Tải bản đầy đủ (.pdf) (100 trang)

Thiên nhiên trong thơ văn nguyễn khuyến

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (855.46 KB, 100 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA SƯ PHẠM

BỘ MÔN NGỮ VĂN

PHAN THỊ LỆ HOA
MSSV: 6075422

THIÊN NHIÊN TRONG THƠ VĂN
NGUYỄN KHUYẾN

Luận văn tốt nghiệp Đại học
Ngành Ngữ Văn

Cán bộ hướng dẫn: Phan Thị Mỹ Hằng

Cần Thơ, 5-2011


1. Lý do chọn đề tài
Thơ văn Nguyễn Khuyến là kho tàng tư liệu quý giá khẳng định cho quy luật
bất diệt, cho quy luật Văn chương nằm ngoài những định luật của băng hoại. Chỉ mình
nó không thừa nhận cái chết. (X. SêĐrin). Phải chăng đó là lý do để các nhà thơ, nhà
văn và cả nhà phê bình kính nể Nguyễn Khuyến. Xuân Diệu gọi Nguyễn Khuyến là
nhà thơ của làng cảnh Việt Nam và là nhà thơ của dân tình, Huy Cận thì làm thơ viết
về cụ Nguyễn Khuyến trong Ngàn năm vọng mãi:
Kính thăm cụ Nguyễn Tam Nguyên
Một nguyên cũng đủ làm nên thơ trời
Thơ quê hương, thơ tình đời
Ngàn năm vọng mãi thơ Người – Tam Nguyên
Nguyễn Sĩ Đại viết bài thơ ca ngợi Nguyễn Khuyến trong Tiếng thơ Yên Đổ:


Cảnh tứ làng quê nên tuyệt bút
Bởi hồn xanh sáng mấy tầng cao
Tiếng thơ Yên Đổ thơm sông núi
Mở cửa thời gian nhẹ bước vào
Thơ văn còn là một trong những thể loại phổ biến của văn học Việt Nam, vì thơ
văn không chỉ là tiếng nói của tâm hồn, là khát vọng tâm tình ở mỗi con người, không
những thế mà còn ca ngợi vẻ đẹp quê hương đất nước. Trong thơ Nguyễn Khuyến
cảnh vật thiên nhiên tuy giản dị, mộc mạc nhưng tất cả đều rất sinh động và gợi tả. Là
thi sĩ của cảnh quê, thi sĩ các mùa ở nông thôn, Nguyễn Khuyến có nhiều bài thơ viết
về cảnh vật và con người nơi thôn dã.
Có lẽ thiên nhiên đã bước vào hầu hết những trang thơ của Nguyễn Khuyến, thơ
viết về thiên nhiên của ông chiếm một phần ba trong tổng số hơn bốn trăm bài thơ ông
để lại. Không chỉ những người am hiểu một cách khoa học về cuộc đời và thơ văn
Nguyễn Khuyến như trên mới có những nhận định, những vần thơ viết về Nguyễn
Khuyến một cách trân trọng như thế. Không những thế, mà những con người chân quê,
có quê hương Nguyễn Khuyến với những người nông dân lam lũ, chân chất, mộc mạc,
hiểu biết đơn sơ cũng gọi Nguyễn Khuyến là Tam Nguyên Yên Đổ, vì người dân nơi
đây biết Nguyễn Khuyến đỗ đầu ba lần thi.
Thơ Nguyễn Khuyến có giá trị đặc biệt trong nền thơ ca văn học Trung đại Việt
Nam, những giá trị trong cuộc đời mà ông để lại cho mọi người là đáng quý và được


mọi người tôn trọng. Nguyễn Khuyến là một người vừa có tài vừa có tâm mà sách vở
xưa nay rất mực đề cao, cho đến nay ở các trường phổ thông, đại học đều có chương
trình dạy thơ văn Nguyễn Khuyến. Trong thơ văn Nguyễn Khuyến, thiên nhiên hiện
lên phong phú, đa dạng, nhiều hình ảnh màu sắc, âm thanh gợi cho người đọc như
đang đứng trong tranh. Chỉ vài nét phác họa, Nguyễn Khuyến đã vẽ nên những bức
tranh thiên nhiên làng quê mộc mạc, giản dị và sinh động,… góp phần làm nên Bức
tranh thiên nhiên với đủ những đường nét, âm thanh, hình ảnh, đậm đà màu sắc quê
hương. Có thể nói, thiên nhiên trong thơ Nguyễn Khuyến đã thật sự trở thành một

phạm trù thẩm mỹ.
Thiên nhiên trong thơ văn Nguyễn Khuyến chỉ là một vấn đề nhỏ trong các
công trình nghiên cứu về tác giả nhưng lại thực sự hấp dẫn, cuốn hút với người viết.
Nghiên cứu về đề tài này có thể giúp người viết tận tường về con người, cuộc đời nhà
thơ làng Yên Đổ. Và hiểu chính xác và sâu sắc nguyên nhân vì sau Nguyễn Khuyến lại
cáo quan về quê để sống những tháng ngày gần gũi người nông dân, chan hòa cùng với
người chung quanh làng. Điều đó, người đọc càng trân trọng hơn nữa tấm lòng cụ Tam
Nguyên Yên Đổ. Nghiên cứu đề tài này một phần là vì muốn hiểu thêm về cuộc sống
của người nông dân, về phong cảnh làng quê Bắc bộ, thiên nhiên trong toàn bộ sáng
tác của Nguyễn Khuyến, đặc biệt là nhiều nhà lí luận, phê bình văn học, kể cả nhà văn
nhà thơ thời trước và sau Nguyễn Khuyến đều kình nể ông, muốn chứng thực thơ văn
Nguyễn Khuyến có phải đã làm được đã phá vỡ quy luật băng hoại, bào mòn trong
văn học. Và điều thôi thúc quan trọng là người viết muốn tìm hiểu, khám phá văn học,
tìm hiểu về các tác giả văn học, đặc biệt là Nguyễn Khuyến để bổ sung kiến thức văn
học cho bản thân. Đồng thời tạo tiền đề, cơ sở để có thể tiếp tục nghiên cứu những vấn
đề khác hơn về tác giả Nguyễn Khuyến. Đó là lý do để người viết chọn đề tài Thiên
nhiên trong thơ văn Nguyễn Khuyến để nghiên cứu.

2. Lịch sử vấn đề
Nguyễn Khuyến là đứa con của vùng đất Hà Nam, quê hương ông là đất đồng
chiêm, nghèo khó, dân cư đông, mỗi năm chỉ có một mùa tháng năm và phải chịu nạn
lụt hàng năm. Nguyễn Khuyến một tác giả lớn của dòng văn học nửa cuối thế kỷ XIX.
Ông được xếp vào hàng những nhà thơ cổ điển có tầm cỡ và là nhà thơ Nôm kiệt xuất
của nước ta. Cuộc đời sự nghiệp văn chương của ông để lại nhiều ấn tượng đặc biệt
trong lòng độc giả, những nhà nghiên cứu, phê bình thơ Nguyễn Khuyến rất kính trọng


ông. Có nhiều công trình nghiên cứu về tác giả này, đặc biệt xoay quanh những vần
thơ viết về thiên nhiên làng quê Yên Đổ, và con người mộc mạc, giản dị nơi đây. Bức
tranh Thiên nhiên nơi thôn dã được nhắc đến qua nhiều lời phê bình, nhận định cụ thể

như sau:
Công trình nghiên cứu Nguyễn Khuyến [27] gồm nhiều bài viết với những nhận
xét, đánh giá khác nhau về Nguyễn Khuyến. Nhưng tóm lại là những lời ca ngợi và
kính nể cụ Tam nguyên Yên Đổ. Trong đó, Hà Như Chi với bài Luận về Nguyễn
Khuyến nhận xét Cụ Nguyễn Khuyến là một nhà thơ tả cảnh có tài.[27; tr.75]. Ngoài
ra, Hà Như Chi so sánh cụ với các nhà văn nhà thơ nổi tiếng trước đó Trước cụ có Ôn
Như Hầu có kỹ thuật tả cảnh nhưng thiếu tình cảm rung động và còn ước lệ; bà Đoàn
Thị Điểm có nhiều cảm tình thì lại thiếu kỹ thuật và theo khuôn sáo. Bà Huyện Thanh
Quan, Hồ Xuân Hương là những tay tả cảnh sắc sảo nhưng kỹ thuật không chắc chắn
tinh vi như Nguyễn Khuyến.[27; tr.76].
Hà Như Chi nhận xét đề tài sáng tác của Nguyễn Khuyến, đề tài ấy không
chung chung, trừu tượng mà được lấy từ những cảnh thiên nhiên có thực ở Hà Nam
quê hương ông. Tác giả nhận xét Cụ Nguyễn Khuyến thường mô tả những cảnh thật và
tự nhiên hoặc những cảnh nơi thôn dã rất gần với chúng ta hoặc những danh lam
thắng cảnh mà cụ đã từng đặt chân đến, như cảnh chùa Đọi, cảnh chợ Trời, cảnh núi
An Lão, cảnh chùa Non nước,… Những cảnh hoàn toàn là những cảnh thiên nhiên,
chính mắt cụ đã nhìn nhắm, cảm thấy được vẻ đẹp rồi đem vào trong thơ.[27; tr.76].
Qua nhận xét về đề tài trong thơ tả cảnh thiên nhiên của Nguyễn Khuyến, ta thấy thiên
nhiên trong thơ Nguyễn Khuyến thật, không khuôn sáo, giả tạo như cảnh ta thường
thấy trong các thi phẩm cổ điển. Nhưng thiên nhiên Nguyễn Khuyến đưa vào thơ
không phải là cái thiên nhiên thô kệch mà cái thiên nhiên đã được đẽo gọt bởi dụng ý
riêng của tác giả.
Công trình nghiên cứu Đến với thơ Nguyễn Khuyến [28] đã tập hợp nhiều bài
viết với nhiều tác giả khác nhau:
Bài Đọc thơ Nguyễn Khuyến, Xuân Diệu nhận xét Nguyễn Khuyến là nhà thơ
của làng đất quê hương sâu sắc thắm thiết nhất.[28; tr.348]. Xuân Diệu ca ngợi, khẳng
định khả năng đưa cảnh thực vào trong thơ, khẳng định thơ Nguyễn Khuyến là nhà thơ
của làng cảnh Việt Nam. Thơ văn thường đảm nhiệm chức năng chủ yếu là phản ánh



chân thực, sinh động và đặc biệt là chức năng thẩm mỹ nhưng thơ Nguyễn Khuyến
đảm nhiệm luôn chức năng khác, công dụng của nó tất sẽ được nâng lên nhiều.
Tiếp theo trong Ba bài thơ thu, Xuân Diệu tiếp tục khẳng định Nguyễn Khuyến
là một thi sĩ có tài.[28; tr.693]. Chỉ cần ba bài thơ tả thiên nhiên mùa thu cũng
đủ làm nên tên tuổi nhà thơ vì Ba bài thơ Thu của Nguyễn Khuyến, nhìn gộp chung lại,
là thành công tốt đẹp của quá trình dân tộc hóa nội dung mùa thu cho thật là Việt
Nam.[28; tr.692 – 693]. Có thể nói, Xuân Diệu có cái nhìn bao quát toàn bộ sáng tác
của Nguyễn Khuyến, nhìn thấy những gì mà nhà thơ gửi gắm vào trong thơ qua những
bức tranh Thiên nhiên trong thơ văn Nguyễn Khuyến như bức tranh mùa thu, mùa hè,
mùa xuân,… và những bức tranh cuộc sống của con người ở nông thôn. Ngoài ra,
những bức tranh danh lam thắng cảnh đi vào thơ Nguyễn Khuyến thật sinh động và
nên thơ qua ngòi bút sắc nét, tinh tế của cụ Tam nguyên.
Với Ba bài thơ thu của Nguyễn Khuyến, Nguyễn Tăng Chương nhận thấy tấm
lòng yêu thiên nhiên nên tìm thấy ngay trong nó cái bản ngã của mình, thấy được tâm
hồn thi sĩ của nhà thơ khi ngắm cảnh thiên nhiên Nguyễn Khuyến không thể nào
không rung cảm trước những hình ảnh đẹp của cảnh vật xung quanh ông nên Tâm hồn
thi sĩ của ông, rung cảm trước vẻ đẹp của cảnh vật cũng như chua xót trước những cái
xấu, cái dở của người đời, bộc lộ trong những lời thơ chân thành và đầy lòng nhân
hậu.[28; tr.666]. Trong thơ văn Nguyễn Khuyến thiên nhiên hiện lên phong phú, đa
dạng với những sắc thái khác nhau. Tác giả nhận thấy Nguyễn Khuyến là một nhà nho
uyên thâm kèm theo một tâm hồn thi sĩ chân chính.[28; tr.666]. Cách nhận xét ấy, giúp
người đọc thấy được tầm quan trọng của Nguyễn Khuyến trong nền văn chương trung
đại, nếu vắng Nguyễn Khuyến thì văn chương trung đại sẽ hỏng mất một lỗ trống.
Bài Quê hương làng cảnh Việt Nam trong ba bài thơ về mùa thu của Nguyễn
Khuyến, Nguyễn Đức Quyền nhận thấy Nguyễn Khuyến là một họa sĩ có tài, nhà thơ
vẽ lại cảnh sắc thiên nhiên sinh động và chân thực Cũng có thể nói thơ Nguyễn Khuyến
là bức tranh toàn cảnh về nông thôn đồng bằng Bắc bộ trước cách mạng.[28; tr.630].
Nguyễn Đức Quyền ca ngợi Nguyễn Khuyến, ông nhận thấy chỉ cần đọc thơ Nguyễn
Khuyến người đọc như được xem lại toàn cảnh thời Nguyễn Khuyến sống. Từ đó,
người đọc mới hiểu thêm về con người cụ Tam Nguyên, biết được những suy tư, trăn

trở mà nhà thơ gửi gắm qua những bức tranh thiên nhiên đó Dường như cảnh cũng
mang theo cái buồn lặng lẽ của nhà thơ.[28; tr.632].


Nguyễn Đức Quyền viết Chùm thơ mùa thu của Nguyễn Khuyến đã trở thành
những tác phẩm bất hủ trong nền văn học nước nhà. Làng cảnh Việt Nam đã hiện lên
trong thơ với những nét tươi sáng, thanh đạm, hồn hậu. Mỗi màu sắc, mỗi đường nét,
mỗi hình ảnh đều thể hiện tâm hồn của thi nhân. Một nhà thơ yêu quê hương làng mạc
đến say đắm và đều không kém phần quan trọng là nhà thơ đủ bút lực và tài hoa để
ghi lại quê hương làng cảnh Việt Nam dưới màu sắc của mùa thu và vẻ đẹp của chính
tâm hồn thi nhân.[28; tr.635]. Nguyễn Đức Quyền so sánh tiếng thu trong thơ trung đại
và tiếng thu của các nhà thơ lãng mạn sau này, việc so sánh này có ảnh hưởng lớn đến
người tìm hiểu thơ Nguyễn Khuyến và thơ hiện đại giai đoạn sau, nhằm giúp cho
người đọc thấy được quá trình chuyển biến từ văn học trung đại sang văn học hiện đại
Rõ ràng là tiếng thu trong thơ Nguyễn Khuyến khác xa với tiếng thu của các nhà thơ
lãng mạn sau này.[28; tr.634].
Công trình nghiên cứu do Vũ Thanh tuyển chọn và giới thiệu Nguyễn Khuyến
về tác gia và tác phẩm [36] với những bài nhận định phong cách Nguyễn Khuyến, con
người Nguyễn Khuyến,... Không những thế còn có những bài viết nhận xét nghệ thuật,
hình tượng, đề tài,…
Với Một phong cách lớn trong văn học dân tộc, Nguyễn Lộc nhận xét Nguyễn
Khuyến là nhà thơ của nông thôn, trước hết không phải vì ông viết nhiều về chủ đề
nông thôn, mà vì ông viết với tình cảm, với sự trăn trở lo âu của con người ở nông
thôn thực sự, mà chủ yếu là của người nông dân. Nếu không trang trải lòng mình với
nỗi buồn vui của quê hương lam lũ, làm sao nhà thơ thấy được cảnh mất mùa là
khổ.[36; tr.429]. Tác giả hiểu được tâm tư tình cảm của Nguyễn Khuyến gửi gắm qua
những vần thơ có thể nói không có một lớp bụi thời gian nào có thể bào mòn được.
Nguyễn Lộc đánh giá cao khả năng tả cảnh thiên nhiên của Nguyễn Khuyến và tác giả
thấy rằng cảnh thiên nhiên ở nông thôn của nhà thơ rất đặc biệt.
Bên cạnh đó, Nguyễn Lộc nhận thấy Những vần thơ Nguyễn Khuyến viết về

nông thôn, bao gồm những vần thơ viết về con người, cảnh vật thiên nhiên và về
phong tục tập quán. Về phương diện này không có một nhà thơ nào đương thời viết
được bằng ông, và trước đó, trong lịch sử văn học Việt Nam cũng chưa ai viết được
như ông.[36; tr.426]. Nguyễn Lộc đã khẳng định vị trí của ông trên thi đàn văn học, từ
đó người đọc mới thấy được một tài năng tầm cỡ như Nguyễn Khuyến trong nền văn
học trung đại và hiện đại như thế nào? Đó là lý do để Nguyễn Lộc tiếp tục nghiên cứu


và khẳng định Nói về thiên nhiên trong văn học cổ rất nhiều, tả cái đẹp của thiên
nhiên mùa thu trong văn học cổ rất hay. Nhưng trước Nguyễn Khuyến, chưa bao giờ
có một thiên nhiên nào đậm đà phong vị của đất nước quê hương đến thế.[36; tr.432].
Nguyễn Lộc tiếp tục khẳng định, ca ngợi, tài năng Nguyễn Khuyến bằng những cụm
từ rất thú vị, rất sâu sắc đậm đà phong vị quê hương của đất nước, mà trước Nguyễn
Khuyến chưa có một thiên nhiên nào như thiên nhiên trong thơ ông.
Nói về thiên nhiên trong thơ văn Nguyễn Khuyến, Nguyễn Đình Chú với bài
Nguyễn Khuyến với thời gian ông cho rằng Nguyễn Khuyến đã gắn hồn thơ mình với
quê hương làng cảnh vùng Hà Nam cũ, đất Bình Lục cũ của ông.[36; tr.148]. Thiên
nhiên trong thơ Nguyễn Khuyến là thiên nhiên rất thực từ làng cảnh Việt Nam và đặc
biệt là làng cảnh quê hương Nguyễn Khuyến.
Trong bài viết Con người trong sáng tác của Nguyễn Khuyến, Trần Đình Sử
khẳng định Nguyễn Khuyến là nhà thơ đã góp phần quan trọng đưa cái không gian từ
“vũ trụ” cao siêu, nhàn dật, xa xôi với cúc, tùng, hoa, điểu xuống gần với không gian
sinh hoạt làng quê.[36; tr.336]. Có thể nói, Nguyễn Khuyến là nhà thơ gần gũi với
làng quê, yêu nước qua từng cảnh sinh hoạt của làng quê. Trần Đình Sử thấy được
Nguyễn Khuyến trước sau chỉ biết mỗi thế giới cổ điển gắn bó với lối sống làng
quê.[36; tr.341].
Văn Tân trong bài Nghệ thuật thơ văn Nguyễn Khuyến, tác giả nhận xét về đề
tài của Nguyễn Khuyến Đề tài thơ văn của Nguyễn Khuyến rất rộng.[36; tr.403]. Hầu
như, đề tài nào cũng xuất sắc cũng thành công được vậy vì Trước những đề tài rất
phức tạp, Nguyễn Khuyến biết chọn lọc, chỉ lấy ra đề tài chứa đựng nhiều nét điển

nhất. [36; tr.403]. Văn Tân thấy Nguyễn Khuyến thành công ở thơ văn,

hình

một phần vì ông biết chọn đề tài để rút ra những cái có ý nghĩa nhất, tiêu biểu nhất,
điển hình

nhất.[36; tr.404].

Văn Tân đánh giá cao khả năng nắm bắt hình tượng để miêu tả cảnh sinh hoạt
Hình tượng đó là hình tượng người nông dân năm mất mùa mà vẫn nộp“thuế quan
Tây”,… hình tượng nông dân đang sống ở đồng ruộng thì bị thực dân Pháp lôi lên chỗ
“nước độc ma thiêng”,… Thời thế buồn cho nên hình tượng thơ Nguyễn Khuyến
buồn.[36; tr.406].
Đặng Thị Hảo viết Đề tài thiên nhiên và quan điểm thẩm mỹ, tác giả nhận xét
Thời gian, không gian, ngay cả những vật thể khó xác định như bầu trời, một cánh


đồng, qua ngòi bút nghệ thuật của ông đều có tên gọi cụ thể, chính xác và trở nên rất
Việt Nam.[36; tr.259]. Một ngòi bút biến đổi linh hoạt đã biến thời gian, không gian
trong thơ ông trở nên cụ thể và rất thực. Nói về thiên nhiên trong thơ văn Nguyễn
Khuyến Đặng Thị Hạo thấy Nhà thơ tái hiện thiên nhiên bằng một bút pháp nghệ thuật
điêu luyện, bằng khiếu quan sát tinh tường, một trực cảm nhạy bén trước vẻ đẹp đa
dạng của thiên nhiên, cùng với tình yêu thiên nhiên mà sâu sắc.[36; tr.260].
Trần Nho Thìn trong bài Từ những biến động trong nguyên tắc phản ánh thực
tại của văn chương nhà nho đến bức tranh sinh hoạt nông thôn trong thơ Nguyễn
Khuyến, ông có những đóng góp ý kiến về tác giả này. Tác giả khẳng định tài năng
Nguyễn Khuyến khi đưa thiên nhiên vào trong thơ một cách tự nhiên, không một chút
gò bó nào. Trần Nho Thìn nhận thấy Nguyễn Khuyến có lẽ là người đầu tiên trong lịch
sử Nôm dân tộc phản ánh một cách khá cụ thể, sinh động bức tranh sinh hoạt hàng

ngày của làng quê vào trong thơ ông.[36; tr.163].
Phạm Ngọc Lan trong bài Những vần thơ xuân, tác giả nhận xét Vượt ra khỏi
tính chất của những bài thơ đề vịnh thiên nhiên đơn thuần, thơ xuân của Nguyễn
Khuyến, nhất là thơ Nôm, còn có những đổi mới đáng kể trong phương thức tư duy
nghệ thuật. Nó không chỉ có ý nghĩa xã hội sâu sắc mà còn là những bức tranh xuân
vừa chân thực, sinh động, vừa mang đậm màu sắc và phong vị làng quê.[36; tr.267].
Công trình nghiên cứu Thơ văn Nguyễn Khuyến – Trần Tế Xương [39] của Lê
Trí Viễn. Trong Lời giới thiệu tác giả tỏ ra thán phục trước tài năng và hiệu quả nghệ
thuật mà Nguyễn Khuyến tạo ra Nguyễn Khuyến đã đem vào cảnh nông thôn Việt Nam
với tất cả vẻ đẹp đơn sơ, thanh đạm, vô cùng thi vị của nó.[39; tr.15]. Hơn thế, tác giả
thấy được tấm lòng của Nguyễn Khuyến đối với quê hương làng cảnh Việt Nam Thế
mà tấm lòng triều mến quê hương, tâm hồn đầy vang dội của thi sĩ đã tìm thấy những
nét cảm động, kỳ thú, tế nhị một cách bất ngờ.[39; tr.15].
Về ngôn ngữ, Lê Trí Viễn nhận thấy ngòi bút tài hoa của Nguyễn Khuyến, ông
đã tiếp tục đúng đắn và phát huy thêm truyền thống của các nhà văn đời trước Ngôn
ngữ của ông có tính chất dân tộc và đại chúng rõ rệt. Ông rất ít dùng chữ Hán, càng it
dùng điển cố Trung Quốc. Trái lại, tiếng Việt ông dùng đều thuộc ngôn ngữ phổ
thông; lắm khi là những danh từ, những cách nói, những thành ngữ, tục ngữ thường
dùng trong nông thôn.[39; tr.26]. Tâm hồn dễ cảm xúc trước cuộc sống, từ tình cảm


gia đình, bạn bè, tình yêu thiên nhiên, đất nước, yêu cảnh sinh hoạt ở nông thôn, đến
lòng yêu nước,vì vậy ta thấy ông là người có tình cảm tế nhị và phong phú.
Các công trình nghiên cứu, phê bình trên có đóng góp rất nhiều đối với người
viết vì tạo điều kiện, cung cấp cho người viết những tư liệu, những kiến thức để có thể
hoàn thành luận văn. Bên cạnh đó, các công trình trên tuy nhiều, sâu sắc, bao quát
được vấn đề, khía cạnh nhưng chưa thể hiện chi tiết về bức tranh thiên nhiên trong thơ
văn Nguyễn Khuyến. Chẳng hạn, nếu Phạm Ngọc Lan chú trọng Bức tranh thiên nhiên
mùa xuân trong thơ văn Nguyễn Khuyến thì Văn Tân xem xét ở khía cạnh đề tài, hình
tượng hay Xuân Diệu chú trọng làng cảnh quê hương Yên Đổ, Nguyễn Lộc nhận xét

Nguyễn Khuyến viết về nông thôn, bao gồm những vần thơ viết về con người, cảnh vật
thiên nhiên và về phong tục tập quán. Về phương diện này không có một nhà thơ nào
đương thời viết được bằng ông, và trước đó, trong lịch sử văn học Việt Nam cũng
chưa ai viết được như ông,… Điều đó cho thấy hầu như chưa có công trình nào mang
tính chất là một chuyên luận về vấn đề Thiên nhiên trong thơ văn Nguyễn Khuyến.
Nhưng những công trình trên lại có giá trị vô cùng to lớn đối với người viết, là nguồn
tư liệu vô cùng quý báu, là những vốn kiến thức phong phú, đa dạng, vô tận. Và đó là
những kiến thức cơ sở, tiền đề vững chắc cho người viết luận văn tham khảo, học hỏi,
tiếp thu, kế thừa và hệ thống lại những đặc điểm về Thiên nhiên trong thơ văn Nguyễn
Khuyến. Và qua việc nghiên cứu đề tài này, người viết mong muốn góp một phần nhỏ
trong việc kế thừa và phát triển phong phú thêm những công trình nghiên cứu, những
nhận định, đánh giá, những ý kiến nhận xét, phê bình như trên về vấn đề Thiên nhiên
trong thơ văn Nguyễn Khuyến.

3. Mục đích, yêu cầu
Văn chương tự thân nó luôn ẩn chứa những vấn đề phức tạp, gợi cho người đọc
nhiều suy nghĩ cho nên rất cuốn hút người đọc. Có thể nói, văn chương luôn chứa
đựng những bí ẩn và mới lạ đối với tất cả những ai thích tìm hiểu, khám phá chiều sâu
của văn chương, càng tìm hiểu càng lôi cuốn người đọc, càng thấy nét thú vị, độc đáo.
Đối với tác giả có nhiều nét độc đáo như Nguyễn Khuyến, một nhà văn đỗ đầu trong
cả ba lần thi, và được gọi là Tam Nguyên Yên Đổ trong văn chương Trung đại Việt
Nam và cả hơn bốn trăm bài thơ của ông để lại dấu ấn lâu dài thì chắc hẳn sẽ ẩn chứa
trong đó nhiều yếu tố đáng quan tâm, soi rọi vào đó để thấy được cái hay cái đẹp của
vấn đề, và chúng tôi không nằm ngoài mục đích ấy. Đó là khi nghiên cứu sẽ cung cấp


cho ta những kiến thức về các sáng tác của Nguyễn Khuyến, trước hết và bao quát nội
dung của tác phẩm ấy và đặc biệt, cụ thể là sự miêu tả thiên nhiên trong tác phẩm
thông qua cảnh thực.
Tuy trước đây đã từng được học Nguyễn Khuyến trong chương trình phổ thông

trung học và tác giả Nguyễn Khuyến trong dòng văn học Việt Nam trung đại, nhưng
do hạn chế về thời gian nên chưa xâu chuỗi lại thành một hệ thống những kiến thức về
tác giả này. Do đó, nghiên cứu đề tài này với mục đích sẽ tiếp thu thêm những kiến
thức cơ sở, nền tảng vững chắc về thời đại Nguyễn Khuyến sống, về thân thế, sự
nghiệp và vị trí của Nguyễn Khuyến trong lịch sử văn học Việt Nam, nắm được kiến
thức có tính hệ thống và tương đối toàn diện về Nguyễn Khuyến.
Nghiên cứu đề tài Thiên nhiên trong thơ văn Nguyễn Khuyến giúp người viết có
thể nhìn nhận, tiếp thu những tiền đề lí luận và những ý kiến nghiên cứu về vấn đề
thiên nhiên trong văn chương và trong các lĩnh vực khác như triết học, xã hội học,…
Qua đề tài này, giúp người nghiên cứu có một cái nhìn bao quát về thiên nhiên nơi
thôn dã trong lịch sử văn học Việt Nam qua một số nhà văn, nhà thơ trung đại và hiện
đại. Từ đó làm nổi bật và khẳng định Thiên nhiên trong thơ văn Nguyễn Khuyến là độc
đáo. Nghiên cứu này sẽ giúp người đọc cái nhìn thông suốt về thiên nhiên thực ngoài
đời và thiên nhiên trong thơ văn. Từ đó, giúp người nghiên cứu có thể thống kê, tổng
hợp,… nhiều vấn đề trong sự đa dạng của Thiên nhiên trong thơ văn Nguyễn Khuyến.
Ngoài ra đề tài này còn có ý nghĩa rất lớn khi hoàn thành:
Là cơ sở cho những nghiên cứu sau này có tính chất chuyên sâu hơn, cao hơn
cũng bắt đầu từ Thiên nhiên trong thơ văn Nguyễn Khuyến.
Đối với việc giảng dạy ở trường phổ thông như nắm vững về tác giả Nguyễn
Khuyến, về con người, tâm sự của Nguyễn Khuyến trong xã hội, cũng như thiên nhiên,

con người nơi thôn dã. Điều này sẽ giúp cho việc giảng dạy thơ văn Nguyễn Khuyến
trong nhà trường đạt hiệu quả cao, giúp cho học sinh dễ dàng tiếp thu và có thái độ
trân trọng, đồng cảm với bậc thiên tài nhưng nhiều tâm sự như Nguyễn Khuyến.

4. Phạm vi nghiên cứu
Người nghiên cứu còn hạn chế về kiến thức và thời gian, được sự hướng dẫn,
giúp đỡ của giáo viên hướng dẫn. Đề tài này người viết chỉ đi vào nghiên cứu thiên



nhiên trong những sáng tác ấy Thiên nhiên trong thơ văn Nguyễn Khuyến, đề tài gồm
ba phần: phần Mở đầu, phần Nội dung và phần Kết luận.
Chương 1: Thiên nhiên trong thơ văn trung đại Việt Nam.
Chương 2: Những nét độc đáo kỳ thú của bức tranh thiên nhiên trong thơ văn
Nguyễn Khuyến.
Chương 3: Nghệ thuật miêu tả thiên nhiên trong thơ văn Nguyễn Khuyến.
Vấn đề này được rải rác trong nhiều công trình nghiên cứu với nhiều bài viết
khác nhau. Cho nên, về phạm vi tư liệu người viết dựa trên các tư liệu tham khảo có
liên quan đến đề tài. Khi thực hiện đề tài Thiên nhiên trong thơ văn Nguyễn Khuyến,
người viết nghiên cứu những vấn đề có liên quan đến các mùa trong năm, hình ảnh,
cảnh vật, con người nơi thôn dã và bức tranh tâm trạng được nhà thơ miêu tả qua
những vần thơ thật giản dị, mộc mạc và chân thành cả thơ chữ Hán lẫn chữ Nôm. Tuy
nhiên, người viết chỉ dựa vào phần dịch nghĩa và dịch thơ chứ không dựa vào nguyên
văn vì tiếng Hán còn nhiều hạn chế.
Người viết dựa vào quyển Thi hào Nguyễn Khuyến – đời và thơ (Nguyễn Huệ
Chi) làm tài liệu tham khảo chính.
Ngoài ra, người viết còn tham khảo các tài liệu khác có liên quan đến vấn đề
qua các sách Nguyễn Khuyến về tác gia và tác phẩm (Vũ Thanh tuyển chọn và giới
thiệu), Đến với thơ Nguyễn Khuyến (Nhiều tác giả),… Và tham khảo các từ điển như
Từ điển thuật ngữ văn học, Từ điển Tiếng Việt,... và nghiên cứu các bài phê bình, bình
luận về các tác giả có liên quan như Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Du,
Nguyễn Bính,… để phục vụ cho việc nghiên cứu.

5. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu Thiên nhiên trong thơ văn Nguyễn Khuyến cũng có những đặc
trưng riêng, chứa đựng những vấn đề có tính chất phức tạp. Do đó, người viết tập hợp
các tác phẩm của Nguyễn Khuyến, khảo sát, tìm hiểu và chọn một bản chính để tham
khảo trong suốt quá trình thực hiện luận văn. Sau đó phân loại theo đặc trưng, yêu cầu,
phân loại cho phù hợp với đề tài nghiên cứu. Nghiên cứu đề tài này, người viết đã tiến
hành tập hợp


và khảo sát các tư liệu tham khảo có liên quan đến Nguyễn Khuyến. Và

nghiên cứu cả những tư liệu của các tác giả khác có liên quan đến thiên nhiên trong
thơ văn, tra cứu các từ điển, các sách lí luận,… có liên quan đến đề tài; trích dẫn các ý
kiến của các nhà nghiên cứu trước đó làm dẫn chứng cho vấn đề nghiên cứu.


Phương pháp chủ yếu đối với đề tài Thiên nhiên trong thơ văn Nguyễn Khuyến
là phương pháp nghiên cứu văn học và phương pháp nghiên cứu lịch sử. Với những
thao tác như phân tích kết hợp với chứng minh, bình luận, bình giảng, giải thích, tổng
hợp,… và so sánh đối chiếu với các nhà thơ, nhà văn khác nhằm thấy được cái hay cái
đẹp để khẳng định nét nổi bật Thiên nhiên trong thơ văn Nguyễn Khuyến so với các tác
giả đó. Tuy nhiên, chủ yếu là thao tác phân tích để chứng minh nhằm làm sáng tỏ vấn
đề cần trình bày.

Chương 1
THIÊN NHIÊN
TRONG THƠ VĂN TRUNG ĐẠI VIỆT NAM
1.1.

Thiên nhiên trong thơ văn thế kỷ X đến thế kỷ XV
Văn học đời Lý mang nặng hệ ý thức Phật giáo, chính vì thế trong tất cả các đề

tài, cảm hứng sáng tác đều bị chi phối của cái nhìn sắc không. Giai đoạn này lực lượng
nhà sư sáng tác chiếm đa số trên văn đàn với những tên tuổi tiêu biểu như Mãn Giác,
Viên Chiếu, Không Lộ, Quảng Nghiêm,… Trong số đó, có nhiều nhà sư chiếm địa vị
cao trong xã hội và triều đình nhà Lý.
Khung cảnh thiên nhiên trong thơ của các nhà sư vẫn chịu sự chi phối của cái
nhìn sắc không. Các vị tăng lữ vẫn trải cảm xúc chân thành của mình trong những bài

thơ tả cảnh thiên nhiên tươi đẹp:
Vạn lý thanh giang vạn lý thiên
Nhất thôn tang giá nhất thôn yên


Ngư ông thụy trước vô nhân hoán
Quá ngọ tỉnh lai tuyết mãn thuyền
(Ngư Nhàn – Không Lộ)
Một bức tranh thiên nhiên trong sáng, tươi đẹp, huyền ảo đầy cảm xúc, đằng
sau chiếc áo cà sa ta vẫn thấy cảm xúc. Không gian tĩnh lặng và huyền ảo bởi bức
tranh hình ảnh cỏ cây, bầu trời, dòng sông, với một màng khói tỏa.
Cảnh mùa xuân xuất hiện trong bài kệ nổi tiếng Cáo tật thị chúng của nhà sư
Mãn Giác là một trong những bài thơ tiêu biểu cho quan niệm sắc không của nhà Phật
qua sự đối sánh giữa thời gian tuần hoàn, vô cùng vô tận của vũ trụ với thời gian tuyến
tính ngắn ngủi trong cuộc đời con người. Bài thơ tuy thể hiện quan niệm triết lí của
Phật giáo nhưng vẫn mang lại niềm hy vọng cho con người trong cuộc sống:
Xuân khứ bách hoa lạc
Xuân đáo bách hoa khai,
(Cáo tật thị chúng – Mãn Giác)
Ngoài ra, chúng ta còn thấy niềm lạc quan yêu đời của các nhà sư thể hiện qua
những vần thơ xuân, thấy được niềm tin vào ngày mai:
Khô mộc phùng xuân hoa cạnh phát
Phong xuy thiên lý phức thần phương
(Lời kệ của thiền sư Viên Chiếu)
Thiên nhiên trong thơ văn đời Lý chịu sự chi phối của cái nhìn của cái nhìn sắc
không nên thiên nhiên mang tính triết lí, xa rời với thực tế, siêu hình. Với một lực
lượng sáng tác đông đảo, các nhà sư đời Lý đã góp phần không nhỏ vào kho tàng văn
học cổ. Hướng sáng tác của các nhà sư tuy chỉ tập trung thuyết lí cho đạo Phật nhưng
vẫn chứa đựng cảm hứng về thế giới tự nhiên.
Nhìn chung những trang thơ tả cảnh thiên nhiên thời Lý là thơ của một thời kì

lịch sử rực rỡ của những chiến công oanh liệt chống ngoại xâm và bước đi ban đầu xây
dựng nền độc lập tự chủ. Đó là niềm lạc quan yêu đời trong những vần thơ tả cảnh
thiên nhiên. Có thể xem thơ văn đời Lý là nền móng cho sự phát triển của văn học ở
những giai đoạn sau ngày càng hiện thực và cụ thể hơn.
Vào đời Trần, đạo Phật vẫn còn ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống tinh thần của
dân tộc nhưng vị trí độc tôn của nó đã dần nhường chỗ cho Nho giáo. Chính vì thế,
những vần thơ tả cảnh thiên nhiên trong giai đoạn này đều được thể hiện bằng chữ


Hán, nhưng vẫn toát lên được nét đẹp bình dị của nó. Đọc những bài thơ viết về thiên
nhiên ta thấy được văn học đời Trần thể hiện lòng yêu mến cảnh thiên nhiên tươi đẹp
cụ thể hơn so với thiên nhiên đời Lý. Đầu đời Trần trong thơ Trần Thái Tông, Tuệ
Trung, hình ảnh thiên nhiên vẫn còn mang ý nghĩa biểu trưng cho triết lí thiền. Từ giữa
đời Trần về sau, thiên nhiên trở thành đối tượng thẩm mỹ đích thực. Thi nhân tiếp xúc
thiên nhiên ngoại cảnh với nhiều cảm xúc, phong phú, đa dạng từ tâm trạng bình lặng
trước cảnh thiên nhiên cô tịch, xa vắng, đến những cảm khái nhẹ nhàng rồi bất mãn
với thời cuộc. Thơ giai đoạn này vừa thể hiện sự rung động của thi nhân trước thiên
nhiên bằng cảm quan thiền học vừa phản ánh phóng khoáng của tư tưởng Nho gia và
cái nhàn dật của Lão Trang. Thời Trần thì đa phần trong sáng tác của các thi nhân,
thiền sư, thiên nhiên thực sự trở thành đối tượng thẩm mỹ thật sự. Các thi nhân, thiền
sư đã thật sự trải lòng với cảnh núi cao sông dài, với ánh trăng trên đoá mộc tê, trải
tầm mắt với cánh bạch âu lưng trời, theo đàn cò liệng xuống cánh đồng chiều, rồi
ngắm cảnh bướm xuân phơi phới trên những đóa hoa thắm tươi đầy hương sắc. Con
người thiền sống giữa thiên nhiên để thấy tâm hồn mình về những cảm xúc hồn nhiên
không gợi niềm trần tục. Thiền gia cảm nhận thiên nhiên bằng tâm hồn tĩnh tại, an
nhiên, bởi họ cho rằng bản thể của vũ trụ là trống không khi tâm đạt tới độ tĩnh tại
tuyệt đối, tâm trong suốt vắng lặng thì có thể hòa nhập vào bản thể của vũ trụ vạn vật.
Thiên nhiên qua cái nhìn của thiền gia mặc dù bình dị nhưng lại thấm đẫm hơi hướng
mĩ cảm thiền. Đọc bài thơ Nguyệt của Trần Nhân Tông chúng ta có thể dễ dàng nhận
ra điều đó Trên chùm hoa quế, trăng vừa mọc; Một đêm thu lặng có thể nghe được

tiếng sương rơi. Âm thanh của tiếng sương rơi hẳn là rất nhỏ, không gian phải rất tĩnh
lặng thì mới có thể nghe được. Ngược lại cái động nhờ cái tĩnh mà hiện hữu, không
gian tĩnh mịch vắng lặng được nhận thức bởi tiếng sương rơi ngoài sân thu. Có thể nói
không gian của bài thơ là không gian đặc trưng của thơ thiền, một không gian bao la,
khoáng đạt, trong trẻo và tĩnh lặng. Thơ thiên nhiên mang cảm hứng thiền còn bộc lộ
cái xao xuyến của tâm hồn trước cảnh sắc thiên nhiên lung linh, huyền ảo, mơ hồ. Cái
đẹp của thiên nhiên được tạo dựng bởi cái mơ hồ giữa thực và hư, giữa sắc và không,
giữa hữu và vô, giữa động và tĩnh. Đăng Bảo Đài sơn của Trần Nhân Tông là bức
tranh thiên nhiên được khắc họa bởi những yếu tố đối lập đó:
Đất vắng vũ đài thêm cổ kính
Theo thời tiết mưa xuân chưa về lâu


Ngọn núi phủ mây khi xa khi gần
Con đường hoa nửa sáng nửa tối
Trăng sáng rọi đầy cả ngực và bụng
Cảnh vật vừa thực vừa hư trong không gian cao rộng cô tịch. Nó tạo cảm giác
về sự hiện hữu vô thường của vạn vật trong cái hằng thường của bản thể vũ trụ, trước
bức tranh thiên nhiên ấy nhà thiền đã lĩnh hội được chân lí. Thiền nhân trong thời
Trần, có những khoảnh khắc quên. Họ không muốn tìm quên trong tụng niệm mõ
chuông mà tìm quên trong thiên nhiên Khí đêm chia hơi mát vào bức rèm vẽ; Cây
trước sân xào xạc báo tiếng thu; Dưới mái tranh quên bẳng hương vừa tắt; Mấy khóm
cây cành giăng lưới vầng trăng sáng. Nếu hơi đêm lạnh, tiếng cây lá thu nhắc nhở mọi
người về sự trôi đi không ngừng của thời gian vô thủy vô chung, thì trạng thái quên
bẳng nén hương vừa tắt là một sự hòa nhập trọn vẹn giữa tâm hồn người thiền và ánh
trăng sáng đã tràn ngập cỏ cây, hoa lá, tạo vật. Thơ thiên nhiên đời Trần có những vần
thơ sự kết hợp giữa những rung cảm cá nhân và tư tưởng thiền học. Thơ thiên nhiên
đời Trần đã để lại nhiều áng thơ vào hàng tuyệt tác trong nền thơ ca cổ điển dân tộc.
Đằng sau những bài thơ ấy là những tâm tình với khát khao hoà nhập vào thiên nhiên,
vào cuộc sống. Đồng thời các thi nhân cũng đã gửi gắm vào đó những chiêm nghiệm

về lẽ vô thường của con người trước cái hằng thường của vũ trụ. Đó là chẳng phải là
cái nhìn mang cảm hứng thiền, tâm trạng thiền, ý vị thiền nhưng cũng thấm đẫm chất
thế sự với những cung bậc tình cảm hết sức phong phú của con người.
So với thiên nhiên đời Lý, thiên nhiên trong thơ văn đời Trần thực hơn, đẹp
hơn. Các nhà thơ bắt đầu chú ý miêu tả đời sống thôn dã bình dị. Cảm xúc được thể
hiện tinh tế hơn. Đặc biệt, qua việc miêu tả thiên nhiên, các tác giả thường chú ý bộc
lộ niềm tự hào về những chiến tích oanh liệt của dân tộc.
Bài thơ Thiên Trường vãn vọng của Trần Nhân Tông là một trong những ví dụ
tiêu biểu cho cái nhìn mới của các nhà thơ đời Trần đối với cuộc sống bình dị của
người lao động.
Cảnh vật được miêu tả bằng ngôn từ giản dị nhưng vẫn thể hiện được cái thần,
cái đẹp của bức tranh đường đi Lạng Sơn, cảnh chùa Bảo Phúc, động Chi lăng, Thạch
Môn sơn, cảnh Thiên Trường, cảnh hồng rụng, tiếng chuông văng vẳng, tiếng sáo
thuyền câu:
Mưa tạnh vườn cây màn biếc rủ


Tiếng ve chiều tối rộn bên tai
(Hạ cảnh – Trần Thánh Tông)
Các nhà thơ luôn khát khao thâu tóm được tất cả những chi tiết của cảnh đẹp
thiên nhiên vào bài thơ, cho dù đó là một bài thơ rất ngắn. Cảm xúc và cách miêu tả
thiên nhiên của nhà thơ thật tinh tế. Lòng yêu nước còn bộc lộ thành tình yêu thiên
nhiên, yêu cuộc sống hòa bình ấm no, lòng tự hào non về sông gấm vóc. Ở nhiều bài
thơ thiên nhiên không chỉ là đối tượng thẫm mĩ mà còn là chiếc chìa khóa mở cánh cửa
thế giới tâm trạng sâu kín và phong phú của tác giả. Trần Thánh Tông mượn thiên
nhiên cung điện ngày xuân để nói đến tấm lòng nhớ thương người cung nữ xưa Vạn tử
thiên hồng không lạn mạn; Xuân hoa như hứa vị thùy khai (Cung viên xuân nhật ức
cựu).
Trần Minh Tông mượn tiếng mưa đêm để nói đến tâm trạng ân hận khắc khoải,
day dứt suốt ba mươi năm vì một quyết định sai lầm dẫn đền cái chết vô tội của hàng

trăm người trong vụ án Trần Quốc Chấn (năm 1328):
Tự tri tam thập niên tiền thác
Khẳng bả nhàn sầu đối vũ thanh
(Dạ Vũ)
Các tác giả thường khai thác đề tài sông Bạch Đằng với cảm hứng ca ngợi đầy
sảng khoái, tự hào. Yêu thiên nhiên, các nhà thơ càng tự hào hơn nữa về những chiến
tích oanh liệt của dân tộc:
Lâu Lãi hang sâu hơn đáy giếng
Chi Lăng ải hiểm tựa trời cao
Ngựa leo, gió lướt ngoảnh đầu lại
Cửa khuyết trời tây mây ráng treo
(Ải Chi Lăng – Phạm Sư Mạnh)
Có thể nói, thiên nhiên trong thơ văn đời Trần hết sức phong phú đa dạng. Các
nhà thơ phát hiện, cảm nhận vẻ đẹp tuyệt vời của thiên nhiên chứng tỏ họ ngày càng
gắn bó hơn với cuộc đời, với con người. Đến giai đoạn này thì thiên nhiên bắt đầu đi
vào quỹ đạo của cảnh sắc đời thực, cho chúng ta hình dung được bức tranh thực hơn,
đẹp hơn. Văn học giai đoạn này có sự giới hạn đó là văn học chỉ phục vụ cho vua,
quan lại và các Nhà nho. Có thể nói thơ văn đời Trần rất tinh vi, trong trẻo là đỉnh cao
của thời kì hoàng kim nhất của thơ ca Hán Việt Nam thời kì trung đại.


Văn học đời Trần mang tính đặc thù của nền văn học trung đại đồng thời đây
cũng là giai đoạn đạt được những thành tựu rực rỡ. Dù viết theo đề tài, hình thức thể
loại nào, tác giả cũng tỏ ra tài hoa, uyên bác, nắm được cái thần thái của sự vật, sự
việc, thể hiện được cái tinh tế trong tâm hồn thi nhân. Nhận định về văn học Lí – Trần,
tác giả Lê Quý Đôn trong bài mở đầu sách Toàn Việt thư lục có viết Nước ta từ khi
dựng nước; văn minh không kém gì Trung Quốc. Bài từ vua Tiền Lê tiễn sứ Lý Giác
nhà Tống, lời lẽ nõn nà có thể vốc được. Hai vua Thánh Tông, Nhân Tông nhà Lý đều
giỏi sách hay thơ,… Các vua đời Trần cũng rất thích đề thơ, mỗi người đều có tập
thơ riêng,… nói chung hứng thơ bằng phẳng mà khoáng đạt, tình cảm cao siêu mà

thanh nhã, phong vị lai láng vẫn còn nguyên. Tuy nhiều lời lẽ nhà chùa nhưng cũng đủ
để thấy được những nét lớn về chính trị và giáo hóa đương thời. Thơ văn đời Trần
đánh dấu bước phát triển mới của thơ văn chữ Hán tạo nên đỉnh cao của thơ văn dân
tộc. Để khẳng định vị trí của nền văn học giai đoạn này.
Bước tiến của văn học thế kỷ này là đã tiếp thu những thành tựu của thơ ca
trước đó và tạo nên một nét mới là góp phần vào thơ ca đậm đà bản sắc dân tộc. Đó là
chữ Nôm ngày càng khẳng định vị trí của mình bên cạnh chữ Hán đã có ảnh hưởng sâu
sắc trong văn học thời Lý Trần. Sự phát triển thơ chữ Nôm khẳng định ý thức dân tộc
phát triển ngày càng cao, thể hiện lòng tự hào, ý thức bảo vệ ngôn ngữ, văn hóa dân
tộc chống lại âm mưu đồng hóa của kẻ thù. Văn học thế kỷ XV này sẽ bổ sung những
thiếu xót của văn học đời Lý Trần. Từ thế kỷ XV Nguyễn Trãi đã mạnh dạn đưa chữ
Nôm vào sáng tác văn học.
Vào thời kì này các nhà thơ sáng tác dưới sự chỉ đạo chặt chẽ của nhà vua về đề
tài, cảm hứng nên đôi khi, khuynh hướng ca ngợi không kém phần thụ động. Một số
tác giả không chịu sự gò bó theo những khuôn mẫu của văn học cung đình và có
những nét tiến bộ rõ rệt trong nội dung sáng tác. Nguyễn Trực có nhiều nét độc đáo
trong cách miêu tả thiên nhiên đơn giản nhưng có ý nghĩa sâu sắc:
Xa đất nên bụi ít
Trên cao được trăng nhiều
(Chùa Cực lạc)
Còn Thuận Thái thì chú ý đến cái bình thường, dung dị của đời sống đồng quê.
Đến đây, ta có thể thấy thiên nhiên trong thơ văn không còn triết lí, siêu hình như thiên


nhiên trong thơ văn thời Lý mà thiên nhiên trở nên sinh động và cụ thể hiện ra trước
mắt người đọc:
Nhà có in làn khói
Thuyền con ghé mái bồng
(Hoàng giang tức sự)
Tả cảnh thiên nhiên thông qua đó nhằm ca ngợi công lao, đức độ của vua Lê

Thánh Tông, một thời kì rực rỡ vua sáng tôi hiền. Những bài thơ mang tính chất cung
phụng là chủ yếu.
Bài Trung Giang châu vãn bạc (Đêm đậu thuyền ở bãi Trung Giang) của vua
Lê Thánh Tông. Thể hiện khí phách của nhà vua được lồng vào với nước triều dâng
cuồn cuộn, cả bài chỉ còn là cảnh đêm hùng vĩ, mênh mông sông nước dưới trăng. Đây
là một bức tranh đầy cảnh sắc như thật mà thi nhân xưa nay rất dụng công.
Hòa nhập cùng tạo hóa tức là hòa nhập chủ thể vào khách thể, khiến cho khách
thể cũng hòa nhập với chủ thể, thiên nhiên và thi nhân lúc này chỉ là một, giữa con
người và cảnh vật có sự giao hòa với nhau. So với thiên nhiên thời Lý Trần thì đây là
nét nổi bật hơn, tạo sự gần gũi hơn giữa con người với thiên nhiên mà chúng ta ai cũng
biết con người phải tồn tại trong thế giới tự nhiên.
Những bài thơ tả cảnh thiên nhiên nhiều, trong số những bài thơ thiên nhiên
này, thì đề tài về cỏ cây hoa lá rất ít, phần lớn là đề tài về cửa biển, sông suối, núi non,
gió trăng ,… là những cảnh thường gặp trong các chuyến đi, đồng thời cũng là những
cảnh vật gắn liền với những mĩ đức của những bậc trí nhân quân tử. Qua mảng thơ
thiên nhiên giai đoạn này, ta có thể tưởng tưởng để biết được tâm tư, tình cảm của các
nhà thơ hơn là chỉ thấy ghi chép về cảnh vật, sự kiện trong hành trình cuộc đời của các
tác giả. Tuy nhiên, thiên nhiên trong thơ không phải là bản sao của thiên nhiên hiện
thực mà là thiên nhiên xuất phát từ cái tâm, cái tầm mĩ cảm của mỗi người thì dĩ nhiên
là cùng một cảnh mà hình ảnh và cảm xúc trong thơ lại rất khác nhau. Cùng qua núi
Tam Điệp, cùng vương một niềm thương cảm hay nỗi sầu muộn, nhưng thơ viết về
đèo Ba Dội của Lê Thánh Tông không chung cảm xúc như thơ cùng đề tài của Nguyễn
Du. Ở đây chúng ta không nên xét về vấn đề thời gian mà chủ yếu là chúng ta xét về
vấn đề tâm thái. Ở đây ta thấy có sự tương đồng giữa Lê Thánh Tông và Nguyễn Trãi,
mặc dù giữa hai ông có khoảng cách hơn nửa thế kỷ. Tả cảnh đẹp thiên nhiên, qua đó


bày tỏ suy nghĩ về sự nghiệp của người anh hùng một thời và cũng là triết lí nhân sinh
được đặt ra trong bài thơ.
Ngay trong thời kì cực thịnh của nhà Hậu Lê, tư tưởng bất mãn thời thế vẫn có

ở một số sĩ phu tiết tháo, khao khát đem tài trí giúp đời nhưng bị vùi dập phải trở về ở
ẩn, trong đó có cả Nguyễn Trãi, Nguyễn Húc,… Tâm sự ưu ẩn của các nhà thơ phản
ánh rõ bản chất xấu xa của chế độ phong kiến qua những vần thơ tả cảnh thiên nhiên
chúng ta càng thấy rõ thêm về điều đó.
Thơ Nguyễn Trãi luôn chan hòa tình cảm với thiên nhiên, con người. Ông có
cách nhìn, cách cảm tuyệt vời trước vẻ đẹp của thiên nhiên, chân thành tha thiết trong
tình bạn, hóm hỉnh nhưng tế nhị, sâu sắc trong tình người. Nguyễn Trãi còn tìm trong
thiên nhiên một chức năng giáo dục rất lớn đối với con người. Ông xem thiên nhiên là
bạn, là láng giềng, anh em, những người an ủi mình trên đỉnh Côn Sơn cô độc:
Láng giềng một án mây hạc
Khách khứa hai ngàn núi xanh
Tình cảm tha thiết của Nguyễn Trãi khi trở về quê cũ, ngày trở về ở ẩn. Hình
tượng thiên nhiên trong thơ văn Nguyễn Trãi là hình ảnh trữ tình, đầm ấm, chan hòa
tình cảm giữa con người với thiên nhiên. Tác giả hòa mình vào cảnh vật để tạm thời
gát bỏ nỗi ưu tư, những giây phút thư nhàn như vậy đối với Nguyễn Trãi quả thật hiếm
hoi. Bằng những từ nghe rất dân dã, tác giả phát hiện ra cái hồn của cảnh vật, sự tiếc
nuối về một thời đã qua. Nhà thơ cảm thấy hạnh phúc với cuộc sống thanh bần, trong
sáng nơi quê hương, nơi thanh lộc tâm hồn, gìn giữ phẩm giá người quân tử. Nỗi nhớ
day dứt trong những năm tháng xa quê tìm đường cứu nước:
Cố sơn tạc dạ tiền thanh mộng
Nguyệt mãn Bình Than tửu mãn thuyền
(Mạn hứng)
Nhà thơ luôn trăn trở khát vọng làm gì cho quê hương. Mỗi bức tranh thiên
nhiên là một nét tâm tình của ông trước tạo vật. Tiếng nói của nỗi niềm ưu ái mong
muốn cho mọi người dân lành trên đất nước được sống yên vui, no ấm, hạnh phúc
thông qua tả cảnh thiên nhiên. Thơ thiên nhiên của Nguyễn Trãi là thái độ của nhà thơ
trước tạo vật, cuộc đời. Thơ ông không phải để ngâm vịnh, tiêu khiển vô ích. Mỗi bài
thơ tả cảnh thiên nhiên là một tất lòng son đối với dân với nước, là một lời khuyên răn



nhắn nhủ có ích cho đời. Trước cảnh đẹp của thiên nhiên, nhà thơ vẫn không quên
trách nhiệm của mình đối với xã hội.
Thiên nhiên trong thơ Nguyễn Trãi gợi mở về hình ảnh một con người có chí
lớn vượt khỏi gió bụi của cuộc đời giúp ích cho dân. Một tấm lòng nhân hậu bao la với
cỏ cây, hoa lá, với tạo vật thiên nhiên, dường như tình yêu thiên nhiên như là máu thịt
trong ông. Cô độc, lẻ loi thơ ông cũng nhiều lần nhắt đến ý đó. Một con đò đậu giữa
mênh mông sống nước.
Ông xa chốn triều đình, xa chốn Tường đào ngõ mận để về sống với thiên nhiên
tươi đẹp. Khép cửa ngồi trong phòng sách nhưng Nguyễn Trãi nào đâu có hờ hững với
cuộc đời. Một chút xao động của tiếng cuốc, một tiếng rơi nhẹ của hoa xoan cũng làm
cho Ức Trai rung động:
Trong tiếng cuốc kêu xuân đã muộn
Đầy sân mưa bụi nở hoa xoan
Tiếng xuân muộn mà Nguyễn Trãi nghe như tiếng cuốc gọi hè. Tiếng cuốc hay
là tâm trạng ưu buồn, luyến nhớ của tác giả về một thời đã qua. Dẫu sao thì sắc cuối
xuân vẫn trong sáng và đẹp như tấm lòng nhà thơ. Chẳng những thế, qua thơ văn
Nguyễn Trãi ta thấy được vẻ đẹp tươi tắn của thiên nhiên đất nước.
Nếu sau này Nguyễn Khuyến nổi tiếng với ba bài thơ thu Thu điếu, Thu vịnh,
Thu ẩm và được ca ngợi là nhà thơ của làng cảnh Việt Nam, thì trước và sau Nguyễn
Trãi rất lâu ít ai có được những vần thơ thiên nhiên hay như Nguyễn Trãi, có được tình
yêu quê hương đầm ấm như ông. Đọc thơ Nguyễn Trãi ta thấy hiện lên rất quen thuộc
hình ảnh làng quê dân dã của Việt Nam.
Có lẽ trong các nhà thơ xưa chưa có ai nói về rau cỏ, sản vật quê hương một
cách thấm thiết như Nguyễn Trãi:
Tả lòng thanh vị núc nác
Vun đất ải luống mùng tơi.
Bè rau muống, luống mùng tơi, cây núc nác, mấy dọc mùng, toàn là hương vị
quen thuộc của quê nhà, những câu thơ sao mà gần gũi quá, dân dã quá. Không chỉ dân
dã bình dị, thơ Nguyễn Trãi còn là vẻ đẹp hoành tráng, hùng vĩ của non sông gấm vóc
Việt Nam. Đến biển Bạch Đằng vào một buổi trời gió bấc, con thuyền thơ của tác giả

lướt nhanh:
Biển lùa gió bấc thổi băng băng


Nhẹ kéo buồm thơ vượt Bạch Đằng
Ngạc chặt kình non lởm chởm
Giáo chìm gươm gãy bãi dăng dăng.
Cảnh núi ở Bạch Đằng không giống ở núi Vân Đồn, cũng không giống với núi
ở cửa biển Thần Phù. Hoành tráng hùng vĩ nhưng rất thơ mộng Núi Dục Thúy, là bức
tranh như thế:
Như tòa sen nổi lên mặt nước.
Như cảnh tiên rớt xuống trần gian.
Nguyễn Trãi là sự kết tinh của tinh hoa và khí phách dân tộc, Nguyễn Trãi
không sợ thời gian và thơ ông là cây đời mãi mãi xanh tươi.
Có được những vần thơ thiên nhiên là do tình thế, hoàn cảnh của Nguyễn Trãi.
Một trong những bài thơ đó là Bến đò xuân đầu trại, ông viết bài thơ này khi về ở ẩn ở
Côn Sơn. Bài thơ thể hiện sâu sắc tình cảm yêu quê hương, đất nước trong lòng nhà
thơ. Cảnh đẹp giản dị của bến đò trong những ngày mưa xuân ở nông thôn Việt Nam.
Màu cỏ xanh non hòa quyện với sương sớm mùa xuân mờ ảo, tưởng chừng như sương
khói đang bay khắp bến đò. Hòa với màu sắc của cỏ non xanh là màu sáng huyền ảo
của mưa xuân và tiếng nước vỗ trời. Ông thấy tất cả như vắng lặng hắt hiu, im ắng, có
một chút se buồn trước khung cảnh. Hình ảnh đặc sắc nhất là con đò nằm đậu ở bến
sông, im ắng ngủ say suốt ngày. Phải chăng con đò đây chính là Nguyễn Trãi. Giữa
cuộc đời tràn đầy sức xuân mà con đò lại nằm cô đơn như tách biệt với cuộc sống
xung quanh thì thật buồn. Bức tranh xuân được Nguyễn Trãi vẻ lại thật đẹp nhưng
thoáng một nét buồn.
Bên cạnh Bến đò xuân đầu trại, chúng ta còn được biết bài Cuối xuân tức sự
với hình ảnh thiên nhiên đặc sắc nhất là trong hai câu thơ cuối:
Trong tiếng cuốc kêu xuân đã muộn
Đầy sân mưa bụi nở hoa xoan

Đọc câu thơ này, ta cảm nhận thấm thía cái hồn của bức tranh xuân và cũng
chính là cái hồn của bài thơ, tâm hồn thi sĩ của Nguyễn Trãi. Khi đất nước bị ngoại
xâm đe dọa thì lòng yêu nước của họ là lòng căm thù giặc. Trong thời bình lòng yêu
nước của họ là lòng yêu quê hương, yêu cảnh sắc của quê hương đất nước. Mặc dù về
ở ẩn, được thanh thản hòa mình vào thiên nhiên tươi đẹp mà mình yêu thích, nhưng


lòng ông lúc nào cũng cuồn cuộn nghĩ đến trách nhiệm của mình là phải phò vua giúp
nước.
Ông vẫn thiết tha gắn bó với đời, với vua, với triều đình cho nên trong ông có
sự mâu thuẫn. Một mặt, ông muốn rũ bỏ hết bụi bặm nơi triều đình trần tục mà ông
quá thất vọng quay về sống cuộc đời giản dị, thanh bạch nhưng thanh cao, thanh thản.
Mặt khác, ông vẫn muốn trở lại triều đình vì đó là nơi duy nhất để ông có thể thi thố
tài năng cứu giúp nhân dân đau khổ. Mâu thuẫn đó đã hình thành tâm sự đau xót của
ông, khiến ông không lúc nào nguôi day dứt trăn trở. Nhưng ông vẫn đặt lợi ích của
nhân dân trên lợi ích cá nhân.
Tâm sự u ẩn của các nhà thơ phản ánh rõ bản chất xấu xa của chế độ phong
kiến, mặc dù ngay trong thời kì cực thịnh của nhà Hậu Lê, tư tưởng bất đồng vẫn có ở
một số sĩ phu tiết tháo, khao khát đem tài trí giúp đời nhưng bị vùi dập, phải trở về ở
ẩn, trong đó có Nguyễn Trãi, Nguyễn Húc,… được thể hiện rất rõ qua những vần thơ
tả cảnh thiên nhiên ở trên.
Thơ giai đoạn này đánh dấu sự chuyển hướng từ cảm hứng ngợi ca sang phê
phán những suy thoái về đạo đức và hiên thực xã hội. Thiên nhiên đẹp trong hoang
tịch, vắng bóng con người.

1.2.

Thiên nhiên trong thơ văn thế kỷ XVI đến đầu thế kỷ XVIII
Bên cạnh khuynh hướng văn học yêu nước, chúng ta cần phải biết đến khuynh


hướng văn học thỏa mãn với hiện thực và ca tụng các vương triều đây là khuynh
hướng của văn học viết xuyên suốt trong thời kì phong kiến. Đỉnh cao của văn học viết
là vào nửa sau thế kỷ XV, với những sáng tác cung đình của Lê Thánh Tông và các tác
gia thời Hồng Đức. Từ thế kỷ XVI đến đầu thế kỷ XVIII, nội dung cơ bản của khuynh
hướng văn học này không đổi, nhưng ý nghĩa tích cực của nó đã dần dần mất đi, bởi
đối tượng mà nó ca tụng không còn tác dụng lịch sử tích cực như trước.
Đầu thế kỷ XVI, Lê Đức Mao trong khúc ca Nghĩ hộ tám giáp giải thưởng hát ả
đào ca ngợi chính sách huệ dân của triều đình qua việc thể hiện cuộc sống hòa bình,
thuận lợi ở nông thôn:
Mừng xuân, xuân yến, xuân ca,
Bốn dân mưa huệ, trăm nhà gió huân.
Rồi từ đó nhờ ân cấp túc,
Tiếng quản huyền nô nức nhân gia.


Vào đầu thế kỷ XVI, Nguyễn Giản Thanh trong Phụng thành xuân sắc phú biểu
lộ niềm tự hào về kinh đô, ca ngợi cảnh làm ăn thuận lợi của con người, nhưng ông đã
khoa trương khi miêu tả những năm thịnh trị cuối cùng của thời Lê sơ. Nguyễn Giản
Thanh đã kế thừa được truyền thống của Trương Hán Siêu, Nguyễn Bá Thông, Nguyễn
Trãi,…
Thế kỷ XVI là thế kỷ chiến tranh phong kiến, sự tranh giành quyền lực giữa các
tập đoàn quân phiệt dẫn đến những cuộc nội chiến ác liệt và kéo dài. Tấm lòng yêu
thiên nhiên, yêu cuộc đời sâu nặng. Tác phẩm của Nguyễn Bỉnh Khiêm phần lớn viết
trong bối cảnh cuộc sống nhàn tản ở nông thôn và ông tỏ ra rất tâm đắc với đời sống
ẩn cư đó:
Một mai một cuốc một cần câu
Thơ thẩn dầu ai vui thú nào
Thơ ông thể hiện sự gắn bó chân thành giữa con người và cảnh vật. Ông dành
trọn tình cảm chân thành của mình cho nhân dân lao động. Không những thế, trong thơ
ông thường thể hiện tình cảm ấm áp, tâm hồn trong trẻo trong sự gắn bó giữa con

người và cảnh vật:
Trăng trong gió mát là tương thức,
Nước biếc non xanh ấy cố tri.
(Thơ chữ Nôm. Bài số 90)
Gắn bó với thiên nhiên và cuộc sống nơi thôn dã, nhà thơ cảm thấy mình gửi
thân đúng chỗ có thể thoát ra ngoài hiện thực đen tối, để giữ vững lí tưởng và tiết tháo
của mình. Càng ghét thói đời gian xảo, ông càng thấy nông thôn thuần phác, đáng mến
và cuộc sống đạm bạc nơi thôn quê đầy lạc thú.
Thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm cũng nói đến cảnh nhàn tản như thơ Nguyễn Trãi,
nhưng không chứa đựng khí vị ưu uất của một nhân cách cao cả bị chèn ép, mặt khác
lại chứa đựng tâm sự chán nản về đại cuộc thiên hạ và những suy tư về triết lí. Thiên
nhiên đất nước và cuộc sống của nhân dân được miêu tả với phong vị dân tộc đậm đà
hơn, cụ thể và sinh động hơn. Nguyễn Bỉnh Khiêm sống gần trọn một thế kỷ đầy biến
động của chế độ phong kiến Việt Nam. Trong những chấn động làm rạn nứt những
quan hệ nền tảng của chế độ phong kiến, ông vừa vạch trần những thế lực đen tối làm
đảo lộn cuộc sống nhân dân, vừa bảo vệ trung thành cho những giá trị đạo lí tốt đẹp
qua những bài thơ giàu chất triết lí về nhân tình thế thái, bằng thái độ thâm trầm của


bậc đại nho. Cũng vì thế, nhà thơ mới cảm nhận được tất cả vẻ đẹp của cuộc sống nhàn
tản Thu ăn măng trúc, đông ăn giá; Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao (Nhàn). Khác hẳn với
lối hưởng thụ vật chất đắm mình trong bả vinh hoa, Nguyễn Bỉnh Khiêm thụ hưởng
những ưu đãi của thiên nhiên hào phóng bằng tấm lòng hòa hợp với tự nhiên. Tận
hưởng lộc từ thiên nhiên bốn mùa xuân, hạ, thu, đông, nhà thơ cũng được hấp thụ tinh
khí đất trời để lột rửa bao lo toan vướng bận riêng tư. Cuộc sống ấy mang dấu ấn lánh
đời thoát tục, tiêu biểu cho quan niệm độc thiện kỳ thân của các nhà nho. Nhưng gạt
sang một bên những triết lí siêu hình, ta nhận ra con người nghệ sĩ đích thực của
Nguyễn Bỉnh Khiêm, hòa hợp với tự nhiên một cách sang trọng bằng tất cả cái hồn
nhiên trong sạch của lòng mình. Không những thế, những hình ảnh măng trúc, giá, hồ
sen còn mang ý nghĩa biểu tượng gắn kết với phẩm chất thanh cao của người quân tử,

sống không hổ thẹn với lòng mình. Hòa hợp với thiên nhiên là niềm vui của Nguyễn
Bỉnh Khiêm. Ông bộc lộ trọn vẹn nhân cách của bậc đại ẩn tìm về thiên nhiên, về cuộc
sống của nhân dân để đối lập một cách triệt để với cả xã hội phong kiến trên con
đường suy vong thối nát.
Khi nói về thiên nhiên tạo vật, chí lớn vẫn luôn tuôn ra ở đầu ngọn bút, nhà thơ
nhìn vào đâu cũng thấy cảnh vật đẹp. Niềm vui trong tâm hồn tỏa ra cả thế giới xung
quanh, cảnh vật bỗng trở nên xinh tươi đầy thú vị. Niềm hân hoan của nhà thơ cộng
thêm với lòng mến yêu tạo vật được thể hiện trong một bài từ về mùa xuân rất đẹp qua
bài Thưởng xuân từ.
Trong những ngày xa nước xa nhà khi sứ mệnh bang giao bận rộn, tình cảm quê
hương đất nước vẫn canh cánh trong lòng Hoàng hoa mệnh xuất cửu trùng tôn; Yên
Bắc, An Nam mộng lý hồn (Thơ chữ Hán. Vạn thọ thánh tiết thi).
Ngồi trong công quán, trước cái đẹp của bầy chim đỗ trên cành dương liễu, cái
hay của tiếng sáo nước Lỗ thổi đầu thành, nhà thơ không nguôi nỗi thương nước, nhờ
nhà. Ông nhớ cảnh xinh tươi của Tổ quốc khi mùa xuân trở lại Quy quốc giai kỳ xuân
nhật thị; Tân hồng nộn lục sắc ban ba (Thơ chữ Hán. Tự xướng tự họa).
Rồi tưởng như trăng sáng quê hương cũng hay được tâm sự của mình, trong
những ngày đêm giá lạnh ở đất Bắc:
Cộng thiên lý chiếu tri tâm nguyệt…
Bạch vân vọng xá nhập Nam Phong.
(Thơ chữ Hán. Công quán đông dạ hữu hoài)


Những vần thơ như thế đã nói lên rất mực nỗi nhớ nhung xao xuyến, niềm tự
hào bình dị của nhà thơ về quê hương đất nước mình. Một kẻ sĩ có khát vọng cứu dân
giúp đời nhưng bất lực trong hoàn cảnh rối ren, là sự phản kháng, không cộng tác với
nhà nước phong kiến để giữ trọn phẩm giá của mình. Thân nhàn nhưng tâm không
nhàn, suốt đời lo nước thương dân.
Đến giai đoạn này, thơ Nôm chúng ta có thể khẳng định sự giản dị, thuần thục
và thanh thoát của ngôn ngữ văn học dân tộc trong việc đồng hóa chất liệu Hán học,

trên cơ sở tiếp thu ngày càng nhiều ảnh hưởng của nhân dân và ngôn ngữ của văn học
dân gian. Trong thơ Nôm không có đề tài vịnh cảnh, vịnh vật. Chính vì viết bằng ngôn
ngữ văn học dân tộc thiên nhiên đất nước và cuộc sống của nhân dân lại được miêu tả
với một phong vị dân tộc đậm đà hơn, cụ thể và sinh động hơn giai đoạn trước.
Trong thơ chữ Hán, tính dân tộc thể hiện ở chỗ nhà thơ thường vượt ra ngoài
phong cách cao quý của văn chương bác học, để miêu tả một cách phong phú và đa
dạng thiên nhiên đất nước và cuộc sống của dân tộc ta. Bên cạnh tả những mai, lan,
cúc, trúc, long, quy, phượng,… thì còn có chanh, cam, mía, trâu, bò, chổi, dao, mâm,
bát,… Tất cả những thứ vốn rất xa lạ với thơ văn bác học đã đi vào thơ một cách hết
sức tự nhiên, làm cho thơ chữ Hán có một phong vị khác so với thơ văn giai đoạn
trước đây.
Thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm kế thừa cái gân guốc, khỏe mạnh của thơ Nôm
Nguyễn Trãi với sự thuần thục của thơ Nôm thời Lê Thánh Tông. Thành tựu về thơ
Nôm của ông xứng đáng với truyền thống thơ ca dân tộc mà người kế thừa ông sau
này có thể nói là bà chúa thơ Nôm Hồ Xuân Hương.
Nguyễn Bỉnh Khiêm trở thành một tác gia lớn của thế kỷ XVI, ngang tầm với
Nguyễn Trãi ở thế kỷ XV. Nguyễn Trãi đau đời, Nguyễn Bỉnh Khiêm lo đời. Nguyễn
Trãi say đắm, Nguyễn Bỉnh Khiêm tha thiết nhưng mực thước do hiểu được quy luật
của muôn đời. Riêng về thơ Nôm sau Nguyễn Trãi một thế kỷ, thơ Nôm Nguyễn Bỉnh
Khiêm ít chữ cổ hơn, sáng sủa, dễ hiểu hơn. Nhưng Nguyễn Bỉnh Khiêm không phải là
nhà thơ làng cảnh trong dòng thơ trữ tình, càng không phải là nhà thơ hiện thực. Quan
niệm sáng tác, quan niệm thẩm mĩ chủ đạo của thi gia thế kỷ XVI vẫn không nằm
ngoài thi ngôn chí và quan điểm này còn giữ địa vị chủ chốt trong của các nho sĩ đời
sau. Thi ngôn chí có bút pháp, mẫu mực, thể thức, quy định riêng và trở thành truyền
thống. Loại thơ này không có nhiệm vụ và mục đích phản ánh hiện thực khách quan


×