Tải bản đầy đủ (.pdf) (80 trang)

Đổi mới chương trình và nội dung giảng dạy thanh nhạc năm thứ 2 đại học sư phạm âm nhạc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.78 MB, 80 trang )

Thực hiện 01/01/ 2012 - 30/12/2012

MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU
--------------------------------------------------------------------- 4
CHƢƠNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN -------------------------------------------------- 7
1.1. Quan điểm và phƣơng pháp sƣ phạm---------------------------------------- - 7
1.2. Nội dung, chƣơng trình dạy học học phần thanh nhạc năm thứ hai.---- 11
1.3. Nghiên cứu tác phẩm ------------------------------------------------------------- 11
1.4. Dàn dựng tác phẩm --------------------------------------------------------------- 12
1.5. Giáo dục thẩm mỹ, giáo dục tƣ tƣởng qua tác phẩm ---------------------- 12
1.6. Các giải pháp khắc phục những khó khăn khi dạy học thanh nhạc----12
CHƢƠNG II. PHẦN LÝ THUYẾT----------------------------------------------- 17
2.1. Thanh quản, thanh đới -------------------------------------------------------------17
2.1.1. Nhiệm vụ của thanh quản, thanh đới---------------------------------------17
2.1.2. Nhiệm vụ của môi giọng--------------------------------------------------- ---19
2.2. Cuống họng -------------------------------------------------------------------------- 22
2.2.1. Miệng -------------------------------------------------------------------------- 23
2.3. Bộ máy phát âm và phƣơng pháp phát âm ----------------------------------- 24
2.3.1. Khẩu hình khi phát âm -----------------------------------------------------25
2.3.2.Nguyên âm ---------------------------------------------------------------------25
1.3.3. Phụ âm --------------------------------------------------------------------- --26
2.4. Vị trí âm thanh, các khoảng vang cộng minh ----------------------------- 28
2.4.1. Hát có cộng minh ----------------------------------------------------------- 28
2.4.2. Cộng minh đầu------------------------------------------------------------- 28
2.4.3. Cộng minh ngực --------------------------------------------------------- 29
2.4.4. Các loại giọng sinh ra sự cộng hƣởng khác nhau ------------- 30
2.5. Âm khu của giọng hát. Phân biệt tính chất các loại giọng hát.---- 31
2.5.1.Định nghĩa âm khu và sự phân chia âm khu của các loại giọng hát 31
2.5.2.1. Ý nghĩa quan trọng của việc xác định, phân loại giọng hát. 31
2.5.2.2. Những cách xác định giọng hát ------------------------------------- 33


2.6. Đặc điểm của từng loại giọng hát-----------------------------------------------36
2.6.1.Giọng nữ ---------------------------------------------------------------------- 36


2.6.2.Giọng nam --------------------------------------------------------------------- 37
CHƢƠNG III.
PHẦN THỰC HÀNH -------------------------------------- 39
3.1. Các bài luyện tập---------------------------------------------------------------------39
3.2.Danhmục tác phẩm sử dụng trong học phần thanh nhạc năm II---------41
3.3. Hƣớng dẫn học tập---------------- ------------------------------------------------ 42
3.3.1. Bài vocalise ( conconne ) ------------------------------------------------ 42
3.3.2. Dân ca việt Nam ------------------------------------------- ----- ----------48
3.3.3. Ca khúc nƣớc ngoài -------------------------------------------------------52
3.3.4. Ca khúc Việt Nam -------------------------------------------------------- 57
KẾT LUẬN -------------------------------------------------------------------------------- 72
Tài liệu tham khảo----------------------------------------------------------------------- 73
Phụ lục


PHẦN MỞ ĐẦU
+ Lý do chọn đề tài:
Với những yêu cầu cấp bách cho sự nghiệp giáo dục. Chỉ thị số 06-CT/TW
ngày 7/11/năm 2007 của Bộ Chính Trị về tổ chức “ Học tập và làm theo tấm gương
đạo đức Hồ Chí Minh” và nghị quyết của Đảng đã chỉ rõ “ Xây dựng mục tiêu,
thiết kế lại chương trình, phương pháp giáo dục…” Nghị quyết có nói rõ đến việc
phải tìm ra cách thức đổi mới chương trình, nội dung và phương pháp giảng dạy
nhằm đem lại hiệu quả cao hơn.
+ Căn cứ chỉ thị số 4899/2009/CT-BGD&ĐT ngày 4/8/2009 của Bộ GD&ĐT về
nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục phổ thông,GDMN và giáo dục thường xuyên năm
học 2009- 2010.

+ Trong thời kỳ đổi mới và phát triển mọi mặt về kinh tế-văn hóa- chính trị của xã
hội hiện nay đảng và nhà nước ta luôn coi trọng vấn đề giáo dục con người phát
triển toàn diện đặc biệt là thế hệ trẻ.
+ Giáo dục đã trở thành nhân tố tích cực, một động lực thúc đẩy sự phát triển của
sản xuất mà sản phẩm chính là nguồn nhân lực cho xã hội, mở đường cho sự phát
triển kinh tế, khoa học công nghệ, văn hóa…Đại hội VIII của Đảng ta khẳng định:
“Phát triển giáo dục và khoa học là quốc sách hàng đầu nhằm xây dựng chiến lược
con người trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đưa đất nước
phát triển nhanh chóng và bền vững, mau chóng sánh vai được với các nước phát
triển trong khu vực và thế giới”. Từ ý nghĩa và tầm quan trọng ấy mà đòi hỏi ngành
giáo dục phải đổi mới mục tiêu, nội dung, chương trình, hình thức, phương pháp
đào tạo, nhằm nâng cao chất lượng một cách toàn diện và hiệu quả cao.
Từ trước đến nay tài liệu viết cho ngành âm nhạc nói chung và bộ môn thanh
nhạc nói riêng rất ít lý thuyết cho bộ môn này. Hầu như ở các cơ sở đào tạo thanh
nhạc chỉ chú tâm đến dạy thực hành luyện thanh, luyện giọng và dàn dựng bài hát.


Hoặc có những tài liệu viết về thanh nhạc nhưng chưa phù hợp với ngành sư phạm
trong trường Đại Học Sài Gòn. Qua đó chúng tôi tâm niệm rằng đã là ngành sư
phạm thì phải được đào tạo cho sinh viên có hệ thống, hiểu và nắm vững các kiến
thức cơ bản liên quan đến môn học để có một chương trình và nội dung phù hợp
giúp sinh viên có phương pháp học tập một cách tốt nhất. Năm 2011 chúng tôi đã
nghiên cứu và viết “Đổi mới chương trình và nội dung giảng dạy thanh nhạc cho
năm thứ nhất đại học sư phạm âm nhạc” tài liệu đã nghiệm thu và đánh giá tốt. Và
năm nay, chúng tôi cũng mạnh dạn và đem hết tâm huyết nghiên cứu và viết tiếp
tục “Đổi mới chương trình và nội dung giảng dạy thanh nhạc năm thứ hai đại học
sư phạm âm nhạc” cho phù hợp với mục đích yêu cầu giảng dạy tại khoa nghệ
thuật Trường đại học Sài Gòn.
+ Lịch sử nghiên cứu vấn đề:
Đất nước ta đang bước vào thời kỳ xây dựng một xã hội công nghiệp hóa và

hiện đại hóa. Cùng với thời kỳ mở cửa, hội nhập, ngành văn hóa, giáo dục cũng
trên đà phát triển, đang góp phần quan trọng trong công cuộc xây dựng một nền
văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Nối tiếp nền tảng của sự nghiệp giáo dục
âm nhạc quốc gia đã hình thành trong công cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp,
đế quốc Mỹ qua các giọng ca của nghệ sĩ đã cống hiến giọng hát phục vụ kháng
chiến góp phần giáo dục tư tưởng qua các thời kỳ “tiếng hát át tiếng bom”. Trong
quá trình đó, nhạc viện Hà Nội và nhạc viện các nước Xã hội Chủ nghĩa đã giúp ta
đào tạo các ca sĩ, nhạc sĩ, giảng viên về âm nhạc, giúp Việt Nam có một đội ngũ
làm công tác văn hóa nghệ thuật có trình độ nhất định. Việc học tập tiếp thu và
phát triển văn hóa nghệ thuật đang góp phần quan trọng trong cuộc xây dựng một
nền văn hóa Việt Nam tiên tiến và đậm đà bản sắc dân tộc. Song song vào việc
phát triển của văn hóa giáo dục, một số tài liệu và giáo trình âm nhạc được viết và
dịch thuật nhưng số lượng khá khiếm tốn. Riêng về bộ môn thanh nhạc thì chỉ có
một số tài liệu của Phó giáo Sư Trung Kiên “Phương pháp học sư phạm thanh
nhạc” viết về chuyên ngành thanh nhạc, tức đào tạo ca sĩ chuyên nghiệp. Phó giáo
sư Mai Khanh, viết về giáo trình đào tạo ca hát cho người công tác văn hóa văn
nghệ. Và một số bài viết của Nghệ sĩ nhân dân Lô Thanh về kỹ thuật thanh nhạc
dùng cho ca sĩ.
Bộ môn thanh nhạc trong chương trình đào tạo sinh viên đại học sư phạm âm
nhạc là môn học bắt buộc và dạy xuyên suốt 8 học kỳ. Việc soạn, viết giáo trình để
dạy và học bộ môn cho phù hợp với trình độ và đối tượng học là vô cùng quan
trọng. Chúng tôi đã tham khảo các giáo trình thanh nhạc cho nhiều đối tượng học


cộng với nhiều năm giảng dạy thanh nhạc tại trường, chúng tôi tiếp tục nghiên cứu
và viết tiếp “đổi mới chương trình và nội dung giảng dạy thanh nhạc năm thứ hai”
nhằm để giảng viên có thể lựa chọn phương pháp dạy và chọn bài để phù hợp với
trình độ của từng sinh viên giỏi, khá, trung bình và một chương trình phù hợp để
giảng dạy tại các trường đào tạo giáo viên sư phạm âm nhạc.
+ Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài:

- Mục đích - Nhiệm vụ
Trong quá trình giáo dục, đào tạo hòan thiện các yêu cầu cần thiết trong chuyên
ngành, giúp sinh viên phát triển khả năng chuyên môn, tình yêu đối với nghề
nghiệp, tin tưởng vào sức mạnh, khả năng của mình, đồng thời khao khát vượt qua
những khó khăn trên con đường đã chọn. Vì vậy, việc nghiên cứu để đổi mới
chương trình, nội dung dạy và học bộ môn sư phạm thanh nhạc phải chứa đựng
những cơ sở khoa học để thực hiện những yêu cầu cần thiết của từng đối tượng
sinh viên.
Chương trình bổ trợ kiến thức và bài tập thực hành về một loại hình nghệ thuật
âm nhạc có lịch sử lâu đời đó là thanh nhạc, giúp cho sinh viên có khả năng phát
triển giọng hát biết kết hợp hát có kỹ thuật và nghệ thuật để hỗ trợ cho việc giảng
dạy, học tập âm nhạc có hệ thống, phát triển tiếp ở các năm sau.
Chúng tôi nghiên cứu những chương trình và đề tài trên kết hợp với một số tư
liệu khác, từ đó viết ra việc đổi mới chương trình và nội dung dạy thanh nhạc năm
thứ II đại học sư phạm âm nhạc tại khoa nghệ thuật Trường đại học Sài Gòn.
+ Khách thể nghiên cứu:
- Các bộ phận tạo ra giọng hát và phát triển giọng hát của con người.
- Các phương pháp xác định giọng hát của người học hát.
- Một số tài liệu và bài tập thực hành luyện tập giảng dạy thanh nhạc 2A, 2B
+ Đối tƣợng nghiên cứu:
- Chương trình học thanh nhạc của sinh viên học sư phạm âm nhạc năm thứ II
- Những giáo trình được giảng dạy tại các trường nghệ thuật âm nhạc.
- Băng, đĩa các bài luyện tập tham khảo.
+ Giới hạn, phạm vi nghiên cứu đề tài:
Giới hạn nghiên cứu đổi mới cho phù hợp chương trình và nội dung về thanh nhạc
cho sinh viên học sư đại học phạm năm hai (thanh nhạc 2A và thanh nhạc 2B).
+ Nội dung nghiên cứu:
Đề tài nghiên cứu gồm phần mở đầu, chương I, chương II, chương III và kết luận.
- Phần mở đầu



- Chương 1. Cơ sở lý luận
- Chương 2. Phần lý thuyết
- Chương 3. Phần thực hành
+ Phƣơng pháp nghiên cứu:
Phương pháp nghiên cứu lý luận.
Phương pháp nghiên cứu các tài liệu
Phương pháp quan sát quá trình học tập của sinh viên
Phương pháp đàm thoại cùng đồng nghiệp và sinh viên
Phương pháp thực hành, ứng dụng từng nhóm, cá nhân sinh viên
Phương pháp trực quan, thị phạm trên lớp, xem, nghe băng đĩa…
+ Sản phẩm dự kiến của đề tài:
Hoàn thành việc nghiên cứu khoa học đổi mới nội dung và chương trình giảng
dạy thanh nhạc năm thứ hai đại học sư phạm âm nhạc. Viết khoảng 73 trang.
+ Ý nghĩa, hiệu quả của đề tài:
Dùng làm tài liệu trong giảng dạy và học tập cho sinh viên năm thứ hai ngành sư
phạm âm nhạc.
+ Kế hoạch nghiên cứu: tháng 01- 12/2012
CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI
Ths. Lâm Trúc Quyên

CHƢƠNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1.Quan điểm và phƣơng pháp sƣ phạm
Trong mọi thời đại, giáo dục đều hướng tới sự phát triển toàn diện của con
người, bao gồm” đức, trí, thể, mỹ”. Ngày nay, yêu cầu về giáo dục toàn diện nhân
cách của con người luôn được đặt ra. Đặc biệt đối với giáo dục nghệ thuật được
xem như phương tiện hữu hiệu góp phần xây dựng nhân cách con người.
Ở nước ta, âm nhạc là môn học nghệ thuật được đưa vào trường phổ thông từ
sau năm 1954,( hòa bình lập lại ở miền Bắc). Môn học này được lược bỏ trong giai
đoạn chiến tranh phá hoại miền Bắc của đế quốc Mỹ. Cho đến năm 1990 môn âm

nhạc được khôi phục trong trường phổ thông, tuy nhiên mới chỉ tập trung ở một số


trung tâm lớn như: Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, v.v… Gần 15 năm trở lại
đây, môn Âm nhạc đã được phổ cập trong toàn quốc, đã có vị trí như các môn học
khác của chương trình giáo dục âm nhạc ở bậc học phổ thông
Trong thời kỳ hiện nay, nhân loại đang đi vào nền văn minh trí tuệ với sự
phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ, xu thế của thời đại được thể hiện rõ
nét của một xã hội có nền kinh tế tri thức, một xã hội học tập. Những thành tựu tiến
bộ của khoa học công nghệ đã làm thay đổi đáng kể hình thức và nội dung mọi mặt
của đời sống xã hội: chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục, v.v… trên phạm vi toàn
thế giới.
Trước những xu thế mới của thời đại, yêu cầu đổi mới giáo dục ở nước ta nói
chung, các trường đại học - cao đẳng nói riêng, được đặt ra với những thách thức
mới. Đặc biệt, với các cơ sở đào tạo có tính đặc thù: vừa là giáo viên, vừa là nghệ
sĩ như chuyên ngành Sư phạm Âm nhạc thì việc đào tạo giáo viên có tri thức và kỹ
năng nghề nghiệp, có phương pháp tư duy khoa học, có nhân cách đạo đức nhằm
đáp ứng tốt yêu cầu phát triển của xã hội là việc làm rất quan trọng, vì vậy nhiệm
vụ đào tạo sinh viên sư phạm âm nhạc cần phải được xác định rõ ràng với các yếu
tố sau:
Phát triển trí tuệ cho sinh viên *
Chắc chắn rằng, một xã hội dựa vào tri thức hẳn phải là một xã hội bắt nguồn
từ tiềm năng con người với những tư duy sáng tạo. Vì vậy, phát triển trí tuệ người
học là nhiệm vụ thiết yếu đối với tất cả các ngành đào tạo, đó là việc trang bị cho
sinh viên những tri thức và kỹ năng nghề nghiệp phù hợp xã hội mới.
Cũng như các ngành khác, phát triển trí tuệ cho sinh viên chuyên ngành Sư
phạm Âm nhạc là nhiệm vụ không thể thiếu trong đào tạo. Trong âm nhạc chia ra
thành nhiều môn học như: Lý thuyết cơ bản về âm nhạc, Lịch sử âm nhạc, Hoà
thanh, Phức điệu…Nội dung các môn học bổ trợ qua lại lẫn nhau. Người học âm
nhạc nếu không có tri thức âm nhạc thì sẽ không có tư duy âm nhạc. Như vậy, việc

trang bị tri thức âm nhạc cho sinh viên cần theo một hệ thống logic về phương diện
phát triển tư duy.
Không những các môn học lý luận, các môn học thực hành như: Nhạc cụ,
Thanh nhạc, Xướng âm, Múa…sinh viên cần được sự rèn luyện để có kỹ năng môn
học. Tuy nhiên, khác với các ngành khác, trong âm nhạc ngoài việc hình thành tri
thức và kỹ năng thực hành còn gắn với sự rung cảm. Vì vậy, đánh giá nhận thức


của người học âm nhạc không chỉ về mặt tư duy thuần tuý mà ở đó không thể thiếu
phương diện cảm xúc – một yếu tố quan trọng để thể hiện âm thanh và chuyển tải
đến người nghe một cách thuyết phục. Đây là một đặc điểm của ngành học nên
chúng ta một mặt trang bị cho sinh viên tri thức âm nhạc song tri thức đó lại gắn
với sự rung cảm. Chính cảm xúc trong âm nhạc đã phát huy ở sinh viên sự tưởng
tượng, sự sáng tạo và từ đây kích thích ở sinh viên sự hứng thú say mê học tập.
Ở nhiệm vụ này, việc trang bị tri thức âm nhạc cho sinh viên là quan trọng
song không có nghĩa là tri thức càng nhiều thì tư duy càng phát triển. Tri thức về
âm nhạc hay những tri thức có liên quan đến ngành học là vô cùng rộng lớn, vì vậy
việc trang bị tri thức cho sinh viên cần có sự lựa chọn cho phù hợp với nghề
nghiệp của họ - giáo viên âm nhạc tiểu học và THCS.
Trong thời đại khoa học và công nghệ phát triển mạnh mẽ, đất nước hội nhập,
giao lưu văn hóa được mở rộng, việc trang bị tri thức cho sinh viên chuyên ngành
Sư phạm Âm nhạc cần phải hiện đại, cập nhật. Ngoài ra, sinh viên còn phải nắm
được những tri thức khoa học khác để bổ trợ cho nghề nghiệp của mình.
Để thực hiện tốt nhiệm vụ phát triển trí tuệ cho sinh viên Sư phạm Âm nhạc,
hoạt động đổi mới phương pháp dạy học của giảng viên là rất cần thiết.
Đối với các môn học Lý luận âm nhạc như: Lý thuyết âm nhạc cơ bản, Hòa
âm, Hình thức Âm nhạc… tùy vào đặc điểm môn học mà giảng viên có thể sử
dụng kết hợp các hình thức tổ chức và phương pháp dạy học khác nhau: thuyết
trình- diễn giảng,vấn đáp, đóng vai, đố vui, làm việc theo nhóm, v.v…Phương
pháp tích hợp, liên môn cũng nên khai thác ở các môn học lý luận âm nhạc. Để hỗ

trợ cho việc thực hiện đổi mới phương pháp dạy học, giảng viên dạy các môn lý
luận âm nhạc nên sử dụng phương tiện dạy học hiện đại như: Máy tính, Projector,
máy Cassette…các phần mềm tin học chuyên ngành, một số tư liệu trên các
Website, v.v… Nói chung, những hình ảnh và âm thanh được các giảng viên khai
thác từ các phầm mềm âm nhạc và từ các địa chỉ trên mạng internet sẽ làm phong
phú cho nội dung bài học, giờ học trở nên sinh động, tạo ra không ít hứng thú và
tác động tích cực vào tinh thần học của sinh viên.
Cùng với việc trang bị tri thức cho sinh viên, chúng ta cần rèn luyện cho sinh
viên các kỹ năng nghề nghiệp từ đơn giản đến phức tạp. Đối với các môn học thực
hành âm nhạc như: Ký-Xướng âm,Thanh nhạc, Nhạc cụ, Múa…trên cơ sở của
phương pháp dạy học truyền thống, giảng viên có thể thay đổi về hình thức tổ chức


và truyền thụ kiến thức như: phối hợp giữa cá nhân và tập thể, hạn chế phương
pháp làm mẫu và thay vào đó bằng sự gợi mở tư duy trong thực hành có sáng tạo,
yêu cầu về khả năng sáng tạo của sinh viên. Phương pháp chính mà chúng ta vận
dụng vào các môn học thực hành là: thực hành luyện tập. Các bài tập thực hành
của sinh viên cần được lặp đi lặp lại nhiều lần để hình thành các kỹ năng, kỹ xảo
cần thiết; phương pháp luyện tập từ thấp đến cao, dễ đến khó, đơn giản đến phức
tạp, trong nhiều hoàn cảnh khác nhau.
Trang bị cho sinh viên phƣơng pháp tƣ duy khoa học
Nhiệm vụ của các cơ sở đào tạo chuyên ngành Sư phạm Âm nhạc không chỉ
phát triển trí tuệ cho sinh viên mà cần phải trang bị cho họ phương pháp tư duy
khoa học, cách tiếp cận đối tượng.
Tự học là một vấn đề rất quan trọng đối với tất cả các sinh viên, vì vậy
nhiệm vụ của người giảng viên là phải trang bị cho sinh viên có được phương pháp
tự học. Phương pháp tự học của sinh viên chuyên ngành Sư phạm Âm nhạc được
biểu hiện như: độc lập suy nghĩ để tiếp thu tri thức; linh hoạt vận dụng tri thức vào
thực tiễn; lập cho mình kế hoạch học tập khoa học và hiệu quả; kết hợp hài hoà
giữa việc tự học với sự hướng dẫn của giảng viên, với các hoạt động học tập của

tập thể; chuyển dần từ phương pháp học tập sang phương pháp nghiên cứu để có
kế hoạch học tập tốt hơn.
(* trích lược Tham luận Hội thảo Giáo dục Nghệ thuật và cuộc sống)

Giáo dục đạo đức, lối sống cho sinh viên.
Bác Hồ đã nói: “Có tài mà không có đức là người vô dụng, có đức mà không
có tài làm việc gì cũng khó”. Vì vậy, song song với việc phát triển trí tuệ và trang
bị phương pháp tư duy khoa học cho sinh viên, “dạy người” là một trong những
nhiệm vụ quan trọng của trường Đại Học Sài Gòn hiện nay.
Ngày nay, chúng ta đang sống trong thời kỳ mới của một xã hội với chính
sách mở cửa, hội nhập; sự bùng nổ thông tin qua phương tiện truyền thông, báo
chí, Internet, v.v… đã ảnh hưởng nhiều mặt tích cực cũng như tiêu cực tới đạo
đức, lối sống của người dân Việt Nam nói chung, thế hệ trẻ nói riêng trong đó một
bộ phận không nhỏ là sinh viên.


Bên cạnh nhiều mặt tích cực, sinh viên nói chung còn có những biểu hiện
thiếu lành mạnh trong đạo đức, lối sống như: đẩy việc khó cho người khác, tinh
thần tập thể kém, làm mất trật tự nơi công cộng, nói tục, v.v… Ở sinh viên chuyên
ngành Sư phạm Âm nhạc còn xuất hiện một số cá nhân tự coi mình là nghệ sĩ, song
thực chất là sự hiểu sai về nghệ sĩ nên họ đã có những hành vi, thái độ thái quá,
thiếu lành mạnh như: uống rượu say, hút thuốc, ăn mặc không phù hợp với thuần
phong mỹ tục của người Việt, v.v…
Sinh viên Sư phạm Âm nhạc, những nhà giáo tương lai sẽ trực tiếp giáo dục
thẩm mỹ nghệ thuật cho thế hệ trẻ của đất nước, đạo đức, lối sống của họ sẽ ảnh
hưởng không nhỏ tới đạo đức, lối sống của học sinh Tiểu học và THCS sau này.
Nhiều sinh viên có năng lực biểu diễn âm nhạc có thể trở thành “sứ giả” đem đến
cho công chúng cái đẹp vốn có của nghệ thuật âm nhạc, phong cách ăn mặc và thái
độ của họ sẽ tác động tới công chúng. Vì vậy, ngay từ khi còn ngồi trên ghế trường
sư phạm, việc giáo dục đạo đức, lối sống cho sinh viên là một nhiệm vụ quan trọng

của các nhà giáo dục.
Tóm lại, ba nhiệm vụ phát triển trí tuệ, trang bị phương pháp tư duy khoa học,
giáo dục đạo đức, lối sống cho sinh viên chuyên ngành Sư phạm Âm nhạc là điều
cần thiết của mỗi trường đại học, cao đẳng, mỗi giảng viên trong quá trình đào
tạo. Cả ba nhiệm vụ này có mối quan hệ biện chứng, tác động lẫn nhau. Việc trang
bị tri thức và kỹ năng âm nhạc cùng các môn học khác trong chương trình đào tạo
sẽ hình thành lý tưởng đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên. Phát triển trí trí tuệ giúp
cho sinh viên Sư phạm Âm nhạc lĩnh hội tri thức nhanh chóng, giúp họ hình thành
thế giới quan, có phương pháp luận đúng đắn. Ngược lại, khi sinh viên Sư phạm
Âm nhạc có phẩm chất đạo đức, có thế giới quan, họ sẽ có động cơ học tập, động
cơ để nắm tri thức, động cơ để phát triển trí tuệ. Thực hiện tốt các nhiệm vụ trên
đây của trường đại học, đào tạo Sư phạm Âm nhạc sẽ giúp người giáo viên âm
nhạc tương lai có đủ bản lĩnh vững bước trên bục giảng của thời đại mới.
1. 2.Nội dung, chƣơng trình dạy học học phần thanh nhạc năm thứ hai.
Chia làm 2 học phần: học phần 1 là thanh nhạc 2A 30 tiết và học phần thanh
nhạc 2B 30 tiết.
Gồm lý thuyết và thực hành dạy đan xen nhau.
Sắp xếp chương trình dạy như sau: Buổi đầu tiên giới thiệu cho sinh viên làm
quen, cách đọc, tìm hiểu và nghe giảng lý thuyết 5 tiết.Các buổi sau cũng dạy đan


xen giữa lý thuyết và thực hành từ dễ đến khó dần. Dạy khoảng 10 tiết lý thuyết
cho cả nhóm, dạy thực hành luyện thanh, vỡ bài cho nhóm, cá nhân, chỉnh sửa
nhóm, cá nhân. Trong lúc dạy giảng viên nắm được những thuận lợi và khó khăn
về chất giọng của từng sinh viên mà có kế hoạch, chỉnh sửa, phát triển cho phù
hợp. Sau đó sinh viên được ráp nhạc đệm với giảng viên đệm đàn piano để chuẩn
bị cho thi kết thúc học phần.
Một số câu luyện thanh, bài luyện thanh và bài hát quy định trong năm thứ hai;
Từ 5 -> 7 câu luyện thanh từ dễ đến khó dần, quãng 2, 3, 4, 5, 8
Từ 4 -> 6 bài luyện thanh từ bài 5 đến bài 10 conconne.

Một trong những nhiệm vụ của giảng viên dạy thanh nhạc là phải biết lựa chọn
những bài hát phù hợp với chương trình đào tạo và phù hợp với trình độ của sinh
viên. Những bài hát đó phải từ dễ đến khó dần và có nội dung, tiết tấu, giai điệu,
lời ca phù hợp với chương trình chung của cấp học. Ngoài ra các em sau khi học
còn có thể thực hành hát các bài để biểu diễn cho các chương trình văn nghệ của
lớp, của trường…Đấy cũng là giúp các em thường xuyên trao dồi khả năng hát của
mình, “hát hay không bằng hay hát” Khi các em tham gia thường xuyên vào các
hoạt động văn nghệ ngoại khóa giúp các em có nhiều kinh nghiệm để khi ra trường
có thể tham gia, dàn dựng các phong trào văn nghệ cho cơ quan, trường học…
1.3. Nghiên cứu tác phẩm:
Đây là một khâu quan trọng của người giảng dạy. Ở mỗi tác phẩm, khi đã được
chọn để dàn dựng cho lớp, nó phải được giảng viên hướng dẫn để sinh viên nghiên
cứu, tìm hiểu thật cẩn thận về kỹ thuật hát, cách hát nào cho phù hợp với tính chất
và nội dung của tác phẩm. Có bài thì phù hợp với cách hát legato( hát liền tiếng),
có bài thì chỉ hợp với cách hát staccato (hát âm nảy), hoặc hát marcato cho những
tác phẩm mang tính chất khỏe khoắn, hùng tráng…
Trước khi tiến hành dàn dựng, giảng viên cần hướng dẫn sinh viên nghiên cứu
kĩ về tác giả, bố cục tác phẩm, hình thức, tính chất, giọng, nhịp, ca từ, tiết tấu,
luyến, ngắt, ngân, câu, đoạn, chỗ lấy hơi, ngắt câu cho chính xác, hợp lý, tạo ra
cách hát cho phù hợp, hiệu quả. Tránh tình trạng hát cẩu thả, sai rồi mới chỉnh sửa
mất thời gian, mệt mỏi, hiệu quả kém.
1.4. Dàn dựng tác phẩm
Sau khi đã phân tích, nghiên cứu bài hát, vỡ bài hát là cách làm từng bước để
sinh viên hát đúng, chính xác bằng cách cho sinh viên xướng âm từng câu theo lối
móc xích, nối lại các câu trong một đoạn có chỉnh sửa cho chính xác, có thể chia
lớp thành nhiều nhóm để dễ luyện tập. Nhóm này hát, nhóm kia nghe và nhận xét.


Nếu em nào hát sai giảng viên sẽ kịp thời có biện pháp sửa sai, nhóm còn lại sẽ rút
được kinh nghiệm và cứ thế giảng viên cho các em tập luyện đến hết bài.

Tùy theo bài hát ngắn dài, đơn giản hay nâng cao mà giảng viên có thể phân
chia thời gian luyện tập cho thích hợp, có thể dạy xen lý thuyết cho các em đỡ
mệt. Sau khi các em hát đúng, chính xác, gỉảng viên luyện tập để các em nắm vững
và tiến hành ráp lời có kết hợp việc lấy hơi, nhả chữ, khẩu hình…
1.5. Giáo dục thẩm mỹ, giáo dục tƣ tƣởng qua tác phẩm
Muốn thể hiện bài hát tốt, người hát phải biết kết hợp thể hiện hát có sắc thái
và một số kỹ thuật hát. Người có kỹ thuật hát tốt chưa hẳn là người hát hay. Điều
khó trong ca hát là ngoài hát đúng, hát có kỹ thuật rồi người hát phải từng bước
ứng dụng kĩ thuật hát, hát phải có nội tâm để thể hiện phần hồn của tác phẩm. Điều
quan trọng là phải hướng dẫn, phân tích kỹ nội dung của bài hát như khi hát một số
bài về nội dung ca ngợi quê hương, đất nước, các tấm gương hy sinh của các vị anh
hùng, tình cảm của cha, mẹ, anh em, đồng đội hay bất cứ một tác phẩm nghệ thuật
nào đều có cái hay cái đẹp riêng... Giảng viên phải có trách nhiệm dẫn dắt các em
thấy được những cách thể hiện để từ một tác phẩm viết trên giấy, các em cần nắm
được ý tưởng của tác giả và luyện tập thường xuyên để ứng dụng những phần tiềm
ẩn để thể hiện qua giọng hát của mình và dần dần biến nó thành một tác phẩn nghệ
thuật được thể hiện qua giọng hát của người trình bày. Một ca khúc, khi tác giả viết
ra thì bao hàm nhiều tình tiết và nội dung là muốn nói lên điều gì đó trong cuộc
sống. Nó có chủ đề về tư tưởng và có tính giáo dục rất cao. Bởi thế, khi trình bày,
người hát biết lột tả nội dung bài qua giọng hát và thể hiện được phần hồn của tác
phẩm. Có những người đã có sẵn giọng hát trời cho và đã thành công qua một số
bài hát nhưng chỉ thể hiện được một vài bài phù hợp với chất giọng mà thôi. Vì họ
không được học tập có hệ thống và quá trình thực tế, nếu một người vừa có giọng
hát vừa được học tập có hệ thống và khoa học thì việc hát có kỹ thuật cộng với thể
hiện tốt nội dung của bài hát thì họ sẽ tiến rất xa và giữ được giọng hát lâu bền.
1.6. Các giải pháp khắc phục những khó khăn khi dạy học thanh nhạc
Một số giải pháp để sửa chữa những sai lệch về âm sắc của giọng hát
“Mỗi giọng hát có một âm sắc đặc biệt, qua âm sắc ta nhận ra được giọng
hát quen biết. Không phải sức mạnh của âm thanh hay âm vực là giá trị bậc nhất
của giọng hát, mà giá trị này dành cho âm sắc. Một giọng hát không khỏe lắm

nhưng âm sắc đẹp sẽ hấp dẫn hơn nhiều so với giọng hát khỏe nhưng âm sắc không
đẹp. Tóm lại, âm sắc là điều kiện tự nhiên cơ bản nhất của giọng hát. Muốn học hát
phải có giọng, mà ở đây trước hết là âm sắc đẹp. Bởi vậy, trong khi học tập và biểu


diễn cần phải gìn giữ và phát triển cho giọng hát ngày càng đẹp và phong phú về
âm sắc. Nếu thấy có những sai lệch về kỹ thuật, ảnh hưởng xấu tới âm sắc, phải kịp
thời sửa chữa ngay.
Giải pháp sửa chữa những sai lệch về âm sắc của giọng hát.
Một số người vì không nắm vững kỹ thuật, do chưa được học tập đầy đủ, học
không đúng phương pháp, đã mắc phải một số những sai lệch về âm sắc, như tập
hát giọng sâu cổ, giọng mũi. Và một số sai lệch khác về kỹ thuật...muốn sửa được
những sai lệch này, điều trước tiên là người hát phải tự nhận biết sai lệch mà mình
mắc phải, sau đó tìm nguyên nhân gây ra những sai lệch đó và cùng với kinh
nghiệm của giảng viên có biện pháp sửa chữa cho phù hợp, có hiệu quả.
Những sai lệch mà người học hát thường gặp phải là:
- Giải pháp 1: Giọng cổ: Giọng cổ là một sai lệch khá phổ biến. Âm sắc giọng
cổ không trong sáng, không êm ái mà gằn tiếng, nặng nề, âm thanh khó thoát ra
ngoài miệng. Người hát đúng, âm thanh phát ra sẽ thoải mái, tự nhiên, không căng
thẳng. Còn người mắc tật hát giọng ở cổ, khi nghe âm thanh của họ ta thấy có sự
chà xát, gằn tiếng, căng thẳng ở sâu trong cổ họng. Ở các giọng nam, tật hát giọng
cổ thường do hát âm thanh mở ở âm khu cao của giọng, hoặc hát âm thanh đóng
sâu quá. Ở các giọng nữ, sai lệch hát giọng cổ thường xảy ra khi hát âm khu ngực,
đôi khi do hát giọng ngực lên nốt cao quá. Cả giọng nam và nữ, nếu mắc tật hát
giọng cổ khi hát những nốt cao ta nghe âm thanh như tiếng gào, chứ không phải
tiếng hát. Tóm lại, sai lệch về hát giọng cổ do mấy nguyên nhân sau đây:
- Do hát âm thanh mở với hơi thở quá nông, không nén. Muốn khắc phục sai
lệch này phải tập hát với hơi thở sâu hơn, nén và đẩy hơi đều đặn, liên tục, làm dịu
bớt mức căng thẳng của thanh đới để cho thanh đới rung lên được linh hoạt.
- Do hát âm thanh đóng không đúng. Trường hợp này phải tập lại cả cách hát

âm thanh mở, tức là những nốt thấp và trung bình của giọng, rồi trên cơ sở âm
thanh mở đúng, mới tập hát âm thanh đóng ở âm khu cao.
- Do bộ phận truyền âm làm việc không đúng, chủ yếu là hoạt động ở ngoài
miệng, thường là do hàm dưới quá cứng, lưỡi cứng, hàm ếch mềm không nhấc lên
được. Cách sửa chữa ở trường hợp này là khắc phục những hoạt động không đúng
của miệng, cụ thể là tập cho hàm dưới mềm mại, lưỡi hoạt động linh hoạt và hàm
ếch mềm nhấc lên mềm mại ở mức độ cần thiết.
- Do hát quá sức. Như trên đã phân tích, giá trị chủ yếu của âm thanh là âm sắc
và độ vang(cộng minh) của nó, chứ không phải là to hay nhỏ. Người ca hát có kinh
nghiệm là người biết vận dụng sức lực một cách tối thiểu mà hiệu quả tiếng hát đạt


mức tối đa. Không bao giờ nên hát hết sức hoặc quá sức, có như vậy giọng hát
cũng như cơ thể mới hoạt động thoải mái, xử lý được mọi yêu cầu về kỹ thuật, biểu
hiện được tình cảm một cách chủ động và linh hoạt. Khi sửa tật hát giọng cổ do
quen hát quá to gây ra, không nên ngay tức khắc tập hát nhỏ, vì làm như vậy có thể
dẫn đến sai lệch là hát không nén hơi thở (còn gọi là hơi thở không có điểm tựa).
Ta phải tập cho giọng hát cũng như cơ thể quen dần với trạng thái mềm mại. Một
biện pháp có hiệu quả tốt là chọn những bài hát có giai điệu êm dịu, hoặc những
bài hát có tốc độ nhanh, đòi hỏi âm thanh nhẹ nhàng, trong sáng, linh hoạt. Nếu
người hát có nhạc cảm tốt thì với những bài hát loại đó sẽ tìm ra được lối hát phù
hợp. Khi tập những bài luyện âm, không nên chọn những bài có tốc độ chậm dễ có
điều kiện để hát gằn cổ, còn tốc độ nhanh dễ tránh được sai lệch đó. Tập những bài
có tốc độ nhanh, tức là những nốt nhạc có trường độ ngắn, đòi hỏi âm thanh linh
hoạt, sẽ giải phóng được phần nào sự căng thẳng không cần thiết của giọng hát.
Luyện tập để khắc phục sai lệch hát giọng cổ là một công việc phức tạp, phải kiên
trì. Điều chủ yếu là bản thân người hát phải tự thấy sai lệch và phải cố gắng luyện
tập kiên trì mới có kết quả.
Giải pháp 2: Giọng mũi: Giọng mũi là một sai lệch mà các giọng hát cao dễ
mắc phải. Nguyên nhân là do chưa hiểu và thực hiện chưa tốt yêu cầu về vị trí cao

của âm thanh, nhầm lẫn giữa vị trí cao của âm thanh và giọng mũi. Sai lệch này do
sự hoạt động không đúng của các bộ phận sau đây: Hàm ếch mềm khi hát hạ quá
thấp, không nhấc lên để mở lối cho âm thanh vang ở miệng, mà âm thanh theo hơi
thở hoàn toàn đi vào mũi. Giọng mũi còn do hát với hơi thở quá nông, không nén
hơi. Âm sắc của giọng mũi xỉn, nghẹt tiếng và yếu. Người mắc tật hát giọng mũi sẽ
gặp khó khăn khi hát những nốt cao. Nếu cố gắng để hát nốt cao thì nhiều khi âm
thanh lại bị giọng cổ.
Muốn sửa chữa sai lệch này ta phải sửa những hoạt động không đúng của
hàm ếch mềm và hơi thở theo các cách tập đã giới thiệu ở những phần trên. Khi tập
luyện thanh, nên dùng những nguyên âm mở tiếng như a, ô kết hợp những phụ âm
d,đ,r để bật âm thanh ra ngoài miệng.”*
(* trích dẫn Phương pháp sư phạm âm nhạc – Nguyễn Trung Kiên, nhà xuất bàn viện âm
nhạc 2001)

Giải pháp 3: Hát không chuẩn xác cao độ:


Yêu cầu của âm nhạc nói chung và ca hát nói riêng, trước hết là sự chuẩn
xác về cao độ của âm thanh. Nghe một người hát mà cao độ của âm thanh không
chuẩn xác, ta cảm thấy khó chịu, mọi biểu hiện đều vì thế mà mất tác dụng không
còn có sự hấp dẫn nữa. Sự chính xác của âm thanh có ý nghĩa như vậy, nhưng một
số người ca hát không chuyên và có ca sĩ chuyên nghiệp vẫn mắc tật hát không
chuẩn xác cao độ, mà ta thường gọi là hát phô: “faux”. Có người khi hát, cũng biết
là mình hát không chuẩn xác nhưng không điều chỉnh được (thường gọi đùa là
“không tìm ra số nhà”), có em thì lại không biết là tiếng hát mình bị phô. Người thì
hát chênh lên, người thì âm thanh tụt xuống thấp. Có người thì trong một bài hát,
chỗ hát chênh lên chỗ hát thấp xuống. Có em lại chỉ hát chênh lên ở những nốt cao,
hay những chỗ chuyển giọng..Hát không chuẩn xác cao độ do mấy nguyên nhân
sau:
- Tai nghe không thính, cảm giác về âm thanh không nhạy bén. Khi hát không bắt

được giọng, điệu chính của bài hát. Người hát chưa hát quen với một nhạc cụ đệm
theo hoặc với dàn nhạc. Không bình tĩnh trước người nghe cũng dễ làm mất khả
năng chủ động điều khiển giọng hát, dẫn đến tình trạng hát không chuẩn xác về cao
độ. Có trường hợp, trong một bài hát có một chỗ khó mà ca sĩ chưa giải quyết
được, nên khi hát tới đó, như một phản xạ, bắt đầu hát không chuẩn xác. Những
trường hợp trên thường xảy ra ở những người mới học hát, còn chưa có kinh
nghiệm, chưa tiếp xúc nhiều với âm nhạc. Đối với những trường hợp này, việc sửa
chữa không khó khăn lắm.
- Có khi hát không chuẩn xác về cao độ do những thiếu sót về kỹ thuật. Người hát
vẫn nghe được phần nhạc dạo, vẫn bắt vào đúng giọng điệu của bài hát, nhưng
càng hát thì tiếng hát càng mất sự chuẩn xác. Khi đó, nếu người hướng dẫn hoặc
người chỉ huy có nhắc, hoặc ra hiệu cho người hát biết, cũng không điều chỉnh cho
tiếng hát chuẩn xác lại được. Ở đây không giống như người nhạc công kéo loại đàn
không phím, nếu như âm thanh không chuẩn xác có thể điều chỉnh các ngón tay
nhích lên hoặc hạ thấp xuống trên dây đàn. Nhưng đối với cây đàn của “nhạc khí
sống” này thì vấn đề lại phức tạp hơn, vì trước tiên nó phụ thuộc vào tâm lý, mà
tâm lý lại do thần kinh chi phối.
- Những thiếu sót về kỹ thuật thường gây nên sự không chuẩn xác về cao độ là: hơi
thở yếu, không nén hoặc tống hơi quá mạnh, ồ ạt. Ở các giọng nữ, sự sai lệch còn
nảy sinh ra do hát các nốt chuyển giọng hơi thở không chuẩn bị tốt, hoặc hát giọng
ngực lên cao quá. Một số người thích hát to cũng hay mắc những tật này.
- Muốn hát chuẩn xác về cao độ, cần rèn luyện để có những điều kiện sau:


- Tai nghe thính, cảm giác âm nhạc nhạy bén.
- Hoạt động của cơ quan phát âm chủ yếu là thanh đới và hơi thở, phải đúng, phải
phù hợp.
- Chủ động, vững vàng khi hát.
- Có thể khắc phục tập hát không chuẩn xác cao độ bằng mấy cách: Nếu hát không
chuẩn xác về cao độ do tai nghe nhạc không tốt, cần tập nghe các hợp âm trên đàn

piano, accordeon, hoặc guitare.
- Tập xướng âm thường xuyên, lúc đầu tập một vài câu, rồi kiểm tra lại giọng, điệu
bằng đàn, sau đó hát hết bài mới kiểm tra lại. Tập bài hát cũng vậy, không dùng
đàn đệm theo. Phải chủ động học thuộc nhạc bài hát, không nên học truyền khẩu,
luôn luôn kiểm tra nốt nhạc trong bài hát.
- Nếu hát không chuẩn xác cao độ do thiếu sót về kỹ thuật phát âm, thì phải kiên
quyết tập lại để khắc phục những tật xấu từ trước, sao cho mọi hoạt động của cơ
quan phát âm được đúng và phù hợp với nhau.
- Sửa chữa tật hát không chuẩn xác về cao độ là công việc tương đối khó, cần phải
kiên trì và nghiêm khắc với bản thân, không nên nôn nóng hoặc đại khái qua loa.
Trong một thời gian ngắn không thể sửa chữa ngay được mà phải dần dần mới có
kết quả.
Vào năm thứ hai các em đã nắm được một số kỹ thuật hát cơ bản ở năm học
thứ nhất. Các em đã nắm được lý thuyết và biết cách lấy hơi, giữ hơi và nén hơi
thở khi hát, nhưng chưa được thường xuyên và phải có thời gian để thực tập, rèn
luyện thường xuyên và liên tục.Trong số các sinh viên theo học sẽ có một số
trường hợp hát bị “ lộ hơi” tức khi hát không ghìm hơi xuống hoành cách mô mà
thả lỏng vùng bụng như thế thì hơi thở sẽ không được khống chế mà cứ trôi theo
lời hát âm thanh và hơi thở sẽ phát ra ồ ạt không tiết kiệm nguồn hơi do đó âm
thanh phát ra sẽ không mềm mại, mượt mà, người hát lúc nào cũng cảm thấy thiếu,
hụt hơi. Ở trường hợp này các em cần cố gắng lắng nghe sự phân tích, minh họa,
thị phạm của giảng viên và bản thân sinh viên phải cố gắng tập luyện nhiều để
khắc phục sự sai lệch trên.
Khi giảng dạy, giảng viên cần nắm được những yếu điểm của từng em mà có
hướng chỉnh sửa khắc phục. Giảng viên cần kiên nhẫn, không nên nóng vội, phải
thường xuyên quan tâm, động viên những em còn yếu, khuyến khích, ân cần để các
em mạnh dạn hơn. Mới đầu khuyến khích các em hãy lắng nghe, thực hiện, luyện
tập thường xuyên để dần sửa những yếu điểm của mình. Mỗi buổi học, giảng viên
cần áp dụng các phương pháp như:



Tập cho sinh viên quan sát, lắng nghe, nhận xét, phân tích, thực hành, luyện tập
thường xuyên và củng cố các phần lý thuyết đã học, gợi ý cho các em trả lời, theo
dõi sự hiểu và nắm bắt bài giảng của sinh viên tới đâu, giảng viên có sự cố vấn và
khen ngợi kịp thời.
Vào mỗi buổi học, giành khoảng 10 phút để tập luyện hơi thở, tập chung cả
nhóm, kiểm tra riêng từng sinh viên. Sau đó tập luyện thanh khoảng 15 phút cho cả
nhóm, các câu luyện thanh từ dễ đến khó dần, mỗi lần lên nửa cung từ nốt thấp đến
nốt cao dần và ngược lại. Cần chú ý và điều chỉnh hơi thở và vị trí âm thanh cần
thiết, khi xuống thấp và hát lên cao, kiểm tra luyện thanh các nhân để chỉnh sửa.
Chia nhóm có cả em khá và em yếu ngồi học chung với nhau. Sinh viên khá có
thểtrao đổi thêm với những bạn còn hạn chế giọng khi học hát, em hát chưa tốt có
thể nghe và học hỏi lẫn nhau, giúp nhau cùng tiến bộ.
Thường xuyên tập cho sinh viên nghe quãng và hợp âm trên đàn, trên giọng
người, sinh viên luyện tai nghe từ dễ đến khó dần. Mới đầu có thể cho các em
xướng âm theo giai điệu bài luyện thanh, bài hát, cho các em nghe hợp âm để tập
bắt giọng vào nốt đầu của câu, tiến dần nghe hợp âm để bắt vào bài. Ở giai đoạn
này, sinh viên có thể học tập, trao đổi và rèn luyện kỹ thuật hát cùng với nhau. Có
thể em này đàn cho nhóm cùng luyện thanh, hoặc tự đàn và hát để luyện tập dần
các kỹ năng.Tập cho các em nắm được các thể loại phát âm trong các bài hát dân
ca, bài hát mang âm hưởng dân ca. Việc phát âm nhả chữ theo từng vùng miền của
dân ca, tập phát âm chuẩn ngữ âm người Hà Nội để xử lý mở, đóng nguyên âm,
phụ âm, tránh lối hát nuốt chữ, nhả chữ không rõ ràng của tiếng Việt. Giảng viên
hướng dẫn cho sinh viên làm quen, nghiên cứu trước, trong việc phân tích bài hát,
về tác giả, phong cách sáng tác, hoàn cảnh ra đời, hình thức,thể loại, các kỹ thuật
hát bài hát sắp học.
- Trong các câu luyện thanh, bài luyện thanh cần kiểm tra kỹ việc sử lý các kỹ
thuật hát to, nhỏ, liền tiếng, ngắt tiếng để tạo cho người học thói quen quan sát các
ký hiệu ghi trong bản nhạc và phải thực hiện đầy đủ và chính xác các yêu cầu được
ghi trong bản nhạc đó.

- Tập cho các em thói quen hát trước gương lớn để quan sát các tư thế hát, sửa
chửa các yếu điểm khi trình bày, diễn đạt bài hát.
- Sinh viên trước khi thi học phần, cần được ráp với giảng viên đệm đàn một số
buổi để giữa phần hát và phần nhạc đệm hòa quyện thống nhất cách thể hiện bài
hát.


CHƢƠNG II. PHẦN LÝ THUYẾT
2.1. Thanh quản, thanh đới
2.1.1. Nhiệm vụ của thanh quản, thanh đới
Đây là bộ phận chủ yếu phát ra âm thanh, là một ống nối tiếp với khí quản, nằm
phía trước của cổ, phần giữa thanh quản thắt lại như cổ chai, chỗ thắt lại này là do
những dây cơ và sụn nằm chắn ngang hai bên, đó là thanh đới.
Môi giọng giữ vai trò như “động cơ”phát ra tiếng hát. Nó là một phần của thanh
quản. Thanh quản là đầu của khí quản. Thanh quản tựa như một nắp đậy và bộ cơ
của môi giọng điều khiển việc đóng mở nắp ấy trong quá trình hô hấp. Phía trước
thanh quản có một phần lồi lên là sụn bao quanh giáp trạng, mà chúng ta quen gọi
là “quả táo Ađam” hay “trái cấm”.


Trong khi hít thở: Những van này tự động mở ra nhiều hay ít tùy thuộc vào
lượng khí lưu thông, trao đổi với bên ngoài.
Hình a. Môi giọng và Thanh quản ở vị trí mở

Hình b. Môi giọng và Thanh quản ở vị trí đóng

Trong khi nuốt: Nó hướng thức ăn đi đúng vào thực quản, không để vật lạ lọt
vào khí quản gây nghẹt thở.
Tạo ra áp lực cần thiết: Nhờ hệ thống van này, tạo ra áp suất cần thiết cho cơ
thể khi:

- Những hoạt động cần đến sức như: nâng bổng, đánh vật, leo trèo,v.v…nghĩa là
những hoạt động dễ khiến cho con người bị mất thăng bằng.
- Khi chúng ta ho, nó loại những vật lạ đột nhập vào khí quản, nhất là từ đường
thực quản.


- Tạo ra âm giọng. Những môi giọng dao động, tạo thành âm thanh, tiếng nói,
giọng hát.
Thanh quản có nhiệm vụ quan trọng như vậy nhưng ít khi nào chúng ta để ý
giữ gìn nó. Muốn thành công trong nghề ca hát, chúng ta phải giữ gìn nó như
người thợ bảo vệ giữ gìn đồ nghề của mình, như người lính luôn phải lau chùi súng
ống của mình, bất kể giáp trận hay không.
2.1.2. Nhiệm vụ của môi giọng
Như chúng ta đã biết, ngoài nhiệm vụ quan trọng trong quá trình hô hấp, việc
đóng mở bộ van này còn kết hợp với sự rung động của luồng không khí đi ngang
qua mà sản xuất ra giọng người. Trên nguyên tắc, môi giọng là một cấu trúc gấp
nếp, có khả năng dao động, bao gồm cơ giọng và dây thanh quản.
Khi chúng ta hít thở, môi giọng mở ra tạo thành một cửa hình tam giác để
luồng không khí( hơi thở) đi ngang. Khi môi giọng được đóng lại, nghĩa là bị ép
vào giữa, các môi nằm sát cạnh nhau.Tại vị trí này, chúng ta có thể tạo ra âm
thanh. Hai mép của môi giọng càng khép kín và co ngắn lại khi chúng ta hát một
âm thanh càng cao.
Hay nói cách khác, thanh quản là bộ phận chủ yếu phát ra âm thanh. Đó là một
ống nối tiếp với khí quản, nằm ở phía trước cổ, phần giữa thanh quản thắt lại như
cổ chai, chỗ thắt lại này là do những dây cơ và sụn nằm chắn ngang hai bên, đó là
thanh đới. Thanh đới khi không hoạt động nằm ở hai bên ống thanh quản tạo nên
một khe hở gọi là khe thanh quản. Khe này thay đổi hình dáng, lúc đóng, lúc mở
do thanh đới rung lên, dưới tác động của luồng hơi thở từ phía phổi đẩy ra.
Thanh đới là phần quan trọng nhất của thanh quản, nó là một tổ chức hết sức
sinh động, cấu tạo không thuần nhất bởi những dây cơ và sụn, chúng chịu sự điều

khiển trực tiếp của hệ thống thần kinh trung ương. Mặc dù phát ra âm thanh nhờ
tác động của hơi thở, song thanh đới hoàn toàn không giống lưỡi gà của những
nhạc khí hơi.(Hình dưới)Tác dụng của các cơ nhẫn giáp kéo dài(căng) nếp thanh
âm.


Tác dụng của các cơ nhẫn- phễu sau
Dạng xa nếp thanh âm

Tác dụng của các cơ phễu bên
Khép nếp thanh âm

Tác dụng của cơ phễu ngang
Tác dụng của các cơ thanh âm và giáp phễu
Khép nếp thanh âm
Làm ngăn ( chùng) nếp thanh âm.
Hoạt động của thanh đới là hoạt động chủ yếu trong quá trình phát âm. Tất cả
những hoạt động khác, mặc dù giữ vai trò quan trọng và liên quan, nhưng nói
chung cũng chỉ phục vụ, hỗ trợ và phát huy cho hoạt động của thanh đới mà thôi.
Ta phải xác định điều này để thấy rõ hoạt động nào là hoạt động chủ yếu trong quá
trình phát âm, từ đó có sự chú ý trong khi học tập.
Nếu như luồng hơi thở tác động lên thanh đới làm thanh đới rung phát ra âm
thanh, thì trong thời gian hoàn thành chức năng đó, thanh đới cũng tác động trở lại
đối với luồng hơi thở ra. Hai lực tác động lẫn nhau luôn luôn phải ở mức độ tương
ứng phù hợp với nhau mới tạo nên một âm thanh mong muốn. Nếu lực của hơi thở
đẩy ra mạnh hơn hẳn lực cản của thanh đới rung, thanh đới phải chịu một áp lực
quá mạnh sẽ ảnh hưởng tới độ rung của nó, tạo nên một âm thanh quá căng thẳng
như tiếng gào thét. Ngược lại nếu lực của hơi thở đẩy ra quá yếu, thanh đới sẽ
không rung lên được một âm thanh có cao độ, cường độ cần thiết. Và với hơi thở
yếu đó, ta cứ cố gắng để có một âm thanh như ý muốn và có thể xảy ra tình trạng

vỡ tiếng. Sức mạnh và khả năng làm việc của thanh đới là điều kiện tối cần thiết
cho người học hát. Một giọng hát tốt trước tiên thanh đới phải là một thanh đới tốt,
khỏe mạnh.


Thanh đới mệt mỏi, suy yếu là nguyên nhân chủ yếu của những âm thanh xấu.
Ta không thể hát tốt được khi bị khản cổ,vì đó là biểu hiện thanh đới bị tổn thương.
Bởi vậy những người học hát phải luôn luôn chú ý bảo vệ thanh đới, theo dõi hoạt
động của nó, nếu thấy biểu hiện nào không bình thường thì phải nghỉ hát, đi khám
để kịp thời điều trị. Một biện pháp bảo vệ thanh đới tốt nhất là phải hát đúng.
Nghĩa là hát theo một phương pháp mà mọi hoạt động hỗ trợ cho thanh đới đều
phải phù hợp. Một điều phải luôn luôn nhớ là không bao giờ được hát quá sức.
Phải hát bằng khả năng mà giọng hát của mình cho phép, tránh tình trạng thích hát
quá to đến nỗi như gào thét, kiểu hát này sẽ dẫn tới hiện tượng mất giọng, tức là
thanh đới mất khả năng làm việc một cách linh hoạt theo yêu cầu của nghệ thuật ca
hát. Đó là sai lầm rất nghiêm trọng về phương pháp mà những ca sĩ chuyên nghiệp
cũng như không chuyên cần phải luôn chú ý để không mắc phải.
Hình dưới đây chỉ cho chúng ta quan sát các vùng liên quan tới những bộ phận
phát tiếng, truyền âm, thanh quản, thanh đới, thực quản…và những khoảng xoang,
vùng để tạo nên khoảng vang cộng minh.


2.2. CUỐNG HỌNG
Phần trên thanh đới có hai khoảng trống ở hai bên, song song với nhau, gọi là
thanh quản. Phần trên cùng của thanh quản có một bộ phận nhỏ như cái nắp gọi là
nắp thanh nhiệt. Nắp này mở ra khi phát âm và đóng chặt lại khi ta nuốt thức ăn, để
thức ăn đi vào thực quản không lọt vào thanh quản, cuống họng. Thanh đới rung
tạo ra âm thanh. Âm thanh đó đi từ khe thanh quản lên, trước hết được phóng to ra
trong cuống họng, một bộ phận tiếp giáp trên thanh quản. Khi há miệng rộng, hạ
cuống lưỡi xuống nhìn sâu vào trong, ta thấy được cuống họng từ nắp thanh nhiệt

đến vòm họng. Cuống họng cũng có thể mở rộng ra được chút ít so với mức bình
thường. Cuống họng còn được gọi là bộ phận truyền âm, nằm tiếp giáp với miệng,
nên dễ bị ảnh hưởng bởi những thay đổi của thời tiết, của độ nóng lạnh của các vị
khác nhau của đồ ăn, thức uống lúc đi qua nó. Cuống họng được bao bọc bởi một
tổ chức niêm mạc, dễ bị kích thích. Do vậy cần phải chú ý giữ gìn để cuống họng
không bị viêm nhiễm, ảnh hưởng không tốt đến giọng hát.


2.2.1. MIỆNG
Cuối cùng, âm thanh đi ra ngoài bằng miệng. Miệng là bộ phận hoạt động liên
tục trong suốt thời gian ca hát, hình dáng của miệng khi hoạt động phụ thuộc vào
lời của bài hát. Hoạt động của miệng bao gồm những cử động của hàm ếch mềm,
lưỡi, môi, hàm dưới và sự hỗ trợ của răng. Miệng giữ vai trò quan trọng khi phát
âm. Những âm thanh phát ra từ thanh đới đi ra ngoài thông qua những hoạt động
của miệng, tạo nên âm thanh chính xác, có âm sắc đẹp, theo những yêu cầu cần
thiết. Và cũng từ đây, âm thanh chứa đựng một nội dung cụ thể, thông qua ngôn
ngữ hợp lại bởi những nguyên âm và phụ âm do các hoạt động của miệng tạo ra.
Dưới sự chỉ đạo của não, âm thanh ở đây còn được mang những cảm xúc tinh tế có
tính nghệ thuật.
Những bộ phận của miệng như hàm ếch mềm, lưỡi, môi, hàm ếch dưới trong
khi hoạt động để tạo ra âm thanh và lời hát với nội dung và tình cảm cần thiết lại
còn có tác dụng hỗ trợ cho các hoạt động của thanh đới và hơi thở…Ca hát là nghệ
thuật kết hơp giữa âm nhạc và ngôn ngữ, vì vậy hoạt động của miệng để tạo ra
những âm thanh mang nội dung thông qua ngôn ngữ là rất quan trọng. Do vậy,
trong khi học tập thanh nhạc phải hết sức chú ý tới vấn đề này.


Ngoài các bộ phận chính của của cơ quan phát âm đã giới thiệu ở trên, còn một
phần phụ nữa cũng không kém phần quan trọng, nó hỗ trợ việc phát âm, đó là
những xoang của mũi, vòm mặt và trán. Những xoang này tạo nên cảm giác về sự

âm vang của âm thanh mà danh từ thanh nhạc gọi là cộng minh. Như vậy chúng ta
đã tìm hiểu từng bộ phận và toàn bộ cơ quan phát âm, xác định vị trí và chức năng
của nó trong hoạt động tạo ra tiếng hát. Những bộ phận này thực hiện những nhiệm
vụ khác nhau. Nếu hoạt động của một bộ phận nào đó không đúng, không phù hợp,
sẽ phá hoạt động của các bộ phận khác. Chúng ta nghiên cứu từng bộ phận để thấy
tác động của nó trong toàn bộ, để có những hiểu biết chính xác về quá trình tạo ra
tiếng hát và với việc tập luyện, dần dần chủ động được giọng hát của mình, biểu
hiện được những yêu cầu về tình cảm, nội dung nghệ thuật.


×