BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
Trịnh Tuấn Anh
NGHIÊN CỨU CHẾ TẠO TỔ HỢP PHÁT QUANG LAI VÔ CƠ/ HỮU
CƠ ỨNG DỤNG CHO MỤC ĐÍCH CHIẾU SÁNG THỂ RẮN
Chuyên ngành: Vật lý chất rắn
Mã ngành: 60 44 01 04
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC VẬT CHẤT
Giáo viên hướng dẫn: TS. Đinh Văn Châu
HÀ NỘI, 2013
Lời cảm ơn
Em xin gửi những lời cảm ơn chân thành tới TS. Đinh Văn Châu khoa
Vật lý kỹ thuật và Công nghệ nano trường ĐH Công Nghệ- ĐH Quốc Gia Hà
Nội, người đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ dạy em hết sức tận tình. Thầy đã bổ trợ
những kiến thức và kinh nghiệm quý báu giúp em hoàn thành luân văn này.
Em cũng xin gửi lời cảm ơn tới các thầy cô giáo trong Bộ môn Vật liệu
và Linh kiện lai bán dẫn nano và Phòng thí nghiệm Công nghệ Micro và Nano
– trường ĐH Công Nghệ - ĐH Quốc Gia Hà Nội đã giúp đỡ và tạo điều kiện
tốt giúp cho em thực hiện các thực nghiệm phục vụ cho luận văn.
Luận văn cũng xin cảm ơn đề tài “Nghiên cứu chế tạo tổ hợp phát quang
lai vô cơ/ hữu cơ ứng dụng cho mục đích chiếu sáng thể rắn, Mã số QG
12.46” đã tài trợ cho nghiên cứu thực hiện trong Luận văn.
Cuối cùng em cũng xin gửi lời cảm ơn tới các thầy cô giáo đã giảng dạy,
chỉ bảo em trong suốt hai năm học tại khoa Vật Lý trường ĐHSP Hà Nội 2.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 11 năm 2013
Học Viên
Trịnh Tuấn Anh
Lời cam đoan
Tôi xin cam đoan tất cả các tài liệu tham khảo được tôi sử dụng trong
luận văn này đều được tôi chú thích bằng ký hiệu và có danh sách đi kèm đầy
đủ. Tất cả kết quả được trình bày trong Luận văn hoàn toàn là do tôi thực hiện
với sự chỉ dẫn chuyên môn của thầy Đinh Văn Châu. Tôi xin chịu mọi trách
nhiệm nếu trích dẫn kết quả của tác khác mà không chú thích rõ ràng.
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
LED
Light Emiting Diodes
MEH-PPV
Poly-[2-methoxy, 5-(2’-ethyl-hexyloxy) phenylene vinylene
QDs
Quantum Dots
SSL
Solid State Lighting
WLED
White Light Emiting Diodes
OLED
Organic Light-Emitting Diodes
PLED
Polymer Light-Emitting Diodes
RGB
Red, Green, Blue
LUMO
Lowest Unoccupied Molecular Orbital
CRI
Color rendering index
HOMO
Highest Occupied Molecular Orbital
FESEM
Field Emission Scanning Electron Microscopy
UV/VIS/NIR
Ultraviolet/ Visible/ Near Infrared
YAG
Y2Al5O12 : Ce
Tóm tắt nội dung
Luận văn đặt vấn đề chế tạo vật liệu tổ hợp lai vô cơ/hữu cơ làm vật
liệu phát quang sử dụng cho mục đích chiếu sáng rắn. Hai loại vật liệu vô cơ:
YAG:Ce và chấm lượng tử CdSe bao phủ bởi ZnS (CdSe/ZnS) được lựa chọn,
trong khi vât liệu hữu cơ MEH-PPV được sử dụng để làm pha nền cho sự
khuếch tán của vật liệu vô cơ.
Luận văn đã trình bày các kết quả nghiên cứu về đặc trưng hình thái
học của từng loại vật liệu thành phần và vật liệu tổ hợp lai vô cơ/hữu cơ:
MEH-PPV/CdSe:ZnS/YAF:Ce. Các kết quả khảo sát về đặc trưng hấp thụ và
phát xạ huỳnh quang cho thấy, vật liệu chế tạo có khả năng phát xạ ánh sáng
trắng theo phương pháp quang kích quang với dải sáng phù hợp với độ nhạy
của mắt người.
Ngoài ra, luận văn trình bày lý thuyết liên quan tới Polymer dẫn, chấm
lượng tử, bột phát quang YAG, và nguyên lý chiếu sáng thể rắn sử dụng công
nghệ LED. Quá trình chế tạo mẫu, các phương pháp khảo sát cấu trúc bề mặt
và tính chất quang của mẫu cũng được trình bày chi tiết trong Luận văn.
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 8
Chương 1 ......................................................................................................... 11
TỔNG QUAN VẬT LIỆU TỔ HỢP PHÁT QUANG LAI ỨNG DỤNG CHO
MỤC ĐÍCH CHIẾU SÁNG THỂ RẮN.......................................................... 11
1.1. Chiếu sáng thể rắn .............................................................................. 11
1.1.1. Giới thiệu chung ........................................................................... 11
1.1.2. Ưu điểm và tiềm năng của chiếu sáng thể rắn ............................. 12
1.1.3. Vật liệu cơ bản trong chiếu sáng thể rắn ..................................... 13
1.1.4. Linh kiện chiếu sáng rắn .............................................................. 16
1.1.5. Phương cách chế tạo linh kiện và thiết bị chiếu sáng trắng từ LED
…………………………………………………………………..22
1.1.6. Những ưu điểm của WLED .......................................................... 25
1.2. Một số vật liệu phát quang trong chế tạo LED trắng ......................... 26
1.2.1. Vật liệu polymer dẫn MEH-PPV ................................................. 26
1.2.2. Vật liệu phát quang vô cơ YAG:Ce (Y2Al5O12 : Ce) .................... 28
1.2.3. Chấm lượng tử CdSe/ZnS ............................................................. 30
Chương 2 ......................................................................................................... 32
THỰC NGHIỆM CHẾ TẠO TỔ HỢP PHÁT QUANG LAI ........................ 32
2.1. Mục đích thực nghiệm ........................................................................ 32
2.2. Phương pháp chế tạo và phương pháp phân tích mẫu ........................ 32
2.2.1. Phương pháp chế tạo mẫu............................................................ 32
2.2.2. Phương pháp phân tích và đánh giá ............................................ 34
2.3. Thực nghiệm chế tạo mẫu .................................................................. 39
2.3.1. Vật liệu và các bước tiến hành thực nghiệm. ............................... 39
2.3.2. Chế tạo mẫu thí nghiệm ............................................................... 40
Chương 3 ......................................................................................................... 43
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ........................................................................ 43
3.1. Khảo sát hình thái học bề mặt ............................................................ 43
3.1.1. Màng MEH-PPV .......................................................................... 43
3.1.2. Màng tổ hợp MEH-PPV:YAG-Ce ................................................ 45
3.2. Đặc trưng quang tính .......................................................................... 46
3.2.1. Vật liệu YAG :Ce .......................................................................... 46
3.2.2. Vật liệu CdSe/ZnS......................................................................... 48
3.2.3. Vật liệu MEH-PPV ....................................................................... 49
3.2.4. Màng MEH-PPV:CdSe/ZnS:YAG-Ce .......................................... 50
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 52
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 53
8
MỞ ĐẦU
Bắt đầu xuất hiện vào những năm đầu thiên niên kỷ đèn LED trắng nói
riêng và đèn LED nói chung có nhiều ứng dụng rộng rãi mà đèn huỳnh quang
không có được như đèn xe, đèn đường, đèn hầm mỏ, đèn chiếu hậu, đèn màn
hình của điện thoại cầm tay, màn hình tinh thể lỏng, in ấn kỹ thuật số, v.v.
Do đặc tính ít tiêu hao năng lượng, không nóng, thế mở thấp (3-24V)
nên thiết bị chiếu sáng này có tiềm năng thay thế các loại đèn khác và đã thu
hút được sự đầu tư để nghiên cứu và phát triển của nhiều tổ chức, quốc gia
trên khắp thế giới như Mỹ, Nhật, Trung Quốc...
Năm 1993, Công ty Hóa chất Nichia của Nhật Bản đã nghiên cứu hoàn
chỉnh công nghệ chế tạo loại đèn WLED. Theo đó, WLED do hãng này chế
tạo dựa trên nguyên lý kết hợp giữa ánh sáng đỏ và xanh lá cây để cho ra ánh
sáng trắng. WLED được nghiên cứu hoàn thiện và phát triển rộng rãi từ thời
điểm đó cho đến tận ngày nay.
Quy trình chế tạo đèn LED trải qua hai giai đoạn chính là chế tạo tim
đèn trước rồi gắn với hai điện cực tạo thành bóng đèn. Tim đèn là phần nối
giữa hai điện cực, gọi là LED chip, được làm bằng vật liệu bán dẫn. Dòng
điện một chiều đi qua làm chuyển động khuếch tán các điện tích âm và dương
giữa hai điện cực, và giải phóng năng lượng dưới dạng ánh sáng đơn sắc. Tùy
vào loại vật liệu bán dẫn dùng để chế tạo LED chip mà cho ra các đèn LED
với màu sắc khác nhau. Aluminum gallium arsenide (AlGaAs) tạo ra LED đỏ,
aluminum gallium phosphide (AlGaP) cho ra LED xanh lục, indium gallium
nitride (InGaN) cho ra LED xanh dương. Về nguyên tắc, để tạo được LED
trắng, những cách sau có thể được sử dụng: (i) dùng ba LED màu đỏ, lục, lam
(RGB - red, green, blue), trộn ba màu lại với nhau, có được ánh sáng trắng;
9
(ii) dùng LED màu dương có phủ lớp phốt-pho mỏng theo đó, ánh sáng màu
dương do LED phát ra kích thích phốt pho phát ra hai màu đỏ và lục. Hai màu
này cộng với màu xanh dương còn lại sau khi truyền qua lớp photpho cho ra
màu trắng vì đó chính là tổ hợp RGB cộng lại; (iii) dùng LED phát ra tử ngoại,
chiếu vào phốt pho để kích thích phát ra ánh sáng trắng tương tự như ở đèn
compact. Hoặc dùng OLED vì là chất hữu cơ nên dễ tạo ra trong đó những hạt
phát ra ánh sáng lục, ánh sáng đỏ và ánh sáng xanh dương.
Một vài nghiên cứu gần đây, các nhà khoa học đã phủ lên LED chip tổ
hợp các chấm lượng tử khác nhau. Ưu điểm của chấm lượng tử là có thể tạo
ra nhiều dải màu khác nhau. Nhược điểm của chấm lượng tử là có độ rộng
vạch phổ là hẹp (thường <30 nm). Điều này sẽ dẫn đến chỉ số hoàn màu thấp.
Trong thương mại lớp phát quang thường được sử dụng hiện nay là phốt
pho YAG (Y3Al5O12:Ce). Tuy nhiên để có thể chế tạo được LED với chỉ số
hoàn màu cao, tọa độ màu phù hợp cho chiếu sáng thì không dễ dàng, việc
khống chế tỉ lệ thành phần của bột phát quang Y3Al5O12:Ce với cường độ của
chip xanh dương là rất khó. Trên thế giới, đã có một số công trình công bố kết
quả nghiên cứu về việc kết hợp vật liệu vô cơ, hữu cơ và chấm lượng tử để
tạo ánh sáng trắng. Xuất phát từ những vấn đề trên luận văn “Nghiên cứu chế
tạo tổ hợp phát quang lai vô cơ/ hữu cơ ứng dụng cho mục đích chiếu sáng
thể rắn” đi sâu vào nghiên cứu chế tạ vật liệu phát quang sử dụng cho chế tạo
WLED theo phương pháp thứ 3 như đã nêu ở trên. Vật liệu hợp thành dùng để
chế tạo gồm vật liệu vô cơ: YAG:Ce, chấm lượng tử CdSe/ZnS và vật liệu
hữu cơ làm nền: MEH-PPV.
Luận văn có mục tiêu cụ thể là:
10
1. Khảo sát khả năng hấp thụ và phát quang của các vật liệu bột phát
quang vô cơ YAG:Ce, chấm lượng tử cấu trúc lõi – vỏ: CdSe/ZnS và polymer
dẫn MEH-PPV.
2. Chế tạo màng tổ hợp của vật liệu: YAG, CdSe/ZnS, MEH-PPV.
3. Khảo sát tính chất quang của màng tổ hợp chế tạo được.
11
Chương 1
TỔNG QUAN VẬT LIỆU TỔ HỢP PHÁT QUANG LAI ỨNG
DỤNG CHO MỤC ĐÍCH CHIẾU SÁNG THỂ RẮN
1.1.
Chiếu sáng thể rắn
1.1.1. Giới thiệu chung
Chiếu sáng thể rắn (Solid state lighting – SSL) trên nền tảng đi-ốt phát
quang (light emitting diodes – LEDs) từ vật liệu bán dẫn vô cơ với lịch sử
nghiên cứu và phát triển hơn 100 năm, có tiềm năng căn bản làm thay đổi
hình thức chiếu sáng của nhân loại. Nhiều báo cáo đã ước tính, đến năm 2020,
hình thức chiếu sáng này có thể tiết kiệm cho loài người khoảng 112 tỷ đô la
Mỹ về mặt tiêu thụ năng lượng, bên cạnh hiệu quả to lớn trong việc giảm
thiểu tác động đến môi trường do việc giảm lượng nhiên liệu hóa thạch để
chuyển hóa thành điện năng. Chính lợi ích to lớn đó, nhiều nghiên cứu và ứng
dụng trong công nghệ SSL-LEDs đã được được triển khai với mục tiêu phổ
biến việc ứng dụng hình thức chiếu sáng này thông qua việc nâng cao hiệu
suất chiếu sáng, giảm giá thành sản xuất, nâng cao tuổi thọ của linh kiện và
thiết bị chiếu sáng.
Những tiến bộ gần đây của công nghệ đèn LED đang đóng vai trò tích
cực trong công nghệ chiếu sáng. Hãng kỹ nghệ General Electric giới thiệu
công nghệ LED lần đầu tiên vào năm 1962 và vào năm 1968, hãng sản xuất
Mosento đã đưa ra thị trường lần đầu tiên mẫu đèn LED chỉ thị. Thế hệ đèn
LED thời kỳ đầu này còn rất hạn chế, với công suất phát quang cực đại chỉ
vào khoảng vài nghìn lumen và chỉ cho màu duy nhất là màu đỏ đậm. Cùng
với sự đầu tư trong nghiên cứu, công nghệ LED được dần hoàn thiện, với sự
12
cải tiến rõ rệt về chất lượng, chẳng hạn như về hiệu suất phát quang, về màu
sắc .v.v.
Rất nhiều ứng dụng của LED đã được ghi nhận, chẳng hạn như đèn tín
hiệu giao thông, đèn báo hiệu và cảnh báo trên các phương tiện giao thông,
các loại màn hình hiển thị trên các thiết bị nội thất hay các màn hình hiển thị
cỡ lớn ngoài trời. Gần đây, cùng với sự ra đời của LED chế tạo từ vật liệu
GaN mà có thể phát ra ánh sáng thuộc vùng sáng xanh dương hay xanh lục,
cho phép khả năng tạo ra một nguồn sáng trắng mới bằng cách phối trộn
nhiều LED có bước sóng khác nhau.
1.1.2. Ưu điểm và tiềm năng của chiếu sáng thể rắn
Với rất nhiều tiến bộ đã đạt được, công nghệ LED và laser bán dẫn đã
mở ra một cơ hội tiềm năng cho giải pháp tiết kiệm năng lượng trong lĩnh vực
chiếu sáng. Công nghệ chiếu sáng mới này hiện đang phát triển với tốc độ
hằng số mũ, cũng giống như những thành tựu tri thức đạt được trong lĩnh vực
vật lý bán dẫn hiện đang tạo ra cuộc cách mạng vi điện tử, đảm bảo một cách
chắc chắn rằng, đến năm 2020 [1-4]:
- Giảm thiểu 50% điện năng tiêu thụ cho mục đích chiếu sáng;
- Giảm thiểu 11% tổng lượng điện tiêu thụ;
- Tiết kiệm 133GW điện năng tương đương với 113 tỷ USD;
- Loại bỏ đươc 259 triệu tấn các-bon phát thải ra môi trường.
Những lợi ích mà công nghệ chiếu sáng mới này đem lại còn có thể
nhiều hơn thế khi nó được luật pháp hóa trong quy định pháp lý của nhiều
quốc gia, thúc đẩy và tăng tốc những nghiên cứu về lĩnh vực chiếu sáng LED
và laser bán dẫn.
Với công nghệ SSL, chất lượng chiếu sáng trắng thực sự được cải thiện
theo hướng sau:
13
- Màu sắc ổn định trên toàn bộ dải sáng;
- Khả năng biến đổi liên tục màu sắc;
- Đơn giản và mềm dẻo trong thiết kế nguồn sáng;
- Dễ tích hợp trong các công trình dân dụng hiện đại;
- Đòi hỏi điện áp thấp và rất an toàn trong phân bố mạng lưới điện
cung cấp.
1.1.3. Vật liệu cơ bản trong chiếu sáng thể rắn
a. Vật liệu vô cơ
Đa phần LED được sản xuất dựa trên vật liệu bán dẫn của nguyên tố
thuộc nhóm III – V trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, chẳng hạn
như nhôm (Al), Gallium (Ga) Indium (In) - nguyên tố thuộc nhóm III, hay
phốt-pho (P), asenic (As), nitrogen (N) – nguyên tố nhóm V. Vật liệu hiện
được dùng phổ biến để chế tạo LED là GaAsP; AlGaAs; AlGaInP, GaP,
InGaN, GaN.
Một số vật liệu bán dẫn khác như SiC cấu tạo từ nguyên tố thuộc nhóm
IV như Silic (Si) và Các-bon (C) hay nguyên tố thuộc nhóm II-IV như
Cadmium (Cd); kẽm (Zn); Selenium (Se), lưu huỳnh (S) kết hợp với nhau tạo
thành vật liệu bán dẫn như ZnSe dùng để chế tạo LED cho mày xanh dương
thuộc cuối vùng sáng xanh của phổ ánh sáng nhìn thấy. Những LED chế tạo
từ nhóm vật liệu này có nhược điểm là thời gian sống ngắn do rất dễ bị sai
hỏng trong cấu trúc vật liệu bán dẫn. Nói cách khác, các linh kiện được chế
tạo từ vật liệu AlyGa1-x-yInxN thường hoạt động ổn định. LED chế tạo từ vật
liệu AlyGa1-x-yInxN có ánh sáng nằm trên toàn vùng khả kiến, với vùng sáng
từ màu vàng đến đỏ do InN phát xạ, qua vùng xanh lục đến xanh dương - do
GaN tạo ra và đến vùng cực tím do AlN phát xạ.
14
Những cải tiến về hiệu suất và độ ổn định của LEDs chế tạo tử
AlGaInN mở ra một giai đoạn phát triển vượt bậc của công nghệ chiếu sáng
trắng, với chất lượng hết sức khả quan (chỉ số hoàn màu cao/Color Rendering
Index - CRI). Nhìn chung, đến thời điểm hiện nay, các sản phẩm LED thương
mại hiện đang chủ yếu được chế tạo từ vật liệu thuộc nguyên tố nhóm III – V.
b. Vật liệu hữu cơ
Một số vật liệu hữu cơ được nghiên cứu và phát triển phục vụ cho mục
đích chiếu sáng rắn do những đặc tính vượt trội mà vật liệu vô cơ không có,
chẳng hạn như có thể tạo ra màn hình hiển thị với hình dạng và kích cỡ khác
nhau, có thế mở thấp, giảm giá thành v.v. Những vật liệu này thường phải có
nhiều tính chất đặc trưng kết hợp lại với nhau như có độ linh động hạt tải cao,
hiệu suất lượng tử lớn cho mục đích phát xạ ánh sáng. Trong cấu trúc linh
kiện SSL, vât liệu phát xạ polymer thường ở dạng màng mỏng, bởi vì độ linh
động hạt tải bị chi phối bởi điện trường trong màng vật liệu này.
Phát xạ điện quang của vật liệu hữu cơ được công bố đầu tiên là của
một tinh thể tách chiết từ than đá. Kể từ đó, nhiều loại vật liệu hữu cơ khác
nhau được báo cáo có đặc tính này, đặc biệt là các chất hữu cơ có phân tử
lượng nhỏ, trong đó, phải kể đến sự phát hiện ra hệ chất tris-(8hydroxyquinoline) aluminum (Alq3, vai trò như chất truyền điện tử (ETL) và
phát xạ) và triphenyl diamine (TPD, vai trò như lớp truyền lỗ trống (HTL)).
Đến tận bây giờ hệ chất này vẫn tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong kỹ
thuật chế tạo SSL –LEDs.
Trong nhóm vật liệu hữu cơ có tính chất điện phát quang, polymer liện
hợp có vai trò quan trọng trong công nghệ OLED. Tiêu biểu nhất trong số
polymer loại này là poly[p-phenylene-vinylene] (PPV) và dẫn xuất của nó.
Tính chất điện phát quang của PPV được phát hiện lần đầu tiên vào năm 1990
với ánh sáng phát xạ nằm trong vùng vàng – xanh lục [5].
15
Hình 1.1: Cấu trúc hóa học của PPV và dẫn suất của nó
Một polymer liên hợp khác, poly[ethylenedioxythiophene] (PEDOT)
được pha tạp bởi một polymer liên hợp khác với tên gọi polystyrenesulfonic
acid (PSS) hiện đang đóng vai trò quan trọng trong công nghệ OLED với vai
trò như chất truyền và bơm lỗ trống (HTL).
Hình 1.2: Cấu trúc hóa học của PEDOT và PSS
16
1.1.4. Linh kiện chiếu sáng rắn
a. Diode phát quang (LEDs)
Hiệu ứng điện huỳnh quang lần đầu tiên được phát hiện và ghi nhận từ
hợp chất silic cac-bai (SiC) bởi Round. Sau gần 60 năm sau từ phát hiện này,
chất phát xạ chuyển tiếp P-N cho ánh sáng đỏ được phát triển bởi Holonyak
và Bevacqua [6]. Năm 1994, Nakamura và cộng sự đã tìm ra đặc tính phát xạ
của GaN và các vật liệu biến tính của GaN, mở ra một bước tiến vượt bậc
trong công nghệ chiếu rắn bằng LED trắng (WLED) [7,8].
Nhìn chung, LED là linh kiện chiếu sáng rắn có cấu tạo và nguyên lý
hoạt động gần với chíp bán dẫn nhiều hơn là linh kiện chiếu sáng thông
thường. Điều này có nghĩa là nó dựa trên nền tảng của vật lý bán dẫn của sự
kết hợp giữa vật liệu chuyển tiếp loại P và vật liệu chuyển tiếp loại N. Dòng
điện chạy trong LED theo một chiều và khi xuất hiện một dòng điện qua linh
kiện, vật liệu chuyển tiếp P-N sẽ phát xạ (xem hình 1.3)
Hình 1.3: Cơ chế phát xạ của LED
LED từ từng loại vật liệu phát quang riêng rẽ chỉ phát ra ánh sáng đơn
sắc tướng ứng với độ rộng vùng cấm trong giản đồ năng lượng của vật liệu đó.
17
Chẳng hạn LED chế tạo từ GaAlAs phát xạ ánh sáng màu đỏ, từ AlGaInP
phát xạ ánh sáng cam – vàng – xanh lục, từ AlGaInN phát xạ ánh sáng xanh
dương – xanh lục. Các LED này không thể phát ra ánh sáng trắng tức là
không thể phát xạ ánh đa sắc. Để chế tạo màn hình màu, LED có thể được sử
dụng làm nguồn phát sáng bên cạnh việc sử dụng công nghệ lọc màu phù hợp.
LED cũng có thể được dùng để chế tạo thiết bị phát xạ ánh sáng trắng bằng
cách kết hợp nhiều LED đơn sắc khác nhau theo quy luật phối trộn ba màu
sắc cơ bản là đỏ, xanh lục, xanh dương và đỏ. Bên cạnh phương pháp này,
còn có thể sử dụng phốt– pho vàng để chuyển ánh sáng xanh dương của LED
thành ánh sáng trắng. Với nguồn sáng từ LED -UV, cũng có thể tạo ra linh
kiện phát xạ ánh sáng trắng bằng cách sử dụng hai hay nhiều vật liệu phốtpho chuyển hóa bức xạ của LED thành ánh sáng trắng, mặc dù cách này rất
khó có thể kiểm soát chất lượng ánh sáng trắng. Hiệu suất của thiết bị chiếu
sáng trắng sử dụng nguyên lý chuyển hóa ánh sáng đơn sắc của LED thành
ánh sáng trắng thông qua vật liệu phốt-pho thường có hiệu suất thấp hơn so
với LED nền của nó. Nguyên nhân của đặc điểm này là do phần lớn quang
năng từ LED nền dễ bị mất trong quá trình chuyển hóa thành ánh sáng trắng
trong lớp phốt-pho.
LED xanh dương, xanh lục và đỏ được kết hợp để chế tạo màn hình
hiển thị. Tuy nhiên, do cường độ phát xạ của LED xanh dương và xanh lục
không mạnh bằng phát xạ LED đỏ nên để tạo ra màn hình hiển thị có dải màu
đầy đủ là không thể. Tuy nhiên, hạn chế này được khắc phục khi thế hệ LED
chế tạo từ vật liệu GaN ra đời. LED phát triển trên nền vật liệu GaN không
chỉ có hiệu suất chuyển hóa năng lượng cao mà còn hoàn toàn có thể tạo ra
màn hình hiển thị màu và thiết bị chiếu sáng trắng sử dụng vật liệu chuyển
màu phốt-pho từ sự kết hợp của nhiều LED đơn sắc.
18
Hình 1.4: Thiết kế của thiết bị chiếu sáng trắng: (a) LED dựa trên nền phốtpho và (b) LED chip trong LED trên nền phốt-pho
Trong công nghệ chiếu sáng rắn, khi so sánh giữa LED và đèn huỳnh
quang (FLs) mặc dù LEDs có giá thành cao hơn, nhưng bù lại, thời gian sử
dụng của nó được kéo dài hơn, thường gấp đôi so với FLs (khoảng 5000h).
Hơn nữa, phạm vi ứng dụng và chất lượng sáng của thiết bị chế tạo từ LEDs
rộng rãi và đa dạng hơn rất nhiều so với FLs. Chẳng hạn, trong ứng dụng
chiếu sáng nền (Back-lighting) của màn hình hiển thị, LED cho chất lượng
thiết bị được cải thiện rõ rệt về độ hồi đáp, phổ màu và thời gian sống, đồng
thời kích cỡ thiết bị có thể thu nhỏ, và không sử dụng đến vật liệu có hại môi
trường như thủy ngân [9,10]. Một điểm hạn chế cần chú ý khi sử dụng LED
làm đèn chiếu sáng nền của nhiều thiết bị hiển thị số đó là đòi hỏi phải có sự
kiểm soát chính xác nhiệt phát sinh trong quá trình hoạt động của thiết bị.
b. Diode phát quang hữu cơ (OLEDs)
Kể từ phát hiện đầu tiên về hiệu ứng điện quang của vật liệu hữu cơ
hơn 60 năm trước [11], công nghệ hiển thị và chiếu sáng hữu cơ chỉ được đặc
biệt quan tâm sau khi nghiên cứu của Tang và Vanslyke công bố năm 1974
[12]. Từ kết quả công bố đó, triển vọng ứng dụng của OLEDs được mở ra và
19
dần được hiện thực cho đến ngày nay thông qua thành tựu gặt hái được trong
nghiên cứu và phát triển.
OLEDs được hoạt động dựa trên hiện tượng ánh sáng được phát xạ do
sự tái hợp của điện tử và lỗ trống tại lớp phát quang (hình 1.5). Khi điện áp bù
được đặt vào điện cực, điện tử và lỗ trống được tiêm vào lớp màng polymer
phát quang thông qua lớp truyền điện tử (ETL) và lớp truyền lỗ trống (HTL).
Sự kết hợp của hạt tải điện tử và lỗ trống trong lớp hữu cơ sinh ra các phô-tôn
và bức xạ ánh sáng thu nhận được.
Hình 1.5: Cấu trúc của OLEDs
OLEDs có tiềm năng ứng dụng hết sức to lớn, với hai mảng thiết bị:
thiết bị hiển thị và thiết bị chiếu sáng. Với thiết bị hiển thị, công nghệ OLEDs
cho độ sáng cao hơn, hình ảnh sắc nét hơn và phạm vi ứng dụng được mở
rộng hơn nhiều so với thiết bị hiển thị hiện thời do độ linh hoạt trong thiết kế
chế tạo. Hơn thế nữa, các thiết bị ứng dụng công nghệ OLEDs có thể mở rộng
về kích cỡ, đa dạng về hình dạng và có giá thành hạ hơn so với các công nghệ
khác do khả năng chế tạo trên các diện tích lớn bằng kỹ thuật in hoặc trải phủ
cỡ lớn.
20
OLEDs có thể phát xạ các màu sắc khác nhau tùy theo tính chất của lớp
phát xạ polymer. Nhiều nghiên cứu đã và đang được triển khai với mục tiêu
tạo ra phát xạ ánh sáng trắng, một công nghệ quan trọng trong chế tạo màn
hình hiển thị và kỹ thuật chiếu sáng nền cũng như kỹ thuật chiếu sáng rắn nói
chung. Nghiên cứu này thường dựa theo hướng tiếp cận là pha tạp chất lọc
màu vào lớp phát quang hoặc phối trộn ba màu cơ bản: đỏ, xanh lục và xanh
dương bằng cách sử dụng các vật liệu phát quang tương thích lắng đọng trên
nhau [13 – 21].
c. Diode phát quang chấm lượng tử (QLEDs)
Vật liệu chấm lượng tử bán dẫn có nhiều đặc tính phù hợp cho chế tạo
LED như phổ phát xạ hẹp, khả năng phát xạ hình ống, hiệu suất lượng tử cao,
và ổn định về tính chất quang. LED được chế tạo bằng vật liệu này gọi là
diode phát quang chấm lượng tử (QLEDs). Vật liệu loại này lần đầu tiên được
tổng hợp bởi Murray và cộng sự theo đó chấm lượng tử cadimium selenide
(CdSe) được chế tạo từ tri-n-octylphosphine oxide [22]. Mẫu QLED đầu tiên
được phát triển bởi Colvin và cộng sự vào năm 1994 [23]. Dựa trên đặc điểm
có thể thay đổi độ rộng vùng khi kích cỡ của chấm lượng tử thay đổi, trên
phương diện lý thuyết, có thể chế tạo được QLEDs cho ánh sáng trắng hoặc
ánh sáng tùy thích bằng cách kết hợp QDs với các vật liệu polymer phát
quang khác nhau [23 – 26].
Giống như đối với OLED, cơ chế phát xạ của QLEDs đều dựa theo
nguyên lý sự kết hợp của điện tử và lỗ trống, hình thành nên photon và ánh
sáng phát xạ được thu nhận.
Cho đến nay, có 3 cách tiếp cận để ứng dụng QLEDs trong công nghệ
màn hình hiển thị và chiếu sáng. Cách tiếp cận thứ nhất là sử dụng vật liệu
QDs làm môi trường thay đổi màu sắc trong LED hay trên bề mặt của LED.
Cấu trúc của QLED theo cách tiếp cận này thể hiện trong hình 1.6. Sự kết hợp
21
của LED xanh dương chế tạo từ vật liệu GaN và vật liệu tổ hợp polymer dẫn
và chấm lượng tử CdSe/ZnS có thể tạo ra một nguồn sáng với giải phổ đủ
màu là cách tiếp cận theo hướng này [27,28].
Hình 1.6: Sơ đồ cấu tạo của QLED theo cách tiếp cận thứ nhất
Cách tiếp cận thứ hai là độn chất lượng tử vào vật liệu polymer dẫn
phát quang để kiểm soát phổ phát xạ điện quang. Một số công bố đã khẳng
định hiệu quả về hiệu suất chuyển hóa năng lượng và chất lượng ánh sáng
phát xạ của linh kiện chế tạo theo cách này [29 – 32].
Cách tiếp cận thứ ba là cách sử dụng lớp vật liệu QDs cấu trúc lõi vỏ
làm lớp phát quang. Với cách tiếp cận này, cấu trúc QLEDs tương tự như cấu
trúc của OLEDs (hình 1.7).
22
Hình 1.7: Sơ đồ cấu tạo của QLED theo cách tiếp cận thứ ba
1.1.5. Phương cách chế tạo linh kiện và thiết bị chiếu sáng trắng từ LED
Căn cứ theo nguyên lý hoạt động của từng loại LED, có nhiều cách
khác nhau để chế tạo ra linh kiện và thiết bị phát xạ ánh sáng trắng. Dưới đây
là một số cách cơ bản.
a. Kết hợp nhiều LED đơn sắc
Ánh sáng trắng có thể được tạo ra từ việc kết hợp và phối trộn ba màu
sắc cơ bản: đỏ, xanh lục và xanh dương. Với LEDs hiện có trên thị trường, có
thể tạo ra nguồn sáng trắng theo nguyên lý trên với cường độ sáng đạt khoảng
30 lm/w. Hình 1.8 là phổ bức xạ của nguồn sáng trắng chế tạo từ các LED
riêng rẽ.
23
Hình 1.8: Phổ phát xạ của nguồn sáng trắng chế tạo từ 3 LED đơn sắc đỏ,
xanh dương và xanh lục.
Chú ý rằng, hồi đáp ánh sáng đỏ của mắt người thường yếu, do vậy khi
nguồn sáng trắng tạo ra bằng cách kết hợp và phối trộn 3 màu đỏ, xanh lục và
xanh dương, nguồn LED đỏ phải có công suất cao hơn.
Nguồn sáng trắng chế tạo từ cách này có một số nhược điểm sau:
- Màu sắc của nguồn sáng thay đổi theo góc quan sát do hiện
tượng đứt đoạn của các bước sóng ánh sáng từ nguồn sáng.
- Giá thành cao do cần một lượng phù hợp LED đơn sắc.
- Sự không đồng đều về chất lượng dải sáng trắng vì cường độ
sáng phát xạ của từng LED nhạy cảm so với điện áp đặt vào nó.
- Chất lượng sáng trắng phụ thuộc vào nhiệt độ do sự ảnh hưởng
của nhiệt độ đối với chất lượng ánh sáng của từng LED khác
nhau.
Mặc dù có những nhược điểm như vậy, nhưng nếu có cách sử lý phù
hợp, nguồn sáng trắng chế tạo từ phương cách này sẽ có chất lượng cao với
chỉ số hoàn màu cao ở bất cứ nhiệt độ màu nào.
24
b. Kết hợp LED xanh dương và phốt-pho
Đây là cách chế tạo nguồn sáng trắng bằng cách kết hợp LED xanh
dương với một hay nhiều loại phốt-pho. Một sản phẩm phát triển theo phương
cách này hiện phổ biến trên thị trường là LED xanh dương InGaN được phủ
chất vô cơ yttrium aluminum garnet (YAG) pha tạp cerium (Ce). LED InGaN
phát xạ ánh sáng xanh dương bước sóng 460 nm, kích thích Ce+3:YAG phốt
pho phát xạ ánh sáng vàng nhạt. Sự kết hợp màu xanh dương của LED InGaN
và màu vàng nhạt do bức xạ cho ra ánh sáng trắng. Ánh sáng phát xạ của
YAG có thể thay đổi bằng cách thay thế một hay tất cả vị trí của yttrium bằng
các nguyên tố đất hiếm như gadolinium (Gd), terbium (Te).
Hình 1.9: Sơ đồ mô phỏng nguyên lý hoạt động của WLED based YAG-Ce
phốt-pho
25
Nguồn sáng trắng tạo ra từ phương cách này có độ sáng 15 lm/w với
chu kỳ bán sống khoảng 40000 giờ. So với nguồn sáng tạo ra từ phương thức
thứ nhất, nguồn sáng tạo ra từ cách này chỉ yêu cầu LED-UV hay LED xanh
dương, do vậy giá thành được hạ thấp xuống.
Hình 1.10: Phổ phát xạ của nguồn sáng trắng chế tạo từ LED xanh dương
phủ Ce, Gd:YAG
1.1.6. Những ưu điểm của WLED
So với các thiết bị chiếu sáng khác, WLED có rất nhiều ưu điểm vượt
trội. Bảng 1.1 liệt kê những ưu điểm mà WLED so với đèn compact là loại
đền phổ biến trên thị trường hiện nay.