Phát triển Nông thôn, nhằm mục tiêu phát triển thủy sản bền vững,
diện tích NTTS của cả nước là 1,1 triệu ha với sản lượng ước tính là 2,8 triệu
tấn, không thay đổi so với chỉ tiêu năm 2009. Trong đó sản lượng cá tra chiếm


tỷ lệ cao nhất 1,2 triệu tấn, còn lại là tôm nước lợ 380.000 tấn, nhuyễn thể
180.000 tấn, cá nước ngọt truyền thống 990.000 tấn.
2.1.2 Tình hình nuôi trồng thủy sản của đồng bằng sông Cửu Long
ĐBSCL nằm ở phía Nam của Tổ quốc, bao gồm 12 tỉnh và 1 thành phố

và được xem là vùng có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho phát triển NTTS nhất
trong cả nước và khu vực. NTTS ở ĐBSCL trong thời gian qua được khẳng
định là nghề sản xuất mang lại hiệu quả kinh tế và xã hội cao, góp phần thay
đổi cơ cấu kinh tế ở các vùng nông thôn và ven biển; giải quyết việc làm, tăng
thu nhập, xóa đói giảm nghèo và thu hút được sự quan tâm đầu tư của nhiều
thành phần kinh tế trong và ngoài nước. Theo Tổng cục thống kê (2010), diện
tích NTTS ở ĐBSCL không ngừng tăng qua các năm. Năm 2000 ĐBSCL
được 445.300 ha, đạt mức sản lượng gần 365.141 tấn trong đó sản lượng các
loài cá là 234.755 tấn. Đến năm 2005 thì diện tích NTTS ở ĐBSCL tăng lên
đáng kể 680.200 ha, sản lượng thu về là 1.002.805 tấn (Tổng Cục Thống Kê,
2010). Bảng 2.1 sẽ thể hiện diện tích NTTS của ĐBSCL rỏ ràng hơn.
Bảng 2.1: Diện tích nuôi trồng thủy sản phân theo vùng
Đơn vị: 1000 ha
Địa bàn
Đồng bằng sông Hồng
Trung du và miền núi
phía Bắc
Bắc Trung Bộ và
Duyên hải miền Trung
Tây Nguyên
Đông Nam Bộ
Đồng bằng sông
Cửu Long
CẢ NƯỚC

2000
81,5

2001
85,6


2002
92,2

2003
97,9

2004 2005 2006
102,0 107,8 113,1

2007
117,2

2008
121,2

2009
124,9

20,2

20,9

25,1

28,7

29,8

31,1


33,8

36,2

37,9

40,0

49,6

54,8

60,2

66,2

72,5

73,6

77,6

78,9

77,9

79,6

5,1

40,2

5,7
41,5

5,7
44,1

6,2
47,4

6,6
50,5

8,3
51,8

8,5
52,3

9,3
53,4

10,7
52,7

11,1
51,5

445,3 546,8 570,4 621,3 658,5 680,2 691,2


723,8

752,2

737,6

641,9 755,2 797,7 867,6 920,1 952,6 976,5 1018,8 1052,6 1044,7
(Nguồn: Tổng cục Thống Kê, 2010)

Riêng đối với năm 2008, ngành thủy sản Việt Nam đã gặt hái nhiều
thành công mặc dù lúc này nền kinh tế thế giới đang khủng hoảng trầm trọng,
lạm phát không ngừng tăng nhanh, chi phí đầu vào cũng tăng theo, lãi suất
Ngân hàng luôn biến động. Thế nhưng người NTTS ở ĐBSCL đã vượt khó đi
lên trong sản xuất. Với diện tích NTTS 752.200 ha, đã đạt mức sản lượng gần
1.838.638 tấn, trong đó sản lượng cá là 1.419.010 tấn, góp phần tăng sản
lượng xuất khẩu thủy sản Việt Nam lên 1.326.000 tấn, trị giá 4.509 tỷ USD,
tăng 33,7% về khối lượng và 19,8% về giá trị so với năm 2007. Đến năm
2009, diện tích nuôi ở ĐBSCL là 737.600 ha đã mang về mức sản lượng là


1.869.484 tấn. Điều này cho thấy ngành NTTS đang từng ngày phát triển
(Tổng cục thồng kê, 2010).
2.1.3 Tình hình nuôi trồng thủy sản tỉnh Bạc Liêu
Tỉnh Bạc Liêu có vị trí địa lý nằm ở cả hai vùng: phía Nam và Bắc quốc
lộ 1A, thiên nhiên đã ưu đãi cho tỉnh nhiều lợi thế để phát triển KTNN và thủy
sản. Đối với NTTS thì những năm qua các cấp, các ngành từ tỉnh đến cơ sở
luôn chủ động triển khai các chủ trương, chính sách nhằm phát triển thế mạnh
NTTS của tỉnh như: Đầu tư kết cấu hạ tầng thủy lợi – thủy nông nội đồng,
phát triển hệ thống lưới điện quốc gia..v.v. Ngành NN & PTNT tạo điều kiện

cho người NTTS nhân rộng các mô hình nuôi có hiệu quả, khuyến khích thực
hiện các mô hình nuôi ứng dụng tiến bộ khoa học – kỹ thuật. Năm 2000 diện
tích mặt nước NTTS của toàn tỉnh là 54.000 ha, đạt sản lượng 22.366 tấn, đến
năm 2005 thì diện tích NTTS tăng lên là 118.700 ha, sản lượng thu được
110.466 tấn. Đến năm 2009 có diện tích NTTS là 125.600 ha, đạt sản lượng
137.200 tấn (Tổng cục thống kê, 2010)
Diện tích ( 1000 ha)

140
120
100
80
60
40
20
0

100,6

112,3

118,8 118,7 120,2 122,2 125,6

125,6

2004

2009

83,0

54,0

2000

2001

2002

2003

2005

2006

2007

2008

Năm

Hình 2.2: Diện tích nuôi trồng thủy sản của tỉnh Bạc Liêu
(Nguồn: Tổng cục Thống kê, 2010)

2.2 Tổng quan về tình hình tín dụng đầu tư cho vay trong ngành nuôi
trông thủy sản
2.2.1 Tình hình tín dụng đầu tư cho vay trong ngành nuôi trồng thủy sản
ở Việt Nam
Trong tổng số 86 triệu người dân Việt Nam (2009) thì vẫn có tới 60,6
triệu người sống ở khu vực nông thôn, chiếm 70,4% tổng dân số. Trong tổng
diện tích cả nước 331.051 km2 thì đất nông nghiệp là 251.273 km2 (chiếm tới

75,9%) bao gồm đất sản xuất nông nghiệp là 95.988 km2, đất lâm nghiệp là
147.578 km 2, đất nuôi trồng thuỷ sản là 7.384 km2 và đất ở tại nông thôn là
5.151 km2 (chiếm 81% tổng diện tích đất ở của cả nước). Theo báo cáo chính


thức, tỷ lệ vốn đầu tư hàng năm cho nông nghiệp chiếm khoảng 7% tổng vốn
đầu tư toàn xã hội nên mặc dù tổng vốn đầu tư toàn xã hội tăng liên tục trên
40% GDP những năm gần đây song phần vốn đầu tư cho nông nghiệp nông
thôn còn khoảng cách rất xa so với nhu cầu và lại càng giãn rộng nếu so sánh
với phần vốn đầu tư dành cho khu vực công nghiệp xây dựng và dịch vụ.
Nguyên nhân là do NN – NT Việt Nam vẫn dừng lại ở phương thức sản xuất
nhỏ, phân tán, manh mún với công nghệ lạc hậu. Bên cạnh đó, mặc dù mỗi
năm chúng ta xuất khẩu hơn 10 tỷ USD nông lâm thuỷ sản. Vấn đề này thể
hiện trong cả vốn đầu tư nhà nước, vốn đầu trực tiếp nước ngoài cũng như vốn
đầu tư ngoài nhà nước và trong chừng mực nào đó cả trong ưu đãi đầu tư (Vũ
Đình Ánh, 2010).
Tuy nhiên hệ thống NHTM của Việt Nam hiện nay ngày càng được mở
rộng và hoàn thiện. Thực hiện chủ trương đường lối của Đảng và Nhà nước
đẩy mạnh tín dụng phục vụ sự nghiệp phát triển Nông nghiệp – Nông thôn
trong thời gian tới. Chính phủ vừa ban hành Nghị định 41 về chính sách tín
dụng phục vụ phát triển NN - NT. Theo đó, từ ngày 1-6, cá nhân, hộ sản xuất
ở nông thôn có thể được xem xét cho vay tín chấp tối đa đến 50 triệu đồng.
Chủ trang trại được vay tối đa 500 triệu đồng, đây là một điều kiên rất tốt cho
nông dân Việt Nam nói chung và người NTTS nói riêng có thể yên tâm đầu tư
sản xuất thủy sản (Thy Thơ - Tô Hà, 2010).
2.2.2 Tình hình tín dụng đầu tư cho vay trong ngành nuôi trồng thủy sản
ở đồng bằng sông Cửu Long
Theo thống kê, dư nợ cho vay nông nghiệp nông thôn của cả nước đến
nay vào khoảng 231 ngàn tỷ đồng, riêng khu vực ĐBSCL là 71 ngàn tỷ (chiếm
30,6%). Trong khi đó huy động vốn của cả khu vực chỉ đạt xấp xỉ 115 ngàn tỷ

đồng, chưa đáp ứng được nhu cầu vốn tại chỗ đang ngày một tăng. Xuất phát
từ thực tế trên, tại hội thảo tín dụng cho nông thôn tổ chức 10-3-2010, ông
Nguyễn Trí Ngọc, Cục trưởng Cục Trồng trọt, Bộ NN & PTNT khẳng định:
“Nhu cầu vốn của người nông dân và các doanh nghiệp khu vực ĐBSCL là rất
lớn. Nhưng khả năng tiếp cận vốn vay Ngân hàng của nông dân bị hạn chế do
lãi suất và cơ chế vay vốn còn có nhiều điểm chưa phù hợp với đặc điểm nông
thôn, nông dân” (TP, 2010 ).
Nông dân Việt Nam vẫn làm ăn canh tác nhỏ lẻ, các dự án tập trung
chiếm tỷ lệ không đáng kể. Các NHTM của Việt Nam luôn dè dặt với những
khoản cho vay bấp bênh, những Ngân hàng có vốn nhà nước cũng không có
đủ vốn để gia tăng tín dụng nông thôn, dù có ý định như vậy. Thủ tục cho vay
cấp tín dụng khá phức tạp, không chỉ gây khó khăn cho nông dân mà ngay


trong những trường hợp chính phủ cấp vốn cho doanh nghiệp để mua tạm trữ
nông sản, việc triển khai đã luôn chậm trễ. Mùa nuôi tôm chính vụ trong năm
ở các tỉnh khu vực ĐBSCL như: Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng… đều gặp khó
khăn là thiếu vốn, trong khi đó, nhiều Ngân hàng NN & PTNT chỉ cho vay
nhỏ giọt hoặc tạm ngừng cho khách hàng mới vay với lý do không cân đối
được vốn. Thiếu vốn làm người nuôi tôm lo lắng.
Trước thực trạng nông dân thiếu vốn tái đầu tư cho vụ nuôi tôm này,
ngành thủy sản các tỉnh ĐBSCL đang khuyến cáo người dân không nên chạy
đi vay vốn nặng lãi bên ngoài để thả nuôi ồ ạt vì hiện nay giá tôm sú vẫn còn
bấp bênh, chi phí đầu tư quá cao, nếu cộng thêm lãi suất “nóng” thì người nuôi
tôm sẽ không có lãi, thậm chí lỗ vốn dẫn đến phá sản (Hồng Dân, 2008).
2.3 Tổng quan về huyện Giá Rai
2.3.1 Đặc điểm tự nhiên
Huyện nằm ở phía Tây tỉnh Bạc Liêu; Bắc giáp huyện Phước Long;
Nam giáp huyện Đông Hải; Đông giáp huyện Hoà Bình; Tây giáp huyện Thới
Bình và thành phố Cà Mau. Về hành chính, huyện bao gồm thị trấn Giá Rai,

thị trấn Hộ Phòng và 8 xã là: Phong Thạnh Đông, Phong Thạnh Đông A,
Phong Tân, Phong Thạnh, Phong Thạnh A, Phong Thạnh Tây, Tân Thạnh,
Tân Phong. Huyện nằm trên bán đảo Cà Mau ngập mặn quanh năm. Đất Giá
Rai là vùng đất trẻ, địa hình bằng phẳng, độ cao trung bình từ 0,6 - 0,8 m so
với mực nước biển. Khu vực ven quốc lộ 1A cao hơn các vùng khác. Địa hình
chia làm 4 nhóm:
- Địa hình cao chiếm 39%.
- Địa hình trung bình 27,5%.
- Địa hình thấp 26,5%.
- Địa hình thấp trung bình 7%.


Hình 2.3: Bản đồ tỉnh Bạc Liêu
(Nguồn: www.baclieu.gov.vn)

2.3.2 Điều kiện kinh tế - xã hội
Huyện Giá Rai là nơi tập trung nền văn hóa đa bản sắc dân tộc bao gồm
dân tộc Kinh, Hoa, Khmer. Huyện Giá Rai đang từng bước phát triển, Nông Lâm - Ngư nghiệp là thế mạnh kinh tế của huyện, những năm gần đây, giá trị
sản xuất của các ngành này thường chiếm khoảng 80% trong cơ cấu kinh tế
huyện. Công nghiệp - Xây dựng chiếm 9,6%, Thương mại - Dịch vụ chiếm
10,4%. Huyện có tổng diện tích đất canh tác: 28.383,02 ha. Trong đó phân
chia như sau:
- Đất gieo trồng hàng năm: 10.370,37 ha, bao gồm: đất trồng lúa: 9.940 ha;
đất trồng hoa màu: 430,37 ha.
- Đất trồng cây lâu năm: 1.754,81 ha, bao gồm: dừa: 1.070,50 ha, chuối:
307,26 ha, cây khác: 377,05 ha.
- Đất nuôi trồng thủy sản: 16.257,84 ha, bao gồm: đất chuyên tôm: 10.992
ha, đất kết hợp lúa - tôm: 5.050,85 ha, đất kết hợp tôm - vườn: 215 ha.
Vụ mùa năm 2008, huyện Giá Rai chính thức để người nuôi tôm thả
nuôi cá bống tượng xen canh trong cùng ao tôm nhằm đa dạng hoá vật nuôi,

hạn chế được rủi ro so với chỉ độc canh nuôi tôm. Năm 2008, toàn huyện có
600 hộ dân thả nuôi cá bống tượng xen canh với tôm trên diện tích hàng trăm
ha, nhiều nhất tại hai xã Phong Tân và Tân Thạnh. Những năm gần đây, mô
hình nuôi tôm càng xanh trên ruộng lúa phát triển khá mạnh. Năm 2009, diện


tích tôm càng xanh trên ruộng lúa tăng gấp 5 lần so với năm 2008. Hiện toàn
huyện có gần 5.000 ha mặt nước có nhu cầu nuôi. Do nguồn giống khan hiếm,
người dân đã mua giống trôi nổi không rõ nguồn gốc, địa phương không kiểm
soát được. Phần lớn nguồn tôm giống hiện có trên địa bàn huyện là do thương
lái nhập về từ Thái Lan, Trung Quốc (Vietgle-tri thuc, 2010).
2.3.3 Tình hình nuôi trồng thủy sản tại huyện Giá Rai
Huyện Giá Rai nằm giữa vùng sinh thái mặn lợ, có điều kiện thuận lợi
cho NTTS. Năm 2005 cả huyện có diện tích NTTS là 20.295 ha, đạt tổng sản
lượng 10.076 tấn trong tổng sản lượng thủy sản của vùng. Trong đó sản lượng
của nuôi tôm CN/BCN đạt 487 tấn. Diện tích NTTS năm 2009 đạt 20.295 ha,
trong đó diện tích mô hình nuôi tôm CN – BCN 157 ha, tôm kết hợp 19.818 ha
(tôm càng xanh ruộng lúa 250 ha), nuôi cá 320 ha. Năng suất bình quân tôm
năm 2009 đạt 310 kg/ha (tôm CN-BCN 3,25 tấn/ha; tôm kết hợp đạt 280
kg/ha), tăng 55 kg/ha so năm 2005. Năng suất bình quân cá các loại năm 2009
đạt 360 kg/ha, tăng 60 kg/ha so năm 2005. Năng suất bình quân cua năm 2009
đạt 120 kg/ha, tăng 10 kg/ha so năm 2005. Sản lượng nuôi thủy sản năm 2009
đạt: 15.800 tấn, tăng 5.700 tấn so năm 2005; trong đó sản lượng tôm là 6.200
tấn, sản lượng cá là 7.200 tấn và thủy sản khác là 2.400 tấn. Đối với NTTS,
giá trị sản xuất năm 2009 đạt 40 triệu đồng/ha/năm, tăng 15 triệu đồng so năm
2005 (Phòng NN & PTNT huyện Giá Rai, năm 2009. Báo cáo kết quả Nghị
quyết nhiệm kỳ năm 2005-2010).
2.4 Một số nghiên cứu có liên quan
Đề tài được thực hiện trên cơ sở tham khảo các tài liệu sau đây:
Một số giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường vốn tín dụng phát triển

nuôi trồng thủy sản ở tỉnh Bạc Liêu. Trần Ái kết, 2007. Đề tài cấp trường,
trường Đại học Cần Thơ . Đề tài đã hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiển về
tín dụng Nông hộ - Nông Nghiệp – Nông Thôn, phân tích thực trạng tín dụng
và nuôi trồng thủy sản của các hộ gia đình ở tỉnh Bạc Liêu. Từ đó thấy được
khả năng vay vốn của các mô hình khác nhau. Kết quả cho biết vốn sản xuất
nói chung và vốn tín dụng chính thức nói riêng là một trong những yếu tố ảnh
hưởng tích cực đến kết quả sản xuất của hộ nuôi tôm ở Bạc Liêu. Đưa ra đề
xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường tín dụng chính thức phát triển
NTTS ở tỉnh Bạc Liêu.
Giải pháp tín dụng Ngân hàng đối với việc phát triển kinh tế hộ sản
xuất tại tỉnh Cà Mau. Nguyễn Kiên Cường, 2002. Luận văn thạc sĩ kinh tế,
Học viện Ngân hàng. Đề tài nêu ra vị trí vai trò của hộ sản xuất NN - NT,


thực trạng hoạt động tín dụng cho vay hộ sản xuất của Ngân hàng NN &
PTNT tỉnh Cà Mau từ năm 1997-2001. Hệ thống lại một số vấn đề tín dụng,
tín dụng nông nghiệp làm cơ sở đề suất ý kiến trong việc cho vay phát triển
kinh tế hộ sản xuất.
Một số giải pháp mở rộng tín dụng phát triển trang trại nuôi trồng
thủy sản huyện Châu Phú, tỉnh An Giang. Nguyễn Thị Thắm, 2004. Luận
văn tốt nghiệp, trường Đại học Cần Thơ. Phân tích vai trò của tín dụng trong
quá trình chuyển dịch cơ cấu cây trồng và vật nuôi trong NN, nhu cầu về vốn
tín dụng của các trang trại nuôi trồng thủy sản ở huyện Châu Phú. Phân tích
các yếu tố ảnh hưởng đến lượng vốn vay của các trang trại. Từ đó đưa ra giải
pháp nhằm tăng cường vốn tín dụng phát triển trang trại NTTS ở huyện Châu
Phú.


Chương 3


PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Phương pháp luận
3.1.1 Những khái niệm về hoạt động tín dụng
(Thái Văn Đại, 2005)
a. Tín dụng

Tín dụng là quan hệ kinh tế được biểu hiện dưới hình thái tiền tệ hay
hiện vật, trong đó người đi vay phải trả cho người cho vay cả gốc và lãi sau
một thời gian nhất định. Trong quan hệ này được thể hiện qua các nội dung
sau:
- Người cho vay chuyển giao cho người đi vay một lượng giá trị nhất
định, giá trị này có thể dưới hình thái tiền tệ hay hiện vật như hàng hoá, máy
móc, trang thiết bị.
- Người đi vay chỉ được sử dụng tạm thời lượng giá trị chuyển giao
trong một thời gian nhất định. Sau khi hết hạn sử dụng người đi vay phải có
nghĩa vụ hoàn trả cho người cho vay một lượng giá trị lớn hơn giá trị ban đầu.
b. Hợp đồng tín dụng
Hợp đồng tín dụng là hợp đồng kinh tế mang tính chất dân sự, được ký
kết giữa Ngân hàng với một pháp nhân hay thể nhân vay vốn để đầu tư hay sử
dụng vốn cho một mục đích hợp pháp nào đó.
c. Cho vay
Cho vay là một hình thức cấp tín dụng, theo đó Ngân hàng giao cho
khách hàng sử dụng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích và thời gian nhất
định theo thỏa thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc lẫn lãi (Nguyễn Minh
Kiều, 2009).
d. Khách hàng vay
Bao gồm pháp nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác, doanh nghiệp tư nhân và
cá nhân có đủ điều kiện vay vốn tại tổ chức tín dụng theo qui định của pháp
luật.
e. Doanh số cho vay

Doanh số cho vay là chỉ tiêu phản ánh tất cả các khoản tín dụng mà
Ngân hàng cho khách hàng vay trong một thời gian nhất định không nói đến
việc món vay đó thu được hay chưa.


f. Doanh số thu nợ
Doanh số thu nợ là chỉ tiêu phản ánh tất cả các khoản tín dụng mà Ngân
hàng thu về được khi đáo hạn vào một thời điểm nhất định nào đó.
g. Dư nợ
Dư nợ là chỉ tiêu phản ánh số nợ mà Ngân hàng đã cho vay và chưa thu
được vào một thời điểm nhất định. Để xác định được dư nợ, Ngân hàng sẽ so
sánh giữa hai chỉ tiêu doanh số cho vay và doanh số thu nợ.
h. Nợ quá hạn
Nợ quá hạn là chỉ tiêu phản ánh các khoản nợ đến hạn mà khách hàng
không có khả năng trả nợ cho Ngân hàng và không có lý do chính đáng. Khi
đó Ngân hàng sẽ chuyển từ tài sản dư nợ sang tài khoản khác gọi là tài khoản
nợ quá hạn.
i. Nợ xấu
Nợ xấu là những khoản tín dụng bao gồm cả lãi và gốc, hoặc gốc hoặc
lãi không thu được khi đến hạn. Chỉ tiêu nợ xấu cho thấy một số nhận xét về
chất lượng đầu tư tín dụng của Ngân hàng. Ở Việt Nam nợ xấu là những
khoản nợ thuộc nhóm 3, 4, 5 theo quyết định 493/2005/NHNN.
3.1.2 Phân loại tín dụng
(Trần Ái Kết, 2007)
a. Căn cứ vào thời hạn tín dụng
 Tín dụng ngắn hạn: là loại tín dụng có thời hạn dưới 12 tháng
 Tín dụng trung hạn: là loại tín dụng có thời hạn từ 12 đến 60 tháng
 Tín dụng dài hạn: loại tín dụng có thời hạn trên 60 tháng
b. Căn cứ vào đối tượng tín dụng
 Tín dụng vốn lưu động

 Tín dụng vốn cố định
c. Căn cứ vào mục đích sử dụng
 Tín dụng sản xuất và lưu thông hàng hóa
 Tín dụng tiêu dùng
 Tín dụng học tập


3.1.3 Phương thức cho vay
(Thái Văn Đại, 2005)
 Điều kiện cho vay
Ngân hàng xem xét và quyết định cho vay khi có đủ các điều kiện sau:
- Có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách
nhiệm dân sự theo qui định của pháp luật.
- Mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp
- Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời gian cam kết.
- Có dự án đầu tư, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khả thi và
phù hợp với qui định của pháp luật.
- Thực hiện qui định về bảo đảm tiền vay theo qui định của chính phủ,
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và hướng dẫn của Ngân hàng NN & PTNT
Việt Nam.
 Đối tượng cho vay
Đối tượng cho vay của Ngân hàng là phần thiếu hụt trong tổng giá trị
cấu thành tài sản cố định, tài sản lưu động và các khoản chi phí cho quá trình
sản xuất kinh doanh của khách hàng trong một thời kỳ nhất định.
Ngân hàng cho vay các đối tượng sau:
+ Giá trị vật tư, hàng hoá, máy móc, thiết bị và các khoản chi phí để
khách hàng thực hiện các dự án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, đời sống và đầu
tư phát triển.
+ Số tiền vay trả cho các tổ chức tín dụng trong thời gian thi công chưa
bàn giao và đưa tài sản cố định vào sử dụng đối với cho vay trung hạn và dài

hạn để đầu tư tài sản cố định mà khoản lãi được tính trong giá trị tài sản cố
định đó.
Ngân hàng không cho vay các đối tượng sau:
+ Số tiền thuế phải nộp (trừ số tiền thuế xuất khẩu, nhập khẩu)
+ Số tiền để trả nợ gốc và lãi vay cho các tổ chức tín dụng khác
+ Số tiền vay trả cho chính tổ chức tín dụng cho vay vốn.
 Thời hạn cho vay
Thời hạn cho vay là khoảng thời gian mà bên vay được quyền sử dụng
vốn vay. Thời hạn cho vay được tính từ khi Ngân hàng cho rút khoản tiền vay
đầu tiên đến khi thu hồi hết nợ.
Lãi suất cho vay


- Là tỉ lệ phần trăm giữa số lợi tức thu được trong kỳ so với số vốn cho
vay phát ra trong một thời kỳ nhất định. Thông thường lãi suất tính cho năm,
quý, tháng.
- Mức lãi suất cho vay do tổ chức tín dụng và khách hàng thỏa thuận phù
hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Ngân hàng có trách nhiệm công bố
công khai các mức lãi suất cho vay cho khách hàng biết.
- Mức lãi suất áp dụng đối với khoản nợ gốc quá hạn do tổ chức tín dụng
ấn định và thỏa thuận với khách hàng trong hợp đồng tín dụng nhưng không
vượt quá 150% lãi suất cho vay áp dụng trong thời hạn cho vay đã được ký kết
hoặc điều chỉnh trong hợp đồng tín dụng.
 Các phương thức cho vay
- Cho vay từng lần: là phương thức cho vay mà mỗi lần vay vốn, khách
hàng và tổ chức tín dụng thực hiện thủ tục vay vốn cần thiết và ký kết hợp
đồng tín dụng.
- Cho vay theo hạn mức tín dụng: Ngân hàng và khách hàng sẽ xác định
và thoả thuận một hạn mức tín dụng duy trì trong thời hạn nhất định hoặc theo
chu kỳ sản xuất kinh doanh.

- Cho vay theo hạn mức tín dụng dự phòng: đây là phương thức cho vay
theo hạn mức tín dụng, nhưng Ngân hàng sẽ cam kết dành cho khách hàng số
hạn mức tín dụng đã định, không vì tình hình thiếu vốn để từ chối cho vay.
Ngân hàng và khách hàng sẽ thoả thuận thời hạn hiệu lực của hạn mức tín
dụng dự phòng và mức phí phải trả cho hạn mức tín dụng dự phòng.
- Cho vay theo dự án: đây là phương thức cho vay trung và dài hạn,
Ngân hàng phải thẩm định dự án trước khi cho vay. Tuy nhiên, trong Ngân
hàng vận dụng bổ sung phương thức cho vay theo dự án sản xuất, kinh doanh,
dịch vụ và các dự án phục vụ đời sống.
- Cho vay trả góp: khi vay vốn thì Ngân hàng và khách hàng sẽ xác định
và thoả thuận số lãi vốn vay phải trả cộng với vốn gốc được chia ra để trả theo
nhiều kỳ hạn trong thời hạn cho vay.
- Cho vay thông qua phát hành và sử dụng thẻ tín dụng: tổ chức tín dụng
chấp thuận cho khách hàng được sử dụng số vốn vay trong phạm vi hạn mức
tín dụng để thanh toán tiền mua hàng hoá, dịch vụ và rút tiền mặt tại máy rút
tiền tự động hoặc đại lý của tổ chức tín dụng. Khi cho vay phát hành và sử
dụng thẻ tín dụng, tổ chức tín dụng và khách hàng phải tuân theo các quy định
của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về phát hành và sử dụng thẻ
tín dụng.
- Cho vay theo hạn mức thấu chi: là việc cho vay mà tổ chức tín dụng
thỏa thuận bằng văn bản chấp thuận cho khách hàng chi vượt số tiền có trên tài


×