Tải bản đầy đủ (.pdf) (54 trang)

Tổ chức và hoạt động của ủy ban nhân dân xã hậu lộc huyện tam bình tỉnh vĩnh long

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (597.75 KB, 54 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA LUẬT

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT
KHÓA 31 (2005 – 2009)

TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN
XÃ HẬU LỘC – HUYỆN TAM BÌNH
TỈNH
LONG
Trung tâm Học liệu ĐH Cần
ThơVĨNH
@ Tài
liệu học tập và nghiên cứu

Giảng viên hướng dẫn
Đinh Thanh Phương
Bộ môn Luật Hành chính

Sinh viên thực hiện
Nguyễn Văn Bảo
MSSV: 5054689
Lớp Tư Pháp - K31

Cần Thơ, tháng 11/2008


MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU ............................................................................................................... 5
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA
ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP XÃ THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HIỆN


HÀNH ............................................................................................................................ 7
1.1. VAI TRÒ, TÍNH CHẤT VÀ ĐỊA VỊ PHÁP LÝ CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN......... 7
1.1.1. Vai trò của Ủy ban nhân dân .............................................................................. 7
1.1.2. Tính chất pháp lý của Ủy ban nhân dân .............................................................. 7
1.1.3. Địa vị pháp lý của Ủy ban nhân dân .................................................................... 8
1.2. CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP XÃ.................................... 9
1.2.1. Cơ cấu thành viên Uỷ ban nhân dân cấp xã ......................................................... 9
1.2.2. Tổ chức các ban chuyên trách của Ủy ban nhân dân cấp xã ............................... 11
1.3. NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP XÃ ..................... 12
1.3.1. Đối với Ủy ban nhân dân xã, thị trấn ................................................................. 12
1.3.2. Đối với Ủy ban nhân dân phường...................................................................... 14

Trung 1.4.
tâm
Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP XÃ .. 15
1.5. HÌNH THỨC HOẠT ĐỘNG CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP XÃ..................... 16
1.5.1. Hoạt động của Ủy ban nhân dân cấp xã thông qua phiên họp ............................ 16
1.5.2. Hoạt động của Chủ tịch Ủy ban nhân cấp xã ..................................................... 17
1.5.3. Hoạt động của các Phó chủ tịch, các ủy viên và các cán bộ chuyên môn, cán bộ
không chuyên trách thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã ..................................................... 18

CHƯƠNG 2: TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ
HẬU LỘC – HUYỆN TAM BÌNH – TỈNH VĨNH LONG ..................................... 20
2.1. SƠ LƯỢC VỀ XÃ HẬU LỘC – HUYỆN TAM BÌNH – TỈNH VĨNH LONG ....... 20
2.2. CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ HẬU LỘC ........................ 21
2.3. HOẠT ĐỘNG CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ HẬU LỘC.................................. 23
2.3.1. Hoạt động của Ủy ban nhân dân xã thông qua phiên họp................................... 24
2.3.2. Hoạt động của Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã ..................................................... 24
2.3.3. Hoạt động của Phó Chủ tịch và ủy viên ............................................................. 26

2.3.4. Hoạt động của các cán bộ chuyên môn, cán bộ không chuyên trách và các
trưởng ban nhân dân các ấp......................................................................................... 27
2


2.4. QUY CHẾ LÀM VIỆC CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ HẬU LỘC .................... 29
2.4.1. Nguyên tắc làm việc.......................................................................................... 29
2.4.2. Lề lối làm việc................................................................................................... 29
2.4.3. Phạm vi giải quyết công việc............................................................................. 30
2.4.4. Trách nhiệm giải quyết công việc...................................................................... 30
2.5. QUAN HỆ LÀM VIỆC GIỮA ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ HẬU LỘC VỚI CÁC
ĐƠN VỊ CÓ LIÊN QUAN............................................................................................. 30
2.5.1. Quan hệ với Ủy ban nhân dân huyện Tam Bình và các cơ quan chuyên môn
cấp trên ....................................................................................................................... 31
2.5.2. Quan hệ với Đảng ủy xã .................................................................................... 31
2.5.3. Quan hệ với Hội đồng nhân dân xã.................................................................... 31
2.5.4. Quan hệ với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc xã .......................................................... 32
2.5.5. Quan hệ với Ban thanh tra nhân dân xã ............................................................. 33
2.5.6. Quan hệ với các đoàn thể ở địa phương ............................................................. 33

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ HẬU
LỘC TRONG NĂM 2007 VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN .................. 35

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
3.1. NHỮNG KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA ỦY BAN NHÂN
DÂN XÃ HẬU LỘC TRONG NĂM 2007 ................................................................... 35
3.1.1. Về sản xuất nông nghiệp ................................................................................... 35
3.1.2. Về kinh tế hợp tác ........................................................................................................36

3.1.3. Về sản xuất tiểu thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ...................................... 36

3.1.4. Về xây dựng cơ sở hạ tầng ................................................................................ 36
3.1.5. Về tài chính - ngân sách .................................................................................... 37
3.1.6. Về địa chính ...................................................................................................... 37
3.1.7. Về văn hóa – xã hội........................................................................................... 38
3.1.8. Thực hiện các chương trình mục tiêu................................................................. 39
3.1.9. Quốc phòng – An ninh – Thực thi pháp luật và hòa giải cơ sở........................... 40
3.2. ƯU ĐIỂM, HẠN CHẾ TRONG TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA ỦY BAN
NHÂN DÂN XÃ HẬU LỘC ......................................................................................... 42
3.2.1. Ưu điểm ............................................................................................................ 42
3.2.2. Hạn chế ............................................................................................................ 43

3


3.3. NGUYÊN NHÂN VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN................................................ 45
3.3.1. Vấn đề cơ cấu lại tổ chức của Ủy ban nhân dân xã cho hợp lý .......................... 45
3.3.2. Vấn đề sắp xếp, bố trí lại cán bộ, công chức ..................................................... 45
3.3.3. Vấn đề nâng cấp cơ sở vật chất của Ủy ban nhân dân xã ................................... 46
3.3.4. Vấn đề nâng cao trình độ của cán bộ, công chức xã .......................................... 47
3.3.5. Vấn đề sửa đổi, bổ sung quy chế làm việc của Ủy ban nhân dân xã theo hướng
hoàn chỉnh, thống nhất ................................................................................................ 47
3.3.6. Vấn đề tiền lương và phụ cấp ............................................................................ 48
3.3.7. Vấn đề phối hợp công tác với các ban ngành đoàn thể ở địa phương ................ 49

KẾT LUẬN.................................................................................................................. 52
TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

4



LỜI NÓI ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Với vai trò là cơ quan quản lý hành chính nhà nước ở địa phương, Ủy ban nhân
dân xã Hậu Lộc đã thực hiện tốt nhiệm vụ, quyền hạn của mình, đem lại những chuyển
biến tích cực về đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân địa phương, các chủ
trương, chính sách của cơ quan cấp trên và của địa phương được thực thi có hiệu quả
thông qua Ủy ban nhân dân xã, nhờ đó mà ý thức của người dân cũng được nâng lên,
uy tín của Đảng, chính quyền địa phương nói chung và của Ủy ban nhân dân xã nói
riêng ngày một nâng lên. Làm được điều đó là nhờ đội ngũ cán bộ, công chức của Ủy
ban nhân dân xã có chuyên môn, có tinh thần trách nhiệm cao, luôn cố gắng hoàn
thành tốt nhiệm vụ được giao, từ đó chất lượng hoạt động của Ủy ban nhân dân xã
được nâng lên một bước mới.
Tuy nhiên hiện nay, do có sự thay đổi trong việc tổ chức cán bộ, cụ thể là việc cơ
cấu lại cán bộ, công chức cho nên hoạt động của Ủy ban nhân dân xã Hậu Lộc có
chiều hướng đi xuống, chưa đáp ứng yêu cầu thực tế ở địa phương, nhất là khi mà tình
hình kinh tế nước ta có nhiều khó khăn như hiện nay thì hoạt động của Ủy ban nhân
dân xã bộc lộ quá nhiều hạn chế, xuất phát từ việc bố trí cán bộ, công chức chưa hợp
lý dẫn đến hệ quả là hoạt động của Ủy ban nhân dân xã chưa đạt yêu cầu. Do đó đòi
hỏi Ủy ban nhân dân xã Hậu Lộc phải xây dựng lại cơ cấu tổ chức chặt chẽ và chấn
Trung chỉnh
tâmcách
Học
liệu
Thơ
liệu
tập
cứu
thức

hoạtĐH
độngCần
một cách
linh@
hoạtTài
để có
thể học
kịp thời
chỉ và
đạo nghiên
nhân dân địa
phương định hướng vượt qua khó khăn, đồng thời qua việc chấn chỉnh đó giúp cho
chất lượng hoạt động của Ủy ban nhân dân xã ngày một tốt hơn. Từ những lý do đó
mà em chọn đề tài “Tổ chức và hoạt động của Ủy ban nhân dân xã Hậu Lộc,
huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long” để nhằm làm rõ hơn về việc tổ chức và hoạt động
của Ủy ban nhân dân cấp xã trên thực tế.
2. PHẠM VI NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
Đề tài nghiên cứu về tổ chức và hoạt động của Ủy ban nhân dân xã Hậu Lộc,
huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long, cho nên trong phạm vi nghiên cứu đề tài này chủ
yếu tìm hiểu trên cơ sở những quy định của pháp luật hiện hành về tổ chức và hoạt
động của Ủy ban nhân dân cấp xã và thông qua tìm hiểu tổ chức và hoạt động của Ủy
ban nhân dân xã Hậu Lộc trên thực tế để viết đề tài này.
3. NỘI DUNG ĐỀ TÀI
Đề tài ngoài việc tìm hiểu những quy định của pháp luật hiện hành để làm rõ vai
trò, tính chất và địa vị pháp lý, tổ chức và hoạt động của Ủy ban nhân dân cấp xã từ cơ
sở đó đề tài sẽ đi sâu vào những vấn đề có liên quan đến tổ chức và hoạt động của Ủy
5


ban nhân dân xã Hậu Lộc xung quanh việc tổ chức nhân sự, cách thức hoạt động của

Ủy ban nhân dân xã để thấy được ưu điểm cũng như những hạn chế vẫn còn tồn tại
trong cơ quan này. Qua đó đưa ra những giải pháp với mục đích nhằm nâng cao hoạt
động của Ủy ban nhân dân xã Hậu Lộc.
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
Phương pháp nghiên cứu chủ yếu là vận dụng các quy định của pháp luật hiện
hành, từ đó so sánh đối chiếu với các số liệu báo cáo, các quy định liên quan đến tổ
chức và hoạt động của Ủy ban nhân dân xã Hậu Lộc mà em thu thập được để từ đó có
những đánh giá, phân tích làm rõ nội dung đề tài. Đồng thời đứng trên quan điểm duy
vật biện chứng của Chủ nghĩa Mác – Lênin, quan điểm Tư tưởng Hồ Chí Minh để làm
sáng tỏ vấn đề cần nghiên cứu.
5. KẾT CẤU ĐỀ TÀI
Kết cấu đề tài “Tổ chức và hoạt động của Ủy ban nhân dân xã Hậu Lộc – huyện
Tam Bình – tỉnh Vĩnh Long” ngoài lời nói đầu, kết luận, nội dung của đề tài được kết
cấu thành 3 chương:
Chương 1: Khái quát chung về tổ chức và hoạt động của Ủy ban nhân dân
cấp xã theo quy định của pháp luật hiện hành.
2: Tổ ĐH
chức Cần
và hoạtThơ
động @
củaTài
Ủy ban
dântập
xã Hậu
Lộc – huyện
Trung tâmChương
Học liệu
liệunhân
học
và nghiên

cứu
Tam Bình – tỉnh Vĩnh Long.
Chương 3: Kết quả hoạt động của Ủy ban nhân dân xã Hậu Lộc trong năm
2007 và một số giải pháp hoàn thiện.

6


CHƯƠNG 1

KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA
ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP XÃ THEO QUY ĐỊNH CỦA
PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH
1.1. VAI TRÒ, TÍNH CHẤT VÀ ĐỊA VỊ PHÁP LÝ CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN
1.1.1. Vai trò của Ủy ban nhân dân
Theo quy định của Hiến pháp 1992 sửa đổi, bổ sung năm 2001 thì “Ủy ban nhân
dân do Hội đồng nhân dân bầu ra là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân, cơ
quan hành chính nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm chấp hành Hiến pháp,
Luật, các văn bản của các cơ quan nhà nước cấp trên và nghị quyết của Hội đồng
nhân dân” (Điều 123).
Như vậy Ủy ban nhân dân do Hội đồng nhân dân bầu ra không nhằm ngoài mục
đích gì khác hơn là thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với các lĩnh vực trong
phạm vi quản lý của Ủy ban nhân dân trên địa bàn lãnh thổ nhằm bảo đảm phát huy
quyền làm chủ của nhân dân, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, ngăn ngừa và
phòng chống các biểu hiện tiêu cực như quan liêu, tham nhũng, lãng phí, vô trách
nhiệm và các biểu hiện tiêu cực khác trong bộ máy chính quyền ở địa phương. Đồng
ỦyHọc
ban nhân
còn Cần
có vai Thơ

trò quan@
trọng
là căn
cứ vào
điều kiện
Trung thời
tâm
liệudânĐH
Tàinữaliệu
học
tậpđặcvàđiểm,
nghiên
cứu
kinh tế - xã hội ở địa phương, giải quyết các công việc địa phương một cách năng
động, sáng tạo, phù hợp với tình hình thực tế địa phương.
1.1.2. Tính chất pháp lý của Ủy ban nhân dân
Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân 2003 (Điều 2)1. Tính
chất pháp lý của Ủy ban nhân dân được Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban
nhân dân 2003 quy định là cơ quan cấp hành của Hội đồng nhân dân.
Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, quyết định
những vấn đề quan trọng ở địa phương. Tuy nhiên Hội đồng nhân dân hoạt động
không thường xuyên, vì vậy kế hoạch ngân sách, các chủ trương, biện pháp nhằm phát
triển kinh tế - xã hội ở địa phương mà Hội đồng nhân dân thông qua chỉ có thể thực
hiện được thông qua Ủy ban nhân dân. Nói cách khác, Ủy ban nhân dân là cơ quan
chịu trách nhiệm chủ yếu trong việc triển khai, tổ chức thực hiện các nghị quyết của
Hội đồng nhân dân, đưa những quy định trong các nghị quyết đó vào hiện thực trong
đời sống xã hội ở địa phương. Tuy nhiên những hoạt động đó của Ủy ban nhân dân
phải chịu sự kiểm tra, giám sát của Hội đồng nhân dân, thông qua hoạt động giám sát
1


Điều 2 “Ủy ban nhân dân do Hội đồng nhân dân bầu là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân, cơ quan
hành chính nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm trước Hội đồng nhân dân cùng cấp và cơ quan nhà nước
cấp trên”.

7


của Hội đồng nhân dân để Hội đồng nhân dân xem xét việc Ủy ban nhân dân thực hiện
nghị quyết của mình, yêu cầu Ủy ban nhân dân cung cấp và giải trình các báo cáo mà
Ủy ban nhân dân đã đưa ra tại các kỳ họp của Hội đồng nhân dân cụ thể là chất vấn
sau khi nghe Ủy ban nhân dân báo cáo tại kỳ họp.
1.1.3. Địa vị pháp lý của Ủy ban nhân dân
Điều 2 Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân 2003 còn quy định
Ủy ban nhân dân là cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương. Ủy ban nhân dân tổ
chức, chỉ đạo việc thi hành Hiến pháp, Luật, các văn bản của cơ quan nhà nước cấp
trên và của Hội đồng nhân dân cùng cấp để cho các văn bản đó được thực hiện đầy đủ
và chính xác. Làm được điều đó, đòi hỏi Ủy ban nhân dân phải có thực lực, tức là phải
có khả năng quản lý đối với con người, đối với cơ sở vật chất cũng như tiềm năng của
địa phương. Từ đó hoạt động quản lý của Ủy ban nhân dân có những đặc trưng khác
với hoạt động quản lý của các cơ quan nhà nước khác cụ thể như sau:
- Thứ nhất, quản lý hành chính nhà nước là hoạt động chủ yếu, quan trọng nhất
được coi là chức năng của Ủy ban nhân dân, còn các cơ quan khác cũng quản lý hành
chính nhà nước nhưng đó không phải là hoạt động chủ yếu.
- Thứ hai, hoạt động quản lý của Ủy ban nhân dân mang tính chất toàn diện trên
tất cả các lĩnh vực: kinh tế, chính trị, văn hóa – xã hội, an ninh – quốc phòng,…đối với
mọi đối tượng, còn các cơ quan nhà nước khác ở địa phương chỉ giới hạn quản lý trong
hoặc
một số
lĩnhĐH
vực nhất

định
với những
đối tượng
Trung một
tâm
Học
liệu
Cần
Thơ
@ Tài
liệu nhất
họcđịnh.
tập và nghiên cứu
- Thứ ba, hoạt động quản lý của Ủy ban nhân dân mang tính chất thống nhất,
hoạt động của các cơ quan khác ở địa phương phải phù hợp với sự quản lý thống nhất
của Ủy ban nhân dân.
- Thứ tư, hoạt động quản lý của Ủy ban nhân dân chỉ giới hạn trong phạm vi một
địa phương nhất định. Ủy ban nhân dân địa phương nào chỉ quản lý đối với địa
phương đó, không có quyền quản lý địa phương khác. Do đó căn cứ vào đặc điểm của
các điều kiện kinh tế - xã hội của điạ phương mà giải quyết công việc địa phương một
cách năng động, sáng tạo, phù hợp với tình hình thực tế nhằm phát huy tối đa tính dân
chủ, tính tích cực của nhân dân vào hoạt động quản lý nhà nước ở địa phương.
Đặt trong sự so sánh với Chính phủ là cơ quan quản lý hành chính nhà nước cao
nhất của nước ta, Chính phủ thống nhất quản lý việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị,
kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh và đối ngoại của Nhà nước; bảo đảm hiệu lực của
bộ máy nhà nước từ trung ương đến cơ sở; bảo đảm việc tôn trọng và chấp hành Hiến
pháp và pháp luật; phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong sự nghiệp xây dựng và
bảo vệ Tổ quốc; bảo đảm sự ổn định và nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của
nhân dân. Trong khi đó Ủy ban nhân dân chỉ quản lý trong một địa phương nhất định.
Điều đó cho thấy Ủy ban nhân dân giống như “cánh tay nối dài” của Chính phủ trong

việc quản lý nhà nước ở địa phương, do đó trong phạm vi của mình Ủy ban nhân dân
8


phải thực hiện tốt chức năng quản lý nhà nước ở địa phương để đảm bảo cho hoạt
động quản lý thống nhất từ trung ương đến cơ sở.
1.2. CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP XÃ
1.2.1. Cơ cấu thành viên Uỷ ban nhân dân cấp xã
Theo quy định của Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân năm
2003 (Điều 119) về mặt tổ chức Ủy ban nhân dân cấp xã gồm có Chủ tịch, Phó Chủ
tịch và ủy viên. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã là đại biểu Hội đồng nhân dân cấp
xã. Phó chủ tịch và ủy viên không nhất thiết là đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã.
Trong kỳ họp đầu tiên của mỗi khóa, Hội đồng nhân dân cấp xã sẽ tiến hành bầu
các chức danh của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp xã, đối với các chức
danh Ủy ban nhân dân cấp xã, Hội đồng nhân dân cấp xã tiến hành bầu ra gồm có Chủ
tịch, Phó chủ tịch và ủy viên. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã do Hội đồng nhân cấp
xã bầu ra theo sự giới thiệu của Chủ tịch Hội đồng nhân dân cấp xã từ trong số các đại
biểu Hội đồng nhân dân cấp xã bằng con đường bỏ phiếu kín.
Phó chủ tịch Uỷ ban nhân cấp xã cũng được Hội đồng nhân dân cấp xã bầu ra
theo sự giới thiệu của Chủ tịch Uỷ ban nhân cấp xã bằng con đường bỏ phiếu kín.
Các ủy viên Uỷ ban nhân dân cấp xã do Hội đồng nhân dân cấp xã bầu ra bằng
con đường bỏ phiếu kín theo sự giới thiệu của Chủ tịch Uỷ ban nhân cấp xã. Đại biểu
đồng
nhânliệu
dân cấp
cũng cóThơ
quyền@
giớiTài
thiệuliệu
và tựhọc

ứng cử
cácvà
chứcnghiên
vụ nói trên.
Trung Hội
tâm
Học
ĐHxã Cần
tập
cứu
Chủ tịch, Phó chủ tịch và các Ủy viên của Uỷ ban nhân cấp xã không thể đồng thời là
Chủ tịch, Phó chủ tịch và trưởng các ban của Hội đồng nhân dân cấp xã.
Kết quả bầu cử các thành viên Ủy ban nhân dân cấp xã phải được Chủ tịch Ủy
ban nhân dân cấp huyện phê chuẩn.
Trong nhiệm kỳ nếu khuyết vị trí Chủ tịch Ủy ban nhân dân thì Chủ tịch Hội
đồng nhân dân cấp xã giới thiệu người ứng cử Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã để
Hội đồng nhân dân cấp xã bầu. Người được bầu giữ chức vụ Chủ tịch Ủy ban nhân
dân cấp xã trong trường hợp này không nhất thiết là đại biểu Hội đồng nhân dân cấp
xã. Nhiệm kỳ của Uỷ ban nhân dân cấp xã theo nhiệm kỳ của Hội đồng nhân dân cấp
xã có nhiệm kỳ là 5 năm.
Nhiệm kỳ của Ủy ban nhân dân hiện nay sẽ kết thúc vào năm 2009 theo nhiệm kỳ của
Hội đồng nhân dân được bầu năm 2004. Tuy nhiên hiện nay nhiệm kỳ của Hội đồng
nhân dân đã được kéo dài thêm 2 năm nữa để kết thúc vào tháng 7 năm 2011 thay vì
tháng 11 năm 2009 nhằm kết thúc cùng thời điểm với nhiệm kỳ của Quốc hội khóa
XII, hiện nay nhiệm kỳ Quốc hội rút ngắn xuống còn 4 năm để kết thúc là tháng 7 năm
2011 thay vì tháng 7 năm 2012. Lý do của việc rút ngắn này là hiện nay thời điểm bầu
cử đại biểu Quốc hội và bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân có khoảng cách khá xa về
thời gian nên Quốc hội muốn cho việc bầu cử Hội đồng nhân dân và Quốc hội sẽ diễn
9



ra cùng lúc, nên Quốc hội rút ngắn nhiệm kỳ Quốc hội khoá XII và kéo dài nhiệm kỳ
của Hội đồng nhân dân thêm 2 năm giúp cho việc bầu cử Quốc hội và bầu cử Hội
đồng nhân dân các cấp được tiến hành vào cùng thời điểm là tháng 5/2011, tránh gây
lãng phí thời gian, tiền của, công sức của Nhà nước và nhân dân, đảm bảo sự thống
nhất về mặt tổ chức trong hoạt động bầu cử, tạo sự kế thừa liên tục đội ngũ cán bộ chủ
chốt trong bộ máy Nhà nước.

Do quản lý trên địa bàn nhỏ nên số lượng thành viên của Ủy ban nhân dân cấp xã
hiện nay khoảng từ 3 đến 5 thành viên. Cụ thể theo quy định của Nghị định 107 của
Chính phủ năm 2004, số lượng thành viên của Uỷ ban nhân dân cấp xã được quy định
như sau2:
- Đối với Uỷ ban nhân dân xã miền núi, hải đảo có dân số từ 5.000 người trở lên;
xã đồng bằng, trung du có dân số từ 8.000 người trở lên và xã biên giới thì có 5 thành
viên gồm 1 Chủ tịch, 2 Phó chủ tịch, 2 ủy viên. Trong đó:
+ Chủ tịch phụ trách chung khối nội chính, quy hoạch và kế hoạch phát triển
kinh tế - xã hội xã.
+ Các Phó chủ tịch: Một Phó chủ tịch phụ trách kinh tế – tài chính, xây dựng,
giao thông, nhà đất và tài nguyên môi trường. Một Phó chủ tịch còn lại phụ trách khối
văn hoá - xã hội và các lĩnh vực xã hội khác.
+ Các uỷ viên: Một uỷ viên phụ trách công an, một uỷ viên phụ trách quân sự.
- Đối với Uỷ ban nhân dân xã không thuộc diện nêu trên có 3 thành viên: 1 Chủ

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
tịch, 1 Phó chủ tịch, 1 uỷ viên. Căn cứ vào những lĩnh vực công việc được quy định
như phần trên, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã phân công cho các thành viên phụ trách
cho phù hợp với tình hình địa phương.
Trong nhiệm kỳ Hội đồng nhân dân cấp xã có thể ấn định thêm số lượng thành
viên Uỷ ban nhân dân cấp xã nhưng tổng số không được vượt quá 5 thành viên và phải
được Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện phê chuẩn.

- Đối với Uỷ ban nhân dân phường, thị trấn thì có 5 thành viên gồm 1 Chủ tịch,
2 Phó chủ tịch, 2 ủy viên. Thành viên của Uỷ ban nhân dân được phân công phụ trách
các lĩnh vực công việc như sau:
+ Chủ tịch phụ trách chung khối nội chính, quản lý công tác quy hoạch đô thị.
+ Phó chủ tịch: Một Phó chủ tịch phụ trách kinh tế – tài chính, xây dựng cơ sở
hạ tầng, khoa học – công nghệ, nhà đất và tài nguyên – môi trường. Một Phó chủ tịch
phụ trách khối văn hoá xã hội và các lĩnh vực xã hội khác.
+ Các ủy viên: Một uỷ viên phụ trách công an, một uỷ viên phụ trách quân sự.

2

Nghị định số 107/2004/NĐ-CP ngày 30/7/2004 của Chính phủ quy định số lượng Phó chủ tịch và cơ cấu thành
viên Ủy ban nhân dân các cấp, một số điều của nghị định này đã được Chính phủ sửa đổi, bổ sung bằng nghị
định số 82/2008/NĐ-CP của Chính phủ ngày 30 tháng 07 năm 2008.

10


Ngoài các thành viên, Ủy ban nhân dân cấp xã có thêm các cán bộ chuyên môn
giúp việc. Quy định tại Nghị định 114 của Chính phủ năm 20033, về mặt cơ cấu tổ
chức của Ủy ban nhân dân cấp xã còn có các cán bộ chuyên môn, nghiệp vụ thuộc Ủy
ban nhân dân cấp xã (gọi chung là công chức cấp xã), gồm có:
+ Trưởng công an (nơi chưa bố trí lực lượng công an chính quy);
+ Chỉ huy trưởng quân sự;
+ Văn phòng - Thống kê;
+ Địa chính - Xây dựng;
+ Tài chính - Kế toán;
+ Tư pháp - Hộ tịch;
+ Văn hoá - Xã hội.
Đây là chức danh được Ủy ban nhân dân cấp xã tuyển dụng vào làm việc tại Ủy

ban nhân cấp xã khi có nhu cầu. Những người này sẽ được phân công phụ trách từng
lĩnh vực theo sự phân công của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã.
1.2.2. Tổ chức các ban chuyên trách của Ủy ban nhân dân cấp xã
Không giống như Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc cấp huyện ngoài các thành viên
Ủy ban nhân dân ra về mặt tổ chức cấp tỉnh, huyện có thêm các cơ quan chuyên môn
phụ trách từng lĩnh vực thuộc thẩm quyền quản lý của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và
cấp huyện, cho nên về mặt cơ cấu tổ chức rất chặt chẽ, tổ chức của các cơ quan chuyên
do Chính
quyCần
định thông
Nghị
địnhhọc
của Chính
phủ.nghiên
Với Ủy ban
Trung môn
tâmnàyHọc
liệuphủ
ĐH
Thơqua
@các
Tài
liệu
tập và
cứu
nhân dân cấp xã khi thấy lĩnh vực nào cần có ban chuyên trách quản lý thì Ủy ban
nhân dân cấp xã sẽ thành lập các ban đó. Các ban của Ủy ban nhân dân cấp xã được
thành lập trên cơ sở các quyết định của Ủy ban nhân dân cấp xã. Về mặt cơ cấu tổ
chức các ban này rất đơn giản một ban cơ cấu chỉ từ 2 đến 3 cán bộ hoạt động trong
lĩnh vực mà mình phụ trách. Trên thực tế hiện nay Ủy ban nhân dân cấp xã có thể có

một số ban, những cán bộ chuyên môn có thể đứng đầu một số ban của Ủy ban nhân
dân cấp xã như sau:
- Ban Tư pháp xã;
- Ban Văn hóa – xã hội;
- Ban Tài chính – Ngân sách;
- Ban Chỉ huy quân sự xã;
- Ban Công an xã.
Những ban này là do Ủy ban nhân dân cấp xã thành lập dựa trên những đề nghị của
các cán bộ có liên quan đến lĩnh vực mà họ phụ trách, về mặt tổ chức cơ cấu thành
viên, quy chế hoạt động của ban do những người phụ trách ban soạn ra sau đó tham

3

Điều 2, Nghị định số 114/2003/NĐ-CP ngày 10 tháng 10 năm 2003 của Chính phủ về cán bộ, công chức xã,
phường, thị trấn.

11


khảo ý kiến các thành viên Ủy ban nhân dân để Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định
thành lập các ban theo yêu cầu.
1.3. NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP XÃ
Trên cơ sở việc quy định cơ cấu tổ chức của mình, Ủy ban nhân dân cấp xã tiến
hành phân công thực hiện những nhiệm vụ và quyền hạn trong phạm vi thuộc thẩm
quyền của mình, các nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân cấp xã được quy định
cụ thể tại mục 3, Chương 4 của Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân
năm 2003 như sau:
1.3.1. Đối với Ủy ban nhân dân xã, thị trấn
- Trong lĩnh vực kinh tế:
+ Xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm trình Hội đồng nhân

dân xã, thị trấn thông qua để trình Ủy ban nhân dân huyện phê duyệt; tổ chức thực
hiện kế hoạch đó;
+ Lập dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn; dự toán thu, chi ngân sách
địa phương và phương án phân bổ dự toán ngân sách cấp mình; dự toán điều chỉnh
ngân sách địa phương trong trường hợp cần thiết và lập quyết toán ngân sách địa
phương trình Hội đồng nhân dân xã, thị trấn quyết định và báo cáo lên Ủy ban nhân
dân và cơ quan tài chính cấp huyện;
Tổ chức
thực
hiệnCần
ngân sách
phương,
phối hợp
các cơ
nhà nước
Trung tâm +Học
liệu
ĐH
Thơđịa@
Tài liệu
họcvớitập
vàquan
nghiên
cứu
cấp trên trong việc quản lý ngân sách nhà nước trên địa bàn xã, thị trấn và báo cáo về
ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật;
+ Quản lý và sử dụng hợp lý, có hiệu quả quỹ đất được để lại phục vụ các nhu
cầu công ích ở địa phương; xây dựng và quản lý các công trình công cộng, đường giao
thông, trụ sở, trường học, trạm y tế, công trình điện, nước theo quy định của pháp
luật;

+ Huy động sự đóng góp của các tổ chức, cá nhân để đầu tư xây dựng các công
trình kết cấu hạ tầng của xã, thị trấn trên nguyên tắc dân chủ, tự nguyện. Việc quản lý
các khoản đóng góp này phải công khai, có kiểm tra, kiểm soát và bảo đảm sử dụng
đúng mục đích, đúng chế độ quy định của pháp luật.
- Trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, thủy lợi và tiểu thủ công
nghiệp :
+ Tổ chức và hướng dẫn việc thực hiện các chương trình, kế hoạch, đề án
khuyến khích phát triển và ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ để phát triển sản
xuất và hướng dẫn nông dân chuyển đổi cơ cấu kinh tế, cây trồng, vật nuôi trong sản
xuất theo quy hoạch, kế hoạch chung và phòng trừ các bệnh dịch đối với cây trồng và
vật nuôi;
12


+ Tổ chức việc xây dựng các công trình thủy lợi nhỏ; thực hiện việc tu bổ, bảo
vệ đê điều, bảo vệ rừng; phòng, chống và khắc phục hậu quả thiên tai, bão lụt; ngăn
chặn kịp thời những hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ đê điều, bảo vệ rừng tại địa
phương;
+ Quản lý, kiểm tra, bảo vệ việc sử dụng nguồn nước trên địa bàn theo quy định
của pháp luật;
+ Tổ chức, hướng dẫn việc khai thác và phát triển các ngành, nghề truyền thống
ở địa phương và tổ chức ứng dụng tiến bộ về khoa học, công nghệ để phát triển các
ngành, nghề mới.
- Trong lĩnh vực xây dựng, giao thông vận tải:
+ Tổ chức thực hiện việc xây dựng, tu sửa đường giao thông trong xã theo sự
phân cấp;
+ Quản lý việc xây dựng, cấp giấy phép xây dựng nhà ở riêng lẻ ở điểm dân cư
nông thôn theo quy định của pháp luật, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về xây dựng
và xử lý vi phạm pháp luật theo thẩm quyền do pháp luật quy định;
+ Tổ chức việc bảo vệ, kiểm tra, xử lý các hành vi xâm phạm đường giao thông

và các công trình cơ sở hạ tầng khác ở địa phương theo quy định của pháp luật;
+ Huy động sự đóng góp tự nguyện của nhân dân để xây dựng đường giao
thông, cầu cống trong xã theo quy định của pháp luật.
- Trong
vực ĐH
giáo dục,
xã hội,
hóaliệu
và thể
dục thể
Trung tâm
Họclĩnh
liệu
Cầny tế,Thơ
@văn
Tài
học
tậpthao:
và nghiên cứu
+ Thực hiện kế hoạch phát triển sự nghiệp giáo dục ở địa phương; phối hợp với
trường học huy động trẻ em vào lớp một đúng độ tuổi; tổ chức thực hiện các lớp bổ túc
văn hóa, thực hiện xóa mù chữ cho những người trong độ tuổi;
+ Tổ chức xây dựng và quản lý, kiểm tra hoạt động của nhà trẻ, lớp mẫu giáo,
trường mầm non ở địa phương; phối hợp với Ủy ban nhân dân huyện quản lý trường
tiểu học, trường trung học cơ sở trên địa bàn;
+ Tổ chức thực hiện các chương trình y tế cơ sở, dân số, kế hoạch hóa gia đình
được giao; vận động nhân dân giữ gìn vệ sinh; phòng, chống các dịch bệnh;
+ Xây dựng phong trào và tổ chức các hoạt động văn hóa, thể dục thể thao; tổ
chức các lễ hội cổ truyền, bảo vệ và phát huy giá trị của các di tích lịch sử - văn hóa và
danh lam thắng cảnh ở địa phương theo quy định của pháp luật;

+ Thực hiện chính sách, chế độ đối với thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ,
những người và gia đình có công với nước theo quy định của pháp luật;
+ Tổ chức các hoạt động từ thiện, nhân đạo; vận động nhân dân giúp đỡ các gia
đình khó khăn, người già cô đơn, người tàn tật, trẻ mồ côi không nơi nương tựa; tổ
chức các hình thức nuôi dưỡng, chăm sóc các đối tượng chính sách ở địa phương theo
quy định của pháp luật;
13


+ Quản lý, bảo vệ, tu bổ nghĩa trang liệt sĩ; quy hoạch, quản lý nghĩa địa ở địa
phương.
- Trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội và thi hành pháp
luật ở địa phương:
+ Tổ chức tuyên truyền, giáo dục xây dựng quốc phòng toàn dân, xây dựng làng
xã chiến đấu trong khu vực phòng thủ địa phương;
+ Thực hiện công tác nghĩa vụ quân sự và tuyển quân theo kế hoạch; đăng ký,
quản lý quân nhân dự bị động viên; tổ chức thực hiện việc xây dựng, huấn luyện, sử
dụng lực lượng dân quân tự vệ ở địa phương;
+ Thực hiện các biện pháp bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội; xây dựng
phong trào quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc vững mạnh; thực hiện biện pháp phòng
ngừa và chống tội phạm, các tệ nạn xã hội và các hành vi vi phạm pháp luật khác ở địa
phương;
+ Quản lý hộ khẩu; tổ chức việc đăng ký tạm trú, quản lý việc đi lại của người
nước ngoài ở địa phương.
- Trong việc thi hành pháp luật:
+ Tổ chức tuyên truyền, giáo dục pháp luật; giải quyết các vi phạm pháp luật và
tranh chấp nhỏ trong nhân dân theo quy định của pháp luật;
+ Tổ chức tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và kiến nghị của công dân theo

Trung thẩm

tâmquyền;
Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
+ Tổ chức thực hiện hoặc phối hợp với các cơ quan chức năng trong việc thi
hành án theo quy định của pháp luật; tổ chức thực hiện các quyết định về xử lý vi
phạm hành chính theo quy định của pháp luật.
- Trong việc thực hiện chính sách dân tộc và chính sách tôn giáo: Ủy ban nhân
dân xã, thị trấn có nhiệm vụ tổ chức, hướng dẫn và bảo đảm thực hiện chính sách dân
tộc, chính sách tôn giáo; quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân ở địa phương
theo quy định của pháp luật.
1.3.2. Đối với Ủy ban nhân dân phường
Bên cạnh thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn như Ủy ban nhân dân xã, thị trấn,
Ủy ban nhân dân phường còn thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
- Tổ chức thực hiện các nghị quyết của Hội đồng nhân dân phường về việc bảo
đảm thực hiện thống nhất kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và quy hoạch đô thị, xây
dựng nếp sống văn minh đô thị, phòng, chống các tệ nạn xã hội, giữ gìn trật tự vệ sinh,
sạch đẹp khu phố, lòng đường, lề đường, trật tự công cộng và cảnh quan đô thị; quản
lý dân cư đô thị trên địa bàn;
- Thanh tra việc sử dụng đất đai của tổ chức, cá nhân trên địa bàn phường theo quy
định của pháp luật;
14


- Quản lý và bảo vệ cơ sở hạ tầng kỹ thuật trên địa bàn phường theo phân cấp; ngăn
chặn, xử lý các hành vi vi phạm đối với các cơ sở hạ tầng kỹ thuật theo quy định của
pháp luật;
- Kiểm tra giấy phép xây dựng của tổ chức, cá nhân trên địa bàn phường; lập biên
bản, đình chỉ những công trình xây dựng, sửa chữa, cải tạo không có giấy phép, trái
với quy định của giấy phép và báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét,
quyết định.
1.4. NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP XÃ

Căn cứ theo Điều 127 Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân năm
2003. Với vai trò là người lãnh đạo tất cả các mặt công tác của Ủy ban nhân dân cấp
xã nên Chủ tịch Ủy ban nhân dân thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
- Ðôn đốc, kiểm tra công tác của các cán bộ chuyên môn, cán bộ chuyên trách
thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã trong việc thực hiện Hiến pháp, luật, các văn bản của cơ
quan nhà nước cấp trên, nghị quyết của Hội đồng nhân dân và quyết định, chỉ thị của
Ủy ban nhân dân cấp xã;
- Quyết định các vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân cấp
mình;
- Áp dụng các biện pháp nhằm cải tiến lề lối làm việc; quản lý và điều hành bộ máy
động
có hiệu
ngăn@
ngừa
và đấu
hiện quan
Trung hành
tâmchính
Họchoạt
liệu
ĐH
Cầnquả;
Thơ
Tài
liệutranh
họcchống
tậpcác
vàbiểu
nghiên
cứu

liêu, vô trách nhiệm, hách dịch, cửa quyền, tham nhũng, lãng phí và các biểu hiện tiêu
cực khác của cán bộ, công chức xảy ra trong bộ máy chính quyền địa phương;
- Tổ chức việc tiếp dân, xét và giải quyết kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của nhân dân
theo quy định của pháp luật.
- Triệu tập và chủ tọa các phiên họp của Ủy ban nhân dân;
- Khen thưởng, kỷ luật cán bộ, công chức theo sự phân cấp quản lý;
- Ðình chỉ việc thi hành hoặc bãi bỏ những văn bản trái pháp luật của cán bộ
chuyên môn, cán bộ không chuyên trách thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã;
- Chỉ đạo và áp dụng các biện pháp để giải quyết các công việc đột xuất, khẩn cấp
trong phòng, chống thiên tai, cháy, nổ, dịch bệnh, an ninh, trật tự xã hội và có trách
nhiệm báo cáo lên Ủy ban nhân dân trong phiên họp gần nhất;
- Ra quyết định, chỉ thị để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình.
1.5. HÌNH THỨC HOẠT ĐỘNG CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP XÃ Thông
qua những nhiệm vụ, quyền hạn đã được phân tích ở trên thì Ủy ban nhân dân cấp xã
lấy đó làm căn cứ cho hoạt động của mình thông qua ba hình thức chủ yếu sau đây:
- Hoạt động của Ủy ban nhân dân cấp xã thông qua phiên họp;
- Hoạt động của Chủ tịch Ủy ban nhân cấp xã;
15


- Hoạt động của các Phó chủ tịch, các ủy viên Ủy ban nhân dân và các cán bộ
chuyên môn, cán bộ không chuyên trách thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã.
1.5.1. Hoạt động của Ủy ban nhân dân cấp xã thông qua phiên họp
Phiên họp của Ủy ban nhân dân cấp xã là hình thức hoạt động tập thể của Ủy ban
nhân dân cấp xã có ý nghĩa quyết định đến toàn bộ hoạt động của cơ quan này. Theo
quy định tại Điều 123 của Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân năm
2003, Ủy ban nhân dân cấp xã mỗi tháng họp 1 lần do Chủ tịch Ủy ban nhân dân triệu
tập, ngoài ra có thể tổ chức phiên họp bất thường theo yêu cầu của Chủ tịch Ủy ban
nhân dân hoặc theo đề nghị của ít nhất 1/3 tổng số thành viên Ủy ban nhân dân cấp xã.
Chủ tịch Ủy ban nhân cấp xã chủ tọa các phiên họp, nhưng nếu được Chủ tịch ủy

nhiệm Phó chủ tịch có thể chủ tọa phiên họp.
Trong các phiên họp của Ủy ban nhân dân cấp xã, các thành viên của Ủy ban
nhân dân cấp xã phải có mặt để thảo luận và quyết định những vấn đề nằm trong
chương trình cuộc họp. Các quyết định của Ủy ban nhân dân cấp xã phải được quá nửa
tổng số thành viên Ủy ban nhân dân cấp xã biểu quyết tán thành.
Ngoài các thành thành viên, cán bộ, công chức của Ủy ban nhân dân cấp xã. Chủ
tịch, Phó chủ tịch Hội đồng nhân dân cấp xã, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt
Nam cấp xã và người đứng đầu các đoàn thể nhân dân ở địa phương được mời dự các
phiên họp của Ủy ban nhân dân cấp xã khi bàn các vấn đề có liên quan. Do tham dự
tư cách
kháchĐH
mời Cần
nên những
được
pháttập
biểu và
đóngnghiên
góp ý kiến,
Trung với
tâm
Họclà liệu
Thơngười
@ này
Tàichỉliệu
học
cứu
chứ không có quyền biểu quyết những vấn đề thuộc chương trình cuộc họp.
Căn cứ theo Điều 124 Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân năm
2003 thì Ủy ban nhân dân cấp xã thảo luận tập thể và quyết định theo đa số các vấn đề
thuộc thẩm quyền sau đây:

+ Chương trình làm việc của Ủy ban nhân dân cấp xã;
+ Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội dự toán ngân sách, quyết toán ngân sách
hàng năm trình Hội đồng nhân dân quyết định;
+ Kế hoạch xây dựng các công trình trọng điểm ở địa phương trình Hội đồng
nhân dân quyết định;
+ Kế hoạch huy động tài chính, nhân lực để giải quyết các vấn đề cấp bách của
địa phương trình Hội đồng nhân dân quyết định;
+ Các biện pháp thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân về kinh tế - xã hội;
thông qua báo cáo của Ủy ban nhân dân trước khi trình Hội đồng nhân dân.
+ Đề án thành lập, sáp nhập, giải thể các ban chuyên môn thuộc Ủy ban nhân
dân cấp xã.
Sau khi thảo luận và quyết định các vấn đề trên, Ủy ban nhân dân cấp xã có thể
ra các quyết định dưới các hình thức văn bản là quyết định và chỉ thị:
16


+ Quyết định dùng để ban hành các chủ trương, chính sách của cơ quan nhà
nước cấp trên và của Hội đồng nhân dân cấp xã, quyết định về tổ chức và nhân sự
thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp xã, để tổ chức thực hiện và kiểm tra đối
với các đơn vị trong việc chấp hành pháp luật của Nhà nước.
+ Chỉ thị dùng để truyền đạt và chỉ đạo thực hiện các chủ trương, chính sách
của cơ quan nhà nước cấp trên, các nghị quyết của Hội đồng nhân dân, quyết định của
Ủy ban nhân dân trong trường hợp không cần thiết ban hành quyết định.
1.5.2. Hoạt động của Chủ tịch Ủy ban nhân cấp xã
Hoạt động của Chủ tịch Ủy ban nhân cấp xã cũng là hình thức hoạt động quan
trọng của Ủy ban nhân dân cấp xã. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã với vai trò là
người lãnh đạo và điều hành mọi hoạt động của Ủy ban nhân dân nên trong hoạt động
của mình, tiến hành triệu tập các phiên họp của Ủy ban nhân dân, bảo đảm việc chấp
hành các nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp xã, các quyết định, chỉ thị của Ủy ban
nhân dân cấp mình và các văn bản chỉ đạo của cơ quan nhà nước cấp trên, cho nên

Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã trong hoạt động của mình tiến hành quy định chương
trình hoạt động của Ủy ban nhân dân hàng tháng cũng như hàng quý, hàng năm một
cách hợp lý, đảm bảo cho Chủ tịch có thể quản lý sâu sát tất cả hoạt động của Ủy ban
nhân dân cấp xã.
Trong phiên họp của Ủy ban nhân dân cấp xã, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã
chủHọc
tọa phiên
khiểnThơ
và hướng
dẫn cuộc
vào tập
nhữngvà
vấnnghiên
đề cần thảo
Trung làm
tâm
liệuhọp,
ĐHđiều
Cần
@ Tài
liệuhọp
học
cứu
luận, quyết định những vấn đề nằm trong chương trình thảo luận. Nếu các thành viên
Ủy ban nhân dân và đại biểu tham dự có ý kiến thống nhất với nhau thì Chủ tịch sẽ
chốt lại vấn đề để đưa ra những quyết định đúng đắn nhất.
Để cho hoạt động của Ủy ban nhân dân cấp xã hoàn thành tốt nhiệm vụ, Chủ tịch
Ủy ban nhân dân cấp xã còn tiến hành đôn đốc, kiểm tra công tác của các cán bộ
chuyên môn, cán bộ không chuyên trách thực hiện các quyết định, chỉ thị của Ủy ban
nhân dân cấp mình, kiểm tra việc thực hiện Hiến pháp, luật, các văn bản của cơ quan

nhà nước cấp trên thực thi có hiệu quả. Trong quá trình thực hiện nếu gặp khó khăn
không giải quyết được thì căn cứ vào thẩm quyền của mình Chủ tịch giải quyết.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã còn quyết định các vấn đề thuộc nhiệm vụ,
quyền hạn của Ủy ban nhân dân cấp xã. Tiến hành áp dụng các biện pháp nhằm cải
tiến lề lối làm việc; quản lý và điều hành bộ máy hành chính cấp xã hoạt động có hiệu
quả; ngăn ngừa và đấu tranh chống các biểu hiện tiêu cực của cán bộ, công chức trong
bộ máy chính quyền cấp xã.
Trong trường hợp khẩn cấp đột xuất, Chủ tịch Ủy ban nhân cấp xã tiến hành chỉ
đạo và áp dụng các biện pháp để giải quyết các công việc đột xuất, khẩn cấp nhanh
chóng, cụ thể như trong phòng chống thiên tai, cháy, nổ, dịch bệnh, an ninh, trật tự
trên địa bàn và báo cáo Ủy ban nhân dân cấp xã trong phiên họp gần nhất. Chủ tịch Ủy
17


ban nhân dân cấp xã chịu trách nhiệm cá nhân về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn
của mình cùng với tập thể Ủy ban nhân dân chịu trách nhiệm về hoạt động của Ủy ban
nhân dân trước Hội đồng nhân dân cấp xã và trước cơ quan nhà nước cấp trên.
1.5.3. Hoạt động của các Phó chủ tịch, các ủy viên và các cán bộ chuyên môn,
cán bộ không chuyên trách thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã
Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã là thành viên của Ủy ban nhân dân cấp
xã, phụ trách công việc mà Chủ tịch phân công. Do đó trong hoạt động của mình Phó
chủ tịch phải hoàn thành tốt công việc được giao, cùng với Chủ tịch điều hành công
việc hàng ngày, hàng tuần và toàn bộ công việc được phân công, có trách nhiệm thay
mặt Chủ tịch để giải quyết các công việc của địa phương khi Chủ tịch vắng mặt.
Các ủy viên Ủy ban nhân dân cấp xã phụ trách trên lĩnh vực mà mình được
giao, cụ thể là phụ trách công an, quân sự. Do đó trong hoạt động của mình đòi hỏi các
ủy viên phải có tinh thần trách nhiệm cao để hoàn thành tốt nhiệm vụ. Phải có kiến
thức nhất định trong lĩnh vực mà mình phụ trách, kiểm tra, đôn đốc các cán bộ, công
chức do mình quản lý để họ nắm vững chỉ đạo của Ủy ban nhân dân xã để hoàn thành
tốt nhiệm vụ, thường xuyên trao đổi với Chủ tịch và Phó chủ tịch để nghe ý kiến chỉ

đạo, báo cáo kịp thời lên Ủy ban nhân dân cấp xã những vấn đề phát sinh.
Đối với các cán bộ chuyên môn, cán bộ không chuyên trách là những người
được Ủy ban nhân dân cấp xã tuyển dụng vào làm việc cho Ủy ban nhân dân cấp xã,
củaliệu
các cán
bộ Cần
này được
Chủ@
tịchTài
Ủy ban
dântập
cấp xã
công phụ
Trung hoạt
tâmđộng
Học
ĐH
Thơ
liệunhân
học
vàphân
nghiên
cứu
trách quản lý đối với từng lĩnh vực nhất định, chịu sự kiểm tra của Ủy ban nhân dân
cấp xã, đồng thời chịu sự kiểm tra, chỉ đạo nghiệp vụ của các cơ quan chuyên môn cấp
trên.
Phó chủ tịch, các ủy viên và các cán bộ chuyên môn, cán bộ không chuyên trách
thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã chịu trách nhiệm cá nhân, cùng với Chủ tịch chịu trách
nhiệm tập thể về hoạt động của Ủy ban nhân dân trước Hội đồng nhân dân cấp xã và
trước cơ quan nhà nước cấp trên.

Ngoài ra họ còn phải chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã
trong việc quản lý đối với lĩnh vực mà mình phụ trách, cho nên từ đó làm cho hoạt
động quản lý hành chính nhà nước ở địa phương trên tất cả các lĩnh vực được thực
hiện một cách đồng bộ. Qua đó giúp cho Ủy ban nhân dân cấp xã phát huy mạnh mẽ
hơn trong hoạt động quản lý.

18


CHƯƠNG 2
TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ
HẬU LỘC – HUYỆN TAM BÌNH – TỈNH VĨNH LONG
2.1. SƠ LƯỢC VỀ XÃ HẬU LỘC – HUYỆN TAM BÌNH – TỈNH VĨNH LONG
Hậu Lộc là một xã thuộc vùng đất thấp của huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long,
một xã hình thành từ thời cha ông đi mở đất phương Nam, mang đậm bản sắc văn hóa
của đồng bằng châu thổ sông Cửu Long, vốn có truyền thống yêu nước từ lâu đời.
Toàn xã hiện nay có 7 ấp với diện tích tự nhiên là 1.294 hecta trong đó diện tích
nông nghiệp là 842,8 hecta, diện tích vườn là 451,2 hecta, phía Bắc giáp với xã Phú
Lộc, phía Đông giáp xã Tân Lộc và xã An Đức (huyện Long Hồ), phía Nam giáp xã
Hòa Lộc, phía Tây giáp xã Mỹ Lộc. Dân số của xã hiện nay là 6.484 người, sống chủ
yếu bằng nghề nông nghiệp; đa số đồng bào là người Kinh, có một số ít là người Hoa.
Tôn giáo có đạo Phật, đạo Thiên Chúa và đạo Cao Đài.
Từ trung tâm xã, nơi đặt trụ sở của Ủy ban nhân dân xã, bằng đường thủy theo
sông Cái ngang có thể đi ra thị trấn Tam Bình, thị xã Vĩnh Long, và một số tỉnh lân
cận qua con sông Măng, bằng đường bộ có thể đi thị trấn Tam Bình bằng hương lộ Cái
Ngang, ra thị xã Vĩnh Long và thành phố Cần Thơ bằng đường tỉnh 909 rất thuận tiện.
lớn nhất chạy qua Hậu Lộc là con sông Cái Ngang, bề mặt sông rộng, lòng
Trung Con
tâmsông
Học

liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
sông khá sâu, chế độ thủy triều lên xuống rất điều hòa, cho phép tàu thuyền lớn hàng
vạn tấn có thể lưu thông dễ dàng. Từ con sông này, mở nhánh hàng loạt sông khác,
dẫn nước ngọt, tưới tắm phù sa cho cả xã. Đó là sông Cai Hóa, sông Danh Tấm, sông
Rạch Gỗ,…Cùng với hàng loạt kênh rạch dọc ngang chằng chịt, tạo phù sa nước ngọt
quanh năm, rất phù hợp cho phát triển nông nghiệp ở đây.
Hậu Lộc có khí hậu nhiệt đới gió mùa, phân chia thành mùa mưa và mùa khô rõ
rệt. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 9 âm lịch, mùa khô bắt đầu từ tháng 10 đến
tháng 3 năm sau. Toàn xã hiện nay 7/7 ấp đã được bê tông hóa đường giao thông đảm
bảo thông suốt cho việc đi lại của nhân dân trong cả 2 mùa mưa, nắng.
Hiện nay với quyết tâm xây dựng cuộc sống, lối sống văn hóa mới vui tươi lành
mạnh cho nhân dân, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ xã, hệ thống chính trị của xã được
củng cố ngày càng hoàn thiện. Chính quyền địa phương không ngừng đổi mới hoạt
động để nhằm đáp ứng nhiệm vụ mới nhằm đem lại cuộc sống ấm no hạnh phúc cho
nhân dân địa phương. Toàn xã hiện nay có 12 chi bộ trực thuộc Đảng ủy, tổng số Đảng
viên là 142 cán bộ, công chức, trong đó nữ là 23 cán bộ, công chức. Phát huy tinh thần
của một xã anh hùng trong kháng chiến và cũng anh hùng trong xây dựng đất nước,
hiện nay cán bộ, công chức thuộc Ủy ban nhân dân xã Hậu Lộc đang từng nâng cao
trình độ chính trị, cũng như chuyên môn nhằm hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao,
19


nhằm đem lại những lợi ích to lớn cho nhân dân trên các lĩnh vực đời sống kinh tế, văn
hóa - xã hội,…Qua đó góp phần thực hiện thắng lợi những nhiệm vụ kinh tế - xã hội
mà nghị quyết của Hội đồng nhân dân xã đề ra là đưa kinh tế xã nhà tiếp tục phát triển.
(Trích từ sách của tác giả Hồ Tĩnh Tâm, LỊCH SỬ TRUYỀN THỐNG ĐẤU TRANH
CÁCH MẠNG CỦA XÃ HẬU LỘC ANH HÙNG in tại Xí nghiệp in Nguyễn Văn Thảnh
tỉnh Vĩnh Long, năm 2004 ).
2.2. CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ HẬU LỘC
Sau ngày hội bầu cử Đại biểu Hội đồng nhân dân xã Hậu Lộc ngày 25/4/2004

kết thúc, trên cơ sở kết quả bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân xã Hậu Lộc nhiệm kỳ
2004-2009, Hội đồng nhân dân xã Hậu Lộc đã tiến hành kỳ họp đầu tiên ngay trong kỳ
họp đầu tiên này, Hội đồng nhân dân xã đã tiến hành bầu các chức danh của Hội đồng
nhân dân và Ủy ban nhân dân thông qua hình thức bỏ phiếu kín. Sau khi bầu xong các
chức danh của Hội đồng nhân dân, trên cơ sở đề nghị của Chủ tịch Hội đồng nhân dân
xã, Hội đồng nhân dân xã đã tiến hành bầu các chức danh của Ủy ban nhân dân xã. Kết
quả là đã bầu ra 3 thành viên như sau (Bảng 1):
Danh sách thành viên Ủy ban nhân dân xã Hậu Lộc đầu nhiệm kỳ 2004-2009
Trình độ
Stt

Họ và tên

Năm Học

Chính

Chuyên

Cao
cấp

Đại học

Chức vụ
Đảng

Chính

Trung tâm Học liệu ĐH Cần

Thơ @trịTài liệu
học tập vàquyền
nghiên cứu
sinh vấn
môn
1.

Trần Văn Hoàng

1963 12/12

2.

Trần Minh Tâm

1962 12/12

3.

Nguyễn Văn Chính

1968 12/12

Trung
cấp

Trung
cấp

Trung

cấp luật

Phó bí
thư

Chủ tịch

Đảng
viên

Phó chủ tịch

Đảng
viên

Ủy viên phụ
trách công
an

(Trích Quyết định 78/QĐ-UBND của Chủ tịch Ủy ban nhân dân Huyện Tam Bình năm 2005 về việc phê chuẩn
thành viên Ủy ban nhân dân xã Hậu Lộc nhiệm kỳ 2004-2009).

Nhưng đến giữa nhiệm kỳ do có sự thay đổi về mặt nhân sự Đảng ủy xã, cán bộ,
công chức Bí thư Đảng ủy xã Hậu Lộc đã đến tuổi nghỉ hưu cho nên Đảng ủy xã tiến
hành bầu bổ sung cán bộ, công chức Bí thư Đảng ủy, kết quả là cán bộ, công chức
Trần Văn Hoàng Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã đã được Đảng ủy tín nhiệm bầu giữ
chức vụ Bí thư Đảng ủy xã, cho nên đã thôi giữ chức vụ Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã.
Trên cơ sở đó Hội đồng nhân dân xã cũng tiến hành bầu bổ sung chức danh Chủ tịch
20



và Ủy viên, kết quả là cán bộ, công chức Phan Văn Mảnh được bầu làm Chủ tịch, cán
bộ, công chức Trần Văn Đông được bầu làm ủy viên phụ trách công an, giữ chức vụ
Trưởng công an xã, từ đó Ủy ban nhân dân xã có sự thay đổi về mặt tổ chức thành viên
cụ thể đến năm 2008 về mặt cơ cấu thành viên của Ủy ban nhân dân xã như sau4 (Bảng
2):
Danh sách thành viên Ủy ban nhân dân xã Hậu Lộc giữa nhiệm kỳ 2004-2009
Trình độ
Stt

Họ và tên

Năm
sinh

Học
vấn

1.

Phan Văn Mảnh

1963

11/12

2.

Trần Minh Tâm


1962

12/12

3.

Trần Văn Đông

1968

12/12

Chính
trị

Chuyên
môn

Chức vụ
Đảng

Chính quyền

Phó bí
thư

Chủ tịch

cấp


Đảng
viên

Phó chủ tịch

Trung
cấp

Đảng
viên

Ủy viên phụ
trách công an

Trung

(Quyết định 95/QĐ-UBND của Chủ tịch Ủy ban nhân dân Huyện Tam Bình năm 2008 về việc phê chuẩn thành
Trung viên
tâm
Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Ủy ban nhân dân xã Hậu Lộc nhiệm kỳ 2004-2009).

Qua bảng số liệu, cơ cấu thành viên của Ủy ban nhân dân xã Hậu Lộc là hoàn
toàn phù hợp với quy định của pháp luật, là một xã đồng bằng châu thổ sông Cửu
Long với dân số 6.484 người có số lượng là 3 thành viên. Về phân công nhiệm vụ thì
Chủ tịch phụ trách chung khối nội chính, quy hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế – xã
hội xã và là người đứng đầu ban Tư pháp xã, Phó chủ tịch phụ trách tài chính, xây
dựng, văn hóa – xã hội, cán bộ, công chức ủy viên phụ trách công an, giữ chức vụ là
Trưởng công an xã. Tuy nhiên nhìn vào 2 bảng số liệu thấy rõ sự khác biệt về trình độ
cán bộ, công chức. Nếu như đầu nhiệm kỳ trình độ chuyên môn có 2/3 cán bộ, công

chức thành viên Ủy ban nhân dân xã có trình độ chuyên môn, trong đó có 1 cán bộ,
công chức Đại học, trình độ chính trị là 3/3 cán bộ, công chức trong đó 1 cán bộ, công
chức cao cấp lý luận chính trị, 2 trung cấp, đến giữa nhiệm kỳ 3/3 cán bộ, công chức
chưa có trình độ chuyên môn, bởi không thể đưa vào danh sách cán bộ, công chức Phó
chủ tịch xã mới đi học xem như có trình độ chuyên môn là không khách quan, trình độ
lý luận chính trị 2/3 cán bộ, công chức có trình độ lý luận chính trị nhưng ở mức trung
cấp lý luận chính trị. Như vậy rõ ràng là về mặt nhân sự thành viên của Ủy ban nhân
4

Trước khi được bầu làm Chủ tịch và Ủy viên phụ trách công an thì cán bộ, công chức Phan Văn Mảnh giữ chức
vụ Chủ tịch Hội đồng nhân dân xã Hậu Lộc, cán bộ, công chức Trần Văn Đông giữ chức vụ Địa chính – Xây
dựng.

21


dân chất lượng cán bộ có đi xuống, đều đó sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của Ủy ban
nhân dân xã, nhất là trong thời điểm hiện nay tình hình kinh tế nước ta gặp nhiều khó
khăn do tác động từ bên ngoài.
Ngoài các thành viên Uỷ ban nhân dân xã còn có đội ngũ công chức làm công tác
chuyên môn giúp Uỷ ban nhân dân xã trong quản lý các lĩnh vực công tác như Văn
phòng, Tư pháp, Tài chính, Văn hoá – xã hội, Quân sự, Địa chính và thực hiện các
nhiệm vụ khác do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã giao được thống kê sau đây (Bảng 3):
Danh sách Cán bộ chuyên môn thuộc Ủy Ban nhân dân xã Hậu Lộc
Trình độ

Stt
1.

Họ và tên

Trần Văn
Năm

Năm
sinh

Học
vấn

1968

12/12

1968

12/12

2.
Nguyễn Văn
Chính

Chính
trị

Trung
cấp

3.
Thái Phan
Văn Hoàng


1978

12/12

4.

Chuyên
môn

Chức vụ
Đảng

Chính quyền

Đại học
luật

Đảng
viên

Chánh văn
phòng

Trung cấp
luật

Đảng
viên


Cán bộ Tư
pháp - Hộ tịch

Trung cấp
Kế toán

Đảng
viên

Cán bộ Tài
chính - Kế
toán

Trung cấp

Đảng
bộ Văn
Trung tâm Học
liệu ĐH1974
Cần12/12
Thơ @ Tài liệu
học tập
vàCán
nghiên
cứu
Nguyễn
Văn hóa
Hoàng Bảo

Thông tin


5.
Nguyễn Văn

1969

12/12

Bảy

Trung
cấp

6.
Lý Khắc Vinh

1984

Trung cấp
Xã đội
trưởng

viên

hóa - Xã hội

Đảng
viên

Xã đội

trưởng

Đảng

12/12

viên

Cán bộ Địa
chính - Xây
dựng

(Nguồn từ Ủy ban nhân dân xã Hậu Lộc- Danh sách Quy hoạch cán bộ dự nguồn đào tạo 2010 - 2015).
Nhìn chung các cán bộ chuyên môn là đáp ứng nhu cầu khi hầu hết đều có bằng
cấp chuyên môn, chỉ còn lại cán bộ, công chức phụ trách Địa chính – Xây dựng, đội
ngũ công chức này có độ tuổi không quá cao khoảng từ 41 tuổi trở lại, đây là lớp cán
bộ có khả năng đảm đương tốt công tác của Ủy ban nhân dân xã trong thời gian tới,
nhưng để hoạt động tốt đòi hỏi các cán bộ này phải được làm việc đúng chuyên môn
đào tạo.
Bên cạnh đó Ủy ban nhân dân xã cũng tuyển dụng một số cán bộ không chuyên
trách vào làm việc cho Ủy ban nhân dân xã Hậu Lộc trên một số lĩnh vực cụ thể các
cán bộ, công chức này được thể hiện qua bảng thống kê dưới đây (Bảng 4):
22


Danh sách Cán bộ không chuyên trách thuộc Ủy Ban nhân dân xã Hậu Lộc
Trình độ
Stt
1.


Họ và tên
Nguyễn
Thành Tây

Năm Học
sinh vấn

Chính
trị

Chuyên
môn

1977

Trung
cấp

Trung cấp
luật

12/12

2.
Phan Hải
Phú

1984

12/12


Võ Thị Sáu

1966

11/12

4.

Phạm Thị
Thế

1958

12/12

5.

Lê Hoàng
Hải

1979

6.

Phạm
Hoàng Phúc

1978


3.

7.

Phan Thị
Gặp

1978

Trung
cấp

Trung cấp
Xã đội
trưởng

Chức vụ
Đảng

Chính quyền

Đảng
viên
Đảng
viên

Phó trưởng công
an
Xã đội phó


Đảng
viên

Cán bộ Dân số

Trung cấp
Phụ vận

Đảng
viên

Cán bộ Thương
Binh - xã hội

12/12

Đại học
ngân hàng

Đảng
viên

Cán bộ nông
nghiệp

12/12

Trung cấp
Kế toán


Đảng
viên

Cán bộ Văn thư
Lưu trữ

Đảng

Cán bộ Đài
truyền thanh-Nhà

11/12

viên

văn hóa

8.
Lê Hoàng
Đảng
Cán bộ cơ sở hạ
Trung tâm
Học
liệu ĐH
1971 Cần
11/12Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Chánh

9.
10.


Phạm văn
On

1954

12/12

Nguyễn Văn
1980


12/12

Sơ cấp

viên

tầng

Y sĩ

Đảng
viên

Trưởng trạm y tế


Trung cấp
luật


Đảng
viên

Cán bộ 1 cửa

(Nguồn từ Ủy ban nhân dân xã Hậu Lộc- Danh sách Quy hoạch cán bộ dự nguồn đào tạo 2010-2015).
Qua bảng số liệu 3 và 4 cho thấy Ủy ban nhân dân xã Hậu Lộc đã đảm bảo cơ
bản đủ số lượng cán bộ, công chức, qua đó tạo điều kiện cho Ủy ban nhân dân xã hoạt
động tốt. Tuy nhiên trình độ cán bộ, công chức là không đồng đều một số cán bộ, công
chức còn chưa đạt chuẩn trình độ trung học phổ thông, một số cán bộ thì chưa có bằng
cấp chuyên môn phù hợp với lĩnh vực mà mình phụ trách, trình độ lý luận chính trị
chưa có từ đó ảnh hưởng đến công việc mà mình phụ trách. Do đó cần có giải pháp để
nâng cao trình độ cho cán bộ, công chức này để họ làm việc tốt hơn.
2.3. HOẠT ĐỘNG CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ HẬU LỘC
Trên cơ sở những quy định của pháp luật về hoạt động của Ủy ban nhân dân xã
thì Ủy ban nhân dân xã Hậu Lộc cũng tiến hành xây dựng quy chế để tạo cơ sở pháp lý

23


cho hoạt động của mình, Ủy ban nhân dân xã hoạt động thông qua các hình thức dưới
đây:
2.3.1. Hoạt động của Ủy ban nhân dân xã thông qua phiên họp
Trên cơ sở quy định của Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân
2003, Ủy ban nhân dân xã Hậu Lộc đã cụ thể hóa phiên họp của Ủy ban nhân dân xã
thông qua Quy chế làm việc5 cụ thể như sau:
Ủy ban nhân dân xã tiến hành phiên họp hàng tháng dưới sự triệu tập của Chủ
tịch Ủy ban nhân dân xã. Thành phần tham dự phiên họp:
- Về phía Ủy ban nhân dân xã có: Chủ tịch, Phó chủ tịch, ủy viên;

- Về phía Đảng ủy có cán bộ, công chức Bí thư Đảng ủy tham dự;
- Về phía Hội đồng nhân dân có cán bộ, công chức Chủ tịch Hội đồng nhân dân
tham dự;
- Về phía Ủy ban Mặt trận Tổ quốc xã có cán bộ, công chức Chủ tịch tham dự;
- Ngoài các thành phần tham dự như trên còn có các cán bộ, công chức trưởng đầu
ngành thuộc Ủy ban nhân dân xã, các cán bộ, công chức đứng đầu các đoàn thể, các
cán bộ, công chức trưởng ban nhân dân các ấp cũng được mời tham dự.
Theo quy định của quy chế làm việc của Ủy ban nhân dân xã Hậu Lộc thì phiên
họp diễn ra vào ngày 29 hàng tháng. Nội dung chính của phiên họp là:
- Chương trình hoạt động của Ủy ban nhân dân tháng rồi và kế hoạch hoạt động

Trung tháng
tâmtới;
Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
- Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách;
- Biện pháp thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân.
Bên cạnh phiên họp hàng tháng nhằm để đảm bảo cho hoạt động của Ủy ban
nhân dân xã được tốt, Chủ tịch xã còn tổ chức họp giao ban vào ngày thứ hai hàng
tuần để triển khai công tác cho các cán bộ, công chức của Ủy ban nhân dân xã (vấn đề
này được trình bày tại mục 2.4.2 trang 25 luận văn này).
Ngoài ra Ủy ban nhân dân xã còn tổ chức họp mỗi quý, 6 tháng, và cuối năm để
nhằm đánh giá lại những kết quả làm được và đề ra phương hướng để khắc phục.
2.3.2. Hoạt động của Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã
Với vai trò là người đứng đầu Ủy ban nhân dân xã, Chủ tịch phụ trách chung khối
nội chính, quy hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội xã, để đảm bảo tốt hoạt
động của mình thì trên thực tế Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã đã tiến hành phân công,
chỉ đạo điều hành các thành viên, các cán bộ, công chức Ủy ban nhân dân xã để họ
thực hiện các nhiệm vụ được giao.
Chủ tịch tiến hành triệu tập và chủ trì các cuộc họp của Ủy ban nhân dân xã. Chịu
trách nhiệm báo cáo với Ủy ban nhân dân xã và Hội đồng nhân dân xã về hoạt động

5

Quy chế số 01 – QCLV/UB ngày 31 tháng 10 năm 2004 của Ủy ban nhân dân xã Hậu Lộc quy định về quy chế
làm việc của Ủy ban nhân dân xã Hậu Lộc nhiệm kỳ 2004-2009.

24


của Ủy ban nhân dân xã, chỉ đạo xây dựng đề án, kế hoạch chương trình hành động
của Ủy ban nhân dân, tổ chức thực hiện và đôn đốc, kiểm tra thực hiện các đề án, kế
hoạch, chương trình đã đề ra.
Ngoài ra căn cứ vào các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên, nghị quyết của
Đảng ủy, Hội đồng nhân dân xã, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã đã phân công cán bộ,
công chức cụ thể hóa các yêu cầu đó thành kế hoạch và hướng dẫn, chỉ đạo để họ thực
tốt các kế hoạch đó.
Hàng tuần, hàng tháng Chủ tịch Ủy ban nhân xã đều tiến hành kiểm tra, đôn đốc
các thành viên Ủy ban nhân dân xã, các cán bộ chuyên môn, các trưởng ấp trong việc
thực hiện nhiệm vụ mà Chủ tịch giao phó.
Quyết định những vấn đề quan trọng liên quan đến công việc của Ủy ban nhân
dân xã, quyết định những vấn đề vượt quá thẩm quyền của Phó chủ tịch và ủy viên.
Ký ban hành các văn bản thuộc thẩm quyền Ủy ban nhân dân xã và thẩm quyền
Chủ tịch theo quy định của pháp luật. Điều 5 quy chế làm việc của Ủy ban nhân dân xã
Hậu Lộc quy định rõ vấn đề này như sau:
- Quyết định giao thu, chi ngân sách,
- Quyết định chi, dự phòng, chi các khoản khác và kinh phí đào tạo,
- Quyết định mua sắm tài sản, điều động tài sản (ngoài kế hoạch),
- Quyết định một số vấn đề khác.
thể trong
2007
Chủ Thơ

tịch đã @
thayTài
mặt Ủy
banhọc
nhântập
dân xã
ban hành bổ
Trung tâmCụHọc
liệunăm
ĐH
Cần
liệu
vàkýnghiên
cứu
sung quy chế tổ chức và hoạt động của ban Tư pháp xã kèm theo quyết định số
20/2007/QĐ-UBND ngày 10 tháng 8 năm 2007 của Ủy ban nhân dân xã Hậu Lộc.
Chính việc ban hành quy chế6 này, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã còn phụ trách thêm
chức vụ Trưởng ban tư pháp xã, là người đứng đầu ban Tư pháp xã, cụ thể hoạt động
của Chủ tịch trong lĩnh vực Tư pháp như sau:
- Chỉ đạo, điều hành các thành viên của ban phối hợp thực hiện các mặt công tác tư
pháp tại địa phương;
- Triệu tập, chủ trì các cuộc họp sơ kết, tổng kết công tác tư pháp ở địa phương.
Chịu trách nhiệm báo cáo với Ủy ban nhân dân xã, cơ quan thi hành án dân sự huyện,
phòng Tư pháp huyện về tổ chức và hoạt động tư pháp ở địa phương, báo cáo trước
Hội đồng nhân dân xã khi có yêu cầu;
- Chỉ đạo xây dựng đề án, kế hoạch, chương trình hoạt động của ban, chỉ đạo tổ
chức thực hiện và đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện các đề án, kế hoạch chương trình
đó;
- Đại diện ban Tư pháp hoặc phân công các thành viên của ban tham dự các hoạt
động, các cuộc họp, hội nghị mà các cơ quan, tổ chức, cá nhân mời.

6

Điều 6 Quy chế tổ chức và hoạt động của Ban tư pháp xã Hậu Lộc (Ban hành kèm theo Quyết định số
20/2007/QĐ-UBND ngày 10 tháng 8 năm 2007 của Ủy ban nhân dân xã Hậu Lộc).

25


×