Tải bản đầy đủ (.pdf) (69 trang)

Quan niệm nghệ thuật về hiện thực và con người trong tiểu thuyết nỗi buồn chiến tranh (bảo ninh)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (668.46 KB, 69 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

BỘ MÔN NGỮ VĂN

NGUYỄN HUY CƯỜNG

QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT
VỀ HIỆN THỰC VÀ CON NGƯỜI
TRONG TIỂU THUYẾT
NỖI BUỒN CHIẾN TRANH - BẢO NINH
Luận văn tốt nghiệp Đại học
Ngành Ngữ Văn
Cán bộ hướng dẫn: TRẦN VĂN MINH

Cần Thơ, năm 2011


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình rèn luyện và học tập trên giảng đường
Đại học, với sự dìu dắt và truyền thụ kiến thức của thầy cô,
chúng tôi đã có được những hành trang bổ ích để bước vào đời.
Có thể nói, luận văn tốt nghiệp là công trình nghiên cứu
có giá trị đầu tiên đối với mỗi sinh viên. Với công trình này,
chúng tôi có dịp vận dụng những kiến thức đã được trang bị và
trau dồi suốt bốn năm qua. Trải qua một thời gian khá dài nỗ
lực tìm tòi, nghiên cứu; đến nay, luận văn “ Quan niệm nghệ
thuật về hiện thực và con người trong tiểu thuyết Nỗi buồn
chiến tranh (Bảo Ninh)” đã hoàn thành. Chúng tôi xin chân
thành cảm ơn quý thầy cô trong bộ môn Ngữ Văn, trường Đại
học Cần Thơ đã trang bị cho chúng tôi vốn kiến thức quý báu


góp phần hoàn thành luận văn này. Cảm ơn gia đình và bạn bè
đã động viên, giúp đỡ chúng tôi trong suốt thời gian qua. Đặc
biệt, chúng tôi xin gửi lời tri ân sâu sắc đến thầy Trần Văn
Minh, người đã trực tiếp hướng dẫn chúng tôi một cách tận tình
trong khi thực hiện luận văn
.
Trân trọng kính chào!
Cần Thơ, ngày tháng năm 2011
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Huy Cường


ĐỀ CƯƠNG TỔNG QUÁT
A. PHẦN MỞ ĐẦU
I. Lí do chọn đề tài.
II. Lịch sử nghiên cứu vấn đề.
III. Mục đích nghiên cứu.
IV. Phạm vi nghiên cứu.
V. Phương pháp nghiên cứu.

B. PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
1.1. Vấn đề quan niệm nghệ thuật về hiện thực và con người.
1.1.1. Quan niệm nghệ thuật về hiện thực.
1.1.2. Quan niệm nghệ thuật về con người.
1.2. Tác giả Bảo Ninh và tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh.
1.2.1. Tác giả Bảo Ninh.
1.2.2. Tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh trong sự phát triển của tiểu thuyết
Việt Nam về đề tài chiến tranh từ sau 1975.
1.2.2.1. Tiểu thuyết Việt Nam viết về chiến tranh từ sau 1975.

1.2.2.2. Tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh.
CHƯƠNG II: QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT VỀ HIỆN THỰC
TRONG TIỂU THUYẾT NỖI BUỒN CHIẾN TRANH
2.1. Hiện thực được phản ánh trung thực từ những góc khuất trong cuộc chiến.
2.1.1. Đời sống gian khổ, hy sinh của người lính.
2.1.2. Số phận của người phụ nữ trong chiến tranh.
2.2. Hiện thực được phản ánh trung thực từ những góc khuất sau cuộc chiến.
2.2.1. Số phận người lính sau chiến tranh.
2.2.2. Số phận người phụ nữ sau chiến tranh.
2.3. Cảm nhận về bản chất của cuộc chiến tranh.
2.3.1. Chiến tranh - một thực tế lịch sử không thể tránh khỏi.
2.3.2. Chiến tranh - một hoàn cảnh nghiệt ngã đối với thân phận con người.
CHƯƠNG III: QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT VỀ CON NGƯỜI
TRONG TIỂU THUYẾT NỖI BUỒN CHIẾN TRANH
3.1. Con người với lí tưởng, khát vọng cao đẹp.
3.2. Con người với nỗi ám ảnh về quá khứ chiến tranh.


3.3. Con người với nỗi khắc khoải về thân phận tình yêu.
3.4. Con người với những suy tư, trăn trở về nhân tính.
3.5. Con người với đời sống tâm linh.
3.6. Con người với khát vọng sáng tạo nghệ thuật.

C. PHẦN KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO


MỤC LỤC
A. PHẦN MỞ ĐẦU ....................................................................................... 1
I. Lí do chọn đề tài.................................................................................................. 2

II. Lịch sử nghiên cứu vấn đề.................................................................................. 2
III. Mục đích nghiên cứu......................................................................................... 7
IV. Phạm vi nghiên cứu .......................................................................................... 7
V. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................... 7

B. PHẦN NỘI DUNG ................................................................................... 8
CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
1.1. Vấn đề quan niệm nghệ thuật về hiện thực và con người ................................. 9
1.1.1. Quan niệm nghệ thuật về hiện thực ............................................................... 9
1.1.2. Quan niệm nghệ thuật về con người............................................................ 10
1.2. Tác giả Bảo Ninh và tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh................................... 12
1.2.1. Tác giả Bảo Ninh ........................................................................................ 12
1.2.2. Tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh trong sự phát triển
của tiểu thuyết Việt Nam về đề tài chiến tranh từ sau 1975 ........................ 13
1.2.2.1. Tiểu thuyết Việt Nam viết về chiến tranh từ sau 1975 .............................. 13
1.2.2.2. Tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh ............................................................. 17

CHƯƠNG II: QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT VỀ HIỆN THỰC
TRONG TIỂU THUYẾT NỖI BUỒN CHIẾN TRANH
2.1. Hiện thực được phản ánh trung thực từ những góc khuất trong cuộc chiến..... 20
2.1.1. Đời sống gian khổ, hy sinh của người lính .................................................. 20
2.1.2. Số phận của người phụ nữ trong chiến tranh ............................................... 24
2.2. Hiện thực được phản ánh trung thực từ những góc khuất sau cuộc chiến........ 28
2.2.1. Số phận người lính sau chiến tranh.............................................................. 28
2.2.2. Số phận người phụ nữ sau chiến tranh......................................................... 30


2.3. Cảm nhận về bản chất của cuộc chiến tranh ................................................... 33
2.3.1. Chiến tranh – một thực tế lịch sử không thể tránh khỏi................................ 33
2.3.2. Chiến tranh – một hoàn cảnh nghiệt ngã đối với thân phận con người......... 34


CHƯƠNG III: QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT VỀ CON NGƯỜI
TRONG TIỂU THUYẾT NỖI BUỒN CHIẾN TRANH
3.1. Con người với lí tưởng, khát vọng cao đẹp..................................................... 38
3.2. Con người với nỗi ám ảnh về quá khứ chiến tranh ......................................... 40
3.3. Con người với nỗi khắc khoải về thân phận tình yêu ...................................... 42
3.4. Con người với những suy tư, trăn trở về nhân tính ......................................... 45
3.5. Con người với đời sống tâm linh.................................................................... 48
3.6. Con người với khát vọng sáng tạo nghệ thuật................................................. 52

C. PHẦN KẾT LUẬN ................................................................................ 56
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................ 59


A. PHẦN MỞ ĐẦU


I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Chiến tranh đã qua đi, trên khắp đất nước Việt Nam cây đã phủ xanh, trên
những hố bom bao công trình nhà máy đã mọc lên xóa dần những dấu vết quá khứ đau
thương. Nhưng không vì thế mà cuộc chiến tranh suốt ba mươi năm tự nhiên mất đi
trong ký ức người Việt. Dường như chiến tranh vẫn còn hiện diện trong tâm thức của
mỗi con người Việt Nam. Vết thương da thịt năm tháng có thể lành, còn vết thương
tâm hồn của những người chiến sĩ mãi mãi hằn sâu. Những ám ảnh khủng khiếp về
cuộc chiến ngày nào cứ đeo bám họ một cách dai dẳng. Chiến tranh, nghe có vẻ hào
hùng, oanh liệt, nhưng có ai biết rằng bên dưới vẻ đẹp rực rỡ, hào nhoáng của tấm
huân chương anh hùng kia là biết bao nỗi đau và sự hy sinh to lớn.
Viết về chiến tranh, giai đoạn 1945-1975, các tác giả chỉ tập trung thể hiện bằng
cảm hứng ngợi ca. Con người trong văn học giai đoạn này mang tầm vóc dân tộc, sống
vì cộng đồng, chết vì nghĩa lớn. Nếu có đề cập những hy sinh, mất mát thì cũng chỉ là

sự hy sinh, mất mát trong tư thế anh dũng, hào hùng. Từ sau 1986, văn học được “cởi
trói”, vì vậy các tác giả có điều kiện bộc lộ những suy ngẫm mà trước kia họ không có
điều kiện bộc lộ. Chính thuận lợi này đã tạo cơ hội cho nhiều cây bút thể hiện tài năng
của mình. Hàng loạt các tác phẩm viết về chiến tranh ra đời, mang tư tưởng và nội
dung mới mẻ, phản ánh chân thực và bao quát hơn về cuộc chiến đã qua. Trong số
những tác phẩm đó, ta tìm thấy cái nhìn mới về chiến tranh ở tiểu thuyết Nỗi buồn
chiến tranh của Bảo Ninh. Có thể nói rằng muốn biết chân thực về hiện thực và con
người trong cuộc chiến như thế nào, người đọc có thể tìm đến tác phẩm này. Nó sẽ cho
chúng ta cái nhìn sâu sắc hơn về cuộc chiến đã qua. Đó cũng chính là lý do tôi chọn đề
tài “ Quan niệm nghệ thuật về hiện thực và con người trong tiểu thuyết Nỗi buồn
chiến tranh (Bảo Ninh)”. Mong rằng những đóng góp ít ỏi này phần nào giúp chúng
ta nhận diện đầy đủ hơn về đặc sắc của tác phẩm, cũng như góp thêm cách nhìn mới về
những góc khuất trong và sau cuộc chiến.

II. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ
Chiến tranh là mảng đề tài quen thuộc trong văn chương nước ta. Chính vì thế,
những tác phẩm viết về mảng đề tài này cũng đã dành được rất nhiều sự quan tâm của
các nhà nghiên cứu, của giới phê bình. Hà Minh Đức trong bài viết Những thành tựu
của văn học Việt Nam trong thời kì đổi mới, cho rằng: “Chiến tranh được miêu tả từ
nhiều bình diện, góc nhìn: quá khứ hiện tại, chiến trường, hậu phương, chiến tích,
vinh quang và tổn thất xót xa” [3; tr.4]. Lê Ngọc Trà khá chú ý đến Nỗi buồn chiến
tranh của Bảo Ninh, cho rằng: “Trong Nỗi buồn chiến tranh, Bảo Ninh muốn nhìn


chiến tranh qua đôi mắt của chính mình, của một người lính bình thường ở mặt trận
và do đó muốn góp thêm một cái nhìn nữa về chiến tranh từ phía những người chiến
thắng. Tác giả dường như muốn lùi ra xa, coi cuộc chiến tranh vừa qua đã là lịch sử
để quan sát nó trong một thời gian và không gian rông lớn hơn, từ đó có được những
chiêm nghiệm khái quát hơn, những suy nghĩ không bó hẹp trong khuôn khổ của một
cuộc chiến tranh cụ thể, mà liên quan đến chiến tranh nói chung, chiến tranh trong sự

đối lập với sự sống, với hòa bình” [26; tr.37].
Có thể nói Nỗi buồn chiến tranh ra đời đã tạo một cái nhìn mới về hiện thực và
con người trong chiến tranh. Chiến tranh không chỉ sản sinh những người anh hùng,
không chỉ có vinh quang mà còn có những mất mát, đau thương, những vết thương hằn
sâu trong tâm hồn người lính. Đó là những bi kịch về số phận con người trong và sau
chiến tranh
Nhà văn Nguyễn Minh Châu - người mở đường cho văn học Việt Nam sau
1975 - đã từng phát biểu: “ Ngòi bút của chúng ta sẽ trở nên phản bội người chiến sĩ
nếu chỉ biết cái lúc họ vác súng ra mặt trận với một tâm hồn phơi phới mà không biết
cái lúc buồn bã, đau đớn, những lúc đói rét, những lúc nằm giữa đồng đội chết và bị
thương, trong bùn lầy, trong mưa bom, bão đạn...ngòi bút của chúng ta sẽ trở nên
phản bội mọi người nếu nói rằng những người dân của chúng ta ở hậu phương hoàn
toàn no ấm, đầy đủ, những người mẹ tiễn con, những người vợ tiễn chồng ra chiến
trường với một nụ cười trên môi và trong lòng họ chẳng có điều gì buồn bã” [11;
tr.96]. Hay một nhà văn nữ sau chiến tranh - Xvetlana Alêchxiêvich - cũng có những
suy nghĩ sâu sắc khi nói: “ Theo tôi nghĩ, nói đến chiến thắng bằng những lời long
trọng và những tràng pháo hoa thì chỉ làm nhỏ bé đi, hạ thấp đi giá trị của chiến
thắng. Chiến thắng là vĩ đại chính bởi vì con đường dẫn tới đó mỗi lúc lại phải đi qua
một tấn bi kịch của con người” [11; tr.96].
Với cách nhìn mới mẻ về hiện thực và con người, Nỗi buồn chiến tranh đã thực
sự trở thành tâm điểm gây xôn xao dư luận. Đã có nhiều bài viết, công trình nghiên
cứu về tác phẩm này. Sau đây, chúng tôi xin điểm qua một số bài có liên quan đến đề
tài “Quan niệm nghệ thuật về hiện thực và con người trong tiểu thuyết Nỗi buồn
chiến tranh”.
Đánh giá khá cao Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh, Nguyên Ngọc cho rằng:
“Nỗi buồn chiến tranh là tác phẩm đầu tiên nói một cách khác biệt về cuộc chiến
tranh vừa qua ở Việt Nam. Tất cả các tác phẩm viết về chiến tranh trước đó đều đứng
từ góc độ số phận của dân tộc, cộng đồng dân tộc, mà nhìn cuộc chiến tranh. Bảo
Ninh là người đầu tiên trong văn học hiện đại ở Việt Nam nhìn chiến tranh từ số phận
của một cá nhân con người (...)” [13; tr.176].



Trong không khí đổi mới văn học từ sau Đại hội VI thì vấn đề dân chủ hóa, vấn
đề đổi mới tư duy văn học cũng được bàn đến khá nhiều. Trên thực tế đã có nhiều
cuốn tiểu thuyết viết về chiến tranh giai đoạn này thể hiện được yêu cầu đổi mới đó.
Mai Hương khi đề cập đến Đổi mới tư duy văn học và đóng góp của một số cây bút
văn xuôi cũng đã đánh giá khá cao Bảo Ninh và tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh. Tác
giả cho rằng: “Bảo Ninh đã mang đến cho văn học “nỗi buồn” với những giá trị nhân
văn sâu sắc – một trong những điều “cấm kỵ” của văn chương trước đó và mở ra một
ngã rẽ cho văn học viết về chiến tranh” [6; tr.11].
Bên cạnh đó, do biểu hiện rõ nhất về đổi mới trong nền văn học là đổi mới quan
niệm nghệ thuật về con người nên khi nghiên cứu văn học giai đoạn này, các nhà
nghiên cứu chú ý nhiều đến vấn đề số phận con người. Có thể kể các bài viết: Một vài
suy nghĩ về con người trong văn xuôi thời kì đổi mới (Tôn Phương Lan); Văn xuôi gần
đây và quan niệm con người (Bùi Việt Thắng); Cảm hứng bi kịch nhân văn trong tiểu
thuyết Việt Nam nửa sau thập niên 80 (Nguyễn Hà); Người lính sau hòa bình trong
tiểu thuyết chiến tranh thời kì đổi mới (Nguyễn Hương Giang). Những bài viết này đã
chú ý đến bi kịch của con người trong và sau chiến tranh, cụ thể là bi kịch của người
lính. Theo các tác giả, trong chiến tranh, người lính đã phải gánh chịu những thiệt thòi,
phải chịu nhiều hy sinh, mất mát nhưng trong thời bình họ cũng chịu nhiều thiệt thòi
không kém. Họ vẫn phải sống với ám ảnh của quá khứ và vẫn tiếp tục phải chiến đấu
trong cuộc chiến mới để khẳng định bản chất tốt đẹp của mình. Nguyễn Hà cho rằng
nổi lên trong Nỗi buồn chiến tranh là những bi kịch thân phận. Con người trong chiến
tranh không thể tự do lựa chọn thân phận cho riêng mình. Chiến tranh đã cướp đi của
con người tất cả: tuổi trẻ, tình yêu và cuộc sống bình thường.
Hương Giang còn cho rằng: “cuộc chiến tranh giải phóng chính nghĩa của
chúng ta một mặt đã làm bộc lộ sâu xa vẻ đẹp tâm hồn, tính cách của người lính cách
mạng. Mặt khác, chiến tranh vẫn tuân theo quy luật khắc nghiệt của nó. Đó là sự tàn
phá, hủy hoại dữ dội con người, xã hội và tự nhiên” [5; tr.112].
Khi mới xuất hiện, nhìn chung quyển tiểu thuyết của Bảo Ninh cũng đã gây khá

nhiều sự chú ý của dư luận. Rải rác trên các báo, trang web có đăng tải những bài bình
luận về quyển tiểu thuyết này. Đây có thể xem là tiểu thuyết được dư luận đề cập khá
nhiều. Thụy Khuê trong bài viết Nỗi buồn chiến tranh, đã chỉ ra vấn đề tình yêu cũng
như vấn đề chiến tranh trong tác phẩm. Tác giả cho rằng: “Nỗi buồn chiến tranh là
khúc thương ca, tâm ca, tình ca thơ mộng, tuyệt diệu và tuyệt vọng, hãi hùng và bi
thảm, quyến luyến thực tại và ảo giác, cuộc sống và cõi chết, quá khứ và vị lai. Trong
những tiểu thuyết viết về cuộc chiến 20 năm, phát xuất từ những nhân chứng phía Nam
hay phía Bắc, đây là tác phẩm sâu xa, đớn đau, bi quan và cũng lạc quan hơn cả(...).


Ngoài tình yêu thì Nỗi buồn chiến tranh còn là cuốn tiểu thuyết viết về chiến tranh và
chống chiến tranh. Nhận diện chiến tranh dưới góc độ bi quan và tàn nhẫn nhất” [12;
tr.2]. Trong bài này Thụy Khuê giới thiệu sơ lược về Nỗi buồn chiến tranh và những
nhân vật trong tác phẩm. Đồng thời tác giả cũng trình bày cho độc giả thấy được sự
đối lập giữa tình yêu và chiến tranh. Một bên thiêng liêng, cao cả, bắt nguồn cho sự
sống còn một bên thì hung tàn, vô độ, hủy diệt sự sống. Từ đó tác giả khẳng định:
“Chiến tranh không tiêu diệt được tình yêu”. Đó chính là thái độ lạc quan tuyệt diệu
của tác phẩm.
Trên Tạp chí văn nghệ, số 14 năm 1991 có bài “Bảo Ninh và dư vang chiến
tranh”. Qua cuộc gặp gỡ, trao đổi với phóng viên tuần báo Văn nghệ thành phố Hồ
Chí Minh xoay quanh Nỗi buồn chiến tranh, tác giả khẳng định: “Nỗi buồn chiến
tranh thể hiện ấn tượng chiến tranh dưới mắt nhìn của tôi. Thế hệ thanh niên lớp tôi
sinh sau Cách mạng tháng Tám bước vào chiến tranh, ra khỏi nó, sống những ngày
hậu chiến, họ suy nghĩ như thế nào về những mất mát, nỗi buồn nặng trĩu” [14; tr.9].
Đánh giá khá cao Nỗi buồn chiến tranh, Võ Gia Trị trong Một tiểu thuyết về đề
tài chiến tranh nhìn từ góc độ người tiếp nhận đã đánh giá rằng: “Nỗi buồn chiến
tranh là một trong số không nhiều tác phẩm viết về đề tài chiến tranh mà người viết
dám mạnh dạn đưa ngòi bút đến những cõi sâu kín, những vết thương đau đớn, những
bất hạnh trớ trêu của số phận con người trong chiến tranh” [27; tr.158]. Và tác giả đã
đi vào phân tích một vài khía cạnh trong tác phẩm nhằm giúp độc giả có thể cảm nhận

dễ dàng hơn tác phẩm này. Trong bài viết Nỗi buồn chiến tranh viết về chiến tranh
thời hậu chiến – từ chủ nghĩa anh hùng đến nhu cầu đổi mới bút pháp, Phạm Xuân
Thạch cũng đã hướng đến khai thác những đổi mới cách nhìn, cách viết về chiến tranh
của Bảo Ninh. Anh Nga trong bài viết Ấn tượng về Thân phận của tình yêu, đã đưa ra
nhận định: “Là một tác phẩm cực đoan, Thân phận của tình yêu gây ra những ấn
tượng rất mạnh. Có cảm giác nó phản ánh cuộc kháng chiến chống Mỹ một cách thiên
lệch, cực đoan, và nếu có người nói rằng nó đã bôi đen, thậm chí xuyên tạc hiện thực
chiến tranh chống Mỹ thì cũng không sai (…). Thế nhưng dường như sức mạnh của
tác phẩm lại bắt nguồn từ cái thiên lệch, cực đoan này [17; tr.101]. Lí giải cho nhận
định trên, tác giả đã xem Thân phận của tình yêu được viết chủ yếu bằng bút pháp của
chủ nghĩa ấn tượng. Dựa vào những lý thuyết của chủ nghĩa ấn tượng, Anh Nga đã lần
lượt đánh giá căn bản về mặt mạnh lẫn mặt yếu, thành công cũng như hạn chế của tác
phẩm này. Đỗ Thị Minh Thúy trong bài Viết về chiến tranh trong tiểu thuyết “Thân
phận của tình yêu” đã cho rằng đây là một tác phẩm mang tính luận đề rất rõ. Theo tác
giả, Bảo Ninh đã sử dụng cấu trúc dạng tam đoạn thức để luận về chiến tranh và thân
phận người lính.


Trong bài viết Hình tượng con người – nạn nhân chiến tranh trong hai tiểu
thuyết: Một nỗi đau riêng và Nỗi buồn chiến tranh, Nguyễn Thị Mai Liên cho rằng:
chính chiến tranh đã làm cho con người bị dị dạng nhân hình, bị tha hóa về nhân tính
và nhân tình. Nhưng vẫn có điểm sáng trong những con người này là tuy khắc khoải về
một xứ sở bình yên nhưng họ không trốn chạy thực tại. Nguyễn Phong Nam trong bài
viết Chiến tranh và nỗi buồn trong “Thân phận của tình yêu” cũng đã có những ý kiến
đánh giá về tác phẩm. Không đồng ý với một số ý kiến khen ngợi về tác phẩm, tác giả
cho rằng đây không phải là một tác phẩm hoàn hảo về mọi mặt, kể cả về tư tưởng nghệ
thuật. Theo Phong Nam, cuốn tiểu thuyết này không phải có cấu trúc chặt chẽ, trình tự
lớp lang rành mạch như nhiều người đánh giá, mà nó chỉ là một cõi hỗn mang trong
ký ức, nhà văn chỉ cố gắng tìm cách kể lại một câu chuyện. Tất cả những rối bời, ngổn
ngang đó cũng nhằm thể hiện cho chủ đề của thiên truyện: sự thương tổn, sự đổ vỡ

không gì bồi đắp được trong tâm hồn con người sau chiến tranh. Tác giả còn cho rằng
điều mà Bảo Ninh muốn chuyển đến mọi người là nỗi buồn chiến tranh chứ không
phải chiến tranh. Nhìn chung, tuy đánh giá khá cao cách thể hiện những thương tổn
tâm hồn mà người lính phải gánh chịu trong và sau chiến tranh nhưng Phong Nam vẫn
cho rằng đây không phải là một tác phẩm hoàn hảo về mọi mặt. Có vẻ trái ngược với
một số ý kiến cho rằng Kiên luôn trong trạng thái điên loạn và anh nhận diện về chiến
tranh trong hồi ức lộn xộn, Vương Trí Nhàn trong bài viết Con người khám phá và con
người thích ứng trong Nỗi buồn chiến tranh đã cho rằng: “Kiên dường như dồn toàn
bộ sức sống của anh vào nhận diện chiến tranh. Anh đã dọn lòng một cách thanh thản,
đã tạo cho mình khả năng đối diện với một thực tế khó khăn và có được ý chí ngoan
cường trong việc chinh phục nó chiếm lĩnh nó, trong đám đông lộn xộn kia thì chính
Kiên là người tỉnh táo” [18; tr.117]. Tác giả còn cho rằng, khác với cách viết truyền
thống, ở đây Bảo Ninh đã ngả sang một cách viết khác, chiến tranh được thể hiện qua
một con người.
Các bài viết, các công trình nghiên cứu vừa nêu tuy chưa đi sâu khai thác triệt
để tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh về hiện thực và con người, nhưng lại có tác dụng
không nhỏ trong việc làm rõ lịch sử vấn đề mà đề tài “Quan niệm nghệ thuật về hiện
thực và con người trong tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh (Bảo Ninh)” tập trung tìm
hiểu. Qua đó giúp người viết xác định hướng đi thích hợp cho việc giải quyết yêu cầu
chính của đề tài mình đang nghiên cứu.
Những vấn đề mà Bảo Ninh nêu ra trong Nỗi buồn chiến tranh không hoàn toàn
mới, nhưng để đưa được lên trang viết thật không phải dễ, rất cần sự dũng cảm. Chạm
đến nó như đụng vào “chỗ hiểm” khiến không ít người khó chịu. Nhưng chân lí vẫn là
chân lí, ta không thể làm ngơ trước sự thật. Hãy khám phá Nỗi buồn chiến tranh ở mọi
phương diện để xem nó hay ra làm sao, chưa hay ở chỗ nào rồi hãy kết luận một cách
thỏa đáng.


III. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu đề tài này, người viết muốn tìm hiểu sâu sắc hơn về nhà văn Bảo

Ninh và tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh - một tác phẩm từng gây xôn xao dư luận
trong và ngoài nước. Chắc hẳn ở tác phẩm này phải có gì mới mẻ, độc đáo mới có thể
thu hút sự chú ý quan tâm của nhiều người đến như thế.
Nghiên cứu đề tài này sẽ giúp cho người viết tìm hiểu và khám phá những nét
mới lạ, độc đáo của quan niệm nghệ thuật về hiện thực và con người trong tiểu thuyết
Nỗi buồn chiến tranh - Bảo Ninh.

IV. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Phạm vi nghiên cứu chính của đề tài này là tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh Bảo Ninh.
Nghiên cứu tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh, người viết chỉ dừng lại ở mức độ
làm sáng rõ quan niệm nghệ thuật về hiện thực và con người. Đồng thời trong quá
trình thực hiện luận văn, người viết có liên hệ đến những nhân vật, những tác phẩm
(thơ hoặc văn xuôi) có liên quan đến đề tài, trên cơ sở so sánh đối chiếu để luận văn
thêm phần cụ thể, phong phú.

V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đề tài “Quan niệm nghệ thuật về hiện thực và con người trong tiểu thuyết
Nỗi buồn chiến tranh (Bảo Ninh)” được thực hiện dựa trên quá trình sưu tầm, tập
hợp và lựa chọn tài liệu từ các bài phân tích, phê bình của các tác giả về Nỗi buồn
chiến tranh - Bảo Ninh, về văn học sau chiến tranh, đặc biệt là văn học sau năm 1986.
Trong khi giải quyết vấn đề, người viết sử dụng các phương pháp chính là: phương
pháp loại hình, phương pháp hệ thống, phương pháp so sánh và phương pháp trực
giác. Đồng thời trong quá trình làm việc người viết cũng nêu lên những cảm nhận, suy
nghĩ của bản thân về những nét mới trong quan niệm nghệ thuật về hiện thực và con
người của tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh. Trên cơ sở đó, người viết khái quát vấn đề
để làm sáng rõ hệ thống luận điểm đã nêu ra.


B. PHẦN NỘI DUNG



CHƯƠNG I
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
1.1. Vấn đề quan niệm nghệ thuật về hiện thực và con người
1.1.1. Quan niệm nghệ thuật về hiện thực
Chúng ta cần hiểu “hiện thực” bao gồm thế giới tự nhiên, con người, môi
trường xã hội, các quan điểm và học thuyết chính trị, triết học, tôn giáo,...Trung tâm
hiện thực là con người. Nội dung hiện thực của tác phẩm chủ yếu không phải là ở các
chi tiết xã hội, ở việc ghi chép mô tả nhiều sự kiện, hoạt động bên ngoài con người, mà
hiện thực độc đáo của văn nghệ là thế giới tâm hồn, tâm linh của con người.
Hiện thực cuộc sống như một bức tranh muôn màu, như một bản giao hưởng.
Mỗi nhà văn đều có chính kiến của riêng mình. Họ ngắm bức tranh đời sống theo
nhiều góc độ hay lắng lòng nghe những âm thanh của cuộc sống rồi lý giải, cắt nghĩa,
theo quan điểm chủ quan. Hiện thực xã hội chứa đựng nó biết bao nhiêu điều huyền bí.
Thế giới nội tâm con người cũng vô cùng phức tạp. Nói như Hainơ - nhà văn Đức
“Mỗi con người là cả một vũ trụ...dưới mỗi tấm mộ bia có chôn cất cả một pho sử
toàn thế giới”. Thế giới nội tâm con người chứa dựng nhiều mâu thuẫn, những mặt đối
lập tốt - xấu, thiện - ác, cao cả - thấp hèn, thần thánh - ma quỷ,...ngay bản thân con
người đôi khi cũng không thể hiểu được cặn kẽ những ngóc ngách trong tâm hồn
mình. Cách nhìn đời, nhìn người của người nghệ sĩ có khi sâu sắc, đa chiều, toàn diện
nhưng cũng có khi thiên lệch, phiến diện. Do đó, người nghệ sĩ phải thật sự tỉnh táo,
quan sát thế giới hiện thực, tâm hồn con người một cách khách quan và có một quá
trình trải nghiệm, cảm xúc phải chân thành thì mới có cái nhìn “trông thấu sáu cõi,
nghĩ suốt nghìn đời”
Mỗi tác phẩm văn học ít nhiều đều bắt nguồn từ hiện thực cuộc sống, nhà văn
phải bám sát vào hiện thực cuộc đời để phản ánh, sáng tạo. Nghĩa là hiện thực trong
tác phẩm văn học là hiện thực nghệ thuật. Nguyễn Minh Châu cho rằng “Hiện thực
trong tác phẩm là một hiện thực đã được khái quát, chắt lọc, tái tạo lại, chứ không
phải là một hiện thực ở dạng sao chép”. Và “Hiện thực trong tác phẩm phải là một
hiện thực đầy đủ, toàn diện. Nhà văn không tô hồng, không bôi đen, không bóp méo

nhưng cũng không được né tránh” [7; tr.151].Thế giới hiện thực vốn dĩ rất phong phú
và ở mỗi giai đoạn, mỗi đất nước thì hiện thực xã hội không giống nhau, nên có nhà
văn phản ánh khía cạnh này, có nhà văn phản ánh khía cạnh khác. Hiện thực khách
quan qua cách nhìn, nghiền ngẫm chủ quan của mỗi tác giả góp phần tô điểm, hoàn


chỉnh bức tranh hiện thực cuộc sống. Chính những khác biệt đó đã mang lại quan niệm
nghệ thuật về hiện thực riêng của mỗi nhà văn.
Để hiểu một cách đầy đủ hơn quan niệm nghệ thuật về hiện thực của nhà văn,
chúng tôi lần lượt tìm hiểu một số khái niệm liên quan:
“Quan niệm nghệ thuật” được Trần Đình Sử định nghĩa là “cách cắt nghĩa, lý
giải hiện thực của người nghệ sĩ”. Từ điển thuật ngữ văn học của Lê Bá Hán, Trần
Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi cho rằng: “Quan niệm nghệ thuật là hình thức bên trong
của sự chiếm lĩnh đời sống, là hệ quy chiếu ẩn chìm trong hình thức nghệ thuật, nó
gắn với các phạm trù phương pháp sáng tác, phong cách nghệ thuật và làm thành
thước đo của hình thức văn học và cơ sở của tư duy nghệ thuật” [9; tr.230]. Huỳnh
Như Phương thì cho rằng: “Quan niệm nghệ thuật về thế giới và con người thể hiện
tầm nhìn của nhà văn và chiều sâu triết lý của tác phẩm”, “quan niệm nghệ thuật chi
phối thế giới hình tượng - ngôn từ ngôn từ của tác phẩm và hình thành cùng một lúc
với thế giới đó” [10; tr.210] bởi vì trong văn học “thế giới và con người bao giờ cũng
là thế giới và con người trong quan niệm” . Có thể hiểu, quan niệm nghệ thuật là cái
nhìn nghệ thuật về cuộc đời, con người, gắn với xúc cảm, tình cảm với sự miêu tả nghệ
thuật, phương tiện nghệ thuật.
Từ khái niệm trên, ta có thể rút ra kết luận Quan niệm nghệ thuật về hiện thực
là cách cắt nghĩa, lý giải hiện thực của mỗi nhà văn.

1.1.2. Quan niệm nghệ thuật về con người
Văn học là một hoạt động sáng tạo. Nhiệm vụ của các nhà văn là sáng tạo ra
nhân vật trong tác phẩm, và tất yếu phải hình dung con người trên phương diện nghệ
thuật. Chính trên sự hình dung đó mà các nghệ sĩ đã làm ra cái mới cho nghệ thuật.

Quan niệm nghệ thuật về con người là khái niệm chỉ phạm vi sáng tạo trong lĩnh vực
miêu tả, thể hiện con người của nhà văn như một phạm trù nghệ thuật thẩm mỹ.
Trần Đình Sử cho rằng: “Trong nghệ thuật, sự miêu tả nhằm đạt một lúc hai
mục đích: vừa gợi ra khách thể, sự vật hiện diện ra trước mặt, vừa gợi ra sự cảm thụ,
cái nhìn chủ quan đối với chúng. Bởi chính phương diện cảm thụ chủ quan, cách nhìn
này là quan niệm nghệ thuật về con người đối với nhân vật, mà muốn cảm nhận nhân
vật một cách chỉnh thể, toàn vẹn thì không thể bỏ qua được” [23; tr.28]. Sự miêu tả
trong văn học không chỉ nhằm gợi ra khách thể, sự vật, hiện tượng hiện diện trước mắt
mà đồng thời nó còn gợi ra sự nhìn nhận, cảm thụ riêng biệt của mỗi cá nhân. Chính
cách nhìn và phương diện cảm thụ ấy là quan niệm nghệ thuật về con người đối với
nhân vật, mà muốn cảm nhận nhân vật một cách toàn vẹn thì nhất thiết không thể bỏ
qua. Theo lẽ thường, việc miêu tả con người trong văn học không bao giờ là sự sao


chép, chụp ảnh. Nhà văn không bao giờ bê nguyên xi hiện thực cuộc sống đặt lên trang
viết, mà trước khi đến với độc giả, hiện thực ấy đã được nhào nặn, và tất cả những con
người, sự vật, hiện tượng đều đã được nhìn qua lăng kính chủ quan của tác giả. Về
phương diện này, chúng ta cần phải lưu ý là quan niệm tư tưởng, triết lý về con người
và quan niệm nghệ thuật vừa có quan hệ mật thiết với nhau lại vừa phải được phân biệt
rạch ròi. Bởi lẽ, ở mỗi thời đại, quan niệm nghệ thuật về con người của các tác giả
không giống nhau. Tuy nhiên để phản ánh bề sâu lẫn bề rộng của nhân vật thì buộc các
nhà văn phải trau dồi tư duy, không ngừng mở rộng và đổi mới quan niệm nghệ thuật.
Nói như Trần Đình Sử: “nếu muốn khám phá quan niệm nghệ thuật về con người tới
mức độ nào thì cần khám phá quan niệm nghệ thuật về con người thể hiện trong hình
thức miêu tả nhân vật” [23; tr.29].
Trong quyển Thi pháp thơ Tố Hữu, Trần Đình Sử cũng cho rằng quan niệm
nghệ thuật về con người được hiểu như “ các nguyên tắc cắt nghĩa con người, bằng
các phương tiện nghệ thuật, phản ánh giới hạn, phạm vi chiếm lĩnh đời sống của một
hệ thống nghệ thuật, khả năng thâm nhập của nó vào các miền khác nhau của cuộc
đời, phản ánh trình độ của tư duy nghệ thuật”[25; tr.90].

Trong quyển Lý luận văn học do Hà Minh Đức chủ biên, ở chương Thi pháp
học, tác giả Nguyễn Văn Nam cho rằng vì đối tượng của văn học là con người và thế
giới trong quan hệ của nó đối với con người cho nên quan niệm nghệ thuật về con
người là một phạm trù nền tảng của mọi đường hướng sáng tạo. Nó tồn tại như một
thành tố cơ bản của nội dung nghệ thuật lại vừa là điểm nút bắt đầu từ đó và qua đó
nội dung thể hiện vai trò chi phối của nó đối với hình thức. Quan điểm của Nguyễn
Văn Nam có những hạt nhân hợp lý khi cho rằng quan niệm nghệ thuật chi phối hình
thức nghệ thuật nhưng ông có phần nhấn mạnh quá mức vai trò của quan niệm nghệ
thuật.
Như vậy, quan niệm nghệ thuật về con người trong tác phẩm văn học là sự ý
thức về con người, là cách hiểu về con người và cuộc đời làm cơ sở cho việc sáng tạo
ra những hình tượng sống động. Quan niệm nghệ thuật về con người luôn là phương
tiện cảm thụ chủ quan của tác giả, là nguyên tắc cảm nhận thẩm mỹ về con người nằm
ẩn trong cách miêu tả, thể hiện chứng tỏ chiều sâu chiếm lĩnh con người trong tác
phẩm của tác giả. Và quan niệm nghệ thuật qui định sự lựa chọn, tổ chức chi tiết,
chuyển vào tư duy nghệ thuật của tác giả.
Trong quyển Đặc điểm nghệ thuật thơ chữ Hán Nguyễn Du, Lê Thu Yến cũng
đã khẳng định quan niệm nghệ thuật về con người là một phạm trù rất quan trọng của
thi pháp học. Nó hướng ta nhìn về đối tượng chủ yếu của văn học, trung tâm quan
niệm thẩm mỹ của nghệ sĩ. Hình tượng nghệ thuật xuất hiện trong tác phẩm bao giờ


cũng mang trong nó quan niệm của tác giả. Qua đó, Lê Thu Yến cũng nhấn mạnh các
phương diện của quan niệm nghệ thuật: “ Quan niệm nghệ thuật được thể hiện trong
sự lặp lại nhiều lần, thể hiện một cách nhìn, một cách tiếp cận, cách lý giải đối với con
người”[31; tr.57].
Trong quyển Một số vấn đề thi pháp học hiện đại, Trần Đình Sử cũng cho rằng:
“quan niệm nghệ thuật về con người không nhất thiết được nhà văn ý thức một cách rõ
rệt. Rất có thể nó biểu hiện một cách vô thức trong ý thức nhà văn, và khi miêu tả
nhân vật, nhà văn tập trung chú ý vào nhân vật chứ không nhất thiết chú ý đến quan

niệm của chính mình. Tuy nhiên, nhiều nhà văn lớn khi ý thức sứ mệnh nghệ thuật của
mình đã có ý thức sáng tạo ra quan niệm nghệ thuật mới” [23; tr.30].
Có thể nói việc tìm hiểu quan niệm nghệ thuật về con người đang là hướng
nghiên cứu được các nhà phê bình nghiên cứu quan tâm và thể hiện qua những công
trình nghiên cứu mình ở những bình diện khác nhau. Trong quyển Giáo trình thi pháp
học, Trần Đình Sử đã nêu lên ý nghĩa của việc nghiên cứu quan niệm nghệ thuật về
con người. Ông cho rằng: “Quan niệm về con người gắn chặt với chủ đề của tác
phẩm, là dấu nối giữa chủ đề với hình thức miêu tả, chủ đề trở thành nguyên tắc để
miêu tả con người, để tạo ra hình tượng trong tác phẩm. Chủ đề không phải nằm
ngoài, không phải là “toát ra”, là được “rút ra” mà nằm ngay trong tác phẩm” [24;
tr.37]. Và tác giả cũng khẳng định rằng nếu không xác định được được quan niệm về
con người thì ta chỉ ra vài chi tiết minh họa cho những nhận định. Xác định được quan
niệm nghệ thuật về con người thì ta sẽ thấy được cái lí của các phương tiện nghệ thuật.
Nó chi phối cấu trúc, nhân vật, ngôn ngữ, các biện pháp tu từ của tác phẩm. Từ đó,
ông cũng khẳng định rằng: “không phát hiện được quan niệm nghệ thuật về con người
thì không thể tiếp cận với nghệ thuật một cách nghệ thuật. Quan niệm nghệ thuật về
con người gắn liền với cá tính sáng tạo của nhà văn, gắn liền với sự vận động lịch sử”
[24; tr.37].
Tóm lại, có thể kết luận rằng: “ Quan niệm nghệ thuật về con người là nguyên
tắc cảm nhận thẩm mĩ về con người nằm ẩn trong cách miêu tả, thể hiện, chứng tỏ
chiều sâu chiếm lĩnh của con người trong tác phẩm” [23; tr.41].

1.2. Tác giả Bảo Ninh và tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh
1.2.1. Tác giả Bảo Ninh
Bảo Ninh tên thật là Hoàng Ấu Phương, sinh ngày 18/01/1952 tại huyện Diễn
Châu, tỉnh Nghệ An; quê quán thôn Trung Bính, xã Bảo Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh
Quảng Bình.


Thời chiến tranh, ông chiến đấu ở mặt trận B - 3 Tây Nguyên, tại tiểu đoàn 5,

trung đoàn 24, sư đoàn 10. Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, đất nước thống
nhất, Bảo Ninh giải ngũ, từ năm 1976-1981, học đại học ở Hà Nội. Sau khi tốt nghiệp
đại học, ông được phân về làm việc tại Viện khoa học Việt Nam. Từ năm 1984-1986,
ông được cử đi học Trường Viết văn Nguyễn Du khóa II, từng làm việc tại báo văn
nghệ trẻ, là hội viên Hội nhà văn Việt Nam từ năm 1997
Tác phẩm chính: Trại bảy chú lùn (truyện ngắn, 1987), Thân phận của tình yêu
(tiểu thuyết, 1991, tái bản đổi tên là Nỗi buồn chiến tranh).
Năm 1991, ông được giải thưởng của Hội Nhà văn Việt Nam với tiểu thuyết:
Thân phận của tình yêu.
Cho đến nay, những trang viết của Bảo Ninh còn khá mỏng, song những gì
Bảo Ninh mang đến cho đời bắt nguồn từ những mảnh đời, từ cuộc sống chiến đấu
hôm qua, mà trong đó Bảo Ninh và đồng đội của ông, những anh bộ đội cụ Hồ đã phải
đổ bao xương máu cho nền độc lập tự do của dân tộc, họ là những nhân vật chính dưới
ngòi bút khắc họa của ông. Tiểu thuyết của Bảo Ninh không có các nhân vật trọn vẹn
đầy đặn theo lối truyền thống. Nhân vật của ông là những mảnh đời, mẩu người vụn
nát, dang dở, chắp vá hợp lại thành “bản hòa tấu của những khuôn mặt và cuộc đời”,
thành tiếng rì rầm của cuộc đời thường. Tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh không xây
dựng cốt truyện có thắt nút, mở nút, càng tiến dần đến đoạn kết, thì cũng đồng thời
càng ngày càng thêm dang dở. Các chương sau như là điệp khúc của các chương trước,
tạo nên bản giao hưởng vô tận về nỗi buồn chiến tranh.

1.2.2. Tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh trong sự phát triển
của tiểu thuyết Việt Nam về đề tài chiến tranh từ sau 1975
1.2.2.1. Tiểu thuyết Việt Nam viết về chiến tranh từ sau 1975
Tiểu thuyết viết về đề tài chiến tranh cách mạng ở Việt Nam đã ghi nhận những
thành tựu từ ngay sau Cách mạng tháng Tám - 1945. Suốt thời gian qua, mảng tiểu
thuyết này đã có nhiều đóng góp cho sự phát triển của nền văn học nước nhà và đều
lấy cảm hứng từ hai cuộc đấu tranh của dân tộc chống lại thực dân Pháp và đế quốc
Mĩ. Tuy nhiên, ở từng chặng đường phát triển, tiểu thuyết viết về chiến tranh có những
đặc điểm riêng của nó.

Giai đoạn 1945-1975, do đất nước đang trong hòan cảnh có chiến tranh, tiểu
thuyết viết về đề tài chiến tranh giai đoạn này đã hướng đến mục đích phục vụ công
tác tuyên truyền, cổ vũ chiến đấu. Lúc này, nhà văn không thể đi vào phản ánh hết các
khía cạnh hiện thực của cuộc chiến và cũng không thể đi sâu vào số phận cá nhân con


người. Các tác phẩm đã thể hiện rõ khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn cách
mạng. Nhà văn chú ý mô tả những chiến dịch, những trận đánh lớn của dân tộc và tập
trung ca ngợi hình tượng con người tập thể, người anh hùng mang cảm hứng lớn về cái
cao cả, cái hùng, cái đẹp. Họ thường tránh nói đến những tổn thất, mất mát, đau
thương. Nhìn chung, do tính chất phục vụ kịp thời và cổ vũ chiến đấu nên tiểu thuyết
viết về chiến tranh giai đoạn này không tránh khỏi những hạn chế. Tuy nhiên, bằng tài
năng, trách nhiệm và lòng nhiệt thành, các nhà văn đã dựng được những bức tranh
hòanh tráng về cuộc kháng chiến của dân tộc với những hình tượng đẹp, tiêu biểu cho
chủ nghĩa anh hùng cách mạng. Có thể kể đến những tác phẩm tiêu biểu thời kỳ này
như: Đất nước đứng lên (1955) - Nguyên Ngọc; Bên kia biên giới (1958), Trước giờ
nổ súng (1960) – Lê Khâm; Cao điểm cuối cùng (1961) – Hữu Mai; Hòn đất (1966) –
Anh Đức, Gia đình má Bảy (1968), Mẫn và tôi (1972) – Phan Tứ; Dấu chân người
lính (1972) – Nguyễn Minh Châu…Những tác phẩm này thực sự đã có sức cổ vũ mạnh
mẽ cho tinh thần chiến đấu, góp một phần vào chiến thắng vĩ đại của dân tộc.
Sau đại thắng mùa xuân năm 1975, đất nước thống nhất, tiểu thuyết viết về
chiến tranh giai đọan này cũng có những chuyển biến. Nhiều phương diện và phạm vi
khác nhau của cuộc sống trong chiến tranh đã được các nhà văn chú ý khai thác. Một
số tác phẩm đã đánh dấu sự chuyển mình trong xu hướng vươn đến cái hiện thực.
Cuộc chiến vừa qua được các nhà văn miêu tả một cách toàn diện và sâu sắc hơn. Họ
không chỉ tập trung vào những thắng lợi mà còn cả những mất mát hy sinh, không chỉ
miêu tả phía ta mà còn chú ý đến phía địch, không chỉ thể hiện cái hùng mà còn có sự
phản bội hèn nhát. Vấn đề số phận cá nhân con người trong chiến tranh cũng đã được
chú ý. Bên cạnh đó, các nhà văn cũng đã có những những sang tạo trong phương thức
biểu hiện. Tuy nhiên, bước chuyển biến này vẫn chưa thật sự đáng kể. Khuynh hướng

sử thi tuy có nhạt dần nhưng vẫn còn in dấu ấn sâu đậm trong tác phẩm và vẫn là sự
tiếp nối của thi pháp tiểu thuyết giai đoạn trước. Các nhà văn vẫn chủ yếu đi vào khai
thác các sự kiện lớn của dân tộc, con người với những hành động và lí tưởng cao đẹp.
Những mất mát, đau thương tuy đã được đề cập đến nhưng vẫn chưa đi đến tận cùng.
Xu hướng ghi lại những mảng hiện thực, những hình tượng còn nóng hổi của cuộc
chiến vừa qua vẫn còn in dấu ấn sâu đậm trong một số tác phẩm thời kỳ này. Nhìn
chung, mảng tiểu thuyết viết về chiến tranh trong khoảng thời gian mười năm sau ngày
thống nhất đất nước tuy chưa đạt được nhiều thành tựu rực rỡ, nhưng có thể xem đây
là sự chuẩn bị cần thiết cho bước phát triển từ sau năm 1986 đến nay. Đó là một “giai
đoạn bản lề” cho chặng đường đổi mới diễn ra tiếp sau. Có thể kể đến một số tác
phẩm tiêu biểu của thời kỳ này như: Miền cháy (1977) – Nguyễn Minh Châu, Nắng
đồng bằng (1978), Sông xa (1986) – Chu Lai; Họ cùng thời với những ai (1978-1980)
– Thái Bá Lợi; Năm 1975 họ đã sống như thế (1979) – Nguyễn Trí Huân; Đất trắng
(1979-1984) – Nguyễn Trọng Oánh,…


Sau năm 1986, công cuộc đổi mới của Đảng đề ra từ Đại hội Đảng Cộng sản lần
thứ VI và Nghị quyết 05 của Bộ chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam (1987) về văn học,
nghệ thuật và văn hóa đã mở ra một hướng phát triển mới cho nền văn học nước ta nói
chung và mảng tiểu thuyết viết về chiến tranh nói riêng. Các nhà văn đã có những
chuyển đổi trong chiều sâu, trong ý thức nghệ thuật của mình. Bên cạnh đó, với độ lùi
cần thiết khi viết về cuộc chiến đã qua, các nhà văn cũng có thể tái hiện các sự kiện
trong cuộc chiến đó bằng những kinh nghiệm và sự trải nghiệm của bản thân mình. Họ
có thể đào sâu vào những mảng hiện thực mà trước đây còn ít đề cập hoặc né tránh.
Nhìn chung, viết về chiến tranh, các nhà văn lúc này đã thực sự có sự đổi mới trong thi
pháp, trong tư duy nghệ thuật.
Khác với giai đoạn trước, viết về cuộc chiến đã qua, lúc này các nhà văn không
sa vào các sự kiện, không quá chú ý miêu tả những chiến dịch, những trận đánh. Cái
mà họ hướng đến là qua hệ thống các sự kiện, những biến số quan trọng trong cuộc đời
nhân vật để khắc họa số phận con người trong và sau chiến tranh. Đồng thời, thông

qua số phận của các nhân vật này, nhà văn lí giải về chiến tranh từ mọi góc khuất của
nó. Một loạt vấn đề lớn đã được các nhà văn chú ý thể hiện: thân phận con người trong
và sau chiến tranh, những suy tư trăn trở của người lính trong cuộc chiến, vấn đề phức
tạp trong hàng ngũ của chính mình, vấn đề nhân tính…Nhìn chung, khi tái hiện lại
cuộc chiến đã qua, các nhà văn không hề né tránh hiện thực, họ đi vào diễn tả cuộc
sống trần trụi của chiến tranh với sự tàn khốc, mất mát, đau thương, cả những suy tư,
trăn trở, bi lụy của con người. Nỗi buồn chiến tranh (1987) của Bảo Ninh, Chim én
bay (1987) của Nguyễn Trí Huân, Ăn mày dĩ vãng (1991) và Khúc bi tráng cuối cùng
(2004) của Chu Lai, Lạc rừng (1990 - 1991) của Trung Trung Đỉnh, Tàn đen đốm đỏ
(1994) của Phạm Ngọc Tiến, Những bức tường lửa (2004) của Khuất Quang Thụy,
Nước mắt đỏ của Trần Huy Quang, Mây cuối chân trời của Nguyễn Trọng Oánh,…là
những mảng hiện thực gây ấn tượng dữ dội và bất ngờ về cuộc chiến đã qua. Nỗi buồn
chiến tranh của Bảo Ninh tập trung miêu tả cái bi, nỗi buồn, thân phận người lính
trong và sau chiến tranh. Chim én bay của Nguyễn Trí Huân, Nước mắt đỏ của Trần
Huy Quang miêu tả số phận của những em thiếu niên, những người phụ nữ trong và
sau chiến tranh, ở đó có cái hùng, cái cao cả nhưng cũng có cả cái bi, cái buồn. Mây
cuối chân trời của Nguyễn Trọng Oánh, Khúc bi tráng cuối cùng của Chu Lai không
chỉ tập trung miêu tả phía ta mà cả phía địch, không chỉ có trắng đen rạch ròi mà bản
thân mỗi con người đều có những khía cạnh tâm lí phức tạp của nó…Nhìn chung, với
độ lùi thời gian cần thiết, hiện thực về cuộc chiến của dân tộc ta chống lại đế quốc Mĩ
trong những tác phẩm này đã hiện lên một cách tòan diện và sâu sắc hơn.
Ngoài ra, do khả năng có thể bao quát hiện thực rộng lớn của thể loại tiểu
thuyết, một số tác phẩm thời kỳ này không chỉ phản ánh về cuộc chiến đã qua mà còn
phản ánh nhiều tầng, nhiều mảng hiện thực khác của đời sống. Những tác phẩm như:


Bến không chồng (1990), Dưới chín tầng trời (2005) của Dương Hướng, Vòng tròn bội
bạc (1997), Ba lần và một lần (1999), Chỉ còn một lần (2006) của Chu Lai, Thời hậu
chiến (2004) của Vũ Đức Nguyên…không chỉ viết về chiến tranh, sự tác động của
hòan cảnh chiến tranh đến số phận con người, mà còn nêu lên những vấn đề thời sự

của đất nước, những sai lầm đã qua trong công cuộc xây dựng đất nước, những bài học
về đạo đức, lối sống…Bến không chồng của Dương Hướng viết về cuộc sống của
người nông dân Bắc bộ - người hậu phương trong thời kì dài từ sau cuộc kháng chiến
chống Pháp đến những năm cuối của thập niên 70. Qua những sự kiện: cải cách ruộng
đất, hai cuộc chiến tranh, mâu thuẫn giữa hai dòng họ Vũ - Đòan…, những vấn đề về
thân phận con người, về đời sống nông thôn Việt Nam đã hiện lên một cách trung
thực. Tương tự, trong Dưới chín tầng trời, Dương Hướng cũng đã phản ánh hiện thực
xã hội Việt Nam trong nửa thế kỷ qua. Tác phẩm dựng lên những biến cố lớn lao của
dân tộc: cải cách ruộng đất, phong trào hợp tác hóa ở miền Bắc, kháng chiến chống
Mĩ, chiến tranh biên giới phía Bắc, thời hậu chiến và thời mở cửa. Qua số phận của
từng nhân vật, ta thấy số phận của nhân dân, của đất nước trong một chặng đường dài.
Trong Vòng tròn bội bạc, Ba lần và một lần, Chỉ còn một lần, Chu Lai không chỉ nêu
lên số phận của những người lính khi ra khỏi cuộc chiến trở về với cuộc sống đời
thường mà còn nói lên cuộc đấu tranh không khoan nhượng chống lại cái ác, chống lại
những thủ đọan của những con người đầy tham vọng trong nền kinh tế mới. Qua đó,
những vấn đề thời sự của đất nước, những bài học về đạo đức, nhân sinh cũng đã được
nhà văn nêu ra.
Nhìn chung, khi viết về chiến tranh trong thời kì đổi mới (từ sau 1986), các nhà
văn thường tiếp cận chiến tranh dưới góc độ đời tư, góc độ số phận cá nhân con người.
Qua góc tiếp cận đó, hiện thực chiến tranh hiện lên một cách sinh động, cụ thể hơn.
Đồng thời góc nhìn này cũng bổ sung một cái nhìn toàn diện về cuộc chiến đã qua.
Các nhà văn đã thể hiện số phận con người trong và sau chiến tranh, đào sâu vào
những góc khuất về hiện thực cuộc chiến như những tổn thất, những mất mát, vấn đề
nhân tính, giá trị con người trong chiến tranh, vấn đề lối sống, đạo đức...Bên cạnh đó,
các nhà văn cũng đã có nhiều cố gắng trong việc tìm tòi và thử nghiệm về phương thức
biểu hiện của mình. Việc xây dựng kết cấu, không gian và thời gian, nhân vật, nhìn
chung cũng đã có những thay đổi đáng kể so với tiểu thuyết viết về chiến tranh trước
đây, đáp ứng yêu cầu đổi mới cả về nội dung lẫn hình thức nghệ thuật.
Khi nghiên cứu mảng tiểu thuyết về đề tài chiến tranh thời gian vừa qua, một số
người tỏ ra băn khoăn về số phận của nó. Có nhiều người cho rằng độc giả ngày nay

quay lưng lại với loại tiểu thuyết viết về chiến tranh. Điều này cũng có nhiều lí do. Có
thể do ngày càng có ít tác phẩm thật sự hay. Cũng có thể do chiến tranh đã lùi xa nên
độc giả ngày càng ít quan tâm. Có người lo ngại cho tương lai tiểu thuyết về đề tài này,
vì họ cho rằng lớp nhà văn - chiến sĩ, những người đã trải nghiệm qua chiến tranh ngày


một già đi, còn những cây bút trẻ sau này cũng viết về chiến tranh nhưng nhìn chung
chưa tạo được ấn tượng. Có người lạc quan hơn, trên cơ sở đánh giá những tác phẩm
để lại ấn tượng thời gian vừa qua, họ tin vào tương lai của tiểu thuyết viết về đề tài
này, tin vào độ lùi thời gian sẽ đem lại một cách nhìn toàn vẹn về cuộc chiến đã qua.
Trên cơ sở đánh giá những gì đã đạt được và những gì còn tồn tại, yếu kém, các nhà
nghiên cứu đã đề ra những phương hướng, những lưu ý cho các nhà văn khi viết về
chiến tranh.
Tiểu thuyết Việt Nam viết về chiến tranh từ sau 1975 vừa thể hiện cái nhìn
nhân bản về con người, ca ngợi đất nước, ca ngợi những người anh hùng, mặt khác
vừa mang lại cái nhìn mới về những mặt trái, mặt tối, mặt khuất lấp của nó. Ở đó ta đã
nhận ra rằng trong chiến tranh không chỉ có cái cao cả, anh dũng và tự hào, mà có cả
sự ghê tởm, sự xấu xa và hèn mọn. Điều đó đưa lại cái nhìn, sự cảm nhận mới về chiến
tranh và người lính.
Nhìn lại diện mạo nền văn học Việt Nam sau năm 1975 nói chung và tiểu
thuyết viết về chiến tranh nói riêng những thành tựu đạt được là rất đáng ghi nhận.
Trong quá trình tìm tòi, tự đổi mới, nền văn học của ta đã có những cố gắng để vượt
qua những hạn chế của thời kì trước, cả về phương diện hình thức thể hiện lẫn phương
thức tiếp cận hiện thực. Bên cạnh đó, những tồn tại, những mặt hạn chế cũng không
thể phủ nhận. Điều này đòi hỏi thế hệ nhà văn hôm nay và mai sau phải có sự nỗ lực
hơn nữa. Thiết nghĩ, viết về chiến tranh cách mạng, người viết không chỉ hướng người
đọc đến cái nhìn toàn diện và trung thực về cuộc chiến đã qua, để biết cảm thông và
chia sẻ trước những mất mát đau thương của những con người đã xả thân mình cho
dân tộc, để càng thấy được giá trị của cuộc sống thời bình. Mà viết về chiến tranh, các
nhà văn còn phải góp phần soi rọi vào những vấn đề đã và đang diễn ra trên đất nước

ta và hướng người đọc đến những vấn đề cao đẹp trong cuộc sống. Đây cũng là điều
mà thời gian qua, nhiều nhà tiểu thuyết của ta đang cố gắng hướng tới. Và đó cũng là
mong muốn của nhiều độc giả đối với mảng tiểu thuyết này.

1.2.2.2. Tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh
Năm 1991, tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh (Bảo Ninh) (in lần đầu năm 1987
tên là Thân phận của tình yêu) được tặng giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam và đã
được đón chào nồng nhiệt. Khác với những tác phẩm trước đó mang tính sử thi, miêu
tả chiến tranh từ góc độ cộng đồng, hùng tâm tráng chí của những người lính chiến đấu
vì vận mệnh đất nước, Bảo Ninh đã miêu tả chiến tranh từ góc độ khác, góc độ cá
nhân, thân phận con người, đi sâu vào những nỗi niềm riêng tư. Nhà văn Nguyên Ngọc
ca ngợi: “Về mặt nghệ thuật, đó là thành tựu cao nhất của văn học đổi mới”. Tuy
nhiên, trong hơn mười năm sau đó, tác phẩm đã không được in lại. Mặc dù vậy Nỗi


buồn chiến tranh vẫn được photo bản dịch tiếng Anh nhan đề The Sorrow of War để
bán cho du khách nước ngoài. Điều này chứng tỏ “nỗi buồn” một thời của nhà văn lại
một lần nữa được san sẻ với những bạn đọc quốc tế. Gần đây, tác phẩm được tái bản
với nhan đề ban đầu là Thân phận của tình yêu. Bảo Ninh còn viết một số truyện ngắn
về đề tài chiến tranh, trong đó truyện Khắc dấu mạn thuyền được dựng thành phim.
Nỗi buồn chiến tranh hay Thân phận của tình yêu, hai tựa đề, một tác phẩm.
Dường như Bảo Ninh đã lưỡng lự lâu lắm giữa Nỗi buồn chiến tranh và Thân phận
của tình yêu. Một sự phân vân dễ hiểu và hợp lý bởi trong Nỗi buồn chiến tranh nổi
trôi Thân phận của tình yêu. Và qua bao gian nan khốc liệt, tình yêu vẫn sống, vẫn tiếp
tục là nguồn sống trước chiến tranh, trong chiến tranh và ngoài chiến tranh. Khi chiến
tranh đã lùi xa mà tàn tích - tức nỗi buồn vẫn còn tiếp tục hủy diệt tâm hồn và thể xác
con người.
““Nỗi buồn chiến tranh” viết về cuộc đời một chiến binh với những hồi ức đứt
đoạn hay liên tục, là ánh hồi quang chiếu xuống những đoản đời. Là khúc thương ca,
tâm ca, tình ca thơ mộng, tuyệt diệu và tuyệt vọng, hãi hùng và bi thảm, quyến luyến

thực tại và ảo giác, cuộc sống và cõi chết, quá khứ và vị lai. Trong những tiểu thuyết
viết về cuộc chiến hai mươi năm, phát xuất từ những nhân chứng phía Nam hay phía
Bắc, đây là tác phẩm sâu xa, đớn đau, tàn khốc, bi quan và cũng lạc quan hơn cả”
[14; tr.34].
Truyện viết về đời Kiên, người bộ đội thuộc cánh quân trinh sát trong những
năm tháng chiến tranh chống Mỹ và sau ngày hòa bình. Kiên xuất thân từ một gia đình
trí thức tiểu tư sản miền Bắc. Cha là họa sĩ, một họa sĩ “tội đồ”, bị chối bỏ, người ta
phê phán tranh ông thể hiện những chân dung ma quỷ. Người họa sĩ đó lạc loài giữa xã
hội loài người đành hội nhập vào xã hội không người, xã hội yêu ma “siêu thực” của
những nhân vật bi thảm trong tranh, đắm chìm trong thế giới ảo giác và sau cùng đã
thiêu hủy toàn bộ sáng tác trước khi từ giã cõi đời để được cùng những đứa con tinh
thần bước sang cõi khác.
Mẹ Kiên, một đảng viên, bỏ cha Kiên từ lúc Kiên còn nhỏ. Những kỷ niệm về
mẹ rất mơ hồ trừ vài lời mẹ dặn: “Bây giờ con đã là một đội viên thiếu niên, nay mai
là vào đoàn, trở thành người đàn ông thực thụ rồi còn gì. Nên phải cứng rắn dần lên
con ạ ?” [20; tr.123].
Kiên biết rất ít về người chồng sau của mẹ, một nhà thơ tiền chiến về già. Ông
có những quan niệm độc đáo về cuộc đời, người cha dượng ấy đã từng khuyên Kiên
“Nghĩa vụ của một con người trước trời đất là sống chứ không phải hy sinh nó, là nếm
trải sự đời một cách đủ ngành ngọn chứ không phải là chối bỏ…Không phải là ta


khuyên con trọng mạng sống hơn cả nhưng mong con hãy cảnh giác với tất cả những
sự thúc giục con người lấy cái chết để chứng tỏ một cái gì đấy” [20; tr.56].
Kiên - nhân vật trung tâm của tiểu thuyết, là sự hòa hợp hoàn hảo giữa mẹ và
cha: xung phong đi bộ đội ở tuổi mười bảy, khăng khăng chiến đấu, bỏ lại người yêu,
“cứng rắn” theo ý mẹ. Kiên đã xả thân làm người hùng, tiêu phí cuộc đời trong nghĩa
vụ, trong tàn sát, trong chiến thằng, trong sống sót trở về để rồi không bao giờ thoát
khỏi nỗi cô đơn, lạc loài, yếu đuối. Kiên tiêu biểu cho lớp thanh niên lớn lên, ngoan
ngoãn tuân theo chỉ thị, theo “tiếng gọi non sông”, không đặt vấn đề, không đòi hỏi,

tính toán.
Trong tất cả những người phụ nữ đi qua đời Kiên, Phương là một hiện tượng kỳ
ảo: chinh phục con người bằng tình yêu và sống bằng tình yêu. Phương là biểu tượng
của tự do, thiết tha, duy cảm, phung phí sinh lực và luôn sống hết mình. Phương miệt
mài yêu đương, đau thương và nhục cảm. Phương xuất hiện không nhiều nhưng thao
túng đời Kiên.Từ những ngày thơ ấu, Kiên đã yêu Phương với mối tình thứ nhất. Xa
Phương trong mười năm chiến tranh, khi hòa bình lập lại, gặp Phương một thời rồi
vĩnh viễn xa Phương. Trong gặp và xa, Kiên yêu Phương với mối tình thứ nhì.
Xoay quanh đời Kiên không chỉ có tình yêu mà có cả cuộc chiến khốc liệt, lâu
dài. Không chỉ trong chiến tranh, ngoài chiến trường mà ngay cả thời hòa bình. Trong
tâm hồn con người cuộc chiến ấy vẫn đang diễn ra gay go, ác liệt. Qua những con
người từng trải khói lửa chiến tranh, Bảo Ninh thể hiện cách nhìn mới lạ, độc đáo về
cuộc chiến chống Mĩ. Sau những giây phút ngất ngây men say chiến thắng, những con
người ấy sống như thế nào, làm sao hòa nhập với cuộc sống thời bình “quen mà lạ”
này? Những vấn đề ấy dưới ngòi bút của Bảo Ninh đã được lý giải ở mọi ngóc ngách,
mọi cấp độ. Bằng bút pháp nghệ thuật độc đáo, Bảo Ninh đã dấn thân vào vùng đất
còn ít người khai phá để góp phần “Khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo
những gì chưa có”.


×