Tải bản đầy đủ (.pdf) (113 trang)

Nhân vật trong tiểu thuyết của trung trung đỉnh (LV00893)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (803 KB, 113 trang )

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................ 1
2. Lịch sử vấn đề ................................................................................................ 3
3. Mục đích nghiên cứu ...................................................................................... 8
4. Nhiệm vụ nghiên cứu ..................................................................................... 8
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................. 9
5.1. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................ 9
5.2. Phạm vi nghiên cứu................................................................................ 9
6. Những đóng góp mới của đề tài ..................................................................... 9
7. Phương pháp nghiên cứu ..............................................................................10
7.1. Phương pháp thống kê..........................................................................10
7.2. Phương pháp phân tích, tổng hợp ........................................................10
7.3. Phương pháp so sánh, đối chiếu...........................................................10
7.4. Phương pháp tiếp cận thi pháp học ......................................................10
NỘI DUNG ..................................................................................................... 11
Chương 1: KHÁI QUÁT VỀ NHÂN VẬT TIỂU THUYẾT VÀ HÀNH
TRÌNH SÁNG TÁC CỦA TRUNG TRUNG ĐỈNH...................................... 11
1.1. Khái lược về nhân vật ...............................................................................11
1.1.1. Nhân vật văn học...............................................................................11
1.1.1.1. Khái niệm nhân vật văn học ...............................................................11
1.1.1.2. Chức năng của nhân vật trong tác phẩm văn học .............................13
1.1.2. Nhân vật tiểu thuyết ..........................................................................14
1.1.2.1. Một số đặc điểm của nhân vật tiểu thuyết .........................................14
1.1.1.2. Một số đặc điểm của nhân vật tiểu thuyết Việt Nam đương đại .....17
1.2. Hành trình sáng tác của Trung Trung Đỉnh ..............................................19
1.2.1. Những chặng đường chính trong cuộc đời cầm bút..........................19


1.2.2. Quan niệm nghệ thuật về con người trong tiểu thuyết Trung
Trung Đỉnh ..................................................................................................20


1.2.2.1. Con người đa diện ...............................................................................21
1.2.2.2. Con người từ chiều sâu tâm linh ........................................................26
Chương 2: CÁC KIỂU NHÂN VẬT TRONG TIỂU THUYẾT CỦA
TRUNG TRUNG ĐỈNH ................................................................................. 30
2.1. Khái quát chung về nhân vật trong tiểu thuyết của Trung Trung Đỉnh ..........30
2.2. Các kiểu nhân vật chính trong tiểu thuyết của Trung Trung Đỉnh .................33
2.2.1. Nhân vật người lính trong chiến trận ................................................33
2.2.1.1. Người lính lạc rừng .............................................................................34
2.2.1.2. Người lính ra trận.................................................................................38
2.2.1.3. Người lính và những mất mát, hy sinh ..............................................43
2.2.2. Người lính sau chiến tranh ................................................................45
2.2.2.1. Những con người không nguôi nhớ về quá khứ ...............................46
2.2.2.2. Những con người bị tha hóa ..............................................................52
2.2.3. Các loại nhân vật khác ......................................................................55
2.2.3.1. Nhân vật người dân tộc thiểu số Tây Nguyên ..................................55
2.2.3.2. Nhân vật kì dị mang hình hài khuyết tật............................................59
2.2.3.3. Những người phụ nữ với số phận đầy bất hạnh, trắc trở .................63
CHƯƠNG 3: NHÂN VẬT TRONG TIỂU THUYẾT CỦA TRUNG
TRUNG ĐỈNH NHÌN TỪ PHƯƠNG THỨC BIỂU HIỆN ............................... 67
3.1. Nghệ thuật xây dựng nhân vật ..................................................................67
3.1.1. Nghệ thuật miêu tả ngoại hình ..........................................................67
3.1.2. Nghệ thuật biểu hiện nội tâm ............................................................71
3.1.2.1. Nghệ thuật thể hiện tâm lý nhân vật ..................................................71
3.1.2.2. Nghệ thuật biểu hiện chiều sâu tâm linh của nhân vật .....................76
3.2. Nghệ thuật xây dựng nhân vật qua ngôn ngữ ...........................................80


3.2.1. Ngôn ngữ đối thoại............................................................................81
3.2.2. Ngôn ngữ độc thoại ...........................................................................86
3.3. Không gian, thời gian nghệ thuật ..............................................................92

3.3.1. Không gian nghệ thuật ......................................................................92
3.3.1.1. Không gian núi rừng Tây Nguyên .....................................................94
3.3.1.2. Không gian xã hội................................................................................97
3.3.2. Thời gian nghệ thuật .......................................................................100
KẾT LUẬN ................................................................................................... 104
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 106


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Văn học nghệ thuật khác các ngành khoa học khác ở chỗ nó phản ánh
cuộc sống bằng hình tượng, ở đó đời sống muôn mặt của con người luôn hiện
lên sinh động, hấp dẫn. Tuy nhiên, tác phẩm văn chương là hình ảnh về cuộc
đời song nó lại không hoàn toàn trùng khít với cuộc đời thực, bởi nó là sản
phẩm hư cấu, tưởng tượng, sự sáng tạo và quan niệm riêng của người nghệ sĩ.
Nhân vật là một trong những yếu tố quan trọng làm nên giá trị tác phẩm. Qua
hình tượng nhân vật, nhà văn khái quát những quy luật cuộc sống, những kiểu
tính cách, số phận con người, từ đó bày tỏ quan niệm, tư tưởng cá nhân. Việc
chiếm lĩnh các mặt giá trị của tác phẩm sẽ khó có thể thực hiện được nếu
không tìm hiểu phương diện nhân vật.
Văn xuôi Việt Nam sau năm 1975, nhất là từ năm 1986 đến nay có bước
phát triển vượt trội, đặc biệt là ở thể loại tiểu thuyết. Với cái nhìn cởi mở hơn,
ngòi bút được tự do hơn trong nhìn nhận đánh giá mọi phương diện cuộc
sống, tiểu thuyết xuất hiện hiện tượng nhận thức lại, nhìn nhận lại quá khứ, từ
đó chất thế sự đời tư được gia tăng, cái tôi cá thể được xoáy sâu, đưa đến
những trang viết thấm đẫm hơi thở hiện thực và thời cuộc. Đóng góp quan
trọng cho sự khởi sắc trong văn học là rất nhiều các tên tuổi với nhiều thể loại
văn xuôi khác nhau như: Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải, Ma Văn Kháng,

Chu Lai, Lê Lựu, và sau này là Bảo Ninh, Phạm Thị Hoài, Tạ Duy Anh, Hồ
Anh Thái, Nguyễn Việt Hà, Nguyễn Xuân Khánh, Trung Trung Đỉnh… Dưới
ngòi bút sắc sảo của họ, thế giới nhân vật hiện lên đa dạng với nhiều kiểu
loại, phù hợp với tính đa diện, phức tạp của đời sống. Chính họ đã tạo nên
một diện mạo mới cho tiểu thuyết nói riêng và văn học Việt Nam nói chung.
Trung Trung Đỉnh được xem là một gương mặt có nhiều đóng góp cho
sự đổi mới của văn học sau 1975. Ông là một nhà văn bước ra từ hiện thực


2
khốc liệt của chiến tranh. Chiến trường bom đạn, sự sống, cái chết, những
mất mát, hi sinh, cả những niềm vui nhỏ nhỏ hay những hạnh phúc lớn lao đã
“tôi luyện” ngòi bút của ông, mang đến cho người đọc những trang viết vô
cùng chân thực, hấp dẫn và xúc động về một thời lửa khói và những con
người bước ra từ lửa khói về với hòa bình.
Trung Trung Đỉnh đã viết như có một sự thôi thúc trả nợ những tháng
năm tuổi trẻ xông pha nơi chiến trận, viết như một sự hoài vọng đầy trân
trọng về một quá khứ hào hùng của những người lính rất đỗi bình dị, cũng có
lúc viết để “tiễn biệt những ngày buồn”, bởi vậy văn của ông luôn trĩu nặng
những trăn trở và có sức ám ảnh kỳ lạ. Mỗi cuốn tiểu thuyết ra đời của Trung
Trung Đỉnh khiến người đọc cảm nhận ở đó một tinh thần làm việc nghiêm
túc. Dưới ngòi bút của ông, mảng đề tài về chiến tranh và những con người
trong chiến tranh ở vùng đất Tây Nguyên mà ông từng lăn lộn giống như một
bức tranh nhiều đường nét, góp thêm cho diện mạo văn học Việt Nam những
nét vẽ đầy sắc màu hiện thực. Thành tựu lao động của ông đã được khẳng
định một cách chắc chắn trong nền văn học nước nhà.
Là một giáo viên giảng dạy tại bậc Phổ thông trung học, tôi luôn có
nguyện vọng muốn được tìm hiểu nền văn học nước nhà một cách có hệ thống.
Chương trình phổ thông vốn không đủ thời lượng cho tất cả các tác giả nổi bật
trong nền văn học Việt nam, bởi vậy tìm hiểu về nhân vật trong tiểu thuyết

Trung Trung Đỉnh sẽ là một mảng tiếp cận tuyệt vời đối với văn học sau 1975.
Đây sẽ là chiếc cầu nối ý nghĩa để tôi có thể làm giàu thêm phần kiến thức
chuyên môn của mình.
Xuất phát từ những căn cứ lý luận và thực tiễn đã nêu, chúng tôi lựa
chọn đề tài: Nhân vật trong tiểu thuyết của Trung Trung Đỉnh bằng tất cả sự
trân trọng, hứng thú và say mê của mình đối với các sáng tác của Trung
Trung Đỉnh. Qua đó, giúp chúng tôi hiểu rõ ý nghĩa các sáng tác cũng như


3
quan niệm, tư tưởng của nhà văn. Đồng thời, có thể nhìn nhận những đổi mới
của thể loại thiểu thuyết trong sự vận động của nền văn học Việt nam từ sau
năm 1975.
2. Lịch sử vấn đề
Như đã nói, Trung Trung Đỉnh là một trong những gương mặt khá tiêu
biểu trong làng tiểu thuyết hiện đại Việt Nam. Với 7 tiểu thuyết trình làng
(Những người không chịu thiệt thòi, Ngược chiều cái chết, Tiễn biệt những
ngày buồn, Ngõ Lỗ Thủng, Lạc rừng, Sống khó hơn là chết và gần đây nhất là
Lính trận), Trung Trung Đỉnh đã khẳng định được bản lĩnh và tài năng của
mình ở lĩnh vực tiểu thuyết. Tác phẩm của ông từng gây xôn xao dư luận như
Lạc rừng, Sống khó hơn là chết hay nhanh chóng được chuyển thể thành kịch
bản tác phẩm điện ảnh và được công chúng hân hoan đón nhận như Tiễn biệt
những ngày buồn và Ngõ Lỗ Thủng… Ở những mức độ khác nhau, các nhà
nghiên cứu đã lần lượt xem xét tiểu thuyết Trung Trung Đỉnh.
Nghiên cứu về ba tiểu thuyết Ngược chiều cái chết, Tiễn biệt những
ngày buồn, Ngõ lỗ thủng phải kể đến những bài viết sau:
Phạm Xuân Nguyên trong lời bạt cuốn Trung Trung Đỉnh ba tiểu thuyết
đã đưa ra những nhận định rất sắc sảo: “Đọc văn anh sẽ thấy anh có lối đi
riêng của mình: Không “thời thượng”, không ồn ào, lặng lẽ cày xới trên
những điều mình cảm, mình nghĩ”.

Trong bài viết Người báo động ngõ lỗ thủng được in trên báo Văn nghệ
năm 1998 Phạm Xuân Nguyên cũng đã có sự đánh giá, nhận xét tổng quát về
ba tiểu thuyết Ngược Chiều cái chết, Tiễn biệt những ngày buồn, Ngõ lỗ
thủng của Trung Trung Đỉnh. Ông cho rằng “Trung Trung Đỉnh đã rung lên
hồi chuông báo động: Lỗ Thủng! những trang sách của anh gợi mở cho chúng
ta thấy các lỗ thủng đó như thế nào, tại sao lại sinh ra lỗ thủng trong cuộc
sống, trong con người, làm thế nào để bít lỗ thủng ấy lại. Như là tâm sự giãi


4
bày, như là cật vấn tra hỏi, anh đã khơi được một độ sâu đáng kể của vấn đề
trên một số lượng trang không nhiều”.
Trong bài giới thiệu về Tiễn biệt những ngày buồn trên Báo Văn nghệ số
15 năm 1990 Võ Hồng Ngọc cho rằng: “Đây là một cuốn sách về bản thân
ngày hôm nay mà ở đó “chiến tranh vẫn hắt bóng xuống đời sống tinh thần
của các nhân vật, vẫn là một món nợ quá khứ đang day dứt ám ảnh họ khôn
nguôi. Các nhân vật trong Tiễn biệt những ngày buồn được khắc họa trong
bối cảnh của một cuộc “hành hương” gian lao để đi tìm lại chính mình”. Tác
giả bài viết còn cho rằng Tiễn biệt những ngày buồn, xét trong chỉnh thể cấu
trúc tác phẩm, là một cuộc thí nghiệm cách tân đáng khích lệ”.
Năm 1999, cuốn tiểu thuyết Lạc rừng ra đời, tác phẩm đã nhận được rất
nhiều sự quan tâm của giới phê bình và độc giả.
Nhà văn Nguyên Ngọc nhận định: “Anh đã sáng tạo ra được một cách
viết mới về Tây Nguyên, và do đó đã khám phá lại cho ta một lần nữa cái thế
giới Tây Nguyên khiêm nhường, lẩn khuất mà tuyệt đẹp ấy. Trong nghệ thuật
làm được một việc như vậy là rất nhiều. Tiểu thuyết này của anh là một minh
chứng rõ rệt”.
Lưu Khánh Thơ trong bài giới thiệu tiểu thuyết Lạc rừng với nhan đề
Lạc rừng cuốn tiểu thuyết thành công của Trung Trung Đỉnh đã khẳng định
thành công của nhà văn trên phương diện lựa chọn đề tài và nội dung phản

ánh cốt truyện, ngôi trần thuật cũng như nghệ thuật ngôn từ: “Tiểu thuyết Lạc
rừng có cốt truyện khá giản dị và quá trình thay đổi trong nhận thức và diễn
biến tâm lý của nhân vật được tác giả miêu tả sắc sảo và khá hợp lý”. Vì thế
“số phận của người lính hiện lên trần trụi, mong manh nhưng cũng thật hơn
và đời hơn”. Tác giả ghi nhận những thành công của nhà văn trong nghệ thuật
phân tích tâm lý nhân vật “Trung Trung Đỉnh đã đạt được những thành công
đáng khích lệ. Anh tỏ ra là một cây bút phân tích tâm lý tinh tế và kín đáo,


5
giản dị mà sâu, không lên gân, không cường điệu”. Hơn nữa “ngôn ngữ nhân
vật và tác giả mang đậm màu sắc Tây Nguyên, tự nhiên, phóng khoáng và
hiện đại. Sự gắn bó máu thịt với vùng đất Tây Nguyên là nhân tố đầu tiên tạo
nên sức sống trong những trang viết của Trung Trung Đỉnh”.
Phạm Quang Đẩu trong bài Một tác phẩm đậm nét Tây Nguyên đã đánh
giá cao việc lựa chọn tình tiết, sử dụng ngôn ngữ và kết cấu của tác phẩm. Ông
cũng cho rằng đây “là tác phẩm miêu tả trực diện về người du kích Tây
Nguyên thời chống Mỹ”.
Thanh Thảo trong bài Lạc rừng mà tìm được hướng đi cũng đánh giá cao
cách xây dựng tình huống truyện và giọng điệu của tác phẩm. “Sức mạnh và sức
thuyết phục lớn của Lạc rừng là tác giả đã không hề giấu diếm con người thật
của nhân vật chính xưng tôi”.
Trần Bảo Hưng đã có bài viết Lạc rừng và hình ảnh những người dân
Tây Nguyên trong kháng chiến chống Mỹ. Ông cho rằng: “Với Lạc rừng
Trung Trung Đỉnh đã khắc họa một cách tự nhiên mà dung dị, sâu sắc cuộc
chiến đấu toàn dân toàn diện của đồng bào Tây Nguyên. Bằng một giọng văn
thô ráp mà chắc nịch, Lạc rừng đã hấp dẫn người đọc không chỉ ở việc tái
hiện cuộc chiến đấu ngoan cường của đồng bào Tây Nguyên một cách sinh
động mà còn có những trang mô tả những phong tục tập quán, những sinh
hoạt văn hóa đặc sắc của người dân nơi đây như uống rượu cần, nhảy múa…”

Nguyễn Chí Hoan trong bài viết Giống như chuyện cổ tích xa xưa mà
hiện đại cũng đánh giá cao cách xây dựng tình huống truyện, giọng điệu cũng
như cảm giác chân thật mà tác phẩm đem lại.
Larry J.Fisk – một giáo sư danh dự Nghiên cứu chính trị, hòa bình và
xung đột Calgary, Canada trong Lời giới thiệu tiểu thuyết Lạc rừng (Ngân
Xuyên dịch từ tiếng Anh) cũng đã nhận xét về tác phẩm như sau “Có lẽ sức
mạnh thực sự và phần đóng góp của thiên truyện này là ở chỗ nó được kể một


6
cách hồn nhiên, thật thà, đôi khi bối rối, thông qua con mắt và lỗ tai, ý nghĩ
và nỗi sợ hãi, cảm xúc và nước mắt của một con người rất trẻ và nhạy cảm”.
Trung Trung Đỉnh đã từng tâm sự rằng Lạc rừng chính là cuốn sách mà
ông viết về thân phận con người, về một phần tuổi trẻ, về vùng ký ức thường
xuyên ám ảnh của ông. Có lẽ vì thế mà đọc tác phẩm của ông, ta luôn cảm
nhận được sự chân thật, sức hấp dẫn từ những tình huống, cũng như tâm lý của
nhân vật. Qua những truyện ngắn Thung lũng Đá Hoa (1979), Người trong
cuộc (1980), Đêm nguyệt thực (1982) cho đến các tiểu thuyết Ngược chiều cái
chết, Tiễn biệt những ngày buồn, Ngõ lỗ thủng…nhưng phải đến Lạc rừng
người ta mới thấy cái nhìn của tác giả có tầm hơn đồng thời với lúc văn
chương của ông có lực hấp dẫn hơn.
Năm 2008, Trung Trung Đỉnh cho ra đời tiểu thuyết Sống khó hơn là
chết. Ngay từ khi ra đời, tác phẩm cũng nhận được khá nhiều ý kiến đánh giá:
Trên tờ Thể thao & Văn hóa, Dương Bình Nguyên cho rằng: “Sống
khó hơn là chết không phải là thành công cỡ Lạc rừng, cũng khác nhiều so
với bốn tiểu thuyết còn lại nhưng tác phẩm đi vào sự tinh giản, tưởng nhẹ
mà rất buồn, tưởng giản đơn mà không phải vậy. Đó là sự trằn trọc về nhân
tình thế thái của nhà văn. Dường như chính ông cũng đang phân vân vào sự
lạc chốn thành thị của mình. Sống khó hơn là chết vẫn là những day dứt, ám
ảnh về thân phận con người, vẫn là những ký ức về chiến tranh và Tây

Nguyên. Bản thân tên truyện đã mang đầy tính triết lý mà Trung Trung Đỉnh
muốn gửi gắm tới bạn đọc”.
Nguyễn Chí Hoan trong bài Khi đồng tiền kể chuyện đã có cái nhìn sâu
sắc về nghệ thuật biểu hiện: “Sống khó hơn là chết đầy chất thơ của một
“tình yêu cuộc sống”. Tác giả đi vào tác phẩm qua những “điều lạ lùng”:
“Điều lạ lùng đầu tiên,ở đây lập tức xuất hiện nhân vật kể chuyện tự giới
thiệu về mình...Điều lạ thứ hai…đó là cảm nhận về chất thơ trong một câu


7
chuyện ngổn ngang chất thơ của sự nghiệt ngã mà với nhiều người khi thấy
tuổi đời của mình đứng bóng đỉnh đầu thốt gọi Số phận”. Cũng theo tác giả
“tiếng nói đồng thoại ở đây cũng gay gắt và ảm đạm hơn” so với chuyện
đồng thoại dân gian. Tác giả khẳng định Trung Trung Đỉnh thành công trong
việc “cố gắng vẽ nên kiểu thân phận đồng tiền lẻ như một hoán dụ bao quát
toàn bộ câu chuyện”.
Cũng phải mất mười năm Lính trận mới được hoàn thành và ngay từ
khi ra đời tác phẩm cũng đã nhận được khá nhiều ý kiến đánh giá. Phạm Phú
Phong trong bài Trung Trung Đỉnh- vẫn nhớ thời Lính trận đã nhận xét:
“Thời gian kể chuyện được đan xen giữa quá khứ và hiện tại, không gian
chiến trận được tái hiện thông qua điểm nhìn của người kể chuyện, nhưng tất
cả những gì gian khổ và khốc liệt nhất của chiến tranh đã hiện ra một cách
sinh động và chân thật. Sinh động bởi không chỉ vì tác giả là người trong
cuộc, người đã từng trải nghiệm, mà còn là người có một thế giới tâm hồn
được chứng kiến bởi một ký ức trong suốt của một thời tuổi trẻ ở chiến
trường, một ký ức đẹp không chỉ tồn tại trong tâm thức cá nhân mà còn là ý
thức của cả một tập thể, một thế hệ. Chân thật bởi lẽ cuộc chiến đã lùi xa gần
bốn mươi năm, được tác giả tái hiện lại như nó vốn có, không cường điệu, tô
hồng hoặc lãng mạn hóa quá khứ”.
Đỗ Bích Thúy trong bài Lính trận - tự truyện hay tiểu thuyết? đã nhận

xét “Một câu chuyện khá khó để kể lại vì nó gần như không có cốt truyện,
một câu chuyện về những người lính miền Bắc vượt Trường Sơn vào Tây
Nguyên, một câu chuyện về đoạn cuối của chuyến đi dằng dặc ấy - chính là
trận đánh Plei me - Ia Đrăng. Nhưng tất cả trở nên cuốn hút và hấp dẫn nhờ
những chi tiết và giọng điệu. Bạn đọc sẽ cảm thấy rất rõ điều này, chính
giọng điệu và những chi tiết ngồn ngộn, sống động đã làm nên cuốn sách. Sau
cuốn sách này, nếu ông dừng lại, thôi không viết về chiến tranh, người lính và


8
Tây Nguyên nữa, thì cũng không người đọc nào có thể trách cứ ông. Vì ông,
rõ ràng cho người đọc thấy, rằng ông đã dồn những điều cháy bỏng nhất trong
kí ức vào đó”.
Nhìn chung, hầu hết các ý kiến đều thống nhất trong việc ghi nhận
những thành công của tiểu thuyết Trung Trung Đỉnh và những đóng góp của
nhà văn vào tiểu thuyết Việt Nam thời kì đổi. Trên cơ sở những ý kiến trên,
luận văn sẽ tiếp tục đi sâu vào tìm hiểu nhân vật trong tiểu thuyết của Trung
Trung Đỉnh để từ đó có một cái nhìn toàn diện hơn về tiểu thuyết của ông
trong dòng chảy văn học Việt Nam đương đại.
3. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu đề tài

Nhân vật trong tiểu thuyết của Trung Trung

Đỉnh,luận văn nhằm hướng đến những mục đích sau:
- Chỉ ra sự phong phú, đa dạng về kiểu loại nhân vật trong tiểu thuyết
của Trung Trung Đỉnh.
- Chỉ ra những đặc sắc nghệ thuật của Trung Trung Đỉnh trong xây dựng
nhân vật.
Từ đó, làm nổi bật những thành công của nhà văn trong việc xây dựng

nhân vật tiểu thuyết, khẳng định tài năng, phong cách và những đóng góp của
Trung Trung Đỉnh đối với nền tiểu thuyết Việt Nam đương đại.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Dựa trên những khái niệm về nhân vật văn học đã được các công trình
nghiên cứu chuyên biệt xây dựng, chúng tôi sẽ tìm hiểu yếu tố nhân vật trong
tác phẩm văn học của nhà văn từ góc độ ứng dụng những lý thuyết đó vào
một trường hợp cụ thể, mang tính điển hình, đồng thời cũng góp phần kiểm
nghiệm tính khoa học của những lý thuyết đó.
Khảo sát và phân tích các tiểu thuyết tiêu biểu của Trung Trung Đỉnh đặt
chúng trong mối tương quan với một số hiện tượng văn học đương thời. Trên


9
cơ sở đó, thấy được quan niệm nghệ thuật về con người và chỉ ra được những
kiểu loại nhân vật trong sáng tác của ông.
Phát hiện ra những sáng tạo độc đáo trong nghệ thuật xây dựng nhân vật
của Trung Trung Đỉnh
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
5.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là nhân vật trong tiểu thuyết của
Trung Trung Đỉnh.
5.2. Phạm vi nghiên cứu
Trong khoảng 40 năm vừa làm báo vừa sáng tác văn học, Trung Trung
Đỉnh cho ra đời một số lượng tác phẩm khá lớn, trong đó có 5 tập truyện
ngắn, 7 tiểu thuyết và một số tập ký. Ở mỗi thể loại Trung Trung Đỉnh đều có
những thành công nhất định. Do yêu cầu đặt ra của đề tài, chúng tôi chỉ khảo
sát năm tiểu thuyết tiêu biểu của Trung Trung Đỉnh, đó là: Tiễn biệt những
ngày buồn (1990), Ngõ lỗ thủng (1990), Lạc rừng (1999), Sống khó hơn là
chết (2008), Lính trận (2010).
6. Những đóng góp mới của đề tài


Luận văn là công trình nghiên cứu thế giới nhân vật thuộc thể loại
tiểu thuyết và vận dụng lý thuyết nhân vật để nghiên cứu hệ thống tác
phẩm văn học của một nhà văn trong sự vận động của đời sống và của
nhận thức, tư duy văn học trong những giai đoạn lịch sử cụ thể.
Phát hiện được các kiểu loại nhân vật tiêu biểu trong tiểu thuyết
của Trung Trung Đỉnh, đồng thời chỉ ra những nét đặc sắc của nghệ
thuật xây dựng nhân vật trong tác phẩm của ông. Góp phần làm rõ cá
tính sáng tạo, phong cách nghệ thuật, những đóng góp và vị trí văn học
của Trung Trung Đỉnh trong dòng chảy văn học dân tộc.


10
7. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện nhiệm vụ khoa học của đề tài, luận văn vận dụng tổng hợp
các phương pháp nghiên cứu sau:
7.1. Phương pháp thống kê
Thống kê các tác phẩm của Trung Trung Đỉnh, các công trình nghiên
cứu đi trước và những đánh giá, nhận xét về tác giả Trung Trung Đỉnh. Trên
cơ sở đó chúng ta có cái nhìn khách quan, tổng thể hơn về vấn đề.
7.2. Phương pháp phân tích, tổng hợp
Việc vận dụng phương pháp phân tích giúp chúng ta chia nhỏ đối tượng,
đi sâu vào tìm hiểu tác phẩm đặc biệt là trong quá trình nghiên cứu về các
dạng thức nhân vật. Phân tích nhằm làm rõ những biểu hiện cụ thể của từng
kiểu loại nhân vật, đặc sắc nghệ thuật của tác phẩm cũng như quan niệm nghệ
thuật của nhà văn. Từ đó, người đọc có thể hiểu đúng, hiểu sâu sắc về vấn đề.
Phương pháp tổng hợp giúp chúng ta đưa ra những nhận xét khái quát
trên cơ sở phân tích những biểu hiện cụ thể. Tổng hợp giúp cho việc tìm hiểu
vấn đề trở nên toàn diện, khoa học và có tính hệ thống hơn. Qua việc tổng
hợp, chúng ta sẽ thấy rõ sự cách tân cũng như những đóng góp của tác giả

trong việc đổi mới thể loại tiểu thuyết.
7.3. Phương pháp so sánh, đối chiếu
Sử dụng phương pháp so sánh, đối chiếu nhằm phân biệt sự giống và
khác nhau trong phong cách sáng tác của các tác giả nói chung và quan niệm
về nhân vật trong tiểu thuyết của Trung Trung Đỉnh nói riêng.
7.4. Phương pháp tiếp cận thi pháp học
Vận dụng các khái niệm, các phương pháp và các tri thức trong thi pháp
học để làm rõ hơn khái niệm về nhân vật, các kiểu nhân vật, nghệ thuật xây
dựng nhân vật… trong một số tiểu thuyết của Trung Trung Đỉnh.


11

NỘI DUNG
Chương 1: KHÁI QUÁT VỀ NHÂN VẬT TIỂU THUYẾT
VÀ HÀNH TRÌNH SÁNG TÁC CỦA TRUNG TRUNG ĐỈNH
1.1. Khái lược về nhân vật
1.1.1. Nhân vật văn học
1.1.1.1. Khái niệm nhân vật văn học
Có khá nhiều nhà nghiên cứu đi vào định nghĩa nhân vật trong tác phẩm
văn học. Trong giáo trình Lí luận văn học do Phương Lựu chủ biên, nhân vật
văn học được định nghĩa: “Nói đến nhân vật văn học là nói đến con người
được miêu tả, thể hiện trong tác phẩm bằng phương tiện văn học. Đó là những
nhân vật có tên như Tấm, Cám, Thạch Sanh… Đó là những con vật mang nội
dung và ý nghĩa con người… Khái niệm nhân vật có khi được sử dụng một
cách ẩn dụ, không chỉ một con người cụ thể nào mà chỉ một hiện tượng cụ thể
trong tác phẩm… nhưng chủ yếu vẫn là hình tượng con người trong tác
phẩm… Nhân vật văn học là một hình tượng nghệ thuật ước lệ, có những dấu
hiệu để nhận ra” [42, 277-278].
Từ điển thuật ngữ văn học (Trần Đình Sử, Lê Bá Hán, Nguyễn Khắc Phi

đồng chủ biên) cho rằng: “Nhân vật văn học được coi là con người cụ thể
được miêu tả trong tác phẩm văn học. Nhân vật văn học có thể có tên riêng
như Tấm, Cám, chị Dậu, anh Pha… cũng có thể không có tên riêng như thằng
bán tơ, một mụ nào đó trong Truyện Kiều. Trong truyện cổ tích, truyện ngụ
ngôn, truyện đồng thoại, thần được đưa ra để nói chuyện con người. Khái
niệm nhân vật văn học có khi được sử dụng như một ẩn dụ, không chỉ một
con người cụ thể nào, mà chỉ một hiện tượng nổi bật nào đó trong tác phẩm
[…]. Nhân vật văn học là đơn vị nghệ thuật đầy tính ước lệ, không thể đồng
nhất với con người thật trong đời sống” [25,235]


12
Nhìn nhận nhân vật văn học từ khía cạnh vai trò, chức năng của nó đối
với tác phẩm văn học và mối quan hệ của nó với các yếu tố hình thức của tác
phẩm các nhà nghiên cứu trong công trình Từ điển văn học - tập 2 cho rằng:
“Nhân vật văn học là yếu tố cơ bản nhất trong tác phẩm văn học, là tiêu điểm
để bộc lộ chủ đề, tư tưởng chủ đề và đến lượt mình nó lại được các yếu tố có
tính chất hình thức của tác phẩm tập trung khắc họa. Nhân vật do đó là nơi
tập trung giá trị tư tưởng, nghệ thuật của tác phẩm văn học”.
Lại Nguyên Ân trong cuốn 150 thuật ngữ văn học, lại đề xuất một cách
nhìn khác về nhân vật văn học. Nhân vật được ông xem xét trong mối tương
quan với cá tính sáng tạo, phong cách nhà văn, truờng phái văn học: “Nhân
vật là một trong những khái niệm trung tâm để xem xét sáng tác của một nhà
văn, một khuynh hướng, một trường phái, một phong cách. Nhân vật văn học
là hình tượng nghệ thuật về con người , một trong những dấu hiệu về sự tồn
tại toàn vẹn của con người trong nghệ thuật ngôn từ. Bên cạnh con người,
nhân vật văn học có khi còn là các con vật, các loài cây, các sinh thể hoang
đường được gán ghép cho những đặc điểm giống người” [2,241]
Từ các quan niệm trên ta có thể nhận thấy, những điểm tương đối thống
nhất về nhân vật văn học:

Một là, nhân vật văn học là đối tượng được miêu tả, thể hiện trong tác
phẩm văn học. Đó có thể là những con người cụ thể hoặc là những đối tượng
không phải là người như con vật, cỏ cây, thần linh… nhưng mang những đặc
điểm giống như con người.
Hai là, nhân vật văn học là hình tượng được nhận thức, tái tạo, thể hiện
bằng các phương tiện riêng của nghệ thuật ngôn từ.
Ba là, nhân vật văn học được thể hiện bằng những hình thức rất khác
nhau. Đó có thể là những nhân vật mang đầy đủ những đặc điểm về ngoại
hình, nội tâm, tiểu sử, tính cách… như trong các tác phẩm tự sự và kịch. Hay


13
đó có thể là những nhân vật thiếu hẳn những yếu tố trên nhưng lại có tiếng
nói, có giọng điệu, có cái nhìn như nhân vật người trần thuật. Hay đó chỉ là
những nhân vật có cảm xúc, có nỗi niềm, ý nghĩ như nhân vật trữ tình.
Bốn là, nhân vật văn học là khái niệm nghệ thuật đầy tính ước lệ, không
thể đồng nhất nó với con người thật trong đời sống.
Như vậy có thể đưa ra một khái niệm chung về nhân vật văn học như
sau: Nhân vật văn học là hình tượng các cá thể con người (hoặc các con vật,
cây cỏ, sinh thể hoang đường… được gán cho những đặc điểm giống với con
người) trong tác phẩm văn học- cái đã được nhận thức, tái tạo, thể hiện bởi
nhà văn bằng các phương tiện riêng của nghệ thuật ngôn từ.
1.1.1.2. Chức năng của nhân vật trong tác phẩm văn học
Nhân vật là yếu tố vừa thuộc về nội dung vừa thuộc về hình thức của tác
phẩm, nó có vai trò, chức năng quan trọng trong tác phẩm văn học.
Chức năng chủ yếu của nhân vật trong tác phẩm văn học là miêu tả và
khái quát các loại tính cách con người. Tính cách trong ý nghĩa rộng nhất là
sự thể hiện các phẩm chất xã hội lịch sử của con người thông qua các đặc
điểm cá nhân gắn liền với đặc điểm tâm sinh lý của họ. Tính cách có một hạt
nhân là sự thống nhất giữa cá tính và cái chung xã hội, lịch sử. Tính cách là

một hiện tượng xã hội lịch sử trong hiện thực khách quan nên chức năng
khái quát tính cách nhân vật cũng mang tính lịch sử.
Cùng với việc thể hiện tính cách, nhân vật còn có chức năng thể hiện số
phận con người. Bởi tính cách là sản phẩm của môi trường, hoàn cảnh nên
nhân vật văn học là người dẫn dắt bạn đọc vào thế giới khác nhau của đời
sống, và trước hết là phương tiện để nhà văn sáng tạo nên thế giới nghệ
thuật của tác phẩm, là chiếc chìa khóa để nhà văn mở ra cánh cửa bước vào
hiện thực đời sống vốn vô cùng rộng lớn, tiếp cận những đề tài, chủ đề mới.
Vì thế, qua nhân vật ta có thể hiểu được bản chất xã hội mà nó đang sống.


14
Ngoài ra nhân vật văn học là một hiện tượng thẩm mỹ, do vậy nó là
phương tiện quan trọng trong việc biểu hiện tư tưởng, tình cảm, cái nhìn của
nhà văn về thế giới, con người: “các nhân vật không đơn giản là bản dập của
những con người đang sống mà là những hình tượng được khắc họa phù hợp
với ý đồ, tư tưởng của tác giả” (B. Brecht).
Đối với hình thức tác phẩm, nhân vật là yếu tố quyết định phần lớn đến
kết cấu, cốt truyện, ngôn ngữ nghệ thuật, sự lựa chọn chi tiết nghệ thuật …
trong tác phẩm. Nhân vật đóng vai trò tạo nên mối liên kết giữa các sự kiện
trong tác phẩm, tạo nên cốt truyện. Nhờ nhân vật mà kết cấu tác phẩm đạt
được sự thống nhất, hoàn chỉnh, chặt chẽ và tiềm năng biểu đạt của các
phương tiện ngôn từ được phát lộ để rồi tự chúng trở thành những phương
diện nghệ thuật độc lập, có thể nghiên cứu riêng như một đối tượng thẩm mỹ
chuyên biệt.
Hiểu rõ vai trò, chức năng của nhân vật là điều cần thiết giúp chúng ta
có thể hiểu đúng và hiểu sâu ý nghĩa của tác phẩm văn học.
1.1.2. Nhân vật tiểu thuyết
1.1.2.1. Một số đặc điểm của nhân vật tiểu thuyết
Vì tiểu thuyết là thể loại có sức bao chứa dung lượng hiện thực rộng lớn

nên thế giới nhân vật trong tiểu thuyết cũng vô cùng phong phú và đa dạng. Có
những tiểu thuyết có dung lượng lớn, số lượng nhân vật lên đến hàng trăm
người như Chiến tranh và hòa bình (L. Tônxtôi), Tam quốc diễn nghĩa (La
Quán Trung), Sông Đông êm đềm (Sôlôkhốp)… nhưng điều cốt yếu làm nên sự
khác biệt của nhân vật tiểu thuyết không đơn thuần là về số lượng mà chính là
về cách thức xây dựng nhân vật. Vì thế, ta có thể khẳng định nhân vật tiểu
thuyết có những đặc điểm khá riêng biệt so với các loại hình nhân vật khác.
Đặc điểm thứ nhất, nhân vật tiểu thuyết là những con người nếm trải,
chịu nhiều đau khổ, dằn vặt của cuộc đời. Nhân vật tiểu thuyết được đặt trong


15
những hoàn cảnh cụ thể, được miêu tả như một con người đang trưởng thành,
biến đổi và do đời dạy bảo. Nhân vật phải đi qua nhiều hoàn cảnh, nhiều quan
hệ và đặc biệt không chỉ tích hợp về lượng mà phải thay đổi về chất và nó
phải khác biệt giữa nhân vật này với nhân vật khác hay trong chính nhân vật.
Tức là, nhân vật luôn có sự phát triển tính cách tạo nên những tính cách đa
dạng, sống động, lôi cuốn người đọc. Tiểu thuyết miêu tả nhân vật như những
con người đang biến đổi trong hoàn cảnh, con người đang trưởng thành do
cuộc đời dạy bảo. Do đó, nhân vật tiểu thuyết sẽ là những “con người nếm
trải”, những “con người chưa hoàn kết”. Điều đó hoàn toàn khác biệt với
những nhân vật khác bởi nhân vật sử thi, kịch, truyện là những nhân vật được
thể hiện trong thì quá khứ, là những nhân cách đã được hoàn thành.
Đặc điểm thứ hai, do tiểu thuyết là thể loại nhìn đời sống từ góc độ đời
tư, cho nên nhân vật tiểu thuyết thường là những con người cá nhân. Nhân vật
được xây dựng không phải là những con người được mô phỏng một cách đơn
thuần, là những phát ngôn tư tưởng của người nghệ sĩ, mà đó là những hình
tượng sống động như những con người thật ở ngoài đời sống đang tồn tại với
những số phận, với cuộc đời thực, với những chiêm nghiệm, trăn trở, suy tư,
đó là những con người tự do trong suy nghĩ, cử chỉ, hành động. Nhân vật

trong tiểu thuyết thường được các nhà văn xoáy sâu vào thế giới nội tâm với
những góc cạnh tâm lý biến chuyển vô cùng phức tạp, với những sắc thái
riêng mang tính bản ngã không trùng lặp. Trên thực tế “nhân vật tiểu thuyết
không tương hợp với số phận và vị thế của nó”, bởi con người không thể hóa
thân đến cùng vào cái thân xác lịch sử, xã hội hiện hữu. Trong tiểu thuyết tính
tuần hoàn của con người biến mất, thay vào đó là xuất hiện sự phân lập giữa
con người bên trong và con người bên ngoài nên nhân vật tiểu thuyết luôn tồn
tại “một con người bên trong con người”. Tuy nhiên, sự phân lập ấy không
làm giảm đi sức sống và tính chân thực của hình tượng. Ngược lại, “sự sống


16
đích thực của cái bản ngã diễn ra dường như ở chính cái điểm con người
không trùng hợp với bản thân mình ấy, ở cái điểm con người vượt ra ngoài
giới hạn của toàn bộ cái hiện hữu của nó, như một thể sinh tồn mà ta có thể
nhận địng, tiên đoán ngoài ý muốn của nó, sau lưng nó” [26, 292].
Ở nhân vật tiểu thuyết, “cái bản ngã” được khơi mở, phát huy toàn bộ
giá trị của nó một cách tối đa, thế giới bên trong con người đầy những bí ẩn
sâu xa nay được mổ xẻ, phân tích một cách rõ ràng, nhiều khi phức tạp và đầy
sự đối nghịch. Nhưng thông qua chính đời sống tâm lý ấy, ta thấy rõ sự biến
đổi của tính cách nhân vật. Việc miêu tả xoáy sâu vào con người ở nhiều góc
cạnh giúp nhà văn có thể phản ánh hiện thực xã hội từ nhiều chiều kích khác
nhau. Bởi vậy mà nó có tính chiều sâu và tính hình tượng.
Đặc điểm thứ ba, nhân vật tiểu thuyết là những con người có ý thức về
sự sống của mình, có thể tích cực, chủ động cũng có thể thụ động, trì trệ. Bản
chất của nhân vật khi tích cực là không bao giờ bằng lòng với bản thân, là
những con người tự ý thức, luôn xê dịch, thay đổi.
Đặc điểm thứ tư, nhân vật tiểu thuyết thường được khai thác qua nhiều
mối quan hệ để làm bộc lộ tính cách. Hay nói cách khác, tính cách có quan hệ
với hoàn cảnh. Tính cách nhân vật tiểu thuyết có sự phát triển tự thân như

trong cuộc đời thật. Tính cách là mấu chốt đối với nhân vật tiểu thuyết. Một
tác phẩm tiểu thuyết thường xây dựng được rất nhiều những nhân vật tính
cách sắc nét như: Tính cách gian hùng của Tào Tháo, tính cách nóng nảy của
Quan Công, tính cách mềm mỏng và cương quyết của Lưu Bị…
Như vậy, hiểu được các đặc điểm cơ bản của nhân vật tiểu thuyết là cơ
sở cần thiết giúp chúng ta nhận thấy rõ sự biến đổi nó trong văn học đương
đại. Đồng thời, có những hướng suy ngẫm, tìm tòi, khám phá thế giới nhân
vật trong những tác phẩm cụ thể.


17
1.1.1.2. Một số đặc điểm của nhân vật tiểu thuyết Việt Nam đương đại
Từ sau năm 1975 văn học Việt Nam có sự đổi mới toàn diện trên tất cả
các thể loại. Việc đổi mới trong văn học là yêu cầu tất yếu phù hợp với sự
chuyển biến của lịch sử xã hội, nhu cầu thẩm mỹ của bạn đọc và nhu cầu sáng
tạo của người nghệ sĩ. Ở thể loại tiểu thuyết, sự đổi mới diễn ra khá sớm
nhưng thầm lặng với những tín hiệu có tính dự báo trong Miền cháy (1977),
Lửa từ những ngôi nhà (1977) của Nguyễn Minh Châu, Cha và con,
và...(1979) của Nguyễn Khải, Trong cơn gió lốc (1980) của Khuất Quang
Thụy… Tuy nhiên, từ Đại hội Đảng VI – 1986, sự đổi mới diễn ra trên nhiều
lĩnh vực, tiểu thuyết phát triển nở rộ với nhiều tên tuổi mới như Bảo Ninh với
Nỗi buồn chiến tranh, Dương Hướng với Bến không chồng, Võ Thị Hảo với
Giàn thiêu, Đào Thắng với Dòng sông mía, Trung Trung Đỉnh với các tiểu
thuyết Ngược chiều cái chết, Tiễn biệt những ngày buồn và Ngõ lỗ thủng…
Bạn đọc chú ý đến các tác phẩm thời kì này không phải vì các sự kiện lịch sử
mà chính là con người và số phận cá nhân của họ. Các nhà tiểu thuyết thời kì
đổi mới đã tái hiện con người ở nhiều góc độ, vì thế nhân vật hiện lên sống
động, phức tạp, bên trong mỗi con người “đang sống lẫn lộn người tốt, kẻ
xấu, rồng phượng lẫn rắn rết, thiên thần và ác quỷ” (Nguyễn Minh Châu).
Các nhà văn đương đại đã bứt ra khỏi những cái khuôn khổ chật hẹp của cách

xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết truyền thống để tìm đến “những mảnh đất
mới”, thỏa sức sáng tạo, xoáy sâu vào những con người cá thể của cuộc sống
đời thường. Chất tiểu thuyết đã xóa bỏ “khoảng cách sử thi” đưa văn học tiếp
cận gần hơn với đời sống “miêu tả cuộc sống như một hiện thực cùng thời
đang sinh thành, tiểu thuyết hấp thụ vào nó mọi yếu tố ngổn ngang, bề bộn
của cuộc đời bao gồm cả cái cao cả lẫn cái tầm thường, nghiêm túc và buồn
cười, bi và hài, cái lớn lẫn cái nhỏ” [25, 329]. Từ đây ta có thể khái quát một
số đặc điểm của nhân vật tiểu thuyết Việt Nam hiện đại như sau:


18
Một là, con người trong tiểu thuyết Việt Nam hiện đại được khai thác
toàn diện, phức tạp và sâu sắc. Họ là những con người cá thể, đời thường, là
những con người đa trị, lưỡng cực, được đặt trong mối quan hệ phức tạp, có
sự thống nhất giữa con người xã hội - con người tự nhiên - con người tâm
linh, con người với sự thống nhất giữa tốt - xấu, cao cả - thấp hèn, ánh sáng bóng tối …
Hai là, nhân vật không có số phận tròn trịa mà bị phân mảnh, đôi khi bị
phá vỡ chỉ còn lại những mảnh nhỏ của tâm trạng, những khoảnh khắc của
cuộc đời ngắn ngủi, những dòng ý thức - tiềm thức - vô thức kéo dài miên man
không có điểm dừng.
Ba là, các nhà văn không chỉ đi sâu vào khám phá thân phận con người
mà còn đề cập tới khát vọng sống, khát vọng về hạnh phúc cá nhân, tình yêu
đôi lứa… Tiểu thuyết có tính “hướng nội”, xoáy sâu vào thế giới nội tâm đầy
bí ẩn, phức tạp của con người.
Bốn là, các nhà văn đương đại không ngần ngại đưa vào tiểu thuyết
những yếu tố sắc dục, tình yêu nhục thể … miêu tả mặt tích cực của con
người tự nhiên cũng là khía cạnh nhân bản của văn học.
Năm là, nghệ thuật xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết đương đại có
nhiều cách tân mới mẻ. Những yếu tố tích cực của văn học truyền thống được
kế thừa và phát huy tác dụng tối đa. Nhân vật xuất hiện đa dạng với nhiều kiểu

loại độc đáo.
Như vậy, ta dễ nhận thấy nhân vật trong tiểu thuyết Việt Nam hiện đại
đã và đang từng ngày đổi mới theo xu thế chung của thời đại và mang tính
toàn cầu.


19
1.2. Hành trình sáng tác của Trung Trung Đỉnh
1.2.1. Những chặng đường chính trong cuộc đời cầm bút
Nhà văn Trung Trung Đỉnh tên thật là Phạm Trung Đỉnh, ông sinh ngày
21 tháng 9 năm 1949, tại xã Vĩnh Long, huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng. Hiện
ông đang sống và làm việc tại Hà Nội. Xuất thân trong một gia đình nông
dân, học hết phổ thông thì đi bộ đội, nhiều năm hoạt động ở chiến trường Tây
Nguyên thời chống Mỹ cứu nước nên vốn sống về vùng đất này của ông rất
phong phú. Ngoài viết văn, ông còn làm thơ, viết kịch bản phim.
Trung Trung Đỉnh khởi nghiệp sự nghiệp văn chương của mình vào năm
1972 bằng truyện ngắn đầu tay Những khấc coong chung được in trên Tạp chí
Văn Nghệ quân giải phóng miền Trung Trung Bộ. Nhưng phải từ những năm
80 Trung Trung Đỉnh mới được biết đến nhiều hơn với các truyện ngắn
Người trong cuộc (1980) và Đêm nguyệt thực (1982).
Khi ngọn gió đổi mới vừa thổi lên trong nước, văn đàn Việt Nam đã trở
nên sôi động hơn, náo nhiệt hơn, đôi lúc quyết liệt trong một cơn chuyển
mình lột xác. Trung Trung Đỉnh mở màn sự nghiệp tiểu thuyết bằng tác phẩm
Những người không chịu thiệt thòi (1982), đến cuối những năm 80 đầu những
năm 90 ông cho ra đời ba tiểu thuyết: Ngược chiều cái chết (1989), Tiễn biệt
những ngày buồn (1990) và Ngõ lỗ thủng (1990). Với ba tiểu thuyết này,
Trung Trung Đỉnh đã tạo cho mình một diện mạo mới. Ông cố đi vào cái lõi
của sự thật, buộc mình và độc giả của mình phải cật vấn riết róng tại sao bao
lâu nay mình sống như vậy. Dường như Trung Trung Đỉnh đang gõ lên một
tiếng chuông báo động và cảnh tỉnh những lỗ thủng trong tâm hồn và nhân

cách mỗi người.
Năm 1999, tiểu thuyết Lạc rừng ra đời. Tác phẩm đã đoạt giải của Bộ
Quốc Phòng và giải chính thức của cuộc thi viết tiểu thuyết của Hội nhà văn
1998 - 2000. Trung Trung Đỉnh là người có công rất lớn với Tây Nguyên. Từ


20
sau năm 1975 đến nay, ông là người viết về Tây Nguyên rất thành công với
Đêm nguyệt thực, Đêm trắng, Chóp trên đỉnh Kon Từng… Lạc rừng và Lính
trận là những tác phẩm để đời của ông viết về mảnh đất này. Đó là một phần
cuộc sống, một phần tuổi trẻ của Trung Trung Đỉnh. Lạc rừng được coi là tác
phẩm thành công nhất của ông về đề tài chiến tranh và Tây Nguyên.
Năm 2008 Trung Trung Đỉnh xuất bản cuốn tiểu thuyết Sống khó hơn là
chết. Cuốn tiểu thuyết chưa đầy 200 trang là những ám ảnh quá khứ của nhà
văn, là sự trăn trở day dứt và đấu tranh cho những điều tưởng dễ mà thật khó,
chết là đi vào cõi vĩnh hằng, nhưng sống thì sống sao cho ra sống, sống thế
nào mới khó lắm thay.
Sau tiểu thuyết Sống khó hơn là chết, nhà văn mang “ám ảnh quá khứ”
Trung Trung Đỉnh tiếp tục “lên kế hoạch” cho ra mắt tác phẩm mới Lính trận.
Nhà văn cho biết ông không lấy đề tài là những thân phận day dứt còn lại sau
cuộc chiến như tác phẩm trước, Lính trận sẽ là một chiến trường thật sự trong
thời kỳ kháng chiến chống Mỹ. Sau mười năm chăm chút đến tháng 8 năm
2007 khi dự trại sáng tác ở Đà Lạt, nhà văn Trung Trung Đỉnh đã hoàn chỉnh
tiểu thuyết Lính trận. Đây có thế coi là cuốn tự truyện mà nhà văn Trung
Trung Đỉnh, sau những năm tháng cận kề cái chết bên những người đồng đội,
đã muốn viết một điều gì đó để tri ân với những người đồng chí của mình.
Tác phẩm được Nhà xuất bản Văn học xuất bản vào năm 2010 và cũng trong
năm này tác phẩm được trao giải thưởng của Hội nhà văn Việt Nam. Đến năm
2012 tác phẩm được trao giải thưởng Đông Nam Á
1.2.2. Quan niệm nghệ thuật về con người trong tiểu thuyết Trung

Trung Đỉnh
Quan niệm nghệ thuật về con người được xem là “toàn bộ cái nhìn và sự
miêu tả về con người bằng các biện pháp nghệ thuật”. Trong quan niệm nghệ
thuật có cái chung của thời đại, của dân tộc và của cả nền văn hóa, song lại có


21
vai trò năng động sáng tạo của mỗi cá nhân người nghệ sĩ. Ở các nhà văn, sự
hình thành quan niệm nghệ thuật có một vai trò đặc biệt quan trọng trong cá
tính sáng tạo, thế giới quan và tư tưởng nghệ thuật của nhà văn.
Với mỗi nhà văn có quá trình sáng tác trải dài qua nhiều giai đoạn thì
quan niệm nghệ thuật về con người cũng có nhiều biến đổi. Quá trình này
diễn ra từ từ, thấm dần, ngấm dần trong tư tưởng, suy nghĩ và được thể hiện
trên nhiều trang viết. Quan niệm nghệ thuật về con người luôn hướng con
người trong mọi chiều sâu của nó, cho nên đây là tiêu chuẩn quan trọng nhất
để đánh giá giá trị nhân văn vốn có của văn học.
Sáng tác của Trung Trung Đỉnh tập trung hầu hết từ sau đổi mới, nên tư
duy sáng tạo của nhà văn đã có những thay đổi nhất là ở phương diện quan
niệm nghệ thuật về con người. Bên cạnh nhân vật người lính đã quá quen thuộc
trong tác phẩm của ông thì những số phận con người thành bại, được mất, bất
trắc, đổ vỡ trong cuộc sống đời thường, những tâm trạng giằng xé, những khắc
khoải nội tâm, những xung đột trong tư tưởng, nhận thức và tâm hồn, kể cả bi
kịch nỗi đau mất mát cô đơn, tâm linh tiềm thức với tư cách là một con người
cá thể là những vùng đất mà Trung Trung Đỉnh tập trung thể hiện.
1.2.2.1. Con người đa diện
Có lẽ xuất thân từ một người lính và trưởng thành trong chiến tranh nên
hầu như tác phẩm nào của Trung Trung Đỉnh cũng có nhân vật người lính.
Chỉ có điều người lính chiến thắng, người anh hùng vẹn toàn của văn học
trước đây giờ đã thay đổi. Bây giờ người lính cũng chỉ là con người bình
thường, thậm chí kém cỏi hơn người thường vì đã để lại phần tuổi trẻ ở chiến

trường, đã chưa kịp học lấy một nghề thực sự ngoài việc cầm súng. Và gay go
hơn là họ đã quen với những chuẩn mực ứng xử trong thời chiến, chưa hề và
không thể thích nghi ngay với cái thực tại phức tạp, gai góc nhiều cạm bẫy,
với những con người tưởng quen thân mà đa đoan, đa sự. Nhìn lại những tác


22
phẩm viết về chiến tranh của ta trước đây, các nhân vật thường chỉ có khuynh
hướng một chiều, thường là quá tốt. Vì ý thức cổ động kháng chiến một phần,
phần khác là do quan niệm sơ lược về người anh hùng … những đặc điểm đó
bắt buộc chúng ta phải tạm gác những sự thực đau lòng, những thất thiệt,
những mặt tính cách nào đó của con người không trực tiếp tạo nên chiến
thắng. Khi hiện thực không đơn giản xuôi chiều như trước thì quan niệm về
con người cũng đa chiều và phức tạp hơn. Do đó nhân vật người lính được
khám phá, thể hiện toàn diện hơn với cả hai phần sáng và tối, cao cả và thấp
hèn, mạnh mẽ và nhỏ bé. Ron, Xoay, Luân, Hà trong Tiễn biệt những ngày
buồn, họ thuộc tuýp người duy cảm. Đều là những người lính khoác ba lô từ
các mặt trận trở về thủ đô, rồi tiếp tục lao vào một cuộc chiến đấu khác, một
cuộc chiến đấu vô cùng phức tạp mà người lính không thể hình dung hết đó là
cuộc chiến cơm, áo, gạo, tiền. Nhà văn tập trung vào khai thác bản tính thiện,
bản tính cao đẹp của người lính. Họ kiên quyết không chịu khuất phục cái ác.
Họ tin tưởng tuyệt đối vào bản tính thiện của cuộc đời. Một nhóm bạn quanh
năm suốt tháng chỉ tin vào tình cảm. Trong suy nghĩ của những con người
này, mọi vấn đề chỉ được giải quyết tốt đẹp bằng tình cảm. Tình cảm cứu rỗi
con người và họ chiến đấu đến cùng bằng niềm tin ấy. Té ra cuộc sống quả có
đúng là thế, nhưng thực tình thì nó không đơn giản thế. Ví như vì lòng tốt mà
Xoay vô tình phát hiện ra vàng của bà Điếc là vàng giả, anh thực sự đau đớn
hô hoán lên, giá như anh khôn khéo hơn thì có trăm ngàn cách làm yên lòng
được cuộc đời đau khổ của bà. Ví như việc đi xin việc cho Sương, các anh
thực tế hơn, linh hoạt hơn thì mọi việc có lẽ đã khác. Xoay đã phải chạy trốn

thực tại khi anh cảm thấy bế tắc. Rồi bà Mão, người chị nuôi cũ trở về bằng
thân tàn ma dại, chỉ vì suốt đoạn đời cuối bà không xác định được cho đúng
hoàn cảnh của mình, nên mới ném tiền, ném bạc, ném toàn bộ cơ ngơi vào
cúng lễ, bói toán. Rồi anh Ron, một thời làm thủ kho liêm khiết, với những


×