Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

Giá trị Mục tiêu của trường THCS Thạnhm Phước

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (139.77 KB, 7 trang )

PHÒNG GD& ĐT THẠNH HÓA
TRƯỜNG THCS THẠNH PHƯỚC

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

GIÁ TRỊ THCS THẠNH PHƯỚC
♦ Sự quan tâm:
Chúng tôi luôn luôn quan niệm phải quan tâm đến từng học sinh, giúp mỗi
trò đều tiến bộ trong học tập, trong cuộc sống, với một thái độ lịch sự, nhã
nhặn, chân thành.
♦ Trách nhiệm của chúng tôi:
Chúng tôi nhận thức được trách nhiệm, danh dự của chính chúng tôi trên mọi
hoạt động giáo dục, mọi hành động cư xử với học sinh, phụ huynh cũng như
với toàn xã hội.
♦ Tình thương:
Mỗi một thành viên trong trường đều coi học sinh như con em chính mình.
Hạnh phúc của học sinh mỗi ngày đến trường là hạnh phúc lớn của chúng tôi.
Chúng tôi cố gắng mang những gì tốt đẹp nhất của mình giới thiệu, chia sẻ
cho học sinh.
♦ Đổi mới, sáng tạo:
Chúng tôi luôn đổi mới chính mình, luôn trau dồi kiến thức mới, giáo dục
cho học sinh điều đó để cùng với học sinh, sẽ là những con người mới, hòa
mình với cả thể giới trong kỉ nguyên thông tin.
♦ Cá tính:
Chúng tôi đồng tâm vươn lên, vượt qua mọi thử thách, bằng đạo đức nghệ
nghiệp, bằng cái nhìn hiện đại, bằng sự kiên định với các mục tiêu đề ra,
bằng tất cá sức mạnh của lòng nhiệt tình, xây dựng nhà trường lớn mạnh
từng ngày, xây dựng lòng tự hào cho tất cả các thành viên trong trường.

MỤC TIÊU CỦA TRƯỜNG THCS THẠNH PHƯỚC


♦ Với giáo viên, nhân viên trong trường:
Phát huy hết những sở trường cá nhân của các giáo viên, để đem lại những
điều mới mẻ cho học sinh. Chúng tôi tự hào được quan tâm, giúp đỡ họ trong
cuộc sống công việc, gia đình để họ có thể đem tất cả kiến thức, tình thương,
lòng nhiệt tình cho mọi học sinh.
♦ Với học sinh:
Chúng tôi sẽ hiểu từng học sinh để có thể trang bị những kiến thức, kỹ năng
cần thiết, để các con học sinh phát huy hết được năng lực cá nhân của mình.
Chúng tôi tạo ra một môi trường để mỗi ngày học sinh đến trường là một
ngày hạnh phúc.
♦ Với phụ huynh học sinh:
Chúng tôi cám ơn sự tin tưởng của quí vị phụ huynh một thời gian dài, kể từ
khi thành lập trường. Chúng tôi phối hợp với phụ huynh, giáo dục các con


thành những người con hiếu thảo, những con người năng động, quyết đoán
và mạnh mẽ trong tương lai, chúng tôi là cầu nối cho những mối quan hệ của
học sinh với cha mẹ, xã hội.
♦ Với ngành giáo dục:
chúng tôi ý thức được mục tiêu phải thực hiện là cổ vũ, tiên phong cho
những chính sách mới của Bộ và Sở. Chúng tôi giao lưu học hỏi với các
trường nước ngoài, tổng kết chia sẻ kinh nghiệm cho những trường bạn trong
nước, để giữ vững vị trí là cờ đầu của ngành giáo dục. Chúng tôi khẳng định
mình sẽ là niềm tự hào cho ngành giáo dục Thủ đô.
♦ Với đất nước:
Chúng tôi có trách nhiệm xã hội hoá giáo dục, góp phần thực hiện mục tiêu
mọi người đều có quyền đến trường. Chúng tôi sẽ xây dựng những trường
học hiện đại, làm đẹp cho đất nước. Chúng tôi đào tạo những con người lao
động kỷ luật, có trách nhiệm phục vụ quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá
đất nước.


Nâng cao chất lượng quản lí trường học
Cuộc vận động “mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” là sự vận dụng sáng tạo, cụ thể hoá cuộc vận
động “ Học tập và làm theo tấm hương đạo đức Hồ Chí Minh” do Đảng ta phát động cho phù hợp với đặc điểm ngành nghề của
đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lí giáo dục. Sau hơn hai năm triển khai thực hiện, cuộc vận động bước đầu đã thu được kết quả
quan trọng, góp phần xây dựng đội ngũ nhà giáo vững mạnh.

A. PHẦN MỞ ĐẦU
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI.
1. Cơ sở lí luận:
Trong cuộc vận động đó có 3 nội dung:
-Mỗi thầy cô giáo là tấm gương đạo đức
-Mỗi thầy cô giáo là tấm gương tự học
-Mỗi thầy cô giáo là tấm gương sáng tạo
Thực hiện tốt 3 nội dung trên mỗi thầy cô giáo đã thực sự đạt chuẩn về chất lượng đội ngũ. Trong đó nội
dung “sáng tạo” mà thực chất là việc làm mới trong hoạt động dạy, học, quản lí của cán bộ giáo viên và học sinh đã
được lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo phát động trong năm học này.
Hoạt động quản lí là một trong các hoạt động giáo dục trong đó điều hành hoạt động trường học của chúng ta
hiện nay còn mang tính kinh nghiệm và “linh hoạt” theo phương pháp quản lí của người đứng đầu. Những hiện
tượng người lãnh đạo sau huỷ bỏ kế hoạch của người lãnh đạo trước cũng đã xảy ra. Đó là bởi vì trong công việc,


mọi người thường có xu hướng “bắt tay ngay vào việc”, chưa chú trọng xây dựng kế hoạch, đánh giá còn nặng định
tính chưa cụ thể hoá định lượng. Cách làm này thường đưa tới hậu quả đánh giá không chính xác, không kích thích
được thi đua dẫn tới hiệu quả thấp. Vì vậy muốn nâng cao chất lượng quản lí trường học thì đồng thời thực hiện đồng
bộ các giải pháp, người quản lí phải đổi mới trong xây dựng kế hoạch và định luợng hoá các qui định trong kiểm tra
đánh giá.
2. Cơ sở thực tiễn.
Trong các trường học việc xây dựng kế hoạch, đánh giá chất lượng các hoạt động dạy, học, nề nếp, đội ngũ là
nhiệm vụ đặt ra cho các cán bộ quản lí nhà trường và yêu cầu kế hoạch, chuẩn đánh giá phải khách quan, chính xác.

Đánh giá văn hoá của học sinh và giờ dạy của giáo viên tương đối đạt yêu cầu, các đánh giá về đạo đức học sinh, nề
nếp kĩ cương, chất lượng đội ngũ….. còn nặng về định tính. Các văn bản, tiêu chí đánh giá của Bộ cũng chưa định
lượng cụ thể cho các nội dung đánh giá trên. Vì vậy để nâng cao chất lượng quản lí trường học thì người Hiệu trưởng
phải xây dựng kế hoạch tốt, cùng các văn bản qui định “lượng hoá” trong thi đua, kiểm tra đánh giá và chỉ đạo điều
hành.
Muốn làm được việc này thì người quản lí phải sáng tạo, phải đổi mới bằng cách chọn những việc làm mới
cần phải làm để chỉ đạo điều hành nhà trường đạt hiệu quả tốt nhất.
Về tính sáng tạo của nhà giáo ( tức là tính việc làm mới của nhà giáo ) cá nhân nhà giáo là tấm gương sáng
tạo ( tấm gương việc làm mới) yêu cầu phải tập trung 4 tiêu chí cụ thể ( theo hướng dẫn 54/HD-CĐN của Ban
thường vụ công đoàn giáo dục Việt Nam).
-Tích cực đổi mới phương pháp dạy học, phương pháp quản lí, cải tiến lề lối làm việc, phát hiện vấn đề và
đề xuất giải quyết vấn đề trong hoạt động giáo dục, có SKKN…..
-Đổi mới công tác lập kế hoạch giảng dạy, kế hoạch công tác
-Có ảnh hưởng tích cực đến đổi mới phương pháp giáo dục của đồng nghiệp
-Là giáo viên dạy giỏi cấp cơ sở trở lên
Việc làm mới của người lãnh đạo - quản lí phải thể hiện sự nhất quán
“ chọn việc làm đúng” của người lãnh đạo để mọi CBGV “làm đúng việc” mà người lãnh đạo đã chọn
II. MỤC ĐÍCH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Mục đích là xây dựng được các văn bản chỉ đạo của nhà trường trong thi đua, kiểm tra đánh giá sao cho có tính
định lượng cao; xây dựng kế hoạch tuần, tháng, năm, tầm nhìn sứ mạng, giá trị của nhà trường.
Phương pháp nghiên cứu: Gắn lí luận với thực tiễn của nhà trường
III. GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI
Tập trung nghiên cứu xây dựng các văn bản chỉ đạo quản lí kiểm tra, đánh giá, thi đua đối với học sinh và
CBGV trong việc thực hiện nề nếp kỉ cương, nâng cao chất lượng đạo đức, chất lượng đội ngũ. Xây dựng hệ thống
kế hoạch tuần, tháng, năm….
IV. KẾ HOẠCH THỰC HIỆN
Việc làm mới “nâng cao chất lượng quản lí trường học bằng xây dựng hệ thống kế hoạch và định lượng hoá
các quy định trong kiểm tra, đánh giá” được thực hiện trong 6 năm từ 2009-2015.
-Giai đoạn 1: Từ 2009-2010- xây dựng các qui định, thực hiện rút kinh nghiệm.
-Giai đoạn 2: Từ 2010-2012- vừa thực hiện vừa điều chỉnh bổ sung.

-Giai đoạn 3: Từ 2013-2015-CBGV, HS chuyển từ chấp hành sang tự giác thực hiện các qui định.

B. PHẦN NỘI DUNG
I.THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT
1. Nề nếp kỉ cương.
Thực hiện nề nếp kỉ cương chưa nghiêm ở 1 bộ phận học sinh như:
-Sai tác phong: trang phục, đầu tóc….
-Viết, vẽ bậy, lãng phí điện nước, làm hỏng, mất tài sản thiết bị
- Nói tục, chửi thề, gây gỗ đánh nhau, hút thuốc, uống rượu bia…
-Học trễ, trốn tiết, lười học, vi phạm luật giao thông.
CBGV: Một số thiếu sót như:
-Trễ giờ dạy, họp, tác phong, trang phục, giao tiếp, ứng xử.
-Qui chế chuyên môn: Dạy, kiểm tra, vào điểm…
2. Thực hiện nhiệm vụ:
* Học sinh: Một số học sinh lười học, không chịu rèn luyện
* CBGV: Một số CBGV chưa thực hiện tốt trách nhiệm trước công việc được giao, hiệu quả thấp


3. Thi đua khen thưởng:
- Thi đua chưa tự giác, tính quần chúng còn thấp
- Mức thưởng chưa thực sụ là động lực để đẩy mạnh phong trào thi đua.
II. CÁC BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
Xây dựng ban hành các văn bản (tập phụ lục kèm theo).
1. Kế hoạch
- Tầm nhìn, sứ mạng, giá trị của nhà trường.
* Sứ mệnh của Trường THCS Thạnh Phước: ” Xây dựng môi trường học tập tốt, nề nếp kỷ cương nghiêm, học
sinh tích cực. Mọi học sinh đều được giáo dục toàn diện trở thành những công dân có ích để phụng sự Tổ quốc”.

* Tầm nhìn của Trường THCS Thạnh Phước: “ Là trường học lấy chất
lượng làm thước đo cho sự phát triển, tạo mọi điều kiện để mọi cán bộ, giáo

viên và học sinh vươn tới xuất sắc”.
* Phấn đấu đạt các giá trị cốt lõi: “ Tình đoàn kết - Tính trung thực Tinh thần trách nhiệm - Tính sáng tạo - Lòng tự trọng - Lòng nhân ái - Sự
hợp tác - Khát vọng vươn lên”.
- Kế hoạch tuần, tháng, học kì, năm học.
2. Nề nếp kỉ cương
a. Đối với học sinh:
-Cam kết giữa phụ huynh-học sinh với nhà trường.
- Qui định về xử lí vi phạm đối với học sinh về bảo quản tài sản, an ninh học đường (218 ngày 29/3/2010).
- Nội qui học sinh, các điều cấm.
- Qui định xây dựng phòng học, thực hành, làm việc…đạt chuẩn văn hoá
b. Đối với CBGV:
- Qui định nề nếp kỉ cương (QĐ 105, 129 )
- Qui định hồ sơ CBGV-NV ( QĐ191)
- Qui định dạy thêm, học thêm (QĐ109A)
3. Nhiệm vụ
- Quy định nhiệm vụ của giám hiệu, tổ trưởng, tổ phó…(QĐ192)
- Qui định nhiệm vụ và quyền hạn của giám thị (QĐ101)
4. Thi đua
Điều chỉnh mức thưởng cho CBGV và HS đạt thành tích trong dạy, học, công tác.
III. HIỆU QUẢ PHẠM VI, QUY MÔ ÁP DỤNG
1. Nhà trường đã xây dựng được hệ thống:
- Kế hoạch: + Tầm nhìn, sứ mạng, giá trị.
+ Kế hoạch tuần, tháng, học kì, năm học.
- Các quy định về thi đua, kiểm tra, đánh giá trong CBGV-HS.
2. Hiệu quả:
- Thực hiện kế hoạch, nhiệm vụ và nề nếp, kĩ cương ngày càng ngiêm túc, chất lượng dạy, học, nề nếp kĩ
cương từng bước được nâng lên.
- Tính tự giác của CBGV, HS được đề cao và thể hiện ngày càng tốt.
- Phong tào thi đua chuyển dần sang tự giác.
- Môi trường giáo dục ngày càng tích cực và thân thiện.

3. Quy mô áp dụng: Cho toàn thể CB GV, HS toàn trường.

C. KẾT LUẬN
I.Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI VỚI CÔNG TÁC
- Tạo cho người quản lí minh bạch hoá công tác quản lí, tiết kiệm thời gian cho mỗi người bởi họ có thể làm
đúng ngay từ đầu.
- Đẩy mạnh phong trào thi đua “người người sáng tạo, mọi người thi đua làm việc mới”.
- Chuẩn bị tốt cho công tác kiểm tra, thanh tra của các cơ quan quản lí cấp trên.


II. BÀI HỌC KINH NGHIỆM, HƯỚNG PHÁT TRIỂN
1. Bài học kinh nghiệm
- Việc áp dụng thực hiện có thể gặp sự không đồng tình của một số cá nhân trong nhà trường (CBGV, HS) cho
rằng cách làm này cứng nhắc, không thoải mái. Vì vậy người quản lí phải bình tĩnh, triển khai thực hiện đồng bộ từ
lãnh đạo đến người thực hiện, làm tốt khâu hướng dẫn mọi người tự giác thực hiện.
- Quản lí tốt là:
+ Tư duy tốt
+ Kế hoạch tốt
+ Chỉ đạo tốt
+ Kiểm tra, đánh giá tốt
Nếu tư duy tốt, kế hoạch tốt, chỉ đạo tốt mà không cụ thể hoá định lượng các quy định đối với mọi hoạt động
của nhà trường thì hiệu quả sẽ thấp, “thưởng và phạt” là động lực để thúc đẩy thi đua và giữ vững nề nếp kỉ cương
trong trường học.
2. Hướng phát triển
- CBGV nêu cao tinh ý thức trách nhiệm xây dựng nhà trường ngày càng phát triển bằng việc tự giác thực
hiện tốt nề nếp, kỉ cương, nâng cao hiệu quả công tác với việc góp ý bổ sung, hoàn thiện các kế hoạch, các quy định
của nhà trường.
- Đề nghị cơ quan quản lí cấp trên giao đủ quyền tự chủ tự chịu trách nhiệm cho thủ trưởng các đơn vị đúng
theo nghị định 43/CP của Chính phủ về quyền tự chủ tự chịu trách nhiệm về cán bộ và tài chính
TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu tập huấn và bồi dưỡng tăng cường năng lực quản lí điều hành cho Hiệu trưởng trường THPT (3/2010)
Tài liệu dùng cho cán bộ quản lí trường phổ thông (SREM)
Các văn bản chỉ đạo của Bộ, Sở Giáo dục và Đào tạo

Sứ mạng:
Phát triển nguồn nhân lực phục vụ yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa là một trong những nhiệm vụ trọng tâm
cấp bách của thành phố Đà Nẵng. Thực hiện mục tiêu chiến lược đó, Thành ủy, HĐND, UBND, Sở giáo dục – Đào
tạo Thành phố Đà Nẵng quyết định thành lập Trường phổ thông Chuyên cấp II Nguyễn Khuyến theo Quyết định số
67/TCCB ngày 20.8.1993 của Giám đôc Sở GD – ĐT tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng. Quyết định số 24/TCCB ngày
20.1.1997 của Giám đốc GD-ĐT tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng về việc thành lập Trường THCS Nguyễn Khuyến.
Tuyên bố nhiệm vụ trọng tâm của Trường THCS Nguyễn Khuyến Đà Nẵng là trung tâm đào tạo học sinh giỏi cấp
THCS, đảm bảo nguồn nhân lực chất lượng cao cung cấp cho các trường THPT chuyên của Thành phố và cả nước.
Hiện nay Trường THCS Nguyễn Khuyến là đơn vị cấp THCS duy nhất trực thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo thành
phố Đà Nẵng.


2. Nhiệm vụ:
+ Thực hiện giáo dục toàn diện học sinh. Xây dựng thái độ học tập đúng đắn, phương pháp học tập chủ động, tích
cực sáng tạo. Nâng cao năng lực tự học trong cán bộ, giáo viên và học sinh.
+ Phát hiện và bồi dưỡng hoc sinh giỏi, định hướng và phân luồng học sinh sau cấp THCS phù hợp.
+ Tổ chức cho CBGV và học sinh tham gia các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, hoạt động xã hội nhân đạo.
3. Một vài số liệu về trường:
3.1 Cơ sở vật chất:
+ Phòng học: 11
+ Phòng bộ môn: 3
+ Hội trường: 120 chỗ ngồi
+ Thư viện đạt tiêu chuẩn: 01, có phần mềm thư viện điện tử.
3.2 Học sinh:
+ Tổng số học sinh: 910
+ Số lớp: 22

+ Kết quả đào tạo:
- Học sinh giỏi hàng năm đạt: 95%, hạnh kiểm tốt: 98%
- Trúng tuyển vào THPT: Chuyên Lê Quý Đôn: 40%
Công lập khác: 60%
- Đạt giải học sinh giỏi Thành phố: 90% trong tổng số học sinh dự thi.
- Hàng năm đạt từ 170-180 giải ( 60% giải I,II )
+ Liên kết đào tạo:
* Hợp tác, giao lưu văn hóa với CBGV và HS trường Raffles Institute, Singapore. Hằng năm có từ 3 đến 4 học sinh
nhận được học bổng sang học tại Raffles.
3.3 CBGVNV:
+ Tổng số: 64 CBGVNV, trong đó có 52 giáo viên trực tiếp đứng lớp (1 Thạc sỹ, 2 đang học cao học, 41 ĐHSP, 7
CĐSP )
+ 6 tổ chuyên môn
- Nhà giáo ưu tú: 02
- Huy chương vì sự nghiệp giáo dục: 34
- Huy chương vì sự nghiệp Công đoàn: 02
- Chiến sỹ thi đua cơ sở: 18 ( năm 2007- 2008 )
- Huân chương lao động hạng Ba ( năm 2007 )
4. Các mục đích trọng tâm:
+ Hoàn thiện bộ máy quản lý, cơ chế tổ chức nhà trường.
+ Mở rộng hệ thống cơ sở vật chất, thiết bị dạy học ( đang thi công xây dựng ngôi trường mới khang trang, hiện đại,
có khuôn viên 17.000 m2)
+ Phát triển đội ngũ về số lượng và chất lượng.
+ Tập trung xây dựng các biện pháp nâng cao chất lượng đào tạo, phát huy năng lực tự học, tự nghiên cứu trong
CBGVCNV và học sinh.
+ Tăng cường quan hệ giao lưu với các trường cùng mô hình trong và ngoài nước.
5. Các mục tiêu cụ thể:
+ Nâng cao chất lượng đội ngũ. Đến năm 2020 có 10% CBGV có trình độ Thạc Sỹ, hàng năm có 35%CBGVCNV
đạt danh hiệu CSTĐ.
+ Hoàn thiện cơ sở vật chất, thiết bị dạy học theo hướng tiếp cận các phương tiện tiến tiến. Tự chủ về tài chính.

+ Xây dựng nội dung chương trình bồi dưỡng học sinh Giỏi toàn cấp, liên thông, logic. Cải tiến phương pháp dạy
học, hình thức tổ chức dạy học, dạy học tự chọn.
+ Thực hiện kiểm định chất lượng và quản lý chất lượng đào tạo trong trường học.
+ Tăng cường cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho CBGVCNV.
+ Làm tốt công tác phối kết hợp với các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường.
+ Phát huy những giá trị cơ bản của nhà trường thân thiện, nâng cao tinh thần trách nhiệm của CBGVCNV. Đáp ứng
nhiều kỳ vọng của xã hội.
1.

SỨ MẠNG

GIÁO DỤC HỌC SINH NHÀ TRƯỜNG PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN, CÓ KĨ NĂNG
SỐNG... GÓP PHẦN XÂY DỰNG QUÊ HƯƠNG THẠNH PHƯỚC NGÀY CÀNG
GIÀU, MẠNH...
2.

TẦM NHÌN


TRƯỜNG THCS THẠNH PHƯỚC PHẤN ĐẤU SÁNH NGANG CÁC TRƯỜNG
KHÁC TRONG CỤM, HUYỆN

kĩ năng sống: để học tốt cần làm gì...
1- Vạch kế hoạch: Học tập và làm việc có hệ thống nghiên cứu điều gì nên làm trước,
điều gì làm sau. Nếu bạn bỏ ra 1 giờ để vạch kế hoạch bạn sẽ tiết kiệm được 3 giờ khi
thực hiện nó. 2- Học vào lúc bạn cảm thấy có lợi nhất cho môn học: Nếu đó là bài giảng
văn, bạn hãy học ngay sau khi nghe giảng bài. Nếu đó là bài học thuộc lòng hoặc trả lời
câu hỏi, hãy học trước khi lên lớp. Sau khi nghe giảng, bạn hãy xem lại, chọn lại và tổ
chức ghi chép. Trước khi trả bài miệng, bạn dùng thì giờ để học thuộc lòng, xem lại các
dữ kiện (nhất là đối với các môn XH), chuẩn bị câu hỏi cho bài cũ. Việc đặt câu hỏi là

một kỹ thuật tốt để giúp đào sâu vẫn đề và đưa ra các phần bạn cần nghiên cứu thêm. 3Hiểu rõ các ghi chép: Tìm ra các ý tưởng quan trọng mà thầy cô đã nhấn mạnh. Lưu ý các
từ "cho nên, vì vậy" và "chủ yếu", "điều quan trọng" mà thầy cô đã tóm tắt. 4- Học một
cách chủ động chứ không thụ động: Không nên đọc đi đọc lại một câu như vẹt. Hãy dùng
nhiều giác quan khi học. Cố gắng cho đầu óc bạn nhìn thấy được. + Sử dụng âm thanh:
Đọc các chữ to giọng và lắng nghe chúng. + Sử dụng sự liên tưởng: Liên tưởng điều đang
học với điều gì quan trọng có liên quan. 5- Ghi chú cẩn thận: Nó sẽ đòi hỏi bạn suy nghĩ
theo lối phân tích. Ghi ngắn, đủ dữ liệu sẽ tốt hơn là viết tất cả mọi điều ghi được vì bạn
không còn thời gian để phân tích rồi tổng hợp lại. 6- Luôn học tại bàn: Thái độ này chuẩn
bị cho bạn cả hai ưu thế trí tuệ lẫn thể hình. Không được nằm dài trên giường để học bởi
bạn sẽ ngủ quên lúc nào không biết. Lâu dần nằm học sẽ tạo thói quen lười biếng.



×