Tải bản đầy đủ (.pdf) (92 trang)

Phân tích tình hình cho vay và sử dụng vốn vay cho khai thác thủy sản từ ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn ở

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (951.15 KB, 92 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA THỦY SẢN

HUỲNH NGỌC VỆ

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY VÀ HIỆU QUẢ
SỬ DỤNG VỐN VAY CHO KHAI THÁC THỦY SẢN TỪ
NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
Ở HUYỆN HÒN ĐẤT, TỈNH KIÊN GIANG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ THỦY SẢN

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
TS LÊ XUÂN SINH
PHAN THỊ NGỌC KHUYÊN

2010
1


LỜI CẢM TẠ
Sau 4 năm học tập và nghiên cứu tại Trường Đại học Cần Thơ cùng với
thời gian thực tập tại Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông
thôn huyện Hòn Đất, em đã hoàn thành luận văn tốt nghiệp của mình. Đề tài
này hoàn thành là nhờ công ơn to lớn của Quý thầy cô khoa Thủy sản, khoa
Kinh tế và Quản trị Kinh doanh Trường Đại học Cần Thơ và Ban Giám Đốc
cùng các cô, chú, anh, chị tại Ngân hàng NN&PTNT huyện Hòn Đất đã hết
lòng giúp đỡ em trong suốt quá trình thực hiện. Em xin gửi lời cám ơn chân
thành đến:
 Quý Thầy cô khoa Thủy sản, khoa Kinh tế và Quản trị Kinh doanh


Trường Đại học Cần Thơ đã tận tâm giảng dạy và truyền đạt những kiến thức
quý báu cho em trong suốt thời gian học tập.
 Đặc biệt là thầy Lê Xuân Sinh và cô Phan Thị Ngọc Khuyên là giáo
viên đã nhiệt tình hướng dẫn em trong suốt thời gian thực hiện đề tài.
 Ban Giám Đốc cùng các cô, chú, anh, chị Ngân hàng NN&PTNT
huyện Hòn Đất đã chấp nhận cho em thực tập và tạo mọi điều kiện thuận lợi
cho em trong suốt thời gian thực tập tại Ngân hàng.
Cuối cùng em xin kính chúc Quý thầy cô, cùng các cô, chú, anh, chị tại
Ngân hàng được nhiều sức khỏe, hạnh phúc và luôn thành đạt trong công tác
và cuộc sống

Tác giả

Huỳnh Ngọc Vệ

2


TÓM TẮT
Hòn Đất là huyện có diện tích lớn nhất Kiên Giang, thế mạnh về kinh tế
của huyện chủ yếu là Nông-Lâm-Ngư nghiệp. Trong đó, khai thác thủy sản
(KTTS) được xem là thế mạnh của vùng về cả khai thác xa bờ (KTXB) lẫn
khai thác ven bờ (KTVB). Người dân ven biển của vùng chủ yếu sống bằng
nghề KTTS. Những năm gần đây tình trạng giá cả hàng hóa phục vụ cho
chuyến biển của ngư dân ngày càng tăng cao, nên cuộc sống của họ trở nên
khó khăn hơn. Nhu cầu nguồn vốn để duy trì sản xuất là đặc biệt quan trọng.
Một số hộ có tàu KTXB và tài sản cố định như bằng khoán đất, chủ quyền nhà
đã tìm đến các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh, mà nhiều nhất là ngân hàng
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN & PTNT) huyện Hòn Đất. Đề tài
này nhằm phân tích tình hình cho vay và hiệu quả sử dụng vốn vay cho KTTS

từ Ngân hàng NN & PTNT huyện Hòn Đất. Với những mục tiêu nhằm phân
tích và đánh giá được hiệu quả hoạt động cho vay của ngân hàng NN&PTNT
ở huyện Hòn Đất đối với ngành KTTS và hiệu quả sử dụng vốn vay của hộ
KTTS trong 3 năm 2007-2009 và đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu
quả cho vay của ngân hàng và hiệu quả sử dụng vốn vay trong KTTS dựa trên
những thuận lợi và khó khăn trong hoạt động cho vay của ngân hàng và trong
quá trình sử dụng vốn vay của hộ KTTS. Những mục tiêu trên được thực hiện
bằng phương pháp thống kê mô tả dựa trên những số liệu đã thu thập được
trong quá trình thực tập tại Ngân hàng NN & PTNT huyện Hòn Đất. Dựa vào
phân tích các chỉ số tài chính đã thấy được sự biến động của tình hình cho vay,
hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân hàng đối với ngành KTTS là không ổn
định qua 3 năm và chiếm tỷ trọng rất thấp trong tổng doanh số cho vay chung
của ngân hàng. Và dựa vào phân tích một số chỉ tiêu như giá trị trung bình, độ
lệch chuẩn, min, max…được xử lý bằng phần mềm SPSS từ 38 mẫu thu thập
được qua việc phỏng vấn trực tiếp hộ KTTS trên địa bàn huyện đã thấy được
tình hình tham gia tín dụng của hộ KTTS để phục vụ cho ngành là rất cao và
hiệu quả kinh tế trong hoạt động KTTS cũng rất lớn.
Kết quả nghiên cứu cho thấy các hộ KTXB phải bỏ ra một khoản chi
phí rất lớn, trung bình là 2.789 triệu đồng/năm và hộ KTVB là 866,37 triệu
đồng/năm. Tuy nhiên nguồn vốn vay từ ngân hàng NN & PTNT huyện Hòn
Đất chỉ đáp ứng được khoảng 8,4% nhu cầu vốn của hộ. Trong khi hiệu quả
kinh tế của cả hai loại hình khai thác đều rất khả quan, lợi nhuận mang lại cho
cả hai loại hình KTTS đều rất cao cho thấy họ có khả năng hoàn trả cả vốn và
lãi vay cho ngân hàng. Mặc khác, qua phân tích các chỉ số tài chính đã cho
thấy hoạt động cho vay vốn của ngân hàng đối ngành KTTS mang nhiều rủi
ro, nên ngân hàng còn hạn chế đầu tư vào ngành này.
3


MỤC LỤC

DANH MỤC BẢNG ............................................................................................... i
DANH MỤC HÌNH ................................................................................................ ii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ..................................................................................iii
CHƯƠNG 1: ĐẶT VẤN ĐỀ...................................................................................1
1.1 Giới thiệu...........................................................................................................1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu ..........................................................................................2
1.2.1 Mục tiêu chung .........................................................................................2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể..........................................................................................2
1.3 Nội dung nghiên cứu .........................................................................................2
1.4 Câu hỏi nghiên cứu............................................................................................ 2
1.5 Giới hạn của đề tài ...................................................................................................... 3
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU............................................................................ 4

2.1 Một số thuật ngữ liên quan đến ngành khai thác thủy sản ..................................4
2.2 Tổng quan về khai thác thủy sản Việt Nam........................................................5
2.2.1 Nguồn lợi thủy sản Việt Nam ....................................................................5
2.2.2 Các ngư trường khai thác ở vùng biển Việt Nam .......................................5
2.2.3 Số lượng và công suất tàu thuyền khai thác thủy sản .................................6
2.2.4 Sản lượng và năng suất khai thác thủy sản................................................7
2.2.5 Thực trạng về những khó khăn của ngành khai thác thủy sản Việt
Nam ........................................................................................................................8
2.2.6 Các chính sách hỗ trợ ngư dân ngành khai thác thủy sản ở Việt Nam ........9
2.2.6 Chiến lược phát triển ngành khai thác thủy sản tới những năm 2020 .........9
2.3 Tổng quan về khai thác thủy sản ở đồng bằng sông Cửu Long………… ........ 10
2.4 Tổng quan về khai thác thủy sản ở tỉnh Kiên Giang........................................ 12
2.4.1 Điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội của tỉnh Kiên Giang....................... 12
2.4.2 Thực trạng của ngành khai thác thủy sản ở tỉnh Kiên Giang ................... 13
2.5 Tổng quan về khai thác thủy sản ở huyện Hòn Đất ......................................... 15
2.5.1. Điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội của huyện Hòn Đất ....................... 15
2.5.2 Thực trạng của ngành khai thác thủy sản ở huyện Hòn Đất .................... 16

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .... 18
3.1 Phương pháp luận........................................................................................... 18
3.1.1. Những khái niệm về hoạt động tín dụng ............................................... 18
3.1.2. Phân loại tín dụng....................................................................................... 19
3.1.3. Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động cho vay của ngân hàng .......... 19
3.3 Phương pháp nghiên cứu ................................................................................ 21
3.3.1. Phương pháp thu thập số liệu ................................................................ 21
3.3.2 Danh mục các biến chủ yếu trong nghiên cứu......................................... 21
3.3.3 Phương pháp phân tích số liệu................................................................ 22
4


CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA
NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNGTHÔN HUYỆN
HÒN ĐẤT ĐỐI VỚI NGÀNH KHAI THÁC THỦY SẢN .................................. 23
4.1 Giới thiệu về Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Hòn
Đất................................................................................................................. 23
4.1.1 Lịch sử hình thành.................................................................................. 23
4.1.2. Cơ cấu tổ chức ...................................................................................... 24
4.1.3. Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban ........................................... 24
4.1.4 Một số quy định trong hoạt động tín dụng cuả ngân hàng.................... ..25
4.1.5 Quy trình tín dụng tại ngân hàng ......................................................... ..28
4.2 Phân tích vốn kinh doanh và vốn huy động của ngân hàng ............................. 29
4.3 Phân tích tình hình tín dụng tại ngân hàng ...................................................... 30
4.3.1 Phân tích doanh số cho vay .................................................................... 30
4.3.2 Doanh số thu nợ trong khai thác thủy sản của ngân hàng........................ 33
4.3.3 Phân tích dư nợ của ngân hàng khai thác thủy sản đối với ngành khai
thác thủy sản .......................................................................................... 33
4.3.4 Phân tích nợ xấu ngành khai thác thủy sản của ngân hàng ...................... 34
4.4 Đánh giá thực trạng hoạt động tín dụng của ngân hàng qua các chỉ số

tài chính .......................................................................................................... 35
4.4.1 Phân tích hệ số thu nợ ngành khai thác thủy sản ..................................... 35
4.4.2 Phân tích Dư nợ ngành khai thác thủy sản trên Tổng nguồn vốn của
ngân hàng ............................................................................................... 36
4.4.3 Phân tích Dư nợ ngành khai thác thủy sản trên Vốn huy động của
ngân hàng ............................................................................................... 36
4.4.4 Phân tích Nợ xấu ngành khai thác thủy sản trên Tổng dư nợ ngành
khai thác thủy sản ................................................................................... 36
4.4.5 So sánh Nợ xấu ngành khai thác thủy sản trên Tổng dư nợ ngành
khai thác thủy sản so với Nợ xấu chung trên Tổng dư nợ chung của Ngân hàng... 38
CHƯƠNG 5: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH VAY VÀ SỬ DỤNG VỐN TỪ
NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN
HÒN ĐẤT CỦA HỘ KHAI THÁC THỦY SẢN ................................................. 40
5.1 Thông tin chung về nông hộ ........................................................................... 40
5.1.1 Độ tuổi và kinh nghiệm trong ngành khai thác thủy sản ......................... 40
5.1.2 Số lượng lao động trong hộ khai thác thủy sản ....................................... 40
5.1.3 Số chuyến khai thác trong năm của hộ khai thác thủy sản....................... 41
5.2 Chi phí đầu tư, doanh thu và lợi nhuận trong hoạt động khai thác thủy sản..... 41
5.2.1 Giá trị đầu tư ban đầu của hộ.................................................................. 41
5.2.3 Sản lượng các loài thủy sản khai thác trong năm .................................... 43
5.2.4 Chi phí, Doanh thu và lợi nhuận trong năm của hộ ................................. 44
5


5.3 Tình hình vay vốn và hiệu quả sử dụng vốn của hộ khai thác thủy sản ........... 45
5.3.1 Tình hình tham gia tín dụng của hộ ........................................................ 45
5.3.2 Mục đích sử dụng vốn vay của hộ KTTS................................................ 46
5.3.3 Số tiền vay của hộ để phục cho khai thác thủy sản.................................. 47
5.3.4 Loại tài sản thế chấp để vay vốn cho khai thác thủy sản ......................... 47
5.3.5 Chi phí lãi vay và lợi nhuận sau lãi vay hàng năm của hộ....................... 48

5.3.6 Lý do không vay vốn từ ngân hàng NN&PTNT của hộ KTTS ............... 48
5.3.7 Lý do có muốn vay vốn cho KTTS nhưng không được vay.................... 49
CHƯƠNG 6: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT
ĐỘNG CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ
PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VÀ SỬ DỤNG VỐN VAY CHO KHAI THÁC
THỦY SẢN Ở HUYỆN HÒN ĐẤT..................................................................... 50
6.1 Đối với ngân hàng .......................................................................................... 50
6.1.1 Những thuận lợi của ngân hàng .............................................................. 50
6.1.2 Những khó khăn của ngân hàng.............................................................. 50
6.1.3 Một số giải pháp đối với Ngân hàng....................................................... 51
6.2 Đối với hộ khai thác thủy sản ......................................................................... 51
6.2.1 Những thuận lợi của hộ Khai thác thủy sản ............................................ 51
6.2.2 Những yếu tố dẫn đến sử dụng nguồn vốn vay không có hiệu quả của
hộ khai thác thủy sản.............................................................................. 52
6.2.3 Một số giải pháp đối với hộ khai thác thủy sản ....................................... 52
CHƯƠNG 7: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................ 53
7.1 Kết luận.......................................................................................................... 53
7.2 Kiến nghị........................................................................................................ 53
7.2.1 Đối với cơ quan các ban ngành............................................................... 53
7.2.2 Đối với ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện
Hòn Đất................................................................................................ 54
7.2.3 Đối với hộ Khai thác thủy sản ................................................................ 54
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 55
PHỤ LỤC ............................................................................................................ 57

6


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Sản lượng khai thác thủy sản phân theo ngành hoạt động của cả

nước năm 2007-2009.................................................................... 8
Bảng 2.2: Sản lượng khai thác thủy sản vùng Đồng bằng sông Cửu long
2006-2009...................................................................................... 12
Bảng 2.3: Sản lượng khai thác hải sản ở huyện Hòn Đất qua các năm .......... 16
Bảng 4.1: Tổng nguồn vốn kinh doanh của ngân hàng.................................. 30
Bảng 4.2: Doanh số cho vay của ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn huyện Hòn Đất ..................................................................... 31
Bảng 4.3: Doanh số cho vay ngành khai thác thủy sản của ngân hàng .......... 32
Bảng 4.4:Tỷ trọng Doanh số cho vay hộ khai thác thủy sản của ngân hàng .. 33
Bảng 4.5:Tỷ trọng doanh số thu nợ khai thác thủy sản trong doanh số thu nợ
của ngân hàng .............................................................................. 33
Bảng 4.6: Tỷ trọng dư nợ ngành khai thác thủy sản trong dư nợ chung của
ngân hàng.................................................................................... 34
Bảng 4.7: Tỷ trọng nợ xấu ngành khai thác thủy sản trong tổng nợ xấu của
ngân hàng..................................................................................... 34
Bảng 4.8: Các chỉ số hoạt động tín dụng ngành khai thác thủy sản ............... 35
Bảng 4.9: So sánh Nợ xấu ngành trên Tổng dư nợ ngành khai thác thủy sản so
với Nợ xấu trên Tổng dư nợ chung của ngân hàng........................ 39
Bảng 5.1: Độ tuổi và kinh nghiệm của hộ khai thác thủy sản ........................ 40
Bảng 5.2: Số người và số lao động trong độ tuổi lao động tham gia khai thác
thủy sản........................................................................................ 41
Bảng 5.3: Số chuyến khai thác trong năm của hộ khai thác thủy sản............. 41
Bảng 5.4: Giá trị đầu tư ban đầu của hộ khai thác thủy sản........................... 42
Bảng 5.5: Cơ cấu các khoản chi phí trong năm của hộ.................................. 43
Bảng 5.6: Sản lượng và các loài thủy sản khai thác trong năm của hộ........... 44
Bảng 5.7: Chi phí, doanh thu và lợi nhuận của 1 tàu hoặc 1 cặp tàu
trong năm của hộ khai thác thủy sản............................................. 45
Bảng 5.8: Tình hình tham gia tín dụng của hộ khai thác thủy sản ................. 46
Bảng 5.9: Mục đích sử dụng vốn vay từ ngân hàng Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn Hòn Đất............................................................... 46

Bảng 5.10: Số tiền vay của hộ khai thác thủy sản từ ngân hàng Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn huyện Hòn Đất ........................................ 47
Bảng 5.11: Tài sản thế chấp của hộ khai thác thủy sản ................................. 48
Bảng 5.12: Chi phí lãi vay và lợi nhuận sau lãi vay của hộ khai thác thủy sản
..................................................................................................... 48
Bảng 5.13: Lý do không vay vốn từ ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn Hòn Đất ...................................................................... 49
Bảng 5.14: Lý do có muốn vay vốn cho khai thác thủy sản nhưng không
được vay .................................................................................... 49
Bảng 6.1: Khó khăn của hộ khai thác thủy sản ............................................. 50

7


DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1: Số lượng và tổng công suất tàu khai thác xa bờ ở Việt Nam.......... 7
Hình 2.2: Bản đồ lãnh thổ Việt Nam............................................................. 10
Hình 2.3: Sản lượng thủy sản khai thác ở tỉnh Kiên Giang qua các năm ....... 14
Hình 2.4: Bản đồ tỉnh Kiên Giang ................................................................ 15
Hình 2.5: Bản đồ huyện Hòn Đất ....................................................................... 17
Hình 5.1: Biểu đồ thể hiện cơ cấu chi phí trong năm của 2 hình thức khai
thác thủy sản ................................................................................................ 43

8


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
CV
ĐBSCL
KTXB

KTVB
KTTS
NN & PTNT
NTTS

Mã lực
Đồng bằng sông Cửu Long
Khai thác xa bờ
Khai thác ven bờ
Khai thác thủy sản
Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn
Nuôi trồng thủy sản

9


CHƯƠNG 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1 Giới thiệu
Việt Nam là quốc gia có một vùng biển rộng, bờ biển dài và hội tụ
nhiều đảo, lại nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa nên thành phần cá biển
vừa đa dạng, phong phú với sản lượng rất lớn. Điều này đã tạo cho nước ta có
nhiều thế mạnh trong việc phát triển ngành thủy sản như: nuôi trồng thủy sản
(NTTS), khai thác thủy sản (KTTS), và hậu cần nghề cá. Trong đó, KTTS có
vai trò quan trọng không chỉ ở sản lượng khai thác mà còn có nhiều ý nghĩa
khác, đặc biệt là về mặt phát triển kinh tế xã hội ở các vùng ven biển nước ta.
Trong gần 2 thập kỹ qua, ngành KTTS đã có nhiều sự phát triển, về số lượng
tàu thuyền tăng gấp 1,3 lần, nhưng công suất tăng gấp 6,3 lần và đạt tốc độ
tăng bình quân về số lượng tàu thuyền 1,53%/năm, công suất 10,87%/năm và
sản lượng 6,03%/năm (Nguyễn Duy Chinh, 2008). Bên cạnh những kết quả đã

đạt được ngành KTTS hiện nay cũng đang gặp phải rất nhiều khó khăn như:
người dân chưa quen với luật IUU, nguồn lợi thủy sản đang ngày càng cạn
kiệt, thiếu vốn đầu tư…Trong đó, vốn là vấn đề khó khăn trong dài hạn, vì
hoạt động khai thác đòi hỏi chi phí đầu tư cao cho tàu và máy móc, cộng thêm
sự biến động giá xăng dầu trong 3 năm gần đây đã làm cho nhu cầu về vốn
càng tăng. Nhưng hầu hết nguồn vốn tự có của ngư dân là không đủ đáp ứng
hoạt động khai thác của họ, mà cần phải có thêm nguồn vốn tín dụng với giá
cả hợp lý nhằm thúc đẩy sự phát triển của ngành. Đơn vị có thể đáp ứng nguồn
vốn này không ai khác hơn đó chính là các ngân hàng thương mại. Đặc biệt là
Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn (NN&PTNT), Ngân hàng
thương mại lớn nhất, dẫn đầu trong hệ thống ngân hàng Việt Nam về vốn, tài
sản, nguồn nhân lực, mạng lưới hoạt động, số lượng khách hàng. Có vai trò hỗ
trợ vốn cho nông nghiệp, nông thôn, nông dân phát triển kinh tế xã hội.
Kiên Giang là một tỉnh thuộc khu vực Đồng bằng sông Cửu Long
(ĐBSCL), thủy sản ở nơi đây được xem là ngành kinh tế mũi nhọn được đầu
tư phát triển khá toàn diện cả về khai thác và nuôi trồng. Với 200km bờ biển
và một hệ thống kênh rạch, sông ngòi chằng chịt đã tạo điều kiện và môi
trường thuận lợi cho vùng phát triển ngành thủy sản về cả nuôi trồng lẫn khai
thác.
Là một huyện có diện tích lớn nhất của tỉnh Kiên Giang, Hòn Đất đang
thực hiện quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng đa
dạng hoá các hình thức sản xuất nông nghiệp, kết hợp nông – lâm – ngư –
nghiệp. Đặc biệt ngành thuỷ sản rất được quan tâm vì đây là thế mạnh và tiềm

10


năng của vùng. Tuy nhiên, hoạt động về thủy sản ở đây cũng bị ảnh hưởng bởi
những khó khăn chung mà ngành thuỷ sản đang gặp phải, đặc biệt là về nguồn
vốn. Do đó, nguồn cung cấp vốn từ Ngân hàng NN&PTNT huyện Hòn Đất trở

nên rất cần thiết, giúp người nuôi tiếp tục sản xuất kinh doanh, phát triển kinh
tế, nâng cao đời sống xã hội và phát triển tiềm năng, thế mạnh về thủy sản của
huyện. Từ những lý do trên nên em chọn đề tài: “Phân tích tình hình cho vay
và sử dụng vốn vay cho khai thác thủy sản từ Ngân hàng Nông Nghiệp và
Phát Triển Nông Thôn ở huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang” để làm đề tài
cho luận văn tốt nghiệp của mình.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Phân tích hiệu quả hoạt động cho vay vốn của Ngân hàng NN & PTNT
đối với KTTS và hiệu quả sử dụng vốn vay của ngư dân trong 3 năm 2007–
2009 tại huyện Hòn Đất. Từ đó đề ra một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt
động cho vay và sử dụng vốn vay cho KTTS ở đây.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
1- Phân tích và đánh giá được hiệu quả hoạt động cho vay KTTS của
ngân hàng NN&PTNT ở huyện Hòn Đất trong 3 năm 2007-2009.
2- Phân tích hiệu quả sử dụng vốn vay từ ngân hàng NN&PTNN cho
KTTS trong huyện.
3- Phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến tình hình vay vốn của hộ
KTTS
4- Đánh giá những thuận lợi và khó khăn trong hoạt động cho vay và sử
dụng vốn vay KTTS từ nguồn vốn ngân hàng NN&PTNT và đề xuất một số
giải pháp để nâng cao hiệu quả cho vay của ngân hàng và hiệu quả sử dụng
vốn vay trong KTTS.
1.3 Nội dung nghiên cứu
 Tìm hiểu hoạt động cho vay của NN&PTNT đối với KTTS qua 3 năm
2007-2009.
 Tìm hiểu tình hình vay vốn và hiệu quả sử dụng vốn vay trong KTTS
tại Ngân hàng NN & PTNT
 Phân tích những thuận lợi và khó khăn trong hoạt động cho vay và sử
dụng vốn vay cho KTTS. Từ đó đưa ra giải pháp khắc phục.


11


1.4 Câu hỏi nghiên cứu
(1) Hoạt động cho vay của Ngân hàng đối với KTTS thay đổi như thế
nào qua 3 năm 2007-2009?
(2) Nhu cầu vay vốn KTTS của nông hộ thay đổi ra sao qua các năm?
(3) Người vay vốn cho KTTS sử dụng vốn vay có hiệu quả không?
(4) Những thuận lợi và khó khăn trong việc Ngân hàng cho vay đối với
KTTS và điều kiện tiếp cận nguồn vốn của người tham gia KTTS?
(5) Cần có các giải pháp như thế nào nhằm nâng cao hiệu quả cho vay
và hiệu quả sử dụng vốn vay đối với KTTS ?
1.5 Giới hạn của đề tài
Số liệu nghiên cứu là số liệu về hoạt động cho vay của Ngân hàng NN
& PTNT và phỏng vấn trực tiếp việc sử dụng vốn vay của một số hộ KTTS ở
huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang trong 3 năm 2007-2009.
Thời gian nghiên cứu được thực hiện từ tháng 7 – 12/2010
Số mẫu thu thập được qua việc phỏng vấn hộ KTTS là 46 mẫu nhưng
do có một số trục trặc trong quá trình phỏng vấn nên số mẫu sử dụng được cho
luận văn chỉ có 38 mẫu.

12


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Một số thuật ngữ liên quan đến ngành khai thác thủy sản
(Theo Trung Tâm tin học – Bộ Thủy sản, 2004)
a. Khai thác thuỷ sản

KTTS là việc đánh bắt hoặc thu lượm nguồn lợi thuỷ sản trên các vùng
nước công cộng ở biển, sông, hồ, đầm, phá và các vùng nước tự nhiên khác.
b. Tàu, thuyền khai thác thủy sản
Tàu, thuyền KTTS là tàu, thuyền và các cấu trúc nổi khác chuyên dùng
trong các hoạt động đánh bắt thuỷ sản, (thường gọi là tàu, thuyền đánh cá),
bao gồm: tàu, thuyền cơ giới và thuyền, xuồng không động cơ.
+ Tàu, thuyền khai thác thủy sản cơ giới là tàu thuyền đánh cá có trang
bị máy động lực để di chuyển, bao gồm tàu đánh cá và thuyền (xuồng) gắn
máy.
+ Tàu đánh cá là tàu thuyền có máy động lực được lắp cố định (máy
trong), có buồng đặt máy và ca bin điều khiển.
Thuyền, xuồng gắn máy là thuyền, xuồng có lắp máy động lực để di
chuyển khi KTTS. Máy động lực không gắn cố định vào thuyền mà có thể lắp
dễ dàng mỗi khi đi đánh cá và tháo máy khi thuyền về bến.
- Thuyền, xuồng không động cơ là phương tiện KTTS không có máy
động lực để di chuyển (còn gọi là thuyền, xuồng thủ công ).
- Tàu thuyền KTXB là tàu thuyền thực hiện hoạt động khai thác hải sản
ở vùng biển xa bờ, được giới hạn theo đường đẳng sâu:
+ Từ 30m trở ra với vùng biển Bắc Bộ, Đông và Tây Nam Bộ.
+ Từ 50m trở ra với vùng biển Miền Trung (Theo Quyết định số
159/1998QĐ/TTG ngày 3/09/1998 của Thủ tướng Chính phủ). Tàu KTTS cơ
giới có công suất ≥90CV là những tàu thuyền thuộc diện được hỗ trợ tín dụng
ưu đãi theo chủ trương phát triển đội tàu khai thác xa bờ (Theo Quyết định số
393/1997QĐ/TTG ngày 9 tháng 6 năm 1997 của Thủ tướng Chính phủ).
- Công suất tàu, thuyền được tính theo công suất các máy động lực

trang bị hiện có của tàu, thuyền. Đơn vị tính công suất là mã lực (CV).

13



c. Nguồn lợi thuỷ sản
Nguồn lợi thủy sản là tài nguyên sinh vật trong vùng nước tự nhiên, có
giá trị kinh tế, khoa học để bảo tồn, nghiên cứu và phát triển nghề KTTS sử
dụng vào sinh hoạt và đời sống.
d. Lao động tham gia khai thác thuỷ sản
Là những người trong năm có tham gia hoạt động KTTS. Lao động
tham gia KTTS bao gồm lao động chính và lao động phụ, lao động gián tiếp
(như lao động quản lý, lao động kỹ thuật…) và lao động trực tiếp, bao gồm cả
lao động thời vụ.
2.2 Tổng quan về khai thác thủy sản Việt Nam
2.2.1 Nguồn lợi thủy sản Việt Nam
Việt Nam có bờ biển dài 3260km, vùng nội thủy và lãnh hải rộng
226.000km2, vùng biển đặc quyền kinh tế rộng 1 triệu km2 với hơn 4.000 hòn
đảo, tạo nên 12 vịnh, đầm phá với tổng diện tích trên 1.160km2 được che chắn
tốt dễ trú đậu tàu thuyền. Biển Việt nam có tính đa dạng sinh học khá cao,
cũng là nơi phát sinh và phát tán của nhiều nhóm sinh vật biển vùng nhiệt đới
Ấn Độ - Thái Bình Dương với khoảng 11.000 loài sinh vật đã được phát hiện.
Đã tạo cho vùng biển đặc quyền kinh tế của nước ta trữ lượng hải sản dao
động trong khoảng 3,2-4,2 triệu tấn/năm với khả năng khai thác bền vững 1,41,8 triệu tấn. Không kể trữ lượng cá đại dương di cư và sinh vật đáy vùng
triều. Chúng tập trung trong 15 bãi cá lớn, trong đó 12 bãi cá phân bố vùng
ven biển và 3 bãi cá ngoài khơi (Nguyễn Duy Chinh, 2008).
2.2.2 Các ngư trường khai thác ở vùng biển Việt Nam
(Nguyễn Văn Kháng và Bùi Văn Tùng, 2007)
Ngư trường khai thác là nơi có các quần thể cá (hay hải sản khác) tập
trung tương đối ổn định, việc tiến hành khai thác tại đây luôn đạt sản lượng
cao. Sự xuất hiện các quần thể cá tại ngư trường thường mang tính mùa vụ,
với chu kỳ dài ngắn khác nhau tùy thuộc các yếu tố sinh thái tự nhiên. Các ngư
trường thường đựơc gọi tên theo địa danh gần chúng nhất, thường là tên các
đảo hoặc cửa sông.

Ngư trường là vùng nước có những điều kiện sinh thái thích hợp, là nơi
hội tụ đàn cá để sinh đẻ hay để kiếm mồi. Tùy theo quần thể cá, các bãi cá
được chia thành bãi cá đáy hoặc bãi cá nổi. Mỗi ngư trường thường gồm nhiều
bãi cá.

14


Dựa vào đặc điểm về vị trí địa lý và địa hình, vùng biển Việt Nam được
chia làm 4 ngư trường khai thác chính:
- Ngư trường vịnh Bắc bộ
- Ngư trường miền Trung
- Ngư trường Đông Nam bộ
- Ngư trường Tây Nam bộ
Vùng biển vịnh Bắc bộ, thời kỳ gió mùa đông bắc từ tháng 10 đến
tháng 3 năm sau, cá tập trung ở vùng nước sâu giữa vịnh. Thời kỳ gió mùa tây
nam từ tháng 4 đến tháng 7, cá di cư vào vùng nước nông ven bờ để đẻ trứng.
Thời kỳ này các loài cá nổi tập trung nhiều nhất ở vùng gần bờ, sau đó giảm
đi. Sản lượng cá đáy ở vùng gần bờ cao nhất từ tháng 9 đến tháng 11.
Vùng biển miền Trung, từ Đà Nẵng đến Mũi Dinh có đặc điểm là địa
hình đáy dốc. Khu vực nước nông dưới 50m rất hẹp, lưu lượng nước sông ít
nên chịu ảnh hưởng trực tiếp của nước ngoài khơi. Vì vậy, sự phân bố thể hiện
tính chất mùa vụ rõ rệt hơn, vùng gần bờ, cá thường tập trung từ tháng 3 đến
tháng 9, chủ yếu là các loài cá nổi di cư vào bờ đẻ trứng. Trong thành phần
loài của chúng có các loài cá đại dương như cá thu, cá ngừ, cá chuồn…, sự
phân bố của cá đáy ở đây không thay đổi nhiều theo mùa. Vùng nước nông
ven bờ từ Quy Nhơn đến Nha Trang có mật độ cá đáy tập trung tương đối
cao.
Vùng biển Đông Nam bộ và Tây Nam bộ, từ 11030 ,N trở xuống, nơi bờ
biển chuyển hướng bắc nam sang đông nam. Thời kỳ gió mùa đông bắc, cá nổi

tập trung ở vùng gần bờ nhiều hơn thời kỳ gió mùa tây nam. Các khu vực tập
trung chính ở Vũng Tàu - Phan Thiết, quần đảo Côn Sơn. Thời kỳ gió mùa tây
nam, cá phân tán, mật độ cá trong toàn vùng giảm, không có những khu vực
tập trung lớn và có xu hướng ra xa bờ. Các khu vực đẻ trứng gần bờ, số lượng
đàn cá tăng lên, có nhiều đàn lớn, có lúc di chuyển nổi lên tầng mặt. Sản lượng
cá đáy vùng gần bờ phía Tây Nam bộ nhìn chung cao hơn vùng biển phía
Đông Nam bộ. Bờ phía đông, sản lượng khai thác vào thời kỳ gió mùa đông
bắc cao hơn thời kỳ gió mùa tây nam, còn ở bờ phía tây thì ngược lại.
2.2.3 Số lượng và công suất tàu thuyền khai thác thủy sản
Trong vòng 15 năm qua (từ năm 1990-2007) số lượng tàu thuyền lắp
máy đánh bắt hải sản và công suất tàu thuyền ngày càng tăng theo tỷ lệ thuận
với thời gian. Tổng số tàu đánh bắt thủy sản có lắp máy ở nước ta tăng lên gấp
1,3 lần, với tốc độ tăng bình quân 1,53%/năm. Nhưng tổng công suất tàu đánh
bắt tăng gấp 6,4 lần và đạt tốc độ tăng 10,87%/năm. Như vậy, tốc độ tăng
công suất tàu thuyền cao hơn gấp 10 lần so với tốc độ tăng số lượng tàu. Mà
15


nguyên nhân chủ yếu là do nguồn lợi hải sản gần bờ giảm nhanh, từ sau khi có
quyết định cho vay vốn tín dụng ưu đãi đóng tàu khai thác hải sản xa bờ của
Chính phủ ngày 25/5/1997, đã tạo thành phong trào trong ngư dân đóng tàu
công suất lớn ra khai thác xa bờ (Nguyễn Duy Chinh, 2008).
Tổng công suất tàu (10 CV)
số tàu (Chiếc)
40.000
35.000
30.000
25.000
20.000
15.000

10.000
5.000
0
2006

2007

2008

2009

Năm

Hình 2.1: Số lượng và tổng công suất tàu khai thác xa bờ ở Việt Nam
(Nguồn: Tổng Cục thống kê, 2010)

Qua hình 2.1 ta thấy số lượng tàu khai thác thủy sản xa bờ ở nước ta có
xu hướng tăng dần theo thời gian. Năm 2000 số tàu khai thác xa bờ chỉ có
9.766 chiếc nhưng đến năm 2009 số tàu đã đạt 24.990 chiếc, tăng 15.224 chiếc
gấp 2,56 lần so với năm 2000. Cùng với sự tăng lên của số lượng tàu KTTS xa
bờ thì tổng công suất tàu KTTS xa bờ cũng tăng lên một cách đáng kể. Chỉ sau
3 năm từ năm 2007-2009 công suất tàu KTTS xa bờ đã tăng thêm 670 nghìn
CV.
2.2.4 Sản lượng và năng suất khai thác thủy sản
Sản lượng thủy sản khai thác ở nước ta có xu hướng tăng đều qua các
năm. Nếu năm 2006 sản lượng KTTS chỉ đạt 2.026,6 nghìn tấn thì đến năm
2009 sản lượng khai thác đã tăng thêm 25,11 nghìn tấn, đạt đến mức 2277,7
nghìn tấn. Trong đó, sản lượng khai thác biển luôn chiếm một tỷ trọng rất lớn,
chiếm khoảng 90% tổng sản lượng KTTS hàng năm. Hai vùng có sản lượng
KTTS nhiều nhất của nước ta là ĐBSCL với 934,686 nghìn tấn và Bắc trung

bộ và duyên hải miền Trung với 876,3 nghìn tấn, lần lượt chiếm 41%, 38,5%
sản lượng KTTS của năm 2009. Việc sản lượng KTTS ngày gia tăng là do
tăng số lượng tàu thuyền, tổng công suất tàu thuyền và do nguồn lợi thủy sản

16


ngày càng cạn kiệt nên người ta càng có xu hướng khai thác triệt để các đối
tượng đã được đánh bắt lên thuyền mà bỏ qua việc chọn lọc các loại thủy sản
có gia trị kinh tế cao (Nguyễn Duy Chinh, 2008).
Bảng 2.1: Sản lượng Khai thác thủy sản phân theo ngành hoạt động của cả
nước 2007-2009
Đơn vị tính: nghìn tấn
Khai thác biển
Khai thác nội địa
Năm
Tổng số
Sản lượng
%
Sản lượng
%
2006
2026,6
1823,7
89,99
202,9
10,01
2007
2074,5
1876,3

90,44
198,2
9,56
2008
2136,4
1946,7
91,12
189,7
8,88
2009
2277,7
2086,7
91,61
191,0
8,39
(Nguồn: Tổng cục thống kê, 2010)

2.2.5 Thực trạng về những khó khăn của ngành khai thác thủy sản
Việt Nam
Tính đến hết năm 2007, cả nước có 95.609 tàu hoạt động nghề cá, trong
đó tàu khai thác hải sản nội đồng là 10.210 chiếc, tàu khai thác hải sản là
83.250 chiếc, tàu làm công tác dịch vụ hậu cần nghề cá và kiểm ngư là 2.199
chiếc, với tổng công suất máy đạt trên 5,4 triệu CV. Mặc dù phát triển nhanh
chóng nhưng nghề khai thác hải sản nước ta vẫn còn mang nặng tính chất của
nghề cá quy mô nhỏ. Các tàu công suất máy nhỏ hơn 90 CV chiếm tới 84%
tổng số tàu, 88% tổng số lao động hoạt động chủ yếu ở ven bờ. Hầu hết các
tàu đánh cá đều được đóng bằng gỗ, các máy tàu được sử dụng phần lớn là
máy cũ hoặc dùng các máy ôtô vận tải hạng nặng đã cũ để lắp đặt. Các tàu
khai thác hải sản xa bờ có số tàu lắp máy cũ chiếm tới 88,58% tổng số tàu
KTXB, trang thiết bị khai thác chưa đầy đủ nên hạn chế hiệu quả khai thác.

Mặc dù nước ta có tới 700 cơ sở đóng tàu có khả năng đóng mới 4.000
chiếc/năm và sửa chữa 8.000 chiếc/năm nhưng lại rất thiếu những nhà máy
đóng tàu hiện đại để đóng tàu cá bằng vật liệu kim loại hoặc các loại vật liệu
mới. Chưa kể, hầu hết các ngư cụ vẫn đang phải nhập khẩu do các cơ sở sản
xuất trong nước không đáp ứng được về số lượng cũng như chất lượng (Đình
Long, 2008).
Sự mất cân đối giữa năng lực khai thác và khả năng hiện có của nguồn
lợi vùng ven bờ ngày càng tăng. Dẫn đến nguồn lợi ven bờ bị giảm dần, hiệu
quả kinh tế của hoạt động khai thác vùng biển ven bờ ngày càng thấp. Trong
khi đó, giá nhiên liệu và những chi phí đầu vào cho khai thác tăng không
ngừng, đang gây ra những khó khăn lớn cho ngành KTTS. Hiệu quả kinh tế
của các hoạt động khai thác đang giảm dần nên các tàu cá buộc phải tận thu
sản phẩm, từ đó dẫn đến giảm sút nguồn lợi thuỷ sản nghiêm trọng hơn. Tình
17


trạng tranh chấp giữa các nhóm lợi ích khác nhau, giữa các ngành, các địa
phương, các nhóm ngư dân với các nhóm nghề các nhóm tàu khác nhau diễn
ra ngày càng gay gắt. Do khai thác quá mức, vấn đề an ninh, an toàn trên biển,
nên hiện nay ở nhiều địa phương, các tàu cá xa bờ lại chuyển vào vùng ven bờ
khai thác, gây tranh chấp với các tàu thuyền nhỏ ven bờ. Năm 2009 tại quận
Thanh Khê, Đà Nẵng có gần 90% tàu công suất lớn của địa phương đã chuyển
đổi từ nghề câu mực khơi và KTXB sang KTGB, trong vòng 6 tháng đầu năm
đã có ít nhất 20 tàu trên 200 CV của Đà Nẵng đã bị bán (Vũ Mưa, 2010).
Còn rất nhiều khó khăn nửa mà ngành KTTS phải đối mặt nên vấn đề
cần đặt ra hiện nay là phải có một sự quản lý chặt chẽ và sử dụng có hiệu quả
nguồn lợi thủy sản, góp phần nâng cao thu nhập thực hiện các nhiệm vụ phát
triển kinh tế gắn với an ninh quốc phòng vùng ven biển và biên giới.
2.2.6 Các chính sách hỗ trợ ngư dân ngành khai thác thủy sản ở
Việt Nam

Do trong những năm gần đây có nhiều yếu tố bất lợi đối với ngư dân
ngành KTTS như: giá xăng dầu tăng lên, tình hình thời tiết biến động phức
tạp, giá cả đầu ra sản phẩm không ổn định… nên chính phủ đã có một chính
sách nhằm giúp ngư dân bám biển, vượt qua khó khăn và tập trung hỗ trợ ngư
dân phát triển đội tàu công suất lớn nhằm thực hiện mục tiêu bảo vệ nguồn lợi
thủy sản đồng thời đẩy mạnh khai thác xa bờ. Như Quyết định 289/QĐ-TTg
được ban hành ngày 28/03/2008 và Quyết định 965/QĐ-TTg ban hành ngày
21/07/2008 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ dầu, mua mới đóng
mới tàu… cho ngư dân KTTS đã đạt được kết quả lớn về an sinh xã hội và bảo
vệ an ninh trên biển. Sau 5 tháng thực hiện các quyết định này đã đạt được kết
quả lớn: Khối lượng tiền ứng là 1.900 tỷ đồng và đã giải ngân được hơn 1.400
tỷ đồng. Kết quả này vừa góp phần vào hạn chế tàu nằm bờ vừa giúp cho ngư
dân ổn định cuộc sống và phát triển sản xuất, giải quyết việc làm cho hơn
700.000 lao động và 500.000 lao động phục vụ (Trần Lan, 2009).

18


Hình 2.2: Bản đồ lãnh thổ Việt Nam
(Nguồn: Vietnam.vn, 2010)

2.2.6 Chiến lược phát triển ngành khai thác thủy sản tới những
năm 2020
Theo Quyết định 1690/QĐ-TTg ban hành ngày 16/09/2010 về Chiến
lược phát triển Thủy sản tới năm 2020 thì ngành KTTS được đề ra rất nhiều
định hướng phát triển như:
- Tập trung nghiên cứu điều tra nguồn lợi, dự báo ngư trường phục vụ
khai thác hải sản, phát triển nguồn nhân lực có chất lượng cao.

19



- Tổ chức lại sản xuất khai thác hải sản trên biển, trên cơ sở cơ cấu lại
tàu thuyền, nghề nghiệp phù hợp với các vùng biển, tuyến biển, với môi
trường tự nhiên, nguồn lợi hải sản.
- Củng cố và phát triển các mô hình tổ chức sản xuất khai thác hải sản
như: tổ đội sản xuất, hợp tác xã, các hình thức kinh tế tập thể, liên doanh, liên
kết, các mô hình hậu cần dịch vụ tiêu thụ sản phẩm trên biển.
- Hiện đại hóa công tác quản lý nghề cá trên biển, đặc biệt sớm hoàn
thiện hệ thống thông tin tàu cá nhằm chủ động cảnh báo, kịp thời ứng phó với
các tai nạn, rủi ro trên biển, cứu hộ cứu nạn. Củng cố, phát triển ngành cơ khí
đóng, sửa tàu cá, có lộ trình phù hợp chuyển nhanh các tàu cá vỏ gỗ sang vỏ
thép, vật liệu mới…
2.3 Tổng quan về khai thác thủy sản ở đồng bằng sông Cửu Long
ĐBSCL có diện tích vùng biển đặc quyền kinh tế rộng khoảng 360.000
km , chiếm 37% tổng diện tích vùng đặc quyền kinh tế của cả nước và hàng
trăm đảo lớn nhỏ thuộc hai ngư trường trọng điểm là Đông và Tây Nam Bộ.
Trữ lượng cá biển ở 2 ngư trường này trên 2,5 triệu tấn, chiếm 62% của cả
nước. Khả năng cho phép khai thác tối đa trên 1 triệu tấn (cá đáy khoảng
700.000 tấn, cá nổi trên 300.000 tấn) và chiếm đáng kể về loài so với cả nước
(cá chiếm 62%, tôm sú và tôm he 66%, tôm sắt và tôm chì 61%, mực ống 69%
và mực nang 76%). Tính theo đầu người, khả năng cá biển có thể khai thác ở
ĐBSCL là 61 kg/năm, trong khi cả nước chỉ có 21 kg/năm. Ngoài ra, vùng
biển ven bờ của ĐBSCL còn có tiềm năng bảo tồn khá cao, kéo theo khả năng
phát triển một số ngành nghề thủy sản mới để chuyển đổi nghề nghiệp cho ngư
dân như: nuôi thích nghi, câu hoặc đánh cá giải trí gắn với du lịch sinh
thái...(Minh Lê, 2010).
2

Khu vực ĐBSCL có đội tàu khai thác lớn nhất cả nước, không chỉ về số

lượng tàu thuyền, mà cả về công suất tàu và phạm vi ngư trường khai thác
cũng lớn nhất so với cả nước. Trong 13 tỉnh ĐBSCL, có 8 tỉnh tham gia
Chương trình vay vốn đóng tàu khai thác thủy sản sản xa bờ (Tiền Giang, Bến
Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Long An, Cà Mau, Bạc Liêu, Kiên Giang). Bên
cạnh sự hỗ trợ tín dụng của Nhà nước, ngư dân đã tích cực bỏ vốn tự đầu tư,
tiếp tục đóng, sửa, cải hoán tàu cá và tổ chức đánh bắt hiệu quả. Năm 2008, số
lượng tàu thuyền hoạt động KTTS trong vùng dao động từ 22.000 – 25.000
chiếc/2,1-2,3 triệu CV. Trong đó, KTXB luôn là thế mạnh của vùng, đặc biệt
là ở Kiên Giang với hơn 3.500 tàu tham gia khai thác xa bờ. Vì thế, sản lượng
KTTS khu vực ĐBSCL có tốc độ tăng nhanh hơn so với các địa phương khác
và đóng góp rất lớn trong tổng sản lượng KTTS chung của cả nước: Sản lượng
20


từ 803.919 tấn năm 2000 tăng lên 863.289 tấn năm 2008. Bên cạnh đó,
ĐBSCL là vùng cho sản lượng khai thác TS nội địa khá cao, thường chiếm tỷ
lệ từ 50 – 60% sản lượng khai thác nội địa cả nước. Những địa phương có sản
lượng khai thác nội địa cao như An Giang (chiếm 33,46%), Trà Vinh (chiếm
18,24%), Đồng Tháp (chiếm 13,52%)...(Nguyễn Thanh Tùng, 2008).
Đặc biệt, thời gian qua, cùng với việc phát triển nghề cá, nhiều địa
phương trong vùng đã đầu tư xây dựng trên 20 cảng cá, bến cá và hàng trăm
cơ sở đóng sửa tàu thuyền cùng với các chợ - vựa cá mua bán cá tập trung.
Trong đó, một số tỉnh ven biển Tây Nam Bộ đã đặt nền móng cho chiến lược
phát triển kinh tế biển. Điển hình như tỉnh Kiên Giang đã kết hợp khai thác,
chế biến với nuôi trồng và bảo vệ nguồn lợi thủy sản ven bờ, tập trung đầu tư
hình thành các cảng cá, cảng dịch vụ hậu cần nghề cá ở các ngư trường trọng
điểm tại quần đảo Nam Du, Kiên Hải, Phú Quốc và Thổ Chu nhằm phục vụ
các đoàn tàu đánh cá xa bờ (Minh Lê, 2010).
Bảng 2.2: Sản lượng khai thác thủy sản vùng Đồng bằng sông Cửu long
2006-2009


Tỉnh
Long An
Tiền Giang
Bến Tre
Trà Vinh
Vĩnh Long
Đồng Tháp
An Giang
Kiên Giang
Cần Thơ
Hậu Giang
Sóc Trăng
Bạc Liêu
Cà Mau
Tổng sản lượng

2006
10,198
75,155
75,699
58,008
8,048
21,756
53,403
311,618
6,310
3,966
31,870
61,250

137,687
854,968

(Nguồn: Tổng cục Thống kê, 2010)

21

Đơn vị tính: nghìn tấn
Sơ bộ
2007
2008
2009
10,031
11,331
10,678
75,637
75,789
79,270
76,226
81,389
86,095
58,385
60,821
71,229
7,937
7,853
7,769
16,031
16,428
15,980

51,851
40,650
40,131
315,157
318,255
351,647
6,223
6,121
6,053
3,670
3,204
3,156
31,370
31,316
37,428
68,776
75,421
81,000
137,670
134,713
144,250
858,964
863,289
934,686


2.4 Tổng quan về khai thác thủy sản ở tỉnh Kiên Giang
2.4.1 Điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội của tỉnh Kiên Giang
(Minh Vy, 2008)
Kiên Giang là một tỉnh nằm trong khu vực ĐBSCL có tổng diện tích tự

nhiên 6.346,27 km2, dân số là 1.683.149 người với mật độ 267 người/km 2, khu
vực nông thôn 73,1%, thành thị 26,9%. Dân số của tỉnh phân bố không đều,
thường tập trung ở ven trục lộ giao thông, kênh rạch, sông ngòi và một số đảo
cả đồng bằng, rừng, núi, biển và hải đảo.
Về vị trí địa lý: Kiên Giang là tỉnh thuộc vùng ĐBSCL - phía Tây
Nam của Tổ quốc: phía Bắc giáp Vương quốc Campuchia, phía Nam giáp tỉnh
Cà Mau và Bạc Liêu, phía Đông và Đông Nam giáp tỉnh An Giang, thành phố
Cần Thơ và tỉnh Hậu Giang; phía Tây giáp Vịnh Thái Lan. Tỉnh lỵ của Kiên
Giang hiện nay là Thành phố Rạch Giá cách Thành phố Hồ Chí Minh 250km,
cách thành phố Cần Thơ 115 km, có các tuyến thủy và đường bộ Quốc lộ 80,
Quốc lộ 61, Quốc lộ 63 nối liền với các tỉnh trong vùng ĐBSCL, đặc biệt
tuyến đường Xuyên Á từ Campuchia sẽ đi qua tỉnh Kiên Giang. Vị trí địa lý
của Kiên Giang có tiềm năng lớn cho phát triển kinh tế - xã hội tổng hợp, là
cửa ngõ hướng ra biển Tây của tỉnh cũng như của vùng ĐBSCL, có điều kiện
thuận lợi để phát triển kinh tế biển, đảo và giao lưu với các nước trong khu
vực và quốc tế với các ngành mũi nhọn như du lịch, thương mại, dịch vụ công
nghiệp, KTTS và NTTS…
Về kinh tế - Xã hội: Đảng bộ và nhân dân tỉnh Kiên Giang đã có nhiều
cố gắng thực hiện thắng lợi các mục tiêu kinh tế - xã hội theo yêu cầu nhiệm
vụ mà Nghị quyết Đại hội VIII và Kế hoạch 5 năm (2006-2010) đề ra. Tình
hình kinh tế - xã hội của tỉnh đạt được nhiều kết quả quan trọng: Tăng trưởng
kinh tế đạt 9,7%, sản xuất nông nghiệp tiếp tục phát triển, diện tích và sản
lượng lúa tăng cao so với cùng kỳ, đến nay sản lượng lúa đạt 3,397 triệu tấn,
tăng 43.000 tấn so với cùng kỳ và 7.000 tấn so với kế hoạch. Sản lượng khai
thác thủy sản đạt 264.969 tấn tăng 8,8% cùng kỳ và đạt 82,2% kế hoạch, sản
lượng nuôi trồng 93.837 tấn, tăng 34,7% so với cùng kỳ và bằng 77% kế
hoạch. Thu ngân sách 1.901,3 tỷ đồng, đạt 84,70% so với dự toán cả năm của
Hội đồng nhân dân tỉnh. Chi ngân sách 2.470,6 tỷ đồng, bằng 68,29% dự toán
cả năm. Huy động qua ngân hàng 19.090 tỷ đồng, vượt 1,43% kế hoạch và
tăng 46,2% so với cùng kỳ. Giá trị sản xuất công nghiệp tăng 10,2%, nhiều sản

phẩm tăng cao so với cùng kỳ như: Xi măng, khai thác đá, đường, đóng tàu.
Do ảnh hưởng của thị trường thế giới nên sản phẩm chế biến thủy sản đạt thấp.
Kim ngạch xuất khẩu 9 tháng đạt 389 triệu USD bằng 77,8% kế hoạch, tăng
22


18,4% cùng kỳ. Nhờ chủ trương mua lúa tạm trữ của Chính phủ nên tình hình
thu mua sản xuất gạo thuận lợi, đến nay đã xuất khẩu trên 806.000 tấn gạo, đạt
115% kế hoạch. Tuy nhiên, việc thu mua lúa chủ yếu qua thương lái nên người
sản xuất bán với giá thường thấp hơn giá sàn của Chính phủ. Xuất khẩu các
mặt hàng thủy sản đạt thấp do ảnh hưởng của thị trường thế giới, chất lượng
nguyên liệu và giá cả thu mua thấp hơn các tỉnh khác (Nguyễn Văn Hoàng,
2009).
2.4.2 Thực trạng của ngành khai thác thủy sản ở tỉnh Kiên Giang
Kiên Giang nằm trong vùng biển tây có bờ biển dài hơn 200Km cùng
hơn 140 hòn đảo lớn nhỏ, với ngư trường khai thác thủy sản rộng trên
63.000Km 2. Từ thế mạnh này tỉnh xác định kinh tế biển là đòn bẩy để đẩy
nhanh, đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Với ngành nghề này
đã tạo việc làm, ổn định thu nhập cho hàng chục nghìn lao động, góp phần xóa
đói giảm nghèo cho hàng nghìn gia đình. Sản phẩn làm ra không chỉ cung cấp
dồi dào cho thị trường trong nước mà còn đóng góp tích cực cho xuất khẩu.
Mặc dù là ngành nghề truyền thống nhưng KTTS ở đây bắt đầu có những bướt
đột phá khi Kiên Giang triển khai chương trình đánh bắt xa bờ với việc hỗ trợ
cho ngư dân hàng trăm tỷ đồng để thay thế phương tiện nhỏ, cũ, chuyên khai
thác gần bờ bằng những đội tàu có công suất lớn. Nhiều ngư dân mạnh dạn bỏ
tiền đầu tư hàng tỷ đồng đóng mới, nâng cấp tàu, trang bị hiện đại đánh bắt xa
bờ. Từ đó, số lượng tàu, thuyền và sản lượng khai thác của Kiên Giang tăng
nhanh chóng (Việt Tiến, 2010).
Hệ thống cảng cá và khu dịch vụ hậu cần nghề cá là điều kiện để ngành
kinh tế biển Kiên Giang phát triển ổn định, nâng cao chất lượng sản phẩm,

cạnh tranh được với thị trường trong nước và thế giới. Ðến nay, hệ thống cảng
ở Kiên Giang đang hình thành một cách hoàn chỉnh. Những địa bàn trọng
điểm và có thế mạnh về thủy sản đã xây dựng hệ thống cảng phát huy được tác
dụng như: An Thới, Dương Ðông, Thổ Châu (Phú Quốc), Nam Du (Kiên Hải),
Tô Châu (Hà Tiên), Tắc Cậu (Châu Thành). Ðồng thời, một số công trình như:
cảng Xẻo Nhàu (An Minh), Ba Hòn (Kiên Lương), Tắc Cậu (Châu Thành) giai
đoạn II, khu trú bão Hòn Tre (Kiên Hải), Cầu Sấu (Phú Quốc)... đang thi công,
đáp ứng ngày một tốt hơn nhu cầu phát triển của nền kinh tế biển tại Kiên
Giang (Việt Tiến, 2010).

23


Tấn 400000
350000
300000
250000
200000
150000
100000
50000

Năm

0
2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009

Hình 2.3: Sản lượng thủy sản khai thác ở tỉnh Kiên Giang qua các năm
(Nguồn: Tổng cục Thống kê, 2009)


Qua hình 2.3 ta thấy sản lượng thủy sản từ hoạt động khai thác của tỉnh
tăng dần qua các năm. Năm 2009 tổng số phương tiện khai thác là 11.613 tàu,
với tổng công suất 1.314.348CV. Trong đó tàu đánh bắt xa bờ là 3.350 tàu
chiếm 28,8% số tàu hiện có của tỉnh. Sản lượng khai thác đạt 353.147 tấn thủy
sản các loại, tăng 9,57% so kế hoạch, bằng 111% so với năm 2008. Đạt được
hiệu quả như trên là do Năng lực tàu cá tiếp tục được đầu tư phát triển, thời
tiết và ngư trường có nhiều thuận lợi cho hoạt động khai thác, Đồng thời với
sự hỗ trợ của Chính Phủ như: hỗ trợ dầu, bảo hiểm thân tàu và thuyền viên
…., đã tạo điều kiện cho ngư dân bám biển, ổn định và phat triển sản xuất bám
biển, ổn định và phát triển sản xuất (Sở NN & PTNT tỉnh Kiên Giang, 2009).

24


Hình 2.4: Bản đồ tỉnh Kiên Giang
(Nguồn: www.kiengiang.gov.vn, 2010)

2.5 Tổng quan về khai thác thủy sản ở huyện Hòn Đất
2.5.1. Điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội của huyện Hòn Đất
(Minh Sơn, 2007)
Vị trí địa lý: Hòn Đất là huyện có diện tích lớn nhất tỉnh Kiên Giang.
Phía Bắc giáp tỉnh An Giang, phía Nam giáp vịnh Thái Lan, phía Tây giáp
huyện Kiên Lương, phía Đông giáp huyện Tân Hiệp và thành phố Rạch Giá.
Huyện Hòn Đất nằm trên quốc lộ 80, nối thành phố Rạch Giá với thị xã Hà
Tiên.
Về hành chánh: hiện nay huyện bao gồm thị trấn Hòn Đất, thị trấn
Sóc Sơn và 12 xã là: Bình Giang, Bình Sơn, Nam Thái Sơn, Mỹ Hiệp Sơn,
Thổ Sơn, Sơn Kiên, Sơn Bình, Mỹ Phước, Mỹ Lâm, Mỹ Thái, Mỹ Thuận,
Lình Huỳnh.
Về kinh tế: Thế mạnh kinh tế chủ yếu của huyện là Nông - Lâm - Ngư

nghiệp. Công nghiệp và tiểu thủ công cũng đang được chú trọng phát triển.
GDP năm 2001 chiếm 7,1% GDP toàn tỉnh. Qua 8 tháng đầu năm 2008, thu
ngân sách Nhà nước huyện là 70,814 tỷ đồng, đạt 73% kế hoạch tỉnh giao và
đạt 78,16% kế hoạch so với Nghị quyết Hội đồng nhân dân huyện giao, trong
đó thu ngân sách xã 16,684 tỷ đồng, đạt 110% kế hoạch tỉnh giao, và đạt
110,15% kế hoạch Hội đồng nhân dân huyện giao. Chi ngân sách huyện

25


×