Tải bản đầy đủ (.pdf) (100 trang)

Mảnh đất lắm người nhiều ma trong xu hướng đổi mới tiểu thuyết viết về nông thôn sau 1986 (LV00914)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (757.78 KB, 100 trang )

1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong văn học Việt Nam, nông thôn là một trong những mảng đề tài lớn
mang tính truyền thống. Kinh tế Việt Nam cho đến nay phần lớn vẫn là nền kinh tế
nông nghiệp, cuộc sống đa phần là cuộc sống nông thôn nên đề tài nông thôn càng
chiếm vị trí quan trọng, thu hút được sự chú ý của các nhà văn có tài năng và tâm
huyết. Những bậc thầy của văn học viết về nông thôn thời hiện đại có thể kể đến
Nam Cao, Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan, Nguyễn Khải, Nguyễn Minh
Châu…Với sự phản ánh hiện thực nông thôn, từ lâu các nhà văn đã thể hiện được
phần quan trọng và đặc trưng riêng của cuộc sống, con người Việt Nam qua các
chặng đường phát triển của dân tộc. Cho đến nay, đề tài về nông thôn vẫn là mảng
đề tài “ trù phú” không bao giờ vơi cạn
Từ sau năm 1986, công cuộc Đổi mới với tinh thần tự do- dân chủ, nhìn
thẳng vào sự thật, nói đúng sự thật đã thổi vào văn chương một luồng sinh khí mới.
Nó có sức mạnh cổ vũ, động viên giới văn học đổi mới tư duy và nghệ thuật biểu
hiện khi khám phá đề tài nông thôn. Các nhà văn đã đào sâu nhận thức và đánh giá
lại hiện thực, với cái nhìn thế sự, con người (người nông dân) xuất hiện trên trang
văn với dáng vẻ mới và đầy đủ những cung bậc tình cảm, tâm trạng, số phận được
soi chiếu dưới những góc nhìn đa dạng nhiều chiều. Nhà văn, nhà biên kịch Phạm
Ngọc Tiến –người có nhiều đam mê và thành công ở mảng đề tài này cho rằng:
“Đất nước ta là một nước nông nghiệp, phong tục tập quán dù là người thành thị
vẫn mang nặng dấu ấn nông thôn. Bên cạnh đó, chất dân dã của người nông dân tạo
nên diện mạo cho nhân vật có những tính cách riêng biệt, điển hình, sinh sắc. Hình
thái sinh hoạt của nông thôn dễ đưa vào tác phẩm. Nếu làm nhuần nhuyễn sẽ có tính
thuyết phục về sự chân thực. Đề tài nông thôn cũng chứa nhiều vấn đề trong đó như
nhân sinh, đổi đời, băng hoại đạo đức ….”. Nhìn chung, đề tài nông thôn đã góp
phần vào sự phong phú của văn chương thời kỳ Đổi mới và tạo được niềm đam mê
cho độc giả nhiều thế hệ



2

Tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma là tác phẩm xuất sắc viết về nông
thôn của văn học Việt Nam sau Đổi mới, tác phẩm đặt ra một cách sáng rõ cái nhìn
mới về nông thôn trong sự soi chiếu nhiều chiều, qua đó để lại dư âm trong lòng
bạn đọc ấn tượng về một tác phẩm hay, giàu giá trị cả về nội dung tư tưởng và đặc
sắc nghệ thuật. Nó xứng đáng là một ví dụ tiêu biểu để cho chúng ta suy nghĩ, nhận
diện về xu hướng văn xuôi viết về nông thôn thời Đổi mới
2. Lịch sử vấn đề
2.1. Những vấn đề chung
Những công trình, tiểu luận viết về nông thôn có khá nhiều, xin điểm qua
một số bài viết sau
+ Mấy suy nghĩ về việc tìm hiểu hiện thực ở nông thôn và viết về đề tài nông thôn Tác giả Xuân Tình
+ Văn xuôi viết về nông thôn nửa sau những năm 80- Tác giả Trần Cương
+ Bức tranh làng quê và những số phận - Tác giả Nguyễn Văn Long
+ Nhìn lại văn xuôi viết về nông thôn thời kỳ đổi mới (Tạp chí văn học số 12- 1995).
+ Nhân vật nông dân trong một số tác phẩm văn xuôi thời kỳ đổi mới (Tạp chí văn
học, Số 12- 1995)
Tuy mỗi bài viết đề cập đến những khía cạnh và cấp độ khác nhau của cuộc
sống, nhưng đại đa số đều thống nhất ý kiến là văn xuôi viết về nông thôn sau Đổi
mới cần và đã có sự thay đổi
Nhà nghiên cứu Hoàng Châu trong bản báo cáo Tổng kết đợt 1 cuộc thi viết
về nông thôn đã đưa ra nhận định: “Chính những tư tưởng dân chủ của thời đại đã
tạo ra thành công cho các tác phẩm viết về nông thôn trong cuộc thi này”
Qua bài viết Văn xuôi viết về nông thôn nửa sau những năm 80 của tác giả
Trần Cương đã nhận định là có hai sự chuyển biến của văn xuôi viết về nông thôn
nửa sau những năm 1986 so với những năm trước đó là “sự chuyển biến trong chủ
đề” và “sự chuyển biến trong phạm vi bao quát hiện thực”. Ở phạm vi chủ đề , “lần
đầu tiên xuất hiện hai chủ đề thuộc về con người mà trước kia chưa có. Đó là chủ đề

về số phận con người và hạnh phúc cá nhân”. Ở phạm vi phản ánh hiện thực, “các


3

nhân vật như đã nhìn nhận và phản ánh hiện thực nông thôn kĩ càng. Họ thấy những
gì ở tầng sâu, mạnh ngầm của đời sống nông thôn”
Như vậy, mảng đề tài viết về nông thôn sau Đổi mới là mảng đề tài hấp dẫn,
thu hút nhiều nhà nghiên cứu, phê bình
2.2. Về tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma (1990) của Nguyễn Khắc
Trường
Tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma ra mắt năm 1990 ngay lập tức gây
được chú ý, nó đã vinh dự được nhận giải thưởng của Hội nhà văn. Tác phẩm không
chỉ trở thành một dấu ấn quan trọng trong sự nghiệp viết văn của Nguyễn Khắc
Trường mà còn nhận được sự quan tâm, đánh giá của giới nghiên cứu, phê bình qua
nhiều bài viết và công trình nghiên cứu
Trước hết, sự thành công của cuốn tiểu thuyết đã đưa đến cuộc thảo luận do
báo Văn Nghệ tổ chức ngày 25-01-1991, sau đó được tập trung in trên tờ báo Văn
Nghệ số 11, ngày 16-03-1991. Nổi bật trong cuộc thảo luận này là các ý kiến
+ Nhà nghiên cứu Hà Minh Đức: Ông nhận thấy nông thôn được Nguyễn
Khắc Trường nói đến là “nông thôn với cách nhìn chân thực, chủ động”, với “nhiều
chuyển động, xáo trộn, đấu tranh giữa cái tốt, cái xấu, tranh chấp nhau giữa các thế
lực”. Nông thôn “không cuộn lên trong các phong trào đấu tranh yêu nước, cải cách,
hợp tác mà sôi lên từ những nguyên nhân bên trong, những chuyện làng xóm”
+ Giáo sư Phong Lê: Vấn đề trọng yếu gây ấn tượng sâu đậm “là các vấn đề
chìm và nổi, ở bề mặt và bề sâu trong sự đan xen đó. Không chỉ là chất thơ, mà còn
là bi kịch, và là những bi kịch gọi nhau. Không chỉ là những con người nhân danh
đủ dạng trong thế bài trừ tiêu diệt lẫn nhau mà còn là đủ những dạng “dị dạng” bị
đẩy ra hoặc bị vào những cuộc giao tranh quyết liệt đó”
+ Nhà nghiên cứu Nguyễn Đăng Mạnh: Thành công của tác giả “là tạo được

một không khí riêng cho tác phẩm, một không khí âm dương lẫn lộn, có nhân vật
thật khó tách bạch đâu là phần quỷ, đâu là phần người”
+ Giáo sư Trần Đình Sử: Nhận ra “một hiện tượng xã hội nghiêm trọng,
đáng quan tâm trong cuộc sống hiện nay là ý thức dòng họ, gia tộc đang gây trở


4

ngại cho sự nghiệp xây dựng xã hội mới, xã hội công dân ở nông thôn”. Và ý thức
dòng họ đã được tác giả khắc hoạ “như một hiện tượng chìm sâu, ngấm ngầm, dai
dẳng nhưng có vai trò rất lớn”
Ngoài ra còn có các ý kiến đóng góp khác với các bài viết: Nguyễn Phan
Hách, Ngô Thảo, Hồ Phương, Thiếu Mai…Nhìn chung những bài viết này đều có
chung cách nhìn nhận về hiện thực nông thôn được phản ánh trong tác phẩm, nổi
bật lên là ý thức dòng dọ. Nó như một sức mạnh vô hình chi phối đến tất cả các mối
quan hệ giữa con người với con người và khiến con người có thể không được sống
theo những gì họ mong muốn
Tóm lại: Tác giả Nguyễn Khắc Trường đã góp phần giúp cho độc giả hiểu rõ
hơn về quá trình ra đời của tác phẩm. Đó là “nhằm truy tìm tận gốc rễ sự xuống cấp,
sự tha hoá về đạo đức của nông thôn chúng ta…Tôi thấy, một trong những nguyên
nhân sâu xa ấy là vấn đề dòng họ…Đây là cái nhân của mỗi một làng từ ngày khai
thiên lập địa, từ thời mở đất, thường là mỗi dòng họ lập nên một làng”
Bên cạnh những ý kiến đóng góp trong cuộc hội thảo, là các ý kiến của một
số cây bút xuất hiện trên một số các bài báo, chuyên luận khác
+Tác giả Ngọc Anh (Giáo dục và thời đại, ngày 27/05/1991) đưa ra nhận
định: “Nguyễn Khắc Trường tỏ ra vững vàng, từ việc xây dựng truyện, xây dựng
nhân vật, đến sử dụng ngôn ngữ. Trong tác phẩm của anh, sự việc nọ nối tiếp sự
việc kia, bi kịch này kéo theo bi kịch khác, nhiều sự kiện rối rắm phức tạp, nhưng
tác giả đã nhìn vào bản chất của sự việc, giải quyết thấu đáo cứ như sự việc đúng
như nó đã xảy ra như thế…phải công nhận rằng tác giả Nguyễn Khắc Trường am

hiểu sâu về nông thôn và có vốn ngôn ngữ rất phong phú”
+ Lê Thành Nghị trong bài Đọc mảnh đất lắm người nhiều ma (Tác phẩm
mới, Hà Nội, số 8, tháng 8, 1991) đã nhận ra vấn đề bao quát của tác phẩm là “vấn
đề nhận dạng bộ mặt tinh thần nông thôn”, thực chất bộ mặt nông thôn hôm nay và
từ ngàn xưa là sự chi phối “khá triệt để về ý thức của các dòng họ”
+ Hồng Diệu với Mảnh đất lắm người nhiều ma (Văn nghệ Quân đội, Hà
Nội số 8, tháng 8, 1991) khẳng định: Đây là một tác phẩm “nổi bật lên một dáng vẻ


5

rất riêng trong những quyển sách viết về nông thôn ta dưới chế độ Đổi mới”. Tác
giả cũng có một phát hiện mới mẻ về giọng điệu hài hước và giọng điệu khác “chìm
ở tầng dưới, đó là giọng bi thảm”
+Trần Đăng Khoa trong bài “Nguyễn Khắc Trường và Mảnh đất lắm người
nhiều ma” (Chân dung và đối thoại, Nxb Thanh niên, 1999): Điều đáng ghi nhận ở
cuốn tiểu thuyết này là nhà văn đã có vốn sống, sự am hiểu sâu sắc về đời sống
nông thôn ở nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật và ngôn ngữ của nó. Nhược điểm dễ
nhận thấy là kết cấu truyện lỏng lẻo, bố trí sự xuất hiện của nhân vật có phần gượng
ép
+ Lê Nguyên Cẩn với Thế giới kỳ ảo trong Mảnh đất lắm người nhiều ma
của Nguyễn Khắc Trường từ cái nhìn văn hoá (Tạp chí khoa học số 5, 2005,
Trường ĐHSP Hà Nội) nhận định: “Cái tạo ra giá trị của tác phẩm ngoài nội dung
hiện thực gắn với một thời kỳ khó khăn của đất nước mà còn là thế giới kỳ ảo mà
Nguyễn Khắc Trường đã dụng công xây dựng với các yếu tố kỳ ảo rất đặc trưng, đó
là môtíp cái chết đi liền với môtíp ma hiện hồn”. Tác giả bài viết cũng đã chỉ ra các
biểu hiện khác nhau của văn hóa giúp người đọc có tiếp cận tác phẩm theo hướng
văn hoá học như “Văn hóa lịch sử”; “Văn hoá ẩm thực”; “Văn hoá cưới xin tang
lễ”
Tóm lại, các bài phê bình trên đã nêu được nhiều khía cạnh của tác phẩm cả

về nội dung và hình thức nghệ thuật, những nhân tố mới dẫn đến thành công của tác
phẩm. Tuy nhiên, chưa có một bài viết hay công trình nào nghiên cứu một cách
chuyên sâu về Nông thôn trong tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma, nhất là
đặt nó trong xu hướng đổi mới tiểu thuyết viết về nông thôn. Vì vậy, đây là một đề
tài mới mẻ và có ý nghĩa, chờ đợi sự khai mở của người nghiên cứu để lấp vào
khoảng trống này
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
- Qua tác phẩm, nhận diện hơn rõ hơn về con người và hiện thực nông thôn
Việt Nam sau Đổi mới, đồng thời khám phá những đặc sắc nghệ thuât trong việc thể


6

hiện hình ảnh nông thôn của tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma so với những
tác phẩm cùng thời cũng như trước đó
- Khẳng định tiểu thuyết của Nguyễn Khắc Trường là tiêu biểu của tiểu thuyết
viết về đề tài nông thôn sau Đổi mới (nhà văn đã nhận giải thưởng của Hội nhà văn)
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
-Phân tích tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma để làm rõ nội dung của nó
là bức tranh phản ánh cuộc sống và con người nông thôn thời Đổi mới
-Chỉ ra những đặc sắc nghệ thuật của nhà văn trong tiểu thuyết Mảnh đất lắm
người nhiều ma
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Luận văn tập trung khảo sát tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma
(Nguyễn Khắc Trường) và một số tiểu thuyết khác viết về nông thôn sau năm 1986
Ngoài ra, luận văn cũng tiến hành so sánh với các tác phẩm viết về nông thôn
trước Đổi mới
5. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp khảo sát, thống kê

- Phương pháp phân tích ,tổng hợp
- Phương pháp so sánh ,đối chiếu
6. Đóng góp của luận văn
- Luận văn đề xuất tìm hiểu cách tiếp cận tiểu thuyết các tác phẩm viết về nông
thôn một cách hệ thống
- Khẳng định cái nhìn mới mẻ của Nguyễn Khắc Trường trong việc phản ánh
nông thôn sau Đổi mới. Thông qua những thủ pháp nghệ thuật được sử dụng trong
tiểu thuyết, nhấn mạnh tài năng và vị trí của nhà văn này
-Hy vọng, luận văn này sẽ đem lại cho độc giả yêu mến nhà văn Nguyễn Khắc
Trường một cái nhìn toàn diện hơn về tác giả, đồng thời luận văn có thể làm tài liệu
tham khảo cho giáo viên, học sinh, sinh viên khi nghiên cứu về tác giả Nguyễn
Khắc Trường
7. Cấu trúc của luận văn


7

Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và phần tài liệu tham khảo, phần nội dung
của luận văn được triển khai thành ba chương như sau
- Chương 1: Xu hướng tiểu thuyết viết về nông thôn sau Đổi mới (1986)
- Chương 2: Hiện thực nông thôn và người nông dân trong tiểu thuyết Mảnh đất
lắm người nhiều ma
- Chương 3: Nghệ thuật của tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma


8

NỘI DUNG
CHƯƠNG 1:XU HƯỚNG TIỂU THUYẾT VIẾT VỀ NÔNG THÔN SAU ĐỔI
MỚI (1986)

Từ thời điểm Đổi mới đến nay có nhiều tiểu thuyết viết về nông thôn với
những thành công cả về nội dung và nghệ thuật. Các tác phẩm của Lê Lựu, Nguyễn
Khắc Trường, Dương Hướng, Đào Thắng, Tạ Duy Anh là những hiện tượng tiêu
biểu. Chương này sẽ nêu lên bức tranh khái quát về tiểu thuyết viết về nông thôn
trong văn học hiện đại và đương đại để thấy những đặc điểm của thời Đổi mới
1.1. Một số đặc điểm tiểu thuyết viết về nông thôn trước Đổi mới
1.1.1. Tiểu thuyết viết về nông thôn trước cách mạng tháng Tám -1945
Năm 1858, giặc Pháp nổ súng xâm lược Đà Nẵng. Sau hai cuộc khai thác lần
thứ nhất và lần thứ hai của Pháp (trước và sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất
1914-1918), cơ cấu xã hội Việt Nam có những biến đổi sâu sắc, từ chế độ phong
kiến đã chuyển sang chế độ thực dân nửa phong kiến. Nghĩa là đã có sự thay đổi
trong cơ cấu xã hội, cơ cấu kinh tế và cơ cấu giai cấp
Tuy nhiên, trong guồng quay nhanh chóng của lịch sử ấy, riêng nông thôn
Việt Nam về cơ bản vẫn như trước – vẫn nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, vẫn quan
hệ sản xuất phong kiến gắn liền với sự tồn tại của giai cấp địa chủ và nông dân. Do
đó, xung đột giữa địa chủ và nông dân ngày càng căng thẳng, gay gắt, quyết liệt
hơn. Nhà văn Nguyễn Khải từng viết: “Hãy lật lưng áo của bất cứ một ông tiến sĩ
nào, ta đều thấy dấu vết của những ngày chăn trâu, cắt cỏ”. Cái gốc của người Việt
Nam vẫn là nông dân. Cho đến bây giờ, nông dân nước ta vẫn chiếm 80% dân số. .
Đề tài về nông thôn và nông dân do vậy cũng là một đề tài lớn, phức tạp và hấp dẫn,
được nhiều thế hệ nhà văn quan tâm khai thác
Trước cách mạng tháng Tám, cả dân tộc Việt Nam phải sống trong hiện thực
đen tối và số phận người nông dân chìm ngập trong những tấn bi kịch thương đau.
Nông thôn Việt Nam hiện lên là nông thôn của tối tăm, đói nghèo và bế tắc, đầy
những trớ trêu, bất công và nghịch cảnh. Đó là nông thôn của những lớp người
“dưới đáy” thấp cổ bé họng, chịu nhiều chèn ép áp bức, chịu nhiều thảm kịch


9


thương tâm nhưng vẫn không để mất đi bản chất làm người. Đó là nông thôn với
những mâu thuẫn xung đột giữa thực dân đế quốc và bè lũ tay sai với các tầng lớp
nhân dân, trong đó đặc biệt là nông dân càng ngày càng trở nên sâu sắc, quyết liệt.
Xung đột giai cấp ấy là xung đột chính. Là điểm “nóng” nhất của xã hội nông thôn
lúc bấy giờ. Tiền đề xã hội này đã khơi nguồn cảm hứng mạnh mẽ cho các nhà tiểu
thuyết khám phá về nông thôn và người nông dân Việt Nam. Chúng ta đã gặt hái
được một mùa văn chương ngoạn mục 1930-1945 với đề tài về nông thôn ở cả ba
dòng văn học: cách mạng, hiện thực và lãng mạn. Nhưng để lại nhiều tác phẩm thực
sự có giá trị về nông thôn phải kể đến các nhà văn hiện thực nổi tiếng như Ngô Tất
Tố, Nguyễn Công Hoan, Nam Cao. Đặc biệt, tiểu thuyết về đề tài nông thôn thời kỳ
này đã xây dựng trên nền của chủ nghĩa hiện thực những tòa nhà đẹp, những bức
tranh tiêu biểu sắc nét hầu như bao quát được thực trạng đen tối của nông thôn Việt
Nam và số phận bi kịch của người nông dân với xung đột giai cấp hết sức gay gắt
xảy ra trước cách mạng tháng Tám 1945
Với tiểu thuyết Tắt đèn (Ngô Tất Tố), tác giả đã thành công xuất sắc khi dựng
lên bức tranh hiện thực đen tối về làng quê Việt Nam qua hình ảnh thu nhỏ là làng
Đông Xá. Đọc tác phẩm, ta thấy trong đó là một cuộc sống nông thôn ngột ngạt, oi
nồng thiếu sinh khí bởi sưu cao thuế nặng, vô lý bất công bởi những thủ đoạn bóc
lột tàn nhẫn trắng trợn của chính quyền thống trị. Đó là nông thôn của số phận
những người dân lương thiện, giàu sức phản kháng nhưng lầm than cơ cực và bị
dồn đẩy đến chân tường. Đó là nông thôn mà xung đột chính là xung đột giữa giai
cấp địa chủ cường hào và người nông dân được phản ánh vô cùng chân thực. Tất cả
những điều đó được thể hiện tập trung trong vụ sưu thuế. Vì cơn lốc sưu thuế này
mà gia đình anh Dậu lâm vào cảnh khốn đốn thương tâm. Bản thân anh Dậu thì bị
bọn cường hào ác bá hành hạ đánh đập, cùm trói hết sức dã man vì nhà nghèo
không có tiền nộp sưu thuế và bởi anh phải nộp thêm một thứ thuế hết sức vô líthuế cho người đã mất (anh Dậu phải nộp thuế thân cho người em trai đã mất). Bản
thân chị Dậu thì phải chạy đôn chạy đáo để cứu cả gia đình bằng cách mót khoai,
bán con, bán chó. Đến bước đường cùng, chị phải đồng ý đi ở vú. Rồi trong một



10

đêm tắt đèn, vì không muốn bị làm nhục, chị đã lao ra ngoài trời tối đen như mực,
đen như cái tiền đồ của chị. Qua tác phẩm, dã tâm và bản chất bóc lột của giai cấp
địa chủ với người nông dân cũng được phơi bày rõ nét. Điển hình cho giai cấp địa
chủ ấy là vợ chồng Nghị Quế. Vợ chồng hắn đã dùng mọi thủ đoạn để chị Dậu bán
con bán chó với giá rẻ mạt, đồng thời còn đối xử tàn tệ với cái Tí, coi cái Tí không
bằng con vật trong nhà. Lời nói của tên đại địa chủ Nghị Quế cho thấy rõ điều đó:
“Tôi nuôi chó để nó coi nhà. Nuôi chó còn hơn nuôi đứa ở”[50, tr.72]. Hay qua lời
mỉa mai, dè bỉu của mụ vợ tên địa chủ: “Mày ăn cơm chó nhà bà cũng chưa đáng
đâu. Con chó nhà bà còn được mấy chục, con người như mày, bà chỉ mua có một
đồng đấy thôi”. [50, tr.73]
Trong tiểu thuyết Bước đường cùng (Nguyễn Công Hoan), hiện thực nông thôn
đen tối và số phận khốn khổ của những con người dưới đáy được ghi lại sắc nét như
những thước phim quay chậm. Xung đột chính ở đây vẫn là xung đột giai cấp mà
nhân vật Nghị Lại là điển hình xuất sắc cho giai cấp địa chủ phản động xấu xa, thủ
đoạn nham hiểm, còn điển hình cho số phận bần cùng của người nông dân là gia
đình anh Pha. Tác giả đi sâu vạch trần thủ đoạn cho vay nặng lãi với giá cắt cổ của
bọn địa chủ để chúng tiến gần đến tham vọng cướp ruộng đất của người nông dân.
Đây chính là nguyên nhân đẩy gia đình anh Pha đến cảnh nhà tan cửa nát, đến bước
đường cùng, nhưng đây cũng chính là giọt nước tràn li khiến anh dũng cảm vùng
lên phản kháng bởi “có áp bức có đấu tranh”
Ngoài tiểu thuyết, hiện thực nông thôn với xung đột giai cấp còn được thể hiện
ở các thể loại khác như bút kí, truyện ngắn. Trong Việc làng (Ngô Tất Tố), người
đọc còn được chứng kiến một nông thôn của những hủ tục nhiêu khê và sự ngột
ngạt, căng thẳng do xung đột chèn ép của các phe cánh tranh nhau địa vị ăn trên
ngồi trốc. Hay trong thế giới truyện ngắn hiện thực phê phán, đó là nông thôn của
những kiếp sống quằn quại đau đớn (lão Hạc), hoặc liều lĩnh biến chất vĩnh viễn
không thể làm người lương thiện (Chí Phèo)
Tóm lại, tiểu thuyết viết về nông thôn trước cách mạng tháng Tám 1945 bằng

những nét vẽ sắc sảo đã vẽ lên toàn cảnh bức tranh thôn quê Việt Nam với hiện thực


11

đen tối và số phận bất hạnh của người nông dân. Các nhà tiểu thuyết đã nhìn thấu
suốt hiện thực nông thôn Việt Nam mà xung đột giai cấp là xung đột phổ biến
thường trực, gay gắt nóng bỏng, cấp thiết cần phải giải quyết. Các tác phẩm này
ngoài giá trị hiện thực, còn chứa đựng giá trị dự báo và giá trị nhân văn sâu sắc: Nó
báo hiệu cơn giông cách mạng đang sắp tới gần; nó là bản cáo trạng đanh thép tố
cáo tội ác dã man, tàn bạo, vô nhân đạo của xã hội thực dân nửa phong kiến đã đẩy
người nông dân lương thiện vào con đường cùng không lối thoát; nó là tiếng nói
cảm thông bênh vực con người, trân trọng nâng niu những khát khao nhân bản và
chân chính của những tâm hồn tưởng chừng đã bị cuộc đời làm cho cằn cỗi, u mê.
Với những giá trị này, các nhà tiểu thuyết đã trở thành những nhà nhân đạo lớn
trong nền văn học Việt Nam hiện đại và chiếm được vị trí quan trọng trong lòng các
thế hệ bạn đọc
1.1.2. Tiểu thuyết viết về nông thôn từ năm 1945 đến Đổi mới
Cách mạng tháng Tám thành công đã mở ra kỉ nguyên mới và mang lại sự hồi
sinh cho cả dân tộc sau ngót 80 năm nô lệ tủi nhục, đồng thời khai sinh một nền văn
học mới gắn liền với lí tưởng độc lập tự do và chủ nghĩa xã hội. Sau cách mạng, cục
diện nông thôn Việt Nam đã có nhiều thay đổi lớn lao. Đời sống vật chất và tinh
thần của người nông dân dưới chế độ mới cũng như địa vị xã hội của họ đã thay đổi.
Họ từ thân phận nô lệ trở thành người độc lập tự do, làm chủ ruộng đất và họ bắt
đầu quá trình xây dựng, kiến thiết cuộc sống mới
Nhưng cũng trong giai đoạn này, người nông dân lại phải tiếp tục tham gia
vào cuộc kháng chiến chống xâm lược, giải phóng đất nước. Trong giai đoạn kháng
chiến này, giai cấp nông dân Việt Nam chiếm tới 90% dân số cả nước. Vì vậy, đội
quân chủ lực của cuộc cách mạng là người nông dân, hậu phương vững chắc tiếp
sức cho tiền tuyến là các làng quê. Ngày thường, sau lũy tre làng, họ vốn chỉ quen

với nghề nông, vậy mà giờ đây họ đã trở thành những người lính dũng cảm kiên
cường, sẵn sàng chiến đấu bảo vệ Tổ quốc. Những người nông dân mặc áo lính
cũng trở thành linh hồn của những tác phẩm văn học thời kỳ này và trở thành một
đề tài lớn của nền văn học cách mạng trẻ tuổi. Đề tài nông thôn hòa quyện, nằm


12

trong đề tài kháng chiến và được xác định dưới tên chung: Văn xuôi kháng chiến.
Chủ đề yêu nước- chống giặc là tinh thần của văn xuôi nói chung và tiểu thuyết nói
riêng mà trong đó các nhà văn đóng vai trò tiên phong đưa kháng chiến kiến quốc
mau đến thắng lợi
Trong giai đoạn kháng chiến chống Pháp, văn xuôi viết về đề tài nông thôn
khá nhiều, thành công hơn cả là tiểu thuyết Con trâu của Nguyễn Văn Bổng
Ngoài ra, truyện ngắn cũng đạt đến những giá trị điển hình cho đề tài nông
thôn trong kháng chiến chống Pháp qua những sáng tác tiêu biểu mà từ lâu đã được
nhiều người thừa nhận: Thư nhà (Hồ Phương); Làng (Kim Lân)…
Sau hòa bình lập lại, thời kỳ 1954, đời sống nông thôn Việt Nam nổi lên hai
sự kiện quan trọng: Cải cách ruộng đất và phong trào Hợp tác hóa nông nghiệp. Hai
sự kiện này nhanh chóng in dấu ấn sâu đậm với những thành tựu đáng ghi nhận
trong văn học viết về đề tài nông thôn, nhất là tiểu thuyết
Tiểu thuyết viết về nông thôn trong Cải cách ruộng đất nổi bật lên với những
tác phẩm có tiếng vang từ trước cách mạng: Bếp đỏ lửa (Nguyễn Văn Bổng);
Truyện anh Lục (Nguyễn Huy Tưởng); Sắp cưới (Vũ Bão). ..Các tác phẩm thời kỳ
này xuất hiện những chủ đề như giác ngộ và đấu tranh giai cấp. Trong Bếp đỏ lửa,
tác giả Nguyễn Văn Bổng đã để một nhân vật cốt cán (Chữ) trình bày mục đích của
việc quy định thành phần thật đơn giản, máy móc và cực đoan: “Trước nay địa chủ
với nông dân như sỏi đất trộn lẫn với thóc gạo trong bồ. Nay ta quy định thành phần
là sàng sảy, phân biệt ra. Gạo có hạt mẩy, hạt bé, hạt trắng, hạt lứt, nhưng đều là
gạo, thì đậu trên mặt sàng, còn sỏi đất thì vất riêng ra”. Trong thời kỳ sửa sai

(1956), có một số tác giả viết về Cải cách ruộng đất đúng với thực tế hơn. Sắp cưới
của Vũ Bão là ví dụ tiêu biểu. Tác phẩm viết về những sự kiện đã xảy ra khi tiến
hành Cải cách ruộng đất tại một đơn vị cơ sở, sự phản ánh của tác giả là rất khách
quan và thỏa đáng
Tiểu thuyết viết về nông thôn trong Phong trào hợp tác hóa nông nghiệp cũng
rất thành công với những tác phẩm sáng giá như: Xung đột của Nguyễn Khải, Cái
sân gạch và Vụ lúa chiêm của Đào Vũ …Đây được xem là tác phẩm có tiếng vang


13

lớn trong dư luận và là những sự kiện văn học thời bấy giờ. Các tác phẩm thời kỳ
này xuất hiện với những chủ đề: Hai con đường trong thời kỳ đầu của Phong trào
hợp tác hóa nông nghiệp và Con người mới trong thời kỳ cải tiến quản lý hợp tác xã
và xây dựng nền sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa
Hai tiểu thuyết ngắn gọn nối tiếp của Đào Vũ là Cái sân gạch và Vụ lúa chiêm
đã tái hiện được không khí nông thôn trong những ngày đầu xây dựng hợp tác xã
nông nghiệp. Qua nhân vật chính Lão Am, người mang thành phần trung nông, tác
giả đã xây dựng được một gương mặt điển hình cho người nông dân phải tính toán
nghĩ suy, băn khoăn trăn trở vào hợp tác xã
Ngoài tiểu thuyết, các tập truyện ngắn thời kỳ này cũng gặt hái được những
thành quả rực rỡ về đề tài nông thôn như: Cái hom giỏ và Gánh vác của Vũ Thị
Thường, Đồng tháng năm của Nguyễn Kiên; Trai làng Quyền của Nguyễn Địch
Dũng; Chị cả Phây của Ngô Ngọc Bội; Hãy đi xa hơn nữa của Nguyễn
Khải…Những sáng tác này hòa cùng tiểu thuyết đã để lại trên văn đàn những “dấu
ấn” khó quyên về một thời đã qua của nông thôn Việt Nam
Từ năm 1965, cả nước bước vào công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
Nông thôn Việt Nam có vai trò đặc biệt quan trọng trong cuộc chiến. Nông thôn vừa
là hậu phương vững chắc cho tiền tuyến vừa là lực lượng sẵn sàng chiến đấu chống
giặc Mĩ phá hoại miền Bắc. Bởi vậy, tiểu thuyết viết về nông thôn mang âm điệu sử

thi anh hùng và thực sự “được mùa” cả về tác phẩm cũng như về đội ngũ tác giả. Có
thể kể các tác giả, tác phẩm tiêu biểu như: Bão biển, Đất mặn (Chu Văn); Đất làng,
Buổi sáng (Nguyễn Thị Ngọc Tú); Cửa sông (Nguyễn Minh Châu ); Chủ tịch huyện
(Nguyễn Khải); Vùng quê yên tĩnh (Nguyễn Kiên); Ao làng (Ngô Ngọc Bội)…
Nhìn chung các tác phẩm trên đã tạo dựng được một bức tranh hiện thực nông
thôn sống động với nhiều sự kiện và chi tiết tiêu biểu như: Xây dựng và ngợi ca
những con người tích cực điển hình cho những con người mới xã hội chủ nghĩa và
chủ nghĩa anh hùng cách mạng; vấn đề xây dựng nông thôn mới ở miền Bắc, hợp
tác hóa, xây dựng nền kinh tế mới khẳng định sự thắng lợi của phương thức sản
xuất tập thể, ca ngợi cuộc sống mới ở nông thôn dưới sự lãnh đạo của Đảng; ngợi ca


14

những tấm gương sáng về nhiệt tình cách mạng và khí thế chống Mĩ cứu nước của
hậu phương
Tác giả Chu Văn là một gương mặt nổi bật với cái nhìn sâu sắc toàn diện về
nông thôn và người nông dân qua Bão biển. Qua tác phẩm, tác giả đã dựng lên bức
tranh hiện thực nông thôn Việt Nam với muôn ngàn khó khăn và thử thách với
người nông dân. Khó khăn lớn nhất là động viên người nông dân bỏ đi tư tưởng tư
hữu tư nhân, tham gia vào hợp tác xã, đổi mới canh tác, áp dụng kĩ thuật
mới…Trách nhiệm nặng nề vượt khó này đều đổ lên vai người cán bộ lãnh đạo.
Trong đội ngũ lãnh đạo, bên cạnh những con người mới, tích cực trẻ trung, nhiệt
huyết, vừa có tài vừa có đức như Tiệp, Thất thì còn có những kẻ bị tha hóa, sa đọa
vì lóa mắt trước lợi ích cá nhân như Hối (chủ nhiệm hợp tác xã Sa Bình); Thản (ủy
viên quản trị hợp tác xã Giang Ninh ). Những con sâu bỏ dầu nồi canh này đã gây
cản trở khó khăn cho Phong trào hợp tác hóa nông nghiệp, khiến niềm tin của nhân
dân vào đường lối của Đảng bị lung lay và tạo ra một làn sóng dư luận không tốt
trong xã hội
Đến với Cửa sông (Nguyễn Minh Châu ), một nông thôn vừa hăng say sản

xuất vừa dũng cảm trong chiến đấu hiện lên qua nhân vật Thùy. Thùy là cô gái
thành phố nhưng tình nguyện xin về dạy học ở nông thôn, vừa chăm lo dạy học vừa
đi đầu trong mọi phong trào, kể cả nhiệm vụ phục vụ chiến đấu tại trận địa pháo-nơi
có bom rơi đạn nổ hiểm nguy và danh giới giữa sự sống, cái chết vô cùng ngắn
ngủi, mong manh
Trong Chủ tịch huyện, Nguyễn Khải đã khám phá hiện thực nông thôn với
những vấn đề có ý nghĩa thời sự: Vấn đề xây dựng con người mới, nhất là người cán
bộ lãnh đạo nhằm đáp ứng nhu cầu và mục tiêu của cách mạng-Trong hoàn cảnh
mới, họ phải tự đổi mới cách nghĩ cách sống để bắt nhịp cùng bước đi của thời đại;
phải trau dồi tu dưỡng năng lực và phẩm chất đạo đức; phải nghiêm khắc đấu tranh
với bản thân, với nội bộ; phải xây dựng mối quan hệ đoàn kết gắn bó giữa Đảng với
chính quyền, giữa cá nhân với tập thể; tất cả nhằm đem lại lợi ích chung của Phong
trào hợp tác hóa nông nghiệp và nhiệm vụ chống Mĩ


15

Tiểu thuyết viết về nông thôn từ 1975 đến 1985 diễn ra trong bối cảnh xã hội
bộn bề, gay cấn. Những tổn thất trong chiến tranh đang bắt đầu tỏa sức nặng, nền
kinh tế tự cấp tự túc không đủ nuôi sống xã hội, cơ chế quản lí quan liêu bao cấp bất
lực, ngày càng bộc lộ những yếu kém và khuyết tật
Hòa nhịp với tinh thần chung của văn xuôi hậu chiến, tiểu thuyết viết về nông
thôn từ 1980 đến 1985 cũng bắt đầu chuyển động rồi chuyển động mạnh với các
tiểu thuyết: Nhìn dưới mặt trời (Nguyễn Kiên); Bí thư cấp huyện (Đào Vũ). Đây là
hai tác giả có nhiều tâm huyết và gắn bó với đề tài nông thôn ngót ba chục năm
nhưng những vấn đề phản ánh trong tác phẩm của họ thực sự là những vấn đề xã
hội gay cấn. Trong Nhìn dưới mặt trời, hiện tượng ô dù, tham ô được nhắc tới để
mọi người cùng ý thức và tìm cách loại bỏ. Còn trong Bí thư cấp huyện, nỗi khổ cực
của người nông dân do cung cách làm ăn ở hợp tác cũ khi chưa có khoán được đề
cập khá mạnh mẽ, quyết liệt

Đến khi Cù lao Tràm (tiểu thuyết hai tập ) của Nguyễn Mạnh Tuấn xuất hiện
năm 1985 thì có thể nói văn xuôi viết về nông thôn đã chuyển lên một bình diện
mới. Trong tác phẩm này, tác giả đã đưa ra những vấn đề thời sự gây nhiều tranh
cãi: Sự bất cập của cung cách làm ăn và quản lí nông thôn theo kiểu mới. Với tiểu
thuyết này, tác giả bước đầu chạm đúng vào thời điểm nóng nhất của hiện thực, của
mọi mối quan tâm. Trong tác phẩm, người đọc cảm thấy rõ hơi thở nóng hổi của
nông thôn Nam Bộ
Có thể nói, từ 1975-1985, trong lòng xã hội đang có sự vận động lớn lao và
đây cũng là thời kỳ bản thân các nhà văn đã có sự suy nghĩ trăn trở -“thai nghén”
cho những tác phẩm có thể đáp ứng được nhu cầu của xã hội và thời đại
Nhìn chung, văn học viết về nông thôn ở thời kỳ kháng chiến và chiến tranh
chống Mĩ có những đặc thù riêng do viết dưới quan điểm dân chủ của chủ nghĩa
hiện thực xã hội chủ nghĩa. Nét chính là sự đổi mới của hiện thực nông thôn và con
người vươn lên làm chủ vận mệnh của mình. Xung đột chính là xung đột cũ –mới.
Kết thúc thường có hậu, “vui vẻ”
1.2. Tiểu thuyết viết về nông thôn từ thời điểm Đổi mới đến nay


16

1.2.1. Hoàn cảnh lịch sử, xã hội, văn hóa
Sau đại thắng mùa xuân 1975 với biết bao đau thương, quật cường đã khép lại
trang sử hào hùng oanh liệt của dân tộc và nước ta được hoàn toàn thống nhất, đi
vào xây dựng chủ nghĩa xã hội. Lúc này, mặc dù chiến tranh đã lùi xa vào quá khứ
nhưng di hại của nó vẫn còn đó với những khó khăn chất chồng. Những chủ nhân
của thời đại mới phải đối mặt với một hiện thực xã hội mới đầy biến động xáo trộn.
Cuộc sống thời hậu chiến vận hành một cách khó nhọc nặng nề, bộn bề những phức
tạp lo toan. Những đau thương tổn thất trong chiến tranh dần dần tỏa sức nặng.
Công cuộc cải tạo và xây dựng chủ nghĩa xã hội bắt đầu bộc lộ những khiếm khuyết
cả trong nhận thức và trong thực tiễn. Có thể thấy, đó là thời kỳ mà nền kinh tế-xã

hội nước ta lâm vào khủng hoảng trầm trọng. Cơ chế quản lí tập trung quan liêu bao
cấp tỏ ra bất lực và ngày càng bộc lộ thêm những khuyết tật. Do đó cùng với sự đổi
thay mọi mặt trong cuộc sống đã kéo theo sự thay đổi trong tâm lí và nhận thức ở
mỗi người. Nếu như trước kia tất cả mọi người đồng lòng đồng sức cho chiến thắng
dân tộc, thì ngày nay con người phải đối mặt với bao lo toan cá nhân cho cuộc sống
đời thường. Đó là cuộc chiến không tiếng súng, tưởng chừng như yên ả nhưng thực
ra chất chứa bao cơn sóng ngầm đầy biến động dữ dội làm lay động sâu xa đến tâm
thức cá nhân mỗi người. Cảm nhận thấm thía điều này, nhà văn Nguyễn Khải đã
nhận xét: “Chiến tranh ồn ào, náo động mà lại có cái yên tĩnh, giản dị của nó. Hòa
bình yên tĩnh, thanh bình mà lại chứa chấp những sóng ngầm, những gió xoáy bên
trong. Nhiều người không thể chết trong tù, trên trận địa, trong chiến tranh mà lại
chết trong “ao tù trưởng giả” khi cả nước đã giành được tự do và độc lập”. Nhà văn
Nguyễn Đình Thi cũng nói về vấn đề này như sau: “Trong chiến tranh, chúng ta như
đi giữa cơn bão lửa thổi trên mặt đất. Trong cách mạng xã hội chủ nghĩa hiện nay,
không thấy có bão lửa vậy mà hình như mỗi người thấy đất động dưới chân mình”
Trong hoàn cảnh lịch sử ấy, muốn giải quyết những khó khăn thử thách trước
mắt để xây dựng và phát triển đất nước thì đổi mới là con đường lựa chọn duy nhất
có ý nghĩa sống còn, là khẩn thiết, dứt khoát, là tất yếu đảm bảo cho sự phục sinh
của đất nước và cũng là nỗi khát khao cháy bỏng da diết của toàn dân tộc nhằm


17

thoát khỏi những khó khăn, thách thức của một đất nước vừa bị lũ quét chiến tranh
nhấn chìm hơn 30 năm
Nghị quyết đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (tháng 12 năm 1986) về đổi
mới toàn diện đất nước đã diễn ra với hai khẩu hiệu: “Lấy dân làm gốc” và “Nhìn
thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, nói rõ sự thật”. Hai khẩu hiệu trên đã thổi
một luồng gió mới vào các lĩnh vực hoạt động của đời sống xã hội, đặc biệt là đời
sống văn học nghệ thuật. Công cuộc đổi mới đã đưa đất nước chuyển mình từ cơ

chế quản lí hành chính tập trung bao cấp sang cơ chế thị trường có sự điều tiết của
nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, đồng thời đẩy mạnh công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước. Đại hội VI cũng chỉ ra điều cốt yếu của công cuộc đổi mới
này chính là đổi mới tư duy, đổi mới cách làm, cách nghĩ sao cho đúng quy luật
khách quan vốn có của nó. Nhà nghiên cứu Nguyễn Đăng Mạnh đã đưa ra một đánh
giá rất sâu sắc: “Ai cũng nói đổi mới nhưng đổi mới thật sự là gì? Theo tôi , đổi mới
là nghĩ đúng, làm đúng quy luật khách quan là tôn trọng tinh thần khoa học”[37].
Bàn về vấn đề này, giáo sư Phan Cự Đệ đã đưa ra một quan niệm mới có cơ sở lý
luận và ý nghĩa thực tiễn như sau: “Đổi mới tư duy là nhiệm vụ cấp thiết trước mắt
nhưng đồng thời cũng là một công việc lâu dài, phải tiến hành một cách khoa học,
nghiêm túc…Trong quá trình đổi mới tư duy, tất nhiên không chỉ có phê phán mà
chủ yếu là phải suy nghĩ, khám phá, sáng tạo, cá nhân và tập thể cùng đổi mới và
sáng tạo theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ VI”[10]. Sau năm 1986,
không khí đổi mới thực sự không chỉ tràn vào đời sống xã hội mà còn tràn vào đời
sống văn học. Văn xuôi viết về đề tài nông thôn thời kỳ này cũng chuyển mình, đổi
mới cả về nội dung và hình thức biểu hiện. Nhà nghiên cứu Vũ Tuấn Anh đã có
những suy nghĩ khá xác đáng khi cho rằng: “Bối cảnh mới đã tạo nên những chấn
động sâu sa trong ý thức nghệ thuật”. Quan niệm, nhận thức, chức năng văn học
hiện thời cũng được nhận thức lại. Các nhà văn có thêm đất “dụng võ” và những tác
phẩm viết về nông thôn trung thực hết mức đã có điều kiện ra đời để đi vào đời
sống xã hội. Nhờ vậy, mảnh đất văn chương dần dần được hồi sinh. Tuy nhiên, như
mọi cuộc nhận đường vất vả gian lao khác, văn xuôi về đề tài nông thôn đã phải


18

vượt qua bao cơn biến động không hề êm ả, bình lặng vì như M.Sôlôkhôp từng nói:
“Sự thật viết rất khó, mà khó hơn cả là viết lên chân lí”. Trong những bước thay đổi
của lịch sử văn học, vai trò rất lớn thuộc về nhà văn. Nhà tiểu thuyết Dương Hướng
có lí khi nói rằng: “Không phải nhà chép sử mà chính nhà văn là người viết lên lịch

sử cuộc đời”. Trong lời kết thúc cuộc tạo đàm Văn học đổi mới và phát triển, nhà
nghiên cứu Hà Xuân Trường đã rất thỏa đáng khi nhìn nhận rằng: “Đổi mới trong
văn học, điều quan trọng nhất, quyết định nhất là cái nhìn và cái tâm của nhà văn.
Đề tài, nhân vật, phong cách cá tính không là cái gì nếu không có cái nhìn thời đại
sâu sắc, thấu suốt nhân tình, nếu không có được một cái tâm trong sáng, sâu sắc
nhân ái, cộng với ý thức đầy đủ về chức trách cao cả của văn học đối với con người,
đối với cuộc đời, với nhân dân mình, không có những cái đó thì không có đổi
mới”[52, tr.49-50]
Hòa chung vào đời sống văn nghệ ấy, tiểu thuyết viết về nông thôn sau năm
1986 cũng có những trăn trở cho một cuộc chuyển mình để theo kịp những vấn đề
nóng bỏng của hiện thực. Hiện thực nông thôn thời Đổi mới đã trở thành nguồn cảm
hứng dồi dào, được khắc họa rõ nét và chân thực ở tất cả mọi phương diện, trong sự
đa dạng, phức tạp, xấu tốt đan xen. Tiểu thuyết viết về nông thôn cũng phải đổi mới
tư duy trong sự nhìn nhận về con người và xã hội. Đổi mới tư duy tiểu thuyết là
“đổi mới nhận thức của nhà văn trước những biến thái xã hội của thế giới…”
(Hoàng Quốc Hải). Có thể kể đến những tiểu thuyết viết về nông thôn đã gây tiếng
vang và tỏa sáng trên văn đàn như: Lê Lựu với Thời xa vắng (1986), Chuyện làng
Cuội (1991), Sóng ở đáy sông (1994); Nguyễn Khắc Trường với Mảnh đất lắm
người nhiều ma (1990); Dương Hướng với Bến không chồng (1990), Dưới chín
tầng trời (2007); Đào Thắng với Dòng sông mía (2004); Trịnh Thanh Phong với Ma
làng (2002); Hoàng Minh Tường với bộ tiểu thuyết Gia phả của đất, gồm: Thủy
hỏa đạo tặc, Đồng sau bão, Ngư phủ, và tiểu thuyết Thời của thánh thần; Phạm
Ngọc Tiến với Những trận gió người (Sau đổi thành Gió làng Kình)…
Sự nổi trội của tiểu thuyết viết về nông thôn đã khẳng định bằng cả số lượng
và chất lượng nghệ thuật. Thước đo giá trị ấy là ba tác phẩm đã được dư luận bạn


19

đọc hoan nghênh và đã được nhận giải thưởng loại A của Hội nhà văn Việt Nam

như: Thời xa vắng (Lê Lựu); Mảnh đất lắm người nhiều ma (Nguyễn Khắc
Trường); Bến không chồng (Dương Hướng)
Nhìn vào những thành tựu trên đây và đối sánh với văn học ở thời kỳ trước,
có thể thấy đề tài nông thôn là đề tài có sức hấp dẫn với nhiều nhà tiểu thuyết và thu
được nhiều thành tựu hơn cả trong giai đoạn sau năm 1986
Như vậy, công cuộc đổi mới đã tạo ra một luồng sinh khí mới tràn đầy sự
sống cho cả dân tộc hồi sinh đồng thời tạo ra những chuyển động trong đời sống xã
hội. Đây cũng là cơ sở, là tiền đề đổi mới trong đời sống văn học nghệ thuật nói
chung và sự đổi mới trong tiểu thuyết về đề tài nông thôn nói riêng
1.2.2. Bức tranh chung của tiểu thuyết viết về nông thôn
Nói về bức tranh toàn cảnh của tiểu thuyết viết về nông thôn sau Đổi mới, ta
cần chú ý đến sự phát triển của số lượng tác phẩm và chiều sâu nội dung. Về số
lượng ở trên đã đề cập, ở đây chỉ nói về nội dung
1.2.2.1. Vấn đề thân phận và bi kịch của cá nhân con người
Sau thời kỳ Đổi mới, tiểu thuyết viết về nông thôn đã thực sự nghiêng về đề
tài thế sự (những vấn đề của cuộc sống hàng ngày) và đời tư. Tiểu thuyết viết về
nông thôn giai đoạn chống Mĩ có tính sử thi mà nội dung chính là: xây dựng chủ
nghĩa xã hội, hợp tác hóa, hậu phương lớn và tiền tuyến lớn với các tác phẩm như:
Đất làng (Nguyễn Thị Ngọc Tú); Cái sân gạch, Vụ lúa chiêm (Đào Vũ)…Yêu cầu
của hiện thực mới đòi hỏi người nghệ sĩ phải thay đổi cách nhìn nhận, cách tiếp cận
đời sống. Trước đây, ở thời kỳ chiến tranh, mọi sự vật đều được nhận thức trên cơ
sở sự phân biệt rạch ròi thiện-ác, bạn- thù, tốt-xấu, trắng–đen, đúng–sai. Việc xem
xét đánh giá con người chỉ cần thông qua những chuẩn mực có tính toàn dân. Giờ
đây chiến tranh đã lùi vào quá khứ, con người trở về với cuộc sống đời thường với
biết bao vấn đề mới nảy sinh. Lúc này không thể áp dụng những chuẩn mực cũ
được nữa khi đánh giá con người. Có một thời ta chỉ dám nói đến phần người, phần
thiện trong con người, viết về những nhân vật tích cực theo hướng lí tưởng hoàn mĩ.
Các nhà tiểu thuyết đương đại đã phá vỡ cái nhìn đơn phiến, tĩnh tại để tạo ra một



20

cái nhìn phức tạp hơn, đa diện hơn và vì thế sâu sắc hơn về cuộc sống và con người.
Con người xuất hiện trong các tiểu thuyết là con người trần thế với tất cả chất người
tự nhiên của nó: ánh sáng và bóng tối, thiên thần và ác quỷ, cao cả và thấp hèn, ý
thức và vô thức. Thế giới bên trong đầy bí ẩn và phức tạp của con người chịu sự chi
phối của hai lực lượng vừa đối lập vừa hòa đồng, vừa chối bỏ lại vừa chung sống
với nhau, bởi: “Con người không bao giờ trùng khít với chính nó” (Bakhtin). Đó là
những con người vừa có khiếm khuyết, bất toàn vừa đẹp đẽ, thánh thiện. Điều này
đã tạo nên tiếng nói đa thanh đầy hòa âm và nghịch âm và cũng là cái nhìn biện
chứng về con người vì bản chất con người luôn có sự song hành giữa phần “con”
và phần “người”, giữa cái thiện và cái ác. Nhà văn Nguyên Ngọc ghi nhận: “Văn
học chăm chú quan tâm hơn đến con người với tư cách là một thế giới cá nhân
phong phú, phức tạp, đa dạng, đa chiều, đa tầng trong nhiều mối quan hệ cũng hết
sức phức tạp và đa dạng với toàn xã hội và với chính mình”. Tiểu thuyết viết về
nông thôn thời kỳ này đã dám nhìn vào mặt trái của con người, thậm chí bắt đầu
xuất hiện những trang viết về cái ác, cái xấu có khi lạnh lùng, tàn nhẫn khiến người
ta phải giật mình như trong tiểu thuyết Truyện làng Cuội (Lê Lựu); Bóng đêm và
mặt trời (Ngô Ngọc Bội)
Có thể nói, với đề tài thế sự đời tư, chưa bao giờ những vấn đề thuộc về hiện
thực cuộc sống và con người mà văn học quan tâm lại hiện lên chân thực, sống
động mà xót xa nhức nhối như thế. Điều này không hề dễ dàng vì hiện thực cuộc
sống và bản thân con người vốn chứa đầy phức tạp, mâu thuẫn, mặt tốt và mặt xấu
hòa trộn đan xen. Nét đổi mới và sự thành công của tiểu thuyết viết về nông thôn
thời kỳ này là đã dám đi vào phản ánh những mặt chưa hoàn thiện trong con người.
Tuy nhiên, đó không phải là cái nhìn bi quan, tiêu cực mà đó chính là cách giúp cho
người đọc có cái nhìn chân xác, đầy đủ toàn vẹn về cuộc sống và con người trong
thời đại mới và đó cũng là con đường mà các nhà tiểu thuyết muốn hoàn thành tốt
thiên chức của mình đúng như nhà văn Dương Hướng đã nói: “Nhiệm vụ cao cả của
nhà văn là kiếm tìm cái đẹp và phải biết khai thác tới tận cùng để nhìn cho thấu cả



21

nỗi khổ đau và niềm đam mê khát vọng trong tâm hồn con người” (Bến không
chồng- Bến đỗ văn chương)
Một sự đổi mới đáng ghi nhận của tiểu thuyết viết về nông thôn sau 1986 là
các nhà văn đã có sự quan tâm mạnh mẽ đến thân phận và cuộc đời bi kịch của cá
nhân con người. Cái nhìn này hoàn toàn hợp lý, mới mẻ, đáp ứng những đòi hỏi tất
yếu và có tính thời cuộc trong thời kỳ Đổi mới, nhà nghiên cứu Nguyễn Bích Thu
nhận xét: “Số phận con người trở thành mối quan tâm hàng đầu của nhà văn thể
hiện cái nhìn dân chủ đối với sự phức tạp của tính người. Nhiều cuốn tiểu thuyết đã
hướng tới miêu tả số phận những con người bình thường với những bi kịch của cuộc
đời họ. Bi kịch giữa khát vọng và thực trạng, giữa cái muốn vươn lên và kìm hãm,
giữa thanh lọc và tha hóa, giữa nhân bản và phi nhân bản”. Bàn về vấn đề này, tác
giả Lý Hoài Thu cũng khẳng định: “Đề tài chiến tranh với quy mô hiện thực rộng
lớn nhiều tầng, nhiều mảng, nhà văn xoáy sâu vào những vấn đề cốt yếu của đời
sống thông qua tiêu điểm nhân vật…Cũng là người lính, người mẹ, người vợ, giờ
đây họ được soi rọi từ nhiều góc độ khác nhau, được đặt trong những vòng xoáy của
cuộc đời, kể cả những vòng xoáy nghiệt ngã nhất. Nhân vật không còn mờ nhạt đơn
điệu mà có sự kết hợp giữa hình dạng và nội tâm, giữa ý thức và vô thức, giữa dục
vọng bản thân và ước mơ thánh thiện…Thế giới nhân vật tiểu thuyết thời kỳ Đổi
mới đa phần muôn màu bi kịch, ai cũng có những đoạn gập ghềnh chông gai, những
nỗi niềm trắc ẩn, những thua thiệt mất mát, nhưng đó là những bi kịch mang ý nghĩa
thức tỉnh, luôn hướng tới hoàn thiện nhân cách”. Ở bất kỳ thời đại nào con người
cũng là trung tâm của văn học nhưng phải trải qua quá trình lịch sử con người cá
nhân mới ra đời. Quan niệm con người cá nhân trong văn học là sự nhìn nhận giá trị
tự thân của con người, là ý thức của con người về cái tôi, là cách nhận thức con
người như một thực thể riêng tư. Trong thời kỳ trước, hầu như không có sự tồn tại
của cá nhân bởi nó đã bị hoà tan trong cộng đồng, trong tập thể. Vì vậy, tiểu thuyết

hầu như chỉ phản ánh bề nổi mà ít đi sâu chú trọng vào thế giới nội tâm sâu kín
nhiều trắc ẩn của con người. Nhưng bước vào thời kỳ Đổi mới, vấn đề con người cá
thể được đặt ra một cách bức xúc, mạnh mẽ trong niềm đam mê sáng tạo của nhà


22

văn. Nhà văn đứng trên phương diện con người cá nhân, con người đời tư để nhìn
nhận, đánh giá, cảm thông với con người. Các nhà tiểu thuyết tiếp cận con người ở
“bề sau, bề sâu, bề xa” với vô vàn những khuất lấp của cuộc sống, những ẩn ức
trong tâm hồn con người, những trăn trở, suy tư dằn vặt của con người về khát vọng
sống, khát vọng tình yêu hạnh phúc…Con người được đặt vào các mối quan hệ
“bên trong”, được khám phá toàn vẹn từ nhiều chiều kích khác nhau. Điều này làm
hiện lên con người với “cuộc đời đa sự, con người đa đoan”, con người với trăm
ngàn mảnh đời khác nhau “đầy những vết dập xóa trên thân thể và trong tâm hồn”,
từ đó giúp nhà văn phát hiện ra những vênh lệch, phần dư hoặc thiếu hụt của con
người cá nhân. Chính vì vậy, tiểu thuyết viết về nông thôn đã xuất hiện rất nhiều
nhân vật với thân phận và cuộc đời đầy bi kịch bất hạnh giữa dòng chảy vô thường
của cuộc sống. Những bi kịch cá nhân ấy được đặt trong mối liên hệ mật thiết với
cộng đồng, xã hội. Đằng sau mỗi số phận là những vấn đề mang ý nghĩa nhân sinh
của cả thời đại
Trong tiểu thuyết Bến không chồng (Dương Hướng), nhân vật Hạnh hiện lên
với phẩm chất của một con người nhiệt tình, giàu lòng vị tha và dám sống hết mình
vì tình yêu nhưng cả cuộc đời dằng dặc những buồn thương. Lúc nhỏ Hạnh sống
thiếu tình cảm của người cha vì cha hi sinh nơi chiến trận. Lớn lên yêu Nghĩa,
không được cha mẹ Nghĩa chấp nhận, bao cay cực buồn tủi đến với Hạnh. Đêm tân
hôn hai vợ chồng phải ra bờ sông tìm chỗ ngủ. Có lẽ “cả thế giới không có cặp vợ
chồng nào lại có đêm tân hôn như Hạnh và Nghĩa”[21, tr.76]. Hạnh phúc chẳng
được bao lâu thì Nghĩa phải lên đường nhập ngũ. Từ đây, cuộc sống mở ra chuỗi
những bi kịch mới cho Hạnh. Chị luôn sống trong tâm trạng lo sợ ám ảnh chồng sẽ

hi sinh ngoài chiến trường, luôn bị nỗi cô đơn trống trải, chờ đợi mỏi mòn dày vò.
Hạnh phúc lứa đôi trở thành một ham muốn thấm đẫm nước mắt của chị: “Một thời
xuân sắc và những phút ái ân với Nghĩa bỗng trỗi dậy. Đầu óc Hạnh căng ra rung
lên ngây ngất đi tìm lạc thú trong hoang tưởng. Hạnh lao ra dòng nước mát lạnh
sóng sánh bóng trăng. Cơ thể lâu nay khô héo bỗng rạo rực ngập tràn hưng phấn.
Hạnh vùng vẫy, quẫy đạp trong ham muốn làm tình với nước.”[21, tr.181]. Khát


23

khao bản năng này đáng được cảm thông khi nó rơi vào hoàn cảnh quá nghiệt ngã,
quá phũ phàng, nhất là đối với người phụ nữ. Và rồi chiến tranh qua đi, tưởng hạnh
phúc sẽ mỉm cười với Hạnh, ngờ đâu bất hạnh lại ập đến khi chiến tranh cướp đi
khả năng đàn ông của chồng chị và chị không thể có được thiên chức làm mẹ nữa.
Vì vậy, Hạnh quyết định giải thoát cho Nghĩa mặc dù tình yêu trong họ vẫn đầy vơi
với bao kỉ niệm. Hạnh sống trong cô đơn, đau đớn tủi phận nhưng vẫn không thôi
khát vọng được làm mẹ. Hạnh chủ động hiến dâng và có thai với chú Vạn-người
cha nuôi của. Hạnh phúc bình dị muộn mằn buộc chị phải xa xứ để bảo vệ danh dự
cho người đàn ông ấy. Qua Hạnh cho ta thấy, thì ra những người phụ nữ dù có
chồng hay không có chồng, được làm mẹ hay không vẫn chưa bao giờ nguôi ngoai
trong mình khát vọng tình yêu, hạnh phúc. Thân phận và cuộc đời bi kịch của Hạnh
chính là bi kịch của con người trong chiến tranh, từ chiến tranh chuyển sang hòa
bình. Cuộc đời chị như một bản cáo trạng tố cáo những định kiến nặng nề và tình
trạng mâu thuẫn giữa các dòng họ diễn ra nhiều nơi ở nông thôn. Cũng trong tác
phẩm này, nhân vật Nguyễn Vạn lại được đề cập ở một khía cạnh khác, đó là tấn bi
kịch của người lính Điện Biên năm xưa. Người lính bước ra từ chiến tranh, đi qua
cơn bão đạn bom, ít nhiều mang thương tật không chỉ ngoài thân thể mà trong cả
tâm hồn. Đó chính là những “di họa của chiến tranh”. Là một thương binh giải ngũ
về làng, Vạn sống nhiệt tình với công việc chung, nhân cách trong sáng, đúng mực.
Nhưng cũng chính điều này mà tự anh đã tạo ra những hàng rào định kiến, ràng

buộc chính mình. Vạn đã không dũng cảm đến với Nhân, bỏ qua tình cảm đẹp, rồi
đến khi sau phút giây không tự chủ lầm lỡ với Hạnh, anh lại bị nhấn chìm trong dự
cảm dằn dặt, tội lỗi từ quan niệm sai trái: “Thế là hết! Vạn tưởng tượng rõ thấy
mình là kẻ khốn nạn, sa đọa, hủy hoại cả cuộc đời tiết hạnh của Hạnh”[21, tr.282].
Do nhận thức sai lầm ấu trĩ ấy mà Vạn không thể sống yên lành trong hạnh phúc
được làm chồng làm cha. Vạn đã tìm đến cái chết đầy đau đớn và xót xa để tự giải
thoát cho mình, để chạy trốn khỏi sự truy đuổi của quá khứ và hiện tại. Cái chết của
Vạn cũng là sự hóa giải cho quá khứ, hóa giải một thời lầm lạc của cả một thời đại,
một thế hệ


24

Tập trung vào vấn đề thân phận và cuộc đời bi kịch của cá nhân con người,
nhân vật Giang Minh Sài trong tiểu thuyết Thời xa vắng (Lê Lựu) cũng là một điển
hình tiêu biểu và có nét gần gũi với hình ảnh Vạn trong Bến không chồng (Dương
Hướng). Nét nổi trội của những con người này ở chỗ họ đều là những người lính với
nửa cuộc đời gửi trọn nơi chiến trường. Là những người lính thành danh bước ra từ
cuộc chiến bỗng chốc trở thành kẻ chiến bại trong thời bình. Tất cả họ đều rơi vào
bi kịch cô đơn, lạc lõng trước cuộc sống đời thường. Tuy vậy, cuối cùng họ đều tự ý
thức về bản thân, về thực tại môi trường và hoàn cảnh sống. Bi kịch đời tư của Sài
được đặt ra trong hành trình con người kiếm tìm hạnh phúc, ước mơ về hạnh phúc
cá nhân. Trong tư thế chàng trai đi tìm hạnh phúc lứa đôi xứng đáng cho mình thì
Giang Minh Sài quả là có lợi thế (giỏi giang, có chí tiến thủ, có địa vị xã hội khá…).
Thế nhưng thật trớ trêu và cũng thật bất hạnh, hạnh phúc lứa đôi ấy lại chưa một lần
nương theo ý nguyện của Sài, các cơ hội cứ theo nhau tuột khỏi tầm tay làm cho
anh lúc nào cũng phải lận đận và ân hận vì nó. Sài không yêu thương Tuyết nhưng
lại không dám bỏ Tuyết. Sài yêu thương Hương nhưng lại không dám đấu tranh để
đến với Hương. Sài đến với Châu bằng tình yêu chân thành và bằng nếp nghĩ đơn
giản của người nhà quê nhưng lại bị thảm bại trước cô gái thị thành lọc lõi chốn tình

trường. Để rồi cuối cùng, Sài đã mất tất cả, phải chọn con đường quay trở về quê
hương, về cái làng Hạ Vị nghèo đói, khổ sở nhưng tình nghĩa, thủy chung, bởi “đó
mới là chỗ của anh”. Số phận tình yêu của Sài phản ánh bi kịch con người tự đánh
mất mình, luôn phải sống cho người khác và vì người khác. Ở cơ quan thì Sài phải
nghe theo sự sắp xếp của đoàn thể-của lãnh đạo. Về nhà thì phải nghe cha mẹ-họ
hàng, thậm chí nghe lời vợ. Trong Sài cũng tiềm ẩn khả năng vượt thoát nhưng mỗi
lần như thế, thói quen thụ động, chấp nhận cố hữu lại ghìm anh xuống và những
ràng buộc lại càng thít chặt hơn, để rồi hạnh phúc không bao giờ tới, để rồi đến khi
trắng tay, Sài mới ân hận tiếc nuối trong muộn màng xót đau: “Giá như ngày ấy em
cứ sống với tình cảm của chính mình, mình có thế nào thì cứ sống như thế, không
sợ ai, không chiều theo ý ai, sống hộ cho ý định người khác, cốt để cho đẹp mặt mọi
người chứ không phải cho hạnh phúc của mình”[35, tr.424]


25

Đến với tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma (Nguyễn Khắc Trường),
thân phận và cuộc đời bi kịch của cá nhân con người còn được tô đậm, khơi sâu
thêm qua nhân vật điển hình là bà Son. Bà Son là một phụ nữ xinh đẹp, nhu mì, thời
con gái từng là niềm ao ước của nhiều trai làng. Nhưng rồi số phận đưa đẩy, bà Son
lại rơi vào tay một gã “tiên thiên bất túc” (Trịnh Bá Hàm). Nhưng số phận đã chẳng
buông tha, trong cuộc đấu đá tranh giành quyền lực và trả thù hận giữa hai họ Trịnh
Bá, Vũ Đình, bà Son đã bị lợi dụng dồn đẩy vào những bi kịch liên tiếp. Cái chết
oan khốc của bà là đỉnh điểm cho cả cuộc đời bi kịch triền miên đằng đẵng. Cái chết
là kết thúc của kiếp người đau đớn sống mà không thể làm chủ cuộc đời mình, cũng
là kết thúc kiếp nô lệ, kết thúc cảnh cam chịu. Cuộc đời thấm đẫm bi kịch đau
thương của bà Son đã tố cáo tình trạng xung đột dòng họ, những hủ tục định kiến
nặng nề, tranh giành địa vị đã có tại nhiều địa phương. Cuộc đời của bà có nét
tương đồng với nhân vật Hạnh trong tiểu thuyết Bến không chồng (Dương Hướng)
và cũng là điển hình cho những người phụ nữ nông thôn Việt Nam tần tảo, hiền

lành, giàu đức hi sinh vị tha, dám sống vì tình yêu nhưng phải chịu bao nỗi cay
đắng đớn đau của cuộc đời nhiều ngang trái
Như vậy, với việc quan tâm đến thân phận và cuộc đời bi kịch của cá nhân
con người, tiểu thuyết viết về nông thôn sau Đổi mới đã bước ra khỏi lối mòn cũ kĩ
một thời, mở ra hướng khám phá mới mẻ và có chiều sâu trong sự tiếp cận và phản
ánh con người. Con người được nhìn nhận ở phương diện cá nhân, thế sự. Vì thế,
tiểu thuyết viết về nông thôn giai đoạn này không những đáp ứng được yêu cầu của
công cuộc Đổi mới mà còn tạo nền tảng cho văn học dân tộc ngày càng phát triển,
bước vào quỹ đạo chung của sự sáng tạo văn học, của cộng đồng nhân loại
1.2.2.2. Những xung đột văn hóa là nét chủ yếu bên cạnh xung đột
khác
Khám phá bức tranh chung của tiểu thuyết viết về nông thôn sau Đổi mới,
một thực trạng khá phổ biến và có nguồn gốc lâu đời là những xung đột văn hóa bên
cạnh những xung đột khác. Đó thực chất là xung đột gia tộc, dòng họ. Quan hệ gia
tộc, dòng họ là thứ quan hệ lâu đời, dằng dịt và bền chặt ở nông thôn. Nó có sức


×