Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

AN TOÀN HÓA CHẤT TRONG PHÒNG THÍ NGHIỆM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (967.81 KB, 18 trang )

AN TOÀN HÓA CHẤT TRONG PHÒNG THÍ NGHIỆM
1. Hóa chất độc hại
Nhiều hóa chất ảnh hưởng xấu đến cơ thể con người và môi trường.
Những hóa chất nguy hại này được chia thành nhiều chủng loại, loại,
mức độ nguy hiểm liên quan đến việc sử dụng chúng.
1.1. Hóa chất ăn mòn
Chẳng hạn như axit sunfuric đặc(H2SO4) rơi vào vải, vải giả da, giấy,
gỗ… sẽ tạo ra vết cháy đen.

1.2.Hóa chất nguy hiểm (Harmful substances)
Một số hóa chất đe dọa sức khỏe của con người như:
- Hơi iot (I2): có thể gây khó chịu cho mắt và các màng nhầy. Ngoài ra
iot tiếp xúc với da có thể gây thương tổn.
- Thuốc tím kali permanganat (KMnO4): có tính oxi hóa cao nên được
dùng để sát khuẩn rửa rau (với liều lượng nhất định). Thậm chí bạn có
thể ngộc độc thuốc tím nếu không may uống nhầm. Nó khiến bạn nôn
ói, loét niêm mạc, thủng dạ dày.
- Nhôm clorua (AlCl3): có thể gây kích ứng cho da, mắt và đường hô
hấp.
- Tuyệt đối không được để mũi ngửi trực tiếp hóa chất thể khí, nó sẽ
gây nguy hiểm cho đường hô hấp, sức khỏe, thậm chí là tính mạng.


1.3. Hóa chất độc hại (Toxic substances): đều có thể gây tử vong nếu ở
một liều lượng nào đó.
Ví dụ:
- Khí clo: cay mũi, cuống họng, mắt, chảy nước mắt, ho, khó thở, buồn
nôn, ói mửa.
- Khí cacbon monooxit: làm giảm oxi trong máu gây tổn thương hệ thần
kinh. (Có trong khí lò than, khí sinh ra khi chạy máy phát điện).
- Khí lưu huỳnh đioxit: gây viêm phổi, mắt,da.


- Metanol (methanol): đau đầu, buồn nôn, khó thở, chóng mặt, co giật,
ảnh hưởng hệ thần kinh trung ương.(làm rượu giả, người ta hay pha
hóa chất này với nước để bán).
Tuyệt đối không dùng mũi ngửi trực tiếp các hóa chất này.


1.4. Chất nổ
Là các hợp chất có khả năng tạo thành một thể tích khí lớn (gấp 15.000
lần thể tích ban đầum, phát ra nhiệt độ cao (3000 – 4000oC), á suất rất
cao, trong thời gian rất ngắn (1/10000 giây).Chúng tạo ra một vụ nổ lớn,
gây chấn động mạnh.
Một loại chất nổ phổ biến, thường hay sử dụng làm thuốc nổ phá núi là
nitro glyxerin. Người ta nhận thấy rằng một số nhóm –NO2, -NO3. N2 có
trong phân tử tạo nên trạng thái căng bên trong. Nếu nung nóng lên có
thể tạo ra sự đứt gãy đột ngột các phân tử và sự nổ dây chuyền.

1.5. Các chất dễ cháy
Là các chất khí, chất lỏng và chất rắn sẽ bắt cháy và tiếp tục cháy trong
không khí nếu tiếp xúc với một nguồn lửa.
Ví dụ:


- Chất khí như: khí metan, propan, butan (thành phần khí thiên nhiên và
dầu mỏ) rất dễ cháy.
- Chất lỏng ví dụ rượu, hexan (hexan là thành phần của xăng).
- Chất rắn vi dụ Natri (natri cực kỳ dễ cháy, chỉ cần tiếp xúc với nước,
chúng sẽ cháy mãnh liệt, nguy hiểm do đó phải bảo quản trong nước).

1.6. Các chất gây nguy hiểm cho môi trường
Hóa chất ảnh hưởng không khí như khí thải, nước thải. Các chất thải

công nghiệp, khí thải xe cơ giới chứa các oxit của nitơ và lưu huỳnh gây
ra mưa axit, gây ngộ độc cho sinh vật ở ao, hồ và ảnh hưởng đến đất.
Phân bón hóa học và các chất dinh dưỡng bón cây nếu lạm dụng sẽ
phát sinh tảo độc có hại cho động thực vật và con người.
Thuốc trừ sâu có thành phần DDT qua nước và thực phẩm xâm nhập
vào cơ thể con người, phá hủy nội tiết tố giới tính của con người, gây ra
các bệnh về thần kinh, ảnh hưởng tới chức năng gan. Chính vì vậy,
năm 1974, toàn thế giới hoàn toàn ngừng sản xuất DDT.


2. Biểu tượng các chất độc hại

3. Vật dụng bảo hộ cá nhân và thiết bị bảo hộ
Ngay cả một nhà hóa học khéo léo và có kinh nghiệm đến đâu thì khi
gặp tình huống bất ngờ có thể đưa anh ta đến nguy hiểm. Đó là lý do tại
sao tất cả tiến hành thí nghiệm trong phòng thí nghiệm nên có ý thức tự
bảo vệ mình chống lại các nguy hiểm có liên quan đến việc thí nghiệm
với các chất độc hại.


3.1. Vật dụng bảo hộ cá nhân
Áo blu, mắt kiếng (dành riêng cho phòng thí nghiệm), bao tay (chú ý
trước khi sử dụng phải xem bao tay có bị thủng không).

3.2. Các thiết bị bảo vệ phòng thí nghiệm
Khi làm việc với các thí nghiệm sinh ra khí độc, cần phải làm việc trong
tủ hốt (là môt tủ kính có bộ phận hút gió. Các khí độc sẽ theo ống dẫn
ra ngoài.



Xem phim
Thử kiểm tra một chút nhé, em hãy chọn những hình ảnh nào thể hiện
vật dụng bảo hộ được sử dụng trong phòng thí nghiệm.


4. Tiến hành thí nghiệm an toàn
Để giảm thiểu nguy cơ liên quan đến làm thí nghiệm không an toàn
cũng như thiệt hại về sức khỏe, cần tuân thủ các quy tắc an toàn phòng
thí nghiệm.
4.1. Thí nghiệm an toàn
- Phải hết sức cẩn thận để thí nghiệm thành công, tránh tai nạn, gây
độc cho bản thân và những người xung quanh.
- Tuân thủ chỉ dẫn của tài liệu và của cán bộ phụ trách phòng thí
nghiệm.
- Không tự ý làm các thí nghiệm ngoài nội dung bài học.
- Không đi lại lộn xộn, nói chuyện ồn ào.
- Khi có tai nạn xảy ra phải báo với giáo viên hướng dẫn ngay lập tức.
* Pha loãng axit
Không được làm thao tác đổ nước vào axit vì axit háo nước, tỏa nhiệt
mạnh làm nước sôi mãnh liệt, bắn ra ngoài kèm theo axit rất nguy hiểm.
Trái lại, nếu cho axit H2SO4 đậm đặc từ từ vào nước thì tình hình sẽ
khác. Axit nặng hơn nước, nó sẽ chìm xuống đáy nước, sau đó phân bố
từ từ trong toàn dung dịch. Như vậy, nhiệt lượng giải phóng ra được
phân bố đều trong dung dịch, nhiệt độ dung dịch sẽ tăng lên từ từ
không làm cho nước sôi lên một cách quá nhanh.
Khi vô ý để axit dây vào quần áo hoặc vào da, phải nhanh chóng được
rửa bằng một lượng nước lớn. Nếu nước quá ít, lượng nhiệt lớn giải
phóng ra không được tán phát đi sẽ làm bỏng da hoặc cháy quần áo.



Xem phim


4.2. Phải giữ hóa chất, dụng cụ không được để hư hỏng
- Có ý thức gìn giữ dụng dụ, tiết kiệm hóa chất mà mình sử dung.
- Lấy hóa chất đúng lượng đã ghi trong tài liệu, mỗi hóa chất phải có
muỗng hoặc ống hút riêng.
- Sau khi lấy xong để lọ đúng vị trí cũ.
- Không để hóa chất dây, bắn vào người khác.
- Hóa chất rơi đổ ra ngoài phải dọn ngay.
- Đổ các chất thải đúng nơi qua định.
4.3. Đối với thí nghiệm có chất độc phải hết sức chú ý
- Lấy thật đúng lượng hóa chất theo hướng dẫn.
- Điều chế vừa đủ dùng thì ngưng ngay.
- Thiết bị thí nghiệm phải an toàn, nút và các ống dẫn khí phải kín,
không để rò rỉ khí độc ra ngoài.
- Khi cần thiết phải thực hiện trong tủ hốt.
- Hủy chất độc ngay sau khi xong thí nghiệm.


Cần chú ý các biểu tượng độc hại trên nhãn, dụng cụ phải sạch và đặc
biệt là không nếm trực tiếp hóa chất hoặc ăn uống trong phòng thí
nghiệm.
4.4. Thử tài:
Hãy quan sát các hình ảnh và xem phim tạo đồng II hidroxit Cu(OH)2
bằng cách thêm 2 ml dung dịch đồng II sunfat CuSO4 vào 5 ml dung
dịch natri hidroxit NaOH. Cách làm nào chính xác?
Cách 1:



Xem phim
Cách 2

Xem phim
Cách 3


Xem phim
5. Thiết bị điện trong phòng thí nghiệm
Trong phòng thí nghiệm, các nhà hóa học thường làm việc với các thiết
bị điện như bếp đun sôi, lò khuấy…


Xem phim
6. Cấp cứu khẩn cấp
Khi làm việc với hóa chất luôn tiềm tàng sự nguy hiểm của chấn
thương. Người phụ trách phòng phải luôn được thông báo để có sự hỗ
trợ kịp thời.
6.1. Bị đứt tay
Do thường xuyên làm việc với dụng cụ thủy tinh nên không tránh khỏi
sơ ý rơi, những mảnh vỡ gây đứt tay. Ngay lập tức vết thương phải
được rửa sạch bởi nước oxi già hoặc cồn 900, sau đó dùng băng cá
nhân băng lại.


Xem phim


6.2. Bị phỏng
Khi vô tình chạm phải ống nghiệm đang nung nóng, phải hạ nhiệt độ

xuống ngay lập tức bằng cách đưa ngay ngón tay bị phỏng vào nước.

Xem phim
6.3. Bị cháy
Làm thí nghiệm có phát sinh ngọn lửa cần chú ý tắt ngay đèn cồn, di
chuyển các vật có nguy cơ bắt cháy, nhất là hóa chất dễ cháy ra xa.
Sau đó dùng vải dày trùm qua ngọn lửa nhằm cách ly chất cháy với oxi.
Tuyệt đối phải giữ bình tĩnh khi sựu việc xảy ra để ứng phó kịp thời.


Ngay cả tay áo vô tình bị cháy, tuyệt đối không được hốt hoảng mà
vung tay làm ngã đổ các vật dụng khác, chỉ cần lấy một tấm vải dày
trùm vào chỗ bị cháy là ổn. Còn nếu đám cháy bùng phát dữ dội trong
phòng, người làm thí nghiệm phải chạy khỏi phòng và nhờ lực lượng
khác hỗ trợ dập tắt đám cháy.




×