Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Điều tra cây thuốc được người sán chỉ sử dụng ở thanh lâm, huyện ba chẽ, tỉnh quảng ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (902.27 KB, 7 trang )

ĐIÈU TRA CÂY THUỐC ĐƯỢC NGƯỜI SÁN CHỈ s ử DỤNG ở
XÃ THANH LÂM, HUYỆN BA CHẼ, TỈNH QUẢNG NINH
Pham Thanh Trườnu'
HDKH: Phạm Hà Thanh Tùng^
‘Lớp M1K63, Trường Đại học Dược Hà Nội
^Bộ môn Thực vật, Trường Đại học Dược Hà Nội
Từ khóa: điều tra; cây thuốc; Sản Chỉ; Thanh Lâm; tài nguyên; Sán Chay
Tóm tắt
Sản Chỉ là một trong những dân tộc di cư đến Việt Nam từ lâu đời, có nền
văn hoá đặc sắc tuy nhiên chưa có nhiều nghiên cứu đặc biệt là tri thức sử dụng
cây thuốc chữa bệnh. Thanh Lâm là một xã của huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh
là nơi cư trú của đông đảo cộng đồng người Sán Chỉ với tỷ lệ khoáng 57%. Mục
tiêu của nghiên cứu là điều tra lập danh sách các cây thuốc, khảo sát hoạt động
sử dụng cây thuốcchữa bệnh và bước đầu điều tra thị trường dược liệu trong xã.
Các phương pháp liệt kê tự do, điều tra theo tuyến và nhập cuộc quan sát và thảo
luận nhóm đã được sử dụng. Kết quả đã thu thập được 177 loài cây thuốc để
phòng và chữa trị 28 nhóm bệnh chứng. Tri thức sử dụng cây cỏ làm thuốc của
đồng bào Sán Chỉ ở đây không những mang các giá trị chữa bệnh đơn thuần mà
còn cỏ giá trị kỉnh tế với các hoạt động thu mua dược liệu chủ yếu là Chè hoa
vàng (Camellia sp.), Tài lệch (Millettỉa speciorsa Champ.), Ba kích (Morỉnda
officinalis F.C.How), Kim ngân (Lonicera japónica Thunb.). Các mô hình trồng
dược liệu hàng hóa đãđược triển khai song chưa được nhiều hộ dân tham gia.
Nghiên cứu góp phần tư liệu hoả, bảo tồn tri thức sử dụng cây thuốc chữa bệnh
của dân tộc Sản Chỉ và định hướng đề xuất khai thác và phát triển bền vững
dược liệu trong xã.
Đặt vấn đề
Xã Thanh Lâm, huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh với 95% diện tích là đất
lâm nghiệp là nơi cư trú của 6 dân tộc Sán Chỉ, Cao Lan, Dao, Tày, Kinh, Sán
Dìu. Trong đó người Sán Chỉ là đông nhất chiếm khoảng 57% và là cộng đồng có
tri thức sử dụng cây thuốc phong phú song chưa được nghiên cứu. Đe góp phần
vào công tác bảo tồn và phát triển vốn tri thức dân gian và nguồn tài nguyên cây


thuốc ở xã Thanh Lâm, chúng tôi đã thực hiện đề tài với các mục tiêu: (i) Lập
danh sách các cây thuốc được người Sán Chỉ ở xã Thanh Lâm, huyện Ba Chẽ sử
dụng, (ii) Khảo sát hoạt động sử dụng cây thuốc chữa bệnh của người Sán Chỉ.
(iii) Bước đầu điều tra thị trường dược liệu.


Đối tượng và phương pháp nghiên cứu
Điều tra tính đa dạng sinh học cây thuốc
Sử dụng công cụ liệt kê tự do vào điều tra theo tuyến. Liệt kê tự do: Người
cung cấp tin được yêu cầu liệt kê tất cả tên cây thuốc được sử dụng [3]. Điều tra
theo tuyến: Được thực hiện thông qua các chuyến nhập cuộc quan sát tại thực địa
cùng với người cung cấp tin quan ữọng (Key informant person - KIP), là các thầy
lang hoặc là những người có hiểu biết nhiều về cây thuốc được cộng đồng thừa
nhận) để quan sát, phỏng vấn và thu thập mẫu tiêu bản tại thực địa [3].
Tư liệu hóa tri thức sử dụng cây cỏ làm thuốc [2, 3]: Tri thức sử dụng cây
cỏ làm thuốc được thu thập thông tin qua: (i) Phỏng vấn ứực tiếp người cung cấp
tin là thầy lang và người dân trong xã (ii); Thảo luận nhóm với người cung cấp
tin quan trọng dựa trên danh sách cây thuốc đã được lập.
Điều tra thị trường cây cỏ làm thuốc: Được tiến hành tại các xã Thanh Lâm,
xã Đạp Thanh và ứiị trấn Ba Chẽ sử dụngphương pháp nhập cuộc quan sát [1].
Kết quả
Tính đa dạng của cây thuốc
s<0

3

250

A


200
0
s

150
100

ĩ/5

50
0
10

13

16

19

22

25

28

31

34


37

SỐ NCCT

Hình 1. Đườiig cong tên loài cây thuốc được người Sán Chỉ sử dụng
Đã phỏng vấn 37 NCCT thu được 218 tên cây thuốc khác nhau được
người Sán Chỉ ở xã Thanh Lâm, huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh sử dụng. Sau đó
tiến hành phỏng vấn sâu 2 thầy lang thông thạo tiếng phổ thông, đã loại được 51
tên cây đồng nghĩa, đồng thời hiệu đính lại các tên cây ghi sai, cuối cùng thu
được số tên cây thuốc theo tiếng địa phưoaig là 167 tên cây khác nhau.
Kết quả điều tra, thu mẫu đã xác định được 177 loài được người Sán Chỉ ở
xã Thanh Lâm sử dụng làm thuốc, trong đó có 82 loài được giám định sơ bộ đến
loài, 78 loài được giám định sơ bộ đến chi, 10 loài được giám định sơ bộ đến họ
và 7 loài chưa giám định được tên khoa học.


Đa dạng bậc họ; các cây thuốc xác định thuộc 67 họ trong đó các họ có số
lượng lớn nhất: Pabaceae (16 loài), Euphorbiaceae (14 loài), Rubiaceae (11 loài),
Verbenaceae (10 loài), Asteraceae (9 loài), Menispermaceae (6 loài)
Đa dạng bậc chi; các cây thuốc xác định thuộc 129 chi trong đó các chi có
số lượng loài nhiều nhất; Ardisia (4 loài), Calỉicarpa (4 loài), Millettia (3 loài),
Phyllanthus (3 loài), Premna (3 loài), Stephania (loài).
Hoạt động sử dụng cây thuốc chữa bệnh của người Sán Chỉ
Các bệnh/chứng được phòng và điều trị bằng cây thuốc
Tổng cộng có 28 nhóm bệnh/chứng được phòng và chữa trị tương ứng bởi
177 loài đã thu mẫu. Mười nhóm bệnh/chứng có số loài cây thuốc nhiều nhất
(tần số > 6 ) lần lượt là bệnh ngoài da và ung nhọt; bệnh về đường tiêu hóa; bệnh
cơ xương khớp và thần kinh; tăng cương thể lực; bệnh trẻ em; bệnh do thời tiết,
cảm cúm, đau đầu, bệnh về răng miệng; thuốc mát; bệnh về thận và tiết niệu;
bệnh về sưng phù.

Bảng 1. Danh mục các nhóm bệnh và nhóm cây thuốc có số loài nhiều nhất

n

Nhóm bệnh/Triệu
chÚTig và nhóm cây
thuốc chữa bệnh

1.
2.
3.

Bệnh ngoài da và ung
nhọt
Bệnh về đường tiêu
hóa
Bệnh cơ xương khóp,
thần kinh

Tần
số

Nhóm bệnh/Triệu
%

11

Bệnh về răng miệng

10


5.65

8.

Thuốc mát

9

5.08

10.17

9.

Bệnh vê thận và tiêt niệu

7

3.95

7.91

10.

Bệnh về sưng, phù

6

3.39


27

15.25

7.

23

12.99

18

5.

14

Bệnh do thời tiết, cảm

%

7.34

6.

Bệnh trẻ em

sổ
13


27.68

Tăng cường thê lực

Tần

thuốc chữa bệnh

49

4.

chứng và nhóm cây

cúm, đau đầu

62,2 %) có công dụng được nhắc đến trong Từ điển cây thuổc của Võ Văn Chi
(2012) và 37 loài (chiếm 45,1 %) đã có nghiên cứu trên Pubmed liên quan đến
công dụng.
Bộ phận dùng và cách sử dụng
Có 8 loại bộ phận của cây được sử dụng làm thuốc đã được tư liệu hóa,
bao gồm; thân, vỏ cây, quả, nhựa, rễ, toàn cây, thân + lá, lá. Trong đó, bộ phận
được sử dụng làm thuốc nhiều nhất là thân cùng lá chiếm 51,41%.
Trong quá trình điều tra đã ghi nhận được 15 cách sử dụng. Mỗi cây thuốc
có thể được dùng theo nhiều cách khác nhau. Cách dùng chủ yếu là tắm chiếm
48,59% và sắc uống chiếm 48,02%.


T liã n


1 1

Kluk

Q uả

i 1

Ẳa sốua

V ó căỵ

•o-

1

3

N liư a

1 2

Re

■ ■

Giỉí đỄÌp
o

49


4- lỉl
11 liuô ii
il ^

91



27

Nsâiu iu<;ni

14

T oán c ã ỵ


21

Sắc Iiốua
Tẳin

22
0

100

50


50

SỐ loài

100

SỐ loái

Hình 2. Đa dạng về bộ phạiĩ va cách dùng cây tìiuốc của người Sán Chỉ
Cách gọi tên cây
Các tên cây của người Sán Chỉ ở xã Thanh Lâm chủ yếu dựa vào hoặc liên
quan với đặc điểm hình thái, dạng sống, màu sắc, mùi vị, công dụng, cách sử
dụng, nơi thu hái, liên quan đến phong tục hoặc kết họp các yếu tố này với nhau
(bảng 2 ).
Sổ

1

Dạng sông

cây
112

m ế:
%
63,28

2

Mô tả đặc điêm


39

22,03

3

Màu săc

22

12,43

4

Công dụng

18

10,17

Ý nghĩa

TT

IT

Ý \g h ĩa

8


Nơi thu hái
Kích thước
Mùi

9

Không có ý nghĩa

6

7


cây

Tý lệ
%

11

6,21

10

5,65

5

2,82


46

25,99

Kliông
biêt tên ..... . .. . 3
1,69
.......
■■■A.......
Các tính từ màu săc trong tiếng Sán Chỉ dùng đê đặt tên cây bao gôm:
'"Hoong"{ảỏ), '’"vung" (vàng), "‘xịnh” (xanh), “p iẹc” (trắng), '‘hặc” (đen). Các
danh từ chỉ dạng sống gồm: “Xau ” (cỏ dại), “tchái ” (rau), “moọc ” (cây bụi hoặc
gỗ), “thăng” (dây leo), '‘khịt” (nửa cây bụi nửa dây leo).
Phong tục tập quản về cây thuốc chữa bệnh
Người Sán Chỉ ở xã Thanh Lâm lại không có phong tục thờ "ma ham ”
(những điều cấm kỵ không được vi phạm trong nghề thuốc); Idiông có bàn thờ
ma thuổc như người Sán Chỉ ở Bắc Giang.
Khi tìiu hái cây thuốc vì mục đích kinh tế, người Sán Chỉ sẽ để một phần
thức ăn đem theo ở các gốc cây to trong rừng để mong được phù hộ cho chuyến
đi được thuận lợi.
về việc truyền nghề được thực hiện trong nội tộc từng dòng họ mà không
truyền ra ngoài. Nó có tiến hành trực tiếp thông qua những lần đi rừng phát cỏ, đi
làm đồng ... Hoặc cũng có thể là người dạy mang cây tươi về sau đó mô tả vị ừí,
5

Vị

16


9,04

10


dạng sống và công dụng để dạy cho người ở nhà. Ngoài ra, một số người còn có
khả năng tự biết về cây thuốc qua nằm mơ thì sẽ không truyền nghề cho ai.
Ý thức bảo vệ cây thuốc trong quá ừình thu hái của người Sán Chỉ ở xã
Thanh Lâm là chưa cao. Khi đi lấy thuốc, cả người dân và thầy lang thường lấy
hết cả rễ nếu có thể. Đồng thời họ cũng chưa có ý thức tái sinh, bảo vệ hay trồng
lại, trồng thêm cây con cạnh những cây đã chặt vì họ cho rằng cây rừng còn rất
nhiều.
Khi ốm, ngoài việc dùng thuốc, người Sán Chỉ còn có 1 số nghi lễ cúng
bái cho các đối tượng khác nhau như; ‘‘Lời slạnh ” (cho người già), “Sun văn ”
(cho thanh niên), “Mó văn ” (cho trẻ em).
Điều ừa thị trường dược liệu
Hoạt động làm thuốc truyền thống
Hoạt động làm thuốc trong xã vẫn giữ nguyên ữạng thái sơ khai, trong đó
người Sán Chỉ chỉ khám bệnh và bốc thuốc tại nhà chứ không bán thuốc tại các
chợ phiên. Thông thường một thôn có 2 - 3 thầy lang hoặc người biết nhiều cây
thuốc. Đặc biệt, người dân không coi làm thuốc là nghề kiếm tiền chính mà chỉ là
nguồn thu nhập phụ kết hợp với các hoạt động kinh tế cơ bản khác là làm nông
nghiệp, lâm nghiệp.
Hoạt động buôn bán, thu gom dược liệu
Từ 5 năm ữở lại đây có nhiều đợt thương nhân Trung Quốc đến địa bàn
thu mua dược liệu bao gồm chủ yếu là Chè hoa vàng {Camellia sp.), Tài lệch
{Millettia speciorsa Champ.), Ba kích {Morinda officinalis F.C.How), Kim ngân
{Lonicera japónica Thunb.), Hoàng đằng {Fibraurea tinctoria Lour.). Đặc biệt là
Chè hoa vàng. Theo những NCCT, lúc mới bắt đầu sang thu mua, người Trung
Quốc chỉ thu mua hoa với giá khoảng từ 50.000 - 70.000 đồng/lkg. Sang năm

tiếp theo họ bắt đầu thu mua thêm cành còn nguyên lá với giá khoảng 2 .0 0 0
đồng/lkg. Sau đó họ thu mua cả cây (lấy cả gốc) với giá khoảng 8.000 đồng/lkg
đối với những cây nhỏ dưới l,5m và từ 9.000 - 15.000 đồng/lkg đối với cây cao
từ 1,5 m trở lên. về hoa thì đến nay họ vẫn tiếp tục thu mua nhưng do số lưọng
cây còn lại đã rất ít vì vậy giá hoa tại thời điểm nghiên cứu đã lên tới 200.000 -

350.000 đồng/lkg.
Việc trồng dược liệu hàng hóa tại xã Thanh Lâm
Huyện Ba Chẽ trong 2 năm trở lại đây đã chủ trương đưa các loại dược
liệu có giá trị kinh tế cao như Linh chi, Ba kích tím, Kim ngân vào trồng thử
nghiệm. Với sự khích lệ từ Ngân sách phát triển Nông thôn mới của huyện, các
xã và Hội Phụ nữ huyện đến thời điểm điều tra xã đã có 41 hộ tham gia mô hình
trồng nấm (chủ yếu ở thôn Đồng Thầm).


Ba kích tím trong xã được phát ừiển mạnh nhất ở Họíp tác xã Toàn dân do
ông Lê Công Tiềm làm chủ nhiệm đã bắt đầu đi vào hoạt động từ năm 2012 và cho
đến giữa năm 2013 tổng diện tích trồng Ba kích đã ứồng được khoảng 4 - 5ha.
Vấn đề chính ở đây là người dân sau khi nuôi ừồng các loại dược liệu vẫn
chưa xác địnli được đầu ra cụ thể bán cho ai. Do vậy hiệu quả kinh tế trong thời
gian đầu vẫn là vấn đề khiến người dân trong xã còn lo ngại nên việc thu hút các
hộ dân tham gia vào các mô hình trồng dược liệu còn hạn chế.
Bàn luận
v ề đường cong số loài cây thuốc được sử dụng bởi người Sán Chỉ ở
Thanh Lâm, ta thấy đường cong tăng không đều và có những bước nhảy lớn về
số lượng tên cây thuốc xảy ra khi phỏng vấn các thầy lang. Kết quả này cho thấy
tri thức sử dụng cây thuốc của người Sán Chỉ ở xã Thanh Lâm tập trung chủ yếu
vào các thầy lang chứ không rải rác trong cộng đồng như các dân tộc khác.
Chúng tôi đã thu được 167 tên cây thuốc trong danh mục nhưng lại thu
được 177 mẫu tiêu bản. Điều này là do cách gọi tên cây của người Sán Chỉ (như

đã trình bày ở mục 3.2) làm cho một số cây khác nhau nhưng lại có tên gọi giống
nhau.
Kết quả cũng cho thấy rễ cây chỉ chiếm 7,9% các loài được sử dụng. Tuy
nhiên thói quen khi thu hái của người Sán Chỉ ở xã là trừ các cây to không lấy
được hết thì họ mới để lại còn không họ sẽ lấy hết cả cây lẫn rễ. Điều này cho
thấy cách Idiai thác của đồng bào là chưa thật sự bền vững.
Kết luận
về đa đạng các loài cây thuốc
Đã lập được danh mục 167 tên cây cỏ làm thuốc theo tiếng địa phương.
Đã thu được 177 mẫu cây thuốc khác nhau theo danh mục, trong đó có trong đó
có 82 loài được giám định sơ bộ đến loài, 78 loài được giám định sơ bộ đến chi,
10 loài được giám định sơ bộ đến họ và 7 loài chưa giám định được tên khoa học.
về tri thức sử dụng
Đã tư liệu hóa được 28 nhóm bệnh được phòng và chữa bởi 177 loài, đồng
thời mô tả được các phong tục về cây thuốc và bệnh tật của người Sán Chỉ ở xã
Thanh Lâm, huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh.
về trị trường dược liệu
Hoạt động buôn bán dược liệu tại các chợ phiên Đạp Thanh và Thanh
Lâm diễn ra không thường xuyên và được thực hiện bởi người Dao Thanh Y,
Dao Thanh Phán, Tày và Nùng. Các thầy lang người Sán Chỉ chỉ bốc thuốc tại
nhà chứ không mang thuốc ra chợ bán như các dân tộc khác. Hoạt động kinh


doanh cây thuốc hàng hoá chủ yếu theo nhu cầu thu gom của tư thương và hoạt
động trồng dược liệu hàng hoá đã bắt đầu được triển khai ừong xã.
Tài liệu tham khảo
1. Nguyễn Thị Thái Hằng, Lê Viết Hùng, Nguyễn Thanh Bình, và cs. (2005),
Kinh Tế Dược, NXB Y học, Hà Nội.
2. Nguyễn Thị Thu Hường (2011), Điều tra tình hình sử dụng cây cỏ làm thuốc
của người Mường ở xã Mông Hoá - huyện Kỳ Son - tỉnh Hoà Bình, Khóa

luận tốt nghiệp dược sỹ, Trung tâm thông tin thư viện, Trường Đại học Dược
Hà Nội.
3. Trần Văn ơn, Trần Công Khánh,Trần Khắc Bảo, và cs. (2001), Điều tra tài
nguyên cây thuốc phục vụ công tác bảo tồn ở Việt Nam, Thực vật dân tộc
học, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.



×