Tải bản đầy đủ (.pdf) (113 trang)

Xây dựng sản phẩm đặc trưng cho du lịch sinh thái bến tre

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (889.11 KB, 113 trang )

GVHD: PHAN ĐÌNH KHÔI

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

MỤC LỤC
---ab--Trang
PHẦN MỞ ĐẦU ................................................................................................. 1
1. SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI ........................................................................ 1
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU.............................................................................. 3
2.1. Mục tiêu chung.......................................................................................... 3
2.2. Mục tiêu cụ thể .......................................................................................... 3
3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..................................................................... 3
3.1. Phương pháp thu thập số liệu ..................................................................... 3
3.2. Phương pháp phân tích số liệu ................................................................... 4
4. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU................................................... 4
4.1. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................... 4
4.2. Thời gian nghiên cứu ................................................................................. 4
4.3. Đối tượng nghiên cứu ................................................................................ 5
4.4. Phạm
ứng dụng
tài.............................................................................
5
Trung tâm Học
liệuviĐH
CầnđềThơ
@ Tài liệu học tập và nghiên cứu
PHẦN NỘI DUNG.............................................................................................. 6
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN ........................................................................ 6
I. MỘT SỐ KHÁI NIỆM VỀ DU LỊCH SINH THÁI ........................................... 6
1. Định nghĩa du lịch sinh thái .......................................................................... 6
2. Khách du lịch sinh thái ................................................................................. 6


3. Tài nguyên du lịch sinh thái .......................................................................... 7
3.1 Khái niệm............................................................................................... 7
3.2 Các loại tài nguyên du lịch sinh thái cơ bản............................................ 7
II. CÁC LOẠI HÌNH DU LỊCH SINH THÁI Ở VIỆT NAM................................ 8
III. SẢN PHẨM DU LỊCH ................................................................................... 10
1. Khái niệm ..................................................................................................... 10
2. Cơ cấu của sản phẩm du lịch......................................................................... 12
2.1. Những thành phần tạo lực hút................................................................ 12
2.2. Cơ sở du lịch ......................................................................................... 12
2.3. Dịch vụ du lịch...................................................................................... 12
3. Những đặc tính của sản phẩm du lịch............................................................ 12
SVTH: PHAN NGỌC THÚY NGA

™v˜


GVHD: PHAN ĐÌNH KHÔI

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

IV. CÁC PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH ............................................................. 13
1. Phương pháp tần số....................................................................................... 13
2. Phương pháp phân tích bảng chéo................................................................. 14
2.1. Định nghĩa............................................................................................. 14
2.2. Phân tích cross - tabulation hai biến ...................................................... 14
3. Phương pháp Willingness To Pay ................................................................. 15
4. Phương pháp phân tích ma trận SWOT......................................................... 16
5. Phương pháp kết hợp.................................................................................... 17
V. MÔ HÌNH TÓM TẮT NỘI DUNG PHÂN TÍCH ............................................ 17
CHƯƠNG 2. GIỚI THIỆU VỀ SỞ THƯƠNG MẠI DU LỊCH BẾN TRE

VÀ HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH BẾN TRE.................................. 19
I. GIỚI THIỆU VỀ SỞ THƯƠNG MẠI DU LỊCH BẾN TRE.............................. 19
II. ĐÁNH GIÁ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ CÁC
NGUỒN LỰC PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH BẾN TRE ................. 20
1. Điều kiện tự nhiên ........................................................................................ 20
1.1. Tài nguyên địa hình ............................................................................... 20

Trung tâm Học
ĐH.................................................................................................
Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
1.2.liệu
Khí hậu
20
1.3. Tài nguyên sinh vật ............................................................................... 20
2. Điều kiện kinh tế - xã hội và tài nguyên du lịch nhân văn ............................. 20
2.1. Điều kiện kinh tế - xã hội ...................................................................... 20
2.2. Tài nguyên du lịch nhân văn.................................................................. 20
3. Hiện trạng hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội........................ 23
3.1. Hệ thống hạ tầng kỹ thuật phục vụ du lịch............................................. 23
3.2. Hệ thống hạ tầng xã hội......................................................................... 24
III. PHÂN TÍCH HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH BẾN TRE ................. 25
1. Các điểm du lịch tự nhiên và làng nghề truyền thống.................................... 25
2. Một số tour du lịch Bến Tre.......................................................................... 29
3. Tình hình khách du lịch đến Bến Tre giai đoạn 2003 – 2005 ........................ 31
3.1. Thị trường khách du lịch quốc tế ........................................................... 32
3.2. Thị trường khách du lịch nội địa............................................................ 33
4. Thu nhập ngành du lịch ................................................................................ 33
5. Cơ sở vật chất kỹ thuật ngành du lịch ........................................................... 34

SVTH: PHAN NGỌC THÚY NGA


™ vi ˜


GVHD: PHAN ĐÌNH KHÔI

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

5.1. Cơ sở lưu trú ......................................................................................... 34
5.2. Các cơ sở phục vụ ăn uống .................................................................... 35
5.3. Các điểm du lịch, vui chơi giải trí và các tiện nghi khác ........................ 35
6. Lao động ngành du lịch ................................................................................ 36
7. Đầu tư phát triển du lịch ............................................................................... 37
7.1. Công tác chuẩn bị đầu tư ....................................................................... 37
7.2. Về đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng......................................................... 37
8. Công tác quảng bá xúc tiến sản phẩm du lịch ............................................... 37
8.1. Công tác nghiên cứu thị trường ............................................................. 37
8.2. Công tác tuyên truyền, quảng bá............................................................ 38
9. Đánh giá chung về hiện trạng phát triển du lịch Bến Tre............................... 38
CHƯƠNG 3. PHÂN TÍCH SẢN PHẨM DU LỊCH SINH THÁI BẾN TRE... 40
I. PHÂN TÍCH HIỆN TRẠNG CỦA DU LỊCH SINH THÁI BẾN TRE .............. 40
1. Lý do khách đến du lịch Bến Tre .................................................................. 40
2. Nhận xét về du lịch sinh thái Bến Tre ........................................................... 42
3. Phân tích khả năng trở lại và vai trò tuyên truyền, quảng bá của khách về

Trung tâmduHọc
liệu
Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
lịch sinh
tháiĐH

Bến Cần
Tre.......................................................................................
43
3.1. Khả năng trở lại..................................................................................... 43
3.2. Vai trò tuyên truyền, quảng bá du lịch của khách .................................. 45
II. PHÂN TÍCH NHẬN XÉT VÀ SỰ THỎA MÃN CỦA KHÁCH VỀ CÁC
ĐIỂM DU LỊCH SINH THÁI TIÊU BIỂU TẠI BẾN TRE .................................. 46
1. Phân tích nhận xét về các điểm du lịch sinh thái tại Bến Tre......................... 46
2. Phân tích mức độ thỏa mãn của khách khi đến các điểm du lịch tại Bến
Tre... ..................................................................................................................... 48
III. PHÂN TÍCH YẾU TỐ ĐẶC TRƯNG TẠI CÁC ĐIỂM DU LỊCH SINH
THÁI Ở BẾN TRE ............................................................................................... 49
1. Phân tích mức độ hài lòng của khách về các yếu tố tại điểm du lịch ............. 49
1.1. Mức độ hài lòng về dịch vụ chính tại điểm du lịch ............................... 50
1.2. Mức độ hài lòng về dịch vụ bổ sung ..................................................... 51
1.3. Mức độ hài lòng về nhân viên phục vụ ................................................. 52
1.4. Mức độ hài lòng về cảnh quan của các điểm du lịch ............................ 53
1.5. Mức độ hài lòng về vệ sinh môi trường ................................................ 54

SVTH: PHAN NGỌC THÚY NGA

™ vii ˜


GVHD: PHAN ĐÌNH KHÔI

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

2. Phân tích mức độ khác biệt về các yếu tố tại điểm du lịch ........................... 55
2.1. Mức độ khác biệt của hoạt động, dịch vụ tại các điểm du lịch sinh thái

Bến Tre................................................................................................................. 55
2.2. Mức độ khác biệt của nhân viên phục vụ tại các điểm du lịch............... 56
2.3. Mức độ khác biệt của cảnh quan tại điểm du lịch.................................. 57
IV. PHÂN TÍCH TÍNH ĐẶC TRƯNG CỦA CÁC HOẠT ĐỘNG, DỊCH VỤ
CỦA DU LỊCH SINH THÁI BẾN TRE ............................................................... 58
1. Phân tích mức độ ưa thích của khách đối với các hoạt động, dịch vụ của du
lịch sinh thái Bến Tre............................................................................................ 58
2. Đánh giá của khách về sự khác biệt các của hoạt động, dịch vụ ................... 59
CHƯƠNG 4. XÂY DỰNG SẢN PHẨM ĐẶC TRƯNG VÀ GIẢI PHÁP
PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI BẾN TRE............................................. 62
I. CƠ SỞ ĐỂ XÂY DỰNG SẢN PHẨM ĐẶC TRƯNG VÀ ĐỀ RA GIẢI
PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI BẾN TRE ...................................... 62
1. Định hướng phát triển du lịch của tỉnh Bến Tre ............................................ 62
2. Dự báo về du lịch ......................................................................................... 62

Trung tâm Học
ĐHhoạt
Cần
Thơ
@mong
Tài đợi
liệu
tập và nghiên cứu
3. Tìmliệu
hiểu các
động,
dịch vụ
củahọc
khách...................................
63

4. Đánh gía thế mạnh về du lịch của các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long.......... 64
5. Phân tích SWOT cho du lịch sinh thái Bến Tre............................................. 65
II. XÂY DỰNG SẢN PHẨM ĐẶC TRƯNG CHO DU LỊCH SINH THÁI BẾN
TRE ..................................................................................................................... 67
1. Xây dựng sản phẩm đặc trưng theo cụm du lịch............................................ 68
1.1. Cụm du lịch trung tâm ........................................................................... 68
1.2. Cụm du lịch Giồng Trôm – Ba Tri......................................................... 69
1.3. Cụm du lịch Mỏ Cày - Chợ Lách........................................................... 69
2. Xây dựng các tour du lịch đặc trưng ........................................................... 70
2.1. Tour du lịch Châu Thành - Thị xã - Giồng Trôm - Ba Tri...................... 70
2.2. Tour du lịch Châu Thành - Mỏ Cày - Chợ Lách ................................... 70
2.3. Tour du lịch chuyên đề ......................................................................... 71
2.4. Tour du lịch kết hợp ............................................................................. 71
3. Xây dựng nét đặc trưng cho các điểm du lịch, cơ sở ăn uống - lưu trú ......... 72
4. Xây dựng các hoạt động, dịch vụ du lịch đặc trưng...................................... 73

SVTH: PHAN NGỌC THÚY NGA

™ viii ˜


GVHD: PHAN ĐÌNH KHÔI

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

III. CÁC GIẢI PHÁP ĐỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI BẾN TRE ........ 73
1. Giải pháp về đầu tư phát triển du lịch ........................................................... 73
2. Giải pháp về sản phẩm - thị trường............................................................... 74
3. Giải pháp về công tác xúc tiến, quảng bá du lịch .......................................... 75
4. Giải pháp về đào tạo nguồn nhân lực ............................................................ 75

5. Giải pháp về nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về du lịch ......................... 76
6. Giải pháp về bảo vệ tài nguyên, môi trường.................................................. 77
PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................ 79
1. KẾT LUẬN ..................................................................................................... 79
2. KIẾN NGHỊ ..................................................................................................... 80
1.1. Đối với Ủy ban nhân dân tỉnh .................................................................... 80
1.2. Đối với Sở Thương mại – Du lịch.............................................................. 80
1.3. Đối với các điểm du lịch............................................................................ 81
PHẦN PHỤ LỤC................................................................................................ 82
CÁC BIỂU BẢNG SỬ DỤNG TRONG ĐỀ TÀI............................................. 82
BẢNG CÂU HỎI PHỎNG VẤN KHÁCH NỘI ĐỊA....................................... 99

Trung tâm Học
liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
QUESTIONNAIRE..........................................................................................
102
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................. 105

SVTH: PHAN NGỌC THÚY NGA

™ ix ˜


GVHD: PHAN ĐÌNH KHÔI

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

DANH MỤC BIỂU BẢNG
-------ab------Trang
Bảng 1. Sơ đồ ma trận SWOT .............................................................................. 16

Bảng 2. Mô hình phân tích kết hợp ....................................................................... 17
Bảng 3. Số khách du lịch đến Bến Tre và cả nước giai đoạn 2003-2005 ............... 31
Bảng 4. Cơ cấu khách du lịch quốc tế đến Bến Tre và cả nước giai đoạn 2003 –
2005 ..................................................................................................................... 32
Bảng 5. Cơ cấu khách nội địa đến Bến Tre giai đoạn 2003 - 2005 ....................... 33
Bảng 6. Thu nhập ngành du lịch của Bến Tre giai đoạn 2003 – 2005 .................... 33
Bảng 7. Hiện trạng phát triển hệ thống lưu trú giai đoạn 2003 - 2005 .................. 34
Bảng 8. Lực lượng lao động ngành du lịch Bến Tre giai đoạn 2003 - 2005 ........... 36
Bảng 9. Lý do khách đến du lịch Bến Tre ............................................................. 41
Bảng 10. Nhận xét về du lịch sinh thái Bến Tre .................................................... 42
11.liệu
Khả năng
lại của
khách
lịch.........................................................
43
Trung tâmBảng
Học
ĐHtrở
Cần
Thơ
@duTài
liệu học tập và nghiên cứu
Bảng 12. Lý do khách dự định đến Bến Tre lần nữa.............................................. 44
Bảng 13. Lý do giới thiệu về du lịch sinh thái Bến Tre ......................................... 45
Bảng 14. Nhận xét chung về điểm du lịch của khách ............................................ 46
Bảng 15. Nhận xét chung về điểm du lịch theo hình thức đi du lịch...................... 47
Bảng 16. Mức độ thỏa mãn của khách du lịch....................................................... 48
Bảng 17. Mức độ hài lòng của khách về dịch vụ chính tại điểm du lịch ................ 50
Bảng 18. Mức độ hài lòng của khách về dịch vụ bổ sung tại điiểm du lịch............ 51

Bảng 19. Mức độ hài lòng của khách về nhân viên phục vụ tại điểm du lịch......... 52
Bảng 20. Mức độ hài lòng của khách về cảnh quan tại điểm du lịch ..................... 53
Bảng 21. Mức độ hài lòng của khách về vệ sinh môi trường tại điểm du lịch........ 54
Bảng 22. Nhận xét về mức độ khác biệt của hoạt động – dịch vụ tại các điểm du
lịch theo loại khách............................................................................................... 55
Bảng 23. Nhận xét về mức độ khác biệt của nhân viên phục vụ tại các điểm du
lịch theo loại khách .............................................................................................. 56

SVTH: PHAN NGỌC THÚY NGA

™x˜


GVHD: PHAN ĐÌNH KHÔI

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

Bảng 24. Nhận xét về mức độ khác biệt của cảnh quan tại các điểm du lịch theo
loại khách ............................................................................................................. 57
Bảng 25. Mức độ ưa thích của khách du lịch đối với các hoạt động dịch vụ.......... 59
Bảng 26. Các hoạt động, dịch vụ khác biệt ........................................................... 60
Bảng 27. Dự báo khách du lịch đến Bến Tre giai đoạn 2005 - 2010 ...................... 62
Bảng 28. Dự báo cơ cấu chi tiêu của khách du lịch đến Bến Tre giai đoạn 2005 –
2010 ..................................................................................................................... 63
Bảng 29. Ma trận SWOT ..................................................................................... 65

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

SVTH: PHAN NGỌC THÚY NGA


™ xi ˜


GVHD: PHAN ĐÌNH KHÔI

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

DANH MỤC HÌNH
------ab-----Trang
Hình 1. Mô hình tóm tắt nội dung phân tích.......................................................... 18
Hình 2. Khu du lịch Cồn Phụng ............................................................................ 25
Hình 3. Sân chim Vàm Hồ.................................................................................... 26
Hình 4. Đi xe ngựa ngắm cảnh làng quê ............................................................... 27
Hình 5. Rừng ngập mặn Khâu Băng ..................................................................... 27
Hình 6. Làng kiểng Chợ Lách .............................................................................. 28
Hình 7. Sầu riêng Cái Mơn ................................................................................... 28

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

SVTH: PHAN NGỌC THÚY NGA

™ xii ˜


GVHD: PHAN ĐÌNH KHÔI

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

PHẦN MỞ ĐẦU
I. SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

Du lịch nói chung và du lịch sinh thái nói riêng đã và đang phát triển nhanh
chóng trên phạm vi toàn cầu. Đặc biệt trong hai thập kỷ qua, du lịch sinh thái như
một hiện tượng và một xu thế phát triển ngày càng chiếm được sự quan tâm của
nhiều người, bởi đó là loại hình du lịch thiên nhiên có trách nhiệm, hỗ trợ các
mục tiêu bảo tồn môi trường tự nhiên, các giá trị văn hoá bản địa, phát triển cộng
đồng, đồng thời đem lại những nguồn lợi kinh tế to lớn, góp phần tích cực vào sự
phát triển du lịch nói riêng và phát triển kinh tế xã hội nói chung.
Những năm qua, nước ta xem du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn, vì thế
ngành du lịch được chú trọng đầu tư phát triển. Trong chiến lược quy hoạch phát
triển du lịch chung của cả nước, khu vực đồng bằng sông Cửu Long được xem là
vùng trọng điểm phát triển du lịch của quốc gia. Đây là khu vực có tiềm năng du
lịch dồi dào và độc đáo nhất, không giống bất kỳ vùng miền nào trên cả nước, ở
đây có hệ thống kênh rạch chằng chịt, các vườn cây ăn trái, và có nhiều hệ sinh

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
thái khác nhau như hệ sinh thái nước ngọt, nước lợ, nước mặn, thuận lợi để phát

triển du lịch sinh thái và du lịch văn hoá. Tuy nhiên thời gian qua, ngành du lịch
ở các tỉnh trong khu vực phát triển rất chậm chạp, du lịch vẫn chưa trở thành
ngành kinh tế mũi nhọn như tiềm năng sẵn có của vùng. Lượng khách trong nước
cũng như quốc tế đến đồng bằng sông Cửu Long vẫn còn rất ít. Năm 2005, khách
du lịch đến đồng bằng sông Cửu Long chỉ hơn 4 triệu lượt khách trong nước và
635.000 lượt khách quốc tế, doanh thu đạt 373,4 tỷ đồng. Đây là kết quả rất thấp
so với vùng trọng điểm du lịch khác trong cả nước. Việc ngành du lịch phát triển
chậm có nhiều nguyên nhân trong đó có một nguyên nhân quan trọng đó là sản
phẩm du lịch của các tỉnh trong khu vực còn ở dạng thô, chưa đa dạng, chưa độc
đáo và chưa có sắc thái riêng, các chương trình du lịch đa số là giống nhau, chỉ
cần đến một nơi là có thể biết hết đồng bằng sông Cửu Long. Từ đó, du khách dễ
có cảm giác nhàm chán, chưa tạo được ấn tượng và chưa lưu giữ được khách du
lịch. Vì vậy, du lịch đồng bằng sông Cửu Long muốn phát triển thì cần kết hợp

một cách hài hòa giữa các chiến lược, chính sách phát triển với nguồn lực tự
nhiên để khai thác và phát huy những sản phẩm đặc trưng của mình.
SVTH: PHAN NGỌC THÚY NGA

™1˜


GVHD: PHAN ĐÌNH KHÔI

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

Trong các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, Bến Tre là một vùng đất khá
đặc biệt, như một hòn đảo lớn nổi giữa vùng đồng bằng Nam Bộ. Tiềm năng du
lịch xứ dừa quả là phong phú, đa dạng bởi Bến Tre có những vườn dừa bạt ngàn,
có biển, có rừng, vườn cây ăn trái, sân chim, nhà cổ, mộ và đền thờ các danh
nhân nổi tiếng ở đất Nam Kỳ xưa. Đặc biệt, Bến Tre có tới 13 di tích văn hóa lịch sử quốc gia như: đền thờ Nguyễn Ngọc Thăng (Lãnh Binh Thăng); đình
Bình Hòa; nhà ông Mười Trác (nơi cố Tổng Bí thư Lê Duẩn đến ở, hoạt động
cách mạng); khu di tích nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu; đền thờ và mộ cụ Võ
Trường Toản; đình Phú Lễ; cây da đôi (nơi thành lập chi bộ Đảng Cộng sản đầu
tiên tại Bến Tre - Ba Tri); di tích Đồng Khởi (Định Thủy); căn cứ Thành ủy Sài
Gòn - Gia Định (Tân Phú Tây); chùa Tuyên Linh - nơi thân sinh của Bác Hồ, cụ
Nguyễn Sinh Sắc - đã có thời gian ở tại chùa để bàn việc nước với các nhà sư;
bến tiếp nhận vũ khí Bắc-Nam (Thạnh Phong, Thạnh Phú); đình Tân Thạch
(Châu Thành). Và hiện nay, đền thờ của cố Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Định
(Lương Hòa) và đền thờ cố Thủ tướng Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa
miền Nam Việt Nam Huỳnh Tấn Phát (Châu Hưng) đã được xây dựng trang

Trung tâmnghiêm,
Học liệu
ĐH khách

Cần đến
Thơ
@quan.
Tài Và
liệu
và nghiên
cứu
đón nhiều
tham
gầnhọc
đây, tập
qua đóng
góp tiền của
nhân dân, mộ và đền thờ cụ Phan Thanh Giản tại xã Bảo Thạnh (Ba Tri) cũng đã
được trùng tu…
Một tiềm năng khác, đó là bóng mát, vườn cây ăn trái, sông nước êm đềm
của xứ dừa. Ở đó, bên những con rạch uốn khúc in bóng hàng dừa nước xanh
tươi hay dưới những tán dừa đong đưa, mát rượi là những xóm nghề truyền
thống, nơi sản xuất những đặc sản của xứ dừa như kẹo dừa, kẹo chuối, bánh
tráng, bánh phồng, bánh dừa, nước màu dừa…; hàng thủ công mỹ nghệ dừa; và
đặc biệt, những vườn cây ăn trái ở Châu Thành, Chợ Lách đã có thể cho trái ngọt
quanh năm như chôm chôm chẳng hạn, là điều kiện lý tưởng cho du lịch sinh
thái. Tóm lại, đó là những cái nền thuận lợi để phát triển du lịch sinh thái và du
lịch tìm hiểu văn hóa truyền thống, đây cũng là thế mạnh của Bến Tre.
Mặc dù có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch nhất là du lịch sinh thái
nhưng cũng như các tỉnh khác trong khu vực, Bến Tre vẫn chưa thu hút được
nhiều khách du lịch mà một trong số những nguyên nhân quan trọng đã được đề
cập ở trên. Từ đó, Bến Tre cần phải tạo cho mình sản phẩm du lịch đặc trưng thì

SVTH: PHAN NGỌC THÚY NGA


™2˜


GVHD: PHAN ĐÌNH KHÔI

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

ngành du lịch mới có thể có những bước tiến mới. Với suy nghĩ như vậy và mong
muốn được đóng góp chút công sức vào việc phát triển du lịch quê hương mình,
tôi đã quyết định chọn đề tài “Xây dựng sản phẩm đặc trưng cho du lịch sinh
thái Bến Tre”. Tôi hy vọng đề tài này có thể giúp ích cho việc định hướng xây
dựng sản phẩm du lịch của Bến Tre để du lịch Bến Tre ngày càng phát triển.
II. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
II.1 Mục tiêu chung
Đề tài tập trung nghiên cứu về sản phẩm du lịch sinh thái đặc trưng của Bến
Tre. Từ đó, đề ra các phương hướng giải pháp để xây dựng sản phẩm đặc trưng
và phát triển du lịch sinh thái Bến Tre, góp phần hạn chế và khắc phục những
khó khăn mà du lịch sinh thái Bến Tre đang gặp phải, đồng thời góp phần vào
việc phát triển du lịch Bến Tre.
II.2 Mục tiêu cụ thể
Với mục tiêu chung trên, đề tài cần nghiên cứu các vấn đề cụ thể sau:
- Phân tích hiện trạng phát triển du lịch Bến Tre.
- Phân tích về sản phẩm du lịch sinh thái của Bến Tre, trong đó tập trung

Trung tâmchủ
Học
liệutích
ĐHcácCần
@ Tài

liệu
tậptạivà
cứu
yếu phân
yếu tốThơ
ảnh hưởng
đến du
lịchhọc
sinh thái
cácnghiên
điểm du lịch
sinh thái của huyện Châu Thành, và các hoạt động - dịch vụ du lịch ở đây để xác
định nét đặc trưng, mặt mạnh - mặt yếu của sản phẩm du lịch đó.
- Đưa ra một số phương hướng, giải pháp để xây dựng sản phẩm đặc
trưng và phát triển du lịch sinh thái Bến Tre.
III. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
III.1 Phương pháp thu thập số liệu
Để thực hiện đề tài này tôi tiến hành thu thập cả số liệu thứ cấp lẫn số liệu
sơ cấp.
- Số liệu thứ cấp: các số liệu và tài liệu của Sở Thương Mại Du Lịch Bến
Tre, một số báo và tạp chí kinh tế -du lịch, tài liệu về hội thảo xây dựng hình ảnh
du lịch An Giang và phát triển du lịch đồng bằng sông Cửu Long, các tài liệu
chuyên ngành, nguồn tài liệu từ internet với các trang web về du lịch.
- Số liệu sơ cấp: được thu thập thông qua việc phỏng vấn trực tiếp khách
du lịch tại một số điểm du lịch sinh thái của Bến Tre.

SVTH: PHAN NGỌC THÚY NGA

™3˜



GVHD: PHAN ĐÌNH KHÔI

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

• Đối tượng phỏng vấn: Khách quốc tế và nội địa đến du lịch tại
các điểm du lịch sinh thái của Bến Tre.
• Cách tiếp cận: Đến các điểm du lịch sinh thái đã chọn trước gặp
người quản lý, hướng dẫn viên để xin phỏng vấn khách, sau khi được chấp thuận
sẽ gặp trực tiếp khách để phỏng vấn.
• Cỡ mẫu: Do số khách quốc tế và khách nội địa đến du lịch tại Bến
Tre trong năm qua có tỷ lệ gần bằng nhau và để cho việc phân tích có ý nghĩa
nên tôi đã chọn cỡ mẫu là 60 mẫu trong đó số mẫu phỏng vấn khách quốc tế và
khách nội địa ngang nhau (mỗi nhóm khách là 30 mẫu).
• Trong số liệu sơ cấp này, tôi cũng phỏng vấn một số hướng dẫn
viên để tìm hiểu suy nghĩ của họ về du lịch sinh thái Bến Tre, để có những thông
tin cho phần định hướng và giải pháp phát triển.
III.2 Phương pháp phân tích số liệu
Số liệu sau khi được thu thập, được phân tích bằng nhiều phương pháp khác
nhau với sự hỗ trợ của phần mềm xử lý và thống kê thông dụng (SPSS).
Các phương pháp phân tích cụ thể như sau:

Trung tâm Học- liệu
ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Phương pháp tần số (Frequency)
- Phương pháp phân tích bảng chéo (Cross – Tabulation)
- Phương pháp Willingness To Pay
- Phương pháp phân tích ma trận SWOT
IV. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
IV.1 Phạm vi nghiên cứu

Đề tài tập trung nghiên cứu về sản phẩm du lịch sinh thái Bến Tre, đặc biệt
tập trung vào các điểm du lịch sinh thái của huyện Châu Thành và một số hoạt
động, dịch vụ du lịch ở đây.
IV.2 Thời gian nghiên cứu
Đề tài được thực hiện trong vòng 04 tháng từ tháng 02 đến tháng 06 năm
2006. Bắt đầu thu thập số liệu từ ngày 10/04/2006 đến ngày 08/05/2006.

SVTH: PHAN NGỌC THÚY NGA

™4˜


GVHD: PHAN ĐÌNH KHÔI

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

IV.3 Đối tượng nghiên cứu
Các điểm du lịch sinh thái tại các xã ven sông huyện Châu Thành, tỉnh Bến
Tre: khu du lịch Tân Phú, Phong Phú, Hảo Ái, Quê Dừa, Hồng Vân.
Đối tượng phỏng vấn: khách quốc tế và khách nội địa đến du lịch tại các
điểm trên.
IV.4 Phạm vi ứng dụng đề tài
Đề tài chỉ nghiên cứu trực tiếp tại một số điểm du lịch sinh thái tại huyện
Châu Thành nhưng do du lịch sinh thái ở đây phát triển nhất trong tỉnh và cũng
thu hút nhiều khách nhất nên có thể đảm bảo được tính đại diện trong việc phân
tích. Bên cạnh đó còn kết hợp với các nguồn dữ liệu khác để phân tích nên đề tài
có thể được sử dụng làm tư liệu trong việc nghiên cứu, phát triển du lịch sinh thái
Bến Tre.

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu


SVTH: PHAN NGỌC THÚY NGA

™5˜


GVHD: PHAN ĐÌNH KHÔI

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN
I. MỘT SỐ KHÁI NIỆM VỀ DU LỊCH SINH THÁI
I.1 Định nghĩa du lịch sinh thái
Có nhiều định nghĩa khác nhau về du lịch sinh thái, các định nghĩa này
được trình bày trong quyển sách “Du lịch sinh thái những vấn đề về lý luận và
thực tiễn phát triển ở Việt Nam”, tác giả Phạm Trung Lương định nghĩa du lịch
sinh thái như sau:
“Du lịch sinh thái là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên và văn hoá bản
địa, gắn với giáo dục môi trường, có đóng góp cho nỗ lực bảo tồn và phát triển
bền vững, với sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương”
Đây cũng chính là định nghĩa về du lịch sinh thái ở Việt Nam, định nghĩa
Trung tâm Học
liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
này là sự mở đầu thuận lợi cho các bước tiếp theo trong quá trình phát triển của
du lịch sinh thái ở Việt Nam.
I.2 Khách du lịch sinh thái
Khái niệm về khách du lịch và khách du lịch sinh thái được hiểu như sau:

“Khách du lịch là người đi du lịch hoặc kết hợp đi du lịch, trừ trường hợp đi
học, làm việc hoặc hành nghề để nhận thu nhập ở nơi đến”.
Khác với khách du lịch thông thường, “khách du lịch sinh thái là những
người quan tâm hơn cả đến các giá trị tự nhiên và giá trị nhân văn ở những khu
vực thiên nhiên hoang dã”. Vì vậy, khách du lịch sinh thái mang những đặc điểm
cơ bản có thể kể đến là:
- Đó thường là những người đã trưởng thành, có thu nhập cao, có giáo
dục và có sự quan tâm đến môi trường thiên nhiên.
- Khách du lịch sinh thái thường là những người thích hoạt động ngoài
thiên nhiên. Tỷ lệ khách nam nữ là ngang nhau và đây thường là những khách du
lịch có kinh nghiệm.

SVTH: PHAN NGỌC THÚY NGA

™6˜


GVHD: PHAN ĐÌNH KHÔI

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

- Khách du lịch sinh thái thường có thời gian đi du lịch dài hơn và mức
chi tiêu / ngày nhiều hơn so với khách ít quan tâm đến thiên nhiên.
- Họ không đòi hỏi thức ăn hoặc nhà nghỉ cao cấp đầy đủ tiện nghi, mặc
dù họ có khả năng chi trả dịch vụ này. Điều này phản ánh nhận thức của họ rằng
các cơ sở vật chất mà họ sử dụng ít ảnh hưởng nhất đến môi trường tự nhiên.
I.3 Tài nguyên du lịch sinh thái
I.3.1 Khái niệm
Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử, di tích cách
mạng, giá trị nhân văn, công trình lao động sáng tạo của con người có thể được

sử dụng nhằm thỏa mãn nhu cầu du lịch, là yếu tố cơ bản để hình thành các điểm
du lịch, khu du lịch nhằm tạo ra sức hấp dẫn du lịch.
Là loại hình du lịch phát triển dựa vào thiên nhiên và văn hóa bản địa, tài
nguyên du lịch sinh thái là một bộ phận quan trọng của tài nguyên du lịch bao
gồm các thành phần và các thể tổng hợp tự nhiên, các giá trị văn hóa bản địa gắn
với một hệ sinh thái cụ thể được khai thác, sử dụng để tạo ra các sản phẩm du
lịch sinh thái, phục vụ cho mục đích phát triển du lịch nói chung, du lịch sinh thái

Trung tâmnóiHọc
riêng.liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
I.3.2 Các loại tài nguyên du lịch sinh thái cơ bản
Tài nguyên du lịch sinh thái của Việt Nam rất phong phú và đa dạng mà
tiêu biểu là một số loại sau:
- Các hệ sinh thái điển hình:
+ Hệ sinh thái rừng nhiệt đới
+ Hệ sinh thái núi cao
+ Hệ sinh thái đất ngập nước
+ Hệ sinh thái san hô, cỏ biển
+ Hệ sinh thái biển đảo
+ Hệ sinh thái nông nghiệp
- Các tài nguyên du lịch sinh thái đặc thù:
+ Miệt vườn
+ Sân chim
+ Cảnh quan tự nhiên
- Văn hóa bản địa:

SVTH: PHAN NGỌC THÚY NGA

™7˜



GVHD: PHAN ĐÌNH KHÔI

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

+ Đặc điểm sinh hoạt văn hóa với các lễ hội truyền thống.
+ Kiến thức canh tác, khai thác, bảo tồn và sử dụng các loài sinh vật
phục vụ cuộc sống của cộng đồng.
+ Kiến trúc dân gian, công trình gắn với các truyền thuyết, đặc điểm tự
nhiên của khu vực.
+ Các sản phẩm thủ công mỹ nghệ gắn liền với cuộc sống của cộng
đồng.
+ Các di tích lịch sử văn hóa, khảo cổ gắn liền với lịch sử phát triển, tín
ngưỡng của cộng đồng.
Trong các loại tài nguyên trên, Bến Tre có tài nguyên du lịch thuộc hệ sinh
thái nông nghiệp, các tài nguyên du lịch sinh thái đặc thù (miệt vườn, sân chim,
cảnh quan tự nhiên), và tài nguyên du lịch văn hóa (các lễ hội truyền thống, kiến
thức canh tác, sản phẩm thủ công mỹ nghệ, di tích lịch sử). Các tài nguyên này
góp phần vào việc phát triển du lịch sinh thái Bến Tre, và ta sẽ tìm hiểu các tài
nguyên này trong chương 2 của đề tài.
II. CÁC LOẠI HÌNH DU LỊCH SINH THÁI Ở VIỆT NAM 1

Trung tâm Học
Thơ
@ Tài
liệu du
học
cứu
Việtliệu
NamĐH

hiện Cần
nay chưa
có những
sản phẩm
lịchtập
sinh và
thái nghiên
đích thực mà
mới chỉ là những loại hình du lịch thiên nhiên mang màu sắc của du lịch sinh
thái, bao gồm:
- Dã ngoại: là hình thức du lịch đưa con người về với thiên nhiên, sản
phẩm du lịch chủ yếu là tham quan thắng cảnh, hiện khá phổ biến ở Việt Nam.
- Leo núi: là loại hình du lịch chinh phục các đỉnh cao. Ngoài ra còn có
thể kể đến các tour du lịch hành hương lễ hội đến các điểm di tích lịch sử văn hoá
ở các khu bảo tồn thiên nhiên như Chùa Hương, Yên Tử...
- Đi bộ trong rừng: là hình thức du lịch sinh thái được ưa chuộng ở nhiều
nước trên thế giới. Ở Việt Nam, bộ trong rừng là hình thức du lịch kết hợp tham
quan các cảnh quan tự nhiên ở các vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên
đang phát triển.
- Tham quan, nghiên cứu đa dạng sinh học ở các vườn quốc gia, khu bảo
tồn thiên nhiên: đây là hình thức du lịch sinh thái phổ biến thu hút sự quan tâm

Phạm Trung Lương - 2002 - Du lịch sinh thái những vấn đề về lý luận và thực tiễn phát triển
ở Việt Nam.

1

SVTH: PHAN NGỌC THÚY NGA

™8˜



GVHD: PHAN ĐÌNH KHÔI

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

đặc biệt của khách du lịch đến từ những thị trường khác nhau. Tuy nhiên ở Việt
Nam hiện nay hình thức này còn chưa phát triển.
- Tham quan miệt vườn: là loại hình du lịch sinh thái với sản phẩm chủ
yếu là tham quan nghiên cứu hệ sinh thái nông nghiệp, đặc biệt ở các miệt vườn
đồng bằng sông Cửu Long. Hình thức này mặc dù mới phát triển trong thời gian
gần đây song đã thu hút được khá nhiều khách du lịch trong và ngoài nước.
- Quan sát chim: các sân chim ở Việt Nam, nhất là ở đồng bằng sông Cửu
Long có số lượng chim lớn, thành phần loài phong phú với nhiều loài đặc hữu
quý hiếm, là nơi thu hút nhiều nhà khoa học và du khách tới nghiên cứu.
- Thăm bản làng dân tộc: việc thăm các bản làng dân tộc trong các vườn
quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên thường được kết hợp tổ chức trong các tour du
lịch. Khách du lịch có cơ hội tìm hiểu về các giá trị văn hoá bản địa như tập tục
sinh hoạt, sản xuất, hoạt động lễ hội, văn hóa dân gian, các sản phẩm thủ công
truyền thống, các di tích lịch sử, kiến trúc nghệ thuật, các đặc sản ẩm thực... được
hình thành và phát triển gắn liền với các đặc điểm sinh thái tự nhiên của khu vực.
- Du thuyền: Việt Nam có nhiều sông hồ cùng với bờ biển dài hơn 3200

Trung tâmkm.
Học
CầnlợiThơ
học
nghiên
cứu
Đâyliệu

là tiềnĐH
đề thuận
để tổ @
chứcTài
loại liệu
hình du
lịchtập
thamvà
quan
thắng cảnh
trên du thuyền đầy hấp dẫn. Hiện nay các tour du lịch sông nước đồng bằng sông
Cửu Long kết hợp tham quan các miệt vườn trên các cù lao hoặc ở hai bên bờ
sông, du lịch trên sông Hương, sông Hồng, du lịch trên hồ Hoà Bình, hồ Thác
Bà...thu hút sự quan tâm của du khách.
- Mạo hiểm: một số hình thức du lịch mạo hiểm ở Việt Nam đã hình
thành như du lịch lặn biển, du lịch xuyên Việt bằng xe Zeep và mô tô vượt các
địa hình hiểm trở của đồi núi Việt Nam, nhưng chưa phát triển. Tour được tổ
chức nhiều hiện nay là tour tham quan các hang động.
- Săn bắn, câu cá: hoạt động săn bắn thường được thực hiện tại các khu
vực khoanh vùng dành riêng cho các hoạt động này, còn câu cá được mở rất
nhiều trong thời gian gần đây, nhất là ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, phục
vụ số lượng đông đảo khách nội địa và quốc tế.
- Các loại hình khác: tổ chức các tour cấp khu vực hay xuyên quốc gia để
tham quan tìm hiểu cảnh quan thiên nhiên và con người Việt Nam.

SVTH: PHAN NGỌC THÚY NGA

™9˜



GVHD: PHAN ĐÌNH KHÔI

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

Hiện nay, Bến Tre chỉ mới phát triển loại hình du lịch tham quan miệt
vườn, còn các loại hình như dã ngoại, câu cá, du thuyền, quan sát chim là các loại
hình du lịch mà Bến Tre có điều kiện, tiềm năng để phát triển nhưng vẫn chưa
được quan tâm, khai thác đúng mức. Vì vậy, cần chú trọng khai thác các loại
hình du lịch này để đa dạng hóa sản phẩm, thu hút du khách.
III. SẢN PHẨM DU LỊCH 2
III.1 Khái niệm
Sản phẩm du lịch là sự kết hợp các hàng hóa và dịch vụ trên cơ sở khai
thác hợp lý tài nguyên du lịch nhằm đáp ứng mọi nhu cầu cho du khách trong
hoạt động du lịch.
Sản phẩm du lịch = Tài nguyên du lịch + dịch vụ và hàng hóa du lịch
Sản phẩm du lịch là một tổng thể nhiều thành phần, nhiều bộ phận kết hợp
với nhau rất phức tạp. Do đó để tiện cho việc phân tích và tính toán người ta
phân sản phẩm du lịch thành các nhóm hàng dịch vụ sau:
Nhóm 1: Các chương trình du lịch
Đây là nhóm hàng quan trọng nhất trong kinh doanh du lịch, được sản xuất

Trung tâmtừHọc
liệu
Thơ
liệuvăn,
học
tập
vàthiên
nghiên
nguyên

liệu ĐH
là cácCần
giá trị văn
hoá,@
lịchTài
sử, nhân
cảnh
quan
nhiên cứu
Chương trình du lịch càng mang tính cá biệt, càng độc đáo, đặc sắc thì giá
trị càng cao. Chương trình du lịch ngày nay luôn nâng cao chất lượng và đa dạng
hóa sản phẩm chương trình. Trong quá trình thiết kế chương trình thường theo 3
hướng:
- Khai thác sâu vào lịch sử xa xăm để tìm hiểu di tích lịch sử và các di sản
văn hóa cổ xưa.
- Xu hướng điền dã như: du lịch lên cao nguyên, vào hang động hay thăm
đồng quê, bản làng...
- Du lịch kết hợp với công việc, với việc tìm kiếm thị trường, cơ hội đầu tư
như du lịch đến các vùng, các nước có nền công - nông nghiệp phát triển, có nền
kinh tế thị trường năng động.

2

Võ Hồng Phượng - 2005 - Giáo trình Kinh tế du lịch.

SVTH: PHAN NGỌC THÚY NGA

™ 10 ˜



GVHD: PHAN ĐÌNH KHÔI

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

Nhóm 2: Nhóm hàng phục vụ lưu trú và các dịch vụ bổ sung kèm theo
cho việc lưu trú
Xu hướng hiện nay của nhóm hàng này là kết hợp hiện đại với bản sắc văn
hoá truyền thống dân tộc. Hiện đại là yếu tố tạo điều kiện thuận lợi cho du khách
khi sử dụng, còn dân tộc tạo nên tính đặc sắc, hấp dẫn có như thế mới đáp ứng và
thỏa mãn nhu cầu của khách.
Nhóm 3: Cơ sở kinh doanh - ăn uống
Đây là nhóm hàng cực kỳ phong phú và đa dạng. Đồ ăn - thức uống phải
đạt chất lượng cao từ việc đảm bảo dinh dưỡng, vệ sinh đến việc lạ miệng, thú vị
và hấp dẫn... tức là phải đạt tới “thú ẩm thực” mang nét đặc trưng riêng của từng
vùng, từng quốc gia.
Nhóm 4: Phương tiện vận chuyển
Khi khách muốn đi du lịch thì phương tiện vận chuyển là rất quan trọng.
Nếu phương tiện vận chuyển không thích hợp hoặc không thoải mái thì chuyến
du lịch sẽ không còn thú vị nữa. Vì vậy, phương tiện vận chuyển cũng phải kết
hợp cả phương tiện hiện đại lẫn phương tiện truyền thống tùy theo đoạn đường

Trung tâmhoặc
Học
ĐHquan.
Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
nơi liệu
đến tham
Nhóm 5: Hàng lưu niệm
Yêu cầu của nhóm hàng này là mỗi vật lưu niệm phải mang dấu ấn tại các
điểm - tuyến du lịch, của một địa phương, một dân tộc, một quốc gia. Mặt hàng

như thế thì khách mới muốn mua nhiều để lưu dấu về chuyến du lịch của mình.
Nhóm 6: Cơ sở hạ tầng
Muốn phát triển du lịch thì cơ sở hạ tầng như giao thông vận tải, thông tin
liên lạc, điện nước phải tốt để phục vụ nhu cầu của du khách.
Nhóm 7: Các dịch vụ bổ sung kèm theo
Sản phẩm du lịch cũng không thể nào thiếu các dịch vụ này đó là dịch vụ
vui chơi giải trí, tư vấn...sẽ góp phần vào việc thoả mãn nhu cầu của du khách.
Các nhóm hàng nêu trên luôn hổ trợ lẫn nhau tạo nên tính liên hoàn. Chỉ
cần thiếu một trong các nhóm hàng hóa thì sản phẩm du lịch sẽ bị ách tắc hoặc
không còn thú vị nữa. Tuy nhiên trong đó nhóm 1 là nhóm quyết định nhất đến
việc thu hút và giữ khách tại các điểm du lịch.

SVTH: PHAN NGỌC THÚY NGA

™ 11 ˜


GVHD: PHAN ĐÌNH KHÔI

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

III.2 Cơ cấu của sản phẩm du lịch
Sản phẩm du lịch rất phong phú đa dạng, liên quan tới rất nhiều ngành nghề
và có thể phân ra thành các thành ph ần chủ yếu sau:
III.2.1 Những thành phần tạo lực hút (lực hấp dẫn đối với du khách)
Đây là thành phần rất quan trọng, có nó mới có thể thu hút được nhiều
khách du lịch. Bao gồm các điểm du lịch, các tuyến du lịch để thoả mãn cho nhu
cầu tham quan thưởng ngoạn của du khách, đó là những cảnh quan thiên nhiên
đẹp, nổi tiếng, các kỳ quan, các di sản văn hoá thế giới, các di tích lịch sử mang
đậm nét đặc sắc văn hoá của các quốc gia, các vùng...

III.2.2 Cơ sở du lịch (Điều kiện vật chất để phát triển du lịch)
Cơ sở du lịch bao gồm mạng lưới cơ sở lưu trú như khách sạn, làng du lịch
để phục vụ cho nhu cầu lưu trú của du khách, cửa hàng phục vụ ăn uống, cơ sở
vật chất kỹ thuật phục vụ cho vui chơi giải trí của khách, hệ thống các phương
tiện vận chuyển nhằm phục vụ cho việc đi lại của du khách.
III.2.3 Dịch vụ du lịch
Bộ phận này được xem là hạt nhân của sản phẩm du lịch, việc thực hiện

Trung tâmnhu
Học
liệu
Cần
@không
Tài tách
liệurờihọc
tậpdịch
vàvụnghiên
cứu
cầu chi
tiêuĐH
du lịch
của Thơ
du khách
các loại
mà nhà kinh
doanh du lịch cung cấp. Sản phẩm du lịch ngoài một số sản phẩm vật chất hữu
hình như ăn uống, phần nhiều được thể hiện bằng các loại dịch vụ. Dịch vụ du
lịch là một quy trình hoàn chỉnh, là sự liên kết hợp lý các dịch vụ đơn lẻ tạo nên,
do vậy phải tạo ra sự phối hợp hài hoà, đồng bộ trong toàn bộ chỉnh thể để tạo ra
sự đánh giá tốt của du khách về sản phẩm du lịch hoàn chỉnh.

III.3 Những đặc tính của sản phẩm du lịch
Sản phẩm du lịch có nhiều đặc tính riêng biệt, đó là các đặc tính sau:
- Sản phẩm du lịch mang tính trừu tượng, vô hình, do đó nó khó bán hơn
so với các sản phẩm khác. Đó thường là một kinh nghiệm hơn là một món hàng
vật chất cụ thể mà khách hàng có thể kiểm tra trước khi mua. Tính phi vật chất
này làm cho các sản phẩm du lịch dễ bị bắt chước, đây là thách thức chủ yếu đối
với những nhà cung ứng du lịch.
- Khách mua sản phẩm trước khi thấy hoặc hưởng thụ nó.

SVTH: PHAN NGỌC THÚY NGA

™ 12 ˜


GVHD: PHAN ĐÌNH KHÔI

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

- Việc tiêu dùng sản phẩm du lịch xảy ra cùng lúc cùng nơi với việc sản
xuất ra chúng. Do đó, để thực hiện quá trình tiêu thụ sản phẩm người mua hàng
được đưa đến nơi sản xuất và tiêu dùng tại chỗ.
- Đây là loại sản phẩm tổng hợp các ngành kinh doanh khác nhau như
hàng không, nhà hàng khách sạn, khu vui chơi giải trí...
- Các sản phẩm du lịch thường ở xa nơi khách hàng thường trú.
- Sản phẩm du lịch như chỗ ngồi trên máy bay, phòng ngủ khách sạn, chỗ
ngồi trong nhà hàng... không thể để tồn kho.
- Trong thời gian ngắn, lượng cung sản phẩm du lịch cố định, nhưng
lượng cầu khách có thể gia tăng hoặc sút giảm.
- Sản phẩm du lịch mang tính thời vụ rõ rệt và có chu kỳ sống ngắn.
- Khách mua sản phẩm du lịch thương ít trung thành và không trung thành

với một nhãn hiệu.
- Nhu cầu của khách hàng dễ bị thay đổi vì sự giao động của tỷ giá tiền tệ,
tình hình kinh tế chính trị.
IV. CÁC PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH

Trung tâm Học
liệu ĐH
Cần
@ Tài liệu học tập và nghiên cứu
IV.1 Phương
pháp
tần sốThơ
(Frequency)
Đây là một phương pháp nhằm thống kê dữ liệu, tóm tắt lại kết quả nghiên
cứu, phương pháp này đơn giản dễ thực hiện. Khi thực hiện phân tích theo
phương pháp này ta sẽ có được bảng phân phối tần số, đó là bảng tóm tắt các dữ
liệu được sắp xếp thành từng tổ khác nhau, dựa vào bảng này ta sẽ xác định được
tần số của mỗi tổ và phân tích dựa vào các tần số này.
Phương pháp tần số là một phương pháp rất thường được sử dụng, nó có thể
áp dụng để phân tích câu hỏi một lựa chọn lẫn câu hỏi nhiều lựa chọn. Trong
thực tế nghiên cứu, những câu hỏi về nhận biết nhãn hiệu, nhãn hiệu sử dụng,
nhãn hiệu đã mua, nhãn hiệu nào có quảng cáo trên ti vi tối qua…là những câu
hỏi sử dụng phương pháp tần số để phân tích. Trong các luận văn về đề tài du
lịch của các khóa trước, phương pháp tần số được sử dụng để phân tích các câu
hỏi nhận xét về du lịch, các điểm du lịch, các loại hình du lịch, cách thức đi du
lịch…Như vậy, phương pháp tần số được sử dụng phân tích nhiều câu hỏi khác
nhau ở nhiều lĩnh vực khác nhau, trong luận văn tôi cũng sử dụng phương pháp
này để phân tích các dữ liệu.

SVTH: PHAN NGỌC THÚY NGA


™ 13 ˜


GVHD: PHAN ĐÌNH KHÔI

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

IV.2 Phương pháp phân tích bảng chéo (cross - tabulation)
IV.2.1 Định nghĩa
Cross - tabulation 3 là một kỹ thuật thống kê mô tả hai hay ba biến cùng lúc
và bảng kết quả phản ánh sự kết hợp hai hay nhiều biến có số lượng hạn chế
trong phân loại hoặc trong giá trị phân biệt. Ví dụ, tiếp cận một sản phẩm mới có
liên quan đến tuổi và trình độ học vấn hay không? Giả sử một nhà nghiên cứu
quan tâm đến mức độ trung thành của khách hàng đối với các cửa hàng công ty ở
các thị trường khác nhau. Khách hàng chia làm hai loại: khách hàng trung thành
và không trung thành. Có thể chọn 3 cửa hàng ở 3 thị trường khác nhau (hoặc
nhiều cửa hàng cho mỗi thị trường), sau đó xử lý bằng Cross – Tabulation để so
sánh mức độ trung thành và không trung thành của khách hàng giữa các thị
trường, từ đó có biện pháp giữ khách hàng.
Mô tả dữ liệu bằng Cross – Tabulation được sử dụng rất rộng rãi trong
nghiên cứu Marketing thương mại bởi vì những điều sau:
- Phân tích Cross – Tabulation và kết quả của nó có thể giải thích một cách
dễ dàng đối với các nhà quản lý không có chuyên môn thống kê.

Trung tâm Học
liệu
ĐHtrong
Cần
@ cung

Tài cấp
liệumộthọc
tập
cứu
- Sự
rõ ràng
việcThơ
giải thích
sự kết
hợpvà
chặtnghiên
chẽ giữa kết
quả nghiên cứu và quyết định trong quản lý.
- Chuỗi phân tích Cross – Tabulation cung cấp những kết luận sâu hơn
trong các trường hợp phức tạp.
- Cross – Tabulatoin có thể làm giảm bớt các vấn đề của các ô.
- Phân tích Cross – Tabulation tiến hành đơn giản.
Đó chính là những ưu điểm của phương pháp này, sau đây ta sẽ tìm hiểu
phân tích Cross – Tabulation hai biến.
IV.2.2 Phân tích cross - tabulation hai biến
Bảng phân tích cross - tabulation 2 biến còn được gọi là bảng tiếp liên, mỗi
ô trong bảng chứa đựng sự kết hợp phân loại của 2 biến. Chẳng hạn như xem xét
mức độ gần gũi hay không gần gũi của khách hàng đối với các cửa hàng của
công ty dựa vào độ tuổi, hay nghiên cứu mối liên hệ giữa trình độ học vấn và
cách đọc các tờ báo của người đọc…Việc phân tích các biến theo cột hoặc theo

Lưu Thanh Đức Hải - 2004 - Giáo trình Nghiên cứu Marketing ứng dụng trong các ngành kinh
doanh.
3


SVTH: PHAN NGỌC THÚY NGA

™ 14 ˜


GVHD: PHAN ĐÌNH KHÔI

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

hàng là tùy thuộc vào việc biến đó được xem xét như là biến độc lập hay biến
phụ thuộc. Thông thường khi xử lý biến xếp theo cột là biến độc lập và biến xếp
theo hàng là biến phụ thuộc.
Trong luận văn tốt nghiệp của các khóa trước như luận văn của Huỳnh Nhật
Phương đã sử dụng phân tích bảng chéo để tìm hiểu mối liên hệ giữa loại khách
với các yếu tố khác như thời gian đi du lịch, đối tượng đi du lịch, cách đi du lịch,
nhận xét về điểm du lịch…để xem có sự khác nhau về ý kiến giữa các loại khách
hay không. Từ đó rút ra những kết luận về các loại khách khác nhau và có giải
pháp để thu hút khách. Trong luận văn này tôi sử dụng phương pháp Cross Tabulation cũng với mục đích xem có sự khác nhau giữa hai loại khách quốc tế
và nội địa với các vấn đề phân tích hay không để có những giải pháp phù hợp.
IV.3 Phương pháp Willingness To Pay 4
Mục tiêu cuối cùng của phương pháp này là đánh giá mức độ thỏa mãn của
khách du lịch khi đi đến một điểm hay một tour du lịch nào đó.
Theo lý thuyết của phương pháp Willingness To Pay, sự thỏa mãn của
khách hàng có thể được đo lường bằng một trong hai giá trị cụ thể là lợi ích và

Trung tâmchiHọc
liệu
ĐH
Cần
Thơ

Tài
liệu học tập và nghiên cứu
phí, giá
trị đó
được
thể hiện
qua@
công
thức:
(i) Đo lường sự thỏa mãn thông qua giá trị nhận được (lợi ích) của khách
hàng
Mức độ thỏa mãn của khách hàng (B) = Giá trị khách hàng thu được Thực chi
(ii) Đo lường sự thỏa mãn thông qua mức sẵn lòng chi trả của khách hàng
Mức độ thỏa mãn của khách hàng (C) = Mức chi phí khách hàng sẵn
sàng chi trả (WTP) - Thực chi
Trong đó:
- Mức độ thỏa mãn của khách hàng (Benefits) chính là sự thỏa mãn về
mặt lợi ích, đó là sự chênh lệch giữa giá trị mà khách hàng thu được (độ ưa thích
của khách hàng đối với các điểm du lịch...) với mức thực chi của khách hàng (đó
là phần chi phí mà khách du lịch đã chi tại điểm này). Tuy nhiên do độ ưa thích
của khách đối với các điểm du lịch rất khó quy đổi ra cùng giá trị tính toán với

4

Trích từ luận văn tốt nghiệp Huỳnh Nhật Phương - 2005 - Du lịch sinh thái và các giải pháp
phát triển du lịch sinh thái ở Cần Thơ.

SVTH: PHAN NGỌC THÚY NGA

™ 15 ˜



GVHD: PHAN ĐÌNH KHÔI

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

mức thực chi nên trong phương pháp này ta sẽ không thực hiện đo lường bằng
công thức này mà chủ yếu đo lường dựa trên mức độ thỏa mãn theo chi phí.
- Mức độ thỏa mãn của khách hàng (Cost) chính là sự thỏa mãn về mặt
chi phí của du khách, đó chính là sự chênh lệch giữa mức chi phí mà khách hàng
sẵn sàng chi trả (Willingness To Pay - WTP) với mức thực chi của khách. Đây là
mức độ thỏa mãn của du khách mà ta có thể đo lường được. Từ đó, công thức
này sẽ được sử dụng để tính toán trong đề tài.
Như đã trình bày ở trên, phương pháp này được sử dụng để đánh giá mức
độ thỏa mãn của khách du lịch nên nó chủ yếu được áp dụng trong các nghiên
cứu về du lịch, trong luận văn của chị Phương và chị Nhu cũng đã sử dụng
phương pháp này để phân tích về sự thỏa mãn của khách tại các điểm du lịch.
IV.4 Phương pháp phân tích ma trận SWOT
Ma trận SWOT là sơ đồ kết hợp các yếu tố điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội,
đe dọa của sản phẩm du lịch sinh thái, để từ đó nhìn nhận và đề ra các chiến lược
thích hợp cho việc phát triển du lịch sinh thái. Ma trận SWOT được thể hiện qua
mô hình bên dưới:

Trung tâm Học liệu ĐH Cần
Thơ
liệuSWOT
học tập và nghiên cứu
Bảng
1. Sơ@
đồTài

ma trận
Cơ hội (O)

Đe dọa (T)

Liệt kê những cơ hội

Liệt kê những nguy cơ

Các chiến lược SO

Các chiến lược ST

Điểm mạnh (S)

Liệt kê những điểm mạnh Sử dụng các điểm mạnh Vượt qua những nguy
để tận dụng cơ hội

cơ, thách thức bằng cách
tận dụng các điểm mạnh

Điểm yếu (W)

Các chiến lược WO

Các chiến lược WT

Liệt kê những điểm yếu Hạn chế các mặt yếu để Tối thiểu hóa những
tận dụng các cơ hội


điểm yếu và tránh khỏi
các mối đe dọa

Mô tả sơ đồ: một ma trận SWOT gồm có 9 ô. Trong đó, 4 ô chứa đựng các
yếu tố quan trọng (S, W, O, T) và 4 ô chứa chiến lược (SO, ST, WO,WT) được
phát triển sau khi đã hoàn thành các yếu tố quan trọng và 1 ô luôn luôn được để
trống (ô phía bên trên gốc trái).

SVTH: PHAN NGỌC THÚY NGA

™ 16 ˜


GVHD: PHAN ĐÌNH KHÔI

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

Việc phân tích sản phẩm kết hợp với ma trận SWOT, được xem như một
công cụ quan trọng giúp chúng ta có chiến lược phát triển tốt nhất. Vì vậy, phân
tích ma trận SWOT sẽ giúp ta rất nhiều trong việc đưa ra các giải pháp đúng đắn
để phát triển du lịch. Và đây cũng là một trong những phương pháp thường được
sử dụng trong các luận văn kinh tế - du lịch như luận văn của Huỳnh Nhật
Phương, Nguyễn Thị Thu Trúc…đã sử dụng phân tích ma trận SWOT để đưa ra
các chiến lược, giải pháp phát triển du lịch.
IV.5 Phương pháp kết hợp
Để phân tích tính đặc trưng của sản phẩm du lịch sinh thái Bến Tre, tôi sử
dụng phân tích kết hợp giữa mức độ hài lòng, ưa thích của khách và nhận xét
đánh giá của khách về sự khác biệt của các điểm du lịch, các hoạt động - dịch vụ
bằng các phương pháp đã trình bày ở trên. Và sau đó xác định sản phẩm đặc
trưng bằng cách kết hợp theo bảng sau:

Bảng 2. Mô hình phân tích kết hợp
Khác biệt
Hài lòng, ưa thích

Đặc trưng

Không khác biệt
Chưa đặc trưng

Trung tâm HọcKhông
liệu ĐH
Cần Thơ
@đặc
Tài
liệu học
tập
Chưa
trưng
Chưa
đặc và
trưngnghiên cứu
hài lòng
Như vậy, yếu tố nào vừa được khách hài lòng, ưa thích vừa được đánh giá
là khác biệt thì đó chính là những yếu tố đặc trưng, còn các yếu tố còn lại đều
chưa mang nét đặc trưng.
V. MÔ HÌNH TÓM TẮT NỘI DUNG PHÂN TÍCH
Để phân tích đề tài này, tôi đã áp dụng các phương pháp phân tích trên và
thực hiện phân tích theo mô hình sau:

SVTH: PHAN NGỌC THÚY NGA


™ 17 ˜


×