Tải bản đầy đủ (.pdf) (95 trang)

Xác định hàm lượng asen, chì và cadimi tích tụ trong sò huyết (anadara granosa) ở một số xã thuộc huyện cần giờ, tp hồ chí minh bằng phương pháp quang phổ khối plasma cảm ứng ICP MS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.72 MB, 95 trang )

MỤC LỤC
DANH MỤC HÌNH

6

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

7

MỞ ĐẦU

8

1. Lý do chọn đề tài

8

2. Mục đích đề tài

11

3. Nhiệm vụ nghiên cứu

11

4. Đối tƣợng nghiên cứu

11

5. Giới hạn, phạm vi nghiên cứu


11

6. Nội dung nghiên cứu

11

7. Các tiếp cận, phƣơng pháp nghiên cứu

12

CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. TỔNG QUAN VỀ ĐỊA ĐIỂM VÀ KHÁCH THỂ LẤY MẪU
1.1.1.Vài nét về huyện Cần Giờ
1.1.1.1. Đặc điểm địa hình

14
144
144

1.1.1.2. Đặc điểm khí hậu - thủy tƣợng

15

1.1.1.3. Đặc điểm thủy văn

15

1.1.2.Vài nét về xã Long Hòa

17


1.1.2.1. Đặc điểm địa lí tự nhiên

17

1.1.2.2. Đặc điểm kinh tế- xã hội

18

1.1.3. Vài nét về xã Lý Nhơn

19

1.1.3.1. Đặc điểm tự nhiên:

19

1.1.3.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội

20

1.1.4. Vài nét về xã An Thới Đông

21

1.1.4.1. Đặc điểm tự nhiên

21

1.1.4.2. Đặc điểm kinh tế xã hội


22

1.1.5. Vài nét về Sò huyết

23

1.1.5.1. Đặc điểm sinh học của sò huyết (Andara granosa)

23

1.1.5.2. Vai trò của sò huyết

24

a) Vai trò dinh dƣỡng của sò huyết

24

b) Vai trò trong y học

26

1.2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ HÀM LƢỢNG KIM LOẠI NẶNG TRONG
NHUYỄN THỂ HAI MẢNH VỎ Ở VIỆT NAM VÀ NƢỚC NGOÀI
1.2.1. Tình hình nghiên cứu trong nƣớc

27

1.2.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nƣớc


30

1.3. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ KIM LOẠI NẶNG
2

27

35


1.3.1. Các dạng tồn tại của kim loại trong đất, trong nƣớc

35

1.3.1.1. Các dạng tồn tại của kim loại trong đất

35

1.3.1.2. Các dạng tồn tại của kim loại nặng trong nƣớc

36

1.3.2. Độc tính của một số kim loại

36

1.3.2.1. Độc tính của Asen

37


1.3.2.2. Tác dụng sinh hóa của Cadimi
1.3.2.3. Tác dụng sinh hóa của Chì

40
43

1.3.3. Sự ô nhiễm kim loại nặng tại vùng cửa sông, vùng ven biển và biển

46

1.4. CÁC PHƢƠNG PHÁP XỬ LÝ MẪU NƢỚC, MẪU SINH VẬT KHI
PHÂN TÍCH KIM LOẠI
47
1.4.1. Nguyên tắc chung xử lý mẫu

47

1.4.2. Xử lý mẫu nƣớc

48

a) Xác định kim loại dạnh hòa tan

48

b) Xử lý mẫu để xác định tổng số kim loại

48


1.4.3. Một số phƣơng pháp xử lý mẫu động vật nhuyễn thể xác định hàm lƣợng
kim loại nặng
50
1.5. CÁC PHƢƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH KIM LOẠI NẶNG

54

1.5.1.Phƣơng pháp trắc quang

55

1.5.2. Phƣơng pháp huỳnh quang tia X

55

1.5.3. Phƣơng pháp hấp thụ nguyên tử

55

1.5.4. Phƣơng pháp ICP - AES

56

1.5.5. Phƣơng pháp ICP - MS

57

1.5.6. Phƣơng pháp Von - Ampe hòa tan

57


1.6. PHƢƠNG PHÁP ICP - MS

59

1.6.1. Nguyên tắc của phƣơng pháp ICP- MS

59

1.6.2. Ứng dụng của phƣơng pháp phân tích bằng ICP- MS

60

CHƢƠNG 2. VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP THỰC NGHIỆM

61

2.1. Thiết bị, dụng cụ, hóa chất

61

2.1. Thiết bị, dụng cụ

61

2.1.1. Hóa chất
2.2. Lấy mẫu và xử lý mẫu
2.2.1. Lấy mẫu, bảo quản mẫu
2.3. Xử lý mẫu, phân tích mẫu


61
62
62
65

2.3.1. Xử lý mẫu

65

2.3.2. Tiến hành phân tích

67

2.4. Khảo sát tình hình tiêu thụ sò huyết

69

3


2.5. Đánh giá rủi ro sức khỏe hàm lƣợng asen, cadimi và chì trong sò huyết
CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

69
71

3.1. Kết quả xác định độ ẩm, hệ số khô kiệt

71


3.2. Kết quả phân tích hàm lƣợng kim loại nặng trong sò huyết

71

3.2.1. Kết quả phân tích hàm lƣợng asen

71

3.2.2. Kết quả phân tích hàm lƣợng cadimi

73

3.2.3. Kết quả phân tích hàm lƣợng chì

75

3.3. Kết quả phân tích mẫu nƣớc nuôi sò huyết

77

3.3.1. Kết quả phân tích hàm lƣợng asen trong nƣớc

77

3.3.2. Kết quả phân tích hàm lƣợng cadimi trong nƣớc

79

3.3.3. Kết quả phân tích hàm lƣợng chì trong nƣớc


80

3.4. Kết quả phân tích tƣơng quan

81

3.4.1. Tƣơng quan về hàm lƣợng giữa các kim loại

81

3.4.2. Kết quả phân tích hồi qui tuyến tính

82

3.5. Kết quả khảo sát tình hình tiêu thụ sò huyết

83

3.5.1. Địa chỉ mua sò huyết

83

3.5.2. Tần suất ăn sò huyết/ tuần

84

3.5.3. Lƣợng tiêu thụ sò huyết/ bữa ăn

84


3.5.4. Khảo sát việc nắm bắt thông tin về kim loại nặng trong sò huyết

85

3.5.5. Khảo sát nguồn cung cấp thông tin về kim loại nặng trong sò huyết

85

3.5.6. Khảo sát ý kiến của ngƣời tiêu dùng về độ an toàn khi ăn sò huyết

86

3.6. Đánh giá rủi ro khi sử dụng sò huyết

86

3.6.1. Hàm lƣợng trung bình của các kim loại nặng trong sò huyết
(mg/kg trọng lƣợng tƣơi)
86
3.6.2. Đánh giá rủi ro sức khỏe khi sử dụng sò huyết
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

87
88

KẾT LUẬN

88

ĐỀ XUẤT


89

TÀI LIỆU THAM KHẢO

90

4


DANH MỤC BẢNG BIỂU
STT

Tên bảng

Trang

1

Bảng 1.1. Tổng hợp sản lƣợng sò trên địa bàn huyện Cần Giờ năm 2013

17

2

Bảng 1.2. Thành phần giá trị dinh dƣỡng chứa trong 100 gram thịt sò huyết

25

Bảng 1.3. Các phƣơng pháp và tiêu chuẩn dùng để xác định một số


57

3

4

5

kim loại nặng trong nƣớc
Bảng 1.4. So sánh khả năng phát hiện của các kỹ thuật phân tích

58

quang phổ
Bảng 2.1. Danh sách thả nuôi sò huyết ở ba xã của huyện Cần Giờ

63

năm 2013

6

Bảng 2.2. Địa điểm lấy mẫu,ký hiệu, kích thƣớc mẫu sò huyết

64

7

Bảng 2.3. Địa điểm lấy mẫu, ký hiệu mẫu nƣớc


64

8

Bảng 2.4. Số khối và tỷ lệ đồng vị của các nguyên tố cần phân tích

67

9

Bảng 2.5. Các thông số tối ƣu cho máy đo ICP-MS

68

10

Bảng 3.1. Kết quả xác định độ ẩm, hệ số khô kiệt

71

11

Bảng 3.2. Kết quả xác định hàm lƣợng asen (As) trong sò huyết

72

12

Bảng 3.3. Kết quả xác định hàm lƣợng cadimi (Cd) trong sò huyết


74

13

Bảng 3.4. Kết quả xác định hàm lƣợng chì (Pb) trong sò huyết

76

14

Bảng 3. 5. Kết quả phân tích hàm lƣợng asen trong nƣớc nuôi sò huyết

78

15

Bảng 3.6. Kết quả phân tích hàm lƣợng cadimi trong nƣớc nuôi sò huyết

79

16

Bảng 3.7. Kết quả phân tích hàm lƣợng chì trong nƣớc nuôi sò huyết

80

Bảng 3.8. Hệ số tƣơng quan Pearson giữa hàm lƣợng các kim loại

81


17

18

nặng trong nƣớc nuôi sò huyết
Bảng 3.9. Hệ số tƣơng quan Pearson giữa hàm lƣợng các kim loại

82

nặng trong sò huyết (α = 0,05) ở bãi nuôi số 1

19

Bảng 3.10. Chuyển đổi từ hàm lƣợng khô sang hàm lƣợng tƣơi

87

20

Bảng 3.11. Kết quả đánh giá rủi ro sức khỏe

87

5


DANH MỤC HÌNH
STT


Tên hình

Trang

1

Hình 2.1. Máy ICP-MS 810 – Bruker

61

2

Hình 2.2. Bản đồ địa điểm lấy mẫu

65

3

Hình 2.3. Sò huyết trƣớc khi xử lý

66

4

Hình 2.4. Sò huyết sau khi lựa chọn và rửa sạch

66

5


Hình 2.5. Mẫu sau khi tách vỏ và rửa

66

6

Hình 2.6. Đồ thị đƣờng chuẩn xác định hàm lƣợng asen

68

7

Hình 2.7. Đồ thị đƣờng chuẩn xác định hàm lƣợng Cd

68

8

Hình 2.8. Đồ thị đƣờng chuẩn xác định hàm lƣợng Pb

69

9

Hình 3.1. Đồ thị biểu thị hàm lƣợng asen trong sò huyết ở bãi số1

72

10


Hình 3.2. Đồ thị biểu thị hàm lƣợng asen trong sò huyết ở bãi số2

73

11

Hình 3.3. Đồ thị biểu thị hàm lƣợng cadimi trong sò huyết ở bãi số1

74

12

Hình 3.4. Đồ thị biểu thị hàm lƣợng cadimi trong sò huyết ở bãi số 2

75

13

Hình 3.5. Đồ thị biểu thị hàm lƣợng chì trong sò huyết ở bãi số 1

76

14

Hình 3.6. Đồ thị biểu thị hàm lƣợng chì trong sò huyết ở bãi số 2

77

Hình 3.7. Đồ thị biểu thị hàm lƣợng asen trong nƣớc nuôi sò huyết ở


78

15

16

17

bãi số 1
Hình 3.8. Đồ thị biểu thị hàm lƣợng cadimi trong nƣớc nuôi sò huyết ở

79

bãi số 1
Hình 3.9. Đồ thị biểu thị hàm lƣợng chì trong nƣớc nuôi sò huyết ở bãi

81

số 1

18

Hình 3.10. Tƣơng quan giữa hàm lƣợng asen trong mô sò huyết và trong nƣớc

82

19

Hình 3.11. Tƣơng quan giữa hàm lƣợng cadimi trong mô sò huyết và trong nƣớc


83

20

Hình 3.12. Tƣơng quan giữa hàm lƣợng chì trong mô sò huyết và trong nƣớc

83

21

Hình 3.13. Đồ thị biểu thị % các địa chỉ mua sò huyết

84

22

Hình 3.14. Đồ thị biểu thị % tần suất ăn sò huyết/ tuần

84

23

Hình 3.15. Đồ thị biểu thị lƣợng sò huyết / bữa ăn

85

6


24


Hình 3.16. Đồ thị biểu thị việc nắm bắt thông tin về kim loại nặng

85

trong sò huyết

25

Hình 3.17. Đồ thị biểu thị nguồn thông tin về kim loại nặng trong sò huyết

86

26

Hình 3.18. Đồ thị biểu thị ý kiến ngƣời tiêu dùng về độ an toàn khi ăn sò huyết

86

27

Hình 3.19. Đồ thị biểu thị rủi ro sức khỏe khi sử dụng sò huyết.

87

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
AAS

: Phƣơng pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử


ATĐ

: An Thới Đông

BYT

: Bộ Y tế

EPA

: Cơ quan bảo vệ môi trƣờng (Evronmental Protection Agency)

EU

: Các nƣớc thành viên liên minh Châu Âu

FAO

: Tổ chức lƣơng thực và nông nghiệp Liên Hợp Quốc

GF - AAS: Phƣơng pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử dùng lò nhiệt điện
ICP – MS : Khối phổ plasma cảm ứng
ICP – OES: Phổ phát xạ nguyên tử ghép nối cảm ứng cao tần
LH

: Long Hòa

LN

: Lý Nhơn


Ppb

: Phần tỷ

Ppt

: Phần nghìn tỷ

QCVN

: Quy chuẩn Việt Nam

TCVN

: Tiêu chuẩn Việt Nam

WHO

: Tổ chức y tế thế giới

7. Thông tin kết quả nghiên cứu: Đề tài này đƣợc thực hiện ở Phòng thí nghiệm
khoa Khoa học Môi trƣờng, Trung tâm kỹ thuật tài nguyên môi trƣờng của Trƣờng ĐH
Sài Gòn.

7


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài

Sò huyết (tên khoa học là Anadara granosa) là loại nhuyễn thể hai mảnh vỏ sống
ở vùng ven biển, ở Việt Nam ngƣời dân quen gọi là sò trứng hay sò tròn. Hiện nay sò
huyết đang là món ăn đƣợc ƣa thích ở Việt Nam và một số nƣớc. Sò huyết là loại hải
sản rất tốt cho sức khỏe. Các thành phần dinh dƣỡng trong sò huyết nhƣ protein, lipid,
đƣờng tổng số… có tác dụng tăng cƣờng sự dẻo dai, cung cấp năng lƣợng cho cơ thể.
Trong sò huyết ngoài nguồn chất đạm phong phú, còn chứa nhiều khoáng chất có giá
trị dinh dƣỡng cao nhƣ magiê, kẽm, selen và đặc biệt là sắt (sò huyết có hàm lƣợng Fe
nhiều gấp 2 lần so với các đối tƣợng nhuyễn thể khác. Hàm lƣợng Fe trong sò huyết
tƣơng đƣơng với tam thất, vì vậy sò huyết đƣợc ví là tam thất động vật).
Sò huyết không chỉ chứa các axit amin (các kết quả nghiên cứu cho thấy trong sò
huyết chứa 9 axit amin không thay thế nhƣ methionine, threonine, lysine, isoleucine,
leucine, valine, arginine, histidine và phenylalanine), mà còn có hàm lƣợng cao
Omega-3, một axit béo quan trọng giúp bảo vệ sức khỏe tim mạch, đây là nguồn
protein đặc biệt tốt. Ngoài việc làm thực phẩm, thịt và vỏ của sò huyết còn đƣợc y
học cổ truyền dùng làm thuốc. Theo Đông y, thịt sò huyết có vị ngọt, mặn, tính ấm,
không độc, tác dụng bổ huyết, kiện vị, chứng huyết hƣ, thiếu máu, kiết lỵ ra máu mũi,
viêm loét dạ dày tá tràng, tiêu hóa kém…
Nhuyễn thể hai mảnh vỏ có khả năng đặc biệt trong việc tích tụ những chất gây ô
nhiễm nhất định trong mô của chúng với hàm lƣợng cao hơn nhiều lần so với môi
trƣờng bên ngoài, nơi chúng sinh sống và những loài này tƣợng trƣng cho ô nhiễm của
khu vực nghiên cứu
Với những đặc tính vốn có nhƣ: lấy thức ăn theo kiểu lọc nƣớc, sống trong bùn
đáy, có khả năng tích lũy một hàm lƣợng lớn các kim loại nặng mà không bị ngộ độc;
có lối sống tĩnh tại, di chuyển chậm… nên nếu môi trƣờng sống của nó bị ô nhiễm bởi
kim loại nặng thì trong mô của nó sẽ tích tụ một lƣợng kim loại nặng đáng kể. Sò
huyết có nhiều ƣu điểm nhƣ phân bố rộng, số lƣợng nhiều, dễ định dạng, có sinh khối
lớn, cơ chế lấy thức ăn đặc biệt, tốc độ hấp thụ cao hơn tốc độ đào thải, có đời sống
tĩnh tại nên dễ thu mẫu , cũng chính vì vậy những loài nhuyễn thể hai mảnh vỏ, trong
đó có sò huyết đã đƣợc nghiên cứu sử dụng làm sinh vật quan trắc môi trƣờng nƣớc bị
ô nhiễm bởi kim loại nặng và mang lại hiệu quả cao. Hiện nay, các loài nhuyễn thể nói

8


chung và sò huyết nói riêng đã đƣợc sử dụng rộng rãi trong nhiều chƣơng trình quan
trắc ô nhiễm môi trƣờng trên thế giới.
Cùng với sự phát triển của xã hội, quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa cũng
nhƣ nhu cầu phát triển của nông nghiệp không ngừng gia tăng. Các nhà máy, xí
nghiệp, khu công nghiệp đƣợc xây dựng ngày càng nhiều, các quá trình sản xuất, các
sản phẩm phế thải của các nhà máy, xí nghiệp góp phần làm xấu đi môi trƣờng sống
của chúng ta. Các quá trình thâm canh tăng vụ, tăng năng suất cây trồng đã đƣa vào tự
nhiên một lƣợng thuốc bảo vệ thực vật cũng khá nhiều. Và cũng từ đó vấn đề ô nhiễm
môi trƣờng đặc biệt là ô nhiễm kim loại nặng ngày càng gia tăng, nó đã và đang trở
thành vấn đề nóng bỏng không chỉ trong nƣớc mà cả phạm vi toàn cầu. Những kim
loại nặng nguy hiểm về phƣơng diện gây ô nhiễm môi trƣờng thƣờng đƣợc biết đến
nhƣ: Zn, Cu, Pb, Cd, Hg, Ni, As, Cr,… Các kim loại này có nguồn gốc từ quá trình sản
xuất công nghiệp hoá chất, luyện kim, hoạt động khai thác mỏ, các hoá chất dùng
trong nông nghiệp, giao thông vận tải, y tế,… Nhiều kim loại nặng đóng vai trò là
những nguyên tố vi lƣợng cần thiết cho sinh vật. Tuy nhiên, một vài trong số đó đƣợc
xem là chất độc khi hàm lƣợng tăng cao. Một số kim loại nặng nhƣ Pb, Hg, Cd có thể
gây độc ngay nồng độ thƣờng trong môi trƣờng mà chúng sinh sống. Vì lý do đó nên
hiện nay nhiều nhà khoa học trong và ngoài nƣớc quan tâm đến việc nghiên cứu sự
tích tụ các kim loại nặng trong một số loài nhuyễn thể, nhƣng sò huyết chƣa đƣợc
nghiên cứu nhiều. Mặt khác các nghiên cứu tập trung vào sự tích lũy kim loại nặng
từ trầm tích của loài nhuyễn thể, còn sự thu hút từ môi trƣờng nƣớc cũng chƣa đƣợc
nghiên cứu nhiều.
Để hạn chế việc đánh bắt đến cạn kiệt nguồn tài nguyên biển, hiện nay ở Việt
Nam đang phát triển ngành nuôi trồng thủy sản trong đó có nuôi một số loài nhuyễn
thể hai mảnh vỏ nhƣ nghêu, sò lông, sò huyết, hàu, vẹm xanh …
Nghề nuôi sò huyết ở Việt Nam bắt đầu từ khoảng 1990, tập trung ở Kiên Giang,
Bến Tre, Trà Vinh, Quảng Ninh, Ninh Thuận, Khánh Hòa và hiện nay phát triển thêm

nhiều vùng, trong đó có huyện Cần Giờ, Thành phố Hồ Chí Minh. Việt Nam đƣợc EU
(Liên minh Châu Âu) công nhận một số vùng sản xuất nghêu đạt tiêu chuẩn an toàn vệ
sinh thực phẩm, có thể xuất sang EU, trong đó có một số vùng nuôi nghêu Cần Giờ .
Cần Giờ là huyện biển duy nhất của Thành phố Hồ Chí Minh, nằm ở phía Đông Nam,
cách trung tâm thành phố khoảng 50 km đƣờng bộ. Huyện Cần Giờ tiếp cận với biển
9


Đông hiện hữu một khu rừng ngập mặn đan xen với hệ thống sông rạch dày đặc chứa
đựng các hệ sinh thái mang tính đa dạng sinh học cao với nhiều loài động thực vật đặc
hữu của miền duyên hải Việt Nam. Cần Giờ có bờ biển dài gần 20 km. Biển là nguồn
lợi to lớn của Cần Giờ, vùng biển có thể nuôi trồng nhiều loài hải sản nhƣ: nghêu, tôm,
sò, hàu, cá… và trong những năm gần đây đã nuôi nhiều sò huyết. Phần lớn những bãi
nuôi hải sản đƣợc nuôi trong môi trƣờng tự nhiên. Hàng ngày, tiếp nhận lƣợng lớn phù
sa từ các con sông lớn từ Đồng Nai, Soài Rạp đổ vào, hải sản ở đây rất mau lớn và có
vị ngọt tự nhiên rất đậm đà. Vì vậy trong cơ cấu phát triển kinh tế của huyện, ngành
thủy sản luôn đƣợc xem là ngành kinh tế mũi nhọn, là một trong những động lực phát
triển kinh tế - xã hội. Song song với việc khai thác những tiềm năng nuôi trồng thủy
sản thì vấn đề môi trƣờng nuôi trồng thủy sản ở Cần Giờ cũng cần đƣợc quan tâm, đặc
biệt sự ô nhiễm kim loại nặng (Zn, Cu, Pb, Cd, Hg, Ni, As…) bởi tính độc hại, sự
khuếch đại sinh học qua chuỗi thức ăn và sự tích lũy lâu dài của nó trong động vật
thủy sinh làm giảm chất lƣợng thủy sản và gây ngộ độc cho con ngƣời thông qua dây
chuyền thực phẩm.
Để xác định hàm lƣợng kim loại nặng có rất nhiều phƣơng pháp khác nhau, hiện
nay ở nƣớc ta và một số nƣớc trên thế giới đã sử dụng phƣơng pháp quang phổ khối
plassma cảm ứng cao tần, một phƣơng pháp có độ nhạy cao rất thích hợp với việc phân
tích lƣợng vết các kim loại nặng trong các đối tƣợng khác nhau.
Năm 2013-2014, để nghề nuôi nhuyễn thể hai mảnh vỏ khắc phục đƣợc những
khó khăn, sản xuất ra sản phẩm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và hiệu quả, giúp
bà con ngƣ dân thu đƣợc lợi nhuận cao nhất, đƣa ngành nuôi nhuyễn thể hai mảnh vỏ

phát triển ổn định và bền vững, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia phối hợp với các
Sở Nông nghiệp và PTNT của các tỉnh tổ chức Diễn đàn “Phát triển nuôi nhuyễn thể
hai mảnh vỏ bền vững”
Để góp phần đánh giá về giá trị của sò huyết cũng nhƣ môi trƣờng nuôi sò huyết
ở huyện Cần Giờ, Thành Phố Hồ Chí Minh, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Xác
định hàm lƣợng asen, chì và cadimi tích tụ trong sò huyết (Anadara granosa) ở
một số xã thuộc huyện Cần Giờ, TP Hồ Chí Minh bằng phƣơng pháp quang phổ
khối plasma cảm ứng ICP-MS”

10


2. Mục đích của đề tài
Đánh giá sự tích tụ một số kim loại nặng độc hại trong sò huyết (Anadara
granosa) ở một số xã thuộc huyện Cần Giờ, Tp. Hồ Chí Minh để từ đó dự báo về môi
trƣờng nuôi hải sản ở vùng này. Kết quả của đề tài phản ánh hiện trạng ô nhiễm (nếu
có) và qua đó cảnh báo vấn đề sử dụng các loài sinh vật có khả năng tích lũy kim loại
nặng làm thực phẩm, đồng thời đề tài cũng góp thêm dẫn liệu về sự tích tụ kim loại
nặng của loài sinh vật này.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Xác định hàm lƣợng một số nguyên tố độc hại: chì, cadmi, asen trong sò huyết
và nƣớc nuôi sò huyết ở một số xã thuộc huyện Cần Giờ, Tp. Hồ Chí Minh. Đánh giá
rủi ro khi sử dụng sò huyết.
4. Đối tƣợng nghiên cứu
Sò huyết (Andara granosa) và nƣớc nuôi sò ở một số xã thuộc huyện Cần Giờ,
Tp. Hồ Chí Minh.
Các kim loại nặng độc hại đƣợc nghiên cứu: chì, cadimi và asen
5. Giới hạn, phạm vi nghiên cứu đề tài
-


Xác định hàm lƣợng ba nguyên tố đại diện cho các kim loại nặng độc hại: chì,
cadimi, asen (các loài nhuyễn thể sống ở bùn đáy dễ tích lũy trong cơ thể các
nguyên tố này) trong mô của sò huyết và môi trƣờng nƣớc nuôi sò huyết.

-

Đánh giá rủi ro sức khỏe hàm lƣợng ba kim loại nặng trong sò huyết.

-

Địa điểm lấy mẫu: Lấy mẫu ở ba xã Long Hòa, Lý Nhơn, An Thới Đông thuộc
huyện Cần Giờ, Tp.Hồ Chí Minh.

-

Phƣơng pháp xác định: Phƣơng pháp khối phổ plassma cao tần cảm ứng ((ICP- MS)

-

Đề tài đƣợc nghiên cứu tại: Phòng thí nghiệm Khoa Khoa học Môi trƣờng Trƣờng đại học Sài Gòn (ĐHSG)

6. Nội dung nghiên cứu
-

Tổng hợp tài liệu để viết tổng quan về các vấn đề có liên quan đến đề tài, đặc
biệt là tình hình nghiên cứu trong và ngoài nƣớc về sự tích tụ kim loại nặng
trong các loài nhuyễn thể hai mảnh vỏ.

-


Lấy mẫu, xử lý mẫu

-

Phân tích mẫu
11


-

Xử lý số liệu

-

Lập phiếu điều tra: Tìm hiểu tình hình sử dụng sò huyết và những hiểu biết của
ngƣời tiêu dùng về sự có mặt kim loại nặng trong sò huyết

-

Đánh giá rủi ro sức khỏe về kim loại nặng trong sò huyết.

-

Kiến nghị và đề xuất

7. Cách tiếp cận, phƣơng pháp nghiên cứu
-

Phƣơng pháp nghiên cứu lý thuyết: Nghiên cứu các tài liệu liên quan từ sách
báo, internet để viết tổng quan một số vấn đề liên quan đến đề tài, để lựa chọn

các phƣơng pháp lấy mẫu, xử lý mẫu, phƣơng pháp phân tích phù hợp.

-

Phƣơng pháp nghiên cứu ngoài thực địa: Chọn vị trí lấy mẫu và lấy mẫu.

-

Phƣơng pháp nghiên cứu trong phòng thí nghiệm
 Lấy mẫu và xử lý mẫu sò theo TCVN hoặc tiêu chuẩn EPA
 Xử lý mẫu nƣớc theo phƣơng pháp EPA 3005A
 Phân tích mẫu sò huyết bằng phƣơng pháp ICP-MS
 Phân tích mẫu nƣớc bằng phƣơng pháp ICP-MS(cụ thể là phƣơng pháp
EPA 200.8)
Chọn phương pháp ICP-MS vì hai lý do:
Thứ nhất phƣơng pháp ICP-MS có các ƣu điểm sau:
 Nguồn ICP là nguồn năng lƣợng kích thích phổ có năng lƣợng cao, nó cho
phép phân tích hơn 70 nguyên tố từ Li - U và có thể xác định đồng thời
chúng với độ nhạy và độ chọn lọc rất cao (giới hạn phát hiện từ ppb-ppt đối
với tất cả các nguyên tố).
 Khả năng phân tích bán định lƣợng rất tốt do không cần phải dùng mẫu chuẩn
mà vẫn đạt độ chính xác cao; có thể phân tích các đồng vị và tỷ lệ của chúng.
 Tuy có độ nhạy cao nhƣng nguồn ICP lại là nguồn kích thích phổ rất ổn
định, nên phép đo ICP - MS có độ lặp lại cao và sai số rất nhỏ.
 Phổ ICP - MS ít vạch hơn phổ ICP - AES nên có độ chọn lọc cao, ảnh hƣởng
thành phần nền hầu nhƣ ít xuất hiện, nếu có thì cũng rất nhỏ, dễ loại trừ.
 Vùng tuyến tính trong phép đo ICP - MS rộng hơn hẳn các kỹ thuật phân
tích khác, có thể gấp hàng trăm lần
Với nhiều ƣu điểm vƣợt trội, kỹ thuật phân tích ICP - MS đƣợc ứng dụng rộng


rãi để phân tích nhiều đối tƣợng khác nhau đặc biệt là trong các lĩnh vực phân tích vết
12


và siêu vết phục vụ nghiên cứu sản xuất vật liệu bán dẫn, vật liệu hạt nhân, nghiên cứu
địa chất và môi trƣờng...
Thứ hai là máy ICP – MS có ở Trung tâm kỹ thuật tài nguyên môi trƣờng của
Trƣờng Đại học Sài Gòn
-

Xử lý số liệu: tìm sự khác nhau về nồng độ kim loại giữa các vùng, giữa các địa
điểm sử dụng phƣơng pháp phân tích ANOVA, tìm hệ số tƣơng quan về hàm
lƣợng các kim loại nặng trong mô của sò huyết và trong môi trƣờng nƣớc
nuôi sò sử dụng phần mềm

SPSS 12.0 (Statistical Package for Social

Sciences), vẽ biểu đồ bằng các phần mềm MS Excell
-

So sánh kết quả thu đƣợc với TCVN và tiêu chuẩn của EU

-

Tìm hiểu tình hình sử dụng sò huyết và những hiểu biết của ngƣời tiêu dùng về
sự có mặt kim loại nặng trong sò huyết: Phƣơng pháp điều tra

-

Đánh giá rủi ro sức khỏe về kim loại nặng trong sò huyết: đánh giá qua các giá

trị thƣơng số rủi ro HQ và nguy cơ gây ung thƣ TR, chỉ số rủi ro HI. So sánh với
tiêu chuẩn của US EPA (2011)

13


CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. TỔNG QUAN VỀ ĐỊA ĐIỂM VÀ KHÁCH THỂ LẤY MẪU
1.1.1.

Vài nét về huyện Cần Giờ [3, 10]

Với diện tích tự nhiên 70.421,58 hecta chiếm khoảng 1/3 diện tích thành phố,
trong đó diện tích đất lâm nghiệp có rừng ngập mặn là 37.160,62 hecta chiếm 45.67%
diện tích toàn huyện, tạo nên hệ sinh thái rừng ngập mặn rất độc đáo. Phía Bắc và
Đông giáp huyện Châu Thành, Long Thành tỉnh Đồng Nai, ranh giới là sông Lòng
Tàu, sông Đồng Tranh và sông Nhà Bè. Phía Tây giáp huyện Cần Giuộc tỉnh Long An
và huyện Gò Công tỉnh Tiền Giang qua sông Nhà Bè. Phía Bắc giáp huyện Nhà Bè –
TPHCM, ranh giới là sông Nhà Bè. Phía Nam giáp biển Đông, trung tâm huyện cách
bờ biển Thành phố Vũng Tàu về phía Đông Nam là 10km (theo đƣờng chim bay).
1.1.1.1.

Đặc điểm địa hình

Vùng cửa sông ven biển Cần Giờ là một bộ phận nhỏ nằm trong vùng cửa sông
ven biển sông Đồng Nai. Đây là một vùng đất có địa hình trũng, có hệ thống kênh rạch
chằng chịt, chịu ảnh hƣởng mạnh mẽ của chế độ thủy triều biển Đông và nền đất đƣợc
hình thành từ các quá trình tƣơng tác sông biển.
Địa hình là yếu tố quan trọng trong việc xây dựng quy hoạch phát triển kinh tế
của vùng. Địa hình bị phân cắt mạnh bởi mạng lƣới sông rạch chằng chịt (mật độ dòng

chảy 7.0 đến 11km/km2), cao độ dao động trong khoảng từ 0.0m đến 2.5m. Nhìn
chung địa hình tƣơng đối thấp và bằng phẳng, có dạng lòng chảo, trũng thấp ở phần
trung tâm (bao gồm một phần của các xã Tam Thôn Hiệp, An Thới Đông, Lý Nhơn,
Long Hòa, Thạnh An) do đƣợc hình thành từ đầm ngập cổ. Vùng ven biển (từ Cần
Thạnh đến Long Hòa) địa hình nổi cao do nền đƣợc cấu tạo bằng các giồng cát biển
cổ, vùng ven sông địa hình cũng đƣợc nâng cao do đƣợc hình thành từ các đê sông.
Hiện nay địa hình tự nhiên đang biến động mạnh chủ yếu là do các hoạt động của con
ngƣời, đặc biệt là trong quá trình phát triển cơ sở hạ tầng và vùng dân cƣ.
Do đặc điểm địa hình thấp, bị ngập triều nên hình thành hệ sinh thái đặc trƣng là
rừng ngập mặn, diện tích rừng ngập mặn Cần Giờ thuộc loại lớn ở nƣớc ta, là một
trong 9 Khu dự trữ sinh quyển của Thế giới đƣợc UNESCO công nhận năm
21/01/2000, mở ra những triển vọng tốt đẹp về du lịch sinh thái, nếu đƣợc đầu tƣ đúng

14


mức và có định hƣớng thì nguồn lợi từ ngành du lịch sinh thái là rất đáng kể và mang
tính độc đáo đặc trƣng của địa phƣơng.
1.1.1.2.

Đặc điểm khí hậu - thủy tƣợng

Khí hậu Cần Giờ mang đặc điểm nóng ẩm và chịu chi phối của quy luật gió mùa
cận xích đạo với hai mùa mƣa nắng rõ rệt. Mùa mƣa từ tháng 5÷10, mùa nắng từ tháng
11 – 4 năm sau. Nhiệt độ ổn định và cao, trung bình 250C ÷ 290C. So với các khu vực
khác trong thành phố Hồ Chí Minh, Cần Giờ là huyện có lƣợng mƣa thấp nhất, trung
bình hàng năm là 1400mm, khuynh hƣớng giảm dần từ Bắc xuống Nam.
1.1.1.3.

Đặc điểm thủy văn


Mạng lưới kênh rạch
Cần Giờ có hệ thống sông rạch chằng chịt, nhiều kênh rạch tập trung ở vùng trũng
trong nội đồng và trong rừng ngập mặn, thƣờng ở những nơi có cao độ mặt đất dƣới 2m.
Mật độ dòng chảy nơi cao nhất là 7 – 11km/km2 trong khi đó ở các huyện ngoại thành
nhƣ Hóc Môn 0,5 – 1,0 km/km2, Củ Chi 0,8 – 1,4 km/km2, Bình Chánh 3,0 – 5,0
km/km2, Thủ Đức 3,8 – 4,5 km/km2, Nhà Bè 5,0 – 7,0 km/km2. Với mạng lƣới sông
rạch nhƣ vậy và chế độ bán nhật triều không đều của biển Đông đã tạo nên sự phức tạp
trong chế độ thủy văn, thủy lực vùng cửa sông Đồng Nai-Sài Gòn. Đây là một vùng khá
phức tạp, ổn định trong trạng thái động và rất nhạy cảm, trong đó môi trƣờng nƣớc là
trung tâm và tiên quyết cho phát triển kinh tế – xã hội và bảo vệ môi trƣờng.
Cần Giờ nằm trong vùng cửa các sông lớn là sông Sài Gòn- Đồng Nai, Vàm Cỏ,
dài 234 km. Dòng chảy các sông Sài Gòn- Đồng Nai bị các hồ Dầu Tiếng, Trị An điều
tiết nên lƣu lƣợng đƣa về Cần Giờ vào mùa khô đƣợc gia tăng và về mùa lũ đƣợc giảm
bớt so với trƣớc khi có hồ này.Các sông chính nhƣ:
 Sông Nhà Bè: nơi hợp lƣu của sông Đồng Nai và sông Sài Gòn, sông rộng
1300 – 1500m, sâu 10 – 18m.
 Sông Soài Rạp: là đoạn hạ lƣu của sông Nhà Bè (tính từ Nam Hiệp Phƣớc –
Nhà Bè ra đến Vịnh Đồng Tranh), lòng sông khá rộng (2000 – 3000m)
nhƣng nông (độ sâu chỉ 6 – 8m) do vậy khả năng giao thông thủy cho tàu
lớn bị hạn chế.
 Sông Lòng Tàu – Ngã Bảy: đây là tuyến dẫn nƣớc sông Nhà Bè từ Bình
Khánh đƣa ra Vịnh Gành Rái, cửa sông Ngã Bảy rộng 800 – 500m, sông

15


Lòng Tàu hẹp (400 – 600m), uốn khúc nhƣng sâu (10 – 21m), là tuyến giao
thông thủy chủ yếu nối biển Đông với cảng Sài Gòn, Đồng Nai.
 Sông Thị Vải – Gò Gia: có phần lớn lƣu vực thuộc tỉnh Đồng Nai và Bà Rịa

– Vũng Tàu, đây là hệ thống sông chịu khống chế mạnh của biển, cả lƣu vực
sông tạo thành khu chứa nƣớc mặn rất lớn. Lòng sông Thị Vải hẹp (400 –
600m) nhƣng rất sâu (30 – 40m) thuận tiện cho việc xây dựng các cảng
nƣớc sâu. Sông Gò Gia là đoạn nối cửa sông Thị Vải với mạng lƣới sông
rạch phía Đông Cần Giờ.
Đặc điểm dòng chảy
Vùng cửa sông Cần Giờ chịu sự tƣơng tác sông – biển, trong đó ảnh hƣởng chế
độ triều của biển Đông chiếm ƣu thế. Sông rạch huyện Cần Giờ chịu ảnh hƣởng của
chế độ bán nhật triều không đều của biển Đông với biên độ lớn (3 – 4 m). Trong một
ngày nƣớc lên hai lần, xuống hai lần tạo ra dòng chảy hai chiều. Các đặc trƣng dòng
chảy thay đổi theo thủy triều: nƣớc lớn hay nƣớc ròng, lƣng triều, chân triều hay đỉnh
triều trong các kỳ triều khác nhau (triều cƣờng, triều trung hay triều kém) và thay đổi
theo mùa (mùa khô hay mùa mƣa) và mang tính chu kỳ khá rõ nét.
Biên độ triều cực đại trong vùng từ 4.0 đến 4.2m vào loại cao nhất ở Việt Nam,
biên độ triều có xu hƣớng giảm dần từ phía Nam lên phía Bắc (vì phía Nam tiếp giáp
với biển Đông). Đỉnh triều cao nhất trong năm thƣờng xuất hiện vào tháng 10, 11 và
thấp nhất vào khoảng tháng 4,5.
Độ mặn
Xét yếu tố độ mặn, qua các số liệu về độ mặn đo đƣợc từ 1977 đến 2000 cho thấy
độ mặn lớn nhất khi triều cƣờng và nhỏ nhất khi triều kém. Diễn biến ngập mặn phụ
thuộc vào sự kết hợp giữa thủy triều ở biển Đông và lƣu lƣợng nƣớc ở thƣợng nguồn
hệ thống sông Đồng Nai – Sài Gòn. Vào khỏang tháng 4, nƣớc biển chiếm ƣu thế
trong mối tƣơng tác sông – biển, nƣớc mặn xâm nhập sâu hơn vào trong vùng đất liền.
Ngƣợc lại, vào khoảng tháng 9, 10 khi các con sông giữ vai trò ƣu thế trong lực tƣơng
tác sông – biển, lúc đó nƣớc ngọt từ sông đẩy lùi nƣớc mặn ra biển làm hạ bớt độ mặn
của nƣớc trong khu vực.

16



Bảng 1.1. Tổng hợp sản lượng sò huyết của ba xã trên địa bàn huyện Cần Giờ
năm 2013
Xã,thị trấn

Số hộ

Diện tích(ha)

Sản lƣợng(tấn)

An Thới Đông

1

5

70

Lý Nhơn

1

48

56

Long Hòa

11


123

595

1.1.2.

Vài nét về xã Long Hòa [3;10]

1.1.2.1.

Đặc điểm địa lí tự nhiên

Xã Long Hòa nằm ở phía Đông nam huyện Cần Giờ thành phố Hồ Chí Minh.
Phía Bắc giáp xã An Thới Đông, phía Tây giáp sông Đồng Tranh, phía Đông giáp thị
trấn Cần Thạnh, phía Nam giáp biển Đông. Long Hòa cách trung tâm Cần Giờ 13,4
km, cách trung tâm thành phố Hồ Chí Minh 56.6 km theo đƣờng bộ và cách Vũng Tàu
khoảng 12 km theo đƣờng biển.
Với diện tích tự nhiên 13.257,69 hecta, thuộc vùng bồi tụ của lƣu vực sông Đồng
Nai – Long Tàu – Soài Rạp, nên đất đai của Long Hòa mang đặc điểm thổ nhƣỡng khá
tiêu biểu gồm bốn loại đất là: đất phèn, đất phù sa nhiễm mặn phèn, phù sa ngập úng
và đất cát ven biển.
Với 12 km bờ biển, chiếm tỷ lệ 60% tổng chiều dài bờ biển của huyện, Long Hòa
chẳng những có điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế ngƣ nghiệp và diêm nghiệp
mà còn có nhiều điều kiện để thu hút đầu tƣ phát triển khu nghỉ mát cao cấp ven biển.
Chịu ảnh hƣởng bởi đặc điểm khí hậu của vùng nhiệt đới gió mùa và ảnh hƣởng
thủy triều của biển Đông nên khí hậu ở Long Hòa có hai mùa rõ rệt là mùa mƣa và
mùa nắng. Mùa mƣa bắt đầu từ tháng 5 đến hết tháng 9 với lƣợng mƣa trung bình từ
1300mm. Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ trung bình từ 28o C đến
30o C. Đặc điểm chung của khí hậu ở Long Hòa là nóng ẩm, mƣa nhiều và có sự mát
mẻ của gió biển vùng cận duyên hải.

Long Hòa có một hệ thống sông rạch chằng chịt trong xã gồm: sông Đồng Tranh,
sông Đồng Hòa, sông Hà Thanh, sông Hào Võ, rạch Cây Trôm Bé, rạch Cây Trôm
Lớn, rạch Cổ Cò, rạch Cá Mang, rạch Cá Trăng, rạch Lò Than, rạch Cây Đa, rạch Bà
Sanh, rạch Lò Vôi…
17


Sông, rạch ở Long Hòa chịu ảnh hƣởng chế độ bán nhật triều của biển Đông, mỗi
ngày có hai lần nƣớc lên và nƣớc xuống. Mùa nƣớc lớn kéo dài từ tháng 8 đến tháng 2
năm sau, lớn nhất vào tháng 11. Mùa nƣớc xuống từ tháng 3 đến tháng 8, xuống thấp
nhất vào tháng 7 và tháng 8.
Về giao thông đƣờng bộ, Long Hòa có hai trục bộ chính là: trục lộ Cần Giờ Long Thạnh – Đồng Hòa dài 13km và trục bộ Long Thạnh – Hòa Hiệp dài 3km và có
khoảng 14km đƣờng Rừng Sác nằm trong địa phận của xã. Cùng với đƣờng bộ, hệ
thống sông rạch chạy chằng chịt trên địa bàn xã đã tạo thành mạng lƣới giao thông
đƣờng thủy rất thuận lợi cho việc đi lại của nhân dân.
1.1.2.2.

Đặc điểm kinh tế- xã hội

Hoạt động kinh tế của ngƣời dân Long Hòa chủ yếu dựa trên năm ngành nghề
chính: ngƣ nghiệp, diêm nghiệp, nông nghiệp, thủ công nghiệp và thƣơng nghiệp.
 Về ngƣ nghiệp: ngƣời dân sinh sống chủ yếu bằng nghề đánh bắt hải sản.
Trƣớc đây ngƣ dân phần lớn đều phải tự làm lấy thuyền, lƣới và các ngƣ cụ
khác để phục vụ cho việc đánh bắt hải sản. Vì không có phƣơng tiện đánh
xa bờ nên hình thức đánh bắt chủ yếu lúc bấy giờ là đánh bắt ven bờ và trên
sông rạch. Ngày nay đƣợc Nhà nƣớc cho vay vốn, ngƣ dân ở xã Long Hòa
đã có điều kiện để phát triển nghề đánh bắt xa bờ.
 Về diêm nghiệp: Nằm ở vùng nƣớc biển có độ mặn cao nên nghề làm muối
ở đây cũng có điều kiện phát triển. Nghề làm muối đã thu hút nhiều lao
động và gắn bó với ngƣời dân nơi đây từ lâu đời.

 Về nông nghiệp: Đất đai ở Long Hòa không thuận lợi cho việc trồng lúa
nƣớc, vì vậy việc canh tác cây lúa ở đây không phát triển bằng nghề trồng
cây ăn quả và chăn nuôi gia súc, gia cầm. Mặc dù hoạt động nông nghiệp
của ngƣời dân Long Hòa không phát triển bằng hoạt động biển, nhƣng vào
những ngày biển động không đi biển đƣợc thì hoạt động trong lĩnh vực kinh
tế nông nghiệp cũng thu hút một bộ phận lớn ngƣời dân Long Hòa.
 Về sản xuất tiểu thủ công nghiệp: trƣớc năm 1975, sản xuất tiểu thủ công
nghiệp ở Long Hòa hầu nhƣ không có gì đáng kể ngoài một số điểm đan, vá
lƣới và mộc với quy mô hết sức nhỏ bé. Sau năm 1975, đƣợc sự giúp đỡ của
chính quyền một số ngành nghề chế biến thủy hải sản bắt đầu phát triển.

18


 Về hoạt động thƣơng nghiệp: Hoạt động thƣơng nghiệp ở xã ngoài việc
ngƣời dân buôn bán sản vật với nhau còn buôn bán một số ngành hàng khác
phục vụ cho đời sống và sản xuất của nhân dân.
1.1.3.

Vài nét về xã Lý Nhơn [3; 10]

1.1.3.1.

Đặc điểm tự nhiên:

Vị trí địa lý:
Xã Lý Nhơn huyện Cần Giờ nằm về phía Nam của ngoại thành TP.HCM, cách
trung tâm thành phố khoảng 60 km; có toạ độ địa lý: 10022’14’’ -10040’00’’ vĩ độ bắc;
106046’12” - 107000’50’’ kinh độ đông.
Giới hạn địa lý:

Ranh giới hành chính đƣợc xác định nhƣ sau:
 Phía Bắc giáp xã An Thới Đông, huyện Cần Giờ;
 Phía Nam giáp biển đông ở cửa sông Soài Rạp;
 Phía Đông và Đông Bắc giáp tiểu khu 8, 9,10 (An Thới Đông) và tiểu khu
11 (Long Hoà) qua sông Vàm Sát – Lò Rèn - Dinh Bà;
 Phía Tây giáp tỉnh Tiền Giang và Long An qua sông Soài Rạp.
Lý Nhơn có 2 con sông lớn (sông Vàm Sát và sông Soài Rạp) chảy qua, đây là
điều kiện thuận lợi trong giao lƣu phát triển Kinh tế - Văn hóa - Xã hội với bên ngoài
theo hƣớng đƣờng thủy, nhất là các hƣớng từ Tiền Giang, Long An,Vũng Tàu, nội
thành TP.HCM.
Diện tích tự nhiên: 15.815,21 ha, chiếm 22,46% diện tích tự nhiên của huyện.
Địa bàn xã có 03 ấp, gồm: ấp Lý Hoà Hiệp, Tân Điền, Lý Thái Bửu, nhân dân
trên địa bàn xã chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản và làm muối.
-

Về địa hình: địa bàn có địa hình bằng phẳng, cao trình tự nhiên từ 0,70 đến 1,20
m, thuận lợi cho việc thi công và cấp nƣớc theo triều, nuôi trồng thủy sản. Tuy
nhiên, với chênh lệnh cao trình < 40 cm, trong sản xuất muối việc sang nƣớc
giữa các ô chạt và kết tinh phải cần có động lực (xa quạt, máy bơm) và khó duy
trì lớp nƣớc chạt dày >50cm để thu hồi thạch cao trong ruộng chạt.

-

Thổ nhưỡng:
Gồm 2 nhóm chủ yếu:

19


 Đất phù sa trên nền phèn tiềm tàng, nhiễm mặn mùa khô chiếm 1.385 ha.

Phân bố thành hành lang theo đê tự nhiên ven sông. Đặc tính nhóm đất này
là hàm lƣợng mùn ở tầng mặt tƣơng đối khá, nhƣng giảm mạnh về chiều
sâu, lân và kali tổng số ở mức trung bình, thích nghi trồng lúa và cây ăn trái.
Yếu tố hạn chế là không có nguồn nƣớc ngọt bổ sung vào mùa khô.
 Nhóm đất phèn phân bố phía Bắc xã Lý Nhơn đƣợc cấu tạo theo kiểu ven
sông, bắt đầu từ cửa sông Vàm Sát kết thúc về phía Nam ở rạch Cá Nháp.
-

Khí hậu:
Nằm trong khu vực gió mùa cận xích đạo. Trong năm có một mùa mƣa và một

mùa khô tƣơng phản sâu sắc. Mùa mƣa từ tháng 5 đến tháng 11, bắt đầu khoảng 2025/5, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau, bắt đầu khoảng 20-25/12.
Lƣợng bức xạ mặt trời phong phú, cán cân bức xạ năm là 94 Kcak/cm2. Số giờ
nắng trong năm dồi dào hơn, nhìn chung số giờ nắng giảm dần trong mùa mƣa và tăng
dần trong mùa khô. Tháng 9 có số giờ nắng ít nhất và tháng 3 có số giờ nắng nhiều nhất.
Nhiệt độ tƣơng đối cao, trung bình tháng từ 25,7 – 28,8 oC.
Trong các tháng mùa mƣa có độ ẩm không khí tƣơng đối trung bình là 80 – 86%,
trong đó tháng 9 là cao nhất. Trong các tháng mùa khô có độ ẩm thấp hơn, nhất là
tháng 2 và tháng 3 chỉ 71%
Phần lớn thời gian trong năm độ mặn nƣớc sông luôn > 4o/oo. Trung bình thời
gian nƣớc sông có độ mặn < 4o/oo kéo dài khoảng 40 ngày (tháng 10).
1.1.3.2.

Đặc điểm kinh tế - xã hội

Dân số toàn xã là 5.573 nhân khẩu (Nam 2676 ngƣời, chiếm 48,02 %; nữ 2897
ngƣời, chiếm 51,98 %), 1.446 hộ gia đình, mật độ dân số bình quân khá thấp 35
ngƣời/km2. Trong đó có 1.041 hộ sản xuất nông nghiệp là chính, chiếm khoảng 72%,
số hộ còn lại chủ yếu hoạt động trong các ngành nghề phi nông nghiệp.
-


Cơ cấu kinh tế: Lý Nhơn là một xã thuần nông, ngoại thành thành phố Hồ Chí
Minh, có tốc độ đô thị hoá còn chậm, cơ cấu kinh tế phần lớn đóng góp của
ngành nông nghiệp (55%), kế đến là công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp (làm
muối) chiếm 37%

-

Nông nghiệp giữ vai trò quan trọng trong cơ cấu kinh tế (chiếm 55% tổng thu
nhập), chủ yếu nuôi trồng thuỷ sản, đánh bắt. Trong thời gian qua dịch bệnh trên

20


con tôm thƣờng xuyên xảy ra, diện tích đất nông nghiệp giảm dần do ảnh hƣởng
biến động về sử dụng đất gây ảnh hƣởng không nhỏ đến nền kinh tế - xã hội của
xã. Tuy nhiên, đây là xã thuần nông nên ngành nông nghiệp vẫn chiếm một phần
quan trọng trong tỷ trọng đóng góp. Vì vậy các ngành chức năng quan tâm hơn
nữa về việc tuyên truyền, áp dụng khoa học kỹ thuật, quản lý dịch bệnh, tìm các
mô hình nuôi mới giúp cho nông dân phát triển kinh tế trong lĩnh vực này.
-

Sản xuất diêm nghiệp: Hiện nay nghề muối đang phát triển do giá muối tăng cao,
toàn xã có 376 hộ sản xuất với diện tích 657,7ha, tổng sản lƣợng thu đƣợc khoảng
27.623 tấn, tổng doanh thu ƣớc khoảng 47 tỷ đồng, chiếm gần 37% tổng giá trị
đóng góp. Đã triển khai thành công mô hình muối trải bạt, bƣớc đầu cho thấy có
hiệu quả tăng năng suất, chất lƣợng, nghề muối đóng góp một phần không nhỏ
trong việc giải quyết việc làm, phát triển kinh tế - xã hội của địa phƣơng.

1.1.4.


Vài nét về xã An Thới Đông [3;10]

1.1.4.1.

Đặc điểm tự nhiên

- Xã An Thới Đông nằm về phía Bắc huyện Cần Giờ, cách trung tâm thành phố
khoảng 30km; có toạ độ địa lý: 10026-10040 vĩ độ bắc; 106041-106056 kinh độ đông.
- Giới hạn địa lý :
Ranh giới hành chính đƣợc xác định nhƣ sau :
 Phía Bắc giáp xã Bình Khánh, huyện Cần Giờ;
 Phía Nam giáp xã Long Hòa, xã Lý Nhơn huyện Cần Giờ;
 Phía Đông giáp xã Tam Thôn Hiệp, huyện Cần Giờ;
 Phía Tây giáp sông Soài Rạp và xã Hiệp Phƣớc, huyện Nhà Bè.
An Thới Đông có 2 con sông lớn (sông Lòng Tàu và sông Soài Rạp) chảy qua,
đây là điều kiện thuận lợi trong giao lƣu phát triển Kinh tế - Văn hóa - Xã hội với bên
ngoài theo hƣớng đƣờng thủy, nhất là các hƣớng từ miền Tây Nam Bộ, nội thành
TP.HCM.
Diện tích tự nhiên : 10.372,48 ha, chiếm 14,73% diện tích tự nhiên của huyện.
Địa bàn xã có 06 ấp, gồm : ấp An Bình, An Hòa, An Đông, An Nghĩa, Doi Lầu,
Rạch Lá, nhân dân trên địa bàn xã chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy
sản và một số ít thƣơng mại, dịch vụ.

21


-

Về địa hình: địa bàn có địa hình bằng phẳng, cao trình tự nhiên từ 0,70 đến

1,20m, thuận lợi cho việc thi công và cấp nƣớc theo triều, nuôi trồng thủy sản.

-

Thổ nhưỡng:
Gồm 2 nhóm chủ yếu :
 Đất phù sa trên nền phèn tiềm tàng, nhiễm mặn mùa khô chiếm 30% tổng
diện tích tự nhiên. Phân bố thành hành lang theo đê tự nhiên ven sông. Đặc
tính nhóm đất này là hàm lƣợng mùn ở tầng mặt tƣơng đối khá, nhƣng giảm
mạnh về chiều sâu, lân và kali tổng số ở mức trung bình. Yếu tố hạn chế là
không có nguồn nƣớc ngọt bổ sung vào mùa khô.
 Nhóm đất phèn phân bố trên địa bàn xã đƣợc cấu tạo theo ven sông, có
lƣợng phù sa màu mỡ sau khi triều cƣờng.

-

Khí hậu:
Nằm trong khu vực gió mùa cận xích đạo. Trong năm có một mùa mƣa và một

mùa khô tƣơng phản sâu sắc. Mùa mƣa từ tháng 5 đến tháng 11, bắt đầu khoảng 2025/5, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau, bắt đầu khoảng 20-25/12.
Lƣợng bức xạ mặt trời phong phú, cán cân bức xạ năm là 94 Kcak/cm2. Số giờ
nắng trong năm dồi dào hơn, nhìn chung số giờ nắng giảm dần trong mùa mƣa và tăng
dần trong mùa khô. Tháng 9 có số giờ nắng ít nhất và tháng 3 có số giờ nắng nhiều nhất.
Nhiệt độ tƣơng đối cao, trung bình tháng từ 25,7 – 28,8 oC.
Trong các tháng mùa mƣa có độ ẩm không khí tƣơng đối trung bình là 80 – 86%,
trong đó tháng 9 là cao nhất. Trong các tháng mùa khô có độ ẩm thấp hơn, nhất là
tháng 2 và tháng 3 chỉ 71%
Phần lớn thời gian trong năm độ mặn nƣớc sông luôn > 4o/oo. Trung bình thời
gian nƣớc sông có độ mặn < 4o/oo kéo dài nhiều ngày.
1.1.4.2.


Đặc điểm kinh tế xã hội

Dân số toàn xã là 13.956 nhân khẩu (Nam 7.001 ngƣời, chiếm 50,16 %; nữ 6.955
ngƣời, chiếm 49,83%), 3.483 hộ gia đình, mật độ dân số bình quân 134ngƣời/km2 (mật
độ dân số thấp do diện tích mặt nƣớc trên địa bàn xã chiếm 41,1% tổng diện tích).
Trong đó có 1.850 hộ sản xuất nông nghiệp là chính, chiếm khoảng 53%, số hộ còn lại
chủ yếu hoạt động trong các ngành nghề phi nông nghiệp.

22


Số hộ sản xuất nông nghiệp chiếm tỷ lệ khá cao chủ yếu nuôi trồng thủy sản và
làm nông nghiệp, đa phần đều có thâm niên kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp,
tuy nhiên khả năng tiếp cận khoa học kỹ thuật còn hạn chế nên cần quan tâm đúng
mức giúp cho nền nông nghiệp tại xã phát triển bền vững.
Cơ cấu kinh tế : An Thới Đông là một xã thuần nông, ngoại thành thành phố Hồ
Chí Minh, có tốc độ đô thị hoá còn chậm, cơ cấu kinh tế phần lớn đóng góp của ngành
nông nghiệp chủ yếu, đặc biệt là nuôi trồng thủy sản (trên 70%). Ngành thƣơng mại –
dịch vụ trong những năm gần đây có những bƣớc phát triển khả quan nhờ vào việc
cung ứng hàng hóa phục vụ sản xuất nông nghiệp và dịch vụ tiêu dùng, chiếm gần
15% trong cơ cấu kinh tế. Ngành công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp tuy có phát triển
theo từng năm nhƣng ở mức thấp, chiếm một phần nhỏ trong cơ cấu nền kinh tế, sản
phẩm sản xuất chủ yếu trên địa bàn là gia công may mặc, cơ khí, chế biến nƣớc đá …
Nông nghiệp giữ vai trò quan trọng trong cơ cấu kinh tế (chiếm hơn 70% tổng
thu nhập), chủ yếu nuôi trồng thuỷ sản, chăn nuôi. Trong thời gian qua dịch bệnh trên
con tôm thƣờng xuyên xảy ra, diện tích đất nông nghiệp giảm dần do ảnh hƣởng biến
động về sử dụng đất gây ảnh hƣởng không nhỏ đến nền kinh tế - xã hội của xã. Tuy
nhiên, đây là xã thuần nông nên ngành nông nghiệp vẫn chiếm một phần quan trọng
trong tỷ trọng đóng góp. Nên các ngành chức năng quan tâm hơn nữa về việc tuyên

truyền, áp dụng khoa học kỹ thuật, quản lý dịch bệnh, tìm các mô hình nuôi mới giúp
cho nông dân phát triển kinh tế trong lĩnh vực này.
Với diện tích tự nhiên 70.421,58 hecta chiếm khoảng 1/3 diện tích thành phố,
trong đó diện tích đất lâm nghiệp có rừng ngập mặn là 37.160,62 hecta chiếm 45.67%
diện tích toàn huyện, tạo nên hệ sinh thái rừng ngập mặn rất độc đáo.
1.1.5. Vài nét về Sò huyết [4]
1.1.5.1. Đặc điểm sinh học của sò huyết (Andara granosa)
-

Sò huyết còn gọi là sò trắng, sò tròn, sò gạo
Họ:
Lớp:
Tên khoa học:
Tên tiếng Anh:
Tên tiếng Việt:

Arcidae
Bivalvia
Andara granosa
Blood cockle
Sò huyết

23


Sò huyết là sinh vật thân mềm, hai mảnh vỏ. Hai mảnh vỏ có hình bầu dục bằng
nhau, đỉnh nhô cao, ngả về phía trƣớc. Mặt khớp của vỏ thẳng. Da của vỏ phủ lông.
Vỏ có 17-20 đƣờng gờ, tạo bởi những hạt nhỏ nhƣ hạt gạo xếp liền nhau. Bắp thịt để
khép vỏ phía trƣớc hình tam giác, nhỏ, bắp thịt để khép vỏ phía sau lớn hình tứ giác.
Bản lề lớn hình oval, màu nâu-đen. Vỏ có màu nâu nhạt phía ngoài, phía trong màu

kem - trắng. Sò lớn nhất có kích thƣớc chiều dài từ 5-6cm, cao từ 4- 5cm.
-

Phân bố
Sò huyết (Anadara) phân bố ở các bãi bùn mềm, ít sóng gió và nƣớc lƣu thông.

Các bãi sò thƣờng gần các cửa sông có dòng nƣớc ngọt đổ vào, nồng độ muối tƣơng đối
thấp. Sò nhỏ sống trên mặt bùn, sò lớn vùi sâu trong bùn khoảng 1-3cm. Chúng dùng
mép vỏ và màng áo ngoài thải nƣớc làm thành lỡ ở mặt bùn để hô hấp và bắt mồi.
Sò không vùi sâu nên yêu cầu về chất đáy chỉ cần khoảng 15cm bùn mềm nhƣng
tốt nhất là nền đáy là bùn pha một ít cát mịn. Sò có thể sống ở vùng triều và vùng dƣới
triều đến độ sâu vài mét. Nơi thích hợp nhất cho sò là tuyến triều thấp.
Sò có khả năng thích nghi với phạm vi biến đổi nồng độ muối rộng từ 10-35‰ (tỉ
trọng 1,007-1,017), khoảng thích hợp là từ 15-30‰. Khi nồng độ muối giảm thấp dƣới
10‰, nhất là trong mùa mƣa lũ, sò sẽ vùi sâu xuống bùn. Nếu trong một thời gian
ngắn nồng độ muối trở lại thích hợp thì sò chui lên và tiếp tục sống bình thƣờng, nếu
tình trạng nồng độ muối thấp kéo dài có thể làm sò chết. Phạm vi thích ứng nhiệt độ
của sò cũng rất rộng từ 20-30oC.
-

Thức ăn
Thức ăn của sò bao gồm mùn bã hữu cơ, tảo và vi sinh vật trong bùn. Sò bắt mồi

thụ động bằng cách tạo dòng nƣớc qua mang để lấy thức ăn. Phƣơng thức bắt mồi của
sò cũng giống các loài Bivalvia khác
-

Sinh sản
Sau 1-2 năm tuổi sò có thể thành thục sinh dục và tham gia sinh sản lần đầu tiên.


Khi thành thục sò đẻ trứng và tinh trùng vào nƣớc, trứng thụ tinh sẽ phát triển qua các
giai đoạn ấu trùng bánh xe và diện bàn. Sò huyết có khả năng sinh sản quanh năm,
nhƣng mùa vụ sinh sản chính từ tháng 4 đến tháng 8.
1.1.5.2. Vai trò của sò huyết
a) Vai trò dinh dƣỡng của sò huyết
24


Bảng 1.2. Thành phần giá trị dinh dưỡng chứa trong 100 gram thịt sò huyết

Thành phần dinh dưỡng

Giá trị dinh dưỡng

Calories

71

Chất đạm

11.7 g

Chất béo

1.1 g

Carbohydrates

3.5 g


Calcium

181 mg

Photphorus

135 mg

Sắt

10.5mg

Vitamin A

0,107mg

Vitamin B1

0.1mg

Vitamin B2

0.4mg

Vitamin PP

2mg

(Theo fistenet.gov.VN)
-


Lƣợng acid béo Omega-3: 0.14g/100g thịt sò (theo Monteray Bay Aquarium)

-

Thành phần của vỏ sò huyết: thành phần chính là canxi cacbonat (trên 97%),
các vết magie, sắt, canxi và natri phosphate…

-

Về phƣơng diện dinh dƣỡng, sò huyết đƣợc xem là có những đặc tính bổ dƣỡng
tƣơng tự nhƣ Oyster. Trong dân gian, sò huyết đƣợc tin là có tính tráng dƣơng,
kích thích khả năng tình dục, có thể giúp tăng sức, bồi bổ cơ thể.

-

Về phƣơng diện ẩm thực: sò huyết đã đƣợc chế biến thành nhiều món ăn đặc
biệt và khá độc đáo nhƣ: sò huyết nƣớng, hấp; sò huyết xào chua ngọt, sốt me,
cháo sò huyết.Tại một số quốc gia nhƣ Thái, Mã, sò thƣờng đƣợc chế biến sơ
bộ bằng cách nhúng qua nƣớc sôi, sau đó tách vỏ để lấy thịt, rồi chiên hay nấu

25


cà ri, có khi ăn ngay với sốt chua ngọt, và có thể ngâm giấm, để lên men trong
nƣớc tƣơng, hay ƣớp muối.
b) Vai trò trong y học
Máu của sò huyết có đặc tính khiến sò huyết đƣợc ƣa chuộng và đƣợc cho là bổ
dƣỡng là trong thịt sò có chứa một dịch màu đỏ giống nhƣ máu. Nghiên cứu tại Khoa
Thú Y - Đại học Chulalongkorn Bangkok, Thái Lan ghi nhận tế bào hồng cầu máu của

sò huyết có nhân và hình cầu (8.8-12.5 x 12.5-15 micron). Nhân tròn và có ái lực với
chất kiềm (basophile). Trong hồng cầu có rất ít các ty thể, ngoài ra có thể có sự hiện
diện của hematoporphyrin hay hem và dạng hem bị khử rất giống với dạng hem của máu
chó. Lƣợng sắt (nguyên tử) trong máu sò huyết vào khoảng 5.9%. Huyết tƣơng trong
máu sò huyết có một số đặc điểm kỳ lạ về mặt huyết học: huyết tƣơng này có hoạt tính
ngƣng tụ khá mạnh; Từ huyết tƣơng sò các nhà nghiên cứu ly trích đƣợc một lectin:
Anadarin P, chất này bền nhiệt và khả năng ngƣng tụ máu có thể hoạt động trong
khoảng pH khá rộng (từ 5 đến 10), đồng thời gia tăng đối với tề bào hồng cầu của thỏ đã
đƣợc xúc tác bằng neuraminase (Molecular & Cellular Biochemistry số 117 - 1992).
Nƣớc chiết từ thịt sò huyết (Arca granosa) cho thấy có khả năng làm giảm sự
phát triển của các tế bào ung thƣ. Thử nghiệm đƣợc thực hiện trên các dòng tế bào ung
thƣ Ketr-3, A 549, NCI-H460, HepG-2, MCF-7 và MGC 803. Nhóm 3 dòng tế bào
đầu, từ thận hay phổi, đáp ứng khá tốt với nƣớc chiết từ sò: một số giai đoạn phát triển
của tế bào ung thƣ bị ngăn chặn, sự tổng hợp DNA bị ức chế (Journal of International
Medical research Dố 34-2006).
Từ thịt sò huyết, các nhà nghiên cứu đã trích đƣợc một polysaccharide, đặt tên là
ASLP, có phân tử lƣợng khoảng 3500 daltons, ASLP có lẽ là một alpha-1à 4-Dglucan. Các thử nghiệm ghi nhận ALSP có khả năng kích ứng sự bội sinh các tế bào
lympho nơi tỳ tạng của chuột, và có thể có các hoạt động kích ứng hệ miễn nhiễm
(Journal of BioSciences and Bioengineering Số 104-2007)
Nghiên cứu tại Đại Học Hải dƣơng Taiwan (Keelong) ghi nhận nƣớc chiết từ thịt
các loài Meretrix lusoria, sò huyết (anadara granosa) có hoạt tính diệt đƣợc các tế bào
ung thƣ vú dòng MCF-7 và ung thƣ gan dòng HuH-6KK (Biosciences- Biotechnology
and Biochemistry Số 61-1997).

26


×