Tải bản đầy đủ (.doc) (47 trang)

HÓA SINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (554.24 KB, 47 trang )

Hormone tăng trưởng

Nhóm 8 – Lớp C6SH1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

KHOA:CÔNG NGHỆ SINH HỌC – CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM
LỚP: C6SH1

HÓA SINH
Niên khóa:2010 – 2011

GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN:

SINH VIÊN THỰC HIỆN:

Th.s NGUYỄN MINH KHANG

1.NGUYÊN THỊ MAI PHƯƠNG
2.TRẦN THỊ MINH NGUYÊN
3.TRẦN PHẠM XUÂN NHI
4.PHÙNG KHÁNH NGỌC

Trang 5


Hormone tăng trưởng

Nhóm 8 – Lớp C6SH1

LỜI MỞ ĐẦU



Hóa sinh hay sinh hóa là môn khoa học nghiên cứu đến những cấu trúc và quá
trình hóa học diễn ra trong cơ thể sinh vật. Đây là một bộ môn giao thoa giữa hóa học
và sinh học, và lĩnh vực nghiên cứu có một số phần trùng với bộ môn tế bào học, sinh
học phân tử hay di truyền học. Viết tắt: Chebi. Nó là một môn học cơ bản trong y
khoa và công nghệ sinh học. Với những diễn tiến trao đổi chất diễn ra trong các cơ
quan của cơ thể sống, môn học này giúp con người hiểu rõ cơ chế cũng như các thay
đổi trong cơ thể sống. hóa sinh học được chia 2 thể loại: hóa sinh tĩnh và hóa sinh
động. Hóa sinh tĩnh viết về cấu tạo, thành phần của các hợp chất sinh học như chất béo
(lipid), vitamin, protein, glucid,... hóa sinh động bàn về sự chuyển hóa cũng như chức
năng của các hợp chất sinh học.
Bách khoa toàn thư mở Wikiped
Môn sinh hóa học ngày nay đã trở thành một hệ thống đồ sộ gồm nhiều chi nhánh
rất lớn,nghiên cứu những chuyên đề trong nhiều phạm vi để giải quyết những vấn đề
thực tiễn sản xuất đòi hỏi,cũng như những vấn đề lí luận cơ bản về hiện tượng sống.
Bài tiểu luận này giúp chúng ta hiểu rõ hơn về hormone tăng trưởng,đồng thời biết
được lợi ích của hormone tăng trưởng trong cơ thể người.
-----– { { { —-----

Trang 6


Hormone tăng trưởng

Nhóm 8 – Lớp C6SH1

LỜI CẢM ƠN

Chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban Giám Hiệu Trường Cao Đẳng
Kinh Tế Công Nghệ Tp.HCM đã tạo cho chúng em một môi trường học tập lành mạnh

và đầy đủ trang thiết bị,đặc biệt là thầy Nguyễn Minh Khang đã truyền đạt cho chúng
em những kiến thức cần thiết trong học tập để chúng em có thể hoàn thành tốt bài tiểu
luận này.Đây cũng chính là cơ hội để chúng em có thể trau dồi được kĩ năng làm bài
luận,nó giúp ích rất nhiều cho chúng em trong công việc làm luận án sau này.
Vì đây là lần đầu tiên làm bài tiểu luận (cơ sở cho luận án tốt nghiệp) nên dù đã
rất cố gắng nhưng nội dung của bài tiểu luận không thể tránh khỏi những thiếu
sót,chúng em mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp của các bạn sinh viên và giảng
viên bộ môn để nội dung bài luận này được hoàn chỉnh hơn,để chúng em rút ra được
bài học và kinh nghiệm cho những bài luận sau,đặc biệt là bài luận văn khi chúng em
tốt nghiệp ra trường.
-----– { { { —-----

Trang 7


Hormone tăng trưởng

Nhóm 8 – Lớp C6SH1

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------MỤC LỤC
Trang
LỜI CẢM ƠN---------------------------------------------------------------------------------------ii
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN-----------------------------------------------------------------iii
LỜI MỞ ĐẦU---------------------------------------------------------------------------------------iv
MỤC LỤC-------------------------------------------------------------------------------------------v
CHƯƠNG I – ĐỊNH NGHĨA, BẢN CHẤT VÀ PHÂN LOẠI HORMONE---------------5
1.1. Định nghĩa hormone--------------------------------------------------------------5
1.2. Phân loại và bản chất hóa học---------------------------------------------------5


Trang 8


Hormone tăng trưởng

Nhóm 8 – Lớp C6SH1

1.3. Các tuyến bài tiết chính của cơ thể---------------------------------------------5
CHƯƠNG II - CƠ CHẾ ĐIỀU HÒA BÀI TIẾT HORMONE-------------------------------7
2.1. Khái niệm về sự kiểm soát ngược----------------------------------------------7
2.1.1. Khái niệm-------------------------------------------------------------------7
2.1.2. Trục vùng dưới đồi – tuyến yên – tuyến giáp--------------------------8
2.1.3. Trục vùng dưới đồi – tuyến yên và vỏ thượng thận-------------------9
2.2. Điều hòa theo nhịp sinh học và bằng các chất truyền đạt thần kinh-------9
CHƯƠNG III – VÙNG DƯỚI ĐỒI------------------------------------------------------------10
3.1 Phức hợp vùng dưới đồi – tuyến yên-------------------------------------------10
3.2. Các hormone vùng dưới đồi-----------------------------------------------------10
3.3. Điều hòa bài tiết các hormone giải phóng và ức chế-------------------------11
3.4. Các hormone khác----------------------------------------------------------------12
CHƯƠNG IV – TUYẾN YÊN-------------------------------------------------------------------13
4.1. Thùy trước tuyến yên và các hormone của nó-------------------------------13
4.1.1 Hormone phát triển cơ thể - GH (hGH)----------------------------------13
4.1.2. Hormone kích thích tuyến giáp – TSH----------------------------------14
4.1.3. Hormone kích thích tuyến vỏ thượng thận – ACTH------------------14
4.1.4. Hormone kích thích tuyến sinh dục: FSH và LH----------------------15
4.1.5. Hormone kích thích bài tiết sữa – Prolactin (PRL)--------------------15
4.2. Thùy sau tuyến yên và các hormone của nó ----------------------------------15
4.2.1. Hormone ADH-------------------------------------------------------------16
4.2.2. Hormone Oxytocin--------------------------------------------------------17
4.3. Rối loạn hoạt động tuyến yên---------------------------------------------------17

4.3.1. Suy giảm tuyến yên toàn bộ----------------------------------------------17
4.3.2. Bệnh khổng lồ và bệnh to đầu ngón-------------------------------------18
4.3.3.Bệnh đái tháo nhạt----------------------------------------------------------18
CHƯƠNG V. TUYẾN GIÁP--------------------------------------------------------------------19
5.1. Đặc điểm cấu tạo------------------------------------------------------------------19
5.2. Vận chuyển và bài xuất hormon tuyến giáp-----------------------------------19
5.3. Hormone T3 – T4-----------------------------------------------------------------20
5.3.1. Tác dụng của T3 – T4 ----------------------------------------------------20
5.3.2. Điều hòa bài tiết hormone T3-T4 của tuyến giáp ---------------------21

Trang 9


Hormone tăng trưởng

Nhóm 8 – Lớp C6SH1

5.4. Rối loạn hoạt động tuyến giáp--------------------------------------------------22
5.4.1. Ưu năng tuyến giáp--------------------------------------------------------22
5.4.2. Nhược năng tuyến giáp----------------------------------------------------22
5.4.3. Bệnh đần độn --------------------------------------------------------------22
5.4.4. Bệnh bướu cổ do thiếu iod------------------------------------------------22
5.5. Hormone Calcitonin--------------------------------------------------------------23
5.5.1. Nguồn gốc, bản chất hóa học---------------------------------------------23
5.5.2. Tác dụng của Calcitonin:--------------------------------------------------23
5.5.3. Điều hòa bài tiết Calcitonin-----------------------------------------------23
CHƯƠNG VI. TUYẾN THƯỢNG THẬN----------------------------------------------------24
6.1. Đặc điểm cấu tạo------------------------------------------------------------------24
6.2. Hormone vỏ thượng thận--------------------------------------------------------24
6.2.1. Vận chuyển và thoái hóa hormone vỏ thượng thận--------------------26

6.2.2.Tác dụng và điều hòa bài tiết Cortisol-----------------------------------26
6.2.3. Tác dụng và điều hòa bài tiết Aldosteron-------------------------------27
6.2.4. Tác dụng của Androgen---------------------------------------------------27
6.3. Hormone tuyến tủy thượng thận------------------------------------------------28
6.3.1. Sinh tổng hợp hormone tủy thượng thận--------------------------------28
6.3.2 Tác dụng của hormone tủy thượng thận---------------------------------28
6.3.3. Điều hòa bài tiết------------------------------------------------------------29
6.4. Rối loạn hoạt động tuyến thượng thận ----------------------------------------29
6.4.1. Nhược năng tuyến thượng thận – Bệnh Addison----------------------29
6.4.2. Hội chứng Cushing--------------------------------------------------------29
6.4.3. Hội chứng tăng Aldosteron tiên phát------------------------------------29
6.4.4. Hội chứng nam hóa--------------------------------------------------------30
6.4.5. Bệnh tăng sản thượng thận bẩm -----------------------------------------30
6.4.6. U tủy thượng thận----------------------------------------------------------30
CHƯƠNG VII. TUYẾN TỤY NỘI TIẾT-----------------------------------------------------31
7.1. Đặc điểm cấu tạo------------------------------------------------------------------31
7.2. Hormone Insulin------------------------------------------------------------------31
7.2.1. Bản chất hóa học và cấu tạo của phân tử insulin----------------------31
7.2.2. Tác dụng của Insulin-------------------------------------------------------31

Trang 10


Hormone tăng trưởng

Nhóm 8 – Lớp C6SH1

7.2.3. Điều hòa bài tiết Insulin---------------------------------------------------32
7.3. Hormone glucagon---------------------------------------------------------------32
7.3.1. Tác dụng của glucagon----------------------------------------------------32

7.3.2. Điều hòa bài tiết------------------------------------------------------------32
7.4. Hormone Somatostatin-----------------------------------------------------------33
7.5.Rối loạn hoạt động tuyến tụy nội tiết---------------------------------------33
7.5.1. Bệnh đái tháo đường-------------------------------------------------------33
7.5.2. Hạ đường huyết do tăng bài tiế insulin----------------------------------34
CHƯƠNG VIII. TUYẾN CẬN GIÁP----------------------------------------------------------35
8.1 Đặc điểm cấu tạo------------------------------------------------------------------35
8.2. Hormone Parathormon-----------------------------------------------------------35
8.2.1. Bản chất---------------------------------------------------------------------35
8.2.2. Tác dụng của Parathormon (PTH)---------------------------------------35
8.2.3. Điều hòa bài tiết------------------------------------------------------------36
8.3. Rối loạn hoạt động tuyến cận giáp---------------------------------------------36
8.3.1. Nhược năng tuyến cận giáp-----------------------------------------------36
8.3.2. Ưu năng tuyến cận giáp---------------------------------------------------36
CHƯƠNG IX: TUYẾN SINH DỤC-----------------------------------------------------------37
9.1. Hormone sinh dục đực-----------------------------------------------------------37
9.2. Hormone sinh dục cái------------------------------------------------------------38
CHƯƠNG X: CÁC HORMONE TẠI CHỖ-------------------------------------------------39
10.1. Định nghĩa và phân loại--------------------------------------------------------39
10.2. Tác dụng của hormone---------------------------------------------------------39
10.2.1. Gastrin---------------------------------------------------------------------39
10.2.2. Secretin--------------------------------------------------------------------39
10.2.3. Cholecystokinin-pancreozymin (CCK )-------------------------------40
10.2.4. Bombesin------------------------------------------------------------------40
10.2.5. VIP: (Vasoactive Intestinal Peptide)-----------------------------------40
10.2.6. Serotonin-------------------------------------------------------------------40
10.2.7. Erythropoietin-------------------------------------------------------------40
10.2.8. ANF: (Antriuretic Natriuretic Factor)---------------------------------41
TÀI LIỆU THAM KHẢO------------------------------------------------------------------------


Trang 11


Hormone tăng trưởng

Nhóm 8 – Lớp C6SH1

==============================================
MỤC LỤC HÌNH ẢNH & BẢNG BIỂU:

Sơ đồ 2.1. Kiểm soát ngược âm tính của hormone lên các tuyến nội tiết,
tuyến yên và vùng dưới đồi----------------------------------------------------------------8
Sơ đồ 2.2. Kiểm soát ngược âm tính giữa trục tuyến giáp – tuyến yên và
vùng dưới đồi --------------------------------------------------------------------------------9
H3.1. GnRH----------------------------------------------------------------------------10

Sơ đồ 3.1. Điều hòa bài tiết hormone vùng dưới đồi-----------------------11
H4.1. Vị trí và cấu trúc tuyến yên---------------------------------------------13
H4.2. Cấu trúc phân tử CRH---------------------------------------------------14
H4.3. Hormone ADH-----------------------------------------------------------16
H5.1. Tuyến giáp trạng---------------------------------------------------------19
H5.2 -Thyroxine – T3-----------------------------------------------------------20
H6.1. Tuyến thượng thận-------------------------------------------------------24
Sơ đồ 6.1. Sinh tổng hợp hormone tủy thượng thận------------------------28
H7.1. Testoteron-----------------------------------------------------------------37
H7.2. Hormone Progesterone--------------------------------------------------38
CHƯƠNG I: ĐỊNH NGHĨA, BẢN CHẤT VÀ PHÂN LOẠI HORMONE
1.1. Định nghĩa hormone:
Hormone là những chất hóa học do một nhóm tế bào hoặc một tuyến nội tiết bài
tiết vào máu rồi được máu đưa đến các tế bào hoặc các mô khác trong cơ thể và gây ra

các tác dụng sinh lý ở đó.
1.2. Phân loại và bản chất hóa học
Hormone tại chỗ: là những hormone do một nhóm tế bào bài tiết vào máu rồi được
máu đưa đến các tế bào khác gần nơi bài tiết để gây ra các tác dụng sinh lý.

Trang 12


Hormone tăng trưởng

Nhóm 8 – Lớp C6SH1

Hormone của các tuyến nội tiết: thường được đưa đến các mô, các cơ quan ở xa
nơi bài tiết và gây ra các tác dụng sinh lý ở đó.

 Bản chất hóa học:
Hormone polypeptid: hầu như các hormone trong cơ thể thuộc loại này. Bao gồm
các hormone của tuyến yên (thùy trước và thùy sau), hormone vùng dưới đồi, hormone
cận giáp và Calcitonin, hormone tuyến tụy, các hormone được bài tiết bởi những tế
bào ít điển hình ( dạ dày – ruột, tim), hormone Erythopoietin.
Hormone là dẫn xuất acid amin: nhóm hormone này được tổng hợp từ tyrosin,
đó là hormone của tuyến tủy thượng thận( adrenalin, noradrenalin), hormone của tuyến
giáp (T3, T4).
Hormone steroit.
Hormone Eicosanoid.
1.3. Các tuyến bài tiết chính của cơ thể:
Vùng dưới đồi: bài tiết các hormone giải phóng và ức chế, hai hormone khác được
chứa ở thùy sau tuyến yên là ADH(vasopressin) và Oxytoxin.
Tuyến yên: bài tiết các hormone GH, ACTH, TSH, FSH, LH.
Tuyến giáp: bài tiết hormone T3 và T4 , Calatonin.

Tuyến cận giáp: bài tiết các hormone Parathormon(PTH).
Tuyến tụy nội tiết: bài tiết hormone Insulin, Glucogon.
Tuyến vỏ thượng thận: bài tiết hormone Odrenalin, Noradrenalin.
Tuyến buồng trứng: bài tiết hormone Estrogen, Progesteron.
Tuyến tinh hoàn: bài tiết hormone Testesteron.
Rau thai: bài tiết hormone HGC, Estrogen, Progesteron, HCS, Relaxin.

-----–{{{—-----

Trang 13


Hormone tăng trưởng

Nhóm 8 – Lớp C6SH1

CHƯƠNG II. CƠ CHẾ ĐIỀU HÒA BÀI TIẾT HORMONE.
2.1. Khái niệm về sự kiểm soát ngược:
2.1.1. Khái niệm:
Trong hệ thần kinh trung ương cũng như đối với các tuyến nội tiết, sự cân bằng nội
mô được đảm bảo bởi quá trình điều hòa, trong đó có sự kiểm soát ngược. Tác dụng
sinh học hoặc hormone được tạo ra có tác dụng kiểm soát ngược lại các cơ quan có
liên quan đến sự thay đổi chức phận hoặc bài tiết ra hormone.

Trang 14


Hormone tăng trưởng

Nhóm 8 – Lớp C6SH1


Trong quá trình kiểm soát ngược ( còn gọi là hồi tác) được phân biệt 2 vòng kiểm
soát ngược:
+ Vòng kiểm soát ngược dài.
+ Vòng kiểm soát ngược ngắn.
Ở “vòng kiểm soát ngược dài”: hormone cuối cung tác động lên sự bài tiết
hormone của thùy trước tuyến yên và vùng dưới đồi để ngăn chặn sự tiết các hormone
củ các tuyến trên.
Ở “vòng kiểm soát ngược ngắn”: hormone của tuyến yên kiểm soát ngược lên
vùng dưới đồi để ngăn chặn sự bài tiết hormone của vùng này. Vòng này cũng xảy ra
khi các hormone được bài tiết trong máu ngăn chặn chnhsbanr thân tuyến nội tiết mà
tạo ra nó.
Đó là sự kiểm soát ngược “âm tính”, xảy ra ở đa số trường hợp: phản ứng có
khuynh hướng loại trừ sự thay đổi và khôi phục sự cân bằng ban đầu (tức là ức chế các
vùng có tác dụng làm tăng sự bài tiết hormone đó).

Trang 15


Hormone tăng trưởng

Nhóm 8 – Lớp C6SH1

Tín hiệu ở bên trong hoặc
bên ngoài

(+)

Hệ thống thần kinh trung
ương


(+)
Vùng dưới đồi

(-)

Hormone giải phóng
(nanogam)

(+)

Tuyến yên

Vòng kiểm soát
ngược ngắn

Hormone thùy trước tuyến
yên (microgam)

(-)
Tuyến đích
Hormone cuối cùng
(nanogam– microgam)

Vòng kiểm soát
ngược dài

Tác dụng của hormone

Vòng kiểm soát

ngược ngắn

H2.1. Kiểm soát ngược âm tính của hormone lên các tuyến nội
tiết, tuyến yên và vùng dưới đồi

2.1.2. Trục vùng dưới đồi – tuyến yên – tuyến giáp:
Sự kiểm soát là âm tính.
Tác dụng ít nhất ở hai mức độ:
+ Trên tế bào thần kinh vùng dưới đồi.
+ Trên tế bào hướng giáp tuyến yên.

Trang 16


Hormone tăng trưởng

Nhóm 8 – Lớp C6SH1

H2.2. Kiểm soát ngược âm tính giữa trục tuyến giáp – tuyến yên và vùng dưới đồi
2.1.3. Trục vùng dưới đồi – tuyến yên và vỏ thượng thận:
Các corticoid chuyển hóa đường có tác dụng kiểm soát ngược âm tính lên tuyến
yên và vùng dưới đồi.
Hormone ACTH khi lưu thông trong máu sẽ kiểm soát lên sự bài tiết cảu nó trong
vỏ thượng thận.
2.2 Điều hòa theo nhịp sinh học và bằng các chất truyền đạt thần kinh:
Nhiều hormone được bài tiết theo nhịp giờ, ngày- đêm, tháng thậm chí một quãng đời.
Nhiều chất truyền đạt thần kinh như: noradrenalin, dopamin, serotonin, chất P,… ngoài
chức năng dẫn truyền xung động qua synap còn tham gia điều hòa bài tiết các hormone như
hormone tuyến yên, hormone tuyến tụy nội tiết. Các chất truyền đạt thần kinh tham gia điều
hòa chức năng nội tiết chủ yếu là các amin não như noradrenalin, dopamin, serotonin, những

chất này thường tham gia điều hòa sinh tổng hợp, hoặc bài tiết hormone giải phóng và ức chế
của vùng dưới đồi.

-----–{{{—-----

CHƯƠNG III. VÙNG DƯỚI ĐỒI

Trang 17


Hormone tăng trưởng

Nhóm 8 – Lớp C6SH1

3.1 Phức hợp vùng dưới đồi – tuyến yên:
Hoạt động của tuyến yên chịu sự kiểm soát của vùng dưới đồi. Được xem là nhạc
trưởng của các tuyến nội tiết:
Vùng dưới đồi (hypothalmus) là một cấu trúc thuộc não trung gian, nằm quanh não
thất ba và nằm chính giữa hệ thống viền (limbic). Nó là bộ phận đặc hiệu của não, là
trung tâm điều hòa hệ thống nội tiết. Nó bài tiết ra những hormone để đưa tới tuyến
yên. Những sản phẩm hormone này hoặc là các yếu tố giải phóng (RF = releasing
factor) có tác dụng kích thích tuyến yên giải phong hormone, hoặc là những yếu tố ức
chế (IF = inhibiting factor) ức chế giải phóng các hormone của tuyến yên.
3.2. Các hormone vùng dưới đồi:
Hormone giải phóng và ức chế GH – GHRH và GHIH (Growth Hormone
Releasing Hormone và Growth Hormone Inhibiting Hormone): cả hai đều là
polypeptid có 44 acid amin. Do các nơ-ron của nhân bụng giữa bài tiết ra. GHRH có
tác dụng tăng tổng hợp hocmn GH, ngược lại GHIH có tác dụng ức chế sự tổng hợp
GH dó đó làm giảm lượng hormone GH bài tiết ra.
Hormone giảI phóng TSH – TRH (Thyrotropin Releasing Horomne): có cấu trúc

rất đơn giản gồm 3 acid amin. TRH tác dụng trực tiếp lên tuyến yên, kích thích tuyến
yên tổng hợp và bài tiết TSH.

H3.1. GnRH

Trang 18


Hormone tăng trưởng

Nhóm 8 – Lớp C6SH1

Hormone giải phóng ACTH – CRH (Corticotropin Releasing Hormone): là một
polypeptid có 41 acid amin. Có tác dụng kích thích thùy trước tuyến yên bài tiết
ACTH.
Hormone giải phóng FSH và LH – GnRH (Gonadotripin Releasing Hormone): là
một peptid có 10 acid amin. Nó được bài tiết theo nhịp, cứ 1-3h GnRH được bài tiết
một lần, có tác dụng kích thích tế bào tuyến yên bài tiết cả FSH và LH.
Hormone ức chế prolactin – PIH (Prolactin Inhibitory Hormone): cấu trúc hóa học
đến nay vẫn chưa rõ. Tác dụng ức chế sự bài tiết prolactin từ tế bào thùy trước tuyến
yên.
3.3. Điều hòa bài tiết các hormone giải phóng và ức chế:
Gồm ba cơ chế điều hòa (H3):
+ Cơ chế điều hòa ngược do các hormone tuyến đích ngoại biên điều khiển
được gọi là cơ chế điều hòa ngược vòng dài.
+ Cơ chế điều hòa ngược do các hormone tuyến yên được gọi là cơ chế điều
hòa ngược vòng ngắn.
+ Cơ chế điều hòa ngược do chính nồng độ hormone của vùng dưới đồi điều
khiển được gọi là cơ chế điều hòa ngược vòng cực ngắn.
3


Vùng dưới đồi
TRH
Tuyến yên
TSH

2

1

Tuyến giáp
T3 - T4
H3.1. Điều hòa bài tiết hormone vùng dưới đồi
1.Điều hòa ngược vòng dài
2.Điều hòa ngược vòng ngắn
3.Điều hòa ngược vòng cực ngắn

Trang 19


Hormone tăng trưởng

Nhóm 8 – Lớp C6SH1

3.4. Các hormone khác:
Các nơ-ron thuộc hai nhóm nhân trên thị và cạnh não thất còn tổng hợp hai
hormone khác là ADH (vasopressin) và oxytoxin. Hai hormone này được tạo ra từ
thân tế bào rồi theo trục sợi đến tích trữ ở thùy sau tuyến yên.
-----–{{{—-----


Trang 20


Hormone tăng trưởng

Nhóm 8 – Lớp C6SH1

CHƯƠNG IV. TUYẾN YÊN
Là một tuyến nhỏ, đường kính khoảng 1cm, nặng từ 0,5-1g. Cấu tạo gồm hai phần
đó là thùy trước và thùy sau. Nó liên quan mật thiết với vùng dưới đồi qua đường
mạch máu và đường thần kinh.
4.1. Thùy trước tuyến yên và các hormone của nó:
Còn được gọi là thùy tuyến. Cấu tạo từ những tế bào chế tiết, những tế bào này có
nhiều loại, mỗi loại tổng hợp và bài tiết một loại hormone.
Thùy trước tuyến yên tỏng hợp và bài tiết 6 hormone đó là:
+ Hormone phát triển cơ thể - GH (Human Growth Hormone – hGH)
+ Hormone kích thích tuyến giáp – TSH (Thyroid Stimulating Hormone)
+ Hormone kích thích tuyến vỏ thượng thận – ACTH (Adreno Corticotropin
Hormone).
+ Hormone kích thích nang trứng – FSH (Follicle Stimulating Hormone)
+ Hormone kích thích hoàng thể - LH (Luteinizing Hormone).
+ Hormone kích thích bài tiết sữa – PRL (Prolactin).
4.1.1 Hormone phát triển cơ thể - GH (hGH):
Bản chất hóa học là một phân tử protein nhỏ chứa 191 axít amin trong một chuỗi
đơn và có trọng lượng phân tử 22.005. Có tác dụng gây phát triển hầu hết những mô
có khả năng tăng trưởng trong cơ thể. Nó vừa làm tăng kích thước tế bào, vừa làm tăng
quá trình phân chia tế bào, do đó làm tăng trọng lượng cơ thể, làm tăng kích thước các
phủ tạng.

H4.1. Vị trí và cấu trúc

tuyến yên

Trang 21


Hormone tăng trưởng

Nhóm 8 – Lớp C6SH1

Điều hòa bài tiết: sự bài tiết chịu sự kiểm soát hầu như hoàn toàn của hai loại
hormone vung dưới đồi là GHRH và GHIH. Ngoài ra Somatostatin là một hormone tại
chỗ của nhiều vùng não và đường tiêu hóa cũng có tác dụng ức chế bài tiết GH. Nồng
độ glucose trong máu giảm, nông độ acid béo trongmaus giảm, thiếu protien nặng kéo
dài làm tăng bài tiết GH. Tình trạng stress, chấn thương, tạp luyện gắng súc cũng làm
tăng sự bài tiết GH.
4.1.2. Hormone kích thích tuyến giáp – TSH (Thyroide Stimulating Hormone):
Là một glycoprotein, có trọng lượng phân tử 28.000. Có tác dụng lên cấu trúc
(tăng số lượng và kích thước tến bào tuyến giáp, tăng biến đổi các tế bào nang giáp từ
dạng khối sang dạng trụ, tăng hệ thống mao mạch tuyến giáp) và chức năng tuyến giáp
(tăng hoạt dộng của bơm iod, tăng gắn iod vào tyrosin để tạo nên hormone), do đó
tăng cường sự bài tiết của hormone tuyến giáp.
Mức bài tiết chịu sự chi phối điều khiển từ trên xuống của hormone TRH vùng
dưới đồi và chịu sự điều hòa ngược âm tính và dương tính từ tuyến giáp.
4.1.3Hormone kích thích tuyến vỏ thượng thận – ACTH:
Là một phân tử polypeptid lớn gồm 39 acid amin. Tác dụng lên cấu trúc vỏ thượng
thận, làm tăng sinh tê bào tuyến vỏ thượng thận ; tác dụng lên chức năng vỏ thượng
thận, điều hòa sự bài tiết hormone vỏ thượng thận. Thí nghiệm trên nhiều loại động
vật khác nhau, thấy ACTH có tác dụng lên một số cơ quan khác.
Sự điều hòa bài tiết hormone mày do nồng độ CRH (H4) của vùng dưới đồi quyết
định và do tác dụng điều hòa ngược âm tính và dương tính của Cortisol.


H4.2. Cấu trúc phân tử CRH

Trang 22


Hormone tăng trưởng

Nhóm 8 – Lớp C6SH1

4.1.4. Hormone kích thích tuyến sinh dục: FSH và LH:
Cả hai đều là glycoprotein. FSH được cấu tạo bởi 236 acid amin với trọng lượng
phân tử 32.000, LH có 215 acid amin với trọng lượng phân tử là 30.000.
Tác dụng :
+ Ở nam: tác dụng lên tuyến sinh dục nam (tinh hoàn) : FSH kích thíc ống dẫn
tinh phát triển, kích thích tế bào Sertoli phát triển ; LH kích thích tế bào kẽ
Leydig phát triển và bài tiết Testosteron.
+ Ở nữ : FSH kích thích các noãn nang phát triển ; LH sẽ phối hợp với FSH
làm phát triển noãn nang tiến tới chín và gây hiện tượng phóng noãn, kích
thích tạo hoàng thể, kích thích thích hoàng thể và tế bào hạt của nang trứng
bài tiết Estrogen và Progesteron.
Sự điều hòa bài tiết haihormone này chịu sự điều hòa ngược am tính và dương tính
của hormone sinh dục (Testosteron, Estrgen, Progesteron), chịu sự ức chế của Inhibin
4.1.5. Hormone kích thích bài tiết sữa – Prolactin (PRL):
Là một hormone protein với 198 acid amin có trọng lượng phân tử 22.500. Có tác
dung bài tiế sữa trên tuyến vú đã chịu tác dụng của Estrgen và Progesteron
Sự bài tiết Prolactin được điều hòa dưới ảnh hưởng cảu hormone Dopamin vùng
dưới đồi, chịu sự tác động của hormone TRH. Khi có các kính thích trực tiếp và núm
vú (động tác mút vú của trẻ) cũng làm tăng sự bài tiết hormone này.
4.2. Thùy sau tuyến yên và các hormone của nó :

Còn được gọ là thùy thần kinh. Được cấu tạo chủ yếu bởi các tế bào giống tế bào
thần kinh đệm (glial like cell). Những tế bào này không có khả năng chế tiết cac
hormone mà chỉ làm chức năng như một cấu trúc hỗ trợ cho một lượng lớn các sợi trục
cúc tận cùng sợi trục khư trú ở thùy sau tuyến yên mà thân nằm ở nhân trên thị và
nhân cạnh não thất. Trong cúc tận cùng của những sợi thần kinh này có các túi chứa
hai hormone là ADH và Oxytocin.

Trang 23


Hormone tăng trưởng

Nhóm 8 – Lớp C6SH1

4.2.1. Hormone ADH:
ADH hay còn được gọi là Vasopressin là một peptid có 9 acid amin. Nó được bài
tiết chủ yếu từ các nơ-ron thuộc nhân trên thị. Có tác dụng làm tăng tái hấp thụ nước ở

H4.3. Hormone ADH
ống lượn xa và ống góp của thận khi nồng độ rất nhỏ. Với nồng độ cao, ADH có tác
dụng làm co mạch các tiểu động mạch ở toàn cơ thể do đó làm tăng huyết áp.
Cơ chế điều hòa hormone này gồm có hai cơ chế:
+ Điều hòa bài tiết ADH do áp suất thẩm thấu: khi dịch thể đậm đặc, nhân trên
thị bị kích thích, các tín hiệu kích thích sẽ làm tăng bài tiết ADH. ADH theo
máu tới tế bào ống thận làm tăng tính thấm của tế bào ông thận, đặc biệt là
ống góp, do đó nước được tái hấp thụ.
+ Điều hòa bằng thể tích máu: ở tâm nhĩ có nhiều receptor về sức căng. Khi
máy đổ về tâm nhĩ phải nhiều, các receptor này bị kích thích hưng phấn, tín
hiệu được truyền về não gây giảm sự bài tiết ADH. Ngược lại khi máu về
tâm nhĩ ít, các receptor này không hưng phấn thì lại có tác dụng kích thích

bài tiết ADH. Ngoài tâm nhĩ, các receptor này còn có mặt tại một số vùng
khác trong cơ thể cũng có tác dụng điều hòa bài tiết hocmom ADH.

Trang 24


Hormone tăng trưởng

Nhóm 8 – Lớp C6SH1

4.2.2. Hormone Oxytocin
Bản chất là một peptid có 9 acid amin, chỉ khác acid amin thứ 8 so với ADH. Có
tác dụng co tử cung mạnh khi đang mang thai đặc biệt là cuối thai kỳ. Tác dụng lên sụ
bài xuất sữa, nó tác dụng lên các tế bào biểu mô cơ làm co các cơ này và tạo ra áp lực
đẩy sữa ra ống tuyến.
Oxytocin được điều tiết bởi vùng dưới đồi. Các kính thích cơ học và tâm lý phát
những tín hiệu đầu tiên theo đường tủy sống hoặc hệ giao cam đến vùng dưới đồi,
vùng này sẽ kích thích tuyến yên bài tiết Oxytocin.
4.3. Rối loạn hoạt động tuyến yên:
4.3.1. Suy giảm tuyến yên toàn bộ:
Thuật ngữ “suy giảm tuyến yên toàn bộ” dùng để chỉ tình trạng giảm bài tiết tất cả
các hormone tuyến yên. Tình trạng này có thể do bẩm sinh, cũng có thể mắc phải sau
này.

 Bệnh lùn tuyến yên:
Hầu hết là do thiếu hormone tuyến yên trong thời kì niên thiếu. nhìn chung cơ thể
phát triển bình thường nhưng mức độ phát triển thì giảm rõ rệt. Người lùn tuyến yên
không có dậy thì và hormone hướng sinh dục không được bài tiết đủ. Tuy nhiên vẫn có
khoảng một phần ba người lùn loại này chỉ giảm tiết hormone GH, do vậy những
người này chức năng sinh dục vẫn phát triển bình thường.


 Bệnh suy tuyến yên ở người lớn:
Do một trong ba nguyên nhân sau gây ra:
+ U sọ hầu.
+ U tế bào không bắt màu ở tuyến yên.
+ Tắc mạch máu tuyến yên.
Các biểu hiện của suy tuyến yên người lớn là biểu hiện của:
+ Suy tuyến giáp.
+ Giảm bài tiêt hormone chuyển hóa đường của vỏ thượng thận.
+ Giảm bài tiết hormone hướng sinh dục.

Trang 25


Hormone tăng trưởng

Nhóm 8 – Lớp C6SH1

Biểu hiện chung là người lờ đờ, tăng cân và mất tất cả chức năng sinh dục. Tất cả
các rối loạn đều có thể điều trị khỏi ngoại trừ chức năng sinh dục.
4.3.2. Bệnh khổng lồ và bệnh to đầu ngón:
Nguyên nhân gây bệnh là do các tế bào bài tiết GH tăng cường hoạt động hoặc do
u của tế bào ưa axit ,kết quả là hormon GH được bài tiết quá mức. Tuy nhiên bệnh
khổng lồ chỉ xuất hiện khi tình trạng này xảy ra vào lúc còn trẻ.
Biểu hiện của bệnh là tình trạng phát triển nhanh vá quá mức của tất cả các mô
trong cơ thể bao gồm cả xương và các phủ tạng làm cho người đó to cao quá mức bình
thường nên được gọi là người klhổng lồ. Những người khổng lồ thường bị tăng đường
huyết và khoảng 10% có thể bị đái tháo đường.
Bệnh to đầu ngón xảy ra khi u tế bào ưa acid xảy ra sau tuổi trưởng thành. Biểu
hiện bệnh là hình ảnh to đầu, hàm nhô ra, trán nhô ra, mũi to,bàn chân, bàn tay to, đôi

khi có thể xảy ra tình trạng biến dạng cột sống làm lưng gù.
4.3.3.Bệnh đái tháo nhạt:
Do tổn thương vùng dưới đồi hoặc thùy sau tuyến yên sẽ làm giảm lượng bài tiết
ADH triệu trứng chính của bệnh là đái nhiều nhưng nồng độ các chất điện giải trong
nước tiểu lại rất thấp nên bệnh được gọi là bệnh đái tháo nhạt.
-----–{{{—-----

Trang 26


Hormone tăng trưởng

Nhóm 8 – Lớp C6SH1

CHƯƠNG V. TUYẾN GIÁP
5.1. Đặc điểm cấu tạo:
Nằm ngay dưới thanh quàn và phía trước khí quản, gồm 2 thùy trái và phải, ở
người trưởng thành tuyến giáp nặng 20-25g.
Tuyến giáp gồm những đơn vị cấu tạo được gọi là nang giáp, có đường kính từ
100-300micromet. Là nơi rất giàu hệ thống mao mạch, trong mỗi phút lượng máu đến
tuyến giáp lớn gấp 5 lần trọng lượng cơ thể, đây là nơi được cung cấp máu nhiều nhất
ở cơ thể.

Tuyến giáp

Tuyến bên giáp

H5.1: Tuyến giáp trạng
Các tế bào lót nang giáp bài tiết hormon Triiodothyroxin (T 3) và
tetraiodoothyroxin (T4). Những hormon này có nhiều chức năng quan trọng, đặc biệt

là chức năng chuyển hóa.
5.2. Vận chuyển và bài xuất hormon tuyến giáp:
Hormon tuyến giáp được giái phóng vào máu 93% là T4, T3 chỉ có 7%. Sau vài
ngày T4 bị mất một nguyên tử Iod để tạo thành T3 , chính T3 là dạng hoạt động tại tế
bào. Mỗi ngày khoảng 35 microgam T3 được sử dụng ở các mô.
Trong máu chỉ một lượng rất nhỏ hormon nằm dưới dạng tự do (0,05% T4 và
0,5% T3)phần gắn với protein huyết tương (99,95% T4 và 99,5% T3)trong đó chủ yếu
gắn với globulin (TBG) và 1 phần nhỏ gắn với prealblumin(TBPA).

Trang 27


Hormone tăng trưởng

Nhóm 8 – Lớp C6SH1

5.3. Hormone T3 – T4 :
5.3.1. Tác dụng của T3 – T4 :
Tác dụng lên sự phát triển của cơ thể :Ở người, tác dụng của hormone tuyến giáp
lên sự phát triển cơ thể chủ yếu thể hiện trong thời kỳ đang lớn của đứa trẻ.
+ Làm tăng tốc độ phát triển. Ở những đứa trẻ bị ưu năng tuyến giáp, sự phát
triển của xương nhanh hơn do đó những đứa trẻ này cao sớm hơn và trẻ có
chiều cao của người trưởng thành sớm hơn. Ở những đứa trẻ bị nhược năng
tuyến giáp, mức phát triển sẽ chậm lại, nếu không phát hiện và điều trị sớm
đứa trẻ sẽ bị lùn.
+ Thúc đẩy sự phát triển não trong thời kỳ bào thai và rtong vài năm đầu sau
khi sinh. Nếu lượng hormone tuyến giáp bài tiết không đủ sẽ dẫn đến sự phát
triển não của bào thai sẽ chậm lại, não của đứ trẻ nhỏ hơn bình thường. Nếu
không điều trị thì trí tuệ của đứa trẻ sẽ không phát triển.


H5.2 -Thyroxine – T4

Tác dụng lên chuyển hóa tế bào :Làm tăng chuyển hóa cơ bản trong tế bào từ 60100% trên mức bình thường bằng cách :
+ Tăng tốc độ các phản ứng hóa học, tăng tiêu thụ và thoái hóa thứa ăn.
+ Tăng số lượng và kích thước các ty thể.
+ Tăng vận chuyển qua màng tế bào.

Trang 28


Hormone tăng trưởng

Nhóm 8 – Lớp C6SH1

Tác dụng lên chuyển hóa glucid :Hormone tuyến giáp tác dụng lên hầu như tất cả
các giai đoạn của quá trình chuyển hóa glucid, do đó làm tăng nồng độ glucose trong
máu nhưng chỉ tăng nhẹ.
Tác dụng lên chuyển hóa lipid : các giai đoạn của chuyển hóa lipid cũng tăng dưới
tác dụng của hormone tuyến giáp vì lipid là nguồn chủ yến cung cấp năng lượng cho
cơ thể. Hormone tuyến giáp làm giảm nồng đọ cholesterol trong máu bằng cách làm
tăng tốc độ bài xuất cholesterol qua mật rồi thải ra ngoài theo phân.
Tác dụng lên chuyển hóa protein : vừa làm tăng tổng hợp protein vừa làm tăng
thoái hóa protein.
Tác dụng lên chuyển hóa vitamin : làm tăng nồng độ hoạt động của nhiều men,
nên khi nồng độ hormone giáp tăng thì nhu cầu tiêu thụ vitamin cũng tăng.
Tác dụng lên hệ thống tim mạch : có tác dụng lên mạch máu, nhịp tim, huyết áp
làm tăng hầu hết các thông số của chúng.
Tác dụng lên hệ thống thần kinh cơ : có tác dụng mạnh lên hệ thần kinh trung
ương làm phát triển cả về kích thước cả về chức năng của não. Tác dụng lên cơ avf cả
giấc ngủ.

Tác dụng lên cơ quan sinh dục: là sự phối hợp giữa kích thích trực tiếp lên chuyển
hóa của cơ quan sinh dục với tác dụng kích thích hoặc ức chế chức năng sinh dục
thông qua hormone tuyến yên.
Tác dụng lên các tuyến nội tiết khác: làm tăng mức bài tiết cảu hầu hết các
hormone nội tiết khác nhưng đồng thời cũng lại tăng nhu cầu sử dụng hormone của
các mô.
5.3.2. Điều hòa bài tiết hormone T3-T4 của tuyến giáp :
Do nồng độ TSH của tuyến yên : TSH kích thích tuyến giáp bài tiết T 3 – T4 do vậy
nếu TSH tăng thì T3-T4 được bài tiết nhiều và ngược lại.
Khi bị lạnh hoặc stress nồng độ T3-T4 sẽ được bài tiết nhiều.
Cơ chế tự điều hòa :
+ Nồng độ iod vô cơ trong tuyến giáp sẽ ức chế bài tiết T3-T4.

Trang 29


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×