Tải bản đầy đủ (.pdf) (77 trang)

Tương đồng và dị biệt giữa sách giáo khoa ngữ văn 11 tập 2 (bộ cơ bản và nâng cao)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (771.13 KB, 77 trang )

Tương đồng và dị biệt giữa sách giáo khoa
Ngữ văn 11 tập II (bộ cơ bản và nâng cao)

Luận văn tốt nghiệp

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA SƯ PHẠM

BỘ MÔN NGỮ VĂN
---o0o ---

SVTH: LÊ THỊ KIM ANH

TƯƠNG ĐỒNG VÀ DỊ BIỆT GIỮA SÁCH GIÁO KHOA
NGỮ VĂN 11 TẬP 2
(BỘ CƠ BẢN VÀ NÂNG CAO)

Luận văn tốt nghiệp đại học
Ngành Sư phạm Ngữ văn
Giáo viên hướng dẫn:
Ths. TRẦN ĐÌNH THÍCH

Cần Thơ, 05/2011
GVHD: Ths. Trần Đình Thích

SVTH: Lê Thị Kim Anh
Mssv: 6075322
Trang 1


Tương đồng và dị biệt giữa sách giáo khoa


Ngữ văn 11 tập II (bộ cơ bản và nâng cao)

Luận văn tốt nghiệp

A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Trong xu thế toàn cầu hóa mạnh mẽ và sự phát triển vượt bậc, nhảy vọt của xã hội hiện
đại đã đặt ra vấn đề mới về nguồn nhân lực. Do đó đòi hỏi nền giáo dục Việt Nam phải
đào tạo những con người có những phẩm chất năng động, sáng tạo, linh hoạt có đầy đủ
năng lực giải quyết những vấn đề đặt ra trong cuộc sống, để tiến nhanh, tiến vững chắc
trên con đường hội nhập. Và giáo dục là một trong những con đường để đưa đất nước
đến sự giàu mạnh. Giáo dục có vai trò quan trọng như vậy nên cần được quan tâm đầu
tư và đổi mới. Xuất phát từ những yêu cầu này bộ Giáo dục và Đào tạo đã đưa ra
chương trình sách giáo khoa Ngữ văn mới lớp 10 bộ cơ bản và nâng cao vào giảng dạy
ở tất cả các trường trung học phổ thông trong cả nước vào năm 2006 và tiếp tục đưa
chương trình sách giáo khoa Ngữ Văn 11 bộ cơ bản và nâng cao vào giảng dạy năm
2007.
Sách giáo khoa Ngữ văn THPT biên soạn theo hai chương trình: chuẩn (cơ bản) và
nâng cao. Yêu cầu về nội dung khối lượng kiến thức và kĩ năng của hai chương trình
sách giáo khoa có khác nhau nhưng không quá 20 %.
Vì chương trình lấy mặt bằng kiến thức và kĩ năng của bộ sách cơ bản làm chuẩn
chung sau đó tăng thêm một số nội dung, tri thức và yêu cầu kĩ năng cho bộ nâng cao.
Đây là một công trình khoa học rất quan trọng của sự nghiệp trồng người. Thấy được
vị trí, vai trò của sách giáo khoa đối với giáo viên và học sinh trong việc truyền đạt và
lĩnh hội tri thức nên tôi đã đi vào tìm hiểu để nắm vững kiến thức sách giáo khoa, phục
vụ cho việc giảng dạy sau này. Và trong quá trình đó tôi đã phát hiện ra những điểm
giống và khác rất thú vị giữa hai bộ sách Ngữ văn cơ bản và nâng cao của bậc THPT.
Xuất phát từ sự giống và khác nhau giữa hai chương trình của hai bộ sách giáo khoa
Ngữ văn cơ bản và nâng cao đã kích thích tôi đi sâu vào nghiên cứu tìm hiểu về hai bộ
sách này.

Đó là lí do mà người viết chọn đề tài “Tương đồng và dị biệt giữa sách giáo khoa Ngữ
văn 11 tập 2 (Bộ cơ bản và nâng cao)” làm đề tài luận văn tốt nghiệp.

2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
- Cuốn “Văn học nhà trường” bàn về nhận diện, tiếp cận, đổi mới giáo sư Phan
Trọng Luận có phần nói về sách giáo khoa Ngữ Văn ở mục Tiếp cận chương trình và
sách giáo khoa Ngữ Văn hiện hành. Tác giả giới thiệu đôi nét về chương trình chuẩn,
nâng cao và tự chọn, những quan điểm, nguyên tắc xây dựng chương trình chuẩn. Nêu
lên những vấn đề của sách giáo khoa Ngữ Văn 10 trong đó có đề cập đến cách tiếp cận
mới, nguyên tắc được thể hiện trong sách giáo khoa. Một số thay đổi về nội dung
chương trình và sách giáo khoa Ngữ văn lớp 11, quan điểm tiếp cận chung về chương
trình sách giáo khoa Ngữ văn 11. Tác giả đã đưa ra một số kiến thức quan trọng giúp
cho việc tiếp cận các tác phẩm khó trong sách giáo khoa Ngữ Văn 11 như bài: một thời
đại trong thi ca, Về luân lí xã hội ở nước ta. Bên cạnh đó chỉ ra được vấn đề thống
nhất về văn bản sách giáo khoa Ngữ Văn của hai bộ cơ bản và nâng cao. Cách viết tiểu
dẫn và tiểu sử của tác giả.
GVHD: Ths. Trần Đình Thích

SVTH: Lê Thị Kim Anh
Mssv: 6075322
Trang 2


Luận văn tốt nghiệp

Tương đồng và dị biệt giữa sách giáo khoa
Ngữ văn 11 tập II (bộ cơ bản và nâng cao)

- Tài liệu “bồi dưỡng giáo viên Ngữ văn” của Phan Trọng Luận và Trần Đình Sử
(chủ biên). Nội dung gồm 3 phần: phần thứ nhất là những vấn đề chung về đổi mới

giáo dục THPT, phần thứ hai nói về chương trình và sách giáo khoa Ngữ văn 11, chủ
yếu tìm hiểu về sách bộ cơ bản đã nêu lên những thay đổi về nội dung chương trình và
tìm hiểu từng phần cụ thể, phần thứ ba tìm hiểu về chương trình và sách giáo khoa
nâng cao. Đây là công trình nghiên cứu khá đầy đủ về sách giáo khoa bộ cơ bản và
nâng cao.
- “Thiết kế bài giảng Ngữ văn 11 tập 2” do Nguyễn Văn Đường (chủ biên). Quyển
sách này chủ yếu là thiết kế bài giảng, đưa ra kết quả cần đạt, hoạt động của thầy và
trò, hướng dẫn tìm hiểu bài cho những bài giảng dạy trong sách giáo khoa Ngữ văn 11
tập 2
- “Tài liệu hướng dẫn thực hiện chương trình sánh giáo khoa lớp 11 môn Ngữ văn”
năm 2007 là công trình nghiên cứu tương đối đầy đủ và toàn diện về sách giáo khoa
Ngữ văn 11 tập 2. Các tác giả đã giới thiệu một cách khái quát những nội dung của
chương trình bao gồm: những nét mới, tiến bộ của chương trình sách giáo khoa mới so
với chương cũ, cách sắp xếp chương trình, cấu trúc bài học và hướng dẫn thực hiện
chương trình mới.
- Trên tạp chí Giáo dục số 45 phát hành vào 12/ 2002, giáo sư Phan Trọng Luận có
bài viết “Một công trình khoa học đặc biệt” đã cho rằng những sai xót cũng như hạn
chế của sách giáo khoa mới là đìều không thể tránh khỏi và đó là một lẽ bình thường
và tất yếu. Điều quan trọng là chúng ta phải nghiêm túc nhìn nhận vấn đề để kịp thời
rút kinh nghiệm về phương thức chỉ đạo biên soạn sách giáo khoa.
- Tác giả Lê Thị Hương trong bài viết “Tích hợp kiến thức lí luận văn học với việc
phân tích tác phẩm văn học trong dạy học văn ở Trung học phổ thông”, tạp chí Giáo
dục số 159, quý 1/2007 đã bàn đến vai trò, những ưu điểm của phương pháp dạy học
tích cực là một nguyền tắc thể hiện xuyên suốt trong quá trình biên soạn sách giáo
khoa. Theo tác giả “Việc dạy học theo phương pháp tích hợp sẽ giảm được lượng sách
giáo khoa rất lớn mà học sinh phải học. Ví dụ trước đây ba phân môn Văn, Tiếng Việt,
Làm văn gồm 3 quyển sách thì bằng phương pháp tích hợp học sinh chỉ phải học trong
một cuốn sách giáo khoa Ngữ văn”. Tuy vậy, bài viết này tác giả chỉ khảo sát phân
tích, tích hợp kiến thức giữa mảng lí luận văn học và việc phân tích tác phẩm mà chưa
đi sâu vào các phương diện khác.

- Tác giả Trần Quang Đại thì lại cho rằng “Sách giáo khoa còn thiếu tính khoa học và
chuẩn mực”
“Bộ sách giáo này có sự chênh lệch khá lớn về sự sắp xếp nội dung và phân phối
chương trình (PPCT), khiến cho học sinh lung túng, giáo viên thì luôn phải nhắc nhở
học sinh hôm sau học bài gì.
Đối với các bài đọc thêm học bắt buộc, song thầy và trò chỉ có khoảng 15 phút cho
mỗi bài, lại là những bài dài và khó! Và các bài ấy bắt buộc thuộc phạm vi kiểm tra
đánh giá chất lượng giảng dạy và học tập
Sách giáo khoa mới có thêm mục “Kết quả cần đạt” ở trước mỗi bài học và phần ghi
nhớ sau mỗi bài học. Đối với nhiều bài đọc văn và TiếngViệt nội dung ấy chính là câu
trả lời cho những câu tìm hiểu bài trong sách giáo khoa.
GVHD: Ths. Trần Đình Thích

SVTH: Lê Thị Kim Anh
Mssv: 6075322
Trang 3


Luận văn tốt nghiệp

Tương đồng và dị biệt giữa sách giáo khoa
Ngữ văn 11 tập II (bộ cơ bản và nâng cao)

Cách xử lí nhan đề có nguồn gốc Hán Việt cũng có vấn đề. Đưa nhan đề chuyển
nghĩa thuần Việt, có tính chủ quan lên trước, in đậm coi đó là nhan đề chính thức và
phụ chú trong ngoặc đơn bằng nhan đề gốc Hán Việt do chính tác giả đặt’. Theo trang
/>
3. Mục đích, yêu cầu nghiên cứu
Yêu cầu đầu tiên là phải tìm hiểu nắm vững nội dung của sách giáo khoa Ngữ Văn 11
tập 2 (bộ cơ bản và nâng cao), tìm ra sự giống và khác nhau giữa 2 bộ sách cơ bản và

nâng cao.
Nghiên cứu sách giáo khoa để thấy được cấu trúc tổng quát, sự sắp xếp các phần, các
chương, các bài. Tìm được mối quan hệ giữa các phần: Đọc văn, Tiếng Việt, Làm văn.
Nắm vững được mục tiêu, nhiệm vụ môn học, quan điểm, nguyên tắc và những
phương pháp giảng dạy quan trọng.
Để từ đó thấy được những ưu điểm của sách giáo khoa có thể khai thác phục vụ cho
việc giảng dạy và những nhược điểm mà ta cần khắc phục.

4. Phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của đề tài tập trung vào sách giáo khoa Ngữ Văn 11 tập 2
(bộ cơ bản và nâng cao)
Vấn đề nghiên cứu:
Phạm vi nghiên cứu của đề tài này là điểm tương đồng và dị biệt giữa 2 bộ sách Ngữ
văn 11 tập 2 (bộ cơ bản và nâng cao) qua đó rút ra ý nghĩa, nhận xét đánh giá về hình
thức trình bày, cách biên soạn và phân bố chương trình, nội dung và chất lượng của hai
bộ sách.

5. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp thống kê, phân loại
Thống kê số lượng tác phẩm, số lượng bài học, số tiết học và phân loại chúng theo các
dạng bài của 3 phân môn: Đọc văn, Tiếng Việt, Làm văn..
Phương pháp này tạo điều kiện thuận lợi cho việc khảo sát, tìm hiểu các số liệu có
được nhằm làm tăng thêm tính thuyết phục cho đề tài nghiên cứu.
Phương pháp so sánh, đối chiếu
So sánh đối chiếu sách Ngữ văn 11 tập 2 (bộ cơ bản) với Ngữ văn 11 tập 2 (bộ nâng
cao) để thấy được những điểm tương đồng và dị biệt giữa 2 bộ sách và rút ra những
nhận xét về về hình thức và nội dung cua 2 bộ sách Ngữ văn 11 tập 2 (bộ cơ bản và
nâng cao)
Phương pháp phân tích, tổng hợp khái quát

Đây là phương pháp dùng để phân tích cấu trúc chương trình, nội dung sách giáo khoa
Ngữ văn 11 tập 2 (bộ cơ bản và nâng cao) để thấy được giá trị, ý nghĩa, những ưu điểm
và khuyết điểm của 2 bộ sách. Trên cơ sở đó người viết sẽ rút ra được những nhận xét,
kết luận mang khoa học trong khuôn khổ đề tài nghiên cứu.

GVHD: Ths. Trần Đình Thích

SVTH: Lê Thị Kim Anh
Mssv: 6075322
Trang 4


Tương đồng và dị biệt giữa sách giáo khoa
Ngữ văn 11 tập II (bộ cơ bản và nâng cao)

Luận văn tốt nghiệp

B. PHẦN NỘI DUNG
Chương I: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH
SÁCH GIÁO KHOA
1. Vị trí, vai trò của sách giáo khoa trong nhà trường.
Sách giáo khoa là loại sách cung cấp kiến thức được biên soạn với mục đích dạy và
học. Sách giáo khoa phổ thông là sự thể hiện những nội dung cụ thể của chương trình
phổ thông. Kiến thức trong sách giáo khoa là hệ thống kiến thức khoa học chính xác
theo một trình tự logic chặt chẽ được gia công về mặt sư phạm cho phù hợp với trình
độ học sinh và thời gian học tập.
Bất cứ một chương trình giảng dạy nào cũng cần đến sách giáo khoa nên vai trò của
sách giáo khoa vô cùng quan trọng, cung cấp những kiến thức chung và cơ bản nhất
cho học sinh. Mọi hoạt động giảng dạy được quy định bởi chương trình sách giáo
khoa.

Sách giáo khoa là dương bản của chương trình, là nơi cụ thể hóa nội dung, nơi thể
hiện đầy đủ nhất ý đồ của chương trình. Sách giáo khoa phải thể hiện mục tiêu, nguyên
lí giáo dục, cụ thể hóa nội dung, phương pháp giáo dục quy định trong chương trình
giáo dục của bậc học, cấp học, lớp học.
Sách giáo khoa là tài liệu chủ yếu để dạy và học đối với giáo viên và học sinh.
Sách giáo khoa khi đưa vào giảng dạy phải đảm bảo các yếu tố sau:
Có nội dung phù hợp với chương trình dạy học tương ứng, có tư tưởng khoa học
thực tiễn, có sự chỉ dẫn học tập bài học, câu hỏi kiểm tra, ngôn ngữ trong sáng đễ hiểu,
đúng chính tả, ngữ pháp, chất lượng in thỏa mãn những yêu cầu thẫm mĩ giúp giáo
viên và học sinh dễ tiếp nhận.

2. Mục tiêu môn Ngữ văn
2.1 Mục tiêu chung.
Môn Ngữ văn bao gồm 3 phân môn: Văn học, Tiếng Việt, Làm Văn.
Đây là môn học nền tảng có tác dụng tạo nên trình độ văn hóa của con người nên
dạy và học tốt môn Ngữ Văn chẳng những tạo cơ sỡ cho học sinh học tốt các môn
khác mà còn phát huy truyền thống văn hóa dân tộc, tiếp thu văn hóa nhân loại, giáo
dục tư tưởng tình cảm cao đẹp cho con người.
Dựa trên cơ sỡ đã đạt được của chương trình Ngữ Văn THCS, bồi dưỡng thêm một
bước năng lực Ngữ Văn cho học sinh THPT bao gồm năng lực đọc hiểu các văn bản
thông dụng, năng lực viết một số văn bản thông dụng, khả năng giao tiếp bằng lời nói
trước công chúng. Đồng thời cung cấp một hệ thống tri thức phổ thông về văn học dân
tộc và văn học thế giới, về ngôn ngữ và tiếng Việt, về lí luận văn học, lịch sử văn học
và văn hóa, tạo phần tích lũy ban đầu để hình thành các năng lực đọc, viết năng lực
GVHD: Ths. Trần Đình Thích

SVTH: Lê Thị Kim Anh
Mssv: 6075322
Trang 5



Tương đồng và dị biệt giữa sách giáo khoa
Ngữ văn 11 tập II (bộ cơ bản và nâng cao)

Luận văn tốt nghiệp

cảm thụ thẩm mĩ, phát triển tư duy, nắm được phương pháp học tập bộ môn, tạo thành
tập quán học tập Ngữ Văn. Bên cạnh đó biết tìm tòi, phát hiện, suy nghĩ, giải quyết
vấn đề làm cơ sỡ cho phát tiển trí tuệ và nhân cách suốt đời.
Trong quá trình dạy học với đặc trưng riêng của mình, môn Ngữ Văn hướng đến bồi
dưỡng cho học sinh lòng yêu tiếng Việt, yêu văn hóa, văn học nước nhà, tinh thần
nhân văn, lí tưởng xã hội chủ nghĩa, đạo đức cao thượng, thị hiếu thẫm mĩ tốt đa dạng
để góp phần hình thành nhân cách cho học sinh.

2.2 Mục tiêu môn Ngữ văn ban khoa học tự nhiên và ban cơ bản.
Cung cấp một khối lượng tri thức văn học phổ thông tương đối có hệ thống. Bao
gồm tác phẩm văn học, tác giả, thể lọai, thể loại của văn học Việt Nam và văn học
nước ngoài, ngôn ngữ văn học, văn học sử, lí luận văn học và một số tác phẩm thuộc
thể loại khác như: sử kí, các thể lọai văn nghị luận, văn nhật dụng, nhằm thông qua
chúng mà mở rộng khả năng đọc hiểu và tiếp xúc xã hội rất nhiều mặt. Rèn luyện cho
học sinh năng lực đọc độc lập, bắt đầu từ việc đọc đúng, hiểu đúng văn bản tiếng Việt,
tiến tới hiểu đúng nội dung, tư tưởng của tác phẩm, biết cảm thụ giá trị thẩm mĩ của
văn học, biết phân tích đánh giá tác phẩm một cách có phương pháp và tinh thần sáng
tạo. Học sinh biết quan sát đời sống xã hội, tư nhiên có nhận xét, đưa ra ý kiến của
mình. Học sinh viết được các văn bản thông dụng, đặc biệt là văn bản nghị luận xã hội
và nghị luận văn học với năng lực tư duy sáng rõ. Giúp học sinh biết khai thác vận
dụng những tri thức tiếng Việt để đọc văn, hành văn, trau dồi tiếng Việt

2.3 Mục tiêu môn Ngữ văn ban khoa học xã hội và nhân văn.
- Về tri thức so với ban khoa học tự nhiên thì ban khoa học xã hội và nhân văn đưa

thêm một số thể loại tác phẩm văn học Việt Nam và nước ngoài. Giúp học sinh có hệ
thống hơn về tác giả, tác phẩm lớn của văn học dân tộc và nước ngoài trang bị kiến
thức về lí luận văn học và văn hóa tương đối hoàn chỉnh hơn.
- Về kĩ năng môn Ngữ văn ban khoa học xã hội và nhân văn chú trọng về định hướng
trong đọc văn, bao quát các tác giả, tác phẩm, thể loại, khơi gợi năng lực phát hiện,
sáng tạo, biết sử dụng công cụ biết sưu tập tài liệu để giải quyết một vấn đề, chú trọng
phát huy năng khiếu, khuyến khích suy nghĩ riêng, tìm tòi phát hiện của học sinh về
mặt văn học và ngôn ngữ.

3. Quan điểm xây dựng chương trình
Để có một chương trình sách giáo khoa đạt chất lượng cao cần phải xây dựng
chương trình theo quan điểm tổng hợp (quan điểm toàn diện).
Chương trình phải thể hiện một cách có ý thức một cách toàn diện nhất quán, có kế
hoạch mục tiêu đào tạo của từng lớp, từng ban, từng cấp về phương hướng đào tạo,
quan điểm phương pháp đặc trưng của cả quá trình đào tạo người học sinh bằng công
cụ văn học và tiếng Việt.
Chương trình phải thể hiện được sự vận dụng tổng hợp những hiểu bíết có liên quan,
có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến quá trình đào tạo trong nhà trường.
Chuơng trình sách giáo khoa không phải là những tri thức mang tính hàn lâm kinh
viện nặng nề về thi cử mà phải hết sức chú trọng đến tính sáng tạo, thực hành và
hướng nghiệp, xuất phát từ những hiểu biết có căn cứ về bản thân học sinh, về thực
tiễn phát triển kinh tế xã hội.
GVHD: Ths. Trần Đình Thích

SVTH: Lê Thị Kim Anh
Mssv: 6075322
Trang 6


Tương đồng và dị biệt giữa sách giáo khoa

Ngữ văn 11 tập II (bộ cơ bản và nâng cao)

Luận văn tốt nghiệp

Trong chuơng trình giáo dục phổ thông hiện nay đã coi trọng tính thực hành, vận
dụng kiến thức được học gắn với mục đích học tập và thực tế đời sống. Vì vậy khi
triển khai chương trình người giáo viên chỉ giữ vai trò gợi mở, tự bản thân học sinh sẽ
phát huy tính tích cực, sáng tạo, tự học và chiếm lĩnh kiến thức mới.
Nội dung chương trình tập trung các kiến thức, kĩ năng cơ bản và thiết thực tích hợp
được nhiều mặt của giáo dục. Khi triển khai chương trình giáo viên được chủ động lựa
chọn nội dung và phương pháp dạy học thích hợp với từng học sinh, để tổ chức hướng
dẫn học sinh, hình thức tổ chức dạy học thường linh hoạt, phối hợp giữa dạy học cá
nhân và dạy học theo nhóm, theo lớp.

4. Nguyên tắc xây dựng chương trình
4.1 Nguyên tắc kế thừa và phát triển
Chương trình Ngữ văn 11 tập 2 (bộ cơ bản và nâng cao) được xây dựng trên nguyên
tắc kế thừa các nguyên tắc xây dựng chương trình Ngữ văn THCS, chương trình Ngữ
văn 10, kế thừa những thành quả và kinh nghiệm đã đạt dược cũng như khắc phục
những hạn chế của các bộ sách giáo khoa trước đây như Văn học 11, Tiếng Việt 11,
Làm văn 11(chỉnh lí hợp nhất năm 2000), SGK thí điểm phân ban. Đồng thời phải biết
học tập kinh nghiệm phân ban của các nước có nền giáo dục tiên tiến trên thế giới. Tất
cả sự kế thừa đó đã làm cho chương trình SGK Ngữ văn 11 mới gần gũi dễ tiếp nhận
với giáo viên và học sinh.
Chương trình SGK Ngữ văn 11 không chỉ có kế thừa mà còn phát triển theo hướng
mới về nội dung, phương pháp dạy học, nhu cầu tiếp nhận mới phù hợp với xu thế của
thời đại nhằm củng cố và nâng cao chất lượng giảng dạy.

4.2 Nguyên tắc tích hợp
Tích hợp là sự kết hợp, liên kết các môn học có liên quan thành một chỉnh thể thống

nhất, nhất thể hóa tránh sự phân tán rời rạc nhằm tạo thành một hợp lực để hoạt động
giảng dạy đạt hiệu quả cao nhất.
Sách giáo khoa Ngữ văn 11 tích hợp theo 2 hướng: tích hợp ngang và tích hợp dọc.
- Tích hợp ngang: Sách giáo khoa chỉnh lí năm 2000 theo chương trình cũ môn Văn
gồm 3 phân môn tách riêng với nhau Văn học, Tiếng Việt, Làm văn do đó có 3 bộ sách
riêng. Theo chương trình sách giáo khoa Ngữ văn 11 hiện nay cả 3 phân môn được
tổng hợp lại thành một chỉnh thể thống nhất. Vì thế môn Văn chỉ còn là một quyển
sách duy nhất với nội dung bao gộp cả 3 phân môn Văn, Tiếng Việt, Làm văn được
sắp xếp xen kẽ với nhau.
Việc biên sách theo nguyên tắc này học sinh có thể giảm được lượng chi phí mua
sách đồng thời tránh được sự nặng nề khi mang sách nhất là đối với những ngày học 2
phân môn khác nhau. Tích hợp 3 phân môn có tác dụng liên kết lại những bài học Văn,
Tiếng Việt, Làm văn tạo điều kiện thuận lợi khi liên hệ giữa nội dung các bài học
trong quá trình dạy và học.
- Tích hợp dọc: là tích hợp theo vấn đề.
Trong sách giáo khoa Ngữ văn 11 quan điểm tích hợp dọc được vận dụng linh hoạt
nhiều nhất là phần đọc văn. Tích hợp dọc trong phần đọc văn thể hiện ở việc bài học
theo thể loại. Tích hợp dọc không chỉ dành riêng cho phần đọc văn mà còn liên kết
giữa Văn- Tiếng Việt- Làm văn
GVHD: Ths. Trần Đình Thích

SVTH: Lê Thị Kim Anh
Mssv: 6075322
Trang 7


Luận văn tốt nghiệp

Tương đồng và dị biệt giữa sách giáo khoa
Ngữ văn 11 tập II (bộ cơ bản và nâng cao)


Ví dụ: Tích hợp trong sách giáo khoa Ngữ văn 11 còn là sự tiếp nối những kiến thức đã
học trong chương trình lớp 10 và THCS.
Ví dụ: Bài “Đặc điểm loại hình của tiếng Việt” có liên quan đến bài “Khái quát lịch sử
của tiếng Việt” ở lớp 10.
Tích hợp của chương trình sách giáo khoa Ngữ văn 11 là sự gắn kết những vấn đề
nội dung gần nhau để việc dạy và học được thuận lợi chứ không là sự sắp xếp lắp ghép
các phần một cách máy móc và guợng ép.

4.3 Nguyên tắc giảm tải và khắc phục tính hàn lâm.
Tính hàn lâm là sự dồn nén vào chương trình nhiều vấn đề, đưa vào đó nhiều thuật
ngữ khái niệm mới lạ, cao siêu, không gần gũi thiết thực với người học, xa rời thực
tiễn, là trở ngại lớn đối với học sinh khi tiếp cận môn Văn.
Chương trình sách giáo khoa trước đây học sinh phải học rất nhiều môn, số lượng
bài học mỗi môn lại nhiều đã tạo nên áp lực nặng cho người học. Chương trình sách
giáo khoa mới phải làm sao có thể giảm nhẹ áp lực đối với học sinh. Sách giáo khoa
Ngữ văn 11 đã chú trọng nguyên tắc giảm tải và khắc phục tính hàn lâm, loại bỏ những
điểm không cần thiết để tập trung vào những bài có tính trọng tâm của một thể loại,
một tác giả, một giai đoạn.
Tuy quan niệm và nhận thức về giảm tải chưa hoàn toàn thống nhất với nhau nhưng
các tác giả biên soạn sách đã thực hiện theo nguyên tắc này đặc biệt là khắc phục tính
hàn lâm của chương trình. Chương trình sách giáo khoa Ngữ văn 11 được xây dựng
theo nguyên tắc này nên việc lựa chọn bài học đưa vào sách giáo khoa được cân nhắc
và chọn lọc kĩ, những bài được chọn là các tác phẩm có giá trị của văn học Việt Nam
và văn học nước ngoài.

4.4 Nguyên tắc thẩm mĩ
Đây là nguyên tắc cần thiết và cũng là mục tiêu quan trọng của môn Văn. Thông
qua từng bài học đã giúp học sinh cảm nhận vẻ đẹp của văn chương, bồi dưỡng cho
học sinh tình yêu tiếng Việt, nhận ra cái hay cái đẹp của ngôn ngữ dân tộc. Ngoài ra

môn Ngữ văn còn bồi dưỡng thêm cho học sinh những tình cảm tốt đẹp của người Việt
Nam đó là tinh thần dân chủ, nhân văn. Giáo dục học sinh tinh thần trách nhiệm công
dân tinh thần hữu nghị hợp tác quốc tế, ý thức tôn trọng phát huy những giá trị văn hóa
nhân văn trong nước và của nhân loại.

4.5 Nguyên tắc hiện đại và hành dụng.
Chương trình sách giáo khoa Ngữ văn 11 xây dựng theo hướng tiến bộ, hiện đại, và
học hỏi kinh nghiệm mới nhất ở nhiều nước trong khu vực và trên thế giới. Hiện đại để
phù hợp với yêu cầu thực tế và để không lạc hậu so với nền giáo dục của các nước.
Tính hiện đại thể hiện qua việc đưa vào chương trình nhiều bài học mới không xa lạ
với học sinh, đó là những tác phẩm không chỉ có giá trị văn học mà còn có ý nghĩa
giáo dục với học sinh.
Cùng với việc xây dựng một chương trình học mang tính hiện đại còn chú trọng đến
tính hành dụng. Nguyên tắc hành dụng được thể hiện là việc đưa nhiều bài học, văn
bản có tính nhật dụng (Viết bản tin, phỏng vấn, tiểu sử tóm tắt, thao lập luận bình
luận) đã làm cho môn Văn trở nên thiết thực hơn. Bài học có tính hành dụng là bài học
gắn liền với thực tế cuộc sống có thể đưa vào ứng dụng trong thực tiễn.
GVHD: Ths. Trần Đình Thích

SVTH: Lê Thị Kim Anh
Mssv: 6075322
Trang 8


Tương đồng và dị biệt giữa sách giáo khoa
Ngữ văn 11 tập II (bộ cơ bản và nâng cao)

Luận văn tốt nghiệp

Những bài học được biên soạn theo nguyên tắc hiện đại và hành dụng là những bài

đảm bảo phù hợp với lứa tuổi, trình độ phất triển của học sinh và đáp ứng được yêu
cầu đào tạo nhân lực trong thời kì mới.

4.6 Nguyên tắc tích cực hóa học sinh.
Chương trình sách giáo khoa Ngữ văn 11 được biên soạn theo nguyên tắc tích cực
hóa việc học của học sinh. Trước đây, môn Văn chủ yếu được xây dựng theo phương
pháp truyền thống nên giờ học Văn rất nhàm chán, học sinh thụ động. Theo chương
trình sách giáo khoa Ngữ văn mới đổi mới mô hình dạy học lấy học sinh làm trung
tâm, kích thích tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh trong quá trình học tập.
Học sinh trở thành đối tượng chủ động trong giờ học, giáo viên trở thành người chỉ
đạo, hướng dẫn học sinh thực hiện các hoạt động trên lớp. Để tiếp thu và khám phá
kiến thức học sinh buộc phải tham gia vào quá trình xây dựng bài, hoạt động tích cực
trong mỗi tiết học và những giờ tự học.

GVHD: Ths. Trần Đình Thích

SVTH: Lê Thị Kim Anh
Mssv: 6075322
Trang 9


Luận văn tốt nghiệp

Tương đồng và dị biệt giữa sách giáo khoa
Ngữ văn 11 tập II (bộ cơ bản và nâng cao)

CHƯƠNG II: TƯƠNG ĐỒNG VÀ DỊ BIỆT GIỮA SÁCH GIÁO KHOA NGỮ VĂN 11 TẬP 2
(BỘ CƠ BẢN VÀ NÂNG CAO)
1. Giới thiệu bảng phân phối chương trình sách giáo khoa Ngữ văn 11 tập 2 (bộ cơ bản và nâng cao)
SGK Ngữ văn 11 (bộ cơ bản)

Tuần

19

20

73

Tiết

Phân môn
Đọc văn

74
75

Tiếng Việt
Làm văn

76-77
78

Đọc văn
Tiếng Việt

SGK Ngữ văn 11 (bộ nâng cao)

Tên bài học
- Lưu biệt khi xuất dương (Xuất
dương lưu biệt) - Phan Bội Châu

- Nghĩa của câu
- Viết bài làm văn số 5: Nghị luận
văn học
- Hầu trời - Tản Đà
- Nghĩa của câu ( tiếp theo)

Tuần

19

20

- Vội vàng - Xuân Diệu.
- Thao tác lập luận bác bỏ.
21

79-80
81

Đọc văn
Làm văn

82
83

Đọc văn
Làm văn

84


Làm văn

22

GVHD: Ths. Trần Đình Thích

Tiết

74-75
76

Phân môn
Tên bài học
Đọc văn
- Lưu biệt khi xuất dương (xuất
dương lưu biệt) – Phan Bội Châu
- Hầu trời – Tản Đà
Đọc văn
Làm văn
- Thao tác lập luận bác bỏ

77
78
79-80
81
82

Đọc văn
Tiếng Việt
Làm văn

Đọc văn
Đọc văn

83
84
85-86-87

Đọc văn
Làm văn
Đọc văn
Đọc văn
Tiếng Việt

73

21

- Tràng giang – Huy Cận
- Luyện tập thao tác lập luận bác bỏ
- Trả bài làm văn số 5
- Viết bài làm văn số 6: Nghị luận
xã hội (Bài làm ở nhà)

22

88

SVTH: Lê Thị Kim Anh
Mssv: 6075322
Trang 10


- Đọc thơ
- Nghĩa của câu
- Bài viết số 5: Nghị luận văn học
- Vội vàng – Xuân Diệu.
- Đọc thêm:
Đây mùa thu tới – Xuân Diệu
Thơ duyên – Xuân Diệu
- Tác gia Xuân Diệu
- Luyện tập thao tác lập luận bác bỏ.
- Đây thôn Vĩ Dạ - Hàn Mặc Tử
- Tràng giang – Huy Cận
- Luyện tập về nghĩa của câu


Luận văn tốt nghiệp

Tương đồng và dị biệt giữa sách giáo khoa
Ngữ văn 11 tập II (bộ cơ bản và nâng cao)

85-86
87

Đọc văn
Đọc văn

- Đây thôn Vĩ Dạ - Hàn Mặc Tử.
- Chiều tối (Mộ) – Hồ Chí Minh

23


23

88
89

Đọc văn
Đọc văn

24
90

25

26

Làm văn

91-92

Tiếng Việt

93

Làm văn

94
95
96


Đọc văn
Đọc văn
Làm văn

GVHD: Ths. Trần Đình Thích

- Từ ấy - Tố Hữu
- Đọc thêm: Lai tân - Hồ Chí Minh
Nhớ đồng – Tố Hữu
Tương tư – Nguyễn Bính
Chiều xuân – Anh Thơ

- Tôi yêu em – Puskin
- Đọc thêm: Bài thơ 28 - Ta-go
- Luyện tập viết tiểu sử tóm tắt

Đọc văn
Đọc văn

91

Làm văn

92

Làm văn

93-94

Đọc văn

Đọc văn

24

- Tiểu sử tóm tắt

- Đặc điểm loại hình của tiếng Việt
- Trả bài làm văn số 6

89
90

25

95

Tiếng Việt

96
97
98
99
100
101-102

Đọc văn
Đọc văn
Đọc văn
Tiếng Việt
Làm Văn

Đọc văn

103

Đọc văn

26

SVTH: Lê Thị Kim Anh
Mssv: 6075322
Trang 11

- Tương tư – Nguyễn Bính
- Đọc thêm:
Tống biệt hành – Thâm Tâm
Chiều xuân - Anh Thơ
- Luyện tập phân tích đề, lập dàn ý
cho bài văn nghị luận văn học
- Trả bài làm văn số 5
- Bài viết số 6: Nghị luận văn học
(Bài làm ở nhà)
- Nhật kí trong tù – Hồ Chí Minh.
- Chiều tối (Mộ) – Hồ Chí Minh
- Lai tân – Hồ Chí Minh
- Đọc thêm:
Giải đi sớm (Tảo Giải) – Hồ Chí
Minh
- Luyện tập về thay đổi trật tự trong
các thành phần của cụm từ và các
thành phần của câu.

- Kiểm tra văn học
- Từ ấy – Tố Hữu
- Đọc thêm: Nhớ đồng – Tố Hữu
- Luyện tập câu nghi vấn tu từ.
- Thao tác lập luận bình luận.
- Về luân lí xã hội ở nước ta – Phan
Châu Trinh
- Một thời đại trong thi ca (trích) –


Luận văn tốt nghiệp

Tương đồng và dị biệt giữa sách giáo khoa
Ngữ văn 11 tập II (bộ cơ bản và nâng cao)

Đọc văn
Làm văn
27

28

29

30

31

- Người trong bao – Sê-khôp
- Thao tác lập luận bình luận


97-98
99

100-101
102

Làm Văn
Đọc văn
Đọc văn

107
108
109-110

Tiếng Việt
Làm văn
Đọc văn

111
112
113-114

Làm văn
Làm văn
Đọc văn

115

Tiếng Việt


116

Làm văn

117-118

Đọc văn

119

Làm văn

120

Làm văn

121-122
123

Đọc văn
Làm văn

27

Đọc văn
Làm văn

103-104

Đọc văn


105

Đọc văn

106-107

Đọc văn

108

Tiếng Việt

109-110

104
105-106

Đọc văn

GVHD: Ths. Trần Đình Thích

- Người cầm quyền khôi phục uy
quyền – V. Huy-go
- Luyện tập thao tác lập luận bình
luận
- Về luân lí xã hội ở nước ta – Phan
Châu Trinh
- Đọc thêm: Tiềng mẹ đẻ-nguồn giải
phóng các dân tộc bị áp bức –

Nguyễn An Ninh.
- Ba cống hiến vĩ đại của Các Mac –
Ăng-ghen
- Phong cách ngôn ngữ chính luận

- Một thời đại trong thi ca (trích) –
Hoài Thanh.

28

29

30

31

SVTH: Lê Thị Kim Anh
Mssv: 6075322
Trang 12

Hoài Thanh.
- Trả bài viết số 6
- Đọc văn nghị luận
- Đọc thêm: Tiềng mẹ đẻ-nguồn giải
phóng các dân tộc bị áp bức –
Nguyễn An Ninh
- Phong cách ngôn ngữ chính luận
- Trả bài kiểm văn học
- Ba cống hiến vĩ đại của Các Mác –
Ăng-ghen

- Tóm tắt văn bản nghị luận
- Bài viết số 7: Nghị luận xã hội.
- Đám tang lão Gô-ri-ô (Trích lão
Gô-ri-ô) – Ban- dắc.
- Luyện tập về phong cách ngôn ngữ
chính luận.
- Luyện tập về thao tác lập luận bình
luận.
- Người cầm quyền khôi phục uy
quyền – Huy-go
- Luyện tập tóm tắt văn bản nghị
luận
- Luyện tập vận dụng kết hợp các
thao tác lập luận.
- Người trong bao – Sê-khôp
- Luyện nói : Thảo luận, tranh luận


Luận văn tốt nghiệp

Tương đồng và dị biệt giữa sách giáo khoa
Ngữ văn 11 tập II (bộ cơ bản và nâng cao)

32

33

34

35


111

Tiếng Việt

112-113

Đọc văn

114

Làm văn

115-116
117
118
119
120
121-122
123

Đọc văn
Làm văn

Tiếng Việt
Làm văn
Làm văn

GVHD: Ths. Trần Đình Thích


- Phong cách ngôn ngữ chính luận
(tiếp theo)
- Một số thể loại văn học: kịch, nghị
luận
- Luyện tập vận dụng kết hợp các
thao tác lập luận
- Ôn tập phần văn học
- Tóm tắt văn bản nghị luận.

- Ôn tập phần Tiếng Việt
- Luyện tập tóm tắt văn bản nghị
luận.
- Ôn tập Làm Văn
- Kiểm tra tổng hợp cuối năm.
- Trả bài kiểm tra tổng hợp cuối
năm.

32

33

34

35

124

Làm văn

- Trả bài viết số 7


125-126

Đọc văn

127
128
129
130
131-132

Làm văn
Làm văn
Đọc văn
Tiếng Việt
Làm văn

133-134

Đọc văn

135
136
137-138
139
140

Tiếng Việt
Làm văn
Đọc văn

Làm văn
Làm văn

- Tôi yêu em
- Đọc thêm: Bài thơ 28 - Ta-go
- Ôn tập làm Văn (học kì II )
- Tiểu sử tóm tắt
- Ôn tập về Văn học ( học kì II)
- Đặc điểm loại hình của tiếng Việt
- Bài viết số 8 ( Kiểm tra tổng hợp
cuối năm)
- Tổng kết phương pháp đọc hiểu
văn bản văn học
- Đặc điểm loại hình của tiếng Việt
- Luyện tập viết tiểu sử tóm tắt
- Tổng kết phần văn học Việt Nam
- Tổng kết về làm văn
- Trả bài viết số 8

SVTH: Lê Thị Kim Anh
Mssv: 6075322
Trang 13


Luận văn tốt nghiệp

Tương đồng và dị biệt giữa sách giáo khoa
Ngữ văn 11 tập II (bộ cơ bản và nâng cao)

Nhận xét:

- Về thời lượng dạy học khác nhau giữa 2 chương trình cơ bản và nâng cao của SGK
Ngữ văn 11 tập 2

Lớp
Loại Chương trình
Chương trình chuẩn
Chương trình nâng cao

Lớp 11 (HKII)
3 tiết/tuần x 17 tuần
= 51 tiết
4 tiết/ tuần x 17 tuần
= 68 tiết

GVHD: Ths. Trần Đình Thích

SVTH: Lê Thị Kim Anh
Mssv: 6075322
Trang 14


Luận văn tốt nghiệp

Tương đồng và dị biệt giữa sách giáo khoa
Ngữ văn 11 tập II (bộ cơ bản và nâng cao)

2. Những điểm tương đồng giữa SGK Ngữ văn 11 tập 2 (bộ cơ bản và nâng
cao)
2.1 Về hình thức của sách giáo khoa Ngữ văn 11 tập 2 (bộ cơ bản và nâng
cao)

- Tên sách là “Ngữ văn 11” sử dụng cơ chữ lớn, dòng chữ đánh số thứ tự in hoa nhỏ hơn
“TẬP HAI” ở ngay bên dưới và màu sắc chữ khác với màu của bìa sách.
- Khuôn khổ của 2 bộ sách đều giống nhau (17x 24 cm).
- Trang bìa: bìa trước của cả 2 bộ sách đều sử dụng tranh ảnh minh họa và bìa sau có
phần phụ lục giới thiệu một số sách các môn khác của lớp 11. Cả 2 bộ sách cơ bản và
nâng cao đều có biểu tượng vương miện kim cương chất lượng quốc tế ở bên phải của
bìa sách phía sau. Trên đầu trang bìa có dòng chữ “Bộ giáo dục và đào tạo”, phía cuối
trang có biểu tượng và tên của Nhà xuất bản giáo dục.
- Trang đầu tiên có tên của các tác giả Tổng chủ biên và đồng chủ biên SGK. Và trang
cuối cùng có tên của người chịu trách nhiệm sản xuất cùng các biên tập viên, có tên và
xuất xứ của bức tranh được chọn làm tranh bìa cho sách giáo khoa.
- Tranh ảnh: Sách giáo khoa Ngữ Văn 11 tập 2 (cơ bản và nâng cao) mỗi bài học đều có
hình minh họa cho bài học, chất lượng hình ảnh rõ, đẹp, trong sáng. Hầu hết các tranh
ảnh minh họa là hình của các nhà văn, nhà thơ và một số hình ảnh khác có liên quan đến
bài học. Phía dưới mỗi hình minh họa đều có chú thích.

2.2 Về nội dung của sách giáo khoa Ngữ văn 11 tập 2 (bộ cơ bản và nâng cao)
2.2.1 Phân phối chương trình
Sách giáo khoa Ngữ văn 11 tập 2 (bộ cơ bản và nâng cao) được dùng giảng dạy vào
học kì II, bắt đầu là tuần 19 và kết thúc vào tuần 35 với 17 tuần học.
Ba phân môn Văn – Tiếng Việt – Làm Văn được sắp xếp xen kẽ với nhau, các bài học
được sắp xếp theo từng tuần. Phần Văn là phần có bài học nhiều nhất và phần Tiếng
Việt là phần có bài học ít nhất. Trong 1 tuần học sinh không được học đầy đủ các phân
môn, có nhiều tuần chỉ học có 2 phân môn.
Phần đọc văn được sắp xếp làm bài đầu tiên của mỗi tuần. Nếu trong tuần học đủ cả 3
phân môn thì thứ tự sẽ là: Đọc văn, Tiếng Việt, Làm văn. Nếu không có phần Đọc văn
thì Tiếng Việt được học trước. Đây là một trật tự được đảm bảo ổn định suốt cả quyển
sách. Bên cạnh những bài học chính thức còn có hệ thống các bài đọc thêm để học sinh
nghiên cứu bổ sung kiến thức.


2.2.2 Cấu trúc và nội dung chương trình
A. Phần đọc văn
a. Mục tiêu
Cung cấp một hệ thống tri thức phổ thông, cơ bản, hiện đại về văn học dân tộc và văn
học thế giới với trọng tâm là tri thức về tác phẩm về thể loại văn học.
Chú trọng mục tiêu bồi dưỡng, nâng cao năng lực đọc hiểu cho học sinh, trong đó
năng lực lí giải là quan trọng nhất.
Thông qua quá trình đọc văn bản, phân tích văn bản, môn đọc văn đã bồi dưỡng tư
tưởng, tình cảm tốt đẹp cho học sinh, chú trọng bồi dưỡng lòng yêu nước, tinh thần

GVHD: Ths. Trần Đình Thích

SVTH: Lê Thị Kim Anh
Mssv: 6075322
Trang 15


Luận văn tốt nghiệp

Tương đồng và dị biệt giữa sách giáo khoa
Ngữ văn 11 tập II (bộ cơ bản và nâng cao)

nhân văn, thị hiếu thẩm mĩ, phẩm chất văn hóa cá nhân, hình thành nhân cách con người
lao động mới.
Môn Văn giúp học sinh rèn luyện những kĩ năng đọc tác phẩm. Kĩ năng đọc là hoạt
động thường xuyên nhất trong 4 kĩ năng: nghe, nói, đọc, viết của học sinh. Từ đó rèn
luyện thêm các kĩ năng khác như kĩ năng đọc hiểu văn bản được đặt ra với yêu cầu trình
độ ngày càng nâng cao.
- Đọc nhanh, độ chính xác văn bản, hiểu nghĩa tường minh, nghĩa hàm ẩn mà văn bản
đề cập đến.

- Đọc thẩm mĩ: thấy được cái hay cái đẹp của tác phẩm văn chương
- Đọc sáng tạo: Là khi đọc phải biết lí giải văn bản theo suy nghĩ riêng một cách logic
và hợp lí đồng thời có khả năng vận dụng sáng tạo văn bản.
Hình thành và phát triển ở học sinh năng lực ứng dụng những điều đã học vào thực tiễn.

b. Cấu trúc và nội dung
Cấu trúc phần đọc văn gồm có 3 phần:
- Văn học Việt Nam: được biên soạn theo hai hướng tiến trình lịch sử văn học và thể
loại văn học.
- Văn học nước ngoài: được biên soạn theo từng nền văn học và cụm thể lọai..
- Lí luận văn học.
Về trật tự sắp xếp của các phần: Trong 7 tuần đầu chỉ tập trung vào vản học Việt Nam
các tuần còn lại xen kẽ giữa văn học Việt Nam và Văn học nước ngoài. Lí luận văn học
được xếp cuối cùng sau khi đã học xong các tác phẩm.

Văn học Việt Nam
Cấu trúc chương trình
Cấu trúc chương trình phần văn học Việt Nam sắp xếp theo thể loại kết hợp với các
thời kì văn học lớn (trong các thời kì văn học các tác phẩm được xếp theo cụm thể loại).
Theo tiến trình lịch sử văn học: trong chương trình Ngữ văn 11 tập 2 (bộ cơ bản và
nâng cao) là các tác phẩm thuộc thời kì văn học đầu thế kỷ XX đến 1945. Sách Ngữ văn
11 tập 2 (bộ cơ bản và nâng cao) đã chia thời kì văn học này thành 3 giai đoạn:
- Giai đoạn 1: Từ đầu thế kỉ XX đến 1920. Đây là giai đọan chuẩn bị các điều kiện cần
thiết cho công cuộc hiện đại hóa văn học. Thành tựu của giai đoạn này là thơ văn của
các nhà chí sĩ cách mạng. Sách giáo khoa Ngữ văn 11 tập 2 (bộ cơ bản và nâng cao) đã
giới thiệu đến học sinh các tác phẩm nổi tiếng và tiêu biểu cho giai đoạn này như Lưu
biệt khi xuất dương của Phan Bội Châu, Về luân lí xã hội ở nước ta (trích Đạo đức và
luân lí Đông Tây) của Phan Châu Trinh.
- Giai đoạn 2: Từ 1920 – 1930 giai đoạn này là quá trình hiện đại hóa của nền văn học
Việt Nam Thành tựu tiêu biểu là những sáng tác thơ văn của những nhà nho chịu ảnh

hưởng của lối sống đô thị và văn hóa phương Tây hiện đại như Tản Đà ( Hầu Trời). Và
những trí thức Tây học đầu tiên như Hoàng Ngọc Phách, Hồ Biểu Chánh,...
- Giai đoạn 3: Từ 1930 -1945 nền văn học đã Việt Nam đã hoàn tất quá trình hiện đại
hóa với nhiều cách tân ở mọi thể loại như: tiểu thuyết, truyện ngắn, và đặc biệt là thơ
của các tác giả thơ mới: Xuân Diệu, Huy Cận, Hàn Mặc Tử,…và những tác phẩm thơ ca
Cách mạng của Hồ Chí Minh, Tố Hữu.

GVHD: Ths. Trần Đình Thích

SVTH: Lê Thị Kim Anh
Mssv: 6075322
Trang 16


Luận văn tốt nghiệp

Tương đồng và dị biệt giữa sách giáo khoa
Ngữ văn 11 tập II (bộ cơ bản và nâng cao)

Phần văn học Việt Nam cả hai bộ sách đều có các tác phẩm học chính thức và một số
bài đọc thêm.
Các bài học chủ yếu là sắp xếp theo hệ thống thể loại, trong từng thể loại các bài được
sắp xếp theo trật tự thời gian.
Việc sắp xếp theo hệ thống thể loại nhằm các mục đích sau:
Do nhu cầu tất yếu của việc cảm thụ và lĩnh hội tác phẩm văn học và từ đó dễ dàng cho
việc phê bình, nghiên cứu, giảng dạy tác phẩm văn học.
Là kết quả của sự trừu tượng hóa, khái quát hóa thực tế tác phẩm sinh động đồng thời
giứp cho việc nhận thức phân tích cảm thụ từng tác phẩm riêng lẻ.
Để tạo thuận lợi cho học sinh dễ dàng liên hệ, so sánh, đối chiếu các tác phẩm trong
cùng một cụm thể loại nhưng khi giảng dạy dễ bị nhàm chán.

Chương trình gồm nhiều thể loại khác nhau, các tác phẩm đã thể hiện được các thể
văn, thể thơ của văn học Việt Nam hiện đại thời kì đầu thế kỉ XX đến 1945. Tuy nhiên
nhiều tác phẩm cùng thể loại nhưng viết rất khác nhau, vì đây là thời kì ý thức cá nhân
thức tỉnh trong giới cầm bút dẫn đến sự phát triển phong phú của cá tính và phong cách
nghệ thuật của nhà văn.
Sách Ngữ văn 11 tập 2 (bộ cơ bản và nâng cao) có 2 tác phẩm văn nghị luận trong đó
1 tác phẩm nghị luận xã hội và một tác phẩm nghị luận văn học. Hai tác phẩm này đã
thể hiện tính toàn diện của chương trình và tạo thế cân bằng. Hai tác phẩm này được sắp
xếp theo thể loại riêng và theo tiến trình lịch sử.
Nội Dung
Thời kì
văn học.
Từ đầu thế kỉ
XX đến 1920

Từ năm 1920
→ năm 1930

Thể loại
Thơ Đường
luật
Nghị luận
xã hội
Thơ
Trường
thiên
Thơ năm
chữ kết
hợp tám
chữ


SGK Ngữ văn 11
tập 2 (bộ cơ bản )
- Lưu biệt khi xuất
dương (Xuất dương
lưu biệt)

SGK Ngữ văn 11
tập 2 (bộ nâng cao)
- Lưu biệt khi xuất
dương (Xuất dương
lưu biệt)

- Về luân lí xã hội ở
nước ta

- Về luân lí xã hội ở
nước ta

Phan
Châu
Trinh

- Hầu trời

- Hầu trời

Tản Đà

- Vội Vàng


Thơ thất
ngôn

Tràng giang

GVHD: Ths. Trần Đình Thích

Phan Bội
Châu

- Vội Vàng
- Đọc thêm:
Đây mùa thu tới
Thơ Duyên

Thơ thất
ngôn

Tác giả

Tràng giang

Xuân
Diệu

Huy Cận

SVTH: Lê Thị Kim Anh
Mssv: 6075322

Trang 17


Tương đồng và dị biệt giữa sách giáo khoa
Ngữ văn 11 tập II (bộ cơ bản và nâng cao)

Luận văn tốt nghiệp

Từ năm 1930
→ năm 1945

Thơ thất
ngôn

- Đây thôn Vĩ Dạ
- Đọc thêm:
Tương tư.

Thơ lục bát
Thơ thất
ngôn
Thơ tám
chữ

- Đọc thêm:
Chiều xuân
- Chiều tối (Mộ)
- Đọc thêm:
Lai tân


Thơ Đường
Luật
Thơ thất
ngôn
Nghị luận
xã hội
Nghị luận
văn học

- Từ ấy

- Đây thôn Vĩ Dạ
- Tương tư
- Đọc thêm:
Tống biệt hành
- Đọc thêm:
Chiều xuân
- Chiều tối (Mộ)
- Lai tân
- Đọc thêm: Giải đi
sớm ( Tảo giải)
- Từ ấy
- Đọc thêm:
Nhớ đồng
- Tiếng mẹ đẻ nguồn giải phóng các
dân tộc bị áp bức

- Tiếng mẹ đẻ nguồn giải phóng
các dân tộc bị áp
bức

- Một thời đại trong - Một thời đại trong
thi ca
thi ca
Ôn tập văn học
Ôn tập văn học

Hàn Mặc
Tử
Nguyễn
Bính
Thâm
Tâm
Anh Thơ
Hồ Chí
Minh

Tố Hữu

Nguyễn
An Ninh
Hoài
Thanh

Nhận xét:
Dựa vào bảng so sánh nội dung phần văn học Việt Nam giữa sách Ngữ văn 11 tập 2
(bộ cơ bản và nâng cao) có những điểm tương đồng:
- Nội dung chương trình phần văn học Việt Nam của sách giáo khoa Ngữ văn 11 tập 2
(bộ cơ bản và nâng cao) đều có các loại bài sau đây:
+ Thơ: 4 bài thơ chữ Hán của Phan Bội Châu và Hồ Chí Minh, 1 bài giai đoạn giao thời
của Tản Đà, 9 bài thơ hiện đại của các tác giả: Xuân Diệu, Huy Cận, Hàn Mặc Tử, Tố

Hữu, Nguyễn Bính, Anh Thơ.
+ Văn nghị luận: 2 bài văn nghị luận chính trị xã hội của Phan Châu Trinh và Nguyễn
An Ninh, 1 bài nghị luận văn học (phê bình văn học) của Hoài Thanh.
- Sách giáo khoa Ngữ văn 11 tập 2 (bộ cơ bản và nâng cao) chủ yếu tập trung và thể loại
trữ tình cùng với các tác phẩm nghị luận. Các tác phẩm thơ được sắp xếp học trước các
tác phẩm nghị luận.

Văn học nước ngoài.
Cấu trúc chương trình
GVHD: Ths. Trần Đình Thích

SVTH: Lê Thị Kim Anh
Mssv: 6075322
Trang 18


Luận văn tốt nghiệp

Tương đồng và dị biệt giữa sách giáo khoa
Ngữ văn 11 tập II (bộ cơ bản và nâng cao)

Phần văn học nước ngoài bắt đầu khi học sinh học xong các tác phẩm thơ của phần văn
học Việt Nam. Văn học nước ngoài được sắp xếp vào giữa phần văn học Việt Nam vì sự
sắp xếp thể cụm thể loại.
Văn học nước ngoài trong chương trình sách giáo khoa Ngữ văn 11 tập 2 (bộ cơ bản và
nâng cao) gồm các tác phẩm học chính thức và một tác phẩm đọc thêm, đa số chiếm
thời lượng là 2 tiết.
Nội dung
Giới thiệu các tác giả và tác phẩm tiêu biểu của các nền văn học:
- Đức: Ba cống híến vĩ đại của Các-Mác – Ăng-ghen.

- Pháp: Người cầm quyền khôi phục uy quyền (Trích những người khốn khổ) của
V. Huy-go
- Nga: Tôi yêu em - Pu-skin
Người trong bao - Sê-khốp
- Ấn Độ: Bài thơ số 28 - R. Ta-go (đọc thêm)
Tên của các tác phẩm là do các tác giả biên soạn sách giáo khoa đặt
Văn học nước ngoài dù hay nhưng khó dạy và khó cảm thụ hơn văn học Việt Nam. Ta
thấy một khó khăn đầu tiên là tên nhân vật được phiên âm nên rất khó nhớ, nếu học sinh
học bài không kĩ sẽ dễ nhầm lẫn giữa tên tác phẩm - nhân vật - tác giả với nhau. Sự cách
biệt về văn hóa cũng là một trở ngại lớn khi tìm hiểu tác phẩm văn học nước ngoài vì có
nhiều chi tiết, từ ngữ khó hiểu. Và vì đây là những tác phẩm nước ngoài nên khi học
sinh tiếp cận với tác phẩm chủ yếu là qua văn bản dịch ra tiếng Việt. Đối với những tác
phẩm là truyện ngắn và văn nghị luận thì đảm bảo nội dung còn đối với tác phẩm thơ thì
yêu cầu của việc dịch thơ từ tác phẩm văn học nước ngoài là phải đạt được yêu cầu
chân, thiện, mĩ nhưng vẫn đảm bảo được 3 yêu cầu này thì không phải lúc nào cũng đạt
được. Vì đối với tác phẩm nước ngoài thì sẽ có nhiều bản dịch, mỗi bản dịch sẽ khác
nhau nên rất khó khi học sinh đọc thuộc lòng một bài thơ.
Với số lượng bài học không nhiều chỉ có 5 đơn vị bài học nhưng có một yêu cầu là
dạy văn học phải gắn liền với việc làm nổi bật một số nét văn hóa của các dân tộc thể
hiện qua các hình tượng văn học. Qua đó hiểu sâu hơn bản sắc văn hóa của dân tộc, giúp
học sinh có thêm nhiều hứng thú trong học tập.

Lí luận văn học
Cấu trúc và nội dung
Phần lí luận văn học trong SGK Ngữ văn 11 tập 2 (bộ cơ bản và nâng cao) đều đưa vào
chương trình giảng dạy về thể loại văn nghị luận.
Nội dung gồm có:
- Khái quát sơ lược về văn nghị luận
Văn nghị luận là văn lí thuyết, trình bày trực tiếp tư tưởng, quan điển, tình cảm vê
những vấn đề mà xã hội quan tâm bằng lí lẽ, chứng cứ có sức thuyết phụ.

- Cách đọc văn nghị luận:
+ Tìm hiểu thân thế tác giả và hoàn cảnh ra đời của tác phẩm nghị luận.
+ Cần phải nắm bắt được vấn đề và các tư tưởng sâu sắc dưới hình thức luận điểm.
+ Cần cảm nhận được tình cảm chính nghĩa thấm đượm trong tư tưởng của bài văn.

GVHD: Ths. Trần Đình Thích

SVTH: Lê Thị Kim Anh
Mssv: 6075322
Trang 19


Luận văn tốt nghiệp

Tương đồng và dị biệt giữa sách giáo khoa
Ngữ văn 11 tập II (bộ cơ bản và nâng cao)

+ Phân tích nghệ thuật lập luận và tác dụng của các biện pháp thuật đó với từng vấn đề
được trình bày trong nội dung tác phẩm.
+ Khái quát giá trị của tác phẩm nghị luận về phương diện nghệ thuật và tư tưởng, rút
ra những bài học sâu sắc từ những tác phẩm nghị luận được học.

Bài đọc thêm
Cấu trúc và nội dung chương trình
- Phần đọc thêm cả hai bộ sách Ngữ văn 11 tập 2 (bộ cơ bản và nâng cao) đều giới
thiệu các tác phẩm văn học Việt Nam và nước ngoài của 5 tác giả trong đó có 4 tác giả
văn học Việt Nam và 1 tác giả văn học nước ngoài.
+ Tác giả của văn học Việt Nam: Tố Hữu, Hồ Chí Minh, Anh Thơ, Nguyễn An Ninh.
+ Tác giả của văn học nước ngoài: R. Ta-go (Ấn Độ).
- Các tác phẩm đọc thêm đều có SGK Ngữ văn 11 tập 2 (bộ cơ bản và nâng cao) gồm:

+ Nhớ đồng
+ Chiều xuân
+ Tiếng mẹ đẻ - nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức.
+ Bài thơ số 28
Cấu trúc và nội dung chwong trình phần đọc thêm của SGK Ngữ Văn 11 tập 2 (bộ cơ
bản và nâng cao) gồm các bài đọc thêm của văn học Việt Nam và văn học nước ngoài
với 2 thể loại: thơ và văn xuôi nghị luận. Đây là hai thể loại quan trọng và xuyên suốt
trong SGK Ngữ Văn 11 tập 2.
Bài đọc thêm ở cả hai bộ sách Ngữ văn 11 tập 2 (cơ bản và nâng cao) đều không phải
là bài học ngoài giờ mà là bài học bắt buộc trên lớp. Tuy các bài đọc thêm không được
giảng dạy như những bài học chính thức nhưng thời lượng giảng dạy của chương trình
đã dành một ít thời gian để giáo viên hướng dẫn cho học sinh học bài. Bài đọc thêm tuy
chiếm thời lượng ít nhưng cho thấy các tác giả sách giáo khoa đã có quan tâm nhiều đến
phần này.
Cấu trúc bài học của bài đọc thêm
Bài đọc thêm của cả hai bộ sách Ngữ văn 11 tập 2 (cơ bản và nâng cao) đều có cấu
trúc bài học bao gồm 4 phần:
1. Tên văn bản và tên tác giả.
2. Tiểu dẫn
3. Văn bản.
4. Hướng dẫn đọc thêm.

c. Cấu trúc bài học.
Cấu trúc bài học của 2 bộ sách Ngữ văn 11 tập 2 (cơ bản và nâng cao) đều có 7 phần
trong đó có 5 phần giống nhau: tên văn bản và tên tác giả, kết quả cần đạt, tiểu dẫn, văn
bản, hướng dẫn học bài.
+ Tên văn bản và tên tác giả:
Tên văn bản được viết hoa và in đậm, tên tác giả cũng được viết hoa nhưng không in
đậm và nhỏ hơn tên văn bản. Nếu là văn bản dịch thì ghi tên văn bản dịch sau đó ghi tên
nguyên văn của văn bản và được đặt trong dấu ngoặc đơn, chữ thường ở phía dưới tên

dịch của văn bản. Nếu là đoạn trích thì ghi tên của đoạn trích và tên của văn bản được
trích ở phía dưới trong dấu ngoặc đơn.
GVHD: Ths. Trần Đình Thích

SVTH: Lê Thị Kim Anh
Mssv: 6075322
Trang 20


Tương đồng và dị biệt giữa sách giáo khoa
Ngữ văn 11 tập II (bộ cơ bản và nâng cao)

Luận văn tốt nghiệp

+ Kết quả cần dạt:
Là phần định hướng nội dung bài học cho giáo viên và học sinh. Nêu lên những yêu
cầu học sinh cần đạt được về kiến thức, kĩ năng, thái độ tình cảm thông qua bài học.
Tùy vào từng bài mà kết quả cần đạt nêu những yêu cầu khác nhau về nội dung và
nghệ thuật.
+ Tiểu dẫn:
Nội dung của phần tiểu dẫn là giới thiệu về tác giả và tác phẩm.
Về tác giả nêu ngắn gọn về cuộc đời, sự nghiệp sáng tác của tác giả (các tác phẩm
chính và năm ra đời của những tác phẩm đó).
Về tác phẩm thì giới thiệu xuất xứ của tác phẩm, hoàn cảnh sáng tác, nếu bài học là
đoạn trích thì có thêm phần tóm tắt nội dung của toàn tác phẩm và nêu rõ xuất xứ của
đoạn trích. Ngoài ra tiểu dẫn có thể đưa vào những nhận định chung về nhà văn, nội
dung phong cách sáng tác của nhà văn đó.
+ Văn bản:
Cung cấp cho học sinh văn bản đọc và cả phần chú thích những từ khó trong bài đọc,
phần chú thích được ghi ở cuối mỗi trang sách.

Nếu văn bản là thơ chữ Hán thì sẽ gồm 3 phần:
Phiên âm
Dịch nghĩa
Dịch thơ
Nếu văn bản là thơ chữ Nôm, văn xuôi thì không có phần phiên âm, dịch nghĩa mà
học sinh được tiếp cận ngay với văn bản.
+ Hướng dẫn học bài:
Gồm hệ thống những câu hỏi mang tính chất hướng dẫn học sinh cách đọc hiểu văn
bản, phân tích những vấn đề về nội dnng, nghệ thuật của văn bản. Từ đó hình thành
năng lực sáng tạo, biết vận dụng những tri thức đã học vào cuộc sống.

B. Phần Tiếng Việt
a. Mục tiêu
Nhằm cung cấp, hình thành kiến thức mới cho người học, bồi dưỡng và nâng cao kiến
thức những kiến thức về tiếng Việt đã học. Phần tiếng Việt còn chú trọng đến việc hình
thành và rèn luyện các kĩ năng như: phân tích các nghĩa của câu, tạo lập văn bản chính
luận, năng lực phân tích và lĩnh hội văn bản. Góp phần hỗ trợ cho học sinh trong việc
học môn Văn, giúp học sinh rèn luyện thêm năng lực tư duy ngôn ngữ nhằm đạt hiệu
quả cao trong giao tiếp.
Bồi dưỡng cho học sinh tình yêu tiếng Việt, thái độ tôn trọng và giữ gìn sự trong sáng
của tiếng Việt.

b. Cấu trúc và nội dung chương trình

GVHD: Ths. Trần Đình Thích

SVTH: Lê Thị Kim Anh
Mssv: 6075322
Trang 21



Luận văn tốt nghiệp

Tương đồng và dị biệt giữa sách giáo khoa
Ngữ văn 11 tập II (bộ cơ bản và nâng cao)

Phần Tiếng Việt có 4 bài được phân bố với thời lượng là 8 tiết. Bốn bài Tiếng Việt
được xếp xem kẽ với 2 phân môn còn lại. Số lượng bài Tiếng Việt ít nên khoảng cách
thời gian học 2 bài bài với nhau khá lâu.
Cả 2 bộ sách Ngữ văn 11 tập 2 (cơ bản và nâng cao) đều có loại bài hình thành kiến
thức và kĩ năng mới.
Loại bài hình thành kiến thức và kĩ năng mới:
Kiến thức mới được hình thành thông qua sự phân tích ngữ liệu và tiến hành tìm hiểu
kiến thức dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Sau đó kiến thức được mở rộng, nâng cao
và củng cố qua hoạt động luyện tập, kiến thức cốt lõi được diễn đạt ngắn gọn qua phần
ghi nhớ.
Gồm các bài sau đây:
- Nghĩa của câu
- Phong cách ngôn ngữ chính luận
- Đặc điểm loại hình của tiếng Việt.
c. Cấu trúc bài học.
Phần Tiếng Việt của SGK Ngữ văn 11 tập 2 (bộ cơ bản và nâng cao) đều có loại bài
hình thành kiến thức và kĩ năng mới nên trong phần cấu trúc bài học (phần khảo sát
những điểm tương đồng giữa 2 bộ sách Ngữ văn 11 tập 2 (cơ bản và nâng cao) chỉ xét
cấu trúc bài học của loại bài này.
Cấu trúc bài học phần Tiếng Việt của SGK Ngữ Văn 11 tập 2 (bộ cơ bản và nâng cao)
có 4 phần giống nhau:
- Tên văn bản:
Nêu lên tên của bài học thường được viết bằng chữ in hoa và đặt ở góc trái của trang
sách.

- Kết quả cần đạt:
Nêu lên những yêu cầu chủ yếu về kiến thức kĩ năng vận dụng tiếng Việt trong bài
học cũng như thái độ tư tưởng, tình cảm của học sinh thông qua bài học.
- Nội dung bài học:
Thường là những câu hỏi hoặc yêu cầu phân tích văn bản để học sinh tìm hiểu văn
bản. Câu hỏi hoặc yêu cầu đều hướng đến nội dung kiến thức cần hình thành hay khái
niệm cần đạt được.
- Luyện tập:
Có những dạng bài tập như: phân tích, nhận xét, tìm thêm ví dụ, so sánh, phân biệt,
vận dụng để tạo lập văn bản mới. Tất cả đều nhằm nâng cao kiến thức vừa học để học
sinh nắm chắc, hiểu thấu và có năng lực vận dụng trong giao tiếp ngôn ngữ.

C. Phần Làm văn.
a. Mục tiêu
Có sự thống nhất với nhau về mục tiêu chung hình thành kĩ năng đọc , viết cho học sinh,
những năng lực học sinh có được khi học phần Văn, Tiếng Việt, là điều kiện để giúp
cho học sinh đạt đựoc mục tiêu quan trọng nhất của phần Làm văn và tạo lập văn bản,
phần Làm văn trong sách Ngữ văn 11 đã hình thành cho học sinh một số kĩ năng như:
Lập luận bình luận, lập luận bác bỏ, tóm tắt văn bản nghị luận, tóm tắt tiểu sử.

GVHD: Ths. Trần Đình Thích

SVTH: Lê Thị Kim Anh
Mssv: 6075322
Trang 22


Tương đồng và dị biệt giữa sách giáo khoa
Ngữ văn 11 tập II (bộ cơ bản và nâng cao)


Luận văn tốt nghiệp

Phần Làm Văn không chỉ là một bộ phần của môn Ngữ văn mà còn là phần trọng tậm
của chương trình vì đây là môn học giúp giáo viên đánh giá kết quả học tập của học
sinh, phản ánh kết quả học tập của môn Văn và Tiếng Việt. Vì phần Văn và Tiếng Việt
thực chất nhằm hỗ trợ cho phần Làm văn. Những kiến thức mà học sinh học được ở các
phần Văn và Tiếng Việt sẽ được thể hiện qua các bài viết.

b. Cấu trúc và nội dung chương trình
Gồm các loại bài sau:
- Văn nghị luận:
+ Thao tác lập luận bác bỏ.
+ Thao tác lập luận bình luận.
- Các văn bản nhật dụng: Tiểu sử tóm tắt
- Các bài viết:
+ Bài viết nghị luận văn học
+ Bài viết nghị luận xã hội.
- Các giờ trả bài làm văn.
Các giờ trả bài làm văn nhìn chung đều có mục đích và nhiệm vụ giống nhau:
+ Giúp học sinh nhận thức đúng các yêu cầu về nội dung và hình thức của đề văn đã
làm, bằng việc tổ chức cho học sinh phân tích, tìm hiểu đề tìm ý và lập dàn ý.
+ Nhận ra được các lỗi của bài viết và xác định được phướng hướng sữa chữa.

c. Cấu trúc bài học
+ Tên văn bản: Nêu lên tên bài học thường đựoc viết bằng chữ in hoa và đặt ở góc trái
của trang sách.
+ Kết quả cần đạt: Nêu lên những yêu cầu chủ yếu nhất về kiến thức, kỹ năng cũng như
thái độ, tình cảm mà học sinh cần phải đạt được sau khi học bài xong.
+ Nội dung bài học: Tùy từng loại bài khác nhau mà nội dung khác nhau. Học sinh tiếp
nhận bài học thông qua việc phân tích ngữ liệu và thực hành với sự hướng dẫn của giáo

viên.
+ Luyện tập: phần luyện tập chỉ có trong cấu trúc bài học lí thuyết. Giúp học sinh vận
dụng kiến thức để thực hành. Từ đó giúp học sinh củng cố, mở rộng và nâng cao kiến
thức vừa học.
CHÚ THÍCH
Hình thức trình bày rõ ràng, khoa học, nội dung chú thích đầy đủ thuận tiện cho giáo
viên và học sinh trong việc tra cứu giải nghĩa các từ khó của bài học. Các từ khó được
đánh dấu theo số thứ tự và sẽ được giải thích ngay cuối trang sách mà từ đó xuất hiện
Cùng một bài nhưng sang trang khác số thứ tự của các chú thích sẽ được đánh số lại từ
đầu theo 1, 2,3,… Nhìn chung phần chú thích đã giải thích được các từ khó trong văn
bản giúp học sinh dễ tiếp cận văn bản.
Ví dụ: Một số chú thích tong bài Tràng giang của Huy cận (SGK Ngữ Văn 11 tập 2
bộ nâng cao)
“Sóng gợn tràng giang (1) buồn điệp điệ,
Con thuyền xuôi mái nước song song,
Thuyền về nước lại, sầu trăm ngả;
Củi một cành khô lạc mấy dòng.
GVHD: Ths. Trần Đình Thích

SVTH: Lê Thị Kim Anh
Mssv: 6075322
Trang 23


Luận văn tốt nghiệp

Tương đồng và dị biệt giữa sách giáo khoa
Ngữ văn 11 tập II (bộ cơ bản và nâng cao)

Lơ thơ cồn (2) nhỏ gió đìu hiu,

Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều.
Nắng xuống, trời lên sâu chót vót;
Sông dài, trời rộng, bến cô liêu(3) .”
(1) Tràng: một âm khác của chữ” trường”, nghĩa là dài. Tràng giang: sông dài (hàm
chứa cả rộng) chỉ sông lớn
(2) Cồn: gò đất (hoặc cát), đám đất (cát) nỏi cao.
(3) Cô liêu: Trơ trọi, vắng vẻ.
Phần chú thích tập trung chủ yếu ở phần đọc văn còn phần Tiếng Việt và Làm văn chỉ
một số bài có chú thích như:
- Bài “Thao tác lập luận bác bỏ” (SGK Ngữ văn 11 tập 2 bộ cơ bản và nâng cao)
- Bài “Phong cách ngôn ngữ chính luận” (SGK Ngữ văn 11 tập 2 bộ cơ bản, trang 98)
Ví dụ: Một số chú thích của bài “Thao tác lập luận bác bỏ” (SGK Ngữ văn 11 tập 2 bộ
cơ bản, trang 25)
“….Tác giả cho rằng Nguyễn Du đã trông thấy ma quỷ thực ( ở bài Lam giang”) chứ
không phải thấy chúng trong tưởng tượng. Căn cứ vào mấy bài thơ mà quyết đoán rằng
người làm ra nó mắc chứng bệnh loạn thần kinh đến nỗi luôn luôn trông thấy ảo hình,
đã là một sự quá bạo. Gia dĩ(1) tác giả lại không đem bằng chứng nào khác nữa để bênh
vực thuyết của ông ngoài cái lòng tin quả quyết của ông… Để chứng rằng một người
trông thấy ma quỷ thực mà lại dẫn mấy câu tựa như: “Dĩ ngạn băng bạo lôi - Hồng đào
kiến kì quỷ”(2), thì lối lập luận ấy có kho học không? Nếu không có bằng chứng gì khác
mấy bài thơ tả sợ hãi và sầu muộn của Nguyễn Du, thì cái mà tác giả bảo là ảo giác
(hallucinations), ta cho là tưởng tượng của nghệ sĩ….”
(1) Gia dĩ: hơn nữa, thêm nữa.
(2) Câu này có nghĩa: Bờ sông lở sụt ầm ầm như sóng dữ - Sóng dữ như thấy có quỷ lạ.

3. Những điểm dị biệt giữa sách giáo khoa Ngữ văn 11 tập bộ cơ bản và nâng
cao
3.1 Về hình thức của sách giáo khoa Ngữ văn 11 tập 2 (bộ cơ bản và nâng
cao)
- Tên sách:

+ Sách giáo khoa Ngữ văn 11 tập 2 (bộ cơ bản) hai chữ “Ngữ văn” viết bằng chữ
thường, chỉ có chữ “N” bắt đầu chữ Ngữ là in hoa, chữ có màu vàng, không có dòng
chữ “cơ bản”
+ Sách giáo khoa Ngữ văn 11 tập 2 (bộ nâng cao) hai chữ ‘NGỮ VĂN” viết bằng chữ
in hoa, chữ có màu trắng, có dòng chữ “NÂNG CAO” cũng được in hoa nhỏ hơn, màu
vàng ở ngay bên dưới tên sách
- Trang bìa:
Bên trái bìa sách phia sau của bộ cơ bản có biểu tượng 50 năm giáo dục, bộ nâng cao
thì có huân chương Hồ Chí Minh
Hình ảnh minh họa ở 2 bìa sách khác nhau như sau:

GVHD: Ths. Trần Đình Thích

SVTH: Lê Thị Kim Anh
Mssv: 6075322
Trang 24


Tương đồng và dị biệt giữa sách giáo khoa
Ngữ văn 11 tập II (bộ cơ bản và nâng cao)

Luận văn tốt nghiệp

+ Tranh bìa của SGK Ngữ văn 11 tập 2 (bộ cơ bản) là bức tranh “Hai thiếu nữ đi trên
đồng lúa” của Nguyễn Tiến Chung.
+ Tranh bìa của SGK Ngữ văn 11 tập 2 (bộ nâng cao) là bức tranh “Tre và chuối” của
Nguyễn Văn Bình.
- Dung lượng:
+ Sách giáo khoa Ngữ văn 11 tập 2 (bộ cơ bản) có 136 trang (không kể trang bìa)
+ Sách giáo khao Ngữ văn 11 tập 2 bộ nâng cao có 208 trang (không kể trang bìa)


3.2 Về phân phối chương trình
Phân phối
chương trình
Số tiết
Số tiết / tuần
Số bài

Ngữ văn 11 tập 2
(bộ cơ bản)
51
3
41

Ngữ văn 11 tập 2
(bộ nâng cao).
68
4
62

Qua bảng so sánh trên ta thấy số bài, số tiết, số tiết học trong một tuần của SGK Ngữ
văn 11 tập 2 ( bộ nâng cao) nhiều hơn khoảng 10- 20 % so với SGK Ngữ văn 11 tập 2
(bộ cơ bản)

3.3 Cấu trúc và nội dung chương trình.
Phân môn
Đọc văn
Tiếng Việt
Làm Văn
Tổng cộng


Ngữ Văn 11 tập 2
(bộ cơ bản)
Số bài
Số tiết
21
25
6
8
14
13
41
46

Ngữ Văn 11 tập 2
(bộ nâng cao)
Số bài
Số tiết
30
37
8
8
20
22

Nhận xét:
Qua bảng so sánh trên ta thấy số lượng bài và số tiết của 2 phân môn. Đọc văn, Làm
văn của 2 bộ SGK Ngữ văn 11 tập 2 (cơ bản và nâng cao ) có sự chênh lênh rất rõ . Chỉ
riêng phân môn Tiếng Việt tthì có sự khác nhau về số lượng bài giữa 2 bộ sách cơ bản
và nâng cao (cơ bản: 6 bài, nâng cao: 8 bài) còn về thời lương tiết học thì bằng nhau,

đều là 8 tiết.
Cấu trúc và nội dung chương trình của SGK ngữ văn 11 tập 2 ( bộ nâng cao) có 1
bài tổng kết văn học Việt Nam và 1 bài tổng kết về Làm văn còn SGK Ngữ văn 11 tạp 2
(bộ cơ bản0 thì không có. Nhưng SGK Ngữ văn 11 tập 2 ( bộ cơ bản) có đủ 3 bài ôn tập
của 3 phân môn: Văn, Tiếng Việt, Làm văn trong khi SGK Ngữ văn 11 tập 2 (bộ nâng

GVHD: Ths. Trần Đình Thích

SVTH: Lê Thị Kim Anh
Mssv: 6075322
Trang 25


×