Tải bản đầy đủ (.pdf) (1 trang)

Thông tin về hiệu quả, độ an toàn của các chế phẩm có chứa serratiopeptidase

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.27 MB, 1 trang )

ắ -9

Thông tin về hiệu quả, độ an toàn của
các chê' phẩm có chứa serratiopeptidase
Nguyễn Mai Hoa, Nguyễn Đăng Hòa

S

erratiopeptidase,còncótênkháclàserrapeptase,
là một loại enzym phân giải protein chiết xuất từ
chủng vi khuẩn Serratiaspp. Liếu thường dùng
của serratiopeptidase sử dụng theo đường uống là
5-10 mg (10.000-20.000 đơn vị)/ lẩn X 3 lẩn/ngày.
Serratiopeptidase có tác dụng chống viêm, giảm
phù nề và long đờm nhưng tác dụng này không rõ
rệt. Những thử nghiệm lâm sàng đã được thực hiện
còn nhiều hạn chế do cỡ mẫu nhỏ và chất lượng của
các thử nghiệm nhìn chung còn thấp. Một nghiên
cứu ngẫu nhiên, mù đôi, đối chứng với placebo so
sánh hiệu quả và độ an toàn của serratiopeptidase

với paracetamol, ibuproíen và betamethason trên
150 bệnh nhân sau phẫu thuật nhổ răng khôn hàm
dưới mọc lệch đã cho thấy serratiopeptidase không
có tác dụng giảm đau và chống viêm rõ rệt [ 1 ].
Tại Hoa Kỳ, từ năm 1996, các chế phẩm có chứa

serratiopeptidase được xếp vào nhóm thực phẩm
chức năng [2]. Tại Hàn Quốc, ngày 24/3/2010, Cơ
quan quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (Korean
Food and Drug Administration - KFDA) quyết định


rút số đăng ký và yêu cẩu các nhà sản xuất thu hồi
các chế phẩm có chứa serratiopeptidase ngay khỏi
thị trường do không chứng minh được tác dụng long
đờm và chống viêm. Cơ quan quản lý vể các tác dụng
có hại và độ an toàn của thuốc và thiết bị y tế giai
đoạn hậu marketing của Nhật Bản (Pharmaceuticals
and Medical Devices Agency) mới đây cũng tuyên
bố ngừng lưu hành và thu hổi chế phẩm có chứa
serratiopeptidase do công ty sản xuất thuốc gốc của
serratiopeptidase là Công ty Dược phẩm Takeda,
Nhật Bản không chứng minh được hiệu quả trong
các thử nghiệm lâm sàng sau khi serratiopeptidase
được lưu hành trên thị trường [3],

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Chopra D, Rehan HS, et al. "A randomized, double-blind, placebo-controlled study comparing the efficacy and safety of
paracetamol, serratiopeptidase, ibuprofen and betamethasone using the dental impaction pain model". Int J Oral Maxillofac Surg. 2009
Apr;38(4):350-5. Epub 2009 Jan 24.
2. U.S. Food and Drud Administration, New dietary ingredients in dietary supplements - Background for industry.
3. Korean Food and Drug Administration, KFDA prohibited the antiphlogistics, 'peptidase tab' including the other 95 items for sales,
24 March 2011.



×