Tải bản đầy đủ (.pdf) (119 trang)

Những đặc điểm thẩm mỹ trong truyện ngắn nguyễn ngọc tư (LV00912)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.09 MB, 119 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
===***===

PHẠM THỊ LÂM

NHỮNG ĐẶC ĐIỂM THẨM MỸ TRONG
TRUYỆN NGẮN NGUYỄN NGỌC TƢ

Chuyên ngành: Lí luận văn học
Mã số: 60 22 01 20

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS. TS Phùng Ngọc Kiếm

HÀ NỘI – 2013


Qua cuốn luậ

PGS.


TS. Phùng Ngọc Kiếm
luận văn.


2, Phòng Sau đại học
.
ong gia đình, các bạ



.
Trong quá trình nghiên cứu khoa học chắc chắn đề tài của tôi không
tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong sự đóng góp ý kiến của các thầy, cô
giáo và bạn đọc.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 7 năm 2013
Tác giả

Phạm Thị Chinh


. Nội dung
luận văn này

nghiên cứu
.
Hà Nội, tháng 7 năm 2013

Phạm Thị Chinh


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
NỘI DUNG ..................................................................................................... 10
Chƣơng 1: MÔI TRƢỜNG SÁNG TÁC VÀ NHỮNG YẾU TỐ ẢNH
HƢỞNG ĐẾN ĐẶC ĐIỂM THẨM MỸ TRONG TRUYỆN NGẮN
NGUYỄN NGỌC TƢ ..................................................................................... 10
1.1. Văn hóa, làng quê và con ngƣời Nam Bộ ................................................ 10
1.2. Đổi mới văn học và sự hình thành hệ thống những giá trị thẩm mỹ mới

của văn học Việt Nam sau 1975...................................................................... 14
1.2.1. Vận động đổi mới trong văn học........................................................... 14
1.2.2. Hệ thống các giá trị mới đƣợc hình thành............................................. 17
1.3. Quan niệm của Nguyễn Ngọc Tƣ về con ngƣời, cuộc sống và văn
chƣơng ............................................................................................................ 20
1.3.1. Quan niệm về con ngƣời của Nguyễn Ngọc Tƣ ................................... 20
1.3.1.1. Con ngƣời sống là luôn hi vọng ......................................................... 20
1.3.1.2. Con ngƣời sống là để yêu thƣơng ...................................................... 22
1.3.1.3. Con ngƣời sống luôn chân thành ....................................................... 23
1.3.1.4. Hạnh phúc là biết trân trọng những gì mình có. ................................ 24
1.3.1.5. Nỗi đau sinh ra từ thù hận .................................................................. 25
1.3.2. Quan niệm của Nguyễn Ngọc Tƣ về cuộc sống ................................... 26
1.3.2.1. Sống vô tƣ không mong đƣợc đáp đền. ............................................. 26
1.3.2.2. Gia đình là yếu tố quan trọng nhất trong cuộc đời mỗi con ngƣời .... 27
1.3.2.3. Sống giản dị, thanh thản ..................................................................... 28
1.3.2.4. Có ý thức về bản thân......................................................................... 28
1.3.3. Quan niệm của Nguyễn Ngọc Tƣ về văn chƣơng ................................. 29
1.3.3.1. Văn chƣơng bắt nguồn từ cuộc sống.................................................. 29
1.3.3.2. Viết theo cảm xúc của mình ............................................................... 30
1.3.3.3. Cái tôi nhà văn là cái tôi cô đơn ......................................................... 32


Chƣơng 2: CÁI ĐẸP VÀ CÁI CAO CẢ TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA
NGUYỄN NGỌC TƢ ..................................................................................... 34
2.1. Cái đẹp...................................................................................................... 34
2.1.1. Khái niệm cái đẹp.................................................................................. 34
2.1.2. Biểu hiện của cái đẹp trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tƣ.................. 36
2.1.2.1. Những con ngƣời giàu tình yêu thƣơng và luôn khao khát đƣợc yêu
thƣơng.............................................................................................................. 36
2.2.2.2. Những con ngƣời thủy chung nhƣ nhất ............................................. 44

2.2. Cái cao cả ................................................................................................. 47
2.2.1. Đặc trƣng thẩm mỹ về cái cao cả .......................................................... 47
2.2.2. Biểu hiện của cái cao cả trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tƣ ............. 49
2.2.2.1. Con ngƣời giàu lòng nghĩa hiệp ......................................................... 50
2.2.2.2. Con ngƣời giàu đức hi sinh ................................................................ 54
Chƣơng 3: CÁI BI VÀ CÁI CẢM THƢƠNG TRONG TRUYỆN NGẮN
CỦA NGUYỄN NGỌC TƢ............................................................................ 61
3.1. Cái bi ........................................................................................................ 61
3.1.1. Khái niệm cái bi .................................................................................... 61
3.1.2. Cái bi trong hệ thống thẩm mỹ mới ...................................................... 63
3.1.3. Cái bi trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tƣ ........................................ 65
3.1.3.1. Bi kịch gia đình .................................................................................. 66
3.1.3.2. Bi kịch tình yêu .................................................................................. 75
3.1.3.3. Bi kịch về sự cô đơn ........................................................................... 83
3.2. Cái cảm thƣơng ........................................................................................ 92
3.2.1. Đặc trƣng của cái cảm thƣơng .............................................................. 92
3.2.2.1. Đồng cảm với nỗi đau thân phận ....................................................... 94
3.2.2.2. Đề cao lẽ sống tình thƣơng .............................................................. 102
KẾT LUẬN ................................................................................................... 108
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 110


-1-

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Văn học nói riêng và nghệ thuật nói chung có nhiệm vụ sáng tạo ra
các giá trị thẩm mỹ. Tuy nhiên điều đó còn phụ thuộc vào điều kiện, hoàn
cảnh, nhu cầu của cuộc sống trong từng thời kỳ và tài năng của các nghệ sĩ,
nhà văn.

Từ sau Cách mạng Tháng tám cho đến trƣớc năm 1975, do hoàn cảnh
lịch sử đặc biệt, vận mệnh của dân tộc, của cộng đồng đƣợc đặt lên trên số
phận của cá nhân. Bởi vậy ý thức về cộng đồng, về dân tộc đƣợc đặt lên hàng
đầu. Văn học tập trung thể hiện cảm hứng anh hùng cách mạng: cái đẹp, cái
hùng, cái cao cả chiếm ƣu thế hơn, thậm chí lấn át các vẻ đẹp thẩm mỹ khác.
Từ sau năm 1975 đất nƣớc trở lại thời bình. Những nhận thức và quan
niệm mới về hiện thực và con ngƣời dẫn tới sự thay đổi trong quan niệm về
các chuẩn mực thẩm mỹ. Lúc này tất cả các giá trị thẩm mỹ đều đƣợc các nhà
văn khai thác và phản ánh trong tác phẩm của mình. Bên cạnh cái đẹp còn có
cái xấu, bên cạnh cái hùng còn có cái bi.
Các giá trị thẩm mỹ do quan điểm, tƣ tƣởng, tài năng của nhà văn chi
phối. Các nhà văn không chỉ nắm bắt nhu cầu của cuộc sống mà còn sáng tạo
ra thế giới nghệ thuật để thu hút, hấp dẫn ngƣời tiếp nhận, hƣớng con ngƣời
tới cái đẹp, đi theo cái đẹp, tiếp nhận cái đẹp. Trong giai đoạn văn học đƣơng
đại, nhiệm vụ sáng tạo các giá trị thẩm mỹ rất quan trọng. Bởi vậy việc tìm
hiểu các giá trị thẩm mỹ trong sáng tạo của các nhà văn rất có ý nghĩa.
1.2. Nguyễn Ngọc Tƣ đã trở thành một hiện tƣợng của văn học Đồng
Bằng Sông Cửu Long nói riêng và của nền văn học Việt Nam nói chung.
Những bài viết tìm hiểu, nghiên cứu về sáng tác của Nguyễn Ngọc Tƣ thƣờng
xuyên đƣợc đăng tải trên các sách nghiên cứu, các trang web,các phƣơng tiện
thông tin đại chúng... Tìm hiểu những đặc điểm thẩm mỹ trong truyện ngắn


-2-

Nguyễn Ngọc Tƣ giúp ngƣời viết hiểu thêm về những đóng góp của chị vào
nền văn học Việt Nam, đồng thời giúp ngƣời viết nâng cao năng lực và chất
lƣợng công việc của bản thân.
2. Lịch sử vấn đề
Nguyễn Ngọc Tƣ là một nhà văn trẻ có khối lƣợng tác phẩm khá lớn

chỉ trong một thời gian ngắn. Đồng thời chị đã đƣợc trao tặng nhiều giải
thƣởng văn học có uy tín cũng nhƣ nhận đƣợc nhiều sự yêu mến và kì vọng
lớn lao từ độc giả. Do đó, có lẽ không quá võ đoán khi khẳng định Nguyễn
Ngọc Tƣ đã đạt đƣợc những thành công nhất định, hình thành một phong cách
Nam Bộ đặc sắc trong sáng tác. Thế nhƣng, hiện tại công việc nghiên cứu
truyện ngắn của chị nói chung và nghiên cứu những giá trị thẩm mỹ trong
truyện ngắn của chị có vẻ chƣa tƣơng xứng với những sáng tác thƣờng xuyên
xuất hiện của nhà văn này. Theo sự tìm hiểu của ngƣời viết, chƣa có một luận
văn nào (cấp Đại học hay Sau Đại học) nghiên cứu những đặc điểm thẩm mỹ
trong truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tƣ. Để tìm hiểu lịch sử vấn đề chúng tôi
tiến hành thu thập, phân loại, phân tích những ý kiến đánh giá của các nhà
nghiên cứu phê bình, của công chúng khi tiếp cận truyện ngắn của Nguyễn
Ngọc Tƣ. Các nguồn tƣ liệu chủ yếu đƣợc thu thập trên các trang web văn học
nhƣ: Viet-studies, E-văn, Vietnamnet, Văn nghệ sông Cửu Long…, trên các
tờ báo giấy uy tín nhƣ: Văn nghệ, Nghiên cứu văn học, tạp chí nhà văn, Văn
học tuổi trẻ, Thanh Niên, Ngƣời lao động, Tiền Phong, Công an nhân
dân…và chúng tôi còn tham khảo trên các diễn đàn văn học, blog cá nhân của
tác giả và những nhà văn, nhà nghiên, các công trình nghiên cứu,…để có
thêm tƣ liệu.
Xuất hiện lần đầu tiên với tập truyện “Ngọn đèn không tắt” (2000)
Nguyễn Ngọc Tƣ ngay lập tức chiếm đƣợc cảm tình của đông đảo độc giả
bằng một văn phong nhẹ nhàng, một tâm hồn trong trẻo, một tài hoa mộc mạc


-3-

đầy nắng gió Phƣơng Nam. Từ sự hứng khởi ban đầu đó, ngƣời đọc tiếp tục
chào đón những tập truyện khác của chị nhƣ: Giao thừa (2003), Nước chảy
mây trôi (2004), và đặc biệt là Cánh đồng bất tận (2005) với một sự thích thú
đặc biệt. Truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tƣ hàm chứa một nghịch lý: đề tài

sáng tác của chị không mới chỉ là những câu chuyện đời thƣờng của những
ngƣời nông dân bình dị quê mùa, thế nhƣng những câu chuyện đơn sơ mà hấp
đẫn ấy vẫn lôi cuốn đƣợc ngƣời đọc bởi cái nhìn nhân hậu, bởi nghĩa tình của
một ngƣời viết trẻ vừa ngây thơ lại vừa chín chắn, hiền lành đấy nhƣng không
kém phần bản lĩnh.
Nhƣ đã nói ở trên số lƣợng các bài viết tìm hiểu truyện ngắn của
Nguyễn Ngọc Tƣ nhất là sau khi Cánh đồng bất tận xuất hiện, khá dồi dào
với những sắc thái tình cảm khác nhau, đặc biệt là với những phong cách và
cấp độ khác nhau. Sở dĩ có hiện tƣợng này bởi ngƣời viết có thể là nhà nghiên
cứu, nhà phê bình văn học chuyên nghiệp hay đơn thuần chỉ là một độc giả
yêu thích văn chƣơng. Những nhận định trái chiều về Nguyễn Ngọc Tƣ bắt
đầu xuất hiện khi tập truyện ngắn “Cánh đồng bất tận” ra đời, kéo theo đó là
nhiều ý kiến đánh giá, nhận xét khác nhau về Nguyễn Ngọc Tƣ và những ý
kiến đánh giá, nhận xét này đƣợc đăng tải rộng rãi trên các báo tạo thành một
“hiện tượng văn học” đáng chú ý năm 2005. Cũng có ý kiến cho rằng đây là
một chiêu thức tiếp thị sách, một chiêu thức để đánh bóng tên tuổi của tác giả,
chứ thật sự “Cánh đồng bất tận” không có giá trị đến mức để báo chí phải tốn
hao giấy mực đến nhƣ vậy. Tuy nhiên, cũng phải thừa nhận năm 2005 là một
năm đánh dấu những thành công vang dội của nhà văn Nguyễn Ngọc Tƣ và
cũng là một năm đời sống văn học của nƣớc ta có nhiều sôi động và khởi sắc
đáng kể. Tựu trung có hai luồng ý kiến: Một bên ủng hộ lối viết dữ dội và
khốc liệt, ủng hộ việc khai thác và phản ánh hiện thực một cách trần trụi và
sát ván, nghĩa là ủng hộ một Nguyễn Ngọc Tƣ “mới”. Còn một bên lại cảm


-4-

thấy tiếc nuối vì chị đã đánh mất đi chất trong trẻo, nhẹ nhàng nhân hậu, ân
tình của mình trong những sáng tác trƣớc đó. Và từ sự kiện này, bỗng dƣng
ngƣời ta bối rối khi muốn xếp chị đứng vào một kiểu loại nhà văn chuyên

sáng tác theo một phong cách nhất định nào đó. Thế nhƣng, chính tác giả
cũng thừa nhận “Cánh đồng bất tận” cũng chỉ là việc “xen canh”, một ngả rẽ
bất ngờ để thử thách và làm mới bản thân. Có khác chăng chỉ là Nguyễn Ngọc
Tƣ đã chuyển điểm nhìn sáng tác quen thuộc của mình, để từ đó có thể nhìn
thấy những mặt đen tối, xấu xa, dữ dằn, khốc liệt của nông thôn Nam Bộ,
trong đó những ngƣời nông dân dốt nát, nghèo khổ vừa là nạn nhân vừa là thủ
phạm. Chính việc chuyển đổi đột ngột giọng điệu này khiến những độc giả đã
quá quen thuộc với lối viết hiền lành, mộc mạc của Nguyễn Ngọc Tƣ bị sốc.
Thế nhƣng theo dõi những tác phẩm ra đời sau “Cánh đồng bất tận”, chúng
tôi thấy một Nguyễn Ngọc Tƣ của nông thôn Nam Bộ hiền lành với những
nỗi đau, nỗi buồn phảng phất với những số phận nhỏ bé thiệt thòi, với những
mối tình lỡ làng, trắc trở muôn thuở, vẫn cái giọng nhỏ nhẹ đó, có thể buồn
hơn, bi quan hơn, tỉnh táo hơn nhƣng vẫn là một giọng điệu văn chƣơng bình
dân, hào sảng mà chỉ vùng đất Nam Bộ mới sản sinh ra đƣợc.
Xem xét tình hình nghiên cứu truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tƣ, chúng
tôi nhận thấy có không ít những bài viết có giá trị khoa học. Tiêu biểu và sớm
nhất có thể kể đến bài viết “Nguyễn Ngọc Tư, đặc sản Miền Nam” của
GS.Trần Hữu Dũng tháng 02/2005 trên Báo Diễn Đàn. Xem xét truyện ngắn
của chị một cách tƣờng tận và thấu đáo trên cả phƣơng diện nội dung và nghệ
thuật, Trần Hữu Dũng đặc biệt đề cao tài năng sử dụng ngôn ngữ Nam Bộ của
Nguyễn Ngọc Tƣ, ông đánh giá đó là cái riêng đặc sắc không thể trộn lẫn với
bất cứ một nhà văn nào khác, nhƣ một “đặc sản Miền Nam”. Bằng tất cả sự
yêu mến chân thành, bên cạnh sự nhìn nhận và tán thƣởng tài năng của chị
Trần Hữu Dũng cũng cảnh báo những nguy cơ có thể khiến nhà văn trẻ này đi
vào lối mòn trong sáng tác.


-5-

Huỳnh Công Tín với bài viết “Nguyễn Ngọc Tư, một nhà văn trẻ Nam

Bộ” ngày 15/04/2006 trên trang web “Văn nghệ Sông Cửu Long” đánh giá
cao khả năng xây dựng những hình tƣợng không gian Nam Bộ trong truyện
ngắn của Nguyễn Ngọc Tƣ và thừa nhận: “Đặc biệt vùng đất và con người
Nam Bộ trong các sáng tác của chị được dựng lại bằng chính chất liệu của nó
là ngôn từ và văn phong nhiều chất Nam Bộ của chị”. Huỳnh Công Tín cũng
đánh giá cao khả năng miêu tả tâm lí nhân vật hết sức sắc sảo của Nguyễn
Ngọc Tƣ. Công bằng với điều kiện và hoàn cảnh sáng tác của Nguyễn Ngọc
Tƣ, ông cũng yêu cầu chúng ta có cái nhìn thông cảm hơn khi những vấn đề
chị quan tâm còn nhỏ nhặt và chƣa có tầm bao quát. Ông cũng khẳng định cái
quý cần phải phát huy ở chị chính là chất Nam Bộ trong sáng tác.
Trên mục “Phê bình” của trang web “E-văn” ngày 14/06/2006 có đăng
bài viết của Trần Phỏng Diều với tựa đề “Thị hiếu thẩm mỹ trong truyện ngắn
Nguyễn Ngọc Tư”. Với cách hiểu “đi tìm thị hiếu thẩm mỹ trong truyện ngắn
Nguyễn Ngọc Tư thực chất là là đi tìm những hình tượng văn học trong sáng
tác của tác giả. Các hình tượng văn học này cứ trở đi trở lại và trở thành ám
ảnh khôn nguôi, buộc người viết phải thể hiện ra tác phẩm của mình”, Trần
Phỏng Diều đã chỉ ra thị hiếu thẩm mỹ trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tƣ
thể hiện qua ba hình tƣợng: hình tƣợng ngƣời nghệ sĩ, hình tƣợng ngƣời nông
dân và hình tƣợng dòng sông. Sau khi phân tích vẻ đẹp của từng hình tƣợng,
Trần Phỏng Diều cũng đánh giá rất cao văn phong mộc mạc, cách viết nhƣ
nói của Nguyễn Ngọc Tƣ. Theo anh, nếu nhƣ chị đánh mất đi vùng thẩm mỹ
này thì đồng thời cũng làm mất đi rất nhiều giá trị thẩm mỹ trong tác phẩm
của mình.
Chúng tôi cũng chú ý tới hai bài viết tìm hiểu một số khía cạnh về
không gian và thời gian nghệ thuật trong truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tƣ.
Đó là bài viết “Không gian sông nước trong truyện ngắn của Nguyễn Ngọc


-6-


Tư” (11/2006) của Thụy Khuê và bài viết “Thời gian huyền thoại trong truyện
ngắn “Cánh đồng bất tận” của Nguyễn Ngọc Tư” (07/2007) của Mai Hồng
cùng đăng trên trang web “Viet- studies”. Nhìn chung Thụy Khuê thống nhất
ý kiến cho rằng Nguyễn Ngọc Tƣ đã xây dựng đƣợc một không gian Nam Bộ
với ruộng đồng sông nƣớc đặc sắc trong tác phẩm của mình, góp phần to lớn
vào việc phục vụ cho ý đồ nghệ thuật của tác giả. Việc chỉ ra kiểu thời gian
huyền thoại trong truyện ngắn “Cánh đồng bất tận” cũng là góc nhìn mới lạ
của Mai Hồng trong việc tìm hiểu truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tƣ ở nƣớc ta
hiện nay.
Phạm Thái Lê với bài viết “Hình tượng con người cô đơn trong truyện
ngắn Nguyễn Ngọc Tư” đăng trên “Tạp chí Văn nghệ quân đội” (02/2009)
cũng chỉ ra “mô típ người nghệ sĩ cô đơn” thƣờng thấy trong truyện ngắn của
chị trong hành trình cô đơn và vô vọng để đi tìm cái đẹp ở đời, chấp nhận
đánh đổi và hi sinh, kể cả tình yêu và hạnh phúc, Phạm Thái Lê rút ra kết
luận: “cũng đề cập đến nỗi cô đơn của con người nhưng chúng tôi nhận thấy
quan niệm của Nguyễn Ngọc Tư rất khác. Cô đơn luôn luôn là nỗi đau, là bi
kịch tinh thần lớn nhất của con người. Nhưng đọc truyện ngắn Nguyễn Ngọc
Tư, chúng ta cảm nhận được rất rõ niềm cô đơn mà không thấy sự bi quan
tuyệt vọng. Nhân vật của chi tự ý thức về sự cô đơn. Họ chấp nhận bởi họ tìm
thấy trong nỗi đau ấy một lẽ sống. Và trong nỗi đau ấy, họ vươn lên làm
người. Cô đơn trong quan niệm của Nguyễn Ngọc Tư là động lực của cái đẹp,
cái thiện”.
Nhìn chung tình hình nghiên cứu Nguyễn Ngọc Tƣ ở nƣớc ta hiện nay
còn chƣa hệ thống. Đa phần là các bài viết đƣợc đăng trên các báo với tinh
thần giới thiệu một tập truyện vừa xuất bản, hay phê bình một truyện ngắn cụ
thể nào đó. Chiếm đại đa số những tài liệu mà chúng tôi thu thập đƣợc là
những bài phỏng vấn Nguyễn Ngọc Tƣ, những bài viết kể lại những kỉ niệm


-7-


hay những lần gặp gỡ chị ở Cà Mau. Chúng tôi nhận thấy có rất ít những bài
phê bình truyện ngắn của chị trên bình diện khái quát mà đa số tập trung vào
truyện ngắn “Cánh đồng bất tận”, đa phần đều là những ý kiến cảm nhận,
những tranh luận trên các diễn đàn nhiều hơn là công trình nghiên cứu khoa
học thật sự.
Không thể nói tƣ liệu về Nguyễn Ngọc Tƣ ít ỏi, nhƣng trƣớc sự đa dạng
của các ý kiến cũng nhƣ các nguồn tƣ liệu, chúng tôi hƣớng tới tinh thần tỉnh
táo, khách quan để “gạn đục khơi trong”, tìm ra những tƣ liệu, bài viết có giá
trị có thể kế thừa khi tiến hành luận văn này.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích
3.1.1. Tiếp cận, khảo sát truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tƣ để làm rõ Hệ thống
những đặc điểm thẩm mỹ trong truyện ngắn của tác giả.
3.1.2. Từ đó, khẳng định những đóng góp của Nguyễn Ngọc Tƣ đối với
văn học vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long nói riêng, với nền văn học Việt
Nam thời kỳ đổi mới nói chung.
3.2. Nhiệm vụ
3.2.1. Trình bày những đặc điểm thẩm mỹ trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc
Tƣ trong quan hệ với đời sống, với tác giả và thể loại.
3.2.2. Trên cơ sở đó chỉ ra những đặc điểm nổi bật trong phong cách truyện
ngắn của Nguyễn Ngọc Tƣ, góp thêm ý kiến khẳng định vị trí của Nguyễn
Ngọc Tƣ trong văn học Đồng Bằng Sông Cửu Long cũng nhƣ những đóng
góp đáng ghi nhận của chị với văn học hiện đại Việt Nam.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng
Luận văn đặt trọng tâm vào tìm hiểu hệ thống những đặc điểm thẩm mỹ
trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư trong quan hệ với đời sống, với tác giả và
thể loại.



-8-

4.2. Phạm vi
Luận văn tập trung khảo sát truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tƣ chủ yếu
trong tập “Cánh đồng bất tận” ( NXB Trẻ - 2005), ngoài ra còn khảo sát một
số tập truyện khác: Giao thừa (NXB Trẻ - 2003), Biển người mênh mông,
(NXB Kim Đồng- 2003). Truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư (NXB Văn hóa Sài
Gòn - 2005).
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng kếp hợp các phƣơng pháp nghiên cứu sau:
5.1. Phương pháp hệ thống
Nghiên cứu các đặc điểm thẩm mỹ trong các tác phẩm của một tác giả
cần có một cái nhìn hệ thống, lí giải sự tƣơng tác, chuyển hóa giữa các phẩm
chất thẩm mỹ, cũng nhƣ đánh giá đƣợc đầy đủ giá trị và ý nghĩa của từng đặc
trƣng thẩm mỹ.
5.2. Phương pháp thống kê
Luận văn thực hiện việc khảo sát, phân loại, thống kê những cứ liệu
nhằm gia tăng sự chính xác, cụ thể, thuyết phục cho những vấn đề lí luận mà
chúng tôi đƣa ra.
5.3. Phương pháp so sánh
Để khẳng định những nét tiêu biểu, riêng biệt trong truyện ngắn
Nguyễn Ngọc Tƣ, chúng tôi sử dụng phƣơng pháp so sánh, đối chiếu trên cả
hai chiều đồng đại và lịch đại. So sánh đồng đại để thấy đƣợc điểm giống và
khác nhau của Nguyễn Ngọc Tƣ và các nhà văn cùng thời, từ đó thấy đƣợc
những nét riêng độc đáo của chị. So sánh lịch đại để thấy đƣợc sự tiếp thu
truyền thống văn học dân tộc và sự cách tân mới mẻ của Nguyễn Ngọc Tƣ
trong việc thể hiện những giá trị thẩm mỹ.
6. Đóng góp mới của luận văn
Bƣớc đầu xác định và lí giải hệ thống các giá trị thẩm mỹ trong truyện

ngắn Nguyễn Ngọc. Các giá trị thẩm mỹ ấy có vai trò quan trọng giúp ngƣời


-9-

đọc có nhìn nhận, cảm thụ sâu sắc hơn về cuộc sống, con ngƣời đồng thời
giúp nhà văn truyền tải đƣợc những thông điệp của mình tới bạn đọc.
Cách thể hiện những giá trị thẩm mỹ trong tác phẩm văn học gắn với
cái nhìn, quan niệm của nhà văn về cuộc sống, về con ngƣời. Trong truyện
ngắn Nguyễn Ngọc Tƣ cái bi là cái đƣợc thể hiện đậm đặc hơn các giá trị giá
trị thẩm mỹ khác. Điều đó cho thấy tấm lòng của nhà văn: trân trọng, cảm
thông, thƣơng xót đối với cuộc sống, số phận của những ngƣời nông dân Nam
Bộ nói riêng và ngƣời nông dân Việt Nam nói chung.
Cách hiểu và đánh giá của luận văn về những giá trị thẩm mỹ trong
truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tƣ hi vọng sẽ trở thành tƣ liệu tham khảo cho
những ngƣời yêu thích truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tƣ, đồng thời giúp tác giả
luận văn có thêm kinh nghiệm trong cảm thụ và đánh giá tác phẩm văn học.
7. Kết cấu của Luận văn
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, tài liệu tham khảo, nội dung luận
văn gồm 3 chƣơng:
Chƣơng 1: Môi trƣờng sáng tác và những yếu tố ảnh hƣởng đến đặc điểm
thẩm mỹ trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tƣ
Chƣơng 2: Cái đẹp và cái cao cả trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tƣ
Chƣơng 3: Cái bi và cái cảm thƣơng trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tƣ


-10-

NỘI DUNG
Chƣơng 1: MÔI TRƢỜNG SÁNG TÁC VÀ NHỮNG YẾU TỐ

ẢNH HƢỞNG ĐẾN ĐẶC ĐIỂM THẨM MỸ TRONG
TRUYỆN NGẮN NGUYỄN NGỌC TƢ
Nhà văn trƣớc khi trở thành tác giả văn học thì họ đã là con của một
vùng đất, một quê hƣơng, một gia đình. Đối với ngƣời cầm bút, để có một
vùng đất gắn bó gan ruột, trở thành chất liệu cho cuộc đời sáng tác của mình
quả là một điều may mắn. Mảnh đất đó thƣờng là nơi mà họ đƣợc sinh ra và
lớn lên, là quê hƣơng máu thịt. Quê hƣơng là mạch nguồn cảm xúc vô tận,
cứ viết mãi viết mãi vẫn thấy chƣa thoả mãn với tình yêu họ đã dành cho
mảnh đất thân thƣơng đó. Tuy nhiên để thành công về quê hƣơng thì không
phải ai cũng làm đƣợc. Có lẽ Nguyễn Ngọc Tƣ là một trong số ít những
ngƣời cầm bút làm đƣợc điều đó. Nguyễn Ngọc Tƣ sinh ra và lớn lên ở Cà
Mau thuộc Đồng bằng sông Cửu Long trong một gia đình thuần nông. Mảnh
đất nơi chị sinh ra và trƣởng thành nhƣ một chất men, chất xúc tác để chị
thỏa sức sáng tác. Đọc truyện của Nguyễn Ngọc Tƣ - những ai chƣa một lần
đặt chân tới vùng đất này đều có thể khám phá và cảm nhận rất rõ về con
ngƣời, thiên nhiên nơi đây. Nắng gió, sông nƣớc, cánh đồng, đất trời, con
ngƣời vùng đất phƣơng Nam là những “mạch nước ngầm” chảy mãi trong
văn chƣơng của chị.
1.1. Văn hóa, làng quê và con ngƣời Nam Bộ
Một trong những tiền đề quan trong góp phần hình thành nên những
đặc điểm thẩm mỹ trong truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tƣ có nguồn gốc và
cơ sở sâu xa là những yếu tố văn hóa mang đặc trƣng riêng của vùng đất và
con ngƣời nơi đây. So với Trung Bộ và Bắc Bộ thì Nam Bộ là vùng đất còn
rất “trẻ” cả về địa lí lẫn lịch sử văn hoá (ở đây chúng tôi nhìn nhận ở góc độ


-11-

tƣơng quan giữa ba miền trên toàn vẹn lãnh thổ từ khi bắt đầu có cƣ dân
ngƣời Việt sinh sống). Tuy nhiên, với khoảng trên 300 năm hình thành và

phát triển, Nam Bộ đã dần tạo nên một hình ảnh đẹp cả về đời sống xã hội lẫn
đời sống văn hoá.
Trƣớc hết, nói về tính cách cũng nhƣ cách đối nhân xử thế của con
ngƣời, có thể thấy điểm nổi trội nhất của ngƣời Nam Bộ là cách suy nghĩ bộc
trực, phóng khoáng và luôn “sống hết mình” vì ngƣời khác (Thật ra về những
những nét tính cách này của ngƣời Nam Bộ, không phải ngƣời Việt Nam sống
trên các vùng, miền khác không có. Tuy nhiên, ở đây chúng tôi muốn nhấn
mạnh đến những nét nổi trội và ƣu thế nhất góp phần làm nên cá tính riêng
của con ngƣời ở mỗi vùng, miền…trên lãnh thổ nƣớc ta mà thôi). Bên cạnh
đó, ngƣời Nam Bộ trong suy nghĩ và lời nói cũng thể hiện một cái gì đó rất
bộc trực và thẳng thắng. Nói nhƣ nhà văn Sơn Nam đó là “tinh thần phóng
khoáng thực tế, ghét những lí luận quanh co. Cứ nói thẳng để xem chuyện đó
ra sao. Muốn gì thì nói phứt nó ra. Họ ghét những cuộc tranh luận về lí
thuyết chính trị hoặc lí thuyết siêu hình, và có thành kiến cho rằng kẻ dùng
quá nhiều lí luận là “lẻo mép”, gian xảo. Họ thích nói chuyện vui, chuyện có
đầu có đuôi, những giai thoại khôi hài. Nói “lí luận” là “buồn ngủ”. Nói
chuyện quanh co là kém thành thật” [41]. Vì thế, trong giao tiếp ứng xử có
ngƣời cho rằng ngƣời Nam Bộ nói chuyện có khi “bụm miệng không kịp” vì
chuyện gì cũng “huỵt tẹt” cũng “bốp chát”, “rổn rảng”, “có sao nói vậy”…
điều này đã góp phần hình thành nên một thứ ngôn ngữ rất đặc trƣng trong
giao tiếp, nói năng của ngƣời Nam Bộ. Ngôn ngữ ca dao dân ca Nam Bộ thể
hiện rất rõ điều này.
- Gió đƣa bụi chuối tùm lum
Má dữ nhƣ hùm ai dám làm dâu
- Dao phai kề cổ, máu đổ tui không màng


-12-

Chết tui, tui chịu chứ buông nàng tui hổng buông

- Anh về em nắm vạt áo la làng
Anh phải bỏ chữ thƣơng, chữ nhớ giữa làng cho em
- Lòng qua nhƣ sắt, nói chắc một lời
Bạc tiền chẳng trọng, chỉ trọng ngƣời tình chung.
Đọc truyện Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu ta cũng thấy những
nét đẹp và đặc trƣng của ngƣời Nam Bộ cũng đƣợc nhà thơ miêu tả rất sâu sắc
qua hàng loạt nhân vật đầy dũng khí và đầy nghĩa tình. Lục Vân Tiên, Hớn
Minh, Vƣơng Tử Trực…là những nhân vật đƣợc xây dựng trên tinh thần
“Nhớ câu kiến ngãi bất vi, Làm người thế ấy cũng phi anh hùng”. Có thể thấy,
ngƣời Nam Bộ trong sinh hoạt còn có chút “quê mùa”, “thô kệch” tuy nhiên
họ cũng rất biết thế nào là “kiến nghĩa bất vi vô dõng dã, lâm nguy bất cứu
mạc anh hùng”. Phải chăng vì thế, mỗi khi nhắc đến ngƣời dân Nam Bộ, có
một điều rất thú vị là không biết tự lúc nào ngƣời ta lại ƣu ái và trìu mến gọi
đó là ngƣời “rất Nam Bộ” hay “Nam Bộ rặt” rất ngộ nghĩnh và đáng yêu.
Nam Bộ là vùng đất với những sông ngòi chằng chịt, những ao hồ và
ruộng đồng mênh mông… Do cấu tạo tự nhiên có tính đặc thù nhƣ thế nên có
thể thấy phƣơng tiện đi lại của ngƣời dân ngƣời Nam Bộ, nhất là ở những
vùng quê nông thôn chủ yếu là ghe, xuồng… Những yếu tố này đã tác động
trực tiếp đến cách xây dựng và miêu tả hiện thực và con ngƣời trong truyện
ngắn của Nguyễn Ngọc Tƣ. Ngƣời đọc dễ dàng bắt gặp trong cách thể hiện
của chị mọi sinh hoạt và đời sống của con ngƣời đều mang dấu ấn của vùng
đất phù sa sông nƣớc nhƣ: ruộng đồng, kinh rạch, dòng sông, con đò, ghe
xuồng, chợ nổi… Nói đến Nam Bộ cũng là nói đến cái nôi của nghệ thuật cải
lƣơng. Ngƣời Nam Bộ vốn rất mê cải lƣơng, hay hát những bài vọng cổ cũng
nhƣ quý trọng những ngƣời nghệ sĩ. Những ngƣời nghệ sĩ đã đem lời ca tiếng
hát của mình để phục vụ bà con sau một ngày lao động vất vả. Cuộc sống sinh


-13-


hoạt của ngƣời dân Nam Bộ thƣờng gắn liền với những cuộc hát hò vui chơi
mà họ gọi là “đờn ca tài tử” thắm đƣợm tình làng nghĩa xóm… Có thể nói, tất
cả những yếu tố trên là kho cứ liệu văn hóa dồi dào, là nguồn cảm hứng mãnh
liệt giúp Nguyễn Ngọc Tƣ xây dựng và khắc họa hình tƣợng con ngƣời mang
đậm chất văn hóa Nam Bộ.
Hiện nay, khi đất nƣớc đã thật sự bƣớc vào quỹ đạo chung của xu thế
hội nhập và toàn cầu hóa; nhắc đến vùng đất Nam Bộ đặc biệt là các tỉnh
thuộc miền Tây Nam Bộ (trong đó có Cà Mau) có một sự thật làm mọi ngƣời
phải xót xa, đó là: tuy vùng đất này là vựa lúa, vựa lƣơng thực lớn nhất nƣớc
nhƣng mặt bằng dân trí và trình độ học vấn của ngƣời dân thì lại thấp nhất
nƣớc. Theo đánh giá của các cơ quan quản lý về giáo dục và văn hóa thì đồng
bằng sông Cửu Long là “vùng trũng” về giáo dục của cả nƣớc. Đây có thể nói
là một thực trạng đau lòng. Chính thực trạng này làm nảy sinh nhiều vấn nạn,
gây ra nhiều bi kịch của con ngƣời nơi đây. Và đó cũng là một trong những
đặc điểm quan trọng góp phần tạo nên cách nhìn và thể hiện con ngƣời với
những ƣớc mơ và khát vọng đời thƣờng, nhỏ nhoi trong hàng loạt truyện ngắn
Nguyễn Ngọc Tƣ. Những con ngƣời vì thất học nên cái nghèo, cái đói cứ mãi
đeo đuổi. Để sinh tồn họ phải lăn lộn, phải bƣơn chải quanh năm trên ruộng
đồng, sông nƣớc thậm chí phải đánh đổi cả thân xác...Nhƣ vậy, có thể nói do
đƣợc sống và lớn lên trên mảnh đất Nam Bộ, những nét tính cách trong văn
hóa ứng xử cũng nhƣ ngôn ngữ của cha ông đã ăn sâu vào tiềm thức của
Nguyễn Ngọc Tƣ. Vì thế, khi sáng tác, những nét văn hóa “rặt Nam Bộ” ấy đã
đi vào trang viết của chị một cách tự nhiên nhƣ một điều tất yếu không thể
nào khác đƣợc.
Trên đây là vài nét về văn hóa, làng quê và con ngƣời Nam Bộ nói
chung và Đồng Bằng Sông Cửu Long nói riêng. Những đặc điểm này đặc biệt
là những nét văn hóa và tính cách con ngƣời nơi đây có ảnh hƣởng không nhỏ


-14-


tới việc thể hiện những đặc trƣng thẩm mỹ trong các sáng tác của Nguyễn
Ngọc Tƣ.
Một nhân tố nữa phải nhắc tới khi tìm hiểu thể những đặc trƣng
thẩm mỹ trong các sáng tác của Nguyễn Ngọc Tƣ đó là sự đổi mới văn
học và sự hình thành hệ thống những giá trị thẩm mỹ mới của văn học
Việt Nam sau 1975
1.2. Đổi mới văn học và sự hình thành hệ thống những giá trị thẩm mỹ
mới của văn học Việt Nam sau 1975
1.2.1. Vận động đổi mới trong văn học
Văn học Việt Nam trong thế kỉ XX đã diễn ra ba mốc đổi mới lớn lao.
Đầu thế kỉ XX, Văn học thoát khỏi phạm trù trung đại qua giai đoạn giao thời
1900- 1930 và bƣớc hẳn sang một nền văn học hiện đại, nhập vào dòng chảy
chung của căn học thế giới với những thành tựu mang tính cách mạng giai
đoạn 1930- 1945. Cách mạng tháng Tám thành công (1945) mở ra một giai
đoạn mới trong lịch sử dân tộc, văn học đã làm một cuộc “đổi đời” và bền bỉ
gắn với sứ mạng cổ vũ chiến đấu, bảo vệ tổ quốc và xây dựng chủ nghĩa xã
hội trong suốt 30 năm (1945- 1975). Đại thắng mùa xuân năm 1975 đã chấm
dứt một giai đoạn lịch sử đau thƣơng của dân tộc, kể từ đây đất nƣớc bƣớc
vào một chặng đƣờng mới, khắc phục hậu quả nặng nề của chiến tranh, từng
bƣớc phát triển theo quy luật của đời sống hòa bình. Sau 1975, văn học đã
làm một cuộc đổi mới trọng đại. Cái mốc 1986 đã trở thành một một điểm
khởi đầu mới chƣa từng có cho một dòng chảy sâu rộng cho đến hết thế kỉ XX
và tiếp diễn đƣơng đại sang đầu thế kỉ XXI. Mỗi một cuộc đổi mới nhƣ thế
cũng đồng thời với sự thay đổi của hệ thống giá trị thẩm mỹ.
Không tách khỏi dòng chảy chung của văn học dân tộc, trong thế kỉ XX,
cho đến trƣớc năm 1975, văn xuôi đã trải qua hai cuộc đổi mới. Đầu thế kỉ
XX, khi nƣớc ta đã trở thành một bộ phận của thế giới hiện đại, đƣa văn học



-15-

vào quỹ đạo chung của văn học thế giới đã trở thành yêu cầu cấp bách, văn
xuôi đã thoát khỏi sử truyện. Sự đổi mới diễn ra trong sự hình thành một đội
ngũ các nhà văn mới. Tƣ tƣởng phƣơng Tây du nhập vào đã dần thay thế các
thể loại có tính chức năng của văn học trung đại. Và mọi điều kiện văn hóa –
xã hội đã hội tụ đủ cho sự ra đời của một quan niệm văn học mới. Văn học
không còn nhằm “trước thư lập ngôn”, thể hiện “tâm, chí, đạo”, di dƣỡng tinh
thần và giáo dục con cháu. Quan niệm mới này chỉ có thể có đƣợc khi viết
văn đƣợc quan niệm là một nghề, viết để sinh nhai. Trạng thái tâm lí đô thị
“đòi hỏi ở văn học đời sống bình thường, hàng ngày, rất văn xuôi. Nó không
chỉ ảnh hưởng, tác động, mà thực sự bẻ lái cho cả nền văn học” [38, tr. 225].
Sự đổi mới trong nửa đầu thế kỉ XX cũng đã cho thấy một quá trình thế tục
hóa, đại chúng hóa. Đáng chú ý là cho đến trƣớc những năm 30, ở những
điểm khởi sự, trong văn xuôi đã xuất hiện cái bi trong tiểu thuyết Tố Tâm của
Hoàng Ngọc Phách và cái hài trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan. Có thể
xem đây là hai nhu cầu tinh thần cơ bản, chứng thực cho quy luật hài hòa
trong sự vận động thẩm mỹ hiện đại. Những điều kiện đƣợc hình thành trong
giai đoạn giao thời đã tạo ra một sự bùng phát – đỉnh điểm đổi mới mang tính
cách mạng của văn học Việt Nam trƣớc cách mạng tháng Tám: Văn học hiện
thực phê phán, Văn học lãng mạn với thơ Mới và Tự lực văn đoàn. Thời kì
mặt trận dân chủ (1936- 1939) là một minh chứng điển hình cho sự chín muồi
điều kiện đổi mới và vận động tự thân của ý thức văn học. Riêng trong lĩnh
vực văn xuôi, có thể nói đến sự đa dạng mà ít nhất theo tiêu chí phƣơng pháp
sáng tác ngƣời ta đã khái quát thành 2 khuynh hƣớng hiện thực phê phán và
lãng mạn với những tên tuổi lớn nhƣ: Nguyễn Công Hoan, Ngô Tất Tố, Vũ
Trọng Phụng, Nam Cao, Thạch Lam, Nguyên Hồng… Quá trình hiện đại hóa
văn học ở đầu thế kỉ XX cũng diễn ra sự kế thừa các phạm trù thẩm mỹ truyền
thống và sự xuất hiện các phạm trù thẩm mỹ mới. Sự đa dạng của các phẩm



-16-

chất thẩm mỹ trong văn xuôi đầu thế kỉ XX đã đặt nền tảng cho sự phát triển
đa dạng các đặc trƣng thẩm mỹ về sau này.
Tính bƣớc ngoặt của sự đổi mới văn học trong giai đoạn 1945- 1975 đã
đƣợc các nhà nghiên cứu khẳng định. Nếu nhƣ văn học trƣớc 1945 cho thấy
sự phong phú, đa dạng bắt nguồn từ sự giao tranh, khai mở của một quá trình
sinh thành phức tạp của tính hiện đại, thì kể từ sau năm 1945 sự phong phú đa
dạng của văn học trong bƣớc đƣờng đổi mới đã diễn ra từ sự kế thừa, phát
huy những tiền đề và cả những đỉnh cao phù hợp với quan hệ mới của văn
nghệ đối với sự nghiệp cách mạng của toàn dân tộc, trong tính “bất thường”
của văn học thời chiến. Sự phong phú đa dạng của văn học 1945- 1975 có cơ
sở từ sự thay đổi lớn trong quan niệm văn học mang tính đặc thù. Sự xuất
hiện của con ngƣời quần chúng đã “bẻ lái’ văn học vận động theo khuynh
hƣớng sử thi: “Đó không chỉ là kỉ nguyên biến con người nô lệ thành con
người tự do, làm chủ vận mệnh của mình, mà còn là thời đại biến con người
nhỏ bé, rời rạc, yếu đuối trong xã hội cũ thành con người của dân tộc, của
đoàn thể, của sự nghiệp chung”, “Cách mạng mở ra một chân trời mới bao la
cho con người tự vươn lên khẳng định mình. Chỉ trong sự nghiệp chung đó,
con người mới cảm thấy hạnh phúc, tự do, có tầm quan trọng và có ý nghĩa.
Người ta vào cách mạng như đi trẩy hội. Cái chung lấn át cái riêng, đời sống
chính trị lấn át đời sống hằng ngày. Hay nói cách khác, đời sống chung được
cảm nhận như là đời sống riêng của mỗi người” [51, tr.225-226]. Văn học nói
chung, văn xuôi nói riêng đã tập trung thể hiện những giá trị thẩm mỹ theo
quan niệm ấy. Cái đẹp, cái cao cả trở thành đặc trƣng thẩm mỹ bao trùm toàn
bộ văn học Việt Nam 1945 - 1975.
Sau 1975 đặc biệt là từ Đại hội VI (1986) của Đảng Cộng Sản Việt
Nam, với nghị quyết 05 về văn hóa văn nghệ, đã tạo ra một động lực lớn, tích
cực hóa vận động đổi mới của văn học. Các nhà nghiên cứu đã tƣơng đối



-17-

thống nhất mốc 1986 đến đầu những năm 90 của thế kỉ XX là chặng đƣờng
đổi mới đột khởi của văn xuôi, và khái niệm “thời kì đổi mới” với ý nghĩa lịch
sử đã xác nhận tính cách mạng của chặng đƣờng này. Từ khoảng đầu những
năm 90 của thế kỉ XX đến nay, văn xuôi tuy không có những đột phá cao trào
nhƣ chặng đƣờng trƣớc; song sau một khoảng thời gian có phần chững lại,
văn xuôi tiếp tục vận động theo hƣớng ngày càng phồn tạp, đa dạng hơn. Có
thể kể ra những tên tuổi tiêu biểu làm nên diện mạo văn xuôi Việt Nam trong
thời kì này: Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải, Lê Lựu, Bảo Ninh, Nguyễn
Huy Thiệp, Chu Lai, Phạm Thị Hoài, Dƣơng Hƣớng, Dƣơng Thu Hƣơng, Dạ
Ngân, Phan Thị Vàng Anh, Nguyễn Bình Phƣơng, Hồ Anh Thái, Đỗ Hoàng
Diệu,…Và đặc biệt phải kể đến Nguyễn Ngọc Tƣ.
Văn học đổi mới trên cơ sở một hệ thống thẩm mỹ mới đã khác trƣớc.
1.2.2. Hệ thống các giá trị mới được hình thành
Hệ giá trị thẩm mỹ đƣợc thể hiện trong quan niệm nghệ thuật của mỗi
nhà văn, phản ánh lí tƣởng thẩm mỹ của thời đại. Sau 1975, văn học mà đặc
biệt là văn xuôi đến khoảng giữa những năm 80 của thế kỉ XX đã vận động
theo một mô hình lí tƣởng, quan niệm thẩm mỹ khác trƣớc. Điều đó cũng có
nghĩa là hệ giá trị thẩm mỹ cũ đã không còn phù hợp với nhu cầu của thời đại
đã đƣợc thay thế bằng một hệ giá trị thẩm mỹ mới. Vận động này là đòi hỏi
tất yếu của lịch sử.
Hệ giá trị thẩm mỹ của văn học cách mạng 1945- 1975 mang tính cao
cả thuần khiết, đơn trị. Đặc trƣng này xuất phát từ đòi hỏi tất yếu của lịch sử.
Hệ giá trị cao cả thuần khiết, đơn trị phù hợp với nhu cầu của một dân tộc
đang trong cuộc đấu tranh sống còn để giữ gìn độc lập, tự do. Trong bối cảnh
lịch sử- xã hội đặc thù thời chiến, giá trị cộng đồng, tập thể lấn át giá trị cá
nhân, cá nhân tìm thấy giá trị của mình, khẳng định mình trong lí tƣởng chung.

Giá trị cá nhân đồng nhất vào giá trị lớn lao của Tổ quốc, nhân dân, cách


-18-

mạng…Nhận định về hệ giá trị trong văn học cách mạng 1945-1975, Trần
Đình Sử viết: “Nhìn chung văn học cách mạng đã phát huy cao độ ý thức về
hệ thống giá trị cộng đồng mạnh mẽ, cao thượng, giàu tính chiến đấu, lạc
quan, yêu đời…Hệ thống giá trị văn hóa cá nhân (nhiều khi bị hiểu lầm là
“chủ nghĩa cá nhân”), văn hóa giải trí, hưởng thụ chưa có điều kiện phát
triển và thừa nhận hay ít ra là chưa được đánh giá cao” [51, tr.306]. Cái cao
cả thuần khiết chi phối, quy tụ và chuyển hóa mọi giá trị thẩm mỹ khác tạo
nên tính đơn trị của hệ hình giá trị sử thi.
Đến thời kì đổi mới sau 1975, phù hợp với vận động của lịch sử- xã hội
từ thời chiến chuyển sang thời bình, chịu sự tác động của quy luật kinh tế thị
trƣờng và thích ứng với nhu cầu đa dạng hóa của tiếp xúc, giao lƣu trong thời
mở cửa, môt hệ giá trị thẩm mỹ mới đã đƣợc hình thành trong văn xuôi. Đó là
sự chuyển đổi từ hệ giá trị cao cả thuần khiết, đơn trị sang hệ giá trị đời
thƣờng phồn tạp, đa trị.
Sự chuyển đổi hệ giá trị thẩm mỹ trong văn xuôi sau 1975 phản ánh
quy luật vận động lịch sử của ý thức thẩm mỹ. Văn học thời nào, ở đâu thì
cũng thể hiện những khát vọng giá trị mà ngƣời nghệ sĩ hƣớng tới, từ những
vấn đề cụ thể của đời sống thực tại. Đời sống thay đổi, tất nhiên những khát
vọng ấy cũng đổi thay. Hệ giá trị của đời sống không còn nhƣ trƣớc, hệ giá trị
thẩm mỹ trong ý thức nghệ thuật tất yếu phải biến đổi. Thực tế mối quan hệ
giữa văn học và đời sống, văn học và công chúng trong những năm sau ngày
giải phóng, thống nhất đất nƣớc đã cho thấy sự lệch pha giữa quan niệm giá
trị trong ý thức nghệ thuật vốn có với nhu cầu thẩm mỹ của xã hội đang
chuyển mình mạnh mẽ. Các cây bút văn xuôi khao khát đƣợc cắt nghĩa, lí giải
đời sống trong trạng thái phồn tạp vốn có của nó. Ở đó, mọi điều đều có thể,

các giá trị phải đƣợc trải qua nhiều trạng huống khác nhau của đời sống trƣớc
khi biến thành thứ ánh sáng chân thực trong lòng ngƣời đọc. Các giá trị tiêu


-19-

cực xuất hiện dày đặc, ở nhiều sắc thái. Bởi hệ giá trị trong quan niệm của
ngƣời nghệ sĩ đã trở nên đa chiều, đa dạng cho nên chúng thể hiện trong cấu
trúc kí hiệu đa nghĩa, nhiều khả năng tiếp nhận.
Trong văn xuôi đổi mới sau 1975, mọi chi tiết, mọi sự kiện của đời
sống phồn tạp đã đƣợc đặt vào một hệ quy chiếu thẩm mỹ mới, không còn là
cái nhìn đơn chiều, đơn diện, vì thế những giá trị nhân sinh đã hiện hình trong
tính đa trị cố hữu của nó. Tuy nhiên, đời thƣờng phồn tạp, đa trị không có
nghĩa là các giá trị cao cả của cuộc sống con ngƣời đƣợc thay thế bằng cái
hỗn tạp, “phi lí tƣởng”. Các giá trị đều có quyền tồn tại và thể hiện những
khát vọng khác nhau của cuộc sống con ngƣời.
Trong bối cảnh cuộc sống đang diễn ra cuộc đấu tranh gian khổ và
phức tạp giữa cái mới và cái cũ, cái tiến bộ và cái lạc hậu, giữa cái thiện và
cái ác, giữa cái xấu và cái tốt, hiện thực cuộc sống phong phú ấy chính là
mảnh đất màu mỡ để văn học, nghệ thuật phát triển, để văn nghệ sĩ đi sâu tìm
tòi, sáng tạo thể hiện khát vọng và tƣ tƣởng lớn, tâm hồn cao đẹp của dân tộc
trong hoàn cảnh mới. Nếu văn học, nghệ thuật không bám rễ sâu vào hiện
thực đó, không mang đƣợc tâm thế của xã hội thì khó có tác phẩm tầm cỡ có
giá trị.
Sáng tác của Nguyễn Ngọc Tƣ ra đời vào đúng thời điểm, chị đã hòa
mình vào đổi mới. Với cảm hứng thế sự, đời thƣờng, các tác phẩm của chị tập
chung phản ánh, đi sâu khai thác hiện thực cuộc sống của ngƣời nông dân
vùng cực Nam của Tổ quốc. Đó là hiện thực của cuộc sống hàng ngày với các
quan hệ thế sự vốn đa đoan, đa sự, phức tạp, chằng chịt, đan dệt nên những
mạch nổi và mạch ngầm của đời sống. Hiện thực đó còn là đời sống cá nhân

với những vấn đề riêng tƣ, số phận, nhân cách, khát vọng, bi kịch và hạnh
phúc. Đó còn là hiện thực trong tâm hồn con ngƣời. Truyện ngắn của Nguyễn
Ngọc Tƣ đã phản ánh sâu sắc số phận cá nhân của con ngƣời, đã đặt ra vấn đề


-20-

hạnh phúc cá nhân của con ngƣời và khát vọng về một cuộc sống hạnh phúc.
Chị cũng là nhà văn viết thành công về nỗi cô đơn, nỗi đau, bi kịch và số phận
bất hạnh của con ngƣời trong cuộc sống đời thƣờng.
1.3. Quan niệm của Nguyễn Ngọc Tƣ về con ngƣời, cuộc sống và văn
chƣơng
1.3.1. Quan niệm về con người của Nguyễn Ngọc Tư
Văn học nghệ thuật chính là sự phơi trải cái nhìn về con ngƣời. Nhà
văn có thể viết một tác phẩm không có hình bóng con ngƣời nhƣng suy đến
cùng lại nói về con ngƣời. Có bao nhiêu nghệ sĩ thì có bấy nhiêu cách cắt
nghĩa lý giải về con ngƣời. Mỗi nhà văn khám phá con ngƣời một cách khác
nhau và đặt ra những câu hỏi đại loại nhƣ: Con ngƣời đến từ đâu? Con ngƣời
đi về đâu? Con ngƣời nhƣ thế nào đƣợc gọi là chân - thiện - mỹ? Con ngƣời
nhƣ thế nào mới xứng danh con - người?. Cho nên, khi nghiên cứu tác giả, tác
phẩm, nhân vật… cần soi chiếu và bắt nguồn từ quan niệm của nhà văn đó về
con ngƣời. Nghiên cứu quan niệm nghệ thuật về con ngƣời giúp chúng ta
khám phá chiều sâu những biểu hiện chủ quan, sáng tạo của nhà văn, thấy
đƣợc trình độ tƣ duy nghệ thuật của từng cá nhân cũng nhƣ của cả một thời
đại văn học.
Quan niệm nghệ thuật về con ngƣời là một tiêu chí quan trọng để đánh
giá giá trị của một tác phẩm văn học. Đồng thời, quan niệm nghệ thuật về con
ngƣời đƣợc xem là nhân tố cơ bản, là điểm xuất phát cho mọi sự sáng tạo của
nhà văn. Sáng tác của Nguyễn Ngọc Tƣ thể hiện những nét sắc sảo trong quan
niệm nghệ thuật về con ngƣời. Đây là một trong những chìa khóa quan trọng

giúp giải mã các vấn đề trong tác phẩm của chị.
1.3.1.1. Con người sống là luôn hi vọng
Trong cuộc sống không phải lúc nào con ngƣời cũng đƣợc hạnh phúc,
suôn sẻ, thuận lợi. Thực tế đầy rẫy những khó khăn, thách thức, gian khổ mà


×